VŨ KHÍ MỸ
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển
Tăng cường năng lực tuần tra, giám sát biển
Sửa chữa, nâng cấp các vũ khí Mỹ trong biên chế Quân đội Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình nâng cấp, hiện đại hóa các trang bị
khí tài cho quân quân đội, nhằm đảm bảo sức mạnh, khả năng phòng thủ,
bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.
Hiện Việt Nam chủ yếu mua vũ khí từ Nga và hợp tác quân sự với các nước như Hà Lan, Israel, Ukraine, Belarus... Với việc Mỹ gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều nguồn vũ khí hơn từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Việc đa dạng hóa nguồn cung, hợp tác với nhiều đối tác quốc phòng khác nhau sẽ giúp Việt Nam tránh bị động, lệ thuộc vào một đối tác sản xuất vũ khí. Đồng thời, thị trường vũ khí mở rộng hơn cũng cho phép Việt Nam tiếp cận được nhiều loại vũ khí tốt với giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu của quân đội Việt Nam hơn.
Tuy chưa rõ những mặt hàng vũ khí mà Việt Nam có thể mua từ Mỹ và phương Tây nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ, nhưng có rất nhiều ứng viên đã được lộ diện từ rất lâu.
Trực thăng đa năng UH-1
UH-1 là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey.
UH-1 Huey được phát triển vào năm 1955 trong quân đội Mỹ với bản thử nghiệm Bell 204. Chiếc máy bay này được sử dụng trong quân đội vào năm 1959, và được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1962 dưới tên UH-1. Chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976, với hơn 16.000 chiếc được sản xuất.
Sau chiến tranh, quân đội Việt Nam thu giữ khá nhiều trực thăng UH-1 từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa. UH-1 được quân đội Việt Nam sử dụng nhiều trong chiến tranh biên giới Tây Nam và phát huy hiệu quả rất tốt trên chiến trường.
Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, thiếu phụ tùng thay thế nên nhiều chiếc UH-1 đã được quân đội Việt Nam niêm cất. Trong những năm gần đây, quân đội Việt Nam đã tiến hành phục hồi, đại tu, nâng cấp một số máy bay UH-1 nhờ vào các nước đối tác như Úc.
Với việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, quân đội Việt Nam có thể tiếp cận được nguồn cung phụ tùng cho trực thăng UH-1 từ chính nhà sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo chất lượng trong việc khôi phục và nâng cấp mẫu máy bay trực thăng đa năng này.
Máy bay tuần tra hàng hải
Máy bay tuần tra hàng hải là một thế mạnh của vũ khí Mỹ, Nga hiện không có được loại máy bay tuần tra hàng hải có chất lượng tương đương với máy bay Mỹ.
Hai mẫu máy bay tuần tra hàng hải tốt nhất của Mỹ là P-3 Orion và P-8 Poseidon, được xem là hai mẫu máy bay tuần tra hàng hải tốt nhất thế giới hiện nay.
Hãng sản xuất vũ khí Lockheed đã chế tạo chiếc P-3 dựa trên khung của chiếc máy bay thương mại L-188 Electra vào những năm 1960. Chiếc P-3 được phân biệt với chiếc Electra nhờ có chiếc đuôi giống như một mũi kim rất đặc thù có tên gọi "MAD Boom", được dùng để tìm dấu hiệu từ tính của tàu ngầm.
Qua nhiều năm, chiếc máy bay đã có rất nhiều điểm mới trong thiết kế, đáng chú ý nhất là các gói nâng cấp hệ thống điện tử. Chiếc P-3 Orion vẫn còn đang được dùng bởi khá nhiều lực lượng hải quân và không quân của các nước trên thế giới, chủ yếu có nhiệm vụ tuần tra lãnh hải, trinh sát, mặt trận chống hạm và chống ngầm.
P-8 được xem là một hậu duệ "khủng" của P-3, khi được trang bị radar AN/APY-10. Khi hoạt động ở chế độ radar khẩu độ tổng hợp (SAR) nó sẽ cho phép phát hiện, phân loại và nhận diện tàu chiến ở trạng thái tĩnh, tàu cỡ nhỏ và giám sát vùng ven biển, còn khi ở chế độ radar khẩu độ tổng hợp với độ phân giải cao (ISAR) sẽ cho phép phát hiện, phân loại và theo dõi tàu ngầm nổi trên mặt nước, tàu thuyền di chuyển tốc độ cao ở vùng ven biển.
Không chỉ vậy, P-8 còn được trang bị thiết bị quét hình ảnh độ phân giải cao có thể phát hiện được kính tiềm vọng của tàu ngầm, cũng như mang theo các phao thủy âm để thả xuống vùng nghi ngờ tàu ngầm đối phương đang hoạt động.
Ngoài khả năng tuần tra hàng hải, P-8 còn được trang bị hàng loạt loại vũ khí như bom chìm, ngư lôi MK-54 và tên lửa đối hạm Harpoon bố trí ở 5 vị trí trong thân và 6 điểm treo dưới cánh.
Với việc mua P-3, hoặc P-8, quân đội Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh khả năng kiểm soát, làm chủ trên Biển Đông.
Máy bay tiêm kích đánh chặn F-16
Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 huyền thoại do Liên Xô sản xuất hoạt động trong biên chế của không quân Việt Nam đã có tuổi thọ rất cao, lên đến 50 năm. Việc tìm ứng cử viên thay thế máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 trong vài năm tiếp theo là một nhu cầu bức thiết của không quân Việt Nam.
Trong các ứng viên có thể thay thế cho MiG-21, F-16 của Mỹ được đánh giá rất tiềm năng khi loại máy bay này có nhiều ưu điểm như rất linh hoạt, bảo trì bảo dưỡng đơn giản, chi phí hoạt động ít, tiềm năng hiện đại hóa còn rất lớn…
F-16 là nguyên bản là tiêm kích hạng nhẹ do 1 phi công điều khiển với 1 động cơ, có nhiệm vụ ngăn cản máy bay địch bảo vệ không phận.
Những phiên bản sau chuyển thành chiến đấu cơ đa năng sử dụng trong mọi thời tiết có trọng lượng cất cánh 20 tấn. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410km/giờ, tầm tác chiến trên 550km và trần bay cao trên 15.000m.
Dù đã được sản xuất từ cách đây hơn 40 năm nhưng F-16 vẫn không ngừng được nâng cấp và dây chuyền sản xuất loại máy bay chiến đấu này vẫn đang còn hoạt động.
Mới đây nhất, hồi tháng 10.2015, quân đội Mỹ thông báo rằng họ đã nâng cấp máy bay F-16 lên chuẩn F-16V mới nhất, trang bị radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman.
Cơ hội hợp tác với nước khác sâu rộng hơn
Không chỉ mở ra cơ hội mua vũ khí Mỹ, việc Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác quốc phòng với nhiều nước hơn, đặc biệt là với Israel và Hà Lan.
Hiện Israel và Hà Lan là hai đối tác hợp tác quốc phòng lớn của Việt Nam. Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương sẽ giúp Việt Nam và hai nước trên mở rộng hơn nữa lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Với Hà Lan, Việt Nam có thể sẽ mở rộng hợp tác từ việc chỉ đóng tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư như hiện nay có thể mở rộng thành đóng tàu chiến cho lực lượng hải quân.
Thiên Hà
Một thế giới
Bỏ cấm vận, vũ khí Mỹ - Nga sát cánh bảo vệ Việt Nam
Thiên Nam |
Chuyên gia Nga đã đưa ra quan điểm về việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, trong mối quan hệ hợp tác quân sự với Nga.
Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là điều tất yếu
Truyền
thông Nga ngày 23-5 bình luận rằng, mặc dù có những luồng thông tin
trái chiều nhưng đúng như dự kiến, ngay sau khi bắt đầu chuyến thăm
Việt Nam, Tổng thống Obama đã tuyên bố Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận
tất cả các loại vũ khí cho Việt Nam.
Tại
cuộc họp báo ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố rằng, quyết định
này không phụ thuộc vào Trung Quốc hay bất kỳ yếu tố nào khác. Nhưng
theo ý kiến của nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Mosyakov, ông
Obama thiếu tính thành thật khi nói về vấn đề này.
Ông
Mosyakov cho biết, ông Obama có thể nói bất cứ điều gì nhưng quyết
định đó chắc chắn có liên quan đến cuộc đối đầu trên Biển Đông giữa Mỹ
và Trung Quốc và trên phạm vi toàn cầu với Nga.
Theo
vị chuyên gia Nga này, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận này có liên
quan mật thiết đến chính sách đối ngoại chiến lược của Washington ở
châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên,
theo một số chuyên gia, hiện ý tưởng này bắt đầu mất dần độ "hot",
bởi trong thời gian qua, các quan chức và học giả Hoa Kỳ đã nói quá
nhiều về nó, đồng thời, sau khi Việt - Mỹ trở thành đối tác toàn diện
năm 2013, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã trở thành một điều tất yếu.
Đa phần các chuyên gia nhận định, Việt Nam sẽ trung hòa quan hệ hợp tác quân sự với Nga và Mỹ
Trong
bối cảnh này, chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Obama mà người
Mỹ trông đợi như ca khúc khải hoàn, và việc Washington tuyên bố dỡ bỏ
hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam dường như đã trở thành
thắng lợi lớn hơn cho phía Hà Nội.
Ông
Mosyakov nhận định rằng, bản thân ông không nghĩ rằng chuyến thăm
này sẽ có tác động nào đó đến đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Còn về chính sách tái vũ trang quân đội Việt Nam, chính sách này sẽ có
ảnh hưởng nhưng không mang tính bước ngoặt.
Chuyên
gia Nga bình luận, kết quả cuộc hội đàm của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc với Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nga Medvedev cho thấy rằng,
mối quan hệ Việt - Nga có triển vọng rất lớn, trên nhiều lĩnh vực, kể
cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự.
Các
chuyên gia Nga đều thống nhất nhận định rằng, phân tích dưới góc độ
chính trị, quân sự và kinh tế cho thấy, việc dỡ bỏ cấm vận chủ yếu mang
tính biểu tượng cho sự bình thường hóa thực chất trong quan hệ Việt -
Mỹ, còn rất ít khả năng xảy ra tình trạng Việt Nam tái trang bị cho
quân đội với vũ khí của Mỹ.
Vậy điều này xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân cơ bản khiến Việt Nam chưa tái trang bị ồ ạt vũ khí Mỹ
Thứ nhất là quan hệ Việt - Mỹ vẫn chưa đủ độ tin cậy như Việt-Nga
Nga
và Việt Nam có lợi thế là được kế thừa mối quan hệ hợp tác hữu nghị anh
em với Liên bang Xô viết. Trải qua hơn hai mươi năm vun đắp, hiện hai
nước đã trở thành những "đối tác chiến lược toàn diện" của nhau, trong
khi Mỹ mới chỉ là "đối tác toàn diện".
Việt Nam cũng đã mua sắm một số vũ khí cá nhân của phương Tây
Để
xây dựng được một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau, Việt - Mỹ sẽ cần tới
hàng chục năm, trong bối cảnh hai nước có 2 chế độ chính trị khác nhau
nên vẫn còn những bất đồng về một số lĩnh vực cơ bản như thể chế chính
trị.
Mà đối với những vấn đề này, nếu
chưa được sự đồng thuận của quốc hội Mỹ thì sẽ không có thỏa thuận vũ
khí quan trọng nào được phê duyệt. Ngay cả đối với những đồng minh của
Mỹ, việc mua sắm các vũ khí hiện đại cũng không hề đơn giản khi ra trước
quốc hội Hoa Kỳ.
Thứ hai là hợp tác với Mỹ chưa thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng
Thoạt
nhìn, điều này dường như không ảnh hưởng lắm đến đường lối đối ngoại
quân sự, nhưng trong thực tế, nó quyết định đến xu hướng mua sắm vũ khí
trang bị và có tác động không nhỏ đến việc xây dựng quan hệ hợp tác kỹ
thuật quân sự của đất nước.
Các nước
nghèo khi quan hệ với Mỹ thường không có được xu thế hợp tác thực chất
và bình đẳng mà thường nhận được những "món quà" hoặc mua với giá rẻ các
loại trang bị, vũ khí cũ, khó có khả năng nâng cao năng lực tác chiến
của quân đội.
Các nước nhỏ cũng rất
khó có khả năng và nếu có cũng rất lâu mới đạt đến trình độ có thể hợp
tác phát triển vũ khí trang bị với Mỹ. trong thực tế, việc chia sẻ công
nghệ quân sự của Mỹ đối với các nước khác là sự chọn lựa gắt gao cả về
thái độ chính trị và trình độ công nghệ.
Do
đó, các nước như Việt Nam thường không có lợi gì trong quan hệ với Mỹ
về lĩnh vực phát triển nền công nghiệp quốc phòng của đất nước. Điều này
có thể nhìn thấy rõ từ thực trạng của Philippines hay Đài Loan trong
mối quan hệ với Mỹ. Nhưng đối với Nga thì ngược lại.
Hiện
Nga đang giúp đỡ Việt Nam phát triển binh chủng tàu ngầm, hợp tác chế
tạo tên lửa chống hạm, tàu tên lửa và có thể là cả tàu hộ vệ. Đây là sự
giúp đỡ quý báu, giúp ngành đóng tàu quân sự và chế tạo tên lửa Việt Nam
bắt kịp với trình độ của thế giới.
Thứ ba là Việt Nam đang sử dụng rất nhiều vũ khí Nga
Trong
5 năm liền Việt Nam lọt vào top 3 khách hàng lớn nhất mua các sản phẩm
quân sự của Nga. Hiện nay, trong trang bị của Quân đội Nhân dân Việt
Nam, 90% là vũ khí Nga, mà chủ yếu trong đó là các trang bị tác chiến,
có ý nghĩa sống còn đối với quân đội trong bảo vệ đất nước.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm của Mỹ như P-3C Orion có thể là loại vũ khí đầu tiên mà Việt Nam mua sắm
Việc
sử dụng chủ yếu là các vũ khí Nga đồng nghĩa với việc toàn bộ hạ tầng
cơ sở và yếu tố con người của Việt Nam đều được xây dựng để phục vụ cho
việc sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các vũ khí Nga, trong đó có không ít
những vũ khí mới, hiện đại, vòng đời sử dụng còn lâu và tiềm tàng khả
năng nâng cấp, hiện đại hóa.
Việc đầu
tư xây dựng mới hàng loạt hạ tầng cơ sở, xây dựng từ đầu về yếu tố con
người là tốn kém rất nhiều tiền bạc và thời gian, lãng phí rất lớn những
cơ sở hạ tầng cũ. Do đó, không thể một sớm một chiều tái trang bị hàng
loạt vũ khí Mỹ.
Việt Nam nên đi theo xu hướng của Ấn Độ?
Trên
đây là những yếu tố mang tính then chốt để Cơ quan Liên bang Nga về hợp
tác kỹ thuật - quân sự đưa ra nhận xét rằng, việc Washington dỡ bỏ hoàn
toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Hà Nội cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều
đến xuất khẩu vũ khí của Nga sang Việt Nam.
Mỹ đã cung cấp tàu tuần tiễu cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
Các
chuyên gia Nga đưa ra một chi tiết thực sự mang tính biểu tượng là
chính trong những ngày này, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã
phát biểu trên kênh truyền hình "Nước Nga-24", tuyên bố ủng hộ sự
tăng cường hợp tác kỹ thuật - quân sự với Nga.
Chủ
tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh sự cần thiết phải thành lập những xí
nghiệp liên doanh để chế tạo, bảo dưỡng và nâng cấp các loại vũ khí
và thiết bị quân sự của Nga, đang trang bị trong Quân đội Nhân dân
Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng,
mặc dù Việt Nam sẽ mua sắm thêm một số trang bị phương Tây, nhưng các
loại vũ khí Nga, mà chủ yếu là các trang, thiết bị tác chiến nòng cốt sẽ
vẫn là người bạn đồng hành với quân đội Việt Nam trong thời gian rất
dài.
Do đó, Việt Nam có thể đi theo
con đường của Ấn Độ, không phá vỡ cơ cấu vũ khí, trang bị hiện có mà chỉ
mua sắm thêm các trang bị bảo đảm (máy bay vận tải, máy bay chỉ
huy-cảnh báo sớm), tàu tuần tiễu hay một số trang bị cá nhân binh lính.
Nếu
đi theo con đường này, Việt Nam sẽ dung hòa và thu nạp được lợi ích
trong quan hệ với các cường quốc quân sự, thực hiện đúng chiến lược đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc phòng, biến ngoại lực thành
nội lực, để xây dựng quân đội Việt Nam hiện đại, mạnh mẽ, đủ khả năng
bảo vệ đất nước.
theo Đất Việt
8 vũ khí giúp Mỹ khẳng định vị thế siêu cường
Vũ khí laser trong không gian, máy bay không người lái có trí thông minh
nhân tạo là 2 trong số những vũ khí tương lai giúp Mỹ củng cố vị thế
cường quốc quân sự số một thế giới.
Quân phục tàng hình Quantum
có thể giúp binh lính Mỹ trở nên vô hình trong mắt đối phương và các
thiết bị ảnh nhiệt. Đây là một loại siêu vật liệu có khả năng bẻ cong
ánh sáng khiến người đối diện rất khó nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tác
dụng ngăn bức xạ nhiệt phát ra từ cơ thể. Theo VPK, Nga, Quantum đang được phát triển tại một cơ sở bí mật của Lầu Năm Góc. Ảnh: Toptendiary |
Bom xung điện EMP lắp trong vệ tinh. Cộng đồng quốc tế phản đối việc sử dụng không gian bên ngoài trái đất cho mục đích quân sự. Nhưng Washington vẫn không từ bỏ ý định lắp vũ khí trên các vệ tinh để khẳng đinh sức mạnh. Theo VPK,
Lầu Năm Góc có kế hoạch lắp bom xung điện trong vệ tinh bay quanh trái
đất. Khi chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ phóng nó về mặt đất nhằm vô hiệu hóa
hệ thống điện của đối phương. Ảnh đồ họa: Ytimg |
Máy bay không người lái (UAV) có trí thông minh nhân tạo
là vũ khí tấn công chủ chốt trong tương lai của Mỹ. Những cỗ máy chiến
tranh này có khả năng "tư duy" như con người để thực hiện nhiệm vụ ở
những khu vực nguy hiểm. Chúng có thể hoạt động độc lập mà không cần sự
can thiệp của con người. Ảnh: US Navy |
Tên lửa siêu thanh cho
phép Mỹ thực hiện cuộc tấn công trên toàn thế giới chỉ trong vài phút.
Nó có tốc độ không thể đánh chặn. Washington vẫn chưa thành công với các
thử nghiệm, nhưng họ sẽ không từ bỏ loại vũ khí mang tầm chiến lược
này. Ảnh: Washington Post |
Pháo điện từ có thể bắn
đầu đạn với tốc độ lên đến 2,4 km mỗi giây (8.600 km/h). Động năng sinh
ra ở vận tốc như vậy đủ sức phá hủy mọi thứ mà không cần đầu đạn. Nhà
thầu General Atomics đã thử nghiệm thành công siêu vũ khí ở quy mô phòng
thí nghiệm. Dự kiến nó sẽ phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 2028. Ảnh: Wikipedia |
Vũ khí laser LAW có thể
bắn hạ tên lửa, UAV và trực thăng bay thấp. Mỹ là quốc gia đầu tiên trên
thế giới lắp vũ khí năng lượng định hướng trên chiến hạm. LAW sẽ giúp
nâng cao khả năng phòng thủ cho hạm đội tàu chiến của Hải quân Mỹ trong
tương lai. Ảnh: Strategypage |
Súng phóng lựu thông minh XM-25
bắn lựu đạn được lập trình để nổ ở khoảng cách và cự ly hợp lý nhất
nhằm tối ưu hóa việc tiêu diệt mục tiêu. Người ta trang bị cho súng hệ
thống chỉ thị mục tiêu laser kiêm điều khiển hỏa lực tối tân. XM-25 có
thể diệt bộ binh đối phương ẩn nấp sau hầm hào, công sự nhờ cơ chế nổ
thông minh của đạn. Quân đội Mỹ đã thử nghiệm vũ khí này ở chiến trường
Afghanistan. Ảnh: DARPA |
Vũ khí laser lắp trên vệ tinh
là dự án đầy tham vọng của Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng tiên
tiến DARPA. Nếu thành công, Mỹ sẽ sở hữu siêu vũ khí có thể tấn công
mọi nơi trên thế giới khiến đối phương không kịp trở tay. Ảnh đồ họa: Furture War |
Báo Đa Chiều: Nếu Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, sẽ “một tên trúng hai đích”
VietTimes -- Đa Chiều ngày 21/5 cho hay từ ngày hôm nay (23/5), Tổng
thống Mỹ Barack Obama sẽ tiến hành chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương
lần thứ 10 trong nhiệm kỳ, trạm dừng chân đầu tiên là Việt Nam, đây là
nơi lần đầu tiên ông đến thăm kể từ khi ông lên nắm quyền cho đến nay.
Phái đoàn Việt Nam thăm máy bay trinh sát-săn ngầm P-3 của Mỹ
Trong
thời gian thăm Việt Nam, ông Barack Obama có thể sẽ tuyên bố nới lỏng
thậm chí dỡ bỏ toàn diện cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Nếu đây là sự
thật, hành động này của Mỹ sẽ đánh dấu một sự thay đổi quan trọng về
chính sách.
Trợ lý Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ
Ben Rhodes cho hay, quan chức chính phủ đã cùng với Quốc hội thảo luận
khả năng dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đa Chiều tuyên truyền
rằng "trước đó, Việt Nam luôn tìm cách thuyết phục Mỹ về vấn đề này".
Sau
khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã chấm dứt bán vũ khí sát thương
cho Việt Nam. Đến năm 1984, chính quyền Ronald Reagan chính thức thực
hiện cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Mặc dù sau
đó hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995 và đến năm
2001 ký kết Hiệp định Thương mại song phương, Mỹ vẫn chưa nới lỏng lệnh
cấm. Chính sách cấm vận vũ khí này đã tồn tại vài chục năm.
Phái
đoàn quân sự Việt Nam sang thăm, giao lưu với Lực lượng vệ binh quốc
gia bang Oregon, Hoa Kỳ tháng 5/2012 (ảnh tư liệu: Oregon National
Guard)
Cho đến những năm gần đây, quan hệ
Việt-Mỹ ấm lên. Để thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình
Dương, vào năm 2014, Mỹ đã nới lỏng một phần lệnh cấm - dỡ bỏ lệnh cấm
xuất khẩu vũ khí hàng hải đối với Việt Nam.
Đa
Chiều nói: "Nhiều năm qua, Việt Nam luôn thuyết phục Mỹ dỡ bỏ toàn bộ
lệnh cấm này. Cùng với tình Biển Đông nóng lên, giới chính trị Mỹ ngày
càng đề cập đến vấn đề này".
Ben Rhodes không
cho biết chi tiết lần này Mỹ cân nhắc cho phép xuất khẩu những vũ khí
nào cho Việt Nam, nhưng Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng
nghị sĩ John McCain luôn thúc đẩy hủy bỏ toàn bộ lệnh cấm.
Theo
tờ Defense News Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cũng đã
bày tỏ ủng hộ đối với việc chấm dứt cuối cùng lệnh cấm.
Máy bay chiến đấu của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất, cung ứng (nguồn: TTVNOL)
Đối
với Việt Nam, dỡ bỏ cấm vận sẽ là một thắng lợi ngoại giao và chính
trị, cũng là một thắng lợi về quân sự. Điều này sẽ làm cho quan hệ hai
nước tiếp tục ấm lên trên nền tảng hợp tác thương mại rộng lớn.
Việt
Nam luôn tìm cách nhập khẩu vũ khí để ứng phó với các hành động bành
trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình
quốc tế Stockholm cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam là nước
nhập khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới.
Trong khi đó, 5 năm trước đó, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Việt Nam chỉ đứng thứ 43 thế giới.
Nói
trên hệ thống báo chí Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng
Ban Biên giới Chính phủ cho rằng, Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sẽ đồng thời
phát đi một tín hiệu cho Việt Nam và Trung Quốc, đó là, trong vấn đề
Biển Đông, Mỹ hiện sẽ coi Việt Nam là đối tác, bạn hàng...
Phái
đoàn quân sự Việt Nam sang thăm, giao lưu với Lực lượng vệ binh quốc
gia bang Oregon, Hoa Kỳ tháng 5/2012 (ảnh tư liệu: Oregon National
Guard).
Tuy nhiên, hủy bỏ hoàn toàn cấm vận vũ
khí đối mặt với khó khăn trong nội bộ Mỹ. Những ý kiến phản đối đến từ
Quốc hội Mỹ chủ yếu xuất phát từ một vấn đề khác.
Hiện
nay, 90% trang bị quân sự của Việt Nam nhập khẩu từ Nga. Đa Chiều dẫn
nhận định mà trang này nói là từ trang Defense News của Mỹ cho rằng nếu
chính quyền Barack Obama thay đổi thực tế này, sẽ là một mũi tên trúng
hai đích: Một mặt, có thể kiềm chế Nga. Mặt khác, có thể tăng cường ngăn
chặn vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.
Hãng
tin Reuters dẫn lời quan chức Mỹ cho rằng, bất kể vấn đề cấm vận vũ khí
được giải quyết như thế nào, hai bên đều dự kiến chuyến thăm lần này
của ông Barack Obama sẽ thúc đẩy được các biện pháp cụ thể để nâng cấp
hợp tác quân sự song phương.
Theo tiết lộ của
nguồn tin tiếp cận các nhà quyết sách Mỹ, Washington đang tìm cách tăng
cường cho các tàu chiến Mỹ thăm cảng của Việt Nam, thậm chí có thể bao
gồm quân cảng mang tính chiến lược Cam Ranh và tổ chức diễn tập quân sự
trên biển chung với nước chủ nhà.
Viettimes.vn
Những vũ khí Việt Nam có thể mua khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận
24/05/2016 - 10:54 (GMT+7)
Việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam có điều kiện lựa chọn mua các vũ khí, khí tài quan trọng, phù hợp nhu cầu sử dụng nhằm đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh
cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam có điều kiện lựa chọn mua các vũ
khí, khí tài quan trọng, phù hợp nhu cầu sử dụng.
|
Vũ khí sát thương
được hiểu là loại vũ khí nhằm mục đích tối quan trọng là trực tiếp tiêu
diệt nhanh chóng kẻ địch. Những vũ khí sát thương có uy lực lớn, sức
công phá khủng khiếp và gây chấn thương nghiêm trọng làm hoặc thiệt mạng
ngay tức khắc.
Lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ bắt nguồn từ sự kiện vịnh Bắc Bộ
năm 1964. Năm 1984, Việt Nam bị liệt vào danh sách Quy định vũ khí
trong Buôn bán quốc tế (ITAR), ngăn cản các quốc gia có tên không được
mua bán vũ khí với Mỹ. Dù năm 1995 hai nước đã bình thường hóa quan hệ
ngoại giao nhưng lệnh cấm vận vũ khí vẫn kéo dài hơn 20 năm qua.
Tại cuộc họp báo chung giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama
sáng ngày 23/5, ông Obama tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm
bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng mà
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh và khẳng định “là một minh
chứng quan hệ hai nước đã bình thường hóa hoàn toàn”.
Theo các chuyên gia quân sự nước ngoài,
việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí, vấn đề đầu tiên mà Việt Nam
quan tâm là các trang bị bảo đảm cho hoạt động an ninh trên biển và
phương tiện tuần tra biển từ trên không.
Vũ khí bằng âm thanh LRAD 1000x Xi của Mỹ được trang bị trên tàu CSB
|
Khi quan hệ hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ
đạt được sự tin cậy tuyệt đối thì việc xây dựng một lực lượng tàu chấp
pháp biển mạnh, trang bị hiện đại sẽ là một nội dung quan trọng nhất đối
với Việt Nam trong quan hệ hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ. Chiến dịch bảo
vệ chủ quyền kiên quyết và khôn khéo của Việt Nam những năm qua đã giúp
duy trì được hòa bình, ổn định. Nhưng từ các chiến dịch này cũng bộc lộ
sự mỏng yếu của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của chúng ta.
Trong thời gian tới, Mỹ đã cam kết sẽ
cung cấp thêm cho Việt Nam các tàu tuần tra cao tốc và các trang bị,
phương tiện bảo vệ an ninh trên biển, ví dụ như Thiết bị phát âm thanh
tầm xa (Long Range Acoustic Device – LRAD, thiết bị có thể tạo ra âm
hưởng tối đa 146 dB, cao hơn giới hạn gây đau đớn cho con người là
120-130 dB và gây thủng màng nhĩ) - một vũ khí phi sát thương hiệu quả
để chống hải tặc và các đối tượng gây mất an ninh, an toàn trên biển.
Hiện các tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã được trang bị các hệ thống này. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông
đang ngày càng phức tạp và nguy hiểm, việc Mỹ giúp Việt Nam tăng cường
năng lực thực thi pháp luật trên biển là điều rất cần thiết.
Máy bay do thám P-3 được coi là sát thủ săn ngầm hàng đầu của quân đội Mỹ.
|
Khi lệnh cấm vận vũ khí sát thương được
dỡ bỏ hoàn toàn, theo một số chuyên gia nước ngoài, Việt Nam nếu muốn có
thể mua từ Mỹ máy bay do thám Lockheed P-3 Orion. Đây là mẫu máy bay 4
động cơ săn ngầm và trinh sát được Hải quân Mỹ phát triển và giới thiệu
từ thập kỷ 60.
Trải qua 50 năm vận hành và cải tiến,
P-3 vẫn là mẫu máy bay được nhiều nước ưu tiên sử dụng. Đặc trưng lớn
nhất của P-3 là hệ thống tác chiến điện tử được cải thiện rất lớn. Nhiệm
vụ chủ yếu của P-3 là giám sát vùng biển, trinh sát, do thám, diệt
ngầm, diệt tàu mặt nước. Tính tới năm 2012, tổng cộng 734 chiếc P-3 đã
được bán và sử dụng.
Theo truyền thông phương Tây, sở dĩ Việt
Nam đưa ra lựa chọn này là do sự xuất hiện ngày càng đông đảo của lực
lượng tàu ngầm thông thường và hạt nhân trên Biển Đông, mà các loại máy
bay này ngoài chức năng tuần tra hàng hải thông thường, còn có khả năng
chống tàu ngầm rất tốt.
Máy bay vận tải C-130 Hercules từng xuất hiện ở sân bay Nội Bài trong chuyến thăm của Obama.
|
Bên cạnh P-3, vận tải cơ C-130 Hercules
cũng có thể được mua nếu phía Việt Nam quan tâm. Lockheed C-130 Hercules
là một máy bay vận tải hạng trung bốn động cơ tua-bin cánh quạt và là
loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế
giới.
Thân máy bay C-130 có thể thay đổi khiến
loại máy bay này đáp ứng được nhiều vai trò từ máy bay vũ trang hạng
nặng, tấn công trên không, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu thời tiết, tiếp dầu trên không và cứu hoả. Chiếc máy bay có
tầm hoạt động khoảng 2.000 km.
Hiện Hải quân Việt Nam chỉ có những
phương tiện trinh sát, giám sát biển thông thường, không có khả năng săn
ngầm. Do đó, việc sở hữu P-3C4 Orion hay SC-130J Sea Hercules sẽ giúp
Việt Nam bảo vệ tốt đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.
Việt Nam vẫn còn sử dụng rất nhiều xe bọc thép M113 của Mỹ
|
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, song
song với việc có thể mua sắm thêm các vũ khí, trang bị tiên tiến như
máy bay, tàu chiến, pháo, xe tăng… của Mỹ, Mỹ có thể còn giúp Việt Nam
sửa chữa, phục hồi, nâng cấp các trang bị cũ mà Việt Nam đã thu được sau
chiến tranh.
Hiện nay, vẫn có hàng trăm chiếc M113
phục vụ tích cực trong Quân đội Nhân dân Việt Nam mặc dù có những khó
khăn về vấn đề phụ tùng. Nếu được dỡ lệnh cấm vận, quân đội Việt Nam sẽ
có điều kiện đảm bảo hoạt động chiến đấu tốt hơn cho M113, cũng như nâng
cấp chúng thích nghi với chiến tranh hiện đại.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tái sử
dụng lại các loại xe tăng, pháo tự hành do Mỹ chế tạo như xe tăng M41,
M48, pháo tự hành M107. Dù các loại vũ khí này được chế tạo từ cách đây
vài chục năm, nhưng trên thế giới nhiều quốc gia vẫn còn sử dụng chúng.
Trong trang bị không quân, Việt Nam có
thể mua được phụ tùng, hoặc đặt hàng nâng cấp trực thăng đa năng UH-1
đang được trang bị hạn chế trong Không quân Nhân Việt Nam (khoảng 12-15
chiếc). Ngoài ra, theo một số tài liệu, không quân Việt Nam còn đang lưu
kho nhiều UH-1 chưa phục hồi hoạt động.
Video cận cảnh "sát thủ săn ngầm" P-3 Orion của quân đội Mỹ - Nguồn video: YouTube
Việt Nam sẽ mua vũ khí gì của Mỹ?
Trước việc chính phủ Mỹ có thể
sẽ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam trong
chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào tháng 5 này, câu hỏi
đặt ra là Việt Nam sẽ mua vũ khí gì của Mỹ.
Máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon
Hiện Việt Nam chủ yếu mua vũ khí từ Nga và hợp tác quân sự với các nước như Hà Lan, Israel, Ukraine, Belarus... Với việc Mỹ gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam có thể tiếp cận được nhiều nguồn vũ khí hơn từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Việc đa dạng hóa nguồn cung, hợp tác với nhiều đối tác quốc phòng khác nhau sẽ giúp Việt Nam tránh bị động, lệ thuộc vào một đối tác sản xuất vũ khí. Đồng thời, thị trường vũ khí mở rộng hơn cũng cho phép Việt Nam tiếp cận được nhiều loại vũ khí tốt với giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu của quân đội Việt Nam hơn.
Tuy chưa rõ những mặt hàng vũ khí mà Việt Nam có thể mua từ Mỹ và phương Tây nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ, nhưng có rất nhiều ứng viên đã được lộ diện từ rất lâu.
Trực thăng đa năng UH-1
UH-1 là loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng vì được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nó thường được biết dưới tên (dùng trong thủy quân lục chiến Mỹ) là Huey.
UH-1 Huey được phát triển vào năm 1955 trong quân đội Mỹ với bản thử nghiệm Bell 204. Chiếc máy bay này được sử dụng trong quân đội vào năm 1959, và được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1962 dưới tên UH-1. Chiếc cuối cùng xuất xưởng năm 1976, với hơn 16.000 chiếc được sản xuất.
Sau chiến tranh, quân đội Việt Nam thu giữ khá nhiều trực thăng UH-1 từ tay quân đội Việt Nam cộng hòa. UH-1 được quân đội Việt Nam sử dụng nhiều trong chiến tranh biên giới Tây Nam và phát huy hiệu quả rất tốt trên chiến trường.
Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, thiếu phụ tùng thay thế nên nhiều chiếc UH-1 đã được quân đội Việt Nam niêm cất. Trong những năm gần đây, quân đội Việt Nam đã tiến hành phục hồi, đại tu, nâng cấp một số máy bay UH-1 nhờ vào các nước đối tác như Úc.
Với việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, quân đội Việt Nam có thể tiếp cận được nguồn cung phụ tùng cho trực thăng UH-1 từ chính nhà sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo chất lượng trong việc khôi phục và nâng cấp mẫu máy bay trực thăng đa năng này.
Máy bay tuần tra hàng hải
Máy bay tuần tra hàng hải là một thế mạnh của vũ khí Mỹ, Nga hiện không có được loại máy bay tuần tra hàng hải có chất lượng tương đương với máy bay Mỹ.
Hai mẫu máy bay tuần tra hàng hải tốt nhất của Mỹ là P-3 Orion và P-8 Poseidon, được xem là hai mẫu máy bay tuần tra hàng hải tốt nhất thế giới hiện nay.
Hãng sản xuất vũ khí Lockheed đã chế tạo chiếc P-3 dựa trên khung của chiếc máy bay thương mại L-188 Electra vào những năm 1960. Chiếc P-3 được phân biệt với chiếc Electra nhờ có chiếc đuôi giống như một mũi kim rất đặc thù có tên gọi "MAD Boom", được dùng để tìm dấu hiệu từ tính của tàu ngầm.
Qua nhiều năm, chiếc máy bay đã có rất nhiều điểm mới trong thiết kế, đáng chú ý nhất là các gói nâng cấp hệ thống điện tử. Chiếc P-3 Orion vẫn còn đang được dùng bởi khá nhiều lực lượng hải quân và không quân của các nước trên thế giới, chủ yếu có nhiệm vụ tuần tra lãnh hải, trinh sát, mặt trận chống hạm và chống ngầm.
P-8 được xem là một hậu duệ "khủng" của P-3, khi được trang bị radar AN/APY-10. Khi hoạt động ở chế độ radar khẩu độ tổng hợp (SAR) nó sẽ cho phép phát hiện, phân loại và nhận diện tàu chiến ở trạng thái tĩnh, tàu cỡ nhỏ và giám sát vùng ven biển, còn khi ở chế độ radar khẩu độ tổng hợp với độ phân giải cao (ISAR) sẽ cho phép phát hiện, phân loại và theo dõi tàu ngầm nổi trên mặt nước, tàu thuyền di chuyển tốc độ cao ở vùng ven biển.
Không chỉ vậy, P-8 còn được trang bị thiết bị quét hình ảnh độ phân giải cao có thể phát hiện được kính tiềm vọng của tàu ngầm, cũng như mang theo các phao thủy âm để thả xuống vùng nghi ngờ tàu ngầm đối phương đang hoạt động.
Ngoài khả năng tuần tra hàng hải, P-8 còn được trang bị hàng loạt loại vũ khí như bom chìm, ngư lôi MK-54 và tên lửa đối hạm Harpoon bố trí ở 5 vị trí trong thân và 6 điểm treo dưới cánh.
Với việc mua P-3, hoặc P-8, quân đội Việt Nam sẽ được tăng cường mạnh khả năng kiểm soát, làm chủ trên Biển Đông.
Máy bay tiêm kích đánh chặn F-16
Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 huyền thoại do Liên Xô sản xuất hoạt động trong biên chế của không quân Việt Nam đã có tuổi thọ rất cao, lên đến 50 năm. Việc tìm ứng cử viên thay thế máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21 trong vài năm tiếp theo là một nhu cầu bức thiết của không quân Việt Nam.
Trong các ứng viên có thể thay thế cho MiG-21, F-16 của Mỹ được đánh giá rất tiềm năng khi loại máy bay này có nhiều ưu điểm như rất linh hoạt, bảo trì bảo dưỡng đơn giản, chi phí hoạt động ít, tiềm năng hiện đại hóa còn rất lớn…
F-16 là nguyên bản là tiêm kích hạng nhẹ do 1 phi công điều khiển với 1 động cơ, có nhiệm vụ ngăn cản máy bay địch bảo vệ không phận.
Những phiên bản sau chuyển thành chiến đấu cơ đa năng sử dụng trong mọi thời tiết có trọng lượng cất cánh 20 tấn. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410km/giờ, tầm tác chiến trên 550km và trần bay cao trên 15.000m.
Dù đã được sản xuất từ cách đây hơn 40 năm nhưng F-16 vẫn không ngừng được nâng cấp và dây chuyền sản xuất loại máy bay chiến đấu này vẫn đang còn hoạt động.
Mới đây nhất, hồi tháng 10.2015, quân đội Mỹ thông báo rằng họ đã nâng cấp máy bay F-16 lên chuẩn F-16V mới nhất, trang bị radar tạo chùm nhanh (SABR) quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) APG-83 tân tiến của tập đoàn Northrop Grumman.
Cơ hội hợp tác với nước khác sâu rộng hơn
Không chỉ mở ra cơ hội mua vũ khí Mỹ, việc Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương sẽ giúp Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác quốc phòng với nhiều nước hơn, đặc biệt là với Israel và Hà Lan.
Hiện Israel và Hà Lan là hai đối tác hợp tác quốc phòng lớn của Việt Nam. Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương sẽ giúp Việt Nam và hai nước trên mở rộng hơn nữa lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Với Hà Lan, Việt Nam có thể sẽ mở rộng hợp tác từ việc chỉ đóng tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư như hiện nay có thể mở rộng thành đóng tàu chiến cho lực lượng hải quân.
Thiên Hà
Một thế giới
Nhận xét
Đăng nhận xét