Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 7

ĐI LÊN CNXH ?

-Nước là tiền đề của sự sống. Sự sống chỉ có thể nảy sinh và tồn tại trong môi trường nước. Có thể nói trong Vũ Trụ, chỉ có nơi nào có nước thì mới có khả năng có sự sống. Như vậy, dễ thấy rằng cùng với nhiều điều kiện khác nữa, sự sống trên Trái Đất là hiện tượng không đến nỗi phổ biến trong Vũ Trụ, thậm chí là hi hữu.
-Theo quan niệm của triết học duy tồn thì trên thế giới này không có gì khác ngoài Tự Nhiên Tồn Tại. Một thể hiện đặc thù của Tự Nhiên Tồn Tại là sự sống. Mục đích của Tốn Tại chính là tồn tại, nghĩa là mọi Tồn Tại khi đã được sinh ra hoặc hình thành đều "cố gắng" duy trì sự tồn tại của chính nó (thể hiện rõ ràng nhất về mặt này là vạn vật đều có quán tính, có khối lượng!). Vì là dạng đặc thù của Tồn Tại nên sự sống đều tuân thủ đặc tính cơ bản này, sự sống sinh ra phải "cố gắng" sống còn trước khi tự nhiên chết đi, trở về với Tồn Tại.
-Tồn Tại phải vận động để thể hiện sự tồn tại. Vũ Trụ có tính hữu hạn. Tính hữu hạn của Nó thể hiện ở chỗ mọi vận động đều phải tuân theo qui luật nhân quả. Nhưng Vũ Trụ cũng có tính vô hạn. chính vì thế và cũng vì sự cố gắng tồn tại mà vận động thường có xu hướng chu kỳ, lặp lại, xoay vần. Môi trường sống là một tồn tại, do đó, nó cũng vận động, biến đổi và phân tương đối thành hai trạng thái tương phản gọi là "bất lợi hơn" và "thuận lợi hơn" theo qui ước đối với sự sống và biến đổi một cách xoay vần tương đối qua hai trạng thái đó.
-Vì môi trường dung dưỡng sự sống là hữu hạn, phải xoay vần như vậy nên sự sống, để sống còn được, để duy trì giống nòi được, thì phải đấu tranh sinh tồn, phải định hình đồng thời phải biến hóa phù hợp (tiến hóa thích nghi) theo nguyên tắc tăng trưởng-suy thoái lạm phát. Nhờ thế mà sự sống trở nên đa dạng, đa giống loài và nảy sinh ra sự sống có tư duy (loài người).
-Có một xu thế phổ biến trong quá trình đấu tranh sinh tồn của thế giới sinh vật là hợp với nhau thành quần thể, thành bầy đàn để tăng khả năng mưu sinh, khả năng sống sót. Ở loài người đó là xu thế hợp quần xã hội.
-Quá trình đấu tranh sinh tồn ở loài người có tư duy đã làm xuất hiện ở con người thứ gọi là "tình cảm" với đủ thứ cung bậc hỉ, nộ, ái, ố (trong đó, lòng tham vị kỷ trước lựa chọn sống còn có nguồn gốc sâu xa từ bản năng, nổi trội, có thể được coi là nguồn cội phát sinh mọi sắc thái tình cảm khác.).
-Cố gắng sống còn rõ ràng được hối thúc từ bản năng. cho nên có tính cá thể. Nhưng quá trình mưu sinh cũng sẽ giúp sinh vật tìm đến lối mưu sinh tập thể, đến những ưu việt để sinh tồn mà tìm kiếm sống còn được hối thúc từ bản năng cá thể không thể có được. Nói tóm lại, đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi là qui luật phổ biến trong thế giới sinh vật. Đó là quá trình đan xen giữa hai biểu hiện cá nhân và tập thể. Cả hai mặt ấy đều phục vụ sống còn, một cái là trực tiếp, cái còn lại là gián tiếp, trong đó, cái thứ nhất đóng vai trò cốt lõi, nền tảng, là ưu tiên số một.
-Phải nói ở loài có tư duy (loài người), lối sống hợp quần xã hội đã có từ thời săn bắt-hái lượm, trở thành như một lối sống duy nhất trong thời trồng trọt-chăn nuôi và định cư lâu dài.
-Tự Nhiên Tồn Tại có đặc tính cơ bản trước tư duy quan sát là phân biệt được, theo qui ước thì phân thành hai trạng thái tương phản và chuyển hóa qua lại giữa hai trạng thái ấy. Ở loài người cũng vậy, trong quá trình mưu sinh cũng một đàng là duy trì, củng cố sự hợp quần xã hội và ngược lại, đàng khác, cũng có những yếu tố làm chấm dứt, phân rã xã hội.
-Nhưng hợp quần xã hội vẫn là lối sống được ưu tiên lựa chọn tự nhiên đầu tiên của loài người trong quá trình sinh tồn với những ưu việt do tính tập thể đem lại mà tính cá thể không có được, cho nên quần chúng trong xã hội đó (thành viên hợp thành xã hội đó, còn gọi là Đại Chúng), đã tự phát lập ra một thứ đóng vai trò công cụ rồi ủy quyền quyền lực cho nó (sau này phát triển thành "nhà nước"), nhằm hòa giải, trị an, điều hành xã hội, giúp gắn kết xã hội, làm cho xã hội hoạt động một cách đồng bộ, thống nhất, đoàn kết. phục vụ cho đời sống của mình.
-Như vậy, sự tồn tại nhà nước là mang tính tự nhiên, và mục đích nguyên thủy của nhà nước là "do dân, vì dân", vì ấm no, hạnh phúc của xã hội nói chung, trong đó có ấm no, hạnh phúc của từng con người cá thể nói riêng. Tuy nhiên, lòng tham ích kỷ và mù quáng vốn có ở mỗi con người đã lũng đoạn nhà nước, làm cho nhà nước dần dần xa rời mục đích chính đáng ban đầu của nó, nói đúng hơn là mục đích chân chính của nó đã bị làm cho nhạt nhòa.
-Định hướng tiến triển tự nhiên, có tính tự phát của xã hội loài người từ trước đến nay vẫn là "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (nếu không có định hướng ấy thì xã hội loài người có đạt trình độ văn minh như hiện nay không?). Có điều, tiến trình ấy xảy ra nhanh hay chậm là do các cuộc cách mạng (đột biến) trong khoa học, trong nhận thức xã hội cũng như trong hoạt động thực tiễn của loài người qui định. Nếu cho rằng xã hội loài người chính thức hình thành từ khi sống định cư lâu dài và trồng trọt-chăn nuôi đã được chọn là phương thức sinh tồn chủ yếu thì hình mẫu về một xã hội phi giai cấp, phi áp bức bất công, dân cư xã hội chung lưng đấu cật làm ăn, thực sự an hưởng hạnh phúc thái bình (thường gọi là xã hội cộng sản nguyên thủy, trái ngược với quan niệm của Ănggen!) đã từng hiện diện trên Trái Đất này. Và nhà nước nguyên thủy cũng xuất hiện từ đó. phải nói rằng, xét về mặt cảm thụ hạnh phúc, tức là mức độ mãn nguyện về cuộc sống, thì xã hội đẹp nhất mà con người đã trải qua chính là xã hội cộng sản nguyên thủy và chuẩn mực xã hội đang hướng tới (có hướng tới được hay không???) là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Quá trình phát triển xã hội làm nảy sinh ra nhiều yếu tố (quan hệ sản  xuất, lực lượng sản xuất, sự tăng trưởng của số lượng cư dân xã hội...) tạo ra những nhu cầu xã hội (số lượng và chất lượng tiêu dùng tăng lên...) thúc ép xã hội chuyển hóa sang phương thức tư sản nguyên thủy (gia đình hóa, tư hữu hoá công cụ sản xuất...).
-Vô hình dung, ngay từ đầu tự nhiên đã vạch hướng tối ưu cho con người sống còn, nhưng lòng tham vị kỷ xuất phát từ bản năng ở mỗi con người trong thời kỳ môi trường sự sống đang lâm vào trạng thái bất lợi, đã dẫn đến sự thèm khát tư hữu, từ đó mà lý trí của họ chìm đắm trong mù quáng và vì thế mà xã hội của họ rối loạn, lạc vào lũng đoạn (chiến tranh, cướp bóc, nô dịch...) cho tới tận ngày nay. Có thể nói, từ thời cổ đại đến nay, loài người vẫn tìm chưa ra Thiên Đường đã đánh mất của mình (đó là xã hội cộng sản nguyên thủy, một xã hội đại đồng nhân ái, không có áp bức bất công!). Bao nhiêu thế hệ con người với những trí tuệ triết học ưu tú nhất đã ra sức nhận thức, đã hình dung ra bao nhiêu hình thức xã hội đẹp đẽ, rồi cố gắng thực hiện mà vẫn không thành hiện thực, mà vẫn chỉ là nếu không "không tưởng", "hoang tưởng" thì cũng là "lý tưởng"...
-Từ khi loài người sống theo lối hợp quần xã hội tới nay, họ đã trải qua các hình thái xã hội:
      +Cộng sản nguyên thủy: Cộng đồng, "chung lưng đấu cật" làm ăn không có áp bức, bất công. Hình thành nhà nước sơ khai (thủ lĩnh, già làng...được xã hội thừa nhận, được bầu trực tiếp, công khai). Con người nói chung chưa có khái niệm "danh lợi".
      +Tư sản nguyên thủy: Bắt đầu có lối sống gia đình, tư hữu hóa về tư liệu sản xuất. Nhà nước đã bắt đầu chiếm dụng quyền lực. Đã có hiện tượng bóc lột thặng dư, nhưng nói chung, hiện tượng áp bức bất công chưa phổ biến.  Giàu-nghèo xuất hiện, nhưng chưa  phân tầng giai cấp. Đã có hiện tượng tích lũy của cải, giữ gìn công cụ trong từng hộ gia đình.
      +Chế độ Chiếm hữu nô lệ: Hình thành quyền lực và phân chia quyền lực (tư hữu quyền lực!). Nhà nước đã bắt đầu theo thể chế "tập hợp đại diện cộng đồng" thao túng quyền lực, tranh dành quyền lực, làm hình thành hai tầng lớp cơ bản trong xã hội là "thống trị" , "bị trị"  và đương nhiên đứng về phía bênh vực quyền lợi cho tầng lớp "thống trị". Áp bức, bất công đã trở nên phổ biến.
      +Chế độ phong kiến: tư hữu hóa nhà nước (nhà nước đã bắt đầu theo thể chế "cha truyền con nối"), khẳng định uy quyền cá nhân tuyệt đối của nhà nước (quân chủ) đối với Đại Chúng. Tuy nhiên, thông qua đấu tranh, tầng lớp bị trị đã dành lại được quyền tự quyết cá nhân về sinh mạng, dành lại phần nào quyền lợi sống còn cơ bản của mình. Lòng tham vị kỷ tràn lan trong xã hội.
      +Chế độ tư bản: Nhà nước "vì dân" một cách hình thức, đã tập thể hóa quyền lực nhưng vẫn "gián tiếp" phục vụ quyền lợi kinh tế cá  nhân cho tầng lớp "thống trị", là công cụ áp bức, bóc lột của tầng lớp "thống trị" đối với toàn xã hội, cho nên đầy rẫy áp bức bất công, thậm chí áp bức bất công có lúc, có nơi vượt quá sự tàn bạo, ăn cướp công khai, trắng trợn, gây ra mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn, không thể dung hòa được...Sự tư hữu được mở rộng phạm vi đến cực độ, gây ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai tầng lớp thống trị và bị trị, giữa hai bộ phận (đã hóa thành hai giai cấp đối kháng) tư sản và vô sản. Chủ nghĩa cá nhân thống trị mọi tâm hồn xã hội. Nhà nước, trên danh nghĩa, là "của dân, do dân, vì dân", nhưng vẫn là nhà nước "của nó, do nó, vì nó"!
      +Chế độ cộng sản: Nhà nước thực sự là "của dân, do dân, vì dân", quyền lực xã hội thực sự thuộc về Đại Chúng, Đại Chúng ủy quyền cho nhà nước thông qua "quốc hội" để nhằm mục đích trị an, đối ngoại. Về mặt lý thuyết, xã hội cộng sản không còn bóc lột nữa, không còn áp bức, bất công nữa (tương tự xã hội cộng sản nguyên thủy nhưng văn minh hơn nhiều!). Sự tư hữu và giaù có tới mức thừa thãi đối với một đời người đã mất đi sức hấp dẫn của nó (không thể giàu có được bằng làm ăn cá thể, tiền bạc ngập đầu cũng chẳng để là gì!!!).
-Khi ta nói: "Đi lên CNXH" hay: "Theo định hướng XHCN" là ta đang nói tới việc xây dựng một xã hội cộng sản. Vậy, có thể hiểu nôm na, xã hội XHCN là xã hội cộng sản chưa hoàn chỉnh, khác xã hội tư bản ở chỗ đã thực sự xây dựng được nhà nước "của dân, do dân, vì dân"?
-Vì cuộc sống con người là tối linh, vì xã hội cộng sản là xã hội tối ưu giúp mọi người nói chung được sống còn một cách mãn nguyện, nên nó là hình thái xã hội tươi đẹp nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người từ thời cổ đại nhưng loài người đã "vô  tình" không biết gìn giữ, để nó mất đi, rồi lại cố công tìm kiếp trong tủi nhục, đau thương cho đến ngày nay dù đã nhận thức được nhưng vẫn chưa hoạch định chính xác được. Vì sao xây dựng xã hội cộng sản khó như vậy? Vì sao mô hình xã hội theo chủ nghĩa xã hội (do C.Mác đề xướng!), khi mới truyền bá, lại được Đại Chúng đồng lòng ủng hộ, tin theo, để rồi sau một thời gian trải nghiệm mới "ngộ ra" những nét phi thực của nó, đã quay sang dè bỉu nó, chối bỏ nó? Bởi vì đó là sự diễn tả giấc mơ tuyệt đẹp, đậm nét hiện thực nhất mà họ có thể mơ ước được, là hình ảnh về Thiên Đường đã mất của họ, nhưng rồi vỡ lẽ ra chỉ như "cái bánh vẽ to tướng" và họ đã bị lừa dối! Có lẽ nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là những người làm cách mạng chưa thấm nhuần chính xác khái niệm "nhà nước", khái niệm "chuyên chính", thiếu tình yêu thương Đại Chúng và không biết cách xây dựng được một nhà nước thực sự "của dân, do dân và vì dân"!? Nhà nước đó còn được gọi là "nhà nước cộng sản". (Bên cạnh nhà nước cộng sản có cần thiết tồn tại một đảng cộng sản giữ vai trò "kim chỉ nam", lãnh đạo toàn thể xã hội nữa không nhỉ?).
-Khi đã  xây dựng được một nhà nước thực sự "của dân, do dân và vì dân" thì nhất quyết nhà nước đó sẽ xây dựng được nền kinh tế XHCN với kinh tế kế hoạch do nó làm chủ đạo, sự công hữu trở thành hình thức cơ bản và nổi trội trong xã hội, đến lúc đó nhiều khả năng xã hội cộng sản sẽ thành hiện thực không thể chối cãi!
-Ngày nay, nếu một xã hội bao gồm những nét tươi đẹp của xã hội Mỹ, Cuba, Bắc Triều Tiên cộng lại, thì đó phải chăng đã là xã hội cộng sản!? 

--------------------------------------------------- 

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa qua tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng  học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên tế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản.  Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế?  Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ", đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu đươc cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo  XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh".
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân.
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

22 trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường về đất

Thông thường khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định 22 trường hợp thu hồi đất mà không được bồi

Chủ tịch Quốc hội: "Tăng tuổi hưu không phải chúng tôi tính ở lại"

authorLương Kết Thứ Tư, ngày 14/08/2019 11:13 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, quy định tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề lớn, phải thực hiện theo đúng tinh thần của Trung ương, đáp ứng cho yêu cầu dài hạn chứ không phải trước mắt.


   
 chu tich quoc hoi: "tang tuoi huu khong phai chung toi tinh o lai" hinh anh 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (ảnh IT).
Sáng nay (14/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh, việc sửa đổi Bộ luật Lao động đúng với tinh thần của Trung ương để áp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết mà các hiệp định mới mà Việt Nam tham gia. “Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được các tổ chức quốc tế hoan nghênh. Tôi tiếp đại diện châu Âu và các nước, họ đều rất hoan nghênh”, Chủ tịch Quốc hội thông tin.
Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội, Bộ luật Lao động sửa đổi 200 điều là rất lớn, tác động trực tiếp đến tất cả doanh nghiệp và 55 triệu người trong độ tuổi lao động, và tác động gián tiếp đến xã hội lâu dài. Do đó, ngoài đáp ứng những cam kết trong hiệp định thương mại tự do, phải tính đến nhu cầu phát triển của đất nước và những vấn đề mang tính quyết định của của bộ luật nên cần phải nghiên cứu sâu.
Đi vào vấn đề cụ thể trong Bộ luật Lao động đó là quy định tăng tuổi nghỉ hưu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần phải tính đến các yếu tố như sức khoẻ của người lao động, khả năng làm việc của người lao động; thị trường lao động, giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Yếu tố văn hóa, truyền thống tâm lý xã hội, khi tăng tuổi nghỉ hưu phải đánh giá kỹ hơn.
“Tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề lớn, phải thực hiện theo đúng tinh thần của Trung ương, đáp ứng cho yêu cầu dài hạn chứ không phải trước mắt. Trung ương cho chủ trương là nghiên cứu tăng tuổi nghỉ hưu. Theo lộ trình đến năm 2035, cán bộ nữ mới được nghỉ hưu ở tuổi 60 tuổi, nghĩa là còn hơn 15 năm thì cán bộ nữ mới được làm việc đến 60 tuổi. Không phải chúng tôi làm luật này là tính ở lại”, Chủ tịch Quốc hội nói và khẳng định, việc sửa đổi Bộ luật Lao động trong đó có quy định tăng tuổi nghỉ hưu không phải cho những người đương chức kéo dài thời gian làm việc.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu phải làm rõ ràng để có bước đi thận trọng, hợp lý, thuyết phục, cần thiết phải đánh giá tác động với từng loại công việc cụ thể, ví dụ lao động trong môi trường lao động bình thường, lao động nặng nhọc, lao động trong môi trường độc hại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao… có sự khác nhau. Khi đánh giá như vậy để báo cáo thuyết minh khi trình ra Quốc hội hay khi lấy ý kiến nhân dân, xin ý kiến các đối tượng thì người nghe sẽ hiểu và hiểu cách thấu đáo. Không phải Trung ương có nghị quyết rồi thì không cần đánh giá tác động, giải trình”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các bộ ngành có liên quan, các cơ quan của Quốc hội, nhất là Ủy ban Về các vấn đề xã hội (cơ quan thẩm tra dự án Luật) phải tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đánh giá, giải trình thêm một cách thấu tình đạt lý khi trình ra Quốc hội kỳ họp tới.
“Phải thuyết phục được người lao động, lấy thêm ý kiến, tăng cường tuyên truyền để tránh dư luận phức tạp. Đừng tuyên truyền rằng tất cả người lao động, từ công nhân lao động hầm lò, nam phải làm việc đến 62 tuổi, nữ 60 tuổi. Không phải như vậy mà theo từng đối tượng khác nhau…Cần nghiên cứu, đánh giá, cân nhắc các luận cứ khoa học, có thêm thông tin để quy định về độ tuổi nghỉ hưu phù hợp, tạo sự đồng thuận xã hội”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về tuổi nghỉ hưu, Báo cáo của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết:
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với quy định theo phương án 1 do Chính phủ trình quy định về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, tức là đến năm 2028 sẽ có lao động nam đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 62 và năm 2035 sẽ có lao động nữ đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 60. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu còn băn khoăn về quy định nâng tuổi nghỉ hưu so với hiện hành và đề nghị làm rõ về việc quy định chênh lệch tuổi nghỉ hưu (02 tuổi) giữa lao động nam và lao động nữ; đồng thời cũng cho rằng việc quy định này sẽ dẫn đến nhiều tranh luận khác nhau giữa “tuổi nghỉ hưu” và “tuổi nghề”.
Ủy ban Về các vấn đề xã hội thấy rằng, đề xuất quy định điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW và với mục tiêu lâu dài để chủ động chuẩn bị ứng phó với quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh của Việt Nam. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần lộ trình điều chỉnh chậm sẽ có tác động tốt hơn đến tâm lý xã hội của người lao động và doanh nghiệp, tránh tác động, phản ứng quá mạnh đối với người lao động và thị trường lao động.
Ủy ban nhấn mạnh thêm: (1) Việc quy định về tuổi nghỉ hưu cần phải được khẳng định là tuổi nghỉ hưu chung của quốc gia đối với người lao động; (2) Việc quy định quyền được nghỉ hưu sớm hơn 05 năm chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, cần phải được cân nhắc để điều chỉnh nghỉ hưu sớm hơn 10 năm đối với một số công việc đặc biệt như làm việc khai thác than trong hầm lò, người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp…; (3) Việc quy định quyền được nghỉ hưu cao hơn không quá 05 năm so với tuổi nghỉ hưu chung cũng phải được hướng dẫn cụ thể hơn đối với một số ngành, lĩnh vực đang kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn cả mức 05 năm (giáo dục, y tế…).
Đến nay, Chính phủ vẫn chưa bổ sung tài liệu làm rõ những kiến nghị của Ủy ban đã nêu trong Báo cáo thẩm tra số 2032/BC-UBVĐXH14 như “bổ sung dự thảo Danh mục các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà người lao động có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn hoặc cao hơn 05 năm theo quy định”, chưa đưa ra được cơ sở, bằng chứng khoa học để quy định về khoảng cách tuổi nghỉ hưu (02 tuổi) giữa lao động nam và lao động nữ. Đề nghị Chính phủ bổ sung các thông tin cần thiết trên để làm cơ sở, căn cứ để quy định độ tuổi nghỉ hưu cụ thể theo lộ trình hợp lý. Bên cạnh đó, Ủy ban đề nghị Chính phủ và Cơ quan soạn thảo nghiên cứu việc chuyển tên gọi của điều quy định về tuổi nghỉ hưu thành tuổi hưởng lương hưu có thể sẽ phù hợp hơn.
Quá trình lấy ý kiến cũng cho thấy, dư luận người lao động (nhất là người lao động trực tiếp sản xuất, đứng máy dây chuyền… ở doanh nghiệp) chưa có sự đồng thuận cao về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, đòi hỏi cần có thời gian để tiếp tục tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng khác nhau và quan tâm hơn công tác truyền thông trong thời gian tới.

Tăng giờ làm thêm 400 giờ/năm mà không muốn tăng chi phí là bóc lột

Chủ tịch QH nêu thực tế, DN muốn tăng đơn hàng, doanh thu nhưng không muốn tăng chi phí đầu tư cho việc mở rộng sản xuất, thuê lao động thì đó là bóc lột sức lao động.

Báo cáo về các nội dung còn ý kiến khác nhau của bộ luật Lao động sửa đổi tại phiên họp Thường vụ QH hôm qua, nhiều ý kiến băn khoăn về việc mở rộng khung giờ làm thêm tối đa từ 300 lên 400 giờ/năm.
Tăng giờ làm thêm 400 giờ/năm mà không muốn tăng chi phí là bóc lột

Không thể tái tạo sức lao động
Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết nhiều ĐBQH tán thành việc mở rộng khung giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm nhưng chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định. Đồng thời, phải trả tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm và khống chế số giờ làm thêm theo tháng.
Tuy nhiên, UB Về các vấn đề xã hội đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng việc này, vì bộ luật hiện hành đã quy định nguyên tắc thỏa thuận khi làm thêm giờ, nhưng việc thực hiện rất khó khăn, hạn chế, tình trạng vi phạm về thời giờ làm thêm khá phổ biến.
Hơn nữa, việc kéo dài thời giờ làm thêm là đi ngược lại với xu hướng tiến bộ khi trình độ công nghệ phát triển, trình độ tay nghề người lao động nâng lên.
Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cũng lưu ý: "Mục tiêu của chúng ta là tăng lương, giảm giờ làm, bởi hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng cao, công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động tăng, trình độ quản lý tốt hơn thì không có lý gì phải tăng giờ làm”.
Vì vậy, ông đề nghị lấy ý kiến của nhân dân một cách rộng rãi, đây là vấn đề rất nhạy cảm.
Tăng giờ làm thêm 400 giờ/năm mà không muốn tăng chi phí là bóc lột
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc thì không đồng tình với phương án theo kiến nghị của Tổng liên đoàn Lao động về việc tăng lương lũy tiến theo giờ.
Ông cho rằng, phương án tăng lương lũy tiến là thoát ly khỏi tình hình kinh tế hiện nay đang tăng trưởng chậm do tác động chiến tranh thương mại Trung - Mỹ.
"Tôi đề nghị không tăng tiền lương lũy tiến theo giờ vì như vậy sẽ tạo gánh nặng cho DN. Hiện chỉ có 2 nước trên thế giới thực hiện việc này, chúng ta có nên thực hiện không?", ông Lộc băn khoăn.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng đặt vấn đề: "Xu hướng tiến bộ là tăng lương, giảm giờ làm, tại sao giờ lại tăng giờ làm thêm?".
Theo ông, nếu người lao động cứ quần quật làm trong nhà máy 48 giờ mỗi tuần thì không còn thời gian chăm sóc bản thân, gia đình, không thể tái tạo sức lao động.
Ông bày tỏ không ủng hộ tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm, nếu tăng thì phải có kiểm soát và khống chế chỉ 44 giờ trong 1 tuần.
Đất nước phát triển hơn, mọi người phải được nghỉ ngơi nhiều hơn
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, vấn đề tăng giờ làm thêm luôn đặt ra mỗi khi sửa đổi bộ luật Lao động, nhưng cả 2 lần sửa trước, sau khi thảo luận, QH đều thống nhất giữ nguyên như bộ luật năm 1994.
Tức là 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt tối đa không quá 300 giờ/năm, và chỉ áp dụng một số ngành nghề do Chính phủ quy định.
Chủ tịch QH chỉ thực tế tình trạng vi phạm quy định về giờ làm thêm là khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực.
Tăng giờ làm thêm 400 giờ/năm mà không muốn tăng chi phí là bóc lột
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
"DN muốn tăng đơn hàng, doanh thu nhưng không muốn tăng chi phí đầu tư cho việc mở rộng sản xuất, thuê người lao động. Đó là bóc lột sức lao động. Giải pháp làm thêm giờ là giải pháp tối ưu nhất cho người sử dụng lao động", Chủ tịch QH còn nêu thực tế, người lao động làm thêm giờ nhưng không được hưởng lương làm thêm như quy định.
Theo bà, trong thời đại ngày nay phương thức sản xuất, công cụ lao động có nhiều tiến bộ, cách mạng 4.0 đang diễn ra do đó thời gian lao động phải giảm xuống. Khu vực nhà nước đang đi trước, làm 40 giờ, 5 ngày/tuần nhưng ở khu vực thị trường vẫn là 48 giờ/tuần.
"Xu hướng chúng ta đang muốn giảm từ 48 xuống 44 giờ/tuần, đó là xu hướng tiến bộ. Chúng ta chưa giảm được bây giờ tính tăng thêm. Quan điểm của tôi là không đồng ý. Đất nước tiến bộ, phát triển, văn minh nhưng cứ mỗi lần sửa luật là tăng thêm giờ làm việc của người lao động", Chủ tịch QH lưu ý.
Chủ tịch QH nhấn mạnh việc sửa đổi luật phải tìm được điểm hài hòa, cân bằng giữa bảo vệ người lao động và thúc đẩy sự phát triển cũng như tính cạnh tranh của DN.
"Phải cân bằng, hài hòa, phải theo xu hướng tiến bộ. Mỗi năm đất nước đều phát triển hơn thì tất cả người dân Việt Nam, trong đó có người lao động và người sử dụng lao động phải được nghỉ ngơi nhiều hơn, phải được hưởng thành quả nhiều hơn từ lợi ích của sự phát triển đất nước", Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội: Không phải tăng tuổi hưu để chúng tôi ở lại

Chủ tịch Quốc hội: Không phải tăng tuổi hưu để chúng tôi ở lại

Việc sửa đổi bộ luật Lao động, tăng tuổi nghỉ hưu không phải cho những người đương chức kéo dài thời ....
Thu Hằng

Người dân Thủ Thiêm trách đại biểu quốc hội TP.HCM vô cảm

 Người dân cho rằng vấn đề sai phạm tại Thủ Thiêm khiến đại biểu tỉnh khác sốt sắng nhưng đại biểu quốc hội TP.HCM lại tỏ ra vô cảm.

Sáng nay, tổ đại biểu Quốc hội TP.HCM gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (nguyên Chủ tịch HĐND TP), ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó chánh án TAND TP.HCM) có buổi tiếp xúc cử tri tại Nhà thiếu nhi quận 2. 
Người dân Thủ Thiêm trách đại biểu quốc hội TP.HCM vô cảm
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chủ trì buổi tiếp xúc cử tri quận 2 sáng nay. Ảnh: Thanh Tùng
Từ rất sớm, đông đảo người dân quận 2 đã đến chờ buổi tiếp xúc. An ninh xung quanh khu vực được thắt chặt hơn các đơn vị tiếp xúc cử tri khác tại TP. Người dân phải có thư mời mới được tham dự.
Cũng như các buổi tiếp xúc trước, rất đông bà con tham gia chất vấn, họ truy trách nhiệm của UBND và đoàn ĐBQH TP.HCM về các sai phạm liên quan dự án Khu đô thị Thủ Thiêm. Một số người yêu cầu TP.HCM phải dành 163ha đất tái định cư cho người dân như quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt ban đầu.  
Người dân Thủ Thiêm trách đại biểu quốc hội TP.HCM vô cảm
Cử tri quận 2 làm thủ tục để vào bên trong hội trường Nhà văn hóa thiếu nhi quận 2 tham gia buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Thanh Tùng
Người dân Thủ Thiêm trách đại biểu quốc hội TP.HCM vô cảm
Không khí 'nóng' bên trong hội trường. Ảnh: Thanh Tùng
Ông Nguyễn Tấn Hưu (ngụ phường Bình Khánh) thay mặt nhiều hộ dân chịu ảnh hưởng trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đứng lên chất vấn trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và các ĐBQH.
Ông nói: "Chỉ cần trưng quy hoạch của Thủ tướng ra, một phút thôi sẽ giải quyết được vấn đề của chúng tôi. Vậy tại sao 20 năm nay không giải quyết được?".
Cử tri này đề nghị UBND TP tuân thủ pháp luật, phải chứng minh được nhà đất của người dân nằm trong ranh quy hoạch Thủ Thiêm, nếu không phải để họ trở về nhà. Ngay khi ông Hưu dứt lời, nhiều cử tri khác tỏ rõ sự đồng tình, vỗ tay hưởng ứng.
Người dân Thủ Thiêm trách đại biểu quốc hội TP.HCM vô cảm
Cử tri Nguyễn Tấn Hưu. Ảnh: Thanh Tùng
Đề cập việc giải tỏa, bồi thường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cử tri Lê Xuân Bình cho biết, lãnh đạo TP hứa làm nhưng người dân chờ mãi chưa thấy và phải chấp nhận cuộc sống tạm bợ, không nhà cửa.
"Các vị vẫn vô cảm với người dân Thủ Thiêm trong khi đại biểu của các tỉnh khác còn sốt sắng với chúng tôi”- ông Lê Xuân Bình bức xúc. 
Người dân Thủ Thiêm trách đại biểu quốc hội TP.HCM vô cảm
Hầu hết ý kiến cử tri đều liên quan đến các sai phạm dự án Khu đô thị Thủ Thiêm. Ảnh: Thanh Tùng
Khiếu kiện kéo dài 
Ngày 4/9/2018, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận 1483 về một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của người dân và những sai phạm liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Sau thông báo, UBND TP.HCM tổ chức nhiều đợt tiếp xúc các hộ dân để trao đổi về hướng giải quyết các sai phạm từ thời kỳ trước. Tuy nhiên, khá đông người dân không đồng ý với quan điểm của Thanh tra Chính phủ xác định "chỉ 4,3ha ở khu phố 1, phường Bình An" nằm ngoài ranh quy hoạch.
Người dân cho rằng phần đất tại 5 khu phố thuộc phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh cũng nằm ngoài ranh. Do vậy, người dân thường xuyên đến nhà riêng của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trụ sở các cơ quan trung ương tại Hà Nội căng biểu ngữ, phát loa khiếu kiện. 
Người dân Thủ Thiêm trách đại biểu quốc hội TP.HCM vô cảm
Một cử tri yêu cầu giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm. Ảnh: Thanh Tùng
Hôm 25/1, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã tiếp những người này. Có 31 công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến việc thu hồi đất của các hộ dân tại quận 2 để thực hiện dự án.
Mới đây, Thanh tra Chính phủ cũng báo cáo và đề xuất Thủ tướng giao cơ quan này lập đoàn thanh tra để xem xét, giải quyết những nội dung công dân đề nghị liên quan đến 5 khu phố được cho là nằm ngoài ranh quy hoạch
TP.HCM cũng được yêu cầu đối thoại với người dân, giải quyết đúng quy định và không để khiếu nại kéo dài. Kết quả báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/6.  
Tuấn Kiệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét