Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 252

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NDT - Pham Xuan An - Mot nguoi yeu nuoc

Quan chức tình báo hàng đầu Syria bí mật thăm Saudi Arabia

Xuân Chi |

Quan chức tình báo hàng đầu Syria bí mật thăm Saudi Arabia
Ông Ali Mamlouk, cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: PressTV

Người đứng đầu cơ quan tình báo Syria Ali Mamlouk vừa thăm bí mật thủ đô Riyadh để gặp và thảo luận một số vấn đề quan trọng với những người đồng cấp Saudi Arabia.

Nhật báo Al-Joumhouria của Liban đưa tin ngày 10/1, chuyến thăm của ông Mamlouk nhằm mở ra những lối đi mới giữa Saudi Arabia và Syria, đồng thời khô phục mối quan hệ ngoại giao đang bị tê liệt.
Dẫn các nguồn tin ngoại giao giấu tên, tờ báo tiếng Arab cho biết chuyến thăm diễn ra cuối tháng 12/2018, không lâu sau khi Các Tiểu vương quốc Arab (UAE) và Bahrain mở lại đại sứ quán tại Damascus.
Nguồn tin nhấn mạnh rằng Riyadh đang chuẩn bị cho một bước thay đổi chiến lược, hàn gắn quan hệ với Damascus trong bối cảnh Liên đoàn Arab sắp sửa kết nạp lại Syria. Hiện chính phủ hai nước vẫn chưa phản hồi về báo cáo của tờ Al-Joumhouria.
Ngày 28/12/2018, Bộ Ngoại giao Bahrain thông báo Đại sứ quán của nước này tại Damascus bắt đầu hoạt động trở lại, trong khi các nhà ngoại giao Syria vừa lên đường làm nhiệm vụ tại Bahrain. Đường bay giữa hai nước cũng được nối lại. Một ngày trước đó, UAE chính thức mở lại đại sứ quán tại Damascus.
theo Báo Tin tức



Thăm căn cứ Mỹ tại Iraq, ông Trump "tiện thể" tiết lộ thông tin tình báo tuyệt mật cho cả thế giới biết

Tất Đạt |


Thăm căn cứ Mỹ tại Iraq, ông Trump "tiện thể" tiết lộ thông tin tình báo tuyệt mật cho cả thế giới biết

Hành động "quá thân thiện" của ông Trump với binh sĩ Mỹ tại Iraq dường như đã vi phạm một số quy định của quân đội Mỹ.

Chuyến thăm Iraq của ông Trump
Trước tháng 11, Tổng thống Donald Trump dường như không mấy hứng thú với việc thực hiện các chuyến thăm tới căn cứ Mỹ tại những vùng đang giao tranh mặc dù đây là hoạt động thường được các lãnh đạo tiền nhiệm làm mỗi năm.
Một nghị sĩ Nhà Trắng từng nhắc tới vấn đề này, và cho rằng ông Trump có nỗi sợ riêng: "Tôi nghĩ ông ấy sợ bị ám sát khi tới chiến trường".
Ngày 26/12, ngày thứ 5 sau khi chính phủ Mỹ đóng cửa một phần và ngày thứ 8 sau khi ông Trump tuyên bố quyết định rút quân đội Mỹ khỏi Syria và Afghanistan, tổng thống Mỹ đã quyết định thực hiện chuyến thăm căn cứ Mỹ ở nước ngoài.
Chuyến đi bất ngờ này được đăng tải trên truyền thông, bắt đầu với hình ảnh ông Trump mặc áo khoác kiểu quân đội và nhận được những tiếng reo hò từ binh sĩ Mỹ ở Iraq. Tại căn cứ không quân Al Asad, ông Trump tuyên bố: "Sự hiện diện của chúng ta tại Syria không phải là mãi mãi. Chúng ta sẽ không còn là những kẻ thất bại nữa".
Nhưng theo tờ Newsweek, về mặt nào đó, ông Trump đã khiến chuyến đi "thất bại". Trong cuộc gặp mặt với các binh sĩ, ông Trump đã trò chuyện với sĩ quan có tên Kyu Lee.
Đoạn video được ông Trump đăng tải trên Twitter sau chuyến thăm căn cứ Mỹ tại Iraq.
Khi biết được sĩ quan Lee là một đặc nhiệm thuộc SEAL Team Five (đội đặc nhiệm SEAL số 5), ông Trump nói: "Ồ, nếu thế thì hãy chụp với tôi một bức nào". Bức ảnh được cho là đã làm lộ sự hiện diện của đội đặc nhiệm này ở căn cứ Al Asad thuộc miền tây Iraq.
Khi rời khỏi căn cứ không quân, ông Trump còn đăng một đoạn video lên Twitter cho thấy ông cùng đệ nhất phu nhân Melania chụp cùng các sĩ quan của SEAL Team Five - tất cả đều được "trang bị tận răng" với trang thiết bị chiến đấu cùng kính nhìn xuyên đêm.
Với số lượng theo dõi trên Twitter lên tới hơn 56 triệu người, việc ông Trump đăng tải như vậy đã khiến "gần như cả thế giới" biết các thông tin tuyệt mật về đội đặc nhiệm nói trên.
Vi phạm quy định bảo mật
Thăm căn cứ Mỹ tại Iraq, ông Trump tiện thể tiết lộ thông tin tình báo tuyệt mật cho cả thế giới biết - Ảnh 2.
Ông Trump và phu nhân chụp cùng các đặc nhiệm không được che mặt.
Với cương vị tổng thống, về mặt lý thuyết, ông Trump có quyền tiết lộ thông tin bí mật, nhưng việc chụp ảnh và đăng tải thông tin quân sự đã vi phạm quy định của quân đội Mỹ trong việc đảm bảo bí mật vị trí của đội đặc nhiệm.
"Hoạt động của lực lượng đặc nhiệm, bao gồm đội SEAL, luôn luôn được xếp vào loại sự kiện bí mật để bảo vệ những người này trước mọi mối nguy hiểm mà nước Mỹ phải đối mặt," một quan chức Bộ Quốc phòng chia sẻ với Newsweek.
"Kể cả khi phục vụ mục đích gặp mặt các đại biểu quốc hội, tổng thống hoặc phó tổng thống, các sĩ quan đặc nhiệm đều phải che mặt hoặc mặt của họ phải được làm mờ bằng kĩ thuật số trước khi hình ảnh được công bố cho công chúng."
Tất nhiên, đây không phải là lần đầu tiên ông Trump "thất bại" trong việc đảm bảo bí mật an ninh quân sự.
Hồi tháng 10, tờ New York Times báo cáo khi ông Trump gọi điện cho bạn của mình bằng chiếc iPhone cá nhân - thiết bị vốn phải bị loại bỏ vì mục đích an toàn bảo mật - các gián điệp Nga và Trung Quốc đã nghe lén để nắm bắt được tâm trạng của ông Trump và xem ai là người có tầm ảnh hưởng đối với các vấn đề chính sách tới vị tổng thống.
Năm ngoái, ông Trump để quên điện thoại trên chiếc xe golf ở New Jersey, khiến các đặc vụ phải "nháo nhào" đi tìm.
Chưa hết, trong một cuộc gọi vào tháng 4/2017, ông Trump nói với tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rằng Mỹ đã điều hai tàu ngầm hạt nhân tới vùng biển ngoài khơi Triều Tiên.
Và hồi tháng 5/2017, chỉ vài giờ sau khi sa thải giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey, ông Trump tiết lộ các dữ liệu tình báo của Israel cho đại sứ Nga Sergey Kislyak.
Vụ việc đã làm tổn hại mối liên kết tình báo Israel - Mỹ và khiến tổ chức Mossad "giận sôi người và yêu cầu câu trả lời thỏa đáng".

Tổng thống Putin tiết lộ từng mơ ước làm tình báo "như trên phim"

Như Uyên |

Tổng thống Putin tiết lộ từng mơ ước làm tình báo "như trên phim"
Tổng thống Putin tại buổi phỏng vấn đặc biệt với phóng viên 17 tuổi Regina Parpiyeva hôm 20-12, tại trụ sở RT. Ảnh: RIA Novosti.

RT ngày 21-12 đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với chương trình "Hãy ước mơ cùng tôi", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chia sẻ về những mơ ước thuở trẻ của ông, đồng thời khẳng định, ông trở thành Tổng thống là do "được yêu cầu".

Tổng thống Putin: Nga luôn sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ 1.700 phóng viên "chất vấn" Tổng thống Putin Tổng thống Putin tiết lộ "sốc" về "sứ giả chiến tranh" Tomahawk của Mỹ
"Tôi chưa bao giờ mơ ước trở thành Tổng thống và tôi cũng không có ý định làm vậy. Việc này là do hoàn cảnh, Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin đã yêu cầu như vậy", Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với nữ phóng viên 17 tuổi Regina Parpiyeva.
Tổng thống Putin cho hay, ông từng muốn trở thành phi công, quân nhân, hay làm một đặc vụ tình báo giống như trên phim ảnh và báo chí thường đề cập. Tuy nhiên, ông khẳng định chưa bao giờ hối tiếc khi trở thành Tổng thống Nga.
"Với tôi, điều hết sức quan trọng và thú vị là khi một người với kiến thức, khả năng và tình yêu Tổ quốc bằng mọi giá hoàn thành nhiệm vụ. Tinh thần sẵn sàng hy sinh bản thân mình ấy rất quan trọng cho đất nước và cho hàng triệu người, đặc biệt khi xảy ra những tình huống đặc biệt hay chiến tranh", ông Putin chia sẻ.
Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga từ năm 2000 đến 2008, sau đó tái đắc cử vào năm 2012. Ông vừa được tiếp tục bầu làm lãnh đạo của nước Nga trong cuộc bầu cử hồi tháng 3 nhiệm kỳ 2018-2024.
Được biết, "Hãy ước mơ cùng tôi" là một chương trình mang ý nghĩa nhân văn của đài RT, nhằm đáp ứng ước nguyện của các trẻ em Nga mắc bệnh hiểm nghèo. Những người tham gia chương trình có thể chọn một chiếc phong bì chứa ước nguyện của các em và thực hiện chúng.
Trước đó, trong chuyến thăm vào đầu tháng 12, Tổng thống Putin đã nhận phong bì chứa thông điệp mơ ước trở thành phóng viên của cô bé Parpiyeva. Ông đã mời Parpiyeva tới trụ sở RT để thực hiện cuộc phỏng vấn đặc biệt này.
theo Công an nhân dân

Tương lai của Trump sẽ đầy bất ổn vì "bóng ma tình báo Nga"?

Thùy Dương |

Tương lai của Trump sẽ đầy bất ổn vì "bóng ma tình báo Nga"?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và công tố viên đặc biệt Robert Mueller

Những tài liệu này sẽ được tháo niêm phong khi Tổng thống đương nhiệm rời Nhà Trắng. Nếu kịch bản này xảy ra, câu chuyện sau khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở sẽ trở nên phức tạp, nhiều rủi ro.

Ông Donald Trump, người đứng đầu Nhà Trắng có thể được bảo vệ khỏi các cáo buộc hình sự khi còn đương chức. Thế nhưng, vị Tổng thống Hoa Kỳ đang nổi như cồn với các chính sách “nước Mỹ trên hết” lại đối mặt với viễn cảnh bị truy tố vì lừa gạt nước Mỹ sau khi rời khỏi Nhà Trắng.
Hồ sơ điều tra ngày một dày thêm
Ngày 11/12, các công tố viên liên bang ở Manhattan, New York lần đầu tiên đưa ra kết luận cáo buộc ông Trump phạm trọng tội: Vi phạm luật tài chính chiến dịch tranh cử với các khoản thanh toán bằng tiền mặt nhằm mục đích làm lệch cuộc bầu cử năm 2016.
Cụ thể, các công tố viên đã mô tả chi tiết cách luật sư cũ của ông Trump, Michael Cohen mua sự im lặng của hai người phụ nữ (trước đó tố cáo rằng họ có quan hệ tình ái với tỷ phú địa ốc) để giúp ông Trump giành được chức Tổng thống.
Nguồn tin của hãng Reuters cho biết, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã nộp các tài liệu mà ông Cohen khai nhận về các cuộc thảo luận có liên quan tới ông Trump đối với một dự án bất động sản lớn ở Moscow vào thời điểm sát cuộc tranh cử Tổng thống 2016. Luật sư Cohen bị kết tội nói dối trước Quốc hội hồi tháng 8/2017 khi điều trần về dự án nêu trên.
Ông Cohen cũng thừa nhận đã thực hiện các hành động theo chỉ đạo của cá nhân số 1 (một từ xuất hiện trong tài liệu công tố, ám chỉ Tổng thống Hoa Kỳ) trong các khoản thanh toán bất hợp pháp. Bên cạnh đó, luật sư Cohen đã giữ liên lạc thường xuyên với Nhà Trắng và đội ngũ luật sư của Tổng thống Trump khi ông bị điều trần trước Quốc hội.
Theo nhà báo nổi tiếng người Mỹ Tim Weiner, những bằng chứng mới này đang cho thế giới thấy một “cơn ác mộng tình báo” khi Nga cố gắng đưa ứng cử viên ưa thích của Moscow lên lãnh đạo Hoa Kỳ để thực hiện cái mà luật sư cho là “phá hoại nền dân chủ Mỹ”.
Là người từng giành giải thưởng báo chí Pulitzer và Giải thưởng Sách quốc gia về các bài báo điều tra, nhà báo Weiner cho rằng, sau 18 tháng tham gia cuộc điều tra này, nhóm của ông Mueller đã xây dựng hồ sơ vụ kiện rõ ràng.
Đồng thời, nhóm này đã đưa ra những lời thuyết phục rằng những lời nói dối, không chỉ trong chính trị mà còn gồm những lời nói dối cấu thành tội phạm, đã đưa ông Donald Trump lên nắm quyền.
Cũng theo nhà báo Weiner, cùng với việc điều tra sự cản trở công lý của Tổng thống Trump, ông Mueller và các đặc vụ FBI thuộc quyền đang tiếp tục tập hợp tất cả các bằng chứng làm dày thêm bản cáo trạng đối với ông Donald Trump để có thể truy tố Tổng thống vì một âm mưu lừa gạt nước Mỹ.
Tuy nhiên, những tài liệu này sẽ chỉ được tháo niêm phong khi Tổng thống đương nhiệm rời khỏi Nhà Trắng. Nếu kịch bản này xảy ra, câu chuyện sau khi Tổng thống Trump rời Nhà Trắng sẽ trở lên phức tạp, cựu tổng thống Mỹ khi đó sẽ chịu nhiều rủi ro.
Điều kiện để kết tội Tổng thống
Nỗ lực gần đây nhất của ông Donald Trump nhằm cản trở những việc làm của ông Robert Mueller là việc sa thải Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions, người vốn thường xuyên bị ông chủ Nhà Trắng chỉ trích vì "luôn đứng ngoài trong cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ".
Tuy nhiên, nhà báo Weiner cho rằng, dù ông Trump cố gắng cản trở Mueller, nhưng không thể ngăn chặn FBI, lực lượng đã tham gia vào cuộc điều tra này từ mùa hè năm nay.
Ông Mueller hiện đã chứng minh được rằng, luật sư Cohen cùng với các phụ tá thân cận của Trump là Paul Manafort và Michael Flynn, đã phạm luật khi nói dối FBI, Quốc hội Mỹ về những liên hệ của họ với người Nga và những người có quan hệ với tình báo Nga.
Ông Weiner phân tích, vào năm 2016, người Nga đã tiếp cận con trai cả và con rể của ông Trump (gồm Donald Trump Jr. và Jared Kushner) sau đó lần lượt đưa ra “miếng mồi ngon hấp dẫn”, gồm các chiến dịch bôi nhọ chính trị (nhằm vào ứng viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton) và hậu thuẫn tình báo của Moscow.
Đây là những cách tiếp cận tình báo cổ điển nhưng lại hiệu quả đối với hai người có quá ít kinh nghiệm chính trị.
Thế nhưng, động thái của ông Trump mới là điều giới phân tích hướng đến khi Tổng thống liên tiếp phủ nhận mọi cáo buộc và chĩa những lời chỉ trích gay gắt vào công tố viên đặc biệt, FBI và Bộ Tư pháp.
Theo ông Weiner, câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu Quốc hội, tòa án và hệ thống tư pháp hình sự Mỹ có thể buộc tội ông Trump vì những hành vi chống lại hệ thống chính trị và pháp lý của Mỹ hay không?
Câu trả lời hiện vẫn còn chờ vào những hành động lãnh đạo mới của Hạ viện kể từ tháng 1 tới. Tuy nhiên, theo giới phân tích, chỉ khi tội danh Tổng thống mắc phải quá lớn đến nỗi phải có tối thiểu 20 thượng nghĩ sĩ đảng Cộng hòa sẽ tham gia cùng 47 thượng nghị sĩ Dân chủ thì mới đạt được 2/3 đa số cần thiết để kết tội Tổng thống.
Điều này gần như đã xảy ra vào năm 1974 khi Tổng thống Richard Nixon bị xác định là một kẻ đồng mưu chưa bị kết án trong vụ Watergate (17/6/1972). Tuy nhiên, trước nguy cơ bị Quốc hội Mỹ phế truất, ngày 9/8/1974, Tổng thống Nixon đã tuyên bố từ chức.
theo Báo giao thông

Mỹ kết tội 12 nhân viên tình báo Nga trước thềm thượng đỉnh Putin-Trump

Thiện Minh |

Mỹ kết tội 12 nhân viên tình báo Nga trước thềm thượng đỉnh Putin-Trump
Hai lãnh đạo Nga - Mỹ trao đổi trong một cuộc gặp ngắn tháng 7-2017. Ảnh: Reuters

Giới chức Mỹ tuyên bố 12 nhân viên tình báo Nga đã bị buộc tội "âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016" ngay trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Vladimir Putin.

Reuters ngày 13-7 dẫn thông báo của Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein cho biết các nhân viên tình báo Nga bị buộc tội "âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016", bao gồm việc xâm nhập các email đảng Dân chủ của bà Hilary Clinton trước cuộc bỏ phiếu.
Những cáo buộc này được đưa ra bởi công tố viên đặc biệt Robert Mueller, cựu Giám đốc FBI, người đang điều tra cáo buộc về cái gọi là "Nga can thiệp bầu cử Mỹ" năm 2016.
Tuyên bố được loan báo trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp mặt thượng đỉnh ở Phần Lan 3 ngày. Ông Rosenstein cho biết ông đã thông báo cho Tổng thống Trump trước khi công khai với báo chí.
Theo các tiết lộ của giới chức Washington, vấn đề về cái gọi là "Nga can thiệp bầu cử Mỹ" sẽ được hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ thảo luận.
Nga đến nay nhiều lần bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2016. Washington dù đã trừng phạt một số nhân vật của Moscow liên quan đến các cáo buộc, song chưa đưa ra được bằng chứng xác thực nào.
Liên quan đến cáo buộc lần này của Mỹ, Bộ Ngoại giao Nga cho biết những người bị buộc tội chỉ là các nhân viên tình báo, chứ không phải là các tin tặc. Moscow cũng khẳng định cáo buộc không được đưa ra dựa trên bất kỳ bằng chứng xác thực nào.
"Thật đáng tiếc khi việc lan truyền các thông tin sai lệch đã trở thành thông lệ ở Washington và những cáo buộc được đưa ra dựa trên những động cơ chính trị rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ tiếp tục diễn màn hài kịch này đến khi nào", Bộ Ngoại giao Nga phản bác.
theo Công an Nhân dân

Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên

Hải Võ |

Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên
Chí nguyện quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục để tham chiến ở bán đảo trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 (Ảnh: Wikimedia)

Học giả Trung Quốc mới đây đưa ra lập luận rằng CIA đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi phán đoán việc Trung Quốc can thiệp quân sự vào chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

CIA đoán sai việc Trung Quốc đưa quân sang Triều Tiên
Trong tư liệu mới đăng tải trên Thời báo Hoàn Cầu, giáo sư Phòng Ninh - giám đốc Sở nghiên cứu chính trị học, Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) - nhận định rằng phán đoán sai lầm của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) về việc Bắc Kinh có "động binh" can thiệp chiến sự ở bán đảo Triều Tiên hay không đã dẫn đến liên quân do Mỹ đứng đầu hứng chịu những tổn thất nghiêm trọng. Ông cho đây là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử cơ quan tình báo khổng lồ này.
Sau khi chiến tranh bùng phát trên bán đảo Triều Tiên, CIA đã nhanh chóng bám sát động thái từ Liên Xô và Trung Quốc và thu thập lượng lớn thông tin tình báo. Các tài liệu giải mật cho thấy, CIA đã nắm bắt tương đối chính xác về những động thái quân sự của Quân giải phóng nhân dân (PLA), trong đó một số tin tình báo xác nhận quân đội Trung Quốc có dấu hiệu sẽ điều binh sang Triều Tiên.
Tuy nhiên, ngày 30/9/1950, CIA đưa ra hai báo cáo mâu thuẫn với nhau liên quan quyết sách của ban lãnh đạo Trung Quốc. Một bản báo cáo xác nhận Bắc Kinh đã quyết định điều động quân đội tới Triều Tiên, trong khi báo cáo còn lại cho rằng Trung Quốc đã từ bỏ nỗ lực viện trợ người láng giềng.
Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên - Ảnh 1.
Các tàu Mỹ đổ quân ở Incheon trong chiến dịch đổ bộ ở bán đảo Triều Tiên, tháng 9/1950 (Ảnh: Wikipedia)
Ngày 18/10/1950, tức một ngày trước khi lực lượng PLA vượt qua sông Áp Lục để tham chiến ở bán đảo, CIA tiếp tục đưa ra bản báo cáo "Bình luận của CIA về tình hình thế giới liên quan đến an ninh Mỹ". Đây là báo cáo nghiên cứu quan trọng nhất của CIA kể từ khi chiến tranh Triều Tiên bùng phát, đề cập khả năng Xô-Trung tiến hành can thiệp quân sự ở bán đảo.
Ông Phòng Ninh cho hay, trong báo cáo, CIA đã phủ định một cách có hệ thống "khả năng đảng Cộng sản Trung Quốc can thiệp [vào chiến sự Triều Tiên]". Nhưng cũng trong ngày này, CIA còn nhận được một tin tình báo quân sự chính xác từ liên lạc viên quân sự Mỹ tại Hồng Kông, khẳng định vào đêm 18/10 hoặc trong vòng hai ngày sau đó, khoảng 400.000 quân Trung Quốc sẽ tới Triều Tiên tham chiến.
"CIA nắm trong tay lượng lớn tình báo chính sách về việc quân đội Trung Quốc điều động chuẩn bị tham chiến ở Triều Tiên, thậm chí nắm chính xác thời gian cụ thể, nhưng đã đưa ra phán đoán và kết luận hoàn toàn sai," ông Phòng viết trên Hoàn Cầu. "Nguyên nhân chủ yếu do CIA tổng kết và phân tích tình báo sai lầm, giải mã sai ý nghĩa thông tin mà họ nắm được."
Giải mã thất bại muối mặt của CIA trong vụ 40 vạn quân Trung Quốc tràn sang Triều Tiên - Ảnh 2.
Tướng Mỹ Douglas MacArthur theo dõi chiến dịch đổ bộ ở Incheon, tháng 9/1950 (Ảnh: Courtesy Photo)
CIA phân tích sai cơ bản về Trung Quốc?
Theo ông Phòng Ninh, đánh giá báo cáo của CIA ngày 18/10/1950 có thể thấy được ba sai lầm của tình báo Mỹ khi đó.
Thứ nhất, vấn đề thời cơ. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại bán đảo Triều Tiên khi đó là tướng Douglas MacArthur - cái tên lừng lẫy trong Thế chiến 2. Học giả Trung Quốc lý giải, MacArthur cùng Bộ tư lệnh Mỹ nhận định, thời điểm quân đội Triều Tiên chèn ép lực lượng Hàn Quốc và quân đội Liên hợp quốc về khu vực Busan, phía Nam bán đảo, trong khi quân Mỹ bắt đầu đổ bộ ở Incheon, chính là thời cơ tốt nhất để PLA can thiệp quân sự vào bán đảo.
Sau cuộc đổ bộ Incheon, lực lượng Mỹ bắt đầu đẩy lùi quân Triều Tiên. Đến lúc này, "sự can thiệp của người Trung Quốc - vốn dĩ có thể xoay chuyển cục diện quân sự, từ đó giúp đảng Cộng sản [Trung Quốc] có cơ hội giành được thắng lợi triệt để ở Triều Tiên - đã không còn tồn tại".
Trong nhiều báo cáo, phía Mỹ tin rằng chiến tranh Triều Tiên đến giai đoạn này đã kết thúc. Đây là nhận định chiếm ảnh hưởng lớn trong phân tích của CIA.
Thứ hai, vấn đề ưu thế. Thời kỳ đầu thập niên 1950, quân đội Liên hợp quốc có ưu thế chiến trường lớn so với PLA, từ sau cuộc đổ bổ của lực lượng Mỹ thì liên quân kiểm soát được thế chủ động chiến lược, nhất là khi Trung Quốc chưa có không quân hỗ trợ.
Tướng MacArthur phân tích với tổng thống Mỹ Harry Truman, "quân lực của Trung Quốc ở Mãn Châu có 300.000, trong đó lực lượng bố trí ở sông Áp Lục có thể không quá 100.000-125.000 người, số lượng vượt sông có thể chỉ khoảng 50.000-60.000 lính. Họ không có không quân. Bởi chúng ta nắm căn cứ không quân ở Triều Tiên, nên nếu người Trung Quốc có ý đồ tiến về Bình Nhưỡng thì đối với họ mà nói đó sẽ là một cuộc giết chóc quy mô lớn."
Trong đánh giá của CIA, tỉ lệ Trung Quốc chấp nhận rủi ro để tham chiến ở bán đảo là rất nhỏ.
Thứ ba, lợi ích tổng thể của Trung Quốc. Giáo sư Phòng Ninh chỉ ra, trong phân tích đánh giá toàn diện của CIA đối với nước CHND Trung Hoa mới thành lập từ tháng 10/1949, tình báo Mỹ cho rằng ĐCSTQ vẫn trong giai đoạn củng cố chính quyền, khôi phục nền kinh tế,... mà điều động binh lực lớn đến Triều Tiên là hành động không phù hợp với lợi ích tổng quan của nước này.
Trong báo cáo 18/10, CIA nêu: "ĐCSTQ hiểu rõ, ít nhất trong tình huống không xảy ra chiến tranh toàn diện giữa phương Đông và phương Tây thì xung đột với Mỹ sẽ là thảm họa, không chỉ tổn hại lợi ích tổng thể của Trung Quốc, mà còn phá vỡ các kế hoạch trong nước và sự ổn định của chính quyền tại Bắc Bình (tức Bắc Kinh)."
Ông Phòng Ninh cho hay, kịch tính của cuộc chiến Triều Tiên diễn ra ngay sau cuộc đổ quân quy mô lớn của PLA. Trong khi lực lượng Mỹ liên tục bắt giữ được nhiều quân nhân Trung Quốc, tình báo nước này vẫn chưa đánh giá đúng tình hình.
Trong báo cáo ngày 3/11/1950, CIA phân tích các dấu hiệu trong giai đoạn đó "cho thấy Trung Quốc quyết định lập một 'giới tuyến' tại bờ Nam sông Áp Lục. Dù chưa thể loại trừ khả năng Trung Quốc - dưới sự chỉ đạo của Liên Xô - bất chấp tất cả để can thiệp vào Triều Tiên, nhưng mục tiêu chủ yếu của họ rất có thể là bảo đảm an ninh khu vực biên giới Mãn Châu,..."
theo Thời đại

Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ)

Thùy Linh |

Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ)

Bảo tàng này đang triển lãm tới 3.500 vật dụng liên quan tới mật vụ Nga KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) sau hơn 30 năm thu thập trên khắp thế giới.

Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 1.
Súng son môi: “Nụ hôn tử thần này” thực ra là một vỏ súng 4,5mmm được thiết kế để có thể bắn một phát chí mạng.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 2.
Giày gắn camera. Bộ sưu tập cũng bao gồm nhiều loại camera siêu nhỏ, camera giấu kín và các loại camera sao chép.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 3.
Máy ghi âm siêu nhỏ. KGB đã sử dụng các thiết bị ghi âm để ghi âm các cuộc thoại, gắn lên đường dây điện thoại, phòng làm việc để thu thập bằng chứng, thông tin từ những kẻ tình nghi hay từ kẻ thù.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 4.
Một văn phòng KGB được tái hiện lại.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 5.
Bộ radio do thám Oriol. Bộ radio này được thiết kế đủ nhỏ để có thể mang tới chiến trường và có thể giấu kín. Hầu hết những bộ radio như thế này hoạt động ở dải cao tần 3MHz-30MHz. Tất cả các thiết bị của KGB cũng được thiết kế để có thể hoạt động ở dải sóng ngắn.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 6.
Máy mật mã Fialka.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 7.
Điện thoại chống nghe lén: Những chiếc điện thoại đặc biệt được sử dụng ở Liên Xô có thể đảm bảo đường liên lạc đáng tin cậy, không bị lộ.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 8.
Giấy chứng minh được trưng bày tại bảo tàng.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 9.
Một cánh cửa nhà tù KGB. Khách tham quan có thể xem đoạn video về một ngày điển hình trong tù thông qua cánh cửa sập này và xem quá trình KGB thẩm vấn tù nhân.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 10.
Máy thu đổi tần số radio.
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 11.
Trách nhiệm của KGB: bao gồm bảo vệ lãnh đạo chóp bu của đất nước, giám sát lực lượng bảo vệ biên giới và gám sát nói chung. KGB cũng có trách nhiệm thu thập tin tức tình báo ở các nước khác, công tác phản gián…
Cận cảnh bảo tàng KGB độc nhất vô nhị ở New York (Mỹ) - Ảnh 12.
Trưng bày những vật dụng kỷ niệm. Nguồn gốc của KGB có từ thời Sa hoàng Nicholas II, khi lực lượng cảnh sát mật có tên gọi Okhrama được thành lập năm 1881. KGB hiện đại được thành lập năm 1951 ở Moscow./.
theo VOV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét