Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

GIAN NAN TÌNH NGƯỜI 23

-Thiên nhiên ban cho sinh vật tính luyến ái để duy trì nòi giống, dung dưỡng sự sống. Luyến ái có nguồn gốc bản năng.
- Ở động vật, tính luyến ái có phát triển, nhưng ở mức độ vừa phải, đúng mức cần thiết.
-Ở người, vì có tư duy trừu tượng mà tính luyến ái phát triển vượt bậc thành tình yêu, tình thương, nhiều lúc tăng giảm vượt giới hạn, vô lối, từ đó mà có những  hành động như quỉ dữ, vì danh lợi phi lý trí, mù quáng, dẫn đến tội ác man rợ. 
-Có thể nói, tính luyến ái ở con người chính là tình yêu thương. Ở trong giới hạn, nó là mặt phải nhân tính, thánh thiện. Vượt giới hạn, nó là mặt trái nhân tính, trở thành ác quỉ. 
-Qua đó mà thấy, không phải cứ có tư duy trừu tượng là sáng suốt. Con người tư duy nhiều khi mù quáng hơn con vật bản năng!

---------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhà có hai chị chồng

Bà cũng có con gái, sao làm mẹ chồng lại độc ác với con dâu đến thế?

Ngày gả con gái đi lấy chồng, bà cố giấu nước mắt tiễn con lên xe hoa. Ngày con gái xách vali ra khỏi nhà chồng, nước mắt bà lại rơi thêm lần nữa.


Bà xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở dải đất miền Trung. 20 tuổi, bà bước chân theo chồng. Chồng bà là bộ đội xuất ngũ về địa phương công tác. Hai vợ chồng tần tảo làm ăn. Một năm sau, bà hạ sinh cô con gái đầu lòng. Hai năm tiếp theo, cậu con trai kháu khỉnh cũng chào đời.
Dù cuộc sống nghèo khổ nhưng các con của bà đều lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoan và đặc biệt rất chăm học. Sau này, cả hai đều đỗ đại học và có việc làm ổn định tại Thủ đô.
Con gái bà từ nhỏ đã xinh xắn, đáng yêu. Lớn lên, cô càng thêm duyên dáng, tính tình hiền dịu, nết na nên nhanh chóng lọt vào mắt xanh của một chàng trai đồng nghiệp. Hai người yêu nhau và xác định tiến tới hôn nhân.
Biết tin, bà nửa mừng nửa lo. Bà mừng vì con gái tìm được bến đỗ nhưng cũng lo vì gia thế hai bên chênh lệch nhau quá nhiều. Con rể tương lai của bà là người gốc thành phố, gia đình giàu có, quyền chức còn gia đình bà chỉ là nông dân, suốt đời lam lũ với con trâu, với ruộng đồng.
Ngày chàng trai đưa bố mẹ về thăm nhà người yêu, bà thấy rõ vẻ mặt không hài lòng nơi mẹ chàng. Dĩ nhiên, bà có thể đoán được lý do. Chắc hẳn, người mẹ ấy muốn làm thông gia với một gia đình bề thế khác để “môn đăng hộ đối” hơn so với việc kết thông gia với gia đình bà. Lúc ấy, bà đã có linh cảm không tốt về cuộc hôn nhân sắp tới của con.
Trước ngày cưới, lòng bà buồn rười rượi nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ để con gái không phải lo lắng. Ngày gả con gái đi lấy chồng, bà cố giấu nước mắt để tiễn con lên xe hoa. Nhưng bà đâu hay, cũng từ ngày đó, cuộc sống của cô con gái như rơi vào.. địa ngục.
Thời gian đầu sau khi cưới, con gái bà hay gọi điện về hỏi thăm gia đình và chia sẻ với bà về cuộc sống mới. Nghe giọng con vui vẻ, bà cũng thấy yên tâm phần nào. Nhưng sau đó, những cuộc điện thoại cứ thưa dần, thưa dần rồi mất hẳn.
Linh cảm bất an, bà bốc máy gọi cho con. Qua điện thoại, bà nhận ra, giọng con gái không còn được vô tư, hồn nhiên như trước mà trong đó chất chứa nhiều ưu phiền.
Rồi việc cô liên tục lấy lý do đang dở việc này, đang bận việc kia để tắt máy mỗi khi bà hỏi đến cuộc sống ở nhà chồng của con khiến bà thêm nghi ngờ, con gái đang cố giấu bà chuyện gì đó.
 

 
Sau khi bàn bạc với chồng, ông bà quyết định sẽ lên thành phố để thăm con nhưng không báo trước cho cô biết...
- Ông bà còn đến đây làm gì, con Thủy chưa nói chuyện gì với ông bà sao? - lời bà thông gia như sét đánh ngang tai bà.
Chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bà vội đặt chiếc làn có đôi gà mang biếu thông gia xuống trước cổng rồi lắp bắp:
- Chị nói thế nghĩa là thế nào?
- Còn thế nào nữa. Bà vẫn chưa hiểu sao. Con gái bà không thích sống ở đây nên bỏ đi chỗ khác rồi.
Như bị gáo nước lạnh dội vào đầu, bà quay sang nhìn chồng, giọng run run:
- Thế nó đi đâu? Còn chồng nó thì sao?
Lúc này, bà mẹ kia cất giọng khó chịu:
- Nó đi đâu làm sao tôi biết được. Tôi có đi theo nó đâu mà biết. Còn thằng Hùng nhà tôi, dĩ nhiên, nó vẫn ở đây. Nó không cần một người vợ không biết nghe lời. Nếu ông bà đến để tìm con thì xin mời ông bà đi chỗ khác. Ở đây không “chứa” con gái của ông bà.
Nói xong, người đàn bà ấy quay lưng đóng cổng cái “rầm”.
Bỗng dưng bà thấy đầu óc quay cuồng, trời đất trước mắt như tối sầm lại.
- Bà ấy nói thế nghĩa là thế nào hả ông? Rốt cuộc con Thủy nhà mình đang ở đâu? - bà nói như mếu.
Chồng bà trấn an:
- Bà bình tĩnh lại đi. Để tôi gọi điện cho con xem thế nào.
Sau những tiếng tút dài, cuối cùng con gái ông bà cũng đã chịu bắt máy. Chưa kịp để con nói gì. Bà giằng lấy điện thoại từ tay chồng, giọng nói gấp gáp: “Con ơi, con đang ở đâu. Những lời mẹ chồng con nói nghĩa là thế nào. Tại sao lại ra nông nỗi này". Im lặng một lát, bên kia đầu dây tiếng con gái khóc nức nở như xé nát cõi lòng bà....
Ngồi trong căn phòng hơn 10 m2 mà con gái bà đã thuê được hơn 1 tháng, bà không tin mọi việc đang diễn ra là sự thật.
Theo lời con gái bà, ngay sau ngày cưới, bà mẹ chồng đã đuổi người giúp việc đi để con dâu “thế chân” vào vị trí đó. Dù rất cố gắng hoàn thành mọi việc thật tốt nhưng cô vẫn bị coi là “cái gai” trong mắt bà mẹ chồng.
Bà này rất hay nhiếc móc cô là “đồ nhà quê”. Rồi từ “nhà quê” cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chẳng hạn như: “Đừng nấu mấy món nhà quê này nữa”; “Có đắp nhung lụa vào vẫn thấy toát lên vẻ nhà quê”…
Chưa thỏa mãn, bà ta và cô con gái còn cố tình lập mưu để đuổi con dâu ra khỏi nhà. Cô kể, biết chồng cô thích cái đẹp, bà mẹ chồng đã xui cô con gái thường xuyên rủ các bạn gái có ngoại hình ưa nhìn về nhà chơi và ăn cơm để anh trai “thèm”.
Đúng như kế hoạch, sau một thời gian gặp gỡ, chồng cô đã "cắn câu" và bắt đầu lén lút qua lại với một trong số các cô gái đó.
Để kế hoạch thành công, bà mẹ chồng còn thường xuyên kích bác, ra sức chê bai cô để con trai nhanh bỏ vợ. Không ít lần cô phải chịu những trận đòn roi vô cơ từ phía người chồng vũ phu. Trong những lúc ấy, bà mẹ chồng dường như không lên tiếng hoặc không có động thái khuyên con trai mà tỏ ra rất hả hê khi thấy con dâu bị đánh.
Đỉnh điểm, bà ta đã cố tình thông báo cho cô thời gian và địa điểm nơi chồng cô ngoại tình để cô đến chứng kiến toàn bộ sự việc. Quá đau khổ, cô đã phải kéo vali ra khỏi nhà chồng trong sự sung sướng của bà mẹ chồng và sự thờ ơ, vô cảm nơi người chồng.
Nghe đến đây, lòng bà như thắt lại. Bà ngửa mặt lên trời, không ngăn được những giọt nước mắt kêu lên: "Sao trên đời lại có bà mẹ chồng độc ác đến thế? Bà ấy cũng là một người mẹ, bà ấy cũng có con gái, tại sao lại nỡ đối xử với con gái tôi như vậy”. 

Theo Gia đình và xã hội

Người mẹ chồng hối hận vì quá ác độc với con dâu

Sự ích kỉ có thể giết chết nhiều thứ. Nỗi niềm thương nhớ người con trai yểu mệnh mất sớm đã khiến tôi trở thành một người độc ác.
Vì độc ác nên tôi quên mất rằng, con dâu tôi cũng là một người phụ nữ và con cần có hạnh phúc của riêng mình…
Tôi và chồng tổ chức đám cưới khi V vừa tốt nghiệp đại học. Đó là một đám cưới mang mục đích kinh tế là chủ yếu bởi bố mẹ tôi và bố mẹ chồng là đối tác làm ăn lâu năm với nhau. Khi chúng tôi kết hôn, công ty của hai nhà nhập lại làm một và chồng tôi nhận trách nhiệm quản lý. Dù khi bắt đầu, chúng tôi hoàn toàn không có tình cảm với nhau. Cả hai đơn giản chỉ đến với nhau bởi nghĩa vụ làm con và không muốn ba mẹ phải phiền lòng.
Thế nhưng, thật may mắn, bởi sau đó chúng tôi có thể yêu nhau, thậm chí là yêu nhau rất nồng nàn. Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hơn tôi tưởng tượng. Nhất là khi tôi mang bầu và sinh được một bé trai xinh xắn. Đó là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi cho đến khi tai họa ập xuống. Chồng tôi mất năm con trai lên 3 tuổi. Tai nạn đến đột ngột nên nỗi đau không được chuẩn bị trước. Cái chết của chồng trở thành cú sốc lớn đối với tôi. Nó giống như tất cả ánh sáng xung quanh tôi bỗng lần lượt rời đi và để lại tôi trong bóng tối. Nhiều lần tôi nghĩ đến cái chết.
Tan nạn khủng khiếp khiến toàn bộ thân thể chồng bị biến dạng. Bố mẹ tôi và bố mẹ chồng đưa anh đi hỏa táng ngay khi nhận xác từ bệnh viện bởi họ không muốn tôi nhìn thấy hình ảnh kinh khủng đó. Bố mẹ không muốn tôi bị ám ảnh. Nhưng điều đó lại càng làm tôi đau buồn hơn. Tôi không được nhìn thấy chồng lần cuối. Đó không phải là may mắn mà đó là hình phạt.
Những tháng đầu, tôi gần như chỉ tồn tại chứ không sống. Tôi không ngủ được, cũnq không ăn uống được. Toàn bộ sức lực lần lượt rời bỏ tôi. Tôi sống nhờ những chai dịch truyền. Con trai tôi do bố mẹ chồng tôi chăm sóc. Lúc ấy con mới 3 tuổi. Con chưa biết được nỗi đau mất đi người thân là thế nào nên con chẳng thể biết được nỗi đau đớn của tôi. Thời gian không làm dịu đi nỗi đau. Tôi sống chìm trong quá khứ hệt như một người điên. Khi mới bắt đầu, mọi người đều thông cảm nhưng vì nó diễn ra quá lâu nên bố mẹ tìm cách để kéo tôi ra khỏi những đau đớn mụ mị.
Người mẹ chồng hối hận vì quá ác độc với con dâu - Hình 1
Bố mẹ chồng đưa con trai về nhà và để tôi tự chăm sóc. Lúc đó, con trai đã 5 tuổi. Con trai nhìn tôi xa lạ vì đã quá lâu tôi không chăm sóc con như một người mẹ. Thậm chí bản thân tôi cũng cảm thấy đứa trẻ đó xa lạ đối với mình. Nhưng con trai là máu thịt của tôi. Một ngày, tôi tỉnh giấc giữa đêm, nhìn đứa trẻ đẹp đẽ nằm ngủ ngon lành bên cạnh mình, tôi bật khóc nức nở. Đó là lần đầu tiên kể từ ngày chồng mất, tôi mới khóc. Dường như bao nhiêu đau đớn đi theo nước mắt ra ngoài, khi dừng lại, tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng.
Khi ấy tôi biết, đã đến lúc để cho quá khứ ngủ yên và tôi cần phải sống cho con trai, cho tương lai và cho chính bản thân tôi. Tôi sống với suy nghĩ ấy và nuôi dạy con trai thành người. Khi mở lòng ra với cuộc đời, bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn bạn nghĩ. Tôi mở một cửa hàng quần áo nhỏ để thực hiện sở thích may vá của mình. Bố tôi và bố chồng giúp đỡ tôi quản lý công ty của gia đình.
Tôi không bắt con trai học quá nhiêu. Tôi để cho con làm những việc mà con thích. Tôi chỉ còn con trai là điều quý giá nhất trong cuộc đời nên tôi muốn con tôi được sống một cuộc đời tròn vẹn nhất. Năm 18 tuổi, con trai đi du học và hơn 5 năm sau, con trai tôi trở về và nhận việc quản lý công ty. Tôi sợ áp lực công việc sẽ khiến con mệt mỏi nên nói, nếu con không thích, có thể không cần làm việc đó.
Nhưng có lẽ giống như bố của con, con rất thích việc kinh doanh và con say mê với nó. Nhìn con lớn khôn khỏe mạnh và đẹp đẽ, tôi hạnh phúc tới độ chẳng thể nói nên lời. Mải mê kinh doanh, đến năm 30 tuổi, con tôi mới kết hôn. Tôi luôn mong con sẽ lấy một người thật xuất sắc cả về vẻ đẹp lẫn hình thức bên ngoài nhưng con dâu lại là một cô gái hết sức bình thường.
Con dâu tên Lan Linh, sinh trưởng trong một gia đình bình thường. Bố mẹ Lan Linh bán sách cũ trên phố cổ, dưới Linh còn có một em trai đang học đại học. Linh làm phiên dịch cho một công ty nhỏ. Tuy không mấy hài lòng nhưng tôi đồng ý đám cưới này vì tôi muốn con tôi hạnh phúc. Chẳng phải ai cũng có thể may mắn trong hôn nhân ép buộc giống như tôi và người chồng đã mất của mình. Tôi hiểu, một gia đình muốn hạnh phúc, trước hết cần bắt đầu từ tình yêu.
Tôi sống với vợ chồng con trai. Lan Linh là người con dâu khá khéo léo và tâm lý. Trong nhà, Linh luôn là người tạo không khí vui vẻ và cố gắng để tôi không cảm thấy mình là người thừa trong mối quan hệ của đôi vợ chồng trẻ. Khi mới bắt đầu tôi không mấy hài lòng với con dâu nhưng theo thời gian, tôi mừng vì con trai mình đã có lựa chọn đúng đắn.
Linh là cô gái rất tốt, rất đảm đang và rất khéo léo. Linh không quá xinh đẹp nhưng lại có nét duyên thầm nên càng tiếp xúc lại càng thu hút người xung quanh. Tôi giúp hai vợ chồng con nhanh chóng sinh cháu cho tôi bế nhưng hai đứa cứ cười rồi nói, chúng còn trẻ nên muốn phấn đấu cho sự nghiệp.
Con trai tôi mất năm 32 tuổi, cũng bởi một tai nạn đột ngột. Tội tin là kiếp trước tôi đã gây tội lỗi gì lớn lắm nên đến kiếp này tôi mới gặp nhiều chuyện khủng khiếp như vậy. Khi chồng tôi mất, tôi còn có con trai. Khi con trai mất, tôi chẳng còn gì cả. Con dâu tôi mất chồng nhưng con bé còn trẻ, con bé còn có thể tái hôn và vẫn còn có thể làm mẹ còn tôi thì chẳng còn gì nữa. Tại sao con tôi khốn khổ vậy? Con tôi sống từng ấy năm trên đời chưa từng làm việc ác vậy mà lại phải kết thúc cuộc đời khi tuổi còn quá trẻ. Đời này còn gì gọi là công bằng nữa hay không? Vì quá thương con, tôi không đành để con dâu có hạnh phúc mới.
Mãn tang chồng 3 năm, dường như nỗi đau mất mát đã mai một đi trong Lan Linh. Con bé đã cười trở lại, ra ngoài nhiều hơn và gặp gỡ với nhiều người. Tôi tin là tôi hiểu được nỗi đau mà Lan Linh phải chịu bởi tôi cũng đã từng phải chịu nỗi đau đó. Nhưng tôi còn có con trai, còn con dâu chẳng có gì cả. Đáng ra con dâu phải đau buồn hơn tôi lúc trước mới phải nhưng tai sao con lại có thể vui vẻ trở lại nhanh đến như thế? Tôi không hiểu được chuyên đó nên tôi bắt đầu lên kế hoạch giữ Lan Linh lại cho con trai của mình. Tôi không muốn Lan Linh tái hôn. Tôi không muốn con trai tôi ở thế giới khác thấy tủi thân bởi bị lãng quên.
Tôi khóc nhiều, có khi đến lả cả người. Lan Linh vì thế mà phải ở nhà nhiều để chăm sóc tôi. Tôi tỉ tê nói chuyện với con cả ngày, kể về chồng của con bé, kể về tình yêu của hai đứa và độc ác nhất là tôi đã thuyết phục được Lan Linh đi cắt tử cung. Nếu con bé không sinh con cho con trai tôi thì tôi không muốn muốn Linh sinh con cho bất cứ ai khác. Tôi cũng bắt con bé hứa rằng, cả đời này nó sẽ không tái hôn, nó sẽ chỉ có duy nhất con trai tôi là chồng. Tất cả những điều đó được thực hiện và tôi cảm thấy rất an lòng.
Hàng ngày, Lan Linh phụ giúp tôi ở cửa hàng quần áo. Con bé nghỉ việc tại công tỵ và tập trung vào chuyện may vá. Nó rất khéo tay. Đồ do con bé làm được khách hàng rất thích. Lan Linh dùng toàn bộ tâm sức và thời gian của mình vào công việc này. Nó lấy đó làm niềm vui. Thảng hoặc, tôi thấy con bé buồn khi nó ngồi lặng thinh nhìn thẫn thờ vào đống đồ dang dở nhưng tôi lại tự trấn tĩnh mình rằng đó đơn giản chỉ là do tôi suy diễn chứ chẳng có chuyện buồn phiền nào ở đây cả.
Lan Linh cứ sống cùng tôi như vậy hơn 20 năm. Giờ thì tôi sắp chết. Tôi mang bệnh và thoi thóp sống. Lúc ấy tôi mới thấy thương cho Lan Linh. Tôi chết đi rồi, con bé sẽ làm thế nào. Giờ Linh đã ngoài 40 tuổi, liệu con bé còn có thể kết hôn được nữa không? Nhất là khi Linh không còn khá năng làm mẹ. Tôi thấy sao mình độc ác quá. Tôi tước hết hạnh phúc của con bé bởi sự ích kỉ của mình.
Tôi muốn tìm một người đàn ông có thể trở thành gia đình của Lan Linh trước khi tôi ra đi hoặc tìm cho Lan Linh một đứa con. Con bé không thể sống đơn độc trên cuộc đời này như thế được. Điều đó là bất công với con và nó khiến tôi đau đớn. Thật buồn vì đến tận lúc sắp ra đi, tôi mới thấy đau đớn bởi những điều tôi làm. Đã quá muộn màng chưa khi đến tận bây giờ, tôi mới biết mình là một kẻ ác độc và con dâu tôi cũng cần có hạnh phúc của riêng con?
Theo ANTĐ

Muôn kiểu 'hành chết' mẹ chồng của các nàng dâu nham hiểm

(Tệ nạn xã hội) - Với mục đích 'trị' mẹ chồng, nhiều nàng dâu đã nghĩ ra các cách độc ác và nham hiểm.

Họ không chỉ bỏ đói, đánh đập mà thậm chí còn đầu độc hoặc giết chết mẹ chồng.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" là chuyện quá đỗi bình thường ở nhiều gia đình. Thường là mẹ chồng đối xử tệ bạc với con dâu. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh sự tranh cãi, xích mích với mẹ chồng thì nhiều nàng dâu còn tàn bạo khi tìm cách hành hạ cả tinh thần lẫn thể xác của mẹ chồng cho đến chết. Họ sẵn sàng bỏ đói mẹ chồng, đánh đập thậm chí là hạ độc và giết chết mẹ chồng để thỏa cơn tức giận.
Nhốt mẹ chồng, không cho ăn
Sau khi bị chồng ruồng bỏ cách đây hơn 40 năm trước, cụ Phạm Thị Nhỏ (xã Cẩm Giang, Gò Dầu, Tây Ninh) đã một mình nuôi hai đứa con ăn học. Anh con trai là Phạm Minh Nhật sau khi lấy vợ cất nhà đã để mẹ ở chung. Nhưng cô con dâu Biện Thị Mỹ Hoa, giáo viên Trường THCS Lê Lợi (xã Cẩm Giang, Gò Dầu, Tây Ninh) thì mặt nặng mày nhẹ, không cho mẹ chồng thắp đèn, dùng quạt điện. Thấy bà coi tivi, cô cũng sai đứa con tắt đi, kêu tốn điện. Con dâu ngày nào cũng nói xa, nói gần: “Tôi nuôi chồng con cũng cực lắm rồi, không nuôi nổi ai nữa đâu”. Biết ý con dâu, bà Tư Nhỏ lặng lẽ đi nhặt bọc ni lông, lon bia bán để kiếm sống. Con trai và con dâu không thèm quan tâm xem bà sống ra sao.
Cụ Phạm Thị Nhỏ phải đi nhặt rác mỗi ngày
Tưởng chừng như bi kịch của cuộc đời cụ Nhỏ sẽ chỉ dừng ở đó nhưng nào có ngờ cô con dâu của cụ ngày càng quá quắt. Chiều 30/4/2011, cô con dâu bất hiếu này đã nhốt cụ trong nhà với 3 lần khoá cửa, mặc cho cụ đói khát, vì lí do cụ đã để cho nhà báo chụp ảnh cụ đang nhặt ni lông ngoài đường. Cô ta cho rằng cụ đã làm mất mặt con dâu. Đến chiều ngày 1/5/2011, trong khi con trai và con dâu đi vắng, cụ Nhỏ đã dùng hết sức chặt đứt 3 lần khóa và trốn sang nhà hàng xóm xin cơm ăn rồi bỏ nhà ra đi.
Đánh và ghì đầu mẹ chồng bắt xin lỗi
Bà Nguyễn Thị Kim Thu, ở 204E12 tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân (Hà Nội) có cô con dâu quái đản tên là Nguyễn Thu Hà, (SN 1984, từng tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch). Trong, một lần chồng đi vắng, vì tức giận, cô ta đã đánh bà Kim Thu, sau đó còn ghì đầu bà Thu xuống bắt bà phải xin lỗi. Không còn cách nào khác, bà Thu phải cắn răng: “Mẹ xin lỗi con”.
Không những bị đánh đập, nhà của bà Kim Thu còn bị cô con dâu đốt
Đồ đạc trong gia đình đều bị Hà đập phá mỗi lần cô ta lên cơn thịnh nộ. Có lần, ngay trước mặt cả mẹ đẻ, cô ta vì tức chuyện đứa con ốm đã đập gãy tan cái quạt, bà Thu lại lặng lẽ vào quét dọn. Một lần khác, xuất phát từ việc tranh chấp ngôi nhà của bà Thu không theo ý mình, Hà đã phóng lửa thiêu rụi căn nhà của mẹ chồng.
Đánh đuổi mẹ chồng ra khỏi nhà
Vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Tấu (75 tuổi) và Trịnh Thị Phương (72 tuổi), phường Kim Tân, Lào Cai thường xuyên bị con dâu là Phan Thu Trường (giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Thanh Bình, Mường Khương) ngược đãi. Khi thấy cảnh Hường đánh chồng, bà Phương ra sức can ngăn nên đã bị nàng dâu 'có học' cầm gạch dọa nạt và đập vào vai, sau đó cắn chảy máu tay. Không phải chỉ một lần ông bà bị ngược đãi, rất nhiều lần cô con dâu làm nghề giáo viên đuổi ông bà ra ngoài đường, khóa cửa lại, đợi anh chồng về mượn kìm phá cửa, bố mẹ mới vào được nhà.
Bà Phương bị con dâu cầm gạch đập vào đầu, cắn chảy máu tay
Ông Tấu không dám vào nhà vì sợ con dâu
Con dâu đầu độc mẹ chồng
Ngày 12/3/2013, Công an tỉnh Bình Thuận đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Nga (SN 1983, ngụ xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) can tội “Giết người”. Nạn nhân lại chính là mẹ chồng của Nga - bà Huỳnh Thị Lào (SN 1954, ngụ cùng địa chỉ). Vụ án xảy ra đầu tháng 6/2012, song phải chờ kết quả giám định thành phần độc dược nên đến nay cơ quan công an mới áp dụng biện pháp tố tụng đối với Nga.
Nàng dâu độc ác Nguyễn Thị Nga
Theo điều tra của cơ quan công an, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, Nga và bà Lào có nảy sinh mâu thuẫn. Từ đó, Nga nảy sinh ý định sát hại mẹ chồng.
Một ngày đầu tháng 6/2012, lợi dụng lúc nhà vắng người, Nga lén lấy nửa gói thuốc diệt chuột cho vào ca nước rồi dùng đũa khuấy cho hòa tan. Sau đó, Nga chở con bỏ đi, để ca nước trên bàn, mục đích là “găng bẫy” cho bà Lào uống vào khi làm đồng về. Khi bà Lào về, thấy ca nước nên uống. Nhưng phát hiện có mùi lạ nên bà Lào đã phun ra. Nghi là có thuốc độc nên bà Lào đã gọi hàng xóm đến kiểm tra và báo cơ quan công an.
Con dâu dùng búa đánh chết mẹ chồng
Sáng ngày 5/2/2012, Vấn có cuộc nói chuyện với mẹ chồng là bà Triệu Thị Tiền (SN 1937, ở cùng nhà) về chuyện sinh nở. Sau 2 lần sinh, nhưng chưa có được cháu trai nên bà Tiền khuyên Vấn đẻ thêm một lần nữa. Nhưng do sau lần sinh con thứ hai vào năm 2003, Vấn bị hậu sản nên khi nghe mẹ chồng nhiều lần nói đến chuyện sinh đẻ, Vấn thấy sợ dù không nói ra.
Cuộc nói chuyện với mẹ chồng vào sáng đó như giọt nước tràn ly. Vấn tỏ thái độ gay gắt: “Bà có giỏi thì bà đẻ đi”. Vì câu nói hỗn xược đó, Vấn bị mẹ chồng tát cho 1 cái.
Muôn kiểu 'hành chết' mẹ chồng của các nàng dâu nham hiểm (Ảnh minh họa)
Trong lúc giận dữ, Vấn vớ cái búa đinh để gần đó, giơ lên đập trúng đầu mẹ chồng. Thấy bà ngã quỵ nhưng Vấn không chịu dừng tay cho đến khi mẹ chồng tắt thở. Thấy mẹ chồng nằm bất động dưới đất, Vấn nghĩ cách để trốn tội. Sau đó, Vấn tìm cách tạo hiện trường giả.
Ngày 2/1/2013, TAND tỉnh Cao Bằng đưa bị cáo Hoàng Thị Vấn (SN 1969, trú tại phường Đề Thám, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) ra xét xử tội "Giết người". Với những gì đã gây ra cho mẹ chồng, Vấn đã phải nhận mức án tù chung thân.
Con dâu giết chết mẹ chồng rồi vứt xuống giếng
Vào khoảng 19h ngày 29/1/2015, sau khi ăn cơm tối xong, bà B. lên giường định đi ngủ thì giữa mẹ chồng nàng dâu xảy ra mâu thuẫn.
Cho rằng mẹ chồng xúc phạm mình, Lưu Thị Nga (28 tuổi, trú ở xã Yên Định, Sơn Động) chạy xuống bếp lấy gậy chống cửa đánh liên tiếp vào đầu bà B..
Chân dung cô con dâu giết mẹ chồng rồi dìm chết xuống giếng
Khi thấy mẹ chồng đã bất tỉnh, Nga kéo bà vứt xuống giếng nước ở trước nhà. Thấy bà B. vẫn chưa chết, Nga đứng ở trên dùng gậy dìm bà B. đến khi bà này không cựa quậy nữa thì gọi điện cho chồng để cầu cứu.
Chồng Nga do đi làm ăn xa nên đã điện về nhờ người nhà ở gần sang xem. Khi được mọi người vớt lên, trên đầu và hai bên mang tai bà B. có nhiều vết bầm dập nên đã báo cơ quan công an. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Sơn Động đã có mặt tại hiện trường phối hợp với Công an xã tổ chức khám nghiệm, điều tra.
Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan Công an phát hiện trên đầu và người bà B. có nhiều vết bầm tím và vết thương hở do bị tác động ngoại lực nên đã tiến hành điều tra, xác minh. Ngày 10/2/2015, Lưu Thị Nga bị công an bắt giam và khởi tố tội giết người.
Kết:
Những vụ con dâu đánh đập, giết chết mẹ chồng trong thời gian gần đây khiến dư luận không khỏi bàng hoàng trước sự băng hoại đạo đức.
Có nhiều cách để giải quyết vấn đề "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" với mẹ chồng mà không nhất thiết phải dùng bạo lực để đe dọa hay giết chết mẹ chồng. Những người con dâu tàn nhẫn và độc ác này sẽ phải chịu sự nguyền rủa, chửi mắng của người đời bởi hành vi suy đồi đạo đức và thậm chí họ còn bị phạt tù vì tội giết người.
Nguồn: Thu Trang (Theo Congly.com.vn)

Mẹ chồng "ác nhất Vịnh Bắc Bộ" đối xử với con dâu ngoài đời thế nào?

Chủ Nhật, ngày 16/04/2017 10:00 AM (GMT+7)

NSND Lan Hương cũng có con dâu nên nhiều người tò mò chị là người mẹ chồng như thế nào?

Sống chung với mẹ chồng đang là bộ phim truyền hình cực nóng trên mạng xã hội. Câu chuyện mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu, vốn là đề tài muôn thuở, trở thành đề tài bàn tán xôn xao của những bạn trẻ, những người đã bước chân vào cuộc sống hôn nhân hoặc chuẩn bị kết hôn.
Trong câu chuyện đó, diễn xuất của NSND Lan Hương (Hương “Bông”) trong vai bà Phương – người mẹ chồng khó tính, độc đoán, trở thành tâm điểm chú ý của cư dân mạng, đặc biệt là các cô gái trẻ.
Nhiều người mệnh danh cho vai diễn của NSND Lan Hương là “người mẹ chồng ác nhất Vịnh Bắc Bộ” hay “nỗi ám ảnh của những cô gái chuẩn bị lấy chồng”. Những biệt danh đó khiến nhiều người tò mò ngoài đời, NSND Lan Hương là người thế nào? Chị đối xử với mẹ chồng và con dâu của mình ra sao?
Mẹ chồng "ác nhất Vịnh Bắc Bộ" đối xử với con dâu ngoài đời thế nào? - 1
NSND Lan Hương trong vai bà mẹ chồng khó tính trong phim "Sống chung với mẹ chồng".
"Mẹ chồng - nàng dâu là bi kịch trong nhiều gia đình"
- Xin chào NSND Lan Hương. Vai diễn mẹ chồng của chị trong bộ phim Sống chung với mẹ chồng đang tạo được hiệu ứng cực tốt với khán giả. Là một diễn viên gạo cội, chị có có khăn gì khi vào vai một bà mẹ chồng quá quắt như thế?
Mặt tôi không có lợi cho những vai phản diện nên khi diễn phải để tâm, cẩn thận hơn. Tôi phải cố để diễn mạnh hơn để tách bạch ra. Trong đoàn phim, mọi người vẫn hay nhắc tôi là phải diễn “căng” lên chứ không được như những vai bình thường trước đó, vì như thế thì hiền quá.
Khi diễn, tôi cũng phải dùng nhiều kĩ thuật hơn, căng sức lên nên mệt hơn rất nhiều so với những vai diễn bình thường trước đó. Có những cảnh khó, phải quát tháo, bực bội khiến tôi run người.
Phim thu tiếng đồng bộ nên không thể dừng được, phải quay từ đầu đến cuối. Quát tháo con một hồi khiến tôi chóng mặt, phải ngồi xuống một lúc mới bình tĩnh lại được. Đạo diễn bảo tôi làm thêm 2,3 “đúp” nữa nhưng quả thực tôi phải xin nghỉ ngơi một lát mới có thể tiếp tục. Đóng vai mẹ chồng này, tôi mệt mỏi cả về tinh thần lẫn sức lực và có cả nhiều khó khăn.
Trích đoạn trong phim Sống chung với mẹ chồng.
- Có thông tin chị từng bị cấp cứu khi vào vai bà Phương?
Trong quá trình làm phim, tôi cảm thấy đau tức trong người nhưng cố chịu vì không muốn ảnh hưởng đến việc của cả đoàn nên cả ngày tôi vẫn quay. Đến chiều, tôi thấy sốt và mệt nên “đổ” cho con trai (diễn viên Anh Dũng) là nó lây ốm cho tôi. Tôi uống thuốc giảm đau thì thấy êm nên tiếp tục quay.
9h tối hôm đó tôi mới về đến nhà, vẫn thấy mệt và đau lắm. Tôi cứ nghĩ là mình lại bị đường ruột, đại tràng như trước đây. Đến đêm, tôi lại sốt nhưng vẫn cố chịu để đi quay đến sáng hôm sau.
Hôm sau, tôi vẫn tiếp tục đau và không có dấu hiệu đỡ. Đến lúc vào đến bệnh viện mới phát hiện là đau ruột thừa và phải mổ luôn. Các y bác sĩ cũng nói với tôi là liều quá, để tình trạng đau như vậy trong hơn 1  ngày trời.
Cũng may ca mổ khá thành công và sau 1 tuần tôi đã hồi phục và tiếp tục đi quay. Đoàn phim phải sắp xếp cho tôi quay những cảnh nhẹ nhàng sau đó.
Mẹ chồng "ác nhất Vịnh Bắc Bộ" đối xử với con dâu ngoài đời thế nào? - 2
Vai diễn có thể coi là bước ngoặt của NSND Lan Hương - vốn gắn liền với hình tượng những nhân vật hiền lành, cam chịu.
- Nhiều người nhận xét đây là vai diễn bước ngoặt trong nghiệp diễn của chị vì nó khác rất nhiều so với trước đây?
Nó khác chất những vai trước nhất. Những vai diễn trước đây, có thể tôi có lúc bực bội lên mà quát mắng con. Tuy nhiên, ở vai diễn này thì hoàn toàn khác, một bà mẹ nông nổi, yêu thương mọi người bằng cách độc đoán và không đúng phương pháp.
Thực sự bà ấy không phải một bà mẹ chồng xấu mà là một người yêu chồng, thương con. Vì tình yêu với con trai quá lớn mà dẫn đến sự ghen tuông với con dâu, xét nét con dâu. Sự độc đoán trong cách yêu thương chồng, con khiến bà ấy áp đặt tất cả.
Con trai lấy vợ thì lại nghĩ sao nó không lấy con bé kia, con bé kia có phải hơn không. Con cá mất mới là con cá to mà (cười lớn). Nhiều bà mẹ chồng hay suy nghĩ thế lắm. Có rất nhiều sự kì thị mà bà ấy đặt ra khi không được thỏa mãn cái tôi của mình.
- Chị làm gì để có thể diễn tốt vai diễn này trong khi ngoài đời mình không phải người như vậy?
Tôi phải quan sát nhiều. Trong cuộc sống xung quanh tôi có rất nhiều trường hợp như vậy. Nhất là trong bối cảnh ngày nay, mỗi bà mẹ chỉ có 1 đến 2 con. Ngày xưa, mỗi nhà có đên 7,8 người con, sống cứ lít cha lít nhít như vậy thì các bà mẹ không yêu con đến mức đấy.
Còn bây giờ, sinh mãi mới được  1 đứa thì đứa con đó sẽ là vàng. Vì thế, khi người con trai đó mang một người phụ nữ khác về gia đình sẽ xảy ra sự cạnh tranh rất khốc liệt. Đó là bi kịch trong nhiều gia đình hiện nay.
Trong bộ phim này, tôi thấy đạo diễn Vũ Trường Khoa rất giỏi khi chọn nhiều diễn viên “trái chất”. Tôi trước đây toàn đóng vai nhà quê thì nay được giao một vai bà mẹ chồng thành phố. Trong khi đó, chị Lan Hương (NSND Lan Hương “Em bé Hà Nội”) vốn nổi tiếng với những vai thành phố thì lại được giao vai bà mẹ nông thôn.
Bảo Thanh là người nhanh nhẹn chủ động, sắc sảo thì lại vào vai một cô con dâu nhẫn nhịn. Anh Dũng cũng thế, ở ngoài cậu ấy là một người chủ động, tự lập thì khi vào phim lại đóng một vai anh con trai nhu nhược, mẹ bảo gì nghe nấy. Anh Công Lý vốn nổi tiếng đóng hài lại vào một ông bố chân chất, quê mùa.
Mẹ chồng "ác nhất Vịnh Bắc Bộ" đối xử với con dâu ngoài đời thế nào? - 3
NSND Lan Hương và diễn viên Bảo Thanh.
- Sau vai diễn bà Phương quá quắt trong Sống chung với mẹ chồng, chị có lời nhắn nhủ nào đến với những khán giả, đặc biệt là những khán giả trẻ, các cô gái đang sợ lấy chồng?
Tôi không nghĩ là bộ phim sẽ khiến các bạn trẻ e dè trong việc kết hôn hơn. Nhiều khán giả có nói chuyện với tôi và bảo rằng trò chuyện với tôi thì rất thích nhưng sau khi xem phim xong mà bảo làm con dâu tôi thì cũng hơi “rén”. Nói vui vậy thôi, tôi chỉ mong rằng sau bộ phim, những cách ứng xử mẹ chồng – nàng dâu như trong phim sẽ dần tuyệt chủng.
Thương con dâu hơn cả con trai
- Chị cũng có gia đình và chắc chắn cũng là một người con dâu. Mối quan hệ giữa chị và mẹ chồng có êm ấm, hòa thuận không ?
Tôi cũng có mẹ chồng chứ. Bà là người nghiêm khắc nhưng cũng rất hiền, ít nói, nói khẽ, đi chậm. Bà là người phụ nữ cổ của ngày xưa, rất nhẹ nhàng. Tôi học ở mẹ chồng nhiều thứ và ngưỡng mộ bà như mẹ đẻ của tôi vậy. Mẹ chồng tôi rất bao dung, sống tốt với họ hàng, nội ngoại. Ai cũng yêu quý bà lắm.
Tôi nhìn vào mẹ chồng tôi và cách sống của bà để học theo. Các cụ ít nghĩ cho bản thân mà toàn nghĩ cho con cái, cô dì chú bác, anh em ruột thịt. Bà có thể mặc một bộ quần áo cũ từ đầu năm đến cuối năm cũng chẳng suy nghĩ gì cả. Thực sự tôi là người may mắn khi có mẹ chồng như vậy.
- Hình như ở ngoài đời, chị cũng đã là một bà mẹ chồng? Chị đối xử với con dâu mình như thế nào?
Tôi học nhiều điều từ mẹ chồng tôi để đối xử với con dâu mình. Các cụ vẫn có quan niệm con gái mà ngủ đến trưa là không được, làm ăn rất đoảng. Khi tôi mới lấy anh Đỗ Kỷ, mẹ vẫn hay nhắc vợ chồng tôi dậy sớm từ 5-6h sáng nhưng nghề diễn viên thì thường làm đêm, sáng dậy khá muộn. May mắn là tôi có chồng cùng nghề nên anh ấy đã nói với mẹ để hai vợ chồng ngủ đủ giấc.
Thời xưa chưa có máy giặt nên mỗi lần giặt giũ chăn màn, ga trải giường, tôi hoàn toàn phải làm bằng tay. Chồng nhìn thấy vợ như vậy thì xót nên nói để anh ấy làm giúp. Tuy nhiên mẹ chồng tôi lại không đồng ý vì cho rằng, việc nhỏ thế này con dâu phải làm. Khi đó, tôi cũng chạnh lòng đấy.
Nhờ những kinh nghiệm làm dâu đó, tôi đã có những bài học cho mình khi trở thành mẹ chồng. Tôi cũng không bênh con trai đâu. Tôi nghĩ, mình phải coi con dâu là con gái đẻ thì mọi chuyện mới dễ dàng và êm thấm.
Tôi chiều con dâu hơn cả con trai bởi con dâu vất vả vừa đi làm vừa chăm sóc con cái. Tôi luôn nhắc con trai phải hỗ trợ việc nhà cho vợ và nếu tôi giúp được gì cho con dâu, tôi sẽ giúp.
- Nói thế chứ chẳng nhẽ giữa chị và con dâu không có mâu thuẫn?
Tôi tự thấy mình là người chân thành chứ không hẳn là quá khéo trong mối quan hệ với con dâu. Bây giờ các bạn trẻ cập nhật thông tin thông qua Internet nên họ “bật” nhanh lắm. Họ vẫn nghĩ “Mẹ biết gì, bây giờ người ta chăm em bé thế này, thế kia”. Lúc đầu tôi khó chịu lắm, nhưng dần dần tôi nhìn vào khía cạnh tích cực hơn để không làm nảy sinh mâu thuẫn.
Chỉ cần nhìn thấy cháu mình mạnh khỏe, thông minh, lanh lợi là tôi bỏ qua hết chuyện với con dâu. Nhiều hôm, cả nhà ngồi ăn cơm chung nhưng con dâu lại hì hục làm đồ ăn cho cháu theo nhiều kiểu và rất cầu kỳ.
Tôi nhận ra, con dâu mình là một bà mẹ rất yêu thương con. Hôm nào con dâu đi làm, tôi ở nhà chăm cháu thì phải nấu nướng theo đúng cách mà con dâu hướng dẫn. Tôi thấy mình lớn tuổi rồi và phải học tập bọn trẻ
Hiện tại tôi đang có hai con trai. Con trai lớn đã kết hôn và có hai cháu. Con trai thứ hai vẫn đang độc thân, cháu cũng còn nhỏ thôi, mới có 21 tuổi. 4 thế hệ gia đình tôi đang sinh sống với nhau.
Các thành viên trong gia đình đều muốn tôi làm phim bởi ngoài việc có thêm thu nhập, nó còn là đam mê, mang lại niềm vui. Mỗi khi tôi bận quay phim, mọi người đều san sẻ việc nhà. Những lúc rảnh, tôi thường ở nhà nội trợ và chăm sóc cháu.
Xin cảm ơn chị!

Mang hận cả đời chỉ vì một câu nói của mẹ chồng

"Cái ngữ đàn bà quanh quẩn ở nhà chỉ có hút máu chồng mà ăn!". Câu nói cay nghiệt của mẹ chồng khiến chị Hoàng Thùy (Lĩnh Nam, Hà Nội) không bao giờ có thể quên được.

Lấy chồng khi còn rất trẻ, lại là dân "tỉnh lẻ" nên ngay từ khi về nhà chồng, Thùy đã biết trước mình phải luôn luôn để ý trong đối nhân xử thế, đặc biệt với mẹ chồng vốn khó tính có tiếng trong khu.
6 tháng đầu mọi chuyện gần như suôn sẻ. Hàng ngày dậy sớm nấu ăn cho cả gia đình rồi mới đi làm, trưa lại về nhà nấu ăn cho mẹ chồng, cùng ăn trưa rồi mới lên cơ quan. Chiều tối, tan giờ làm là về ngay để chuẩn bị cơm nước. Cuộc sống cứ đều đặn trôi đi, hai mẹ con không có xích mích gì. Thế nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ ngày Thùy có bầu. Thùy nghén, mệt mỏi, không thể ăn được, thậm chí còn rất sợ mùi thức ăn. Sinh hoạt bị đảo lộn cũng kéo theo những mâu thuẫn với mẹ chồng ngày càng gia tăng. Công việc thất thường, lại đang bầu bí, được chồng động viên Thùy quyết định nghỉ làm dể dưỡng thai. Nhưng đó cũng là thời điểm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Đỉnh điểm của căng thẳng là khi chồng Thùy phải đi công trình liên tục, ở nhà chỉ có Thùy và mẹ chồng, cuộc sống với Thùy gần như địa ngục.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mỗi ngày đi ra đi vào nấu ăn mà mẹ chồng Thùy luôn nhiếc móc: "Đi lại vận động đi sau này cho dễ đẻ". Rồi bà lại bóng gió xa xôi: "Lười chảy thây ra ấy, sau rồi có cám mà ăn!". Thùy lòng ấm ức, chỉ biết khóc thầm. Phải tránh mùi thức ăn, mỗi lần mẹ chồng nấu ăn Thùy lại tìm cớ sang hàng xóm. Về nhà khi quá bữa trưa, nghĩ mẹ chồng đã ăn xong, vừa bước chân vào nhà Thùy đã nghe tiếng mẹ chồng "Chỉ trốn việc nhà là giỏi!". Cả bữa cơm chan đầy nước mắt nhưng Thùy vẫn nén lại để cố gắng giữ cho thai nhi được khỏe mạnh.
Mỗi lần chồng về thăm nhà thấy sức khỏe vợ giảm sút, tinh thần không vui vẻ, Phương (chồng Thùy) đều hiểu đây là giai đoạn khó khăn, anh lại động viên vợ: "rồi sẽ qua giai đoạn này thôi em!". Nghe vậy, Thùy trào nước mắt như vỡ òa những ẩn ức bấy lâu. Ôm vợ vào lòng, Phương trấn an "Mẹ là người khó tính, độc mồm độc miệng nhưng thực tâm không có gì ác!".
Thế rồi ngày khai hoa nở nhụy cũng tới. Sinh con xong, Thùy hy vọng cháu ra đời sẽ khiến bà bớt soi hơn. Nhưng tình cảnh cũng chẳng khá hơn. Mẹ chồng Thùy vẫn luôn nói những lời ác khẩu làm đau lòng con dâu.
Con dâu vẫn trong những ngày ở cữ, nhưng mẹ chồng Thùy quanh đi quẩn lại lại đơm một câu "cái ngữ đàn bà quanh quẩn ở nhà chỉ có hút máu chồng mà ăn!". Câu nói đay nghiến ấy khiến Thùy nổi giận điên người. Không thể kiềm chế được sau từng ấy thời gian, lần đầu tiên cô nói lại với mẹ chồng "Mẹ cũng đang hút máu chồng con đấy!". "Cô bảo cái gì? con này láo, hỗn. Để tao gọi thằng chồng mày về dậy lại mày. Ai lại có cái ngữ con dâu nói mẹ chồng như vậy!", mẹ chồng Thùy nổi giận.
"Mẹ, mẹ thử xem lại mình đi. Bao thời gian qua mẹ nói gì xấu con cũng nín nhịn. Đến bây giờ ngay cả khi con vừa sinh con, con cần phải nghỉ ngơi để chăm con thì mẹ bảo con ăn bám, bảo con hút máu chồng con. Thế còn mẹ thì sao? Sao mẹ chỉ biết nói những lời đay nghiến người khác mà không nghĩ đến tâm trạng của người nghe sẽ ra sao?", Thùy đã bình tĩnh hơn để phân tích phải trái với mẹ chồng.
Nhưng cả đời cô không bao giờ quên được câu ấy. Lòng cô rực lên quyết tâm không thể để tình cảnh này kéo dài. Cô sẽ phải có giải pháp cho riêng mình bởi vì Thùy không muốn tồn tại nữa, cô muốn sống, sống thật sự chứ không vật vờ như cái bóng bên người mẹ chồng ác khẩu này. Chờ thêm vài tháng nữa, cô sẽ đi làm trở lại, sẽ thuê người giúp việc. Chỉ có giải pháp ấy mới tránh được những mâu thuẫn ngấm ngầm, những thù hằn ngày một tăng lên với người mẹ chồng ác khẩu của cô.
Theo Phương Nghi
Gia đình và Xã hội

Những ông bố chồng bẩn tính và độc ác

Chưa bao giờ những người bố chồng này quan tâm và yêu thương con dâu thật lòng khiến cho những nàng dâu không khỏi điêu đứng và tủi thân. Hàng ngày họ luôn tự nhủ phải cố gắng chịu đựng.
2 năm sau ngày lấy chồng, dù đã có con nhỏ song Phượng, 27 tuổi luôn phải sống trong ức chế với nhiều đêm không ngủ được vì ghét cay ghét đắng bố chồng.
“Mình đang ở chung với bố mẹ chồng đây. Mẹ chồng mình thì rất dễ, sao cũng được nhưng bố chồng thì vừa khó tính, gia trưởng, bẩn tính và độc ác nữa. Mình sợ và ghét ông lắm. Hầu như ngày nào mình và mẹ chồng nấu cơm canh xong, ông cũng chê được. Bữa thì ông chê cơm nấu quá rắn hay quá nát, bữa thì chê canh mặn, bữa thì chê đồ xào quá tay nên nhũn. Ăn nhiều món tươi ngon cũng chê đơn điệu, ăn nhiều món khô cũng chê bôi. Thật sự mình không biết làm sao cho vừa lòng ông. Cả hai mẹ con mình ngày nào cũng cặm cụi từ gần 6 chiều đến 8 giờ tối để nấu xong bữa cơm. Mẹ chồng mình cũng khéo tay nữa. Thế mà vẫn bị bố chồng chê được thì bó tay” - Người con dâu này than thở.
Dù đã chăm chỉ dọn dẹp nhưng do bé nhà Phượng mới được 1 tuổi nên phòng của Phương cũng bừa bộn hơn trước. Song bố chồng Phượng suốt ngày soi và chê bai: “Mỗi lần ông vào phòng vợ chồng mình, dù cũng chẳng đến nỗi nào nhưng ông toàn chê như cái ổ chuột này nọ. Hễ cứ để quên một chiếc quần nào của cháu ở phòng khách thì ông chửi cho mất mặt luôn. Ông làu bàu từ sáng đến tối. Đến cả cách chăm con của mình cũng không được tự do. Mỗi lần cho con ăn, mình toàn bị bố chồng soi mói. Ức chế, mình cứ phải lẩm bẩm trong miệng mà không dám to tiếng với ông”.
Những ông bố chồng bẩn tính và độc ác
"Nhiều đêm, cứ nghĩ đến lời bố chồng nói hay chì chiết là mình lại ôm con khóc. Chồng thì được bố mẹ bao bọc nên bênh bố chồng chằm chằm rồi" (Ảnh minh họa)
Nhiều lúc quá ngột ngạt, bí bách, người phụ nữ này kể tiếp: “Ngán ngẩm nhất là ngày nào ông cũng lên phòng vợ chồng mình, để ý đến cả cái áo chưa giặt còn bỏ trong thau, cái ly uống nước rửa rồi nhưng chưa kịp mang xuống nhà, còn để trên phòng. Đi làm về, mình chào thì ông không thèm thưa. Chào xa một chút thì ông nói bóng gió: ‘Mày chào thế cho vui à? Chào như thế ai mà nghe được’?!” .
Rồi mỗi lần vợ chồng Phượng xin phép về nhà bố mẹ đẻ chơi: “Bố chồng tuy không nói lời cấm đoán thẳng thừng nhưng toàn hỏi ‘Nhớ mẹ hay sao mà xin về suốt thế?’ (trong khi 4-5 tháng vợ chồng mới về quê vợ chơi 1 lần). Và cứ hôm nào mình về nhà bố mẹ đẻ, chẳng hiểu sao hôm sau về, ông tỏ thái độ khó chịu. Mình thật sự cũng chẳng biết phải làm sao cho vừa lòng bố chồng nữa”.
Nói về bố chồng của mình, người phụ nữ trẻ này kêu ca: “Lấy chồng mới thấy làm dâu vừa khó vừa khổ. Nhiều đêm, cứ nghĩ đến lời bố chồng nói hay chì chiết là mình lại ôm con khóc. Chồng thì được bố mẹ bao bọc nên bênh bố chồng chằm chằm rồi. Mình ngột ngạt quá mà không dám tâm sự cũng ai vì phận làm dâu tâm sự cùng ai thì cũng đến tai bố chồng thôi. Mình buồn lắm, muốn xin cho vợ chồng ra riêng mà chồng không đồng ý. Nhưng sống mãi thế này với bố chồng, mình sợ mình nghĩ quẩn mất”.
Cũng trong cảnh phải chịu trận với bố chồng như vậy là Huyền, 28 tuổi. Theo như Huyền chia sẻ thì ngay từ khi mới về làm dâu nhà chồng, Huyền vẫn thường bị bố chồng chửi như hát hay. Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm làm dâu, bố chồng chửi con dâu ngày càng ngoa ngoắt với nhiều từ ngữ ngày càng khiến Huyền không thể chịu đựng nổi.
Những ông bố chồng bẩn tính và độc ác
Cứ phải nhẫn nhịn với bố chồng như vậy, nhiều khi Huyền ức chế và muốn làm tam bành mọi chuyện (Ảnh minh họa)
Huyền kể: “Mẹ chồng mình mất nhiều năm trước, nên vợ chồng mình phải ở cùng bố chồng. Song bố chồng mình bản tính rất đàn bà, ngoa ngoắt và hay soi mói con dâu. Cứ chuyện bé tí bằng cái móng tay, ông lại để ý và chửi rủa mình. Ai đời có bố chồng nào chửi con dâu bằng những từ như: đồ của nợ, ngu như bò, ngu như lợn… chưa?”.
Nàng dâu mới này cũng bức xúc kể về lần mang thai vừa rồi của mình: “Mới lấy chồng, mình bị công ty cắt giảm biên chế. Thế là mình phải ở nhà 2 tháng liền để tìm việc làm. Trong thời gian ấy, mình mang bầu. Mang bầu lần đầu tiên mà bố chồng cứ bắt vợ chồng phải bỏ thai vì bảo chồng mình làm đủ ăn đủ tiêu còn mình chưa có việc thì sinh con ra làm gì. Mình nhất quyết không bỏ thì ông ghét ra mặt. Suốt thai kỳ cho đến khi mình sinh con, bố chồng không thèm hỏi thăm mình 1 câu. Ông cũng chẳng lên phòng hay trông cháu bao giờ. Nói chung ông chẳng thèm đoái hoài gì đến cháu. Thậm chí, chồng mình muốn nhập khẩu cho con, ông còn làm khó dễ mãi mới chịu. Nhiều lúc không thể hiểu bố chồng nghĩ gì nữa”.
Ngoài khó chịu với bố chồng những điều trên, Huyền còn không thể chịu nổi khi bố chồng cứ liên tục đặt điều về gia đình thông gia. Thậm chí nhiều lúc ông còn nói xấu con dâu với bố mẹ đẻ Huyền. “Nhiều lúc, đang yên đang lành, bố chồng còn đùng đùng gọi điện cho bố đẻ mình. Ông mở đầu bằng câu: ‘Không biết cái con H này nó có được dạy không?’. Và rồi ông kể một lô một lốc điều không hay và không đúng sự thật về mình… Với mình, nhiều lần ông còn lôi cả bố mẹ đẻ mình ra đặt điều và chửi bới. Ông khinh nhà mình nghèo hơn nhà ông. Ông chê bố mình chỉ là dân lao động chân lấm tay bùn, ráo mồ hôi là hết tiền. Trong khi ông mang tiếng làm cán bộ phường mà lương cũng có đủ ăn tiêu cho bản thân ông đâu. Mình thật sự rất sốc khi thấy bố chồng dám chửi cả thông gia. Dù tức nghẹn cổ nhưng anh xã mình không cho mình phản kháng lại”.
Cứ phải nhẫn nhịn với bố chồng như vậy, nhiều khi Huyền ức chế và muốn làm tam bành mọi chuyện: “Chẳng hiểu sao ông lại ăn nói vô văn hóa thế. Cũng may được chồng hiểu chuyện chứ không mình đã ôm con về nhà mẹ đẻ từ lâu rồi. Nhưng hàng ngày, mình cứ thấy tủi thân cho thân mình phải rơi vào một bố chồng như vậy. Song đành chịu đựng chứ biết làm sao?”.
(Theo Trí Thức Trẻ)

Người con dâu độc ác suốt ngày đánh đập bà, thậm chí còn bắt bà uống nước thiu trong cái chậu nước dành cho chó.
Giận con dâu đối xử tệ bạc, mẹ chồng bỏ nhà đi ăn xin
ảnh minh họa
Theo nguồn tin Tân Hoa Xã, những ngày gần đây, trên đường phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) xuất hiện một bà lão ăn xin ngoài 80 tuổi nhìn rất khổ. Nhiều người nhìn bà cụ gầy gò đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi còn phải vạ vật ngoài đường xin từng đồng tiền lẻ thì thấy rất xót xa. Có ngày tiền xin được không đủ ăn, bà cụ còn phải bới thùng rác kiếm chút đồ ăn thừa người ta bỏ đi để lót dạ. Hỏi ra mới biết, bà cụ cũng có nhà cửa có con cái, nhưng vì bất mãn con dâu đối xử tệ bạc nên tức giận bỏ nhà đi. Cụ thà ăn xin ngoài đường cũng không muốn trở về.
Giận con dâu đối xử tệ bạc, mẹ chồng bỏ nhà đi ăn xin
Hình ảnh cụ bà trên đường phố.
Theo lời kể của bà cụ thì ở nhà, bà thường xuyên bị con dâu ngược đãi. Con dâu không chỉ đánh cụ mà có lần còn bắt cụ uống nước thiu trong chậu nước dành cho chó. Dù đã trốn đi nhưng cụ bà rất lo lắng chuyện cụ đi ăn xin bị người nhà phát hiện. Cụ sợ con dâu tìm được cụ sẽ lôi cụ về tiếp tục đánh đập.
Giận con dâu đối xử tệ bạc, mẹ chồng bỏ nhà đi ăn xin
Câu chuyện của bà lão ăn xin ngoài 80 đã khiến dư luận Trung Quốc vô cùng phẫn nộ vì hành động “độc ác, vô nhân tính” của người con dâu kia và thương cảm cho hoàn cảnh của bà cụ. Nhiều người cho rằng cần tìm ra danh tính của người con dâu độc ác kia và phải có biện pháp trừng trị thích đáng để trả lại công bằng cho bà lão ăn xin. Đồng thời, một số người cũng hy vọng bà cụ sẽ được nhận vào một viện dưỡng lão hay trung tâm phúc lợi xã hội để được hưởng chăm sóc những tháng ngày cuối đời.
Theo xaluan

Mẹ chồng ác độc đứng tim khi bị cô con dâu cả đời chỉ bán rau mua lại căn nhà và mời bà ra đường ở

Chủ nhật, 28/08/2016 11:00

Đời người công bằng lắm, ai mà ngờ được người làm mẹ chồng giàu nứt như tôi lại có ngày bị cô con dâu cả đời chỉ bán ra mua lại căn nhà và mời ra khỏi nhà.

Tôi năm nay hơn 60 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời. Để mà nói thì tôi cũng nghĩ mình là người đàn bà cay độc thật. Chồng tôi khá dễ tính nên không để ý con dâu mới, duy chỉ có tôi là hành con dâu đủ đường.
Ngày đó, thằng Trương đưa cái Huệ về nhà, tôi đã chẳng ưa gì cái con bé nhà quê đó. Nghe con trai kể thì mến Huệ vì vài lần mua hàng rau của cô ta. Chỉ tại cô ta ăn mặc quần áo cũ và đội nón che kín mặt nên mới không nhìn ra rằng hóa ra cô gái bán rau này còn rất trẻ, chưa kể còn khá xinh xắn nữa.
Thế là cậu ấm nhà tôi tán tỉnh, chăm chỉ theo đuổi con bé đó cả năm trời. Nghe thằng bé kể tôi càng tức tưởi ấm ức chỉ vì sao khéo chọn thế, chọn được cái đứa con gái để yêu chẳng ra đâu cả. Tôi ghét con bé ra mặt chứ chẳng phải là bình thường gì nữa.
Vợ chồng tôi có 1 công ty bất động sản, tôi thì ghét con bé nhưng ông nhà tôi thì lại cứ khen lấy khen để cái con bé bán rau ấy. Thế là đâm ra tôi càng ghét con bé hơn, chưa kể những lúc vợ chồng con trai tình cảm tôi càng giận dỗi.
Con dâu về nhà nên tôi cũng đỡ hẳn, việc nhà tôi không phải động tay, động chân gì cả. Cơ bản bình thường trước giờ chồng tôi làm việc là chủ yếu chứ công ty do tôi quản lý và vẫn chưa chuyển giao sang cho con trai nên vẫn rất bận. Con dâu vào nhà tôi giàu có nhưng vẫn giữ khăng khăng giữ cái nghề bán rau đó. Vốn không coi nó là người trong nhà nên tôi cũng chẳng buồn can thiệp, nó làm gì thì làm miễn sao vẫn chu toàn việc nhà cửa là được.
Ngày con bé mang thai đứa con đầu lòng, nhìn con dâu bụng mang dạ chửa vẫn tất bật bán từng mớ rau một, tôi nhìn không thấy thương mà chỉ thấy ngứa mắt. Tôi thấy nó đang cố diễn trò đáng thương thì có, chứ nhà cao cửa rộng, tôi có để nó thiếu thốn cái gì đâu. Có những hôm đi chợ nhìn thấy con dâu ngồi đó, tôi chỉ đến xỉa xói có 1 câu: “Con ơi là con, nhà có thiếu ăn đâu mà ra bán mặt cho đất bán lưng cho trời như thế. Chỉ làm xấu mặt cái nhà này thôi con ạ!”. Tôi đi khỏi, ngoái đầu lại nhìn thấy con dâu đang lau vội giọt nước mắt lăn dài trên má.
Mẹ chồng độc ác, Tình yêu, Hạnh phúc gia đình, Tâm sự
Skip in 4
Tôi tức hộc máu khi nghe con dâu nói đã mua nhà và mời ra khỏi nhà. (Ảnh minh họa)
Thế rồi khi con dâu sinh con, tôi không cho nó ở cữ mà bắt nó vẫn phải chu toàn việc nhà. Tôi thấy nhà cửa bừa bãi là ngứa mắt lắm, con dâu tôi có phải làm gì đâu, chỉ có ăn với ngủ cả ngày là không được. Người làm mẹ chồng như tôi vẫn phải ra ngoài làm lụng kiếm tiền mà đứa con dâu thì chỉ có ở nhà nằm khểnh là không được.
Có hôm tôi về nhà thấy nhà cửa vắng tanh, gọi điện thì con trai tôi mếu máo bảo vợ nó ngất nên nhập viện. Hôm sau thì nó ra viện, người xanh lét như tàu lá chuối, con trai tôi phải bế lên tận phòng. Sau đó nó đề nghị thuê người giúp việc đỡ đần, tôi gạt phăng đi bảo: “Ngày xưa trước khi mày lấy vợ thì mẹ mày phải làm hết như thế có sao đâu? Vợ mày tiểu thư quý tộc với ai mà có tí việc cũng lười nhác? Không muốn làm thì đi ra khỏi nhà tôi!”. Con dâu nghe tôi nói thế xong thì nói giọng yếu ớt: “Thôi anh ạ, em làm được mà!”.
Tôi sống như thế với con dâu được gần 7 năm, 7 năm tôi cũng hành hạ con dâu đủ đường, không sót cái gì.
Đến tận cái lúc kinh doanh thất bát, vỡ nợ đến mức tôi phải gán nhà đi tôi vẫn cứ mắng chửi con dâu như thường. Nhưng chỉ có ngày hôm đó, cái ngày tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Hôm đó vừa ở công ty sau khi bàn giao lại hết tài sản, vừa về đến nhà để rời khỏi ngôi nhà đã cố gắng gìn giữ bao lâu thì con dâu nói:
- Mẹ ạ, con đã mua lại căn nhà này rồi.
- Mày đừng có nói láo, chỉ bán rau thì lấy đâu ra tiền mà mua căn nhà này.
- Giấy tờ đây mẹ, con xin lỗi, giờ căn nhà này là của con, con mời mẹ ra khỏi nhà con.
Khi đó tôi vẫn còn đang đứng ở bục cửa, đứng tim khi đứng lại đó. Con dâu bán rau của tôi mà có tiền để cua căn nhà cả chục tỷ này ư? Thật sự tôi cảm thấy không thể tin nổi. Con dâu đóng sầm cánh của lại rồi khóa trong. Tôi ngồi ngoài bậc cửa bật khóc, đúng rồi, gần đất xa trời mà tôi lại phải rơi vào cái tình cảnh oái oăm này. Tôi không biết nên làm gì nữa, rồi tôi sẽ sống ra sao, con trai tôi biết chuyện tôi đã hành hạ vợ nó bằng đó lâu không biết nó sẽ phản ứng thế nào. Tôi cảm thấy hối lỗi, mình sai trái quá.
Theo Motthegioi.vn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét