Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

DƯ LUẬN XÃ HỘI 64 (Trương Duy Nhất)

-Có thể nói, trong đông đảo những người hợp thành lực lượng đội ngũ tiếp nối lãnh đạo cách mạng vô sản Việt Nam, chỉ có 1/4 trung thành với chủ nghĩa cộng sản, trở thành người chân chính, 1/4 người gãy gánh quan trường, trở về dân dã an phận thủ thường, 1/4 người phấn đấu trở thành cộng sản chỉ là cơ hội, là hạt nhân cơ bản hợp thành tầng lớp tư sản đỏ, 1/4 người còn lại (gồm những thằng như: Trương Duy Nhất, Cù Huy Hà Vũ, ...) là đám "phấu đấu thành tư sản đỏ" nhưng không được "đành" bất mãn, đám không tin vào chủ nghĩa cộng sản nhưng lại tin vào điều sai lầm khác dẫn đến thiếu tinh thần phản biện xây dựng, phản bội lại ông cha, mù quáng đả phá quyết liệt đường lối và chính sách của nhà nước XHCN.
-Tham nhũng và phá hoại đều tác tệ và nguy hiểm như nhau!

-------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Mùng Sáu Tết lợn : Nói tiếp chuyện Trương Duy Nhất dan díu với Vũ Nhôm....

Trương Duy Nhất là ai?

Thứ hai, 27/05/2013, 14:01 (GMT+7)
(An ninh quốc phòng) - Dư luận đang bàn tán xôn xao về việc Trương Duy Nhất bị bắt, vì đây là cái tên gây ra khá nhiều “tiếng vang” trong thời gian qua. Chắc hẳn với một số người mới đọc qua bài viết của Nhất sẽ thấy một cái nhìn không đụng hàng và suy đoán rằng đây là một con người tài năng nhưng đa đoan, song nếu tìm hiểu kỹ về con người này ta sẽ thấy “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Nhất được xem là người đại diện cho một lớp người có tài nhưng không có phẩm hạnh.
Trương Duy Nhất vốn xuất thân là một nhà báo, từng công tác tại báo Công An Quảng Nam – Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết nhưng có lẽ vì không khoái cái gò bó, hay vì số tiền kiếm được từ nghề báo chân chính không đủ trang trải nên Nhất đã lái sự nghiệp viết lách theo một ngã rẽ khác để được tự do làm báo theo ý mình. Thế nhưng quá khứ tốt đẹp bao nhiêu thì thực tại lại ê chề, nhục nhã bấy nhiêu. Nhất đã lạc lối trong chính con đường mình đã chọn, từ lâu người đọc đã không còn thấy những bài viết sắc sảo, góc cạnh nữa mà thay vào đó là những bài viết mì ăn liền, rẻ tiền, ngôn từ kiểu cố đấm ăn xôi, mặc ai hiểu sao thì hiểu miễn có lợi cho mình. Điển hình như bài viết về Phương Uyên, dù sự thật trắng đen đã tỏ như ban ngày, nhưng Nhất vẫn viết “đó là những giọt máu Uyên viết lên mảnh vải trắng câu “tàu khựa cút khỏi biển đông”? Ở đây, Nhất đã cố tình cắt bỏ những chứng cứ thể hiện việc Uyên đả kích, chửi bới và kêu gọi lật đổ Nhà nước… để gieo rắc vào suy nghĩ của người đọc rằng “chính quyền xử tội sinh viên yêu nước”, vậy sự công tâm của một người gắn mác nhà báo ở đâu? Khi mà trước đó Nhất từng hùng hồn tuyên bố “bổn phận của công an là tiêu diệt sâu mọt chứ không phải chĩa súng vào cây bút dám vứt bỏ hy sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm ngày đêm phản biện góp bàn cho sự thay đổi tích cực của Đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất”. Qua đây mới thấy rõ Nhất không chỉ giỏi kiếm tiền bằng cách xuyên tạc, cắt xén và bới móc mà con biết “ngụy trang kín đáo” gắn mác nhà báo để làm cái vỏ bọc cho mình thực hiện những toan tính của một kẻ “tay sai”, chấp nhận bẻ cong ngòi bút chân chính và từ từ đi vào cung đường của ma quỷ và đánh mất đi đạo hạnh của một người viết báo chân chính.

Thủ pháp cắt khúc, chia nhỏ thông tin... nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn sai lệch để từ đó áp đặt thông điệp tấn công người khác là nghề của Nhất.
Thậm chí, Nhất còn tự cho mình là kẻ có “khí chất hơn người” bằng cái điệu bộ ngang tàn hảo hớn, mặc cho dư luận có miệt thị, rẻ khinh thì Nhất vẫn nghênh ngang tiến bước theo cách riêng. Đặc điểm dễ nhận thấy ở Nhất chính là thái độ “không sợ trời, không sợ đất”… chỉ sợ lẽ phải? Người ta thường nói có tật giật mình là vậy. Nực cười hơn khi Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng ban Nội chính trung ương, phê phán ông đủ điều, trong khi trước đó chính Nhất đã hết lời tung hô, khen ngợi ông Thanh… Không biết Nhất nghĩ gì khi viết ra câu đó, một con người hai mặt như vậy sao có thể tự cho mình là người đứng về lẽ phải, làm xã hội tốt lên, đúng là suy diễn của kẻ tôi cao tài thấp, điếc không sợ súng.
Nhưng thói đời, đi đêm lắm có ngày gặp ma, cuối cùng thì Nhất cũng đã bị bắt vì “hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ Luật Hình sự, có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Nhưng ngay cả khi bị bắt thì bản mặt của Nhất lúc ở sân bay vẫn rất bình thản và dương dương tự đắc, quả đúng như câu “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Người xưa có câu: “gieo nhân nào gặp quả đó”, Nhất đã gieo nghiệp thì ngày hôm nay phải gặp chướng cũng không có gì đáng bàn cãi. Chỉ tiếc cho một cây bút góc cạnh từng được xem là cây đa, cây đề trong làng báo nay đã cùn, cằn, cỗi. Chuyện của Nhất khiến ta liên tưởng đến Huỳnh Ngọc Chênh, người cũng từng bước ra từ nghề báo nhưng thay vì dùng ngòi bút để đẩy lùi cái xấu, làm đẹp đất nước thì Nhất và Chênh lại tự tìm một hướng đi khác, thậm chí là bán rẻ linh hồn cho quỷ dữ, bất chấp việc vi phạm pháp luật và quay lưng lại với quê hương. Liệu rằng cái kết của Trương Duy Nhất có khiến cho nhiều người tỉnh ngộ, để không biến tài hoa trở thành tai họa. Cuộc đời tựa như một viên đá, chính bạn là người quyết định để viên đá ấy bám rong rêu hay trở thành viên ngọc sáng?
Thảo Nguyên
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)
Xem bài liên quan Trương Duy Nhất:


Vụ bắt Trương Duy Nhất: Sự sa ngã của một người cầm bút

Theo Báo Công an nhân dân
(GDVN) - Những người cầm bút chân chính, xử lý tin, bài luôn đặt lợi ích của cộng đồng, của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân. Các thông tin đưa ra phải chính xác, trung thực, không thiên vị, độc lập với lợi ích và sự sắp đặt bên ngoài… Nhưng Trương Duy Nhất lại đi ngược lại với các quan điểm và lương tâm của người cầm bút. Con đường phạm tội của Nhất bắt đầu từ năm 2009, đặc biệt là từ khi đăng ký sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn đến ngày 25/5/2013.

Ngày 19/11/2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra bản kết luận điều tra vụ án “Trương Duy Nhất lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” xảy ra tại TP Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Có thể nói, trong không ít những người cầm bút, vẫn lớn tiếng phê phán người khác, nhưng bản thân họ vì nhiều lý do nào đó đã tự bẻ cong ngòi bút của mình, Trương Duy Nhất là một trường hợp như vậy. Lợi dụng quyền tự do báo chí, Trương Duy Nhất đã viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên website của mình, làm giảm tuy tín, mất lòng tin của nhân dân.

Di lý Trương Duy Nhất (X) ra Hà Nội. Ảnh:Tuổi Trẻ.


Căn cứ vào kết quả điều tra ban đầu, ngày 26/5, cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Trương Duy Nhất lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương khác; ra lệnh và tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, bắt khẩn cấp đối với Trương Duy Nhất về hành vi đưa thông tin tuyên truyền xuyên tạc, không đúng sự thật trên mạng Internet. Và ngày 13/5, ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Trương Duy Nhất về tội danh trên, quy định tại Điều 258 - Bộ luật Hình sự.

Từ năm 1983 đến 1987, Trương Duy Nhất là sinh viên Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 1987, Trương Duy Nhất là phóng viên của Báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Trương Duy Nhất công tác ở đó đến năm 2011 thì làm phóng viên Báo Đại Đoàn Kết…

Năm 2007, Trương Duy Nhất tự lập blog cá nhân có tên miền truongduynhat.vnweblogs.com. Vì blog truongduynhat.vnweblogs.com là blog miễn phí, tính an toàn và bảo mật thấp, thường xuyên bị tin tặc tấn công nên vào đầu năm 2010, Trương Duy Nhất tự lập thêm blog có tên miền truongduynhat.blogpost.com. Sau khi lập blog truongduynhat.blogpost.com, Trương Duy Nhất không sử dụng blog này nữa do nguyên nhân thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật.


Ngày 1/12/2010, thông qua Công ty cổ phần Truyền thông trực tuyến Micronet có trụ sở tại số 2, Villa E, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội), Trương Duy Nhất đăng ký sử dụng tên miền truongduynhat.vn, lập và quản trị website truongduynhat.vn (mang tên "Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác"). Sau khi website truongduynhat.vn hoạt động, Trương Duy Nhất bỏ không sử dụng và tải tất cả thông tin của blog truongduynhat.blogpost.com về website truongduynhat.vn. Năm 2011, Trương Duy Nhất đã đăng ký mua tên miền truongduynhat.org (khi truy cập địa chỉ http://wwwtruongduynhat.org, sẽ tự động đăng nhập website truongduynhat.vn). Việc lựa chọn, đăng tải, hiển thị tất cả các bài viết và ý kiến bình luận (comment) trên website truongduynhat.vn đều do Trương Duy Nhất tự quyết định, thực hiện.

Những người cầm bút chân chính, xử lý tin, bài luôn đặt lợi ích của cộng đồng, của xã hội lên trên lợi ích của cá nhân. Các thông tin đưa ra phải chính xác, trung thực, không thiên vị, độc lập với lợi ích và sự sắp đặt bên ngoài… Nhưng Trương Duy Nhất lại đi ngược lại với các quan điểm và lương tâm của người cầm bút. Con đường phạm tội của Nhất bắt đầu từ năm 2009, đặc biệt là từ khi đăng ký sử dụng, lập và quản trị website truongduynhat.vn đến ngày 25/5/2013.

Trong thời gian này, Trương Duy Nhất đã đăng tải trên website này trên 1.000 bài viết ký tên Trương Duy Nhất và một số tác giả khác và lựa chọn cho hiển thị nhiều ý kiến bình luận của người đọc. Đọc bài được đăng tải lần đầu ngày 3/2/2009 trên blog truongduynhat.vnweblogs.com. Sau đó, đến khoảng đầu năm 2010, được đăng tải trên blog truongduynhat.blogpost.com; Và từ ngày 1/12/2010 đến nay được đăng tải trên website truongduynhat.vn. Trong bài này có các câu: "Thằng này Đảng viên đấy nhưng hắn tốt, tốt lắm" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng" tuyên truyền xuyên tạc, tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Những lời lẽ này cho thấy, sự kệch cỡm, vô văn hóa của Trương Duy Nhất, khi dùng những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc.

Trong số 1.000 bài viết này, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây. Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương. Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ. Một nội dung khác không đúng sự thật, cho thấy cái nhìn lệch lạc của Trương Duy Nhất. Trong tài liệu Việt Nam 2011 "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….".

Trên thực tế thì trong 20 năm qua (1999-2011), tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt trên 7%/năm; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990; gấp trên 2,1 lần năm 2000. Điều này đã được Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công nhận: "Đã chứng kiến những tiến bộ phát triển vượt bậc của Việt Nam, Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình đang lên, với nền kinh tế có quy mô gần 154 tỷ đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.700 đô la Mỹ, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn khoảng 10% năm 2012, với hơn 30 triệu người thoát nghèo. Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập và thậm chí cả một số nước có thu nhập cao".

Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Nhất đưa ra những bài như “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” hay bài “Việt Nam năm 2011” có những câu vu cáo như “vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”.

Bài “Chất lượng chính phủ quá tệ” đăng tải 2/8/2012, Nhất nói bừa rằng “chỉ có 1% đánh giá chất lượng Chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi đến 49% nhận định chất lượng Chính phủ ở mức yếu và 39% xếp loại rất yếu”. Đây là sự xấc xược, vu cáo vô căn cứ. Nhiều nội dung đưa ra có cái nhìn bi quan, một chiều… Nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trên bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước.

Trước những dấu hiệu vi phạm của Trương Duy Nhất, từ năm 2011 đến năm 2012, Sở Thông tin và truyền thông TP Đà Nẵng… đã 4 lần trực tiếp làm việc, nhắc nhở và yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt hành vi viết, đăng tải, hiển thị trên website truongduynhat.vn các bài viết, ý kiến bình luận có nội dung ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Sau mỗi lần làm việc với cơ quan chức năng, Trương Duy Nhất đều đã gỡ bỏ một số bài viết, ý kiến bình luận nhưng đây chỉ là "động tác giả"… Vì sau đó, Trương Duy Nhất vẫn tiếp tục viết, lựa chọn, đăng tải, hiện thị các bài viết và cho ý kiến bình luận trên website truongduynhat.vn.

Trong đó, Trương Duy Nhất trực tiếp viết và đăng tải 11 bài. Từng là một người cầm bút, Trương Duy Nhất chắc chắn hiểu rằng, hành vi viết, đăng tải bài viết, bài bình luận có những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên website của mình, làm giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân về các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân là vi phạm pháp luật. Thế nhưng, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, Trương Duy Nhất mặc dù đã được nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành mà tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Để có căn cứ làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Trương Duy Nhất, ngày 8/10, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định trưng cầu giám định số 59/ANĐT- P3, trưng cầu Bộ Thông tin và truyền thông, giám định nội dung một số bài viết đã đăng tải trên website truongduynhat.vn. Ngày 4/11, tập thể và các thành viên giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông đã kết luận 12 bài viết có nội dung tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan, một chiều về tình hình kinh tế, xã hội, gây hoang mang, lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm lợi ích của Nhà nước.

Trong quá trình điều tra, bị can Trương Duy Nhất đã khai rõ về hành vi viết và đăng tải các bài viết có nội dung nêu trên của mình, nhưng không thừa nhận đó là hành vi phạm tội. Trương Duy Nhất không tỏ ra ăn năn hối cải về hành vi của anh ta… Hành vi phạm tội của Trương Duy Nhất như thế nào sẽ được làm rõ trong phiên tòa xét xử trong thời gian tới.

Người xưa có câu trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần, Trương Duy Nhất là một người được ăn học, tự tể, lại từng là người viết báo… Lẽ ra Trương Duy Nhất phải biết mình nên viết gì, nhưng anh ta lại có hành động ngông cuồng. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được "chửi" người khác, xuyên tạc chống lại Đảng, Chính phủ và nhân dân./.


Theo Báo Công an nhân dân

Ông Trương Duy Nhất ra tù

26/05/2015 10:14 GMT+7
 

TTO - Sau đúng 2 năm bị kết án tù, vào lúc 8 giờ sáng 26-5, ông Trương Duy Nhất - chủ nhân của trang blog “Một góc nhìn khác” đã mãn hạn tù trở về nhà.

truong duy nhat
Ông Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm ngày 26-6 - Ảnh: Hữu Khá
Theo người nhà ông Nhất cho biết, ông Nhất tuy có ốm hơn trước, nhưng sức khỏe vẫn tốt. Ngay sau khi ra khỏi trại giam số 06 (Bộ Công an, đóng tại Thanh Chương, Nghệ An) cả gia đình ông Nhất đã đáp máy bay từ sân bay Vinh trở về Đà Nẵng ngay trong buổi sáng cùng ngày.
Trước đó, vào ngày 26-5-2013, ông Trương Duy Nhất bị bắt tại nhà riêng (trú tại 25 Tống Phước Phổ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) theo lệnh của cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an.
Ông Nhất bị bắt về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Ngày 4-3-2014, ông Nhất đã bị TAND TP.Đà Nẵng tuyên án hai năm tù giam.
Ngày 26-6-2014, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Duy Nhất và tuyên y án sơ thẩm.

ĐĂNG NAM

Trương Duy Nhất mở lại trang blog 'Một Góc Nhìn Khác'

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-08-24
Blogger Trương Duy Nhất
Blogger Trương Duy Nhất
AFP
Sau một thời gian dài vắng bóng trang blog Một góc nhìn khác đã được nhà báo Trương Duy Nhất cho phục hồi hoạt động vào hôm nay.
Lên tiếng với Đài Á Châu Tự do, ông Nhất cho biết những lý do đã thôi thúc ông đưa trang blog trở lại hoạt động:
Thứ nhất tôi là một nhà báo, một người cầm bút, trước một thực trạng nhiều vấn đề cần nói, cần viết như thế mà mình ngồi yên thì nó không ổn. Nó không ổn tí nào. Trước đây mình đã nói rồi, không chỉ vì những năm tháng ở trong tù mà bây giờ mình muốn yên thân mình không lên tiếng được. Có những người như chị Thêu, vợ anh Trịnh Bá Khiêm bạn tù của tôi ở trại 6, những người nông dân bị mất đất, ngay ngày hôm trước họ ra khỏi trại tù thì ngày hôm sau họ đã đấu tranh giữ đất.  Những người nông dân còn như thế, huống hồ gì những người trí thức như chúng ta. Chính hình ảnh những người nông dân đó cũng là một phần thôi thúc tôi mở lại trang web.”
Ông Nhất nói thêm là trang Một Góc Nhìn Khác vẫn giữ nguyên tên gọi, nội dung, và hình thức như trước, vì nó đã trở thành một thương hiệu được nhiều độc giả chú ý.
Chỉ có một thay đổi nhỏ là ông Nhất thay đổi tên miền từ VN sang ORG, có tính cách quốc tế, giải thích là ông làm điều đó để duy trì dễ dàng và bền vững trang web hơn.
Cũng cần nhắc lại ông Trương Duy Nhất bị công an bắt giữ hồi 2013, đầu tháng Ba 2014, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng phạt ông 2 năm tù, cáo buộc ông tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước vì đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông, như bài tựa đề  "chấm điểm Thủ tướng", hoặc bài yêu cầu "Tổng bí thư phải ra đi".
Cáo trạng được đưa ra tại phiên xử ông Nhất cho rằng các bài viết này của ông "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”.
Tại phiên tòa, ông Trương Duy Nhất nói rõ ông "chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng với hy vọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm", và nói lời cuối cùng của ông trước tòa là "Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào”.
Tháng 5 vừa qua, ông được trả tự do.
Hồi 2014, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới có trụ sở tại Pháp vinh danh ông là một trong 100 anh hùng thông tin của thế giới.

Nhà báo Trương Duy Nhất mất tích


Ông Trương Duy Nhất
Nhà báo Trương Duy Nhất, cựu tù nhân chính trị, đã biến mất, không ai liên lạc được sau khi ông xuất hiện lần cuối vào hôm 25/1 tại văn phòng của Liên Hợp Quốc HCR – Cơ quan tị nạn ở Bangkok, Thái Lan để xin tị nạn.
Ông Trương Duy Nhất rời Việt Nam từ đầu tháng 1/2019. Sau 25/1, gia đình ông không thể liên hệ được với ông nữa. Máy điện thoại vẫn đổ chuông, nhưng không có người bắt máy.
Ông Trương Duy Nhất bị xử 2 năm tù giam theo điều 258 bộ luật hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Tòa án đã cáo buộc một số bài viết trên blog “Góc Nhìn Khác” của ông Nhất là hành vi lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi của nhà nước. Nhiều bài trong đó được cho là “chỉ trích chính phủ và các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Một trong những bài được xuất bản trên blog vào tháng 4 năm 2013, ông Nhất kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận thức sai lầm về chính trị và kinh tế của Đảng.
Ông ra tù 5/2015 và kể từ đó ông đã nhiều lần xuất ngoại, sang Canada và một số nước khác. Gần đây, có tin đồn rằng, ông nắm giữ một số bí mật liên quan tới Vũ Nhôm và các nhân vật đang bị xét xử, trong thời gian ông là một nhà báo trong hệ thống báo chí chính thống của nhà nước.
Gia đình xác nhận rằng ông Nhất không bị chính quyền Thái Lan hay Trung Tâm Giam Giữ Người Nhập Cư Thái Lan (IDC) giam giữ.
Status cuối cùng trên trang Facebook Trương Duy Nhất là ngày 24/01/2019.
Việt Nam trong đôi năm qua đã thực hiện nhiều vụ bắt giữ ở nước ngoài rồi dẫn giải về Việt Nam để xét xử như Trịnh Xuân Thanh, Bắc Hà, Vũ Nhôm.
Những năm trước, nhà hoạt động công đoàn, anh Lê Trí Tuệ đã mất tích ở Campuchia hay Thái Lan mà cho tới nay không có một dấu vết nào được tìm thấy.
Đàn Chim Việt tổng hợp

Thái Lan: ‘Đang điều tra vụ Blogger Trương Duy Nhất mất tích’



Blogger Trương Duy Nhất.
Hôm 7/2, chính phủ Thái Lan chính thức lên tiếng vụ Blogger Trương Duy Nhất của Việt Nam bị mất tích sau khi ông đến xin quy chế tị nạn tại Bangkok.
Hãng tin Reuters trích lời Thiếu Tướng Surachate Hakparn, Cục trưởng Cục Di trú Thái, nói rằng cơ quan của ông không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Trương Duy Nhất, nhưng cho biết thêm rằng cơ quan di trú đã tiến hành điều tra liệu ông ông Nhất có nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan hay không và tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra đối với ông Nhất.
Ông Hakparn nói Reuters: “Tôi đã cho tiến hành điều tra về vấn đề này.”
Hôm 6/2, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi chính phủ Thái Lan điều tra vụ ông Trương Duy Nhất bị mất tích.
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của CPJ nói: “CPJ rất quan ngại bởi các nguồn tin cho rằng blogger người Việt Trương Duy Nhất đã mất tích trong khi tìm kiếm quy chế tị nạn ở Thái Lan.”
Ông ng Daniel Bastard, người đứng đầu Ban Á Châu-Thái Bình Dương của RSF nói trong một tuyên bố hôm 6/2: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Thái Lan cố gắng làm sáng tỏ vụ mất tích cực kỳ đáng lo ngại của ông Trương Duy Nhất.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế và Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lên tiếng kêu gọi giới chức Thái tiến hành điều tra vụ mất tích này.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 6/2 ra thông cáo yêu cầu nhà chức trách Thái Lan “lập tức điều tra” về thông tin cho rằng nhà báo-blogger Trương Duy Nhất mất tích gần đây.
Các tổ chức quốc tế cho biết ông Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25/1 để xin quy chế tị nạn và kể từ đó gia đình và người thân không thể liên lạc được với ông.
Hãng tin AFP cho biết Blogger Trương Duy Nhất là một cộng tác viên của đài RFA và dẫn một nguồn tin cho biết thêm rằng blogger này bị mất tích vào hôm 26/1 tại trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok, khi ông đi đến một tiệm kem ở trung tâm thương mại này.
Tờ South China Morning Post dẫn bình luận trên Facebook của Blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, nói rằng ông Trương Duy Nhất bị chính quyền Hà Nội đã “bắt cóc” tại Thái Lan.
Blogger Bùi Thanh Hiếu, hiện đang sống tại Đức, viết trên Facebook hôm 7/2: “Tổng cục 2 tình báo quân đội (TC2) bắt Trương Duy Nhất.”
“Hiện nay Bộ Ngoại Giao Đức đang chú trọng quan tâm đến vụ bắt cóc này, bởi nó giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trên cơ sở những gì người Đức thu thập được, họ sẽ làm việc với cơ quan cảnh sát quốc tế. Khi ấy sẽ còn nhiều điều sáng tỏ,” ông Bùi Thanh Hiếu viết thêm.
​Trước đó, một nguồn tin am tường trong nước xác nhận với VOA về việc ông Trương Duy Nhất bị bắt tại Thái Lan, nhưng thông tin này chỉ được phép loan ra sau dịp Tết Nguyên Đán.
Cảnh sát Thái cho biết họ không giam giữ blogger Trương Duy Nhất, RFA cho CPJ biết.
“Chúng tôi đã kiểm tra danh sách những người bị tạm giữ và không thấy tên Trương Duy Nhất trong danh sách”, CPJ dẫn lại lời của Đại tá cảnh sát Tatpong Sarawanangkoon, người phụ trách phòng tạm giữ của Trung Tâm Tạm giữ Di trú (IDC) ở Bangkok cho biết.
AFP cho biết đài RFA cũng đã thông báo về trường hợp mất tích của blogger Trương Duy Nhất lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và văn phòng của một số các Dân biểu Mỹ.
Trang The Vietnamese dẫn lời gia đình của blogger này cho biết ông Nhất đã rời Việt Nam để sang Thái Lan khoảng 3 tuần trước khi ông mất tích.

Hoa Kỳ hoan nghênh Thái Lan điều tra vụ mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất

RFA
2019-02-09
Blogger Trương Duy Nhất ở Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 8/2016
Blogger Trương Duy Nhất ở Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 8/2016
Courtesy FB Trương Duy Nhất
Hoa Kỳ hôm 8/2 hoan nghênh chính phủ Thái Lan điều tra về vụ mất tích của ông Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích từ hôm 26/1 sau khi đào thoát đến Thái Lan để xin quy chế tị nạn chính trị tại Văn phòng của Cao ủy Liên hiệp quốc về tị nạn.

Ông Nhất là một cựu nhà báo và cộng tác viên hàng tuần cho Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do đột nhiên biến mất tại trung tâm mua sắm Future Park - ở ngoại ô Bangkok và không ai liên lạc được với ông từ đó cho đến nay.
Hôm 7/2, chính quyền quân đội Thái Lan lên tiếng cho hay sẽ điều tra về vụ mất tích của nhà bất đồng chính kiến người Việt - Trương Duy Nhất, sau khi các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International… đặt nghi vấn về việc mất tích của ông này và không loại trừ khả năng có thể bị mật vụ Việt Nam bắt cóc.

Phản ứng về thông tin chính phủ Thái Lan mở cuộc điều tra mặc dù không có dữ liệu về việc ông Nhất đã nhập cảnh hợp pháp vào nước này, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, phía Mỹ hoan nghênh động thái này.
“Chúng tôi biết các báo cáo về việc blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích ở Thái Lan. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình và hoan nghênh chính phủ Thái Lan điều tra về vụ mất tích của ông Nhất.
Tự do báo chí là nền tảng của sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm. Các nhà báo thường làm những công việc nhiều rủi ro, chính vì điều đó là trách nhiệm của chính phủ và các công dân trên toàn thế giới lên tiếng để bảo vệ họ,” đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong một tuyên bố gửi Đài Á Châu Tự Do hôm 8/2 viết.

Đến nay đã có 5 tổ chức quốc tế về báo chí và nhân quyền lớn trên thế giới lên tiếng lo ngại về tình trạng mất tích của ông Trương Duy Nhất bao gồm tổ chức Ân xá Quốc tế, Theo dõi nhân quyền, Phóng viên không biên giới, Ủy ban bảo vệ ký giả và Liên minh Báo chí Đông Nam Á.
Ông Minar Pimple, Giám đốc cao cấp toàn cầu của Ân xá Quốc tế hôm 6/2 thúc giục Thái Lan mở cuộc điều tra, đồng thời chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn giữ im lặng trước các báo cáo về việc biến mất của ông Nhất.

“Chính quyền Việt Nam đã im lặng trước vụ mất tích Trương Duy Nhất. Họ phải cho biết bất cứ thông tin nào về nơi ở của ông ấy và đảm bảo sự an toàn và tự do đi lại của ông Nhất,” ông Minar Pimple cho hay sự biến mất của ông Trương Duy Nhất là một sự báo động sâu sắc.
Ông Trương Duy Nhất, sinh năm 1964, là một phóng viên báo chí nhà nước trong nhiều năm, sau đó ngưng làm báo và chuyển sang mở một trang blog với tên “Một góc nhìn khác”.

Ông Nhất bị chính quyền Việt Nam bắt vào năm 2013 và kết án 2 năm với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS cũ 1999.
Một số nguồn tin cho Đài Á Châu Tự Do biết ông Nhất bị một nhóm người mặc thường phục bắt giữ tại một tiệm kem trên tầng 3, khu trung tâm thương mại Future Park ở Bangkok hôm 26/1/2019.
Chính quyền quân đội Thái Lan phủ nhận việc có bắt giữ ông Nhất và cho biết sẽ tiến hành điều tra.

Tại sao Người Buôn Gió ‘thạo tin’ vụ Trương Duy Nhất ‘mất tích’ ở Thái Lan?


Báo Thái Lan đăng hình ông Trương Duy Nhất và trung tâm thương mại nghi là nơi ông bị bắt giữ. (Hình: Bangkok Post)
BANGKOK, Thái Lan (NV) – Một ngày sau khi hãng Reuters và nhiều báo quốc tế đồng loạt dẫn lời Thiếu Tướng Surachate Hakparn, cục trưởng Cục Di Trú Thái Lan nói rằng cơ quan này “tiến hành điều tra vụ ông Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok,” theo tìm hiểu của Nhật báo Người Việt, vẫn chưa có tin xác thực về việc ông Nhất “bị Tổng Cục 2 Tình Báo Quân Đội bắt giữ.”
Trước đó, blogger và cũng là nhà báo tự do Trương Duy Nhất được cho là đã đến Văn Phòng Cao Ủy Về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25 Tháng Giêng để xin quy chế tị nạn và kể từ thời điểm đó, gia đình và người thân bặt tin về ông.
Thiếu Tướng Hakparn khẳng định không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Nhất và nhà chức trách nước này đang tiến hành điều tra liệu ông có nhập cảnh bất hợp pháp hay không cũng như làm rõ điều gì đã xảy ra đối với ông.
Cùng thời điểm, blogger Người Buôn Gió, tức Facebooker Thanh Hieu Bui đưa tin ông Nhất “bị Tổng Cục 2 Tình Báo Quân Đội bắt giữ” và rằng có ba đồng hương biết vị trí của ông Nhất trước lúc ông này bị bắt là nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, ông Cao Lâm và một người có bút danh Kami.

Ông Trương Duy Nhất (trái) và nhà báo Huy Đức trong ngày ông Nhất ra tù hôm 26 Tháng Năm, 2015, sau hai năm thi hành án. (Hình: Facebook Dương Đại Triều Lâm)
Nhật báo Người Việt được biết là cả ba người nêu trên đều tỏ vẻ không hài lòng khi bị ông Thanh Hiếu “lôi kéo” vào vụ này vì họ “không có lợi ích gì để liên can.” Ông Quyền là nhà hoạt động đang trong tình trạng “tạm lánh” ở Bangkok vì cùng vụ án với nhà hoạt động Hoàng Bình (đang thọ án 14 năm tù ở Việt Nam). Ông cũng được cho là có liên hệ chặt chẽ với tổ chức VOICE.
Trong lúc ông Cao Lâm theo lời ông Thanh Hiếu thì “được đánh giá là người tốt, giúp đỡ những người tị nạn rất nhiều, kể cả những vấn đề liên quan đến sứ quán Việt Nam.” Người có bút danh Kami được biết là một trong các cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do.
Việc ông Thanh Hiếu nhanh chóng đưa tin vụ bắt giữ ông Nhất khiến người ta nhớ lại chuyện blogger này cũng là người đầu tiên đưa tin ông Phan Văn Anh Vũ, tức “Vũ Nhôm” khi đang mắc kẹt tại Singapore và bị CSVN gây áp lực đòi dẫn độ hồi cuối năm 2017.
Giữa quý ông Thanh Hiếu, ông Nhất và ‘Vũ Nhôm’ có mối liên hệ nào không? Phần lớn những thông tin về tình hình giới chức Đà Nẵng đấu đá nhau, vụ của ông “Vũ Nhôm”… trên trang cá nhân của ông Thanh Hiếu có thể do ông Nhất, một người nắm rõ tình hình Đà Nẵng “tiết lộ.” Những thông tin đó ông Nhất “không tiện” đăng trên trang cá nhân của ông vì mức độ “nhạy cảm,” vì ông vẫn sống ở Việt Nam, trước khi tạm lánh qua Bangkok, Tháng Giêng năm 2019.
Ngoài ra, cũng có suy đoán, nếu ông Nhất thật sự bị CSVN bắt thì không phải vì “an ninh quốc gia” hay bất đồng chính kiến, mà vì ông có tin tức liên quan đến ông “Vũ Nhôm.” Hồi giữa thập niên 1990, ông Nhất từng làm phái viên thường trú tại miền Trung của báo Đại Đoàn Kết.
Trong khi đó, nhà báo Hoàng Hải Vân, từng làm cho báo Thanh Niên, tiết lộ trên trang cá nhân rằng ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản ở Đà Nẵng, “biệt thự lộng lẫy” của ông “Vũ Nhôm” trước khi ông này bị bắt nguyên là nhà công sản, được chính quyền thành phố Đà Nẵng bán lại cho Báo Đại Đoàn Kết để làm văn phòng đại diện, theo một quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng ký hồi Tháng Giêng, 2004. Những bí ẩn của vụ hóa phép tòa soạn báo thành biệt thự cá nhân đến nay chưa được làm rõ.
Trong một diễn biến khác, vụ “mất tích” của ông Nhất đặt chính quyền Thái Lan vào thế kẹt ngoại giao ngay trước kỳ bầu cử dự trù diễn ra vào trung tuần Tháng Ba, 2019. Sự việc xảy ra không lâu sau vụ một cô gái tị nạn Saudi “cố thủ” ở Bangkok suýt bị chính quyền Thái Lan trục xuất vào Tháng Giêng, và sau phiên tòa xử một cầu thủ bóng đá Bahrain có nguy cơ sắp bị dẫn độ.
Việc mật vụ, nhân viên an ninh Việt Nam hoạt động tại Thái Lan là điều có thể xẩy ra sau khi chính phủ hai nước ráo riết tăng cường việc hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến an ninh quốc gia.
Báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam hồi Tháng Tám, 2018 cho hay, ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Công An đón tiếp Đại Tướng Wanlop Rugsanaoh, tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Thái Lan tại Hà Nội và hai bên “nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày càng thực chất, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, an ninh.” (T.K.)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét