Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

CHÚA LỘNG HỒN QUỈ 5

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI LA MÃ - 06

NÚI TỘI ÁC THỨ BA CỦA CÔNG GIÁO:
Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo (The Inquisition)
Trong thiên niên kỷ thứ nhất của giáo hội Công giáo, sự giết chóc những người lạc đạo tương đối hiếm. Năm 385 tại Trier, Đức quốc, các giám mục lên án tử hình Priscillian và những người theo Priscillian vì tội nghi ngờ thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi và sự sống lại của Giê-su (Bishops put to death Priscillian and his followers for doubting the Trinity and the Resurrection). Năm 415, tại Alexandria, Nữ khoa học gia danh tiếng Hypatia, giám đốc thư viện Alexandria, bị các linh mục và các đệ tử của thánh Cyril đánh chết vì những tư tưởng khoa học của Hypatia không phù hợp với Thánh Kinh, tương tự như trường hợp của giáo hội Công giáo đối với Galilei sau này. Tại Constantinople vào khoảng năm 550, Hoàng đế Công giáo Justinian giết rất nhiều người vì không theo đúng giáo lý Công giáo để áp đặt giáo lý chính thống Công giáo trên quần chúng.
Sang thiên niên kỷ thứ hai, Hoàng đế Công giáo Robert the Pious thiêu sống 13 người “lạc đạo” ở Orleans năm 1022. Năm 1051, trong cộng đồng Công giáo ở Goslar, Đức quốc, một số người vì một niềm tin nào đó, không chịu giết gà (unwilling to kill chickens), bị kết tội “lạc đạo” và bị treo cổ (hanged). Năm 1141, linh mục Peter Alebard bị lên án phải tù chung thân vì ông ta đã liệt kê những mâu thuẫn của giáo hội Công giáo trong cuốn sách nhan đề “Yes and No”.
Giáo hội Công giáo cũng còn giết nhiều tín đồ Ki Tô khác không theo đúng giáo luật của Công giáo. Thí dụ trường hợp Peter Waldo ở Lyon, một tín đồ Công giáo thường dân giảng đạo ngoài đường phố. Giáo hội Công giáo ra luật chỉ có linh mục mới có quyền giảng đạo. Do đó những người theo Waldo, Waldensians, đều bị coi như là lạc đạo và bị tuyệt thông, và trong cuộc Thập Ác Chinh Albigense, những người này cũng bị tàn sát hoặc thiêu sống trong vùng Savoy, Pháp quốc. Một trường hợp khác là nhà thần học Pháp Almaric. Ông này rao giảng là mọi người đều có khả năng trở nên thần thánh (all people are potentially divine), và những lễ tiết trong giáo hội là không cần thiết (church rites aren’t needed). Sau khi ông ta chết, xác ông ta bị khai quật lên và đem đi thiêu, những người theo ông bị thiêu sống (After his death, his followers were burned alive as heretics, and his body was dug up and burned).
Nhiều nhóm “lạc đạo” khác cũng bị Công giáo tiêu diệt. Giáo hoàng và các Thánh trong Công giáo chủ trương giết người lạc đạo. Họ viện dẫn Cựu Ước để biện minh cho các cuộc tàn sát vì Cựu Ước dạy rằng: Kẻ nào phỉ báng tên Chúa đều phải bị giết (He who blasphemes the name of the Lord shall be put to death). Thánh Thomas Aquinas tuyên bố: “Nếu những kẻ bất lương đáng tội chết, thì những kẻ lạc đạo còn đáng bị giết hơn nữa” (St. Thomas Aquinas declared: “If malefactors are justly doomed to death, much more may heretics be justly slain.”)
Nghiên cứu về các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý, đó là một trong nhiều vết nhơ không sao gột sạch trong lịch sử Giáo hội Công giáo, tuy rằng có vài nhà Thần học Công giáo đã đưa ra vài lý luận để bào chữa cho những hành động tàn bạo của Giáo hội, thí dụ như, đó là hành động của những người cuồng nhiệt tôn giáo, tin rằng mình đã làm theo ý Chúa, hoặc các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo chỉ có mục đích cứu vớt linh hồn những người lạc đạo, lẽ dĩ nhiên, cứu vớt bằng cách tra tấn và thiêu sống họ.
Những lời bào chữa như trên chỉ có mục đích lạc dẫn đám tín đồ kém hiểu biết, vì các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử tôn giáo đã chứng minh rằng, sự thiết lập các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo giáo bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thế tục như: bảo vệ cấu trúc quyền lực độc tài của chế độ giáo hoàng, vơ vét của cải, tài nguyên v...v...
Thật vậy, trong cuốn Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo Tây Ba Nha (The Spanish Inquisition, Barnes & Nobles Books, New York, 1994, p.18) Jean Plaidy viết như sau:
"Đó là lời bào chữa nghe có vẻ hợp lý, nhưng chúng ta phải nhớ rằng, chính sự sợ hãi những người dị giáo đã đưa đến sự thiết lập những tòa hình án xử dị giáo; và những nạn nhân phần lớn là những người giầu có, của cải của họ rất đáng để tịch thu, còn số ít là những người nghèo không có của cải." 1
Nhưng tại sao Giáo hội Công giáo lại sợ những người dị giáo? Lý do chính là để bảo vệ quyền lực của Giáo hội trước những tư tưởng khai phóng, khao khát tự do của những người mà Giáo hội gọi là "lạc đạo". Quyền lực của Giáo hội nằm trong những giáo điều mà giáo hội đưa ra để nắm giữ cả phần hồn lẫn phần xác của đám tín đồ kém hiểu biết. Nếu những giáo điều này trở thành phi lý trước những tư tưởng khai phóng, tự do v..v.. thì giáo hội sẽ mất đi quyền lực. Gần đây, tuy sợ hãi trước sự bành trướng một cách hòa bình của Phật Giáo và Hồi Giáo trên khắp thế giới, nhưng vì Giáo hội Công giáo không còn quyền lực của thời Trung Cổ ở Âu Châu để tra tấn và thiêu sống những người "dị giáo" nữa, nên Giáo Hoàng John Paul II đã viết cuốn Bước Qua ngưỡng Cửa Hi Vọng trong đó Giáo hoàng xuyên tạc và hạ thấp Phật Giáo cũng như vài tôn giáo khác. Hành động này đã bị cả thế giới (trừ đám tín đồ có đầu óc thời Trung Cổ) lên án và đại diện của Tòa Thánh đã phải xin lỗi Phật Giáo. Nhưng hành động này cũng chứng tỏ một sự sợ hãi và thiếu tự tin của Giáo hội Công giáo La Mã, không còn khả năng thuyết phục nhân loại bằng những giáo lý hoang đường, nên phải dùng đến hạ sách là xuyên tạc và hạ thấp các tôn giáo khác. Những ngôn từ thiếu văn hóa của John Paul II phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là "Những con chó sói đói mồi" và của Hồng Y Ratzinger, nay đã là Giáo hoàng, nguyên là phụ tá thân cận nhất của John Paul II và là người đứng đầu Cơ Quan Truyền Bá Đức Tin, biến thể của Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo, cũng phê bình Phật Giáo là một tôn giáo thuộc loại Tự Thỏa Dâm (Auto Eroticism), chứng tỏ sự sợ hãi nói trên nhưng cũng đồng thời cho chúng ta thấy thực chất vô đạo đức tôn giáo của những người cầm đầu Giáo Hội Công giáo La Mã ngày nay. Buồn thay, những người Công giáo Việt Nam vẫn gọi những kẻ vô đạo đức tôn giáo như trên là “Đức Thánh Cha”.
Sự sợ hãi những tư tưởng khai phóng của Giáo hội Công giáo được học giả Công giáo Joseph D. Daleiden phân tích như sau trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng: Một Sự Định Giá Phê Bình Về Di Sản Do Thái-Ki Tô (The Final Superstition, A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, 1994), trg. 61:
"Với sự tăng trưởng về kiến thức và về ý thức phán đoán, lòng khao khát có thêm tự do là điều không thể tránh được. Cả hai chế độ Giáo Hoàng và chế độ quân chủ ở Âu Châu đều nhận biết sự đe dọa trầm trọng này. Cho nên chúng ta không lạ gì khi hai chế độ trên đã mở một cuộc chiến toàn diện để tiêu diệt những người tranh đấu cho sự giải phóng nhân loại ra khỏi những sự cùm kẹp song sinh của Vua chúa và Giáo hoàng. Đó là mục đích thực sự của những tòa hình án xử dị giáo." 2
Trên đây chỉ là vài nét đại cương về nguyên nhân thiết lập các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo của Giáo hội Công giáo La Mã. Thực chất của những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo này ra sao, chúng ta hãy nghe lời mô tả của một nhà Thần học Ki Tô Giáo, Mục sư Ernie Bringas, trong cuốn Theo Đúng Sách Viết: Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Bởi Quyền Lực Thánh Kinh (Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Hampton Roads Pub. Co., 1996), trg 37, và đây chỉ là một phần nhỏ sự thực về bản chất của những tòa hình án xử dị giáo:
"Những người bị kết án là dị giáo trước hết bị bắt giữ và cô lập với thế giới bên ngoài. Họ được coi là có tội ngay từ lúc khởi đầu, và bắt các tội nhân thú nhận tội lỗi được coi như là nhiệm vụ mà Thượng đế trao cho phán quan. Người ta tin rằng, chỉ có cách này linh hồn bị cáo mới được cứu vớt khỏi nanh vuốt của quỷ. Bị cáo phải dựa vào chính khả năng của mình, không được phép có luật sư biện hộ.
Ngược lại, cơ quan truy tố được phép đưa ra bất cứ số nhân chứng nào, gồm cả thân nhân của bị cáo.  Những lời chứng và nghe đồn của ngay cả những nhân chứng không đáng tin cậy nhất, gồm cả trẻ con, đều được nhận như là những bằng chứng xác định sự phạm tội. Bị cáo không được phép chất vấn các nhân chứng hoặc cũng không biết họ là ai. Tuy nhiên, bị cáo được quyền tự biện.
Không lấy gì làm ngạc nhiên, tra tấn là phương pháp nhanh nhất và hữu hiệu nhất để ép nạn nhân thú tội. Mới đầu, bị cáo được kéo vào phòng tra tấn và chỉ cho xem những hình cụ dùng để tra tấn. Nếu họ không nhận cái tội mà người ta gán cho họ, họ sẽ bị tra tấn từ từ với cường độ tra tấn tăng dần. Những phiên tra tấn này thường kéo dài từ hai tới bốn tiếng đồng hồ, thân thể các nạn nhân bị xâm phạm và phá hủy.
Thường thì những hình cụ tra tấn dùng trong các cuộc tra hỏi này trước hết được rảy nước Thánh (nước đã được một linh mục làm phúc). Trong những hình cụ tra tấn có:

CÁI KẸP NGÓN TAY. Ngón tay của bị cáo bị đặt trong cái kẹp có đinh vít. Đinh vít được quay để kẹp chặt ngón tay dần dần cho tới khi máu phọt ra và xương ngón tay bị nghiền nát.
ĐÔI ỦNG SẮT. Cái hình cụ hữu hiệu này dùng để nghiền nát xương ống chân.
CÁI GIÁ CĂNG. Nạn nhân bị căng trên một khung hình tam giác, chân tay bị buộc chặt để không cử động được. Cổ tay và cổ chân bị cột vào một cái đinh vít căng. Khi vặn đinh vít, chân tay nạn nhân bị căng ra một cách vô cùng đau đớn cho tới khi cổ tay và cổ chân bị kéo ra khỏi những khớp xương tương ứng.
(Mục sư Bringas còn tả thêm 2 hình cụ tra tấn nữa nhưng vì quá độc ác nên tôi không muốn dịch. Hai hình cụ đó là: CÁI GIÁ CĂNG THẲNG ĐỨNG (The Vertical Rack) và HÌNH CỤ TRA TẤN BẰNG NƯỚC (Water Torture). Tuy nhiên, trong phần trích dẫn bằng tiếng Anh ở cuối bài tôi xin để nguyên lời mô tả những hình cụ này để độc giả tham khảo. TCN).
...Những phương pháp độc ác và tàn nhẫn dùng để trừng phạt những người bị kết án là dị giáo chứng tỏ chiều sâu của sự rồ dại và lạc dẫn sự say mê tôn giáo gây ra bởi những người tự cho là làm theo ý Chúa."  3
Chúng ta nên để ý rằng, trên đây nhà Thần học Ki Tô Ernie Bringas chỉ mô tả 5 hình cụ thường dùng để tra tấn những người dị giáo trong số hơn 40 hình cụ, được phát minh bởi những người con Chúa thường được rao giảng là Chúa dạy phải thương yêu kẻ thù, trong đó có những hình cụ tra tấn một cách tàn ác và dã man hơn những hình cụ mô tả ở trên. Độc giả nào tò mò muốn thấy tận mắt một số những hình cụ này thì tôi xin mời họ hãy đến thăm một bảo tàng viện có tên là "Medieval Dungeon" ở trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, thành phố San Francisco, Cali. Trong bảo tàng viện này có trưng bày hơn 40 hình cụ mà các tòa hình án dùng để tra tấn những người bị tố cáo là dị giáo. Ở ngoài cửa bảo tàng viện có đề:
"Trưng bày hơn 40 hình cụ man rợ để tra tấn và hủy diệt con người trong thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Đằng sau những cánh cửa này là sự khủng khiếp thực sự của thời đại Trung Cổ ở Âu Châu. Những ngày đen tối nhất của cái quá khứ nhơ nhớp của họ." (More than 40 barbaric exhibitions of torture and annhiliation from European Medieval days. Beyond these doors lies the true horror of the European Medieval days. The darkest days of its sordid past.)
Ngoài ra, Linh Mục Joseph Dunn cũng viết trong cuốn Đám Tín Đồ Công giáo Chúng Tôi (The Rest of Us Catholics, Templegate Publishers, 1994), trg. 184, như sau:
"Có một cuộc triển lãm thường xuyên những hình cụ tra tấn tại Amsterdam - Đã một lần tôi đặc biệt tới xem cuộc triển lãm này. Tôi nghĩ rằng mọi cá nhân mới tuyển mộ cho Cơ Quan Truyền Bá Đức Tin (hay Văn Phòng Thánh, Holy Office, Nguyên là cơ quan chỉ đạo các tòa hình án. TCN) của Hồng Y Ratzinger đều phải đến xem cuộc triển lãm này và viết một bài nghiên cứu về nó.
Đây là những hình cụ tra tấn của những tòa hình án xử dị giáo mà Văn Phòng Thánh là cơ quan thừa kế.  Có những hình cụ nghiền nát đầu, nghiền nát ngón tay, giá thang để căng người, phanh ngực, chẻ đầu gối, hình cụ giống quả lê và làm nó nở ra dần dần sau khi đâm vào miệng, hậu môn, âm hộ, khuôn người bằng sắt, những cái chĩa dành cho dị giáo, và những con nhện Tây Ba Nha - kèm theo những bản khắc và tài liệu chỉ cách những hình cụ này đã được xử dụng như thế nào."  4
Đọc về những tòa hình án xử dị giáo tôi không tài nào hiểu nổi những hành động dã man, tồi tệ, và phản lại chính tín ngưỡng của mình, của những tín đồ Công giáo. Thí dụ: một trong những hình cụ tra tấn được tìm thấy trong nhà tù của Tòa Án Xử Dị Giáo tại vùng Toledo có một bức tượng giống hình Mary Đồng Trinh. Phía trước có nhiều đinh và dao sắc. Những đòn bẩy được vận dụng để cho hai tay bức tượng xiết chặt nạn nhân dần dần trong khi những đinh và dao sắc xuyên qua thân thể. (Plaidy., 143: One of the instruments of torture, which was discovered in the prison of the Inquisition in Toledo by the invading French, was a statue built to resemble the Virgin Mary. The front of the statue was covered with sharp nails and knives. Levers were pulled, and the arms of the statue would embrace its victim who would be crushed tighter and tighter, while the knives and nails pierced the naked flesh.). Trong cuốn “Unzipped: The Popes Bare All”, Tiến sĩ Arthur Frederick Ide mô tả hình cụ tra tấn mang hình Mary như sau, trang 45, theo tài liệu của Linh Mục Joseph McCabe trong cuốn Lịch Sử Tra Tấn (Austin, 1980): “Một con đường đi thẳng tới Jesus hơn [để hiệp thông với Chúa] có thể kiếm thấy trong hình cụ “Bà Đồng Trinh Bằng Sắt” của những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo. Bà ta khoác một bộ áo choàng bằng gỗ và sắt, khi mở ra thì có những hàng mũi nhọn trông như những răng của cái bừa, dài khoảng 20cm. Nạn nhân đứng trên một cánh cửa ở trên một hố nước sâu, khi hai cánh của hình cụ mở ra và các mũi nhọn rút ra khỏi thân người thì cái xác sẽ rơi xuống nước ở hố sâu. NHững mũi nhọn được xếp đặt cẩn thận để sao cho hai cái xuyên vào hai mắt nạn nhân, những cái khác thì xuyên qua ngực và bụng.” (A more direct route to Jesus was found in the “Iron Virgin” of the Inquisition. She wore a cloak of wood and iron which when opened revealed an interior lined with spikes shaped like harrow teeth.. The figure stood above a trapdoor opening into a moat so that when the doors were opened and the spikes pulled out of the corpse, it would drop into the water below. The spikes were carefully placed so that two of them would enter the eyes, others into the chest, and still others into the abdomen.)
Trong một số sách đã xuất bản, chúng ta cũng có thể thấy những hình ảnh của những hình cụ tra tấn này, kèm theo lời mô tả cách tra tấn.. Độc giả có thể đọc vài cuốn điển hình, thí dụ như cuốn Những Tòa Hình Án Tây-Ban-Nha (The Spanish Inquisition) của Jean Plaidy, hoặc cuốn Vạch Trần Các Giáo Hoàng: Một Khảo Cứu Bộc trực về Vấn Đề Tình Dục và Đồi Bại Trong Vatican (Unzipped: The Popes Bare All, A Frank Study of Sex & Corruption in the Vatican) của Arthur Frederick Ide, và nhất là tập sử nổi tiếng Lịch Sử Những Tòa Hình Án Trong Thời Trung Cổ (The History of the Inquisition in the Middle Ages) của Henry Charles Lea, nếu muốn biết nhiều hơn về những sự dã man tàn bạo của Giáo hội Công giáo La Mã.
Sau đây chúng ta hãy đọc vài tài liệu mô tả phần nào chi tiết về những hành động man rợ, độc ác không thể tưởng tượng được của các con cái Chúa. Đầu tiên là tài liệu trong cuốn "Các Đại Diện của Chúa KiTô: Mặt Đen Tối Của Triều Chính Giáo Hoàng (Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy,Crown Publishers, 1988, trg. 162-166) của Giám Mục Công giáo Peter de Rosa:
"Khủng bố thực sự bắt đầu với Gregory IX, lên ngôi giáo hoàng năm 1227. 
Hai năm sau, tại Công Đồng Toulouse ở Languedoc, Gregory ra sắc lệnh giải giao những người "dị giáo" cho chính quyền dân sự trừng phạt. Ông nói: "Bổn phận của mọi tín đồ GiaTô là phải truy tố những kẻ dị giáo".
Năm 1232 giáo hoàng đã đi đến một quyết định: Ông ra chiếu chỉ thành lập Tòa Án xử Dị Giáo. Những Giám mục thì quá lơ là, thực ra là, họ thiếu thì giờ và khả năng để hoàn thành công việc một cách chu đáo. Những người dị giáo, nghĩa là những người chống bất cứ lời tuyên bố nào của giáo hoàng, đều phải giải giao cho chính quyền dân sự thiêu sống (sau khi bị Tòa Hình Án tra tấn, thẩm vấn và kết tội; TCN). Nếu họ sám hối họ sẽ bị tù chung thân. Chưa có giáo hoàng nào dương lên ngọn đuốc khủng bố với sự thích thú hơn.
Tháng 4, 1233, giáo hoàng chỉ chọn những quan tòa hình án trong dòng Đa Minh (Dominic) và chẳng bao lâu các linh mục dòng này vinh dự được sự chọn lựa đó. Ngày 27 tháng 7, 1233, là ngày giáo hoàng phê chuẩn bằng bút đỏ: hai phán quan của tòa hình án làm việc toàn thời gian được bổ nhiệm - Peter Seila và Wìliam Arnald. Hai ông này là hai người đầu tiên của một đoàn dài những công tố viên của nhân loại, làm việc một cách thanh thản và không hề thắc mắc. Khi bức màn hình án được kéo lên, năm 1239, 2 năm trước khi Gregory chết, linh mục dòng Đa Minh Robert le Bougre đi tới Champagne để điều tra một giám mục tên là Moranis. Ông giám mục này bị kết tội là để cho những người dị giáo sống và lan ra trong giáo phận của mình. Ngày 29 tháng 5, le Bougre đưa 180 người, kể cả ông giám mục, lên giàn hỏa thiêu sống.
Đây là sự trở lại thời man rợ.
Lịch sử không ủng hộ quan điểm cho rằng giáo hội Công giáo luôn luôn đứng đầu về vấn đề nhân quyền. Trong thế kỷ 13, giáo hội vẫn còn đưa ra giáo điều như thuở ban đầu: dị giáo không có một nhân quyền nào. Họ có thể bị tra tấn không chút đắn đo, ngại ngùng. Giống như những kẻ phản bội quốc gia, họ tự đặt mình ra ngoài sự thương xót của luật pháp. Họ phải chết.
Trải qua 3 thế kỷ không có một giáo hoàng nào chống đối cái giáo điều man rợ trên. Do đó, giáo điều này đã trở thành một phần thường trực trong giáo lý Công giáo. Dựa vào đó, quyền năng của tòa hình án đã lên tới mức chưa từng thấy. Kết quả là sự đàn áp toàn diện những người không hề có được một sự bảo vệ nào trước những sự buộc tội hoặc chỉ bị nghi ngờ là dị giáo.
Tòa hình án được phép làm bất điều gì. Những phán quan của tòa hình án dòng Đa Minh, được giáo hoàng bổ nhiệm, họ không ở dưới quyền bất cứ một ai ngoài Thượng đế và giáo hoàng. Họ đứng ngoài vòng xét xử của các giám mục và luật dân sự. Trong những quốc gia thuộc quyền giáo hoàng họ chính là luật lệ, vừa đóng vai công tố viên vừa đóng vai quan tòa xử án. Nguyên lý chỉ đạo của họ là: "Thà giết oan 100 người vô tội còn hơn là để cho một kẻ dị giáo được tự do."
Họ hoạt động một cách độc đoán và trong vòng bí mật. Bất cứ người nào hiện diện trong cuộc tra hỏi - nạn nhân, thư ký, người tra tấn - mà tiết lộ thì sẽ bị lên án mà chỉ có giáo hoàng mới có thể tha cho. Những quan tòa hình án, giống như giáo hoàng, được hiểu rằng không thể phạm một lỗi lầm nào và không thể làm sai...
Tra tấn được dùng thả dàn. Mới một trăm năm trước đây, người ta trưng bầy trong cái nhà ở góc đường của giáo hoàng cuốn Sổ Đen dùng làm chỉ đạo cho những quan tòa hình án. Cuốn sổ có đánh số trang này thuộc trách nhiệm của Phán Quan Trưởng Tòa hình án. Cái tên phổ thông của nó là Cuốn Sổ của Thần Chết. Sau đây là một phần được trích dẫn từ đó:
"Hoặc bị cáo thú tội và như vậy là có tội theo sự thú tội của chính hắn, hoặc hắn không thú tội nhưng vẫn là có tội dựa theo chứng cớ của các nhân chứng. Nếu một người nhận tất các tội đã gán cho hắn, đương nhiên hắn hoàn toàn có tội; nhưng nếu hắn chỉ thú có một phần các tội trạng, hắn vẫn phải bị coi như là phạm tất cả các tội, vì phần mà hắn đã thú tội chứng tỏ rằng hắn có khả năng phạm tất cả các điểm khác trong bản cáo trạng...
Sự tra tấn thân xác đã chứng tỏ đó là phương cách có ích và hữu hiệu đưa tới sự sám hối tinh thần. Cho nên, sự chọn lựa một hình cụ tra tấn thích hợp nhất là trách nhiệm của quan tòa hình án, ông ta sẽ quyết định dựa trên tuổi tác, phái nam hay nữ, và sự cường tráng thân thể của tội nhân. Nếu, trong trường hợp đã dùng đủ mọi cách mà con người xấu số kia vẫn không chịu nhận tội, phải coi hắn như là một nạn nhân của quỷ; và, như vậy, không được hưởng sự thương xót từ các kẻ tôi tớ của Thượng đế (các linh mục xử án), hoặc sự thương hại hay khoan hồng nào của giáo hội Mẹ Thánh thiện. Hắn là đứa con của sự đày đọa. Hãy để cho hắn chết rục cùng với những kẻ đã bị đày đọa vĩnh viễn xuống hỏa ngục."
Thật khó mà có thể kiếm được một văn kiện nào mà trái với những nguyên tắc công lý tự nhiên như vậy. Theo cuốn Sổ Đen, một đứa con phải phản bội cha mẹ, một bà mẹ phải phản bội đứa con. Không làm như vậy là một "tội lỗi đối với Tòa Án Thánh" và đáng bị tuyệt thông, nghĩa là, không được hưởng các bí tích và, nếu không có tu chính án, không được lên thiên đàng.
Những ông Tòa hình án chưa bao giờ thua một vụ nào. Sử liệu cho thấy không có một vụ phán quyết nào được xem là vô tội. Ngay cả trong trường hợp rất hiếm mà phán quyết của tòa hình án là Không Đủ Bằng Cớ, thì cũng không ai được công nhận là vô tội. Nếu bị cáo thực sự không có tội dị giáo cũng không thành vấn đề. Các ông tòa hình án tin rằng may ra chỉ có một trong trăm ngàn linh hồn thoát được sự đọa đày mà thôi."  5
Trên đây, Peter de Rosa chỉ nói là các quan án đạo, thường là linh mục, được quyền tra tấn thả dàn, nhưng không mô tả những cảnh tra tấn đó như thế nào. Chúng ta có thể thấy thêm một chút ánh sáng về khía cạnh này qua một đoạn trong cuốn Những Sự Khủng Khiếp Mang Nhãn Hiệu Thánh, Một Lịch Sử Minh Họa Về Sự Điên Rồ Sát Nhân Tôn Giáo (Holy Horrors, An Illustrated History of Religious Murder and Madness, Prometheus Books, 1990) của James A. Haught, trang 61-68. Tôi thành thực khuyên những người yếu tim không nên đọc đoạn mô tả những cách tra tấn này của giáo hội Công giáo thánh thiện:
Những nỗ lực để tiêu diệt những kẻ lạc đạo đã đưa đến sự thành lập những Tòa Án Xử Dị Giáo Mang Nhãn Hiệu Thánh (Holy Inquisition), một trong những hành động khủng khiếp siêu việt của nhân loại. Vào đầu thế kỷ 13, các giám mục địa phương được quyền kiếm ra, xử án và trừng phạt những kẻ lạc đạo. Khi các giám mục không tỏ ra là hữu hiệu cho lắm, các quan án đạo của giáo hoàng, thường là các linh mục dòng Đa Minh (Dominician), được phái từ La Mã đi khắp nơi để thực hiện cuộc tẩy trừ.
Năm 1252, Giáo hoàng Innocent IV cho phép tra tấn, và những phòng xử án đạo trở thành những nơi khủng bố. Những người bị tố cáo là lạc đạo bị bắt và giam trong phòng tối, không được phép có gia đình vào thăm, không được quyền biết tên những người đã tố cáo họ. Nếu họ không nhận tội ngay, những cảnh độc ác không thể thốt lên lời bắt đầu xẩy ra. Nhà sử học Thụy Sĩ Walter Nigg kể lại:
“Cái kẹp ngón tay thường là hình cụ được xử dụng đầu tiên: Các ngón tay bị kẹp giữa những cái kẹp và rồi được vặn xiết lại cho đến khi các ngón tay bị tóe máu ra và cương bị nghiền nát. Kẻ bị tố cáo có thể bị đặt ngồi trên một chiếc ghế sắt mà mặt ghế là những đinh sắt nhọn chổng lên và các đinh này có thể được nung nóng đỏ lên từ phía dưới. Có hình cụ được gọi là đôi ủng (boots) dùng để nghiền nát xương ống chân. Một hình cụ tra tấn khác được ưa dùng là làm trật các khớp xương của kẻ lạc đạo trên những giá căng, hay là buộc chân tay, đeo đá nặng vào người, rồi dùng bánh xe quay, kéo lên hạ xuống. Để cho những kẻ tra tấn khỏi bị phiền vì những tiếng kêu la, nạn nhân thường bị nhét giẻ vào miệng. Những cuộc tra tấn kéo dài 3, 4 tiếng đồng hồ là thường. Trong những cuộc tra tấn, các hình cụ thường được rẩy nước thánh.”
Những nạn nhân không chỉ bắt buộc phải nhận tội mình là kẻ lạc đạo, mà còn phải tố cáo vợ con, bạn hữu của mình cũng lạc đạo như mình, do đó những người này cũng phải trải qua cùng một cảnh như mình. Những người ít tội là những người nhận tội ngay và chịu hình phạt nhẹ hơn. Những người tội nặng hơn mà sám hối thì sẽ bị tù chung thân và tài sản bị tịch thu. Những kẻ cứng đầu hơn được mang đi thiêu sống trong một cuộc lễ diễn hành được gọi là “auto-da fé” (hành động của đức tin). Một sắc lệnh của Giáo hoàng năm 1231 quy định thiêu sống là hình phạt tiêu chuẩn. Sự hành hình được thi hành bởi các viên chức dân sự, không phải là linh mục, để bảo tồn sự thánh thiện của giáo hội [Trong các cuộc thiêu sống, các linh mục thường đứng giơ cây thập ác trước mặt nạn nhân, một biểu tượng cứu vớt linh hồn lạc đạo của nạn nhân].
Một số quan án đạo giết người như vạt cỏ. Robert le Bourge đưa 183 người lên dàn hỏa trong một tuần lễ. Bernard Gui kết tội 930 người – tịch thu tài sản của tất cả 930 người – cho 307 người vào tù, và thiêu sống 42. Conrad of Marburg thiêu sống mọi người nào cho mình là vô tội.
Theo lịch sử, các cuộc hình án xử dị giáo được chia làm ba đợt: sự tiêu diệt những kẻ lạc đạo trong thời Trung Cổ, những tòa hình án xử dị giáo Tây Ban Nha vào thế kỷ 15, và những tòa án xử dị giáo của La Mã, bắt đầu sau cuộc cải cách [trong đó Tin Lành cũng nhúng tay vào]
Ở Tây Ban Nha, nhiều ngàn người Do Thái đã cải đạo sang Ki Tô Giáo để tránh tử hình trong những cuộc tàn sát của người Ki Tô Giáo. Một số người Hồi Giáo cũng vậy. Thuy nhiên, họ vẫn bị nghi ngờ là không được thành thật khi cải đạo và vẫn bí mật theo đạo cũ. Năm 1487, Giáo hoàng cho phép Vua Frenidand và Hoàng hậu Isabelle làm sống lại những tòa hình án xử dị giáo để săn lùng những người “Do Thái bí mật” và những người “Hồi Giáo bí mật” [Những người bị nghi ngờ là không thành thật cải đạo sang Ki Tô Giáo]. Linh mục dòng Đa Minh Tomas de Torquemada được chỉ định là Tổng Phán Quan, và hắn ta trở thành biểu tượng của sự độc ác tôn giáo. Hàng ngàn nạn nhân kêu la bị tra tấn, và ít nhất là 2000 người bị thiêu sống.
Thời kỳ xử dị giáo của La Mã bắt đầu năm 1542 khi Giáo hoàng Paul III muốn tiêu diệt tận gốc những ảnh hưởng của Tin Lành ở Ý. Dưới triều đại Paul IV, những tòa án xử dị giáo là một triều đại khủng bố, giết nhiều người “lạc đạo” chỉ vì nghi ngờ. Trong số những nạn nhân có cả nhà khoa học-triết gia Giordano Bruno, người tin theo thuyết các hành tinh quay xung quanh mặt trời của Copernicus. Ông ta bị thiêu sống ở La Mã vào năm 1600.
Những tòa án xử dị giáo làm tàn lụi nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ. Ở Bồ Đào Nha, tài liệu ghi lại là 184 người bị thiêu sống. Những tòa án xử dị giáo được những chiến thắng quân Tây Ban Nha mang tới các thuộc địa Mỹ Châu, để trừng phạt những thổ dân theo những tôn giáo của họ. Có 879 cuộc xử án những người lạc đạo ở Mexico vào cuối thế kỷ 16..
Lord Acton, một tín đồ Công giáo, viết vào cuối thế kỷ 19: “Nguyên tắc của Những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo là giết người.. Những giáo hoàng không chỉ là những tên sát nhân có hạng, mà còn cho sự giết người là một căn bản hợp pháp của Giáo hội Ki Tô và là một điều kiện của sự cứu rỗi.” 6
Cuối cùng trong bài này, vì tôi không thể đưa ra tất cả những tài liệu, là thêm một tài liệu về các Tòa Hình Án Xử Dị Giáo của Helen Ellerbe trong cuốn Cái Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo (The Dark Side of Christian History, Morningstar & Lark, 1995, Chapter VI, pp. 76-92):
Chưa từng có nỗ lực có tổ chức của một tôn giáo để kiểm soát con người và giam giữ tâm linh của họ như là những tòa hình án của Ki Tô Giáo. Được phát triển từ trong khuôn khổ hợp pháp của chính giáo hội, những tòa hình án xử dị giáo toan tính khủng bố con người để bắt họ vào trong vòng tuân phục giáo hội. Như quan án đạo (Inquisitor) Francisco Pena phát biểu năm 1578: “Chúng ta phải nhớ rằng mục đích chính của các cuộc xử án và hành hình không phải là để cứu vớt linh hồn của kẻ bị cáo buộc mà để cho sự tốt lành công cộng và reo rắc sự sợ hãi cho những kẻ khác.” Những Tòa Án Xử Dị Giáo đã lấy đi vô số mạng người ở Âu Châu và trên thế giới khi nó theo gót những giáo sĩ thừa sai đi truyền đạo. Cùng với sự tàn bạo của những tòa án xử dị giáo, những giáo sĩ cũng đem sự biện minh tôn giáo (như được viết trong Thánh Kinh) để thực hành chế độ nô lệ.
Cái tinh thần bất phục trong thời Trung Cổ có vẻ như đã làm cho sự đòi hỏi tuyệt đối tuân phục của giáo hội trở nên trầm trọng. Cái hiểu về Thiên Chúa của Giáo hội là cái hiểu duy nhất. Không làm gì có chuyện bàn cãi hay tranh luận. Như quan án đạo Bernard Gui nói, tín đồ Công giáo không có tranh luận với những kẻ bất tín, “mà chỉ cần dùng gươm đâm vào bụng chúng cho thật sâu.” Trong một thời mà con người nẩy nở tâm linh, giáo hội khăng khăng cho rằng giáo hội là con đường duy nhất mà con người được phép biết về Thiên Chúa. Giáo hoàng Innocent III tuyên bố rằng: “bất cứ người nào mà toan tính có một quan điểm riêng về Thiên Chúa mà không đúng theo những tín điều của giáo hội đều phải bị thiêu sống mà không được thương sót.”..
Giáo hội xử dụng giáo luật của chính mình để hình thành một cơ quan có thể cưỡng bức con người phải tuân theo quyền lực của giáo hội. Năm 1231 giáo hoàng Gregory IX thiếtlập một tòa án riêng biệt, độc lập đối với những giám mục hay các cấp cao hơn. Những viên chức của tòa án, những quan án đạo, chỉ chịu trách nhiệm trước giáo hoàng. Luật xử dị giáo của giáo hội thay thế luật truyền thống thường dùng; “vô tội cho đến khi chứng thực là có tội” bằng luật “có tội cho đến khi chứng thực là vô tội.” Tuy rằng bề ngoài có vẻ như là một cuộc xử án, phương thức xử dị giáo khiến cho người bị nghi ngờ lạc đạo không có cách nào có thể chứng minh mình vô tội; phương thức xử án trên đưa đến kết quả cuộc là kết tội ngay cả những người chỉ mới là nghi ngờ lạc đạo. Người bị cáo buộc không có uyền được tham vấn. Không có chi tiết nào được đưa ra về thời gian và nơi chốn phạm những tội lạc đạo, hoặc những loại lạc đạo nào đã bị nghi ngờ là phạm phải.
Quan Án Đạo (The Inquisitor) chủ tọa phương thức xử dị giáo như cả hai: vừa là công tố viên vừa là quan tòa tuyên án… Một quan án đạo được tuyển chọn căn cứ trên sự nồng nhiệt truy tố lạc đạo của ông ta. Ông ta và những phụ tá, những liên lạc viên và mật thám, được quyền mang vũ khí. Và năm 1245, giáo hoàng cho phép các quan án đạo được tha tội cho những phụ tá của mình trước bất cứ những hành động bạo lực nào. Điều này khiến cho những tòa án xử dị giáo, vốn đã không chịu dưới quyền của nền pháp luật thế tục, cũng còn không chịu trách nhiệm ngay cả trước những tòa án của giới giáo sĩ..
Những quan án đạo trở nên rất giầu có. Họ nhận hối lộ và tiền hụi hàng năm mà những người giầu có phải trả để tránh bị tố cáo là lạc đạo. Tòa án xử dị giáo tịch thu tài sản của nhữngngười bị cho là lạc đạo. Vì các nạn nhân không có cách nào để chứng tỏ mình vô tội trước tòa nên các quan án đạo không cần chờ đến khi định tội rồi mới tịch thu tài sản của nạn nhân. Không như luật của La Mã để ra một phần tài sản cho người thừa kế của người có tội, giáo luật của tòa án xử dị giáo không để lại chút nào. Giáo hoàng Innocent III đã giải thích là chính Thiên Chúa đã trừng phạt con cái vì tội lỗi của cha mẹ. Cho nên, trừ khi con cái đứng ra ngay để tố cáo cha mẹ, chúng không được thừa hưởng chút nào. Những quan án đạo lên án ngay cả những người lạc đạo đã chết, đôi khi cả tới 70 năm sau khi chết. Chúng khai quật và hỏa thiêu xương cốt của người mà chúng cho là lạc đạo và rồi tịch thu mọi tài sản của những người thừa kế..
Những tòa án xử dị giáo thật tàn nhẫn đối với các nạn nhân của họ. Cùng một người vừa là công tố viên (người kết tội) vừa là quan tòa (người định tội) quyết định án tội. Năm 1244 Công đồng ở Narbonne ra lệnh rằng khi định tội những người lạc đạo, phải kết tội luôn người chồng hay người vợ của nạn nhân, hoặc cha mẹ của đứa con, và không có bản án nào được giảm vì đau ốm hay tuổi tác.
Tuy Giáo hội đã bắt đầu giết những người lạc đạo vào cuối thế kỷ 4 và sau đó ở Orléan vào năm 1022, lệnh của giáo hoàng năm 1231 quy định những người lạc đạo phải bị thiêu sống. Thiêu sống con người tránh được đổ máu [nhưng khi tra tấn nạn nhân thì tha hồ làm đổ máu] Câu trong Phúc Âm Giăng (John) được hiểu để trừng phạt nạn nhân bằng cách thiêu sống: “Nếu một người không tin vào Ta, nó sẽ bị dẹp đi như một cành cây, để khô héo; và các người sẽ thu thập nó, ném vào ngọn lửa, và chúng bị đốt cháy”(John 15: 16).
Cái sắc thái ác độc nhất của hệ thống xử dị giáo là những cách dùng để bắt buộc nạn nhân phải thú tội: phòng tra tấn. Tra tấn là hành động hợp pháp của Giáo hội từ năm 1252 khi được giáo hoàng Innocent IV cho phép và kéo dài cho tới năm 1917 khi văn kiện Codex Juris Canonici (giáo luật về cách xử xét) được thi hành. Innocent IV cho phép sự xét xử được kéo dài vô hạn để lấy lời thú tội, cho các quan án đạo tất cả thời gian họ muốn để tra tấn người bị kết tội. Năm 1262 những quan án đạo và phụ tá của họ được quyền tha tội cho nhau vì những tội ác làm đổ máu của họ. Họ chỉ cần giải thích là người bị tra tấn chết là vì đã bị quỷ bẻ gãy cổ.
Do đó, được phép của chính giáo hoàng, những quan án đạo tha hồ nghĩ ra những cách độc ác và kinh khủng nhất [để tra tấn kẻ lạc đạo]. Mặc những bộ áo chùng thâm và phủ vải đen trên đầu, các quan án đạo có thể lấy lời thú tội của bất cứ ai. Họ phát minh ra mọi hình cụ có thể tưởng tượng ra được để gây đau đớn cho nạn nhân bằng cách từ từ làm trận những khớp xương tr6n người hoặc làm tứ chi tước khỏi thân thể con người. Trên nhiều hình cụ này được khắc câu “Chỉ Cho Sự Vinh Quang Của Thiên Chúa”. Giá căng người, bánh xe kéo người lên xuống, tra tấn bằng nước là những hình cụ thông dụng nhất. Nạn nhân bị thoa mỡ lên người và từ từ nướng sống. Những lò sát sinh để giết người, biểu tượng ô nhục của Đức Quốc Xã trong thế kỷ 20, đã được những tòa án xử dị giáo xử dụng trước hết ở Đông Âu. Nạn nhân bị ném xuống hố sâu có đầy rắn độc và rồi bị chôn sống. Một cảnh tra tấn ghê rợn là lật úp một cái đĩa chứa đầy chuột trên bụng trần của nạn nhân. Lửa được đốt từ phía trên làm cho những con chuột hỏang sợ tìm cách chui rúc vào bụng nạn nhân.
Sự bạo hành nằm trong niềm tin về một đấng siêu đẳng duy nhất đã đi theo những nhà phiêu lưu và các nhà truyền giáo trên khắp thế giới. Khi Columbus tới Mỹ năm 1492, hắn ta tưởng lầm đó là Ấn Độ và gọi các thổ dân là “người Ấn” (Indians). Chính vì mục đích của hắn, chủ trương cải đạo các thổ dân vào “Đức Tin Thánh” của chúng ta (our Holy Faith) đã đưa đến sự nô lệ hóa và xuất cảng nhiều ngàn thổ dân Mỹ đi làm nô lệ. Cách đối xử có tính cách diệt chủng như vậy không phải là vấn đề vì các thổ dân Mỹ đã được cho cơ hội để sống cuộc sống đời đời trong Ki Tô Giáo.
Những tòa án xử dị giáo mau chóng theo gót nhửng nhà phiêu lưu và truyền giáo này. Vào khoảng 1570 những tòa hình án xử dị giáo đã thiết lập những tòa độc lập ở Peru và Mexico với mục đích “giải phóng quốc gia đã bị ô nhiễm bởi những người Do Thái và kẻ dị giáo”. Những thổ dân không chịu cải đạo vào Ki Tô Giáo đều bị thiêu sống giống như những kẻ lạc đạo. NHững Tòa Hình Án Xử Dị Giáo lan sang đến cả Goa, Ấn Độ, ở đ1o vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, ít nhất là 3800 bị giết.
Dù không có những tòa án xử dị giáo ở địa phương, cung cách truyền giáo minh họa rõ ràng niềm tin vào một Thiên Chúa siêu đẳng duy nhất. Nếu hình ảnh của một Thiên Chúa thờ phụng ở một quốc gia nào mà không phải là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, thì đó không phải là Thiên Chúa. Những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha ở Viễn Đông đã phá hủy chùa chiền, bắt buộc các học giả phải dấu đi nhưng kinh sách của tôn giáo họ, và dẹp bỏ những tục lệ cổ truyền.
Những nhà truyền giáo Ki Tô Giáo thường dự phần vào việc khai thác bóc lột đất đai ở ngoại quốc một cách vô lương tâm. Nhiều người trở thành nhà truyền giáo để trở thành giầu có nhanh chóng rồi trở về Âu Châu sống với những lợi nhuận từ những sự khai thác này.  Ở Mễ Tây Cơ, những giáo sĩ dòng Đa Minh, dòng Augustine, dòng Tên được biết là sở hữu chủ của “những đàn cừu lớn nhất, những vườn mía tốt nhất, những địa ốc tốt nhất” [Ở Việt Nam, Nhà Chung cũng chiếm hữu nhiều đất đai và cơ sở kinh doanh nhất, theo Linh Mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn “Thập Giá và Lưỡi Gươm”]. Đặc biệt là ở Nam Mỹ, Giáo hội hỗ trợ việc nô lệ hóa các thổ dân và cướp đoạt đất đai của thổ dân. [Chúng ta hẳn câu nói thời danh của tổng giám mục Desmond Tutu, người đã đoạt giải Nobel về Hòa Bình năm 1984: “Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi chúng tôi mở mắt ra thì chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có tất cả đất đai của chúng tôi.” (We have our lands and they came with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we open our eyes, we have the Bible and they have our lands] Một sắc lệnh của giáo hoàng vào năm 1493 cho phép người Ki Tô được khai chiến với bất cứ dân tộc nào ở Nam Mỹ từ chối không theo Ki Tô Giáo…

LỜI THỀ DÒNG TÊN
LỜI NÓI ĐẦU :

  Sưu tập và phổ biến những tài liệu này, như một "Lời Tạ Lỗi" với Tổ Tiên, Ông Bà và đặc biệt với Song Thân tôi.
"Quyền huynh thế phụ"; điều này tôi làm không trọn, vì đã để em tôi theo đạo Chúa.
Người Công giáo lợi dụng hôn nhân, làm áp lực buộc em tôi cải đạo. Theo đạo Chúa, điều này chưa từng xảy ra trong gia tộc.

Người Công giáo tin Chúa, nhưng họ không mấy khi để yên cho người khác tin theo niềm tin của mình. Họ sẵn sàng  mang sự đau khổ đến người khác, để kiếm thêm tín đồ. Gia đình tôi là một trong những nạn nhân của việc truyền đạo bất nhân này. Và biết bao gia đình khác cũng lâm trong hoàn cảnh đó.

 Một sắc thái đặc biệt nhất của Công Giáo là, bất cứ tôn giáo này truyền tới đâu là ở đó xảy ra những cảnh hỗn loạn, thù nghịch, chia rẽ v…v… trong gia đình, trong xã hội, thực hiện đúng lời của Chúa Giê-su trong Thánh Kinh, Matthew 10: 34-36:

" Đừng nghĩ rằng ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo.
Vì ta xuống đây để làm cho con trai chống đối cha, con gái chống đối mẹ, và con dâu chống đối mẹ chồng.
Và những kẻ thù của một người thì ở ngay trong nhà hắn.” 

 Những tài liệu khả tín này được trích từ  sách, báo, truyền thanh, truyền hình và  internet.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các tác giả mà tôi đã trích dẫn tài liệu, và xin cáo lỗi vì sử dụng tài liệu mà không xin phép trước.


 Con Của Ba Mẹ

http://www.mentata.com/ds/retrieve/gospel/passage/GPMattC10V34

LỜI THỀ DÒNG TÊN



-CHÚA GIÊ-SU DẠY:
 _ Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta (Luke 19:27 ).
_ Đừng nghĩ rằng ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo.
Vì ta xuống đây để làm cho con trai chống đối cha, con gái chống đối mẹ, và con dâu chống đối mẹ chồng.
Và những kẻ thù của một người thì ở ngay trong nhà hắn. (Matthew 10: 34-36)

Luke 19:27 (New International Version)
But those enemies of mine who did not want me to be king over them—bring them here and kill them in front of me."
http://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke+19:27
Matthew 10:34-36 (King James Version)
34.Think not that I am come to send peace on earth: I came not to send peace, but a sword.
35.For I am come to set a man at variance against his father, and the daughter against her mother, and the daughter in law against her mother in law.
36.And a man's foes shall be they of his own household.
http://www.biblegateway.com/passage/?search=Matthew%2010:34-36&version=9;

- Giáo Hoàng Paul IV  tuyên bố: " Nếu bố tôi lạc đạo (nghĩa là không tin Chúa như tôi tin) thì tôi sẽ đích thân nhúm củi thiêu sống ông ta."


Giáo Hoàng Gregory IX nói: “Bổn phận của mọi tín đồ Gia Tô là phải truy tố những kẻ dị giáo ". Năm 1232 giáo hoàng đã đi đến một quyết định : Ông ra chiếu chỉ thành lập Tòa Án xử Dị  Giáo.
 
 LỜI THỀ DÒNG TÊN
( Con xin tuyên hứa thêm rằng con sẽ, nếu có cơ hội, con sẽ gây ra và tham gia chiến tranh tàn nhẫn, bí mật hoặc công khai, chống mọi kẻ dị giáo, Tin Lành và Tự Do, như con được lệnh thi hành, tận diệt chúng khỏi mặt địa cầu; và con sẽ không chừa một ai, bất kể tuổi tác, nam hay nữ hay tình trạng xã hội; và con sẽ treo cổ, thiêu sống, luộc sống, mổ bụng, siết cổ và chôn sống những kẻ dị giáo ô nhục đó, phanh bụng moi bào thai của vợ chúng, và quật đầu con sơ sinh của chúng vào tường )


  Ignatius of Loyola
Dòng Tên (Society of Jesuits), thành lập bởi  Ignatius of Loyola vào thập niên 1530, với câu nói bất hủ:  “Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội quyết định như vậy.”  (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides).  Dòng Tên được giáo hoàng chấp thuận vào năm 1540.  Để chống đối với Phản Thệ Giáo (Tin Lành), không chấp nhận quyền lực của giáo hoàng, Loyola chủ trương phải tuyệt đối tuân phục Giáo hoàng.  Ngoài ra, Dòng Tên còn chủ trương có thể dùng mọi thủ đoạn, mọi phương pháp để
tạo quyền lực trên khắp thế giới, kể cả gây chiến tranh, ám sát, đầu độc, giết những người không thần phục giáo hoàng v..v.. nếu cần. [“Hãy nhân danh giáo hoàng, đi khắp thế giới để chiếm cứ đất đai.  Người nào không chịu chấp nhận giáo hoàng là đại diện và Phó Nhiếp chính của Jesus, phải nguyền rủa và tận diệt nó.” (Professor Arthur Noble:  “Go ye, then, into all the world and take possession of all lands in the name of the Pope. He who will not accept him as the Vicar of Jesus and his Vice-Regent on earth, let him be accursed and exterminated”).]
Về Dòng Tên, chúng ta có hai văn kiện căn bản:  Lời Thề Của Dòng Tên  [The Jesuit Extreme Oath of Induction]  và Những Huấn Thị Mật Của Dòng Tên [The Secret Instructions Of The JesuitsLời Thề Của Dòng Tên nằm trong nghi lễ phong một linh mục trong Dòng Tên lên một chức vụ chỉ huy cao cấp và được Bùi Kha trích dẫn một đoạn trong đó.  Bùi Kha dùng tài liệu theo “ Bản dịch Thái Vân, Gia Tô thực dân sử liệu của Chu Văn Trình, Văn Sử Ðịa 1990, in lần thứ ba. Ban Tu thư Tự lực, trang 255-257”.  So với nguyên bản bằng tiếng Anh, bản dịch trên có phần thiếu sót và không đúng nghĩa, cho nên tôi xin phép tác giả được edit lại cho phù hợp với văn bản gốc.  Tôi xin bỏ đi những lời của “bề trên” trước cũng như sau nghi lễ tuyên thệ này và chỉ trích dẫn phần Lời Thề, thề trước ba viên chức trong dòng Tên [chứ không phải trước Giáo Hoàng như Bùi Kha trích dẫn].
Khi một linh mục dòng Tên cấp thấp được nâng lên địa vị chỉ huy, ông ta được dẫn đến một nhà thờ của dòng Tên, ở đó chỉ có ba người có mặt, Bề Trên Cả đứng trước bàn thờ.  Hai bên có hai linh mục đứng, một người cầm một phướn vàng và trắng, màu của giáo hoàng, còn người kia cầm một phướn màu đen có hình một con dao găm và dấu thập giá màu đỏ trên một sọ người, ở dưới có hai ống xương bắt chéo [giống như hình trên lá cờ trên thuyền hải tặc] trên có đề chữ INRI, ở dưới có dòng chữ IUSTUM NECAR REGES IMPIUS, có nghĩa là được quyền tiêu diệt các Vua, chính quyền, người cai trị nào không tin và lạc đạo. [Theo định nghĩa của Công Giáo, heretics, thường được dịch là “dị giáo” hay “lạc đạo”, chỉ những người nào không chấp nhận  giáo hoàng, không tuân theo hoặc bỏ giáo thuyết (doctrine) của giáo hoàng.]
(When a Jesuit of the minor rank is to be elevated to command, he is conducted into the Chapel of the Convent of the Order, where there are only three others present, the principal or Superior standing in front of the altar. On either side stands a monk, one of whom holds a banner of yellow and white, which are the Papal colours, and the other a black banner with a dagger and red cross above a skull and crossbones, with the word INRI, and below them the words IUSTUM NECAR REGES IMPIUS. The meaning of which is: It is just to exterminate or annihilate impious or heretical Kings, Governments, or Rulers.)
Và bây giờ chúng ta đi vào phần Lời Thề [Lời thề này chỉ để cho các thành viên dòng Tên được nâng lên cấp chỉ đạo một khu vực, một cộng đồng v..v.., chứ không phải là cho mọi thành viên của dòng tên].  Lời thề này khá dài, cho nên tôi chỉ nêu lên những đoạn điển hình về hai mục đích chính của dòng Tên:  tuyệt đối trung thành với giáo hoàng, và dùng mọi thủ đoạn để tiêu diệt mọi ý thức hệ, chính quyền không tin và tuân phục giáo thuyết của giáo hoàng.
“Con, _____, giờ đây, trước sự hiện diện của Thiên Chúa Toàn năng, của Ðức Mẹ Ðồng trinh Maria thiêng liêng, của các Thánh thần Michael, Thánh John Baptist, các Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-Lồ, và tất cả các vị Thánh và thiên thần ở trên trời, và thưa Ngài, người Cha tinh thần của con, Cha Bề trên Tối Cao của Hiệp hội Jesus [dòng Tên], do Thánh Ignatius Loyola sáng lập trong nhiệm kỳ Giáo hoàng Paul III, và tiếp tục đến ngày nay, được tạo thành từ trong lòng của Mẹ đồng trinh, trong lòng của Thiên Chúa, và quyền năng của Chúa Jesus, xin tuyên bố và thề rằng, Đức Thánh Giáo Hoàng là Phó Nhiếp Chính của đấng Ki-Tô và là vị chủ chăn chân thật và duy nhất của giáo hội Công Giáo hoàn cầu, và vì những chìa khóa để buộc và buông, đã được đấng cứu rỗi của tôi, Jesus Christ, trao cho Đức Thánh Cha, cho nên Người có quyền truất phế những vua chúa, quốc gia, chính quyền dị giáo, tất cả đều bất hợp pháp vì không được giáo hoàng chuẩn nhận, cho nên đều phải hủy diệt. Do đó, với hết sức khả năng của con, con sẽ bảo vệ giáo lý về quyền hành của Đức Thánh Cha chống lại mọi kẻ thoán vị của những kẻ dị giáo  hay Tin Lành hay bất cứ kẻ nào khác, đặc biệt là những kẻ theo Luther ở Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, và quyền năng tự tạo của những giáo hội Anh, Scottland, và mọi tông phái tương tự ở Ái Nhĩ Lan.. và những kẻ dị giáo chống lại giáo hội Mẹ thiêng liêng ở La Mã. Nay con tuyên bố từ bỏ mọi sự trung thành đối với bất cứ ông vua, ông hoàng hay quốc gia nào theo Tin Lành hay chủ thuyết tự do, và không tuân lệnh bất cứ quan tòa hay viên chức chính phủ nào và những luật lệ của họ…
[Những giòng chữ màu xanh nằm trong lời thề chung của các Linh mục Công Giáo (Nguồn: Tài liệu của Cựu Linh Mục John Lyons ở Pensylvania)] 
Con xin tuyên hứa thêm rằng, con sẽ không có ý kiến hay quyết định của riêng mình, hoặc bất cứ sự dè dặt tinh thần nào, ngay cả giống như một xác chết, nhưng sẽ không ngần ngại tuân theo mọi mệnh lệnh mà con nhận được từ các Bề Trên trong tổ chức quân sự của Giáo hoàng và của Jesus Christ…
Con xin tuyên hứa thêm rằng con sẽ, nếu có cơ hội, con sẽ gây ra và tham gia chiến tranh tàn nhẫn, bí mật hoặc công khai, chống mọi kẻ dị giáo, Tin Lành và Tự Do, như con được lệnh thi hành, tận diệt chúng khỏi mặt địa cầu; và con sẽ không chừa một ai, bất kể tuổi tác, nam hay nữ hay tình trạng xã hội; và con sẽ treo cổ, thiêu sống, luộc sống, mổ bụng, siết cổ và chôn sống những kẻ dị giáo ô nhục đó, phanh bụng moi bào thai của vợ chúng, và quật đầu con sơ sinh của chúng vào tường, [Xin để ý, những hành động này và còn ác độc hơn nữa của Giáo hội Công Giáo trong thời thiết lập những tòa án xử dị giáo cùng săn lùng phù thủy là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác, và quật đầu trẻ sơ sinh vào tường là lời dạy trong Kinh Thánh của Ki Tô Giáo] để tận diệt vĩnh viễn cái giống dân đáng ghét của chúng.  Nếu những điều trên không thể làm công khai được, thì con sẽ bí mật dùng thuốc độc, giây thắt cổ, dao găm, đạn chì, không cần biết đến danh giá, cấp bậc, phẩm hạnh hay quyền hạn của chúng, bất kể hoàn cảnh sống của chúng như thế nào, công hay tư, bất cứ khi nào mà con được lệnh làm vậy từ những sứ giả của giáo hoàng hoặc từ Đấng Bề Trên  Tối Cao của dòng Tên. 
The Extreme Oath of the Jesuits:
"I, _ now, in the presence of Almighty God, the Blessed Virgin Mary, the blessed Michael the Archangel, the blessed St. John the Baptist, the holy Apostles St. Peter and St. Paul and all the saints and sacred hosts of heaven, and to you, my ghostly father, the Superior General of the Society of Jesus, founded by St. Ignatius Loyola in the Pontificate of Paul the Third, and continued to the present, do by the womb of the virgin, the matrix of God, and the rod of Jesus Christ, declare and swear, that his holiness the Pope is Christ's Vice-regent and is the true and only head of the Catholic or Universal Church throughout the earth; and that by virtue of the keys of binding and loosing, given to his Holiness by my Savior, Jesus Christ, he hath power to depose heretical kings, princes, states, commonwealths and governments, all being illegal without his sacred confirmation and that they may safely be destroyed. Therefore, to the utmost of my power I shall and will defend this doctrine of his Holiness' right and custom against all usurpers of the heretical or Protestant authority whatever, especially the Lutheran of Germany, Holland, Denmark, Sweden, Norway, and the now pretended authority and churches of England and Scotland, and branches of the same now established in Ireland and on the Continent of America and elsewhere; and all adherents in regard that they be usurped and heretical, opposing the sacred Mother Church of Rome. I do now renounce and disown any allegiance as due to any heretical king, prince or state named Protestants or Liberals, or obedience to any of the laws, magistrates or officers…
I do further promise and declare, that I will have no opinion or will of my own, or any mental reservation whatever, even as a corpse or cadaver (perinde ac cadaver), but will unhesitatingly obey each and every command that I may receive from my superiors in the Militia of the Pope and of Jesus Christ…
I furthermore promise and declare that I will, when opportunity present, make and wage relentless war, secretly or openly, against all heretics, Protestants and Liberals, as I am directed to do, to extirpate and exterminate them from the face of the whole earth; and that I will spare neither age, sex or condition; and that I will hang, waste, boil, flay, strangle and bury alive these infamous heretics, rip up the stomachs and wombs of their women and crush their infants' heads against the walls, in order to annihilate forever their execrable race. That when the same cannot be done openly, I will secretly use the poisoned cup, the strangulating cord, the steel of the poniard or the leaden bullet, regardless of the honor, rank, dignity, or authority of the persons, whatever may be their condition in life, either public or private, as I at any time may be directed so to do by any agents of the Pope or Superior of the Brotherhood of the Holy Father of the Society of Jesus…”
Kết thúc lễ tuyên thệ là người tuyên thệ nhận một bánh thánh từ Bề Trên [để ăn mình thánh Chúa (to witness the blessed Sacrament of the Eucharist)] và viết tên mình bằng đầu mũi dao găm đã nhúng vào máu ở phía trên ngực của hắn [để làm dấu ấn của cuộc giao ước thánh thiện (sealed in the face of this holy covenant)]

http://images.google.nl/imgres?img
http://www.reformation.org/jesuit-oath.jpg&imgref
http://www.reformation.org/jesuit-oath.html

Ngoài bản Lời Thề Của Dòng Tên, còn có một bản văn mật khác của dòng Tên.  Đó là bản văn Secreta Monita, tiếng La Tinh, đã được André Lorulot dịch ra tiếng Pháp là “Les Secrets des Jésuites” (Những Bí Mật Của Những Linh Mục Dòng Tên).  Bản tiếng Anh, “The Secret Instructions of the Jesuits” (Những Huấn Thị Mật Cho Các Linh Mục Dòng Tên) có thể thấy trên nhiều trang nhà trên Internet nếu chúng ta đánh những từ như “The Jesuits” hay “The Jesuit Oath” vào chỗ Search.  Bản Huấn Thị được khám phá ra trong cuộc chiến 30 năm (1617) rồi được Edwin A. Sherman nêu trong tác phẩm The Engineer Corps of Hell của ông năm 1882 (Mr. Sherman included the Secret Instructions in his book published in 1882.), và ngày nay khá phổ biến. Đọc bản Huấn Thị Mật này chúng ta mới thấy các Linh mục dòng Tên đã không từ một thủ đoạn nào để thu thập của cải cho giáo hội.
Bản Huấn Thị mật này gồm 17 chương, mỗi chương gồm một số huấn thị về một mục tiêu nào đó.  Thí dụ, Chương 6 gồm có 11 huấn thị về phương pháp quyến rũ các bà góa phụ giầu (Of the mode of attracting rich widows), Chương 7 gồm 17 huấn thị về phương pháp thu thập tài sản của các góa phụ (System which must be employed with widows and methods of disposing of their property) v..v…  Tôi đề nghị quý độc giả hãy tìm đọc trong Internet bản Huấn Thị mật này để biết rõ tất cả các thủ đoạn về mọi phương diện của các linh mục dòng Tên, từ cách dùng sự xưng tội để dò hỏi về gia đình, người thân, bạn hữu, tài sản v..v.. của người xưng tội (The confessors must not forget to ask with the greatest caution and on adequate occasions of those who confess, what are their names, families, relatives, friends, and properties etc..) cho đến những phương cách vu khống, phóng đại để hạ nhục cá nhân những người ly khai (Constant notice must be given to all the colleges of their having been expelled; and we must exaggerate the general motives of their expulsion; as the little mortification of their spirit; their disobedience; their little love for spiritual exercises; their self love, &c., &c… We must insinuate with caution, similar reasons to these, causing them to be abhorred by the people, that for their expulsion it may appear plausible.)
 
  Những Huấn Thị Mật Của Dòng Tên
http://www.amazon.com/gp/product/1564599124/002-7304268-3352016?v=glance&n=283155
www.giaodiem.com


 
LỜI THỀ  DÒNG TÊN

Trong mọi trường hợp nếu có dịp, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham chiến một cách bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ dị giáo, Tin Lành và Tự Do mà không hề do dự. Khi được lệnh thi hành, con sẽ tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mặt địa cầu, con sẽ không từ một kẻ nào: không kể tuổi tác, đàn ông hay đàn bà, con sẽ treo cổ chúng, thiêu chúng, bỏ vào thùng nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ dị giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng ra và đập nát đầu những hài nhi vào tường, trong mục đích hủy diệt một dân tộc đáng ghét.


Xin cống hiến quý vị bài ''Sơ lược về Dòng Tên''. Bài nghiên cứu của ông Thái Vân in trong cuốn ''Ki Tô Giáo từ thực chất đến huyền thoại'' Do Văn Hóa xuất bản 1996 từ trang 67-87. Trước đây tôi đã post lên DĐNĐ một phần sau của bài này với tựa đề: Lễ nhậm chức và lời thề của các tu sĩ Dòng tên. Hôm nay tôi post lại đầy đủ toàn bài của ông Thái Vân. Kính mời quý vị đọc để hiểu thêm về Dòng Tên. Cái dòng tu mà người TCG cũng như mấy ông LM dòng này rất hảnh diện và hợm hĩnh

Bùi Xuân Phú

SƠ LƯỢC VỀ DÒNG TÊN
Thái Vân
VÀI LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ
Bài nghiên của của ông Thái Vân (trong Văn Sử Địa) về Dòng Tên, một công cụ đặc biệt của Tòa Thánh Vatican, một lực lượng xung kích cao cấp có tính chiến lược toàn cầu để mở mang nước Chúa. Giáo Sĩ Dòng Tên người Pháp đầu tiên đến nước ta là Alexandre de Rhodes, người góp phần vào việc bổ túc chữ quốc ngữ do hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha sáng chế để giảng đạo và để cô lập giới sĩ phu Việt Nam, mà cũng là người thông báo các thông tin kinh tế, chính trị, nhân văn cho các triều đình Tây phương để làm cơ sở cho các giáo sĩ Lambert, Huc, Pallu, Pellerin, Puginier....sau này thuyết phục được thực dân Pháp xâm lăng nước ta.

 
  Linh Mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes

1-Định Nghĩa:
Theo Linh Mục Bùi Đức Sinh thì Dòng Tên do ''Thánh Ignatio thành lập, và mang tên Chúa GiêSu, chứ không phải do Chúa Giêsu đích thân sáng lập. Từ đó người ta quen gọi Dòng Chúa Giêsu là Dòng Tên'' (1)
Tự điển Pháp-Việt của Đào Đăng Vỹ dịch: JÉSUITE = Giáo sĩ dòng Gia Tô (Dòng Tên). Người giả nhân nghĩa, đạo đức giả, thuộc Dòng Gia Tô (Dòng Tên).
Tự diển Anh-Việt của Nguyễn Văn Khôn dịch: JESUIT (n) = thầy tu dòng, giáo sĩ về dòng Gia Tô Hội, người ngụy biện, người giả nhân, giả nghĩa.
Jesuitism (n) = giáo thuyết của thầy tu dòng, Gia Tô Hội, Lòng, tánh giả dối, xảo trá.
Tóm lại, các tự điển Anh-Pháp đều định nghĩa Dòng Tên (Jésuite, Jesuit) là Giáo Sĩ Dòng Gia Tô, hay người giả dối, xảo trá.
Các định nghĩa trên đều đúng vào mỗi trường hợp đã được phong tục, tập quán, luật lệ quy định sẵn cho từng vùng không gian địa lý.
2-Đạo binh Chúa Jésus (Compagnie de Jésus)
-Đạo binh Giáo Hội (The Church Militant).

 

Tổ phụ Dòng Tên là viên cựu Đại úy phế binh Tây Ban Nha Ignatius de Loyola Recaldo sinh năm 1419 tại tỉnh Guipuzcoa thuộc nước Tây Ban Nha (Spain).
Sau khi đã tàn phế vì chiến trận, mộng làm tướng của Ignatius bị tan vỡ, nhưng với bản chất hung bạo, ưa mạo hiểm, thích chinh phục; tuy đã có vợ và con, mà ông vẫn còn nuôi mộng lớn. Cùng thời điểm mà La Mã dưới triều Giáo Hoàng Paul III (1534-1549) đang gặp nạn Ly Giáo từ nhiều thế kỷ trước để lại, và chính bản thân Giáo Hoàng Paul III cũng không được lương thiện (ch II) nên đã có nhiều vị giáo sĩ Gia Tô tách ra khỏi quyền hành của Vatican để lập những Hội Thánh mới, gìn giữ giềng mối của Đạo Chúa trước sự sa đọa của các vị Giáo Hoàng La Mã.


   
  Giáo Hoàng Paul III 

Giáo Hoàng Paul III đang tìm cách giải quyết nạn ly giáo, thì Ignatus xuất hiện như một vị cứu tinh, viên cựu đại úy trình lên Giáo Hoàng một kế sách chống nạn ly giáo bằng cách lập đạo binh tu sĩ gián điệp nằm sâu trong nội bộ các giáo hội ly khai, để từ đó tìm cách ám sát các lãnh tụ, và làm mọi cách để các giáo hội đối lập ấy bị tê liệt hoặc bị tiêu diệt dưới mọi hình thức; những điều này đã được Ignatius viết thành điều luật cho Dòng Tên học tập; và chính cựu Linh Mục Dòng Tên, tiến sĩ Alberto Rivera sau khi phản tỉnh đã công bố tất cả sự thật tàn bạo của Dòng Tên trong các cuốn sách nổi tiếng của ông như The Godfathers, Double Cross, The Force, Exorcists, và Crusaders,...
Ngày 15-8-1534, Ignatius de Loyola (1491-1556) thành lập Hội Jésus (The Society Of Jesus) hay Dòng Tên (The Jesuit) tại nhà thờ Notre Dame trên đồi Montmartre. Hội này còn có tên là Đạo Binh Chúa Jesus (Compagnie de Jésus), tức xương sống của Giáo Hội Gia Tô La Mã sau này.

 
   
  Linh Mục Dòng Tên, tiến sĩ Alberto Riverarara
Dr. Rivera (the man who knew too much) after his conversion to Christ in 1967. Dr. Rivera became a martyr for Jesus in 1997. His brave widow is courageously carrying on his mission.
  http://www.reformation.org/jesuits.html


 
  Alberto Rivera as a young Spanish Jesuit priest during the Franco regime

Đường lối của Dòng Tên được xây dựng trên nguyên tắc Trầm Tư Siêu Việt ((Transcendental meditation) phối hợp nhuần nhuyễn với các môn học:

1.Triết học (Philosophy)
2.Siêu hình học (Metaphisics)
3.Luận lý học (Logic)
4.Tâm lý học Psychology)
5.Phân tâm học (Psychoanalysics)
6.Tâm lý trị liệu (Psychotherapy)
7.Tâm thần bệnh học (Psychiatry)
8.Thần giao cách cảm (Telepathy)
9.Thôi miên (Hypnosis
10 Ma thuật, phù thủy (Parapsychology)
Dòng Tên đã xử dụng các môn học kể trên vào việc Giải Thích Kinh Thánh sao cho phù hợp vào mỗi tình huống nhất định của đối tượng để mê hoặc người theo đạo, kể cả việc xử dụng những thủ đoạn ma thuật,...Thủ đoạn này, đến thời Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) được củng cố thêm bằng một thư luân lưu gởi cho Tổng Giám Mục Paris hồi 1948, trong đó: Phương pháp chú thích kinh điển đạo Thiên Chúa cần phải chú ý đến tất cả những tài liệu Cổ Sinh Vật Học (Palaeontology), Khảo Cổ Học (Archaeology) Văn Minh Học và những lĩnh vực khác của kiến thức .(2)
Để ngăn chận các Giáo Sĩ Dòng Tên tố cáo tội ác của Dòng Tên trước công luận, nên Ignatius ra lệnh cho các nhà hóa học của Giáo Hội sáng chế ra thứ bột cực độc tên là Lentulo được bí mật nhét vào một cái răng của mỗi vị tu sĩ Dòng Tên, bằng cách khoan một răng, nhồi chất bột cực độc, rồi dùng men sứ trám kín. Nếu tu sĩ nào phản bội dòng tu, thì nha sĩ Mafia của Giáo Hội sẽ bơm vào chân răng ấy một Chất Hơi Kích Động có tác dụng làm cho chất bột trong răng tiết ra và ăn lên óc, nạn nhân sẽ chết trong âm thầm, không ai biết lý do. Các công việc trên hoàn toàn bí mật từ lúc khoan răng tới lúc giết nạn nhân.
Dưới đây là một đoạn lời thuật của nạn nhân trong cuộc, vị cựu tu sĩ Dòng Tên đã phản tỉnh hồi năm 1985, Linh Mục tiến sĩ Alberto:
''Trong khi bị đánh thuốc mê, thì viên nha sĩ làm cái răng hàm trên bên trái của tôi... Ông ta khoan qua răng, rút gân máu, dùng chất bột Lentulo nhét vào lỗ khoan rồi hàn lại...
(While I was under anesthesia the dentist worked on my uper left second bicuspid tooth...
He drilled through the crown to expose the nerve canal, reamed it out...then...
He used a Lentulo paste filler to insert the sealer...)
-Năm 1537, ''Đạo Binh Chúa Jésus'' được Giáo Hoàng giao cho nhiệm vụ điều khiển bộ máy lãnh đạo Giáo Hội, và tiến hành những công vụ đặc biệt với các Hội Thánh Tin Lành.
-Ngày 27-9-1540, Giáo Hoàng Paul III ban Tông Chiếu Regimini Militantis Ecclesix cho phép ''Đạo Binh Chúa Jesus'' trở thành một Dòng Tu mang tên Chúa Jesus gọi là Dòng Tên (The Jesuits)
-Năm 1541, Vatican phong hàm tướng cho Ignatius. Để tránh tiếng hiếu chiến, sau này đã được sử gia Gia Tô gọi chệch là Bề Trên Cả (Préposé Général), ngôn ngữ thời nay gọi là Thống Tướng hay Thống Chế.
-Năm 1550, ban hành Nội Quy Dòng Tên. Bản nội quy này đã được sử gia Bùi Đức Sinh gọi là Hiến Pháp!
Nếu đúng thế thì đây là ''Hiến Pháp đặc biệt cho một ĐẠO QUÂN GIÁO HÔI ''(The Church Militant) có nhiệm vụ:
''Đi khắp thế giới rao giảng lời Chúa, giải tội và dùng MOI PHƯƠNG TIÊN CÓ THỂ, với sự trợ lực của Chúa, nhằm cứu rỗi các linh hồn''
Và các tu sĩ Dòng Tên phải là:
''Những khinh binh (Expeditif) sẵn sàng chiến đấu khắp mặt trận''
Dòng Tên đã thực sự là ''một đạo quân mới xuất hiện sẵn sàng chiến đấu tại mặt trận''
''Ignatius de Loyola là một ác quỷ. Ông thành lập một đạo quân Linh Mục hoàn toàn cống hiến cho mệnh lệnh và kỷ luật. Đạo quân đã trở thành ngay lực lượng tôn giáo đánh phá khủng khiếp trong lịch sử. Họ là lực lượng đặc biệt của Vatican.''
''Ignatius de Loyola was a satanic genius. He built an army of Priest completely dedicated to discipline and order.
They soon became the most dreaded regilious strike force in history. They were the special forces for the Vatican''
''Dòng Tên bắt cóc và phá vỡ các quốc gia. Gây chiến và ám sát các Tổng Thống, kể cả Tổng Thống Abraham Lincoln''
(The Jesuits have captured and broken nations. They hae started wars and murdered kings and presidents, including Abraham Lincoln.)
''Dòng Tên đã lật đổ hầu hết mọi chính quyền, ngoại trừ Hoa Kỳ. Nơi họ hoạt động rất tích cực trong các sinh hoạt chính trị, sở di trú..vv...''
(They have been thrown out of almost every nation except the U.S. Where they are very active in controlling politics, U.S Immigration, etc...)
-Năm 1556, Ignatius chết, con trai của ông lúc đó đang làm việc chung với những người ''dị giáo '' tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tân Thế Giới, đặc biệt như ở Âu Châu: Pháp, phía Nam và phía Tây nước Đức, tại những nơi ấy, họ đã chiến đấu chống lại những người ''dị giáo '',...
(When Ignatius died, in 1556, his sons were working amongst pagans in India, China, Japan, the New world, but also and specially in Europe: France, Southern and western Germany, where they fought againsts the Heresy'',...)
Lịch sử thăng trầm, trải rộng khắp thế giới của Dòng Tên, theo họ chủ trương toàn thế giới sẽ thành Gia Tô Giáo; các nước Gia Tô liên kết thành một màng lưới y khuôn La Mã mong muốn, và dưới quyền thống trị của Siêu Cường Tinh Thần Vatican.
Vì chủ trương ấy, nên Dòng Tên đã không từ nan bất cứ một thủ đoạn bạo hành nào phá nát mọi cơ chế của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, để rồi sau đó Vatican lại đóng vai nhân đạo đứng ra giảng hòa và viện trợ ''nhân đạo '' Một dịp may công khai xâm nhập vào nội địa mỗi quốc gia nạn nhân của Dòng Tên!
Cũng chính vì các thủ đoạn kể trên, nên nhiều nước đã chống đối Dòng Tên buộc Giáo Hoàng Clément XIV phải giải tán năm 1773.
Nhưng đó chỉ là trên giấy tờ; thực tế Dòng Tên vẫn hoạt động liên tục cho đến thời hiện đại vì Dòng Tên là hội viên của hội ILLUMINATI!
''Loyola thành lập Hội Jesus (Dòng Tên), là một hội viên của hội ALUMBRADOS nghĩa là truyền ánh sáng hay ILLUMINATI''.
(Ignatius Loyola, fouder of the society of Jesus (The Jesuits), was a member of the ''ALUMBRADOS'' which means ''The ENLIGHTENED'' or ''The ILLUMINATI''.
Và ''Ngay khi Ignatius de Loyola nắm quyền hành trong Vatican, ông đã thiết trí một tổ chức cực kỳ bí hiểm, ''Hội ILLUMINATI '', đưới cái dù của đạo luật La Mã. Hội bí mật ILLUMINATI trở thành một nhánh quan trọng bậc nhất của Dòng Tên.
Loyola hiểu rằng cuối cùng hội ILLUMINATI có thể sẽ có khả năng kiểm soát nền kinh tế thế giới, ngân hàng quốc tế, các lực lượng quân sự, tất cả mọi ngành ma thuật, phù thủy, và các tôn giáo trên thế giới, bắt nhân loại phải quỳ gối với Giáo Hoàng.''
(One Ignatius de Loyola came into power in the Vatican, he placed his occult organization, ''The ILLUMINATI '' under the umbrella of the Roman Catholic Institution. The ILLUMINATI SECRETLY became the most important branch of the Jesuit order.
Loyola knew that eventually the ILLUMINATI would be capaple of controlling the world's economy, international banking, military forces, all branches of witchcraft, and the religions of the world, putting humanity on its knees to serve the Pope)
Và ''Khi việc Loyola thành lập hội ILLUMINATI bị tiết lộ, Dòng Tên dùng tên hội viên trung tín khác là ADAM WEISHAUPT (dưới lễ thề cực độc) để giả vờ tách rời Dòng Tên ra khỏi hội bí mật gốc ILLUMINATI vào ngày 1-5-1776. Việc này làm cho thế giới tin rằng không có sự liên hệ giữa hội ILLUMINATI với hệ thống Giáo Hội Gia Tô.
(When it was beginning to leak out that Loyola founded the ''ILLUMINATI '', the Jesuit used another faithful meme by the name of ADAM WEISHAUPT [under the extreme oath and induction] to pretend to leave the Jesuit order and pretend to be originator of the ILLUMINATI on may 1, 1776. This was done to make the world believe that there is no connection between the ILLUMINATI and the Roman Catholic system)
Tới đây người ta thấy sự thật vào năm 1773 Giáo Hoàng Clement XIV tuyên bố giải tán Dòng Tên chỉ là câu nói và văn kiện lừa gạt công luận, Giáo Hội La Mã chỉ bỏ cái áo Dòng Tên, còn bản thân Dòng Tên, tức cốt lõi của Dòng Tên vẫn còn nguyên vẹn và chìm sâu trong lòng Giáo Hội, điều tiết mọi hoat động của Giáo Hội trong bóng tối, cho đến năm 1814, dưới thờ Giáo Hoàng Pius VII, Dòng Tên tái xuất hiện công khai; thi hành những thủ đoạn đánh phá ngầm các nước trên thế giới như công luận hiện đại phổ biến, đặc biệt tại Châu Mỹ La Tinh.
Lễ nhậm chức và lời thề của các tu sĩ Dòng tên trong buổi lễ.
(Alberto Rivera: ''Double Cross'', trang 12. Library of Congress Catalog Card Number: 66-43356.)
Đấng tối cao:
Này con, cho đến nay con đã được dạy cách đóng vai kẻ đạo đức giả: Trong đám giáo dân Gia Tô, con là một tín đồ Gia Tô Giáo và là một điệp viên ngay trong đám anh em đồng đạo của con; đừng đặt lòng tin vào ai, đừng tín nhiệm kẻ nào. Trong đám người cải cách, con phải là một người cải cách; trong đám người Huguenot, con phải là một tên Huguenot; trong đám Calvinist; con phải là người Calvin; trong đám Tin Lành, con phải là một Giáo hữu Tin Lành; và phải đạt được sự tín nhiệm của họ, phải tìm cách thuyết giáo ngay từ các Giáo Sĩ của họ và phải quyết liệt lên án với tất cả sự nhiệt thành trong bản chất của con, bản chất của Thánh Linh, của Giáo Hoàng chúng ta; và dù con có phải hạ thấp để trở thành một tên Do Thái trong đám dân Do Thái để có thể thâu tóm tất cả những tin tức có lợi cho sứ mạng của con, một tên lính trung thành của Giáo Hoàng.
Bằng sự xảo quyệt đã dạy con, con hãy gieo nhân ghen ghét thù hận giữa các cộng đồng, các tỉnh lỵ và các quốc gia đang sống trong hòa bình, và xúi giục họ, thúc đẩy họ vào những cuộc chiến đẫm máu, tạo ra những cuộc cách mạng và những cuộc nội chiến trong những nước độc lập và phú cường, hãy gặt hái những công trình nghệ thuật và khoa học để vui hưởng phước lành hòa bình.
Hãy hùa theo các quân nhân và bí mật bàn thảo với các anh em Dòng Tên của con, họ có thể ở bên kia chiến tuyến, nhưng hãy công khai chống lại họ, làm như thế con mới có thể liên lạc được với họ; chỉ có điều đó Giáo Hội mới có thể chiến thắng vào giờ chót trong những tình trạng dính chặt vào các Hiệp Ước Hòa Bình và cuối cùng giải quyết được mọi vấn đề.
Con đã được dạy về nhiệm vụ của một điệp viên, bằng quyền lực con hãy thâu tóm tất cả những bản thống kê, những dữ kiện, những tài liệu từ khắp mọi nguồn gốc; phải tự mua chuộc lòng tin cậy , xung qưnh những gia đình Tin Lành và dị giáo trong mọi giai tầng và từng cá tính, chẳng hạn nhà buôn, ngân hàng, luật sư, trong các trường trung và đại học, trong nghị viện, quốc hội, và trong các ngành tư pháp, hội đồng quốc gia, và ''Tất cả mọi vấn đề đối với mọi người '', cho lợi ích của Giáo Hoàng, vì chúng ta là tôi tớ của ngài cho đến hơi thở cuối cùng.
Lời thề của các Tu Sĩ Dòng Tên với Giáo Hoàng.
Giờ này, trước sự hiện diện của Chúa toàn năng, sự cứu rỗi của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, của các thiên thần Michael, của Thánh John Baptist, các Thánh Tông Đồ Peter và Paul, và tất cả các vị Thánh Thần trên Thiên Đàng, và với Cha, vị Cha tinh thần của con, Cha bề trên của Giáo Hội Chúa Jésus, do Thánh Ignatius Loyola sáng lập trong nhiệm kỳ Giáo Hoàng Giáo Hoàng Paul III, và tiếp tục đến ngày nay, được tạo thành từ sự trinh nguyên, khuôn mẫu của Chúa và quyền năng của Chúa cứu thế Jésus.
Xin tuyên thệ rằng:
- Sự Thánh Linh của Giáo Hoàng là đại diện của Chứ Cứu Thế, xứng đáng là thủ lãnh duy nhất của Giáo Hội Gia Tô hay Giáo Hội Toàn Cầu; và theo bí quyết của sự ràng buộc và buông lơi đã được đấng cứu thế, Chúa Jésus ban cho, ngài có quyền năng truất bỏ các vị vua chúa dị giáo, các quốc gia, các nước công hòa quốc dân và các chính quyền, tất cả đều bất hợp pháp nếu họ không chịu phép bí tích của Chúa và chắc chắn họ sẽ bị tiêu diệt.
- Do đó, với quyền lực tối hậu của con, con sẽ cương quyết bảo vệ đường lối, quyền năng và tập quán của Đức Thánh Cha để chống lại tất cả những kẻ tiếm vị, những tên dị giáo hay giới chức Tin Lành và đối với tất cả những kẻ liên đới, chúng sẽ bị tước đoạt và bị coi là dị giáo, chống lại quyền bất khả xâm phạm của Giáo Hội Đức Mẹ La Mã (Mother Church of Rome).
- Giờ đây con xin tuyên bố từ bỏ mọi bổn phận như là món nợ đối với bất cứ tên Vua Chúa dị giáo hay quốc gia mệnh danh là Tin Lành hay Tự Do hoặc tuân theo bất cứ điều luật tài phán hay viên chức nào của họ
- Con xin tuyên hứa thêm rằng, con sẽ không có ý kiến hay quyết định của riêng mình, ngay cả đặc nhượng tinh thần, thể xác, nhưng con không ngần ngại tuân theo mệnh lệnh của Cha Bề Trên trong Vệ Binh của Giáo Hoàng và của Chúa Jésus.
Con Xin tuyên hứa thêm rằng:
- Trong mọi trường hợp nếu có dịp, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham chiến một cách bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ dị giáo, Tin Lành và Tự Do mà không hề do dự. Khi được lệnh thi hành, con sẽ tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mặt địa cầu, con sẽ không từ một kẻ nào: không kể tuổi tác, đàn ông hay đàn bà, con sẽ treo cổ chúng, thiêu chúng, bỏ vào thùng nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ dị giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng ra và đập nát đầu những hài nhi vào tường, trong mục đích hủy diệt một dân tộc đáng ghét.
- Khi nhiệm vụ kể trên không thể thi hành một cách công khai, con sẽ BÍ MẬT DÙNG LY THUỐC ĐÔC, DÙNG DÂY THẮT CỔ, DAO GĂM HAY ĐẠN CHÌ, không cần biết đến danh giá, cấp bậc, phẩm hạnh hay quyền hạn của một người hay một nhóm nào, bất cứ hoàn cảnh nào của họ trong cuộc sống, dù đời công hay cá nhân, bất cứ khi nào được lệnh thi hành của bất cứ vị đại diện nào của Giáo Hoàng hay Cha Bề Trên, của tình Huynh Đệ của Hội Thánh Linh Chúa Jésus.
- Trong sự xác quyết tuyên thệ, con xin dâng hiến đời con, linh hồn con, và tất cả quyền năng cụ thể của con, và với lưỡi dao ''Thánh Giáo '' mà con hiện đã nhận được, con sẽ viết tên con bằng chính máu của con, trong lời thề này; nếu con giả dối hay yếu mềm trong quyết định của con, thì người đại diện hay bạn đồng ngũ, vệ binh của Giáo Hoàng có thể cắt bỏ tay chân con, cưa cổ con từ tai này qư tai kia, banh bụng con nhét lưu huỳnh vào mà đốt, con xin chịu tất cả những hình phạt đau đớn trên trái đất và linh hồn con sẽ bị quỷ sứ dưới địa ngục hành hạ đời đời.
(Xin bỏ nguyên 2 bài tiếng Anh, vì quá dài)
Những hoạt động của Dòng Tên tại Việt Nam.
Các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đến VN gồm: Pierre Marquez, Ignace Baudet, Ordonez de Cevalos, Francesco Rivas,...đều là những người Bồ Đào Nha, đã len lỏi vào chính quyền Chúa Trịnh đương thời, nổi bậc nhất là giáo sĩ ''Ordonez de Cevalos vừa là một giáo sĩ vừa là một võ qưn có tài ''
Năm 1624, giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) xâm nhập Trung Việt bị Trấn Thủ Quảng Nam đuổi về Macao; đến năm 1642, Đắc Lộ theo đám nhà buôn Bồ Đào Nha trở lại Hải Phố tặng Chúa Nguyễn vài chiếc đồng hồ để được giảng đạo, nhưng rồi cũng bị Chúa Nguyễn đuổi khỏi Huế.
Tháng1-1644, Đắc Lộ trở lại Đà Nẵng và Huế tặng Chúa Nguyễn kỷ vật để được giảng đạo, nhưng đến ngày 3-7-1645, Đắc Lộ bị đuổi khỏi Trung Việt, không bao giờ được phép trở lại VN nữa.
Khi mới vào VN, các tu sĩ Dòng Tên đã được Chúa Nguyễn đón tiếp trọng thể, được tự do xây cất nhà thờ và được giảng đạo.
Sau khi đã có nhiều người theo đạo, các tu sĩ này áp dụng điều luật:
''Luật Công Giáo cấm không được thắp hương, đốt nến để thờ lạy những người quá cố ''.
Đắc Lộ buộc người theo đạo phải tuân theo:
''Ngày tết, giáo sĩ không cấm bổn đạo trồng cây nêu, nhưng VỚI ĐIỀU KIÊN mỗi cây nêu đều có Thánh Giá ''
Ngày mồng một tết dâng kính Đức Chúa Cha, ngày mồng hai Đức Chúa Con, và ngày mồng ba Đức Chúa Thánh Thần ''.
Sau khi theo đạo, phong tục, tập quán VN bị mất dần bỡi những phong tục Tây; những ngày lễ, tết cũng dần dần theo Tây; chỉ sùng kíng những ''Thiên Thần Da Trắng Xa Lạ '', còn Ông Bà, Tổ Tiên đều là những ma quỷ không đáng sùng kính''.
Đắc Lộ nói với một ông thầy pháp:
''Giáo sĩ cho ông một tượng thánh giá, bảo ông về PHÁ HẾT CÁC BAN THƠ, đem nước Thánh vẩy khắp nhà ''.
Đập bàn thờ, bỏ cúng lễ tổ tiên, phá tượng Phật bằng cách cho người nhét hóa chất vào tượng Phật, ngụy tạo một hiện tượng huyền bí để lừa gạt người theo đạo về sức mạnh của Chúa:
Hồi ấy có một tượng Bụt bằng đồng mà xưa kia Trịnh Tráng thờ kính, tượng ấy bỗng dưng toát mồ hôi, và ngôi chùa tự nhiên rung lên. Hiện tượng lạ ấy còn diễn ta một lần nữa và lần này đầu của tượng Phật rơi ra khỏi cổ.
Dòng Tên bị chống đối và giải tán
Năm 1759, vua José nước Bồ Đào Nha bị Dòng Tên mưa sát. Nên Thủ Tướng Bồ Đào Nha là Pombat đã yêu cầu Giáo Hoàng Benedict XIV (1740-1758) bãi bỏ Dòng Tên.
Dòng Tên ở thời điểm này thành một tổ chức khuynh đảo và giết người khủng khiếp, giết cả các bậc vua, chúa, lãnh tụ các hội đoàn chánh đảng; nếu những nạn nhân không chịu thông thuộc đường lối của Dòng Tên. Năm 1761, văn hào Voltaire đã nói:
''Phá được Dòng Tên, tức là phá được tôn giáo ác ôn này ''
Cũng vì những hành vi khuynh đảo, nên Thủ Tướng Bồ Đào Nha Pombat đã trục xuất 600 Linh Mục Dòng Tên, dân chúng nổi dậy giết chết 3 LM, chiếm các tu viện.
Tại Pháp, dưới triều vua Louis XV, cũng trục xuất 4.000 tu sĩ Dòng Tên. Các nước Tây Ban Nha, Napoli, Parma cũng đòi hỏi La Mã giải tán Dòng Tên, nếu không sẽ có ly giáo.
''Năm 1667, gần 6.000 tu sĩ Dòng Tên bị vua Carlos III trục xuất khỏi Tây Ban Nha. Qua năm sau, các thầy còn phải đuổi ra khỏi vương quốc Napoli, Parma và đảo Malte, khiến Đức Thánh Cha sầu khổ quá mà từ trần''
Đến thời Giáo Hoàng Clément XIV (1769-1774), bị vua ba nước Pháp, Tây Ban Nha và Napoli ép Vatican phải bãi bỏ Dòng Tên, Giáo Hoàng phải nhượng bộ và than:
''Ta đã bị ép tình''
Ngày 21-7-1773, Giáo Hoà Clément XIV công bố lệnh bãi bỏ Dòng Tên:
'' Ta muốn có sự hòa thuận lâu dài trong Hội Thánh và ta cũng nghĩ rằng Dòng Tên không còn giúp Hội Thánh được như xưa, và còn nhiều lý do khác không cần thiết kể ra đây, ta tuyên bố bãi bỏ Dòng Tên, các hoạt động, các tu viện và hiến pháp của dòng này ''.
''Năm 1773, Giáo Hoàng Clément giải tán hội Dòng Tên''
Nhưng đó chỉ là trên giấy tờ; thực tế Dòng Tên vẫn hoạt động liên tục cho đến thời hiện đại vì Dòng Tên là hội viên của hội Illuminati.
Thái Vân

*Hầu hết những chi tiết trong bài này. Ông Thái Văn lấy từ cuốn ''Lịch Sử giáo hội Công Giáo'' phần 2 của Linh Mục Sử gia Bùi Đức Sinh và những cuốn sách của tiến sĩ, linh mục Dòng Tên Alberto Rivera

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét