Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 17 (Thằng Son, thằng Tuấn)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 
 
Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Khởi tố, bắt 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn

23-02-2019 - 15:52 PM | Thời sự
Khởi tố, bắt 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn

Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 2 ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn để điều tra về hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10-7-2018.
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày  23-2-2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra các Quyết định:
Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015.

Khởi tố, bắt 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn - Ảnh 1.
Bị can Nguyễn Bắc Son

Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015.
Khởi tố, bắt 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn - Ảnh 2.
Bị can Trương Minh Tuấn

Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên.
Cũng trong ngày 23-2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đối với 2 bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 12-7-2018, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã kết luận về trường hợp của ông Nguyễn Bắc Son trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty CP Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 122, ngày 6-7-2018 về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng (BCSĐ), nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ông Nguyễn Bắc Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng.
Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với ông Nguyễn Bắc Son theo thẩm quyền.
Tại Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Tại phiên họp lần thứ 28 của Ủy ban Thường vụ QH (từ ngày 15 đến ngày 17-10-2018), ông Nguyễn Bắc Son bị Ủy ban Thường vụ QH xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016.
* Liên quan thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG, Bộ Chính trị kết luận những vi phạm của ông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng nên kỷ luật cảnh cáo và cho thôi giữ chức bí thư BCSĐ Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2016-2021.

Khởi tố, bắt 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn - Ảnh 3.
Ông Trương Minh Tuấn khi đương chức

Ông Trương Minh Tuấn, trong thời gian giữ cương vị ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ TT-TT, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21-12-2015 của Bộ TT-TT phê duyệt dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công. Với cương vị bí thư BCSĐ, bộ trưởng Bộ TT-TT từ tháng 4-2016 đến nay, ông Trương Minh Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2016-2021.
Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Minh Tuấn do có vi phạm, khuyết điểm và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Ngày 23-7, Chủ tịch nước ký Quyết định số 1261/QĐ-CTN về việc tạm đình chỉ công tác bộ trưởng Bộ TT-TT đối với ông Trương Minh Tuấn. Quyết định nêu rõ, tạm đình chỉ công tác bộ trưởng Bộ TT-TT đối với ông Trương Minh Tuấn, do có vi phạm khuyết điểm và Bộ Chính trị đã có thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 806-QĐNS/TW ngày 16-7-2018.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV, ngày 23-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ TT-TT đối với ông Trương Minh Tuấn. Sau đó, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu kín. Với kết quả 473 trên tổng số 477 tán thành, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn việc miễn nhiệm đối với ông Trương Minh Tuấn.
Trước đó, giữa tháng 3-2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận thanh tra toàn diện dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, trong đó chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm của MobiFone, Bộ TT-TT và các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện dự án.
Cơ quan thanh tra kết luận những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm nêu trên của MobiFone, nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG 1.134 tỉ đồng. Không chỉ vậy, việc thực hiện đầu tư dự án đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh viễn thông, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và nhiều năm tiếp theo, số lỗ lũy kế đến cuối tháng 12-2017 là 1.982,7 tỉ đồng.
Ngoài ra, TTCP cũng chỉ rõ nhiều khuyết điểm, vi phạm của các bộ, ngành liên quan. Trong đó có Bộ TT-TT với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý Nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; Quyết định số 236/2015 phê duyệt dự án đầu tư không bảo đảm căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước.
Sau đó, Bộ Công an đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ liên quan đến thương vụ mua bán cổ phần giữa MobiFone và AVG từ TTCP chuyển giao để tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.
Ngày 10-7-2018, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Mobifone - Bộ TT-TT và các đơn vị liên quan.
Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch HĐTV MobiFone, là cán bộ Văn phòng Bộ TT-TT, và ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp - Bộ TT-TT, về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngày 13-11-2018, trong quá trình điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại MobiFone và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố và bắt tạm giam Cao Duy Hải, nguyên tổng giám đốc MobiFone, và Phạm Thị Phương Anh, nguyên Phó tổng giám đốc MobiFone, về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3, Điều 220 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Ông Nguyễn Bắc Son, sinh ngày 22-8-1953 tại Chương Mỹ, Hà Nội, có bằng Tiến sỹ Kinh tế; từng là Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI; Đại biểu Quốc hội Khoá XIII.
Trước khi đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016, ông Nguyễn Bắc Son có thời gian từ năm 1971 đến năm 2003 làm việc trong quân đội, mang quân hàm là Đại tá. Cụ thể, từ năm 1973 đến năm 1978, ông Nguyễn Bắc Son từng nhập ngũ chiến đấu kháng chiến chống Mỹ và được đào tạo sỹ quan trinh sát tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 và đào tạo cán bộ chính trị tại Trường Sĩ quan chính trị.
Sau khi tham gia chiến đấu tại mặt trận Cao Bằng với vai trò Chính trị viên, ông Nguyễn Bắc Son trở về công tác tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến năm 1994.
Từ năm 1994 đến năm 1997, ông Nguyễn Bắc Son công tác tại Tổng cục Chính trị.
Từ tháng 4-1997 đến tháng 3-2003, ông Nguyễn Bắc Son là Trợ lý Chủ tịch nước.
Tháng 3-2003 đến tháng 12-2005, ông Nguyễn Bắc Son là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông Nguyễn Bắc Son được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trước khi giữ chức Bộ trưởng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016, ông Nguyễn Bắc Son là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Do những vi phạm khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra từ ngày 2 đến 6-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 0 2016. Ngày 26-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ TT - TT đối với ông Nguyễn Bắc Son.
Ông Trương Minh Tuấn sinh năm 1960 tại Đồng Hới, Quảng Bình.
Ông từng đảm nhận các chức vụ như: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP Đà Nẵng, Giám đốc trung tâm thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ TT-TT, Bộ trưởng Bộ TT-TT.
Từ tháng 2-2014 đến 9-2015: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TT-TT, Ủy viên BCH Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Từ tháng 10-2015 đến tháng 4-2016: Ủy viên BCH Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TT-TT; Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy viên BCH Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Bộ TT-TT.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Ngày 9-4-2016: Được Quốc hội khóa 13 phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TT-TT.
Ngày 12-7, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 16-7, Bộ Chính trị đã có quyết định phân công ông Trương Minh Tuấn, ủy viên TƯ Đảng thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ TT-TT để giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ.
Ngày 18-7, Thủ tướng đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Minh Tuấn do có vi phạm, khuyết điểm.
Ngày 23-7-2018, Chủ tịch nước ký Quyết định số 1261/QĐ-CTN ngày 23-7-2018 về việc tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng TT-TT đối với ông Trương Minh Tuấn
Ngày 23-10, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng TT-TT đối với ông Trương Minh Tuấn.

Theo PV
Người lao động

Thất thoát hàng chục nghìn tỷ nhìn từ sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn

authorHoàng Nhật (Thực hiện) Thứ Hai, ngày 25/02/2019 08:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Nói về việc hai cựu Bộ trưởng Bộ TTTT ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, TS Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế, cho rằng suốt thời gian dài chúng ta đã giao quyền và tài sản của Nhà nước không đúng người khiến hàng chục nghìn tỷ của dân chảy vào túi không đáy của một nhóm người.


   
     that thoat hang chuc nghin ty nhin tu sai pham cua ong nguyen bac son va truong minh tuan hinh anh 1
    TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế. (Ảnh: Internet)
    Ngày 23.2, Cơ quan CSĐT của Bộ công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông và ông Trương Minh Tuấn, Phó Ban tuyên giáo, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, vì những sai phạm liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
    Những sai phạm liên quan đến thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) được xác định xảy ra khi ông Nguyễn Bắc Son đang là Bộ trưởng Bộ TTTT, ông Trương Minh Tuấn là Thứ trưởng Bộ TTTT.
    Về việc hai cựu Bộ trưởng là ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn bị khởi tố liên quan tới sai phạm thương vụ Mobifone mua 95% AVG, Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, xung quanh vấn đề này.
    Quyền và tài sản của Nhà nước rơi vào tay người vô trách nhiệm
    Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông là ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn bị khởi tố do vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG?
    MobiFone là một DNNN lớn do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) quản lý nên những sai phạm có thể nói là rất nghiêm trọng của MobiFone trong việc mua lại AVG, suýt gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng có phần trách nhiệm của lãnh đạo Bộ TTTT, thậm chí là trách nhiệm chính.
     that thoat hang chuc nghin ty nhin tu sai pham cua ong nguyen bac son va truong minh tuan hinh anh 2
    Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn bị khởi tố vì những sai phạm liên quan đến thương vụ MobiFone-AVG
    Theo đó, việc khởi tố, bắt giam hai cựu Bộ trưởng Bộ TTTT (ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn) là việc làm cần thiết và đúng pháp luật nhằm mục tiêu xử lý kiên quyết và triệt để các sai phạm đã diễn ra. Đây là một vụ án tham nhũng lớn, điển hình.
    Việc khởi tố hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn không chỉ một lần nữa khẳng định cuộc chiến chống tham nhũng không có vùng cấm mà còn là điển hình cho những vụ án chống tham nhũng tiếp theo. Đồng thời, có tác dụng răn đe và cảnh báo rất rõ ràng cho những kẻ đã, đang và muốn tham nhũng tài sản của Nhà nước.
    Có ý kiến cho rằng thương vụ MobiFone mua lại 95% cổ phần của AVG là ví dụ điển hình của việc các Bộ, ngành vừa đảm bảo chức năng quản lý Nhà nước, vừa thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn và tài sản Nhà nước ở doanh nghiệp, dẫn đến xung đột về lợi ích, khó đảm bảo tính khách quan trong ban hành chính sách và công tác chỉ đạo thực hiện giám sát và kiểm tra. Quan điểm của ông về vấn đề này?
    Tôi không cho rằng vụ án MobiFone-AVG bắt nguồn từ cơ chế Bộ chủ quản đối với DNNN mặc dù cơ chế này đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, thậm chí tiêu cực cho sự phát triển của một ngành nghề nói chung cũng như của một số DNNN nói riêng. Vụ án MobiFone-AVG là điển hình của hiện tượng ngày càng phổ biến với quy mô ngày càng lớn diễn ra trong khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực công, đó là mua đắt – bán rẻ.
    Nói cách khác, do bản chất sở hữu Nhà nước, sở hữu toàn dân của khu vực kinh tế Nhà nước nên những người đại diện chủ sở hữu có lợi ích ngược lại với lợi ích chung của đơn vị tổ chức mà họ đại diện quyền chủ sở hữu trong khi trách nhiệm lại không rõ ràng, quy định thiếu chặt chẽ. Thậm chí, họ gần như không phải chịu trách nhiệm nên trong nhiều trường hợp họ sẵn sàng mua đắt – bán rẻ làm thiệt hại tài sản Nhà nước nhưng lại đem lại lợi ích lớn, thậm chí rất lớn cho họ.
    Theo tôi, bản chất của thương vụ MobiFone-AVG cũng như nhiều vụ án tham nhũng lớn khác liên quan đến DNNN, đến khu vực kinh tế Nhà nước chính là chúng ta vẫn quản lý khu vực kinh tế Nhà nước, cả mục tiêu, công cụ và phương thức quản lý giống như thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung chứ không phải là trong điều kiện kinh tế thị trường mà chúng ta đã theo đuổi hơn 30 năm qua.
    Không chỉ riêng thương vụ MobiFone-AVG, hay dự án Gang Thép Thái Nguyên, nhiều sai phạm trong các thương vụ, dự án được đầu tư bằng tiền ngân sách Nhà nước liên quan tới các quan chức, cán bộ đã được cơ quan chức năng phát hiện, làm rõ. Điều này nói lên điều gì?
    Mỗi thương vụ, mỗi dự án sai phạm đều có những đặc điểm riêng liên quan đến nhiều tổ chức và cá nhân với những mức độ sai phạm khác nhau và hậu quả cũng khác nhau. Song tựu chung lại đều chứng tỏ một điều là suốt thời gian dài chúng ta đã giao quyền và tài sản của Nhà nước vào tay nhiều kẻ vừa vô trách nhiệm vừa tham lam vô độ, trong khi lại thiếu hẳn cơ chế giám sát, ngăn chặn và trừng phạt kịp thời những biểu hiện tham nhũng khiến cho tình trạng tham nhũng không những không giảm bớt mà còn lan rộng với mức độ ngày càng nguy hiểm gây thiệt hại khủng khiếp cho xã hội, đó là chưa kể làm giảm sút đáng kể niềm tin của xã hội vào bộ máy quản lý Nhà nước.
     that thoat hang chuc nghin ty nhin tu sai pham cua ong nguyen bac son va truong minh tuan hinh anh 4
    Thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG là điển hình của hiện tượng ngày càng phổ biến với quy mô ngày càng lớn diễn ra trong khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực công, đó là mua đắt – bán rẻ.
    Tham nhũng giống như con bạch tuộc mà cứ chặt vòi này nó lại mọc ra vòi khác. Nếu muốn trị tham nhũng, để không xảy ra thêm những vụ án tương tự dự án Mobifone mua 95% cổ phần AVG, dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên… thì cần trị tận gốc bằng quyết tâm, thông qua cơ chế phòng chống tham nhũng hữu hiệu.
    Hàng chục nghìn tỷ của dân rơi vào những cái túi tham không đáy của nhóm người
    Theo ông, thực trạng nhiều công trình đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công như thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG hay 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương hay các dự án đường sắt đô thị tạo hệ luỵ ra sao đối với nền kinh tế?
    Không phải là hệ luỵ mà là hậu quả khủng khiếp cả về kinh tế - tài chính lẫn xã hội. Trước hết, hàng chục ngàn tỷ đồng của Nhà nước, của nhân dân đã đổ xuống sông xuống biển hay rơi vào những cái túi tham không đáy của một nhóm người trong khi chúng ta phải chắt chiu từng đồng NSNN và đi vay nợ để xây dựng đất nước.
    Thứ hai, nhiều dự án thua lỗ đã làm rối loạn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiều ngành, nhiều địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp vĩ mô và vi mô.
    Thứ ba, không ít dự án nếu dững lại hay tiếp tục triển khai và vận hành thì đều trở thành những “xác sống” tiếp tục làm ô nhiễm nền kinh tế và tạo thêm những khoản lỗ mới do công nghệ lạc hậu, giá thành cao hay không có thị trường tiêu thụ.
    Thứ tư, chi phí cơ hội từ những dự án thua lỗ trị giá hàng ngàn tỷ đồng cũng không hề nhỏ khi lẽ ra nguồn lực dành cho các dự án đó được dành cho các dự án khác có hiệu quả kinh tế - xã hội cao chứ không phải là dự án thua lỗ.
    Tôi cho rằng giả sử không có các dự án thua lỗ đó thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta chắc chắn không loanh quanh 6-7% như mấy năm vừa qua. Ngoài ra, những thiệt hại về mặt xã hội do các dự án thua lỗ này gây ra thật khó mà có thể đong đếm được.
    Liệu sai phạm của các cán bộ như ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn hay nhiều quan chức khác đã phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của mình tại các dự án đầu tư có gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường đầu tư của Việt Nam?
    Vấn đề then chốt đối với môi trường đầu tư ở nước ta là đảm bảo bình đẳng, công khai minh bạch và giảm chi phí giao dịch, cả chính thức và phi chính thức. Sai phạm của các tổ chức và cá nhân liên quan đến các dự án thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng không trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, thậm chí còn làm cho không ít nhà đầu tư nước ngoài vui mừng, đặc biệt là một số nhà đầu tư nước ngoài là đối tác, tiếp tay và hưởng lợi không nhỏ từ những dự án thua lỗ đó.
    Bên cạnh đó, khu vực kinh tế Nhà nước là một trong 3 khu vực kinh tế cùng với khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn FDI nên cạnh tranh sẽ giảm bớt rất nhiều khi khu vực kinh tế Nhà nước vốn đang chiếm khoảng 1/3 GDP lâm vào cảnh thua lỗ và tự làm giảm khả năng cạnh tranh của chính mình do tham nhũng và sai lầm trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài không lo ngại mà trái lại họ đang mừng thầm.
    Tuy nhiên, khu vực kinh tế FDI chắc chắn chịu ảnh hưởng gián tiếp do tình trạng thiếu công khai minh bạch vốn dung dưỡng cho các dự án thua lỗ kéo dài có thể duy trì, thậm chí đôi khi gia tăng. Hơn nữa, để che lấp và bảo vệ cho các dự án thua lỗ, một số tổ chức cá nhân có thể tạo ra những qui định nhằm hạn chế cạnh tranh, qua đó cản trở và gây thiệt hại cho những nhà đầu tư nước ngoài mong muốn hoạt động trong môi trường đầu tư cạnh tranh bình đẳng và trong sạch.
    Từ những sai phạm trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, đối với các lĩnh vực như truyền hình, viễn thông... phải chăng Nhà nước nên nhường sân chơi cho doanh nghiệp tư nhân?
    Khu vực kinh tế Nhà nước tới đây nên cơ cấu lại theo nguyên tắc Nhà nước không làm những gì mà khu vực kinh tế phi Nhà nước có thể làm và làm tốt hơn khu vực kinh tế Nhà nước. Phần khu vực kinh tế Nhà nước còn giữ lại cần được cải tổ phương thức quản lý theo đúng các nguyên tắc và điều kiện kinh tế thị trường, cụ thể là tuân thủ phương châm công khai, minh bạch, giám sát chặt chẽ, chế độ trách nhiệm rõ ràng và thưởng phạt công minh.
    Xin cảm ơn ông!

    Trương Minh Tuấn

    Sinh ngày: 23/09/1960
    Nơi sinh: Quảng Bình
    Bí danh:
    Lĩnh vực hoạt động:
    Ông Trương Minh Tuấn sinh năm 1960 tại Đồng Hới, Quảng Bình.
    Ông từng đảm nhận các chức vụ như: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP Đà Nẵng, Giám đốc trung tâm thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
    TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
     9/1978 - 3/1980: Chiến sỹ E 853 Quân Khu IV.
    4/1980 - 6/1984: Học viên Trường Sỹ quan Chính trị.
    6/1984 - 6/1985: Trung úy, Bí thư Chi bộ, Chính trị viên đại đội Trung đoàn 462, Sư đoàn 338, quân đoàn 14, Quân khu 1.
    7/1985 - 7/1986: Trung úy, Học viên Chuyên Ban Triết học, Trường Sỹ quan Chính trị.
    7/1986 - 7/1987: Thượng úy, Giảng viên Triết học Mác - Lê Nin, Trường Sỹ quan Kỹ thuậtVũ khí đạn, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng.
    7/1987- 7/1988: Ủy viên BCH Đảng bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên; Phó Bí thư Chi bộ Tuyên truyền -Thông tấn xã, Chuyên viên Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên.
    7/1988 - 9/1998: Chi ủy viên Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình; Trưởng phòng Tuyên truyền, báo chí - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình.
    9/1998 - 3/2001: Chuyên viên chính Trung tâm Thông tin công tác Tư tưởng, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
    4/2001 - 9/2002: Ủy viên BCH Đảng bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Bí thư Chi bộ,Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác Tư tưởng, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
    10/2002 - 6/2003: Ủy viên BCH Đảng bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương;Quyền Vụ trưởng phụ trách Cơ quan Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương tại TP. Đà Nẵng.
    7/2003 - 2/2006: Ủy viên BCH Đảng bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Vụ trưởng, Phụ trách cơ quan Thường trực của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương tại TP. Đà Nẵng.
    7/2003 - 2/2006: Ủy viên BCH Đảng bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương;Vụ trưởng Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tại TP. Đà Nẵng.
    3/2006 - 4/2007: Ủy viên BCH Đảng bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
    4/2007 - 8/2011: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởngBan Tuyên giáo Trung ương.
    8/2011 - 1/2014: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên BCH Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung ương.
    2/2014 - 9/2015: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên BCH Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
    10/2015 - đến tháng 4/2016: Ủy viên BCH Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy viên BCH Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Bộ Thông tin và Truyền thông. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
    Ngày 9/4/2016: Được Quốc hội khóa 13 phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Ngày 12/7, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021.
    Ngày 16/7, Bộ Chính trị đã có quyết định phân công ông Trương Minh Tuấn, ủy viên TƯ Đảng thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ TT&TT để giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ.
    Ngày 18/7, Thủ tướng đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Minh Tuấn do có vi phạm, khuyết điểm.
    Ngày 23/7/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 1261/QĐ-CTN ngày 23/7/2018 về việc tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng TT&TT đối với ông Trương Minh Tuấn
    Tóm tắt tiểu sử nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son
    Sinh ngày: 22/08/1953
    Quê quán: Hà Nội
    Học vị: Tiến sỹ
    Uỷ viên Trung ương Đảng Khoá X, XI
    Đại biểu Quốc hội Khoá XIII
    5/1971-9/1971: Chiến sỹ D36, D38, F304B.
    10/1971-8/1972: Chiến sỹ trinh sát C20, E165, F312, chiến đấu ở cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng (Lào), sau đó đi học tại Trường Sĩ quan Lục quân 1.
    9/1972-3/1973: Tham gia chiến dịch A2 tại Quảng Trị, C4, E165, F312.
    4/1973-10/1978: Đào tạo sỹ quan trinh sát tại Trường Sỹ quan Lục quân 1 và đào tạo cán bộ chính trị tại Trường Sỹ quan chính trị.
    11/1978-2/1979: Chính trị viên phó C1, D3 Trường Sỹ quan Lục quân 1.
    2/1979-7/1979: Tham gia chiến đấu tại mặt trận Cao Bằng, chính trị viên C4, D3, E183, Quân khu 1.
    8/1979-2/1981: Trợ lý cán bộ, Phòng Cán bộ, Trường Sỹ quan Lục quân 1.
    3/1981-4/1987: Đại úy, Trợ lý cán bộ - Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    4/1987-5/1992: Thiếu tá, Trung tá, Phó Trưởng ban rồi Trưởng ban Cán bộ - Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng.
    6/1992-3/1994: Trung tá, Phó Chánh văn phòng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    4/1994-3/1997: Thượng tá, Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị, Thư ký Chủ tịch nước Lê Đức Anh
    4/1997-3/2003: Trợ lý Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Đại tá (9/1999).
    3/2003-12/2005: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên.
    1/2006-8/2007: Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
    Từ tháng 8/2007: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
    4/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Trước khi bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Nguyễn Bắc Son được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Kỷ niệm chương Vì Sự nghiệp báo chí Việt Nam và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông.
    Ngày 02 tháng 06 năm 2018 : Ủy ban Kiểm tra trung ương ra thông báo kết luận những sai phạm quanh thương vụ MobiFone mua AVG. Ông Nguyễn Bắc Son, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư BCSĐ, nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016.
    Ông Nguyễn Bắc Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, để xảy ra nhiều vi phạm.
    Ngày 12 tháng 7 năm 2018, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 họp xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son. Bộ Chính trị đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với ông Nguyễn Bắc Son theo thẩm quyền. Với ông Nguyễn Bắc Son, Bộ Chính trị đánh giá là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án mua cổ phần AVG không đúng quy định.

    2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt về tội gì?

    VietTimes -- Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (mps) vừa chính thức phát đi thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
    Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vừa bị bắt vào hôm nay. (Ảnh: mps)
    Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vừa bị bắt vào hôm nay. (Ảnh: mps)
    Theo đó, cả hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015.
    Nhà chức trách cũng đã tiến hành thực hiện lệnh khám xét đối với hai bị can nguyên là những lãnh đạo cao cấp này.
    Các quyết định khởi tố, bắt tạm giam, lệnh khám xét được ký vào ngày hôm nay - 23/02/2019, căn cứ kết quả điều tra mở rộng và tài liệu, chứng cứ thu thập được.
    Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên.
    "Ngày 23/02/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đối với 02 bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật", mps cho biết.

    Đây được xem là diễn biến mới nhất của hoạt động điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10/7/2018, mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang thụ lý.
    Cũng theo mps, hiện nay, C03 đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
    2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt về tội gì? - ảnh 1
    Cả ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn đều đã bị kỷ luật vì trách nhiệm liên quan trong thương vụ Mobifone mua AVG.
    Trước khi bị bắt, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã bị kỷ luật do các vi phạm trong dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (dự án).
    Theo kết luận của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Bắc Son phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016.
    Ông Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận với tập thể Ban cán sự đảng. Ông trực tiếp quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công. Ông cũng thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng.
    Bộ Chính trị đánh giá những vi phạm của ông Nguyễn Bắc Son là rất nghiêm trọng, do đó, đề nghị Ban chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật nghiêm minh ông Nguyễn Bắc Son theo thẩm quyền.
    2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt về tội gì? - ảnh 2
    Ông Nguyễn Bắc Son. (Ảnh: mps)
    Tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII vào tháng 10/2018, Ban chấp hành Trung ương đã xem xét và quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Bắc Son.
    Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 15 đến 17/10/2017, cơ quan này đã quyết định xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 -2016 với ông Nguyễn Bắc Son.
    Ông Nguyễn Bắc Son sinh năm 1953, quê quán Hà Nội. Ông có học vị Tiến sĩ, là Ủy viên trung ương Đảng khóa X, XI, đại biểu Quốc hội khóa XIII.

    Ông Son trải qua nhiều vị trí công tác: sỹ quan quân đội; trợ lý Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên; Phó ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ trưởng Thông tin Truyền thông.
    Tháng 4/2016, ông Nguyễn Bắc Son rời ghế Bộ trưởng Thông tin Truyền thông sau khi hết nhiệm kỳ.
    Giống người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng từng bị kỷ luật do vi phạm trong thương vụ Mobifone mua AVG.
    Theo Kết luận của Bộ Chính trị vào ngày 12/7/2018, ông Trương Minh Tuấn trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng chịu trách nhiệm về những khuyết điểm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011-2016.
    Ông Tuấn bị kết luận đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án; ký quyết định số 236, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin Truyền thông phê duyệt dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.
    Với cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng từ tháng 4/2016 đến nay, ông Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2016-2021.
    Ông Trương Minh Tuấn. (Ảnh: mps)
    Ông Trương Minh Tuấn. (Ảnh: mps)
    Ngày 18/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Trương Minh Tuấn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông do có vi phạm, khuyết điểm và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng.

    Sáng ngày 23 tháng 7 năm 2018, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã kí Quyết định số 1261/QĐ-CTN tạm đình chỉ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
    Chiều ngày 23 tháng 10 năm 2018, Trương Minh Tuấn đã được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Thông tin Truyền thông.
    Ông Trương Minh Tuấn sinh ngày 23/09/1960 tại Quảng Bình, từng là một sỹ quan quân đội, sau đó chuyển ngành sang hoạt động trong lĩnh vực tuyên giáo, trải quan nhiều cương vị tại địa phương và trung ương./.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét