Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 78

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông

Trận chiến sông Dniepr được nhiều sử gia đánh giá là điển hình về giao tranh quy mô lớn và tốc độ vượt chướng ngại nước, đặc biệt nếu tính đến mức kháng cự ác liệt của đối phương.
Clip Trận chiến sông Dniepr năm 1943:
browser not support iframe.
Trận chiến sông Dniepr là một chuỗi chiến dịch tấn công chiến lược của quân đội Liên Xô trong giai đoạn mở đầu thời kỳ thứ 3 của chiến tranh Xô-Đức. Về phạm vi và lực lượng tham gia, đây là cuộc giao tranh lớn nhất trong lịch sử Thế chiến II cũng như toàn bộ lịch sử quân sự.
Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông
Quân đội Liên Xô hành quân ra tuyến sông Dniepr tháng 9/1943.
Diễn ra trên phần phía nam của khu vực trung tâm và suốt chiều dài cánh nam mặt trận Xô-Đức với tổng độ dài mặt trận hơn 1.600 km trên toàn bộ phần tả ngạn sông Dniepr và vùng Donbass, chuỗi các chiến dịch này đã thu hút gần 4 triệu sĩ quan và binh sĩ của cả hai bên tham chiến.
Kéo dài 4 tháng từ 26/8 đến 23/12/1943, trận chiến chứng kiến 11 chiến dịch tấn công và phòng ngự của quân đội Liên Xô trước khi giành chiến thắng vang dội. 
Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông
Pháo binh Liên Xô vào trận địa.
Sau khi thất bại trong chiến dịch Chernigov-Poltava, đội quân Đức Quốc xã vội vã xông đến Dniepr. Lực lượng của Adolf Hitler huy động 8 tập đoàn quân, trong đó có 2 tập đoàn quân xe tăng và 2 tập đoàn quân không quân với hơn 70 sư đoàn tham chiến. Ngoài ra còn có 6 sư đoàn quân Romania chiến đấu trong đội hình các tập đoàn quân 6 và 17 của Đức.
Phía Liên Xô huy động 5 phương diện quân với 38 tập đoàn quân, gồm 4 tập đoàn quân xe tăng và 5 tập đoàn quân không quân. Ngoài ra còn có Lữ đoàn Tiệp Khắc 1 tham gia trong đội hình Phương diện quân Voronezh.
Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông
Quân đội Liên Xô tấc công quân Đức tại Ukraina, mùa hè năm 1943.
Do không còn khả năng tổ chức những chiến dịch tấn công quy mô lớn trên mặt trận phía đông sau các đợt phản công của quân đội Liên Xô nên Bộ Chỉ huy tối cao của phát xít Đức quyết định chỉ tiến hành những đòn phản kích nhằm kìm hãm tốc độ tấn công của đối phương, hòng rút các lực lượng còn lại sang bờ tây Dniepr, con sông lớn thứ 3 ở châu Âu, với chiều rộng ở hạ lưu đạt tới 3km.
Quân Đức áp dụng chiến thuật bức tường thép đã thực hiện tại Rostov đầu năm 1943 để tổ chức Tuyến phòng thủ Wotan. Adolf Hitler ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Nam bằng mọi giá phải giữ được phòng tuyến này, bao gồm cả thành phố Kiev. Trong quá trình rút lui sang bờ tây sông Dniepr, quân Đức hứng chịu mưa bom bão pháo của quân đội Liên Xô. Các trận không chiến cũng diễn ra quyết liệt trên dải không phận dọc consoonng.
Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông
Quân đội Đức Quốc xã bố trí trận địa hỏa lực trên bờ tây sông Dniepr.
Giai đoạn sau đó bắt đầu ở hạ lưu sông Dniepr ngày 26/9 bởi Chiến dịch Nizhni Dnieprovsk và kết thúc đúng một tuần trước khi bước sang năm mới 1944 bằng chiến dịch Dniepropetrovsk.
Kết quả của giai đoạn này là quân đội Liên Xô thu hồi toàn bộ phần đông lãnh thổ Ukraina và một phần lãnh thổ Nga, tiến về phía tây 300-450 km, đánh chiếm toàn bộ bờ tả ngạn sông Dniepr và thành phố Kiev. Ngoài ra, quân đội Liên Xô còn chiếm được nhiều căn cứ đầu cầu quan trọng ở nhiều nơi, làm bàn đạp cho Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr‎ kế tiếp ngay sau đó, thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ Ukraina và tiến ra tuyến biên giới quốc gia của Liên Xô.
Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông
Quân đội Liên Xô tấn công ngay sau khi vượt sông Dniepr.
Kế hoạch của Đức muốn chặn đứng quân đội Liên Xô ở bờ sông Dniepr đã thất bại. Không chỉ tổn thất về binh lực, tổn thất quân sự - kinh tế nghiêm trọng nhất của quân đội Đức Quốc xã là để mất toàn bộ vùng công - nông nghiệp Donbas trù phú. Trong suốt hơn 2 năm chiếm đóng vùng này, đây là nơi cung cấp cho quân đội Đức Quốc xã than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu, nhiều nguyên liệu quan trọng và một khối lượng lớn lượng thực thực phẩm.
Việc quân đội Liên Xô chiếm lại toàn bộ Donbas đồng nghĩa với sự phá sản của chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông.
Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Trận chiến vịnh Ormoc là một loạt trận chiến diễn ra giữa Hải quân và Không quân Nhật với lực lượng Mỹ tại biển Camotes thuộc Philippines trong Thế chiến 2.
browser not support iframe.
Những gì xảy ra từ ngày 11/11 đến 21/12/1944 ở vịnh Ormoc là một phần chiến dịch Leyte của chiến tranh Thái Bình Dương. Đó là là kết quả của việc người Mỹ tìm mọi cách cắt đứt nguồn củng cố và chi viện của Nhật Bản cho lực lượng đóng trên đảo Leyte (gồm 20.000 lính).
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Trận chiến vịnh Ormoc là một loạt trận chiến diễn ra giữa Hải quân và Không quân Nhật với lực lượng Mỹ tại biển Camotes thuộc Philippines trong Thế chiến 2.
browser not support iframe.
Những gì xảy ra từ ngày 11/11 đến 21/12/1944 ở vịnh Ormoc là một phần chiến dịch Leyte của chiến tranh Thái Bình Dương. Đó là là kết quả của việc người Mỹ tìm mọi cách cắt đứt nguồn củng cố và chi viện của Nhật Bản cho lực lượng đóng trên đảo Leyte (gồm 20.000 lính).
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc
Tàu chiến Mỹ bốc cháy ở vịnh Ormoc.
Sau khi kiểm soát thành công vùng biển của hải quân ở chiến trường Tây Thái Bình Dương vào giữa năm 1944, quân Đồng Minh quyết định tấn công quần đảo Philippines bằng cuộc đổ bộ lên bờ phía đông đảo Leyte từ vịnh Leyte ngày 20/10.
Thành phố Ormoc nằm bên bờ biển vịnh Ormoc, phía tây đảo Leyte, là hải cảng chính của đảo. Đây cũng là điểm đến cuối cùng của các tàu hộ tống. Tướng Mỹ Douglas MacArthur nhận định, chiếm được Leyte sẽ mở màn cho các chiến dịch sau này trên đảo Luzon.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc
Tàu Nhật Takatsu Maru bị tấn công trong Trận chiến vịnh Ormoc.
Phía Nhật cũng biết rõ quyền kiểm soát Philippines là vấn đề sống còn vì nếu để mất nơi này, họ sẽ dễ dàng bị quân Đồng Minh cắt đứt đường nối giữa chính quốc và nguồn nhiên liệu quan trọng tại Borneo. Do vậy, Hải quân Nhật tập hợp các hạm đội và tổ chức tấn công, dẫn đến trận chiến vịnh Leyte từ ngày 23 đến 26/10.
Trong cuộc giao chiến, Nhật đã tiêu diệt một lực lượng đáng kể các tàu của Mỹ.
Với chiến tích đó, Tướng Tomoyuki Yamashita - chỉ huy quân Nhật ở Philippines – nghĩ hải quân Mỹ đã chịu tổn thất nghiêm trọng nên quân Đồng Minh sẽ dễ bị tấn công. Do vậy, ông ta chủ động tăng cường củng cố lực lượng trên đảo Leyte. Trong thời gian giao chiến, quân Nhật có 9 đoàn tàu hộ tống chuyên chở khoảng 34.000 lính của các sư đoàn 1, 8, 26, 30, và 102.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Ngày 5/12/1944, Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên vịnh San Pedro, cách thành phố Ormoc 43km về phía nam. Ngày 7/12, Sư đoàn Bộ binh 77 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Andrew D. Bruce tiến lên thị trấn Albuera, cách thành phố Ormoc 5,6km về phía nam. Quân Mỹ vào bờ mà không hề gặp trở ngại nào.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc
Nhật thua đắng Mỹ trong Trận chiến vịnh Ormoc
Tuy nhiên, các tàu hải quân của họ ở ngoài liên tục hứng chịu những cú tấn công "thần phong" của quân đội Nhật, dẫn đến thiệt hại tàu khu trục USS Ward (DD-139) và USS Mahan (DD-364).
Việc giải mã tin tức tình báo nhờ hệ thống Purple đã báo cho quân Đồng Minh nắm được một sự tập trung bất thường với số lượng lớn tàu Nhật xung quanh đảo Leyte. Lúc đầu Mỹ tưởng đây là một cuộc sơ tán khẩn cấp của đối phương, nhưng trong tuần đầu tiên của tháng 11, họ nhận ra quân Nhật đang ra sức củng cố và chi viện cho căn cứ trên đảo Leyte. Do vậy, hải quân Mỹ đã ra tay ngăn chặn kịp thời, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến trên bộ.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc
Tàu Nhật Kashii Maru bị tấn công trong trận chiến vịnh Ormoc.
Số liệu tổn thất cuối cùng của hai bên tại vịnh Ormoc là: Mỹ — 3 tàu khu trục và 1 tàu cao tốc; Nhật — 6 tàu khu trục, 20 tàu vận tải loại nhỏ, 1 tàu ngầm, 1 tàu tuần tiễu và 3 tàu hộ tống.
Thanh Hảo
Trận Ardennes là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây của Thế chiến 2.
Tàu chiến Mỹ bốc cháy ở vịnh Ormoc.
Sau khi kiểm soát thành công vùng biển của hải quân ở chiến trường Tây Thái Bình Dương vào giữa năm 1944, quân Đồng Minh quyết định tấn công quần đảo Philippines bằng cuộc đổ bộ lên bờ phía đông đảo Leyte từ vịnh Leyte ngày 20/10.
Thành phố Ormoc nằm bên bờ biển vịnh Ormoc, phía tây đảo Leyte, là hải cảng chính của đảo. Đây cũng là điểm đến cuối cùng của các tàu hộ tống. Tướng Mỹ Douglas MacArthur nhận định, chiếm được Leyte sẽ mở màn cho các chiến dịch sau này trên đảo Luzon.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc
Tàu Nhật Takatsu Maru bị tấn công trong Trận chiến vịnh Ormoc.
Phía Nhật cũng biết rõ quyền kiểm soát Philippines là vấn đề sống còn vì nếu để mất nơi này, họ sẽ dễ dàng bị quân Đồng Minh cắt đứt đường nối giữa chính quốc và nguồn nhiên liệu quan trọng tại Borneo. Do vậy, Hải quân Nhật tập hợp các hạm đội và tổ chức tấn công, dẫn đến trận chiến vịnh Leyte từ ngày 23 đến 26/10.
Trong cuộc giao chiến, Nhật đã tiêu diệt một lực lượng đáng kể các tàu của Mỹ.
Với chiến tích đó, Tướng Tomoyuki Yamashita - chỉ huy quân Nhật ở Philippines – nghĩ hải quân Mỹ đã chịu tổn thất nghiêm trọng nên quân Đồng Minh sẽ dễ bị tấn công. Do vậy, ông ta chủ động tăng cường củng cố lực lượng trên đảo Leyte. Trong thời gian giao chiến, quân Nhật có 9 đoàn tàu hộ tống chuyên chở khoảng 34.000 lính của các sư đoàn 1, 8, 26, 30, và 102.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc

Ngày 5/12/1944, Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên vịnh San Pedro, cách thành phố Ormoc 43km về phía nam. Ngày 7/12, Sư đoàn Bộ binh 77 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Andrew D. Bruce tiến lên thị trấn Albuera, cách thành phố Ormoc 5,6km về phía nam. Quân Mỹ vào bờ mà không hề gặp trở ngại nào.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc
Nhật thua đắng Mỹ trong Trận chiến vịnh Ormoc
Tuy nhiên, các tàu hải quân của họ ở ngoài liên tục hứng chịu những cú tấn công "thần phong" của quân đội Nhật, dẫn đến thiệt hại tàu khu trục USS Ward (DD-139) và USS Mahan (DD-364).
Việc giải mã tin tức tình báo nhờ hệ thống Purple đã báo cho quân Đồng Minh nắm được một sự tập trung bất thường với số lượng lớn tàu Nhật xung quanh đảo Leyte. Lúc đầu Mỹ tưởng đây là một cuộc sơ tán khẩn cấp của đối phương, nhưng trong tuần đầu tiên của tháng 11, họ nhận ra quân Nhật đang ra sức củng cố và chi viện cho căn cứ trên đảo Leyte. Do vậy, hải quân Mỹ đã ra tay ngăn chặn kịp thời, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến trên bộ.
Ngày này năm xưa: Nhật thua đắng Mỹ trong trận Vịnh Ormoc
Tàu Nhật Kashii Maru bị tấn công trong trận chiến vịnh Ormoc.
Số liệu tổn thất cuối cùng của hai bên tại vịnh Ormoc là: Mỹ — 3 tàu khu trục và 1 tàu cao tốc; Nhật — 6 tàu khu trục, 20 tàu vận tải loại nhỏ, 1 tàu ngầm, 1 tàu tuần tiễu và 3 tàu hộ tống.
Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Cách đây đúng 31 năm, một phà chở khách quá tải đã đâm vào một tàu chở dầu ở gần thủ đô Manila, Philippines, dẫn đến một trong những tai nạn đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.
Thảm kịch xảy ra chỉ vài ngày trước lễ Giáng sinh năm 1987 không chỉ là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với người dân Philippines, mà còn gây rúng động dư luận toàn thế giới vào thời điểm đó.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử
Phà Dona Paz neo đậu tại Tacloban trước khi gặp nạn. Ảnh: Wikipedia
Ngày 20/12/1987, phà Dona Paz nặng 2.215 tấn, thuộc sở hữu của công ty vận tải Sulpicio Lines làm nhiệm vụ chở khách từ Tacloban trên đảo Leyte tới Manila. Theo thiết kế, phà chỉ chuyên chở tối đa 1.400 hành khách giữa các đảo của Philippines.
browser not support iframe.
Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao đột biến vào dịp Giáng sinh, công ty chủ quản đã cho phép tới trên dưới 4.000 người lên phà Dona Paz vào ngày định mệnh. Trong cuộc hành trình dài hơn 600km, khi đêm xuống, đám đông hành khách ngồi, nằm la liệt cả trên những chiếc chiếu và tấm bạt trải tạm dọc các lối đi trên phà.
Vào 22h tối, nhiều thành viên thủy thủ đoàn đang giải trí và xem ti vi trong khi phà đi xuyên qua eo biển Tablas, cách Manila khoảng 177km về phía nam. Đúng lúc này, tàu Victor trọng tải 629 tấn, chở theo 8.000 thùng dầu thô cũng di chuyển qua eo Tablas để tới đảo Masbate.
Lúc khoảng 23h30 đêm, khi phần lớn các hành khách đã chìm vào giấc ngủ, phà chở khách và tàu chở dầu bất ngờ đâm nhau. Một vụ nổ lớn xảy ra ngay sau đó, khiến lửa bốc cháy ngùn ngụt trên tàu Victor và nhanh chóng bao trùm cả phà chở khách.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử
Lực lượng cứu hộ tiếp tục dập lửa cháy trên phà Dona Paz sáng 21/12/1987. Ảnh: History.net
Mặc dù tàu Don Eusebio có mặt tại hiện trường gần như ngay lập tức, nhưng nó cũng chỉ có thể bất lực lượn quanh khu vực xảy ra tai nạn suốt 7 tiếng đồng hồ và tìm cứu những người còn sống sót.
Năm tàu thương mại, 2 tàu tuần tra của hải quân Philippines và 3 trực thăng của Không quân Mỹ đã tham gia chiến dịch cứu hộ khẩn cấp trên biển. Tuy nhiên, rốt cuộc các tàu bè đi ngang qua và lực lượng cứu hộ chỉ tìm thấy 24 người sống sót trong tình trạng bỏng nặng, với một nửa trong số đó là các thành viên thủy thủ đoàn thuộc tàu chở dầu Victor.
Tại bệnh viện Manila, các nhân chứng may mắn thoát chết kể, họ đã liều mình nhảy xuống biển đang bốc cháy vì váng dầu, bơi qua những thi thể đang trôi nổi để tìm cơ hội sống sót.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Tuần tiếp theo sau tai nạn, có nhiều thi thể nạn nhân bị chết đuối hoặc cháy đen trôi dạt vào bờ biển Manila. Tổng thống Philippines khi đó Corazon Aquino gọi đây là "thảm kịch khủng khiếp chưa từng có".
Kết quả điều tra hé lộ, cả phà chở khách và tàu chở dầu đều mắc lỗi nghiêm trọng. Cụ thể, theo các điều tra viên, Dona Paz đã chở số người vượt quá quy định, dẫn đến quá tải, khiến việc điều khiển phà gặp nhiều khó khăn.
Hơn thế nữa, Dona Paz không được trang bị hệ thống vô tuyến giúp liên lạc với các tàu thuyền khác. Số áo phao trên phà cũng không đủ cho các hành khách sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Ngoài ra còn có cáo buộc rằng, thuyền trưởng phà Dona Paz đang tiệc tùng vào đêm xảy ra tai nạn và trao quyền lái phà cho một nhân viên tập sự.
Về phía tàu Victor, cơ quan điều tra khám phá ra rằng, cả chủ sở hữu và hãng vận hành đều không có giấy phép lưu thông cho tàu chở dầu này. 13 thành viên thủy thủ đoàn cũng không đủ tiêu chuẩn điều khiển tàu chở dầu. Đáng chú ý, thuyền trưởng tàu Victor thú nhận, bánh lái của tàu trước lúc gặp nạn cũng đang trục trặc, hơi khó điều khiển.
Mặc dù báo cáo chính thức của công ty Sulpicio Lines chỉ ghi, phà Dona Paz chở theo 1.493 hành khách và 50 thành viên thủy thủ đoàn khi rời bến, nhưng các nguồn tin độc lập quả quyết, số hành khách thực tế có mặt trên chuyến phà gặp nạn lớn hơn rất nhiều.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử

Tổng số người thiệt mạng trong sự cố ngoài khơi Manila năm 1987 được tin lên tới 4.389 nạn nhân, tức là gần gấp 3 số trường hợp tử vong trong vụ chìm tàu Titanic nổi tiếng (1.503 người thiệt mạng) vào năm 1912. Do đó, với nhiều người, đây là thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.
Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ

Trận Ardennes là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây của Thế chiến 2.
browser not support iframe.
Cuộc phản công đầy tham vọng được Adolf Hitler đặt tên là Chiến dịch Rhein, phe Đồng minh gọi là Cuộc phản công Ardennes, theo tên khu vực rừng rậm của Bỉ, Pháp và Luxembourg.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Lính Mỹ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes.
Vào cuối năm 1944, sau khi đổ bộ thành công vào Normandie, quân Đồng Minh chiếm được lợi thế và dần đẩy lùi phát xít Đức ra khỏi nhiều nước châu Âu, chiếm lại Paris và Rome. Tuy nhiên, Đức quốc xã đã chuẩn bị một cuộc phản công lớn nhằm xẻ lực lượng Đồng minh làm đôi, chiếm cảng Antwerp của Bỉ rồi tiêu diệt các lực lượng Đồng minh còn lại, buộc khối này ký hòa ước.
Sáng ngày 16/12/1944, hơn 200.000 quân Đức và gần 1.000 xe tăng đã tiến vào Ardennes, chạy từ phía nam Bỉ đến giữa Luxembourg. Cuộc phản công này được tổ chức trong bí mật và gây tổn thất bất ngờ cho quân Đồng Minh.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Bộ binh Đức tấn công trong rừng già.
Mặc dầu có tình báo cho biết quân Đức sẽ mở cuộc phản công, song bộ chỉ huy Đồng Minh lúc bấy giờ đang ỷ thế thắng, mải lo công mà quên thủ, nên thiếu sự chuẩn bị. Ngoài ra, quân Đồng Minh còn gặp những trở ngại khác như thiếu liên lạc tình báo và không quân bị trì trệ vì thời tiết mùa đông.
Báo chí tiếng Anh gọi trận đánh này là Battle of the Bulge (Trận Chỗ Lồi) vì khi nhìn trên bản đồ quân sự, quân Đức thọc thủng được một lỗ hổng lớn và tràn sang khu quân sự của Đồng Minh tạo nên một mũi dùi tương tự như một khối phình ra.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Pháo tự hành StuG-III trong cuộc tấn công Ardennes.
Ngay ngày đầu của cuộc phản công, quân Mỹ bị tổn thất nặng nề, với hai trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 106 bị bắt gọn. Đây là trận đánh đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, với 19.000 binh sĩ tử trận.
Những bước tiến ban đầu của chiến dịch có thể được xem là chiến thắng cuối cùng của quân đội Đức, đồng thời là thảm họa đầu tiên mà quân đội Mỹ gặp phải trong giai đoạn 1944-1945 của cuộc chiến.
Ngày này năm xưa: Trận chiến đẫm máu nhất Thế chiến 2 của Mỹ
Không đoàn số 82 đang tiến về phía Ardennes.
Tuy vậy, sau nhiều ngày chiến đấu, quân Đồng Minh giành lại thế chủ động và đẩy lui quân Đức. Đức Quốc xã không đạt được mục tiêu của kế hoạch và lực lượng bị suy giảm rất nhiều, phải lui về cố thủ dọc phòng tuyến Siegfried. Không thể bù đắp thiệt hại quá lớn, quân Đức tiêu tan hy vọng.
Sau thắng lợi quyết định này, quân Đồng Minh tràn vào nước Đức.
Thanh Hảo

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét