Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

KÝ ỨC CHÓI LỌI 109 (Một viên đạn - Một quân thù)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Một viên đạn - Một quân thù - Phần 1
  
Một viên đạn - Một quân thù - Phần 2

7 xạ thủ bắn tỉa huyền thoại trong lịch sử

Hạ sĩ Rob Furlong tiêu diệt địch ở cự ly 2.430 m, xạ thủ Simo Hayha bắn hạ 705 quân địch. Họ là những lính bắn tỉa lừng danh trong lịch sử quân sự.
7 xa thu ban tia huyen thoai trong lich su hinh anh 1
Thomas Plunkett là một người lính Ireland trong đơn vị súng trường 95 của quân đội Anh. Ông trở nên nổi tiếng nhờ cú bắn thần kỳ trúng viên tướng người Pháp Auguste-Marie-François Colbert. Trong trận chiến Cacabelos vào năm 1809, Plunkett dùng khẩu súng trường Baker và bắn trúng viên tướng Pháp ở khoảng cách 600 m. So với độ chính xác của những khẩu súng trường ở thế kỷ 19, đây là một phát bắn mà người ta không thể tin nổi. Để chứng minh cú bắn này không phải là một sự may mắn, Plunkett tiếp tục nạp đạn và bắn trúng một binh sĩ khác khi người này chạy đến để giúp viên tướng. Ảnh: Listverse
7 xa thu ban tia huyen thoai trong lich su hinh anh 2
Trung sĩ Grace là thành viên của đơn vị bộ binh Geogria số 4 tham chiến trong cuộc nội chiến Mỹ. Ngày 9/5/1864, Grace thực hiện một trong những cú bắn nổi tiếng nhất lịch sử. Khi đó, trong trận chiến Spotsylvania, Grace dùng khẩu súng trường Whitworth của Anh và bắn trúng viên tướng John Sedgwick (ảnh trên) từ cự ly 900 m. Điều đặc biệt là mặc dù cấp dưới che chắn viên tướng kỹ càng, đạn vẫn găm vào vị trí bên dưới mắt trái của ông. Ảnh: Listverse
7 xa thu ban tia huyen thoai trong lich su hinh anh 3
Là một cựu hạ sĩ của quân đội Canada, Rob Furlong đang giữ kỷ lục bắn tỉa xa nhất trong lịch sử với khoảng cách 2.430 m (tương đương chiều dài của 26 sân đá bóng). Thành tích này diễn ra vào năm 2002, khi Furlong tham gia chiến dịch Anaconda ở Afghanistan. Với khẩu súng McMillan Brothers Tac-50, Furlong bắn trúng một thành viên của al-Qaeda trong lần nổ súng thứ hai mặc dù đối phương đã nấp rất kỹ. Ảnh: Listverse
7 xa thu ban tia huyen thoai trong lich su hinh anh 4
Vasily Grigoryevich Zaytsev (sinh ngày 23/3/1915, mất ngày 15/12/1991) là một tay súng bắn tỉa nổi tiếng của Hồng quân trong chiến tranh vệ quốc. Khi tham gia trận Stalingrad, Vasily thuộc trung đoàn lính bắn tỉa 1047, sư đoàn lính bắn tỉa 284. Tại trận Stalingrad, từ ngày 10/11 đến ngày 17/12/1942, Zaytsev bắn hạ 225 lính và sĩ quan Đức Quốc xã và quân đội các nước thuộc phe Trục, bao gồm 11 tay súng bắn tỉa của đối phương. Từ tháng 10/1942 đến tháng 1/1943, Zaytsev diệt 242 lính và sĩ quan đối phương, nhưng con số thật sự có thể còn cao hơn. Vài số liệu cho rằng số quân địch chết vì Zaytsev có thể lên tới 400. Zaytsev đã nhận danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô Viết. Ảnh: Listverse
7 xa thu ban tia huyen thoai trong lich su hinh anh 5
Lyudmila Mikhailovna Pavlichenko (12/7/1916 - 10/10/1974) là một nữ xạ thủ thuộc đội quân bắn tỉa của Hồng quân trong chiến tranh giữ nước. Pavlichenko tiêu diệt hai lính đối phương đầu tiên ở gần Belyayevka với một khẩu Mosin-Nagant. Sau đó, ở mặt trận Odessa, chỉ trong vòng hai tháng rưỡi, bà đã diệt 187 địch. Tới tháng 5/1942, người ta ghi nhận trung úy Pavlichenko đã tiêu diệt tổng cộng 257 lính Đức. Khi Thế chiến thứ hai kết thúc, thành tích của bà là 309 lính và sĩ quan Đức, bao gồm 36 xạ thủ bắn tỉa của đối phương. Bà được tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng Liên bang Xô Viết. Ảnh: Listverse
7 xa thu ban tia huyen thoai trong lich su hinh anh 6
Từng 3 lần nhận huy chương quân đội và 2 lần bị thương nặng, hạ sĩ Francis Pegahmagabow (9/3/1891 - 5/8/1952) là một tay súng thiện xạ và lính trinh sát tài ba. Ông là một chiến binh người Ojibwa trong hàng ngũ quân đội Canada. Trong binh nghiệp thời Thế chiến I, ông đã tiêu diệt 378 và bắt giữ 300 lính Đức. Ngoài thành tích tiêu diệt quân địch, Francis còn được trao thưởng vì những hành động dũng cảm như truyền tin trong lửa đạn, thay thế lãnh đạo chỉ huy chiến trận và tiếp tế đạn dược cho đồng đội. Mặc dù là một trong những xạ thủ xuất sắc nhất Thế chiến I, nhưng ông nhanh chóng bị quên lãng khi trở về Canada. Ảnh: Listverse
7 xa thu ban tia huyen thoai trong lich su hinh anh 7
Simo Hayha là một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Phần Lan trong Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan (1940). Ông là một huyền thoại và đang giữ kỷ lục về số lần tiêu diệt đối thủ trong lịch sử bắn tỉa. Quân Liên Xô đặt cho ông biệt danh "Cái chết trắng". Sinh ngày 17/12/1905 tại thị trấn nhỏ Rautjarvi của Phần Lan, Hayha bắt đầu phục vụ trong quân đội từ năm 1925. Trong Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan, Simo Hayha tham gia bảo vệ vùng Kollaa và bằng một khẩu súng trường M28 cũ kỹ không có ống ngắm thường, ông đã hạ 542 địch thủ. Mặc dù là một tay bắn tỉa cừ khôi nhưng khi cầm một khẩu tiểu liên Suomi M-31 SMG, ông tiếp tục nâng số lượng địch thủ bị hạ lên ít nhất 705. Quân Liên Xô đã truy lùng ông rất gắt gao nhưng không bắt được ông. Simo Hayha qua đời ngày 1/4/2002. Ảnh: Listverse

Những khẩu súng bắn tỉa từng được Mỹ mang tới Việt Nam

Chiến trường Việt Nam chưa từng là địa điểm lý tưởng cho các tay súng bắn tỉa Mỹ hay chư hầu, và họ buộc phải sử dụng tới sức mạnh công nghệ quân sự vượt trội mới có thể khiến các nhiệm vụ bắn tỉa trở nên khả thi.
Một trong những khẩu súng bắn tỉa đầu tiên được sử dụng trên Chiến trường Việt Nam chính là khẩu súng trường huyền thoại của Mỹ, khẩu M1 Garand phiên bản C và phiên bản D. Nguồn ảnh: Life.
Ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, M1 Garand từng được coi là khẩu súng trường thành công nhất của Mỹ. Trong Chiến tranh Việt Nam, M1 Garand cũng tùng được sử dụng với số lượng ít vào nhiệm vụ bắn tỉa sau khi bị chuyển thành vũ khí cho các đội danh dự của quân đội ngụy Sài Gòn. Nguồn ảnh: Life.
Trước đó, quân đội Mỹ cũng đã có thời gian dài sử dụng khẩu súng này vào nhiệm vụ bắn tỉa, nhất là trên chiến trường Triều Tiên những năm đầu thập niên 50. Ảnh: Lính bẳn tỉa Mỹ với khẩu M1 Garand ở Triều Tiên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tiếp theo đó là khẩu súng bắn tỉa có tuổi đời lớn nhất của quân đội Mỹ, khẩu M1903A4 Springfield. Đúng như cái tên gọi của nó, khẩu súng này từng được ra đời vào năm 1903 và nằm trong biên chế quân đội Mỹ từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất tới tận hết Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Khẩu súng này được sử dụng bởi lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ trong gần như toàn bộ chiến tranh Việt Nam, gần tới khi lính Mỹ rút khỏi Việt Nam, Thủy quân Lục chiến mới được trang bị khẩu M40 hiện đại hơn. Ảnh: Lính Mỹ cùng khẩu M1903 bắn tỉa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: WWII.
Có độ chính xác cao hơn nhiều so với khẩu M1 Garand, điểm yếu của M1903A4 nằm ở tốc độ bắn của nó, với cơ chế bắn lên đạn bằng tay, khẩu súng này có tốc độ bắn cực chậm và người lính khó có thể tự vệ được với một khẩu súng trường kiểu cổ này khi bị áp sát. Nguồn ảnh: Tube.
Phổ biến nhất trên chiến trường Việt Nam trong
nhiệm vụ bắn tỉachính là khẩu M21 - phiên bản bắn tỉa đặc biệt của khẩu M14 của Mỹ. Ảnh: Khẩu M21 với kính ngắm phóng đại bên phải. Nguồn ảnh: Britainwar.
Được trang bị chuyên cho Lục quân Mỹ, khẩu M21 đã chứng tỏ được khả năng của mình trên chiến trường dù nó có tầm bắn chỉ khoảng 1000 mét nhưng bù lại, tốc độ bắn lại cực nhanh. Nguồn ảnh: MMF.
Khẩu súng này đặc biệt phù hợp với chiến trường Việt Nam, nhất là khi khoảng cách giao tranh trong các cuộc đụng độ chỉ nằm trong khoảng 300 mét trở lại. Ở khoảng cách đó, mỗi phát bắn của M21 sẽ cho sức sát thương tối đa. Nguồn ảnh: RP.
Thay thế cho khẩu M1903 chính là khẩu M40, khẩu súng này xuất hiện nhiều trên chiến trường Việt Nam giai đoạn cuối chiến tranh, được sử dụng bởi Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Postwar.
So với M1903A4, khẩu M40 cũng không có gì khá khẩm hơn do nó cũng vẫn là một khẩu súng bắn tỉa lên đạn bằng khóa nòng từng viên. Tuy nhiên, với phong cách dùng lính bắn tỉa của Thủy quân Lục chiến Mỹ, khẩu súng này thường được sử dụng vào nhiệm vụ chỉ điểm để gọi pháo kích nhiều hơn là khai hỏa tiêu dịch đối phương. Nguồn ảnh: Sniper.
Tuy nhiên, cũng không ít huyền thoại đã được Mỹ thêu dệt nên từ khẩu súng này trong Chiến tranh Việt Nam. Khẩu M40 chỉ xuất hiện trong giai đoạn cuối cuộc chiến, trước đó, khẩu M40 chỉ được trang bị với mục đích "thí điểm" nên có số lượng rất ít. Nguồn ảnh: USMC.
Cuối cùng là khẩu súng bắn tỉa mang tên Winchester 70. Đây là khẩu súng được Thủy quân Lục chiến Mỹ sử dụng để trang bị thay cho những khẩu M1903A4 một cách không chính thức trong thời gian chờ những khẩu M40 được trang bị hàng loạt. Nguồn ảnh: Wiki.
Ra đời từ năm 1936, khẩu Winchester 70 này có độ tin cậy tốt hơn so với khẩu M1903 đã ra đời trước nó hàng chục năm và đặc biệt, khẩu súng này cũng phù hợp với môi trường nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam hơn so với khẩu M1903 cổ lỗ kia. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Tuy nhiên, khẩu Winchester 40 cũng chỉ được sử dụng một thời gian ngắn trước khi bị thay thế bởi M40. Có thể nói, Chiến trường Việt Nam là không thích hợp với súng bắn tỉa nhưng Mỹ không nhận ra điều đó mà lại loay hoay cố tìm một loại vũ khí phù hợp cho chiến trường này. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Mời độc giả xem Video: Lính bắn tỉa của Quân giải phóng làm lính Mỹ khốn đốn, điều động cả trực thăng và thiết giáp tới để... yểm trợ rút lui.
Nhật Vi

Nghẹt thở trận so tài sinh tử giữa hai huyền thoại bắn tỉa thế giới

Song Hy |

Nghẹt thở trận so tài sinh tử giữa hai huyền thoại bắn tỉa thế giới

Cuộc so tài kịch tính giữa huyền thoại bắn tỉa Liên Xô Vasily Zaitsev với đối thủ tới từ Đức - Thiếu tá Erwin Konig cho đến nay vẫn được nhắc đến như cuộc đấu súng vĩ đại nhất trong lịch sử.

Vasily Zaitsev là một trong những tượng đài xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại nhờ thành tích đoạt mạng 400 tên phát xít Đức trong suốt Thế chiến II. Vasily trở thành cơn ác mộng với quân Đức quốc xã mỗi lần ông xuất đầu lộ diện.
Với thành tích này, Vasily trở thành “độc cô cầu bại” thời điểm bấy giờ cho tới khi Thiếu tá Erwin Konig, viên thiếu tướng được Bộ tư lệnh tối cao phát xít Đức phái tới Stalingrad để hạ gục Vasily xuất hiện.
Nghẹt thở trận so tài sinh tử giữa hai huyền thoại bắn tỉa thế giới - Ảnh 1.
Huyền thoại bắn tỉa của Liên Xô Vasily Zaitsev.
Trong suốt 2 tháng đối đầu kể từ tháng 11/1942 đến tháng 1/1943, thời điểm diễn ra trận Staligard lịch sử, 2 tay bắn tỉa cự phách đã chạm trán không ít lần nhưng đều bất phân thắng bại.
Chỉ cho tới ngày 3/1/1942 trong một buổi chiều ở Stalingrad, trận quyết đấu sinh tử mới gọi tên được người chiến thắng.
Với cả hai, cuộc chiến không chỉ là cuộc đấu giữa hai tay bắn tỉa giỏi nhất mà là còn là cuộc đấu trí giữa Hồng quân và quân Đức quốc xã, giữa một xạ thủ Liên Xô từng đoạt mạng 400 người và người đứng đầu trường bắn tỉa của quân đội Đức ở Berlin.
Màn đấu trí cân não, một mất một còn này được mô tả sinh động trong cuốn tự truyện của tay bắn tỉa huyền thoại Liên Xô.
Ở cuốn tự truyện, Vasily thuật lại sinh động quá trình từ khi nghiên cứu địa hình cho tới khi phát hiện, đánh lạc hướng và đoạt mạng đối thủ. Để làm được điều này, Zaitsev phải cùng người đồng đội Kulikov gài bẫy, kiên nhẫn chờ thiếu tá Konig lộ sơ hở.
“Tôi chẳng biết hắn trốn ở đâu nên đành nằm chờ để hắn lộ vị trí. Nhưng Konig rất thông minh, hắn không có bất cứ hành động nào sơ hở. 3 ngày ở Stalingrad với tôi dài như 3 năm vậy”. Nhưng rồi cơ hội đã đến với tay bắn tỉa của Liên Xô đúng vào lúc ông có chút nản chí.
“Hôm ấy chúng tôi quyết định án binh bất động cả buổi sáng bởi ánh sáng phản chiếu trên ống ngắm có thể khiến chúng tôi bị lộ. Đến buổi chiều thế trận đảo ngược khi chúng tôi ở trong bóng râm trong khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào vị trí mà kẻ địch ẩn náu.
Khi đó, tôi bất chợt thấy một cái gì đó lóe lên bên cạnh tấm tôn. Đó có thể chỉ là tấm thủy tinh nhưng cũng có thể chính là kính ngắm của đối thủ", Vasily thuật lại.
Tới lúc này, Vasily ra hiệu cho đồng đội nâng chiếc mũ sắt lên cao. Tay bắn tỉa người Đức ngay lập tức khai hỏa. Đúng như mong muốn của đối thủ, Kulikov vờ hét to, ngã xuống như thể vừa trúng đạn.
Đó cũng là lúc Konig trả giá cho sai lầm của mình. Cho rằng đối thủ đã chết, viên thiếu tá của Đức quốc xã nhô nửa đầu ra khỏi vị trí tấm sắt mà hắn ẩn náu. Chỉ đợi có vậy, Vasily chớp lấy thời cơ, nổ phát súng quyết định kết liễu đối thủ. Màn so tài kịch tính chờ đợi trong nhiều tháng kết thúc chỉ trong một khoảnh khắc.
Dù cân não, nghẹt thở là vậy, nhưng nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng đây có thể chỉ là một câu chuyện được thêu dệt chứ không phải là một sự kiện có thật trong lịch sử.
Một trong số này, sử gia người Anh Frank Ellis đã chỉ ra những điểm bất hợp lý trong câu chuyện mà người ta vẫn nhắc đến là cuộc đấu tay đôi vĩ đại nhất trong lịch sử đối đầu bắn tỉa.
Thứ nhất, không có tài liệu nào ghi lại thông tin về "thiếu tá Konig" hay trường bắn tỉa của quân đội Đức ở Berlin vào những năm 1942 hay 1943, thời điểm diễn ra trận Stalingrad.
Thứ 2, trong cuốn tự truyện của mình, Vasily thường ghi rất cụ thể thời gian cho mỗi sự kiện nhưng riêng cuộc đấu huyền thoại này lại không có mốc thời gian xác định.
Thứ 3, khi kết thúc màn đấu trí cân não, Zaitsev kể rằng ông và Kulikov đã kéo cơ thể của Konig ra khỏi địa điểm diễn ra cuộc đọ súng trước khi trời tối và giao lại số tài liệu mà đối thủ mang trên người cho tổng tư lệnh quân đội. Nhưng nhà sử học Anh cho hay "chưa một nguồn tin nào cung cấp chi tiết về tài liệu này hay thừa nhận sự tồn tại của nó, ngoài cuốn tự truyện của xạ thủ Liên Xô".
Chính những phân tích này khiến nhiều người cho rằng tay bắn tỉa cừ khôi người Liên Xô có thể đã tiêu diệt một tay súng bất kỳ của Đức Quốc xã chiều hôm ấy chứ không phải một đối thủ sừng sỏ như người ta vẫn tưởng.
theo VTC News

Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa

Thứ Hai, ngày 21/11/2016 18:00 PM (GMT+7)

Huyền thoại Phần Lan Simo Hayha là tay súng bắn tỉa cừ khôi nhất bởi những phẩm chất ông tích lũy và cả nỗi sợ hãi mà ông gieo rắc cho binh sĩ đối phương trong cuộc chiến giữa Phần Lan và Liên Xô.

Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa - 1
Tay súng bắn tỉa huyền thoại Simo Hayha.
Trong cuốn sách mới xuất bản tháng 11 năm nay, tác giả Tapio Saarelainen đã kể lại những kỹ thuật, thách thức và vũ khí đưa huyền thoại bắn tỉa Phần Lan Simo Hayha trở thành tay súng bắn tỉa nổi tiếng nhất thế giới.
Chỉ trong 98 ngày của cuộc Chiến tranh mùa Đông giữa Liên Xô và Phần Lan trong giai đoạn 1939-1940, huyền thoại bắn tỉa Hayha đã tiêu diệt 542 mục tiêu. Đây là kỷ lục lớn nhất mà một người lính bắn tỉa đạt được trong suốt cuộc chiến.
Trong những ngày chiến đấu, Hayha đã thực hiện nhiệm vụ đơn độc ở tiền tuyến, gieo rắc nỗi sợ hãi, loại bỏ từng binh sĩ Liên Xô cho đến khi không thể chiến đấu.
Bậc thầy nghệ thuật bắn tỉa
Bằng nhiều cách khác nhau, Hayha đã có những sự chuẩn bị cần thiết đẻ trở thành tay súng bắn tỉa huyền thoại. Hayha sinh ra và lớn lên tại một trang trại vùng nông thôn Phần Lan.
Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa - 2
"Tử thần trắng" Simo Hayha.
Ông đặc biệt yêu thích việc đi săn. Hayha cảm thấy rằng mình không thể được hưởng điều gì đó từ thiên nhiên nếu không thực sự hòa mình vào nó. Hayha chuyên săn những con cáo. Đây là loài động vật khó săn bắt vì chúng có kích thước nhỏ, cực kỳ nhanh nhẹn.
Haya sau này đi săn chim, những loài ngay lập tức bỏ chạy nếu nghe thấy tiếng động nhỏ nhất hay sự chuyển động đột ngột. Dần dần, Hayha đã phát triển kỹ thuật săn bắn của mình.
Ông có thể ẩn nấp và duy trì trạng thái tĩnh lặng trong thời gian dài, để đảm bảo rằng mình có thể tiêu diệt được mục tiêu. Hayha còn tính được sự thay đổi của đường đạn nếu gặp phải gió mạnh hay trời mưa. Với kinh nghiệm của mình, ông rất giỏi trong khả năng phán đoán tầm xa, để Hayha có thể chuẩn bị vũ khí phù hợp khi tấn công mục tiêu.
Tính cách và hành vi của Haya khi săn bắn phản ánh cách tiếp cận của ông khi trở thành lính bắn tỉa. Trả lời phỏng vấn với Tapio Saarelainen, Hayha nói ông không bao giờ sợ chiến tranh nhưng ông cũng không hề căm ghét kẻ thù.
Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa - 3
Chiến tranh Phần Lan-Liên Xô giai đoạn 1939-1940.
Thay vào đó, ông chỉ tập trung vào chuyện làm sao để vũ khí hoạt động ổn định. Cảm xúc cá nhân của Hayha không hề ảnh hưởng đến khả năng khi làm lính bắn tỉa. Hayha không ngần ngại dành hàng giờ cho công việc của mình. Ông còn đến địa điểm bắn tỉa vào buổi đêm để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều được che giấu kỹ lưỡng.
Đánh bại cả tiểu đoàn
Hayha luôn nghĩ rằng một khi ông đã làm điều gì thì ông sẽ cống hiến toàn bộ tâm trí và sức lực cho điều đó. Trong chiến tranh, Hayha là người thường xuyên bảo dưỡng vũ khí nhiều hơn bất cứ một người lính nào khác. Ông thường kiểm tra lại súng của mình trước khi nhận nhiệm vụ và kiểm lại một lần nữa ngay sau khi hoàn thành.
Trong điều kiện âm 20 độ C của mùa đông lạnh giá ở Phần Lan, việc bảo dưỡng vũ khí là điều tối quan trọng để tránh kẹt đạn. Hayha trung thành với khẩu M/28-30 mà ông có được trước chiến tranh, dù súng không hề có ống ngắm quang học.
Vũ khí này là khẩu súng tiêu chuẩn trong lực lượng bộ binh Phần Lan giai đoạn cuối những năm 1930. Hayha đặc biệt yêu thích mẫu súng này bởi độ tin cậy và sự chắc chắn. Đó chỉ là khẩu súng bình thường nhưng kỹ năng của Hayha đã đạt đến mức sát thủ nhờ nhiều năm không ngừng luyện tập.
Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa - 4
Khuôn mặt biến dạng của Simo Hayha sau khi trúng đạn.
Trong khi làm nhiệm vụ, Haya luôn chú ý đến mọi yếu tố liên quan. Ông nén chặt tuyết ở ngay phía trước nòng súng để khi bắn tuyết không bị tung lên khiến mình bị lộ vị trí.
Haya trở thành bậc thầy của việc sử dụng âm thanh, khói và hỏa lực pháo binh để che giấu tung tích. Khi truy đuổi kẻ thù, ông ghi nhớ địa hình, thân cây, ánh sáng phản chiếu. Nếu có bất kỳ thứ gì thay đổi thì Hayha nhận ra ngay đó là dấu hiệu của kẻ thù.
Nhận diện đối thủ đáng sợ như Hayha, Liên Xô nhiều lần cử lính bắn tỉa truy đuổi nhưng không thể tiêu diệt được huyền thoại này. Thậm chí, cả một tiêu đoàn lính bắn tỉa dày dạn kinh nghiệm Liên Xô cũng bị ông hạ gục, từng người một. Kỷ lục của Hayha là bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 365 m.
Binh sĩ Liên Xô khi đó truyền tai nhau về “tử thần trắng” Simon Hayha vì ông luôn mặc bộ đồ ngụy trang trắng toát trong điều kiện thời tiết giá lạnh.
Kể lại với Tapio Saarelainen, Hayha nói rằng ông không bao giờ trèo lên cây bắn mục tiêu như những câu chuyện thường được mọi người thêu dệt về lính bắn tỉa. Theo Hayha, trèo lên cây như vậy sẽ khiến người lính bị lộ ngay lập tức và không có đường thoát thân.
Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa - 5
Simo Hayha ngồi đọc sách bên cạnh cây súng mà ông ưa thích.
Không giống như những tay súng bắn tỉa khác, Hayha không bao giờ ngắm vào đầu mục tiêu nếu không cần thiết vì phần đầu có kích thước nhỏ hơn, chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến người lính phải trả giá. Hayha luôn bắn vào phần thân mục tiêu, gần tim. Ông luôn chắc rằng mục tiêu chết ngay lập tức sau phát đạn của mình.
Thiện xạ là vậy nhưng trong một trận đánh tháng 3.1940, Hayha trúng viên đạn vào phần quai hàm ở vùng mặt. Tưởng chừng không thể qua khỏi nhưng ông đã tỉnh lại sau 9 ngày hôn mê, vào đúng thời điểm chiến tranh kết thúc ngày 13.3.1940.
Có thể nói, Hayha là tay súng bắn tỉa nổi tiếng nhất vì ông luôn nắm rõ mọi chuyện đang xảy ra xung quanh. Ông là người leo núi cừ khôi, tay thợ săn biết cách ẩn nấp để chờ cơ hội tiêu diệt mục tiêu.
Hayha chỉ dùng một khẩu súng trong hàng chục năm vì ông hiểu rõ sự thay đổi khi sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau. Tính cách của ông đặc biệt phù hợp với khả năng bắn tỉa, vì sẵn sàng ở một mình, tránh bị cảm xúc chi phối.
Sau chiến tranh, Hayha quay trở về cuộc sống thầm lặng ở vùng hẻo lánh lạnh giá của Phần Lan. Ông qua đời năm 2002 ở tuổi 96.
Tác giả Tapio Saarelainen là một sỹ quan quân đội Phần Lan. Ông đã dành 2 thập kỷ huấn luyện bắn tỉa trong quân đội và tham gia biên soạn sách hướng dẫn cho người lính bắn tỉa Phần Lan. Tapio Saarelainen đã tìm hiểu về cuộc đời huyền thoại Simo Hayha trong nhiều năm và có nhiều lần phỏng vấn trực tiếp Hayha trong giai đoạn 1997-2002.

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét