Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 105 (Ranh giới Vũ Trụ)

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                    
 
Hành trình tới ranh giới của vũ trụ - Phần1 + 2

Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết

Hieu.D , Theo Trí Thức Trẻ 10 tháng trước

Vũ trụ quả là một nơi chứa đựng bao điều bí ẩn!

Hầu hết chúng ta đều khám phá vũ trụ thông qua phim ảnh hoặc các tài liệu của NASA, SpaceX. Có thể nói đây là ranh giới mà cả nhân loại đang từng ngày khám phá từng chút một, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang ngày đêm nghiên cứu về nó.
Dưới đây là 15 sự thật ngỡ ngàng về vũ trụ mà không phải ai cũng biết
#1 NASA đã ghi lại được các “âm thanh” kỳ lạ từ bên ngoài không gian
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 1.
Tàu không gian Kepler đã thu được dữ liệu dưới dạng ánh sáng từ ngoài không gian, sau đó chuyển chúng sang định dạng âm thanh. Cụ thể, NASA đã sử dụng công nghệ để thu dữ liệu từ sóng radio, plasma và từ trường, sau đó chuyển chúng thành dạng âm thanh để nghe xem, liệu có gì đang xảy ra ngoài không gian.
Âm thanh này khi nghe gần giống với tiếng hét của xe cứu thương hoặc tiếp “bíp” nhỏ phát ra từ tàu của người ngoài hành tinh vậy!
#2 Hoàng hôn trên Sao Hỏa có màu xanh
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 2.
Các chuyên gia đã NASA đã chụp được bức ảnh này tại Sao Hỏa vào năm 2015. Tại đây, hoàng hôn có màu xanh da trời chứ không phải đỏ hay ám vàng như trên Trái Đất.
Lý do bởi các hạt bụi mịn trong bầu khí quyển của Sao Hỏa cho phép ánh sáng xanh đi qua dễ dàng hơn các ánh sáng khác có bước sóng dài hơn, như vàng, cam, đỏ.
#3 Chi phí chuyển đồ ra ngoài vũ trụ là siêu siêu đắt đỏ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 3.
Chuyên gia và kỹ sư trạm không gian Ravi Margasahayam đã chia sẻ, mỗi một pound kiện hàng (khoảng 0,45 kg) sẽ tốn khoảng 10.000 USD để “ship” lên không gian. Mức giá này còn cao hơn với SpaceX của Elon Musk với 27.000 USD và tàu Cygnus với 43.180 USD.
Nếu tính cụ thể, một chai nước 500ml sẽ có giá từ 9.000 USD (khoảng 200 triệu đồng), hoặc một quả chanh sẽ có giá khoảng 2.000 USD.
#4 Ngoài không gian có rất nhiều rác
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 4.
Ngoài không gian có không ít rác thải của con người, hầu hết chúng đều có nguồn gốc từ các bộ phận tên lửa bỏ đi trong quá trình phóng hoặc các vệ tinh bị hỏng hóc. Những vật thể này bay quanh quỹ đạo Trái Đất với vận tốc hơn 28.000 km/h, nghĩa là gấp 10 lần tốc độ đạn bay.
Rác thải vũ trụ rất nguy hiểm, bởi chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dây chuyển, tạo nên một đám bụi mờ xung quanh Trái Đất khiên cho việc du hành vũ trụ đặc biệt nguy hiểm. Điều này cũng đã được tái hiện lại thông qua bộ phim “Gravity” được ra mắt vào năm 2013.
#5 Dấu chân của các nhà thám hiểm vũ trụ có thể in hằn trên Mặt Trăng tới 100 triệu năm
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 5.
Bề mặt đá của Mặt Trăng đang bị xói mòn với tốc độ khoảng 1mm mỗi 1 triệu năm. Điều này có nghĩa, dấu chân của các phi hành gia lần đầu tiên đặt lên Mặt Trăng vào năm 1969, sẽ có thể vẫn còn dấu vết sau 10 - 100 triệu năm sau.
#6 Bên ngoài không gian thường “khá lạnh”, nhưng đôi khi lại rất nóng
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 6.
Tại những nơi tối tăm nhất vũ trụ, nhiệt độ có thể hạ tới gần âm 235 độ C. Nhưng nếu bạn đang di chuyển gần Trái Đất với ánh nắng chói chang, nhiệt độ lúc này có thể lên tới 120 độ C. Đây cũng là lý do các phi hành gia phải mặc bộ đồ bảo hộ có màu trắng để phải lại ánh sáng.
#7 Một năm trên Sao Kim dài hơn một ngày
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 7.
Sao Kim có tốc độ quay quanh trục quá chậm, nếu so với Trái Đất. Cụ thể, ngôi sao lạ lùng này mất tới 243 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quay quanh trục của chính mình. Tuy nhiên nó lại chỉ cần có 225 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Bởi vậy mà thời gian một năm của Sao Kim lại có thời gian ngắn hơn cả một ngày!
#8 Trạm không gian có kích cỡ chỉ bằng một sân bóng đá Mỹ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 8.
Trạm Không gian Quốc tế ISS có chiều dài 108m, ít hơn khoảng 1m so với một sân bóng đá Mỹ. Cả trạm có khối lượng gần 420 tấn. Đây được coi là công trình lớn nhất của con người từng xây dựng được đưa ra ngoài không gian.
Trạm ISS cũng từng đón 230 người từ 18 quốc gia khác nhau tới để phục vụ cho nghiên cứu và làm các nhiệm vụ liên quan.
#9 Bạn sẽ tồn tại được khoảng 15 giây ngoài vũ trụ nếu không mặc đồ bảo hộ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 9.
Ngoài không gian, chúng ta sẽ tử vong chỉ sau vài giây. Lý do bởi không hề có áp suất, giãn nở không khí. Điều này có nghĩa, khi không mặc bộ đồ bảo hộ, không khí bên trong phổi của bạn sẽ giãn nở liên tục và xé qua các mô trong cơ thể. Lượng ôxy trong máu sẽ bị tiêu hao nhanh chóng và bạn sẽ không còn ôxy chỉ sau 15 giây.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị sôi máu, nổ mao mạch, mất kiểm soát ruột và đầy hơi. Nghe có vẻ không vui lắm nhỉ...
#10 Ngoài không gian cũng có luật pháp (dành cho con người)
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 10.
Không gian vũ trụ có thể là một nơi không thuộc chủ quyền của bất cứ ai, thế nhưng con người vẫn cần đặt ra một số luật lệ nhất định để đảm bảo an toàn cho cả nhân loại.
Cụ thể, Văn phong Liên Hiệp Quốc về Không gian đã phê duyệt một đạo luật đặc biệt, đảm bảo rằng không gian ngoài Trái Đất sẽ không trở thành một khu vực chiến tranh hoặc bãi thử nghiệm hạt nhân.
#11 Không gian vũ trụ không hề trống rỗng
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 11.
Ngoài các hành tinh, ngôi sao, thiên thạch, bạn sẽ nghĩ rằng không gian xung quanh sẽ hoàn toàn trống rỗng. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không đúng. Không gian vũ trụ còn bao gồm các đám mây bụi giữa các vì sao, plasma và tia vũ trụ.
#12 Lý do vì sao vũ trụ lại có màu đen
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 12.
Khi nhìn lên bầu trời, nhiều người sẽ tự hỏi, vì sao khoảng không gian ngoài Trái Đất lại có màu đen? Hóa ra câu trả lời lại đơn giản hơn bạn nghĩ.
Cụ thể, hiện tượng này còn được gọi là “nghịch lý Olbers”, đặt theo tên nhà thiên văn học người Đức Heinrich Wilhelm Olbers. Năm 1823, ông đã công bố, nếu vũ trụ là vô hạn, có muôn vàn các ngôi sao, phi thời gian và ở dạng “tĩnh” thì chúng ta sẽ nhìn thấy các hành tinh ở khắp mọi nơi. Điều này cũng tương tự như khi đứng trong một rừng cây, bạn nhìn quanh mình nhưng sẽ không có khoảng trống mà chỉ thấy cây cối mà thôi.
Tuy nhiên, Edwin Hubble sau đó đã khám phá ra rằng vũ trụ đang mở rộng, không hề ở dạng tĩnh, bức xạ nhiệt còn sót lại từ vụ nổ Big Bang cho biết vũ trụ đã có 13,8 tỷ năm tuổi. Chúng ta thấy màu đen và không thấy các ngôi sao ở mọi nơi là bởi, chúng ở quá xa chúng ta và tới giờ ánh sáng của chúng vẫn chưa đi đến được Trái Đất.
#13 Khối lượng của Mặt Trời chiếm 99,8% Hệ Mặt Trời
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 13.
Mặt trời có khối lượng 1.989 × 10 30 kg, chiếm 99,8% Hệ Mặt Trời. Nếu so sánh, Trái Đất chúng ta chỉ như một hạt bụi nhỏ!
#14 Trung tâm Dải Ngân Hà Milky Way có hàng chục ngàn hố đen
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 14.
Theo một nghiên cứu mới đây, có tới hàng chục ngàn hố đen tại trung tâm của Dải Ngân Hà Milky Way. Hố đen thực chất rất khó để phát hiện, bởi ánh sáng không thể thoát ra khỏi hố đen. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra chúng bằng cách sử dụng tia X.
#15 Có hơn 1 triệu tỷ tỷ (1.000.000.000.000.000.000.000.000) ngôi sao trên toàn vũ trụ
Có hơn 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trong vũ trụ và 14 sự thật ngỡ ngàng không phải ai cũng biết - Ảnh 15.
Sau 9 năm quan sát, đài thiên văn Hubble đã phát hiện ra khoảng 10.000 thiên hà tại những vùng tối tăm nhất, sâu nhất vũ trụ.
Milky Way của chúng ta có khoảng 100 tỷ ngôi sao, nếu nhân con số này lên thì sẽ có khoảng 1 triệu tỷ tỷ ngôi sao trên toàn vũ trụ. Thậm chí con số này vẫn còn quá nhỏ, bởi chúng ta sẽ còn phát hiện thêm nhiều ngân hà nữa nếu công nghệ trong tương lai phát triển hơn!
Tham khảo Business Insider

“LỖ” VŨ TRỤ KHỔNG LỒ CÓ THỂ LÀ RANH GIỚI CỦA VŨ TRỤ CHÚNG TA VÀ MỘT VŨ TRỤ KHÁC Ở BÊN NGOÀI

1536480_725721927447074_1812243060_n Bước ra khỏi thế giới này, du hành đến chòm sao Eridanus trải dài 6 tỉ – 10 tỉ năm ánh sáng và chúng sẽ đi vào một không gian vũ trụ khổng lồ chứa đầy “hư vô”.
Một lỗ vũ trụ trong không gian trải dài 1 tỷ năm ánh sáng đã khiến các nhà khoa học bối rối khi nó được phát hiện vào năm 2007, và sau đó một lỗ vụ trụ khác trải dài 3,5 tỷ năm ánh sáng được phát hiện vào năm 2009. Người ta không thể sử dụng những kiến thức về vũ trụ cũng như kiến thức về sự biến đổi trong vũ trụ hiện nay để giải thích chúng.
Người ta nói rằng những lỗ vũ trụ nhỏ hơn đã được hình thành bởi tác động kéo của lực hấp dẫn sau vụ nổ Big Bang. Nhưng khoảng trống có kích thước như thế này không thể được hình thành trong khoảng thời gian sau vụ nổ Big Bang, bởi vì chúng cần có nhiều thời gian hơn để hình thành.
Vậy thì chúng là cái gì?
Giải thích đặc tính và cách xác định các lỗ vũ trụ này từ một bài báo trên New Scientist: Chúng không chứa các thiên hà cũng không chứa các đám bụi sao, và khi lập bản đồ sóng hạ âm, người ta phát hiện thấy rằng Eridanus là khoảng không lạnh lẽo, điều đó có nghĩa là nó thiếu vật chất tối.
Laura Mersini – Houghton, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina, nói với New Scientist lý thuyết của cô: “Vũ trụ học chuẩn mực không thể giải thích một lỗ vũ trụ khổng lồ như vậy. Đây là dấu ấn không thể nhầm lẫn của một vũ trụ khác nằm ngoài rìa vũ trụ của chúng ta.”
Các nhà thiên văn học đưa ra nhiều giả thuyết về các lỗ vũ trụ này, nhưng đều không đạt được một kết luận thống nhất nào cả. Đó vẫn còn là một bí ẩn.
Trong khi đó, Núi Tu Di và những ngọn núi thần bí khác được thảo luận trong Phật giáo đôi khi tiết lộ rằng cấu trúc thực sự của vũ trụ là những vật chất mà không thể dễ dàng để con người xác định được, và do đó con người chỉ có thể xem nó như là một lỗ trống, một khoảng không.
Trí huệ cổ xưa đã tạo nên cuộc tranh luận quan trọng trước đó.
Tham khảo về các con số tính kích thước trong không gian
Vũ trụ được biết được ước tính là khoảng 93,5 tỷ năm ánh sáng, có nghĩa là lỗ vũ trụ kéo dài 3,5 tỷ năm ánh sáng chiếm khoảng 3% của vũ trụ.
Một năm ánh sáng tương đương với khoảng 6 nghìn tỷ dặm. Đây là công cụ hình ảnh tiện dụng được phát triển bởi PageTutor.com nhằm đặt số 1 nghìn tỷ trở thành kích thước chuẩn khi nói đến các khoảng cách, kích thước trong không gian.
Tác giả: Tara MacIsaac
Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/n3/466683-how-a-massive-hole-in-space-3-5-billion-light-years-across-could-change-view-of-universe/

Vũ trụ như hình quả bóng và có giới hạn

2014-10-15 17:34:12     cri
Các nhà khoa học từng nhiều lần suy đoán hình dáng của vũ trụ, và từng biết bao lần tự đặt ra câu hỏi, liệu vũ trụ có giới hạn hay không. Tạp chí "Khoa học Tự nhiên" từng cho biết, có nhà khoa học nêu rõ, vũ trụ chắc có hình dáng như quả bóng đá và chắc chắn có giới hạn. Qua quan sát và kiểm tra hiện tượng bức xạ do hoạt động nổ vũ trụ để lại, vị nhà khoa học này phát hiện, số liệu liên quan mà các nhà khoa học đã nắm được hiện nay trái ngược với quan điểm về vũ trụ rộng mênh mông và vô bờ bến. Trước đây, cũng có nhà khoa học từng có sự miêu tả tương tự như vậy, số liệu theo dõi và kiểm tra được hiện nay hoàn toàn phù hợp với hình dáng này. Sau khi nhân loại tiến hành nghiên cứu trong gần 2000 năm, nhà khoa học này nói, kết quả quan trắc gần đây đã bức xúc đòi hỏi đưa ra kết luận liệu vũ trụ có giới hạn hay không.
Trên vũ trụ rộng mênh mông vô bờ bến có chứa các loại vật chất vô kể, những vật chất đó chắc chắn cần có một vũ trụ có giới hạn và bịt kín.
Các nhà khoa học triển khai dự án nghiên cứu này cho biết, vũ trụ là vật thể gồm 12 mặt, gần giống như quả bóng đá. Nếu như máy bay xuất phát từ bất cứ một trong 12 mặt đó và đi thẳng về phía trước, thì chúng ta sẽ thấy rút cuộc lại quay trở về điểm xuất phát, dĩ nhiên quá trình này sẽ diễn ra trong thời gian rất dài. Nếu lý luận này chính xác, đường đi của ánh sáng cũng giống như đường đi của máy bay. Các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh của một thiên thể. Điều này lại khiến người ta nuôi ước mơ chắp cánh du hành vũ trụ.
Nhà khoa học này tràn đầy lòng tin đối với mô hình topology, bởi vì nó đã có được nhiều cơ sở từ dữ liệu. Nếu dữ liệu của mô hình này cho thấy vũ trụ có giới hạn, được bao bọc kín, thì bên ngoài vũ trụ là gì? Nhân viên nghiên cứu giải thích rằng, vũ trụ là có hạn, nhưng không có ranh giới. Điều này có nghĩa là không tồn tại cách nói bên ngoài vũ trụ, nếu như có bên ngoài vũ trụ thì đó cũng chẳng qua là sự tưởng tượng của con người mà thôi, còn các nhà thiên văn học sẽ mãi mãi không thể trông thấy hình ảnh ở bên ngoài vũ trụ.

Tại sao trời lại tối vào ban đêm?

Vì sao ban đêm trời lại tối? Có thể bạn nghĩ câu trả lời rất hiển nhiên là do mặt trời lặn đi. Tuy nhiên, đáp án không phải vậy.
 
Nguyên nhân duy nhất là để trời sáng vào ban ngày là do ánh sáng tản ra trong bầu khí quyển. Nếu chúng ta không có bầu khí quyển, ví dụ như trên Mặt trăng, trời vẫn tối dù Mặt trời đang chiếu sáng. Vậy hãy đổi câu hỏi thành: Vì sao vũ trụ lại tối?
Rõ ràng là vũ trụ có rất nhiều ngôi sao, vô số ngôi sao sáng không kém gì Mặt trời. Trong một vũ trụ vô biên, nếu bạn nhìn đủ xa theo bất kỳ hướng nào, bạn sẽ thấy một ngôi sao hoặc một dải ngân hà. Vì thế, theo lý thuyết, bầu trời sẽ sáng như Mặt trời cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Liệu có tồn tại một giới hạn nào đó, mà vượt qua nó các ngôi sao và dải ngân hà sẽ biến mất? Một giới hạn giữa "cái gì đó" và "không có gì", một "ranh giới" của vũ trụ? Không hẳn như vậy. Chúng ta có tất cả bằng chứng cho thấy vũ trụ dường như vô hạn. Dẫu vậy, bản thân vũ trụ có một giới hạn, không phải trong không gian mà trong thời gian.
Như chúng ta biết, vũ trụ có một điểm bắt đầu, ít nhất là thời điểm cách đây khoảng 13,7 tỉ năm, khi vũ trụ cực nhỏ và xoắn lại với nhau đến nỗi quy ước về không gian và thời gian không còn đúng. Nó giống như vũ trụ là một cơn sấm chớp khổng lồ và chúng ta trên Trái đất vẫn đang đợi nghe tiếng sấm bắt đầu từ xa.
Vì một khoảng thời gian hữu hạn đã trôi qua kể từ "điểm bắt đầu" này, một số ngôi sao ở quá xa chúng ta, xa đến mức ánh sáng của chúng chưa chiếu tới Trái đất. Cũng vì ánh sáng cần thời gian để di chuyển trong vũ trụ, khi chúng ta soi kính thiên văn vào một phần ở rất xa của vũ trụ, thực ra chúng ta đang nhìn thấy phần đó khi ánh sáng được phát tỏa. Vậy nên khi chúng ta nhìn vào ánh sáng 13,5 tỉ năm trước, chúng ta không thấy ngôi sao nào, không phải chỉ vì ánh sáng chưa kịp chuyển tới, mà còn vì chúng ta đang nhìn vào vũ trụ trước khi bắt đầu, trước khi ngôi sao đầu tiên hình thành. Điều này có vẻ là một lí do tương đối hợp lý cho việc tại sao sao chúng ta nhìn thấy trời tối, nhưng sự thực không phải vậy.
Tất nhiên, chúng ta có thể tìm ra những điểm trên bầu trời không xuất hiện ngôi sao nào, bằng cách nhìn vượt qua những ngôi sao mới và  nhìn ngược về quá khứ. Tuy vậy, khi chúng ta soi kính thiên văn qua những ngôi sao mới, chúng ta vẫn nhìn thấy ánh sáng, không phải từ các ngôi sao, mà là ánh sáng phát ra từ vụ nổ Big bang. Chúng ta nhận được các bức xạ vũ trụ này từ gần như tất cả các hướng, tạo nên một lớp nền ánh sáng trùm lên các ngôi sao.
Như vậy, có lẽ vũ trụ thực tế không hề tối. Nhưng tại sao nó trông tối? Đây là một manh mối cho câu trả lời: khi kính thiên văn Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ chụp bức ảnh của những ngôi sao ở xa, để có những bức ảnh tuyệt đẹp như thế này, người ta sử dụng máy ảnh hồng ngoại.
Vì sao lại như vậy? Các ngôi sao và thiên hà ở xa đang di chuyển ngày càng xa chúng ta, vũ trụ đang giãn nở. Giống như giọng của chúng ta trở nên trầm hơn khi băng ghi âm chạy chậm lại, hiệu ứng doppler làm cho những ngôi sao di chuyển xa khỏi chúng ta trở nên đỏ hơn. Ngôi sao ở càng xa thì càng di chuyển nhanh và càng trở nên đỏ, cho tới khi chúng trở thành ... hồng ngoại. Và chúng ta không thể nhìn thấy chúng, ít nhất là bằng mắt thường. Và đó là lí do tại sao bầu trời dường như tối vào ban đêm.
Tóm lại, nếu u chúng ta sống trong một vũ trụ vô hạn, không thay đổi, bầu trời sẽ sáng như Mặt trời. Tuy nhiên, thực tế trời trông tối vào ban đêm vì vũ trụ có một điểm bắt đầu, nên không phải hướng nào cũng có một ngôi sao chiếu sáng; và quan trọng hơn vì ánh sáng từ những ngôi sao ở xa (và cả những bức xạ ở xa hơn nữa) bị chuyển màu đỏ cho tới khi chúng trở thành tia hồng ngoại và chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
Tuấn Anh(Theo Minute Physics)

Sao chổi - bí ẩn của vũ trụ

Enternews.vn Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.

Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.
Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.
Sao chổi là gì?
Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ. Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.
Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó.
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được phát hiện quay trở lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ quay trở lại trái đất trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.
Sao chổi bắt nguồn từ đâu?
Nghiên cứu của Cơ quan hàng không châu Âu cho rằng, sao chổi bắt nguồn từ đám mây Oort bên ngoài hệ mặt trời và là ranh giới giữa hệ mặt trời với các hệ hành tinh khác. Sao chổi chứa đựng các vật chất của thời kỳ khai sinh hệ mặt trời, do vậy chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học để trả lời câu hỏi về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ.
Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elip rất dẹt, phân bố ngẫu nhiên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là do khi đi qua mặt trời (quỹ đạo hình elip của sao chổi có tâm là mặt trời), băng của sao chổi tan chảy tạo thành chiếc đuôi, nhưng cũng vì những chuyến ghé thăm rất gần mặt trời đó mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.
Mỹ đã phóng tàu vũ trụ Deep Impact vào sao
chổi Temple 1 để nghiên cứu nhân của nó. Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hy vọng sẽ có được những thông tin về hệ mặt trời của chúng ta với cấu tạo hóa học đầu tiên của sự sống.
Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Nó gồm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn đậm đặc, ánh sáng tỏa xung quanh là các sợi chổi. Lõi kết hợp với sợi tạo thành đầu chổi, còn đuôi không phải có ngay từ lúc hình thành sao chổi mà có được khi nó đi ngang qua mặt trời. Những cơn gió mặt trời đã thổi bạt các phân tử của sao chổi và tạo thành chiếc đuôi rực sáng phía sau. Có chiếc đuôi của sao chổi kéo dài hàng triệu km.
Ngay từ thế kỷ 18, Isaac Newton đã cho rằng sao chổi là vật thể đang giúp ích cho sự tồn tại của trái đất, nó cung cấp độ ẩm cho trái đất - điều kiện để duy trì sự sống của muôn loài. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về hiện tượng vũ trụ hấp dẫn và đầy bí ẩn còn chưa được khám phá.
Khoa học hiện đại và sao chổi
Hàng loạt các chuyến thám hiểm để tìm hiểu về thiên thể này đã được thực hiện. Các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nga, Mỹ hay châu Âu đã vào cuộc, nhưng sao chổi vẫn là một bí mật với con người. Năm 2001, tàu Deep Space 1 của Mỹ đã bay qua hạt nhân của sao chổi Borrelly để tìm hiểu về cấu trúc của nó, hay tàu Stardust đã được phóng vào sao chổi Wild 2 để thu thập các hạt bụi để phục vụ nghiên cứu. Dự kiến năm 2014, tàu Rosseta sẽ đưa hẳn một trạm nghiên cứu lên bề mặt sao chổi Churyumov-Gerasimenko.
Không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh trên bầu trời mà còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Ở bất kỳ một hành tinh nào, sao chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....
Theo các nhà khoa học, hằng ngày, trái đất phải hứng chịu hàng chục các mảnh thiên thạch nhỏ hay bụi từ vũ trụ, nhưng chỉ có những mảnh thiên thạch lớn như sao chổi mới nguy hiểm đối với trái đất của chúng ta. Tuy nhiên, các nhà khoa học luôn tính toán để trái đất tránh xa những vụ va chạm như vậy. Một tên lửa đẩy có mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá vỡ hoặc làm chệch quỹ đạo bay của sao chổi.
Ông K.Harpher, thuộc NASA cho biết, mặc dù được cấu tạo từ carbonic, metan, nước đóng băng, các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó. Hạt nhân sao chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh, nhờ thế nó bốc hơi các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km, tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng mặt trời mà khi ta nhìn từ trái đất sẽ thấy nó là một vết sáng giống hình cái chổi. Một điều gây ngạc nhiên nữa cho giới khoa học là thiên thể này còn phát ra tia X, đó là do sự tương tác giữa gió mặt trời và sao chổi.
Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đáp.

Vũ trụ có phải là hình ba chiều không? Có thể! Trick toán học này cho thấy làm thế nào

Vải trong không gian và thời gian thường được các nhà vật lý tin rằng sẽ xuất hiện, được khâu ra khỏi dây lượng tử theo một mô hình chưa biết. Và trong 22 năm, họ đã có một mô hình đồ chơi về cách tương lai của không gian thời gian có thể hoạt động: một "vũ trụ trong chai" lý thuyết, như nhà thám hiểm Juan Maldacena đã mô tả về nó. Truyện trong toán học và vật lý và khoa học đời sống. 19659006] Thời gian không gian lấp đầy khu vực bên trong chai – một sự liên tục uốn cong và làm chệch hướng, tạo ra lực gọi là trọng lực – ánh xạ chính xác đến một mạng lưới các hạt lượng tử sống trên bề mặt cứng, không trọng lượng của chai. Các dự án "vũ trụ" bên trong từ hệ thống ranh giới chiều thấp hơn như một hình ba chiều. Phát hiện về hình ba chiều này của Maldives đã cho các nhà vật lý một ví dụ hoạt động về một thuyết hấp dẫn lượng tử.
Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là vũ trụ đồ chơi cho thấy thời gian và lực hấp dẫn xuất hiện trong vũ trụ của chúng ta như thế nào. Nội thất của chai là một nơi Escheresque năng động được gọi là anti-de Sitter (AdS), được uốn cong âm tính như một cái yên ngựa. Các hướng khác nhau trên đường cong yên theo những cách ngược lại, với một hướng cong lên và hướng còn lại uốn cong xuống. Các đường cong có xu hướng thẳng đứng khi bạn di chuyển ra khỏi trung tâm, tạo cho không gian AdS ranh giới bên ngoài của nó ̵
1; một bề mặt nơi các hạt lượng tử có thể tương tác để tạo ra vũ trụ ba chiều bên trong. Trên thực tế, chúng ta sống trong một không gian "de Sitter (dS)" được uốn cong tích cực giống như bề mặt của một quả cầu mở rộng không có ranh giới. . "Ranh giới" duy nhất trong vũ trụ của chúng ta là tương lai vô tận. Nhưng khó khăn về khái niệm của việc chiếu một hình ba chiều từ các hạt lượng tử sống trong tương lai vô hạn đã có những nỗ lực kìm hãm lâu dài để mô tả hình ba chiều trong không gian thực.
Tuy nhiên, trong năm qua, ba nhà vật lý đã đạt được tiến bộ về hình ba chiều của Không gian Sitter. Giống như sự tương ứng của AdS / CFT, chúng cũng là một mô hình đồ chơi, nhưng một số nguyên tắc xây dựng của nó có thể mở rộng sang hình ba chiều không gian thực tế hơn. Có "bằng chứng trêu ngươi", ông Xi Dong tại Đại học California, Santa Barbara, người đứng đầu nghiên cứu, cho rằng mô hình mới này là một phần của "khuôn khổ thống nhất cho lực hấp dẫn lượng tử trong Sitter [space]."
Dong và đồng tác giả Eva Silverstein từ Đại học Stanford và Gonzalo Torroba từ Trung tâm nguyên tử Bariloche ở Argentina đã tạo ra một hình ba chiều của không gian DS bằng cách lấy hai vũ trụ AdS, cắt chúng, quấn chúng và dán các ranh giới của chúng lại với nhau.
Giao lộ là cần thiết để đối phó với vô cực có vấn đề: thực tế là ranh giới của không gian AdS nằm cách xa trung tâm vô cùng. (Hình ảnh một chùm ánh sáng kéo dài một khoảng cách vô hạn vào đường cong của yên xe để đến rìa.) Đồng và các đồng tác giả đã tạo không gian AdS hữu hạn bằng cách cắt vùng không gian trong bán kính lớn. Điều này tạo ra cái gọi là "Randall-Sundrum Neck", sau khi các nhà vật lý Lisa Randall và Raman Sundrum, người nghĩ ra mánh khóe. Không gian này vẫn xấp xỉ một CFT sống trên ranh giới của nó, nhưng ranh giới hiện chỉ là một khoảng cách giới hạn.
Sau đó, Dong và các đồng tác giả đã thêm các thành phần từ lý thuyết dây vào hai trong số những chiếc cổ Randall-Sundrum lý thuyết này để kích thích chúng và mang lại cho chúng độ cong tích cực. Thủ tục này, được gọi là "nâng cao", đã tạo ra hai không gian AdS hình yên ngựa trong các không gian hình bát quái. Các nhà vật lý sau đó có thể làm cho nó rõ ràng: "dán" hai cái bát lại với nhau dọc theo vành của chúng. Các CFT mô tả cả hai hình bán nguyệt được kết nối với nhau, tạo thành một hệ lượng tử duy nhất gấp đôi hình ba chiều cho toàn bộ hình cầu của không gian Sitter.
"Thời gian không gian kết quả không có giới hạn, nhưng trong xây dựng, nó gấp đôi hai CFT, Sade Dong. Bởi vì đường xích đạo của phòng Sitter, nơi hai đơn vị CFT sống, chính nó là không gian de Sitter, thiết kế được gọi là "Sự tương ứng dS / DS."
Silverstein đã đề xuất ý tưởng cơ bản này với ba đồng tác giả vào năm 2004, nhưng các công cụ lý thuyết mới đã giúp cô, Dong và Torroba nghiên cứu hình ba chiều dS / dS chi tiết hơn và cho thấy rằng phù hợp với kiểm tra tác động chính Trong một bài báo xuất bản vào mùa hè năm ngoái, họ đã tính toán entropy entropy – thước đo lượng thông tin được lưu trữ trong các CFT được liên kết sống trên đường xích đạo – khớp với thông tin entropy đã biết cho vùng hình cầu tương ứng trong Sitter Space. 19659006] Họ và các nhà nghiên cứu khác khám phá thêm hình ba chiều Sitter bằng các công cụ từ khoa học máy tính, như tôi đã mô tả trong một bài báo được xuất bản gần đây [1945905Sửalỗilượngtửcóthểlàcáchcấutrúcmớinổicủakhônggianđạtđượcsựmạnhmẽcủanómặcdùnóđượcdệttừcáchạtlượngtửmỏngmanh
Dong, một thành viên trong nhóm phát hiện ra mối quan hệ giữa AdS / CFT và sửa lỗi lượng tử, nói: "Tôi nghĩ rằng hình ba chiều Sitter cũng hoạt động như một mã sửa lỗi lượng tử và tôi rất muốn hiểu làm thế nào." Có rất ít hy vọng cho bằng chứng thực nghiệm xác minh rằng quan điểm mới này về thời gian Sitter Space là chính xác, nhưng theo Dong, "bạn biết theo bản năng rằng bạn đang đi đúng hướng nếu các mảnh bắt đầu khớp với nhau." . Ông nói rằng còn quá sớm để nói về những hiểu biết về cách thời gian không gian được dệt và sự thất bại lượng tử trong không gian AdS sẽ được chuyển sang mô hình de Sitter như thế nào. "Nhưng có một con đường – một việc phải làm", Hayden nói. "Bạn có thể hình thành các câu hỏi toán học cụ thể. Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều điều sẽ xảy ra trong vài năm tới." bằng cách bao gồm các phát triển và xu hướng nghiên cứu trong toán học và vật lý và khoa học đời sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét