Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

DƯ LUẬN XÃ HỘI 63

-Rõ ràng, Venezuela phạm sai lầm nặng nề trong hoạt động kinh tế.
-Tổng thống Nicolas Maduro là kẻ cuồng tín và bất tài.
-Đất nước Venezuela cần có một thay đổi đường lối lớn lao.
-Nhưng chống đối kiểu "lật pháp" như của chủ tịch quốc hội Juan Guaidó là sai lầm. Nếu đó là cuộc cách mạng thì có lẽ chuẩn bị còn non, chưa chín muồi và thật nguy hiểm.
-Mỹ vẫn cho mình là cường quốc số 1 và thế giới vẫn như xưa, nên hành động vẫn bất chấp thỏa ước quốc tế.
-Với tình hình hiện nay, phe đối lập sẽ tự tan rã hoặc bị đàn áp, không còn con đường nào khác. Không thể có nội chiến khi quân đội vẫn trung thành với tổng thống hợp hiến.

---------------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ls Hoàng Duy Hùng: "Nói sau Venezuela sẽ tới Việt Nam là đại hoang tưởng!"

Kỳ I: Venezuela - mảnh đất đã từng hạnh phúc

Nhờ ngành công nghiệp dầu mỏ, Venezuela đã từng chứng kiến GDP bình quân đầu người của nước này tăng 250% trong giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1977.

Venezuela đã trải qua thời kì tăng trưởng thịnh vượng
Venezuela đã trải qua thời kì tăng trưởng thịnh vượng nhờ vào dầu mỏ
Trong thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống Carlos Andrés Pérez (1974-1979), Venezuela có lạm phát rất thấp, một đồng tiền mạnh và một quá trình đô thị hóa thuộc nhóm quốc gia nhanh nhất thế giới.
Từ những năm 1950 đến đầu những năm 1980, nền kinh tế Venezuela đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng ổn định, thu hút nhiều người nhập cư, và có mức sống cao nhất ở Mỹ Latinh. Trong thời kỳ độc tài Pérez Jimenez từ năm 1952 đến năm 1958, Venezuela đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao đến mức kinh ngạc. Đặc biệt cuối những năm 1950, GDP thực tế của Venezuela đã gần bằng của Tây Đức và nước này giàu có thứ 4 thế giới tính theo đầu người.
Dân số Venezuela phần lớn ở đô thị, đều có nước uống sạch, được tiếp cận các thiết bị điện, an toàn vệ sinh thực phẩm và được giáo dục bài bản. Venezuela đã từng được ca ngợi như một ngọn hải đăng của nền dân chủ ở châu Mỹ.
Công nghiệp dầu mỏ đã đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, tới 1/3 GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà nước. Đất nước này có một nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt to lớn.
Những mỏ dầu chính của Venezuela nằm tại khu vực hồ Maracaibo, vịnh Venezuela và vùng châu thổ sông Orinoco. Do được chính phủ trợ cấp, Venezuela là một trong những nước có giá xăng dầu rẻ nhất thế giới.
Tuy nhiên, những biến động thất thường của giá dầu trên thị trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công đã đe dọa và tác động tiêu cực đến ngành kinh tế của Venezuela.
Sau nhiều năm là một quốc gia thịnh vượng ở Nam Mỹ, Venezuela hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước tới nay. Chính phủ nước này đang phải thực hiện một loạt biện pháp, trong đó có việc ban hành “tình trạng khẩn cấp về kinh tế” nhưng dường như vẫn chưa thể làm thay đổi tình hình hiện nay.

Venezuela (Kỳ 2): Một nước giàu đã sụp đổ như thế nào?

Venezuela đang cạn kiệt thức ăn; bệnh viện quá tải với trẻ em bị ốm trong khi bác sĩ không có đủ thuốc men, thiết bị y tế; điện không được đảm bảo. Thứ duy nhất Venezuela có thừa là sự hỗn loạn.

Thứ duy nhất Venezuela có thừa là sự hỗn loạn. Ảnh: AP.
Thứ duy nhất Venezuela có thừa là sự hỗn loạn. Ảnh: AP.
Nền kinh tế Venezuela đã tụt dốc đến mức sụp đổ, và một cuộc khủng hoảng nhân đạo đã khiến nhiều người dân nước này rơi vào tình trạng bệnh tật và chết đói. Quốc gia này cũng đang trong tình trạng khủng hoảng chính trị.
Venezuela đã từng là nước giàu nhất ở khu vực Mỹ Latinh, vậy tại sao quốc gia này lại rơi vào tình trạng tồi tệ đến như vậy?.
Venezuela nắm giữ nguồn cung dầu mỏ lớn nhất thế giới - điều mà trước đây từng được coi là một khoản tiền mặt vô tận của quốc gia này. Điều đó đã giúp Venezuela trở thành một cường quốc của Nam Mỹ vào những năm 90. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chọn nước này là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm khu vực năm 1997.
Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng đã phát triển đến mức cực đoan tại quốc gia này. Một nhóm nhỏ tầng lớp thượng lưu kiểm soát tất cả mọi thứ, trong khi đám đông ngày càng nghèo khổ.
Venezuela chuyển sang chủ nghĩa xã hội năm 1999 và bầu ông Hugo Chavez làm Tổng thống. Ông đã ủng hộ chủ nghĩa dân túy, cắt đứt mối quan hệ với Mỹ và làm bạn với Trung Quốc và Nga, những nước cho Venezuela vay hàng tỷ USD. Chavez nắm chức vụ đến khi chết vào năm 2013, và đến nay vẫn được coi là anh hùng đối với người nghèo.
Nhưng chính phủ của ông đã chi tiêu quá mức cho các chương trình phúc lợi, tuyên bố đất nông nghiệp là tài sản nhà nước, sau đó bỏ hoang chúng, khiến quốc gia này phải phụ thuộc vào việc bán dầu mỏ ra nước ngoài.
Trước khi chết, ông Chavez đã chọn ông Maduro kế nhiệm mình, và ông Maduro tiếp tục những chính sách của chế độ. Chính quyền của ông Maduro cũng đã ngừng công bố bất kỳ số liệu thống kê đáng tin cậy nào, bao gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Chính phủ nhận hàng triệu USD tiền hối lộ cho các dự án xây dựng và chồng chất các khoản nợ mà đến nay vẫn đang phải vật lộn để trả.
Vào năm 2014, giá dầu khoảng 100 USD/thùng. Sau đó, một số quốc gia bắt đầu sản xuất quá nhiều dầu, dẫn đến dư thừa nguồn cung, trong khi nhu cầu dầu thô thế giới giảm mạnh. Sự chênh lệch cung – cầu này khiến giá dầu toàn cầu giảm xuống còn 26 USD vào năm 2016.
Với giá dầu thấp và đồng tiền mất giá, kiểm soát giá cả đã trở thành một vấn đề lớn đối với quốc gia này. Trong khi đó Venezuela vẫn trợ cấp giá lương thực thấp hơn nhiều mức giá thông thường để xoa dịu người nghèo. Tổng thống Maduro cho in tiền với tốc độ chóng mặt, làm cho đồng bolivar mất giá nhanh chóng, khiến nhiều người mất việc làm và thu nhập giảm thê thảm. 
Đồng thời, sự thù địch của ông Maduro với các công ty nước ngoài đã dẫn đến một cuộc tháo chạy tập thể của các nhà đầu nước ngoài. Trong đó, Pepsi (PEP), General Motors (GM), United (UAL),... đã thu hẹp hoạt động, và rời khỏi Venezuela. Theo IMF, tỷ lệ thất nghiệp ở Venezuela trong năm 2017 lên tới 25%.
Lạm phát ngày càng tăng cao. Năm 2010, một USD có giá trị khoảng 8 bolivars. Đến năm 2017, một USD đổi được tới hơn 8.000 bolivars, theo tỷ giá hối đoái không chính thức mà nhiều người Venezuela sử dụng vì tỷ giá hối đoái theo quy định của chính phủ được coi là quá cao. Giới chuyên gia dự báo, tỷ giá USD so với bolivars có thể tăng 2.000% trong năm nay.
Để theo kịp tình hình này, ông Maduro đã nâng mức lương tối thiểu lên gấp 3 trong năm nay. Điều đó tạo ra một sự trợ giúp ngắn hạn cho người nghèo, nhưng các chuyên gia nói rằng điều đó sẽ dẫn đến nỗi đau dài hạn vì đồng tiền vô giá trị.
"Nền kinh tế thực sự hỗn loạn. Kinh tế đã hoàn toàn sụp đổ và không thể quay đầu trở lại”, ông Alberto Ramos, chuyên gia kinh tế và đứng đầu nhóm nghiên cứu châu Mỹ Latinh ở Goldman Sachs, cho biết.
Maduro đổ lỗi cho các đối thủ của ông về những vấn đề kinh tế của Venezuela và cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các nhà lãnh đạo Venezuela là bằng chứng cho thấy Mỹ đang “tiến hành” một cuộc chiến tranh kinh tế. Nhưng dù lỗi là của ai, khủng hoảng nhân đạo vẫn theo sau sự sụp đổ kinh tế của nước này. 
Trong nhiều năm, Maduro có một sự lựa chọn khó khăn: Trả nợ cho Trung Quốc, Nga và các nhà đầu tư nước ngoài - hoặc mua thực phẩm và thuốc từ nước ngoài.
Ông chọn trả nợ. Kết quả là những người dân Venezuela chết đói và số người tử vong tăng cao ở các bệnh viện. Tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng đến nỗi một người Venezuela sống trong nghèo đói cùng cực mất khoảng 9 kg trong năm ngoái.
Venezuela vận chuyển thực phẩm chủ yếu từ Brazil, Colombia và Mexico vì chính phủ đã ngừng canh tác những vùng đất nông nghiệp trù phú cách đây nhiều năm.
Trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu lương thực từ các nước này sang Venezuela giảm 61% so với cùng kỳ năm 2015, theo Panjiva, một công ty nghiên cứu.
Tình trạng thiếu hụt y tế còn tồi tệ hơn: 756 phụ nữ đã tử vong trong và ngay sau khi sinh vào trong năm 2016, tăng 76% so với năm 2015. Gần 11.500 trẻ sơ sinh chết vào năm 2016, tăng 30% so với năm trước đó. Các ca sốt rét đã tăng lên 240.000 ca, tăng 76% so với năm 2015.
"Ngay cả ở bệnh viện vẫn không có thực phẩm, thuốc men, thiết bị y tế để phục vụ cho bệnh nhân”, Tiến sĩ Huniades Urbina-Medina, người đứng đầu khoa nhi tại Bệnh viện de Niños J. M de los Rios, một bệnh viện nhi ở Caracas, cho biết.
Không chỉ thực phẩm và thuốc men, người dân Venezuela đôi khi phải ăn cắp điện và nước trong thời kỳ hạn hán.
Các cuộc khủng hoảng khiến tầng lớp thượng lưu và trung lưu của Venezuela rời bỏ đất nước, gây ra tình trạng chảy máu chất xám nghiêm trọng. Gần 2 triệu người Venezuela đã rời đất nước từ năm 1999 (theo nghiên cứu của Tomas Paez, giáo sư xã hội học của Đại học Trung tâm Venezuela ở Caracas), trong khi Venezuela chỉ có dân số là 30 triệu người.
 
Những sự thật không mấy thú vị về đất nước Venezuela !!!

4 lý do khiến Venezuela trở thành nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới

Những người chỉ trích Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố rằng nền dân chủ của Venezuela đang trên bờ vực sụp đổ sau khi Maduro chấm dứt một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc bãi nhiệm ông.

Venezuela đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng
Venezuela đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng
"Chỉ có chế độ độc tài mới tước đi quyền của công dân của họ”, Luis Almagro - Tổng thư ký của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) nói và cho biết: "Hiện nay chúng tôi càng chắc chắn hơn bao giờ hết về sự đổ vỡ hệ thống dân chủ”.
Những người ủng hộ Maduro trước đó đã xông vào Quốc hội, vốn được kiểm soát bởi đảng đối lập. Các nhà lập pháp của phe đối lập đã phản ứng bằng cách kêu gọi Maduro làm chứng trước họ để xác định liệu ông có nên bị miễn nhiệm hay không.
Tất cả những điều này xảy ra trong một năm khi người dân Venezuela đã phải chiến đấu với tình trạng thiếu lương thực và thuốc men, lạm phát cao chót vót và các lựa chọn ngày càng ít đi.
Tại sao Venezuela - một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới – lại trở nên tuyệt vọng như vậy? Dưới đây là 4 lý do khiến Venezuela ngày càng chìm sâu hơn vào khủng hoảng.
1. Khủng hoảng kinh tế
Venezuela đang ở trong năm thứ 3 của cuộc suy thoái. Nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ giảm 10% trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). IMF dự báo Venezuela sẽ ở trong tình trạng suy thoái kinh tế ít nhất cho đến năm 2019.
Trong khi nền kinh tế suy giảm, giá hàng hóa đang tăng vọt. Năm nay, lạm phát dự kiến sẽ tăng 475%, theo IMF.
Đồng tiền của Venezuela đã giảm mạnh về giá trị. 1 USD đổi được 100 bolivars hai năm trước, nhưng hôm nay 1 USD đổi được 1.262 bolivars.
Những năm chi tiêu quá mức của chính phủ cho các chương trình phúc lợi, các cơ sở quản lý yếu kém và các trang trại đổ nát là tạo điều kiện cho cuộc khủng hoảng.
2. Dầu mỏ
Mọi thứ thực sự xấu khi giá dầu bắt đầu giảm mạnh vào năm 2014. Venezuela có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhưng vấn đề là dầu mỏ là nguồn thu duy nhất của nước, chiếm hơn 95% doanh thu của Venezuela từ xuất khẩu. Nếu không bán dầu mỏ thì nước này hoàn toàn không có tiền để chi tiêu.
Giá dầu năm 2014 nằm ở mức hơn 100 USD một thùng. Bây giờ, giá dầu chỉ khoảng 50 USD một thùng, sau khi giảm xuống mức thấp 26 USD vào đầu năm nay.
Vấn đề là Venezuela đã không chú trọng đến nguồn tiền của mình – lãng phí những cơ hội đầu tư vào những mỏ dầu khi thời cơ tốt. Vì quốc gia này phớt lờ việc duy trì các cơ sở dầu mỏ, sản lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm.
Công ty dầu mỏ quốc doanh của Venezuela, PDVSA, vẫn chưa trả tiền cho các công ty giúp khai thác dầu mỏ của họ, như Schlumberger (SLB). Vào mùa xuân, Schlumberger và các công ty khác đã cắt giảm đáng kể hoạt động với PDVSA, trích dẫn các hóa đơn chưa thanh toán.
PDVSA tuần trước cảnh báo rằng họ có thể vỡ nợ nếu các chủ sở hữu trái phiếu không chấp nhận các điều khoản thanh toán mới. Vừa qua, chỉ có vừa đủ các nhà đầu tư chấp nhận một thỏa thuận mới, cho phép PDVSA có khả năng tránh bị vỡ nợ trong năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng điều này chỉ trì hoãn việc vỡ nợ một vài tháng.
3. Tăng giá lương thực và bệnh viện tan rã
Tình trạng thiếu lương thực của Venezuela đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng trong năm nay. Người dân Venezuela vài tuần, thậm chí vài tháng, phải sống thiếu những mặt hàng cơ bản như sữa, trứng, bột mì, xà phòng và giấy vệ sinh.
Bất chấp một đồng tiền mất giá và doanh số dầu mỏ giảm, chính phủ vẫn tiếp tục áp dụng kiểm soát giá cả nghiêm ngặt đối với hàng hoá bán trong siêu thị. Điều này khiến các nhà nhập khẩu thực phẩm phải ngừng nhập khẩu gần như tất cả mọi thứ bởi vì họ sẽ phải bán ra với thua lỗ lớn.
Trong nửa đầu năm 2016, nhập khẩu lương thực đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, theo một số ước tính.
Chỉ gần đây, chính phủ mới ngừng việc kiểm soát giá và thực phẩm đã trở lại trong siêu thị. Tuy nhiên, giá thực phẩm lại cao đến mức mà rất ít người Venezuelans có thể mua được.
Nguồn cung y tế cũng thiếu thốn. Người dân Venezuela đi tìm penicillin và các loại thuốc khác tại các hiệu thuốc ở mọi nơi, nhưng thường không thành công. Các bệnh viện công của nước này cũng tan rã, khiến cho mọi người, ngay cả trẻ sơ sinh, chết vì khan hiếm chăm sóc y tế cơ bản.
4. Hết tiền và vàng
Venezuela đang cạn kiệt tiền mặt một cách nhanh chóng và từ lâu đã không đủ tiền để trả nợ.
Nước này nợ 15 tỷ USD trong khoảng từ cuối năm 2017 đến nay, trong khi ngân hàng trung ương chỉ có 11,8 tỷ USD dự trữ. Đồng thời, nguồn tiền mặt duy nhất của Venezuela, PDVSA, ngày càng sản xuất ít dầu mỏ hơn và có nguy cơ vỡ nợ.
Phần lớn trữ lượng của nước này là vàng. Vì vậy, để thanh toán nợ trong năm nay, Venezuela đã vận chuyển vàng đến Thụy Sĩ.
Trung Quốc từng cứu trợ Venezuela và cho vay hàng tỷ USD. Nhưng ngay cả Trung Quốc cũng đã ngừng cấp thêm tiền mặt cho đồng minh ở Mỹ Latinh này.
Các cuộc biểu tình hôm thứ tư vừa qua là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng Venezuela đang hết thời gian, tiền bạc và cả những lựa chọn.
"Mọi thứ đang nóng dần lên ở Venezuela", Eric Farnsworth - Phó Chủ tịch của Hội đồng các nước châu Mỹ nói và cho biết: "Tất cả các chỉ số đều cho thấy rằng tình hình đang xấu đi nhanh chóng và không có dấu hiệu sẽ trở nên tốt hơn trong thời gian tới”.

Venezuela chính thức vỡ nợ, chìm sâu vào khủng hoảng

Đầu tuần này, một trong những dấu vết cuối cùng nhằm chứng tỏ sự ổn định của Venezuela đã bị xóa sổ khi công ty xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) cho biết nước này đã vỡ nợ. Hiện tổng cộng Venezuela cần phải thanh toán các khoản nợ và lãi vay lên đến 150 tỷ USD.

Bất chấp những nỗ lực của chính phủ, Venezuela đang tiền gần hơn đến khủng hoảng khi bỏ lỡ nhiều lần thanh toán lãi vay của khoản nợ hơn 60 tỷ USD quốc tế.
Vào ngày 13/11 vừa qua, chính phủ Venezuela lỡ hạn trả lãi vay trị giá 200 triệu USD từ 2 khoản trái phiếu chính phủ, qua đó bị S&P tuyên bố chính thức vỡ nợ với 2 khoản trái phiếu này. Trước đó, nước này đã lỡ khoản thanh toán lãi vay 420 triệu USD từ khoản nợ của công ty dầu khí quốc doanh PDVSA.
Sau cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2014, Venezuela đã gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ nần lâu hơn so với dự đoán của các nhà đầu tư. Cách đây 2 tuần, Tổng thống Nicolas Maduro cuối cùng đã phải thừa nhận thất bại trong việc thanh toán các khoản vay quốc tế và tuyên bố đất nước cần tái cơ cấu lại các khoản tín dụng này.
Hiện tổng cộng Venezuela cần phải thanh toán các khoản nợ và lãi vay lên đến 150 tỷ USD và đây sẽ là một trong những vụ vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử. Năm 2012, Hy Lạp đã từng vỡ nợ và phải tái cơ cấu các khoản tín dụng trị giá hơn 200 tỷ Euro.
Trước thông tin Venezuela vỡ nợ, trái phiếu của nước này đang rớt giá thảm hại và chỉ được tính bằng cent. Giá trái phiếu đáo hạn vào tháng 10 năm 2018 với tổng trị giá 2,5 tỷ USD của nước này, vốn đã mất khả năng thanh toán do chính phủ lỡ hẹn thanh toán lãi, đã mất 1/5 giá trị và giao dịch ở mức 25,7 cent.
Áp lực đang ngày một gia tăng lên chính phủ Venezuela trước những thách thức về tài chính cũng như lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) vì cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Thậm chí, một số nước Châu Mỹ Latinh đã kêu gọi quốc tế gia tăng những biện pháp trừng phạt như cấm du lịch hay đóng băng tài sản hoặc cấm nhập khẩu dầu mỏ nhằm lên Venezuela nhưng dường như chính phủ nước này không quan tâm lắm đến dư luận quốc tế.
Tổng thống Maduro gọi lệnh cấm vận của EU với nước này là “ngu ngốc”. Trong khi đó, Phó tổng thống Tareck El Aissami, người chủ trì cuộc họp với các chủ nợ hôm 13/11 vừa qua không hề đề cập chi tiết gì đến việc tái cơ cấu nợ cũng như làm thế nào để thanh toán cho nhà đầu tư. Nhiều chủ nợ mặc dù đã được thông báo về buổi họp này nhưng từ chối đến vì đã dự đoán trước được tình hình.
Tuy nhiên, tuyên bố chính thức sau hội nghị lại cho rằng cuộc đàm phán với chủ nợ ngày 13/11 đã “thành công vang dội”.
Hiện chính quyền Caracas đang kỳ vọng vào những khoản cứu trợ của Nga sau khi 2 nước có thỏa thuận tái cơ cấu nợ (đảo nợ) trị giá 3 tỷ USD vào ngày 15/11.
Dẫu vậy, Giám đốc tài chính Pavel Federov của Rosneft, công ty đã từng cho Venezuela vay 6 tỷ USD, cho biết tại thời điểm hiện nay, hãng không có kế hoạch cho vay thêm bất kỳ khoản tiền nào với Venezuela.
Giải pháp từ phe đối lập
Hiện nhiều chủ nợ đang hy vọng chính phủ và phe đối lập có thể đạt được thỏa thuận chính trị nhằm giải quyết tình hình nợ nần của đất nước.
Phó tổng thống Tareck El Aissami trong cuộc họp với các chủ nợ ngày 13/11
Phó tổng thống Tareck El Aissami trong cuộc họp với các chủ nợ ngày 13/11
Trước đó, phe đối lập đã rút khỏi các cuộc đàm phán dự kiến diễn ra vào ngày 15/11 tại Cộng hòa Dominican với chính quyền Caracas do thiếu các chủ nợ nước ngoài tham dự, nhưng nhiều khả năng những cuộc đàm phán như vậy sẽ còn được tổ chức trong tương lai.
Mặc dù yếu thế hơn nhưng phe đối lập lại đang nắm trong tay thẻ bài tài chính. Bất kỳ việc tái cấu trúc nợ (đảo nợ) nào cũng cần được quốc tế công nhận và điều kiện tiên quyết để các chủ nợ nước ngoài chấp nhận là kế hoạch này cần được Quốc hội, chiếm đa số bởi phe đối lập, thông qua.
Hiện Tổng thống Maduro đang nắm quyền lực đất nước thông qua một Hội đồng lập hiến đầy quyền lực.
Chuyên gia kinh tế Francisco Rodriguez của tờ El Universal nhận định chính phủ và phe đối lập nên ngồi vào bàn đàm phán nhằm thực hiện tái cơ cấu nợ cho Venezuela thay vì tiếp tục mâu thuẫn như hiện nay.
Tuần trước, Mỹ cho biết sẽ xem xét cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính giải quyết những khoản nợ của Venezuela nếu Quốc hội nước này thông qua được một kế hoạch đảo nợ hợp lý.
Đồng quan điểm trên, EU và những nước Châu Mỹ Latinh lớn đều bày tỏ chỉ chấp nhận những quyết định của Quốc hội Venezuela, bao gồm việc tái cơ cấu nợ.
Theo lý thuyết, việc tuyên bố vỡ nợ có thể giúp Tổng thống Maduro không phải trả khoản thanh toán 1,6 tỷ USD trong năm nay nhưng chúng khiến các hàng hóa, dầu mỏ của nước này khó xuất khẩu do bị các chủ nợ thu giữ. Điều này chỉ khiến tình hình kinh tế, xã hội ở đây tồi tệ hơn do người dân đang phải chịu tình cảnh suy dinh dưỡng và bệnh tật do không tìm thấy nguồn cung lương thực hay thuốc men.
Trước tình hình khó khăn như vậy, Nga và Trung Quốc được dự đoán sẽ giúp đỡ phần nào cho Venezuela. Ngày 15/11 vừa qua, cả Nga và Trung Quốc cùng nhiều đồng minh khác đã tẩy chay một cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc mà trong đó, Mỹ gọi Venezuela là một quốc gia bạo lực đe dọa thế giới.

Venezuela bên bờ vực sụp đổ

(DĐDN) - Tình hình ở Venezuela hiện nay là hết sức rối ren. Nền kinh tế gần như sụp đổ: tăng trưởng GDP 2015 là âm 7,1% và đang tiếp tục xuống dôc, lạm phát 180%, tình trạng thiếu lương thực và hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức nặng nề, nền chính trị hỗn loạn khiến chính phủ phải áp dụng thiết quân luật.

(DĐDN) - Tình hình ở Venezuela hiện nay là hết sức rối ren.  Nền kinh tế gần như sụp đổ: tăng trưởng GDP 2015 là âm 7,1% và đang tiếp tục xuống dôc,  lạm phát 180%, tình trạng thiếu lương thực và hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức nặng nề, nền chính trị hỗn loạn khiến chính phủ phải áp dụng thiết quân luật.

Các chính phủ ơ Venezuela thường thiên về khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và dân túy.
Venezuela11b1 Bùi Ngọc Sơn - Viện kinh tế chính trị thế giới
Tại sao ?
Tổng thống Hugo Chavez khi lên nắm quyền (từ 1999-2013) còn được xem là người theo chủ nghĩa dân túy mạnh mẽ nhất.  Ngay sau khi lên nắm quyền ông tận dụng quyền lực và ảnh hưởng đang lên của mình tiến hành sửa đổi hiến pháp theo hướng dân túy trong dó hứa đảm bảo các dịch vụ miễn phí như giáo dục phổ thông đến cấp ba, y tế, môi trường, và đảm bảo quyền cho các dân tộc thiểu số.
Tiếp theo, nhiều cải cách đã được đưa ra theo hướng xã hội chủ nghĩa.  Dựa vào thu nhập cao kỷ lục từ dầu lửa hồi những năm 2000 Tổng thống Chavez đã quốc hữu hóa nhiều ngành kinh tế, thực thi nhiều chương trình được mệnh danh là các chương trình mang tính các mạng như mở rộng trợ cấp nhà ở, lương thực, y tế, giáo dục.  Nhờ có thu nhập từ dầu lửa các chương trình này được thực thi và giúp giảm bớt nạn nghèo đói, mù chữ, bình đẳng thu nhập, nâng cao chất lượng sống.
Sự thành công này kéo dài đến năm 2007 khi giá dầu sụt giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp nổ ra. Sau khi Tổng thống Chavez qua đời năm 2013 do bệnh ung thư, người kế tiếp là Tổng thống Maduro cũng là người đi theo khuynh hướng chính trị cũ bởi vì ông là người phó của Tổng thống Chavez và được Tổng thống Chavez tin dùng.  Tuy nhiên, vị tổng thống này phải đương đầu với những bất ổn kinh tế, và chính trị khi giá dầu bắt đầu rớt thê thảm.
Đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và dân túy, chính phủ kiểm soát và can thiệp sâu vào nền kinh tế.  Chi tiêu chính phủ bằng 38% GDP và chủ yếu bắt nguồn từ thu nhập từ dầu lửa.  DNNN chiếm ưu thế và làm méo mó nền kinh tế.  Năm 2014 chính phủ ban hành các đạo luật giảm bớt quyền các nhà đầu tư nuơc ngoài, thậm chí còn tạo ra sự thù địch với họ.  Khu vực tài chính bị chính phủ kiểm soát chặt, và các khoản tín dụng thì thường dành cho các nhóm chính trị thân cận chính phủ và tổng thống.
Venezuala là một nền kinh tế dựa vào dầu lửa và khu vực nhà nước. Thu nhập dầu lửa chiếm khoảng 50% GDP, và 95% tổng kim ngạch xuất khẩu.  Công nghiệp chế tạo chỉ chiếm 15%, nông nghiệp chiếm 3%.  Thu nhập từ dầu lửa có vai trò quyết định đến sự tồn vong của nền kinh tế này.
Từ thập kỷ 1960 đến thập kỷ 1980 nước này được xếp vào hàng có thu nhập cao ở Mỹ Latinh và nhiều người di cư đến đây sinh sống là nhờ thu nhập cao từ dầu lửa.  Thu nhập từ dầu lửa giúp chính phủ chi tiêu mạnh vào các chương trình phúc lợi, trợ cấp về y tế, giáo dục, giao thông, lương thực.  Khi giá dầu sụp đổ hồi thập kỷ 1980 nền kinh tế sụt giảm và liên tiếp phải phá giá đồng tiền, lạm phát tăng vọt và đạt đỉnh 84% vào năm 1989.  Vào năm 1996, ba năm trước khi Hugo Chavez làm tổng thống, lạm phát lên tới 99%.
Venezuela11b2 Tình hình ở Venezuela hiện nay là hết sức rối ren. Nền kinh tế gần như sụp đổ:, tình trạng thiếu lương thực và hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức nặng nề, nền chính trị hỗn loạn
Tháng Giêng 1999, ông Hugo Chavez nhậm chức tổng thống thì đến năm 2000 giá dầu lại bắt đầu tăng vọt.  Thu nhập từ dầu lửa tăng lên giúp tổng thống Chavez thực thi các chính sách mang tính chất dân túy còn mạnh hơn cả các đời tổng thống trước.  Tuy nhiên chỉ sau vài năm, năm 2001 giá dầu lại sụt giảm do vỡ bong bóng công nghệ làm tổn hại tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước này lại thu hẹp.
Từ năm 2001 đến năm 2003 GDP của nước này thu hẹp và trở về bằng mức của năm 1997.  Năm 2007 khi giá dầu tăng vọt trở lại nền kinh tế nước này lại tăng trưởng tới 9%, nhưng ngay sau đó năm 2008 giá dầu lại giảm sâu, GDP của Venezuela lại giảm và có tăng trưởng âm 2%  vào năm 2009, và đi cùng với đó là lạm phát lên tới 26,5%.  Sang năm 2010 GDP giảm sâu hơn tới âm 5,8%, dòng vốn nước ngoài tháo chạy.
Kể từ đó đến nay nền kinh tế Venezuela luôn phải đối phó với nhiều bất ổn vĩ mô nghiêm trọng, lạm phát tăng cao, tình trạng tham nhũng và khan hiếm hàng hóa ngày càng trầm trọng.
Tóm lại, chính phủ ở Venezual là những chính phủ theo phái dân túy nặng nề, và đi cùng với đó là một nền kinh tế thiên lệch về dầu lửa do nhà nước kiểm soát chặt chẽ và can thiệp mạnh.  Điều này đã làm cho nền kinh tế trở nên hết sức méo mó.
Khi giá dầu tăng nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại.  Tệ hại hơn, khi có thu nhập cao nhờ dầu lửa, chính phủ lại không lo tiết kiệm mà chi mạnh nhằm các muc đích mị dân, và theo đó là nạn tham nhũng ngày càng tăng.
Khi cơ may giá dầu không còn những nhược điểm kinh tế  bộc lộ gây hậu quả nặng nề thậm chí đối mặt nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.  Nền kinh tế lao dốc, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng vọt, tình trạng khan hiếm hàng hóa lan rộng và ngày càng nghiêm trọng, cuối cùng tình trạng bất ổn chính trị ngày càng gia tăng và hiện có nguy cơ mất kiểm soát hoàn toàn.
Tương lai sẽ như thế nào?
Venezual cần phải có những cải cách quan trọng như từ bỏ chủ nghĩa dân túy, tiến hành cải cách kinh tế mang tính thị trường hơn trên cơ sở khôi phục sự tôn trọng khu vực kinh tế tư nhân, nếu muốn thoát khỏi tình trạng luẩn quẩn kéo dài nhiều thập kỷ và kéo dài cho đến nay.  Tuy nhiên, điều này dường như là không thể trong bối cảnh hỗn loạn như hiện tại.  Thứ nhất, chính phủ hiện tại không phải là chính phủ cách tân mà là chính phủ dân túy; thứ hai, sự rối loạn hiện tại cũng không tạo cho nó có không gian để thực thi cải cách cho dù giả định là có ý muốn cải cách.
Hiện tại, Venezual đang bị cuốn vào qui trình trưng cầu dân ý nhằm phế truất tổng thống.  Tương lai đất nước này sẽ tùy thuộc vào kết quả của quá trình này.
Hiến pháp nước này cũng quy định rằng sau hai năm nhiệm kỳ, nếu tổng thống bị phế truất thì chức tổng thống sẽ tự động do phó tổng thống nắm giữ; còn nếu trước hai năm thì sẽ tiến hành bầu cử sớm chọn tổng thống khác.  Thời hạn này đối với Tổng thống Maduro là đến ngày 10/1/2017, như vậy từ nay đến thời điểm đó sẽ có nhiều nỗ lực từ phe đối lập để kết thúc trưng cầu dân ý nhằm phế truất tổng thống hiện tại.  Vì sau thời điểm đó, dù có phế truất được ông Maduro thì vị phó tổng thống sẽ lên nắm quyền.  Và người ta cho rằng trong tình hình như vậy thì sẽ chẳng có gì thay đổi cả.
Như vậy, từ nay đến thời điểm 10/1/2017 sẽ có nhiều biến động chính trị ở Venezuela vì phe đối lập sẽ thúc đẩy quá trình đi đến trưng cầu dân ý, trong khi chính phủ sẽ tìm mọi cách ngăn quá trình này.  Nếu trưng cầu dân ý được tiến hành trước thời điểm trên, chắc chắn sẽ có thay đổi chính thể và cả hệ thống kinh tế ở nuớc này; ngược lại, sẽ rất ít có thay đổi.
Bùi Ngọc Sơn
Viện kinh tế chính trị thế  giới


 
Khủng hoảng chính trị leo thang tại Venezuela | VTC14

Binh biến bất thành tại Venezuela

0 Thanh Niên
Cuộc nổi dậy của một số binh sĩ diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập bác bỏ tính hợp pháp của nhau.
Biểu tình chống chính phủ tại Caracas trong thời điểm binh biến
Ảnh: Reuters
Skip
Chính phủ Venezuela hôm qua thông báo đã dập tắt cuộc dấy loạn của nhóm lính thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia ở thủ đô Caracas. Cuộc nổi dậy bắt đầu vào rạng sáng 21.1 (giờ địa phương) khi nhóm binh sĩ xông vào đồn cảnh sát ở quận Macarao phía tây Caracas chiếm 2 xe tải, sau đó đến đồn cảnh sát tại khu ổ chuột Petare cướp một số vũ khí và bắt giữ 4 quan chức. Theo Reuters, nhóm này đăng nhiều đoạn phim lên mạng xã hội, tuyên bố không công nhận chính quyền Tổng thống Maduro và kêu gọi xuống đường biểu tình. Nhóm dấy loạn sau đó tấn công một sở chỉ huy của Vệ binh quốc gia tại quận Cotiza, cách phủ tổng thống chỉ 1 km, nhưng nhanh chóng bị bao vây. Một số ít người dân cũng dựng chướng ngại vật trên đường, ném đá và hô khẩu hiệu phản đối chính quyền nhưng bị lực lượng an ninh giải tán bằng hơi cay và đạn cao su.
Hiện chưa rõ có thương vong trong cuộc trấn áp hay không nhưng Chủ tịch Hội đồng lập hiến Diosdado Cabello thông báo tổng cộng 27 binh sĩ bị bắt giữ và thủ lĩnh nhóm này là thượng sĩ Luis Bandres Figueroa. Ông Cabello cho hay nhóm tấn công khai nhận “được hứa cho biệt thự, lâu đài” để làm loạn nhưng không nói rõ ai đã đưa ra đề nghị này. Quân đội Venezuela sau đó tuyên bố đã thu hồi toàn bộ số vũ khí bị lấy cướp và lên án “hành động phản bội xuất phát từ lợi ích đen tối gắn với phe cực hữu” trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino Lopez nhấn mạnh sẽ nghiêm trị những kẻ dấy loạn theo pháp luật.
Cuộc nổi dậy diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Maduro đối mặt thách thức từ Quốc hội cũ do phe đối lập kiểm soát và một số nước trong khu vực đòi “khôi phục nền dân chủ tại Venezuela”. Hồi năm 2017, Hội đồng lập hiến Venezuela đã được thành lập với nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp và đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội tại nước này. Tổng thống Maduro tuyên bố Hội đồng lập hiến là cơ quan quyền lực cao nhất của Venezuela còn Tòa án tối cao phán quyết tước mọi quyền hành của Quốc hội cũ.
Trước đó, Quốc hội cũ hôm 5.1 cáo buộc Tổng thống Maduro “tiếm quyền” và ban hành văn bản tuyên bố sẽ ân xá cho binh lính lật đổ ông, đồng thời kêu gọi người dân xuống đường biểu tình vào ngày 23.1. Ông Juan Guaido, người được bầu làm Chủ tịch Quốc hội cũ, hôm qua tiếp tục tuyên bố ủng hộ cuộc dấy loạn nói trên và kêu gọi các lực lượng vũ trang đứng lên “khôi phục lại hiến pháp”. Tuy nhiên, Tòa án tối cao cùng ngày ra phán quyết không công nhận ông Guaido và tuyên bố mọi hành động của cơ quan này đều vô hiệu, đồng thời yêu cầu cơ quan công tố tiến hành điều tra giới lãnh đạo tại đây.
 
FBNC - Venezuela: Khủng hoảng chính trị lan rộng, cộng đồng quốc tế kêu gọi đối thoại

Theo bước Mỹ, Pháp, Canada và 8 nước Nam Mỹ công nhận Tổng thống lâm thời tự xưng Venezuela

Hồng Anh |

Sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai thừa nhận và ủng hộ lãnh đạo đối lập là Tổng thống lâm thời của Venezuela, ông Nicolas Maduro đã có lời đáp trả đanh thép.

Cập nhật 9h28:
Quân đội Venezuela không công nhận Tổng thống lâm thời tự xưng
Trước những lời kêu gọi của phe đối lập và chính quyền ông Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino đã khẳng định không thừa nhận Tổng thống lâm thời tự xưng Guaidó - người được cho là đang theo đuổi những "lợi ích đen tối" - đồng thời cam kết rằng quân đội Venezuela sẽ tiếp tục bảo vệ Hiến pháp và chủ quyền quốc gia.
Theo bước Mỹ, Pháp, Canada và 8 nước Nam Mỹ công nhận Tổng thống lâm thời tự xưng Venezuela - Ảnh 1.
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Padrino Lopez. Ảnh: Reuters.
Pháp, Canada, Brazil và 7 nước Nam Mỹ công nhận Tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaidó
Hãng RT đưa tin, Brazil cùng 7 quốc gia Nam Mỹ khác - gồm Colombia, Chile, Peru, Paraguay, Ecuador, Argentina và Costa Rica - đã công nhận Juan Guaidó là Tổng thống lâm thời [tự xưng] của Venezuela, sau khi Mỹ, Canada và Pháp công nhận ông Guaidó. 
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro viết trên Twitter, cho biết "Brazil ủng hộ cuộc chuyển giao chính trị và kinh tế trở lại nền dân chủ và hòa bình xã hội ở Venezuela".
Trong khi đó, tổng thư ký Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) ông Luis Almagro cũng lên Twitter "chúc mừng" ông Juan Guaidó.
Trong một thông cáo báo chí, 11/14 nước thành viên của Khối Lima (Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Mexico, Panama, Paraguay, Peru, Guyana, và Saint Lucia) cho biết họ ủng hộ quá trình chuyển giao ở Venezuela "nhằm hướng đến tổ chức các cuộc bầu cử mới trong thời gian sớm nhất". 
Ba thành viên khối Lima "đứng ngoài" gồm Mexico - do duy trì nguyên tắc không can thiệp của tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador, cùng với Guyana và Santa Lucia.
Mexico, Bolivia từ chối công nhận ông Guaidó; Thổ Nhĩ Kỳ, Cuba ủng hộ ông Maduro
Phát ngôn viên chính phủ Mexico ngày 23/1 (giờ địa phương) nói rằng "cho đến lúc này" Mexico vẫn công nhận chính phủ Venezuela của Tổng thống Maduro.
Tổng thống Bolivia Evo Morales thì tuyên bố "đoàn kết cùng nhân dân Venezuela và người anh em Nicolas Maduro" để chống lại "móng vuốt chủ nghĩa đế quốc" tại Mỹ-Latin.
"Chúng ta sẽ không bao giờ trở thành sân sau của Mỹ," ông Morales viết trên Twitter.
Thổ Nhĩ Kỳ và Cuba cũng thể hiện thái độ ủng hộ đối với tổng thống Venezuela Maduro.
Nhiều nghị sĩ Nga lên tiếng chỉ trích hành động của Mỹ nhằm vào ông Maduro. Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện Nga Andrei Klimov lên án Mỹ "tìm cách tiến hành chiến dịch nhằm tổ chức cuộc 'cách mạng màu' tiếp theo tại Venezuela".
Thượng nghị sĩ Vladimir Dzhabrailov, một thành viên Ủy ban trên, cho rằng việc ông Juan Guaidó tự xưng là Tổng thống lâm thời Venezuela và được Mỹ ủng hộ, "về bản chất là một cuộc đảo chính".
Diễn biến ban đầu
Tổng thống Maduro cắt đứt quan hệ ngoại giao và chính trị với Mỹ
Trong bài phát biểu được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia tại dinh Tổng thống Venezuela hôm thứ 4 (23/1 - theo giờ địa phương), Tổng thống Maduro đã tuyên bố chính thức chấm dứt quan hệ chính trị và ngoại giao với Mỹ, đồng thời ra lệnh cho tất cả các nhân viên ngoại giao của Mỹ phải rời khỏi nước này trong vòng 72 giờ tới, CNN đưa tin.
Cụ thể, ông Maduro đã cáo buộc chính quyền Mỹ đứng sau âm mưu đảo chính và lật đổ chính quyền ông, nhằm dựng lên một chính phủ mới nằm dưới tầm kiểm soát của Washington tại Venezuela. "Tôi đã quyết định cắt đứt tất cả các mối quan hệ chính trị và ngoại giao với Mỹ. Hay biến đi! Rời khỏi Venezuela ngay", ông Maduro tuyên bố.
"Chúng ta không thể chấp nhận các chính sách xâm lược của Mỹ, các chính sách của Donald Trump. Venezuela là vùng đất của những người khai phóng", ông Maduro đanh thép. "Chúng ta sẽ không đầu hàng [trước Mỹ]".
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai thừa nhận và ủng hộ lãnh đạo phe đối lập của Venezuela - Chủ tịch Quốc hội Juan Guaidó - là Tổng thống lâm thời (tự xưng), cùng cam kết "dùng mọi nguồn lực kinh tế và ngoại giao để phục hồi nền dân chủ" của quốc gia Mỹ-Latinh này. 
Trước đó, nhiều quan chức cấp cao Mỹ như Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng đã lên tiếng tuyên bố sát cánh cùng phe đối lập và kêu gọi Tổng thống Maduro từ bỏ quyền lực. Thậm chí, ông Pompeo còn thúc giục quân đội Venezuela ủng hộ phe đối lập.
Năm ngoái, có thông tin cho biết một số quan chức Mỹ đã tiến hành cuộc gặp bí mật các sĩ quan cấp cao quân đội Venezuela để bàn về kế hoạch lật đổ Tổng thống Maduro.
Được biết, khi được hỏi về phương án can thiệp quân sự vào Venezuela, Tổng thống Trump đã trả lời rằng: "[Mỹ] hiện nay chưa cân nhắc điều gì, nhưng mọi phương án đều đang được đặt trên bàn".
Ngay sau khi ông Maduro phát biểu trên sóng truyền hình, Tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaidó đã phát đi một tuyên bố nhằm trấn an các nhà ngoại giao của Mỹ và các quốc gia khác tại Venezuela: 
"Venezuela mong muốn các bạn duy trì hiện diện ngoại giao tại đất nước chúng tôi. Bất kỳ thông điệp nào phản đối điều này đều không hợp lệ, bởi chúng đến từ những cá nhân hoặc thực thể được coi là 'chiếm đoạt quyền lực'. Những đối tượng đó không có thẩm quyền quyết định về vấn đề này".
Sau Mỹ, nhiều quốc gia Mỹ-Latinh như Argentina, Brazil, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Chile, Colombia, Paraguay, và Peru cũng đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaidó. 
Ông Juan Guaidó tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời tự xưng của Venezuela.
Mỹ từ chối rút nhân viên ngoại giao khỏi Venezuela
Trong khi đó, đáp lại yêu cầu của ông Nicolas Maduro đối với các nhân viên ngoại giao Mỹ tại Venezuela, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa của bang Florida Marco Rubio đã kêu gọi các nhà ngoại giao "không được rời khỏi Venezuela":
"Ông Maduro không có quyền trục xuất các nhà ngoại giao của Mỹ và chấm dứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Tổng thống (lâm thời) hợp pháp Guaidó đã yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ ở lại Venezuela. Hơn nữa, việc các nhà ngoại giao Mỹ rời đi sẽ là hành động ngầm chấp nhận chính phủ của ông Maduro. Do đó, dù trong bất cứ tình huống nào, chúng ta cũng không được rời khỏi [Venezuela]."
Trong bài phát biểu tối thứ 4 (23/1 - theo giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã bác bỏ yêu cầu rút các nhân viên ngoại giao Mỹ tại Caracas về nước của ông Maduro, với lí do rằng việc chính phủ của ông Maduro cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ là hành động bất hợp pháp, đồng thời đe dọa sẽ có "động thái đáp trả thích đáng" nếu ông Maduro gây nguy hiểm tới bất kì ai: 
"Mỹ tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Venezuela, và sẽ tiến hàng mối quan hệ ấy thông qua chính phủ của Tổng thống lâm thời (ND: tự xưng) Guaidó - người đã có lời mời phái đoàn ngoại giao của Mỹ ở lại Venezuela. 
Mỹ không công nhận chế độ của ông Maduro là chính phủ của Venezuela. Do đó, Mỹ không công nhận ông Nicolas Maduro có thẩm quyền pháp lý để cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ, hoặc tuyên bố không thừa nhận các nhà ngoại giao của Mỹ.
Chúng tôi [Mỹ] kêu gọi lực lượng quân đội và an ninh của Venezuela tiếp tục bảo vệ cho sự an toàn của tất cả công dân Venezuela, cũng như các công dân của Mỹ và các nước khác tại Venezuela. [...] Mỹ sẽ có các động thái đáp trả thích đáng đối với bất cứ ai gây nguy hiểm tới các phái đoàn ngoại giao và nhân viên của mình [tại Venezuela]".
Theo bước Mỹ, Pháp, Canada và 8 nước Nam Mỹ công nhận Tổng thống lâm thời tự xưng Venezuela - Ảnh 7.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Getty.
Phản ứng của Nga
Theo RT, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng đã có phản ứng đối với tuyên bố công nhận Tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaidó của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo bà, quyết định trên là ví dụ điển hình cho thái độ thiếu tôn trọng của phương Tây đối với luật pháp quốc tế:
"Các sự kiện diễn ra tại Venezuela gần đây cho thấy các nước phương Tây được cho là tiến bộ đã hành động như thế nào trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, chủ quyền và quy định không can thiệp và chuyện nội bộ của các quốc gia khác trên thế giới: tự tay lựa chọn chính quyền của một nước" - bà Zakharova tuyên bố trên Facebook.
theo Trí Thức Trẻ

Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chính phủ Venezuela, phản đối sự can thiệp của Mỹ và các nước khác

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: REUTERS/Maxim Shemetov.
Hôm nay, 24/1, Nga chính thức cảnh báo Mỹ không được can thiệp quân sự vào Venezuela, cho rằng hành động đó sẽ dẫn tới một kịch bản thảm hoạ, Reuters đưa tin.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Nga sẽ đứng về phía Venezuela để bảo vệ chủ quyền của nước này cũng như bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela. Ông cho hay Nga kỳ vọng Mỹ và các nước khác sẽ ngừng gây sức ép lên Venezuela.
Nga là đồng minh chính của chính quyền đương nhiệm của Venezuela. Người phát ngôn của Hạ viện Nga, Vyacheslav Volodin, cũng tuyên bố Nga coi mọi động thái ép Tổng thống Maduro từ bỏ chức vụ là bất hợp pháp. Thượng nghị sĩ Nga Franz Klintsevich cũng cảnh báo rằng Nga có thể chấm dứt hợp tác quân sự với Venezuela nếu Tổng thống Maduro bị lật đổ.
Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro.
“Trung Quốc luôn luôn giữ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, phản đối mọi hành động can thiệp vào tình hình của Venezuela, và kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo dựng những điều kiện tốt”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying nói, đài Al Jazeera dẫn lời.
Bắc Kinh cũng ủng hộ “các nỗ lực của chính phủ Venezuela vì chủ quyền quốc gia, độc lập và ổn định”, người phát ngôn bổ sung.
Trung Quốc là quốc gia cho Venezuela vay nợ nhiều nhất với khoảng 50 tỷ USD tính cho tới năm 2017, và Venezuela cũng đồng thời là con nợ lớn nhất của Trung Quốc và là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở Nam Mỹ.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gọi điện cho Tổng thống Venezuela Maduro và bày tỏ sự ủng hộ của mình.
Trước đó, ngày 23/1, lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaidó đã tự tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời của Venezuela. Mỹ, Canada, Brazil, Colombia và nhiều nước khác lập tức lên tiếng công nhận ông là tổng thống hợp pháp của quốc gia Nam Mỹ này.
Tổng thống đương quyền Maburo cũng phản ứng quyết liệt, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và lệnh cho toàn bộ cán bộ ngoại giao của Mỹ phải rời khỏi Venezuela trong vòng 72 giờ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó phát biểu trên Twitter cho biết “công dân Venezuela đã phải chịu đựng chế độ bất chính Maduro quá lâu. Hôm nay, tôi chính thức công nhận Chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaidó, là tổng thống lâm thời của Venezuela”.
Một số nghị sĩ của Nga cũng chỉ trích động thái của Mỹ ở Venezuela. “Mỹ đang cố gắng tổ chức một cuộc ‘cách mạng màu’ tiếp theo ở Venezuela”, Phó Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Nga Andrei Klimov nói. Một thành viên khác của uỷ ban này thì cho biết: “Tôi không nghĩ chúng tôi có thể công nhận thứ mà về bản chất là một cuộc đảo chính này”.

“Tổng thống tự phong” Venezuela nói sẽ “ân xá” cho Maduro nếu ông từ chức

21:43 25/01/2019

Juan Guaido khẳng định quyết tâm lật đổ chính quyền Maduro, nhưng hy vọng tìm ra con đường hòa bình để giải quyết vấn đề.

“Tổng thống tự phong” Venezuela nói sẽ “ân xá” cho Maduro nếu ông từ chức
Chủ tịch quốc hội Venezuela Juan Guaido phát biểu trước đám đông biểu tình chống lại Tổng thống Maduro hôm 23/1. Ảnh: AFP.
"Những người sẵn sàng tuân theo hiến pháp để thiết lập lại trật tự dân chủ đều được đảm bảo ân xá", Guardian dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido hôm nay cho biết trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi ông tự nhận là tổng thống lâm thời hôm 23/1. Guaido cũng nói rằng Tổng thống Nicolas Maduro có thể được ân xá nếu đồng ý từ chức.
"Việc ân xá từng xảy ra trong các giai đoạn chuyển tiếp", Guaido cho hay. "Chúng tôi không thể coi nhẹ bất cứ yếu tố nào", ông nói thêm, nhấn mạnh rằng động thái này không thể hiện sự miễn trừng phạt hay bỏ qua.
Thủ lĩnh 35 tuổi của phe đối lập khẳng định quyết tâm chấm dứt "chế độ độc tài" của Maduro, ổn định tình hình đất nước vốn đang chìm trong khủng hoảng và tổ chức các cuộc bầu cử tự do "sớm nhất có thể". Ông còn nhấn mạnh lại lời kêu gọi quân đội Venezuela quay lưng với Tổng thống.
Maduro từng thề sẽ chống lại điều mà ông gọi là âm mưu đảo chính của các thế lực nước ngoài, nhưng cho biết ông "sẵn sàng đối thoại" để hai bên có thể thấu hiểu, đàm phán và thỏa thuận. Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino thể hiện sự ủng hộ Maduro khi tuyên bố "ngăn chặn nội chiến bằng mọi giá", kêu gọi đối thoại.
Trong cuộc phỏng vấn, Guaido khẳng định "không ai muốn" quân đội nước ngoài can thiệp vào tình hình Venezuela để lật đổ Maduro, đồng thời bày tỏ hy vọng tìm ra con đường hòa bình để giải quyết vấn đề và mong muốn những người ủng hộ tiếp tục xuống đường biểu tình để kêu gọi thay đổi đất nước.
Theo VnExpress

Tổng thống tự phong của Venezuela bác bỏ khả năng xảy ra nội chiến

06:46 | 01/02/2019

Ngày 31/1, Tổng thống tự phong của Venezuela, ông Juan Guaido đã bác bỏ khả năng xảy ra nội chiến tại quốc gia Nam Mỹ này, đồng thời khẳng định đại đa số người dân nước này đều muốn Tổng thống Nicolas Maduro từ chức. 

tong thong tu phong cua venezuela bac bo kha nang xay ra noi chien ​Venezuela bắt giữ các phóng viên nước ngoài
tong thong tu phong cua venezuela bac bo kha nang xay ra noi chien Phe đối lập Venezuela muốn tự giải quyết khủng hoảng, không ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ El País của Tây Ban Nha, nhà lãnh đạo đối lập Venezuela cho rằng, nguy cơ về một cuộc nội chiến tại đất nước của ông là không tồn tại, như “ai đó” muốn tin hoặc muốn làm cho chúng ta tin vào điều đó, bởi 90% người dân đều mong muốn một sự thay đổi. 
tong thong tu phong cua venezuela bac bo kha nang xay ra noi chien
Ông Guaido cho biết, 90% người dân Venezuela đều mong muốn một sự thay đổi. (Nguồn: Reuters)
Tuy nhiên, ông Guaido cảnh báo về “nguy cơ bạo lực” từ phía Chính phủ của Tổng thống Maduro, mà ông tin rằng đang sử dụng các lực lượng đặc cảnh và bán quân sự để đàn áp phe đối lập.
Ông Guaido cũng lên tiếng cáo buộc các lực lượng này đã giết hại hàng chục thanh niên trong vòng 1 tuần lễ và hơn 140 người khác trong năm 2017. Tổng thống tự phong của Venezuela cũng nhân dịp này lặp lại lời kêu gọi các lực lượng vũ trang của đất nước không công nhận Tổng thống Maduro.
Hôm 23/1, vị tân Chủ tịch Quốc hội do phe đối lập nắm quyền của Venezuela, Juan Guaido đã tự phong là Tổng thống lâm thời của nước này. Ngay lập tức, Mỹ và phần lớn các nước Mỹ Latin đã công nhận ông Guaido là Tổng thống Venezuela, trong khi Liên minh châu Âu cảnh báo sẽ hành động tương tự nếu Tổng thống Nicolas Maduro không tổ chức bầu cử lại vào ngày 3/2 tới đây.
tong thong tu phong cua venezuela bac bo kha nang xay ra noi chien
Chắc ông Trump “không dại” xuống tay quá mạnh với ngành dầu mỏ Venezuela Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng “mọi lựa chọn” nhằm giải quyết vấn đề Venezuela đều đã được đặt lên bàn thì nhiều ...
tong thong tu phong cua venezuela bac bo kha nang xay ra noi chien
​Mỹ và đại diện đối lập của Venezuela sẽ thảo luận về việc tiếp quản tài sản chính phủ Đại diện của thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tại Mỹ, ông Carlos Vecchio sẽ gặp các quan chức Mỹ trong ngày 30/1 để ...
tong thong tu phong cua venezuela bac bo kha nang xay ra noi chien
Venezuela: ​Ông Maduro khẳng định không tổ chức cuộc bầu cử mới theo "mánh khóe" của nước ngoài Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết cuộc bầu cử tổng thống gần đây diễn ra đúng luật pháp của nước này và bác bỏ ...

Venezuela bên bờ nội chiến : Trận đấu giữa « hợp pháp » và « chính danh »


Venezuela bên bờ nội chiến : Trận đấu giữa « hợp pháp » và « chính danh »
Lãnh tụ đối lập, tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido trong cuộc biểu tình chống Maduro tại Caracas ngày 30/01/2019. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins

Giàu tài nguyên chưa hẳn là có phúc. Đây là trường hợp của Venezuela, quốc gia Trung Mỹ có trữ lượng dầu hỏa quan trọng nhất thế giới, hơn cả Ả Rập Xê Út.

Tuy nhiên, do một ý thức hệ hoang đường với một tập đoàn lãnh đạo chỉ biết dùng ngân sách để mua ổn định chính trị, vật giá leo thang 300.000.000% trong năm 2018, chuyện gì phải đến đã đến.
Mượn bàn tay tư pháp để loại hai đối thủ, Nicolas Maduro chưa kịp an vị nhiệm kỳ hai thì chiếc ghế tổng thống bị một đối thủ thứ ba mới 35 tuổi ngang nhiên tranh đoạt.
Lực lượng đối lập Venezuela trong chiến dịch phản kháng vào mùa xuân 2017 bị đàn áp đẫm máu, 150 người chết và hàng ngàn người bị thương. Hai nhà đối lập có uy thế, người thứ nhất là Antonio Ledezma, bị bắt phải vượt ngục tị nạn tại Tây Ban Nha, người thứ hai là Leopoldo Lopez, bị quản thúc.
Tuy nhiên, trong hạ tuần tháng 01/2019, các đối thủ của tổng thống xã hội Nicolas Maduro đã huy động hàng trăm ngàn công dân phẫn nộ chống chế độ tham ô và bất tài làm cho đất nước lao xuống đáy vực khủng hoảng kinh tế, tài chính và thực phẩm. Cao điểm của ngày biểu tình 23/01/2019 là Juan Guaido, một dân biểu mới 35 tuổi, chủ tịch luân lưu Quốc Hội Venezuela, định chế chính trị còn nằm ngoài tầm kiểm soát của chế độ, long trọng tuyên cáo ông là « tổng thống đương nhiệm » trong tiếng vỗ tay hoan hô của đám đông công dân biểu tình. Tuy chưa có tiếng tăm nhưng Juan Guaido ngay lập tức được Mỹ, Canada và đa số các nước láng giềng, tiếp theo là Úc và Israel công nhận là « tổng thống ».
Tại châu Âu, với tư cách mà một nước bảo hộ cũ, chính phủ cánh tả Tây Ban Nha vận động Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan ra tối hậu thư kỳ hạn cho Nicolas Maduro, cho đến Chủ nhật 03 tháng 02 phải thông báo tổ chức tổng tuyển cử. Nếu không, các nước châu Âu sẽ công nhận Juan Guaido.
Đây là lần đầu tiên từ sau cuộc đảo chính của trung tá Hugo Chavez năm 1992 thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, ngọn gió chính trị có dấu hiệu đổi chiều.
Trả lời phỏng vấn RFI tiếng Pháp, nhà nghiên cứu Pascal Drouhaud, chuyên gia của viện tư vấn Choiseul, Paris phân tích:
Một bước chuyển động tích cực đang thành hình tại Venezuela và hoàn toàn khác hẳn với những diễn biến trước đây. Juan Guaido, trẻ tuổi, có một lực lượng, có một động lực mà ai cũng thấy rõ. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy Juan Guaido có vẻ biết điều phối hoạt động trên trường quốc tế. Chúng ta đã thấy từ mấy ngày qua, tình hình diễn biến nhanh chóng và xu hướng chuyển tiếp chế độ đã hiện rõ.
Bối cảnh và tình trạng đất nước hiện nay đã góp phần thúc đẩy xu hướng muốn đổi mới này. Đó là tâm lý chán ngán chế độ, kinh tế khủng hoảng hết chỗ nói, tỉ lệ lạm phát trong năm nay được dự tính lên đến 10.000.000%. Không thể mường tượng nổi thế nào là lạm phát 10.000.000%, sống như thế nào đây ? Trong khi đó, Venezuela là một nước giàu, rất giàu tài nguyên, trữ lượng dầu lên đến 300 tỉ thùng. Là thành viên của OPEP, Venezuela lẽ ra phải là cường quốc đáng nể trong khu vực, thế mà hàng triệu công dân phải bỏ nước ra đi. Trong số 32 triệu dân, khoảng 2,3 triệu người đã vượt biên. Một triệu qua Colombia. Làm sao một nước như Colombia có thể cưu mang một triệu người tị nạn, phải cho họ những phương tiện sống, những điều kiện tối thiểu để tạm cư. Một triệu khác qua Ecuador, Peru hay Chilê.
Khủng hoảng đã kéo dài từ nhiều năm. Từ 2016, 2017 đã có những cuộc biểu tình lớn. Giờ đây, người ta có cảm tưởng như là tình hình tồi tệ hơn nữa, đời sống mỗi ngày mỗi khó làm người dân không còn chút ảo vọng nào đối với ông Nicolas Maduro.
Chưa biết, tình hình sẽ ngã ngũ ra sao nhưng rõ ràng là xu hướng chuyển tiếp càng ngày càng rõ nét. Bây giờ có hai khối đang đối đầu nhau : khối của tổng thống Maduro và khối của tổng thống tự xưng Guaido, được nhiều nước quan trọng ủng hộ như Hoa Kỳ.
Cuộc chiến giành chính danh
Một bên là đối lập, chiếm đa số tại Quốc Hội lập pháp, bên kia là chính quyền của tổng thống Nicolas Maduro, vừa bắt đầu nhiệm kỳ hai nhưng bị nhiều nước không công nhận tính chính đáng. Hàng chục sĩ quan kêu gọi nổi dậy bị bắt trong khi theo cáo buộc của Nicolas Maduro, nhiều quân nhân đào ngũ thành lập lực lượng « đánh thuê » ở Colombia để lật đổ chế độ hợp pháp.
Nếu tam quyền phân lập là điều kiện tiên quyết để xác định một nền dân chủ thì tại Venezuela có lập luận đặc biệt : hành pháp và lập pháp tiêu trừ nhau. Tái đắc cử năm 2018, Nicolas Maduro không nhìn nhận tính hợp hiến của Quốc Hội bầu lên hai năm trước đó. Quốc Hội Venezuela, do đối lập kiểm soát qua một cuộc bầu cử dân chủ, cũng xem Nicolas Maduro là một tên bịp chính trị, sau khi loại các ứng cử viên đối thủ bằng thủ đoạn bất chính.
Lập luận của chủ tịch Quốc Hội Juan Guaido như thế nào để biện minh cho quyết định tự xưng tổng thống ?
Thomas Posado, giáo sư chính trị đại học Paris 8, cho biết quan điểm :
Diễn giải Hiến Pháp, Juan Guaido cho rằng Maduro không có tính chính danh. Từ đó, Juan Guaido tự xưng là tổng thống Venezuela. Là một dân biểu đắc cử cách nay 3 năm rưỡi, trong một cuộc bầu cử còn tự do, có sự tham gia của đông đảo dân chúng.
Còn Maduro tái đắc cử vào tháng 05/2018 trong một cuộc bầu cử không minh bạch, nhiều ứng cử viên khác bị cấm, bị gạt qua bên lề. Chính quyền Madoro còn lạm dụng bộ máy Nhà nước để bắt chẹt người dân. Người nào không đi bầu cho Maduro thì bị cắt thẻ trợ cấp thực phẩm. Thế nhưng tỉ lệ cử tri đi bầu vẫn thấp kỷ lục, tỉ lệ vắng mặt lên đến 54% làm lộ rõ thế yếu của Nicolas Maduro. Trong khi đó, Juan Guaido được hầu hết các nước trong khu vực ủng hộ, từ Brazil của Jair Bolsonaro cho đến Hoa Kỳ của Donald Trump.
Điều 355
Nếu tìm hiểu bản Hiến Pháp Venezuela, do tổng thống Hugo Chavez ký ban hành năm 1999, tức 7 năm sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự cánh hữu, thì điều 355 quy định như sau : « Nhân dân Venezuela không công nhận bất cứ một chế độ nào, một Quốc Hội nào hay một chính quyền nào đi ngược lại những giá trị, những nguyên tắc và bảo đảm dân chủ hoặc gây tác hại cho nhân quyền ».
Dựa vào Hiến Pháp này, Quốc Hội Vezenuela, bất chấp những hù dọa, cản trở của hành pháp, chỉ định chủ tịch Juan Guaido làm « tổng thống lâm thời » trong khi chờ một cuộc bầu cử mới.
Ai chính danh, ai hợp pháp trong số hai vị « tổng thống » Venezuela ?
Chuyên gia Pascal Drouhaud : Người ta có thể nghĩ rằng có một cuộc đấu giữa « hợp pháp » và « chính danh ». Đúng như thế, bởi vì năm 2015, có một cuộc bầu cử Quốc Hội lập pháp và trong cuộc bầu cử này, đối lập chiến thắng. Trong số dân biểu đắc cử có Juan Guaido và nhiều lãnh đạo đối lập. Thế rồi, Nicolas Maduro từng bước tước đoạt thẩm quyền của Quốc Hội lập pháp. Tòa án tối cao, trong tay Maduro, phủ quyết mọi quyết định của Quốc Hội lập pháp. Đến năm 2017, phe Maduro lập ra một cái « Quốc Hội lập hiến ». Thủ đoạn chính trị này nhằm mục đích vô hiệu hóa Quốc Hội lập pháp, song song với việc thành lập thêm một số định chế mới để « hợp pháp hóa » chính quyền Maduro mà chúng ta thấy rõ qua cuộc bầu cử thiếu minh bạch vào tháng 5/2018 mà cách nay mấy hôm, Maduro tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai.
Người lừa đảo có quyền bắt đối thủ tự phong
Do quyền lực nằm trong tay tổng thống Nicolas Maduro và các định chế do ông lập ra thêm như Quốc Hội lập hiến, hay bổ nhiệm tay chân vào ghế lãnh đạo như Tòa án tối cao, tư lệnh các binh chủng, thì rõ ràng là ông mạnh hơn. Tổng thống đắc cử nhờ gian lận, lẽ ra là một can phạm, nhưng có quyền bắt tổng thống tự phong. Trái lại Juan Guaido không thể bắt Nicolas Maduro.
Nhưng nhờ có phối hợp trong ngoài, tương quan lực lượng có vẻ nghiêng về Juan Guaido.
Giáo sư Thomas Posado : Nếu so sánh tương quan lực lượng đồng minh chống lưng giữa hai phe thì Juan Guaido có vẻ mạnh hơn. Juan Guaido được nhóm Lima, với đa số chính phủ cánh hữu ở châu Mỹ Latinh ủng hộ. Ngoài ra còn có Hoa Kỳ, Canada và Liên Hiệp Châu Âu.
Trong khi đó, Nicolas Maduro được các đồng minh truyền thống như Nga, Cuba, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn do quyền lợi kinh tế và vì Venezuela có tài nguyên dầu hỏa dồi dào.
Tuy nhiên, do bị Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế gây nhiều khó khăn cho nên chế độ Caracas hoàn toàn bị bóp nghẹt về tài chính. Thêm vào đó, bản thân Venezuela đã bị khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đồng tiền mất giá thảm hại. Hệ quả là lần đầu tiên, thành phần dân nghèo có truyền thống ủng hộ chính quyền cánh tả, nay cũng xuống đường chống Maduro.
Trong quân đội cũng có một vài dấu hiệu giới quân nhân cấp thấp không còn tin tưởng ở Maduro, vào khả năng cải thiện tình hình, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn ở ngày mai. Thế nào là cuộc sống với với tỷ lệ lạm phát là 10.000.000% ?
Chế độ chưa lung lay vì Maduro còn được một số nước có trọng lượng ủng hộ như Trung Quốc, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ… khối quốc tế này chưa muốn bỏ rơi Maduro. Vấn đề là tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn thái độ dứt khóat, tuyên bố thẳng thừng là mọi phương án đã được chuẩn bị để đối phó kể cả trong trường hợp tình hình diễn biến xấu nhất tức là quân đội trung thành với Maduro ra tay đàn áp dân chúng.
Câu hỏi then chốt ở đây là liệu Nga, Trung Quốc có chấp nhận đọ sức với Mỹ và các quốc gia châu Mỹ Latinh để bảo vệ Maduro hay không ?
Khủng hoảng Venezuela sẽ đi tới một khúc quanh khi mà xã hội công dân đứng lên với lập trường ủng hộ đối lập. Tôi muốn nói đến Giáo Hội Công Giáo.
Juan Guaido cũng tỏ ra mà một nhà chính trị thông minh khi cam kết ân xá cho tất cả quân nhân, công chức quay về với nhân dân. Cho đến nay, quân đội vẫn án binh bất động cũng là một thành công của Juan Guaido.
Giáo sư Eduardo Rios Ludena, một nhà phân tích chính trị tại Caracas, dự đoán chế độ Caracas cuối cùng sẽ phải thương thuyết với tân lãnh đạo đối lập (Libération).

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét