Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

CÁI SAI CỦA BOT

-Xét cho cùng thì BOT cũng chỉ là một dạng biến tướng của chủ trương "nhà nước và nhân dân cùng làm" với điều kiện dân bắt buộc phải làm còn nhà nước làm theo sở thích và chỉ làm mỗi việc bảo hộ kinh doanh cho tầng lớp giàu có.
-"Nhà nước và nhân dân cùng làm" là một chủ trương sai, đi ngược lại với mục đích của nhà nước "của dân, do dân và vì dân".
-Muốn "dân giàu, nước mạnh" thì nhà nước phải cố gắng, tự lực thỏa mãn hết những nhu cầu phục vụ quốc kế, dân sinh chứ không nên buộc dân đóng thêm phí, thuế. Như thế nhà nước mới tài giỏi!
-Muốn làm BOT cũng được nhưng phải để khả năng cho dân lựa chọn.
-Kinh doanh kiểu bỏ tiền ra trước nhưng chắc chắn hốt lại được và có lãi thì...quá dễ, cứ có vốn là làm được!
-Trong thời đại văn minh, đi trên đại lộ thênh thang mà phải cởi truồng, nhịn đói thì xã hội đéo phải định hướng XHCN!

------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trạm thu phí BOT: “Tiền đè chết người” | VTC1

BOT là gì và trạm thu phí BOT là gì?

04/06/2018 Bình luận (1)
BOT là một thuật ngữ tiếng anh được sử dụng nhiều trong các văn bản cũng như trong giao tiếp bình dân hàng ngày của người Việt Nam. Vậy BOT là gì và trạm thu phí BOT là gì? Ảnh hưởng và tác động của các trạm BOT lên nền kinh tế như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

BOT là gì?

BOT là viết tắt của cụm từ (Build – Operate - Transfer) hay còn gọi là Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong kinh tế. Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định về Đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư Hợp đồng thì Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hình thức đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT ở nước ta hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của một quốc gia đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thậm chí, trong khoảng 5 năm gần đây, có hàng trăm hợp đồng Bot đang mọc lên như nấm vì nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Có thể hiểu nôm na thì những công trình này được hình thành trên cơ sở hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Sau khi nhà đầu từ tiến hành xây dựng công trình giao thông (cầu và đường), nhà đầu tư có quyền kinh doanh công trình trong thời gian nhất định. Khi hết thời hạn thì lúc đó nhà đầu tư mới chuyển giao cho nhà nước quản lý. 

Trạm thu phí BOT là gì?

Vì những dự án giao thông BOT đều là vốn của nhà đầu tư nên khi chạy xe trên đường là các công trình giao thông BOT, người tham gia giao thông đều phải trả tiền. Và để thu tiền của các phương tiện tham gia giao thông thì các chủ đầu tư sẽ xây những trạm thu phí. 

Có thể hiểu nôm na thì trạm thu phí là những trạm chốt được lập nên tại các tuyến đường thuộc dự án BOT với chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Số tiền thu được từ người tham gia giao thông sẽ được dùng vào việc chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường. Hiện nay, mức tiền thu phí được nhà nước quy định và điều chỉnh theo từng thời điểm, từng loại hình phương tiện và từng tuyến đường khác nhau. 

Những đối tượng bị thu phí tại các trạm thu phí BOT

Mức thu phí tại các trạm BOT được quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ. Thông tư này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng theo quy định tại khoản 20.
Đối tượng chịu phí bao gồm:

1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.

2. Xe ô tô thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
+ Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;
Bị tịch thu;
+ Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại, tịch thu không được tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

4. Không áp dụng khoản 2 Điều này đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, lực lượng công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt nam.

'Người dân phản ứng với các dự án BOT là chính đáng'


Ông Nguyễn Đức Kiên khẳng định việc làm BOT ồ ạt không thể tránh khỏi dự án có vấn đề. Tuy nhiên, việc có tham nhũng, tiêu cực hay không phải chờ kết luận của cơ quan điều tra.

Ôtô đi từ Bắc vào Nam hết bao nhiêu tiền phí BOT? Có gần 40 trạm thu phí BOT đường bộ trên tuyến quốc lộ 1. Một ôtô dưới 12 chỗ nếu đi từ Bắc vào Nam sẽ trả gần 1,4 triệu cho các trạm thu phí.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho biết việc người dân phản ứng như ở trạm BOT Cai Lậy là điều đã được dự báo trước.
Là Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng nguyên nhân xảy ra các “điểm nóng” BOT trên cả nước thời gian qua là do sự phối hợp chưa tốt, đổ lỗi cho nhau giữa trung ương và địa phương.

Che giấu lưu lượng xe qua trạm BOT

- Thời gian qua, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã vào kiểm tra rất nhiều dự án BOT trên cả nước. Từ góc độ giám sát của Quốc hội, ông thấy vấn đề này thế nào?
- Qua giám sát điểm tại 17 tỉnh, thành từ Bắc vào Nam, đoàn giám sát chỉ ra 13 hạn chế, bất cập.
'Nguoi dan phan ung voi cac du an BOT la chinh dang' hinh anh 1
Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Ảnh: Công Khanh.
Trong đó, đa số dự án sau khi triển khai, khi kiểm toán vào thì phải điều chỉnh dự toán phê duyệt trung bình gần 11%. Làm cầu đường thì lẽ ra chi phí xây dựng phải là chủ yếu nhưng thực tế các chi phí khác như dự phòng, lãi vay, quản lý dự án, giải phóng mặt bằng lại chiếm tỷ lệ khá lớn, đến 20-30% tổng mức đầu tư. Điều này làm tăng thời gian cũng như phí dịch vụ, gây bức xúc dư luận.
Việc lựa chọn nhà đầu tư cũng còn bất cập. Tuyệt đại đa số các dự án BOT giao thông vừa qua là chỉ định thầu. Chỉ một trường hợp là chọn được bằng đấu thầu. Có thể có khó khăn khách quan, nhưng rõ ràng là thiếu cạnh tranh.
Có lẽ nóng nhất, gay gắt nhất là thu phí. Các điểm nóng BOT vừa qua đều vì chuyện này. Nơi thì đặt trạm thu phí ngoài phạm vi dự án, nơi khác cho thu phí cả đường cũ, chạy song song với đường BOT để thu hồi vốn.
Cai Lậy gần giống như vậy. Đầu tư BOT một chút ở quốc lộ 1 cũ rồi kết hợp thu phí cả hai để thu hồi vốn cho cả đường tránh…
'Nguoi dan phan ung voi cac du an BOT la chinh dang' hinh anh 2
Ông Kiên khẳng định sự việc ở trạm BOT Cai Lậy đã được dự báo trước. Ảnh: Thanh Tùng.
Các dự án BOT không phải là xây dựng tuyến đường mới, chỉ là nâng cấp, cải tạo trên các tuyến đường hiện hữu vốn có nhiều đoạn giao cắt đồng mức, nên khó thu phí và gây phiền toái, thậm chí là thiếu công bằng cho người dân sở tại khi hàng ngày phải đi lại nhiều lần qua khu vực đặt trạm.
“Trong hàng chục dự án BOT triển khai ồ ạt chắc chắn không tránh khỏi có những dự án có vấn đề. Còn cái nào tiêu cực, tham nhũng phải chờ cơ quan điều tra”.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Quản lý nhà nước về thu phí đang còn nhiều kẽ hở nên chủ đầu tư có thể che giấu lưu lượng thực tế.
- Ông có thể nói cụ thể hơn?
- Hiện cách kiểm tra, giám sát chủ yếu vẫn trên sổ sách, báo cáo của chủ đầu tư mà không có sự tham gia của thuế vụ, công an và giám sát của người dân.
Vừa rồi, Tổng cục Đường bộ đã phát hiện số thu bình quân ở BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là 1,97 tỷ đồng/ngày, cao hơn nhiều so với con số báo cáo 1,2 tỷ. Đã có mấy vụ gian lận vé ở trạm thu phí Đại Yên, rồi trạm thu phí trên quốc lộ 5 phải chuyển công an điều tra.

Việc người dân phản ứng đã được dự báo

- Ông nhận xét như thế nào về việc người dân phản đối gay gắt việc thu phí trước đây là ở Bến Thủy (Nghệ An), Cầu Rào (Hà Tĩnh), mới nhất là Cai Lậy (Tiền Giang)?
- Người dân phản ứng như vậy là chính đáng. Đây là điều có thể dự báo, thấy trước được.
Lẽ ra các Bộ GTVT, Tài chính, chủ đầu tư phải chủ động có phương án thu phí hợp lý với cư dân, mà chủ yếu là người có ôtô hoặc kinh doanh vận tải bằng ôtô. Nếu chủ động ngay từ đầu thì đã không xảy ra điểm nóng BOT Bến Thủy.
Tại BOT Cai Lậy, tôi cho rằng phản ứng chủ yếu đến từ giới kinh doanh vận tải địa phương. Họ muốn né phí bằng cách đi vào quốc lộ 1 cũ xuyên qua thị xã. Né thế là không nên, vì mục đích của đường tránh là giảm tải, giảm ùn tắc cho đường nội thị…
“Dự án giao thông nào chẳng phải có đề nghị của địa phương. Vụ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nói không biết gì cả là không sòng phẳng”.
Ông Nguyễn Đức Kiên nói
- Người dân đã đóng thuế, quỹ bảo trì đường bộ họ có quyền lựa chọn giữa đường BOT và đường đầu tư bằng ngân sách chứ?
- Thực tế ngân sách của ta là vô cùng khó khăn. Ngay như quỹ bảo trì đường bộ, mấy năm gần đây kinh tế khấm khá, phương tiện giao thông tăng trưởng nên mới thu được cỡ 10.000 tỷ đồng/năm.
Con số này vô cùng ít ỏi, thậm chí chẳng đủ cho dặm vá, bảo trì, duy trì chất lượng công trình giao thông.
Các dự án BOT vừa rồi đã làm hơn được thế rất nhiều. Đó là đầu tư nâng cấp mặt đường để tăng tải trọng, hoặc mở rộng được mặt cắt ngang. Việc thu phí hoàn trả kinh phí nâng cấp mặt đường như vậy không phải giờ mới làm.
- Người dân phản ứng tại BOT trên quốc lộ 1 ở An Giang, ôtô đi nhờ chỉ 500 m rồi rẽ sang đường khác về phía Kiên Giang phải nộp phí như sử dụng mấy chục km. Ông có biết chuyện này?
- Đó là lỗi của chủ đầu tư. Lẽ ra ngay từ đầu họ đã phải có giải pháp khắc phục bất cập ấy chứ đừng đợi dân phản ứng. Vừa rồi, họ đã thiết lập hệ thống hai thẻ, một để thu phí, một miễn phí nếu chỉ đi nhờ qua…



6 dự án BOT, BT ở TP.HCM sai phạm hơn 2.100 tỷ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản đồng ý với kiến nghị Thanh tra Chính phủ về xử lý sai phạm với số tiền hơn 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án BOT, BT ở TP.HCM.
- Qua những vụ việc người dân phản đối thu phí ở nhiều địa phương, theo ông các bộ ngành cần phải rút ra kinh nghiệm gì?
- Tôi thấy rằng hiện tượng địa phương, Trung ương thiếu phối hợp, thậm chí đổ lỗi cho nhau rất nhiều.
Tôi từng luân chuyển công tác về tỉnh, thấy rõ là dự án giao thông nào chẳng phải có đề nghị của địa phương, thậm chí là gây áp lực để Trung ương làm. Thế mà vụ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang lại nói không biết gì cả. Như vậy là không sòng phẳng.
Tôi cho rằng những điểm nóng BOT vừa qua là có thể hóa giải được, nếu địa phương, Trung ương phối hợp chặt chẽ, có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
- Liệu có tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong các dự án BOT như người dân đặt nghi vấn?
- Trong hàng chục dự án BOT triển khai ồ ạt như vậy, không tránh khỏi có những dự án có vấn đề. Như BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Thanh tra Chính phủ đã kết luận là sai. Chúng tôi khi giám sát cũng nói thẳng là sai.
Còn cái nào tiêu cực, cái nào tham nhũng thì phải cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm toán mới kết luận được.

Trải nghiệm tuyến đường BOT 1.400 tỷ ở Cai Lậy Trên 26 km quốc lộ 1 được BOT Tiền Giang tăng cường mặt đường đã xuất hiện ổ gà và nhựa đùn thành đống. Còn 12 km đường tránh Cai Lậy thì hẹp và không có điện chiếu sáng.

Ý kiến bạn đọc (15)


  • Tri Nguyen

    Ai ơi quan tâm đến trạm thu phí được đặt ở Gia Trung - Mang giang - Gia Lai được không? 70km/1 trạm mà trong có 20km từ đầu Thị trấn Đăkpơ đến chân đèo Mang Giang nát bét còn hơn ruộng cày mà vẫn thu phí đều mấy năm qua, phí thì chúng tôi nộp không ý nhưng làm ơn làm đường cho nó được được tí để đi chứ vừa tốn tiền phí vừa tốn tiền sửa xe nữa, đau lòng lắm, tha thiết kính nhờ!
    Trả lời54 Thích Không thích08:47 25/08/2017

    • Phi

      Tôi đồng ý với bạn, đoạn đường dưới chân đèo Mang Yang quá tệ. Đoạn đường làm có 20km mà thu tận 35000 (xe tôi 7 chỗ), yêu cầu thanh tra kiểm tra lại cho dân chúng tôi nhờ.
      Trả lời9 Thích Không thích10:26 25/08/2017

  • Nguyễn Quốc Anh

    Tính theo các thời gian thu phí của các dự án BOT, thì các dự án này trừ các khoản sau khi hoàn vốn lại suất ngân hàng đó là siêu lợi nhuận, có thế nên các chủ đầu tư ồ ạc làm vào BOT, có chăng ơ đây là sự thiếu quản lý thiếu minh bạch của các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng
    Trả lời23 Thích Không thích08:51 25/08/2017

  • Hướng Chí Đỗ

    Ở Việt Nam mua được cái xe ô tô đóng bao nhiêu các khoản thuế và phái mới lăn bánh được. Quê tôi ở Thái Bình mỗi lần từ Hà Nội về quê bằng xe ô tô tiền lệ phí cầu đường bằng tiền nhiên liệu cho mỗi chặng đường đây quả điều bất hợp lý.
    Trả lời14 Thích Không thích08:53 25/08/2017

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải thích gì về thu giá, thu phí BOT? 

(NLĐO)- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chiều nay 22-5 đã giải thích về khái niệm trạm thu giá, trạm thu phí BOT mà dư luận lên tiếng nhiều ngày qua.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải thích gì về thu giá, thu phí BOT? - Ảnh 1.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 22-5 về thu giá và thu phí BOT-Ảnh: Văn Duẩn
Chiều 22-5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về những băn khoăn của dư luận về việc đổi tên gọi trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết:  "Giờ mình xem BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp (DN) nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước".
"Bây giờ phí liên quan tới Hội đồng nhân dân, Quốc hội quyết định, còn giá là do DN cung cấp, vì BOT là sản phẩm của DN nên cần điều chỉnh lại cho chính xác. Từ khi chuyển qua giá thì sẽ giảm giá, giảm để cân đối được phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm"- ông Thể cho hay.
Bộ trưởng GTVT nói về thu giá, thu phí BOT - Video: Văn Duẩn
Người đứng đầu ngành giao thông cũng khẳng định việc chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều.
Trả lời về việc trong quá trình ra văn bản, Bộ GTVT có rà soát để từ ngữ chuẩn xác hay không, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết đây do quy định của nghị định.
Trước câu hỏi rằng dư luận đặt vấn đề Bộ GTVT đang đánh tráo khái niệm "thu phí" thành "thu giá", Bộ trưởng GTVT khẳng định: "Không phải do bộ quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ, sản phẩm sản xuất nhà máy thì họ ấn định giá bán, và BOT là 1 sản phẩm của DN...".
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải thích gì về thu giá, thu phí BOT? - Ảnh 3.
BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp với thông báo làn thu giá tự động - Ảnh: Song Anh
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải thích gì về thu giá, thu phí BOT? - Ảnh 4.
Vé thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ - Ảnh: Song Anh
Theo ông Nguyễn Văn Thể, sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh. Với dự án BOT, DN bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án hoàn vốn. Nhà nước cố gắng điều chỉnh thấp nhất, tạo điều kiện cho xã hội. Hiện nay mình điều chỉnh trạm thu giá nào có điều kiện đều giảm toàn bộ xuống mức thấp nhất để hỗ trợ chi phí người dân.
Về câu hỏi vậy đã chuyển sang giá thì khi giảm giá xuống thì DN có thể đề xuất tăng hay không, Bộ trưởng GTVT cho biết về nguyên tắc sản phẩm đó của DN nhưng mình có điều tiết theo thị trường. "Tại sao Chính phủ, bộ, ngành họp và Quốc hội yêu cầu xem xét, tức là mình phải điều tiết để đảm bảo lợi ích nhà đầu tư và hài hoà lợi ích người dân. Không phải sản phẩm anh làm ra là tự ấn định giá mà ký hợp đồng với bộ để giám sát điều này"- người đứng đầu ngành giao thông cho hay.
"Chính vì thế, nhiều trạm BOT, giá giảm từ 35.000 xuống 25.000 để hài hoà lợi ích các bên. Nghị định quy định thay đổi thì phải điều chỉnh theo yêu cầu Chính phủ"- ông Thể nói thêm.
Trong trường hợp DN muốn tăng giá, DN phải đăng ký với Bộ GTVT. Bộ GTVT xem xét khi nào cảm thấy hài hoà hết các lợi ích, bảo đảm chi phí xã hội thấp nhất thì mới được điều chỉnh, nếu không thì không được điều chỉnh.
Trả lời câu hỏi từ phí chuyển sang giá, có thay đổi bản chất?, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: "Mỗi một giai đoạn lịch sử thì khả năng chịu đựng của nền kinh tế khác nhau. Hiện nay chủ trương là giảm đến thấp nhất chi phí của hàng hóa. Về bản chất, thì hiện nay điều chỉnh để làm sao khả năng chịu đựng của nền kinh tế thấp nhất".
Theo ông Thể, bản chất nhà đầu tư kinh doanh thì phải có lợi nhuận theo quy định của Nhà nước. Thu cao thì thời gian ngắn, thu thấp thì thời gian dài, tất cả đều theo quy định của Nhà nước. Quản lý Nhà nước thì điều tiết làm sao bảo đảm hài hòa lợi ích của DN. Hiện nay hầu như đã giảm hết toàn bộ các trạm thu đến mức thấp nhất để trong giai đoạn hiện nay bảo đảm chi phí thấp nhất.
"Ngày trước, mỗi lần điều chỉnh phí thì rất khó khăn vì điều chỉnh phí thuộc thẩm quyền HĐND địa phương mà HĐND thì không thể linh động được. Chuyển qua giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy thôi, nhưng mình sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng để đáp ứng được điều kiện của từng trạm thu giá ở từng vị trí, từng khu vực. Có những vị trí mình giảm rất là sâu vì những nơi đó điều kiện cho phép. Còn để HĐND quyết thì điều chỉnh từng mức rất khó khăn"- Bộ trưởng Thể nói.
"Hiện nay, theo quy định mới thì chuyển từ Bộ Tài chính về Bộ GTVT. Ngày trước Bộ Tài chính có những thông tư quy định mức phí từng trạm, giờ chuyển qua Bộ GTVT để tiều tiết làm sao bảo đảm hài hòa lợi ích"- ông Thể bày tỏ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định sắp tới không làm đường theo hình thức BOT trên những đường hiện hữu nữa, Bộ GTVT chỉ làm trên những đường song hành, đường cao tốc, và khu khép kín, khu thu tự động, bảo đảm giải quyết hết vấn đề hiện nay đặt ra.
Còn những dự án đang khai thác thì trách nhiệm tiếp tục xem xét để bảo đảm người dân, DN, các thành phần kinh tế khác có đủ điều kiện để cạnh tranh trong điều kiện hiện nay.
"Còn nếu để phí như trước đây thì rất là cao. Ngày xưa xem xét từng trạm từng trạm một, thì bây giờ xem xét trên cả khu vực, có sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các khu vực"- Bộ trưởng Thể nói.
Hiện Bộ GTVT cố gắng thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng. Tức là cuối năm nay chúng ta cố gắng vận hành đường cao tốc, quốc lộ, nhất là đường 1, đường Hồ Chí Minh… rồi đến năm 2019 thì phủ kín toàn bộ các trạm của các quốc lộ khác. "Điều này bảo đảm công khai, minh bạch, giúp vừa giám sát chi phí, vừa giúp cho việc các xe qua trạm thu giá một cách nhanh chóng"- Bộ trưởng khẳng định.
Bài - video: Văn Duẩn; Ảnh: Văn Duẩn - Song Anh

Vẫn chưa có giải thích "thu giá BOT" là gì?

07/03/2018
"Thời gian qua Bộ GTVT dùng khái niệm thu giá BOT nhưng chưa giải thích rõ về bản chất việc thay đổi cách dùng thu giá - thu phí nên đã có không ít ý kiến cho rằng có sự nhập nhằng giữa hai khái niệm thu phí - thu giá."
<%=title %>
Vẫn chưa có giải thích "thu giá BOT" là gì?
Về khái niệm “thu giá” lần đầu xuất hiện thay cho khái niệm "thu phí" đã sử dụng lâu nay, trả lời báo chí, lãnh đạo vụ Đối tác công tư (PPP), Bộ Giao thông Vận tải, cho biết cả hai thuật ngữ trên đều chỉ việc thu phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho các dự án BOT giao thông.
Trong khi vẫn còn gây ra khá nhiều tranh cãi thì Bộ GTVT lại chủ trương đẩy nhanh việc dán tem thu giá trên hơn 3 triệu xe ô tô để "thu giá" tự động. Theo Bộ GTVT thì: Một trong những việc quan trọng nhất là phải dán tem càng nhanh càng tốt. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ thật nhanh. Đến cuối năm nay, theo lộ trình là toàn bộ trạm thu giá BOT trên quốc lộ 1 là phải thu tự động hết. Đến năm 2019 là trên toàn quốc luôn, tất cả trạm phải thu phí tự động toàn bộ.
"Chỉ thị 06 mới đây của Thủ tướng Chính phủ đã xem thu giá tự động không dừng là một trong những giải pháp công khai, minh bạch đối với người dân trong thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, do đó các cơ quan, đơn vị của Bộ phải nghiên cứu kỹ và triển khai nghiêm túc, nhanh chóng Chỉ thị này," Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Vẫn chưa có giải thích "thu giá BOT" là gì?
Trước đó, tại các cuộc họp về thu phí tự động không dừng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đều khẳng định: “Người dân đang rất trông chờ thu phí tự động để đảm bảo công bằng khi có thiết bị giám sát và người dân được giám sát. Bà con nhìn thấy tận mắt một xe đi qua thu được bao nhiêu, một ngày thu được bao tiền. Thu phí thủ công mất rất nhiều thời gian. Trong khi các nước như Trung Quốc, Singapore có rất nhiều trạm thu phí có tự động quét, vậy tại sao ta chần chừ không làm?”
Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ban hành Thông tư xử phạt với nhưng trường hợp đi qua trạm BOT không có tiền trong tem, thẻ thu phí không dừng, xử phạt cao gấp 10-20 lần thì người dân sẽ phải nộp tiền vào, nhà đầu tư không dám cho nợ.
"Đến năm 2019, tại tất cả các trạm BOT trên phạm vi toàn quốc sẽ thực hiện thu giá tự động," Bộ trưởng Thể khẳng định.

Trạm BOT đặt 'nhầm', thu sai hơn 10 năm

Ngoài việc đặt trạm thu phí BOT "nhầm chỗ", dự án còn phải điều chỉnh giảm thời gian thu phí từ 19 năm, 2 tháng, 17 ngày xuống còn 8 năm, 6 ngày (giảm 11 năm, 2 tháng, 11 ngày).
Ngày 28/4, một nguồn tin cho biết Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến những sai phạm tại dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ đèo Phước Tượng, Phú Gia (Thừa Thiên - Huế).
Bộ Tài chính kiểm điểm và chỉ đạo kiểm điểm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến việc tham mưu, ban hành, áp dụng, thỏa thuận vị trí thu phí bất hợp lý. Về xử lý kinh tế, yêu cầu Bộ GTVT rà soát, xử lý phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng sai hơn 44 tỷ đồng tại dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ đèo Phước Tượng, Phú Gia.
Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư của BOT Phước Tượng - Phú Gia là liên doanh giữa Công ty TNHH BOT Hưng Phát, Công ty CP Xây dựng 699, Công ty TNHH kỹ thuật và xây dựng Q.L.K, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Thành. Tổng mức đầu tư dự án hơn 1.743 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2015, phương án tài chính thu hồi vốn cho nhà đầu tư với thời gian thu phí phê duyệt là 19 năm, 2 tháng.
Tram BOT dat 'nham', thu sai hon 10 nam hinh anh 1
Trạm thu phí BOT Phước Tượng - Phú Gia .
Tuy nhiên, việc lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư của Bộ GTVT có một số nội dung sai quy định và chưa phù hợp. Cụ thể tính trùng chi phí; tuyến dẫn hầm Phú Gia - Phước Tượng phải áp dụng nhóm II nhưng lại áp dụng nhóm III khiến tổng mức đầu tư tăng sai hơn 44 tỷ đồng; chuyển nhượng quyền vốn góp khi chưa đủ vốn theo tiến độ, chưa góp theo như cam kết và quy định; huy động vốn vay để thực hiện dự án không đúng cam kết tại hợp đồng BOT.
Đặc biệt về phương án tài chính, nội dung hợp đồng không đề cập rõ vị trí trạm thu phí và công nghệ thu phí. Thế nhưng quá trình thực hiện, Bộ GTVT và nhà đầu tư đã ký phụ lục điều chỉnh một số nội dung hợp đồng, trong đó bổ sung vị trí trạm thu phí ngoài phạm vi dự án (bắc hầm Hải Vân), nhưng không điều chỉnh phương án tài chính của hợp đồng tương ứng nội dung bổ sung về vị trí đặt trạm thu phí ngoài phạm vi dự án.
Chính vì thế nên Trạm thu phí BOT Phước Tượng - Phú Gia được dựng lên để thu phí hoàn vốn dự án hầm đường bộ Phước Tượng và hầm đường bộ Phú Gia (huyện Phú Lộc) nhưng lại đặt ngay miệng phía bắc hầm Hải Vân.
Do đó, các xe từ phía nam ra hầm Hải Vân để đi thị trấn Lăng Cô, không hề đi qua hai hầm trên vẫn phải đóng phí khiến nhiều người bức xúc. Cụ thể, rất nhiều phương tiện tham gia vận tải ở cảng Chân Mây hoặc đi du lịch qua các khu nghỉ mát, nhà hàng, khách sạn… ở thị trấn Lăng Cô (không sử dụng hầm Phú Gia, Phước Tượng) cũng đều bị thu phí một cách vô lý.
Qua kiểm tra về phê duyệt, điều chỉnh dự án, bổ sung phụ lục hợp đồng và kết quả kiểm tra về tổng mức đầu tư xác định sai lệch. Bộ GTVT chấp thuận chuyển trạm thu phí về phía bắc hầm Hải Vân, không có đường song hành, dẫn đến giá trị doanh thu năm 2016 giữ nguyên không được chiết giảm 60%; điều chỉnh giảm vốn đầu tư theo kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư tăng sai trên 44 tỷ đồng, loại bỏ thuế VAT, điều chỉnh lưu lượng xe qua trạm thu phí.
Từ những điều chỉnh nêu trên, thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của hợp đồng phải điều chỉnh giảm từ 19 năm, 2 tháng, 17 ngày xuống còn 8 năm, 6 ngày (giảm 11 năm, 2 tháng, 11 ngày) thu phí.
Ngoài ra, dự án này quản lý chi phí đầu tư của dự án khi lập, phê duyệt dự toán không đúng chế độ như đối chiếu khối lượng nghiệm thu thi công lớn hơn trong bản vẽ thi công và thiết kế… với tổng giá trị hơn 50,84 tỷ đồng.
Việc chuyển nhượng quyền góp vốn dù chưa góp đủ phần vốn theo tiến độ hợp đồng, một số nhà đầu tư năng lực hạn chế nhưng Bộ GTVT vẫn chấp thuận cho chuyển nhượng.
Trạm thu phí BOT Phước Tượng - Phú Gia chính thức thu phí từ 0h ngày 12/8/2016 đến nay và đã gây ra nhiều bức xúc.
Phương Nam/ Pháp luật TP.HCM

Đi từ Bắc vào Nam hết gần 5 triệu tiền phí BOT

Xe tải trọng lớn nhất đi quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam hết 4,8 triệu tiền phí BOT, theo thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam...

Một trạm BOT trên quốc lộ 1A.
11/09/2017 21:01
Chiều 11/9, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho hay, xe lớn nhất di chuyển từ Bắc vào Nam chỉ hết hơn 4,8 triệu đồng. Phản biện này được đưa ra ngay sau khi xuất hiện thông tin trên báo chí xe container đi từ Bắc vào Nam mất 20 triệu đồng tiền xăng nhưng chi tới 93 triệu đồng tiền phí BOT.

Cụ thể, theo ông Huyện, phương án 1 đi theo lộ trình tuyến quốc lộ 1 cũ với tổng số 29 trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ. Tổng giá vé cho 1 xe đi từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Bạc Liêu như sau: Vé loại 1 là 865.000 đồng, loại 2 là 1.238.000 đồng, loại 3 là 1.823.000 đồng, loại 4 là 2.975.000 đồng và loại 5 là 4.540.000 đồng.

Phương án 2 đi theo lộ trình tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cao Bồ với 29 trạm có tổng giá vé cho 1 xe đi từ Lạng Sơn đến Bạc Liêu như sau: Vé loại 1 là 955.000 đồng, loại 2 là 1.325.000 đồng, loại 3 là 1.978.000 đồng, loại 4 là 3.150.000 đồng và loại 5 là 4.805.000 đồng.

Dọc tuyến quốc lộ 14 có 5 trạm có tổng giá vé cho 1 xe đi toàn tuyến như sau: Vé loại 1 là 175.000 đồng, loại 2 là 250.000 đồng, loại 3 là 375.000 đồng, loại 4 là 640.000 đồng và loại 5 là 940.000 đồng.

Trước đó, theo một số tờ báo có đăng tải thông tin về việc Việt Nam hiện có 88 trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ, trong đó Bộ Giao thông Vận tải quản lý 73 trạm, trung bình cứ 62 km sẽ có một trạm.

Đáng chú ý là theo các nguồn tin này thì "mỗi xe container đi từ Bắc - Nam mất chỉ khoảng 20 triệu đồng tiền xăng, nhưng mất đến 93 triệu đồng tiền phí BOT.

Ô tô đi từ Bắc vào Nam tốn gần 1 triệu đồng phí BOT

Một xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi, đi theo Quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam phải trả gần 1 triệu đồng cho các trạm thu phí BOT.

Ô tô đi từ Bắc vào Nam tốn gần 1 triệu đồng phí BOT - Ảnh 1.

“Ở Việt Nam, đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi”

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng ở Việt Nam, đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi...

Một trạm BOT trên quốc lộ 1A.
08/09/2017 21:08
Phát biểu tại tọa đàm khoa học các dự án BOT – chính sách và giải pháp sáng 8/9, ông Nguyễn Nam Cường, nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào, cho rằng lâu nay, nhiều nhà đầu tư đang thực hiện dự án BOT theo hình thức “tay không bắt giặc”. Bởi họ không cần kinh nghiệm, không cần quá nhiều vốn. Sau khi vào được dự án, hầu hết vốn sẽ đi vay, thực hiện thì thuê đơn vị thi công.

Trong khi đó, có tình trạng khi thực hiện dự án BOT, có nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền phớt lờ quyền lợi và ý kiến của của nhân dân.

Dẫn chứng thêm về tình trạng BOT ở nước Lào, ông Cường cho hay, quốc gia này không có trạm BOT giao thông bởi lưu lượng giao thông không đáng thu. Nhà nước bỏ ra toàn bộ kinh phí để xây các công trình giao thông và không lập trạm thu phí. Các dự án BOT tại Lào chủ yếu là lưới điện. Chính phủ kêu gọi các nhà đầu tư làm lưới điện.

“Họ quy hoạch điện trong các thành phố đâu ra đấy, rất văn minh. Còn tại vùng Đông Bắc Thái Lan, cả 18 tỉnh thuộc khu vực này không có trạm BOT nào dù đường giao thông nước này tốt hơn nhiều lần so với Việt Nam. Thỉnh thoảng họ bảo dưỡng, sửa chữa nhưng không thu phí”, ông Cường nói.

Liên quan đến quy định về vốn đầu tư vào dự án BOT, Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho rằng, khi muốn thực hiện các dự án BOT, nhà đầu tư chỉ lo “đặt gạch” làm sao vào được dự án là xong. Còn vốn chủ yếu là nhà nước và các ngân hàng lo.

Như dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chủ đầu tư chỉ phải lo hơn 10% vốn, còn lại là vay ngân hàng.

Ông Đức cho rằng hiện nay luật thoáng đến mức Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh có thể ủy quyền cho UBND các quận, huyện ký hợp đồng BOT với chủ đầu có tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Sở dĩ có chuyện đó vì dự án BOT không có rủi ro về vốn gốc nên chỉ cần “đặt gạch” vào dự án là xong.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy các dự án BOT, BT chủ yếu chỉ định thầu. Tuy nhiên, ông Đức cũng quan ngại tổ chức đấu thầu có thể nguy hiểm hơn. Bởi hiện nay ở nước ta khi đấu thầu xuất hiện toàn ‘quân xanh quân đỏ’. Lúc đó đấu thầu lại là biện pháp để người ta hợp thức hóa chỉ định thầu một cách êm xuôi.

Sau khi đã vào được dự án, nhà đầu tư lại tiếp tục chọn nhà thầu bằng phương pháp chỉ định. Họ đưa ra chi phí càng cao càng tốt để kéo dài thời gian thu phí. Thế nên mới có chuyện sau khi kiểm tra, các cơ quan chức năng đã giảm được hơn 100 năm thu phí ở các dự án trên cả nước.

Còn ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng hiện nay có việc chủ đầu tư dự án BOT giao thông chỉ cải tạo mặt đường quốc lộ nhưng thu phí bằng xây mới. Đây là điều phi lý vì những con đường đó là của người dân.

“Ở Việt Nam, đầu tư BOT kiểu gì cũng lãi. Cuối cùng người dân nghèo bao giờ cũng phải thua thiệt nhiều nhất. Bởi BOT sẽ tác động đến hàng hóa, dịch vụ”, ông Dũng nói.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét