Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 27



-Đã là người thì ai cũng có nhân tính. Nhân tính gồm hai mặt trái, phải của nó.
-Tùy vào hành động của một hay nhiều người trong xã hội như thế nào mà theo qui ước, nó được cho là thuộc mặt nào của nhân tính.
-Thường những hành động xấu xa, đê hèn, đi ngược với tình nhân ái...đều được qui ước là mặt trái nhân tính.
-Loài vật chỉ có thú tính.
-Bản chất của nhân tính là có lý trí nhưng nhiều khi mù quáng bởi ác quỉ lũng đoạn. Bản chất của thú tính là bản năng, không hiền không ác, trung tính.
-Một hành động ở người dù có như thế nào cũng không thể gọi là thú tính. Trái lại, một hành động ở con vật dù có như thế nào cũng không được gọi là nhân tính. 
-Nhân tính và thú tính không thể chuyển hóa thành nhau.
-Mặt trái nhân tính, vì có sự dẫn dắt của lý trí mù quáng, nên ghê sợ và tàn nhẫn trội hơn gấp bộn phần thú tính.
- Không nên gọi mặt trái nhân tính là thú tính. Đừng vu oan giá họa cho con vật, tội nghiệp chúng!

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    
               Hồ Sơ Mật - Bí Mật Cuộc Đời con người tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại - phần 1
 
Hồ Sơ Mật - Bí Mật Cuộc Đời con người tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại - phần 2

Con đường trở thành trùm phát xít của Hitler

Từ một gã thanh niên lông bông không nghề nghiệp và địa vị xã hội, Adolf Hitler trở thành lãnh đạo phong trào Quốc xã và trùm phát xít độc đoán nhất lịch sử nhân loại.
Con duong tro thanh trum phat xit cua Hitler hinh anh 1
Gã trai trẻ không nghề nghiệp luôn nung nấu những tư tưởng cực đoan về sự thống trị thế giới của người Đức. Ảnh: Volkundvaterland
Adolf Hitler sinh ngày 20/4/1889 tại thị trấn Braunau am Inn của Áo gần biên giới với Đức. Ông là con thứ 3 từ cuộc hôn nhân thứ 3 giữa Alois Hitler và bà Klara Poelzl. Hitler lớn lên trong bối cảnh chính trị rối loạn của Áo những năm đầu thế kỷ 20 khi vương triều Áo đang chết lịm sau nhiều thế kỷ thống trị châu Âu, các nhóm dân tộc thiểu số như, Slav, Czech, Slovak, Serbi.. đều đòi quyền bình đẳng hay ít ra là quyền tự trị.
Nền chính trị Áo bị chi phối bởi những bất hòa cay đắng giữa các dân tộc. Hitler vốn sẵn có tinh thần quốc gia quá khích, ông ta chống đối quyết liệt những diễn biến này. Hitler cho rằng, để cứu nguy cho đế quốc, người Đức cần tái lập uy quyền tuyệt đối như xưa, những dân tộc khác, đặc biệt là Slav và Czech đều thuộc tầng lớp hạ đẳng, dân tộc Đức có quyền cai trị họ với bàn tay sắt. Những suy nghĩ cực đoan đó đã ươm mầm trong gã trùm phát xít độc đoán nhất lịch sử nhân loại.
Khi sống ở Áo, Hitler theo dõi chặt chẽ hoạt động chính trị của các đảng phái chính của Đế quốc Áo cũ. Quá trình quan sát giúp hình thành nên đầu óc chính trị sắc sảo giúp ông ta nhìn rõ mặt mạnh, yếu của các phong trào chính trị đương thời. Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến ông thành chính trị gia bậc thầy của nước Đức.
Theo nhà sử học William L. Shirer, người dày công nghiên cứu về lịch sử Đức quốc xã, tác giả cuốn sách Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba, Hitler bị ám ảnh với ý nghĩ không nên có đường biên giới ngăn cách giữa Áo và Đức.
Ý nghĩ này trở nên dai dẳng khi Hitler viết cuốn sách mà về sau trở thành nền tảng cho Đế chế thứ Ba mang tên Cuộc tranh đấu của tôi. Những dòng đầu tiên trong cuốn sách liên quan đến ý nghĩa nơi sinh quán, nhà độc tài viết: "Tôi thấy dường như định mệnh đã chọn Braunau am Inn làm nơi tôi sinh ra. Bởi thị trấn nhỏ bé này nằm gần biên giới phân chia người Đức thành 2 quốc gia mà thế hệ của chúng ta đã dành cả đời để thống nhất".
Bậc thầy về hùng biện
Con duong tro thanh trum phat xit cua Hitler hinh anh 2
Tài hùng biện xuất chúng đã giúp Hitler từ một gã không nghề nghiệp bước chân lên vũ đài chính trị nước Đức. Ảnh: Dailynews
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hitler vốn khinh thường việc học hành chỉ để làm một nghề nào đó. Ông ta từng thử sức với nghề họa sĩ, kiến trúc sư nhưng tất cả đều thất bại. Năm 1913, Hitler rời Áo đến sống ở Đức, "nơi ông nói luôn ở trong tim mình".
Lúc đó, Hitler 24 tuổi. Trong con mắt của mọi người, ông ta chỉ là một gã lông bông, không bạn bè, gia đình, vô nghề nghiệp. Nhưng ông ta có một thứ, lòng tin sắt đá về sứ mệnh hồi sinh Đế chế Đức.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Hitler đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern, một phần của Đế chế Đức. Việc gia nhập quân đội đã thỏa ước vọng phục vụ nước Đức của gã trai trẻ và bước đầu hình thành con đường chính trị về sau.
Xuất phát điểm trên con đường chính trị của Hitler là con số "0" nhưng ông ta có một kỹ năng trời phú đó là tài hùng biện. Tháng 9/1919, Hitler được mời gia nhập đảng Lao động Đức (tiền thân của đảng Quốc xã) do Anton Drexler và Karl Harrer thành lập. Ông ta tham gia với tư cách Ủy viên Trung ương thứ 7.
Nhờ tài hùng biện siêu đẳng, Hitler đã lôi kéo nhiều chính trị gia lập dị, những triết gia nổi tiếng và nhiều nhân vật chủ chốt ở Đức tham gia đảng Quốc xã. Bên cạnh đó, ông ta nhanh chóng thiết lập quyền lãnh đạo độc tôn của đảng và mở rộng phong trào ra khắp nước Đức.
Sự kiện Đức đầu hàng quân Đồng minh và ký Hòa ước Versailles đã đẩy nền kinh tế, chính trị Đức xuống "vực thẳm". Bối cảnh chính trị rối ren đã tạo cơ hội cho Hitler "đầu độc" tư tưởng người dân Đức.
Trong các bài diễn thuyết, gã trai trẻ thao thao bất tuyệt về viễn cảnh trong tương lai của người dân Đức. Hitler khẳng định rằng, phong trào Quốc xã sẽ hồi sinh nước Đức trở thành Đế chế thứ Ba hùng mạnh (Đế chế thứ Nhất là Đế quốc La Mã, tiếp đến là Đế chế Bismarck, 2 đế chế mang lại uy quyền cho dân tộc Đức).
Những biến cố
Con duong tro thanh trum phat xit cua Hitler hinh anh 3
Dù không thành công trong cuộc bạo loạn ở nhà hàng bia, nhưng sự kiện đã góp phần củng cố con đường chính trị của trùm phát xít trong tương lai. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, con đường bước lên vũ đài chính trị của Hitler không hề đơn giản mà cũng trải qua chông gai. Tháng 11/1923, Hitler bị bắt sau cuộc bạo loạn bất thành ở nhà hàng bia Bürgerbräukeller. Ông ta bị kết tội phản quốc.
Tuy nhiên, trong phiên tòa, gã trai trẻ với tài hùng biện siêu việt và tinh thần quốc gia sôi sục đã biến phòng xét xử thành diễn đàn công kích giới lãnh đạo Đức. Sự kiện này đưa tên tuổi Hitler lên một tầm cao mới, vượt ra khỏi biên giới nước Đức.
Hitler bị kết án 5 năm tù nhưng được ân xá sau 6 tháng giam giữ. Giai đoạn 1924-1929, phong trào Quốc xã xuống dốc rõ rệt. Nhưng điều đó không làm lung lay tinh thần kiên định với mục tiêu mà ông ta đã đề ra.
Chính quyền Bayern phóng thích Hitler nhưng cấm ông ta phát biểu trước đám đông trong vòng 2 năm. Nhà sử học Shirer gọi giai đoạn này là "thời gian thư giãn và lãng mạn cho Hitler".
Trong thời gian bị quản thúc, Hitler hoàn thành cuốn Cuộc tranh đấu của tôi, vạch ra hình ảnh nước Đức trong tương lai và cách thức để trở thành chủ nhân của thế giới. Hitler với đầu óc chính trị bệnh hoạn viết ra những tư tưởng quái đản nhưng điều kỳ lạ là hàng triệu người Đức lại tiếp thu tư tưởng đó một cách cuồng tín.
Năm 1929, nền kinh tế Đức tiếp tục lâm vào khủng hoảng. Trong cơn bĩ cực của người dân Đức, Hitler nhìn thấy cơ hội biến họ thành lực lượng hậu thuẫn cho những khát vọng cá nhân. Tháng 9/1930, đảng Quốc xã dành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử.
Thắng lợi này đã củng cố vững chắc quyền lực của ông trùm phát xít trong tương lai. Sự kiện đẩy nước Đức và cả thế giới vào bước ngoặt đau thương nhất lịch sử nhân loại.

Bên trong hầm bí mật Hitler và tình nhân tự sát

Vào ngày sụp đổ của Đế quốc thứ 3, Adolf Hitler và tình nhân tự sát trong căn hầm ở Berlin, Đức vì trùm phát xít không muốn đầu hàng quân Đồng minh.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 1
Căn phòng ở hầm Fuhrerbunker tại trung tâm Berlin là nơi Hitler chỉ đạo những chiến dịch quân sự ngày càng thất thế của quân đội Đức Quốc xã.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 2
Chiếc ghế sofa còn vết máu và vết cháy dở trong căn hầm. Đây cũng là nơi trùm phát xít và tình nhân trẻ Eva Braun sống nhiều tháng trước khi quân đội Đức Quốc xã hoàn toàn thất bại.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 3
Trùm phát xít trong ảnh chân dung chính thức năm 1937 và bạn gái Eva Braun. Cô trở thành vợ của Hitler trong một ngày. Ảnh: AP
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 4
Giấy tờ và nhiều vật dụng ngổn ngang trên bàn gần ghế sofa bị cháy. Hai tuần sau khi Hitler tự sát, nhiếp ảnh gia William Vandivert là nhà báo đầu tiên được vào căn hầm.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 5
Phóng viên chiến trường kiểm tra ghế sofa dính máu. Họ cho rằng đây có thể là máu của Hitler bắn ra sau khi trùm phát xít tự sát.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 6
Theo các nhà sử học, quốc trưởng Đức Quốc xã tự kết liễu bằng cách bắn súng vào đầu, còn tình nhân Eva nuốt chất độc cyanide.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 7
Khi khám xét căn hầm, binh sĩ phe Đồng minh tìm thấy nhiều tài liệu của Đức Quốc xã mà Hitler cất trong một két sắt lớn gần bàn làm việc.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 8
Một người lính Hồng quân Liên Xô đang điều tra hầm trú ẩn của trùm phát xít vào những tháng cuối cùng của Thế chiến 2.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 9
Một két sắt gần giường ngủ của Hitler, cánh cửa của nó còn hiện rõ vết cháy. Theo phóng viên Vandivert, Hitler đứng giữa căn phòng để tự sát. Y gục ngã ngay sau đó, không phải ngồi trên ghế sofa và bắn súng.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 10
Một chiếc mũ dành cho sĩ quan cấp cao trong quân đội Đức Quốc xã rơi trên sàn nhà.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 11
Một bức họa về người phụ nữ thế kỷ 16, xuất xứ từ bảo tàng ở Milan (Italy), là vật trang trí trong căn hầm kiên cố.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 12
Bề mặt những trụ bê tông dùng làm trạm quan sát bên ngoài căn hầm loang lổ vết đạn.
Ben trong ham bi mat Hitler va tinh nhan tu sat hinh anh 13
Những thùng đựng xăng mà lính Đức Quốc xã dùng để thiêu thi thể trùm phát xít cùng tình nhân Eva nằm lẫn trong đống đổ nát bên ngoài hầm. Trước khi tự sát vào ngày 30/4/1945, Hitler đã ra lệnh cho cấp dưới mang thi thể của y và bạn gái ra ngoài để hỏa thiêu.

Vì sao Hitler căm thù và muốn tàn sát người Do Thái?





Trùm phát xít Đức Adolf Hitler căm thù người Do Thái vì y cho rằng họ là nguyên nhân khiến nước Đức thất bại trong Thế chiến thứ nhất.
Vi sao Hitler cam thu va muon tan sat nguoi Do Thai? hinh anh 1
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Ảnh: Daily Beast
Nguyên nhân Hitler chống đối người Do Thái
Theo Mạng Truyền thông Công cộng (PBS, Mỹ), người Do Thái là đại diện của những điều mà Hitler khiếp sợ hoặc coi thường, như chủ nghĩa tư bản, tư tưởng hiện đại trong nghệ thuật, quan điểm chống chủ nghĩa dân tộc trong báo chí và các sản phẩm gợi dục. "Tôi đã tìm ra những đối tượng phải chịu trách nhiệm vì đã khiến nhân dân chúng ta lạc lối", Hitler khẳng định.
Tuy nhiên, một quyển sách xuất bản năm 2009 cho rằng, Hitler căm phẫn người Do Thái vì họ đã "cướp" chiến thắng của nước Đức trong Thế chiến 1, theo Telegraph. Quyển sách có tựa "November 9: How World War One Led to the Holocaust" (tạm dịch: Ngày 9/11: Thế chiến 1 dẫn đến nạn diệt chủng như thế nào). Tác giả là nhà báo, nhà sử học, tiến sĩ Joachim Riecker.
Riecker khẳng định: "Cốt lõi trong quan điểm bài Do Thái của Hitler là thất bại của nước Đức. Hitler đổ lỗi cho người Do Thái, cho rằng họ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ cũng như cuộc sống của hàng triệu người".
Một số giả thiết cho rằng, Hitler bắt đầu nuôi hận thù vì một bác sĩ người Do Thái không thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của y, bà Klara.
Ông Riecker không hoàn toàn đồng ý, nhưng nhấn mạnh: "Adolf Hitler chỉ yêu duy nhất hai điều trong cuộc sống của hắn: người mẹ và Đế chế thứ 3". Bà Karla qua đời năm 1907 vì ung thư vú.
Hitler từng sống ở Munich, nơi phong trào khởi nghĩa chống chế độ quân chủ diễn ra vào ngày 9/11/1918. Người Do Thái đóng vai trò quan trọng trong phong trào khởi nghĩa ấy. "Ảo giác 'độc tố từ bên trong' về người Do Thái dẫn đến thất bại của nước Đức, kết hợp với nỗi đau mất mẹ, khiến Hitler hình thành quan điểm coi người Do Thái như chất độc mà y phải loại trừ", tiến sỹ Riecker phân tích.
Lá thư của Hitler
Tháng 9/1919, một năm sau khi Thế chiến 1 kết thúc, đơn vị tuyên truyền và giáo dục những binh sĩ giải ngũ nhận bức thư từ người lính tên Adolf Gemlich. Nội dung thư đề nghị quân đội nêu rõ quan điểm về người Do Thái.
Lãnh đạo đơn vị khi đó là Karl Mayr đã để cấp dưới, Adolf Hitler, trả lời câu hỏi này.
Trong thư, Hitler viết: "Chủ nghĩa bài Do Thái không phải là hiện tượng cảm xúc. Đây là một hoạt động chính trị và không thể định nghĩa bằng cảm xúc, mà phải bằng công nhận những sự thật". Đối với Hitler, người Do Thái là những người tham lam tài sản và luôn muốn nắm vai trò thống trị.
Theo các nhà sử học, bức thư phản hồi của Hitler chính là bằng chứng đầu tiên về thái độ bài Do Thái của trùm phát xít ở thời kỳ đầu, trước khi dẫn đến nạn diệt chủng vào những thập kỷ sau.
"Dù căn nguyên thái độ chống đối người Do Thái của Hitler cho đến khi chiến dịch tàn sát bắt đầu vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà sử học, quan điểm phổ biến nhất là sự căm phẫn của Hitler đã tích tụ trong khoảng 10 tháng từ sau khi nước Đức thất bại năm 1918 đến khi y trả lời bức thư này", Peter Hayes, giáo sư nghiên cứu về thảm kịch người Do Thái bị tàn sát tại Đại học Northwestern, nói với tạp chí Time.
Còn nhà sử học Saul Friedlander (Đại học California) nhấn mạnh: "Ngay từ những dòng quan điểm đầu tiên trong thư, Hitler đã thể hiện rõ sự căm phẫn với người Do Thái là cốt lõi trong sự nghiệp chính trị của y".Ông Friedlander từng đoạt giải Pulitzer cho công trình nghiên cứu về Đức Quốc xã.
Trong thư, Hitler chỉ đề cập đến hành động "cách ly" hoặc "khai trừ" người Do Thái chứ không nhắc đến những biện pháp diệt chủng. "Vào năm 1919, ngay cả Hitler cũng không thể tưởng tượng ra những gì y có thể làm", nhà sử học Ian Kershaw trả lời New York Times. Tuy nhiên, ông Kershaw tin rằng đây là những mầm mống đầu tiên hình thành tư tưởng muốn tàn sát người Do Thái của Hitler.

Bức ảnh cuối cùng về trùm phát xít Hitler

Vài giờ trước khi tự sát, quốc trưởng Adolf Hitler ra cửa hầm để quan sát khung cảnh tan hoang sau các đợt dội bom của quân Đồng minh.
Buc anh cuoi cung ve trum phat xit Hitler hinh anh 1
Tấm hình cuối về Hitler trước khi tự sát. Ảnh: Bussiness Insider
Ngày 30/4/1945, Hitler nhận báo cáo rằng, lực lượng Đồng minh giành quyền kiểm soát bức tường Berlin và Đế chế thứ 3 mà hắn gây dựng chắc chắn sụp đổ.
Ngay sau đó, trùm phát xít kết hôn với người tình Eva Braun, chuẩn bị di chúc và ra lệnh cho thư ký là Traudl Junge soạn thảo tuyên ngôn chính trị lúc 16h cùng ngày.
Theo Business Insider, trước khi tự sát dưới hầm Fuhrerbunker, Hitler cùng một nhân viên SS bước ra cửa hầm để quan sát khu vực tan hoang sau các trận bom của lực lượng Đồng minh.
Trước đó, quốc trưởng của Đức Quốc xã từng tuyên bố sẽ tự kết liễu mạng sống. "Tôi không muốn người ta trưng bày thi thể mình giống như hiện vật trong bảo tàng", Hitler nói.
Khi trao đổi với bác sĩ, Hitler muốn chết vào cùng thời khắc với Eva, đồng thời nhất trí rằng sẽ cắn thuốc độc và bắn vào thái dương cùng lúc. Trong khi đó, Eva Hitler sẽ chỉ dùng thuốc mà không sử dụng súng.
Lúc 19h ngày 30/4/1945, Hitler bước xuống hầm Fuhrerbunker. Chỉ vài giờ sau đó, một tiếng súng lục vang lên. Ông ta đã bóp cò và cắn thuốc cùng lúc, kết liễu cuộc đời trùm phát xít tàn độc nhất thế giới.

15 điều ít biết về trùm phát xít Đức Adolf Hitler

Trùm phát xít Đức Hitler từng mơ ước trở thành họa sĩ. Có thời gã vô gia cư và phải bán dạo bưu thiếp tự làm để sống qua ngày.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 1
Khi còn trẻ, Hitler mơ ước trở thành một nghệ sĩ. Y 2 lần nộp đơn xin được vào học tại Viện Nghệ thuật Vienna nước Áo (năm 1907 và 1908) nhưng đều bị từ chối. Hitler bỏ học năm 16 tuổi mà không có chứng chỉ nào. .
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 2
Hitler chiến đấu trong lục quân trong 4 năm thời Thế chiến 1. Y được thưởng 2 huân chương Chữ Thập Sắt vì lòng “can đảm”.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 3
Hitler từng một thời vô gia cư và phải sống 4 năm trên đường phố Vienna, sống bằng nghề bán bưu thiếp do tự tay y làm. Có nguồn tin cho rằng thái độ bài Do Thái của y bắt nguồn từ thời y sống ở Vienna.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 4
Đồ tể Đức là kẻ ăn chay.
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 5
Tên của cha Hitler là Alois Schicklgruber, nhưng y đổi cách gọi tên ông thành Alois Hitler vào năm 1876. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 6
Trùm phát xít bị chứng đầy hơi và phải dùng tới 28 loại thuốc khác nhau để điều trị chứng này. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 7
Cảm hứng để Hitler nuôi ria mép theo kiểu chúng ta vẫn thấy về y được cho là xuất phát từ danh hài Charlie Chaplin. Năm 1923, thư ký báo chí của y, Tiến sĩ Sedgwick khuyên y bỏ ria kiểu này. Y trả lời: “Nếu bây giờ đó chưa phải là mốt thì sau này sẽ là mốt vì tôi để ria như vậy!”. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 8
Bạn gái lâu năm và cuối cùng là vợ của Hitler, Eva Braun, từng tự tử 2 lần, nhằm thu hút sự chú ý của y. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 9
Quốc trưởng Hitler không thích dậy sớm. Y thường dậy vào 14h. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 10
Hitler sở hữu một bức chân dung Henry Ford, người sáng lập ra hãng xe ô tô Ford. Hitler coi Ford là nguồn cảm hứng của mình. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 11
Trùm phát xít yêu điện ảnh và đặc biệt mê nữ diễn viên Marika Roekk người Đức gốc Áo. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 12
Điệu chào ‘Heil Hitler’ lấy cảm hứng từ các hoạt náo viên. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 13
Hitler được đề cử nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 1939. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 14
Hitler ghét nha sĩ. Y bị hôi miệng và bệnh về lợi. Ảnh: Getty
15 dieu it biet ve trum phat xit Duc Adolf Hitler hinh anh 15
Mối tình đầu của Hitler là một cô gái Do Thái tên là Stefanie Isak, người mà y đã viết tặng vô số bài thơ. Ảnh: Getty
Theo Trung Hiếu/VOV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét