Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 39

 
Một mai giã từ vũ khí - Chế Linh

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
                                           https://www.youtube.com/watch?v=JsGSlx7i9Z8

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Top 10 cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử nhân loại


Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn

Thứ Hai, ngày 03/06/2019 00:30 AM (GMT+7)

Trung Hoa thời Nam Tống vào thế kỷ 13 phải liên tục chống đỡ sức tấn công mãnh liệt của Mông Cổ. Năm 1279, 20 vạn quân Tống cùng hoàng tộc, quan lại triều đình quyết chiến trận cuối cùng với quân Nguyên ở vùng biển Nhai Sơn.

Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn - 1
Hốt Tất Liệt, cháu nội Thành Cát Tư Hãn là người thống trị Trung Hoa, lập nên nhà Nguyên.
Người Mông Cổ từ lâu đã nhăm nhe xâm chiếm Trung Hoa rộng lớn đầy màu mỡ, nhưng những bất ổn nội bộ khiến Hốt Tất Liệt – cháu nội Thành Cát Tư Hãn, phải gác lại chiến dịch xâm lược.
Năm 1264, Hốt Tất Liệt chính thức trở thành Đại Hãn của Mông Cổ, sau một thời gian tranh giành quyền lực với người em A Lý Bất Ca. Đó là lúc Hốt Tất Liệt đẩy mạnh cuộc xâm lược Nam Tống.
Nam Tống sụp đổ trước vó ngựa Mông Cổ
Chỉ sau một năm phát động chiến tranh, Hốt Tất Liệt đã san phẳng thành Điếu Ngư, vốn từng được coi là mồ chôn quân Mông Cổ. Chưa đầy 10 năm trước, Đại Hãn Mông Khai, anh trai của Hốt Tất Liệt đã bỏ mạng ở đây, theo KK News.
Trong khi chiến sự diễn ra dữ dội thì nội bộ triều đình Nam Tống không hề tỏ vẻ run sợ. Gian thần Giả Tử Đạo nắm mọi quyền hành khiến vua Tống bị che mắt, chẳng biết được tình hình chiến sự, chỉ ngày đêm ăn chơi hưởng lạc.

Quân lực nhà Nam Tống khi đó không hề yếu, nhưng sức chiến đấu không cao và không chủ trương gia cố phòng thủ các vị trí hiểm yếu.
Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn - 2
Ngay sau khi trở thành Đại Hãn, Hốt Tất Liệt đã mở chiến dịch quyết định chiếm trọn Nam Tống.
năm sau, kinh thành Lâm An của Nam Tống bị thất thủ, Tống Cung Đế và Thái hoàng thái hậu bị bắt về Mông Cổ. Quan lại và tướng lĩnh nhà Tống lui về phòng thủ ở vùng ven biển phía đông, lập vua mới nhỏ tuổi làm hoàng đế, nuôi mộng chấn hưng nhà Tống.
Vụ tự sát tập thể lớn nhất lịch sử trên biển
Thừa lệnh Hốt Tất Liệt, tướng quân Nguyên là Trương Hoằng Phạm, một vị tướng người Hán, đem 50 chiến thuyền cùng 2 vạn quân đuổi theo triều đình lưu vong nhà Nam Tống.
Trong khi đó, hơn 1.000 thuyền cùng 200.000 người, bao gồm cả binh sĩ và quan lại và người hầu của triều đình nhà Tống đã lênh đênh trên biển suốt nhiều ngày, với hi vọng xuống đến Quảng Đông để liên kết với các lực lượng kháng quân Nguyên đang chiến đấu ở đây, theo báo Trung Quốc Sohu.
Chuyến đi cực nhọc này đã khiến Tống Đoan Tông đổ bệnh và qua đời. Tướng lĩnh nhà Nam Tống buộc phải chọn một đứa trẻ khác trong hoàng gia có tên Triệu Bính lên ngôi, gọi là Tống Đế Bính – hoàng đế cuối cùng của nhà Tống.
Trận hải chiến 10 vạn người chết, vua quan TQ ôm nhau nhảy xuống biển tự vẫn - 3
Hơn 10 vạn người chết thảm trên biển, bao gồm cả hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Tống.
Hy vọng cuối cùng của nhà Tống không còn khi Quảng Đông rơi vào tay quân Nguyên. Vào thế đường cùng, Trương Thế Kiệt dừng đoàn thuyền tại vùng biển Nhai Môn để đối đầu với lực lượng quân Nguyên.
Hạm đội Tống do Trương Thế Kiệt chỉ huy tuy đông nhưng rất ô hợp, kỷ luật và sĩ khí đều kém, lại không phải là thủy quân.
Để đối phó với quân Nguyên, Trương Thế Kiệt cho xích cả ngàn thuyền lại với nhau, nhằm che chở cho chiếc thuyền của hoàng đế. Quân Nguyên không vội tấn công, mà dùng đại bác công phá từ xa trước.
Đến khi thấy quân Tống mệt mỏi, Trương Hoằng Phạm mới ra lệnh đồng loạt áp sát từ 3 hướng. Lực lượng ô hợp của quân Tống nhanh chóng bị quân Nguyên thiện chiến áp đảo, tiêu diệt.
Trong tình thế nguy cấp, đại thần nhà Tống là Lục Tú Phu do đã ôm hoàng đế nhảy xuống biển tự tử. Không ít người sau đó đã nhảy xuống biển tự sát theo vua vì không còn biết chạy đi đâu.
Đây được coi là vụ tự sát tập thể trên biển lớn nhất trong lịch sử thế giới được ghi nhận. Tống sử chép rằng, 7 ngày sau trận chiến, người ta thấy cả trăm nghìn xác người chết trôi nổi trên biển, bao gồm cả xác hoàng đế cuối cùng nhà Tống.
Thất bại ở Nhai Môn cùng cái chết của Tống Đế Bính đã đánh dấu sự diệt vong của nhà Tống, Trung Quốc từ đây chính thức nằm hoàn toàn dưới quyền cai trị của nhà Nguyên.
_____________________
Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận một vị hoàng đế lập ra triều đại riêng, nhưng kết thúc chỉ sau 16 năm. Hoàng đế này mạnh dạn đề ra những cải cách đột phá thời bấy giờ nhưng cuối cùng nhận cái kết bị chặt đầu, phanh thây. Bài viết tới sẽ kể về nhân vật này.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại

Thứ Ba, ngày 01/11/2016 00:30 AM (GMT+7)

12 tàu sân bay, hàng trăm tàu chiến, 2.200 máy bay đã được huy động trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử chiến tranh hiện đại giữa hải quân Mỹ và hải quân Đế quốc Nhật Bản ở vịnh Leyte, Philippines.

Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 1
Ảnh minh họa.
Chiến tranh Thế giới lần hai là cuộc chiến rộng khắp và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kéo dài 6 năm đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 70 triệu người trên toàn thế giới; kéo theo hàng loạt những phát minh về quân sự như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực… Quyết định cục diện Thế Chiến 2 bao gồm những trận đánh đã đi vào lịch sử với số lượng khổng lồ trang thiết bị vũ khí của các bên tham chiến.
Trận chiến vịnh Leyte (hải chiến Philippines lần 2) được các nhà sử học đánh giá là cuộc đối đầu trên biển lớn nhất trong chiến tranh hiện đại dựa trên tiềm lực quân sự của hai bên. Khí tài quân sự hiện đại Mỹ và Nhật Bản đổ vào chiến trường rộng lớn tới 260.000 km2.
Đây được coi là một trong những trận chiến quan trọng nhất trong Thế chiến 2, quyết định sức mạnh hải quân Mỹ và Nhật Bản cũng như khả năng kiểm soát Thái Bình Dương. Trận chiến vịnh Leyte bao gồm 4 trận đánh tại biển Sibuyan, biển Surigao, Cape Engaño và Samar từ ngày 23-26.10.1944.
Bối cảnh lịch sử
Từ tháng 8.1942 đến đầu năm 1944, hải quân Mỹ đã đánh bật lực lượng Nhật Bản ra khỏi các đảo ở phía Nam và miền trung Thái Bình Dương. Giữa năm 1944, hải quân Mỹ đã chiếm được một số đảo quan trọng, bàn đạp cho máy bay ném bom B-29 xuất kích tấn công các đảo chính của Nhật Bản.
Ban đầu, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thiên về giải pháp cô lập lực lượng Nhật tại Philippines và tấn công Đài Loan. Nhưng Đại tướng Lục quân Douglas MacArthur lại muốn tấn công vào Philippines, cắt ngang con đường tiếp tế chiến lược của Nhật Bản.
Để lại Philippines trong tay quân Nhật sẽ là một đòn đánh vào thanh thế của Mỹ và là một sự sỉ nhục vào danh dự cá nhân của MacArthur. Bởi năm 1942 ông đã phát biểu câu nói nổi tiếng: "Tôi sẽ trở lại", ám chỉ rằng sẽ trở lại Philippines.
Sau khi xem xét các yếu tố chiến lược, hải quân Mỹ quyết định mở cuộc tấn công vào Philippines nhằm cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của Nhật Bản qua vịnh Leyte.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 2
Đại tướng lục quân Mỹ Douglas MacArthur (giữa).
Theo kế hoạch, quân đội do tướng MacArthur chỉ huy sẽ đổ bộ lên đảo ở bờ đông Leyte. Các kỹ sư quân sự sẽ xây dựng một sân bay tạm thời để quân đội Mỹ làm bàn đạp tấn công sâu hơn vào Philippines. Hạm đội 7 đóng vai trò yểm trợ đổ bộ và chiến đấu trực tiếp với hải quân Nhật. Ngoài ra, Mỹ còn hạm đội 3 do Đô đốc William F. Halsey, Jr đóng vai trò yểm trợ gần bờ nếu tàu chiến Nhật áp sát.
Việc thiếu tổng chỉ huy làm cho sự phối hợp giữa các lực lượng không đồng nhất, khiến hải quân Mỹ chiến đấu không hiệu quả như kế hoạch. May mắn rằng lực lượng Nhật Bản với 3 chỉ huy riêng biệt, cũng không có tổng chỉ huy chung.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 3
Hàng trăm tàu chiến Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào hải chiến lớn nhất lịch sử ở vịnh Leyte.
Đến ngày 20.10, hải quân Mỹ đã huy động đến vịnh Leyte 8 tàu sân bay cỡ lớn, 8 tàu tuần dương hạng nhẹ, 18 tàu tuần dương hộ tống, 12 thiết giáp hạm, 24 tàu tuần dương, 141 tàu khu trục và khoảng 1.500 máy bay. Trong khi đó, lực lượng Nhật Bản chỉ có 4 tàu sân bay, 9 thiết giáp hạm, 19 tàu tuần dương, 34 tàu khu trục và 700 máy bay.
Điểm mạnh của hải quân Nhật lúc đó là hai thiết giáp hạm lớn nhất và mạnh nhất, bao gồm Yamato và Mushashi. Hải quân Mỹ dựa vào ưu thế của các tàu sân bay cỡ lớn cùng 1.500 máy bay.
Chôn vùi 300.000 tấn sắt thép
Để chuẩn bị cho trận hải chiến quyết định, từ ngày 12.10, hạm đội 3 tấn công các sân bay ở đảo Đài Loan và quần đảo Ryukyu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Nhật Bản tại đây, dọn đường cho cuộc đổ bộ vào Leyte. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 16.10 với chiến thắng của quân đội Mỹ.
Hai ngày sau đó, lực lượng Mỹ chiếm đảo Homonhon và Dinagat, mở đường tiến vào vịnh Leyte. Nhật Bản chuyển sang chiến lược Sho-1. Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy mũi tấn công phía Bắc làm nhiệm vụ thu hút lực lượng Mỹ ra khỏi vịnh Leyte.
Nhóm tàu này làm nhiệm vụ mồi nhử trong khi đó các tàu chiến ở phía Nam do Phó đô đốc Shoji Nishimura chỉ huy tấn công vào khu vực eo biển Surigao. Nhóm tàu chiến ở tâm do Phó đô đốc Takeo Kurita chỉ huy đột kích qua eo biển San Bernardino.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 4
Thủy thủ trên tàu sân bay Zuikaku thực hiện nghi lễ chào cờ cuối cùng sau khi nó bị trúng đạn nghiêng hẳn sang một bên và nhanh chóng bị chìm sau đó.
Trong trận hải chiến vịnh Leyte, lần đầu tiên các phi công Nhật Bản dùng đòn tấn công cảm tử (kamikaze) một cách có tổ chức. Ngày 20.10.1944, hải quân Mỹ bắt đầu đổ bộ lên đảo Leyte khá dễ dàng. Cho đến cuối ngày, 100.000 tấn hàng tiếp tế đã được chuyển đến Leyte.
Cuộc chạm trán giữa hải quân đôi bên lên đến đỉnh điểm của sự ác liệt với quy mô chưa từng có kéo dài 3 ngày, từ ngày 23.10. Một ngày trước đó, 4 hạm đội Nhật Bản lấn lướt hướng về phía hải quân Mỹ để nghênh chiến.
Ngày 23.10, hải quân Mỹ sớm chiếm lợi thế nhờ uy lực của tàu ngầm, đánh đắm hai tàu tuần dương Nhật thuộc quyền chỉ huy của Phó đô đốc Takeo Kurita. Tàu tuần dương thứ ba hư hỏng nặng và phải trở về Brunei.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 5
Thiết giáp hạm Yamato sau khi trúng một quả bom.
Sáng ngày 24.10, Nhật phản công nhờ 200 máy bay cất cánh trên đảo Luzon, vô hiệu hóa tàu sân bay hạng nhẹ Princeton. Tàu sân bay của Phó đô đốc Jisaburō Ozawa dùng hai phần ba máy bay tấn công hạm đội 3 Mỹ do Đô đốc William F. Halsey, Jr nhưng không thành công. Các phi công trên tàu sân bay Nhật vẫn còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Ở phía nam, tàu chiến Nhật tấn công hạm đội 7 Mỹ nhưng cũng thất bại, thậm chí còn mất 70 máy bay.
Chống đỡ thành công đợt tấn công của Nhật, hải quân Mỹ đồng loạt phản công, 5 đợt không kích suốt từ sáng đến chiều đã đánh chìm thiết giáp hạm Musashi, một trong hai niềm kiêu hãnh của hải quân Nhật.
Tâm điểm của trận chiến diễn ra vào ngày 25.10 khi các phi công dày dạn kinh nghiệm của Mỹ đánh chìm toàn bộ 4 tàu sân bay Nhật do Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy. Tình cảnh phía nam thậm chí còn tồi tệ hơn khi Phó đô đốc Shoji Nishimura để mất gần như toàn bộ tàu chiến, chỉ còn một tàu khu trục quay trở về.
Đế quốc Nhật chỉ giành được ưu thế ở khu vực trung tâm, khi sức mạnh từ thiết giáp hạm đã đánh chìm một tàu sân bay Mỹ. Hướng đến vịnh Leyte, hạm đội do Phó Đô đốc Takeo Kurita chỉ huy còn đánh chìm tàu sân bay hộ tống Gambier Bay và 3 tàu khác. Lực lượng Nhật cũng tổn thất 3 tàu tuần dương và 1 chiếc bị hư hại nặng. Suốt cả ngày 25.10, Phó Đô đốc Kurita cố gắng truy đuổi hạm đội Mỹ trong vô vọng và chấp nhận bỏ cuộc vào lúc 6 giờ chiều.
Trận hải chiến lớn chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại - 6
Tàu sân bay hạng nhẹ USS Princeton bốc cháy sau khi trúng bom từ máy bay Nhật Bản.
Đến ngày 26.10, trận chiến vịnh Leyte gần như đã kết thúc khi hạm đội 3 Mỹ chỉ truy đuổi và đánh chìm được một tàu tuần dương Nhật trong khi các tàu Nhật đang rút chạy khỏi khu vực.
Kết thúc trận chiến, hải quân Nhật thiệt hại nặng nề, tổn thất 3 thiết giáp hạm (bao gồm niềm kiêu hãnh Musashi), 4 tàu sân bay, 10 tàu tuần dương và 9 tàu khu trục. Tổng cộng 300.000 tấn sắt thép chìm xuống biển. Hải quân Mỹ chỉ thiệt hại tương đương 37.000 tấn, bao gồm 1 tàu sân bay hạng nhẹ và 2 tàu sân bay hộ tống cùng một vài tàu chiến khác.
Trong khi Mỹ dễ dàng bù đắp thiệt hại thì hải quân Nhật mất hoàn toàn năng lực chiến đấu. Hải quân Mỹ từ đây có thể tiến thẳng đến chính quốc Nhật Bản mà không gặp phải bất cứ sự phản kháng đáng kể nào trên biển. Trong nhiệm vụ cuối cùng, thiết giáp hạm Yamato đã bị đánh chìm trên đường đến Okinawa.
Đô đốc Yonai, Bộ trưởng Hải quân Nhật khi đó nhận ra rằng thất bại ở Leyte “tương đương với việc để mất Philippines. “Tôi nghĩ rằng đó là lúc cuộc chiến đến hồi kết thúc”.
Sau này, Đô đốc Nhật Bản Ozawa chia sẻ: “Kể từ sau trận chiến này, các tàu chiến Nhật Bản gần như tê liệt hoàn toàn, đế quốc Nhật chỉ còn biết dựa vào lực lượng trên bộ và các đợt tấn công cảm tử trên bầu trời”.
Thiệt hại quá lớn cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản xuất quốc phòng do thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến hạm đội Liên hợp Nhật Bản và quân đội Nhật Bản dần mất sức chiến đấu rồi bị đánh bại hoàn toàn.
________________
Trận không chiến ở Anh đầy ác liệt năm 1940 là chiến dịch đầu tiên trong lịch sử mà hai lực lượng quân sự chỉ đối đầu nhau bằng máy bay trên không. Mời bạn đọc bài tiếp theo xuất bản sáng sớm 2.11 về cuộc đối đầu vô tiền khoáng hậu giữa lực lượng không quân Hoàng gia Anh và lực lượng cực mạnh của trùm phát xít Hitler.

Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

Cú phản đòn phi thường của Mỹ sau trận Trân châu cảng

Chủ Nhật, ngày 18/09/2016 10:00 AM (GMT+7)

Vào thời điểm phát xít Nhật mạnh mẽ nhất, Trung Tá Mỹ James Doolittle bất ngờ dẫn đầu phi đội 16 chiếc B-25 Mitchell ném bom Tokyo, khiến cho Nhật hoàng Hirohito đứng ngồi không yên.

Cú phản đòn phi thường của Mỹ sau trận Trân châu cảng - 1
80 phi công cảm tử tham gia chiến dịch Doolittle.
Những trận đột kích với số lượng ít ỏi lính đặc nhiệm hay lực lượng không quân tinh nhuệ thường diễn ra điều kiện gần như bất khả thi, với xác suất rủi ro cực cao, thường khiến nhiều người phải trả giá bằng  mạng sống. Mời bạn đọc theo dõi loạt bài về những trận đột kích lớn như vậy trên thế giới.
Trong giai đoạn đầu tiên sau khi phát xít Nhật tấn công Trân châu cảng, nước Mỹ rơi vào trạng thái bị động. Bên cạnh việc khắc phục những thiệt hại, Mỹ bắt đầu thành lập một lực lượng đặc biệt nhưng quân đội cần làm gì đó giúp tăng nhuệ khí chiến đấu của binh sĩ.
Đề xuất sử dụng máy bay không kích lãnh thổ Nhật Bản ban đầu được cho là không khả thi bởi khi đó, Mỹ không có máy bay ném bom tầm xa và nếu đưa tàu sân bay áp sát Nhật Bản cũng hết sức nguy hiểm. Các máy bay ném bom tầm trung B-25 Mitchell có thể được cải tiến để cất cánh trên tàu sân bay, oanh tạc Nhật Bản nhưng sau đó buộc phải hạ cánh ở một nơi nào đó tại châu Á vì không thể trở về tàu sân bay hạ cánh.
Một trong số những phi công nổi tiếng nhất của Mỹ trong Thế chiến II, Trung Tá Jimmy Doolittle được lựa chọn là người chỉ huy trận đột kích vào nước Nhật. 80 người gan dạ trên 16 máy bay ném bom B-25 Mitchell đều là những phi công tình nguyện, thực hiện sứ mệnh được coi như cảm tử.
Cú phản đòn phi thường của Mỹ sau trận Trân châu cảng - 2
Tàu sân bay USS Hornet.
Gần 4 tháng sau trận Trân châu cảng, 16 máy bay B-25 Mitchell được đưa lên tàu sân bay Hornet. Tàu sân bay Hornet với sự hộ tống của bốn tàu khu trục, hai tàu tuần dương và một tàu chở dầu đi qua gầm cầu Cổng Vàng và hướng ra đại dương. Số tàu này hợp quân với tám tàu đến từ Trân châu cảng, dưới sự chỉ huy của tàu sân bay Enterprise để hướng đến Nhật Bản.
Rắc rối đầu tiên xảy đến trong cuộc đột kích Doolittle là việc người Mỹ không tính đến sự hiện diện của một tàu đánh cá của Nhật Bản thực hiện nhiệm vụ cảnh giới, cách bờ biển 1.200 km. Tàu sân bay Hornet lo ngại rằng tàu Nhật Bản đã phát hiện ra tàu sân bay trọng tải 20.000 tấn của Mỹ do hai tàu chỉ cách nhau 10 km. Do đó, các máy bay B-25 Mitchell phải cất cánh sớm, cách địa điểm ban đầu gần 300 km.
Trung tá Doolittle xuất phát lúc 8 giờ 20 sáng và theo sau đó 1 giờ là 15 máy bay B-25. Mỗi chiếc xuất phát nhau từ 3-4 phút từ. Các máy bay sau khi lấy được độ cao liền lượn vòng và bay thấp phía trên khoang lái của tàu sân bay để định vị và hướng về phía Nhật Bản.
Chiếc máy bay số 16 do nằm ở mãi tận phía sau nên bị rung mạnh bởi lực đẩy ra phía sau khi chiếc máy bay số 15 cất cánh. Các thủy thủ đã phải chạy đến cột chặt máy bay, không cho nó rơi xuống biển.
Cú phản đòn phi thường của Mỹ sau trận Trân châu cảng - 3
Máy bay ném bom tầm trung B-25 cất cánh trong chiến dịch Doolittle.
Không hiểu vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện lỗ hổng rộng chừng hơn 30 cm ở phần mũi máy bay. Điều này khiến máy bay số 16 giảm tốc độ và tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
Nhưng không còn thời gian để sửa chữa, các phi công lên đường làm nhiệm vụ ngay sau đó. 16 máy bay sau khi cất cánh không thể liên lạc với nhau, họ hướng về phía Nhật Bản.
10 chiếc nhận nhiệm vụ không kích Tokyo, số còn lại tấn công mục tiêu ở các trung tâm công nghiệp Nhật Bản bao gồm Yokohama, Kobe, Nagoya và căn cứ hải quân Yokosuka. Nhiều người dân Nhật Bản khi thấy máy bay Mỹ còn giơ tay vẫy, có lẽ bởi phù hiệu nhầm lẫn phù hiệu của lực lượng lục quân Mỹ với lá cờ Nhật Bản.
Đợt oanh tạc diễn ra chớp nhoáng, khiến cho phía Nhật Bản không kịp triển khai đội hình phòng thủ. Trong số các máy bay tấn công, chỉ có chiếc số 10 bị trúng đạn, với một lỗ nhỏ ở phần thân.
Sau khi ném hết số bom mang theo, tất cả 16 máy bay B-25 nhanh chóng rút khỏi lãnh thổ Nhật Bản. Đây là lần duy nhất các máy bay ném bom Mỹ xuất hiện trên bầu trời Nhật Bản mãi cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Cú phản đòn phi thường của Mỹ sau trận Trân châu cảng - 4
Máy bay B-25 chờ tín hiệu cất cánh ngày 18.4.1942.
Ra khỏi không phận Nhật Bản, các máy bay B-25 bị thiếu nhiên liệu trầm trọng. May mắn nhờ bay xuôi theo chiều gió mà tất cả 16 chiếc B-25 đều đến được bờ biển Trung Quốc. Đến nửa đêm, các phi công nhận lệnh nhảy dù.
Kỹ sư sửa chữa kiêm pháo thủ của máy bay số 3 Leland Faktor là người đầu tiên thiệt mạng khi nhảy dù xuống đất. William Dieter và Donald Fitzmaurice, tổ lái trên máy bay số 6 bị chết đuối ngoài khơi bờ Trung Quốc. 4 trong số các thành viên của máy bay số 7 bị thương nặng, còn phi công Lawson bị gãy chân.
Đa số các phi công hạ cánh an toàn đều may mắn được người dân Trung Quốc phát hiện, cứu giúp, đưa đến dãy núi không có quân Nhật kiểm soát. Sau đó, họ gửi thư thông báo cho Washington là cuộc đột kích Doolittle đã thành công.
Số phận của phi công trên máy bay số 8, số 6 và số 16 không may mắn như vậy. Máy bay số 8 vì không đủ nhiên liệu đã chuyển hướng hạ cánh ở Vladivostok, Nga. Thành viên tổ bay bị giam ở Nga trong hơn một năm trước khi chạy trốn vào vùng núi rồi tìm đường sang Iran vào cuối tháng 5/1943. 8 thành viên của máy bay số 6 và 16 bị quân Nhật bắt được.
Cú phản đòn phi thường của Mỹ sau trận Trân châu cảng - 5
Trung tá Robert Hite bị phát xít Nhật bắt làm tù binh.
3 người bị xử tử trong tháng 10.1942 sau một phiên xử lấy lệ. Một người chết vì suy dinh dưỡng trong tù, 4 người khác tiếp tục bị tra tấn, đối mặt với bệnh tật, biệt giam cho đến tận ngày họ được giải cứu vào tháng 8.1945. Cuộc đột kích đầy bất ngờ vào Tokyo đã giành thắng lợi rực rỡ, tuy không phá hủy mục tiêu nhưng nó đã có tác động quan trọng đến nhuệ khí chiến đấu của binh sĩ Mỹ.
Bởi cuộc tấn công này mà không quân Nhật đã phải điều động 4 phi đội máy bay chiến đấu từ ngoài mặt trận về chính quốc để tham gia phòng vệ trên không. Đột kích Doolittle cũng thúc đẩy Đô đốc Nhật Bản Isoroku Yamamoto quyết định tấn công đảo Midway, dẫn đến thất bại thảm hại của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong trận Midway vào tháng 6.1942.
Trở về quê hương, James Doolittle nhận Huân chương Danh dự và được thăng hàm vượt hai cấp, trở thành Chuẩn tướng.
_________
Đón đọc bài tiếp theo vào 10h ngày 19.9: Chiến dịch oanh tạc táo bạo, phá hủy đập nước phát xít Đức

Theo Đăng Nguyễn (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét