Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

CHUYỆN ÍT BIẾT 58

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vì sao máy bay không bay theo đường thẳng?

Máy bay không bay theo đường thẳng bao giờ - tưởng dễ mà mấy ai biết được nguyên do

Gucci, Theo Helino 13:13 02/08/2018

Cùng đi tìm lời giải vì sao dù biết tiết kiệm nguyên liệu, chi phí nhưng máy bay cứ thích "vòng vèo" trên bầu trời.

Nhiều người vẫn tin rằng, máy bay khi di chuyển từ A đến B theo 1 đường thẳng như chim bay. Ấy nhưng khi nhìn vào bản đồ bay thực tế, chắc chắn bạn sẽ choáng váng bởi nó không phải vậy.
Đa phần máy bay sẽ bay theo đường vòng cung, đôi khi lại là đường zigzac. Nhưng vì sao lại thế? 
Máy bay không bay theo đường thẳng bao giờ - tưởng dễ mà mấy ai biết được nguyên do - Ảnh 1.
Không phải cứ bay theo đường thẳng sẽ nhanh, tiện mà lại tiết kiệm chi phí, nhiên liệu hơn sao? Bởi có 1 sự thật rõ ràng là khoảng cách bay càng ngắn thì nhiên liệu tiêu thụ càng ít mà.
Thế nhưng cần phải nói rõ rằng, Trái đất của chúng ta hình cầu và máy bay sẽ bay bám theo bề mặt Trái đất.
Máy bay không bay theo đường thẳng bao giờ - tưởng dễ mà mấy ai biết được nguyên do - Ảnh 2.
Trong khi bản đồ lại là hình ảnh của Trái đất trên mặt phẳng, từ đó bằng mắt thường, ta sẽ thấy quỹ đạo máy bay trông có vẻ như cong.
Nhưng đôi khi ta lại thấy các "chú chim sắt" lại bay theo đường zigzac.
Điều này là do các quy tắc bay đặc biệt, trong đó có việc yêu cầu phi công bay theo 1 số tuyến đường nhất định.
Cùng với lý do về thời tiết, an toàn bay, an ninh hàng không ở từng khu vực mà máy bay sẽ bay theo quỹ đạo riêng của nó nữa.
Thế nên, đôi khi bạn sẽ thấy máy bay chạy theo đường zigzac khó tả khi nhìn trên bản đồ mà thôi.
Và giờ thì điểm thêm 1 vài sự thật thú vị về những chú chim sắt này nữa nhé!
Máy bay nào cũng được thiết kế chống sét: Theo ước tính, những chiếc máy bay chỉ bị sét đánh 1.000 giờ bay/lần.
Máy bay không bay theo đường thẳng bao giờ - tưởng dễ mà mấy ai biết được nguyên do - Ảnh 3.
Các chuyên gia đã tính toán để thiết kế phần vỏ đặc biệt của máy bay và các bộ phận khác. Khi không may bị sét đánh, dòng điện của tia sét sẽ chay dọc lớp vỏ bên ngoài mà không làm ảnh hưởng tới bên trong.
Lốp máy bay hầu như không bao giờ bị nổ khi hạ cánh: Đó là bởi lốp máy bay được thiết kế có thể chịu được tải trọng lên tới 38 tấn.
Máy bay không bay theo đường thẳng bao giờ - tưởng dễ mà mấy ai biết được nguyên do - Ảnh 4.
Một chiếc lốp cũng có thể chạy trên mặt đất 500 lần trước khi cần đắp lại. Ngoài ra, với áp suất bơm căng thích hợp, lốp máy bay không bao giờ nổ ngay cả khi chạy với vận tốc lớn.
- Và theo Dailymail, trung bình, mỗi giây lại có khoảng 3 triệu người đang bay trên trời. Hay cứ 2 giây lại có một máy bay Airbus A320 cất cánh... - 1 con số khủng khiếp phải không?
Nguồn: Dailymail, worldmap

Từng có những “chuyến bay ma” làm náo loạn bầu trời London, nhưng nguồn gốc của nó mới kỳ lạ nhất

Đ.L, Theo Helino 19:05 01/08/2018

Sân bay Heathrow (London) đông đảo bậc nhất thế giới mà lại có những chuyến bay “không người”? Cùng tìm hiểu nguyên nhân có 1-0-2 đằng sau đó.

Nếu có dịp đáp xuống sân bay Heathrow ở London, bạn sẽ choáng ngợp với lượng hành khách cực khủng của một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.
Ước tính mỗi năm Heathrow đón tới 78 triệu hành khách, tương đương với sân bay O’Hare của Chicago. Thế nhưng nếu như O’Hare có đến 7 đường băng thì Heathrow chỉ có 2 mà thôi. Vì vậy, đối với các hãng bay thì Heathrow quả thật là "đất lành chim đậu" kèm với "đất chật người đông".
Từng có những “chuyến bay ma” làm náo loạn bầu trời London, nhưng nguồn gốc của nó mới kỳ lạ nhất - Ảnh 1.
Sân bay Heathrow chỉ có 2 đường băng so với sân bay O’Hare – 7 cái
Điều đó dẫn tới việc các hãng bay không thể muốn đậu ở Heathrow vào lúc nào cũng được. Họ buộc phải mua "slot pair" (cặp chỗ đậu) - tức là trả phí cho không gian cất cánh và hạ cánh xuống Heathrow. Chỗ đậu này vô cùng đắt đỏ nhưng luôn trong tình trạng "cháy hàng". Bởi mỗi ngày chỉ có 650 slot pair mà thôi.
Hãy xét ví dụ sau để thấy sự đắt đỏ của Heathrow. Tính đến năm 2016, hãng Kenya Airways vẫn sở hữu giờ hạ cánh vào 6:30 và bay đi vào 8:30 hàng ngày. Đây được xem là "khung giờ vàng" mà các chuyến bay đêm từ Mỹ, châu Á... đều tranh giành nhau.
Từng có những “chuyến bay ma” làm náo loạn bầu trời London, nhưng nguồn gốc của nó mới kỳ lạ nhất - Ảnh 2.
Trung Đông cũng không ngoại lệ. Hãng Oman Air đã mua đứt khung giờ 6:30 và 8:30 sáng từ Kenya Airways với số tiền "đè chết người" 75 triệu USD - cao kỷ lục từ trước đến nay.
Về phần Kenya Airways, họ đã đánh mất khung giờ chính yếu để khai thác chuyến từ thủ đô Nairobi của quốc gia châu Phi đến London vì gánh nặng tài chính.
Nhưng mua slot pair là một chuyện, giữ được nó lại là chuyện khác. Nếu ai mua khung giờ bay xong mà "chỉ" khai thác nó ít hơn 80%, hãy chuẩn bị tinh thần trả lại cho Heathrow vì nhiều hãng khác đang chờ!
Và đây chính là lúc "ghost flights" - những chuyến bay ma của Heathrow ra đời. Chắc bạn cũng lờ mờ đoán được lí do rồi chứ?
Từng có những “chuyến bay ma” làm náo loạn bầu trời London, nhưng nguồn gốc của nó mới kỳ lạ nhất - Ảnh 3.
Cảnh tượng đông đúc đã quá quen ở Heathrow
Việc này như sau, vào đầu năm 2007, hãng British Mediterranean thông báo sẽ hoãn vô thời hạn chuyến bay từ London đến Tashkent, Uzbekistan. Bình thường tuyến này đi từ London vào 2:35 chiều và sẽ về lại London vào 12 giờ trưa hôm sau.
Lí do hoãn là bất ổn chính trị ở Tashkent, và theo hãng bay, việc này làm họ không kịp trở tay. Họ không thể nào mở một chuyến bay quốc tế mới thay thế cho khung giờ trên. Không có đủ thời gian để tuyển nhân viên sân bay, nhân viên hành lý, thông dịch viên và hàng tá việc khác.
Từng có những “chuyến bay ma” làm náo loạn bầu trời London, nhưng nguồn gốc của nó mới kỳ lạ nhất - Ảnh 4.
Kết quả, British Mediterranean chịu lỗ bất chấp. Họ yêu cầu phi hành đoàn bay đến Cardiff (thủ phủ xứ Wales) vào 2:35 chiều, nghỉ qua đêm rồi... trở về London trưa hôm sau. Lưu ý là quãng đường này chỉ vỏn vẹn có... 244km.
Được biết, các chuyến bay London - Cardiff không chở hành khách, không để kiếm lời mà chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu "khai thác khung giờ từ 80% trở lên" của Heathrow. Nói chung là nhằm giữ chỗ!
Khỏi phải nói, việc làm của British Mediterranean gây phẫn nộ cho các tổ chức bảo vệ môi trường và nhiều người dân, bởi quãng đường bay chưa tới 250km đã có thể thải ra đến 5 tấn CO2 độc hại.
Dù vậy, máy bay của hãng trên vẫn đều đặn đi về giữa London với Cardiff suốt hàng tháng trời. Sau vụ việc, tên gọi "ghost flight" - những chuyến bay ma cũng trở nên rất phổ biến.
Thật ra, trước đó, việc sử dụng các "chuyến bay không hành khách" đã diễn ra nhưng không nổi đình đám như với British Mediterranean. Rốt cuộc, sau những pha lỗ liên tiếp thì vào cuối năm 2007, hãng này đã phải bán mình cho chủ mới.
Từng có những “chuyến bay ma” làm náo loạn bầu trời London, nhưng nguồn gốc của nó mới kỳ lạ nhất - Ảnh 5.
Sau tất cả, Heathrow vẫn đông đúc cực kỳ!
Ngày nay, chiêu trò "chuyến bay ma" dường như đã không còn sau cú ngã đau của British Mediterranean.
Thế nhưng biến thể của nó thì vẫn có. Vào mùa đông khi nhu cầu bay của hành khách giảm, nhiều hãng bay đã cắt bớt tuyến đường dài để tăng thêm chuyến bay nội địa hoặc quãng đường ngắn.
Mà đến nay, Heathrow vẫn chỉ có... 2 đường băng và đang được tận dụng đến 99% công suất. Bài toán tìm mua rồi giữ vững khung giờ bay vẫn luôn làm nhức đầu các hãng bay ở Heathrow - sân bay đông đúc, đắt đỏ và độc đáo bậc nhất của thế giới.
Nguồn: Half as Interesting

Khi máy bay hạ độ cao đột ngột mà tai lại bị chảy máu là vì sao?

Hoài Nguyễn, Theo Helino 07:35 21/07/2018

Nghe thì có vẻ kinh khủng, nhưng nó không quá nguy hiểm như bạn tưởng đâu!

Mới đây thôi, chuyến bay của hãng Ryanair FR7312 nhanh chóng mất độ cao và phải hạ cánh khẩn cấp ở Đức, hơn 30 hành khách đã được đưa đến bệnh viện. Một số hành khách bị chảy máu trong tai, trong khi những người khác bị nhức đầu, đau tai và buồn nôn.
Vậy tại sao điều này có thể khiến chúng ta chảy máu tai?
Khi máy bay hạ độ cao đột ngột mà tai lại bị chảy máu là vì sao? - Ảnh 1.
Ít ai biết rằng, áp suất trong cabin khi được đo chính xác tương đương với áp suất không khí  ở độ cao khoảng 6.000 - 8.000 feet (1,8 đến 2,4 km) trên mực nước biển.
Mặc dù nghe có vẻ cao, nhưng độ cao đó thấp hơn nhiều so với độ cao bay bình thường 36.000 - 40.000 feet (11 đến 12,2 km). Thế nên có sự khác biệt khá lớn giữa không khí bên trong cabin và bên ngoài máy bay.
Bất cứ sự thay đổi áp suất trong buồng lái, dù từ từ hay đột ngột, đều có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Một sự rò rỉ chậm có thể dẫn đến các triệu chứng thiếu oxy như buồn nôn và đau đầu; nhưng việc bị chảy máu tai thì cần lời giải thích phức tạp hơn.
Chris Brennan-Jones, một nhà thính học nhi khoa cho hay, phần tai giữa hầu như kín khí và được bảo vệ bởi màng nhĩ.
Tuy nhiên, không khí có thể vào và ra khỏi tai thông qua các kênh liên kết tai với mặt sau của cổ họng, được gọi là ống Eustachian.
Brennan-Jones nói: "Ở phần không gian tai giữa, chỉ có một lượng nhỏ không khí. Và tất cả phần không khí còn lại thì ở bên ngoài màng nhĩ. Thông thường áp suất không khí bên trong tai giữa và trong khí quyển rất giống nhau, hoặc ít nhất là không đủ khác biệt để gây ra rắc rối. 
Khi bạn tăng độ cao, áp suất không khí trong khí quyển giảm đi, làm cho không khí 'mỏng hơn', trong khi áp suất không khí ở tai giữa vẫn tương đối không đổi".
Khi máy bay hạ độ cao đột ngột mà tai lại bị chảy máu là vì sao? - Ảnh 2.
Điều này có thể gây áp lực lên màng nhĩ, làm cho ta khó nghe rõ hơn, và gây ra sự khó chịu trong tai.
Khi tăng hoặc giảm cực nhanh áp suất, điều này cũng có thể làm cho màng nhĩ bị thủng hoặc gây chấn thương tai. Các triệu chứng bao gồm đau tai, rỉ nước từ tai - có thể bao gồm máu, đồng thời buồn nôn và chóng mặt.
May mắn thay, thủng màng nhĩ và chấn thương cột sống có thể khỏi trong vòng vài tuần đến vài tháng. Vì vậy, trong tình huống đáng sợ này, không ai bị thương nặng hoặc vĩnh viễn cả. Tất cả hành khách trên đều đã được ra viện sau 2 ngày trong tình trạng sức khỏe bình thường
Tuy nhiên, đây cũng là lời nhắc nhở dành cho bạn. Cẩn trọng không bao giờ thừa, hãy chú ý lắng nghe hướng dẫn an toàn khi bay. Nhất là khi đọc xong bài này, bạn biết chính xác phải làm gì với mặt nạ dưỡng khí nếu nó lơ lửng trước mặt bạn một cách đột ngột rồi chứ.
Nguồn:Sciencealert

Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết

Tom, Theo Helino 07:35 05/07/2018

Đôi khi những thứ hiển hiện trước mắt không đáng sợ bằng những thứ bạn có thể không biết đến khi đi máy bay này đâu.

Di chuyển bằng đường hàng không không chỉ tiện lợi lại tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên với một số người, việc bay lại là một “màn tra tấn” vì những hiện tượng xảy ra khi bay. Vậy nhưng những thứ đó có thật sự đáng sợ như vẻ ngoài?

1. Máy bay rung lắc

Hiện tượng máy bay rung lắc hay mất cân bằng xảy ra là do sự khác biệt nhiệt độ giữa hai dòng không khí, nhất là khi đi qua những khu vực như biển, núi… 
Hiện tượng này xảy ra rất thường xuyên và nếu không hay đi máy bay, bạn có thể cảm thấy khá lo lắng. Nhưng yên tâm, máy bay rung lắc là điều rất bình thường, như việc bạn chạy xe trên đường mà gặp phải ổ gà vậy thôi.
Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 1.
Tất nhiên, khi máy bay rung lắc mà bạn đang không ngồi tại ghế của mình thắt dây an toàn, bạn có thể bị mất thăng bằng hoặc ngã. 
Vì vậy, các phi công thường cố gắng để hạn chế tình trạng này một cách tối đa và cảnh báo hành khách khi hiện tượng này sắp xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.

2. Ánh sáng nhấp nháy ngoài cửa sổ

Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 2.
Nếu không thường đi máy bay, đôi khi bạn sẽ thấy lo lắng với ánh đèn chớp tắt ngoài cửa sổ, trông như đèn cảnh báo nguy hiểm hay thấy trên phim vậy. 
Thật ra những chiếc đèn ở chóp cánh máy bay này (cùng một số đèn điều hướng khác) có mục đích tránh va chạm giữa các máy bay mà thôi.

3. Sấm sét

Thần Thor đôi khi có đánh trúng máy bay thật, nhưng bạn cũng không nên lo lắng vì điều này. 
Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 3.
Máy bay ngày nay có thiết kế riêng cho những trường hợp bị sét đánh, chẳng hạn như hệ thống điều khiển được bảo vệ bằng lưới đồng, bình nhiên liệu được nạp đầy khí trơ để chống cháy, cánh có hệ thống chống tĩnh điện… 
Hơn nữa, các phi công thường chủ động tránh bay vào những cơn sấm sét nên bạn có thể yên tâm về điều này.

4. Cánh máy bay bị uốn cong

Thêm một hiện tượng nữa có thể gây giật mình với những bạn lần đầu đi máy bay chính là khi cánh máy bay bị uốn cong dưới tác dụng của những dòng đối lưu. 
Tuy nhiên, hiện tượng này, một lần nữa lại hoàn toàn nằm trong tính toán. Nếu nhìn hình ảnh cánh máy bay đang được kiểm tra độ uốn cong dưới đây có lẽ là bạn sẽ thấy yên tâm hơn rất nhiều.
Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 4.

5. Bay vòng trước khi hạ cánh

Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 5.
Việc bay vòng vèo trước khi hạ cánh không có nghĩa là máy bay gặp trục trặc gì cả. Đó đôi khi chỉ đơn giản là vì sân bay tạm thời bị “kẹt xe”, khu vực hạ cánh đang có chướng ngại vật, như một đàn chim bay ngang, hay đơn giản chỉ là thời tiết đang không thuận lợi cho việc hạ cánh. 
Dù là bất kỳ lý do nào, bạn cũng không nên quá lo lắng vì việc bay vòng chính là để đảm bảo 100% an toàn trước khi kết thúc chuyến bay.

6. Rung, lắc, và những âm thanh lạ khi cất cánh hoặc hạ cánh

Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 6.
Hầu hết những âm thanh va chạm khi cất cánh hạ cánh đều không phải là chuyện lạ lùng. Đó có thể là tiếng cửa chứa hệ thống hạ cánh, hoặc do hệ thống cân bằng thủy lực của máy bay. Ngay cả sự rung lắc nhẹ khi chuẩn bị hạ cánh cũng để chống sự trượt bánh.
Ngoài ra, những tiếng kim loại va vào nhau chính là khi hệ thống bánh xe của máy bay đang được thu vào hoặc mở ra để chuẩn bị cho quá trình hạ cánh - cất cánh.

Vậy điều gì mới đáng lo ngại?

Thứ nguy hiểm nhất có thể xảy ra trong khi bay chính là hiện tượng đóng băng trong bầu khí quyển với những giọt nước đá nhỏ cũng như trên đường băng. 
Khi gặp phải hiện tượng này, động cơ máy bay có thể bị đóng băng, máy bay trở nên nặng hơn và rất khó điều khiển.
Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 7.
Để giải quyết điều này, tại những nơi có nhiệt độ lạnh, máy bay thường được phủ một lớp chất lỏng đặc biệt để chống lại việc bị đóng băng. 
Nếu hiện tượng đó xảy ra, phi hành đoàn cũng sẽ bật hệ thống chống đóng băng đồng thời điều khiển máy bay rời khỏi khu vực nguy hiểm.
Rất nhiều người từng trải nghiệm điều này trên máy bay nhưng bí mật đằng sau đó thì không hề hay biết - Ảnh 8.
Với những thiên tai bất ngờ như bão, mưa nặng hạt, lốc xoáy, vòi rồng, bão cát, tro núi lửa… thường những chuyến bay sẽ được hoãn lại. Còn nếu gặp phải chúng khi đang bay, các phi công thường dựa vào đánh giá từ tín hiệu radar để quyết định xem có theo đường bay cũ hay sẽ chọn một đường bay khác an toàn hơn.
Các bạn cũng không có gì phải quá lo lắng về những điều này, vì chúng, một lần nữa hoàn toàn nằm trong sự chuẩn bị của các hãng hàng không. 
Và nên nhớ, máy bay vẫn là phương tiện di chuyển có tỉ lệ tai nạn thấp nhất trong tất cả mọi loại phương tiện. Chỉ cần thực hiện đúng chỉ dẫn của phi hành đoàn, bạn có thể an tâm tận hưởng chuyến bay của mình.
Nguồn: Brightside

Đố bạn: Động đất xảy ra thì máy bay có bị ảnh hưởng không?

Trung Hiếu, Theo Helino 10:48 29/05/2018

Câu trả lời là một sự bất ngờ dành cho bạn. Khi ở trên máy bay, trải nghiệm động đất của bạn sẽ nguy hiểm theo một cách khác.

Động đất sinh ra do sự giải phóng năng lượng bất ngờ của vỏ Trái đất, và nó gây ảnh hưởng đến mọi thứ trên mặt đất.
Nhưng với một chiếc máy bay, thì liệu động đất có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là không, nếu bạn chỉ muốn nói đến tác động về lực.
Chỉ có điều, ảnh hưởng của động đất không chỉ có như vậy. Hãy dành tí thời gian đọc câu chuyện trải nghiệm của Ron Wagne, phi công tại căn cứ không quân Andrews (Hoa Kỳ) để tìm ra câu trả lời cực kỳ thú vị.
Đố bạn: Động đất xảy ra thì máy bay có bị ảnh hưởng không? - Ảnh 1.
Vào một đêm mây khá u ám, Ron Wagne lái chiếc phản lực thuộc loại VIP, bay với độ cao hơn 3.000 feet từ căn cứ Andrews đến Căn cứ Không quân Blytheville, Arkansas, để đón một thành viên Quốc hội.
Hai người họ cùng nhau trò chuyện say sưa. Và vì là buổi đêm, thời tiết lại u ám, nên dù phía trước của họ vẫn là bầu trời nhưng lại chỉ toàn màu đen kịt.
"Trong khoảng thời gian bay u ám đó, tôi đã nhìn thấy những vệt sáng nhỏ lóe lên khá xa. Đó chính là ánh sáng của các đèn dọc theo đường băng. Lập tức, tôi phát tín hiệu để được đáp máy bay xuống bãi" - Wagne kể lại.
Rồi bỗng chốc... mọi ánh sáng đều biến mất
Toàn bộ ánh sáng trên đường băng đều mất dạng. Ron Wagne nhận thấy điều đó, và hiểu mình không thể tiến hành đáp máy bay được. Vì thế, ông phát tín hiệu thông báo và tiếp tục điều khiển máy bay xung quanh bầu trời.
Đố bạn: Động đất xảy ra thì máy bay có bị ảnh hưởng không? - Ảnh 2.
"Bộ phận kiểm soát không lưu không trả lời." - Wagne cho biết.
Sau đó, Ron Wagne kiểm tra vị trí của máy bay bằng các công cụ định vị không quân. Họ sững sờ phát hiện ra tín hiệu đỏ nhấp nháy trên bộ định vị. Điều này có nghĩa, tín hiệu định vị trên mặt đất đã bị mất, và máy bay của họ không còn xuất hiện trên hệ thống radar nữa.
"Chúng tôi gọi lại. Vẫn không có tín hiệu đáp lại."
Sau khi gọi không thành công, Ron nhận thấy hệ thống tiếp sóng của họ cũng bị mất tín hiệu. Thật quá sức xui xẻo!
Liệu chuyện gì đang xảy ra?
Trước tình hình như vậy, Ron điều khiển cho máy bay nâng lên cao và chuyển về tần số bay mặc định. Và tiếp tục, họ liên lạc với bộ phận dưới mặt đất.
Ron kể: "Ngay khi tôi chuẩn bị thay đổi tần số, bỗng có một người gọi điện liền cho chúng tôi. Một trận động đất lớn đã xảy ra, làm cúp đi toàn bộ hệ thống tín hiệu không lưu. Bộ phận kĩ thuật phải mất vài phút để sao lưu dữ liệu chuyến bay."
Đố bạn: Động đất xảy ra thì máy bay có bị ảnh hưởng không? - Ảnh 3.
Động đất xảy ra, trạm không lưu mất kiểm soát (ảnh minh họa)
Họ yêu cầu Ron Wagne điều khiển máy bay vào đường bay ban đầu. Tuy nhiên, do bầu trời khá là tối nên việc này rất khó khăn.
Chưa dừng lại, bộ phận không lưu thông báo rằng, họ chưa khôi phục được tín hiệu radar. Ron phải tiếp tục điều khiển máy bay - một cách thật cẩn thận - và chờ đợi.
Cuối cùng, hệ thống đèn của đường băng sáng trở lại. Bộ phận điều khiển thông báo, Ron Wange có thể hạ cánh xuống đường băng một cách an toàn.
Thế mới nói, dù không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bay, nhưng một trận động đất vẫn có thể khiến một chuyến bay rơi vào tình trạng nguy cấp - đặc biệt là với máy bay chuẩn bị hạ cánh.
Khi ấy, phi công phải rất bình tĩnh xử lý. Họ phải tìm cách kéo dài chuyến bay, cũng như tìm ra đường bay hợp lý và an toàn, nếu không muốn trả giá bằng tính mạng của tất cả hành khách.
Tham khảo: Huffington Post

Giáo sư Mỹ tiết lộ tư thế tốt nhất để bạn ngủ trên máy bay, vừa không gây hại lại ngủ ngon

G.P, Theo Helino 12:22 22/06/2018

Đây là cách ngủ tốt nhất mà bạn nên áp dụng để có được giấc ngủ ngon trên máy bay nhé! Đọc liền và áp dụng ngay nào!

Mùa hè là mùa của du lịch và chắc chắn máy bay là lựa chọn tối ưu với nhiều người. Thế nhưng khi có 1 chuyến bay dài, bạn sẽ rất mệt mỏi.
Một giấc ngủ trong lúc bay sẽ phần nào giúp bạn lấy được tinh thần, giữ năng lượng cho chuyến đi. Dù không gian nhỏ, nhưng bạn vẫn có thể xoay xở được cách để chợp mắt.
Giáo sư Mỹ tiết lộ tư thế tốt nhất để bạn ngủ trên máy bay, vừa không gây hại lại ngủ ngon - Ảnh 1.
Giáo sư Alan Hedge thuộc ĐH Cornell (Mỹ) đã bật mí cho bạn cách tốt nhất để có được giấc ngủ ngon trên máy bay. Bởi theo ông, việc đi du lịch, ngồi trên máy bay, xe nhiều sẽ gây ra vấn đề về lưng, thoát vị đĩa đệm cho khổ chủ. Và đây là 1 vài lưu ý mà giáo sư muốn nhắn nhủ chúng ta.

1. Giữ không gian cho đôi chân

Giáo sư Alan Hedge cho rằng, nếu chuyến bay của bạn chỉ kéo dài hơn 1 giờ thì không có nhiều vấn đề lắm. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lãng quên không gian cho đôi chân của bạn.
Giáo sư Mỹ tiết lộ tư thế tốt nhất để bạn ngủ trên máy bay, vừa không gây hại lại ngủ ngon - Ảnh 2.
Giáo sư Mỹ tiết lộ tư thế tốt nhất để bạn ngủ trên máy bay, vừa không gây hại lại ngủ ngon - Ảnh 2.
Theo ông, bạn luôn cần giữ 1 khoảng không gian trống dưới ghế để phần chân được thoải mái và máu được lưu thông tốt hơn.
Nếu có túi đồ quá lớn hoặc cồng kềnh, bạn nên cố thu xếp để ở khoang hành lý. Còn nếu túi không quá lớn, bạn có thể dùng để kê chân và điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể được thư giãn và thoải mái nhất là được nhé! 

2. Cử động chân tay thường xuyên

Đừng ngồi yên cố định 1 chỗ trong suốt quá trình bay là lời khuyên của giáo sư Alan dành cho bạn.
Giáo sư Mỹ tiết lộ tư thế tốt nhất để bạn ngủ trên máy bay, vừa không gây hại lại ngủ ngon - Ảnh 3.
Sự thật là không phải lúc nào bạn cũng đứng lên đi lại trong khoang máy bay được, vì thế bạn hãy cố gắng cử động chân tay, thực hiện động tác duỗi chân/ tay và cử động chân liên tục nhé!
Việc làm này sẽ có tác dụng làm tăng lưu thông máu và giảm sự mệt mỏi cho bạn. Đồng thời, cử động chân cũng giúp làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giảm chèn ép và áp lực lên cho cột sống nữa cơ.

3. Kê 1 chiếc gối nhỏ phía sau lưng

Nhiều người thường mang theo chiếc gối chữ U để kê đầu khi ngủ. Thế nhưng bạn cũng có thể tận dụng chiếc gối này hoặc chiếc chăn mỏng kê đằng sau lưng nhằm hỗ trợ cột sống lưng trên những chuyến bay dài.
Giáo sư Mỹ tiết lộ tư thế tốt nhất để bạn ngủ trên máy bay, vừa không gây hại lại ngủ ngon - Ảnh 4.
Vì sao ư, bởi các ghế trên máy bay thường cố định 1 góc 90 độ. Điều này thực sự gây ra áp lực cho cột sống lưng nếu phải ngồi trong thời gian dài.
Giáo sư Mỹ tiết lộ tư thế tốt nhất để bạn ngủ trên máy bay, vừa không gây hại lại ngủ ngon - Ảnh 5.
Cột sống lưng sẽ phải chịu áp lực lớn nếu như bạn ngồi trong thời gian dài mà không có gối kê sau lưng.
Việc bạn nghiêng ghế của mình hơi ngả ra sau và kê chiếc gối dưới lưng sẽ giúp giảm áp lực đèn ép lên cột sống và giảm thiểu tình trạng đau nhức đó!
Nguồn: BusinessInsider

Sai lầm “điếng người” khi sử dụng áo cứu hộ máy bay mà ít ai nghĩ tới

Đặng Nghiêm, Theo Helino 00:16 21/05/2018

Mùa du lịch gần đến rồi, hãy nhớ kỹ lưu ý sau về áo cứu hộ nếu bạn có đi máy bay nhé!

Áo cứu hộ là một vật dụng thiết yếu mà mỗi chiếc máy bay phải trang bị đề phòng sử dụng trong trường hợp khẩn. Trước mỗi chuyến bay, các hành khách sẽ được các tiếp viên hướng dẫn cách sử dụng loại áo này 1 cách kỹ lưỡng.
Sai lầm “điếng người” khi sử dụng áo cứu hộ máy bay mà ít ai nghĩ tới - Ảnh 1.
Thế nhưng, có một thiếu sót mà hành khách thường rất hay bỏ qua khi mặc áo cứu hộ khi máy bay gặp sự cố, đó là gì nhỉ?
Theo tiết lộ của một tiếp viên hàng không giấu tên trên Reddit, các hành khách thường bỏ qua việc nghe theo hướng dẫn của tiếp viên khi máy bay đang có sự cố. Cụ thể, họ thường hay kéo hoặc làm phồng áo cứu hộ trước khi có yêu cầu của tiếp viên.
Sai lầm “điếng người” khi sử dụng áo cứu hộ máy bay mà ít ai nghĩ tới - Ảnh 2.
Hướng dẫn sử dụng áo cứu hộ và chỉ được thổi phồng khi đã rời khỏi máy bay nhé
Điều này rất nguy hiểm, khi những chiếc áo đã được làm phồng này có thể là "thủ phạm" khiến họ kẹt lại tại ghế ngồi hoặc trước cửa thoát hiểm, không thể thoát ra máy bay được.
"Tuyệt đối không nên làm phồng áo phao trước khi thoát ra khỏi máy bay nếu có sự cố." người tiếp viên hàng không cho biết.
"Hành khách thường có tâm lý việc bung áo phao sớm sẽ giúp họ an toàn hơn nếu chẳng may bị rơi xuống biển. Nhưng điều này lại mang rất nhiều rủi ro".
Lật lại sự cố của hãng hàng không Ethiopian vào 23/11/1996, có đến 125 trên 175 tổng hành khách của chuyến bay đã tử nạn khi bị mắc kẹt lại.
Sai lầm “điếng người” khi sử dụng áo cứu hộ máy bay mà ít ai nghĩ tới - Ảnh 3.
Hình ảnh cuối cùng của chiếc máy bay xấu số
Theo khám nghiệm, những hành khách trên đã không thể thoát khỏi khoang chứa vì chiếc áo cứu hộ đã được làm phồng của họ. Và khi máy bay càng chìm dưới biển, mực nước trong khoang ngày một cao hơn, nhấn chìm những hành khách xấu số.
Sai lầm “điếng người” khi sử dụng áo cứu hộ máy bay mà ít ai nghĩ tới - Ảnh 4.
Nghe và theo dõi hướng dẫn của tiếp viên là một điều nên làm trước khi máy bay cất cánh
Trước sự cố đáng tiếc trên, việc theo dõi các video hướng dẫn thoát hiểm trên máy bay là một điều rất cần thiết với mỗi hành khách. Điều này giúp họ có thể hợp tác tốt nhất với các tiếp viên trong các trường hợp xấu nhất.
Ngoài ra, hành khách còn có thể tự phòng hộ cho bản thân thông qua việc đếm khoảng cách giữa hàng ghế của họ đến lối thoát hiểm. Nếu chẳng may có sự cố và được yêu cầu rời khỏi máy bay ngay, họ sẽ tìm ra được hướng tới cửa nhanh nhất, trong trường hợp mọi người quá hỗn loạn.
Theo Express

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét