Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

CHÚA LỘNG HỒN QUỈ 3

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI LA MÃ - 04

NÚI TỘI ÁC THỨ BA CỦA CÔNG GIÁO:
Trong thiên niên kỷ thứ nhất của giáo hội Công giáo, sự giết chóc những người lạc đạo tương đối hiếm. Năm 385 tại Trier, Đức quốc, các giám mục lên án tử hình Priscillian và những người theo Priscillian vì tội nghi ngờ thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi và sự sống lại của Giê-su (Bishops put to death Priscillian and his followers for doubting the Trinity and the Resurrection). Năm 415, tại Alexandria, Nữ khoa học gia danh tiếng Hypatia, giám đốc thư viện Alexandria, bị các linh mục và các đệ tử của thánh Cyril đánh chết vì những tư tưởng khoa học của Hypatia không phù hợp với Thánh Kinh, tương tự như trường hợp của giáo hội Công giáo đối với Galilei sau này. Tại Constantinople vào khoảng năm 550, Hoàng đế Công giáo Justinian giết rất nhiều người vì không theo đúng giáo lý Công giáo để áp đặt giáo lý chính thống Công giáo trên quần chúng.
Sang thiên niên kỷ thứ hai, Hoàng đế Công giáo Robert the Pious thiêu sống 13 người “lạc đạo” ở Orleans năm 1022. Năm 1051, trong cộng đồng Công giáo ở Goslar, Đức quốc, một số người vì một niềm tin nào đó, không chịu giết gà (unwilling to kill chickens), bị kết tội “lạc đạo” và bị treo cổ (hanged). Năm 1141, linh mục Peter Alebard bị lên án phải tù chung thân vì ông ta đã liệt kê những mâu thuẫn của giáo hội Công giáo trong cuốn sách nhan đề “Yes and No”.
Giáo hội Công giáo cũng còn giết nhiều tín đồ Ki Tô khác không theo đúng giáo luật của Công giáo. Thí dụ trường hợp Peter Waldo ở Lyon, một tín đồ Công giáo thường dân giảng đạo ngoài đường phố. Giáo hội Công giáo ra luật chỉ có linh mục mới có quyền giảng đạo. Do đó những người theo Waldo, Waldensians, đều bị coi như là lạc đạo và bị tuyệt thông, và trong cuộc Thập Ác Chinh Albigense, những người này cũng bị tàn sát hoặc thiêu sống trong vùng Savoy, Pháp quốc. Một trường hợp khác là nhà thần học Pháp Almaric. Ông này rao giảng là mọi người đều có khả năng trở nên thần thánh (all people are potentially divine), và những lễ tiết trong giáo hội là không cần thiết (church rites aren’t needed). Sau khi ông ta chết, xác ông ta bị khai quật lên và đem đi thiêu, những người theo ông bị thiêu sống (After his death, his followers were burned alive as heretics, and his body was dug up and burned).
Nhiều nhóm “lạc đạo” khác cũng bị Công giáo tiêu diệt. Giáo hoàng và các Thánh trong Công giáo chủ trương giết người lạc đạo. Họ viện dẫn Cựu Ước để biện minh cho các cuộc tàn sát vì Cựu Ước dạy rằng: Kẻ nào phỉ báng tên Chúa đều phải bị giết (He who blasphemes the name of the Lord shall be put to death). Thánh Thomas Aquinas tuyên bố: “Nếu những kẻ bất lương đáng tội chết, thì những kẻ lạc đạo còn đáng bị giết hơn nữa” (St. Thomas Aquinas declared: “If malefactors are justly doomed to death, much more may heretics be justly slain.”)
Nghiên cứu về các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý, đó là một trong nhiều vết nhơ không sao gột sạch trong lịch sử Giáo hội Công giáo, tuy rằng có vài nhà Thần học Công giáo đã đưa ra vài lý luận để bào chữa cho những hành động tàn bạo của Giáo hội, thí dụ như, đó là hành động của những người cuồng nhiệt tôn giáo, tin rằng mình đã làm theo ý Chúa, hoặc các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo chỉ có mục đích cứu vớt linh hồn những người lạc đạo, lẽ dĩ nhiên, cứu vớt bằng cách tra tấn và thiêu sống họ.
Những lời bào chữa như trên chỉ có mục đích lạc dẫn đám tín đồ kém hiểu biết, vì các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tôn giáo đã chứng minh rằng, sự thiết lập các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo giáo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thế tục như: bảo vệ cấu trúc quyền lực độc tài của chế độ giáo hoàng, vơ vét của cải, tài nguyên v...v...
Thật vậy, trong cuốn Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo Tây Ba Nha (The Spanish Inquisition, Barnes & Nobles Books, New York, 1994, p.18) Jean Plaidy viết như sau:
"Đó là lời bào chữa nghe có vẻ hợp lý, nhưng chúng ta phải nhớ rằng, chính sự sợ hãi những người dị giáo đã đưa đến sự thiết lập những tòa hình án xử dị giáo; và những nạn nhân phần lớn là những người giầu có, của cải của họ rất đáng để tịch thu, còn số ít là những người nghèo không có của cải." 1
Nhưng tại sao Giáo hội Công giáo lại sợ những người dị giáo? Lý do chính là để bảo vệ quyền lực của Giáo hội trước những tư tưởng khai phóng, khao khát tự do của những người mà Giáo hội gọi là "lạc đạo". Quyền lực của Giáo hội nằm trong những giáo điều mà giáo hội đưa ra để nắm giữ cả phần hồn lẫn phần xác của đám tín đồ kém hiểu biết. Nếu những giáo điều này trở thành phi lý trước những tư tưởng khai phóng, tự do v..v.. thì giáo hội sẽ mất đi quyền lực. Gần đây, tuy sợ hãi trước sự bành trướng một cách hòa bình của Phật Giáo và Hồi Giáo trên khắp thế giới, nhưng vì Giáo hội Công giáo không còn quyền lực của thời Trung Cổ ở Âu Châu để tra tấn và thiêu sống những người "dị giáo" nữa, nên Giáo Hoàng John Paul II đã viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng trong đó Giáo hoàng xuyên tạc và hạ thấp Phật Giáo cũng như vài tôn giáo khác. Hành động này đã bị cả thế giới (trừ đám tín đồ có đầu óc thời Trung Cổ) lên án và đại diện của Tòa Thánh đã phải xin lỗi Phật Giáo. Nhưng hành động này cũng chứng tỏ một sự sợ hãi và thiếu tự tin của Giáo hội Công giáo La Mã, không còn khả năng thuyết phục nhân loại bằng những giáo lý hoang đường, nên phải dùng đến hạ sách là xuyên tạc và hạ thấp các tôn giáo khác. Những ngôn từ thiếu văn hóa của John Paul II phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là "Những con chó sói đói mồi" và của Hồng Y Ratzinger, nay đã là Giáo hoàng, nguyên là phụ tá thân cận nhất của John Paul II và là người đứng đầu Cơ Quan Truyền Bá Đức Tin, biến thể của Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo, cũng phê bình Phật Giáo là một tôn giáo thuộc loại Tự Thỏa Dâm (Auto Eroticism), chứng tỏ sự sợ hãi nói trên nhưng cũng đồng thời cho chúng ta thấy thực chất vô đạo đức tôn giáo của những người cầm đầu Giáo Hội Công giáo La Mã ngày nay. Buồn thay, những người Công giáo Việt Nam vẫn gọi những kẻ vô đạo đức tôn giáo như trên là “Đức Thánh Cha”.
Sự sợ hãi những tư tưởng khai phóng của Giáo hội Công giáo được học giả Công giáo Joseph D. Daleiden phân tích như sau trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng: Một Sự Định Giá Phê Bình Về Di Sản Do Thái-Ki Tô (The Final Superstition, A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, 1994), trg. 61:
"Với sự tăng trưởng về kiến thức và về ý thức phán đoán, lòng khao khát có thêm tự do là điều không thể tránh được. Cả hai chế độ Giáo Hoàng và chế độ quân chủ ở Âu Châu đều nhận biết sự đe dọa trầm trọng này. Cho nên chúng ta không lạ gì khi hai chế độ trên đã mở một cuộc chiến toàn diện để tiêu diệt những người tranh đấu cho sự giải phóng nhân loại ra khỏi những sự cùm kẹp song sinh của Vua chúa và Giáo hoàng. Đó là mục đích thực sự của những tòa hình án xử dị giáo." 2
Trên đây chỉ là vài nét đại cương về nguyên nhân thiết lập các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo của Giáo hội Công giáo La Mã. Thực chất của những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo này ra sao, chúng ta hãy nghe lời mô tả của một nhà Thần học Ki Tô Giáo, Mục sư Ernie Bringas, trong cuốn Theo Đúng Sách Viết: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Bởi Quyền Lực Thánh Kinh (Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub. Co., 1996), trg 37, và đây chỉ là một phần nhỏ sự thực về bản chất của những tòa hình án xử dị giáo:
"Những người bị kết án là dị giáo trước hết bị bắt giữ và cô lập với thế giới bên ngoài. Họ được coi là có tội ngay từ lúc khởi đầu, và bắt các tội nhân thú nhận tội lỗi được coi như là nhiệm vụ mà Thượng đế trao cho phán quan. Người ta tin rằng, chỉ có cách này linh hồn bị cáo mới được cứu vớt khỏi nanh vuốt của quỷ. Bị cáo phải dựa vào chính khả năng của mình, không được phép có luật sư biện hộ.
Ngược lại, cơ quan truy tố được phép đưa ra bất cứ số nhân chứng nào, gồm cả thân nhân của bị cáo.  Những lời chứng và nghe đồn của ngay cả những nhân chứng không đáng tin cậy nhất, gồm cả trẻ con, đều được nhận như là những bằng chứng xác định sự phạm tội. Bị cáo không được phép chất vấn các nhân chứng hoặc cũng không biết họ là ai. Tuy nhiên, bị cáo được quyền tự biện.
Không lấy gì làm ngạc nhiên, tra tấn là phương pháp nhanh nhất và hữu hiệu nhất để ép nạn nhân thú tội. Mới đầu, bị cáo được kéo vào phòng tra tấn và chỉ cho xem những hình cụ dùng để tra tấn. Nếu họ không nhận cái tội mà người ta gán cho họ, họ sẽ bị tra tấn từ từ với cường độ tra tấn tăng dần. Những phiên tra tấn này thường kéo dài từ hai tới bốn tiếng đồng hồ, thân thể các nạn nhân bị xâm phạm và phá hủy.
Thường thì những hình cụ tra tấn dùng trong các cuộc tra hỏi này trước hết được rảy nước Thánh (nước đã được một linh mục làm phúc). Trong những hình cụ tra tấn có:

CÁI KẸP NGÓN TAY. Ngón tay của bị cáo bị đặt trong cái kẹp có đinh vít. Đinh vít được quay để kẹp chặt ngón tay dần dần cho tới khi máu phọt ra và xương ngón tay bị nghiền nát.
ĐÔI ỦNG SẮT. Cái hình cụ hữu hiệu này dùng để nghiền nát xương ống chân.
CÁI GIÁ CĂNG. Nạn nhân bị căng trên một khung hình tam giác, chân tay bị buộc chặt để không cử động được. Cổ tay và cổ chân bị cột vào một cái đinh vít căng. Khi vặn đinh vít, chân tay nạn nhân bị căng ra một cách vô cùng đau đớn cho tới khi cổ tay và cổ chân bị kéo ra khỏi những khớp xương tương ứng.
(Mục sư Bringas còn tả thêm 2 hình cụ tra tấn nữa nhưng vì quá độc ác nên tôi không muốn dịch. Hai hình cụ đó là: CÁI GIÁ CĂNG THẲNG ĐỨNG (The Vertical Rack) và HÌNH CỤ TRA TẤN BẰNG NƯỚC (Water Torture). Tuy nhiên, trong phần trích dẫn bằng tiếng Anh ở cuối bài tôi xin để nguyên lời mô tả những hình cụ này để độc giả tham khảo. TCN).
...Những phương pháp độc ác và tàn nhẫn dùng để trừng phạt những người bị kết án là dị giáo chứng tỏ chiều sâu của sự rồ dại và lạc dẫn sự say mê tôn giáo gây ra bởi những người tự cho là làm theo ý Chúa."  3
Chúng ta nên để ý rằng, trên đây nhà Thần học Ki Tô Ernie Bringas chỉ mô tả 5 hình cụ thường dùng để tra tấn những người dị giáo trong số hơn 40 hình cụ, được phát minh bởi những người con Chúa thường được rao giảng là Chúa dạy phải thương yêu kẻ thù, trong đó có những hình cụ tra tấn một cách tàn ác và dã man hơn những hình cụ mô tả ở trên. Độc giả nào tò mò muốn thấy tận mắt một số những hình cụ này thì tôi xin mời họ hãy đến thăm một bảo tàng viện có tên là "Medieval Dungeon" ở trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, thành phố San Francisco, Cali. Trong bảo tàng viện này có trưng bày hơn 40 hình cụ mà các tòa hình án dùng để tra tấn những người bị tố cáo là dị giáo. Ở ngoài cửa bảo tàng viện có đề:
"Trưng bày hơn 40 hình cụ man rợ để tra tấn và hủy diệt con người trong thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Đằng sau những cánh cửa này là sự khủng khiếp thực sự của thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Những ngày đen tối nhất của cái quá khứ nhơ nhớp của họ." (More than 40 barbaric exhibitions of torture and annhiliation from European Medieval days. Beyond these doors lies the true horror of the European Medieval days. The darkest days of its sordid past.)
Ngoài ra, Linh Mục Joseph Dunn cũng viết trong cuốn Đám Tín Đồ Công giáo Chúng Tôi (The Rest of Us Catholics, Templegate Publishers, 1994), trg. 184, như sau:
"Có một cuộc triển lãm thường xuyên những hình cụ tra tấn tại Amsterdam - Đã một lần tôi đặc biệt tới xem cuộc triển lãm này. Tôi nghĩ rằng mọi cá nhân mới tuyển mộ cho Cơ Quan Truyền Bá Đức Tin (hay Văn Phòng Thánh, Holy Office, Nguyên là cơ quan chỉ đạo các tòa hình án. TCN) của Hồng Y Ratzinger đều phải đến xem cuộc triển lãm này và viết một bài nghiên cứu về nó.
Đây là những hình cụ tra tấn của những tòa hình án xử dị giáo mà Văn Phòng Thánh là cơ quan thừa kế.  Có những hình cụ nghiền nát đầu, nghiền nát ngón tay, giá thang để căng người, phanh ngực, chẻ đầu gối, hình cụ giống quả lê và làm nó nở ra dần dần sau khi đâm vào miệng, hậu môn, âm hộ, khuôn người bằng sắt, những cái chĩa dành cho dị giáo, và những con nhện Tây Ba Nha - kèm theo những bản khắc và tài liệu chỉ cách những hình cụ này đã được xử dụng như thế nào."  4
Đọc về những tòa hình án xử dị giáo tôi không tài nào hiểu nổi những hành động dã man, tồi tệ, và phản lại chính tín ngưỡng của mình, của những tín đồ Công giáo. Thí dụ: một trong những hình cụ tra tấn được tìm thấy trong nhà tù của Tòa Án Xử Dị Giáo tại vùng Toledo có một bức tượng giống hình Mary Đồng Trinh. Phía trước có nhiều đinh và dao sắc. Những đòn bẩy được vận dụng để cho hai tay bức tượng xiết chặt nạn nhân dần dần trong khi những đinh và dao sắc xuyên qua thân thể. (Plaidy., 143: One of the instruments of torture, which was discovered in the prison of the Inquisition in Toledo by the invading French, was a statue built to resemble the Virgin Mary. The front of the statue was covered with sharp nails and knives. Levers were pulled, and the arms of the statue would embrace its victim who would be crushed tighter and tighter, while the knives and nails pierced the naked flesh.). Trong cuốn “Unzipped: The Popes Bare All”, Tiến sĩ Arthur Frederick Ide mô tả hình cụ tra tấn mang hình Mary như sau, trang 45, theo tài liệu của Linh Mục Joseph McCabe trong cuốn Lịch Sử Tra Tấn (Austin, 1980): “Một con đường đi thẳng tới Jesus hơn [để hiệp thông với Chúa] có thể kiếm thấy trong hình cụ “Bà Đồng Trinh Bằng Sắt” của những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo. Bà ta khoác một bộ áo choàng bằng gỗ và sắt, khi mở ra thì có những hàng mũi nhọn trông như những răng của cái bừa, dài khoảng 20cm. Nạn nhân đứng trên một cánh cửa ở trên một hố nước sâu, khi hai cánh của hình cụ mở ra và các mũi nhọn rút ra khỏi thân người thì cái xác sẽ rơi xuống nước ở hố sâu. NHững mũi nhọn được xếp đặt cẩn thận để sao cho hai cái xuyên vào hai mắt nạn nhân, những cái khác thì xuyên qua ngực và bụng.” (A more direct route to Jesus was found in the “Iron Virgin” of the Inquisition. She wore a cloak of wood and iron which when opened revealed an interior lined with spikes shaped like harrow teeth.. The figure stood above a trapdoor opening into a moat so that when the doors were opened and the spikes pulled out of the corpse, it would drop into the water below. The spikes were carefully placed so that two of them would enter the eyes, others into the chest, and still others into the abdomen.)
Trong một số sách đã xuất bản, chúng ta cũng có thể thấy những hình ảnh của những hình cụ tra tấn này, kèm theo lời mô tả cách tra tấn.. Độc giả có thể đọc vài cuốn điển hình, thí dụ như cuốn Những Tòa Hình Án Tây-Ban-Nha (The Spanish Inquisition) của Jean Plaidy, hoặc cuốn Vạch Trần Các Giáo Hoàng: Một Khảo Cứu Bộc trực về Vấn Đề Tình Dục và Đồi Bại Trong Vatican (Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican) của Arthur Frederick Ide, và nhất là tập sử nổi tiếng Lịch Sử Những Tòa Hình Án Trong Thời Trung Cổ (The History of the Inquisition in the Middle Ages) của Henry Charles Lea, nếu muốn biết nhiều hơn về những sự dã man tàn bạo của Giáo hội Công giáo La Mã.
Sau đây chúng ta hãy đọc vài tài liệu mô tả phần nào chi tiết về những hành động man rợ, độc ác không thể tưởng tượng được của các con cái Chúa. Đầu tiên là tài liệu trong cuốn "Các Đại Diện của Chúa KiTô: Mặt Đen Tối Của Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy,Crown Publishers, 1988, trg. 162-166) của Giám Mục Công giáo Peter de Rosa:
"Khủng bố thực sự bắt đầu với Gregory IX, lên ngôi giáo hoàng năm 1227. 
Hai năm sau, tại Công Đồng Toulouse ở Languedoc, Gregory ra sắc lệnh giải giao những người "dị giáo" cho chính quyền dân sự trừng phạt. Ông nói: "Bổn phận của mọi tín đồ GiaTô là phải truy tố những kẻ dị giáo".
Năm 1232 giáo hoàng đã đi đến một quyết định: Ông ra chiếu chỉ thành lập Tòa Án xử Dị Giáo. Những Giám mục thì quá lơ là, thực ra là, họ thiếu thì giờ và khả năng để hoàn thành công việc một cách chu đáo. Những người dị giáo, nghĩa là những người chống bất cứ lời tuyên bố nào của giáo hoàng, đều phải giải giao cho chính quyền dân sự thiêu sống (sau khi bị Tòa Hình Án tra tấn, thẩm vấn và kết tội; TCN). Nếu họ sám hối họ sẽ bị tù chung thân. Chưa có giáo hoàng nào dương lên ngọn đuốc khủng bố với sự thích thú hơn.
Tháng 4, 1233, giáo hoàng chỉ chọn những quan tòa hình án trong dòng Đa Minh (Dominic) và chẳng bao lâu các linh mục dòng này vinh dự được sự chọn lựa đó. Ngày 27 tháng 7, 1233, là ngày giáo hoàng phê chuẩn bằng bút đỏ: hai phán quan của tòa hình án làm việc toàn thời gian được bổ nhiệm - Peter Seila và Wìliam Arnald. Hai ông này là hai người đầu tiên của một đoàn dài những công tố viên của nhân loại, làm việc một cách thanh thản và không hề thắc mắc. Khi bức màn hình án được kéo lên, năm 1239, 2 năm trước khi Gregory chết, linh mục dòng Đa Minh Robert le Bougre đi tới Champagne để điều tra một giám mục tên là Moranis. Ông giám mục này bị kết tội là để cho những người dị giáo sống và lan ra trong giáo phận của mình. Ngày 29 tháng 5, le Bougre đưa 180 người, kể cả ông giám mục, lên giàn hỏa thiêu sống.
Đây là sự trở lại thời man rợ.
Lịch sử không ủng hộ quan điểm cho rằng giáo hội Công giáo luôn luôn đứng đầu về vấn đề nhân quyền. Trong thế kỷ 13, giáo hội vẫn còn đưa ra giáo điều như thuở ban đầu: dị giáo không có một nhân quyền nào. Họ có thể bị tra tấn không chút đắn đo, ngại ngùng. Giống như những kẻ phản bội quốc gia, họ tự đặt mình ra ngoài sự thương xót của luật pháp. Họ phải chết.
Trải qua 3 thế kỷ không có một giáo hoàng nào chống đối cái giáo điều man rợ trên. Do đó, giáo điều này đã trở thành một phần thường trực trong giáo lý Công giáo. Dựa vào đó, quyền năng của tòa hình án đã lên tới mức chưa từng thấy. Kết quả là sự đàn áp toàn diện những người không hề có được một sự bảo vệ nào trước những sự buộc tội hoặc chỉ bị nghi ngờ là dị giáo.
Tòa hình án được phép làm bất điều gì. Những phán quan của tòa hình án dòng Đa Minh, được giáo hoàng bổ nhiệm, họ không ở dưới quyền bất cứ một ai ngoài Thượng đế và giáo hoàng. Họ đứng ngoài vòng xét xử của các giám mục và luật dân sự. Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan tòa xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là: "Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do."
Họ hoạt động một cách độc đoán và trong vòng bí mật. Bất cứ người nào hiện diện trong cuộc tra hỏi - nạn nhân, thư ký, người tra tấn - mà tiết lộ thì sẽ bị lên án mà chỉ có giáo hoàng mới có thể tha cho. Những quan tòa hình án, giống như giáo hoàng, được hiểu rằng không thể phạm một lỗi lầm nào và không thể làm sai...
Tra tấn được dùng thả dàn. Mới một trăm năm trước đây, người ta trưng bầy trong cái nhà ở góc đường của giáo hoàng cuốn Sổ Đen dùng làm chỉ đạo cho những quan tòa hình án. Cuốn sổ có đánh số trang này thuộc trách nhiệm của Phán Quan Trưởng Tòa hình án. Cái tên phổ thông của nó là Cuốn Sổ của Thần Chết. Sau đây là một phần được trích dẫn từ đó:
"Hoặc bị cáo thú tội và như vậy là có tội theo sự thú tội của chính hắn, hoặc hắn không thú tội nhưng vẫn là có tội dựa theo chứng cớ của các nhân chứng. Nếu một người nhận tất các tội đã gán cho hắn, đương nhiên hắn hoàn toàn có tội; nhưng nếu hắn chỉ thú có một phần các tội trạng, hắn vẫn phải bị coi như là phạm tất cả các tội, vì phần mà hắn đã thú tội chứng tỏ rằng hắn có khả năng phạm tất cả các điểm khác trong bản cáo trạng...
Sự tra tấn thân xác đã chứng tỏ đó là phương cách có ích và hữu hiệu đưa tới sự sám hối tinh thần. Cho nên, sự chọn lựa một hình cụ tra tấn thích hợp nhất là trách nhiệm của quan tòa hình án, ông ta sẽ quyết định dựa trên tuổi tác, phái nam hay nữ, và sự cường tráng thân thể của tội nhân. Nếu, trong trường hợp đã dùng đủ mọi cách mà con người xấu số kia vẫn không chịu nhận tội, phải coi hắn như là một nạn nhân của quỷ; và, như vậy, không được hưởng sự thương xót từ các kẻ tôi tớ của Thượng đế (các linh mục xử án), hoặc sự thương hại hay khoan hồng nào của giáo hội Mẹ Thánh thiện. Hắn là đứa con của sự đày đọa. Hãy để cho hắn chết rục cùng với những kẻ đã bị đày đọa vĩnh viễn xuống hỏa ngục."
Thật khó mà có thể kiếm được một văn kiện nào mà trái với những nguyên tắc công lý tự nhiên như vậy. Theo cuốn Sổ Đen, một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phải phản bội đứa con. Không làm như vậy là một "tội lỗi đối với Tòa Án Thánh" và đáng bị tuyệt thông, nghĩa là, không được hưởng các bí tích và, nếu không có tu chính án, không được lên thiên đàng.
Những ông Tòa hình án chưa bao giờ thua một vụ nào. Sử liệu cho thấy không có một vụ phán quyết nào được xem là vô tội. Ngay cả trong trường hợp rất hiếm mà phán quyết của tòa hình án là Không Đủ Bằng Cớ, thì cũng không ai được công nhận là vô tội. Nếu bị cáo thực sự không có tội dị giáo cũng không thành vấn đề. Các ông tòa hình án tin rằng may ra chỉ có một trong trăm ngàn linh hồn thoát được sự đọa đày mà thôi."  5
Trên đây, Peter de Rosa chỉ nói là các quan án đạo, thường là linh mục, được quyền tra tấn thả dàn, nhưng không mô tả những cảnh tra tấn đó như thế nào. Chúng ta có thể thấy thêm một chút ánh sáng về khía cạnh này qua một đoạn trong cuốn Những Sự Khủng Khiếp Mang Nhãn Hiệu Thánh, Một Lịch Sử Minh Họa Về Sự Điên Rồ Sát Nhân Tôn Giáo (Holy Horrors, An Illustrated History of Religious Murder and Madness, Prometheus Books, 1990) của James A. Haught, trang 61-68. Tôi thành thực khuyên những người yếu tim không nên đọc đoạn mô tả những cách tra tấn này của giáo hội Công giáo thánh thiện:
Những nỗ lực để tiêu diệt những kẻ lạc đạo đã đưa đến sự thành lập những Tòa Án Xử Dị Giáo Mang Nhãn Hiệu Thánh (Holy Inquisition), một trong những hành động khủng khiếp siêu việt của nhân loại. Vào đầu thế kỷ 13, các giám mục địa phương được quyền kiếm ra, xử án và trừng phạt những kẻ lạc đạo. Khi các giám mục không tỏ ra là hữu hiệu cho lắm, các quan án đạo của giáo hoàng, thường là các linh mục dòng Đa Minh (Dominician), được phái từ La Mã đi khắp nơi để thực hiện cuộc tẩy trừ.
Năm 1252, Giáo hoàng Innocent IV cho phép tra tấn, và những phòng xử án đạo trở thành những nơi khủng bố. Những người bị tố cáo là lạc đạo bị bắt và giam trong phòng tối, không được phép có gia đình vào thăm, không được quyền biết tên những người đã tố cáo họ. Nếu họ không nhận tội ngay, những cảnh độc ác không thể thốt lên lời bắt đầu xẩy ra. Nhà sử học Thụy Sĩ Walter Nigg kể lại:
“Cái kẹp ngón tay thường là hình cụ được xử dụng đầu tiên: Các ngón tay bị kẹp giữa những cái kẹp và rồi được vặn xiết lại cho đến khi các ngón tay bị tóe máu ra và cương bị nghiền nát. Kẻ bị tố cáo có thể bị đặt ngồi trên một chiếc ghế sắt mà mặt ghế là những đinh sắt nhọn chổng lên và các đinh này có thể được nung nóng đỏ lên từ phía dưới. Có hình cụ được gọi là đôi ủng (boots) dùng để nghiền nát xương ống chân. Một hình cụ tra tấn khác được ưa dùng là làm trật các khớp xương của kẻ lạc đạo trên những giá căng, hay là buộc chân tay, đeo đá nặng vào người, rồi dùng bánh xe quay, kéo lên hạ xuống. Để cho những kẻ tra tấn khỏi bị phiền vì những tiếng kêu la, nạn nhân thường bị nhét giẻ vào miệng. Những cuộc tra tấn kéo dài 3, 4 tiếng đồng hồ là thường. Trong những cuộc tra tấn, các hình cụ thường được rẩy nước thánh.”
Những nạn nhân không chỉ bắt buộc phải nhận tội mình là kẻ lạc đạo, mà còn phải tố cáo vợ con, bạn hữu của mình cũng lạc đạo như mình, do đó những người này cũng phải trải qua cùng một cảnh như mình. Những người ít tội là những người nhận tội ngay và chịu hình phạt nhẹ hơn. Những người tội nặng hơn mà sám hối thì sẽ bị tù chung thân và tài sản bị tịch thu. Những kẻ cứng đầu hơn được mang đi thiêu sống trong một cuộc lễ diễn hành được gọi là “auto-da fé” (hành động của đức tin). Một sắc lệnh của Giáo hoàng năm 1231 quy định thiêu sống là hình phạt tiêu chuẩn. Sự hành hình được thi hành bởi các viên chức dân sự, không phải là linh mục, để bảo tồn sự thánh thiện của giáo hội [Trong các cuộc thiêu sống, các linh mục thường đứng giơ cây thập ác trước mặt nạn nhân, một biểu tượng cứu vớt linh hồn lạc đạo của nạn nhân].
Một số quan án đạo giết người như vạt cỏ. Robert le Bourge đưa 183 người lên dàn hỏa trong một tuần lễ. Bernard Gui kết tội 930 người – tịch thu tài sản của tất cả 930 người – cho 307 người vào tù, và thiêu sống 42. Conrad of Marburg thiêu sống mọi người nào cho mình là vô tội.
Theo lịch sử, các cuộc hình án xử dị giáo được chia làm ba đợt: sự tiêu diệt những kẻ lạc đạo trong thời Trung Cổ, những tòa hình án xử dị giáo Tây Ban Nha vào thế kỷ 15, và những tòa án xử dị giáo của La Mã, bắt đầu sau cuộc cải cách [trong đó Tin Lành cũng nhúng tay vào]
Ở Tây Ban Nha, nhiều ngàn người Do Thái đã cải đạo sang Ki Tô Giáo để tránh tử hình trong những cuộc tàn sát của người Ki Tô Giáo. Một số người Hồi Giáo cũng vậy. Thuy nhiên, họ vẫn bị nghi ngờ là không được thành thật khi cải đạo và vẫn bí mật theo đạo cũ. Năm 1487, Giáo hoàng cho phép Vua Frenidand và Hoàng hậu Isabelle làm sống lại những tòa hình án xử dị giáo để săn lùng những người “Do Thái bí mật” và những người “Hồi Giáo bí mật” [Những người bị nghi ngờ là không thành thật cải đạo sang Ki Tô Giáo]. Linh mục dòng Đa Minh Tomas de Torquemada được chỉ định là Tổng Phán Quan, và hắn ta trở thành biểu tượng của sự độc ác tôn giáo. Hàng ngàn nạn nhân kêu la bị tra tấn, và ít nhất là 2000 người bị thiêu sống.
Thời kỳ xử dị giáo của La Mã bắt đầu năm 1542 khi Giáo hoàng Paul III muốn tiêu diệt tận gốc những ảnh hưởng của Tin Lành ở Ý. Dưới triều đại Paul IV, những tòa án xử dị giáo là một triều đại khủng bố, giết nhiều người “lạc đạo” chỉ vì nghi ngờ. Trong số những nạn nhân có cả nhà khoa học-triết gia Giordano Bruno, người tin theo thuyết các hành tinh quay xung quanh mặt trời của Copernicus. Ông ta bị thiêu sống ở La Mã vào năm 1600.
Những tòa án xử dị giáo làm tàn lụi nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ. Ở Bồ Đào Nha, tài liệu ghi lại là 184 người bị thiêu sống. Những tòa án xử dị giáo được những chiến thắng quân Tây Ban Nha mang tới các thuộc địa Mỹ Châu, để trừng phạt những thổ dân theo những tôn giáo của họ. Có 879 cuộc xử án những người lạc đạo ở Mexico vào cuối thế kỷ 16..
Lord Acton, một tín đồ Công giáo, viết vào cuối thế kỷ 19: “Nguyên tắc của Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo là giết người.. Những giáo hoàng không chỉ là những tên sát nhân có hạng, mà còn cho sự giết người là một căn bản hợp pháp của Giáo hội Ki Tô và là một điều kiện của sự cứu rỗi.” 6
Cuối cùng trong bài này, vì tôi không thể đưa ra tất cả những tài liệu, là thêm một tài liệu về các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo của Helen Ellerbe trong cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo (The Dark Side of Christian History, Morningstar & Lark, 1995, Chapter VI, pp. 76-92):
Chưa từng có nỗ lực có tổ chức của một tôn giáo để kiểm soát con người và giam giữ tâm linh của họ như là những tòa hình án của Ki Tô Giáo. Được phát triển từ trong khuôn khổ hợp pháp của chính giáo hội, những tòa hình án xử dị giáo toan tính khủng bố con người để bắt họ vào trong vòng tuân phục giáo hội. Như quan án đạo (Inquisitor) Francisco Pena phát biểu năm 1578: “Chúng ta phải nhớ rằng mục đích chính của các cuộc xử án và hành hình không phải là để cứu vớt linh hồn của kẻ bị cáo buộc mà để cho sự tốt lành công cộng và reo rắc sự sợ hãi cho những kẻ khác.” Những Tòa Án Xử Dị Giáo đã lấy đi vô số mạng người ở Âu Châu và trên thế giới khi nó theo gót những giáo sĩ thừa sai đi truyền đạo. Cùng với sự tàn bạo của những tòa án xử dị giáo, những giáo sĩ cũng đem sự biện minh tôn giáo (như được viết trong Thánh Kinh) để thực hành chế độ nô lệ.
Cái tinh thần bất phục trong thời Trung Cổ có vẻ như đã làm cho sự đòi hỏi tuyệt đối tuân phục của giáo hội trở nên trầm trọng. Cái hiểu về Thiên Chúa của Giáo hội là cái hiểu duy nhất. Không làm gì có chuyện bàn cãi hay tranh luận. Như quan án đạo Bernard Gui nói, tín đồ Công giáo không có tranh luận với những kẻ bất tín, “mà chỉ cần dùng gươm đâm vào bụng chúng cho thật sâu.” Trong một thời mà con người nẩy nở tâm linh, giáo hội khăng khăng cho rằng giáo hội là con đường duy nhất mà con người được phép biết về Thiên Chúa. Giáo hoàng Innocent III tuyên bố rằng: “bất cứ người nào mà toan tính có một quan điểm riêng về Thiên Chúa mà không đúng theo những tín điều của giáo hội đều phải bị thiêu sống mà không được thương sót.”..
Giáo hội xử dụng giáo luật của chính mình để hình thành một cơ quan có thể cưỡng bức con người phải tuân theo quyền lực của giáo hội. Năm 1231 giáo hoàng Gregory IX thiếtlập một tòa án riêng biệt, độc lập đối với những giám mục hay các cấp cao hơn. Những viên chức của tòa án, những quan án đạo, chỉ chịu trách nhiệm trước giáo hoàng. Luật xử dị giáo của giáo hội thay thế luật truyền thống thường dùng; “vô tội cho đến khi chứng thực là có tội” bằng luật “có tội cho đến khi chứng thực là vô tội.” Tuy rằng bề ngoài có vẻ như là một cuộc xử án, phương thức xử dị giáo khiến cho người bị nghi ngờ lạc đạo không có cách nào có thể chứng minh mình vô tội; phương thức xử án trên đưa đến kết quả cuộc là kết tội ngay cả những người chỉ mới là nghi ngờ lạc đạo. Người bị cáo buộc không có uyền được tham vấn. Không có chi tiết nào được đưa ra về thời gian và nơi chốn phạm những tội lạc đạo, hoặc những loại lạc đạo nào đã bị nghi ngờ là phạm phải.
Quan Án Đạo (The Inquisitor) chủ tọa phương thức xử dị giáo như cả hai: vừa là công tố viên vừa là quan tòa tuyên án… Một quan án đạo được tuyển chọn căn cứ trên sự nồng nhiệt truy tố lạc đạo của ông ta. Ông ta và những phụ tá, những liên lạc viên và mật thám, được quyền mang vũ khí. Và năm 1245, giáo hoàng cho phép các quan án đạo được tha tội cho những phụ tá của mình trước bất cứ những hành động bạo lực nào. Điều này khiến cho những tòa án xử dị giáo, vốn đã không chịu dưới quyền của nền pháp luật thế tục, cũng còn không chịu trách nhiệm ngay cả trước những tòa án của giới giáo sĩ..
Những quan án đạo trở nên rất giầu có. Họ nhận hối lộ và tiền hụi hàng năm mà những người giầu có phải trả để tránh bị tố cáo là lạc đạo. Tòa án xử dị giáo tịch thu tài sản của nhữngngười bị cho là lạc đạo. Vì các nạn nhân không có cách nào để chứng tỏ mình vô tội trước tòa nên các quan án đạo không cần chờ đến khi định tội rồi mới tịch thu tài sản của nạn nhân. Không như luật của La Mã để ra một phần tài sản cho người thừa kế của người có tội, giáo luật của tòa án xử dị giáo không để lại chút nào. Giáo hoàng Innocent III đã giải thích là chính Thiên Chúa đã trừng phạt con cái vì tội lỗi của cha mẹ. Cho nên, trừ khi con cái đứng ra ngay để tố cáo cha mẹ, chúng không được thừa hưởng chút nào. Những quan án đạo lên án ngay cả những người lạc đạo đã chết, đôi khi cả tới 70 năm sau khi chết. Chúng khai quật và hỏa thiêu xương cốt của người mà chúng cho là lạc đạo và rồi tịch thu mọi tài sản của những người thừa kế..
Những tòa án xử dị giáo thật tàn nhẫn đối với các nạn nhân của họ. Cùng một người vừa là công tố viên (người kết tội) vừa là quan tòa (người định tội) quyết định án tội. Năm 1244 Công đồng ở Narbonne ra lệnh rằng khi định tội những người lạc đạo, phải kết tội luôn người chồng hay người vợ của nạn nhân, hoặc cha mẹ của đứa con, và không có bản án nào được giảm vì đau ốm hay tuổi tác.
Tuy Giáo hội đã bắt đầu giết những người lạc đạo vào cuối thế kỷ 4 và sau đó ở Orléan vào năm 1022, lệnh của giáo hoàng năm 1231 quy định những người lạc đạo phải bị thiêu sống. Thiêu sống con người tránh được đổ máu [nhưng khi tra tấn nạn nhân thì tha hồ làm đổ máu] Câu trong Phúc Âm Giăng (John) được hiểu để trừng phạt nạn nhân bằng cách thiêu sống: “Nếu một người không tin vào Ta, nó sẽ bị dẹp đi như một cành cây, để khô héo; và các người sẽ thu thập nó, ném vào ngọn lửa, và chúng bị đốt cháy”(John 15: 16).
Cái sắc thái ác độc nhất của hệ thống xử dị giáo là những cách dùng để bắt buộc nạn nhân phải thú tội: phòng tra tấn. Tra tấn là hành động hợp pháp của Giáo hội từ năm 1252 khi được giáo hoàng Innocent IV cho phép và kéo dài cho tới năm 1917 khi văn kiện Codex Juris Canonici (giáo luật về cách xử xét) được thi hành. Innocent IV cho phép sự xét xử được kéo dài vô hạn để lấy lời thú tội, cho các quan án đạo tất cả thời gian họ muốn để tra tấn người bị kết tội. Năm 1262 những quan án đạo và phụ tá của họ được quyền tha tội cho nhau vì những tội ác làm đổ máu của họ. Họ chỉ cần giải thích là người bị tra tấn chết là vì đã bị quỷ bẻ gãy cổ.
Do đó, được phép của chính giáo hoàng, những quan án đạo tha hồ nghĩ ra những cách độc ác và kinh khủng nhất [để tra tấn kẻ lạc đạo]. Mặc những bộ áo chùng thâm và phủ vải đen trên đầu, các quan án đạo có thể lấy lời thú tội của bất cứ ai. Họ phát minh ra mọi hình cụ có thể tưởng tượng ra được để gây đau đớn cho nạn nhân bằng cách từ từ làm trận những khớp xương tr6n người hoặc làm tứ chi tước khỏi thân thể con người. Trên nhiều hình cụ này được khắc câu “Chỉ Cho Sự Vinh Quang Của Thiên Chúa”. Giá căng người, bánh xe kéo người lên xuống, tra tấn bằng nước là những hình cụ thông dụng nhất. Nạn nhân bị thoa mỡ lên người và từ từ nướng sống. Những lò sát sinh để giết người, biểu tượng ô nhục của Đức Quốc Xã trong thế kỷ 20, đã được những tòa án xử dị giáo xử dụng trước hết ở Đông Âu. Nạn nhân bị ném xuống hố sâu có đầy rắn độc và rồi bị chôn sống. Một cảnh tra tấn ghê rợn là lật úp một cái đĩa chứa đầy chuột trên bụng trần của nạn nhân. Lửa được đốt từ phía trên làm cho những con chuột hỏang sợ tìm cách chui rúc vào bụng nạn nhân.
Sự bạo hành nằm trong niềm tin về một đấng siêu đẳng duy nhất đã đi theo những nhà phiêu lưu và các nhà truyền giáo trên khắp thế giới. Khi Columbus tới Mỹ năm 1492, hắn ta tưởng lầm đó là Ấn Độ và gọi các thổ dân là “người Ấn” (Indians). Chính vì mục đích của hắn, chủ trương cải đạo các thổ dân vào “Đức Tin Thánh” của chúng ta (our Holy Faith) đã đưa đến sự nô lệ hóa và xuất cảng nhiều ngàn thổ dân Mỹ đi làm nô lệ. Cách đối xử có tính cách diệt chủng như vậy không phải là vấn đề vì các thổ dân Mỹ đã được cho cơ hội để sống cuộc sống đời đời trong Ki Tô Giáo.
Những tòa án xử dị giáo mau chóng theo gót nhửng nhà phiêu lưu và truyền giáo này. Vào khoảng 1570 những tòa hình án xử dị giáo đã thiết lập những tòa độc lập ở Peru và Mexico với mục đích “giải phóng quốc gia đã bị ô nhiễm bởi những người Do Thái và kẻ dị giáo”. Những thổ dân không chịu cải đạo vào Ki Tô Giáo đều bị thiêu sống giống như những kẻ lạc đạo. NHững Tòa Hình Án Xử Dị Giáo lan sang đến cả Goa, Ấn Độ, ở đ1o vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, ít nhất là 3800 bị giết.
Dù không có những tòa án xử dị giáo ở địa phương, cung cách truyền giáo minh họa rõ ràng niềm tin vào một Thiên Chúa siêu đẳng duy nhất. Nếu hình ảnh của một Thiên Chúa thờ phụng ở một quốc gia nào mà không phải là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, thì đó không phải là Thiên Chúa. Những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha ở Viễn Đông đã phá hủy chùa chiền, bắt buộc các học giả phải dấu đi nhưng kinh sách của tôn giáo họ, và dẹp bỏ những tục lệ cổ truyền.
Những nhà truyền giáo Ki Tô Giáo thường dự phần vào việc khai thác bóc lột đất đai ở ngoại quốc một cách vô lương tâm. Nhiều người trở thành nhà truyền giáo để trở thành giầu có nhanh chóng rồi trở về Âu Châu sống với những lợi nhuận từ những sự khai thác này.  Ở Mễ Tây Cơ, những giáo sĩ dòng Đa Minh, dòng Augustine, dòng Tên được biết là sở hữu chủ của “những đàn cừu lớn nhất, những vườn mía tốt nhất, những địa ốc tốt nhất” [Ở Việt Nam, Nhà Chung cũng chiếm hữu nhiều đất đai và cơ sở kinh doanh nhất, theo Linh Mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn “Thập Giá và Lưỡi Gươm”]. Đặc biệt là ở Nam Mỹ, Giáo hội hỗ trợ việc nô lệ hóa các thổ dân và cướp đoạt đất đai của thổ dân. [Chúng ta hẳn câu nói thời danh của tổng giám mục Desmond Tutu, người đã đoạt giải Nobel về Hòa Bình năm 1984: “Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra thì chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có tất cả đất đai của chúng tôi.” (We have our lands and they came with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we open our eyes, we have the Bible and they have our lands] Một sắc lệnh của giáo hoàng vào năm 1493 cho phép người Ki Tô được khai chiến với bất cứ dân tộc nào ở Nam Mỹ từ chối không theo Ki Tô Giáo…

                                        http://www.sachhiem.net/TONGIAO/tgTH/ThuongDuc.php




1) Vì sao thời Vua Lê Chúa Trịnh và nhà Nguyễn VN cấm đạo Vatican La mã:

Vì sao cấm đạo Thiên Chúa? GH JohnPaul II đã trả lời trong lời thú nhận núi tội thứ 5
Subject: Cấm Đạo
From: "Ch Ng Tran”
Date: 1/24/14 7:08 am
To: "sachhiem"

Kính gửi Tòa Soạn Sách Hiếm.

Người Ca-tô thường lên án nhà Nguyễn cấm Đạo. Họ không hiểu tại sao?

Giáo Hoàng John Paul II của họ đã trả lời rất rõ ràng, thế mà họ vẫn không chịu hiểu. Câu trả lời rất ngắn gọn của Giáo hoàng là núi tội ác thứ 5 trong 7 núi tội ác mà Giáo hoàng đã xưng thú trước thế giới:

5. Xưng thú “tội ác trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển.”

Hết thắc mắc chưa?

TCN


2) Lý do gì nhà Nguyễn VN trừng phạt giáo giặc, giáo gian và Việt gian:
- Quậy:
- Nổi loạn:
"Các vị truyền giáo (giáo sỹ nước ngoài – tqd) còn yêu cầu người công giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ (thời điểm đang nói ở đây là của vương quốc Nhà Nguyễn - Việt Nam – tqd). Họ nói với các "con chiên": Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực tòa thánh Vatican. Vậy, đây không còn là vấn đề truyền giáo nữa, mà đơn giản là một mưu đồ làm cho chính quyền của xứ sở này bị mất ổn định. Vì thế, hành động của Nhà Vua, đối với trách nhiệm làm vua của ông (Hoàng Đế Minh Mạng – tqd), là hoàn toàn đứng đắn, khi ông chống lại hoạt động của một số giáo sĩ Kitô. Do đó, Minh Mạng đã không ngần ngại công bố những chiếu chỉ cấm truyền đạo Kitô: những chiếu chỉ đầu tiên, vào khoảng năm 1825, nhưng chiếu chỉ quan trọng nhất, sau năm 1833.
Những "sắc lệnh cấm đạo" ấy, dĩ nhiên, làm trở ngại cho các nhà truyền giáo, thậm chí đã dẫn đến những chuyện đổ máu, thông thường do các công chức cấp dưới "quá nhiệt tình", nhưng nhiều khi, cũng do các vị giáo sĩ tỏ thực tế chỉ nhằm mục đích bảo vệ sự thống nhất tinh thần và chính trị của đất nước mà thôi: đó hoàn toàn không phải là một biểu hiện của sự cuồng nhiệt tôn giáo, vì cái cuồng nhiệt tôn giáo này, đối với người Việt Nam, không có gì xa lạ.
Chỉ sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt là bạn chiến đấu cũ của Gia Long và Phó Vương Nam Kỳ, rất thân Pháp) năm 1833, trong đó vai trò các vị giáo sĩ, không nghi ngờ gì nữa, đã tác động sâu sắc đến hoạt động của những người công giáo tham gia cuộc nổi dậy, người ta mới thấy thái độ của Minh Mạng tỏ ra thực sự kiên quyết, vì Nhà vua đã đủ bằng cớ để khẳng định những điều lo ngại cũ của mình đã được chứng minh là đúng. Sau cùng, một vị giáo sĩ Pháp, linh mục Marchand, mà các linh mục Việt Nam đã mang từ Trà Vinh về Gia Định, đã nhờ sự hỗ trợ của những người nổi loạn, mà thiết lập nên tại Nam kỳ một "Vương quốc Kitô giáo" ly khai. Nhà vua lo lắng tột độ, bèn trừng phạt những kẻ gây rối loạn một cách hết sức nghiêm khắc đáng sợ: gần 2000 người nổi loạn bị chém đầu và chôn chung một hố tại "cánh đồng mã" (Phải chăng đây là một trong những trường hợp mà ngày nay ông con chiên "backydicu… Chu Tất Tiến" đang ở Mỹ đã lên án bất lương, gian dối rằng "Phật giáo giết hại 100.000 người chỉ vì họ theo đạo "Công giáo"? – tqd)linh mục Marchand và năm thủ lĩnh của họ bị bắt đóng cũi, đem về Huế, và bị "lăng trì", đúng theo luật nước. Lê Văn Khôi chết trước họ. Cha nuôi của Lê Văn Khôi là Lê Văn Duyệt, bị kết án là "không biết cách giáo dục cho bọn tôi tớ lòng trung thành và tinh thần tuân phục"; đã bị truy phạt: theo lệnh Nhà Vua, ông bị cách chức tuốt tuột, tịch thu gia sản và san bằng mồ mả." (Thời phong kiến, từ Âu sang Á thường hay xảy ra cách hành xử trị tội theo kiểu như vậy, mà thậm chí Giáo hoàng Rome còn ra lệnh quật mộ người đã chết để trả thù! – tqd) –
(Nguyễn Xuân Thọ, "Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam", USA, 1995, trang 17, 18).

3) Tại sao triều đình Khang Hy "giáng trả một đòn chí tử" vào Vatican La mã:

“Công giáo La mã” chỉ thực sự có mặt tại Trung Hoa từ cuối thế kỷ 16. Năm 1583, Linh mục dòng tên Matteo Ricci đến Trung Hoa với nhiệm vụ biến Hoàng đế Trung Hoa thành Constantine. Ý đồ đó được thể hiện rõ nét qua việc chọn lựa đối tượng để truyền đạo.

Bức họa của Matteo Ricci trong đó ông đang khoác một bộ áo choàng của Trung Quốc, năm 1611. Ảnh en.wikipedia.org
Matteo Ricci, người Ý, Linh mục dòng Tên, là một trong những nhân vật nổi bật của Roma tại Trung Hoa, ông đến Trung Hoa vào năm 1583, đối tượng mà ông nhắm đến truyền đạo không phải là giới nông dân vô học, mà những người có thế có quyền và có trí thức, đó chính là tầng lớp sĩ phu, quan lại. Ông viết cuốn “Thiên Chủ thực nghĩa” để giới thiệu giáo lý Kitô giáo với giới trí thức Trung Hoa, ông đã dùng các thực tại văn hóa sẵn có của Nho giáo như những ý niệm về Thiên (trời), Thượng đế… để giải thích về ý niệm Thiên Chúa của Kitô giáo. Matteo Ricci đã sáng tạo ra một từ mới: “Thiên Chủ” để chỉ Thiên Chúa của Kitô giáo. Nhưng nỗ lực của Matteo Ricci chỉ mang lại một kết quả khiêm tốn. Một chặng đường gần 20 năm (1583 – 1600) mà số tín đồ theo đạo không quá 1000 (một ngàn) người. Vatican không thể hài lòng với kết quả này. Vì vậy Vatican quyết định tăng cường, thúc đẩy việc truyền giáo tại Trung Hoa lên một tầm mức cao hơn.
Nocolo
Niccolo Longobardi
Niccolo Longobardi là người được phái đến. Ông này mang theo cả cái mà Vatican gọi là “Công đồng Tridentino” vào Trung Hoa. Với tinh thần Tridentino, ông buộc tất cả các tín đồ bản địa phải dứt khoát đoạn tuyệt với Tam giáo (Phật, Lão, Khổng), tín ngưỡng truyền thống của dân tộc họ, điều mà người tiền nhiệm Mattio Ricci chưa thể làm được. Niccolo Longobardi đã ra lịnh buộc tín đồ bản địa phải triệt phá bàn thờ, ảnh tượng thuộc tín ngưỡng truyền thống, cấm thờ Khổng Tử, cấm thờ cúng ông bà tổ tiên. Lệnh cấm này được xem là một điều sỉ nhục, xúc phạm đối với dân tộc Trung Hoa, một dân tộc mà hai chữ “trung hiếu” được đặt lên hàng đầu trong đời sống tinh thần của họ (1). 
Sự kiện này buộc triều đình phải can thiệp. Triều đình đã đặt Kitô giáo nói chung, Công giáo La Mã nói riêng ngoài vòng pháp luật. Năm 1617 lệnh trục xuất tất cả các thừa sai Phương Tây ra khỏi Trung Hoa được ban hành. Công giáo La Mã mất đi cơ hội bành trướng tại Trung Hoa.
“Ý Chúa” tỏ ra quá vụng về, khi Ngài để cho Vatican “sáng tác” ra cái “Công đồng Tridentino” lại đem áp dụng vào Trung Hoa, trong đó có điều khoản cấm thờ kính tổ tiên, một điều khoản mà đối với dân Trung Hoa thời đó là quá ngu muội không thể tưởng tượng được. Nếu “ý Chúa” đã quyết như thế thì các thừa sai chỉ cắm đầu làm như một cái máy, vì nói theo kiểu Mục sư Choan Seng Song (Tống Tuyền Thịnh), tác giả quyển “Thần học Kitô giáo theo cung cách Châu Á”“… Thượng trí của Thiên Chúa ai mà dò biết được…”. Vatican không thể “dò biết thượng trí của Thiên Chúa”, nhưng triều đình của Trung Hoa thì có thể dò biết được ý của người dân Trung Hoa muốn gì. Họ muốn bàn thờ tổ tiên của họ phải được tôn trọng. Vì vậy, triều đình đã đặt “Ý Dân” lên trên “Ý Chúa”. Kết quả là lệnh trục xuất tất cả các thừa sai Tây Phương được ban hành”. 
Một đoạn khác:
“Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là: Thái độ trịch thượng, kiêu căng, tự phụ của Vatican khi lệnh cho linh mục Niccolo Longobardi thực hiện các điều khoản của Công đồng Tridentino mà trong đó có điều khoản không thể nào chấp nhận được đối với dân tộc Trung Hoa là cấm thờ cúng tổ tiên, tôn kính Khổng Tử. Năm 1692, vua Khang Hy với chính sách mềm dẻo đã ban chiếu chỉ cho phép các thừa sai Vatican hoạt động truyền giáo. “Được đằng chân lân đằng đầu”, họ đã cấm các tín đồ bản địa không được thờ cúng ông bà tổ tiên và đặc biệt là không được tôn kính Khổng Tử. Trước thực tế trên, vua Khang Hy vẫn tỏ ra ôn hòa, ông đã gởi thư cho Vatican. Năm 1701 Vatican nhận được thư của Khang Hy. Nội dung nhằm giải thích cho Vatican hiểu Khổng Tử không phải là Thượng Đế, Ngài chỉ là một vị Thầy được nhân dân Trung Hoa tôn kính mà thôi.  Bất chấp sự nhượng bộ mềm dẻo của hoàng đế Trung Hoa. Năm 1704, Giáo Hoàng Clemant XI chính thức ban hành lệnh cấm tín đồ Công giáo Trung Hoa thờ cúng tổ tiên và Đức Khổng Tử. Sáu năm sau (1710), lệnh cấm này được Vatican nhắc lại phải thi hành một cách triệt để, dứt khoát. Năm 1717, triều đình Trung Hoa không thể nhượng bộ được nữa, nên đã quyết định giáng trả một đòn chí tử: trục xuất tất cả các thừa sai Vatican, đốt phá nhà thờ, buộc tín đồ Công giáo Trung Hoa bỏ đạo, cấm đạo. Nhưng đối với bản chất kiêu căng vốn có của Vatican, năm 1742, Vatican ban hành văn bản “Exquy singulari” nhắc lại lệnh cấm tuyệt đối những điều nêu trên. Thế là Vatican tự đặt dấu chấm hết cho con đường truyền giáo của mình trên đất nước Trung Hoa ”. (Ngô Triệu Lịch, KITÔ GIÁO - KẾ HOẠCH CẢI ĐẠO Á CHÂU”, USA 2005, từ trang 114 đến 119.).

4) Triều đình Nhật Bản cương quyết bài trừ "Công giáo":
“Để nhổ tận gốc đạo Cơ đốc, chính quyền tổ chức kiểm tra hằng năm, trong đó các nông dân được yêu cầu phải giẫm chân lên cây thánh giá hoặc hình Maria Đồng trinh và Chúa hài đồng. Tại bảo tàng trên đảo Ikitsuki, vẫn còn một trái tim bằng đồng in hình Đức mẹ và ấu Chúa đã mòn bởi hàng nghìn bàn chân trần giẫm lên.
Trong suốt 300 năm, những người Kito giáo Nhật Bản giấu diếm tín ngưỡng bằng cách thực thi những nghi lễ của đạo Phật và Thần đạo. Tại bảo tàng, có một "tấm gương thần" vẽ hình Phật tổ treo trên tường. Nhưng khi gỡ nó ra và soi lên ánh sáng, người ta sẽ thấy bóng một cây thánh giá.
"Lo bị đàn áp, chúng tôi phải dùng đạo Phật để nguỵ trang", cụ Mitsuyoshi Okawa 72 tuổi kể lại. Mỗi khi thánh lễ được tổ chức trong bảo tàng, những người già thường hồi tưởng và kể cho con cháu họ từng bí mật học thánh ca như thế nào khi xưa. Họ từng chui vào trong chăn hoặc ra chỗ đồng không mông quạnh để luyện giấu.
Nhưng giờ đây, trong số những người trẻ chỉ có sinh viên và giáo viên hát thánh ca. "Chẳng ai theo cả", đức cha Tomeichi Ohoka 85 tuổi than phiền. "Tôi lo buồn khi nghĩ về tương lai, và không dám chắc đạo Cơ đốc có còn tồn tại ở đây không nữa".” (xem link).

5) Cách Mạng Pháp tước bỏ quyền lực của Vatican:

- “Cách mạng Pháp (tiếng Pháp: Révolution française; 1789–1799), là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp, diễn ra từ năm 1789 đến1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp “- “Bớt ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Rôma. Cuộc cách mạng đã đem lại sự chuyển dịch quyền lực lớn từ Giáo hội Công giáo La Mã sang Nhà nước. Luật ban hành năm 1790 bao gồm cả việc bãi bỏ quyền đánh thuế trên vụ mùa (còn được gọi là "dîme") của Giáo hội, việc xóa bỏ những đặc quyền của giới giáo sỹ, và sung công tài sản Giáo hội, người sau đó sở hữu nhiều đất đai nhất trên toàn quốc. Đi cùng với cuộc cách mạng là cú phản đòn dữ dội về phe giáo chức mà kèm theo đó là bắt bớ và thảm sát các linh mục trên toàn đất Pháp. Điều ước năm 1801 giữa Quốc hội và Giáo hội đã chấm dứt thời kỳ bài Công giáo và thiết lập nên những luật lệ cho mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước Pháp. Điều ước này tồn tại cho đến khi bị hủy bỏ bởi nền Đệ Tam Cộng hòa nước Pháp để tách biệt giữa Giáo hội và nhà cầm quyền vào ngày 11 tháng 12 năm 1905.”http://vi.wikipedia.org/


6) Những câu kinh nhục mạ các dân tộc Đông phương là mọi rợ và nói lên ý đồ của Công Giáo Việt Nam muốn tiêu diệt đạo Phật:
Trong kinh cầu ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e có những câu như: "Ông Thánh Phan-xi-cô soi sáng phương Đông... là đá tảng đỡ Hội thánh Phương Đông... Ông Thánh Phan-xi-cô phá tan đạo bụt thần... Ông Thánh Phan-xi-cô là lịnh rao tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ" (NK 782-791). Với những câu kinh nói trên, rõ ràng Giáo hội Công Giáo Việt Nam đã công khai bày tỏ ý muốn "phá tan đạo Phật" và công khai nhục mạ các dân tộc Đông phương, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan... là những dân tộc mọi rợ! Quê hương của Phan-xi-cô là Tây Ban Nha so với những con rồng Châu Á thôi chứ chưa cần phải so sánh với Nhật Bản cũng đủ thấy cách xa nhau một trời một vực. Nếu dịch các câu kinh này ra tiếng Tây Ban Nha cho họ đọc, chắc chắn những người Tây Ban Nha có liêm sỉ phải cảm thấy xấu hổ.
Chúng ta cần phải hiểu thế nào là mọi rợ. Theo tôi thì người Công Giáo hiện nay còn đang ở trong tình trạng rất mọi rợ về tâm linh và còn lâu họ mới có thể trở thành người văn minh về phương diện này. Trước hết, họ luôn luôn mang tâm cảm là những "con chiên" tức những con cừu non (Lamb: young sheep). Giống cừu, nhất là cừu non, thường rất ngu, chúng chỉ hùa theo bày như chuyện những con cừu của Panurge mà học sinh trung học thời trước đã học qua những giờ về Littérature Francaise đều biết. Muốn trở thành người Việt Nam bình thường, người Công Giáo phải trải qua nhiều bước trong quá trình tiến hóa tâm linh mới đạt được. Bước đầu tiên họ phải gạt bỏ cái mặc cảm là bầy chiên ngu ngốc của Vatican để nhận ra nhân cách con người của mình. Nghĩa là họ phải trải qua quá trình tiến từ súc vật để trở thành người đứng thẳng (Homo Erectus).”(trích Phần II - SÁCH KINH CÔNG GIÁO VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ của Charlie Nguyễn) (xem link).

7) Tất cả những âm mưu, những thi ứng mang sắc thái chống nhân loại, chà đạp văn hóa bản xứ của "Giáo Hội hoàn vũ" đã được người Việt Nam phát hiện tr:



- V.v...

Trần Quang Diệu



To: truongvobiqu...@yahoogroups.com
CC: Btgvq...@yahoogroups.com; nguyen...@hotmail.com; dr.th...@gmail.com; daploi...@yahoogroups.com; chinh...@yahoogroups.com; CDNVQG...@yahoogroups.com; CATBU...@yahoogroupes.fr; ChinhNg...@yahoogroups.com
; diendan...@yahoogroups.ca; chili...@yahoo.com; Julie....@gmail.com; orth...@hotmail.com
From: ngoc...@gmail.com
Date: Mon, 3 Feb 2014 01:31:59 -0800
Subject: [BTGVQHVN-2] Fwd: [tudo-ngonluan] BÍ MẬT TÒA ÁN DỊ GIÁO VATICAN TẠI VIỆT NAM

 



---------- Forwarded message ----------
From: But Xuan <ngoc...@gmail.com>
Date: 2014-02-03
Subject: Re: [tudo-ngonluan] BÍ MẬT TÒA ÁN DỊ GIÁO VATICAN TẠI VIỆT NAM
To: "tudo-n...@yahoogroups.com" <tudo-n...@yahoogroups.com>, DuyenSinh <duye...@live.com>
Cc: Tran Quang Dieu <tranqu...@hotmail.com>, Colleen Ha <coll...@yahoo.com>, "baca...@gmail.com" <baca...@gmail.com>, Ngo Minh Hang <Nmh...@aol.com>, Uyen Vu <uyenvut...@gmail.com>, "vida...@yahoogroups.com" <vida...@yahoogroups.com>, "diendan...@yahoogroups.ca" <diendan...@yahoogroups.ca>, "dienda...@yahoogroups.com" <dienda...@yahoogroups.com>, DDcongluan <diendan...@yahoogroups.com>, Huu Duc tong <tongh...@gmail.com>, Son Truong <sontru...@gmail.com>
1000 Năm Tàn Sát & Man Rợ - Nhân Danh Chúa
Thường Đức (usa) sưu tầm và dịch từ
(1000 Years of Carnage & Barbarity in the name of Christ)
by Kenneth Humphreys

13 tháng 8, 2009

“Kitô giáo quyết tìm một thế giới ma quỉ và xấu xa, và họ đã dựng nên một thế giới ma quỉ và xấu xa.”  triết gia F. Nietzsche
Thế kỷ thứ 10 - thế kỷ của dâm ô  (10th Century Obscenities) :
Các Giáo hoàng bị tra tấn , bị ám sát hoặc tra tấn đến tàn phế và giết chết kẻ đối nghịch... Khỏi cần thắc mắc, đây chính là tập hợp lãnh đạo – dù tu sĩ hay thầy giảng, là những kẻ đáng khinh miệt nhất trong lịch sử. Nói trắng ra, họ là những tên man rợ. La mã Cổ đại cũng không thể sánh với họ về sự đồi bại.” Theo Peter de Rosa, Vicar of Christ, trang 48.
Giáo hoàng John XII (955-964)
Giáo hoàng John XII ra đời từ sự loạn luân giữa Giáo hoàng Sergio III và đứa con gái mới 13 tuổi của ông ta, tên là Marozie. Nối nghiệp cha, Giáo hoàng John XII lấy mẹ làm người tình chăn gối. Năm 18 tuổi, Giáo hoàng John đã biến nhà thờ Lateran thành nơi dâm dật, đĩ điếm. Ông ta bị một hội đồng Catô buộc tội “phạm thánh, buôn bán chức tước, khai gian, sát nhân, ngoại tình và loạn luân” và bị truất phế tạm thời. Ông tìm cách trả thù bằng cách chặt chân tay những người chống mình. Nhưng sau đó Giáo hoàng John lại bị một người chồng trong cơn điên tiết giết chết khi bắt gặp giáo hoàng  đang làm tình với vợ mình.
Thế kỷ 11 - thế kỷ của kinh hoàng  (11th Century Horror) :
1009: Các hình tượng thờ phượng của đạo Hồi bị phá vỡ để thay thế các hình tượng thờ phượng của Công giáo La mã. Hàng thế kỷ đẫm máu giữa hai tôn giáo bắt đầu.
1095: Giáo hoàng Urban II kêu gọi người Franks đi xâm chiếm thế giới văn minh Hồi giáo, khởi đầu 5 thế kỷ chiến tranh chết chóc. Giáo hoàng Urban II xử dụng những kẻ cướp bóc thành những người chiến sĩ. Ông tuyên bố: “Phải biến những kẻ cướp của ngày qua thành những chiến sĩ hôm nay.”
1079: Công đồng La mã: Xử tội Berengarius và các đệ tử theo ông, là những người không công nhận tín lý “bánh mì và rượu nho là máu, xương thịt của Chúa Giêsu.”
Tội ác trong thế kỷ 12  (12th Century Criminality) :
“Chiến sĩ thầy tu”: Các Hiệp sĩ Kitô chặt đầu người Hồi giáo khi vào tàn phá thành phố Antioch.
1118: Những người Kitô cuồng tín chiếm giữ thành Saragossa. Nền văn minh Hồi giáo ở Tây Ban Nha bắt đầu suy đồi.
1184: Công đồng Verona buộc tội người Waldens là ma quỉ, bước khởi đầu để rồi về sau buộc tội những người không tin đạo là dị giáo.



Thế kỷ 13 - thế kỷ của quỉ ám  (13th Century Wickedness) :
1204: Các thập tự quân Kitô đốt cháy, huỷ hoại thành phố lớn Constantinople.
1209: Giáo hoàng Innocent III khởi động chiến dịch Thập chiến Albigens chống lại dân Kitô Cathars ở miền nam nước Pháp. 7000 người bị tàn sát chỉ riêng Giáo hội La Madeleine.
1211: Thiêu sống những người dị giáo Waldens ở Strasbourg, mở đầu cho nhiều thế kỷ xử tội tàn ác.
Hiệp sĩ Tiu-tôn Đức (German Teutonic Knights) đi tàn sát xuyên qua các vùng Baltic, tiêu diệt các người Công giáo Balan, Chính thống Nga.



1231: Giáo hoàng Gregory IX hợp thức hoá các Toà pháp đình để xử tội các người dị giáo.




Thế kỷ 14 - thế kỷ của thảm họa  (14th Century Catastrophe) :
Giáo hội thù ghét y học nên để cho bệnh dịch huỷ diệt Âu châu
Buộc tội người Do thái là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch (Tử thần Đen/ Black Death) nên đã thiêu sống hàng loạt người Do thái ở vùng Cologne.
Mưu toan thống trị thế giới?
- “Chúng tôi tuyên bố rằng sự cứu rỗi con người dưới quyền Giáo hoàng La mã là tuyệt đối”  - Giáo hoàng Boniface VIII, Bull Unun Sanctum, 1302
1311-12: Công đồng Vienne cho phép đàn áp dã man các Hiệp sĩ Templar (là những lính được tuyển mộ đánh thuê cho giáo hội đã trở nên những kẻ vô dụng).
1316-1334: Giáo hoàng John XXII là một người giàu có nhất thế giới đương thời và là vị giáo hoàng đầu tiên xiển dương về lý thuyết phù thuỷ. Ông ra sắc lệnh cho phép buộc tội người dị giáo dù đã chết. Năm 1320 ông ra lệnh Tòa pháp đình Pháp tịch thu tất cả mọi tài sản của những kẻ đã chỉ trích giáo hội và những kẻ buôn bán các tác phẩm nghệ thuật lén lút.
1347-50: Bệnh dịch hạch lan tràn khắp Âu châu, giết hại một phần ba dân số.
“Người Do thái bị thiêu sống khắp nơi từ Địa Trung hải cho đến nội địa nước Đức... người Do thái bị tra tấn để phải “thú tội” là đã gây nên hiểm họa bệnh dịch, bằng cách bỏ thuốc độc xuống các giếng nước, sáng chế từ da của một loại rắn độc gọi là basilisk...”  Theo N. Cantor, In The Way of the Plague.
Thế kỷ 15 - thế kỷ của ác tâm  (15th Century Malevolence) :
1411: Tu sĩ Vincente Ferrer (dòng Đa Minh) làm sống lại chiến dịch chống Do thái ở Tây Ban nha bằng cách tuyên truyền Do thái là “đạo quân của ma quỉ, chống Chúa, một thứ chủng tộc láu cá, sa đọa và đồi bại.”
1415: Linh mục John Huss ở Bohemia phê bình Giáo hoàng, dù đã được bảo đảm an toàn cá nhân, vẫn bị thiêu sống. Giáo hoàng Gregory XII tuyên bố: “Khi đối xử với bọn dị giáo, chúng ta không cần phải giữ lời hứa.
1415: Giáo hoàng John XIII “loại bỏ các sự buộc tội Người đại diện Chúa (Giáo hoàng) là ăn cướp, sát nhân, hiếp dâm, giao hợp hậu môn và loạn luân” – Gibbon, Decline and Fall of Roman Catholics.
1478: Liên minh với Vua Ferdinand Tây Ban nha, Giáo hoàng Sixtus IV thiết lập Tòa pháp đình : Người Do thái, Moors và dị giáo bị bỏ tù, tra tấn và bị sát hại liên tiếp mấy thế kỷ.
Giáo hoàng “ái nam ái nữ” Sixtus mặc dù bị bệnh giang mai, vẫn có nhiều con do sự loạn luân với chị của ông ta.
1486: Sau một lúc ngưng thiêu huỷ sách, hai tu sĩ dòng Đa minh Hendrix Kramer và James Sprenger cùng viết cuốn sách bán rất chạy là “Chiếc búa Phù thuỷ” (The Witches Hammer), là một trong những cuốn sách khát máu nhất của nhân loại. Theo Peter de Rosa, Vicars of Christ, trang 184.
Cuốn sách trên đã gây nên “nguồn cảm hứng” cho các vị thẩm phán, quan tòa ở Âu châu trong 3 thế kỷ liền, đưa tới sự sát hại hàng chục ngàn người vô tội.
1498: Nhà cải cách Savonarola (dòng Đa minh) đốt nhiều sách & vật dụng trang trí của người dị giáo, cuối cùng chính ông ta cũng bị thiêu sống sau khi phê bình sự sa đọa của Giáo hoàng Alexander VI.
Thế kỷ 16 - thế kỷ của hỗn loạn  (16th Century Mayhem) :
Tàn sát tập thể và nội chiến
Lời khuyên của tôi: Trước nhất, thiêu huỷ các nơi thờ phượng của chúng thành tro bụi, tạt lưu huỳnh vào người chúng, và tốt hơn hết là ném chúng vào lửa...”
- Martin Luther, “Về người Do thái và sự dối trá của chúng” (On the Jews and their lies, 1543)
1517: Martin Luther công bố 95 tiểu luận ở Wittenberg. Phong trào Cải cách biến Âu châu thành bãi chiến trường.
1716: Tu sĩ Johann Tetzel (dòng Đa minh) đập vụn các hòm chứa giáo hoàng dùng làm “thánh liệu” để bán cho người muốn được xá tội (linh hồn sẽ được giải thoát khỏi mọi tội lỗi).
1524: Luther khuyến khích sự dã man của các quân vương Đức đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân (Peasant’s Revolt) trong ròng rã hai năm.
Nhân danh Chúa đốt sách :
- Các tu sĩ  dòng Đa minh phục vụ vua Ferdinand thiêu rụi các sách thánh hiền của người Moor ở Tây Ban nha thành tro bụi. (Berruguete, thư viện Prado Museum, Madrid)
1559: Công bố Danh mục các sách bị Giáo hội La mã cấm đọc (mãi cho tới năm 1966 mới chấm dứt).
1563: Theo sau Công đồng Trent, Dòng Tên được tuyên dương là “Những người bảo vệ Đức tin”. Những người Hugguenots ở Pháp bị xử tội.




Thế kỷ 17 - thế kỷ của man rợ  (17th Century Barbarity) :
Nhân danh Chúa thiêu sống các "Phù thuỷ"
1634: Urban Grandier bị thiêu sống ở Loudun. Hồng y Richelieu minh họa lại cuộc sát nhân này.
1600: Nhà khoa học Giordano Bruno cho rằng không gian không có biên giới, mặt trời và các hành tinh chung quanh nó không dứng yên một chỗ đã bị buộc tội và sau 6 năm bị đày đọa ra trước Tòa pháp đình, bị thiêu sống.


1605: Những tên Công giáo cuồng tín mưu toan dùng chất nổ để tiêu diệt vua James I ở Anh.
1633: Nhà khoa học Galileo bị mang ra xử tội trước Pháp đình. Dưới áp lực đe dọa sẽ bị tra tấn và giết chết, ông bị ép phải quỳ gối để phủ nhận niềm tin của ông về lý thuyết Copernic (“heliocentric theory”: trái đất và các hành tinh khác quay chung quanh mặt trời, không phải mặt trời quay chung quanh trái đất. Lý thuyết này đối nghịch với thánh kinh về sự sáng tạo vũ trụ của Chúa). Galileo bị tuyên án tù chung thân (perpetual imprisonment), ông chết vào năm 1642. Giáo hội Công giáo La mã vẫn tiếp tục lên án ông đến 350 năm sau. (* điều chỉnh và bổ túc của người viết!)
1618-1648: Trung Âu tan tành sau cuộc chiến tranh 30 năm giữa Công giáo La mã và Tin Lành (đạo Phản thệ).
Thế kỷ 18 - thế kỷ của bất chính, vô đạo  (18th Century Scandal) :
Giáo hội Công giáo La mã biện hộ cho chế độ nô lệ, kỳ thị chủng tộc, khinh rẻ phụ nữ.
Kinh thánh là nguồn gốc biện minh cho chế độ nô lệ:
Các người con của Noê đã ra khỏi tàu là Sem, Kham và Yaphet. Kham là cha của Canaan. Ba người ấy là Con của Noê và dân cư tất cả trần gian đã (phát nguồn) từ họ.
Noê là nông dân đã khởi xướng việc trồng nho. Ông đã uống rượu nho và đâm say, và đã cởi truồng ra trong lều. Kham, cha của Canaan, thấy chỗ kín của cha thì ra ngoài kháo láo với hai anh nó. Nhưng Sem va Yaphet cầm lấy áo choàng và cả hai nâng áo đằng vai họ rồi đi giật lùi mà đến phủ trên chỗ kín của cha họ, mặt quay nghịch lại và không thấy chỗ kín của cha họ. Khi Noê tỉnh dậy mà biết được điều con út đã làm với ông, thì ông đã nói: “Canaan thật đồ chúc dữ! Nó hãy làm mạt nô suốt đời cho anh em nó.” Rồi ông nói: “Chúc tụng Yavê Thiên Chúa của Sem, và Canaan hãy làm nô lệ của nó. Xin Thiên Chúa phát gia (khuyếch trương) Yaphet, nó hãy ngụ trong lều trại của Sem và Canaan hãy làm nô lệ của nó.”   Theo bản dịch của linh mục Nguyễn thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu thế, 1976, trang 22, Lê-vi đoạn 10: 18-27.
Qua đoạn Kinh thánh được sáng tạo tào lao và vớ vẫn như trên đã là biện minh cho chế độ nô lệ tàn ác trong thế kỷ 18 cho đến thế kỷ 19.
Phần Anh ngữ trích từ Humphreys:
“And Noah awoke from his wine, and know what his younger son has done unto him. And he said, Cursed be Canaan; a servant of servants shall he be unto his brethren. And he said, Blessed be the LORD God of Shem; and Canaan shall be his servant.”
Một đoạn Kinh thánh khác trong sách Lễ tế (Leviticus) xác nhận có chủng tộc sinh ra chỉ để làm nô lệ:
Tớ trai, tớ gái thuộc về ngươi, chính nới các nước xung quanh các ngươi sẽ tậu lấy làm tớ trai, tớ gái. Và cả nơi con cái những người ngụ cư ở nhờ xứ các ngươi, những kẻ chúng đã sinh ra nơi xứ sở các ngươi: chúng sẽ là cơ nghiệp của các ngươi.”  (Dẫn như trên, theo bản dịch của linh mục Nguyễn thế Thuấn, trang 259, Le-vi 25:44)
Phần Anh ngữ từ Humphreys:
“As for your male and female slaves whom you may have: you may buy male and female slaves from the nations that are round about you. You may also buy from among the strangers who sojourn with you and their families that are with you, who have been born in your land; and they may be your property.”  Leviticus 25:44
1738: Giáo hoàng Clement XII lên án Tam Điểm và cấm ngặt tín đồ Công giáo La mã không được theo Tam Điểm.
1793: Cuộc thiêu sống “phù thuỷ” sau cùng xảy ra ở Poznen, nước Đức.
Thế kỷ 19 - thế kỷ của Ác quỉ (19th Century Evil) :
Giáo hội Kitô từ chối khoa học và các cải cách xã hội; các Giáo hội Truyền giáo tiếp tay  với chủ nghĩa thực dân.
1814: Hiệp hội Giêsu bị dẹp bỏ năm 1773 được tái lập. Tòa pháp đình lại tiếp nối cho đến năm 1834, Giáo hội truyền lệnh tiếp tục chế độ tra tấn cho tới năm 1917.
1844: “Luật bảo vệ Trẻ em” (Protection of Children Act) cho phép các đoàn truyền giáo của Giáo hội tự do bắt cóc các trẻ em bản xứ ở nước Úc.
1854:   Giáo hoàng Pius IX công bố tín lý Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội(Immaculate Conception) qua sắc lệnh Ineffabilis Deus.  Chiếc vải liệm Lộ đức (Lourdes) được tuyên xưng.
1864: Giáo hoàng Pius IX công bố tín lý Quanta cura và Syllabus of Errors để chống lại các công trình khám phá của khoa học và các phương pháp nghiên cứu thuần lý. Đồng thời ông lên án chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội.
1870: Công đồng Vatican tuyên bố Giáo hoàng “không thể sai lầm”.
Các Hội đoàn Kinh thánh và truyền giáo Âu châu từ các quốc gia thực dân phá huỷ các nền văn hoá dân tộc thuộc địa
Thế kỷ 20 - thế kỷ của tàn sát chủng tộc  (20th Century Intiquity) :
Giáo hội Kitô liên minh với Phát xít, chống lại sự tiến bộ của khoa học và tự do cá nhân.
1907: Giáo hoàng Pius X lên án chủ nghĩa Hiện đại.
Giáo hoàng của Hitler: - Pius XII (1939-1958)
Hitler là một tín đồ Công giáo La mã, nhưng không bao giờ bị vạ tuyệt thông dù đã giết hại hàng triệu người; trong khi Martin Luther bị khai trừ chỉ vì dám dịch Kinh thánh sang Đức ngữ.


Giáo hội Catô La mã là người bạn của bọn Phát xít:
- Đức- Tây Ban Nha - Croatia

Thế kỷ 21 - thế kỷ đe dọa về sự vô luân  (21th Century Menace) :
Giáo hội Kitô là phạm trù của sách nhiễu tình dục trẻ em và tấn công tình dục người lớn
Vào ngày 21 tháng 3, 2000 Giáo hoàng John Paul II toan tính thanh sạch hóa tinh thần Giáo hội Công giáo La mã bằng cách xưng thú tội lỗi trong 2000 năm gây ra tội ác – trong gần 20 thế kỷ mang tội khủng bố, diệt chủng và sát nhân!

Thế nhưng câu chuyện vẫn chưa chấm hết:

Tội ác vẫn còn tiếp nối...
Giáo hội Catô La mã triệt bỏ 218 vị linh mục khỏi chức vụ trong năm (2002) vì tội sách nhiễu tình dục trẻ em, nhưng ít nhất cũng 34 vị bị tố cáo tấn công tình dục thì vẫn còn tiếp tục làm việc trong giáo hội.” Theo Reuters ngày 9 tháng 6, 2002.
Chống phá thai
Chống ngừa thai...
nhưng lại kiếm lợi nhuận qua sự đầu tư vào những công ty dược phẩm chế tạo thuốc ngừa thai.
Vatican còn là một xưởng chế tạo “Thánh”, năm 2003 lại có thêm một số “Thánh” mới.
Ngày 31 tháng 7, 2003, “Hội thánh bảo vệ Đức Tin” lên án việc kết hôn giữa những người đồng tính luyến ái, nhưng trái lại, chẳng bao giờ Vatican lên án những tu sĩ Công giáo sách nhiễu tình dục vô đạo với trẻ em.
 



  • nguồn: http://www.giaodiem.com/ tháng 11, quý bốn năm 2003
  • Thường Đức (usa) chuyên viết bình luận về các vấn đề thời sự tôn giáo, chính trị và khoa học cho mạng lưới GĐ.

   Bấm vào đây:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét