MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 19 (Đồng Tháp)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Làng hoa Sa Đéc đã hơn 100 tuổi, nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác.
Đến Sa Đéc vào bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim… có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng.
Khu di tích Xẻo Quýt
Khu căn cứ Xẻo Quýt với diện tích khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh. Người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ bởi môi trường sinh thái ở đây hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật: tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp…
Nơi đây Khi xưa cỏ dại hoang vu , kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng, từ năm 1960-1975 đã được chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Đến Xẻo Quýt, bạn sẽ được chứng kiến những hầm tránh bom chử A, hầm bí mật cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất được phục chế nguyên vẹn như trước. Ngoài ra còn có những “bãi ngù – tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng và xe tăng bộ binh.
Khu di tích Gò Tháp
Vị Trí: Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ. Hằng năm, tại Khu di tích nầy có hai kì lễ hội truyền thống dân gian : Vía Bà Chúa Xứ (rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách về Gò Tháp hành hương.
Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mùa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phongcảnh thiên nhiên kì vĩ.
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu di tích là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc – nguời đã sinh thành ra vị lãnh tụ Hồ Chí Minh của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ khu di tích chia làm ba khu vực: Khu mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen… được thiết kế đúng theo tỷ lệ với ngôi nhà sàn Bác ở Hà Nội, để cho những người dân ở miền Nam không có điều kiện ra miền Bắc có thể biết được ngôi nhà của Bác.
Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn.
Vườn Quốc gia Tràm Chim
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, hay còn gọi là vườn chim Gáo Giồng. Nơi đây được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười.
Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng, hàng nghìn cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp.
Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, còn gọi là vườn chim Gáo Giồng từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười.
Vườn cây trái Đồng Tháp
Trái cây Đồng Tháp từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những địa danh rất đỗi quen thuộc : xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt Lai Vung…
Chùa Kiến An Cung
Vị trí: trung tâm thị xã Sa Đéc
Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại trung tâm thị xã Sa Đéc. Chùa Kiến An Cung là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo. Chùa được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái ngói được làm rất công phu, gồm 3 lớp: mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.
Trăm nghe không bằng một thấy, nếu có dịp về Đồng Tháp, mời bạn đến viếng chùa Kiến An Cung để tận mắt chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo, một nghệ thuật chạm khắc tinh vi.
Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế : ngày 22-2 và ngày 22-8 âm lịch. Mỗi 3 năm có thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh quá vãng và cầu cho quốc thới dân an.
Chợ chiếu Định Yên – chợ Ma
Vị Trí: Chợ chiếu Định Yên nằm cách TX.Sa Đéc 35km thuộc Xã Định Yên, Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Nét văn hóa độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Chỉ có đến Định Yên vào ban đêm bạn mới thấy được cảnh họp chợ nhộn nhịp, mọi nguời chong một đèn quây quần trước sân chùa An Phước. Giờ họp chợ không cố định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước 1 giờ và cứ thế xoay vòng.
Chiếu ở đây được bán sỉ và lẻ với giá cao thấp khác nhau tuỳ theo mẫu mã và độ dày-mỏng, thưa-khít…
Nguồn tin: Tin tức du lịch
Tham quan chợ Sa Đéc ở Đồng Tháp
Photo An Bùi
LQ - TT
Nếu đi từ TP.HCM dọc theo quốc lộ 1A về hướng Vĩnh Long, Cần Thơ, đến ngã ba An Hữu (trước chân cầu Mỹ Thuận) quẹo phải, bạn đã bắt đầu đặt chân vào địa phận Đồng Tháp.
Những hầm tránh bom chữ A, hầm bí mật cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z,… của lực lượng cách mạng đã được phục chế nguyên vẹn như trước. Ở đây môi trường sinh thái cũng hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật: tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… và 200 loài động vật hoang dã – trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp… Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ.
Xẻo là “lạch con” – tạm hiểu như con rạch nhỏ, dòng nước nhỏ, quýt là tên cây. Chúng ta có thể khám phá khu du tích này bằng cách đi bộ theo đường mòn, hoặc bơi xuồng theo những con lạch nhỏ.
Xem Clip: Cao Lãnh – Miền Đất Lành – Lịch Sử Cao Lãnh Toàn Tập
Sau nhiều năm chăm chỉ khai hoang và ươm trồng, gia cư ông dần khấm khá nhờ có nguồn thu từ vườn quýt. Vườn quýt nhà ông ở nơi thuận cả đường sông và đường bộ nên người dân xa gần thường tụ tập đến đây để đổi chác, mua bán. Cái tên chợ Vườn Quýt có từ khi ấy. Và cũng vì hay giúp đỡ người nghèo, cộng thêm tính tình cương trực, nên ông được dân làng cảm phục, cử làm chức Câu Đương để lo việc phân xử những việc kiện cáo nhỏ tại địa phương.
Năm Canh Thìn (1820), nạn dịch tả bỗng dưng hoành hành rất dữ. Ông và vợ đã bất chấp cả tính mệnh mình để ra sức cứu chữa cho người dân. Sau khi ông và vợ mất, người dân đã lập miếu thờ. Tên Cao Lãnh là đọc trại của Câu Lãnh – chức và tục danh của ông. Miếu Ông chủ Bà chủ tọa lạc gần chợ Cao Lãnh chính là thờ hai vị ấy.
Bênh cạnh Khu mộ Cụ là Nhà Sàn Bác Hồ được thiết kế đúng theo tỷ lệ với ngôi nhà sàn Bác ở Hà Nội, để cho những người dân ở miền Nam không có điều kiện ra miền Bắc có thể biết được ngôi nhà của Bác.Khung cảnh nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm với hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Với những nét độc đáo đó ngày 09/04/1992 Khu di tích được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn Hoá cấp quốc gia.
Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Đa phần quýt hồng quả to mà bạn nhìn thấy được bày bán từ Bắc vào Nam, đều là quýt hồng Lai Vung. Quýt hồng khoảng 2 năm “tuổi” thì bắt đầu cho trái. Một cây quýt trưởng thành có thể “tặng” nông dân từ 200 – 400kg trái/năm (4 – 5trái/kg). Hoa quýt trổ đều vào tháng năm. Sau 9 tháng, quýt bắt đầu chín vàng cây. Nhưng hiện tại người nông dân đã biết cách xử lí cho quýt ra trái quanh năm.
Trong sân chùa cổ kính, dưới ánh đèn dầu leo lắt, những người họp chợ đi qua lại lặng lẽ mờ ảo như những bóng ma… Vì thế, chợ chiếu Định Yên còn được gọi là chợ ma, chợ âm phủ. Nhưng hiện nay, việc lưu thông buôn bán thuận tiện hơn rất nhiều nên “chợ ma” làng chiếu đã vãn. Về Định Yên, du khách chỉ còn được tham quan làng chiếu vào ban ngày.
Ngoài ra Đồng Tháp còn có các “điểm nhấn” khác: khu du du lịch Gáo Giồng, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, làng nem Lai Vung, làng hoa Tân Qui Đông,…
Trong đó phải kể đến Vườn Quốc gia Tràm Chim – Tam Nông đã trở thành khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới.
Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với hệ sinh thái vô cùng phong phú khoảng 130 loài thực vật khác nhau,đồng thời nơi này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam. Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn.
Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy,… sinh sống và làm tổ quanh năm như : trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời… ; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.
Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng,hàng nghìn cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp.Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, bạn còn được nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước.
Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái… ; đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia vào mỗi mùa nước lên lại lũ lượt kéo về từng đàn đông vui…
Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm.
Đến đây, du khách có thể thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Theo Ban Quản lý Rừng tràm Gáo Giồng, vườn cò ở Gáo Giồng hiện có số lượng cò trắng lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười, đặc biệt năm nay có hàng nghìn con cò ốc về sống làm tổ sinh sản – đông nhất từ trước đến nay.
Cò ốc thuộc họ hạc, tên khoa học là Anastomus oscitans, có trọng lượng từ 1-1,2kg/con, loài này nằm trong sách đỏ Việt Nam vì có nguy cơ tuyệt chủng.Hiện, Ban quản lý đang tăng cường bảo vệ loài chim quý này để phục vụ khách tham quan.
Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 , với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương (xem ảnh 1).
Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.
Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế
ngôi nhà. Và từ đó đến nay, ngôi nhà vẫn còn khá nguyên vẹn. Năm 2008,
nhà cổ đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.
Hiện nay, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, đã được giao cho Công ty CP Du Lịch Đồng Tháp bảo quản, và làm điểm tham quan. Hàng năm, nơi đây đã đón tiếp hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước
Gò Tháp gồm nhiều gò nhỏ, thấp nằm trên một vùng đất pha cát, ở trung tâm khu vực Đồng Tháp Mười, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ sinh thái rừng tràm phát triển mạnh. Đặc biệt, nơi đây chứa đựng nhiều di tích lịch sử văn hóa của dân tộc và nhân loại, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của du khách thập phương. Từ những năm cuối thế kỷ 19, các nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra khu di tích này. Về sau, nhiều nhà khảo cổ học phát hiện nhiều dấu tích, di vật, hiện vật cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo. Đồng thời tìm ra được 3 loại hình di tích quan trọng là di tích cư trú với các di vật như: bếp lửa, những mảnh nồi, thanh củi cháy dở, cọc nhà sàn,…; di tích mộ táng được phát hiện ở các gò cát, qua nhiều đợt khai quật đã phát hiện 13 mộ táng, thu được trên 1.000 hiện vật, tùy táng chôn theo như: mảnh vàng có chạm khắc hoa văn, đá quí, đầu tượng, đồ gốm, nhẫn vàng…và di tích kiến trúc được phát hiện ở các gò cao như: Gò Minh Sư, Gò Tháp Mười, Miếu bà Chúa Xứ, Chùa Tháp Linh…Hầu hết di tích kiến trúc tìm thấy nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng công phu có tường thành bao bọc xung quanh để chống sự xâm thực của gió và nước, kiến trúc xây dựng ở trình độ cao. Di vật, hiện vật tìm thấy ở đây chủ yếu là các tượng thần Visnu, Siva bằng đá sa thạch, cột đá có chốt, các phiến đá có chạm khắc hoa văn và minh văn.
Với kết quả nghiên cứu khoa học trong nhiều năm cho thấy, cư dân cổ Gò Tháp về đây định cư khi nước biển vừa mới rút. Họ có nền văn minh khá cao. Ngoài giá trị về khoa học khảo cổ học, KDT Gò Tháp còn chứa đựng giá trị lịch sử cách mạng. Cách đây khoảng 1.500 năm, Gò Tháp là nơi cư trú của một bộ phận dân tộc có nền văn hóa phát triển, là vùng đất có quá khứ gắn liền với lịch sử của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Gò Tháp, một “ốc đảo xanh” nổi lên giữa vùng đồng ruộng bao la có sức hấp dẫn mạnh mẻ bởi cảnh quan độc đáo cùng nhiều huyền thoại về một nền văn minh cổ với những phế tích đi theo thời gian và chiến tranh. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận cư dân người Việt từ đàng ngoài đã vào đây khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi trên vùng đất còn hoang hóa với nhiều rừng rậm, sình lầy, muỗi bầy, thú dữ.
Chính vì thế, Gò Tháp không chỉ nổi tiếng về khai hoang, lập ấp mà còn nổi tiếng với địa hình hiểm trở, nơi hội tụ của bao anh hùng hào kiệt chống ngọai xâm giữ nước thời kỳ đầu chống Pháp khi Đảng ta chưa ra đời. Nơi đây là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều thời kỳ đầu chống Pháp (1864 – 1886). Từ năm 1946 – 1948, Gò Tháp là căn cứ địa của Xứ ủy Nam bộ, Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ, Khu ủy khu 8. Nơi đây từng in dấu chân hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các đồng chí: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Thập… Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tiểu đoàn 502 anh hùng đã đánh sập Viễn vọng đài cao 42m do chế độ Ngô Đình Diệm xây dựng để quan sát, khống chế các hoạt động của quân giải phóng vào tháng 12/1959.
KDT Gò Tháp còn là một điểm danh lam thắng cảnh của vùng sinh thái ngập nước. Nơi đây, môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang dã đã và đang bảo tồn được các thảm thực vật, động vật như: tràm, sen, sậy, năng, lúa trời, trăn, rắn, các loài chim cá… Gò Tháp là một địa điểm chứa đựng các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời. Nơi đây có Chùa Tháp Linh, Miếu bà Chúa Xứ, đền thờ hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, mộ Hoàng Cô – theo truyền thuyết dân gian cho rằng đây là em gái Vua Gia Long (Nguyễn Phúc Hồng Nga) trong thời kỳ chạy loạn về đây ẩn mình và mất tại nơi này.
Hầu như chưa bao giờ Gò Tháp bị ngập hoàn toàn mỗi khi mùa nước lên, kể cả những năm mực nước lũ đạt đỉnh cao nhất. Đứng trên Gò Tháp sẽ thấy bốn bề toàn cảnh bao la của vùng Đồng Tháp Mười. Gò Tháp là một quần thể do nhiều gò nhỏ hợp thành với thế đất uốn lượn nhẹ nhàng, đẹp mắt. Trên bề mặt hiện còn tồn tại nhiều khối đá, những mảnh vụn kiến trúc và nhiều mảng tượng gỗ…Năm 1984, các nhà khảo cổ đã thu được nhiều hiện vật có giá trị khoa học và phát hiện những vết tích của một thành phố cổ đã bị vùi sâu trong lòng đất với những di chỉ đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo cách đây trên 1.500 năm; chứng minh rằng nơi đây đã từng tồn tại và phát triển một thành phố thuộc vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ I-VI sau Công nguyên.
Từ huyện lỵ Tháp Mười, đi theo tỉnh lộ DT 845 hơn 6 km, đến xã Mỹ Hòa, tiếp tục rẻ phải vào xã Tân Kiều đến Gò Tháp. Đây là gò cao nhất. Trên đỉnh gò có gốc cây cổ thụ lớn khoảng 3 người ôm và nhiều gạch đá, dấu tích của những kiến trúc cổ nay đã thành phế tích. Trên sườn gò phía nam hiện còn một hố bom đường kính gần 20 mét, dấu tích quả bom đã phá hủy một ngôi chùa mang tên Tháp Cổ Tự, tương truyền được xây dựng từ thời vua Thiệu Trị những năm 1841-1847. Đến năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây một tháp hình lục giác 10 tầng cao 42 mét để làm đài quan sát chống phá cách mạng. Đêm 19 rạng 20/12/1959, đặc công quân giải phóng đã dùng mìn đánh sập ngôi tháp này. Và tên gọi Gò Tháp, Đồng Tháp hay Đồng Tháp Mười bắt nguồn từ lời truyền cho rằng xưa kia nơi đây có ngọn tháp 10 tầng, hoặc đây là một ngôi tháp cổ thứ 10 nếu tính ngược lên Ăng-Co (Campuchia), hay đây là vọng gác thứ 10 của nghĩa quân Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều.
Cách Gò Tháp Mười 100 mét về phía bắc là Tháp Cổ Tự, ngôi chùa này trước kia ở Gò Tháp Mười đã được dời sang đây năm 1956 sau khi bị bom đánh sập. Hiện nay, ngôi chùa cổ đượm màu hoang phế với những vết tích chiến tranh tàn phá này đã được thay bằng một ngôi chùa mới đẹp và khang trang hơn từ sự đóng góp xây dựng của người dân. Khu mộ và đền thờ quan lớn: Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương được xây dựng hoàn chỉnh năm 1995 ngay trên nền đồn của nghĩa quân thời chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Khỏang giữa khu di tích là một gò hình tròn, nơi trước đây từng có một ngôi chùa tu theo đạo Minh Sư nên gọi là Gò Minh Sư. Trên gò có miếu thờ Bà Chúa Xứ mang tính chất tín ngưỡng dân gian, tiêu biểu cho lòng hướng thiện, đức nhân từ và cứu nhân độ thế…
Với bề dày lịch sử truyền thống và văn hóa đó, Gò Tháp đã được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đặc biệt và đang được xây dựng thành trung tâm văn hóa – lịch sử và du lịch. Hàng năm, Gò Tháp có 2 kỳ lễ hội truyền thống dân gian: lễ hội rằm tháng 3 vía Bà Chúa Xứ và lễ hội rằm tháng 11 tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Mỗi kỳ lễ hội, Gò Tháp thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ khắp nơi về dự. Các lễ hội được tổ chức trang nghiêm, long trọng theo phong cách cổ truyền dân tộc với nội dung cầu an, thỉnh canh, tế thần nông, cúng Thiên Hộ Dương-Đốc Binh Kiều và vía Bà Chúa Xứ. Chính từ những di tích lịch sử nhuộm màu huyền thoại cùng những kỳ lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc mà Gò Tháp ngày càng thu hút, hấp dẫn du khách.
Khu di tích đặc biệt Gò Tháp hội tụ 3 loại hình: di tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng. Đây còn là những chỉ dấu quan trọng về các phương diện lịch sử, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo của nền văn minh cổ xưa, rực rỡ gắn với Vương quốc Phù Nam từ hàng nghìn năm trước. Ngoài giá trị khảo cổ, lịch sử, Gò tháp được xem là tâm điểm của vùng Đồng tháp Mười, một trong số ít nơi còn lưu giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, với những thảm thực vật phong phú đặt trưng của vùng đất ngập nước. Hiện nay Gò Tháp được tỉnh Đồng Tháp qui hoạch tổng thể với diện tích 300 ha, được chia thành 4 khu chức năng chính là: Khu di tích bảo tồn, bảo tàng 53 ha; khu rừng sinh thái 166 ha; khu dịch vụ 54 ha; khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười 27 ha. Đặc biệt , giữa Gò Tháp sẽ xây dựng Tháp Sen cao 110 mét, phỏng theo ý nghĩa câu thơ của nhà thơ Bảo Định Giang ” Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ”./.
Du khách du lịch Đồng Tháp không chỉ được
tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú mà còn có cơ hội được thưởng
thức những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
Đến thăm Đồng Tháp Mười bạn không chỉ
được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên với những cánh rừng tràm bạt ngàn,
những hồ sen bạt ngàn, những vườn cò sân chim hoang sơ của miệt vườn
đặc sắc, mà còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị
đồng quê như cá lóc nướng lá sen, ốc treo giàn bếp, chuột đồng quay lu,
nem Lai Vung, hủ tiếu Sa Đéc ….
Lá sen non được xem là loại rau sạch,
trồng ở môi trường nước không bị ô nhiễm. Đó là lá sen vừa nhô lên mặt
nước, hai mép lá cuốn tròn vào giữa. Vẫn là dĩa cá lóc nướng trui, dĩa
rau sống, chuối chác, khế chua nhưng món này có lá sen non đặt vòng
quanh con cá. Lá sen non có vị nhẫn ăn cùng với miếng cá lóc nướng chấm
vào nước mắm me, có vị ngọt ngon của thịt cá hòa cũng bùi bùi đậu phộng,
beo béo mỡ hành, mướt mát rau thơm, và chua chua mặn mặn mắm me, cùng
với mùi thơm mát lá sen chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên.
Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm, béo ngậy, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Ai đã từng thử món ốc treo giàn bếp sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.
Chuột quay lu phải là những chú chuột đồng đã ăn no lúa chín, béo múp míp vì thế chuột sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Chuột được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Khi chín, mở nắp lu, nhòm những chú chuột đồng đang chín vàng, mùi thơm hấp dẫn được bày ra với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon không kém gì thịt nai rừng nên người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê.
Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn rồi mang nấu lên. Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến đều có hương vị thơm ngon khác nhau. Món này ăn kèm với các loại rau sống, tía tô, xà lách, hoặc thêm gỏi bông điên điển nữa thì rất tuyệt.
Loài cá này chiến biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh, làm mắm . Bên cạnh đó, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy là một món ăn bình dị, nhưng đây là đặc sản nổi tiếng, một niềm tự hào của người dân miền Tây mỗi khi nước lũ về.
Bên cạnh nồi nước lẩu bốc khói là đĩa cá linh tươi roi rói, đĩa bông điên điển vàng rực, kèm theo đó là các loại rau khác như rau muống, rau nhút… . Cá linh rất dễ chín nên khi bắt đầu ăn, mới cho cá linh vào nồi nước lẩu đang sôi, khi nồi nước sôi lại thì cho các loại rau vào và thưởng thức. Ăn kèm với món này là bún tươi hoặc cơm trắng và dĩ nhiên không thể thiếu chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm. Món lẩu cá linh hoa điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.
Muốn kho mắm cho ngon, phải đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả – hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho là thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê… càng ngon. Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Ăn mắm kho, nhớ ngắt bông súng thành từng đoạn ngắn, bóp nhẹ để mắm kho thấm vào khi chấm, cộng với mùi thơm của các loại rau sẽ cho một cảm giác không thể nào quên. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái dòn bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời mang đầy màu sắc đồng nội.
Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vảy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon.Khi thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt.
“Lai Vung là xứ lạ lùng
Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.
Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm mùi vị đậm đà thơm ngon .
Không chỉ có thịt heo, đầu bếp còn cho vào tô hủ tiếu thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan, phèo… được làm kỹ, nóng hổi, ngon lành. Phía trên cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy cọng ngò xanh non. Đặc biệt, tô nào cũng có “tăng xại” – cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật ngon tuyệt.
Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, bánh được cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Lúc ăn, nướng chín, bánh có hương vị nồng thơm, cay cay, đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Bánh phồng tôm Sa Giang ăn không bị cứng, dai mà trở nên giòn, xốp. Cắn một miếng, thấy tan trong miệng với hương tôm thơm, béo ngậy và cay cay rất tuyệt vời. Bánh phồng tôm ăn không cũng ngon, ăn chơi cùng các món gỏi càng đậm đà.
Đồng Tháp
Tỉnh của Việt Nam
Đồng
Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, Việt Nam. Vùng đất Đồng Tháp được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng
thế kỷ XVII, XVIII. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa
Đéc khẩn hoang, lập ấp. Wikipedia
Diện tích: 1.250 mi²
Dân số: 1,68 triệu (2013)
Đồng
Tháp là một trong 3 tỉnh thuộc Đồng Tháp Mười. Vào mùa nước nổi, nơi
đây trở thành một điểm du lịch độc đáo nhất Việt Nam khi khắp vùng nơi
đâu cũng chỉ thấy nước là nước.
Làng hoa Sa Đéc
Đến Đồng Tháp, hẳn bạn sẽ ngặc nhiên khi nhìn thấy màu xanh ngắt của lúa, của tràm và màu sắc hoa sen, và rất nhiều những dòng kênh xanh biếc.
Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc
Đến Đồng Tháp, hẳn bạn sẽ ngặc nhiên khi nhìn thấy màu xanh ngắt của lúa, của tràm và màu sắc hoa sen, và rất nhiều những dòng kênh xanh biếc.
Làng hoa Sa Đéc
Làng hoa Sa Đéc đã hơn 100 tuổi, nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác.
Đến Sa Đéc vào bất cứ tháng nào trong năm bạn cũng có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim… có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng.
Khu di tích Xẻo Quýt
Khu căn cứ Xẻo Quýt với diện tích khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh. Người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ bởi môi trường sinh thái ở đây hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật: tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp…
Nơi đây Khi xưa cỏ dại hoang vu , kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng, từ năm 1960-1975 đã được chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Đến Xẻo Quýt, bạn sẽ được chứng kiến những hầm tránh bom chử A, hầm bí mật cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất được phục chế nguyên vẹn như trước. Ngoài ra còn có những “bãi ngù – tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng và xe tăng bộ binh.
Khu di tích Gò Tháp
Vị Trí: Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ. Hằng năm, tại Khu di tích nầy có hai kì lễ hội truyền thống dân gian : Vía Bà Chúa Xứ (rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách về Gò Tháp hành hương.
Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mùa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phongcảnh thiên nhiên kì vĩ.
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu di tích là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc – nguời đã sinh thành ra vị lãnh tụ Hồ Chí Minh của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ khu di tích chia làm ba khu vực: Khu mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen… được thiết kế đúng theo tỷ lệ với ngôi nhà sàn Bác ở Hà Nội, để cho những người dân ở miền Nam không có điều kiện ra miền Bắc có thể biết được ngôi nhà của Bác.
Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn.
Vườn Quốc gia Tràm Chim
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, hay còn gọi là vườn chim Gáo Giồng. Nơi đây được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười.
Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng, hàng nghìn cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp.
Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, còn gọi là vườn chim Gáo Giồng từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng cho vùng đất trũng Đồng Tháp Mười.
Vườn cây trái Đồng Tháp
Trái cây Đồng Tháp từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những địa danh rất đỗi quen thuộc : xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt Lai Vung…
Chùa Kiến An Cung
Vị trí: trung tâm thị xã Sa Đéc
Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại trung tâm thị xã Sa Đéc. Chùa Kiến An Cung là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo. Chùa được xây theo kiểu chữ “Công” uy nghi, bề thế, gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ. Mái ngói được làm rất công phu, gồm 3 lớp: mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói.
Trăm nghe không bằng một thấy, nếu có dịp về Đồng Tháp, mời bạn đến viếng chùa Kiến An Cung để tận mắt chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo, một nghệ thuật chạm khắc tinh vi.
Hằng năm chùa có 2 ngày lễ tế : ngày 22-2 và ngày 22-8 âm lịch. Mỗi 3 năm có thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh quá vãng và cầu cho quốc thới dân an.
Chợ chiếu Định Yên – chợ Ma
Vị Trí: Chợ chiếu Định Yên nằm cách TX.Sa Đéc 35km thuộc Xã Định Yên, Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Nét văn hóa độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Chỉ có đến Định Yên vào ban đêm bạn mới thấy được cảnh họp chợ nhộn nhịp, mọi nguời chong một đèn quây quần trước sân chùa An Phước. Giờ họp chợ không cố định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước 1 giờ và cứ thế xoay vòng.
Chiếu ở đây được bán sỉ và lẻ với giá cao thấp khác nhau tuỳ theo mẫu mã và độ dày-mỏng, thưa-khít…
Ngày hội du lịch Đồng Tháp tại Vườn quốc gia Tràm Chim
Sáng 9.12 tại Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp)
đã khai mạc Ngày hội du lịch Đồng Tháp và Vườn quốc gia này được công
nhận trở thành di tích, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Vườn
quốc gia Tràm Chim là một trong những vùng thuộc hệ sinh thái đất ngập
nước còn lại của Đồng Tháp Mười xưa kia. Nơi đây còn lưu giữ nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với hàng trăm loại đồng vật, thực
vật quý hiếm, đặc biệt là sếu đầu đỏ và cánh đồng “lúa trời” lớn nhất
vùng ĐBSCL.
Theo thống kê, hiện Vườn quốc gia
Tràm Chim còn trên 230 loài chim, 190 loài thực vật, khoảng 150 loài cá
nước ngọt, 34 loài bò sát lưỡng cư và hệ thủy sinh vật phong phú đa
dạng, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Mặt khác, nơi đây còn là mảng
xanh mênh mông của rừng tràm, rực rỡ hoa sen, súng…
Du khách tìm hiểu các động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Tràm Chim
Ngày
hội du lịch Đồng Tháp năm 2015 bắt đầu từ ngày 9.12, kéo dài đến hết
ngày 11.12 với những hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi, như: chương
trình biểu diễn ca múa nhạc “Tràm Chim mùa trẩy hội”, triển lãm ảnh đẹp
Tràm Chim, không gian tranh ấn tượng 3D, ẩm thực dân gian, giới thiệu
các khu điểm du lịch, ra mắt tour tham quan Tràm Chim mới, đấu giá ảnh
Tràm Chim ủng hộ quỹ khuyến học huyện Tam Nông và nhiều hoạt động vui
chơi giải trí khác…
Ngày hội du lịch Đồng Tháp
là dịp để địa phương định hướng phát triển du lịch Vườn quốc gia Tràm
Chim theo tinh thần của Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch giao lưu,
liên kết, hợp tác, khai thác các yếu tố văn hóa bản địa, đưa khu ramsar
Tràm Chim trở thành điểm đến hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tham quan của du
khách và góp phần quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hình ảnh, con người
Đồng Tháp đến bạn bè trong và ngoài tỉnh.
Minh Hạnh
Về Đồng Tháp thăm di tích Xẻo Quýt
di tích lịch sử Xẻo Quýt
Đồng
Tháp có khá nhiều di tích lịch sử mà Xẻo Quýt là một trong những điểm
du lịch về nguồn độc đáo, để lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ trong lòng du
khách trong và ngoài nước.
Khu căn cứ Xẻo Quýt
với diện tích khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh,
thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.Nơi đây
khi xưa cỏ dại hoang vu , kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng nhưng
ngày nay Xẻo Quýt đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Đồng
Tháp.
Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng (từ năm 1960-1975) của cơ quan Tỉnh ủy Đồng Tháp
lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Trong suốt hành trình cuộc
kháng chiến, Xẻo Quýt đã phải hứng chịu rất nhiều trận mưa bom, bão đạn
của kẻ thù. Nhưng với tinh thần dân tộc, lòng dũng cảm, chịu đựng hiểm
nguy và tài trí thao lược, quân và dân Đồng Tháp đã xoay chuyển tình
thế, khắc phục khó khăn, mang chiến thắng về cho quê hương, đất nước.
Du khách có thể đến với khu căn cứ Xẻo Quýt
(được công nhận di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992) bằng cách men
theo con đường mòn ngoằn ngoèo dài hơn 1,5km vào sâu bên trong căn cứ
hoặc đi thuyền ba lá để len lỏi vào rừng.
Cảm
giác tự hào về một vùng căn cứ oanh liệt của quân và dân Đồng Tháp sẽ
tới với bất cứ ai đã từng tham quan và tận mắt chứng kiến những công sự cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z
được đào đắp bằng đất và cây tràm; những ngôi lán, nhà bếp, phòng hội
họp…, hay những “bãi ngù tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng đổ quân
và xe tăng bộ binh càn vào căn cứ.
Thả mình vào dòng chảy của thiên nhiên hoang sơ, lắng nghe âm vang của tiếng chim, tiếng nước róc rách, nhạc rừng vi vu,
du khách như lạc vào một vùng thiên nhiên trù phú. Các công trình phục
hồi của người dân đậm chất khéo léo và tinh tế nhưng vẫn rất thân thiện,
gần gũi với tự nhiên.
Sự
đa dạng sinh học lại là một đặc điểm thú vị khác lôi kéo du khách lạc
vào những trải nghiệm. Thảm tràm già và các quần thể đưng, lục bình là
hai kiểu hiện nay hầu như không còn tìm thấy ở các vùng khác của Đồng Tháp Mười,
ngoài Vườn Quốc gia Tràm Chim. Nhiều cây tràm sừng sững với tuổi thọ
hơn 30 năm vươn cao oai vệ giữa trời, cùng với hệ thống dây leo bám
quanh xanh rờn, tạo thành những khối hình chóp nón khổng lồ kiêu hãnh.
Hiện Xẻo Quýt có 170 loài thực vật (với 158 loài hoang dại)
và 12 loài cây thân gỗ, tuy không quý hiếm nhưng lại là giống cây thích
nghi với điều kiện ngập nước. Hệ động vật có 200 loài hoang dã gồm 7 loài ếch nhái, 22 loài bò sát, 73 loài cá, 91 loài chim
và 7 loài thú. Đặc biệt ở đây có 13 loài động vật quý hiếm được ghi vào
sách đỏ Việt Nam: trăn mốc, rắn hổ trâu, rùa hộp, chim sả mỏ rộng và
loài rái cá thường...
Đến Xẻo Quýt du khách
sẽ cảm nhận ngay một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.Tham quan Xẻo
Quýt vào mùa khô, bạn sẽ len lỏi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo
dưới tán tràm mát rượi. Mùa nước lên, trên chiếc xuồng ba lá, những cô du kích áo bà ba,
khăn rằn, nón tai bèo đưa du khách luồn lách qua những con rạch nhỏ
hoang sơ để vào những di tích nằm khuất trong rừng tràm mênh mông.
Ngoài
ra, Xẻo Quýt còn làm say lòng du khách với khu vui chơi, du lịch dã
ngoại rộng 25ha với những dòng kênh, cánh đồng, ao sen... tạo thành một
khu liên hợp với nhiều trò chơi dân gian mang tính giáo dục và trải
nghiệm thực tế thú vị. Đặc biệt, về đêm du khách có thể xuôi mái chèo
trên sông đắm mình trong cảnh sắc êm đềm của thôn quê, lắng nghe những
câu hò mượt mà của những cô gái Đồng Tháp, những bài ca tài tử ngọt ngào đậm chất Nam bộ...
Nếu đi vào mùa sen nở, bạn sẽ được nhìn ngắm một bức tranh thiên nhiên đẹp mắt mang đặc trưng của xứ Đồng Tháp Mười.
Ẩm thực nơi đây cũng rất phong phú với các món ăn như: cá lóc nướng trui; cá rô kho tộ; canh chua cá; chuột đồng nướng...
Sau
khi tham quan, nghỉ ngơi, du khách có thể học cách đan lát các vật dụng
trong gia đình như giỏ đi chợ, kệ đựng sách báo... từ những cây bèo tây
(lục bình) phơi khô.
Nếu muốn khám phá du lịch miền tây sông nước thì di tích Xẻo Quýt là 1 điểm dừng chân thú vị không thể bỏ qua
Tham quan chợ Sa Đéc ở Đồng Tháp
Photo An Bùi
Đồng Tháp có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh
Theo Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch tỉnh, hiện Đồng Tháp có 12 di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia, gồm: Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (phường 4,
thành phố Cao Lãnh), di tích lịch sử - văn hoá - khảo cổ Gò Tháp (xã Tân
Kiều, huyện Tháp Mười), căn cứ kháng chiến của Tỉnh uỷ Kiến Phong (Xẻo
Quít, thuộc xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh), nhà ông Huỳnh Cẩm Thuận (phường
2, thị xã Sa Đéc), chùa Kiến An Cung (phường 2, thị xã Sa Đéc), chùa
Bửu Hưng (xã Long Thắng, huyện Lai Vung), di tích đình Phú Hựu (thị trấn
Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành), di tích đình Long Khánh (xã Long Khánh,
huyện Hồng Ngự), địa điểm cơ quan Giao bưu Thông tin vô tuyến điện Nam
Bộ (xã Phú Cường, huyện Tam Nông), đền thờ Trần Văn Năng (xã Tân Thạnh,
huyện Thanh Bình), vụ thảm sát Bình Thành (thị trấn Thanh Bình, huyện
Thanh Bình), chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung (xã An Phước,
huyện Tân Hồng).
Để giúp cho đọc giả tìm hiểu thêm về
các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh, xin giới thiệu danh sách các di
tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh ở Đồng Tháp cùng một số hình ảnh:
Nhà cổ ông
Huỳnh Cẩm Thuận(Di tích LSVH Cấp Quốc
gia)
|
---|
Bia Chi bộ
đầu tiên (Di tích LSVH cấp Tỉnh)
|
Văn Thánh
miếu (Di tích LSVH cấp Tỉnh)
|
Mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Di tích LSVH cấp Quốc
gia)
|
Đền thờ Ông
bà Đỗ Công Tường (Di tích LSVH cấp Tỉnh)
|
Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cao Lãnh – Đồng Tháp
Thành phố Cao Lãnh là một thành phố, đồng thời là tỉnh lỵ của Đồng Tháp, Việt Nam. Đây còn là một trong các trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, có thể xem là điểm tựa và cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững của một trong sáu vùng kinh tế lớn của Đồng bằng sông Cửu Long
Cao Lãnh từng là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Phong cũ trong giai đoạn 1956-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập. Ban đầu, thị xã Sa Đéc cũ giữ vai trò là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp trong suốt giai đoạn 1976-1994, và sau đó theo Nghị định số 36-CP ban hành ngày 29 tháng 4 năm 1994, tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp lại dời về thị xã Cao Lãnh (ngày nay là thành phố Cao Lãnh) cho đến nay. Năm 2007, Cao Lãnh chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp.Nha Mân em gái môi hồng
Giọng hò để lại trên dòng Sa Giang
Chiều nao dừng bước lang thang
Sen Hồng chén rượu nồng nàn men cay
Tràm Chim rợp cánh cò bay
Tân Quy hoa thắm say lòng bướm ong
Nhớ nhau trở lại Gáo Giồng
Nghe hương đồng nội phải lòng người dưng
Đường về ghé lại Lai Vung
Nem ngon đãi.khách..lạ lùng môi thơm
Định Yên manh chiếu chiều hôm
Còn ru giấc ngủ cô thôn vọng về !
Đến Đồng Tháp, nếu bạn chưa biết sẽ đi đâu, tham quan chỗ nào, thì những điểm đến dưới đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn:
Xem clip du lịch Đồng Tháp Mười mùa nước nổi :Nếu đi từ TP.HCM dọc theo quốc lộ 1A về hướng Vĩnh Long, Cần Thơ, đến ngã ba An Hữu (trước chân cầu Mỹ Thuận) quẹo phải, bạn đã bắt đầu đặt chân vào địa phận Đồng Tháp.
Khu di tích Xẻo Quýt
Từ An Hữu vào thành phố Cao Lãnh, bạn sẽ bắt gặp ngay Khu di tích Xẻo Quýt thuộc địa phận hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh với diện tích 50ha, trong đó có 20ha là rừng tràm. Vốn là một khu căn cứ quân sự, từ năm 1960-1975 của cơ quan Tỉnh ủy Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Quýt ngày nay đã là một khu du lịch nổi tiếng.Những hầm tránh bom chữ A, hầm bí mật cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z,… của lực lượng cách mạng đã được phục chế nguyên vẹn như trước. Ở đây môi trường sinh thái cũng hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật: tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… và 200 loài động vật hoang dã – trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp… Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ.
Xẻo là “lạch con” – tạm hiểu như con rạch nhỏ, dòng nước nhỏ, quýt là tên cây. Chúng ta có thể khám phá khu du tích này bằng cách đi bộ theo đường mòn, hoặc bơi xuồng theo những con lạch nhỏ.
Địa danh Cao Lãnh
Địa danh Cao Lãnh được người dân địa phương giải thích như sau: Ông Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh, không rõ quê quán ở đâu, chỉ biết ông và vợ từ miền Trung vào lập nghiệp tại làng Mỹ Trà (nay thuộc P.2, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vào khoảng năm Đinh Sửu (1817), dưới triều vua Gia Long.Xem Clip: Cao Lãnh – Miền Đất Lành – Lịch Sử Cao Lãnh Toàn Tập
Sau nhiều năm chăm chỉ khai hoang và ươm trồng, gia cư ông dần khấm khá nhờ có nguồn thu từ vườn quýt. Vườn quýt nhà ông ở nơi thuận cả đường sông và đường bộ nên người dân xa gần thường tụ tập đến đây để đổi chác, mua bán. Cái tên chợ Vườn Quýt có từ khi ấy. Và cũng vì hay giúp đỡ người nghèo, cộng thêm tính tình cương trực, nên ông được dân làng cảm phục, cử làm chức Câu Đương để lo việc phân xử những việc kiện cáo nhỏ tại địa phương.
Năm Canh Thìn (1820), nạn dịch tả bỗng dưng hoành hành rất dữ. Ông và vợ đã bất chấp cả tính mệnh mình để ra sức cứu chữa cho người dân. Sau khi ông và vợ mất, người dân đã lập miếu thờ. Tên Cao Lãnh là đọc trại của Câu Lãnh – chức và tục danh của ông. Miếu Ông chủ Bà chủ tọa lạc gần chợ Cao Lãnh chính là thờ hai vị ấy.
Lăng cụ Phó Bảng
Khu Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (nơi thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh) được khánh thành ngày 13-12-1977. Khu di tích nằm trên đường Phạm Hữu Lầu, cách trung tâm ở TP Cao Lãnh 1km. Hiện công trình này được mở rộng thêm 6,3ha (nâng tổng diện tích Khu di tích lên hơn 9ha) với tổng kinh phí 95 tỷ đồng bao gồm các hạng mục: nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà làm việc, hoa viên, phục dựng lại một góc của làng Hòa An xưa (nay là phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh) – nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đặt chân tới sống và làm nghề bốc thuốc trị bệnh cho nhân dân….Bênh cạnh Khu mộ Cụ là Nhà Sàn Bác Hồ được thiết kế đúng theo tỷ lệ với ngôi nhà sàn Bác ở Hà Nội, để cho những người dân ở miền Nam không có điều kiện ra miền Bắc có thể biết được ngôi nhà của Bác.Khung cảnh nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm với hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Với những nét độc đáo đó ngày 09/04/1992 Khu di tích được Bộ Văn Hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn Hoá cấp quốc gia.
Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Lai Vung – thiên đường của quýt hồng
Đến xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, huyện Lai Vung, bạn sẽ như lạc vào một thiên đường quýt hồng. Từ hơn 100 năm trước, quýt hồng đã được trồng ở xứ này. Nhờ khí hậu, nước, đất phù hợp, quýt hồng nơi đây luôn cho nhiều trái to, tròn, mọng nước hơn quýt những vùng khác.Đa phần quýt hồng quả to mà bạn nhìn thấy được bày bán từ Bắc vào Nam, đều là quýt hồng Lai Vung. Quýt hồng khoảng 2 năm “tuổi” thì bắt đầu cho trái. Một cây quýt trưởng thành có thể “tặng” nông dân từ 200 – 400kg trái/năm (4 – 5trái/kg). Hoa quýt trổ đều vào tháng năm. Sau 9 tháng, quýt bắt đầu chín vàng cây. Nhưng hiện tại người nông dân đã biết cách xử lí cho quýt ra trái quanh năm.
Chợ âm phủ một thời
Xã Định Yên thuộc huyện Lấp Vò – Đồng Tháp đã có nghề dệt chiếu lâu đời. Trước đây do ban ngày bà con bận bịu việc đồng áng hoặc miệt mài dệt chiếu nên đến tối mới rảnh rỗi và có chiếu bán. Thương thuyền ghe lái cũng thế, ban ngày buôn bán nơi khác tối về buông sào neo lại để mua. Do vậy chợ chiếu thường họp vào ban đêm trong làn khói đuốc mỏng manh và hơi gió lành lạnh trên sông.Trong sân chùa cổ kính, dưới ánh đèn dầu leo lắt, những người họp chợ đi qua lại lặng lẽ mờ ảo như những bóng ma… Vì thế, chợ chiếu Định Yên còn được gọi là chợ ma, chợ âm phủ. Nhưng hiện nay, việc lưu thông buôn bán thuận tiện hơn rất nhiều nên “chợ ma” làng chiếu đã vãn. Về Định Yên, du khách chỉ còn được tham quan làng chiếu vào ban ngày.
Đường cổ Phan Bội Châu
Nếu nghỉ chân lại Sa Đéc, bạn nên chọn thuê nhà nghỉ, khách sạn tại Đường Phan Bội châu, con đường thơ mộng nhất thị xã Sa Đéc. Dọc theo đường là con rạch Cái Sơn rộng chừng 5m. Bên này có hàng liễu buông mình soi tóc xuống dòng nước. Bên kia là chùa Kim Huê cổ kính được xây dựng từ năm 1806. Chiếc cầu nhỏ cong vút nối hai bờ với nhau. Bạn sẽ có cảm giác mình đang là nhân vật trong một bộ phim cổ trang nào đấy.Ngoài ra Đồng Tháp còn có các “điểm nhấn” khác: khu du du lịch Gáo Giồng, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, làng nem Lai Vung, làng hoa Tân Qui Đông,…
Các Địa Điểm Du Lịch Sinh Thái ở Đồng Tháp
Các điểm du lịch sinh thái ở Đồng Tháp đang ngày càng hấp dẫn khách tham quan do môi trường sinh thái tự nhiên trong lành với rất nhiều loài động vật quý hiếm.Trong đó phải kể đến Vườn Quốc gia Tràm Chim – Tam Nông đã trở thành khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới.
Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với hệ sinh thái vô cùng phong phú khoảng 130 loài thực vật khác nhau,đồng thời nơi này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam. Trong số đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như ngan cánh trắng, te vàng, bồ nông, già đãy Java và đặc biệt là sếu cổ trụi, hay còn gọi là sếu đầu đỏ. Chúng được xếp vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới. Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú. Đến đây vào thời gian này, bạn sẽ chứng kiến từng đàn sếu đầu đỏ bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn.
Được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng có diện tích khoảng 1.700 ha, trong đó có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy,… sinh sống và làm tổ quanh năm như : trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời… ; nhiều hơn hết vẫn là đàn cò trắng hàng chục nghìn con khiến rừng tràm này được xem là vườn cò lớn nhất hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười.
Vào mùa nước nổi, trên các cánh đồng,hàng nghìn cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Còn các lung sen lại là nơi quy tụ hàng nghìn con trích mồng đỏ về đây thư thả nhổ những cọng năn tươi non, thỉnh thoảng cất tiếng gáy kèm theo những vũ điệu tuyệt đẹp.Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, bạn còn được nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước.
Thuỷ sản ở đây vô cùng phong phú với nhiều loài cá như cá lóc, cá bông, cá sặc, cá chốt, cá lăng, cá bống, cá nhái… ; đặc biệt là loài cá linh từ Biển Hồ Campuchia vào mỗi mùa nước lên lại lũ lượt kéo về từng đàn đông vui…
Gáo Giồng đẹp nhất vào mùa nước nổi. Lúc ấy, nước từ sông Mêkông kéo về phủ ngập cánh đồng, biến Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm.
Đến đây, du khách có thể thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Theo Ban Quản lý Rừng tràm Gáo Giồng, vườn cò ở Gáo Giồng hiện có số lượng cò trắng lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười, đặc biệt năm nay có hàng nghìn con cò ốc về sống làm tổ sinh sản – đông nhất từ trước đến nay.
Cò ốc thuộc họ hạc, tên khoa học là Anastomus oscitans, có trọng lượng từ 1-1,2kg/con, loài này nằm trong sách đỏ Việt Nam vì có nguy cơ tuyệt chủng.Hiện, Ban quản lý đang tăng cường bảo vệ loài chim quý này để phục vụ khách tham quan.
NHÀ CỔ HUỲNH THUỶ LÊ
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây, ngôi nhà cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của một cô gáiPháp (Marguerite Duras, về sau là nhà văn) và chàng công tử người Việt gốc Hoa (Huỳnh Thủy Lê, con chủ nhà) giàu có vào những năm đầu thế kỷ 20.Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 , với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương (xem ảnh 1).
Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.
|
||
|
Hiện nay, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, đã được giao cho Công ty CP Du Lịch Đồng Tháp bảo quản, và làm điểm tham quan. Hàng năm, nơi đây đã đón tiếp hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước
Một Tour Du Lịch Đồng Tháp – Cao Lãnh 1 Ngày xuất phát từ TP HCM Điển Hình:
Nếu bạn đi du lịch tự túc thì cũng có thể nghiên cứu theo trình tự này để có 1 chuyến di du lịch đồng tháp hấp dẫn nhất:Không có núi non như tỉnh An Giang; không có biển rộng như tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh; không có chợ nổi như Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang… Nhưng đến Ðồng Tháp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đặc trưng, ruộng lúa phì nhiêu, cây trái ngọt lành, rừng tràm xanh ngút ngàn mát mắt và những di tích lịch sử văn hóa hấp dẫn của Nam Bộ.
- Sáng: 06h00: Khởi hành đi Vĩnh Long. Theo đường quốc lộ 1A, Quý khách dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng Mêkong. Tiếp tục đi Vĩnh Long, tới thành phố Cao Lãnh, quý khách ngồi thuyền vào khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, ngồi xuồng ba lá qua những luống sen thơm ngát, vô rừng tràm nơi các loài chim cò, trích, diệt, cồng cộc, le le, giang sen, cu xanh…tụ hội về kiếm ăn và làm tổ nằm trong khu thiên nhiên rộng 1.640ha thuộc Đồng Tháp Mười.
- Trưa 11h30: Quý khách dùng cơm trưa giữa một khung cảnh đồng quê yên tĩnh, có những cánh cò, trích bay lượn xa xa, với các món ăn đặc sản như: Ốc lát hấp hèm, cá lóc nướng lá sen, gà xé phai, rau đồng luộc ăn với cá trê chiên mắm gừng.
- Chiều 14h00: Xe đưa đoàn đi Sa Đéc viếng Chùa Kiến An Cung, tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lêcủa một bá hộ ở Sa Đéc xưa, nghe câu chuyện tình lãng mạn của chủ nhân qua tác phẩm ” Người tình ” ( L’amant ) do nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras viết. Sau đó đoàn tiếp tục ghé làng hoa kiểng Tân Quy Đông, du khách thưởng ngoạn chụp ảnh với hàng trăm loài” kỳ hoa dị thảo ” trong một làng quê Nam Bộ với nghề truyền thống trồng hoa kiểng hơn 100 năm. Trên đường về Tp.HCM ghé mua đặc sản Sa Đéc như nem Lai vung, bánh phồng tôm sa giang, quýt hồng
Hành trình du lịch 2 ngày khám phá Đồng Tháp
Tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, khám phá làng hoa Tân Quy Đông hay du ngoạn khu sinh thái Gáo Giồng và thưởng thức món ăn đậm chất miệt vườn Nam bộ là những trải nghiệm thú vị trong dịp nghỉ lễ sắp đến.
Với những dòng sông hiền hòa, cánh đồng sen bát ngát
và nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn, Đồng Tháp là điểm đến lý tưởng
cho bạn và gia đình thực hiện chuyến nghỉ mát cuối tuần hay dịp lễ dài
ngày.
Tùy vào điều kiện và thời gian bạn có thể sắp xếp
chuyến đi trong 2 hay 4 ngày để thưởng thức cảnh đẹp và nhiều món ăn địa
phương.
Làng hoa Tân Quy Đông, nơi hội tụ sắc hoa bốn mùa. Ảnh: Duy Kòy.
|
Xuất phát
Bạn sẽ mất khoảng 3 giờ chạy xe từ TP HCM tới Đồng
Tháp với quãng đường 150 km. Điểm có thể mua vé là bến xe miền Tây (Kinh
Dương Vương, quận Bình Tân) với giá 100.000 đồng một người của các hãng
uy tín như Mai Linh, Phương Trang… Du khách cũng có thể di chuyển bằng
xe máy để tiện lịch trình riêng hoặc đi theo tour của các trung tâm lữ
hành ở Sài Gòn.
Nếu đi bằng xe máy bạn xuất phát lúc 5h sáng để tránh
tắc đường và nắng nóng của miền Nam. Từ Sài Gòn bạn đi thẳng đến cầu Mỹ
Thuận theo quốc lộ 1A, sau đó đi tiếp quốc lộ 80 để đến Sa Đéc. Từ đây
bạn bắt đầu di chuyển theo lịch trình dự định. Dưới đây là gợi ý cho du
khách hành trình khám phá Sa Đéc – Cao Lãnh trong hai ngày.
Ngày 1: Sài Gòn – Sa Đéc
Buổi sáng:
Bạn dành thời gian cho việc di chuyển, xen kẽ với việc
thưởng thức đặc sản địa phương dọc chuyến đi. Hãy dừng chân ở Mỹ Tho,
Tiền Giang để thưởng thức tô hủ tiếu thơm ngon. Đây là một trong 3 món
hủ tiếu hấp dẫn của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang.
Đặc điểm của hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai,
giòn và thơm ngon đặc trưng không lẫn với các nơi khác. Nguyên liệu ăn
kèm là thịt nạc, lòng heo, xương và hải sản. Sau khi căng bụng với hủ
tiếu bạn tiếp tục di chuyển theo lịch trình. Đến Sa Đéc bạn nghỉ ngơi,
ăn trưa và chuẩn bị đi đến các điểm tham quan.
Buổi chiều:
Chùa cổ Kiến An Cung: Đây là một ngôi chùa cổ do người
Hoa Phúc Kiến trong quá trình di cư đến sinh sống đã xây dựng nên. Chùa
nằm ở trung tâm thành phố Sa Đéc. Hàng năm chùa có hai ngày lễ tế là
ngày 22/2 và 22/8 âm lịch. Đến đây bạn như được tĩnh tâm xua tan mọi
muộn phiền.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê: Được xây dựng từ năm 1895 do
thương gia người Hoa – Huỳnh Cẩm Thủy (cha của Huỳnh Thủy Lê) làm chủ.
Ngôi nhà không chỉ đẹp bởi lối kiến trúc Đông – Tây hòa hợp mà còn nổi
tiếng vì liên quan đến một cuộc tình không biên giới của một cô gái Pháp
với Huỳnh Thủy Lê.
Cô gái sau này trở thành nữ văn hào Marguerite Duras
đã kể lại mối tình đầu đầy ngang trái của mình qua tác phẩm Người Tình.
Sau khi tác phẩm được chuyển thể thành phim và quay tại Việt Nam năm
1990, ngôi nhà trở nên nổi tiếng. Đến đây du khách sẽ được nghe thuyết
minh về chuyện tình lãng mạn và đẫm lệ này.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở số 255A Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc. Ảnh: Phan Lộc.
|
Làng hoa Tân Quy Đông: Là một trong những làng hoa nổi
tiếng ở miền Tây Nam bộ, nơi đây cung cấp nhiều giống hoa cảnh cho các
vùng lân cận và cả xuất khẩu. Đến đây, bạn như lạc vào thế giới của muôn
sắc hoa, những đàn ong, bướm chao lượn cùng hương thơm ngây ngất. Bất
cứ thời điểm nào trong năm bạn cũng được chiêm ngưỡng các loại hoa rực
nở.Làng thuộc xã Tân Quy Đông, TP Sa Đéc.
Buổi tối:
Bạn thưởng thức tô hủ tiếu Sa Đéc thơm ngon nổi tiếng,
sau đó di chuyển đến Cao Lãnh thuê phòng và nghỉ ngơ. Bạn có thể dạo
chợ đêm Cao Lãnh, ăn món bánh cống đặc trưng và đĩa trái cây hấp dẫn vì có thêm si rô, lạc (đậu phộng) và đá bào.
Ngày 2: Cao Lãnh – Tràm Chim – Gáo Giồng
Buổi sáng:
Sau khi dùng bữa sáng bạn di chuyển đến vườn quốc gia
Tràm Chim, nằm ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông. Với diện tích tự
nhiên hơn 7.000 ha, đây là nơi có hệ động thực vật phong phú và đa dạng.
Tại đây có nhiều loài động vật có trong Sách đỏ như: sếu đầu đỏ, ngang
cánh trắng, bồ nông chân sám, giang sen…
Du khách được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, thỏa
sức ngắm nhìn những sinh cảnh đặc biệt trên chiếc thuyền ba lá đầy thú
vị. Từ tháng 12 đến tháng 4, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các loài sếu đầu
đỏ bay rợp trời, những tổ chim lơ lửng trên cành tràm, hay cảnh chim mẹ
mớm mồi và tập bay cho chim con. Hơn nữa, bạn cũng được thưởng thức
hương hoa hoa tràm, súng, sen, mùi cỏ hay lúa mạ.
Buổi trưa du khách dùng bữa với các món ăn dân đã đặc
trưng theo mùa như: lẩu cháo lươn, cá trê nướng chấm mắm gừng, canh chua
cá lóc đồng, bông điên điển xào tép…
Cá lóc nướng lá len, món ngon nổi tiếng của miền sông nước Cửu Long. Ảnh:Dacsanmientay.
|
Buổi chiều:
Du khách tiếp tục tới khu du lịch sinh thái Gáo Giồng ở
xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh. Đến đây bạn được chèo xuồng tam bản cùng
các cô gái miền Tây trong trang phục áo bà ba xinh đẹp. Bạn vừa xuôi mái
chèo tận hưởng khung cảnh chim trời cá nước, vừa lắng nghe khúc vọng cổ
ngân nga. Leo lên đài quan sát cao 18 m du khách có thể chiêm ngưỡng
màu xanh bạt ngàn của rừng tràm và hàng trăm đàn cò trắng phía xa xa.
Thỏa sức với chuyến khám phá, du khách có thể nghỉ
ngơi ở võng mắc trên sàn nhà đu đưa bởi những cơn gió đồng nội mát rượi.
Hoặc vừa nghỉ ngơi vừa câu cá để có bữa tối dân dã với các món: cá lóc
nướng trui cặp lá sen non, cá rô kho tộ, cá linh nấu chua với cơm mẻ bông súng…
Sau khi dùng bữa du khách nghỉ ngơi và lên xe ra quốc lộ 1A về lại Sài Gòn. Kết thúc chuyến khám miền quê sông nước đầy thú vị.
Đồng Tháp: Gò Tháp xứng danh di tích cấp quốc gia đặc biệt
Đã viết vào 21 Th1, 2013 lúc 15:16 Khu di tích lịch sử Gò Tháp, thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sẽ là Trung tâm văn hóa-du lịch lớn nhất vùng Đồng Tháp Mười trong tương lai. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có di tích 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng văn hóa dân gian. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp là di tích Quốc gia đặc biệt.Gò Tháp gồm nhiều gò nhỏ, thấp nằm trên một vùng đất pha cát, ở trung tâm khu vực Đồng Tháp Mười, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hệ sinh thái rừng tràm phát triển mạnh. Đặc biệt, nơi đây chứa đựng nhiều di tích lịch sử văn hóa của dân tộc và nhân loại, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của du khách thập phương. Từ những năm cuối thế kỷ 19, các nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra khu di tích này. Về sau, nhiều nhà khảo cổ học phát hiện nhiều dấu tích, di vật, hiện vật cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo. Đồng thời tìm ra được 3 loại hình di tích quan trọng là di tích cư trú với các di vật như: bếp lửa, những mảnh nồi, thanh củi cháy dở, cọc nhà sàn,…; di tích mộ táng được phát hiện ở các gò cát, qua nhiều đợt khai quật đã phát hiện 13 mộ táng, thu được trên 1.000 hiện vật, tùy táng chôn theo như: mảnh vàng có chạm khắc hoa văn, đá quí, đầu tượng, đồ gốm, nhẫn vàng…và di tích kiến trúc được phát hiện ở các gò cao như: Gò Minh Sư, Gò Tháp Mười, Miếu bà Chúa Xứ, Chùa Tháp Linh…Hầu hết di tích kiến trúc tìm thấy nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng công phu có tường thành bao bọc xung quanh để chống sự xâm thực của gió và nước, kiến trúc xây dựng ở trình độ cao. Di vật, hiện vật tìm thấy ở đây chủ yếu là các tượng thần Visnu, Siva bằng đá sa thạch, cột đá có chốt, các phiến đá có chạm khắc hoa văn và minh văn.
Với kết quả nghiên cứu khoa học trong nhiều năm cho thấy, cư dân cổ Gò Tháp về đây định cư khi nước biển vừa mới rút. Họ có nền văn minh khá cao. Ngoài giá trị về khoa học khảo cổ học, KDT Gò Tháp còn chứa đựng giá trị lịch sử cách mạng. Cách đây khoảng 1.500 năm, Gò Tháp là nơi cư trú của một bộ phận dân tộc có nền văn hóa phát triển, là vùng đất có quá khứ gắn liền với lịch sử của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Gò Tháp, một “ốc đảo xanh” nổi lên giữa vùng đồng ruộng bao la có sức hấp dẫn mạnh mẻ bởi cảnh quan độc đáo cùng nhiều huyền thoại về một nền văn minh cổ với những phế tích đi theo thời gian và chiến tranh. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận cư dân người Việt từ đàng ngoài đã vào đây khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi trên vùng đất còn hoang hóa với nhiều rừng rậm, sình lầy, muỗi bầy, thú dữ.
Chính vì thế, Gò Tháp không chỉ nổi tiếng về khai hoang, lập ấp mà còn nổi tiếng với địa hình hiểm trở, nơi hội tụ của bao anh hùng hào kiệt chống ngọai xâm giữ nước thời kỳ đầu chống Pháp khi Đảng ta chưa ra đời. Nơi đây là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều thời kỳ đầu chống Pháp (1864 – 1886). Từ năm 1946 – 1948, Gò Tháp là căn cứ địa của Xứ ủy Nam bộ, Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ, Khu ủy khu 8. Nơi đây từng in dấu chân hoạt động cách mạng của nhiều cán bộ cao cấp của Đảng như các đồng chí: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Nguyễn Bình, Nguyễn Thị Thập… Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tiểu đoàn 502 anh hùng đã đánh sập Viễn vọng đài cao 42m do chế độ Ngô Đình Diệm xây dựng để quan sát, khống chế các hoạt động của quân giải phóng vào tháng 12/1959.
KDT Gò Tháp còn là một điểm danh lam thắng cảnh của vùng sinh thái ngập nước. Nơi đây, môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang dã đã và đang bảo tồn được các thảm thực vật, động vật như: tràm, sen, sậy, năng, lúa trời, trăn, rắn, các loài chim cá… Gò Tháp là một địa điểm chứa đựng các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời. Nơi đây có Chùa Tháp Linh, Miếu bà Chúa Xứ, đền thờ hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, mộ Hoàng Cô – theo truyền thuyết dân gian cho rằng đây là em gái Vua Gia Long (Nguyễn Phúc Hồng Nga) trong thời kỳ chạy loạn về đây ẩn mình và mất tại nơi này.
Hầu như chưa bao giờ Gò Tháp bị ngập hoàn toàn mỗi khi mùa nước lên, kể cả những năm mực nước lũ đạt đỉnh cao nhất. Đứng trên Gò Tháp sẽ thấy bốn bề toàn cảnh bao la của vùng Đồng Tháp Mười. Gò Tháp là một quần thể do nhiều gò nhỏ hợp thành với thế đất uốn lượn nhẹ nhàng, đẹp mắt. Trên bề mặt hiện còn tồn tại nhiều khối đá, những mảnh vụn kiến trúc và nhiều mảng tượng gỗ…Năm 1984, các nhà khảo cổ đã thu được nhiều hiện vật có giá trị khoa học và phát hiện những vết tích của một thành phố cổ đã bị vùi sâu trong lòng đất với những di chỉ đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo cách đây trên 1.500 năm; chứng minh rằng nơi đây đã từng tồn tại và phát triển một thành phố thuộc vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ I-VI sau Công nguyên.
Từ huyện lỵ Tháp Mười, đi theo tỉnh lộ DT 845 hơn 6 km, đến xã Mỹ Hòa, tiếp tục rẻ phải vào xã Tân Kiều đến Gò Tháp. Đây là gò cao nhất. Trên đỉnh gò có gốc cây cổ thụ lớn khoảng 3 người ôm và nhiều gạch đá, dấu tích của những kiến trúc cổ nay đã thành phế tích. Trên sườn gò phía nam hiện còn một hố bom đường kính gần 20 mét, dấu tích quả bom đã phá hủy một ngôi chùa mang tên Tháp Cổ Tự, tương truyền được xây dựng từ thời vua Thiệu Trị những năm 1841-1847. Đến năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây một tháp hình lục giác 10 tầng cao 42 mét để làm đài quan sát chống phá cách mạng. Đêm 19 rạng 20/12/1959, đặc công quân giải phóng đã dùng mìn đánh sập ngôi tháp này. Và tên gọi Gò Tháp, Đồng Tháp hay Đồng Tháp Mười bắt nguồn từ lời truyền cho rằng xưa kia nơi đây có ngọn tháp 10 tầng, hoặc đây là một ngôi tháp cổ thứ 10 nếu tính ngược lên Ăng-Co (Campuchia), hay đây là vọng gác thứ 10 của nghĩa quân Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều.
Cách Gò Tháp Mười 100 mét về phía bắc là Tháp Cổ Tự, ngôi chùa này trước kia ở Gò Tháp Mười đã được dời sang đây năm 1956 sau khi bị bom đánh sập. Hiện nay, ngôi chùa cổ đượm màu hoang phế với những vết tích chiến tranh tàn phá này đã được thay bằng một ngôi chùa mới đẹp và khang trang hơn từ sự đóng góp xây dựng của người dân. Khu mộ và đền thờ quan lớn: Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương được xây dựng hoàn chỉnh năm 1995 ngay trên nền đồn của nghĩa quân thời chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Khỏang giữa khu di tích là một gò hình tròn, nơi trước đây từng có một ngôi chùa tu theo đạo Minh Sư nên gọi là Gò Minh Sư. Trên gò có miếu thờ Bà Chúa Xứ mang tính chất tín ngưỡng dân gian, tiêu biểu cho lòng hướng thiện, đức nhân từ và cứu nhân độ thế…
Với bề dày lịch sử truyền thống và văn hóa đó, Gò Tháp đã được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đặc biệt và đang được xây dựng thành trung tâm văn hóa – lịch sử và du lịch. Hàng năm, Gò Tháp có 2 kỳ lễ hội truyền thống dân gian: lễ hội rằm tháng 3 vía Bà Chúa Xứ và lễ hội rằm tháng 11 tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Mỗi kỳ lễ hội, Gò Tháp thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ khắp nơi về dự. Các lễ hội được tổ chức trang nghiêm, long trọng theo phong cách cổ truyền dân tộc với nội dung cầu an, thỉnh canh, tế thần nông, cúng Thiên Hộ Dương-Đốc Binh Kiều và vía Bà Chúa Xứ. Chính từ những di tích lịch sử nhuộm màu huyền thoại cùng những kỳ lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc mà Gò Tháp ngày càng thu hút, hấp dẫn du khách.
Khu di tích đặc biệt Gò Tháp hội tụ 3 loại hình: di tích kiến trúc, di tích cư trú và di tích mộ táng. Đây còn là những chỉ dấu quan trọng về các phương diện lịch sử, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo của nền văn minh cổ xưa, rực rỡ gắn với Vương quốc Phù Nam từ hàng nghìn năm trước. Ngoài giá trị khảo cổ, lịch sử, Gò tháp được xem là tâm điểm của vùng Đồng tháp Mười, một trong số ít nơi còn lưu giữ nét hoang sơ của thiên nhiên, với những thảm thực vật phong phú đặt trưng của vùng đất ngập nước. Hiện nay Gò Tháp được tỉnh Đồng Tháp qui hoạch tổng thể với diện tích 300 ha, được chia thành 4 khu chức năng chính là: Khu di tích bảo tồn, bảo tàng 53 ha; khu rừng sinh thái 166 ha; khu dịch vụ 54 ha; khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười 27 ha. Đặc biệt , giữa Gò Tháp sẽ xây dựng Tháp Sen cao 110 mét, phỏng theo ý nghĩa câu thơ của nhà thơ Bảo Định Giang ” Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ”./.
TTXVN
10 món đặc sản ngon nổi tiếng của Đồng Tháp
Du khách du lịch Đồng Tháp không chỉ được
tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú mà còn có cơ hội được thưởng
thức những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
Đến thăm Đồng Tháp Mười bạn không chỉ
được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên với những cánh rừng tràm bạt ngàn,
những hồ sen bạt ngàn, những vườn cò sân chim hoang sơ của miệt vườn
đặc sắc, mà còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị
đồng quê như cá lóc nướng lá sen, ốc treo giàn bếp, chuột đồng quay lu,
nem Lai Vung, hủ tiếu Sa Đéc ….
1. Cá lóc nướng cuốn lá sen non
Đến Đồng Tháp và các khu du lịch trong tỉnh, hầu như chỗ nào cũng có món cá nóng nướng trui hoặc nướng rơm. Dù nướng kiểu nào, cá cũng được nướng nguyên con, giữ lại bộ đồ lòng. Cá nướng xong được bổ đôi dọc sống lưng và rưới lên hành lá trụng qua dầu sôi cùng một ít đậu phộng… Nước chấm được chế biến từ nước mắm cá linh và me chín dốt, nêm thêm ít gia vị, tỏi, ớt sao cho có vị mằn mặn, thơm lừng của nước mắm gốc, vị chua của me, vị ngọt của đường, cay của ớt. Tuy nhiên, người đân địa phương đã chế biến cá lóc xứ mình thành món ăn đặc biệt đặc sản của xứ sen Đồng Tháp đó là món cá lóc nướng cuốn lá sen non.2. Ốc treo giàn bếp
Con ốc để làm món ốc treo gác bếp là ốc lác. Ốc bắt được đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4-5 tháng vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu.Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm, béo ngậy, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Ai đã từng thử món ốc treo giàn bếp sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.
3. Chuột quay lu Cao Lãnh
Đến Đồng Tháp mùa nước nổi, bạn phải ghé qua Cao Lãnh để thưởng thức món thịt chuột đồng Chuột đồng có thể chế biến thành nhiều khác nhau : chuột xào lăn, xé phay, chuột nướng, chuột xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, thịt chuột bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng… Mỗi món là một hương vị khác nhau nhưng đặc biệt nhất phải nói đến là món chuột quay lu.Chuột quay lu phải là những chú chuột đồng đã ăn no lúa chín, béo múp míp vì thế chuột sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Chuột được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Khi chín, mở nắp lu, nhòm những chú chuột đồng đang chín vàng, mùi thơm hấp dẫn được bày ra với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon không kém gì thịt nai rừng nên người miền Tây gọi thịt chuột là “nai đồng quê.
4. Dồi rắn
Dồi rắn đặc sản Đồng Tháp là một món ngon đặc biệt, vì chỉ mùa nước nổi mới có và hương vị độc đáo, lạ miệng không giống bất kỳ món ăn nào khác. Rắn ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi nhiều vô kể: rắn hổ, ri voi, hổ hành đến rắn bông súng, rắn nước nhưng để làm món dồi rắn người dân thường chọn rắn bông súng và rắn nước để chế biến vì loài rắn này khá “hiền lành” ít khi cắn người và không độc thịt rắn mềm và ngọt lịm.Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn rồi mang nấu lên. Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến đều có hương vị thơm ngon khác nhau. Món này ăn kèm với các loại rau sống, tía tô, xà lách, hoặc thêm gỏi bông điên điển nữa thì rất tuyệt.
5. Lẩu cá linh hoa điên điển
Mùa nước nổi của Đồng Tháp bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, xuất hiện nhiều cá linh, đặc biệt đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo. Loại cá này được xem là đặc sản của mùa nước nổi và đây cũng là mùa mà loại hoa điên điển nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang màu sắc “hương đồng cỏ nội”.Loài cá này chiến biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh, làm mắm . Bên cạnh đó, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến món lẩu cá linh bông điên điển. Tuy là một món ăn bình dị, nhưng đây là đặc sản nổi tiếng, một niềm tự hào của người dân miền Tây mỗi khi nước lũ về.
Bên cạnh nồi nước lẩu bốc khói là đĩa cá linh tươi roi rói, đĩa bông điên điển vàng rực, kèm theo đó là các loại rau khác như rau muống, rau nhút… . Cá linh rất dễ chín nên khi bắt đầu ăn, mới cho cá linh vào nồi nước lẩu đang sôi, khi nồi nước sôi lại thì cho các loại rau vào và thưởng thức. Ăn kèm với món này là bún tươi hoặc cơm trắng và dĩ nhiên không thể thiếu chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm. Món lẩu cá linh hoa điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.
6. Bông súng mắm kho
Ở vùng quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi năm, hễ ăn tết xong là bà con bắt đầu tát mương, vũng, đìa để bắt cá đồng, con to đem bán, con nhỏ mang về làm mắm, chờ qua mùa nước nổi thì giở ra ăn dần…Muốn kho mắm cho ngon, phải đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả – hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho là thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê… càng ngon. Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Ăn mắm kho, nhớ ngắt bông súng thành từng đoạn ngắn, bóp nhẹ để mắm kho thấm vào khi chấm, cộng với mùi thơm của các loại rau sẽ cho một cảm giác không thể nào quên. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái dòn bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời mang đầy màu sắc đồng nội.
7. Tắc kè xào lăn
Vùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn có nhiều tắc kè và món ăn khá phổ biến của người dân nơi đây.Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vảy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon.Khi thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt.
8. Nem Lai Vung
Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp đã có trên 60 năm nay với những “bí kíp” riêng. Nem Lai Vung làm từ thịt và bì heo ,các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt, nhưng nem ở đây lại thơm ngon đặc biệt. Đến nỗi có câu ca dao cứ truyền đi như một niềm tự hào:“Lai Vung là xứ lạ lùng
Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.
Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm mùi vị đậm đà thơm ngon .
9. Hủ tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu Sa Đéc sợi vừa phải, mềm mà không bở, không dai, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo hủ tiếu Sa Đéc được nấu công phu với xương heo, phải thăm chừng độ lửa, phải biết hớt bọt mới trong và tỏa thơm hương vị, cũng là một bí quyết.Không chỉ có thịt heo, đầu bếp còn cho vào tô hủ tiếu thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan, phèo… được làm kỹ, nóng hổi, ngon lành. Phía trên cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy cọng ngò xanh non. Đặc biệt, tô nào cũng có “tăng xại” – cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa. Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật ngon tuyệt.
10. Bánh phồng tôm Sa Giang
Đặc sản của Sa Đéc thì ngoài hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng khắp nơi thì không thể không kể đến bánh phồng tôm Sa Giang. Thị xã Sa Đéc là nơi chuyên sản xuất bánh phồng tôm nhiều nhất cả nước và Sa Giang là một thương hiệu nổi tiếng từ rất lâu.Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, bánh được cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Lúc ăn, nướng chín, bánh có hương vị nồng thơm, cay cay, đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Bánh phồng tôm Sa Giang ăn không bị cứng, dai mà trở nên giòn, xốp. Cắn một miếng, thấy tan trong miệng với hương tôm thơm, béo ngậy và cay cay rất tuyệt vời. Bánh phồng tôm ăn không cũng ngon, ăn chơi cùng các món gỏi càng đậm đà.
Thanh Xuân
Những món đặc sản phải thử khi đến Đồng Tháp
Tháp Mười đẹp và hồn hậu với những món đặc sản dân dã đã thành thương hiệu riêng.
Đồng Tháp Mười đẹp xinh đón chào khách phương xa bằng những cánh rừng
tràm bạt ngàn, những hồ sen mênh mông, những vườn cò thanh bình, sân
chim vời vợi đầy hoang sơ của miệt vườn đặc sắc.
Không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, tìm hiểu lịch sử qua một loạt các di tích như thế, đến đây, chúng ta còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
Bánh phồng tôm Sa Giang
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh/Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”. Chính từ tôm cá thiên nhiên ban tặng, người dân Sa Giang, Đồng Tháp đã chế biến ra loại phồng tôm ngon bậc nhất.
Cũng là bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ, cộng thêm vài thành phần nguyên liệu khác, nhưng phồng tôm Sa Giang – món ngon Đồng Tháp này vẫn cứ nổi bật và khiến người ta chú ý nếu đã thử qua một lần.
Nó không bị cứng, dai mà trở nên giòn, xốp. Cắn một miếng, thấy tan trong miệng với hương tôm thơm, béo ngậy và cay cay rất tuyệt vời. Bánh phồng tôm ăn không cũng ngon, ăn chơi cùng các món gỏi càng đậm vị.
Chơi Đồng Tháp, không mấy ai không mang theo về làm quà cho người thân, bạn bè món bánh dễ chế biến, ngon lành và dễ ăn này.
Nem Lai Vung
Không phải là vùng duy nhất làm nem ở Đồng Tháp, nhưng Lai Vung tự tạo cho nó thành thương hiệu bởi duy trì được nghề nem truyền thống với những “bí kíp” riêng. Làng nghề này đã có trên 60 năm nay và ngày càng nổi tiếng.
Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Vì thế, xưa kia, nem chỉ được làm khi nhà có tiệc, giỗ, lễ tết, cúng kiếng mà thôi.
Theo thời gian, nem Lai Vung theo chân người ra khỏi Đồng Tháp, đến với nhiều vùng đất và trở thành đặc sản mà ai khi đến đây cũng phải tìm mua để nếm, để làm quà, để lưu luyến vị chua chua, ngọt ngọt, cay nồng đặc trưng của nó.
Chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh
Nghe nói đến chuột, hẳn nhiều người, đặc biệt là các chị em le lưỡi lắc đầu. Nhưng vđến Cao Lãnh mà chưa ăn món này thì đúng phí cả chuyến đi. Bạn cứ nghĩ thịt chuột đồng, chuột cống nhum ở đây cũng như thịt ếch, thịt gà ở các nơi khác thôi, bởi nó cực kỳ nổi tiếng và phổ biến.
Chuột có nhiều cách chế biến khác nhau : chuột xào lăn, xé phay, chuột nướng, chuột xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, thịt chuột bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng… Mỗi món là một hương vị khác nhau nhưng tựu chung là ngon khỏi nói. Người ta vẫn quen với câu: “Cần chi cá lóc cá trê, thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều” là vì thế.
Cầu kỳ hơn một chút là chuột quay lu. Chuột làm sạch, ướp với một hỗn hợp gồm hơn chục loại gia vị khác nhau rồi cho vào lu quay đến gần chín thì quết thêm mật ong phía ngoài. Khi chuột vàng dậy, phồng lên là được.
Thịt chuột nướng lu ngon ngọt, cực kỳ thơm. Món này hợp nhất với rau càng cua trộn giấm và cà chua, chấm nước mắm dằm xoài sống, nhâm nhi với rượu thuốc hoặc mật ong.
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
Cá lóc phương Nam có mặt ở khắp các ao, đầm, lạch… nhỏ nhỏ nhưng thịt chắc, thơm là nguyên liệu tuyệt vời sáng tạo ra nhiều món ngon của người dân bản địa. Món ăn chất chứa tinh hoa của miệt sông nước, đậm chất Đồng Tháp là cá lóc nướng trui cuốn lá sen non.
Khi ăn, dùng lá sen để cuốn rau thơm, dưa leo, khế chua, giá đỗ, bún tươi cùng với cá lóc chấm cùng mắm me.
Giữa cảnh trời sông nước, cò bay, gió hát mà được thưởng thức vị ngọt ngon của thịt cá hòa cũng bùi bùi đậu phộng, beo béo mỡ hành, mướt mát rau thơm, và chua chua mặn mặn mắm me, cùng với mùi thơm mát lá sen quả như thời gian ngừng trôi. Chỉ một món ăn thôi, nhưng cứ như đang cảm nhận hết cả đất trời miệt vườn Nam Bộ vậy.
Hủ tiếu Sa Đéc
Ngoài làng hoa Sa Đéc – món ngon Đồng Tháp nổi tiếng, nơi đây còn có món hủ tiếu được lòng bao khách đến, đi. Hủ tiếu Sa Đéc có nước dùng ngọt thơm xương heo, bánh hủ tiến dai, trắng tươi, mềm mịn.
Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật đáng đồng tiền bát gạo.
Khô cá lóc
Khác với món cá lóc nướng trui, cá lóc làm khô phải là những con to. Sau khi làm sạch, cá lóc được xẻ thịt, bỏ đầu, bỏ xương, ướp các loại gia vị: muối, ớt, bột ngọt… rồi đem phơi. Kỹ thuật phơi như thế nào thì người làm giữ riêng cho mình bí quyết.
Do vậy, khô cá lóc rất nhiều nơi có nhưng không phải chỗ nào cũng ngon được như ở Đồng Tháp.
Món ăn dung dị thế thôi nhưng khiến người đi xa nhớ mãi, người mới ăn sẽ thèm khi nghĩ đến.
Ngoài ra, Đồng Tháp còn rất nhiều đặc sản khác chờ du khách đến và tự khám phá, đó là rượu sen, quýt hồng Lai Vung, quýt đường Hòa An, xoài Cao Lãnh, bánh xèo…
Không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú, tìm hiểu lịch sử qua một loạt các di tích như thế, đến đây, chúng ta còn có cơ hội được thử những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh/Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”. Chính từ tôm cá thiên nhiên ban tặng, người dân Sa Giang, Đồng Tháp đã chế biến ra loại phồng tôm ngon bậc nhất.
Cũng là bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ, cộng thêm vài thành phần nguyên liệu khác, nhưng phồng tôm Sa Giang – món ngon Đồng Tháp này vẫn cứ nổi bật và khiến người ta chú ý nếu đã thử qua một lần.
Nó không bị cứng, dai mà trở nên giòn, xốp. Cắn một miếng, thấy tan trong miệng với hương tôm thơm, béo ngậy và cay cay rất tuyệt vời. Bánh phồng tôm ăn không cũng ngon, ăn chơi cùng các món gỏi càng đậm vị.
Phồng tôm Sa Giang kết hợp với món khác cũng ngon, mà ăn chơi mình nó cũng tuyệt! (Ảnh: Internet)
Chẳng thế mà nó đã được quảng bá rộng rãi, có mặt khắp nơi và ngày
nay còn trở thành một trong những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu rất được
ưa chuộng.Chơi Đồng Tháp, không mấy ai không mang theo về làm quà cho người thân, bạn bè món bánh dễ chế biến, ngon lành và dễ ăn này.
Nem Lai Vung
Không phải là vùng duy nhất làm nem ở Đồng Tháp, nhưng Lai Vung tự tạo cho nó thành thương hiệu bởi duy trì được nghề nem truyền thống với những “bí kíp” riêng. Làng nghề này đã có trên 60 năm nay và ngày càng nổi tiếng.
Nem Lai Vung “chua mà ngọt, thơm nồng mà say” (Ảnh: Internet)
Nem Lai Vung – món ngon Đồng Tháp làm từ thịt và bì heo như
nhiều nơi khác. Cũng có các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong
những lớp lá chuối xanh mướt, nhưng nem ở đây lại thơm ngon đặc biệt.
Đến nỗi có câu ca dao cứ truyền đi như một niềm tự hào: “Lai Vung là xứ
lạ lùng/ Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”.Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Vì thế, xưa kia, nem chỉ được làm khi nhà có tiệc, giỗ, lễ tết, cúng kiếng mà thôi.
Theo thời gian, nem Lai Vung theo chân người ra khỏi Đồng Tháp, đến với nhiều vùng đất và trở thành đặc sản mà ai khi đến đây cũng phải tìm mua để nếm, để làm quà, để lưu luyến vị chua chua, ngọt ngọt, cay nồng đặc trưng của nó.
Chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh
Nghe nói đến chuột, hẳn nhiều người, đặc biệt là các chị em le lưỡi lắc đầu. Nhưng vđến Cao Lãnh mà chưa ăn món này thì đúng phí cả chuyến đi. Bạn cứ nghĩ thịt chuột đồng, chuột cống nhum ở đây cũng như thịt ếch, thịt gà ở các nơi khác thôi, bởi nó cực kỳ nổi tiếng và phổ biến.
Chuột có nhiều cách chế biến khác nhau : chuột xào lăn, xé phay, chuột nướng, chuột xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, thịt chuột bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng… Mỗi món là một hương vị khác nhau nhưng tựu chung là ngon khỏi nói. Người ta vẫn quen với câu: “Cần chi cá lóc cá trê, thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều” là vì thế.
Chuột đồng khiến các ông hay nhậu thòm thèm, còn các chị em dè dặt gật đầu khen ngon (Ảnh: Internet)
Người ta hay nướng chuột tươi trên than hồng bằng cách ướp tỏi và
rượu đơn giản. Sau đó, cứ thế cho lên bếp đều lửa, nướng đến khi chín
vàng là được. Chuột nướng xong cho vào đĩa có lót sẵn rau răm, rau thơm,
dọn ra chấm với nước mắm dằm xoài hoặc muối tiêu chanh.Cầu kỳ hơn một chút là chuột quay lu. Chuột làm sạch, ướp với một hỗn hợp gồm hơn chục loại gia vị khác nhau rồi cho vào lu quay đến gần chín thì quết thêm mật ong phía ngoài. Khi chuột vàng dậy, phồng lên là được.
Thịt chuột nướng lu ngon ngọt, cực kỳ thơm. Món này hợp nhất với rau càng cua trộn giấm và cà chua, chấm nước mắm dằm xoài sống, nhâm nhi với rượu thuốc hoặc mật ong.
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
Cá lóc phương Nam có mặt ở khắp các ao, đầm, lạch… nhỏ nhỏ nhưng thịt chắc, thơm là nguyên liệu tuyệt vời sáng tạo ra nhiều món ngon của người dân bản địa. Món ăn chất chứa tinh hoa của miệt sông nước, đậm chất Đồng Tháp là cá lóc nướng trui cuốn lá sen non.
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non là món ăn quy tụ đủ vị của đất trời miệt vườn Nam Bộ (Ảnh: Internet)
Cá lóc tươi vừa bắt lên được làm sạch qua rồi cứ thế nướng sao cho cá
chín đều, không bị khét cháy. Cá nóng hổi, cho ra khỏi bếp rồi xẻ làm
đôi, rắc lên ít hạt đậu phộng rang, rưới thêm chút mỡ hành. Cá ăn cùng
lá sen non còn ngậm sương, cuốn chặt lại, tươi roi rói và nước mắm me.Khi ăn, dùng lá sen để cuốn rau thơm, dưa leo, khế chua, giá đỗ, bún tươi cùng với cá lóc chấm cùng mắm me.
Giữa cảnh trời sông nước, cò bay, gió hát mà được thưởng thức vị ngọt ngon của thịt cá hòa cũng bùi bùi đậu phộng, beo béo mỡ hành, mướt mát rau thơm, và chua chua mặn mặn mắm me, cùng với mùi thơm mát lá sen quả như thời gian ngừng trôi. Chỉ một món ăn thôi, nhưng cứ như đang cảm nhận hết cả đất trời miệt vườn Nam Bộ vậy.
Hủ tiếu Sa Đéc
Ngoài làng hoa Sa Đéc – món ngon Đồng Tháp nổi tiếng, nơi đây còn có món hủ tiếu được lòng bao khách đến, đi. Hủ tiếu Sa Đéc có nước dùng ngọt thơm xương heo, bánh hủ tiến dai, trắng tươi, mềm mịn.
Rất nhiều thành phần tạo nên tô Hủ tiếu Sa Đéc ngon, lạ và “đáng của” (Ảnh: Internet)
Không chỉ có thịt heo, đầu bếp còn cho vào tô hủ tiếu thịt nạc băm,
chả vàng, tim, gan, phèo… được làm kỹ, nóng hổi, ngon lành. Phía trên
cùng là hành lá xắt nhuyễn với mấy cọng ngò xanh non. Đặc biệt, tô nào
cũng có “tăng xại” – cải xắt nhỏ ướp hương vị đặc trưng của người Hoa.Mỗi phần hủ tiếu được phục vụ kèm đĩa giò cháo quẩy, rau sống gồm giá, hẹ, cần tây và xà lách. Ngoài ra, còn có xì dầu, lọ ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Khi ăn, khách trộn tất những thành phần ấy lại rồi từ từ thưởng thức, sẽ thấy hủ tiếu Sa Đéc quả thật đáng đồng tiền bát gạo.
Khô cá lóc
Khác với món cá lóc nướng trui, cá lóc làm khô phải là những con to. Sau khi làm sạch, cá lóc được xẻ thịt, bỏ đầu, bỏ xương, ướp các loại gia vị: muối, ớt, bột ngọt… rồi đem phơi. Kỹ thuật phơi như thế nào thì người làm giữ riêng cho mình bí quyết.
Do vậy, khô cá lóc rất nhiều nơi có nhưng không phải chỗ nào cũng ngon được như ở Đồng Tháp.
Khô cá lóc dù chiên, nướng hay làm gỏi cũng đều ngon và nhiều hương vị (Ảnh: Internet)
Khô cá thường dùng để ăn dần. Dù để lâu nhưng hương vị thơm ngon thì
không đổi. Người ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nào
chiên, nào nướng, thậm chí còn làm nên các loại gỏi như gỏi xoài, gỏi lá
sầu đau… Cá lóc khô ăn cùng nước mắm me dằm ớt hay mắm xoài rất đưa
cơm.Món ăn dung dị thế thôi nhưng khiến người đi xa nhớ mãi, người mới ăn sẽ thèm khi nghĩ đến.
Ngoài ra, Đồng Tháp còn rất nhiều đặc sản khác chờ du khách đến và tự khám phá, đó là rượu sen, quýt hồng Lai Vung, quýt đường Hòa An, xoài Cao Lãnh, bánh xèo…
Tạ Ban (EVA.vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét