Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

CHÚA LỘNG HỒN QUỈ 4

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI LA MÃ - 05

Những cuộc “Thập Tự Chinh” đẫm máu của Vatican

21 Th7
Thái Sơn /Tuổi Trẻ
25 tháng 1, 2010
Trở lại đầu thế kỷ 11, Thiên Chúa Giáo chia thành hai giáo phái với hai giáo quyền thù nghịch nhau. Ðó là giáo hội Công Giáo La-mã (Roman Catholic) đóng đô tại Vatican và giáo hội Chính Thống Giáo (The Eastern Orthodox Church) đóng đô tại Byzantine, còn được gọi là Constantinople tức Istanbul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
– Lý do thứ nhất là vào năm 1091, quân Hồi Giáo tấn công Byzantine. Hoàng đế Alexius Comnenus đứng đầu giáo hội Chính Thống Giáo tuy không ưa Công Giáo nhưng cũng đành phải viết văn thư chính thức yêu cầu giáo hoàng La Mã đem quân đến cứu giúp. Vatican lúc đó muốn giúp Vatican thì ít nhưng điều quan tâm hàng đầu là tái chiếm thánh địa Jerusalem để giáo dân toàn Âu Châu được tự do đến đó hành hương. Mối thù lớn nhất của dân Công Giáo Âu Châu đối với đạo Hồi Giáo là trong thời gian chiếm đóng Jerusalem, quân Hồi Giáo đã triệt phá “Nhà thờ Kính Mộ Chúa” (Church of the Holy Sepulchure – ý chỉ mồ chôn của Jesus). Tội triệt phá nhà thờ Kính Mộ Chúa đã trở thành lý do chính cho các cuộc thánh chiến trả thù của Công Giáo.
– Lý do thứ hai được nêu lên là những vụ người Hồi Giáo hành hạ những người Công Giáo Âu châu đi hành hương ở Jerusalem năm 1076.. Những người đi hành hương sống sót trở về Âu Châu đã kể nhiều chuyện về sự ngược đãi của người Hồi Giáo khiến cho dân Âu Châu rất phẩn nộ. Tu sĩ Peter Hermit là người hết sức cuồng nhiệt vận động quần chúng tín đồ Công Giáo ở các nước Âu Châu tham gia cuộc “Thánh Chiến Chống Hồi Giáo”, để rồi từ đây các cuộc chém giết nhau dành quyền lực thống trị giữa hai tôn giáo được ngụy trang bằng danh từ thánh chiến đã kéo dài gần hai thế kỷ, đã để lại nhiều máu và nước mắt cho nhiều triệu người, thiết nghĩ đây là bài học để đời cho nhân loại từ cổ chí kim.
Các giáo dân Âu châu đa số thời đó đa số là những nông dân thất học và cuồng tín nhất là giới thanh thiếu niên, trong số đó có rất nhiều trẻ vị thành niên đã mù quáng ghi tên tham gia vào đoàn quân chữ thập. Lịch sử Âu châu đã gọi đoàn quân chữ thập này là “Ðoàn quân nông dân” hoặc “Ðoàn quân con nít” (Popular Crusade – The Children’s Crusade).. Vào thời kỳ đó, Âu Châu đang ở trong bóng tối tinh thần (The Dark Age) nên từ vua tới dân, từ tu sĩ đến các bổn đạo, tất cả đều không có một sự hiểu biết nào về Hồi Giáo, không có một chút kiến thức nào về tình hình chính trị xã hội và địa thế của các nước phương Ðông. Sự thiển cận về kiến thức và tinh thần cuồng tín tôn giáo đã mau chóng biến việc tái chiếm Jerusalem khỏi tay quân Hồi Giáo thành một khát vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chỉ trong một thời gian ngắn có hàng trăm ngàn nông dân ghi tên đầu quân, trong số đó có ít nhất là 60,000 trẻ vị thành niên !
– Cuộc Thập Tự Chiến Thứ Nhất (1096-1099)
Như trên đã trình bày, sự vận động cho cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân Thập Tự khởi đầu từ những năm 1091 do sự cầu viện của hoàng đế Byzantine, nhưng mãi tới năm 1096, tức 5 năm sau mới thực hiện được. Ðoàn quân Thập tự gồm hàng trăm ngàn người được điều khiển bởi các hiệp sĩ chuyên nghiệp, xuất phát từ hai nước Ý và Pháp. Ðoàn quân của Pháp chia làm hai nhánh: Nhánh quân ở miền Bắc tập trung tại Normandie, nhánh quân ở miền Nam tập trung tại Toulouse. Cả hai nhánh này tiến quân thẳng tới Constantinople.
Trên đường hành quân, khi đi ngang qua đồng bằng sông Rhin, đoàn quân Thập tự của Pháp đã lùng bắt những người Do Thái rồi đưa họ ra bãi hoang chém giết tập thể. Hiện nay tại những vùng đồng bằng sông Rhin thuộc nước Ðức có nhiều nơi vẫn còn ghi dấu bằng những bia đá ghi tên những người Do Thái bị sát hại trong dịp này.
Vào mùa thu năm 1096, một đạo quân thứ ba của Pháp tập trung tại Clairmont đi thẳng đến Rome để kết hợp với 50,000 quân Ý. Sau đó liên quân Pháp-Ý cũng kéo đến Constantinople. . Vua và triều đình Byzantine vô cùng ngạc nhiên khi thấy đoàn quân Thập Tự chỉ là một đám nông dân rách rưới bẩn thỉu và có quá nhiều trẻ vị thành niên ngơ ngác. Vua Byzantine lập tức ra lệnh cho quân đội ngăn chận không cho đoàn quân ô hợp này vào thành phố. Tuy nhiên, nhà vua cung cấp cho đoàn quân này số lương thực và cho quân đội áp tống đám quân Thập Tự này đến Boporus thuộc miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ… Trong lúc đoàn quân Thập Tự này trú đóng tại Boporus thì bị quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tấn công giết chết rất nhiều. Ðoàn quân còn lại thì tiếp tục đi tới Anatolia, một thành phố thuộc phần đất Á Châu của Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đến bao vây thành phố Hồi Giáo Antioch ở phía cực Nam nước Thổ. Trong lúc đang bao vây thành Antioch, đoàn quân Thập Tự bất ngờ bị quân Hồi Giáo Iraq kéo đến bao vây vòng ngoài từ ngày 21-10-1097 đến ngày 3-6-1098. Ðoàn quân Thập Tự bị kẹt ở giữa vì thành Antioch quá kiên cố không thể xâm nhập, trong khi đó đoàn quân Iraq lại quá hùng hậu nên quân Thập tự không thể phá được vòng vây. Sau hơn 5 tháng bị vây hãm quá chặt, quân Thập tự bị cạn hết lương thực nên bị chết đói rất nhiều. Cuối cùng, ngày 3-6-1098, đoàn quân Thập Tự buộc lòng phải chấp nhận một trận quyết tử để mở đường máu phá vỡ vòng vây của quân Hồi giáo Iraq.
Ðoàn quân Thập Tự tiếp tục lên đường trong hơn một năm mới tới được Jerusalem. tại thành phố thánh địa này lúc đó có rất ít quân Hồi Giáo phòng thủ nên đoàn quân Thập Tự đã chiếm thành phố thánh địa một cách dễ dàng vào ngày 15-7-1099. Sau khi chiếm Jerusalem, Thập tự quân ra lệnh cấm người Hồi Giáo không được leo lên tháp cao ở đền thờ để kêu gọi mọi người đọc kinh, không được ăn chay trong thánh Ramadan, không được xây đền thờ mới và cấm sửa chữa đền thờ cũ. Tất cả những tín đồ Thiên Chúa Giáo cải sang đạo Hồi đều bị tử hình. Chỉ trong vòng vài tuần lễ đầu chiếm đóng Jerusalem, đoàn quân Thập Tự đã tàn sát những đàn ông Do Thái và người Hồi Giáo Ả Rập tổng cộng lên đến 30,000 người. Thánh địa của cả ba tôn giáo lớn biến thành một nhà xác khổng lồ. Lý do là số người chết nhiều hơn số quân số quân Thập Tự tại Jerusalem, và không có ai lo chuyện chôn người chết cả. Cho tới 5 tháng sau, các cống rãnh và các thung lũng ở Jerusalem vẫn còn sặc mùi hôi thối của các xác chết. Một điều ghê sợ và hãi hùng nhất là quạ, kênh kênh bay đầy trời để ăn xác người chết và cả chó hoang cũng ăn xác người chết.
Cuộc chiến tranh thứ nhất của đoàn quân Thập Tự Công Giáo La Mã (The First Crusade) là một ấn tượng ghê tởm nhất đối với người Hồi Giáo và Do thái giáo, và là một bài học kinh nghiệm nhớ đời cho toàn thế giới Hồi Giáo về sự man rợ khủng khiếp của bọn tín đồ Công Giáo cuồng tín.. Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến tranh này mà người Âu Châu đã có cơ hội hiểu biết về thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Họ không ngờ thế giới Hồi Giáo quá rộng lớn, bao trùm một vùng lãnh thổ từ Bắc Phi qua Âu Châu tới tận Viễn Ðông. Họ không ngờ Hồi Giáo cũng là một nền văn minh, trong đó có môn toán học tiến bộ vượt xa Âu Châu. Cũng từ đó, người Âu Châu đã dần dần tự tìm hiểu để tự giải thoát họ ra khỏi thời đại “đen tối” (The Dark Age).
Về bằng chứng giết người tàn bạo của quân Thập Tự tại Jerusalem trong những ngày đầu của cuộc “thánh chiến” hiện nay vẫn còn một chứng tích lịch sử độc đáo. Ðó là bức thư của vị tướng tổng chỉ huy quân Thập Tự gửi từ Jerusalem về Vatican để báo cáo các tin mừng chiến thắng lên Giáo hoàng Urban II. Bức thư này hiện được lưu trữ tại Văn khố của Tòa thánh. Trong thư có đoạn viết như sau: “Ðức thánh cha có biết chúng con đã đối xử với kẻ thù của chúng ta ở Jerusalem ra sao không? Tại cổng thành Solomon và trong Ðền thánh, đoàn kỵ binh của chúng con phải đi qua những vũng máu dơ bẩn của quân Hồi Giáo Saracenes ngập cao đến đầu gối của những con ngựa”. (“Deceptions and Myths of the Bible”, by Lloyd Graham, trang 462). Kết quả lớn nhất của cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân thập tự là sự hình thành một vương quốc trực thuộc Vatican. Vương quốc này trải dài khoảng 800 miles dọc theo bờ biển Ðịa Trung Hải mang tên “Vương Quốc La Tinh Jerusalem” (Latin Kingdom of Jerusalem) bao gồm: Hai tỉnh Antioch và Edessa ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nước Syria, nước Liban, xứ Judea và xứ Gallilee, trong đó có thành phố thánh địa Jerusalem.
“Tòa Thánh Vatican” trực tiếp cai trị bằng cách phong vương cho người đứng đầu vương quốc này. Nhưng thay vì gọi là “vua” của vương quốc, toà thánh gọi là “Người bảo vệ Mộ Chúa” (Protector of the Holy Sepulchere). Vương quốc La Tinh Jerusalem tồn tại được 88 năm (từ 1099 đến 1187) qua 7 đời vua do Vatican chọn lựa và tấn phong. Trong 88 năm cai trị vương quốc Jerusalem, quân Thập Tự đã tàn sát rất nhiều người Hồi Giáo và Do Thái Giáo, bất kể họ là người già, phụ nữ hay trẻ em (hiện nay chúng ta cũng còn được nghe những luận điệu theo kiểu tuyền truyền của Vatican là: “Người Do Thái đã giết Chúa Jesus”). Quân Thập Tự cũng xây cất rất nhiều pháo đài và lâu đài phòng thủ kiên cố để bảo vệ vương quốc, đến nay vẫn còn những di tích lịch sử để lại tại các nước Trung Ðông dọc theo bờ biển Ðịa Trung Hải.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Hai (1147-1149)
Nguyên nhân dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ hai (The Second Crusade) là do biến cố quân Hồi Giáo thuộc giáo phái Sunni từ các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công tái chiếm tỉnh Edessa thuộc Vương quốc La Tinh Jerusalem. Ðể thực hiện quyết tâm phục thù, Vatican ra lệnh cho vua Pháp là Louis VII và vua Ý là Conrad III phối hợp với nhau tổ chức cuộc Thập Tự Chinh thứ hai. Năm 1147, liên quân Pháp-Ý trong đoàn quân Thập Tự lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ để chiếm lại Edessa nhưng đã gặp sức chống trả mãnh liệt của quân Hồi Giáo, cuối cùng liên quân Pháp-Ý đã hoàn toàn bị đánh bại. Họ phải rút tàn quân chạy về phía Nam thuộc lãnh thổ Liban và Syria. Nhưng mãi đến hai năm sau vào năm 1149, toàn bộ đám tàn quân này đã bị quân Hồi tiêu diệt tại Damacus (thủ đô Syria ngày nay).
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Ba (1190-1192)
Ðối với Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo thì Jerusalem là thánh địa duy nhất của họ. Ðối với người Hồi Giáo thì thánh địa quan trọng nhất là Mecca (thủ đô của nước Ả Rập Saudi).. Thánh địa thứ hai là Medina, một thành phố cách thủ đô Mecca 250 dặm về phía bắc và Jerusalem là thánh địa thứ ba của Hồi Giáo. Vì tương truyền rằng Muhammad đã lên trời từ thành phố này. Quân Thập Tự của Vatican chiếm Jerusalem vào năm 1096 là một kỷ niệm ô nhục và đau đớn cho thế giới Hồi Giáo. Người Hồi Giáo đã phải nuốt hận chịu đựng trong gần một thế kỷ mới có cơ hội phục thù. Cái nhân của cơ hội phục thù là sự xuất hiện của một nhân vật lừng danh thế giới Hồi Giáo, đó là vị tướng Saladin (1137-1193) gốc người Kurd theo giáo phái Sunni. Ông được dân Ai Cập và Syria tôn lên làm vua (Sultan). Nhân vật Saladin trở nên một nhân vật huyền thoại trong nhiều tác phẩm văn chương của các nước Âu Châu thời đó… Quả thật, Saladin đã thu phục được nhân tâm của nhiều dân tộc theo đạo Hồi. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Hồi đã tái chiếm Jerusalem và nhiều phần đất khác của vương quốc La Tinh vào năm 1187. Toàn thế giới Hồi Giáo Ả Rập vui mừng vì thánh địa thứ ba đã được tái chiếm và danh dự của Hồi Giáo đã được phục hồi.
Nỗi vui mừng chiến thắng của Hồi Giáo càng lớn bao nhiêu, thì nỗi đau của Vatcian và Giáo Hội Công Giáo càng thấm thía và ê chề bấy nhiêu. Do rút tỉa của những kinh nghiệm thất bại trước đây, lần này Vatican chuẩn bị chu đáo hơn với sự hội ý của ba ông vua đầy quyền lực tại Âu Châu là vua Pháp, vua Ðức và đặc biệt là vua Anh Richard I – người được mệnh danh là “Richard Trái tim Sư tử” (Richard The Lion-Hearted) . Cũng xin nói thêm đây là Giáo Hội Công Giáo Anh tách rời khỏi giáo quyền Vatican do vua Henri VIII chủ xướng vào năm 1534. Trước đó, các vua Anh đều thần phục giáo quyền Vatican như hầu hết các vua khác ở Âu châu.
Cuộc Thập Tự Chinh thứ ba có tới 3 hoàng đế Âu châu điều khiển nên các sử gia thường gọi cuộc Thập Tự Chinh này là “Cuộc Thập tự chinh của các vua” (The Crusade of the Kings). Vua Anh đích thân điều khiển cuộc viễn chinh từ 1190 cho đến khi chiến dịch kết thúc vào năm 1191. Trong hai năm chinh chiến, đoàn quân chữ Thập tái chiếm hầu hết lãnh thổ của Vương quốc La Tinh Jerusalem. Nhưng thành phố quan trọng nhất là thánh địa Jerusalem thì lại không chiếm được… Quân Hồi Giáo chận đứng đoàn quân chữ thập của Richard I tại thành phố Acre ở phía bắc Jerusalem. Trong thời gian trú đóng tại Acre (1191-1192) vua Anh Richard “The Lion-Hearted” đã ra lệnh chém đầu tập thể trên 3000 người Hồi Giáo Ả Rập. Vụ giết người một cách tập thể này đã đi vào lịch sử Hồi Giáo như một bằng chứng về tội ác diệt chủng của Giáo Hội Công Giáo La Mã (The Cross and the Crescent, by Malcom Billing, trang 116). Hiện nay, tại thư viện Quốc Gia của Pháp có lưu trữ một bức họa thời Trung Cổ vẽ cảnh vua Richard I ngồi trên khán đài tươi cười chứng kiến đoàn quân Thập Tự chém đầu tập thể những người Hồi Giáo.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư (1201-1204)
Giáo Hội Công Giáo La Mã rất thù ghét Giáo Hội Chính Thống Giáo (The Eastern Orthodox Church) là một giáo hội Thiên Chúa Giáo tách rời khỏi giáo quyền Vatican vào giữa thế kỷ 11. Trong thời gian quân Thập Tự chiếm đóng Jerusalem, các tín đồ đạo Chính Thống Giáo ở Âu châu bị cấm không được hành hương đến thánh địa. Các giáo dân và tu sĩ đạo Chính Thống Giáo tại Jerusalem đều bị ngược đãi tàn tệ. Ðó chính là những lý do khiến cho hoàng đế Byzantine và Giáo Hội Chính Thống Giáo không thể ngồi yên trước sự lộng hành của Vatican. Ðể tránh bị lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”, hoàng đế Byzantine và Giáo Hội Chính Thống Giáo thương thuyết với vua Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả hai bên đạt tới việc ký kết hòa ước cam kết không gây chiến tranh xâm chiếm lẫn nhau, để họ rảnh tay đối phó với Vatican.
Hòa ước Byzantine – Thổ Nhĩ Kỳ làm cho mối bất hòa giữa Vatican và Chính Thống Giáo ngày càng trở nên sâu sắc. Bọn quá khích cầm đầu ở Âu Châu lúc đó là các hiệp sĩ (Knights) trong những nước Công Giáo cuồng tín đã lập những kiến nghị yêu cầu tòa thánh Vatican phát động cuộc Thập Tự Chinh thứ tư để tiêu diệt đế quốc Byzantine và Chính Thống Giáo. Cuộc “thánh chiến” lần này được Vatican uỷ nhiệm cho các thủ lãnh hiệp sĩ Ý và Ðức thực hiện. Trên danh nghĩa, cuộc Thập Tự Chinh thứ tư nhằm trừng phạt Byzantine và Chính Thống Giáo, nhưng mục tiêu chính là để tiêu diệt một đồng minh tương lai của Hồi Giáo. Cuộc chiến kéo dài trong 3 năm từ 1201 đến 1204, đoàn quân Thập Tự chiếm trọn lãnh thổ đế quốc Byzantine. Vatican đặt tên cho lãnh thổ này là “Ðế quốc La Tinh Constantinople”. Vatican chia đế quốc này thành nhiều thái ấp (feuds) và phong chức lãnh chúa cho các hiệp sĩ (Knights) có công để cai trị các thái ấp đó. Vatican đã biến toàn đế quốc Byzantine xưa thành một xã hội phong kiến. Các lãnh chúa có toàn quyền hành xử như: Bắt và bán hay trao đổi nô lệ, có quyền thu thuế của dân và một phần lớn được trích ra để nộp về cho Vatican. Nhưng “Ðế quốc La Tinh Constantinople” chỉ tồn tại được 57 năm, tính từ năm 1204 cho đến năm 1261 thì chấm dứt.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Năm (1217-1221)
Cuộc Thập Tự Chinh thứ năm không có một nguyên nhân chính trị hay tôn giáo nào mà hoàn toàn do sự bốc đồng của vua Andrew nước Hungary. Nước Hungary chỉ là một nước nhỏ nằm ở giữa Châu Âu.. Vua Andrew là người cuồng tín và có quá nhiều ảo vọng quyền lực. Ông ta đã không lượng trước sức của mình, tự ý thành lập một đạo quân Thập Tự rồi kéo quân đến tấn công một nước xa xôi là Ai Cập.. Nhưng ông ta may mắn đã thành công trong việc chiếm thành phố Dannietta của Ai Cập. Người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là: “Nếu vua Andrew chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo Vatican. Vua Andrew đã kiêu hãnh bác bỏ đề nghị này và kéo quân tiến đánh thủ đô Cairo của Ai Cập. Ðiều này đã làm cho quân Hồi Giáo Ai Cập hết sức phẩn nộ đã mãnh liệt phản công. Cuối cùng quân Hồi Giáo tiêu diệt hoàn toàn quân Thập Tự và vua Andrew cũng bị giết thảm vào năm 1221.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Sáu (1228-1229)
Cuộc Thập Tự Chinh lần này do Vatican giao cho vua Ðức là Frederic II thực hiện để trả thù cho vua Andrew. Vatican đã cấp cho vua Frederic một ngân khoản rất lớn để võ trang thật hùng hậu cho đoàn quân Thập Tự. Tuy nhiên, vua Frederic là một con người bất tài và kém cõi, ông đã phạm phải nhiều lỗi lầm nghiêm trọng về chiến thuật, nên toàn bộ đoàn quân Thập Tự mới đặt chân lên vùng đất Ai Cập đã bị quân Hồi Giáo Ai Cập tiêu diệt. Riêng bản thân vua Frederic II bị quân Hồi Giáo Ai Cập bắt sống. Vatican đã phải điều đình và trả một số tiền rất lớn để chuộc mạng cho Frederic, y được quân Hồi Giáo phóng thích cho về nước an toàn..
– Cuộc Thập Tự Chinh Cuối Cùng (1248-1254)
Lý do dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ 7 là vụ quân Hồi Giáo định chiếm lại thánh địa Jerusalem vào năm 1244. Vatican trao nhiệm vụ tổ chức cuộc “thánh chiến” cho vua Pháp Louis IX. Nhà vua tuân lệnh và nhận tiền của Vatican chuẩn bị tổ chức cuộc viễn chinh Thập Tự lần thứ 7 trong vòng 4 năm. Nhưng vua Louis IX của Pháp cũng là một người bất tài ngang ngửa với vua Frederic II của Ðức, vào năm 1248, vua Louis IX đích thân chỉ huy cuộc viễn chinh, kéo quân qua các nước Syria, Liban, Palestine… đi tới đâu đều bị quân Hồi Giáo phục kích tấn công đến đó. Cuộc chiến kéo dài không phân thắng bại, khiến quân Thập tự vô cùng chán nản. Sáu năm sau, đoàn quân Thập Tự vẫn không tới được Jerusalem. Nhưng đến năm 1254, quân Hồi tổng phản công khắp nơi khiến cho đoàn quân Thập Tự của Louis IX phải tan rã và bỏ chạy, những kẻ sống sót tìm đường trở lại Âu Châu.
Ðến năm 1291, quân Hồi Giáo chiếm lại tất cả những phần đất đã mất về tay đoàn quân Thập Tự trước đây, chấm dứt hoàn toàn Vương quốc La Tinh Jerusalem sau 195 năm tồn tại. Cũng xin nói thêm ở đây là trong lịch sử các cuộc “thánh chiến” của đoàn quân Thập Tự có hai vua Pháp tên Louis tham dự. Vua Louis VII bị thất bại nhục nhã trong cuộc Thập Tự Chinh lần thứ hai (1147-1149) và vua Louis IX bị thất bại trong cuộc Thập Tự Chinh cuối cùng (1248-1254). Tuy nhiên, Louis IX là con cưng của vatican nên ông vua kém tài này đã được Vatican Phong Thánh. Vì thế, người Pháp không còn gọi là vua Louis IX nữa mà gọi là Saint Louis (thánh Louis). Tên của ông “thánh” đã được dùng để đặt tên cho một thành phố lớn tại Hoa Kỳ là St Louis city, bang Missouri vì thành phố này có nhiều người Mỹ gốc Pháp.
Ngày nay khi đọc lại các cuộc “thánh chiến” của các đoàn quân Thập Tự thời Trung Cổ, chúng ta sẽ gặp nhiều tài liệu lịch sử đưa ra những con số khác nhau về những cuộc chiến tranh của quân Thập Tự. Có tài liệu nói là 6 trận, có tài liệu nói 7, 8 hoặc nhiều hơn. Lý do chính yếu làm cho các sử gia bối rối không thể nêu lên con số chính xác về cuộc chiến của Thập Tự quân kéo dài gần 2 thế kỷ (195 năm). Trong thời gian dài dằng dặc đó đã xảy ra nhiều cuộc chuyển quân của Thập Tự quân giả dạng làm những đoàn người đi hành hương hoặc đoàn người đi buôn bán… Nhưng sau đó vẫn có thể thực hiện được những cuộc tấn công vào quân Hồi Giáo. Một điều phức tạp hơn nữa là sau thế kỷ II, nhiều giáo hội Công Giáo Âu Châu tách rời khỏi giáo quyền Vatican như Chính Thống Giáo, Anh giáo và Tin Lành. Thì Vatican cũng tổ chức những đoàn quân cũng mang danh là quân Thập Tự đi tàn sát những kẻ ly khai đó.. Trường hợp rõ nét nhất là cuộc Thập Tự Chinh lần thứ tư (1201-1204) Vatican đánh chiếm hoàn toàn lãnh thổ đế quốc Byzantine của Chính Thống Giáo, vậy có nên coi cuộc Thập Tự Chinh này là một trong những cuộc Thập Tự Chinh chống Hồi Giáo hay không ? Nhiều sử gia trả lời là có vì mục tiêu chính của Vatican là triệt hạ một đồng minh mới của Hồi Giáo. Nhưng riêng phía Hồi Giáo cũng chia ra làm hai giáo phái Sunni và Shiite đánh nhau trong 13 thế kỷ dài. Các tín đồ Hồi Giáo được gọi chung là Sunni, có nghĩa là “đa số”, nhưng vua Ali Talib (656-662, vì không thần phục các giáo sĩ của Sunni nên Ali đã lập ra một giáo phái mới là giáo phái Shiite. Sau này vào năm 680, vua Yazid (con của Muawiyah) đến Medina chận bắt con trai của Ali Talib là Husayn và giết nhiều người thuộc giáo phái Shiite. Năm sau, Yazid mang quân trở lại Medina (nơi ở cuối cùng của Muhammad) tàn phá và dìm thành phố thánh địa này trong biển máu. Ðể trả thù, giáo phái Shiite mang quân chiếm thánh địa Mecca và tàn phá nặng nề thành phố này. Từ đó đến nay, trải qua trên 13 thế kỷ, hai giáo phái Sunni và Shiite thường xuyên xung đột nhau nhiều trận đẫm máu… Số người tử trận cả hai bên có thể lên tới nhiều chục triệu người. Ðây là một thảm họa lớn nhất trong lịch sử của con người nói chung và thế giới Hồi Giáo nói riêng. Ðến nay các cuộc đánh bom tự sát ở Iraq có thể nói đều là sự xung đột của hai giáo phái Sunni và Shiite để tranh dành quyền lực.
Các cuộc chiến tranh của quân Thập Tự tại Trung Ðông trong thời Trung Cổ và có thể nói rằng còn kéo dài đến ngày nay đã làm cho tệ nạn buôn bán nộ lệ và tình dục trở thành một kỹ nghệ phát đạt.. Ngày xưa các phe Hồi Giáo cũng như quân Thập Tự khi giao chiến đều chú tâm bắt sống tù binh và bắt các thường dân ở các vùng chiếm đóng để đem bán tại các chợ ở khắp miền Trung Ðông. Các thiếu phụ, thiếu nữ đẹp luôn luôn là món hàng đắt giá nhất được các nhà giàu hoặc các quan quyền của cả hai phía mua về làm tì thiếp hay nô lệ tình dục. Trước đây vài năm (từ năm 2000 trở về trước) các bộ lạc nhỏ cũng thường đánh nhau và bắt các thiếu nữ trẻ trong vùng họ chiếm đóng, để trao đổi hay bán lại cho các bộ lạc khác để làm nô lệ tình dục, nhiều nhất là chế độ Taliban Afghanistan khi chưa xụp đổ.
Trong suốt 195 năm “thánh chiến” giữa những người Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo là một giá máu quá đắt mà con người phải trả cho tham vọng của những kẻ điên cuồng, họ lợi dụng tôn giáo để bành trướng quyền lực và mưu đồ thống trị thế giới bằng thần quyền. Chỉ tính riêng năm 1095, Giáo hoàng Urban II đi khắp các nước Công Giáo Âu Châu kích động quần chúng tín đồ Công Giáo đầu quân tham gia đoàn quân Thập Tự hoặc đóng góp tiền bạc để tài trợ cho “cuộc chiến thần thánh” nhằm bảo vệ ngôi mộ của Chúa. Nhưng “ngôi mộ của Chúa” chỉ là chuyện hão huyền vì nó chẳng bao giờ có. Nếu Chúa đã sống lại và lên trời thì làm gì có mộ của Chúa? Còn nếu Chúa đã bị quân La Mã đóng đinh trên thập tự giá thì theo luật của La Mã là mọi tử tội đã bị hành quyết bằng cách treo trên thập tự giá phải bị vứt xác ra bãi hoang cho kên kên và chó hoang ăn thịt. Trong lịch sử có ghi các hình luật của La Mã tuyệt đối không có chuyện xác tử tội được trao cho người nhà đem về chôn cất tử tế ở trong mồ. Chúa Jesus bị quân La Mã xếp vào loại tử tội nguy hiểm chẳng lẽ lại được La Mã dành cho một đặc ân ngoại lệ duy nhất là trao xác Jesus cho người nhà đem về chôn trong mồ hay sao? Chuyện ngôi mộ của Chúa Jesus là một chuyện hão huyền của bọn giáo sĩ Vatican bịp bợm. Nhưng cũng vì câu chuyện hão huyền ấy đã làm đổ máu của hơn ba triệu người, trong số đó có ít nhất là 60 ngàn trẻ em.
Vì vậy sử gia Lloyd M. Graham đã viết về vấn đề này như sau: “Chúng ta hãy quan tâm đến những cuộc chiến tranh của thập tự quân, đó là những cuộc chiến tranh khủng khiếp nhằm bảo vệ “ngôi mộ thánh của Chúa” mà nó chẳng bao giờ có thật, thế mà hơn ba triệu người đã bị giết một cách vô ích, oan uổng trong số đó có sáu mươi ngàn trẻ em” (“Deceptions and Myths of the Bible”). Ba triệu sinh linh là giá máu quá đắt mà nhân loại đã phải trả cho một chuyện hoang đường của tà đạo thần quyền Công Giáo La Mã. Ba triệu người đã tức tưởi chui xuống những nấm mồ có thật chỉ vì một nấm mồ không có thật của một người được mệnh danh là Chúa Cứu Thế !. Ngày nay chúng ta nghĩ gì về những chuyện hoang đường như đã nói ở trên, hay là chúng ta còn u tối nghe theo những tên đại bịp được mang danh là: “Những người đi rao giảng tình thương của Chúa”.
Thái Sơn

Những sự thật cần biết về cuộc Thập Tự Chinh

Những sự thật cần biết về cuộc Thập Tự Chinh

Đây có phải là những cuộc chiến chống lại Hồi Giáo được phê chuẩn bởi những Giáo Hoàng cuồng quyền lực và những tín đồ tôn giáo cuồng tín chiến đấu vì nó?
Trừ trường hợp ngoại lệ xảy ra với nhà triết học Umberto Eco, các học giả thời Trung cổ không nhận được nhiều sự chú ý từ giới truyền thông. Chúng ta có xu hướng sống an phận (ngoại trừ các lể Bacchus hàng năm mà ta thường gọi là Đại hội Nghiên cứu Trung cổ Quốc Tế ở Kalamazoo, Michigan, và ở  nhiều nơi khác … ), họ nghiền ngẫm những biên niên cũ, viết những nghiên cứu tỉ mẩn nhưng ngớ ngẩn và ít người đọc. Bạn hãy tưởng tượng xem, tôi đã kinh ngạc thế nào khi nhận ra đợt tấn công 11/ 9 và cuộc chiến thời Trung cổ bỗng nhiên trở nên liên quan với nhau.
Là một nhà sử học nghiên cứu về cuộc Thập Tự Chinh, khoảng thời gian yên bình cho những suy nghĩ phi thực tế của tôi bị cánh nhà báo, biên tập viên, và những người dẫn chương trình tọa đàm phá tan nát vì họ quá háo hức mong nhận được những tin sốt dẻo . “Cuộc Thập Tự Chinh là gì?”, “Chúng đã xảy ra khi nào?”. “Tổng thống George W.Bush đã thiếu nhạy cảm đến mức nào khi dùng từ “Thập Tự Chinh” trong bài diễn văn của mình?”, vân vân và vân vân …
Với một vài người khách của mình, tôi có ấn tượng rằng họ đã biết câu trả lời cho câu hỏi của họ, hoặc ít nhất … là họ tưởng như vậy. Những gì họ thực sự muốn là một chuyên gia nói lại cho họ tất cả những điều đó. Ví dụ, tôi thường xuyên được đề nghị phản hồi về việc Hồi giáo đã có lý do chính đáng chống lại phương Tây. Họ khăng khăng rằng Đó không phải là hành động bạo lực, mà có nguồn gốc từ những vụ tấn công tàn bạo và vô cớ trong các cuộc Thập Tự Chinh, nhằm chống lại một thế giới Hồi Giáo bị xuyên tạc và cần được khoan dung hay sao? Nói cách khác, không phải những cuộc Thập Tự Chinh là rất đáng trách hay sao?
Osama bin Laden dĩ nhiên cũng nghĩ vậy. Trong các màn diễn thuyết trên truyền hình của mình, hắn chưa bao giờ thất bại trong việc mô tả cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ trông chẳng khác gì cuộc “tân Thập Tự Chinh” nhằm chống lại người Hồi Giáo. Cựu tổng thống Bill Clinton cũng đã chỉ ra rằng cuộc Thập tự chinh là nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột hiện nay. Trong một bài phát biểu tại Đại học Georgetown, ông kể lại (và thêm thắt) một vụ thảm sát người Do Thái sau khi Quân Thập Tự chinh phạt Jerusalem năm 1099 và nói rằng tình tiết đó vẫn còn được nhớ đến một cách cay đắng ở Trung Đông. (Tại sao những kẻ khủng bố Hồi Giáo nên buồn bã về việc giết hại người Do Thái không lý do?) Clinton đã bị chỉ trích trên các trang xã luận của quốc gia vì ông ta muốn khiển trách nước Mỹ rằng ông ta rất muốn quay lại thời kỳ Trung Cổ. Ấy vậy mà không có ai bàn cãi về cái tiền đề nền móng của vị cựu tổng thống này cả.
Vâng, gần như không có ai. Nhiều sử gia đã cố gắng thiết lập bản ghi về cuộc Thập Tự Chinh trước khi Clinton phát hiện ra chúng. Họ không phải là người theo “chủ nghĩa xét lại”, như các nhà sử học Mỹ, những người tạo ra các triển lãm Enola Gay (tên của máy bay B-29 đã thả một quả bom nguyên tử xuống Hiroshima vào năm 1945), nhưng họ là những người có học thức tầm cỡ và có rất nhiều cống hiến trong nhiều thập kỷ một cách rất cẩn thận, tỉ mỉ và nghiêm túc. Đối với họ, đây là “khoảnh khắc để giảng dạy”, một cơ hội để giải thích về cuộc Thập tự chinh trong khi mọi người đang thực sự muốn lắng nghe. Nó sẽ không kéo dài, nên bắt đầu thôi.
Các mối đe dọa của Hồi giáo
Quan niệm sai lầm về cuộc Thập Tự Chinh quá phổ biến. Nó thường được miêu tả là một loạt các cuộc thánh chiến chống lại Hồi giáo, được các giáo hoàng đam mê quyền lực dẫn dắt một cách điên cuồng và gây chiến bởi những tín đồ cuồng tín. Họ cho đó là hình ảnh thu nhỏ của sự tự mãn và không khoan dung, một vết đen trong lịch sử và nền văn minh của Giáo Hội Công Giáo nói riêng và phương Tây nói chung.
Là dòng dõi vua Proto, quân Thập Tự đã mang bạo lực của phương Tây đến với Trung Đông yên bình, làm hư hại nền văn hóa Hồi Giáo sáng lạng, để lại nó trong đống đổ nát. Có rất nhiều biến thể về chủ đề này. Ví dụ: ba bộ sử thi nổi tiếng của Steven Runciman: “Lịch sử của các cuộc Thập Tự Chinh”, các tài liệu của BBC/A&E và “The Crusades” được tổ chức bởi Terry Jones. Cả hai đều là những cuốn sách về thời kỳ lịch sử khủng khiếp nhưng có tính giải trí tuyệt vời.
Thế thì sự thật về cuộc Thập Tự Chinh là gì? Các học giả vẫn còn đang cố làm rõ việc đó. Nhưng nhiều luận điểm đã có thể khẳng định một cách chắc chắn. Từ khi bắt đầu, các cuộc Thập Tự Chinh ở phía Đông là một cuộc phòng thủ, dù nói theo cách nào đi nữa. Đó là các phản ứng trực tiếp với sự hung hãn của Hồi Giáo – một nỗ lực để trở lại hoặc bảo vệ chống lại các cuộc chinh phục của người Hồi giáo tại vùng đất Công Giáo.
Người Công Giáo ở thế kỷ thứ mười không cuồng tín và hoang tưởng. Người Hồi giáo thực sự đang săn lùng họ. Trong khi người Hồi giáo có thể sống yên bình, họ đã chọn sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Vào thời điểm Mohammed, tiềm lực của Hồi giáo đã được bành trướng bằng các cuộc chiến tranh giết chóc. Tư tưởng Hồi giáo chia thế giới thành hai lĩnh vực, Nơi Ở của Hồi Giáo và Nơi Ở của Chiến Tranh. Đặc biệt là Công giáo – và vì vấn đề đó, bất cứ tôn giáo nào không phải Đạo Hồi – sẽ không có nơi trú ngụ. Người Công Giáo và người Do Thái có thể được dung thứ trong một nhà nước Hồi giáo, nhưng phải dưới sự cai trị của người Hồi. Trong Hồi giáo truyền thống, Công giáo và các quốc gia Do Thái phải bị tiêu diệt và chiếm hữu đất đai của họ. Khi Mohammed tiến hành chiến tranh chống lại Mecca vào thế kỷ thứ bảy, Công Giáo từng là tôn giáo chi phối quyền lực và sự giàu có. Như đức tin của Đế chế La Mã, nó kéo dài toàn bộ vùng Địa Trung Hải, bao gồm cả Trung Đông, là nơi nó được sinh ra. Công giáo, là mục tiêu đầu tiên của các vua Hồi, và nó sẽ vẫn như vậy trong một ngàn năm tới.
Với nguồn lực khổng lồ, các chiến binh Hồi Giáo tấn công chống lại Công Giáo không lâu sau cái chết của Muhammad. Họ đã thành công. Palestine, Syria, Ai Cập và một trong các khu vực nhiều người Công giáo nhất trên thế giới chịu thua một cách nhanh chóng. Đến thế kỷ thứ tám, các đội quân Hồi giáo đã chinh phục toàn bộ nơi sinh sống của người Công giáo ở Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong thế kỷ thứ 11, người Thổ Seljuk chinh phục Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), vốn là nơi ở của người Công giáo kể từ thời Thánh Phaolô. Đế quốc La Mã cũ, được biết đến với tên tuổi của các nhà sử học hiện đại như Đế chế Byzantine, bị giảm ít hơn so với người Hy Lạp.  Tuyệt vọng, các hoàng đế ở Constantinople gửi lời cầu cứu cho những người Công giáo ở Tây Âu yêu cầu họ giúp đỡ anh chị em của mình ở phía Đông.
Và quân viễn chinh ra đời.

Tìm hiểu về quân viễn chinh – Crusaders
Đó là những người tình nguyện chiến đấu cho các cuộc Thập tự chinh. Họ không phải là đứa con tinh thần của một vị giáo hoàng tham vọng hoặc hiệp sĩ tham lam nào, mà là phản ứng cuối cùng sau hơn bốn thế kỷ, khi Hồi giáo đã bắt và giết hại hai phần ba người Công giáo vào thời đó, Công giáo là một đức tin và một nền văn hóa cần phải bảo vệ hoặc sẽ phải bị gộp vào đạo Hồi. Cuộc Thập tự chinh chỉ là phòng thủ.
Tại Hội đồng Clermont, Giáo hoàng Urban II kêu gọi các hiệp sĩ Công giáo đẩy lùi các cuộc chinh phục của Hồi giáo trong năm 1095 và đã nhận được sự ủng hộ rất quyết liệt. Hàng ngàn chiến binh tuyên thệ trước thánh giá và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu. Tại sao họ làm vậy? Câu trả lời đã bị hiểu lầm một cách tệ hại. Trong sự trỗi dậy của niềm tin, khẳng định rằng các chiến binh Thập tự đơn thuần là không còn đất sống và chưa bao giờ được yên ổn, không hề có việc tận dụng cơ hội để cướp bóc ở một vùng đất xa xôi như vậy. Sự thể hiện lòng tin, sự hy sinh, và tình yêu đối với Thiên Chúa của họ đã không hề được coi trọng.
Trong hai thập kỷ qua, nhờ sự hỗ trợ của máy tính, những nghiên cứu về các bí ẩn đã được bày ra. Các học giả phát hiện ra rằng quân Thập tự chinh phần lớn là nam giới giàu có với nhiều trang trại, đất đai ở châu Âu. Tuy nhiên, họ sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi thứ để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng. Cuộc Thập tự chinh cần rất nhiều tiền bạc. Ngay cả lãnh chúa giàu có cũng thể bần cùng hóa bằng việc tham gia một cuộc Thập tự chinh. Họ đã làm như vậy không phải vì họ mong đợi được giàu có (mà nhiều người trong số họ đã giàu rồi). Để chứng tỏ lòng bác ái và tình thương, họ nhận thức được tình hình và mong muốn lãnh đạo những cuộc chiến khó khăn trong cuộc Thập tự  chinh như là một hành động sám hối. Hàng ngàn Hiến chương từ thời Trung cổ vẫn cho ta thấy nhiều điều về những người này, hiến chương cũng nói rằng chúng ta nên lắng nghe ý kiến từ họ. Tuy nhiên, họ không phản đối việc thu giữ chiến lợi phẩm nếu họ có được. Nhưng sự thật là các cuộc Thập tự chinh đã bị mang tiếng xấu là cướp bóc. Một vài người trở nên giàu có, nhưng phần lớn họ trở về với tay trắng.
Điều gì đã thực sự xảy ra?
Urban II đã ban cho các Crusaders hai mục đích, cả hai đều nhằm giữ vị trí trung tâm đối của cuộc Thập tự chinh ở phía đông trong nhiều thế kỉ. Việc đầu tiên là phải giải cứu những người Công giáo. Là người kế nhiệm, Đức Giáo Hoàng Innocent III, đã viết:
“Làm thế nào để người đó yêu quý anh em của anh như bản thân anh mình theo lời dạy của Chúa, khi mà anh ta không thể nhân danh niềm tin với những kẻ Hồi giáo bội tín đã đặt ách thống trị nặng nề và giam cầm sự tự do xuống người anh em của anh? … Có phải tự nhiên mà bạn không biết rằng hàng ngàn người Công giáo đang bị trói buộc và phải  làm nô lệ cho những người Hồi giáo, bị tra tấn bằng muôn vàn đau khổ?”
“Thập tự chinh”, giáo sư Jonathan Riley-Smith đưa ra một lý luận đúng đắn rằng, có thể hiểu rằng đó là “một hành động của tình yêu” – trong trường hợp này là tình yêu của những người láng giềng, anh em với nhau. Thập tự chinh được xem như là một câu chuyện của lòng thương xót, hơn là một sai lầm khủng khiếp. Như Đức Giáo Hoàng Innocent III đã viết cho các Hiệp sĩ Templar, “chẳng có tình yêu thương nào lớn hơn việc ta hy sinh mạng sống của mình vì bạn hữu của mình.'”
Mục tiêu thứ hai là giải phóng Jerusalem và những vùng đất thánh khác được Chúa thánh hóa trong cuộc đời Người. “Cuộc thập tự chinh” là từ mới. Thập tự chinh ở thời trung cổ là các khách hành hương, mang sư mệnh công chính trên đường tới mộ của Chúa. Khi nói về Thập tự chinh lần thứ 5 năm 1215, Innocent III đã viết: “Hãy cân nhắc kỹ lưỡng hỡi các con thân yêu, hãy cẩn thận rằng vào bất cứ thời điểm nào khi vị vua bị ném ra khỏi lãnh địa của mình và bị bắt bớ, nhưng họ không thể làm được điều ấy, khi người đã phục hồi quyền lực ban đầu, và thời điểm đến, hãy phân phát công lý và nhìn vào bọn chư hầu của người như những kẻ bất trung và phản bội… trừ phi chúng cam đoan rằng đem hết của cải mà cả tính mạng để giải phóng chính chúng?… Và Chúa sẽ không làm vậy, cho dù người là vua các vua, Chúa các Chúa, nhưng người đã chuộc lại linh hồn, thể xác của con bằng máu Châu báu… Nếu con bỏ mặc ngài, con sẽ bị lên án vì sự vô ơn và tội ác của kẻ vô tín?”
Việc tái chinh phục Jerusalem, không phải là hành động để thiết lập thuộc địa, mà là phục hồi và khai mở một niềm tin vào Chúa. Người trung cổ đã tin rằng, Chúa có quyền năng khôi phục lại Jerusalem, thực tế, Ngài có sức mạnh để khôi phục toàn thế giới theo luật của Ngài, nhưng Ngài cho chúng ta quyền lựa chọn. Như Thánh Bernard ở Clairvaux từng rao giảng, sự khước từ của Ngài là một điều phước lành cho con dân của ngài: Tôi nói lại một lần nữa, hãy tôn trọng lòng thương xót của Đấng toàn năng, chú ý đến những kế hoạch của Chúa . Ngài đặt chính Ngài trách nhiệm với bạn, rằng Ngài có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề của bản thân . … Ta gọi đó là sự khoan hồng , ban phước cho thế hệ sau, để thế hệ sau có cơ hội được khoan dung như vậy.
Mục đích chính của Thập tự chinh được giả định là chuyển đổi thế giới của đạo Hồi. Không gì có thể thay đổi chân lý. Từ góc nhìn của Công giáo thời trung cổ, người Hồi giáo là những kẻ thù của Chúa và Giáo Hội của Người. Nhiệm vụ của quân Thập tự là phải  đánh bại và đề phòng họ. Đó là tất cả.
Người Hồi giáo sống ở khu vực Crusader-won nói riêng và các khu vực khác nói chung được phép giữ lại tài sản của mình và sinh kế, và luôn cả tôn giáo của họ. Thật vậy, trong suốt lịch sử của Crusader Vương quốc Jerusalem, cư dân Hồi giáo luôn luôn đông hơn những người Công giáo. Cho đến tận thế kỷ 13 khi mà người Phanxico bắt đầu nỗ lực rao giảng lòng tin cho những người Hồi Giáo. Nhưng những nỗ lực này đã gần như thất bại và bị bỏ ngơ. Trong bất cứ tình huống nào, những nỗ lực như thế đều là theo phương pháp hòa bình, không phải là đe dọa bạo lực.

Miniature Painting of ca. 14th century
  Những lời xin lỗi
Thập tự chinh là cuộc chiến tranh, nên nếu mô tả nó giống như chẳng có gì ngoài sự thương xót và ý định tốt thì thật là sai lầm. Giống như tất cả các cuộc chiến tranh, bạo lực vốn tàn bạo (mặc dù không thể so sánh với các cuộc chiến tranh hiện đại). Có những rủi ro, sai lầm, và tội ác. Những điều này cho đến ngay nay vẫn còn được ghi nhớ.
Trong những ngày đầu của cuộc Thập tự chinh đầu tiên trong năm 1095, một nhóm người nghèo của Crusaders được Count Emicho từ Leiningen dẫn đầu, đã dẫn quân đến Rhine, cướp và giết tất cả những người Do Thái mà họ tìm thấy. Nhưng không thành công, các giám mục địa phương đã ngăn chặn các cuộc tàn sát. Trong con mắt của những chiến binh này, những người Do Thái, giống như những người Hồi giáo, là kẻ thù của Chúa Kitô. Cướp bóc và giết chết họ, chẳng có gì là xấu cả. Thật vậy, họ tin rằng đó là một hành động công chính, vì tiền của người Do Thái có thể được sử dụng để tài trợ cho các cuộc Thập tự chinh đến Jerusalem. Nhưng họ đã sai lầm, và Giáo Hội lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công chống người Do Thái.
Năm mươi năm, sau khi cuộc Thập tự chinh thứ hai được chuẩn bị, St. Bernard thường giảng rằng người Do Thái đã không bị bức hại: Bất cứ ai hiểu biết về Thánh Kinh những gì họ thấy về việc báo trước của người Do Thái trong Thánh Vịnh. “Tôi không cầu nguyện cho sự hủy diệt họ,” ông nói. Người Do Thái đối với chúng ta từ đời sống của Thánh Kinh, vì họ luôn luôn nhắc nhở chúng ta về những gì Chúa phải chịu đựng … Dưới thời Chúa Jesus họ đã chịu đựng điều kiện gian khổ, nhưng “họ chỉ chờ đợi cho khoảnh khoắc được giải thoát của họ.”
Tuy nhiên, một tu sĩ Xitô tên là Radulf đã khuấy động mọi người chống lại người Do Thái Rhineland, bất chấp vô số thư từ Bernard yêu cầu ông dừng lại. Cuối cùng Bernard đã buộc phải tự mình đến Đức, nơi ông bắt kịp với Radulf, yêu cầu hắn quay lại tu viện của mình, và kết thúc cuộc thảm sát.
Người ta thường nói rằng nguồn gốc của Holocaust (  tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái trong thời gian Thế chiến II do phátxít Đức gây ra) có thể được nhìn thấy trong những cuộc tàn sát thời trung cổ. Có thể là vậy. Nhưng nếu như vậy,  nguồn gốc của họ sẽ sâu xa và có tính trải rộng hơn các cuộc Thập tự chinh. Có những người Do Thái bị thiệt mạng trong thời Thập tự chinh, nhưng mục đích của các cuộc Thập tự chinh không phải nhằm giết người Do Thái. Hoàn toàn ngược lại: các vị giáo hoàng, giám mục, và tu sĩ truyền đạo đã làm rõ vấn đề rằng người Do Thái ở châu Âu đã được yên ổn và sống trong yên bình. Trong một cuộc chiến tranh hiện đại, chúng ta gọi những cái chết bi thảm này là những “thiệt hại không đáng có.” Ngay cả với công nghệ thông minh, Hoa Kỳ đã giết nhiều người vô tội trong cuộc chiến của họ hơn nhiều lần so với những người mà quân Thập Tự giết. Nhưng sẽ không có ai lập luận rằng mục đích cuộc chiến tranh của Mỹ là để giết phụ nữ và trẻ em.
Sự thất bại của các cuộc Thập tự chinh
Mặc cho bất kỳ toan tính nào, các cuộc Thập tự chinh đầu tiên đều vì một mục đích lâu dài. Không có sự lãnh đạo, không có hệ thống chỉ huy, không có sự cung cấp, không có chiến lược cụ thể. Đó chỉ đơn giản là hàng ngàn chiến binh hành quân sâu vào lãnh thổ đối phương, cam kết chung một niềm tin chính nghĩa. Nhiều người trong số họ đã chết trong trận chiến hoặc chết vì bệnh tật hoặc chết đói. Đó là một chiến dịch thô, một trong số đó dường như luôn trên bờ vực thảm họa. Tuy nhiên, nó đã thành công một cách kỳ diệu. Đến năm 1098,  Quân Thập Tự đã phục hồi Nicaea và Antioch. Vào tháng Bảy năm 1099, họ đã chinh phục Jerusalem và bắt đầu xây dựng một nhà nước Công Giáo theo Palestine. Niềm vui ở châu Âu đã được lộ rõ. Có vẻ như dòng chảy của lịch sử đã nâng tầm Hồi Giáo lên đến tầm cao, nhưng giờ đã xoay chuyển.
Khi nghĩ về thời Trung cổ, ta dễ dàng thấy ánh sáng huy hoàng của Châu Âu qua những gì họ đã chiến đấu để đạt được hơn là những gì họ vốn có. Các pho tượng của thế giới thời trung cổ là của người Hồi giáo, không theo đạo Cơ đốc. Cuộc Thập tự chinh thú vị vì đó là một nỗ lực để chống lại các xu hướng đó. Trong năm thế kỷ của thập tự chinh, đây mới là cuộc Thập tự chinh đầu tiên đáng để kể lại về sự tiến bộ quân sự của đạo Hồi đã xuống dốc từ đó.
Khi Quân Thập Tự County của Edessa rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd năm 1144, đã có một làn sóng khổng lồ hỗ trợ cho một cuộc Thập tự chinh mới ở châu Âu. Nó được dẫn dắt bởi hai vị vua Louis VII của Pháp và Conrad III của Đức, và được chính Thánh Bernard rao giảng. Tuy đã thất bại thảm hại. Hầu hết quân Thập Tự đã thiệt mạng trên đường đi. Những người tiến quân đến được Jerusalem chỉ làm mọi thứ tệ hơn bằng cách tấn công người Hồi giáo Damascus, mà trước đây đã từng là một đồng minh mạnh mẽ của các Kitô hữu. Trong một thảm họa như vậy, các Kitô hữu trên khắp châu Âu đã buộc phải chấp nhận, đó không chỉ do sự phát triển quyền lực của Hồi giáo mà còn một điều chắc chắn rằng Thiên Chúa đã trừng phạt phương Tây cho tội lỗi của mình. Để giao giảng lòng đạo đức khắp châu Âu, tất cả bắt nguồn từ mong muốn thanh lọc xã hội Kitô giáo để nó có thể xứng đáng với chiến thắng ở phía Đông.
Thập tự chinh trong những năm cuối thế kỷ thứ mười hai,  trở thành một nỗ lực tổng tiến công. Mỗi người, nếu không có các vấn đề như đau yếu hay nghèo đói, đã được kêu gọi để giúp đỡ. Các chiến binh đã được yêu cầu hy sinh sự giàu có của họ, và nếu cần thiết, hi sinh cả cuộc sống của họ để bảo vệ các Kitô hữu ở phía Đông. Trong nước, tất cả các Kitô hữu được kêu gọi để hỗ trợ các cuộc Thập Tự Chinh qua lời cầu nguyện, ăn chay, và bố thí. Tuy nhiên, vẫn còn những tổ chức Hồi giáo vẫn tiếp tục lớn mạnh. Saladin, kẻ hợp nhất vĩ đại, đã rèn rũa những người Hồi giáo Cận Đông thành một nhóm duy nhất, trong khi rao giảng Jihad chống lại người Công Giáo. Vào năm 1187 ở trận Hattin, lực lượng đã  xóa sổ các nhóm quân kết hợp của Công Giáo và Vương quốc Jerusalem, thu giữ các tài liệu quý giá. Không thể tự vệ, các thành phố Công Giáo, từng thành phố một bị bắt buộc đầu đầu hàng, mà đỉnh điểm là sự đầu hàng của Jerusalem vào ngày 2 tháng 10. Chỉ có một số nhỏ các cảng đã thoát ra được.
Phản ứng lại sự kiện này là cuộc Thập tự chinh thứ ba. Được dẫn dắt bởi Hoàng đế Frederick I Barbarossa của Đế chế Đức, vua Philip II Augustus của Pháp, và vua Richard I Lionheart của nước Anh. Bằng bất kỳ biện pháp nào thì đó cũng là một sự kiện lớn, mặc dù không phải là khá lớn như các Kitô hữu đã hy vọng. Frederick đứng tuổi chết đuối trong khi băng qua một con sông trên lưng ngựa, vì vậy quân đội của ông trở về trước khi đến Đất Thánh. Philip và Richard đến bằng thuyền, nhưng cuộc cãi nhau không ngừng của họ chỉ khiến cho tình hình bị chia rẽ thêm trên chiến bộ ở Palestine. Sau khi chiếm lại Acre, vua nước Pháp trở về nhà, và trao lại quyền cho Richard. Thập Tự Chinh, do đó, rơi vào tay của Richard. Một chiến binh có tay nghề cao, nhà lãnh đạo tài năng, và chiến thuật tuyệt vời, Richard dẫn các lực lượng của Chúa từ chiến thắng đến chiến thắng khác, cuối cùng chiếm lại toàn bộ bờ biển. Nhưng Jerusalem thì không, và sau hai nỗ lực bị bỏ ngơ để đảm bảo các đường cung cấp cho Thành Thánh, Richard cuối cùng đã từ bỏ. Ông hứa sẽ trở về một ngày không xa và đi đến một thỏa thuận ngừng bắn với Saladin để đảm bảo hòa bình trong khu vực và tự do đi lại tới Jerusalem cho khách hành hương không vũ trang. Nhưng nó là một viên thuốc đắng khó có thể nuốt được. Mong muốn khôi phục lại Jerusalem cho Kitô giáo và giành lại Thánh Giá vẫn dữ dội khắp châu Âu.
Thập tự chinh của thế kỷ 13 vốn lớn hơn, được tài trợ và tổ chức tốt hơn. Nhưng chúng cũng thất bại nốt. Cuộc thập tự chinh thứ tư (1201-1204) bị mắc cạn khi nó bị cuốn vào tấm lưới của chính trị Byzantine (đế quốc La Mã), mà người phương Tây không bao giờ hoàn toàn hiểu rõ. Họ đã thực hiện một đường vòng đối với Đại đế Constantinople để hỗ trợ các yêu sách, kẻ đã hứa thưởng và hỗ trợ cho Đất Thánh. Tuy nhiên, khi hắn lên ngôi của Caesars, ân nhân của họ phát hiện ra rằng hắn là kẻ bội tín. Do đó hắn đã phản bội người bạn của mình, trong năm 1204 quân Thập tự  đã tấn công, bắt và thiêu rụi Constantinople, thành phố lớn nhất của Kitô giáo trên thế giới. Đức Giáo Hoàng Innocent III, người trước đó đã khai trừ toàn bộ cuộc Thập Tự, cũng mạnh mẽ lên án lên án Quân Thập Tự. Nhưng Ngài gần như chẳng thể làm gì. Các sự kiện bi thảm của 1204 đóng một cánh cửa sắt giữa Công giáo La Mã và Chính thống Hy Lạp, một cánh cửa mà ngay cả ngày nay Đức Giáo Hoàng John Paul II đã không thể mở lại. Nó là một sự mỉa mai khủng khiếp mà các cuộc Thập tự chinh, là kết quả trực tiếp của người Công giáo khi mong muốn phải giải cứu những người Chính Thống, cuối cùng đã khiến cho hai bên phải xa lìa nhau hơn.
Phần còn lại của cuộc Thập tự chinh thế kỷ 13 thì còn thực hiện được tốt hơn một chút. Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Năm (1217-1221) đã trụ được một thời gian ngắn và bắt được Damietta ở Ai Cập, nhưng những người Hồi giáo cuối cùng đã đánh bại quân đội và chiếm lại thành phố. St. Louis IX của Pháp đã dẫn đầu hai cuộc Thập tự chinh trong cuộc sống của mình. Việc đầu tiên cũng bắt Damietta, nhưng Louis đã nhanh chóng bị qua mặt bởi những người Ai Cập và buộc phải rời bỏ thành phố. Mặc dù Louis đã ở Đất Thánh trong nhiều năm, chi tiêu xả láng cho các công trình phòng thủ, ông không bao giờ đạt được mong muốn của mình: giải phóng Jerusalem. Khi đã lớn tuổi hơn, vào năm 1270 ông dẫn Crusade khác đến Tunis, ông qua đời vì một dịch bệnh đã tàn phá trại. Sau cái chết của St. Louis, các nhà lãnh đạo Hồi giáo tàn ác, Baybars và Kalavum, tiến hành một cuộc thánh chiến tàn bạo chống lại các Kitô hữu ở Palestine. Năm 1291, các lực lượng Hồi giáo đã thành công trong việc giết chết và  trục xuất  những người cuối cùng của Quân Thập Tự, xoá sổ các vương quốc Công giáo khỏi bản đồ. Mặc dù có nhiều nỗ lực và nhiều kế hoạch hơn, lực lượng Công Giáo đã không bao giờ có thể đạt được một chỗ đứng trong khu vực cho đến thế kỷ thứ 19.

Cuộc chiến của châu Âu cho chính nó
Người ta có thể nghĩ rằng ba thế kỷ thất bại, Công Giáo đã làm chua xót ngừoi châu Âu trên nền ý tưởng của cuộc Thập tự chinh. Không hề. Theo một nghĩa nào đó, họ đã có rất ít lựa chọn. Vương quốc Hồi giáo đã trở nên quyền lực hơn chứ không ít đi trong các thế kỷ 14, 15 và 16. Người Thổ Ottoman chinh phục không chỉ người Hồi giáo của họ, do đó tiếp tục thống nhất Hồi giáo, nhưng cũng tiếp tục tiến công về phía tây, chiếm Constantinople và vào sâu chính châu Âu. Đến thế kỷ 15, các cuộc Thập tự chinh đã không còn là chuyện thương xót vặt vẵn, những tình tiết còn sót lại kể về nỗ lực tuyệt vọng của một trong những tàn tích cuối cùng của Kitô giáo để sinh tồn.
Châu Âu bắt đầu suy nghĩ về khả năng thực sự cho rằng Hồi giáo cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu của mình để chinh phục toàn bộ thế giới Kitô giáo. Một trong những cuốn sách lớn bán chạy nhất thời gian đó, Sebastian Brant của The Ship of  Fools, đã đưa ra tiếng nói cho tình cảm này trong một chương có tiêu đề “Sự sụt giảm của Đức Tin”:
“Đức tin của chúng tôi vẫn mạnh mẽ ở phía Đông,
Nó trải rộng khắp châu Á,
Cả trong vùng đất Moorish và châu Phi.
Nhưng bây giờ chúng tôi đã mất hết
‘Thậm chí lòng tin trở nên chai đá …
Bốn anh chị em của Giáo hội chúng ta mà bạn nên đi tìm,
Họ là những anh em trưởng:
Constantinople, Alexandria,
Jerusalem, Antiochia.
Nhưng họ đã bị giết hại và bắt bớ
Và những người đứng đầu bị tấn công dã man.”

Trong năm 1480, Sultan Mehmed II bắt Otranto, là đầu mối của cuộc xâm lược nước Ý. Rome đã được sơ tán. Tuy nhiên, các quốc vương đã bị giết ngay sau đó, và kế hoạch cũng đã chết cùng họ. Trong 1529, tên lãnh đạo độc tài Suleiman vây hãm Vienna. Nếu không phải vì một bước đi bão táp mà trì hoãn sự tiến bộ đã buộc hắn phải bỏ lại sau lưng nhiều pháo binh của mình, hầu như chắc chắn rằng người Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể chiếm lấy thành phố. Đức, sau đó, sẽ có được ở lòng thương xót của họ.
Tuy nhiên, ngay cả khi những tình huống nghẹt thở đã chấm dứt, một thứ khác đã được tích tụ ở châu Âu – một thứ gì đó chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Thời kỳ phục hưng, sinh ra từ một hỗn hợp kỳ lạ của các giá trị La Mã, lòng mộ đạo từ thời Trung Cổ, và sự tôn trọng đặc biệt cho thương mại và giới doanh nhân, đã dẫn đến phong trào khác như chủ nghĩa nhân văn, cuộc cách mạng khoa học, và thời đại khai phá. Ngay cả khi chiến đấu cho cuộc sống của mình, Châu Âu đang chuẩn bị để mở rộng trên quy mô toàn cầu. Cải Cách Tin Lành, mà từ chối các giáo hoàng và niềm đam mê các giáo lý, thực hiện cuộc Thập Tự Chinh không thể tưởng tượng cho nhiều người châu Âu, để chiến đấu với người Công giáo.
Năm 1571, một đoàn Thánh, mà bản thân nó là một cuộc thập tự chinh, đánh bại hạm đội Ottoman tại Lepanto. Tuy nhiên, chiến thắng quân sự như thế vẫn hiếm. Các mối đe dọa Hồi giáo đã bị vô hiệu hóa về kinh tế. Khi châu Âu đã tăng trưởng trong sự giàu có và quyền lực, người Thổ Nhĩ Kỳ từng một lần huy hoàng bắt đầu có vẻ trở nên lạc hậu và đáng thương, không còn giá trị như một Crusade. Các “con bệnh của Châu Âu” cũng khập khiễng cùng cho đến thế kỷ 20, để lại đằng sau những lộn xộn của Trung Đông hiện nay.
Qua hàng thế kỷ, sau tất cả, tôn giáo không là gì để có thể chấm dứt các cuộc chiến tranh. Nhưng chúng ta cũng nên lưu tâm rằng, tổ tiên của chúng ta thời ấy đều sẽ phẫn nộ thế nào khi chứng kiến sự tàn phá vô tận của các cuộc chiến – vinh danh các tư tưởng chính trị của chúng ta ngày nay. Họ đều sẵn sàng chịu sự hy sinh to lớn, nếu mục đích nhằm bảo vệ những người thân yêu của họ, một cái gì đó to lớn hơn cả bản thân họ. Cho dù chúng ta có chiêm ngưỡng các Crusaders hay không, có một thực tế rằng thế giới chúng ta biết ngày nay sẽ không tồn tại mà không có nỗ lực của họ. Đức tin cổ xưa của Kitô giáo, với sự tôn trọng của nó đối với phụ nữ và ác cảm đối với chế độ nô lệ, không chỉ sống sót mà còn phát triển rực rỡ. Nếu không có các cuộc Thập Tự Chinh, chúng ta có thể cũng đã theo Hỏa Giáo (một tôn giáo cổ của Ba Tư), đối thủ của Hồi giáo, cho đến khi tuyệt chủng.
Thomas F. Madden, phó giáo sư, trưởng khoa Lịch sử tại Đại học Saint Louis. Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm, trong đó có “The New Concise History of the Crusades với Donald Queller đồng tác giả, “The Fourth Crusade: The Conquest” của Constantinople. Bài viết này xuất hiện trong ấn bản tháng tư năm 2002 của”The Crisis” và được biên tập dưới sự cho phép của tác giả.
—–
Thomas F.Madden,The Real History of the Crusades, Christianity Today
Dịch giả: Ghost & Bé Đỏ @ CAFEKUBUA.COM

Cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên: Một cuộc chinh phạt đầy hỗn loạn

Dạo này khi viết về Thập tự chinh, đặc biệt với hai bài trước về Cuộc Thập tự chinh của nhân dân và Cuộc thập tự chinh lần IV với màu sắc cực kỳ... hài hước, bởi vì chúng giống như những màn tấu hài thật. Nhìn lại một số bài cũ tôi viết về lịch sử, tôi cảm thấy mình như... hai con người hoàn toàn khác nhau vậy, khi ngày trước tôi viết sử với một văn phong nghiêm trang bao nhiêu, thì ngày nay (nhất là từ The Winter War) tôi lại viết theo kiểu "bất cần" bấy nhiêu (Và tôi cũng chẳng biết điều đó là xấu hay tốt nữa). Thế nên, để tổng hòa cho cả hai phong cách trên, tôi sẽ tiếp tục kể cho mọi người nghe về sequel/ hay hậu bản của Cuộc thập tự chinh của nhân dân là Cuộc thập tự chinh của các ông hoàng/ The Prince's Crusade, hay còn được biết đến là Cuộc thập tự chinh lần đầu thật sự.
 *Đây chỉ là bài tóm tắt khái quát và có thể sẽ có những tài liệu không chính xác, mong các nhện có thể giúp đỡ thêm... Và đây sẽ là một bài dài, dài rất dài, có lẽ là dài nhất trên Spiderum của tôi*
Thật ra khi đó thì cũng (lại) nhờ Extra Credit kể thêm (Bài viết trước về Cuộc thập tự chinh nhân dân chỉ là phần đầu của toàn bộ cuộc TTC đầu tiên) mà tôi cũng có biết qua, và có đọc sơ về nó từ khá lâu trước rồi. Và lúc đầu tôi cũng không muốn kể về nó lắm vì nó khá là nặng cả về chính sử, quân sự lẫn kết thúc trong một nốt trầm lịch sử là trận chiếm đoạt Jerusalem với con số người chết lên đến cả chục ngàn người- đa phần là người vô tội. Tuy nhiên ngẫm lại và đọc kỹ hơn, xen lẫn những điều nặng nề đó lại là những tình huống... buồn cười không thể đỡ nổi, và cả ở comment có một vài bạn rất hóng về Cuộc thập tự chinh này nên... Triển thôi.
Những “Ông Hoàng” của Thập Tự Chinh
Nhắc lại nhẹ nhàng tinh tế: Cuộc TTC vốn là do Giáo Hoàng Urban II kêu gọi quân đến để giúp đỡ Byzantine do lời cầu cứu của Vua Alexios I Kommenos, từ đó tiến đến đánh chiếm lại lãnh thổ cho Thiên Chúa Giáo sau vài trăm năm bị người đạo Hồi xâm chiếm. Cuộc TTC lần đầu chỉ thật sự chính thức diễn ra, ý là những tay quý tộc- lãnh chúa với quân đội chính quy thật sự với sự "ban phước" chính thức của Giáo Hoàng Urban II vào mùa thu năm 1096. Nhưng thật ra đó không hề là một đội quân mà là đến 5 cánh quân khác nhau lần lượt đến Constantinople (Đại chiến năm cánh quân... Hiểu chứ các Tolkienist?).
 Thật ra họ tổng cộng là 7 cánh quân, nhưng Extra Credit đã tóm gọn họ lại vì có 1 số người là liên minh với nhau khá chặt chẽ nên xem như gộp vào chung thành những đạo quân lớn hơn. 5 cánh quân lớn đó bao gồm những nhân vật nổi bật sau:
Hugh xứ Vermandois: Ông này là người đến Constantinople đầu tiên. Ông là em của vị vua nước Pháp Philips I- điều buồn cười là ông vua này vốn đã bị vạ tuyệt thông bởi Giáo Hoàng (do tội... "ăn chả" với vợ của một công tước khác) nên xét ra "không có quyền" tham gia TTC. Dưới trướng Hugh có quân đội của 19 quý tộc khác nhau của Pháp, và vì là vị hoàng tộc với tước vị cao nhất trong cả TTC nên ông này thì khá là.... chảnh. Ông ta đúng nghĩa là bắt Alexios phải trải thảm đỏ chào đón mình vì, dịch theo thư của ông gửi cho Alexios, "Hỡi Hoàng Đế kia, Ta là Vua của các vua, là quân vương vĩ đại nhất cõi trần. Ta phải được trịnh trọng đón tiếp với một nghi lễ xứng tầm với tước vị của ta.”
Bổ sung: Ông này quyết định tham gia TTC âu cũng chỉ do vô tình nhìn thấy... nguyệt thực vào một đêm tháng 2 năm 1096 và cho rằng đó là ý chúa kêu gọi.
Godfrey xứ Bouillon: Ông này đã gần như bán cả đất đai của mình để chiêu hiền mộ sĩ. Tuy nhiên, ông này lại là một trong những nhân vật trung thành nhất của Vua Heinrich IV của Đế quốc La Mã Thần Thánh chống đối Giáo Hoàng Gregory IV, và cũng xem như một tay góp phần giúp cho chế độ Ngụy Giáo Hoàng chiếm lấy Rome. Nói cách khác, sau này Giáo hoàng Urban II bị "đá" ra khỏi Rome và sống ở Pháp, "phải" làm ra TTC để lấy lại quyền lực là nhờ ơn Godfrey. 
Người em của ông, Baldwin xứ Boulonge có tham gia vào đội quân của ông sau này chính là một trong những nhân vật quan trọng bậc nhất lịch sử của thời TTC. Nếu ai có hiểu biết rõ về thời TTC, có lẽ đã biết ông Baldwin này là ai.
Bohemond xứ Taranto: đây có thể nói là nhân vật đáng ghét nhất và bị dè chừng nhất bởi các thủ lĩnh lớn trong các cánh quân. Tuy nhiên ông ta sau này mới là người được tôn lên làm lãnh đạo của các cánh quân bởi chính quân lính và những thủ lĩnh nhỏ khác, một phần vì ông ta có đội quân người Normans cực kỳ thiện chiến. Ông này thì, mỉa mai thay, từng tham gia trong trận Dyrrhachium năm 1081 chiến đấu chống lại... chính Byzantine, và bây giờ ông ta là lãnh đạo một đội quân có nhiệm vụ giải cứu Byzantine. Và quân của ông này thì cướp bóc trên đường cũng hơi nhiều do họ vốn có thù với Byzantine từ trước. Không cần phải nói, vua Alexios I Kommenos ghét ông này thôi rồi.
Trong đội quân của Bohemond có cả người cháu của ông là Tancred với một cánh quân nhỏ. 
Raymond IV xứ Toulouse: ông này nổi danh là Hạ Hầu Đôn, à không ý tôi là "độc nhãn long" vì ông bị đồn là mất một mắt khi đánh nhau với một gã giữ cửa tại Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem. Ông ta có thể được xem là người tín ngưỡng nhất, già dặn kinh nghiệm nhất (khoảng 55 tuổi lúc TTC diễn ra), giàu có nhất và có đội quân lớn nhất cả TTC (Khoảng 10.000 người). 
Đi theo ông này còn có Giám mục Adhemar của tỉnh Le Puy- người đại diện của Giáo Hoàng (Tôi nghĩ ông này cứ như mấy lão priest wololo trong Age of Empires ấy). Ở lâu lên lão làng, lại có đại diện Giáo Hoàng với mình, Raymond từ lúc này lẫn về sau đều luôn kiểu muốn là thủ lĩnh chính thức của quân thập tự. 
Robert II xứ Flanders, ông này gần như là người không có cái gì oái ăm lắm trong “bảng thành tích” của mình, thậm chí ông ta còn có quan hệ khá tốt với Byzantine cả trước lẫn về sau này hậu TTC. Trong đội quân của ông này còn có "liên minh" với quân của con trai của William Nhà chinh phạt/ William The Conqueror- Vua nước Anh, cũng tên Robert nhưng là Robert Curthose xứ Normandy có danh là nghèo tới mức... không ra khỏi giường nhiều do không có đủ quần áo mà mặc. Tuy nhiên, quân của 2 ông Robert này là đội quân duy nhất đi đến Constantinople trong ôn hòa mà không có chút "đồ sát" gì cả.
Godfrey, Baldwin, Hugh, Raymond, Robert, Bohemond, Tancred, Adehemar. Ráng nhớ hết mấy cái tên này nhé mọi người. Rồi sẽ loạn lắm luôn.
Điều buồn cười nhất là, một số đội quân này phần thì di chuyển qua đường biển, phần thì đi theo chính con đường gần như y chang của Peter The Hermit để đến... Hungary và sau đó đến Belgrade, chỉ để Vua Kolomon I của Hungary suýt xua quân đuổi đi vì ông ta "quá sợ" cái lũ quân thập tự rồi (Nếu bạn còn nhớ, ông ta từng đập tan cả quân của Emicho nước Đức do quậy quá quậy), may là do Godfrey để lại cả gia đình người em Baldwin làm con tin (Baldwin sau đó được thả ra và đến Constantinople muộn một chút) mà đến được Belgrade với ý muốn xin tiếp tế, nhưng cũng chỉ để thấy nó cháy rụi do "công" của... quân Peter trước đó.
Tổng cộng số lượng quân đội của 5 cánh quân này lên đến gần 30.000 người, bao gồm xấp xỉ 25.000 bộ binh và 4000 kỵ sĩ (Những số liệu trong bài này chỉ là ước đoán từ nhiều nguồn khác nhau, vì có một số sử liệu thường được viết rất phóng đại để tuyên truyền hay drama hóa nghe cho dữ dội), đa phần là người Pháp nên còn được gọi là The Franks. Dù sao, có thể thấy đây là một đội quân với cả số lượng lẫn chất lượng đều hơn rất nhiều với 30.000 quân ô hợp của TTC Nhân dân. Nhưng nếu như bọn dân quân kia thì loạn về... mọi thứ, thì đạo quân của các ông hoàng này lại có những sự “loạn” hơn về mặt tư tưởng và mục đích, và đó mới là điều Alexios lo lắng thật sự. 
Vậy nên Alexios đã bắt tất cả những tướng lĩnh quan trọng phải lặp một lời thề, đại khái là dẫu cho họ có chiếm được thành trì hay khu vực nào đi nữa, chúng đều phải được trả về cho Byzantine, vì dẫu sao vùng Tiểu Á(Anatolia) cũng vốn là lãnh thổ của Đế Quốc Byzantine. Và điều khôi hài nữa diễn ra ở đây là trong suốt mấy tháng trời ở Constantinople, Alexios đúng nghĩa đã phải hối lộ cho chính mấy vị tướng lĩnh này để thề lời thề trên, nhưng dẫu có vậy thì không phải ai cũng chịu nghe:
- Alexios đã phải dọa Hugh là sẽ không cho tàu thuyền đi đâu hết nếu không thề (vì Alexios biết quân đội Hugh nhỏ). Hugh buộc phải đồng ý vì quá muốn đi Thánh chiến.
- Godfrey thì cho rằng lão vua này cần mình giúp chứ mình không việc gì phải thề với thốt, nên chả thèm đến hầu triều. Alexios nhờ Hugh nói giúp mình, chỉ để Hugh bị chửi là "Ngươi từ bậc quân vương để bây giờ thành một thứ nô lệ hèn hạ (của Alexios)". Alexios sau đó cắt nguồn cung lương thực quân Godfrey, khiến Godfrey nổi loạn nhẹ trước khi bị đàn áp và bị ép phải thề rồi bị tống khứ khỏi Constantinople gấp.
- Bohemond thì kiểu, dẫu ông ta đã được "bầu" làm lãnh đạo rồi, nhưng có những kẻ vẫn bất phục (Raymond, dĩ nhiên), nên ông ta giao kèo với Alexios là nếu được chính thức tuyên là lãnh đạo rồi thì ông ta sẽ thề. Alexios tuy không tin Bohemond, nhưng vẫn bảo Bohemond "có thể" có chức vị đó nếu không bày trò và trung thành tuyệt đối. Bohemond sau đó lôi kéo rất nhiều người khác thề với Alexios, trừ... chính cháu mình là Tancred (Bổ sung: do Tancred suýt trễ chuyến tàu, đua một mạch đua thẳng lên tàu sẽ rời bến ngay hôm sau). Có cả câu chuyện kể, để Bohemond chịu thề lẫn giúp mình lôi kéo người khác, Alexios đã dẫn Bohemond đến cả một căn phòng đầy ắp vàng bạc đá quý và kiểu “thề đi thì số này là của anh”, sẵn tính tham lam, Bohemond thề ngay.
- Raymond thì chả thèm thề, nhưng ổng lại được Alexios bảo là hãy cùng nhau lập nên Bro Code (thật, hai ông làm cái trò gì mà tuyên thệ làm bạn mãi mãi) và hợp tác giúp nhau mà trừ khử con cáo Bohemond mọi khi có thể. Vốn ghét Bohemond "giật" cái chức lãnh đạo mình xứng đáng, Raymond đồng ý (nhưng vẫn chẳng thề cái lời thề kia).
- Có lẽ Robert xứ Flanders là ổn nhất, vì ông này đồng ý tắp lự, được thưởng nhiều vàng nhất và về sau ông ta rất giữ lời.
Và trước khi mọi người lên đường, có cả một nhúm quân nhỏ nữa tham gia cùng họ... Đó là Peter The Hermit sau khi đã trở về từ Tiểu Á khi chứng kiến bọn dân quân kia quậy quá. Ngoài ra còn có hai tướng lĩnh Byzantine và một đạo quân Byzantine nhỏ đi cùng họ. 
Phù, cuối cùng cũng đã xong phần dạo đầu. Lên đường đi Thánh Chiến thôi nào. DEUS VULT!
Cuộc vây hãm thành Nicaea và cú twist độc đáo
 Vào khoảng tháng 5 năm 1097, đa số quân Byzantine cùng 5 cánh quân kia đã vượt biển Bosporus đến Tiểu Á và họ... không gặp bất kỳ một vật cản nào cả. Lí do cho việc này, may thay, là do Sultan Kilij Arslan I đã đập tan bọn TTC Nhân Dân kia rồi, nên khi ông ta nghe lại có quân TTC đến, ông ta đã rất khinh thường và lo ở mặt trận phía đông để dẹp loạn sự nổi dậy của các bộ tộc khác nhau còn hơn là mấy thứ TTC. Nắm thời cơ, quân TTC nhanh chóng di chuyển đến thủ phủ vùng này là thành Nicaea. Vốn dĩ Nicaea là thành trì của Byzantine, nơi đã lập ra Công đồng Nicaea I ngày nào dưới quyền Constantine I với ý đồ thống nhất Kitô Giáo, dân trong thành đa số là người Hy Lạp, đây còn là nơi mà Kilij Arslan cất giữ châu báu và để gia đình ông sinh sống, vì vậy Byzantine rất muốn chiếm lại nơi này để giành lại lãnh thổ lẫn đánh gục tinh thần quân Turk và nâng cao sĩ khí. Chưa kể, Nicaea là một nút thắt giao thông có vị trí chiến lược quan trọng và có thể dẫn đến Jerusalem. Thế là ngày 14/5/1097, quân TTC bắt đầu vây thành Nicaea.
Một trong những điều... quái nhất về cuộc vây thành này, chính là cuộc chi viện của người Turk đấu với quân TTC. Một nhóm quân Turks gửi tin đến cho Arslan rằng Nicaea đã bị vây hãm. Arslan tức tốc dẫn một đạo quân đến để chi viện ngay. Quân TTC do bắt được gián điệp Turk nên đã chờ sẵn với dàn quân đông kịt của Raymond và Baldwin tiếp đón. Quân Turk lao vào theo phong cách "Wakanda Forever" chuẩn bị giáp lá cà, chỉ để phát hiện ra quân số của quân TTC là quá khủng, và ngay lập tức "Wakanda Vọt Lẹ" khi quân TTC kéo kỵ sĩ ra chiến đấu. Tuy nhiên tổn thất quân Turk không nhiều, lí do là vì... ngựa của người Turk trang bị nhẹ hơn với vốn đa số là cung thủ và ngựa yên da, còn quân TTC thì toàn ngựa bọc giáp sắt và cưỡi trên mình các hiệp sĩ cũng "dày cui" không kém nên... rượt không kịp, và thêm phần là do trời tối dần.
Quân TTC lại tiếp tục vây hãm Nicaea gần cả tháng, công thành bằng đủ mọi cách lẫn công nghệ nhưng không thành công, do Nicaea có cả một mặt thành hướng Tây Bắc là giáp hồ Iznik và có trợ cấp đường thuỷ rất tốt, họ rất thoải mái phòng thủ còn quân TTC ngày càng sốt ruột. Lúc này, quân Byzantine với hai tướng lĩnh Butumites và Tatikios dẫn 2000 quân theo sự chỉ đạo của Alexios đã dùng tàu đi theo đường biển, leo vào thành nhưng lại không hề gây một tổn hại gì. Họ hứa sẽ cho quân Turk rút lui, bảo vệ gia đình Arslan và nói chung là những điều tốt đẹp hơn hẳn những gì mà lũ TTC tham lam tàn ác kia có thể sẽ làm. Và thêm nữa, Alexios chẳng phải lo gì bọn tráo trở ấy phản bội lời thề vì xét ra chả ai trong chúng chiếm được Nicaea cả. Khi cờ Byzantine được kéo lên ở Nicaea vào ngày 18/6/1097, tất cả quân TTC đều vừa ngạc nhiên vừa tức giận. Alexios cho hai tướng của mình nắm giữ chức vụ chỉ huy ngay tại thành, và sau đó "áp tải" từng 10 người một vào thành để chia của cải, xoa dịu kiểu "Mấy ông không ở mặt trước sao tôi xâm nhập mặt sau được?", lẫn nhắc lại "Nhớ không em lời hứa ngày xưa" với họ.
Bức tường sắt tại Dorylaeum
 Khoảng một tuần sau khi chiếm lại Nicaea, quân TTC chia ra hai đội tiến đến Antioch.
- Đội 1 với Bohemond, Tancred, 2 Robert, và tướng Tatikios của Byzantine đi tiên phong. 
- Đội 2 gồm Baldwin, Raymond và Hugh cùng các tướng lĩnh nhỏ khác đi bọc hậu. 
Kilij Arslan đã biết họ sẽ tiến đến Antioch, và chắc chắn họ sẽ phải đi qua Dorylaeum. Bohemond cho lập trại để quân nghỉ ngơi sau 3 ngày hành quân ngay một sườn núi ở đấy. Sáng ngày 1/7/1097, quân Turks với đa số là cung thủ bao vây quân của Bohemond, tất cả đều bị bất ngờ và quân Turk rất nhanh chóng giết rất nhiều những quân lính đang hoảng loạn. Bohemond tuy nhiên vẫn bình tĩnh và ra lệnh cho tất cả những người lính đã trang bị đầy đủ giáp và khiên co cụm lại với nhau theo hình tròn trở thành một khối khiên di động, bảo vệ những người bị thương và cả dân thường đi theo họ ở bên trong. Các cung thủ Turk, lên đến khoảng 8000 người, liên tục rút tên và thúc ngựa đến gần bắn vào khối khiên ấy, có cả những bộ binh Turk xông vào thay phiên nhau từng đợt một, cung tên rồi lại đao kiếm rồi lại tên. Theo miêu tả là cơn mưa tên của người Turk mỗi lần bắn dày đến nỗi, cả ánh nắng nóng gay gắt của vùng Tiểu Á cũng bị hàng ngàn mũi tên che đi làm cho bầu trời tối mù mịt như ban đêm. Thế nhưng, dù có bị thương do những mũi tên xuyên qua các kẽ hở bắn trúng, hoặc có người gục ngã vì những gã kỵ binh hay bộ binh chém trúng giữa những đợt mưa tên, những chiến binh Norman lừng danh vẫn đứng vững. 
Dần dần, viện binh kéo đến. Godfrey, Hugh và một phần quân Raymond chém giết để cố tiến được đến vị trí của Bohemond và Tancred, và tạo thêm những lớp khiên ngày một dày đặc. Họ bị đẩy lùi về phía bờ sông gần đó, những người phụ nữ bên trong vòng tròn bắt đầu len lỏi bên trong các hiệp sĩ để tiếp nước cho họ, dẫu phải hy sinh vì tên lạc. Các tu sĩ bắt đầu hát vang lên những bản thánh ca như tiếng vọng của Chúa đang ủng hộ và che chở họ, những người dân khác cũng bắt đầu hát theo... Tiếng thánh ca, tiếng kim loại rung lên vì những va chạm, tiếng vó ngựa, tiếng tên xé không trung, tiếng hò hét lẫn kêu la của những người lính từ hai bên tạo thành một bản hợp âm hỗn loạn ngay tại Dorylaeum. Các hiệp sĩ TTC vẫn đứng vững, chịu đòn mưa tên bão đạn suốt 7 tiếng đồng hồ trong nhiệt độ kinh hoàng của mùa hè tại Tiểu Á.  Đến cả những người lính Turk ngay trong trận cũng phải nể phục và gọi họ là The Men of Iron.
Cuối cùng, đội kỵ binh chính quân của Raymond có mặt, đánh úp sườn quân Turk trong sự bất ngờ. Đội kỵ binh Raymond thúc ngựa như một máy phá thành sống với những con ngựa nặng nề giáp sắt và xé đội hình kỵ binh cung thủ "nhẹ cân" của người Turk. 
Biết rằng cơ hội phản công đã đến, Bohemond và Godfrey cho tất cả những người lính mệt mỏi bỏ khiên xuống, tạo thành 3 hướng quân tổng phản công với một khẩu lệnh hùng hồn:
"Hodie omnes divites si Deo placet effecti eritis"
Tiếng Latin nhìn và đọc nghe có vẻ hay ho nhỉ, nhưng nghĩa của nó là: 
"Hôm nay nếu chúng ta làm vừa lòng Chúa, chúng ta sẽ giàu to."
... Giống hệt như một phim có diễn biến cực hay và có một kết thúc lẫn ý nghĩa không ra gì ấy nhỉ? Thế nhưng, câu kêu gọi đó lại tác động cực lớn đến các hiệp sĩ đã mệt mỏi cùng với viện binh phản công một cách cực kỳ dữ dội khiến quân Turks phải rút lui. Thế nhưng khi quân Turk rút về trại của mình thì họ phát hiện ra một đạo quân dẫn dắt bởi... Giám mục Adhemar đã tập kích và đốt trại của họ, rồi "kẹp bánh mì" họ vào giữa một đội quân TTC đang mệt mỏi nhưng tinh thần lên cao. Quân Turks đại bại hoàn toàn và Kilij Arslan lừng danh phải tháo chạy. Con đường đến Antioch rộng mở trước mắt.
Con đường đến Antioch và số phận Baldwin
Thế nhưng không, Kilij Arslan biết rằng dẫu có chạy cũng phải không thể để bọn TTC di chuyển dễ dàng. Ông ta cho đốt và cướp hết toàn bộ làng mạc trên đường tháo chạy, cũng như ra lệnh phá hủy hết những khu vực lân cận để quân TTC không thể có thêm tiếp tế lương thực, nhất là nước. Suốt một tháng trời, quân TTC như những con ma đói khát lê lết qua khỏi vùng Tiểu Á, cho đến khi Godfrey chiếm được Iconium để họ có thể tiếp tế quân lương với số lượng tối thiểu. Thế mới thấy số vàng từ Alexios hay kho báu Arslan chả có giá trị gì lúc này. 
Bọn họ bắt đầu tiếp tục chia hai đường từ Heraclea để đến Antioch. Lúc này thì xảy ra khá nhiều chuyện bi hài xoay quanh Tancred và Baldwin. Hai người này chọn một con đường hiểm trở hơn, nhưng Tancred cầm 100 quân đi trước và chiếm được một thành tên Tarsus vào ngày 10/9/1097. Tancred dụ được cho quân Turk trong thành phải bỏ chạy trước cả khi viện binh từ chú của mình đến và, vì hắn không thề thốt gì vụ trả đất cho Byzantine, nên tự phong mình là lãnh chúa nơi này. Nhưng Baldwin sau đó đến nơi và kiểu, "Tao có 2000 quân đấy, bây giờ đánh hay dâng thành?", và thế là Tancred phải bỏ thành mà đi khi làm lãnh chúa còn chưa đến một ngày. Quân viện binh của Bohemond đến Tarsus, bị Baldwin xua đuổi phải ngủ ngoài thành và bị bọn Turk bỏ chạy kia quay lại giết sạch. Baldwin bị quân và dân trong thành bóc phốt dữ dội, đến nỗi phải bế quan tỏa cảng để khỏi bị ăn chửi trước khi để người lại trấn giữ mà đi tiếp. Sau đó, Tancred chiếm được thành Mamistra và Baldwin lại... giở trò. Lần này, Tancred đã thủ sẵn, tống khứ được cả Baldwin sau khi em họ của Tancred xông ra đánh nhau với Baldwin một trận sống mái để "trả thù" vụ Tarsus. 
Baldwin bỏ đi, và sau đó đến Edessa, xem như bỏ luôn vụ TTC này để mà đến đó làm "người giải phóng" Edessa của người Armenia, được Thoros người trị vì nơi này nhận làm con nuôi, rồi sau này... lập mưu ám sát ổng và lên ngôi Công tước Edessa vào tháng 3 năm 1098. Đây chính là vùng đất của quân Thập tự đầu tiên trong lịch sử. Và cũng dĩ nhiên, còn lâu Baldwin mới trả lại cho Byzantine, dẫu cho ông có thề.
Lịch sử tái diễn tại Antioch và Mũi Giáo Thiêng
Khi đa số cùng nhau hội quân ở Antioch vào khoảng ngày 20/10/1097, bọn họ gần như... nản hoàn toàn. Antioch, một thành trì được lập nên từ thời Alexander Đại Đế và gia cố thời Justinian I của Byzantine, quá rộng lớn và có một hệ thống phòng thủ với tường thành vững chãi, xung quanh lại là địa thế hiểm trở của thung lũng Orontes. Quân TTC biết rằng họ không thể nào mà đủ quân để bao vây cả Antioch (Phần chết quá nhiều trong cuộc hành quân kéo dài 3 tháng), họ chỉ có thể trấn giữ từng... cổng thành một, mà thậm chí có như vậy thì họ cũng chẳng thể nào chặn đủ các cổng thành.
Vào mùa đông, lương thực dần cạn kiệt, làng mạc xung quanh cũng đã bị quân TTC đánh cướp tan tành chẳng còn gì, thế là Bohemond và Robert dẫn quân đi săn bắt hái lượm lẫn đánh cướp ở thượng nguồn khu vực thung lũng... Đang trên đường tìm kiếm được ít lương thực, họ vô tình gặp một toán quân Turk ở làng Albara vào ngày 31(21!?)/12/1097. Đó là quân của tướng Turk tên Duqaq đang muốn đến giải phóng Antioch. Thế nhưng họ cũng chẳng ngờ là sẽ gặp quân TTC ngay tại một chốn... cũng khá xa so với vị trí của Antioch. Sau một lúc, quân Robert "cảm tử" lao vào đánh quân Turk, trước khi Bohemond chi viện kịp để đánh đuổi quân Duqaq bỏ chạy... Và may sao, Duqaq bỏ đi luôn và không bao giờ quay lại Antioch để chi viện, chắc do hắn tưởng nhầm quân TTC đông đến nỗi trải dài đầy ra cả Orontes nên sợ mà chạy, chứ nếu không hắn sẽ chỉ gặp toàn quân đang đói khát è cổ ra mà giữ mấy cổng thành. Cứ bảy người, sẽ có một người chết đói. Đã thế, khu vực này nổi tiếng là hay có động đất, và (lại là) Peter The Hermit đã làm lòng ba quân còn rối bời hơn khi bảo rằng đó là điềm báo của Chúa, là cơn thịnh nộ của người đang giáng xuống khiến cho kha khá quân TTC muốn bỏ chạy, trong đó có cả chính Peter, nhưng cuộc đào ngũ này đã bị chặn lại ngay sau đó bởi Giám mục Adhemar.
Vào mùa xuân, Peter The Hermit lại một lần nữa muốn bỏ trốn nhưng đã bị Tancred lúc đó mới đến bắt lại. Tháng 2, một cuộc giải phóng Antioch khác dẫn dắt bởi Ridwan xứ Aleppo đánh quân thập tự và cũng lại bị thất bại với tổn thất nặng nề. Nhưng đây sẽ không phải lần cuối cùng quân chi viện đến, vì tất cả hay tin sẽ có một đội quân lớn hơn nữa đến, và Antioch cần phải được chiếm ngay nếu họ không muốn bị ép ở giữa hai trận địa. Ấy là còn chưa kể lúc này bắt đầu có sự lủng củng nội bộ giữa Godfrey, Bohemond và Raymond. Chưa hết, một trong số những tướng là Stephen xứ Blois đã bỏ trốn khỏi Antioch và rao tin rằng mọi thứ đã vô cùng tuyệt vọng với quân TTC cho quân Byzantine nghe, thế nên quân Byzantine cũng... chẳng màng đem quân chi viện đến cho quân TTC làm gì.
Tình thế vô cùng cấp bách. Bohemond lúc này mới lật lại lịch sử, ông ta biết Antioch chưa bao giờ bị đánh bại bởi bất kỳ chiến công quân sự nào, mà chỉ đơn giản là do bị phản bội mà thôi, quân Turk chiếm được Antioch cũng vì thế. Thế nên, ông ta hối lộ một gã tên Firouz trong thành để giúp quân mình vào thành vào một đêm tháng 6 và mở cửa cho quân TTC xông vào Antioch... Những gì xảy ra trong vài ngày sau đó thật sự vô cùng kinh hoàng khi quân TTC đã tàn sát cả Antioch, bất kể đó là quân hay dân trong thành. Antioch đã lại về tay Thiên Chúa Giáo. Với thành trì vững chãi, quân TTC chẳng còn gì phải lo, quân chi viện của tướng Kerbogha đến và đã bị quân TTC đập tan vào cuối tháng đó. Tuy nhiên, Bohemond đã phản bội lời thề hoàn toàn vì đổ thừa là bọn Byzantine đã không làm trọn vẹn bổn phận hỗ trợ, thì cũng chẳng việc gì để mình phải làm theo lời Alexios, và chiếm luôn Antioch cho bản thân (nên sau này còn có tên Bohemond thành Antioch), xua đuổi quân TTC muốn làm gì nữa thì làm.
Thế nhưng trong những sự drama này thì cũng lại có một câu chuyện hài hước. Bằng cách nào đó trong cuộc tàn sát Antioch, một giáo sĩ tên Peter Bartholomew (Không phải Peter The Hermit nha) bảo có viễn tượng do Thánh Andrew truyền về Mũi Giáo Thiêng đã đâm vào Chúa Jesus ở đây, cho tìm ra nó và Raymond là người tin răm rắp việc này nên đã đoạt quyền sở hữu nó. Đây chính là một trong những lí do quân TTC có thể đánh tan quân Kerghoba vì họ tin rằng có tín vật của Chúa bên họ, họ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Có điều... chẳng ai trong mấy ông tướng tin điều này, nhất là Giám Mục Adhemar do biết mũi giáo ấy đang ở Rome (cho đến bây giờ, dù nó có là thật hay không thì không rõ). 
Khoảng một năm sau, Raymond lại một lần nữa tranh cãi về việc quyền chỉ huy (do Adhemar qua đời vào tháng 8 năm 1097 do dịch sốt phát ban), dùng mũi giáo để thị uy, nên bọn họ ép Peter kia phải chứng minh sự linh thiêng của mũi giáo. Thế là ông này chứng minh bằng cách cầm nó để đi trên lửa và.... bùng cháy ngay tắp lự, và ổng chết chỉ vài ngày sau đó vì bỏng nặng. Mũi giáo xem như đồ bỏ, uy tín Raymond giảm sút. Đã thế tệ hơn, trong khoảng thời gian ấy, những dịch bệnh cơn đói lại ập đến với quân TTC, đến mức họ còn phải ăn thịt nhau. Nhưng sau đó thì bọn họ lại được rất nhiều sự ủng hộ của người dân, đặc biệt ở Tripoli, và họ tiếp tục lên đường.
Niềm vui và Tội ác tại Jerusalem.
Sau một cuộc công thành đại bại ở Arqa vì... lí do gì chả hiểu vào đầu năm 1099 do Raymond dẫn dắt, cuối cùng vào tháng 6 năm 1099, quân TTC đã đến được với vùng đất thiêng Jerusalem, và tòa thành huyền thoại hiện ra trước mắt họ. Quân TTC- bấy giờ còn lại có mỗi các Robert, Tancred, Godfrey và Raymond với quân số chỉ độ khoảng trên 12.000 người- biết rằng để công phá thành Jerusalem, họ cần phải lập nên những tòa tháp cao lẫn những cỗ máy công thành hạng nặng, tuy nhiên họ lại chẳng hề có đủ vật liệu để xây dựng những cỗ máy như thế. Đã vậy, quân Hồi đã đầu độc toàn bộ nguồn nước xung quanh làm cho tình thế của quân TTC đã khổ lại càng thêm khổ. Niềm tin của họ lại bắt đầu không vững vàng sau thất bại đầu tiên, và chỉ có nhờ Peter The Hermit liên tục truyền giáo để trấn tĩnh ba quân mà quân TTC mới có thể vững vàng ở Jerusalem.
May mắn thay, hải quân Genoa cùng hai tàu chiến cỡ lớn đã đến Jerusalem vào tháng 6. Bọn họ đồng ý tháo hết thuyền ra để cung cấp gỗ cho quân TTC, cùng với một số gỗ khác mà quân TTC thu nhặt được ở cánh rừng gần đó, đủ để họ tạo nên những tòa tháp công thành. Tuy nhiên lương thực thì cũng không hẳn là dư dả, đã thế Vương triều Fatimid ở Ai Cập đang gửi quân đến để chi viện Jerusalem, nên họ cần phải hành động gấp
Ngày 8/7/1099, quân TTC bắt đầu một cuộc công thành quy mô lớn và kéo dài. Tuy nhiên, dẫu có những cỗ máy cần thiết, việc đánh bại Jerusalem vẫn không hề là dễ dàng. Quân Jerusalem phòng thủ dữ dội bằng Lửa Hy Lạp (mỉa mai chưa...) và phá hủy rất nhiều tòa tháp, đặc biệt là ở cánh phía Tây của thành khi quân Raymond bị đánh bại gần như hoàn toàn vào ngày 10/7. Ngày 13/7, Godfrey nghĩ ra một kế, họ đem tháp đến vây hãm một nơi ở góc Tây Bắc để thu hút quân Jerusalem phòng thủ ngay đó, nhưng rồi ngay trong đêm 14/7 tháo dỡ toàn bộ và lắp đặt lại tháp ở một điểm khác ở gốc Đông Bắc làm bất ngờ quân Jerusalem hoàn toàn vào sáng hôm sau. Ngày 15/7, quân TTC chiếm được tường thành, và mở cổng Jerusalem để quân TTC tràn vào...
Những điều diễn ra sau đó thật kinh khủng... Jerusalem xem như chịu chung số phận với Antioch chỉ một năm trước đó khi quân TTC tiến vào và tàn sát gần như bất cứ ai ở trong thành. Một trong những sử liệu đã mô tả cuộc thảm sát tại Jerusalem như thế này:
"Không thể nào nhìn vào cuộc chém giết này mà không cảm thấy rùng rợn; đâu đâu cũng chất đầy là xác người, và máu của người chết thì chảy thành sông. Kinh khủng hơn là hãy nhìn vào những kẻ chiến thắng, những kẻ dính đầy máu từ đầu cho đến chân."
Những số liệu khác về lịch sử, dẫu cho có làm quá, vẫn ghi nhận hàng chục ngàn người dị giáo bên trong thành Jerusalem đã bị thảm sát, quân TTC cướp bóc, đốt phá, và chém giết liên tục đến nỗi máu ngập lên đến cả cổ chân- theo miêu tả của quyển Gesta Fancorum. Dẫu cho cũng có nhưng câu chuyện về việc Raymond và Tancred đã cố gắng tha chết lẫn bảo hộ những người dị giáo, những quân lính khát máu kia vẫn chém giết họ không tha mặc cho sự bảo hộ của họ. Jerusalem trong suốt vài ngày trở thành một mồ chôn tập thể đầy mùi hôi thối của xác thịt và mùi tanh của máu ở gần như khắp mọi nẻo. 
Quân Fatimid rồi cũng đã đến, và trận Ascalon, trận cuối cùng của quân TTC vào tháng 8 năm đó cũng đã kết thúc chóng vánh với chiến thắng của quân TTC, nhưng chỉ vì một sự lục đục khác mà quân TTC không chiếm thành Ascalon (Ascalon chỉ muốn đầu hàng Raymond chứ không phải Godfrey), vô tình biến nó thành cửa ngõ cho những cuộc xâm lược liên tục của quân Hồi Giáo đến gần một thế kỷ sau.
Trước đó vào ngày 22/7/1098, một hội đồng đã được lập ra để thành lập Vương quốc Jerusalem. Raymond ban đầu được tiến cử làm vua, nhưng ông từ chối, thế là Godfrey được đưa cho chức vị này, tuy nhiên ông chỉ dám nhận chức là "Người bảo hộ" chứ không dám nhận là vua do chỉ có Chúa Jesus mới là vua đích thực của Jerusalem. Sau trận Ascalon, đa số quân TTC rời khỏi đất thánh vì đã hoàn thành lời thề của mình. 2 năm sau, Godfrey chết trên giường bệnh, và người em của ông, Baldwin đã lên ngôi sau khi "từ bỏ" chức bị ở Edessa mà theo nhiều người bảo là "Nỗi buồn mất anh thì ít mà niềm vui có được hết tất cả di sản của anh mình thì nhiều", trở thành vị vua đầu tiên, Baldwin I của Jerusalem và mở ra một triều đại mới cho Vương quốc Jerusalem.
Và đó chính là cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên, một bản anh hùng ca về một cuộc hành trình tàu lượn siêu tốc đúng nghĩa về sự bi tráng, anh dũng, hài hước lẫn những thảm họa và tội ác về mặt nhân tính. Và đây chính là cuộc TTC thành công nhất trong lịch sử TTC kéo dài hàng trăm năm sau. Tuy rằng xuyên suốt chúng ta sẽ nghe rất nhiều về những tội ác diệt chủng, về sự tham lam và bất tín của quân TTC, vẫn xin hãy nhớ rằng đó chỉ là những tư tưởng cá nhân, còn về mặt chính thì đây vẫn là một cuộc phản kháng của Thiên Chúa Giáo với người Hồi Giáo- khi mà vài trăm năm trước thì người Hồi Giáo cũng đã sát hại và áp bức về tinh thần người Thiên Chúa Giáo rất kinh khủng. Trong chiến tranh, không có phe nào thật sự tốt và không có phe nào thật sự xấu cả, chẳng qua là chúng ta chấp nhận lí do của bên nào hơn mà thôi. (Dĩ nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ)
Xin cảm ơn các bạn đã... chịu đựng mãi cho đến dòng này.

Những cuộc Thập tự chinh chấn động lịch sử của Ki Tô giáo


(Thế giới) - Thập tự chinh thực chất là các cuộc chiến tranh tôn giáo. Lịch sử thế giới đã chứng kiến rất nhiều cuộc Thập tự chinh gây chấn động.
1. Cuộc thập tự chinh thứ nhất (1096 – 1099)
bao tin nhanh - Những cuộc Thập tự chinh chấn động lịch sử của Ki Tô giáo hình 1

Cuộc Thập tự chinh thứ I. (Ảnh minh họa)

Cuộc Thập tự chinh đầu tiên bắt đầu sau lời kêu gọi của Giáo hoàng Urban II đáp ứng kháng thư của hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos về việc giúp đỡ họ chống lại quân xâm lược người Hồi giáo. Cuộc Thập tự chinh nổ ra nhằm giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Thành phần tham gia chủ yếu là các nông dân và hiệp sĩ.
Kết quả lớn nhất của cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân chữ thập là sự hình thành một vương quốc trực thuộc Vatican. Vương quốc này trãi dài 800 km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải mang tên "Vương Quốc La Tinh Jerusalem" (Latin Kingdom of Jerusalem) bao gồm: Hai tỉnh Antioch và Edessa ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nước Syria, nước Liban, xứ Judia và xứ Gallilee, trong đó có thành phố thánh địa Jerusalem.
Tòa thánh Vatican trực tiếp cai trị bằng cách phong vương cho người đứng đầu vương quốc này. Nhưng thay vì gọi là "vua" của vương quốc, tòa thánh gọi là "Người Bảo Vệ Mộ Chúa" (Protector of the Holy Sepulchre). Vương quốc La Tinh Jerusalem tồn tại được 88 năm (từ 1099 đến 1187) qua 7 đời vua do Vatican chọn lựa và tấn phong.
2. Cuộc Thập tự chinh thứ 2 (1147 - 1149)
bao tin nhanh - Những cuộc Thập tự chinh chấn động lịch sử của Ki Tô giáo hình 2

Cuộc Thập tự chinh thứ 2. (Ảnh minh họa)

Vào năm 1144, tướng lĩnh Hồi giáo Imad-ed-din Zangi đã tập hợp người Hồi giáo từ các nước Thổ Nhĩ Kì và Arap tấn công vương quốc Jerusalem của người Công giáo. Tuy không chiếm được Jerusalem, nhưng họ đã chiếm được Lãnh địa Edessa. Để quyết tâm phục thù, Giáo hoàng Êugêniô III đã tuyên bố cuộc Thập tự chinh thứ hai.
Năm 1147, liên quân Pháp Ý trong đoàn quân chữ thập lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ để chiếm lại Edessa nhưng đã hoàn toàn bị thất bại. Tàn quân rút chạy về phía nam thuộc lãnh thổ Liban và Syria. Đến năm 1949, toàn bộ đám tàn quân nầy bị quân Hồi tiêu diệt tại Damacus (thủ đô Syria ngày nay). Cuộc Thập tự chinh hoàn toàn thất bại.
3. Cuộc Thập tự chinh thứ 3 (1189 - 1192)
bao tin nhanh - Những cuộc Thập tự chinh chấn động lịch sử của Ki Tô giáo hình 3

Cuộc Thập tự chinh thứ 3. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của cuộc Thập tự chinh thứ ba này là người châu Âu muốn chiếm lại Đất Thánh vốn đã rơi vào tay quân Hồi giáo của Saladin năm 1187. Và đây cũng được biết đến như cuộc Thập tự chinh của các vua (vì cuộc Thập tự chinh này được ba vị hoàng đế đầy quyền lực tại châu Âu điều khiển). Tuy nhiên, vua Frederick I (Barbarossa) đã chết đuối trên đường tới Đất Thánh khiến cho nhiều chiến sĩ của ông nản chí bỏ về.
Vua Anh Richard I đích thân điều khiển cuộc viễn chinh từ 1190 cho đến khi chiến dịch kết thúc vào năm 1192. Trong hai năm chinh chiến, đoàn quân chữ thập tái chiếm hầu hết lãnh thổ của Vương Quốc La Tinh Jerusalem. Nhưng thành phố quan trọng nhất là thánh địa Jerusalem thì lại không chiếm được. Quân Hồi chặn đứng đoàn quân chữ thập của Richard I tại thành phố Acre ở phía bắc Jerusalem. Trong thời gian trú đóng tại Acre (1191-1192) vua Anh Richard The Lion - Hearted đã ra lệnh chém đầu tập thể trên 3000 người Hồi Giáo Ả Rập. Vụ này đã đi vào lịch sử Hồi Giáo như một bằng chứng về tội ác diệt chủng của Giáo Hội Công Giáo La Mã.
4. Cuộc Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204)
bao tin nhanh - Những cuộc Thập tự chinh chấn động lịch sử của Ki Tô giáo hình 4

Cuộc Thập tự chinh thứ 4. (Ảnh minh họa)

Không thể để mất Jerusalem, Giáo hoàng Innocent III đã phát động cuộc Thập tự chinh thứ tư vào năm 1199. Tuy nhiên, cuộc kêu gọi của ông bị hầu hết các vị hoàng đế châu Âu bỏ ngoài tai. Vào thời điểm đó, Anh đang chiến tranh với Pháp, Đức đang đấu tranh chống lại quyền lực Giáo hoàng và các quốc gia khác không muốn tham gia sau thất bại của cuộc Thập tự chinh thứ ba.
Trên danh nghĩa, cuộc Thập Tự Chinh thứ tư nhằm trừng phạt Byzantine và Chính Thống Giáo nhưng mục tiêu chính là để tiêu diệt một đồng minh tương lai của Hồi Giáo. Vatican đặt tên cho lãnh thổ này là "Đế Quốc La Tinh Constantinople" (The Latin Empire of Constantinople). Vatican chia đế quốc này thành nhiều thái ấp (feuds) và phong chức lãnh chúa cho các hiệp sĩ có công để cai trị các thái ấp đó. Vatican đã biến toàn vùng đế quốc Byzantine xưa kia thành một xã hội phong kiến. Các lãnh chúa thu thuế của dân và trích ra một phần để nộp cho Vatican. Đế quốc La Tinh Constantinople tồn tại được 57 năm (1204-1261).
5. Cuộc Thập tự chinh thứ 5 (1217 – 1221)
bao tin nhanh - Những cuộc Thập tự chinh chấn động lịch sử của Ki Tô giáo hình 5

Cuộc Thập tự chinh thứ 5. (Ảnh minh họa)

Cuộc thập tự chinh thứ năm không có một nguyên nhân chính trị hay tôn giáo nào mà hoàn toàn do sự bốc đồng của vua Andrew nước Hungary. Hungary chỉ là một nước nhỏ nằm ở giữa Châu Âu. Vua Andrew là người cuồng tín và có quá nhiều ảo vọng quyền lực. Ông ta đã không luờng sức của mình, tự ý thành lập một đạo quân thập tự rồi kéo quân đến tấn công một nước xa xôi là Ai Cập. Ông ta may mắn thành công trong việc chiếm thành phố Dannietta của Ai Cập. Người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là nếu nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo. Vua Andrew đã kiêu hãnh bác bỏ đề nghị này và kéo quân tiến đánh thủ đô Cairo của Ai Cập. Quân Hồi Giáo Ai Cập hết sức phẫn nộ đã mãnh liệt phản công tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược của Andrew vào năm 1221.
Phương Lam (TH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét