Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 85

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-------------------
-Các "đồng chí" lãnh đạo nhà nước ta còn có một "truyền thống" là nể nang, không dám xử phạt thích đáng những quan chức vì cuồng tham ích kỷ mà tìm đủ mọi cách bẩn thỉu để bòn rút "lộc nước", mà vô cảm "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", mà trù dập đồng nghiệp, phạm tội trước nhân dân, không dứt khoát loại trừ những quan chức đã đánh mất hết uy tín cá nhân trong quần chúng nhân dân, vẫn còn lối xét xử bao che, diễn kịch kiểu "thượng đội hạ đạp".
-Sự nở rộ nạn cường hào ác bá hiện nay có nguyên nhân sâu xa, không thể nói khác được, là từ sự sai lầm về mặt bản chất của thiết chế mà ra.
-Sao các "đồng chí" ngu thế, vô cảm thế? Làm những chuyện tán tận lương tâm thế mà vẫn làm được! Nhà nước vì dân mà như thế à?
-Đúng là "lấy oán báo oán, oán oán chất chồng"!
-Hãy nằm lòng câu: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"mà chấn chỉnh lại đi kẻo sụp đổ chế độ!
-------------------------------------

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                 

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

Tự Nguyện - Trọng Tấn

-Đừng tưởng dân chúng tôi "ngu", chính tầng lớp tư sản đỏ các ông mới "cu đen". Mà cu đã đen thì máu không còn đỏ, hết xài!
-------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                    Đề nghị bắt giam hàng loạt cán bộ Tòa án , kiểm sát, ngân hàng ở Bắc Ninh ....

Có cán bộ ngân hàng tiếp tay, Tổng Giám đốc CIMCO chiếm đoạt hơn 130 tỷ đồng


BNEWS.VN Ngày 15/10, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm bị cáo Chu Minh Ngọc (sinh năm 1976, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty CIMCO về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Kim Anh - TTXVN
Ngày 15/10, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Chu Minh Ngọc (sinh năm 1976, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây lắp và vật liệu công nghiệp - CIMCO, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn vật tư kỹ thuật TMC) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Cùng ra tòa với bị cáo Ngọc trong vụ án này còn có 12 bị cáo khác. Trong đó, 6 bị cáo: Hà Trùng Dương (sinh năm 1976, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu vật tư thiết bị Tam Sơn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn vật tư kỹ thuật TMC), Lê Thị Hương (sinh năm 1974, nguyên kế toán trưởng CIMCO), Trần Mạnh Hải (sinh năm 1979, thành viên Công ty cổ phần thép Vinarich, nay đổi tên là Công ty cổ phần thép Phú Thịnh), Lê Thành Dũng (sinh năm 1979, Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ Vạn Lộc), Vũ Duy Trinh (sinh năm 1978, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ 24/7) và Nguyễn Văn Phượng (sinh năm 1963, nguyên Đội trưởng Đội bảo vệ Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Năm Sao). Sáu bị cáo này cùng bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sáu bị cáo còn lại đều nguyên là cán bộ ngân hàng, gồm: Vũ Đức Thực (sinh năm 1977, nguyên Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần, viết tắt là TMCP Phương Đông - Chi nhánh Thăng Long), Hoàng Văn Đông (sinh năm 1982, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Thăng Long), Nguyễn Văn Khuê (sinh năm 1982, nguyên Chuyên viên Phòng khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Thăng Long), Lương Duy Huỳnh (sinh năm 1977, nguyên Giám đốc Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Thăng Long), Tô Quang Tuyển (sinh năm 1982, nguyên Phó phòng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Thăng Long) và Nguyễn Thị Vân Khánh (sinh năm 1979, nguyên Trưởng phòng quản lý tín dụng Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Thăng Long). Các bị cáo này cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo cáo trạng công bố tại phiên tòa, Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây lắp và vật liệu công nghiệp (viết tắt Công ty CIMCO, địa chỉ tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Chu Minh Ngọc làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty. Ngoài ra, Chu Minh Ngọc còn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn vật tư kỹ thuật TMC (Công ty TMC), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị Tam Sơn (Công ty Tam Sơn) do Hà Trùng Dương đứng tên làm Giám đốc và Công ty xuất nhập khẩu CIM. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của các Công ty này thuộc sở hữu của Chu Minh Ngọc và do Chu Minh Ngọc chỉ đạo, điều hành, quyết định.

* Lập hồ sơ khống, chiếm đoạt 132 tỷ đồng của 2 ngân hàng

Năm 2010 - 2011 Công ty CIMCO kinh doanh thua lỗ, không có tài sản, không còn khả năng thanh toán nợ vay đến hạn tại các ngân hàng. Để có tiền trả nợ ngân hàng và sử dụng vào các mục đích khác, Chu Minh Ngọc đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Thăng Long (OCB Thăng Long) và Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex - Chi nhánh Thăng Long (PGBank Thăng Long).

Cụ thể, Chu Minh Ngọc đã chỉ đạo Lê Thị Hương, Kế toán trưởng Công ty CIMCO lập khống báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh... để được ký 3 hợp đồng hạn mức tín dụng với OCB Thăng Long và PGBank Thăng Long. Sau đó để được OCB Thăng Long, PGBank Thăng Long giải ngân, Chu Minh Ngọc đã chỉ đạo Lê Thị Hương, Hà Trùng Dương lập và ký hợp đồng, xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống về việc mua bán thép với các Công ty TMC, Công ty Tam Sơn, Công ty Vạn Lộc, Công ty Vinarich. Chu Minh Ngọc sử dụng các tài liệu này làm tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai và đã được 2 ngân hàng này giải ngân.

Đơn cử, ngày 20/10/2010, Ngọc đề nghị vay 100 tỷ đồng của OCB Thăng Long để bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh của CIMCO. Kèm theo đơn xin vay vốn là điều lệ doanh nghiệp, báo cáo tài chính và phương án kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn tài liệu trong hồ sơ vay vốn là không có thật mà do Ngọc chỉ đạo Lê Thị Hương (Kế toán trưởng CIMCO) lập khống, không đúng với tình hình kinh doanh của CIMCO.

Nhận được đề nghị cho vay vốn, ngày 28/10/2010, OCB Thăng Long, đại diện là bà Đỗ Thúy Nga - Giám đốc chi nhánh (sau này là Vũ Đức Thực) ký hợp đồng tín dụng hạn mức cho CIMCO vay 100 tỷ đồng, thời hạn vay là 12 tháng và lãi suất tính theo từng thời điểm giải ngân. Tài sản đảm bảo cho khoản vay trên là Nhà máy sản xuất ống thép đang được xây dựng tại Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) và hàng hóa là thép các loại hình thành từ vốn vay.

Để được OCB Thăng Long giải ngân theo từng khế ước nhận nợ, Ngọc tiếp tục chỉ đạo kế toán trưởng doanh nghiệp lập giấy đề nghị giải ngân kèm theo các Hợp đồng mua bán thép khống cùng hóa đơn giá trị gia tăng giữa CIMCO và các bên bán là các công ty do Ngọc đứng đằng sau. Sau đó, OCB Thăng Long và Ngọc ký hợp đồng cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay, đồng thời giao cho Công ty Bảo vệ Năm Sao bảo vệ hàng hóa thông qua hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ tài sản đảm bảo nợ vay năm 2011.

Cơ quan tố tụng xác định, với thủ đoạn này, Ngọc đã lừa đảo, chiếm đoạt của Ngân hàng TMCP Phương Đông và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex hơn 132 tỷ đồng.
Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: Kim Anh - TTXVN
* Ký giải ngân mà không bổ sung tài sản bảo đảm

Theo cáo trạng, đồng phạm cho bị cáo Chu Minh Ngọc chiếm đoạt được số tiền đặc biệt lớn nêu trên còn có sự “tiếp tay” của một loạt lãnh đạo, cán bộ của 2 chi nhánh ngân hàng liên quan.

Viện Kiểm sát nhân dân cho rằng, quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn và hồ sơ giải ngân của CIMCO đối với các hợp đồng hạn mức tín dụng, các bị cáo Vũ Đức Thực, Hoàng Văn Đông và Nguyễn Văn Khuê đã có những hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, bị cáo Thực trên cương vị Giám đốc OCB Thăng Long đã ký 27 khế ước cho Công ty CIMCO vay hơn 221 tỷ đồng và hơn 210.000 USD để mua 23.625,591 tấn thép. Tài sản đảm bảo cho từng khế ước nhận nợ là thép hình thành từ vốn vay. Quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty CIMCO, bị cáo Thực đã không đánh giá đúng khả năng tài chính, khả năng trả nợ khi cho Công ty CIMCO vay vốn; không kiểm soát được tài sản đảm bảo. Khi Công ty CIMCO không trả được nợ khoản vay trước, Vũ Đức Thực vẫn chỉ đạo lập, ký tờ trình thay đổi bổ sung điều kiện tín dụng đối với Công ty CIMCO, tiếp tục đề nghị gia hạn thực hiện Hợp đồng tín dụng hạn mức; ký giải ngân mà không bổ sung tài sản bảo đảm, sử dụng tài sản bảo đảm đang tồn kho trên hồ sơ là 8.483,67 tấn thép (nhưng thực tế Vũ Đức Thực không kiểm soát được số tài sản bảo đảm này), không mua bảo hiểm cho 2.390 tấn thép là tài sản đảm bảo hình thành từ L/C, không tiếp nhận tài sản đảm bảo... dẫn đến việc Công ty CIMCO không có tài sản đảm bảo để trả nợ cho OCB Thăng Long.

Tương tự, bị cáo Hoàng Văn Đông (nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp OCB Thăng Long) cũng không đánh giá hết khả năng tài chính, khả năng trả nợ khi cho CIMCO vay vốn, không kiểm soát được tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, bị cáo Đông còn ký tờ trình bổ sung, thay đổi điều kiện tín dụng đối với CIMCO không nêu rõ công ty này không hợp tác bàn giao tài sản bảo đảm; kiểm tra, tiếp nhận, quản lý tài sản đảm bảo không đúng quy định của ngân hàng.

Đối với nhóm 3 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ PGBank Thăng Long. Viện Kiểm sát nhân dân nhận định: nguyên Giám đốc PGBank Thăng Long Lương Duy Huỳnh đã ký giải ngân cho Công ty CIMCO hơn 270 tỷ đồng và trên 4.385.000 USD thông qua 30 Giấy nhận nợ. Công ty CIMCO đã tất toán 12 Giấy nhận nợ với số tiền hơn 111 tỷ đồng và trên 4.385.000 USD, đồng thời thanh toán hơn 12 tỷ đồng cho 2 Giấy nhận nợ, đến ngày 20/10/2016 còn nợ hơn 146 tỷ đồng gốc. Sau khi giải ngân đến quý 3 năm 2011, Huỳnh thấy không kiểm soát được tài sản bảo đảm (thép) hình thành từ vốn vay và Công ty CIMCO không trả được nợ đối với hợp đồng tín dụng trước, nhưng Lương Duy Huỳnh vẫn chỉ đạo cấp dưới tiếp tục giải ngân cho Công ty CIMCO vay vốn mà không cần tài sản bảo đảm. Ngoài ra Lương Duy Huỳnh còn có hành vi ký giải ngân cho Công ty CIMCO khi Công ty CIMCO không có vốn đối ứng; ký khống 6 Biên bản bàn giao tài sản bảo đảm nhằm che giấu việc giải ngân cho Công ty CIMCO vay vốn khi không có tài sản bảo đảm và sử dụng vốn vay sai mục đích.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 5 ngày./.

“Tiếp tay” lừa đảo, hàng loạt cán bộ ngân hàng hầu tòa

Dân trí Các bị cáo Hà, Hồng và Nguyệt sai phạm trong quá trình thụ lý, đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau giải ngân, qua đó “tiếp tay” cho bị cáo Thiện chiếm đoạt của BIDV Tây Sài Gòn hàng chục tỉ đồng.

Ngày 26/10, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử sơ thẩm vụ án thất thoát hàng trăm tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Sài Gòn (BIDV Tây Sài Gòn).
Dùng dự án ảo đổi tiền thật
Bị cáo Hoàng Thái Hà (nguyên Trưởng Phòng Quan hệ khách hàng BIDV Tây Sài Gòn), Hoàng Thị Bích Hồng, Tạ Minh Nguyệt (nguyên nhân viên BIDV Tây Sài Gòn) hầu tòa về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Các bị cáo Huỳnh Công Thiện (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thương mại Giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh), Phan Mộng Hoàng (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Phi Long) và 5 chủ doanh nghiệp khác hầu tòa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
img_8628

Các bị cáo tại Phiên tòa.
Liên quan đến vụ án, ông Phạm Quốc Hùng (nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Tín dụng BIDV Tây Sài Gòn) có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra, ông Hùng qua đời do lâm bệnh nặng. Vì vậy, cơ quan điều tra không xử lý hành vi phạm tội của ông này.
Theo cáo trạng, Huỳnh Công Thiện sử dụng pháp nhân nhiều công ty, "vẽ" dự án kinh doanh, lập khống hồ sơ vay vốn BIDV Tây Sài Gòn. Cụ thể, từ năm 2007-2009, Thiện ký 7 hợp đồng với BIDV Tây Sài Gòn, vay gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu USD. Những dự án kinh doanh Thiện mang đến ngân hàng thế chấp đều là dự án ảo. Nhóm Thiện dùng tiền vay từ hợp đồng sau thanh toán hợp đồng trước.
Tính đến cuối năm 2015, Thiện còn nợ BIDV Tây Sài Gòn 157,8 tỉ đồng cùng 421.322 USD (tiền gốc). Trong khi tài sản thế chấp các khoản vay này chỉ có định giá là 84,5 tỉ đồng. 6 bị cáo khác là chủ doanh nghiệp nghe lời Thiện, ký nhiều giấy tờ, chứng từ hợp thức hóa hồ sơ vay.
Về phía ngân hàng, bị cáo Hoàng Thái Hà tư vấn, hướng dẫn Thiện sử dụng doanh nghiệp do người khác đứng tên làm thủ tục vay vốn. Khi thẩm định, Hà vẫn đánh giá những công ty trên độc lập và đồng ý ký hợp đồng tín dụng; ký xác nhận vào biên bản kiểm tra sử dụng vốn... Hồng và Nguyệt sai phạm trong quá trình thụ lý, đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau giải ngân. Hành vi trên khiến ngân hàng giải ngân cho Thiện gần 218 tỉ đồng và 1,162 triệu USD.
Cán bộ ngân hàng không thừa nhận hành vi phạm tội
Lời khai của các bị cáo và bên liên quan tại tòa thể hiện nhiều tình tiết phức tạp về tài sản thế chấp, trong đó có dự án siêu thị WinMart (Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh).
Năm 2017, Huỳnh Công Thiện cầm cố siêu thị WinMart vay 40 tỉ đồng. Đáng nói, tài sản bảo đảm cho hợp đồng tín dụng này là tài sản hình thành trong tương lai của dự án siêu thị WinMart (định giá hơn 94,5 tỉ đồng). Trong hồ sơ vay có hợp đồng thể hiện Công ty Phi Long cho Công ty Thiện Linh thuê khu đất xây siêu thị với giá 64,8 tỉ đồng. BIDV coi đây là 2 căn cứ khi duyệt và giải ngân vốn vay. Tuy nhiên, BIDV giải ngân sau khi 2 doanh nghiệp đã chấm dứt hợp đồng thuê đất.
Tại tòa, bị cáo Hà xin xét xử vắng mặt vì đang điều trị bệnh tâm thần. Bị cáo Nguyệt và Hồng không thừa nhận hành hành vi mà cho rằng mình mình làm đúng quy định của ngân hàng.
Kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện KSND TPHCM trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo. Theo đại diện Viện kiểm sát, tại phiên tòa một số bị cáo kêu oan, tuy nhiên căn cứ vào hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định cáo trạng của Viện KSND Tối cao truy tố là đúng người, đúng tội, không oan sai.
img_8629

Bị bệnh nặng, Thiện được Viện kiểm sát đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo.
Trong vụ án này, bị cáo Thiện là người chủ mưu, thực hiện hàng loạt hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, tuy nhiên hiện nay bị cáo đang bị bệnh nặng nên cần xem xét khi lượng hình. Các đồng phạm khác, phạm tội với vai trò hạn chế không được hưởng lợi nên cần xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo.
Bị cáo Hà với vai trò là trưởng phòng quan hệ khách đã hướng dẫn bị cáo Thiện hướng dẫn Thiện sử dụng doanh nghiệp do người khác đứng tên làm thủ tục vay vốn. Bị cáo Hồng và Nguyệt đã làm trái với quy định trong hoạt động tín dụng. Các bị cáo phạm cố tình phạm tội và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Từ đó đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị Hà 8 – 10 năm tù, bị cáo Hồng 5 -6 năm tù, bị cáo Nguyệt 4 -5 năm tù về về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bị cáo Huỳnh Công Thiện bị đề nghị 26 năm 6 tháng – 27 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đồng phạm của Thiện bị đề nghị mức án từ 2 -13 năm tù.
Phiên tòa bắt đầu tranh luận.
Xuân Duy

Bắt giam cựu nữ cán bộ viện kiểm sát lừa đảo bằng sổ đỏ

Chỉ với một sổ đỏ, nữ cán bộ kiểm sát tỉnh Bắc Giang đã mang thế chấp, bán cho ba người với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Ngày 9/9, một nguồn tin cho biết Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Trịnh Thị Thanh (36 tuổi, cựu cán bộ VKSND tỉnh Bắc Giang) để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bat giam cuu nu can bo vien kiem sat lua dao bang so do hinh anh 1
Trịnh Thị Thanh tại cơ quan công an.
Theo thông tin ban đầu, năm 2015, Thanh sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại TP Bắc Giang để thế chấp, vay của ông N.V.T. số tiền 2,7 tỷ đồng.
Sau khi thế chấp vay được tiền, Thanh báo mất sổ đỏ và xin cấp lại sổ mới. Đến tháng 9/2017, bằng mối quan hệ của mình, Trịnh Thị Thanh thuyết phục và dùng sổ đỏ của mảnh đất trên để làm thủ tục sang tên rồi bán cho một cá nhân khác với giá 4 tỷ đồng.
Chưa dừng lại, đến tháng 4, bị can này tiếp tục sử dụng sổ đỏ này để lừa bán cho một đôi vợ chồng với số tiền 3,4 tỷ đồng.
Trước đó, cũng tại Bắc Giang, cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Văn Huyên (53 tuổi, cựu thẩm phán TAND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về tội Nhận hối lộ.
Bước đầu xác định ông Huyên được phân công thụ lý vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn. Quá trình giải quyết, ông Huyên đã gợi ý với bị can muốn giảm nhẹ mức án thì phải chi tiền để chạy án với mức giá 60 triệu đồng.
Theo Phúc Bình/Pháp luật TP.HCM

Viện kiểm sát nhân dân TP Bắc Ninh phối hợp với Tòa án nhân dân TP Bắc Ninh tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”

Thực hiện kế hoạch công tác Kiểm sát năm 2018, ngày 14/11/2018, Viện kiểm sát nhân dân TP Bắc Ninh phối hợp với Tòa án nhân dân TP Bắc Ninh tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

Tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm có đồng chí Nguyễn Văn Thanh – Trưởng phòng 10 Viện KSND tỉnh; đại diện lãnh đạo, Kiểm sát viên đơn vị Viện kiểm sát nhân dân huyện Quế Võ và toàn thể các đồng chí lãnh đạo, Kiểm sát viên, kiểm tra viên, chuyên viên Viện KSND thành phố Bắc Ninh.
Đại diện Viện kiểm sát kiểm sát xét xử tại phiên tòa
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa là: Đồng chí Nguyễn Thị Mai Anh – Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân TP Bắc Ninh.
Vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa:
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
          Địa chỉ: Số 198, đường Trần Quang Khải, phường Lý Thải Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
          Người đại diện theo pháp luật: Ông Nghiêm Xuân Thành - Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên.
          Người đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Thị Hải Yến - Trưởng phòng khách hàng bán lẻ,  Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh và ông Hoàng Quốc Dũng - Phó trưởng phòng khách hàng bán lẻ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh.
          Bị đơn: Công ty TNHH Bao bì Minh Đức
          Địa chỉ: Khu 2, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;
Đại diện theo PL: Ông Đinh Văn Hoan - giám đốc;
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
- Ông Đinh Văn Khóa, sinh năm 1968; bà Trần Thị Thắm, sinh năm 1970 và chị Đinh Thị Thúy Nga, sinh năm 1990, cùng trú tại: Tổ dân phố số 1, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Bà Đinh Thị Hoa Hạnh, sinh năm 1974; Chị Đinh Thị Huệ, sinh năm 1993; Anh Đinh Văn Đức, sinh năm 1996, cùng có HKTT tại: Thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, cùng tạm trú tại: Khu 2, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Cả hai người liên quan đều không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.
Nội dung vụ án:
Theo đơn khởi kiện của Nguyên đơn trình bày: Ngày 23/09/2011, giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Công ty TNHH Bao bì Minh Đức ký hợp đồng tín dụng theo dự án đầu tư phát triển số 007/11/ĐTDA/BN. Theo hợp đồng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cho Công ty TNHH Bao bì Minh Đức vay 1.100.000.000 đồng (một tỷ một trăm năm mươi triệu đồng chẵn); theo đó:
- Mục đích sử dụng: Thanh toán chi phí thiết bị dự án đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bao bì Carton;
- Thời hạn vay: 60 tháng, kể từ ngày bên vay rút khoản vốn đầu tiên;
- Biện pháp bảo đảm tiền vay: Hợp đồng thế chấp tài sản số 095/09/HĐTC/BN ngày 05/06/20011 và Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai số 246/11/HĐTC/BN ngày 23/09/2011.
- Giải ngân vào các ngày: Ngày 17/01/2014 giải ngân 1.400.000.000đ; ngày 20/1/2014 giải ngân 1.490.000.000đ; ngày 25/02/2014 giải ngân 609.000.000đ.
Ngày 31/07/2013, Ngân hàng và Công ty Minh Đức ký hợp đồng tín dụng hạn mức số 060/13/HM/BN, theo đó:
- Hạn mức tín dụng: 3.500.000.000đ;
- Mục đích sử dụng: Bổ sung vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Thời hạn cho vay: Tối đa 05 tháng kể từ ngày rút vốn đến ngày bên vay trả xong nợ tính cho từng lần rút vốn (theo từng giấy nhận nợ);
- Biện pháp bảo đảm tiền vay: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 193/10/HĐTC/BN ngày 22/09/2010 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 055/10/HĐTC/BN ngày 28/04/2010; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 410/13/HĐTC/BN ngày 02/08/2013.
- Giải ngân vào các ngày: Ngày 06/10/2011 giải ngân 570.142.300đ; ngày 13/12/2011 giải ngân 529.857.700đ.
Tài sản thế chấp bao gồm:
- Hợp đồng thế chấp số 410/13/HĐTC/BN ngày 02/8/2013: Giá trị QSD đất số: BL 199009 do UBND huyện Chương Mỹ cấp ngày 29/10/2012. Địa chỉ thửa đất: Thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Diện tích: 359.0 m2. Thửa đất số: 69, tờ bản đồ số:6. Mục đích sử dụng đất: Đất ở: 180m2; Đất trồng cây lâu năm: 179.0m2. Thời gian sử dụng: Đất ở: Lâu dài; Đất trồng cây lâu năm: đến tháng 10/2043. Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Bên bảo lãnh là ông Đinh Văn Hoan và bà Đinh Thị Hoa Hạnh.
- Hợp đồng thế chấp số 055/10/HĐTC/BN ngày 28/04/2010: Giá trị QSD đất và TSGLVĐ theo GCN QSD đất số: E 791741 do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 05/9/1995. Địa chỉ thửa đất: KTT Công ty xuất nhập khẩu xã Van Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là KTT công ty Xuất nhập khẩu, phường La Khê, quận Hà Đông). Diện tích: 42m2. Thửa đất số: 61. Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài. Mục đích sử dụng đất: Đất ở. Bên bảo lãnh là ông Đinh Văn Khóa và bà Trần Thị Thắm.
- Hợp đồng thế chấp số 193/10/HĐTC/BN ngày 22/9/2010: Giá trị QSD đất và TSGLVĐ theo GCN QSDĐ số: AB 990543 do UBND thị xã Bắc Ninh cấp ngày 16/06/2005. Địa chỉ thửa đất: Đồi Dinh, Khu 8, phường Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (nay là khu 8, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Diện tích: 69.21 m2. Mục đích sử dụng đất: Đất ở tại đô thị. Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Bên bảo lãnh là ông Đinh Quang Thanh và bà Hoàng Lý Mai.
- Hợp đồng thế chấp số 095/09/HĐTC/BN ngày 05/6/2009: Máy móc thiết bị: đầu máy sóng sây dầu, bộ hồ 7 lớp chạy độc lập, nộ tải, chân nâng máy bằng thủy lực, máy khuấy hồ ngang, chăn băng tải kéo giấy, rùa đẩy giấy dọc, mâm nhiệt sấy hơi...Bên bảo lãnh là Cty BB Minh Đức.
- Hợp đồng thế chấp số 363/11/HĐTC/BN ngày 22/12/2011: Máy móc thiết bị: máy bổ chạp, máy ghim, máy buộc dây. Bên bảo lãnh là Cty BB Minh Đức
Ngày 22/12/2017, được sự đồng ý của Ngân hàng, gia đình ông Đinh Quang Thanh đã trả nợ thay cho Công ty Minh Đức và rút 01 tài sản bảo đảm theo hợp đồng thế chấp số 193/10/HĐTC/BN. Hiện tại khoản vay của Công ty Minh Đức được bảo đảm bởi 04 tài sản bảo đảm còn lại.
Công ty Minh Đức không thực hiện đúng cam kết trả nợ gốc và lãi với ngân hàng, hiện đang quá hạn trả nợ gốc và lãi vay, lãi phạt theo Hợp động tín dụng hạn mức số: 060/13/HM/BN ngày 31/07/2013 và Hợp đồng đầu tư dự án số 007/11/ĐTDA/BN ngày 23/09/2011. Tổng nợ gốc, nợ lãi quá hạn và lãi phạt đến ngày 15/10/2018 là 6.001.052.506 đồng, trong đó:
          - Theo hợp đồng tín dụng hạn mức số: 060/13/HM/BN ngày 31/07/2013:
          + Nợ gốc quá hạn: 3.119.000.000 đồng.
          + Nợ lãi quá hạn: 1.431.731.649 đồng.
          + Lãi phạt: 535.814.700 đồng.
          + Tổng cộng: 5.086.546.349 đồng.
          - Theo Hợp đồng đầu tư dự án số: 007/11/ĐTDA/BN ngày 29/9/2011:
          + Nợ gốc quá hạn: 594.106.075 đồng.
          + Nợ lãi quá hạn: 266.333.877 đồng.
          + Lãi phạt: 54.066.205 đồng.
          + Tổng cộng: 914.506.157 đồng.
          Công ty Minh Đức không thực hiện cam kết trả nợ bao gồm nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt theo Hợp đồng tín dụng hạn mức số 060/13/HM/BN ngày 31/7/2013 và Hợp đồng đầu tư dự án số 007/11/ĐTDA/BN ngày 23/9/2011 cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Bắc Ninh tuyên buộc:
          - Tuyên buộc Công ty Minh Đức thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân Hàng toàn bộ số tiền tạm tính đến ngày 15/10/2018 là: 6.001.052.506 đồng  và toàn bộ các khoản lãi, lãi quá hạn, phí phát sinh cho đến khi Công ty Minh Đức thanh toán xong toàn bộ nghĩa vụ theo Hợp đồng tín dụng nêu trên.
          - Trường hợp Công ty Minh Đức không thực hiện theo các cam kết trả nợ, đề nghị xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm của bên vay và Bên thứ ba thế chấp tại Ngân hàng để thu hồi hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí phát sinh liên quan khác.
          Theo ý kiến của bị đơn, bị đơn thừa nhận các khoản vay và các tài sản thế chấp cũng như số tiền còn nợ Ngân hàng yêu cầu trả nợ là đúng. Nhưng hiện nay xí nghiệp rất khó khăn nên xin được gia hạn trả nợ cho bị đơn và được trả nợ gốc trước.
Toàn cảnh phiên tòa
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động tham gia hỏi các đương sự làm rõ các nội dung có liên quan đến vụ án, đồng thời phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng.
Sau khi nghị án HĐXX quyết định: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc Công ty Minh Đức phải trả cho Ngân hàng số tiền tính đến ngày 15/10/2018 là: 6.001.052.506 đồng  và toàn bộ các khoản lãi, lãi quá hạn, phí phát sinh cho đến khi Công ty Minh Đức thanh toán xong toàn bộ nghĩa vụ theo Hợp đồng tín dụng nêu trên; Trường hợp Công ty Minh Đức không thực hiện theo các cam kết trả nợ, đề nghị xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm của bên vay và Bên thứ ba thế chấp tại Ngân hàng để thu hồi hết nợ gốc, lãi vay và các chi phí phát sinh liên quan khác. Quan điểm của HĐXX phù hợp với đề nghị của Kiểm sát viên.
Kết thúc phiên tòa, vào hồi 16h ngày 14/11/2017, tại trụ sở VKSND thành phố Bắc Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Thanh – Trường phòng 10 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chủ trì buổi họp rút kinh nghiệm. Với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, các Kiểm sát viên, kiểm tra viên và chuyên viên tham dự phiên tòa đều đã phát biểu khẳng định Viện kiểm sát nhân dân TP Bắc Ninh chọn vụ án trên để tổ chức rút kinh nghiệm có đầy đủ tiêu chí của một phiên tòa rút kinh nghiệm; kiểm sát viên tại phiên tòa đã thể hiện được tư thế, tác phong đĩnh đạc, nghiêm túc, tự tin, chuẩn bị chu đáo và nghiên cứu kỹ càng hồ sơ vụ án, tích cực tham gia xét hỏi để làm rõ các tình tiết của vụ án, kịp thời bổ sung những thiếu sót của Hội đồng xét xử,... Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đã chỉ ra một số tồn tại, thiếu sót của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Đ/c Nguyễn Văn Thanh – Trường phòng 10 Viện KSND tỉnh Bắc Ninh chủ trì buổi họp rút kinh nghiệm Việc đưa vụ án ra xét xử rút kinh nghiệm có sự tham gia đông đủ của các đồng chí kiểm sát viên, kiểm tra viên và chuyên viên Viện kiểm sát nhân dân TP Bắc Ninh là cơ hội học tập kinh nghiệm, rèn luyện đối với mỗi cá nhân cán bộ - Kiểm sát viên trong đơn vị. Đây cũng là một hoạt động để thực hiện tốt công tác tự đào tạo cán bộ của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, kiểm sát viên để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Lê Thế Hưng – VKSND TP.Bắc Ninh

Bắt hàng loạt kẻ nhắn tin dọa giết lãnh đạo, cán bộ

TPO - Thời gian qua xảy ra hàng loạt các vụ việc doanh nghiệp nhắn tin dọa giết, truy sát lãnh đạo, cán bộ liên quan tới quyền lợi về kinh tế. Theo đó, nhiều đối tượng đã lĩnh án tù về tội "Đe dọa giết người", theo quy định của pháp luật.
Công an điều tra vụ lãnh đạo Cty BĐS dọa truy sát GĐ VTV9
Mới đây nhất ngày 17/8, Công an TPHCM cho biết đã tiếp nhận đơn và làm việc với đại diện Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TPHCM (VTV9) để làm rõ thông tin liên quan đến việc giám đốc, cán bộ nhân viên VTV9 bị lãnh đạo Smartland đe doạ truy sát.
Trước đó, ngày 16/8, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TPHCM có văn bản gửi Giám đốc Công an TPHCM về việc đề nghị làm rõ và xử lý theo pháp luật lãnh đạo công ty Smartland đe doạ truy sát lãnh đạo, phóng viên VTV9.
Theo nội dung công văn, tiếp nhận tố cáo của một số nạn nhân đối với công ty cổ phần dầu tư xây dụng và phát triển dự án bất động sản Smartland (Smartland) hoạt động có dấu hiệu lừa đảo. Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TPHCM cử phóng viên vào cuộc làm rõ vụ việc.
Bắt hàng loạt kẻ nhắn tin dọa giết lãnh đạo, cán bộ - ảnh 1 Hình ảnh trong phóng sự vủa VTV9.
Trưa 12/9, bản tin 11h30 kênh VTV9 phát sóng phần 1 phóng sự “Đa cấp bất động sản quốc tế lãi khủng – người tham gia mất trắng”, phản ánh việc nhiều người đầu tư vào công ty Thái Tuấn số tiền lớn, lãi suất 30%, nhưng chỉ sau 3 tháng trả lãi thì đột nhiên ngưng trả lãi và công ty biến mất. Công ty Thái Tuấn đổi tên thành công ty Smartland rồi HappyMonents và tiếp tục chiêu trò lừa đảo nhiều người…
Ngày 13/8, lãnh đạo công ty Smartland gửi công văn đến VTV9 cho rằng đưa tin sai sự thật, vu khống, bịa đặt, đống thời yêu cầu không đưa tin tiếp, nếu tiếp tục thông tin sẽ truy sát cả gia đình giám đốc VTV9, cán bộ nhân viên có liên quan đến phóng sự.
Bắt hàng loạt kẻ nhắn tin dọa giết lãnh đạo, cán bộ - ảnh 2 Công văn của Smartland gửi đe dọa truy sát phóng viên, lãnh đạo đài VTV9.
Do nhận thấy sự đe doạ của lãnh đạo công ty Smartland là nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, có thể không chỉ dừng lại ở lời đe doạ suông. Trung tâm THVN tại TPHCM đề nghị giám đốc công an TPHCM chỉ đạo làm rõ và xử lý theo pháp luật hành vi đe doạ giết người của lãnh đạo công ty Smartland; đồng thời hỗ trợ phương án bảo vệ tài sản và tính mạng của cán bộ phóng viên trung tâm THVN tại TPHCM.
Lĩnh 18 tháng tù vì dọa giết Chủ tịch TP Đà Nẵng
Theo cáo trạng được công bố tại tòa, ông Đào Tấn Cường – Phó giám đốc Cty CP nhiên liệu bay Petrolimex do nghi ngờ ông Trần Phước Sơn - Phó chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng là người tham mưu đề xuất ông Huỳnh Đức Thơ ký văn bản tiếp tục thanh tra lại lô đất L09 tại khu biệt thự Suối Đá, thuộc bán đảo Sơn Trà nhằm làm ảnh hưởng đến uy tín của mình và em trai mình là ông Đào Tấn Bằng – nguyên Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đà Nẵng.
Do đó, ngày 10/7/2017, ông Cường mua 1 điện thoại di động đã qua sử dụng.
Khoảng 13h45 ngày 11/7/2017, ông Cường sử dụng sim số 01262526048 soạn tin: “Đồ mất dạy, nợ máu phải trả bằng máu”, sử dụng sim số 0936089536 soạn tin “rồi mày phải trả giá thôi, mày lừa thầy phản bạn, mày phải hứng lấy quả báo, rồi mày cũng chết bờ chết bụi thôi. Mày còn vợ con nữa đó” rồi gửi các tin nói trên vào số máy của ông Huỳnh Đức Thơ và của ông Trần Phước Sơn. Sau đó hủy máy và sim đã nhắn tin vứt xuống sông Hàn.
Bắt hàng loạt kẻ nhắn tin dọa giết lãnh đạo, cán bộ - ảnh 3 Bị cáo Đào Tấn Cường, người nhắn tin dọa giết Chủ tịch TP Đà Nẵng bị tuyên 18 tháng tù.
Hậu quả của việc nhắn tin đe doa của Đào Tấn Cường đã làm ông Huỳnh Đức Thơ, ông Trần Phước Sơn hoang mang, lo sợ bị xâm hại đến tính mạng sức khỏe bất cứ lúc nào nên phải thay đổi lộ trình, giờ giấc, phương tiện đi làm, đề nghị Công an thành phố và Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng bố trí lực lượng kiểm soát và bảo vệ.
Ngày 18/8/2017, Cục Cảnh sát Hình sự bắt khẩn cấp ông Đào Tấn Cường để điều tra. Ông Đào Tấn Cường bị Viện kiểm soát nhân dân tối cao truy tố về tội “Đe dọa giết người” theo điểm a khoản 2 , điều 103 của Bộ luật hình sự .
Chiều 9/2/2018, TAND thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Đào Tấn Cường 18 năm tù giam vì tội “Đe dọa giết người”.
Dọa giết chủ tịch tỉnh vì không được cấp phép khai thác cát
Sáng 16/1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên xét xử Nguyễn Trọng Phương (37 tuổi, ở Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) về tội “Đe dọa giết người”. Phương là kẻ đã nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh hồi đầu năm 2017.
Theo cáo trạng, giữa năm 2015, vợ chồng Phương thành lập Công ty TNHH Song Lộc Miền Bắc. Đến tháng 9/2015, Phương xin UBND tỉnh Bắc Ninh cấp phép cho doanh nghiệp mình được nạo vét thanh thải và tận thu sản phẩm trên sông Đuống đoạn từ km3 đến km14 thuộc địa phận xã Cao Đức (huyện Gia Bình) đến xã Đại Lai (huyện Quế Võ).
UBND tỉnh đã từ chối với lý do tận thu tài nguyên sẽ gây sạt lở bờ sông.
Biết anh Ngô Thành Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty trục vớt luồng hạ lưu (người từng có mâu thuẫn với Phương trong chuyện làm ăn) được cấp phép nạo vét sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Giang), Phương nảy ý định nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh. Việc này nhằm gây sức ép để cơ quan chức năng chấp thuận cho các công ty khai thác cát, sỏi trong đó có công ty của Phương.
Bắt hàng loạt kẻ nhắn tin dọa giết lãnh đạo, cán bộ - ảnh 4 Nguyễn Trọng Phương lĩnh 3 năm tù do nhắn tin dọa giết Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Đến ngày 23/1/2017, Phương đi từ nhà đến gần Bệnh viện phụ sản Bắc Ninh rồi nhắn liên tiếp 10 tin đe dọa gửi Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc công an tỉnh Bắc Ninh với nội dung "Ông còn gây khó dễ cho dự án của tôi thì xác định là như vụ Yên Bái", “Biết điều thì để yên cho người khác làm ăn”...
Ngày 31/3/2017, Phương bị bắt khẩn cấp. HĐXX nhận định hành vi của Phương gây nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm đến đời sống con người nên tuyên phạt bị cáo 36 tháng tù.
Dẹp bãi xe khủng, Phó Công an quận bị dọa giết
Ngày 4/4, thông tin với báo chí thượng tá Đỗ Hồng Minh – Phó trưởng Công an quận Đống Đa (TP Hà Nội) cho biết, theo chỉ đạo của Giám đốc Công an TP Hà Nội về đảm bảo trật tự giao thông đô thị (mệnh lệnh 02), lực lượng Công an quận Đống Đa đã vào kiểm tra bãi trông giữ xe có nhiều sai phạm tại ngõ 24, phường Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội).
Khi lực lượng công an đang làm nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu các chủ phương tiện ô tô không gửi tại bãi trông giữ xe thì bị một đối tượng doạ giết. “Tất nhiên lúc đó tôi mặc quân phục nên các đối tượng không dám manh động”, Thượng tá Minh nói.
Bắt hàng loạt kẻ nhắn tin dọa giết lãnh đạo, cán bộ - ảnh 5 Công an dẹp bãi xe vi phạm tại phường Trung Liệt. Ảnh: MĐ.
Theo Thượng tá Minh, sở dĩ các đối tượng "cố thủ" giữ bãi xe trái phép là do lợi nhuận thu được từ bãi xe quá lớn. "Ví dụ bãi xe ở 24 Đặng Tiến Đông, vào thời điểm kiểm tra tôi đếm được khoảng 350 xe ô tô đang gửi tại bãi, mỗi tháng chủ bãi xe thu được khoảng 700 triệu đồng/tháng và không phải nộp đồng thuế nào. Đấy là chưa kể các phương tiện xe máy", Thượng tá Minh nói.
Tối 5/4, Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội đã triệu 8 bảo vệ bãi trông xe số 24 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, TP Hà Nội lên trụ sở để làm việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét