Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 253

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thiếu tướng Đặng Trần Đức: Điệp viên giữa sào huyệt tình báo địch




Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 2

Kênh tình báo bí mật được thành lập từ năm 2009 là cách giúp Mỹ liên lạc trực tiếp với các yếu nhân ở Triều Tiên, góp phần dẫn tới hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa hai nước.

Quan chức tình báo Mỹ đã bí mật gặp gỡ các đối tác Triều Tiên trong một thập kỷ qua. Kênh này cho phép họ liên lạc trong thời gian căng thẳng, hỗ trợ thả tù nhân và giúp mở đường cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Kênh bí mật giữa Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và phía tình báo Triều Tiên bao gồm cả hai phái đoàn tới Bình Nhưỡng trong năm 2012 dưới thời chính quyền Obama do Phó giám đốc CIA Michael Morell dẫn đầu, sau đó là người kế nhiệm của ông, Avril Haines.
Theo Wall Street Journal, cuối nhiệm kỳ chính quyền Obama, các kênh này dường như đã nguội lạnh. Mike Pompeo khi là giám đốc CIA đã tái khởi động lại kênh này khi cử một đặc vụ tới gặp đối tác Triều Tiên tại Singapore vào tháng 8/2017.
Đầu năm 2018, hàng loạt cuộc đàm phán bí mật và công khai đã dẫn tới cuộc gặp của hai nguyên thủ lịch sử ở Singapore vào tháng 6/2018 và trong đó kênh tình báo đóng vai trò quan trọng. Ngay lúc này thì hai bên đang chạy đua chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh thứ hai tại Hà Nội vào ngày 27 và 28/2.

Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 3

Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 4

Kênh tình báo bí mật không phải là yếu tố duy nhất đưa các nhà lãnh đạo xích lại gần nhau. Họ chấp nhận rủi ro khi theo đuổi hội nghị thượng đỉnh lần đầu. Quan hệ được cải thiện giữa Triều Tiên và Hàn Quốc góp phần thúc đẩy cuộc gặp mặt.
Tuy nhiên, sự tồn tại của kênh này tiết lộ khía cạnh mới trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên, giúp công chúng hiểu thêm về các mối đe dọa chung, các cuộc đàm phán bị cản trở và hội nghị thượng đỉnh gần đây.
Từ năm 2009, kênh này đã thiết lập quan hệ giữa cơ quan an ninh hai nước, từ đó dẫn tới con đường ngoại giao. Một nhà đàm phán quan trọng là tướng Kim Yong Chol, cựu lãnh đạo cơ quan gián điệp của Tổng cục Tình báo  Bình Nhưỡng. Ông hiện là nhà đàm phán cấp cao của Triều Tiên, người vừa gặp Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo hôm 18/1.
Một số cuộc họp tình báo đã được công khai. Năm 2014, khi Triều Tiên yêu cầu một quan chức cấp cao của Mỹ đến Bình Nhưỡng để đàm phán về việc phóng thích hai công dân Mỹ đang bị giam giữ, James Clapper, giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ lúc đó, đã được cử đi. Tại thủ đô Triều Tiên, ông gặp tướng Kim Yong Chol.
Trong khi phần lớn liên lạc giữa hai nước được giữ bí mật, tiết lộ của các quan chức hiện tại và trước đây của chính quyền Trump và Obama cho thấy cái nhìn bên trong kênh tình báo, bao gồm cách thức chính quyền sử dụng nó và đóng góp của các kênh này vào hội nghị thượng đỉnh lịch sử.
Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 5
Cựu giám đốc tình báo quân đội Triều Tiên Kim Yong Chol (trái), Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đi bộ tại khuôn viên Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 1/6/2018. Ảnh: AP.
Mỹ và Triều Tiên chưa bao giờ thiết lập quan hệ ngoại giao và không đặt đại sứ quán ở thủ đô mỗi nước. Họ thường trao đổi thông điệp thông qua phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở New York. Một số quan chức Mỹ cho rằng hiệu quả của kênh này rất hạn chế vì nó chỉ chủ yếu truyền tin tới Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Trong khi đó, kênh tình báo là cách liên lạc trực tiếp với những nhân vật quan trọng ở Bình Nhưỡng. Các quan chức Mỹ thường gọi nó là “kênh khủng bố”, ý chỉ những người đối thoại Triều Tiên mà họ thấy khó nhằn nhưng quan trọng trong việc quyết định các vấn đề an ninh.
Một số chính trị gia Hàn Quốc cáo buộc tướng Kim là người điều hành vụ tấn công làm chìm tàu năm 2010 của hải quân Hàn Quốc. Mỹ cáo buộc cơ quan gián điệp mà ông điều hành tiến hành vụ hack máy tính của hãng Sony Pictures vào năm 2014. Triều Tiên phủ nhận trách nhiệm trong cả hai vụ việc.
Washington sử dụng các cuộc họp tình báo cho nhiều mục đích. Từ mục đích thảo luận về các công dân Mỹ bị giam giữ, các kênh này đã trở thành công cụ tiềm năng để xử lý khủng hoảng, là phương tiện để tái khẳng định Mỹ chuẩn bị bình thường hóa quan hệ để đổi lại việc phi hạt nhân hóa và là cơ chế thảo luận về kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh với đỉnh điểm là chuyến thăm của ông Pompeo đầu năm 2018 trên cương vị giám đốc CIA.
Daniel Russel, quan chức cấp cao về châu Á trong Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh thời chính quyền Obama, cho rằng việc sử dụng kênh liên lạc giữa các cơ quan tình báo đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận hệ thống chính quyền ở Triều Tiên trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, nhất là khi Bộ Ngoại giao nước này có ảnh hưởng hạn chế.

Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 6

Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 7

Các cuộc đàm phán tình báo bí mật bắt đầu vào năm 2009, khi quan hệ hai nước đóng băng. Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Obama đã yêu cầu Joseph DeTrani tiếp cận Triều Tiên.
DeTrani được giao trọng trách giải mã đất nước Triều Tiên bí ẩn cho cơ quan tình báo của Mỹ. Ông có thể nói tiếng Quan Thoại và đã dành hơn hai thập kỷ làm việc cho CIA.
Ông thuộc số ít quan chức Mỹ có quan hệ trao đổi rộng rãi với Triều Tiên. Ông từng tham gia các cuộc Đàm phán Sáu bên, nỗ lực đa quốc gia từ năm 2003 đến 2009 để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân.
“DeTrani nghĩ rằng trong bất kỳ trường hợp cũng cần nói chuyện với Triều Tiên để ít nhất chúng ta cũng trao đổi thông tin, tránh hiểu sai về những gì đang xảy ra và có thể nắm bắt những lỗ hổng nhỏ”, đô đốc đã nghỉ hưu Dennis Blair, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia trong 16 tháng đầu của chính quyền Obama, nói với Wall Street Journal.
DeTrani được ông Obama giao nhiệm vụ đảm bảo phóng thích hai nhà báo Mỹ bị kết án 12 năm lao động khổ sai. Ông đã tổ chức các cuộc họp kín tại Singapore trong bối cảnh căng thẳng khi Bình Nhưỡng vừa thực hiện các vụ thử tên lửa.
Các cuộc đàm phán đã góp phần dẫn đến chuyến thăm của cựu Tổng thống Clinton tới Bình Nhưỡng năm 2009, khi ông đưa các nhà báo trở lại.
Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 8
Cựu tổng thống Bill Clinton chụp ảnh cùng cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, ngày 4/8/2009. Ảnh: KCNA/AP.
Năm 2010, sau khi nhận nhiệm vụ chống phổ biến vũ khí hạt nhân của cộng đồng tình báo Mỹ, DeTrani đã thực hiện chuyến đi bí mật tới Bình Nhưỡng để cảnh báo Triều Tiên ngừng phát triển các hệ thống hạt nhân và tên lửa.
Vai trò của DeTrani trong các cuộc họp bí mật được chuyển giao cho Morell, nhân vật số hai của CIA. Tháng 4/2012, hai quan chức đã bay tới Bình Nhưỡng bằng máy bay Mỹ từ đảo Guam. Ông DeTrani đã giới thiệu phó giám đốc CIA với các đối tác Triều Tiên.
Trước đó hai tháng, chính quyền Obama đã ký kết thỏa thuận Leap Day (Ngày Nhuận). Theo đó, Triều Tiên đồng ý ngừng thử nghiệm tên lửa tầm xa và thử hạt nhân theo lệnh cấm, đóng cửa các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon, bao gồm nhà máy làm giàu uranium.
Mỹ hứa sẽ cung cấp viện trợ thực phẩm nhưng sau đó nói rằng kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên vi phạm thỏa thuận.
Tháng 12/2011, Kim Jong Il, nhà lãnh đạo Triều Tiên trong 17 năm, qua đời. Sau khi Kim Jong Un tiếp quản quyền lực, việc giữ đường dây liên lạc mở càng có ý nghĩa quan trọng.
Tuy nhiên, nỗ lực duy trì đường dây của Mỹ đã thất bại. Ông Morell, sĩ quan CIA chuyên nghiệp có kinh nghiệm ở châu Á, đã trở lại Bình Nhưỡng vào tháng 8/2013 với thông điệp yêu cầu Triều Tiên đưa ra lựa chọn.
Nước này có thể xây dựng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa để chịu sự cô lập về ngoại giao và kinh tế hoặc chọn phi hạt nhân hóa và trở thành một phần của cộng đồng quốc tế.
Chuyến đi đã kết thúc trong thất vọng. Ông không thể gặp mặt Kim Jong Un như dự định.
Bà Haines, người kế nhiệm ông Morell, đã tới Bình Nhưỡng với tư cách phó giám đốc CIA từ tháng 8/2013 đến tháng 1/2015.
“Đó là kênh truyền thông đáng tin cậy duy nhất cho các vấn đề cơ bản nhất. Người Triều Tiên cảm thấy thoải mái với kênh liên lạc này”, một quan chức cấp cao của Trump cho biết.

Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 9

Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 10

Dù biết về sự tồn tại của kênh liên lạc bí mật, các quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn làm việc qua kênh riêng thông qua các nhà ngoại giao Triều Tiên ở New York và các phái viên được cử tới Triều Tiên trong các chuyến đi hiếm hoi.
Tuy nhiên, một số cựu quan chức chính quyền e ngại kênh bí mật này có thể làm giảm vai trò đàm phán truyền thống của Bộ Ngoại giao.
“Việc giữ các kênh liên lạc mở luôn luôn quan trọng nhưng người đưa tin và thông điệp cũng là vấn đề cần bận tâm. Các sĩ quan tình báo không phải là các nhà ngoại giao đã qua đào tạo. Nếu họ không truyền đạt đúng thông điệp thì nó có thể phản tác dụng”, Joel Wit, cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói.
Việc sử dụng kênh bí mật dường như rất thất thường. Sau khi các báo cáo tình báo năm 2016 cho thấy Triều Tiên đang tiến hành các chương trình tên lửa và hạt nhân, Washington đã tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế, bao gồm cả nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Các chuyến thăm cấp cao có vẻ cũng bị gián đoạn.
Khi căng thẳng gia tăng vào tháng 8/2017, kênh này lại được phục hồi. Thời điểm này, ông Trump đe dọa các nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ hứng chịu “lửa và cuồng nộ”. Các cuộc tập trận thường niên của Mỹ và Hàn Quốc cũng được tiến hành trở lại. Bình Nhưỡng đáp trả bằng cách thử tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản.
Andrew Kim, sĩ quan CIA kỳ cựu và là người đứng đầu cơ quan tình báo mới được thành lập của CIA tại Hàn Quốc, đã tới Singapore để gặp các quan chức Triều Tiên. Ông Kim, cựu giám đốc một số chi nhánh CIA ở nước ngoài, sinh ra ở Hàn Quốc và có mối quan hệ lâu dài với các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu.
Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 11
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cựu giám đốc CIA, và quan chức CIA Andrew Kim (bên trái) ăn tối cùng cựu giám đốc tình báo Triều Tiên Kim Yong Chol tại New York, Mỹ, tháng 6/2018. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngoài kênh tình báo, Tổng thống Trump cũng thực hiện các nỗ lực khác để thiết lập cuộc đối thoại. Tháng 9/2017, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên đã mời Jeffrey Feltman, nhà ngoại giao Mỹ từng đảm nhiệm chức vụ trợ lý đặc trách chính trị vụ của tổng thư ký Liên Hợp Quốc, tới Bình Nhưỡng để đối thoại.
Ông Feltman cho biết các quan chức của chính quyền Trump đã phản đối chuyến đi. Tuy nhiên, khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nêu vấn đề với ông Trump trong cuộc họp ở Phòng Bầu dục vào tháng 10/2017, tổng thống Mỹ nói rằng ông Feltman nên đi. Vai trò cá nhân của ông Trump trong việc phê duyệt chuyến đi chưa từng được tiết lộ trước đây.
Ông Feltman đã thực hiện chuyến đi công khai. Trong 4 ngày họp vào tháng 12/2017, ông nói với các quan chức Triều Tiên rằng Mỹ không phải là quốc gia duy nhất cảnh giác trước các vụ thử hạt nhân và tên lửa.
Ông đã tặng Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho một ấn bản của “The Sleepwalkers” (Tạm dịch: Người Mộng du), cuốn sách nói về sự sa chân của các nước châu Âu trong Thế Chiến I.
Trong bài phát biểu tháng 11/2017, Kim Jong Un tự hào tuyên bố đất nước của ông đã hoàn thành việc xây dựng lực lượng hạt nhân và tên lửa. Trích dẫn bài phát biểu này, ông Feltman kêu gọi Triều Tiên chuyển hướng những nỗ lực của họ sang Thế Vận hội Mùa đông sắp tới ở Hàn Quốc để tham gia khai mạc cùng Hàn Quốc và các nước phương Tây, một ý tưởng mà các quan chức ở Bình Nhưỡng có thể đã nghĩ tới.
Bài phát biểu Năm mới 2018 của Kim Jong Un đã hàm ý về sự thay đổi. Trong khi nhấn mạnh khả năng hạt nhân của nước mình, ông cũng đề nghị gửi phái đoàn đến Thế Vận hội Mùa đông.
Được đà tiến tới, các quan chức Hàn Quốc bắt đầu thúc đẩy ý tưởng về cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim. Ý tưởng này cũng đã nảy sinh thông qua kênh bí mật.
Tinh bao My va Trieu Tien da dam phan bi mat suot mot thap ky qua hinh anh 12
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng để đàm phán về hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6/2018 giữa Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un. Ảnh: AFP/Getty.
Tháng 3/2018, các quan chức Hàn Quốc tới Nhà Trắng chuyển lời mời gặp mặt của nhà lãnh đạo Triều Tiên tới ông Trump. Cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ là H.R. McMaster và các quan chức hàng đầu của Mỹ đã thảo luận với các quan chức Hàn Quốc về lời đề nghị này. Cuộc gặp của ông Trump với phái đoàn Hàn Quốc được sắp xếp vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, ông Trump đã quyết định gặp các quan chức Hàn Quốc ngay trong hôm đó. Ông lập tức đồng ý với kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh. “Hãy nói với họ rằng tôi sẽ thực hiện điều đó”, ông nói.
Chính quyền Mỹ vẫn cần xác nhận trực tiếp từ lãnh đạo Triều Tiên. Kênh tình báo hoạt động trở lại kể từ cuộc họp tháng 8/2017 ở Singapore đã được Mỹ sử dụng để xác nhận lời mời tổ chức hội nghị thượng đỉnh của Bình Nhưỡng và lên kế hoạch cho cuộc họp.
Cuối tháng 3/2018, ông Pompeo, khi đó là giám đốc CIA, đã bay tới Bình Nhưỡng. Sáu tuần sau, với tư cách ngoại trưởng Mỹ, ông lại đi cùng Andrew Kim tới Triều Tiên và trở về cùng với ba tù nhân người Mỹ.
Chưa đầy một tháng sau, ông Trump và ông Kim gặp nhau ở Singapore.
Ngoại giao Mỹ - Triều Tiên hiện ở giai đoạn cởi mở nhất và diễn ra ở cấp cao nhất. Tuy nhiên, liên lạc tình báo vẫn được tiếp tục. Hôm 18/1, tại Washington, tướng Kim đã có cuộc gặp không báo trước với phó Giám đốc CIA Vaughn Bishop.
Tổng thống Mỹ sẽ gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên tại thủ đô của Việt Nam vào cuối tháng 2 với hy vọng đạt được đột phá trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Stephen Biegun, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, vừa kết thúc ba ngày hội đàm tại Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Hôm 9/2, Biegun cho biết các cuộc đàm phán của ông ở Triều Tiên đã có kết quả và ông Trump rất mong chờ cuộc gặp với ông Kim tại Hà Nội.
"Triều Tiên, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, sẽ trở thành một cường quốc kinh tế vĩ đại. Ông ấy có thể làm một số người ngạc nhiên nhưng sẽ không làm tôi ngạc nhiên vì tôi đã biết ông ấy và hoàn toàn hiểu ông ấy có thể làm gì", ông Trump viết trên Twitter hôm 9/2.
Tuyết Mai
Đồ họa: Nhân Lê

Nga-Trung Quốc đã bước vào cuộc chơi gián điệp ở thung lũng Silicon như thế nào?

10-02-2019 - 19:20 PM | Tài chính quốc tế
Nga-Trung Quốc đã bước vào cuộc chơi gián điệp ở thung lũng Silicon như thế nào?

Nhiều quan chức tình báo Mỹ cho rằng, chính là Trung Quốc, chứ không phải Nga mới đặt ra một mối đe dọa tương đương, nếu không nói là lớn hơn, dài hạn hơn…

    Kỳ 1: Thung lũng Silicon đã trở thành ổ gián điệp như thế nào?
    Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Zach Dorfman, thành viên cao cấp của Hội đồng Đạo đức Carnegie, được đăng tải trên tờ Potilico.
    Cuộc chiến gián điệp nóng hơn theo đà phát triển của Thung lũng Silicon
    Khu vực vịnh San Francisco từng nổi tiếng lịch sử về chủ nghĩa tự do và bây giờ lại mang tiếng về chủ nghĩa tư bản nhưng chưa rõ khu vực này đã được chuẩn bị ra sao để xử lý những chiến thuật tình báo “xã hội hóa” kiểu mới đang leo thang này.
    Các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp thiếu nỗ lực quan tâm để báo cáo tình trạng gián điệp tràn lan đó cho các cấp chính quyền Mỹ, còn các doanh nghiệp và trường đại học thiếu kinh nghiệm thường không biết về hiểm họa gián điệp nên sẽ rất dễ cáo buộc những chính khách địa phương nhạy cảm về chính trị đã quá rập khuôn cứng nhắc nếu những người đó cố gắng thiết lập các biện pháp phòng ngừa và an ninh nghiêm ngặt hơn để đối phó thực trạng này.
    Khi Thung lũng Silicon tiếp tục vươn thành tựu khoa học ra chiếm lĩnh thế giới, cuộc chiến gián điệp khu vực sẽ càng trở nên nóng hơn và hệ quả sẽ lan vượt xa Bắc California.
    Với kiến ​​thức trực tiếp, hoặc trải nghiệm về các hoạt động phản gíán của Mỹ từ đầu những năm 1970 đến giữa những năm 2000 trong Khu vực vịnh San Francisco, hơn nửa tá cựu quan chức cộng đồng tình báo yêu cầu giấu tên đã thảo luận về các vấn đề nhạy cảm này một cách công khai hơn, đều thống nhất nhận định San Francisco là một nơi tiên phong có những thay đổi trong phòng chống gián điệp nước ngoài.
    Hội thảo này cho biết, tình báo Nga đã có một sự quan tâm sâu sắc ở San Francisco từ buổi đầu Chiến tranh Lạnh.
    "Thời điểm đó, người Nga chủ yếu thu thập thông tin về các cơ sở quân sự khu vực, trong đó có Presidio, căn cứ quân sự chiến lược cũ nằm ở mũi phía bắc bán đảo San Francisco, nhìn ra cầu Cổng Vàng và từ đó, các hoạt động của Nga đã trở nên mạnh mẽ hơn, chỉ trừ thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh dưới thời Gorbachev", Politico dẫn lời các cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết.
    Tuy Mỹ vẫn loại được Nga ra khỏi cuộc chơi bởi dấu ấn hiện diện của Palo Alto -cơ quan an ninh mạng ở California tại thời điểm đó nhưng kể từ năm 2000 tình hình đã thay đổi.
    Khi khu vực Vịnh tự biến đổi thành một trung tâm công nghệ, Nga đã nỗ lực thích ứng với tình hình mới và tăng cường cài cắm các điệp viên Nga tập trung vào việc thu thập thông tin về các công nghệ có giá trị, nhạy cảm hoặc có năng lực sử dụng kép trong ứng dụng dân sự lẫn quân sự được phát triển hoặc tài trợ bởi các công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại khu vực.
    Các hoạt động gián điệp của Nga được cho vẫn theo truyền thống, tập trung tại Lãnh sự quán San Francisco cho đến khi bị chính quyền Tổng thống Trump đóng cửa vào đầu tháng 9 năm 2017.
    Nhưng ngay cả khi lãnh sự quán đóng cửa, vẫn có những phương tiện thay thế cho việc thu thập tình báo Nga ở Thung lũng Silicon bởi cơ cấu tiềm năng của Rusnano USA, một công ty con duy nhất của Công ty mẹ Rusnano, là công ty đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu của chính phủ Nga chủ yếu tập trung vào công nghệ nano.
    Công ty này được thành lập vào năm 2011 nằm ở Menlo Park, gần Đại học Stanford. Một số hoạt động thu thập tình báo tiềm năng mà Rusnano USA tham gia không chỉ liên quan đến việc mua lại công nghệ, mà còn đưa mọi người vào các nhóm đầu tư mạo hiểm trong xu hướng phát triển các mối quan hệ ở Silicon Valley ở mọi lĩnh vực.
    Lợi ích thu hoạch của Rusnano nằm trong việc mở rộng công nghệ với cả các ứng dụng dân sự và quân sự tiềm năng. Tình báo Mỹ rất quan ngại về mối liên hệ giữa các nhân viên của Rusnano USA và các nghi phạm quan chức tình báo Nga đang nằm vùng tại Lãnh sự quán Nga ở San Francisco và các nơi khác.
    Tuy nhiên, cho đến nay, công ty Rusnano USA và Đại sứ quán Nga tại Washington vẫn chưa trả lời các bình luận trên.
    Nga cũng sử dụng các phương pháp cũ mang tính thực dụng địa phương. Cơ quan tình báo Mỹ đã nghi ngờ rằng các điệp viên Nga đã tranh thủ đội ngũ gái mại dâm cao cấp từ Nga và Đông Âu ở đây sử dụng chiêu thức “bẫy tình” cổ điển của Nga để thu thập thông tin về công nghệ và các lãnh đạo doanh nghiệp.
    Một cựu quan chức khác cho biết. "Nếu tôi là một sĩ quan tình báo Nga, và tôi biết rằng những cô gái gọi cao cấp này đang kéo CEO của các công ty lớn về phòng của họ, tôi cũng sẽ trả tiền cho họ để biết thông tin. Đó là toàn bộ ý tưởng săn tin từ các vòng đồng tâm: Bạn không cần phải ở bên trong, bạn chỉ cần ai đó ở bên trong là bạn có thể truy cập."
    Tuy nhiên, nếu nói chuyện với những cựu quan chức tình báo, nhiều người sẽ vẫn nói rằng chính là Trung Quốc, chứ không phải Nga mới đặt ra một mối đe dọa tương đương, nếu không nói là lớn hơn, dài hạn hơn…
    Kathleen Puckett, người đã làm công tác phản gián trong khu vực Vịnh từ năm 1979 đến 2007 nói : “Họ có những nguồn lực rộng lớn. Họ có mặt mọi lúc trên thế giới với tất cả sự kiên nhẫn. Đó là những gì bạn cần nhiều hơn bất cứ thứ gì ”.

     Nga-Trung Quốc đã bước vào cuộc chơi gián điệp ở thung lũng Silicon như thế nào? - Ảnh 1.
    Thung lũng Silicon được cho là ưu tiên hàng đầu về gián đệp mạng và kinh tế của Trung Quốc.
    Trung Quốc đã vào cuộc chơi như thế nào ?
    Bởi tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của California cũng như do mức độ lớn rộng, sự hình thành vững chắc, độ ảnh hưởng lớn của những cộng đồng người Mỹ gốc Hoa, Trung Quốc có điều kiện tập trung vào các hoạt động tình báo ở đây.
    California là tiểu bang duy nhất của Mỹ mà Cục tình báo nước ngoài thuộc Tổng Cục An ninh Trung Quốc đã có một đơn vị chuyên trách, tập trung vào các hoạt động tình báo và ảnh hưởng chính trị.
    Và nếu vị trí California được nâng cao trong lợi ích của Trung Quốc, San Francisco giống như “niết bàn” cho Bắc Kinh với mục tiêu tiềm năng là các nhà lãnh đạo cộng đồng và chính trị gia địa phương sau này có thể trở thành Thị trưởng, Thống đốc hoặc Nghị sĩ. Những nỗ lực của họ đang ngày càng trở thành một định hướng sâu sắc, tinh tế..
    Tình báo Trung Quốc từ lâu đã tập trung giám sát, kiểm soát các công dân Trung Quốc đang du học. Việc sử dụng các Hiệp hội Du học sinh và Nghiên cứu sinh Trung Quốc tại các trường đại học làm cơ chế theo dõi hồ sơ, dẫn đến sự kết nối giữa Hiệp hội CSSA đó trong khuôn khổ riêng lẻ với các cơ sở ngoại giao Trung Quốc tại địa phương khác nhau.
    Tuy nhiên mối liên kết giữa các nhóm sinh viên này và các quan chức Trung Quốc là kín đáo.
    Nói riêng đến gián điệp kinh tế, tình báo Trung Quốc sử dụng một chiến lược phân tán diện rộng hơn Nga khi họ thu hút các cộng đồng dân số lớn hơn nhiều để đạt được mục tiêu của mình, sử dụng các doanh nhân thực dụng, những người theo chủ nghĩa dân tộc tích cực, sinh viên, du khách cũng như những người khác, cố gắng lấy công nghệ độc quyền từ các mục tiêu đích nhắm hoặc IP càng nhiều, càng nhanh, qua càng nhiều kênh càng tốt.
    Tình báo Trung Quốc cũng thực hiện những nỗ lực tập trung tuyển dụng những nhân sự trong các tổ chức có công nghệ mà họ quan tâm. Họ rất giỏi trong việc tuyển dụng người một cách nhẹ nhàng và lợi dụng các lỗ hổng, kể cả bằng đe dọa và rất kiên nhẫn trong việc chắp nối các phần khác nhau lại như một bức tranh ghép hình.


    Theo Hùng Lê
    Theo Trí thức trẻ

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét