Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
QUÁI KIỆT LÀNG CỜ 07
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ván Cờ Thái Cực Quyền Lừng Danh
Kể chuyện cờ Tướng P3: Giang hồ Tam Ác
Giang Hồ Tam Ác là biệt danh của 3 cao thủ cờ tướng thập niên 70
của thế kỷ trước gồm : Lê Thiên Vị - Lê Nhị Trí - Trần Qưới . Trải qua
bao thăng trầm , bạn có biết Giang Hồ Tam Ác ngày nay ra sao không ?
"Giang hồ Tam Ác" ngày xưa...
Nhắc đến cờ giang hồ, không thể bỏ qua nhóm “Giang hồ Tam Ác”. Trước
khi lập nhóm, cả ba đã “đụng” nhau nẩy lửa bằng cách mà về sau họ đã áp
dụng cho mọi đối thủ trong giang hồ.
Lê Nhị Trí sinh năm 1949,
quê ở Nha Mân (Sa Đéc). Nhờ đam mê và chịu khó học hỏi nên trình độ cậu
Trí mau chóng được khẳng định khi dễ dàng hạ hết bạn bè đồng tuổi, còn
so với các cao thủ trong xóm thì ngang ngửa chứ chẳng chơi. Có lần ra
chợ, thấy người ta bày cờ thế ăn tiền, Trí dốc hết tiền học phí mà bố mẹ
đưa để thử thách vận may.
Ông kể: “Tuổi trẻ bồng bột, thế là
bị mấy tay lão luyện dụ lấy sạch túi. Từ nỗi nhục này, tôi thề với lòng
phải lấy cho bằng được những gì đã mất”. Năm đó, Trí đang học Đệ Thất
(lớp 6). Có ngờ đâu, lời thề đó đã đưa ông trở thành Nhị Ác...
Sau ngày thống nhất đất nước, ông sống bằng nghề chơi cờ độ. Năm 1976,
ông gặp một người tự nhận là Bảy, có trình độ ngang ngửa với ông,
thắng-thua qua lại nhiều lần, nói chung là huề vốn. Một ngày nọ, Bảy bất
ngờ tăng tiền độ lên đến 1 chỉ vàng/ván. Sinh nghi, ông Trí tìm kế
“hoãn binh”.
Về nhà, ông nghiên cứu các ván đấu với đối thủ và
phát hiện nhiều điều lạ. Có những ván tưởng thắng dễ, nhưng lại hòa,
tưởng thua chắc nhưng rốt cuộc ăn. Rõ ràng tay Bảy trên cơ, nhưng cố
tình thua để “nhử mồi”. Ông quyết định tìm hiểu thân thế của tay Bảy
này. Trước ngày tỉ thí, một thông tin đắt giá chuyển đến: “Có lẽ tay Bảy
là Lê Thiên Vị. Đặc điểm nhận dạng là ngón tay cái có tật. Nếu là tay
quái kiệt này thì trình độ phải hơn ông đến 3 nước tiên”.
Y
hẹn, ông Trí đến nơi hội ngộ và phát hiện đây chính thật là Lê Thiên Vị.
Chẳng nói chẳng rằng, ông lôi bàn cờ ra và đi liền 3 nước tiên. Đối thủ
ngạc nhiên nhưng rồi chợt hiểu, phì cười mà rằng: “Biết tui là ai rồi
hả?”. Hai người kết nghĩa từ đó. Nhất Ác Lê Thiên Vị nổi danh với việc
đánh hay, nhưng giả dạng trí thức để lấy tiền thiên hạ. Về sau, Trần
Quới (tức Lác Chảy, vô địch nhiều năm liên tục) góp mặt, dĩ nhiên cũng
phải qua hàng chục ván đấu cờ độ cùng với nhóm của Vị–Trí, họ kết nghĩa
huynh đệ và biệt danh Giang hồ Tam ác ra đời từ đấy.
Ông Trí
cho biết: “Thật ra ngôi thứ chỉ là phân cấp theo tuổi tác chứ về đẳng
cấp thì Trần Quới đứng đầu, nhì là anh Vị. Tôi thì được anh em nể ở tài
mưu lược và chiến thuật... gài độ”. Ông Trí thừa nhận đó là thời điểm
sống không lý tưởng, nhưng tình nghĩa anh em quả là “tình thân như thủ
túc”.
Năm 1988, Trần Quới mất tích và Tam Ác chỉ còn lại hai.
Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài
hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một
người hiểu mình”, ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt
cờ giang hồ luôn.
....Và "Giang hồ Tam Ác" ngày nay.
Giờ thì danh thủ có biệt danh Nhất Bộ Đăng Thiên tức Trần Qưới - Tam
Ác đã tiêu diêu trên trời đánh cờ với Đế Thích . Nhị Ác Lê Nhị Trí là
một người sưu tầm và kinh doanh lan kiểng có tiếng trên toàn quốc. Còn
Đại Ác Lê Thiên Vị chính là nguyên HLV trưởng đội tuyển cờ tướng Quốc
Gia và TP HCM hiện nay. Chụp ảnh kỷ niệm đầu Xuân Nhâm Thìn 2012 , bên trái là Đại Ác Lê Thiên Vị và bên phải là Nhị Ác Lê Nhị Trí .
Kể chuyện cờ Tướng P4 : Xích-lô Việt Nam
Trung Quốc, Hồngkông, Đài Loan là các cường quốc hàng đầu về cờ
tướng, đọat được chức vô địch quốc gia của bất cứ nước nào trong ba nước
này ắt phải là đệ nhất cao thủ . Vậy mà ở TPHCM có một anh đạp xích-lô
chơi cờ tướng , mà cả ba nhà vô địch của ba nước cường quốc trên đều
không thắng nổi anh !
Đạp xích-lô chơi cờ tướng...
Anh xích-lô ấy có tên là Trần Quốc Việt , xuất thân từ gia đình lao
động nghèo. Mưu sinh bằng công việc đạp xích-lô , những lúc rảnh rỗi
không có khách anh Việt thường chơi cờ tướng. Với khả năng thiên phú
được mài giũa sắc bén qua những trận đụng độ giang hồ , theo năm tháng
trình độ của anh tiến triển không ngừng. Sở trường chơi Phản Cung Mã ,
anh Việt mày mò nghiên cứu thế trận này rất sâu và đã dùng nó hạ không
biết bao nhiêu cao thủ ! Đến nỗi giang hồ kinh sợ phải đặt cho anh danh
hiệu Sát Nhân Vô Ảnh Trần Quốc Việt . Thật đáng khâm phục cho nghị lực
của anh, vừa vất vả đạp xe mưu sinh trong điều kiện thiếu thốn mà vẫn
chơi cờ ở trình độ cao như vậy !
Liên tiếp đọat thứ hạng cao và
nhiều năm liền luôn là kỳ thủ A1 TPHCM, nhưng ít ai biết hàng tháng anh
chỉ lĩnh lương 60.000đ của đơn vị Q8 . Thời gian bận rộn dành cho cuộc
sống cơm áo gạo tiền đã khiến cho Trần Quốc Việt chưa thể trở thành
tuyển thủ chuyên nghiệp của đội tuyển cờ tướng TPHCM . Và đến khi có chỉ
thị cấm xe xích-lô thô sơ, không có tiền anh đã phải chạy vạy vay mượn ,
nhờ bạn bè giúp đỡ mới đủ tiền mua một chiếc xe máy cà tàng chuyển sang
nghề chạy xe honda ôm !
Vì vậy khi Bình Dương mời gọi với đãi
ngộ khá hơn tạm đủ sống để không phải chạy xe ôm, anh Việt đành khóac áo
mới dẫu đã mấy chục năm chung thủy gắn bó với làng cờ Sài Gòn ! Và khi
có thời gian chuyên tâm vào cờ hơn , Trần Quốc Việt như được chắp cánh
bay xa. Tại giải vô địch A1 tòan quốc 2010 anh xuất sắc đọat hạng 4 ,
được mời tham dự cúp Phương Trang 2010 và súyt nữa có tên trong đội
tuyển quốc gia.
...hòa cả 3 nhà vô địch Trung Quốc, Đài Loan , Hồngkông !
Đến với cúp Phương Trang lần thứ IV 2010 , lần đầu tiên được so tài
với các danh thủ quốc tế, Trần Quốc Việt không hề tự ti mặc cảm . Ngay
ván đầu tiên anh đã xuất sắc thủ hòa với Phanh Mệnh Tam Lang Vu Ấu Hoa,
người đã từng vô địch Trung Quốc, rồi liên tiếp những ván sau đó , kỳ
vương Đài Loan Ngô Quý Lâm và kỳ vương Hồng Kông Triệu Nhữ Quyền đều
không thắng nổi anh và đành chịu ngậm ngùi chia điểm ! Nếu 3 nhà vô địch
này (là những người được đầu tư tiền bạc, điều kiện tập luyện hiện đại,
đầy đủ) mà biết rằng họ đã không thắng nổi một anh xích-lô Việt Nam, ắt
hẳn họ sẽ còn kinh ngạc biết bao….
Ngòai đời Trần Quốc Việt
sống hiền hòa tình cảm , khi vừa thủ hòa với Đặc cấp Đại Sư Vu Ấu Hoa
xong, anh đã chạy đến nắm tay khán giả như để cùng chia vui. Và sau
những ván đấu bức hòa kỳ vương Hồngkông, Đài Loan lừng danh , anh lại về
ngồi thu mình nơi góc nhỏ quen thuộc của quán cà-phê cờ tướng vỉa hè ,
trong vòng vây thân thương của bạn bè hâm mộ…. Xích-lô Việt Nam Trần Quốc Việt (trái) bức hòa Kỳ Vương Hồngkông Triệu Nhữ Quyền (phải) tại Cúp Phương Trang 2010.
Kể chuyện cờ Tướng P5 : Ván cờ cuộc đời
Trong giới thể thao, Hoàng Thị Hải Bình vang danh với danh hiệu QTĐS
cờ tướng. Rời bàn cờ, cô là chủ cơ sở chuyên xuất khẩu các sản phẩm hàng
thủ công làm bằng giấy...
Ván cờ cuộc đời...
Là tuyển thủ cờ tướng của đội Nữ TPHCM , nhưng Hải Bình luôn nung nấu
suy nghĩ muốn làm được cái gì đó thật độc đáo. Sau thời gian suy nghĩ,
tận dụng thời gian rảnh cô cùng một người bạn thân quyết định sản xuất
mặt hàng giấy xếp thủ công để trang trí bàn làm việc, văn phòng. Hải
Bình đích thân đến các vựa ve chai để lục lọi tìm mua giấy phế thải về
làm nguyên liệu. Lựa được giấy về, cô cùng bạn cắt dán rồi làm mẫu thử.
Hàng mẫu thành công, cả hai vui trào nước mắt vì thấy nó “đẹp và dễ
thương quá”, rồi tính ra chi phí cao nhất cho một sản phẩm chỉ vài chục
ngàn đồng. “Cũng quá rẻ!”. Ngay lúc ấy cô nghĩ: “Những sản phẩm này ai
mà chẳng thích mua”. Thế nhưng, khi đưa ra thị trường, cô mới biết đây
là điều không hề đơn giản.
Làm mẫu thành công, Bình và người
bạn hồ hởi đi chào hàng. Thế nhưng ngày đầu tiên, sau khi trình làng
“những sáng tạo” từ nơi sang trọng đến bình dân, từ siêu thị đến quán
ăn, cả hai chỉ nhận được lời khen sản phẩm đẹp và lời từ chối mua hàng.
Lúc này, cô và người bạn chỉ còn biết thở dài khi mân mê chiếc xe kéo
ngộ nghĩnh, nhìn con thuyền mỏng manh, cái hình nộm đáng yêu, chiếc đèn
có hình cô gái mặc áo dài duyên dáng... Hai người bèn ghi vào sổ tay bài
học đầu tiên: “Phải tìm hiểu thị hiếu khách hàng trước khi tung sản
phẩm”. Không bỏ cuộc, Bình lại tiếp tục chào hàng với hy vọng sẽ có
người nhận ra giá trị của “những đứa con”. Nhưng 2 năm trôi qua, tia hy
vọng cũng không le lói. Lúc này, Bình đành chấp nhận sự thật: “Sản phẩm
chưa thể có chốn dung thân tại thị trường trong nước, chỉ còn cách tìm
đường đưa ra nước ngoài mới mong vượt qua ván cờ nghiệt ngã này”. Nhưng
không biết gì về marketing, đồng vốn cuối cùng vay mượn được cũng không
còn, nhân lực chẳng có ai... nên cô chẳng biết xoay sở thế nào để hàng
ra nước ngoài. Tưởng như đối thủ cuộc đời đã chiếu bí Nữ QTĐS đến nơi,
tưởng rằng giấc mơ kinh doanh đã tan vỡ. Nhiều lúc Bình nản quá muốn
“xếp cờ” nhưng nghĩ nếu bỏ cuộc là sẽ mất hết - danh dự, mong muốn, vốn
liếng... Bình xem đây là ván cờ với đấu thủ lớn nhất trong cuộc đời và
muốn thắng nên lại tiếp tục cố gắng.
Bình chuyển qua nghĩ ngay
cách tiếp thị sản phẩm với người nước ngoài. Cô bèn huy động các bạn bè
cờ tướng của mình mang sản phẩm ra khu phố tây Phạm Ngũ Lão để bán và
lần tiếp thị này thành công rực rỡ. Vì sau đợt ấy, có khách hàng Thái
Lan và Mỹ đặt hàng với số lượng rất lớn, rồi có cả công ty lớn muốn đến
xem cơ ngơi sản xuất trước khi ký hợp đồng làm ăn lâu dài... Sinh lộ đã
được mở. Nhưng một lần nữa, cô phải ghi vào sổ tay bài học về sự chuẩn
bị. Vì cô và bạn mình chưa hề nghĩ tới trường hợp sẽ làm và bán được
ngay một lượng hàng lớn như vậy nên chưa chuẩn bị nhân sự, xưởng sản
xuất... Thế là cả hai đành ngẩn ngơ nhìn những cơ hội bán lượng sản phẩm
lớn ra nước ngoài lần lượt trôi qua. Hy vọng đã lóe lên, Bình lại tiếp
tục chào hàng với những công ty chuyên xuất khẩu. Và cuối cùng cũng có
công ty nhận làm đầu mối xuất hàng cho Bình. Đơn vị này cũng gợi ý cho
hai người làm những sản phẩm có giá trị sử dụng để dễ bán hơn như đĩa,
tô, hũ có nắp đậy... Sau khi thử thách tay nghề, đối tác bắt đầu mang về
cho Hải Bình những hợp đồng đầu tiên. Rồi lượng hợp đồng và mẫu hàng
được đặt cứ tăng dần. Có mẫu khách hàng chỉ đưa ra ý muốn, có mẫu khách
đưa hẳn mẫu đã thành hình... Và đến nay, cơ sở đã xuất được 26 mẫu sản
phẩm ra nhiều quốc gia khác nhau với 3 dòng sản phẩm: hàng làm từ giấy
tổ ong, từ giấy bào quấn và sản phẩm làm từ giấy đan, trong đó giấy đan
là sản phẩm mới nhất với hai mẫu được chào hàng.
..và sự trở lại ngọt ngào !
Ngồi nhớ lại, Hải Bình cho rằng nhờ chơi cờ mà mình vượt qua được
thời gian khốn khó đã qua. Vì người chơi cờ chuyên nghiệp phải sống bằng
ý chí. Trong thi đấu, kỳ thủ cần phải trầm tĩnh, phải suy nghĩ vừa rộng
vừa sâu để từ đó đưa ra quyết định: đi nước cờ nào. Bên cạnh vai trò bà
chủ doanh nghiệp , Bình vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nữ
tuyển thủ của đội tuyển cờ tướng TP.HCM. Và tại Giải vô địch đồng đội
toàn quốc năm 2012 tại Nha Trang vừa diễn ra , Hoàng Thị Hải Bình đã thể
hiện phong độ tuyệt vời khi đoạt ngôi vô địch cá nhân Nữ đồng thời giúp
đội Nữ TPHCM đoạt luôn chức vô địch đồng đội Nữ ! Sau khi giành chiến
thắng trong ván cờ cuộc sống , Hoàng Thị Hải Bình đã trở lại bàn son
quân ngà với kết thúc hết sức ngọt ngào ! Hoàng Thị Hải Bình (trái) trong ván cờ quyết định đem lại cú đúp vô địch 2012 ngọt ngào cho đội Nữ TPHCM .
Kể chuyện cờ tướng : Chuyện đời lạ lùng của “Kỳ vương đất Bắc”
Cả một đời đánh đổi và cống hiến cho
thăng trầm cờ tướng kinh kì, “Kỳ vương đất Bắc” Nguyễn Tấn Thọ về nghỉ
hưu với lương ít ỏi một triệu đồng, ngoài ra không có bất kì trợ cấp nào
khác.
Những năm bao cấp, dưới gốc thị đầu
dốc Hàng Kèn – chếch góc Đại sứ quán Pháp và báo Đại Đoàn Kết bây giờ –
có hai nhân vật thú vị hay ngồi. Một người là thầy bói, một người mở sới
đánh cờ với cả thiên hạ. Người đánh cờ ấy chính là “Kỳ vương đất Bắc”-
Nguyễn Tấn Thọ.
Giai thoại Kỳ vương cờ tướng
Hành trình đi tìm những con người bình dị mà cao quý của đất Hà Thành
đã là cầu nối cho tôi gặp ông Tấn Thọ. Con người đã gắn bó với một nét
văn hóa, có thể rất nhỏ nhưng đặc trưng của Hà Nội, mà nhắc đến, nghĩ
đến là gợi nhớ ngay về Hà Nội, vừa gần gũi thân quen nhưng rất đáng tự
hào.
Trong căn phòng diện tích chưa đến 20m2 ở một con ngõ nhỏ trên phố
Trương Hán Siêu (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhìn ông lão tóc trắng, dáng người
chậm chạp với đôi tai nghễnh ngãng, có ai ngờ chính là kì thủ lừng lẫy
một thời. Ký ức về đời cờ giờ đây lúc liền mạch khi đứt quãng trong trí
óc lão đại kì vương năm nay đã ngoài cửu tuần. Nhưng suốt cuộc trò
chuyện, cứ nhắc đến cờ tôi thấy ông luôn chăm chú lắng nghe, gương mặt
hiền hậu nở nụ cười.
“Kỳ vương cờ tướng đất Bắc” Nguyễn Tấn Thọ sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ cùng con cháu (ảnh: Quỳnh Nguyên)
Với phong cách tấn công như vũ bão, cộng với việc sở hữu đôi tai dài,
dầy dặn nên giới giang hồ kì thủ gọi là ông Tấn Thọ, quên mất cái tên
khai sinh Nguyễn Văn Pho. 18 tuổi, ông Tấn Thọ đã đoạt chức vô địch co tuong Hà
Nội. Một mạch nhiều năm liền vô địch cờ tướng toàn miền bắc, cái tên
“Kỳ vương đất bắc” cũng theo đó mà thành, gắn bó với ông suốt 65 năm
nay.
Vợ ông- bà Lâm Thị Lan bảo ông Tấn Thọ mê cờ lắm, như thể đó lẽ sống
của đời mình. “Kỳ Vương” có một người con trai tên là Nguyễn Tiến Cường.
Anh Cường bảo, trong kí ức tuổi thơ anh luôn nhớ hình ảnh cha ngày
chơi, đêm khuya thanh vắng, tĩnh lặng đọc kỳ trận, nghiên cứu thế cờ.
Suy nghĩ cờ nhiều đến nỗi gầy rạc cả người.
Anh Cường kể, thời đó, ông đánh tốt đến nỗi mấy người xung quanh
đứng xem chán quá bỏ về vì đã biết trước kết quả sau vài nước đi. Ông cứ
liên tục giành được rất nhiều cúp trong các giải đấu. Có lần ông nhận
được chiếc cúp làm bằng 1 nén bạc, sau đó, ông đem bán chiếc cúp lấy
tiền chi tiêu. Đó là chiếc cúp vô cùng quý giá vẫn còn trong trí nhớ ông
cho đến ngày hôm nay.
Do mê cờ từ bé nên anh Cường được nhiều dịp theo cha đi tỉ cờ khắp
Bắc – Trung – Nam. Có lần, đến sới cờ Kinh Bắc giật giải, có tới 7 người
chụm lại đánh với mình ông Nguyễn Tấn Thọ. “Họ chơi theo lối “cờ tai”,
tức là đứng ngoài nhặt nước sót hộ người làng đang trong cuộc cờ, rồi
mách nước. “Không nhẽ lại nói họ gọi hết cả làng ra đây”, anh Cường
cười và thuật lại lời của cha…
Cả cuộc đời “Kỳ Vương” chinh chiến cờ không biết sợ ai. Sau năm 1975,
miền Nam hoàn toàn giải phóng, nghe nói trong đó nhiều người chơi cờ
tuyệt lắm, “Kỳ Vương đất Bắc” cũng mấy lần khăn gói nhảy tàu vào Nam tỉ
cờ.
Có lần, tháng 4/1988, hai danh thủ cờ Hà Nội là Nguyễn Tấn Thọ và
Đinh Trường Sơn vào Sài Gòn tỉ đấu theo lời mời. Trong những trận đấu
đó, có trận đấu kinh điển với cao thủ Trần Quới (còn gọi là Lác Chảy),
đây được coi là trận so tài giữa Kỳ Vương 2 miền. Trần Quới vốn là một
thiên tài cờ, đã lừng danh trong giới giang hồ cờ và lần lượt đánh thắng
các tay cờ cự phách nhất Sài Gòn khi đó. Những trận gặp nhau ấy khi ông
đã bước vào tuổi 52 còn Trần Quới mới 30 đang độ sung sức, tuy nhiên
cả hai lần thi đấu cả thảy 4 ván với nhau hai bên không bên nào thắng
bên nào, trong đó có một ván cờ mù.
Kỳ vương cờ tướng “quy ẩn”
Cả một đời đánh đổi và cống hiến cho thăng trầm cờ tướng kinh kì, “Kỳ
vương đất Bắc” Nguyễn Tấn Thọ về nghỉ hưu với lương ít ỏi một triệu
đồng, ngoài ra không có bất kì trợ cấp nào khác.
Nhưng tâm huyết với cờ chưa dừng, “Kỳ vương đất Bắc” vẫn hàng chục
năm tham gia tổ chức giải cờ tướng Chùa Vua – Hà Nội và giải cờ tướng
Văn Miếu. Mãi đến mấy năm gần đây, khi không còn đủ sức khoẻ nữa ông mới
về nhà nghỉ hẳn. “Hổ phụ sinh hổ tử”, anh Tiến Cường cũng đã nhiều lần
vô địch giải cờ Chùa Vua, vô địch giải Văn Miếu, vốn là những nơi quy tụ
rất nhiều kỳ thủ hàng năm đến so tài. Anh cũng đang đứng ra thay cha tổ
chức các giải cờ xuân thường niên hàng năm tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Tấn Thọ (người đội mũ, đeo kính) giữa những người yêu cờ khi còn khỏe (Ảnh tư liệu)
Con trai Kỳ vương chia sẻ: “Đời cờ cha tôi đúc kết lại trong 3 cuốn
sách “Cờ tướng – những vấn đề cơ bản”, “Những thế cờ sưu tầm và chọn
lọc”, “Khai cục, trung cục và tàn cục”. Trong đó có cuốn viết chung với
những tác giả từng là cao thủ cờ một thời”.
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài đăng trên báo Đại đoàn kết những thế
cờ khó do ông nghĩ ra để độc giả tham gia giải cờ vui trong thời gian
dài, nhưng không có nhiều người giải được thế cờ của ông.
Cuộc đời những danh thủ cờ tướng khá lạ lùng. Có người chết trẻ, có
người về già trở nên cực kỳ giàu có. Kể như ngay chính người từng thi
đấu cờ với ông. Năm 1988, khi Hồ Vinh Hoa, giành danh hiệu “Kỳ Vương”
lần đầu tiên và được phong Đặc cấp quốc tế đại sư, năm 1982 và năm 1991
được thưởng Huân chương thể thao danh dự của Ủy ban TDTT Trung Quốc, thì
“Kỳ Vương đất Bắc” ở Hà Nội vẫn đang thầm lặng đeo đuổi những cuộc tỉ
cờ trong nhân gian, trăn trở với từng thế cờ vô thưởng vô phạt của đời
cờ nghèo.
Lúc về già, Kỳ vương của chúng ta, ông sống giản dị cùng con cháu,
một cuộc đời hoàn toàn không vinh hoa, danh lợi. Sau cơn tai biến xảy ra
vài năm trước khiến việc nghe và nói chuyện của ông trở nên khó khăn
hơn. Đã có lúc tưởng chừng ông không còn gượng dậy nổi và phải nằm liệt
một chỗ, nhưng người đàn ông đã một đời ngang dọc với cờ vẫn lạc quan
vui sống.
Có lẽ, thú chơi cờ nhiều khiến ông được rèn giũa, sống một đời nhường
nhịn, ôn hòa, được nhiều người nể trọng. Bạn cờ khắp nơi vẫn thường đến
thăm, cùng ông ôn lại chuyện cờ và bàn luận chuyện đời. Tôi cứ nhớ mãi
về những câu thơ ông đọc :“Sống là động nhưng lòng luôn bất động/ Sống
là thương nhưng lòng chẳng vấn vương/ Sống yên vui danh lợi mãi coi
thường/ Tâm bất động giữa dòng đời biến động”.
Tôi nắm lấy tay ông, cảm giác gần gũi như người thân. Sau này và mãi
mãi, những trận thư hùng, tranh tài gay cấn của ông rồi chỉ còn lưu
truyền qua những giai thoại. Nhưng, cũng giống như ông, những kì thủ đã
lưu giữ trong chính đời sống của mình những giấc mơ, những sáng tạo và
dâng hiến cho đời sống của vùng đất kinh kì. Họ đã mang những vẻ đẹp của
văn hóa Thăng Long truyền vào cộng đồng.
Có 2 anh bạn mê cờ suốt ngày ra quán chơi. Vì chơi cờ quên ăn quên
uống nên một anh lâm bệnh đột tử. Đêm nọ về báo mộng bạn. Bạn hỏi:- Ở
dưới đó thế nào có vui không?
– Tui có tin vui & tin buồn. Ông muốn báo tin nào trước?
– Tin vui đi.
– Tui có gặp Dương Quan Lân. Mỗi ngày ổng sắp lịch đánh với một người. Hôm qua đánh với tui, tui thủ hòa được một ván!
– Vui quá ha! Thế còn tin buồn?
– Tui xem lịch của ổng thì thấy tuần tới ổng sẽ đánh với ông đấy! :20: Truyện cười về cờ tướng thứ hai:
Giữa đường có người đàn ông đánh cờ với con chó.
Mọi người bu lại tấm tắc khen con chó khôn. Người kia bĩu môi:- Khôn gì mà khôn! Tui đang dẫn nó 3-2 đấy!
Truyện cười về cờ tướng thứ ba:Thanh tra Y tế đến kiểm tra bệnh viện tâm
thần. Trong vườn, các bệnh nhân đang chơi cờ. Người thì làm bàn cờ, cứ
chống tay chống chân xuống đất và để sỏi lên lưng làm xe, pháo, mã.
Người thì nghĩ mình là cái đèn nên trèo lên cây, quắc mắt soi xuống bàn
cho mấy người khác chơi. Thấy vậy, thanh tra nói với giám đốc bệnh viện:
– Những người chơi dưới đất thì mặc họ. Nhưng phải bảo mấy người ở trên cây xuống đi, không họ ngã thì rách việc!
Giám đốc nhíu mày băn khoăn:
– Tôi sợ hơi tối… :20: Truyện cười về cờ tướng thứ tư:
Ðứa bé hỏi bố :
– Chơi thể thao có ích gì hả bố?
– Thể thao làm cho mọi cái đều to ra. Thí dụ : Bóng đá làm cho đùi to ra. Quyền anh làm cho tay to ra, cử tạ làm cho ngực to ra…
Bà vợ thấy thế hỏi luôn:
– Còn ông chơi cờ tướng suốt ngày, thì cái gì to ra?
Ông chồng bí quá :
– Thì cái mồm bà to ra, chứ còn cái gì nữa! :04: Truyện cười về cờ tướng thứ năm:
Một ngày kia, T. tình cờ gặp một người bạn cũ.
T.: “Lâu quá không gặp, kỳ này thế nào?”
Bạn: “Chơi bóng rổ với đánh cờ tướng. Chỗ bạn bè nói thật, thằng vô địch
bóng rổ với thằng vô địch cờ tướng toàn quốc vẫn chưa phải là đối thủ
của mình đấy.”
Trương hoài nghi: “Có nổ quá không, ông bạn?”
Bạn: “Thật trăm phần trăm. Thằng vô địch cờ tướng chơi bóng rổ không lại
với mình; còn thằng vô địch bóng rổ chắc chắn không hạ nổi cờ của mình
đâu.” :07: Truyện cười về cờ tướng thứ sáu:
Có một người rất ham chơi cờ tướng và thường khoe khoang là cao tay, sắc
nước ít ai bì được. Một lần, anh ta đánh cờ với một người khác, anh ta
bị thua ba ván liền. Hôm sau, có người vờ không biết hỏi:
-Tối qua chơi mấy ván?
Anh ta trả lời:
-Ba ván!
-Thắng thua thế nào?
Anh ta nói dõng dạc :
-Nước cờ tối qua à ván thứ nhất tôi không thắng anh ta.Ván thứ hai,anh
ta không thua tôi .Ván thứ ba tôi bảo thủ hòa, anh ta dứt khoát không
nghe ! :24:” Truyện cười về cờ tướng thứ bảy:
Các nhà khoa học thế giới dồn công sức lại để chế tạo một chiếc máy tính
mới vừa có thể chơi cờ tướng vừa chơi được cờ vua rất giỏi, xưa nay
chưa ai từng thắng.
Một hôm có ba người đến xin đấu cờ với máy. Sau nửa tiếng, một người đứng lên cười tươi, đầy tự hào và vỗ ngực “I am Kasparov”.
Đến lượt người thứ hai vào thử sức, chỉ sau 15 phút, anh ta đứng dậy
cũng cười rất tươi: “I am Lu Kham” (Lữ Khâm, nhà vô địch cờ tướng Trung
Quốc).
Người thứ ba – một người Việt Nam đến đấu với máy. Mọi người nín thở
theo dõi. Ngạc nghiên chưa, chỉ sau 1 phút người này đã đứng dậy và cũng
nở nụ cười: “I am Sorry!!!” :04: :04: :04:
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét