Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

TẬP HỢP BÍ ẨN THẾ GIỚI 11

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những hiện tượng bí ẩn nhất hành tinh - Tập 11


Thánh Tích Gỗ Thánh Giá thật .

Khi hòang đế Constantine Cả (Con-tan-ti-nô) liều mình bị bạo chúa Maxentius (Mác-xen-xi-út) đánh bại vì quân số của bạo chúa đông hơn, thì ông thấy một cây Thánh Giá sáng chói xuất hiện trên bầu trời với hàng chữ “Chiến Thắng Trong Dấu Hiệu Này”. Trên các khiên che thuẫn đỡ của các binh sĩ và trên đỉnh cờ có phù hiệu của Chúa Kitô, hoàng đế hiên ngang tiến tới cầu Milvian (Min-vi-an) vượt qua sông Tiber (Ti-be) để giáp mặt với Maxentius và những quân xâm lược thành thánh Rôma. Constantine đã chiến thắng. Tham vọng cai trị Rôma của Maxentius bị bẻ gẫy. Sự thờ phượng bụt thần bị xóa bỏ và Kitô giáo được tự do. Hòang đế Constantine theo đạo và Đức Gíao Hòang Eusebius (Eu-sê-bi-út) đã rửa tội cho ông. Vài năm sau, ông sai phái mẹ ông, thánh nữ Helena (Hê-lê-na) tới Giêrusalem tìm Thánh Giá và những di tích của cuộc Thương Khó. Cuộc tìm kiếm này chứng tỏ đức tin và sự vất vả khôn kể của người mẹ của ông. Người mẹ trải qua một chặng đường dài từ Rôma đến Giêrusalem vào năm 326, lúc đó bà đã gần 80 tuổi.

Dư luận cho rằng Thánh Giá được chôn giấu trong mồ thánh, phủ một lớp đất . Hơn nữa người Do Thái đã khám phá ra, nên họ xây nhà trên đó để cho các tín hữu không còn tôn kính Thánh Giá nữa. Có vài truyền thuyết về cuộc tìm kiếm. Một trong những truyền thuyết cho rằng chỉ một vài người Do Thái được tuyển chọn biết đích xác nơi chôn giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa. Anh ta được linh hứng và đã chỉ cho thánh nữ Helena biết.

Những cuộc đào xới đã khám phá ra mồ và tấm bảng treo trên Thánh Giá. Trong mồ có ba thập tự. Vì tấm bảng không gắn liền với Thánh Giá, nên Thánh Giá chỉ được biết khi một người chết đã sống lại khi chạm vào Thánh Giá. Sau khi chứng kiến phép lạ, ông Giuđa đã theo đạo và lấy tên là Cyriacus (Xi-ri-a-cút). Sau này Đức Giáo hòang Eusebius đã phong chức cho ông.

Truyền thuyết khác cho rằng Đức Giám mục Macarius (Ma-ca-ri-út), thượng phụ Giêrusalem, người đi tìm các nơi thánh, đã có mặt trong cuộc đào bới, đã đem ba thập tự về để bên giường một bà nổi tiếng đang đau nặng. Khi chạm vào hai thập giá đầu, bệnh tình không suy giảm; mãi khi chạm vào thập giá thứ ba thì bệnh khỏi và sức khỏe được hồi phục.

Còn một truyền thuyết nữa cho rằng nhờ Chúa soi dẫn, thánh nữ Helena tìm thấy mộ thánh. Thánh Paulinus Nola kể rằng hòang hậu đã đi tìm kiếm, thăm dò tin tức nơi người Do Thái và Kitô hữu.

Chẳng biết truyền thuyết nào đúng, song chỉ biết rằng thánh nữ Helena đã đi tìm Thánh Giá. Thánh nữ và hòang đế Constantine, con bà, đã dựng một Vương Cung Thánh Đường nguy nga trên nơi khám phá ra mộ thánh.

Một phần Thánh Giá được để lại Vương Cung Thánh Đường và để trong một cái khám bằng bạc. Theo sử gia Socrates (Sô-crát), hoàng đế Constantine lấy một mẩu Thánh Giá. Ong để trong chính pho tượng hình ông. Tượng đứng trên một cây cột bằng đá tím đặt giữa quảng trường thành phố Constantinople, vì ông nghĩ rằng nhờ đó thành phố sẽ không còn bị ai xâm chiếm.

Một phần đáng kể của Thánh Giá được thánh nữ Helena đem về Rôma. Bà đã dựng một Vương Cung Thánh Đường và bà đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem. Sở dĩ được đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem, vì nền đất Vương Cung Thánh Đường là đất bà đã đem về từ Giêrusalem. Tấm bảng đặt trên sàn nhà đã ghi chú như thế. Đó là lý do để các khách hành hương tiên khởi đã đào bới nền nhà để lấy đất thánh. Có ba thánh tích Thánh Giá được giữ trong khám. Mỗi thánh tích dài chừng 6 inches (1 inch = 2,54cm). Tất cả được giữ trong một cái khám hình chữ thập.

Thánh Cyril (Xy-ri-lô), trong các bài giảng giáo lý trước năm 350, đã xác quyết với các tân tòng rằng Thánh Giá là sở hữu của Giáo Hội và “được phân phát từng mảnh từng mảnh đi khắp thế giới.” Thánh Cyril cũng đề cập đến địa điểm của Thánh Giá sau 20 năm tìm thấy Thánh Giá. Những lời của thánh Cyril cũng được nhắc lại bởi thánh Ambrose (Am-brô-si-ô), thánh Paulinus Nola, ông Sulpicius Severus ( Sun-pi-xi-út Sê-vê-rút), ông Rufinus (Ru-phi-nút), ông Socrates, ông Sozomen (Sô-dô-men) và Theodoret (Thê-ô-đô-rê). Điều chắc chắn là ngay từ nửa cuối thế kỷ IV, những mẩu Thánh Giá đã được trao tặng cho khắp vương quốc.

Trong một những bức thư, thánh Paulinus Nola (353-431) đã đề cập đến sự kiện này là dù biết bao mảnh gỗ được lấy từ Thánh Giá, song cũng không làm cho Thánh Giá nhỏ đi. Điều này cũng giống như phép lạ bánh và cá nuôi 5000 người ăn.

Có một lần gửi một mảnh thánh Giá cho ông Sulpicius Severus, thánh Paulinus nói : “Hãy nhận lấy qùa tặng qúi giá này trong một cái hộp nhỏ bé và hãy coi miếng gỗ này là khí giới chống lại mọi nguy khốn hiện tại và là một bảo đảm an tòan đời đời.” Không biết thánh Paulinus có thực hành hay không, song việc phân phát gỗ Thánh Giá khiến người ta dùng đeo trên cổ. Thánh John Chrysostom ( Gioan Kri-sô-tôm) ghi nhận rằng nam cũng như nữ lấy gỗ Thánh Giá để trong hộp bằng vàng đeo trên cổ. Nhiều kỷ vật này còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng hay trong các nhà lưu niệm của các nhà thờ bên Au châu.

Trước cuối thế kỷ IV có những chỉ dẫn cho biết Thánh Giá và Tấm Bảng cả hai được tôn kính ở Giêrusalem. Tất cả được giữ gìn cẩn thận, không một mảnh gỗ nào được phân phát. Các bản báo cáo của những ngày đầu cũng cho biết thánh tích ở Giêrusalem là ba khúc gỗ.

Sự thờ phượng Thánh Giá và các thánh tích vào thế kỷ V và các thế kỷ kế tiếp phổ biến đến nỗi các hòang đế bên Đông , dù việc thờ kính ảnh tượng có cấm cản, cũng thích thờ các thánh tích Thánh Giá. Việc thờ kính này khiến mọc lên các nhà thờ, các nguyện đường và các bảo tàng lưu giữ thánh tích. Trong đó phải kể đến Nhà thờ Thánh Giá ở Ravenna (Ra-ven-na) được xây trước năm 450. Đức Giáo hòang Hilarius (Hi-la-ri-út) trong những năm từ năm 461 đến năm 468 đã xây một nhà nguyện trên đồi Lateran (La-tê-ran) để đặt thánh tích. Đức Giáo hòang Symmachus (Sim-ma-cút 498-514) cũng xây một Nguyện Đuờng Thánh Giá bên cạnh giếng rửa tội ở nhà thờ thánh Phêrô để đặt một Thánh Giá bằng vàng trong có thánh tích.

Phần Thánh Giá ở Giêrusalem, dù được bảo vệ cẩn thận, nhưng đã bị vua Ba Tư là Chosroes (Chốt-rô-ét) II lấy mất khi ông chiếm Giêrusalm vào năm 614. Hàng ngàn tín hữu bị sát hại, nhiều người bị bắt làm nô lệ, hơn 300 nhà thờ, tu viện, nguyện đường bị đốt cháy và tàn phá. Nhà thờ Thánh Giá trên mộ thánh cũng bị phá hủy trong cuộc tàn phá này. Các bảo vật cùng với Thánh Giá trong hộp bằng vàng bạc bị lấy đi. Dùng ngọai giao hòa giải không được, hòang đế Heraclius (Hê-ra-cli-út) dùng quân đội tấn công. Chosroes đại bại. Sau 15 bị chiếm giữ, năm 629 thánh tích được lấy lại. Vua Heraclius long rọng rước về Constantinople và năm sau rước về Giêrusalem. Thánh tích được lưu giữ trong một cái hòm qúi giá, dù bị lấy mất, song Đức Thượng phụ Giáo chủ và hàng giáo sĩ chứng nhận là không ai mở cái hòm đựng đó. Cuộc trở về của thánh tích xảy ra vào ngày 14 tháng 9.

Ngày 14-9, ngày lấy lại Thánh Giá và rước về Giêrusalem, hằng năm trở thành một ngày lễ gọi là lễ Thánh Giá Chiến Thắng. Tại Pari ngày 14-9-1241, lễ được mừng long trọng. Vua Louis nước Pháp cởi long bào, đi chân không, vác Thánh Giá đi kiệu. Thánh tích này không bị hư hại trong thời Cách Mạng và vẫn còn được lưu giữ tại Paris.

Lễ tháng 9 kính Thánh Giá khởi đầu từ năm 335 khi hòang đế Constantine xây Nhà Thờ Thánh Giá trên mộ thánh được thánh hiến. Ngày nay lễ được cử hành dường như còn nhớ đến việc thánh tích được cứu thóat khỏi bàn tay những kẻ vô đạo.

Còn một lễ nữa, gọi là lễ “Tìm Thấy”, lễ vào ngày 3-5 để nhớ đến việc thánh nữ Helena tìm thấy Thánh Giá. Lễ này có từ thời rất sớm. Năm 1960 Đức Giáo hòang Gioan XXIII đã bãi bỏ.

Theo sự kiểm nghiệm của kính hiển vi, gỗ Thánh Giá là gỗ thông. Theo một truyền thuyết cổ xưa song đáng nghi ngờ, cây dọc của Thánh Giá dài gần 189 inches, cây ngang dài từ 90 đến 102 inches. Thánh Giá của Chúa cao hơn thập giá của hai kẻ trộm. Theo thánh John Chrysostom, Chúa bị xét xử nặng tội hơn.

Các thánh tích Thánh Giá nay còn được lưu giữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Trier, Nhà Đức Bà Pari, Nhà Thờ Chánh Tòa Ghent nước Bỉ, Nhà Thờ Chánh Tòa Oviedo và Tu viện thánh Toribio Liebana.

Thánh tích ở Vatican được lưu giữ trong một bốn cột lớn đối diện với bàn thờ cao. Cột này có tượng thánh nữ Helena.(Joan Carroll Cruz, Relics, Huntington, Indiana, 1984, Trang 31-58)

Bằng chứng vết máu Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin

Các chuyên gia kết luận tấm vải liệm thành Turin có vết máu nạn nhân bị tra tấn, củng cố giả thuyết tấm vải dùng để liệm xác chúa Jesus.
bang-chung-vet-mau-chua-jesus-tren-tam-vai-liem-thanh-turin
Tấm vải liệm thành Turin. Ảnh: YouTube.
Một nhóm nghiên cứu Italy phát hiện tấm vải lanh, được cho là dùng để bọc xác Chúa Jesus sau khi hành hình, chứa các hạt nano ít thấy ở máu người khỏe mạnh, RT hôm qua đưa tin. Những hạt rất nhỏ này hé lộ sự đau đớn của nạn nhân bọc trong tấm vải liệm, theo Elvio Carlino, nhà nghiên cứu ở Viện tinh thể học tại Bari, Italy.
Giáo sư Giulio Fanti ở Đại học Padua cho biết các hạt có cấu trúc, kích thước và phân bố kỳ lạ. Theo giáo sư Fanti, vết máu chứa lượng lớn chất creatinine và ferritin, thường thấy ở bệnh nhân bị thương do ngoại lực mạnh như tra tấn. "Sự tồn tại của những hạt nano sinh học tìm thấy trong thí nghiệm chỉ ra cái chết dữ dội của người đàn ông bọc trong tấm vải liệm thành Turin", giáo sư Fanti nói.
Bằng chứng vết máu Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin
 
 
Hình ảnh được cho là Chúa Jesus trên tấm vải liệm thành Turin. Video: CNN. 
Tấm vải liệm thành Turin dài khoảng ba mét, rộng một mét, lưu giữ hình ảnh mờ nhạt của một người đàn ông mà các tín đồ Cơ Đốc giáo cho là hình Chúa Jesus. Tấm vải là chủ đề của nhiều nghiên cứu khóa học nhằm xác nhận tính chân thực của nó. Nhiều ý kiến cho rằng hình Chúa Jesus trên vải được các thầy tu làm giả vào thời Trung Cổ.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí PlosOne, giáo sư Fanti kết luận các đặc điểm của hạt nano không thể được làm giả qua nhiều thế kỷ trên chất liệu vải.
Nhóm nghiên cứu rút ra bằng chứng từ các nghiên cứu phân tích nguyên tử và y khoa trên bệnh nhân chịu thương tích do tai nạn và tra tấn. "Các phát hiện được tìm ra nhờ những phương pháp trong lĩnh vực hiển vi điện tử", Elvios chia sẻ. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên về đặc tính cấp nano của sợi vải nguyên sơ lấy từ tấm vải liệm thành Turin.
Các thí nghiệm được tiến hành bởi Viện vật liệu ở Trieste và Viện tinh thể học ở Bari, dưới sự giám sát của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Italy và Khoa kỹ thuật công nghiệp thuộc Đại học Padua. Tấm vải đang được trưng bày ở nhà thờ Thánh John ở Turin.
Phương Hoa

Tranh cãi quanh 'ảnh Chúa Jesus' trên tấm vải liệm thành Turin

Tấm vải liệm thành Turin là một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất, được hàng tỷ tín đồ Cơ Đốc giáo coi là tấm vải dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh Chúa Jesus. Nó cũng là một trong những bí ẩn lâu đời nhất chưa có lời giải.
turin-shroud-2521848b-9336-1438142747.jp
Hình ảnh người đàn ông râu quai nón với các dấu vết tra tấn trên tấm vải được cho là Chúa Jesus. Ảnh: EPA
Theo National Geographic, hơn 117 năm kể từ ngày ảnh âm bản của tấm vải lanh có dáng người đàn ông râu quai nón, người đầy vết tra tấn được cho là Chúa Jesus, rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc và gây ra các cuộc tranh cãi bất tận.
Năm 1969, nhóm 33 nhà khoa học do Mỹ dẫn đầu được phép kiểm tra trực tiếp tấm vải, để chuẩn bị tư vấn kỹ thuật bảo quản và xét nghiệm trong tương lai. Lần tiếp cận này là tiền đề để các nhà khoa học được phép tiếp cận tấm vải lần nữa trong 5 ngày liên tục năm 1978.
Nhóm nghiên cứu mang theo 7 tấn thiết bị, làm việc cật lực 24/24 giờ, dưới sự giám sát của một hiệp hội các nhà khoa học châu Âu. Cuối cùng, họ kết luận không có tác động của con người vào các dấu vết trên tấm vải.
"Những hình ảnh trên tấm vải thực sự là của một người đàn ông, bị đóng đinh và tra tấn. Các dấu vết trên tấm vải là vết máu, có chứa các thành phần của máu như hemoglobin (thành phần của hồng cầu) và abumin (thành phần của huyết tương)," báo cáo của nhóm nghiên cứu công bố năm 1981 cho biết. Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận chưa thể giải thích hết các bí ẩn của tấm vải.
Năm 1988, Tòa Thánh Vatican cho phép các nhà khoa học kiểm tra tấm vải bằng phương pháp đồng vị phóng xạ carbon 14. Một góc nhỏ của tấm vải được gửi tới ba phòng thí nghiệm khác nhau, thuộc Đại học Oxford, Đại học Arizona và Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ. Cả ba đều có chung kết luận tấm vải ra đời giữa năm 1260-1390, hơn một nghìn năm sau khi Chúa Jesus qua đời.
Kết quả này càng trở nên thuyết phục khi nó trùng với các tài liệu đầu tiên viết về tấm vải có từ năm 1353. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra bằng máy tính sau này cho thấy, tuổi của tấm vải xác định bằng phương pháp này không thực sự đáng tin.
"Tuổi của mẫu vải phía đầu và cuối tấm vải liệm không giống nhau," nhà thống kê Riani thuộc Đại học Roma cho biết năm 2000. "Nghiên cứu của chúng tôi không khẳng định tấm vải là thật hay tuổi của nó là 2.000 năm, nhưng dựa vào phương pháp đồng vị carbon để nói tấm vải thời trung cổ mới có là chưa chính xác."
Sự khác biệt này có thể do "hiệu ứng pha loãng" carbon 14 - một đồng vị carbon phóng xạ. Đây là nguyên tố trong khí quyển, thực vật hấp thụ trong quá trình quang hợp. Lượng carbon này chuyển qua các loài động vật khi chúng ăn thực vật.
Khi động thực vật chết đi, carbon 14 phóng xạ mất dần, trong khi các đồng vị carbon không phóng xạ không đổi. Vì vậy, với các mẫu vật hữu cơ, các nhà khoa học chỉ cần tính tỉ lệ carbon phóng xạ so với các đồng vị carbon không phóng xạ của mẫu vật là sẽ xác định được tuổi của chúng.
Phương pháp này đã được sử dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ để xác định khá chính xác tuổi của các cổ vật. Đây cũng là cách để phát hiện các cổ vật giả. Tuy nhiên, việc gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thải nhiều carbon hơn vào khí quyển đã và đang ảnh hưởng tới tính chính xác của phương pháp này. Cụ thể, nếu có quá nhiều carbon không phóng xạ từ khí thải bị hấp thụ, tỉ lệ này sẽ bị "pha loãng", khiến đồ vật mới có tỉ lệ carobon tương đương cổ vật. Với tốc độ khí thải nhà kính như hiện nay, tới năm 2050, quần áo mới có thể cùng tỉ lệ hai loại carbon với các cổ vật 1.000 tuổi.
04shroudofturin-ngsversion-281-5528-1925
Mô phỏng hình ảnh trên tấm vải (trái) và hình ảnh cũ (phải) theo kích cỡ thật. Ảnh: Marco Ansaloni/NG
Một câu hỏi nữa cũng chưa được giải đáp, đó là cách hình ảnh trên tấm vải hình thành. Mọi cố gắng tái hiện hình ảnh giống như cách nó được in trên tấm vải liệm đều thất bại. Màu nhuộm trên tấm vải thật rất lạ, chỉ thấm xuống một lớp mỏng, nhỏ hơn 0,7 micromet - tương đương 1/30 đường kính một sợi vải.
Nhà vật lý Paolo Di Lazzaro và đồng nghiệp thuộc Cơ quan quốc gia về Công nghệ, Năng lượng và Phát triển Kinh tế bền vững (ENEA), Italy, đã tiến hành các thí nghiệm trong 5 năm, cố gắng tái tạo hình ảnh giống như trên "tấm vải liệm thành Turin."
Trong nghiên cứu công bố năm 2011, đội nghiên cứu cho biết đã dùng tia cực tím công suất cao bắn vào tấm vải, nhưng cũng chỉ tái tạo được gần đúng màu sắc giống với vài cm vuông trên tấm vải, chứ không thể tái tạo toàn bộ đặc tính vật lý cũng như hóa học của hình ảnh trên tấm vải, cũng như tái hiện toàn bộ hình ảnh "Chúa Jesus bị đóng đinh."
Theo Lazzaro, họ sử dụng tia cực tím hiện đại nhất trong thế kỷ 21. Nó đòi hỏi "các xung thời gian ngắn hơn 1/40 tỷ của một giây, và cường độ vào cỡ vài tỷ watt." Nếu công nghệ hiện đại nhất hiện nay cũng không làm được, thì người ta làm giả nó ở thời trung cổ bằng cách nào, nhà vật lý đặt câu hỏi.
Tòa Thánh Vatican không đưa ra thông báo chính thức nào về tính xác thực của tấm vải, nhưng nó làm tăng niềm tin của các tín đồ vào Chúa. Giáo hoàng John Paul II từng phát biểu năm 1998: "Giáo hội trao quyền cho các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm sự thật."
Bất chấp những tranh cãi về tấm vải, nhiều người vẫn tin rằng, tấm vải đóng vai trò tâm linh quan trọng.
"Tôi tin điều đó là thật. Tôi tin tưởng từ tận đáy lòng," Marco Mazzoni, một người Italy đến xem tấm vải liệm trưng bày hồi tháng 5 ở nhà thờ Turin, nói. "Nó thể hiện sự đau đớn của Chúa Jesus, và sự hy sinh của ngài vì tất cả mọi người."
Nguyễn Thành Minh

Bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, một thách đố đối với khoa học.

405
Bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, một thách đố đối với khoa học hiện đại
Với những kỹ thuật khoa học hiện đại còn trưng bày ra nhiều sự kỳ diệu về bức hình Ðức Mẹ Guadalupe được in trên áo choàng của Thánh Juan Diego vào ngày 12 tháng Chạp năm 1531: sự cấu kết của bức hình đến nay vẫn làm cho nhiều nhà chuyên môn kinh ngạc.
image
Vào năm 1936, Friz Hahn, giáo sư ở Mexico, lấy hai sợi chỉ từ tấm áo gởi cho Tiến sĩ Richard Kuhn, Khoa trưởng Phân khoa Hóa học Ðại Học Kaiser Wilhelm và là người được giải thưởng Nobel về Hóa học, sau khi nghiên cứu cùng với các giáo sư của phân khoa đã đi đến kết luận là màu sắc của các sợi chỉ không nằm trong danh sách những màu sắc mà họ đã nghiên cứu và hiểu biết. Năm 1951, họa sĩ Charles Salinas de Chavez quan sát bằng kính lúp một bức hình được chụp lại. Bất chợt ông tìm thấy trong mắt phải của bức hình có hình bán thân của một người đàn ông.
image
Ông liền tin cho Bác sĩ Rafael Lavoignet Torija, một nhà giải phẫu, ông này đã quan sát, nghiên cứu bức hình trong hai năm liền từ tháng bảy 1956 đến tháng năm 1958. Ông đã viết một bản tường trình chính thức là đã tìm thấy trong mắt của bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, hình ảnh của một người đàn ông có râu đứng cách xa khỏang 40 centimet đúng theo như định luật quang học hiện đại. Con mắt đã thâu hình ảnh với những nét cong phản chiếu trong con ngươi như trong mắt của một người thường đang sinh sống.
image
Hình ảnh trong mắt của bức hình cũng được bác sĩ Javier Torroella Bueno nghiên cứu kỹ lưởng và cũng đi đến kết luận là chiếc áo choàng của Thánh Juan Diego đã chớp lại hình của Ðức Mẹ theo như định luật quang học và chớp ảnh. Chiếc áo đã như tấm phim chớp lại hình ảnh Ðức Mẹ khi Thánh Juan Diego đứng trước mặt Ðức Mẹ.
image
Một chuyên viên về thần kinh hệ, Bác sĩ Jorge Alvarez Loyo, muốn dàn dựng lại khung cảnh, dùng môt người đóng vai trò thánh Juan Diego một người đóng vai Ðức Mẹ. Ông sắp đặt đúng hệt như trong bản nghiên cứu và xem chiếc áo như là tấm phim của máy hình để thử nghiệm công trình của mình và ông đã kết luận đây là một sự lạ huyền nhiệm.
Như cánh bướm có nhiều màu sắc rực rỡ. Những cuộc nghiên cứu tiếp theo sau này cho biết bức hình không có nét vẽ mà chỉ có những màu sắc được in vào như chớp ảnh. Với lọai vải dùng làm áo choàng thời đó thường không thể lưu giữ lâu hơn 20 năm. Riêng chỉ việc bền bỉ lâu dài của chiếc áo với thời gian đối với người Mexico cũng là một phép lạ.
Màu sắc của chiếc áo làm cho các khoa học gia ngỡ ngàng. Năm 1789, Bác sĩ Bartolache đã cho sao chép lại bức hình trên vào những áo choàng cùng một loai vải, dùng những màu sắc pha chế bằng khoáng chất, loài vật và thảo mộc. Tất cả các bản sao được thực hiện bởi những họa sĩ tài danh khác nhau, xong đem so sánh với màu sắc chiếc áo nguyên thủy. Những màu sắc trên chiếc áo nguyên thủy luôn bền vững in hình Ðức Mẹ Guadalupe, trong khung cảnh ở Tepeyac và đã được giữ lại không phai lạt, hư hỏng qua nhiều thế kỷ, bởi vậy khoa học kỹ thuật tiến bộ cũng không thể nào giải thích được.
image
Năm 1975, bản tường trình của Bác sĩ Eduardo Turati thêm vào những nhận xét là ở những nơi vải bị mòn và rách vì đã dùng lâu ngày, người ta cũng tìm thấy màu sắc đã được in vào rất rõ ràng dù đã sờn rách. Màu sắc đó không phải được vẽ lên mà được in chụp vào.
Cuối cùng năm 1979, giáo sư Phillip Serna và Jody Brant Smith dùng quang tuyến X để thí nghiệm. Dưới những nét vẽ tô chồng thêm bên ngoài ở những thời kỳ khác nhau đã bị nứt nẻ với thời gian: những nét màu hồng trên áo, những vành trên giải thắt lưng và trên vòng cung mặt trăng cũng đã được tô thêm theo thời gian và những nét tô thêm đó đều bị nức nẻ. Tóm lại những nét tô thêm sau này rất dể nhận thấy, nhưng dưới lớp tô chồng thêm, những nét tiên khởi vẫn rõ ràng không thể giải thích được.
image
Màu xanh trên khăn chòang của Ðức Mẹ trông như mới, mặc dù sức nóng của khí hậu nhiệt đới, màu hồng của chiếc áo phản chiếu ánh sáng tuyệt đẹp, trên nét mặt có những nét hòa hợp của người bản xứ và Tây phương với những nét đậm đà và trắng trẻo, sáng láng và tỏa ra màu rực rở như cánh bướm. Ðôi mắt đen nhánh và làn tóc của người Mẹ bé nhỏ (Morenita) cũng đầy những huyền nhiệm.
Bức hình tự chính mình cũng có khả năng tự vệ chống lại những phá hoại vô ý, vụng về cũng như có ác ý. Ví dụ điển hình là khi lau chùi khung kính bao che bức hình họ đã làm đổ chất acít nitric ở góc trái áo choàng đến nay vẫn còn nhìn thấy được, nhưng chiếc áo không hề bị hư hại bởi chất acít mà dấu acít cứ mờ dần với thời gian.
image
Sáng ngày 14 tháng 11 năm 1921 váo lúc 10 giờ 30, Luciano Perez, một người thợ, mang đến một bó hoa đặt dưới bàn thờ trong thánh đường trước tượng Ðức Mẹ. Anh ta vừa bước ra khỏi thánh đường thì quả bom dấu trong bó hoa phát nổ. Sức nổ làm sập bàn thờ, các chân đèn, các bình hoa và làm vở các cửa kính các dẫy nhà lân cận, nhưng vòm kính bao che tượng Ðức Mẹ vẫn nguyên vẹn. Ðức Mẹ vẫn ở đó như lời Ðức Mẹ hứa qua bao thế hệ, Người Mẹ bé nhỏ của người Mexico, đày lòng thương xót, vẫn mãi bày tỏ lòng từ bi vô biên, và trở nên Ðấng Phù Trì che chở toàn lục địa Mỹ Châu.
image
http://baomai.blogspot.com/2016/08/buc-hinh-uc-me-guadalupe-mot-thach-o-oi.html
 
XÁ LỢI THẬT CỦA ĐỨC PHẬTXÁ LỢI NIỀM TIN
Thích Nhật Từ

xa loi phat
Xá lợi Phật được tôn trí tại
viện bảo tàng New Delhi Ấn độ
Vào năm 1898 nhà khảo cổ học Anh William Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi PhậtCa Tì La Vệ. Hiện nay xá lợi của đức Phật được khai quật tại Ca Tì La Vệ đang được tôn trí tại viện bảo tàng New Delhi Ấn độ. Năm 1997, cộng đồng Phật giáo Thái lan và các nghệ nhân Thái lan đã làm một tháp mạ vàng mà trên đỉnh có 109 gam vàng để bày tỏ lòng tôn kínhthờ phượng xá lợi thật của đức Phật. Dòng họ Sakya thờ Xá lợi của đức Phật ở tại Ca Tì La Vệ đã được nhà khảo cổ học William Claxton Peppe khai quật lên là một minh chứng lịch sử. Cho đến thời điểm hiện nay chỉ có 3 tháp Xá lợi của đức Phật được khai quật và xác định là thật. 

Năm tháp xá lợi còn lại thuộc 5 vị vua của 5 nước còn lại vẫn chưa tìm được. Trong số 3 tháp xá lợi Phật được khai quật thì Xá lợi Phật tại Ca Tỳ La Vệ được tôn trí tại viện bảo tàng quốc gia New Delhi như đã nói. Xá lợi Phật được khai quật tại tháp Tỳ Xá Ly, Vesali đang được tôn trí tại viện bảo tàng Patna và xá lợi Phật được khai quật tại tháp Dharmarajika ở Sarnath vào thế kỷ 19 đã bị ông Jagat Singh, lãnh đạo của Sarnath, thả xuống sông Hằng vì ông ấy là một tín đồ giáo Ấn độ giáo không tin vào việc thờ Xá lợi của Đức Phật, đang khi toàn bộ gạch đỏ của tháp này được sử dụng làm khu kiều bào mang tên ông. Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La VệTỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được. 

Trung Quốc có một việc viên xá lợi Răng Phật thật được vua của Ấn độ đã hiến cúng cho Đường Tam Tạng pháp sư Huyền Trang vào đầu thế kỷ thứ 7 sau khi ngài Huyền Trang có 6 năm du học và 6 năm làm giáo sư ở đại học Nalanda quay trở về lại Trung Quốc. Một viên xá lợi răng của đức Phật đã được cúng cho nước Tích Lan và đang được tôn thờ ở chùa Răng Phật tại thủ đô của nước này. Còn Xá lợichúng ta nghe nói đây đó trên thế giới, phần lớn là xá lợi niềm tin tức là không có xác nhận của các nhà khảo cổ học, không có giám định. Ở Việt Nam hiện nay có không dưới 50 ngàn viên. Xá lợi thật không có phát sinh từ một viên ra thành nhiều viên; còn xá lợi niềm tin thì phát sinh và đó là lý do người ta tin cuồng nhiệttruyền bá nhau, biếu tặng nhau rước lễ, thỉnh lễ lấy lòng tôn kính nhất để phượng thờ.

Trong kinh điển Đại thừa, đức Phật đã thấy được sự kiện này trước cho nên đã truyền dạy học thuyết Pháp thân là một trong ba thân của Phật bên cạnh hóa thânứng thân sắc thân. Pháp thân được hiểu nghĩa là gì? Nơi nào có thực hành chánh pháp theo lời Phật dạy thì nơi đó thân Phật còn tồn tại. Thân Phật đây được hiểu là Phật giáo. Như vậy ngụ ý của kinh điển Đại thừa khi trình bày học thuyết Pháp thân là muốn tất cả chúng ta phải truyền bá chánh phápsử dụng chánh pháp làm công cụ để mang lại an lạc hạnh phúc cho con người. Do đó chánh pháp có một ý nghĩa rất lớn, còn việc thờ Xá lợi là một báu vật tốt và không quan trọng bằng chúng ta thờ phượng chánh pháp. Nơi nào mà Phật pháp được thực hành thì nơi đó Phật giáo được tồn tại, thân Phật được hiển lộ

Trong văn học của Tịnh độ tông những người mê tín truyền bá thông tin đến cuối thời kỳ mạt pháp toàn bộ kinh điển mất hết duy chỉ còn lại kinh Tịnh độ và đến lúc nào đó chỉ còn lại sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Đó là thông tin lạc dẫn và mê tín, tức là đề cao vai trò của Tịnh độ tông vượt trội hơn các tông phái khác, chứ không có giá trị chân lý. Vào thế kỷ thứ 12 khi lực lượng hồi giáo tàn phá đại học Nalanda, thư viện đại học Nalanda cao 9 tầng cháy liền 6 tháng trời mới hết. Điều đó không có nghĩa là toàn bộ các kinh điển Phật giáo mất đi. Bởi vì từ thế kỷ thứ ba trước tây lịch, Phật pháp được truyền sang Tích Lan và nhiều thế kỷ sau đó kinh điển bằng các ấn bản trên lá bối và nhiều phương tiện khắc bản gỗ đã được truyền thừa tại Tích Lan, Miến Điện sau đó truyền sang Thái Lan, Lào, Campuchia và những nước khác. Còn các kinh điển Đại Thừa thì được truyền sang Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Tây Tạng, .v.v… 

Do đó sự tổn thất bởi sự cháy các kinh điển tại Ấn độ không có nghĩa là toàn bộ kinh điển Phật giáo bị mất đi. Cho đến hiện nay chúng ta đã có ba loại ấn bản: sách, ấn bản trên internet, ấn bản sách nói về Đại tạng kinh tức là những lời Phật dạy, bao gồm Kinh Luật Luận và các bản sớ giải. Công nghệ kỹ thuật số này cho ta một nhận thức: Kinh điển Phật giáo sẽ vĩnh viễn không bao giờ mất đi cho đến lúc nào toàn bộ hành tinh này vỡ tung ra thành các mảnh thiên thạch. Nếu vẫn còn sự sống của con người thì Kinh điển sẽ được lưu truyềntruyền bá dưới kỹ thuật số hoặc vài trăm năm sau có một loại kỹ thuật mới hơn thì Kinh điển lại tiếp tục chứa đựng ở các dạng thức mới và sẽ không bao giờ mất đi. Vấn đềPhật tửTăng Nithực tậptruyền bá Phật pháp tiếp tục hay không thôi. 

Xá lợi của Phật có thể bị mất do vô thường, nhưng kinh điển Phật giáo là vĩnh hằng. Thay vì đặt nặng tín ngưỡng về việc phụng thờ xá lợichúng ta không có cơ hội, ngoại trừ những người trực tiếp đi Phật tích chiêm bái thì ở bất cứ nơi nào trong bất cứ thời điểm nào nếu chúng ta thực tập kinh điển bằng cách đọc tụng, nghiền ngẫm, áp dụng, truyền bá phổ biến thì lúc đó pháp thân Phật vẫn còn ngự trị mãi trên quả địa cầu này.

Nghi thức cắt bao quy đầu của các tôn giáo độc thần dòng Abraham

Cắt bao quy đầu quá sớm có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Đọc đến đây chắc bạn cũng đang kiểm tra giống tôi ( ͡° ͜ʖ ͡°)
Bài viết dưới đây là của bạn mình, bút danh Phong Trung, nó thích nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, tôn giáo, hiện đang theo học ở Indonesia dạng học bổng văn hóa do Chính phủ Indo cấp. Nó thường viết những bài về chủ đề văn hóa, tôn giáo trên facebook cá nhân, mình xui đưa lên spiderum cho anh chị em gần xa tiếp chiêu thì nó lười. Hôm nay quyết định tiền trảm hậu tấu, mọi ý kiến, câu hỏi nếu có mọi người thoải mái đóng góp, mình sẽ giục tác giả vào trao đổi, trả lời.
-----
Nói chuyện với mình đôi khi rất nhạt nhẽo. Hôm nay ra quán cà phê làm bài tập, chán quá ngẩng lên hỏi thằng bạn, nó là người Indonesia Hồi giáo: "mày có cắt bao quy đầu không?" Mình hỏi nó bằng tiếng Anh (circumcision) mà nó không biết, mà lại không thể vạch ra cho nó xem rồi giải thích được nên phải mở từ điển ra. Không biết từ điển có giải thích đúng không nữa nhưng đến giờ nó vẫn chưa trả lời.
pn_XGSB.jpg
1. Do Thái giáo
Từ trên 3.000 năm trước, cắt bao quy đầu đã trở thành một nghi lễ bắt buộc đối với nam giới người Do Thái. Nghi lễ này được gọi là Brit Milah (Bris Milah) và được coi là điều kiện tiên quyết trong Giáo Ước với Thiên Chúa.
Theo Kinh Torah của Do Thái giáo (Cựu Ước), Thiên Chúa đã ra lệnh cho Tổ Phụ Abraham tự cắt bao quy đầu của chính mình cũng như tất cả các thành viên nam trong gia đình, dòng họ, kể cả nô lệ. Theo luật Do Thái, bất cứ nam giới nào không thực hiện nghi thức này đều bị coi là tự phá bỏ giao ước với Thiên Chúa và sẽ bị khai trừ ra khỏi cộng đồng “con dân của Chúa”.
Theo truyền thống, Bris Milah là một nghi thức quan trọng nên cần có sự quan tâm và chúc phúc của cả đại gia đình. Nghi thức này thường được tổ chức trong vòng 8 ngày sau khi em bé sinh ra, thường là vào ngày Sabbath – tức thứ Bảy – tức Saturday.
Nói thêm về ngày Sabbath thì trong chương Sáng Thế ký, Thiên Chúa đã tạo ra tất cả trời đất này trong 6 ngày và đến ngày thứ 7 thì Ngài mệt quá và nghỉ ngơi. Với ý nghĩa đó nên người Do Thái nghỉ ngày thứ Bảy. 
Sang đến Cơ Đốc giáo, vẫn niềm tin đó nhưng các Ki-tô hữu cho rằng giao ước mới được thành lập giữa Thiên Chúa và con người dưới sự hiện diện của Chúa Jesus thì ngày Sabbath được chuyển sang Chủ Nhật (Chúa Nhật)
Chúa Jesus bị đóng đinh và chết trên cây thánh giá vào ngày Sabbath cũ của Cựu Ước nhưng đã Phục Sinh vào ngày Sabbath của giao ước mới, tức là vào Chủ Nhật, nên các Ki-tô hữu chuyển sang nghỉ ngày này. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, theo đúng truyền thống thì Chủ Nhật là ngày bắt đầu của một tuần mới chứ không phải thứ Hai.
2. Cơ Đốc giáo
Cùng với giao ước mới, Cơ Đốc giáo cũng có nhiều thay đổi so với Do Thái giáo. Cũng giống như hiện nay, các tín đồ Cơ Đốc giáo thường không thực hiện nghi thức cắt bao quy đầu thì mới được nhận sự che chở của Thiên Chúa. Chúa Jesus có dạy, tất cả mọi người, bất kể nam nữ, bất kể thành phẫn hội nào, có cắt bao quy đầu hay không, nếu tin vào Thiên Chúa đều được bảo vệ. Các tín đồ dựa vào lời dạy này đã chính thức loại bỏ nghi lễ này khi Cơ Đốc giáo tách dần ra khỏi Do Thái giáo.
Mấu chốt vấn đề nằm ở điểm, giao ước mới theo lời của Chúa Jesus là hướng tới dân ngoại chứ không cô lập trong cộng đồng người Do Thái nữa. Bất cứ ai tin vào Người sẽ trở thành “con dân của Chúa”. Quan điểm này được các tông đồ của Chúa Jesus hết sức lưu tâm. 
Sau khi Thánh Phao-lô (Paul), từ một “mục sư” (rabbi) Do Thái giáo trường phái chính thống luôn phản đối sự thay đổi của những Ki-tô hữu, một ngày trên đường tới Damas nhận được chỉ dụ của Chúa Jesus đã “cải đạo” (không hẳn) và dành hết phần đời còn lại của mình phụng sự Người. 
Thánh Paul nhận thấy rằng muốn mở rộng niềm tin vào Thiên Chúa, “Quang đại giáo phái” thì cần phải loại bỏ bớt những thủ tục không cần thiết, trong đó có nghi lễ Bris Milah, đặc biệt là người Hi Lạp thời điểm đó không sẵn sàng cắt bao quy đầu. 
Vì vậy trong những lần họp tôn giáo sau đó, Bris Milah chính thức không còn là điều kiện trong giao ước mới của con người với Thiên Chúa nữa.
3. Hồi giáo

Sang đến thế kỷ thứ 7, Allah của Hồi giáo đã giữ lại nghi lễ này trong những lần mặc khải cho Tiên tri Mohammed thông qua Thiên Thần Gabriel, nhưng không phải điều kiện tiên quyết trong giao ước với Thiên Chúa.
Trong Hồi giáo, việc các bé trai cắt bao quy đầu được gọi là Tahara và đây không phải là một nghi lễ bắt buộc như Bris Milah trong Do Thái giáo nhưng được khuyến nghị trong một số dòng Hồi giáo nhất định.
Theo lời dạy của Mohammed trong Sunnah, Nhà Tiên Tri khẳng định đây là luật trong tất cả đàn ông Hồi giáo. Lý do chính cho việc này không phải là giao ước với Thiên Chúa mà là sự sạch sẽ cần có khi cầu nguyện. FYI, Hồi giáo rất nghiêm ngặt trong vấn đề vệ sinh khi cầu nguyện, trước khi cầu nguyện các tín đồ cần phải tắm rửa, làm sạch cơ thể và nếu ở trong sa mạc không có nước thì phải tắm bằng cát. Cắt bao quy đầu sẽ giúp nam giới được sạch sẽ hơn, không có những cạn bẩn bám lại.
Hồi giáo không quy ước nam giới phải cắt bao quy đầu vào độ tuổi nào nhưng thường là trước sinh nhật thứ 17. Khác vơi Do Thái giáo, đây không phải là một nghi lễ quan trọng nên không cần phải tổ chức tiệc và mời người thân đến chứng kiến mà chỉ cần đi đến bệnh viện rồi về nhà nghỉ 1 tuần thôi.
Ở Malaysia, ca tiểu phẫu này được xem là một bước ngoặt cho một bé trai bước sang tuổi trưởng thành. Ở một số nơi khác, bố mẹ sẽ đưa bé trai đến bệnh viện thực hiện tiểu phẫu khi cậu bé đó có thể hoàn thành bài cầu nguyện đầu tiên từ đầu đến cuối.
4. Facts

Lập luận để thuyết phục bản thân là một vấn đề quan trọng trước khi một tín đồ thuộc một trong ba tôn giáo anh em bên trên đưa ra quyết định có nên thực hiện ca tiểu phẫu này không.

– Với Do Thái giáo, mặc dù được viết trong Torah, nhưng rất nhiều người Do Thái phản đối nghi lễ này vì cho rằng nó không cần thiết, không hiểu vì sao Thiên Chúa lại có yêu cầu không liên quan này (tuy nhiên khoa học chứng minh nó rất tốt cho sức khỏe nam giới). Họ lấy một lời mặc khải khác của Thiên Chúa trong Torah cho rằng con người không được thay đổi các bộ phận nên cơ thể làm nền tảng cho lập luận của mình.

– Tín đồ Cơ Đốc giáo cũng chia sẻ quan điểm trên và đặc biệt nhấn mạnh thêm nữa là lời dạy của Chúa Jesus về giao ước mới không có vấn đề này cũng như nhấn mạnh vào việc Giao ước mới được hình thành từ ngày Phục Sinh.

– Trong Hồi giáo, vốn dĩ thủ thuật này là không bắt buộc hoặc sẽ được hoãn lại cho đến khi bạn sẵn sàng, đặc biệt là đối với những người mới cải đạo.
Tuy nhiên cần phải lưu ý một vài facts có thể trả lời tại sao Chúa Jesus không hoàn toàn loại bỏ nghi lễ này đi cũng như tại sao thời điểm của giao ước mới quan trọng và tại sao Tiên Tri Mohammed không áp dụng nghiêm lệnh với quy tắc này là vì Chúa Jesus được sinh ra là người Do Thái giáo có cắt bao quy đầu từ nhỏ và Tiên Tri Mohammed thì không.
----
Tác giả: Phong Trung
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét