Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

NHỚ THUỞ ẤY MIỀN TÂY HOANG DẠI 3

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Last of the Mohicans (Guitar instrumental)
  
Hòa Tấu Cowboy Tay Súng Bá Vàng 8. Beautiful Country Music.
  
Nhạc hòa tấu 2017 || Hòa tấu nhạc tay súng bá vàng bất hủ.

Khi chàng cao bồi mờ dần vào bóng đêm

Trước khi đi vào phần chính, tôi muốn đề cập tới lý do mình ngồi gõ bài viết này: Red Dead Redemption là một tựa game sai lịch sử. Trong số những người đang háo hức chờ đợi ngày phát hành vào tháng 5 tới của tựa game sandbox lấy đề tài cao bồi này, không mấy ai có kiến thức lịch sử đủ sâu rộng để biết rằng thời hoàng kim của những chàng cao bồi rong ruổi trên lưng ngựa đã chấm dứt từ trước mốc thời gian 1908 của game từ rất lâu rồi.

Mặc dù vậy, đây không phải là một bài viết để bắt lỗi ngớ ngẩn của nhà sản xuất. Khi đọc đến phần cuối của nó, bạn sẽ phải thừa nhận rằng điều này quả là một ngụ ý thâm thúy của nhà sản xuất. Thực sự, Red Dead Redemption là một tác phẩm được Rockstar San Diego thực hiện để hoài cổ một thời kì độc nhất vô nhị trong lịch sử của nước Mỹ. Hướng tiếp cận của họ độc đáo hơn nhiều so với những tựa game cao bồi thông thường.

Những tác phẩm nghệ thuật lấy đề tài về miền Tây hoang dã của nước Mỹ thường chọn bối cảnh nửa cuối của thế kỷ 19. Khi đó, quốc gia này vừa trải qua một cuộc nội chiến và mới được thống nhất. Thời kì này cũng là lúc mà chính phủ tích cực khuyến khích người dân định cư về những vùng đất chưa được khai phá ở miền Tây.

Đó cũng là giai đoạn mà những cuộc chiến với thổ dân da đỏ bắt đầu trở nên gay gắt. Không chỉ vậy, mốc thời gian này cũng là thời kì của súng trường, chiến tranh với Mexico và những cơn sốt tìm vàng. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà làm phim lại bị ấn tượng bởi những nét hoang sơ và đầy mạo hiểm đó để truyền tải chúng vào những tác phẩm nổi tiếng.

Từ những bộ phim kinh điển như The Good, the Bad & the Ugly của đạo diễn Sergio Leone, cho đến series phim nhiều tập Deadwood được chiếu trên HBO từ nhiều năm trước... miền Tây hoang dã vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận để các đạo diễn kể những câu chuyện về một thời kì đã qua của nước Mỹ.

Trong Red Dead Redemption, người chơi có thể dễ dàng nhận ra sự xuất hiện của những chi tiết đã trở thành hình ảnh đại diện của vùng đất nước như những hoang mạc khô cằn, tầm nhìn xa về phía đường chân trời từ trên một ngọn núi và cả những chi tiết dễ nhận ra nhất về một chàng cao bồi như động tác quăng dây thòng lọng bắt gia súc.

Thế nhưng, ở ngoài đời, những chi tiết đó đã biến mất trước thời điểm năm 1908. Ở thời điểm đó, cuộc nội chiến của nước Mỹ đã chấm dứt từ rất lâu và thậm chí, trong chưa đầy 10 năm nữa, những cỗ xe tăng, máy bay và chiến hạm sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Không chỉ vậy, công cuộc định cư về miền Tây cũng đã chỉ còn là quá khứ bởi đơn giản rằng nước Mỹ đã mở rộng hết những gì có thể.

Thậm chí, từ trước đó 5 năm, anh em nhà Wright đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trong lịch sử loài người. Miền Tây hoang dã, mảnh đất hào hùng của khói súng và những chàng cao bồi một mình trên lưng ngựa rong ruổi khắp nơi khi đó đã chỉ còn là những giai thoại được truyền lại từ quá khứ. Vậy thì lí do gì lại khiến Rockstar San Diego chọn mốc thời gian này để xây dựng tác phẩm của mình?

Theo lời giải thích của giáo sư Philip Deloria của trường đại học Michigan, công cuộc mở rộng đất đai và xây dựng nông trại để định cư đã có từ năm 1862. Thế nhưng, cho tới tận cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ở miền Tây vẫn còn những người sống như thời đại trước đó 40 năm. Sự văn minh và hiện đại chưa chạm hết được tới các hang cùng ngõ hẻm của vùng đất này.
Thời kì nhiều biến động nhất của miền Tây tại bang Colorado đã chấm dứt từ năm 1882. Thế nhưng, trong 3 thập kỷ sau đó, tại nước Mỹ vẫn còn những nơi chưa hòa nhập vào một thế giới hiện đại và vẫn đang sống hoài niệm về một thời kì khó quên của những chàng cao bồi cuối thế kỷ 19. Tác phẩm của Rockstar sẽ mô tả lại một thế giới lạ lùng còn sót lại đó đây ở hoang mạc xa xôi, nơi có những thị trấn nhỏ bé, bụi bặm và tách biệt với thế giới bên ngoài. Một chút hoang sơ còn sót lại đó sẽ tạo cho game có một phong vị khác hẳn nhưng tác phẩm cao bồi trước đây.

Ngày nay, chủ đề cao bồi đang mất dần chỗ đứng trong thị hiếu của mọi người. Vì thế, tác phẩm Red Dead Redemption của Rockstar cũng có thể được ví như những miền đất lạc hậu, còn đang ngủ quên trong quá khứ của miền viễn Tây. Điều đó khiến cho giá trị của tác phẩm này trở nên có ý nghĩa hơn nhiều vào hoàn cảnh hiện tại. Red Dead Redemption có lẽ sẽ không phải là một tựa game có doanh thu khá khẩm. 

Thế nhưng, giá trị hoài niệm của nó lại là một điều mà mọi người phải thừa nhận.

Những tiết lộ lý thú về cao bồi

(Kienthuc.net.vn) - Trong một bài viết của tạp chí American Cowboy có nêu ra câu hỏi thú vị: “Tại sao nước Mỹ cần những chàng cao bồi?”.
Hình ảnh những chàng cao bồi anh hùng thường xuyên xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết, bộ phim đã mang lại niềm cảm hứng, sức hấp dẫn tuyệt vời cho con người suốt nhiều thế hệ.
Thuật ngữ "cowboy" xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh vào khoảng năm 1715 – 1725. Trong tiếng Anh, "cowboy" nghĩa là người chăn bò (cow = bò, boy = chàng trai). Họ là những người làm thuê chuyên trông coi bầy đàn gia súc cho các chủ trang trại. Thông thường, số lượng gia súc mà họ phải trông nom rất lớn và trải dài trên diện tích “khủng”. Cao bồi còn có ý nghĩa khác là những người anh hùng ưa phiêu lưu, khám phá, thích mạo hiểm… Với đời sống phong phú, những chàng cao bồi ở miền Tây nước Mỹ đã tạo nên một nền văn hóa đặc trưng, mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn người dân Mỹ.
Từ cao bồi trong tiếng Tây Ban Nha là "vaquero" dùng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc. Thuật ngữ này có lịch sử ra đời và tồn tại trước văn hóa cao bồi khoảng vài thế kỷ. Theo một số câu chuyện dân gian, từ "cowboy" được hình thành từ tính đặc thù công việc của những chàng trai trẻ chuyên đi chăn dắt gia súc. Công việc này đòi hỏi những người làm thuê phải có thể lực, sức khỏe tốt.
Họ luôn bị những ông chủ thúc giục, yêu cầu lùa đàn gia súc về chuồng hay bắt một con về làm thịt… Một trong những câu nói mà những ông chủ thường hay dùng đó là "Fetch that Cow, Boy!" ("Mang con bò kia lại đây nào, chàng trai!"). Cụm từ này xuất hiện từ đó.
Những chàng cao bồi thường trông nom đàn gia súc với một chú ngựa. Phương thức này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, sau đó được lan truyền đến lãnh thổ Mesoameric rồi tiếp tục lan sang nhiều vùng đất ở châu Mỹ. Kế đến, nó phát triển ở Mexico rồi lan khắp miền Bắc nước Mỹ. Theo một số tài liệu, văn hóa cao bồi ở cường quốc số 1 thế giới hình thành vào khoảng giữa thế kỷ XVII.
Những chàng cao bồi thường làm việc 20 giờ/ngày. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là đưa đàn gia súc đến những đồng cỏ xanh mướt, đến những nguồn nước để chúng thỏa thê ăn uống vào buổi sáng rồi lùa chúng về trang trại khi trời tối. Họ phải đối mặt với những mối nguy hiểm để bảo vệ đàn gia súc khi gặp kẻ thù hay thú hoang muốn ăn thịt chúng. Thỉnh thoảng, họ phải đi tìm những con đi lạc hay những con chạy nhảy khắp nơi vào buổi tối. Mặc dù công việc khá vất vả và cực nhọc, mỗi cao bồi thường chỉ kiếm được 25-40 USD/tháng.
Mũ, boot cao gót, ngựa… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cao bồi mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh, sách báo. Đôi boot cao gót là một trong những biểu tượng đặc biệt nhất. Nó vừa thể hiện người đó là một tay đua kiệt xuất vừa thể hiện phẩm chất bụi bặm, ngang tàn của đối tượng này. Thêm vào đó, chiếc mũ của họ tượng trưng cho sức mạnh và sự lao động chăm chỉ, cần cù trên các cánh đồng. Nó ra đời vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVII.
Bên cạnh tác dụng che nắng mưa, nó còn là chất xúc tác tạo nên sức hấp dẫn đầy hoang dại của các chàng cao bồi. Giá thành mỗi chiếc mũ khá đắt. Trước đây hàng trăm năm, mỗi chiếc mũ thuộc loại tốt có giá khoảng 15 USD thì đến ngày nay mỗi chàng cao bồi sẽ phải bỏ ra khoảng 400 USD để mua một chiếc mũ tốt.
Trang phục của cao bồi ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của người dân Mỹ. Họ thường mặc quần jeans ống loe. Đây là mẫu rất được các chàng cao bồi Mỹ ưa thích trong thập niên 60. Khi mặc những chiếc quần này, chúng sẽ giúp cho đôi chân của họ trông có vẻ dài hơn và mang phong cách bụi bặm, cá tính hơn. Rất nhiều người đã mê đắm phong cách thời trang đó.
Những chàng cao bồi hiện đại thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sống tự tin và không dập khuôn theo phong cách của bất kỳ ai. Đồng thời, họ là người đàn ông mang biểu tượng của sức mạnh, lòng can đảm. Chính vì vậy, văn hóa cao bồi từ xưa đến nay vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong một bài viết của tạp chí American Cowboy có nhắc đến câu hỏi “Tại sao nước Mỹ cần những chàng cao bồi?”.
Tạp chí này đưa ra lời giải thích: "Mỗi nền văn hóa cần những truyền thuyết và anh hùng khác nhau. Và hình ảnh chàng cao bồi là một trong những biểu tượng tốt nhất của nước Mỹ xét trên phương diện đó. Mọi người đều nhận thấy các chàng cao bồi làm công việc khó khăn nhưng có sức mạnh dẻo dai và sự tự do khi được rong ruổi trên các cánh đồng. Chúng ta cảm thấy tự hào về họ. Thỉnh thoảng, chúng ta còn cảm thấy ghen tỵ với cuộc sống phóng khoáng, tự do tự tại của họ. Rất nhiều cậu bé muốn trở thành cao bồi khi trường thành cũng như có rất nhiều bé gái ước mơ sau này sẽ được làm vợ của những chàng chăn bò. Mặc dù thế giới đã bước sang thiên niên kỷ mới và đất nước có những thay đổi to lớn nhưng các giá trị văn hóa mà cao bồi đem lại vẫn còn nguyên giá trị".
Do những chàng cao bồi suốt ngày rong ruổi chăn dắt gia súc trên những đồng cỏ rộng lớn nên họ khá cô đơn. Điều này được thể hiện trong nhiều ca khúc và những vần thơ buồn bã của cao bồi.
Chính vì vậy, họ đã tổ chức những cuộc so tài giữa những người trong “nghề” nhằm khích lệ tinh thần của nhau. Nhiều cuộc đua được tổ chức từ những năm 1820-1830 một cách không chín thức. Phải đến năm 1872, cuộc so tài chính thức giữa những chàng cao bồi mới được tổ chức. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, những cuộc thi này phát triển mạnh nhất và nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới cao bồi xuất hiện như Buffalo Bill Cody, Annie Oakley… Tại mỗi cuộc thi, cao bồi sẽ vượt qua các bài thi như quăng dây bắt bê, nhảy bắt nai, cưỡi ngựa không yên, cưỡi bò tót, cưỡi ngựa chạy theo mô hình cỏ ba lá…
Trong số các cuộc thi đó có lễ hội cao bồi ngoài trời lớn nhất thế giới – Stampede diễn ra ở thành phố Calgary (tỉnh Alberta, Canada) hay một số cuộc thi tương tự ở Mỹ đã thu hút đông đảo người chăn bò tham gia. Trong số đó đặc biệt nhất là lễ hội kéo dài 10 ngày và thường rơi vào tuần thứ hai và tuần thứ 3 của tháng 7 ở Calgary. Stampede hay còn gọi lễ hội rodeo (cuộc đua tài của những người chăn bò) thường tổ chức những môn thi như cưỡi ngựa, cưỡi bò điên, vật bò để trói lại, đua ngựa vòng quanh các thùng phuy, đua xe ngựa... Ngoài các môn thi trên, người ta còn tổ chức các đêm trình diễn ca nhạc, hội chợ trò chơi, triển lãm nông nghiệp và nhiều tiết mục giải trí khác. Ảnh: Chàng cao bồi trổ tài "thu phục" một chú bò trong cuộc thi Stampede.

Những cặp tình nhân làm khuynh đảo thế giới phim cao bồi

Họ là hương vị không thể thiếu trong câu chuyện hành động kịch tính, là chất xúc tác khiến người xem thăng hoa.
Đối với công chúng nước Mỹ, cao bồi viễn tây là đề tài điện ảnh chưa bao giờ hết lôi cuốn và có sức sống mãnh liệt với thời gian. Còn với khán giả Việt, có lẽ đây là thể loại được đa số phái mạnh yêu thích nhưng chưa có nhiều dịp tìm hiểu về nó.
Loạt bài viết Thế giới muôn màu trong phim cao bồi miền Tây sẽ mang đến cho độc giả những góc nhìn thú vị về loại phim đặc sắc này.
Giống như mô-tuýp mà chúng ta vẫn được thưởng thức khi xem các bộ phim về miền viễn tây hoang dã, các chàng cao bồi điển trai luôn được sánh vai cùng cô tiểu thư hay thậm chí là nữ cao bồi xinh đẹp. Họ trở thành thứ hương vị không thể thiếu trong mỗi câu chuyện hành động kịch tính, là chất xúc tác và cũng là nút thắt cho mỗi cao trào điện ảnh.
John Wayne và Claire Trevor
Cặp đôi này là diễn viên chính của bộ phim miền Tây có tên Stagecoach, được sản xuất vào năm 1939 bởi đạo diễn John Ford. Phim kể về hành trình của một nhóm người đi xe ngựa, băng qua vùng đất nguy hiểm của người da đỏ được dựa theo cuốn truyện ngắn The Stage to Lordsburg của Dudley Nichols.
Cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” trong phim “Stagecoach” do John Wayne và Claire Trevor thể hiện
Trong phim, nam chính điển trai John Wayne (1907-1979) vào vai một cao bồi có tên Ringo Kid đứng ra bảo vệ đoàn xe khỏi mối nguy hiểm bằng việc đổi mạng sống để bảo vệ nhóm người, trong đó có cô gái điếm quyến rũ có tên Dallas bị đuổi khỏi thị trấn vì luật lệ hà khắc do Claire Trevor (1910-2000) thủ vai.
Claire Trevor thủ vai một ả gái điếm xinh đẹp, bị xã hội ruồng bỏ song vẫn luôn khát khao thứ tình yêu chân thành
Mãi sau này John Wayne mới biết ông chủ của nhóm người này là Henry, thực tế là một ông chủ ngân hàng đang bỏ trốn khỏi sự truy đuổi của cảnh sát khi mớ tham ô số tiền 50.000 USD từ ngân hàng của mình. 2 nhân vật do John Wayne và Claire Trevor thủ vai sau đó đem lòng yêu nhau và đối mặt với hàng loạt nguy hiểm lẫn mâu thuẫn nội tâm giằng xé.
John Wayne được đánh giá là nam chính gạo cội trong nhiều bộ phim cao bồi miền Tây
Kết phim, John Wayne tỉnh ngộ và “tiễn” những kẻ thủ ác, tham ô xuống địa ngục hoặc tù giam, còn mình ngỏ lời cầu hôn rồi cùng Dallas “đi trốn” về trang trại của anh, nơi họ được tự do bên nhau.
Cảnh phim “Stagecoach” với sự tham gia của John Wayne và Claire Trevor:
Roy Rogers và Dale Evans
Năm 1944, Rogers (1911-1998) gặp Dale Evans (1912-2001) tại thời điểm họ cùng đóng trong bộ phim Cowboy and The Senorita. Trong khi Rogers thủ vai một thiếu niên chạy trốn khỏi bọn bắt cóc để rồi sau đó trở thành một cao bồi trứ danh, gặp gỡ và đem lòng yêu cô gái con nhà vương giả do Dale Evans thủ vai.
Cặp trai tài, gái sắc Rogers và Dale Evans hạnh phúc bên nhau tới tận cuối đời
Trước đó, nam diễn viên điển trai Roy Rogers từng có mối quan hệ tình cảm với nữ diễn viên xinh đẹp từng cùng ông đóng phim cao bồi là Lucile Ascolese hay nữ phát thanh viên Grace Arline Wilkins.
Nam tài tử Roy Rogers vốn nổi tiếng đào hoa với những người tình xinh đẹp
Cặp trai tài, gái sắc co cho riêng mình một màn cầu hôn không thể lãng mạn hơn tại sân vận động Chiacago, để rồi có chung tới 5 mặt con là Robin, Mimi, Dodie, Sandy và Debbie. Đó quả là cái kết không thể viên mãn hơn đối với một mối tình nảy nở từ dòng phim cao bồi miền Tây.
Nhan sắc “khó cưỡng” của Dale Evans
John Travolta và Debra Winger
Cùng góp mặt trong bộ phim Urban Cowboy (1980), John Travolta và Debra Winger trở thành một trong những cặp đôi đẹp nhất từng đóng chung trong thể loại phim về cao bồi miền Tây. Trong khi John Travolta vào vai “Bud” Davis thì Winger nhập thân vào Sissy.
Cặp đôi John Travolta – Debra Winger thuở mặn nồng trong Urban Cowboy
Khi Davis chuyển đến sống và làm việc tại thành phố công nghiệp Houston, chàng thanh niên nuôi hi vọng kiếm đủ tiền để khi trở về quê nhà miền Tây, Texas, có thế mua cho riêng mình một trang trại. Trong thời gian đó, Davis gặp Sissy, họ ngay lập tức rơi vào thứ tình yêu sâu đậm.
John Travolta tiếp tục có một sự nghiệp điện ảnh thành công sau này
Song bộ phim lại tập trung vào cuộc sống của chàng cao bồi Davis với cô vợ mới cưới Sissy, khi cả hai trở lại thực tại của cuộc sống công nghiệp vội vã, với những ghen tuông, đố kị đời thường.
Trong khi Debra Winger gặp khó khăn trên con đường tìm lại vinh quang xưa, mặc dù nữ diễn viên sở hữu vẻ ngoài vô cùng gợi cảm
Kết thúc phim, cặp vợ chồng quay lại với nhau sau bao nhiêu thử thách và họ nhận ra rằng, tình yêu đích thực sẽ giúp họ tìm về đúng với con đường hạnh phúc.
Cảnh phim lãng mạn và tình tứ của “Urban Cowboy”:
Denzel Washington và Haley Bennet
Dù không phải cặp “trời sinh” ngoài đời thực, khi mới đây Haley Bennet từng công khai tình cảm với người đồng nghiệp Ryan Eggold, song nữ diễn viên người Mỹ cũng từng được cho là bạn tình thú vị với nam tài tử gạo cội Denzel Washington khi cả hai cùng quay bộ phim The Seven Magnificent (2016).
Cặp đôi Denzel Washington và Haley Bennet “suýt” chút nữa trở thành cố nhân của nhau trong The Seven Magnificent (2016)
Trong phim, người đàn bà đẹp Haley Bennet vào vai Emma Cullen, một góa phụ có chồng bị tay tư bản tàn độc Bogue giết hại, để rồi sau này trở thành một nữ tay súng bất đắc dĩ.
Denzel Washington là diễn viên da màu người Mỹ không còn xa lạ với khán giả Việt
Quá trình tìm lại công lý cho người chồng đã khuất, Emma gặp gỡ thợ săn tiền thưởng Sam Chisolm do Denzel Washington thủ vai. Cặp “rổ rá cạp lại” ngay lập tức trở thành cú hích tình cảm hiếm hoi của bộ phim vốn đặc tả về 7 nhân vật nam chính thuộc tuýp cao bồi miền Tây phiêu lưu.
Vẻ quyến rũ chết người của bóng hồng Haley Bennet
Sinh năm 1988, kém người bạn diễn Washington tới 34 tuổi, song dường như tuổi tác không hề làm ảnh hưởng tới khả năng diễn xuất tình tứ của 2 người. Từng có thời điểm, khán giả mong chờ hơn bao giờ hết cuộc “thành duyên” của hai nhân vật này. Song dường như đạo diễn Antonie Fuqua chỉ chú tâm tới phần kịch bản đặc tả dân cao bồi của mình.
Khi nói về thể loại phim miền Tây, sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến những màn đấu súng rực lửa giữa các cao bồi thiện xạ. Mời độc giả đón xem kỳ 3: Những cảnh đấu súng kinh điển trong các bộ phim về cao bồi miền Tây vào sáng mai, Chủ nhật ngày 6/11!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét