Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

NHỚ THUỞ MIỀN TÂY CÒN HOANG DẠI 1

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Một nắm Đôla - huýt sáo
 
Thư giãn với âm nhạc - "Cowboy Miền Viễn Tây" - Hòa tấu
  
Hòa Tấu Cowboy Tay Súng Bá Vàng 3. Beautiful Country Music.

Cao bồi miền Tây – họ là ai?

Cao bồi miền Tây, ngoài đời họ chẳng hề "sáu múi" hay sở hữu vẻ đẹp kiểu "soái ca" như trong phim ảnh đâu. Họ thực ra chỉ là những anh chàng chăn bò và được xem là biểu tượng truyền thống của văn hóa miền Tây nước Mỹ xưa cũ.
Thuở xưa, những anh chàng cao bồi, nói chính xác là những anh chàng chăn bò được thuê trông coi gia súc cho các chủ trang trại, thường là các đàn gia súc lớn được chăn thả trên diện rộng. Chăn nuôi gia súc từng là một nền công nghiệp lớn nên thời đó, cao bồi được xem là những con người rất quan trọng mang đến cuộc sống ổn định cho các khu vực này. Hơn thế nữa, đời sống của cao bồi cũng rất phong phú nên họ dần càng trở thành một phần rất đặc biệt khi nhắc đến miền Tây nước Mỹ.

Nguồn gốc của từ "Cao bồi"

Từ "Cowboy" (Cao bồi) xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh vào khoảng năm 1715 – 1725, trong tiếng Tây Ban Nha là "vaquero" được sử dụng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc. Trên thực tế, từ vaquero đã xuất hiện ở Tây Ban Nha từ lâu (phương thức dùng một người cưỡi ngựa để trông coi gia súc bắt nguồn từ đất nước này) trước khi văn hóa cao bồi đến với nước Mỹ khoảng vài thế kỷ. Ngoài nguồn gốc chính thống này, trong dân gian cũng truyền miệng một số câu chuyện đơn giản hơn về sự xuất hiện của cowboy. Họ cho rằng cowboy được hình thành do công việc mang tính chất đặc thù của những chàng trai chăn gia súc – một công việc đòi hỏi thể lực và luôn bị các chủ trại thúc giục bằng những câu nói như "Fetch that Cow, Boy! (Mang con bò kia lại đây nào, chàng trai). Sau khi được mang đến lãnh thổ Mesoameric, phương thức này dần trải dài qua nhiều vùng đất ở châu Mỹ và khi đến Mexico thì bắt đầu nở rộ.
Cao bồi miền Tây
Anh chàng cao bồi thực ra là những người làm nghề trông coi gia súc cho chủ trại
Và như bao câu chuyện văn hóa khác, nguồn gốc về cao bồi cũng tồn tại một số giả thuyết khác nhau. Thầy tu Eusebio Kino (1645 - 1711) từ vùng đất Pimería Alta (thuộc Mexico ngày nay) đặt chân đến California vào năm 1687, một cuộc viễn chinh vào năm 1769 và sau đó là cuộc khám phá của nhà thám hiểm người Mexico Juan Bautista de Anza (1736 - 1788) vào năm 1774 được cho là những người đầu tiên hình thành nên văn hóa cao bồi ở Mỹ.
Tuy nhiên, một giả thuyết khác lại cho rằng cao bồi xuất hiện ở Mỹ sớm hơn và cái nôi của văn hóa này đó là trại gia súc cổ nhất ở hòn đảo Long Island (New York) Deep Hollow Ranch – ra đời năm 1658.

Trang phục của cao bồi

Từ phim ảnh, cao bồi thường bị lầm tưởng thành những anh chàng oai vệ, cường tráng như Buffalo Bill Cody (1846 – 1917) nhưng cao bồi trong đời thực không giắt trên người hai khẩu súng lục. Họ ăn mặc rất đơn giản với những bộ quần áo đơn thuần giúp họ vượt qua cái giá lạnh ở vùng đồng bằng phía Tây. Tuy nhiên, đôi boot và chiếc mũ lại là hai phụ kiện rất đặc trưng, mang đậm nét độc đáo của cao bồi cho dù ngoài đời hay trong phim ảnh.
Từ xưa đến nay, bất cứ một anh chàng cao bồi nào cũng mang boot cao gót. Điều này vừa khẳng định họ là một tay cưỡi ngựa chính hiệu, vừa thể hiện sự cao quý của mỗi người. Trong khi đó, chiếc mũ là phụ kiện có tính biểu tượng cao hơn, thậm chí còn được xem là hình ảnh đại diện phổ biến nhất của miền Tây xưa cũ. Mũ cao bồi là dấu hiệu của sức mạnh và sự lao động chăm chỉ. Hơn thế nữa, đây còn là thứ để thu hút các cô gái của những anh chàng cao bồi trong thời đại trước.
Cao bồi miền Tây
Boot cao gót và mũ của cao bồi

Cuộc sống của những anh chàng cao bồi

Những anh chàng cao bồi trong phim ảnh luôn được hình tượng hóa với rất nhiều kỹ năng, yêu thích phiêu lưu và tài giỏi. Thế nhưng, cao bồi trong đời thực không phải lúc nào cũng như vậy. Phần lớn thời gian họ làm việc, thậm chí có thể làm liên tục 18 tiếng một ngày nếu đó là những nhiệm vụ khó khăn, mệt nhọc và tất cả đều gắn liền với vai trò chăn nuôi gia súc. Cao bồi có thể nói là những người cô đơn, thậm chí cảm xúc này còn được thể hiện rất rõ trong các bài hát và văn thơ của họ.

Rodeo và cuộc đua dành cho những anh chàng cao bồi

Các cuộc thi dành cho cao bồi đã xuất hiện khá nhiều từ những năm 1820 – 1830 nhưng chính thức được tổ chức lần đầu vào năm 1872. Trong số đó, Buffalo Bill Cody hay Annie Oakley là những cái tên nổi bật nhất. Hầu hết thử thách thường là quăng dây bắt dê, nhảy bắt nai, cưỡi ngựa không yên, cưỡi bò tót hay cưỡi ngựa chạy theo hình cỏ ba lá. Rodeo ngày nay phổ biến nhất ở Canada và Mỹ.
Cập nhật: 20/03/2016 Nắng Mai - Theo Sjsu

Cao bồi miền Tây

Đăng bởi
07/08/2013 5:30 pm
Cao bồi miền Tây ngoài đời thực ra không hấp dẫn và phiêu lưu như trong phim ảnh hay tiểu thuyết. Họ chỉ đơn giản là những anh chàng chăn bò, đóng vai trò to lớn trong văn hóa miền viễn Tây xưa cũ. Thuở xa xưa, cao bồi – những người chăn bò là sợi dây dính kết cả miền viễn Tây lại. Cao bồi được thuê trông coi bầy đàn gia súc cho các chủ trại, thông thường là những bầy đàn lớn trong một diện rộng. Chăn nuôi gia súc từng là một nền công nghiệp lớn, bởi thế mà cao bồi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc mang đến một cuộc sống ổn định cho những vùng đất miền Tây nước Mỹ. Đời sống phong phú của những chàng cao bồi hình thành nên một nền văn hóa đặc trưng, mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và trở thành một phần của linh hồn Mỹ.
Cao bồi miền viễn Tây

Nguồn gốc

Thuật ngữ “cowboy” xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh vào khoảng năm 1715 – 1725, được dịch sang từ “vaquero” – một từ tiếng Tây Ban Nha để chỉ những người cưỡi ngựa coi sóc gia súc. Thuật ngữ Tây Ban Nha này có một lịch sử lâu dài và ra đời trước văn hóa cao bồi đến chừng vài thế kỷ. Dân gian cũng truyền miệng một câu chuyện đơn giản hơn. Từ cowboy được cho là hình thành từ đặc thù công việc của những chàng trai trẻ chăn gia súc, những người đòi hỏi nhiều thể lực và luôn bị ông chủ thúc giục những câu đại loại như “Fetch that Cow, Boy!” (“mang con bò kia lại đây nào chàng trai!”).
Phương thức dùng một người cưỡi ngựa để trông coi gia súc bắt nguồn từ Tây Ban Nha, sau khi được mang đến lãnh thổ Mesoameric trải dài qua nhiều vùng đất ở châu Mỹ, nó bắt đầu phát triển ở Mexico rồi nở rộ sau khi đến với miền Bắc nước Mỹ. Văn hóa cao bồi ở Mỹ hình thành vào khoảng giữ thế kỷ 17. Và cũng như nhiều nền văn hóa xưa khác, câu chuyện nguồn gốc về cao bồi cũng tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau. Thầy tu Eusebio Kino (1645-1711) từ vùng đất Pimería Alta (thuộc Mexico) ngày nay đặt chân đến California vào năm 1687, một cuộc viễn chinh vào năm 1769 và sau đó là cuộc khám phá của nhà thám hiểm người Mexico Juan Bautista de Anza (1736-1788) vào năm 1774 được cho là đã hình thành nên văn hóa cao bồi ở Mỹ. Họ được cho là những cao bồi đầu tiên của vùng đất ấy.
Một ý kiến khác lại cho rằng cao bồi xuất hiện ở Mỹ sớm hơn, và cái nôi của nó là Deep Hollow Ranch – trại gia súc cổ nhất ở hòn đảo Long Island (New York), ra đời năm 1658.
Cow Boy ở Mỹ, 1888

Phục trang

Người ta hay lầm tưởng về hình ảnh của cao bồi miền Tây xưa, và cho rằng chàng cao bồi nào cũng oai vệ như Buffalo Bill Cody (1846-1917) – cao bồi, chiến binh nổi tiếng nước Mỹ. Thực tế, cao bồi không giắt theo hai bao súng trong đó yên vị hai khẩu súng lục. Họ ăn vận đơn giản, tương đối giống với cao bồi thời nay. Quần áo của họ chỉ đơn thuần giúp họ chịu đựng được cái giá lạnh ở những vùng đồng bằng phía Tây. Điều đáng nhắc đến về cao bồi là đôi boot và chiếc mũ của họ.
Đã hàng trăm năm nay, bất cứ người cưỡi ngựa nào cũng chọn mang boot cao gót. Nó vừa minh chứng người mang nó là một tay đua, vừa thể hiện tính cao quý. Cao bồi bắt đầu sử dụng phổ biến boot cao gót từ thế kỷ thứ 20. Mũ cao bồi là hình ảnh có tính biểu tượng cao nhất đại diện cho miền Tây xưa cũ. Chiếc mũ là dấu hiệu của sức mạnh và sự lao động chăm chỉ. Mũ cao bồi đã có từ rất lâu, vào khoảng giữa thế kỷ thứ 18 bởi công năng của nó thực sự rất quan trọng. Ngoài việc chống nắng, che mưa, nó còn là một phụ kiện để thu hút các cô gái. Và giá thành của nó thực sự không rẻ. Cách đây chừng một trăm năm, một chiếc mũ tốt có giá khoảng 15 USD. Ngày nay thì bạn phải bỏ khoảng 400 USD nếu muốn sở hữu một chiếc có chất lượng tương đương thế.
Cao bồi ở Texas ngày nay, trang phục không khác nhiều so với thế kỷ 19 (ảnh phía trên)

Cuộc sống

Hình ảnh cao bồi được tưởng tượng ra rất hấp dẫn trong mắt con người thời nay. Phim ảnh, truyền hình hay các tiểu thuyết đã dựng lên hình ảnh các anh chàng cowboy hấp dẫn, nhiều kỹ năng, tài giỏi và yêu thích phiêu lưu. Thế nhưng thực tế, cuộc đời họ không lúc nào cũng lấp lánh ánh sáng mê hoặc như thế. Phần lớn thời gian họ dành cho công việc, những công việc khó khăn chiếm tới 18 tiếng 1 ngày, bẩn thỉu và có phần nhàm chán. Họ không mạo hiểm, không phải chiến đấu. Vai trò to lớn của họ đa phần chỉ gói gọn trong việc ổn định ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc. Cao bồi là những người cô đơn. Hầu như chỉ có họ cùng với đàn gia súc trong một vùng đất rộng lớn. Sự cô lập ấy được thể hiện trong nhiều ca khúc và câu thơ buồn bã của cao bồi.
Một đôi boot của cao bồi những năm 1920 có gắn đinh thúc ngựa, trang trí khá cầu kỳ

Rodeo – Cuộc đua tài của những người chăn bò

Có thể vì thế mà cuộc đua tài ra đời, nhằm khích lệ tinh thần và sự cứng rắn của những người chăn bò cô đơn. Nhiều cuộc đua đã xuất hiện không chính thức từ những năm 1820s-1830s nhưng chính thức được tổ chức lần đầu vào năm 1872. Cuối thế kỷ 19 đầu 20 là thời kỳ nở rộ nhất, cũng là thời điểm nổi lên của nhiều tên tuổi nổi tiếng như Buffalo Bill CodyAnnie Oakley. Một sự kiện chuyên nghiệp thông thường gồm các môn thi chính: quăng dây bắt bê, nhảy bắt nai, cưỡi ngựa không yên, cưỡi bò tót, cưỡi ngựa chạy theo mô hình cỏ ba lá.
Rodeo gặp phải hàng loạt những phản đối của các tổ chức bảo vệ động vật và nhân quyền. Ngành công nghiệp rodeo từ đó đã không ngừng cải tiến và đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc chăm sóc và bảo đảm an toàn cho gia súc và đấu thủ tham gia cuộc thi. Nhiều nơi đã cấm hoặc hạn chế các lễ hội rodeo, thế nhưng hàng năm vẫn có tới hàng nghìn cuộc thi rodeo được tổ chức trên khắp thế giới. Rodeo ngày nay phổ biến nhất ở CanadaMỹ.
Màn cưỡi bò tót trong một cuộc thi ở Texas
Một đội Cowboy đua chuyên nghiệp ngày nay
(Nguồn: NuocMy.Net

"The Magnificent Seven" và thăng trầm dòng phim viễn Tây

Ngọc King, Theo Trí Thức Trẻ 15:00 21/09/2016

Liệu 7 anh chàng cao bồi đa sắc tộc trong "Magnificent Seven" có đưa khán giả trở lại kỷ nguyên huy hoàng của dòng phim viễn Tây?

Từ thuở bình minh của điện ảnh, dòng phim cao bồi đã trở thành một biểu tượng anh hùng trên màn ảnh khiến vạn người mê. Từ The Good, The Bad, and the Ugly, Treasure of the Sierra Madre, Butch Cassidy and the Sundance Kid, The Wild Bunch, The Man Who Shot Liberty Valance tới gần đây là 3:10 to Yuma hay The Killer Inside Me, nhiều tác phẩm lấy bối cảnh miền Tây đã đi vào lịch sử.
Tuy nhiên theo thời gian, ý tưởng về những cao bồi đã dần cạn kiệt. Người ta không còn ham những áo da súng ngắn bên hông, phi ngựa vun vút dưới bầu trời khô khốc, mà dần ưa nhìn những tòa nhà chọc trời vỡ vụn giữa trận chiến của các siêu anh hùng. Liệu có phải dòng phim viễn Tây đã trở nên lỗi mốt, hay chính thị hiếu của khán giả đang dần làm khó các nhà làm phim khiến dòng phim này đang dần vắng bóng trên màn ảnh rộng?
The Magnificent Seven và thăng trầm dòng phim viễn Tây - Ảnh 1.
Phim "Broken Arrow" năm 1950
Phim miền Tây và chiếc dây cương lịch sử
The Magnificent Seven và thăng trầm dòng phim viễn Tây - Ảnh 2.
Paul Newman trên phim trường "Hombre" (1967)
Có những câu chuyện được kể lại về lịch sử của dòng phim cao bồi, ở đó chúng sinh ra như một thứ nghệ thuật để biện minh cho việc người da trắng xâm chiếm và tàn sát người da đỏ bản địa, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, nữ quyền, nghiệp đoàn, văn minh và công nghiệp hóa.
Từ Redskin năm 1921 tới Broken Arrow năm 1950 và Dances with Wolves năm 1990, mọi thứ được cô đọng trong hình ảnh một cao bồi phi ngựa nước đại giương họng súng về phía trước. Giai đoạn hoàng kim của dòng phim miền Tây được kể lại bằng những Stagecoach (1939), High Noon (1952), Ride Lonesome (1956), The Magnificent Seven (1960), A Fistful of Dollars (1964), For a Few Dollars More (1965), The Good, The Bad, and the Ugly (1966), The Wild Bunch (1969)…
Những người Mỹ, đủ đầy với vật chất tiện nghi trong thời kì kinh tế dư dật, đua nhau tới rạp để xem cuộc đối đầu giữa những kẻ ngoài vòng pháp luật, săn vàng, săn đầu người để nhận tiền thưởng, chiến tranh giữa người da trắng và thổ dân bản địa, hay công cuộc khai phá chế ngự thiên nhiên cằn cỗi miền Tây. Hollywood muốn khán giả ngưỡng mộ khí chất anh hùng trong những vai chính diện, những kẻ có đạo đức, tin tưởng vào danh dự và hy sinh trong những Shane, The Searchers, Butch Cassidy and the Sundance Kid, McCabe & Mrs. Miller... Và khán giả đã phản ứng y hệt những gì họ mong muốn.
The Magnificent Seven và thăng trầm dòng phim viễn Tây - Ảnh 3.
John Wayne – một tượng đài của dòng phim miền Tây
11/06/1979 , ngày mà Marion Mitchell Morrison – hay còn được thế giới biết tới rộng rãi với cái tên John Wayne – ra đi, người ta bảo nhau rằng từ đây dòng phim cao bồi sẽ dần trở nên xa lạ với thế giới. Bởi đơn giản, một trong những người nắm trong tay linh hồn của nó đã không còn. Tương tự như những cái tên John Ford, Howard Hawks hay Anthony Mann, họ đều ra đi trước khi thập kỉ 70 kết thúc, để lại một khoảng trống lớn không thể bù đắp cho dòng phim cao bồi khiến khoảng thời gian 20 năm từ 1970 đến 1980 là hai thập kỉ cằn cỗi vô cùng của phim miền Tây.
Người Mỹ lúc này cũng dần bận rộn với những cuộc chiến tranh mà họ tạo ra và sa lầy vào đó, đặc biệt là tại Việt Nam. Với làn sóng phản chiến dâng cao, số lượng nhân vật cao bồi là antihero (phản anh hùng) trên màn ảnh tăng lên, những nhân vật trong phim viễn Tây xuất hiện trên màn ảnh cũng theo đó mà trở nên tăm tối và phức tạp hơn.
The Magnificent Seven và thăng trầm dòng phim viễn Tây - Ảnh 4.
"Dance with Wolves" (1990)
Chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ hồ hởi giữ vị trí kẻ chiến thắng, người dân hài lòng với những chính sách vực dậy của tổng thống Reagan và trùng hợp thay, Unforgiven của Clint Eastwood ra đời hồi sinh thứ chủ nghĩa anh hùng của phim viễn Tây thời kì đầu. Tương tự là Dances with Wolves (1990) của Kevin Costner. Những năm đầu thiên niên kỷ 21 với các chính sách không được lòng dân từ phía tổng thống George W. Bush, dòng phim miền Tây phong cách cũ cũng đột ngột vắng bóng và từ đó gần như biến mất khỏi màn ảnh rộng.
Phim miền Tây thời hiện đại – Đối mặt với cái túi tiền và chủ nghĩa chống phân biệt
Dòng phim cao bồi đã gắn chặt với tấm poster cũ kĩ vẽ hình ảnh một anh chàng da trắng với mũ da, súng ngắn lăm lăm trên tay. Tuyệt nhiên phụ nữ, người da đen, người da vàng không có chỗ. Không phải khán giả không nhận ra, nhưng họ đã cố tình lờ đi cho tới khi các cuộc vận động chống phân biệt nổ ra ngày càng nhiều trong và ngoài Hollywood.
The Magnificent Seven và thăng trầm dòng phim viễn Tây - Ảnh 5.
Clint Eastwood trong "The Good, The Bad and the Ugly"
True Grit, The Assassination of Jesse James by the Coward Robert Ford , The Lone Ranger, Wild Wild West, thậm chí cả Brokeback Moutain được ra mắt trong những năm gần đây tiếp tục lấy nhân vật chính trong phim là người da trắng như một điều tất nhiên, thậm chí cho diễn viên da trắng vào vai thổ dân (Johnny Depp, mặc dù anh chàng có một chút gốc gác người bản địa). Đấy là chưa kể tất cả trong số trên (trừ Brokeback Moutain) đều được chỉ đạo bởi nam đạo diễn da trắng.
Người ta khó có thể làm một bộ phim về cướp biển mà thiếu đi cảnh mua bán nô lệ và đi tìm kho báu. Tương tự, khó có thể hình dung một bộ phim viễn Tây thiếu đi hình ảnh đối đầu giữa cao bồi và người da đỏ, hay những người giữ đất đối đầu với các ông trùm đường sắt, những hình ảnh hoặc có thể gây giận dữ với khán giả hiện đại, hoặc không khiến họ thấy thú vị.
Khi điện ảnh hội nhập và tìm kiếm những khán giả mới tới từ thị trường nước ngoài, nhất là Trung Quốc, phim viễn Tây bỗng dưng bị bỏ lại ở địa hạt như chỉ dành riêng cho người Mỹ. Vì thế có thể coi thất bại phòng vé của Lone Ranger như một trong những nỗ lực cuối cùng hồi sinh cho chủ nghĩa anh hùng thời kỳ đầu của thể loại phim viễn Tây.
gif
.
Vấn đề tiếp theo mà những nhà làm phim phải đối mặt khi muốn dựng lại một miền Tây hoang vu chính là cái túi tiền. Ngân sách để làm một bộ phim miền Tây không phải là nhỏ. Peter Sarsgaard, người sẽ vào vai phản diện trong bản remake của The Magnificent Seven cho biết để làm được bộ phim phải ngốn rất nhiều tiền vào phục dựng hạ tầng, trang phục và nhất là ngựa. Nếu như trước đây việc thuê ngựa để đóng phim miền Tây là một điều đơn giản, thì nay là một công việc "mướt mồ hôi" với cánh sản xuất.
The Magnificent Seven và nhiệm vụ hồi sinh dòng phim viễn Tây
Được làm lại từ tác phẩm kinh điển cùng tên The Magnificent Seven năm 1960, mà bộ phim cũ thực chất cũng là phiên bản Mỹ của bộ phim Nhật Seven Samurai năm 1954, The Magnificent Seven được kỳ vọng sẽ tạo nên thành công thương mại cho dòng phim viễn Tây vốn đã quá nhiều bom xịt và thiếu bom tấn dạo gần đây.
gif
.
Bản remake này đã giải quyết câu hỏi về tính đa dạng khi dàn nhân vật trong phim được thay bởi các ngôi sao đa quốc tịch, từ Denzel Washington, Chris Pratt, Ethan Hawke, Vincent D'Onofrio, Lee Byung-hun, Manuel Garcia-Rulfo, Martin Sensmeier, Haley Bennett tới Peter Sarsgaard. Câu hỏi còn lại là liệu tính đa dạng của phim có đáp ứng được thị hiếu của khán giả, và bộ phim có sai lạc tinh thần của một tác phẩm viễn Tây hay không thì còn phải chờ đợi ngày phim ra mắt.
Dòng phim cao bồi là sản phẩm của lịch sử và chính trị, liệu phim viễn Tây có còn đúng là phim viễn Tây khi diễn viên chính là người Trung Quốc? Liệu các nhà làm phim có nên bỏ lại các anh hùng cao bồi lại như một dấu ấn của lịch sử, tương tự như những gì chúng ta đối xử với dòng phim câm. Các tác phẩm đang thống trị phòng vé hiện nay đang làm rất tốt vai trò của chúng – truyền tải một thế giới tiến bộ về khoa học – kỹ thuật và các trận chiến long trời lở đất thách thức trí tưởng tượng của con người.
The Magnificent Seven và thăng trầm dòng phim viễn Tây - Ảnh 8.
Tuy nhiên, phải nhớ rằng không một dòng phim nào gắn kết chặt chẽ với lịch sử - đặc biệt là thời kì trước Thế chiến II như dòng phim viễn Tây. Cũng không có thể loại nào phát triển thứ ngôn ngữ điện ảnh giàu có và phong phú đóng vai trò là trái tim của văn hóa nghệ thuật thế giới trong suốt một thế kỷ như phim viễn Tây.
Lịch sử của phim miền Tây đã trải qua từ thời kỳ phim câm với The Covered Wagon (1923), The Iron Horse (1924), hay Tumbleweeds (1925), tới kỷ nguyên vàng phim cao bồi cùng Outlaw (1943), Duel in the Sun (1946), High Noon (1952), Vera Cruz (1954) hay The Big Country (1958), cho tới các phim miền Tây hạng B, phim miền Tây thể loại Noir, phim miền Tây theo chủ nghĩa xét lại… cho thấy sức sống lâu bền và khả năng thích nghi với những thay đổi.
Thành công của những "Western films" thời gian gần đây như No Country for Old Men (2007), The Hateful Eight (2015), Django Unchained (2012), Cowboys & Aliens (2011) hay series truyền hình Preacher (2016) cho thấy tác dụng khi thêm thắt những ý tưởng hiện đại hoặc đưa yếu tố đa dạng sắc tộc vào chất liệu thô ráp của miền Tây nước Mỹ. Đây cũng là một hướng đi cho dòng phim viễn Tây để thích nghi với những điều kiện mới từ văn hóa và thị hiếu khán giả.
Nhân dịp The Magnificent Seven được chiếu tại Việt Nam, hãng phát hành dành tặng khán giả 8 vé xem phim tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Bạn hãy bình chọn xem phim tác phẩm nào về Cowboy nào là ấn tượng nhất từ trước đến nay và gửi vào hòm thư cinegame@kenh14.vn kèm thông tin cá nhân chi tiết. Chúc bạn may mắn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét