KHÔNG CÓ LỬA THÌ LÀM SAO CÓ KHÓI

"Đất nước này ngộ quá, phải không anh"?
Câu hỏi giản đơn mà anh... đành chịu chết!
Suốt một đời theo chiến tranh bất khuất
Giờ già rồi, anh biết nói làm sao?
Hay đành đáp kiểu tầm phào
Như năm xưa phởn tự hào, "Tố Hưu"?

tố hữu

Tác giả: Tố Hữu
Tố Hữu trích đoạn



“Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu
Cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”


Tố Hữu

Nguyên Ủy viên bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng csVN.


------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Tầm nhìn đất đai

Thứ Sáu, 01/04/2016 23:52:00

Không ít quy hoạch treo gây lãng phí quỹ đất.
Xưa nay, đất đai luôn là đề tài, vấn đề nóng. Càng đặc biệt hơn với người dân Việt Nam khi đa số là nông dân, đi lên từ nền văn minh lúa nước, hoạt động sản xuất, sinh hoạt luôn gắn với đất đai. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hơn lúc nào hết yêu cầu phát huy được thế mạnh của đất, của người nông dân là đòi hỏi khắt khe trong quá trình phát triển. 
Làm sao để việc quy hoạch hợp lý, kế hoạch sử dụng hiệu quả nhất? Một quyết định không đúng, vội vàng, nhất là với đất rất khó sửa chữa, khắc phục trong tương lai. Những năm qua, chúng ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, từ quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời. Bên cạnh yêu cầu đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải xây dựng cho được một nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, bền vững.
Quốc hội đã từng phải trăn trở bàn để làm sao giữ được diện tích đất trồng lúa để đảm bảo lương thực quốc gia, đảm bảo xuất khẩu để có được lợi ích kinh tế tối ưu nhất. Và rồi, với 3.812,43 ngàn ha đất trồng lúa theo quy hoạch được Quốc hội quyết định đến năm 2020 liệu có còn giữ được, khi với sự phát triển của công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu, sự tác động của cả thiên nhiên lẫn con người.
Chuyện từ xa xưa, việc cải tạo đất để thâm canh, thu được năng suất cao vẫn luôn luôn là yếu tố truyền thống. Cày sâu, cuốc bẫm, áp dụng cân đối khoa học - kỹ thuật, phân bón hay kinh nghiệm truyền thống để đảm bảo cho việc sản xuất, phát triển bền vững. Có được những cánh đồng trồng lúa lớn là kết quả của bao đời. Để có được những sản phẩm tốt, năng suất cao càng yêu cầu kỹ thuật khắt khe, yếu tố tự nhiên mưa thuận, gió hòa.
Thời gian qua, những yếu tố tự nhiên biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến nền nông nghiệp nước ta. Xâm nhập mặn, hạn hán đã làm hàng trăm ha đất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên... bị ảnh hưởng nặng. Việc chuyển đổi diện tích trồng lúa nước ở một số nơi sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm đã là yêu cầu cần thiết. Và trong quy hoạch tổng thể, với đặc thù của cây trồng, cũng cần có kế hoạch đầu tư, phát triển lâu dài.
Ví như với hơn 400 ngàn ha đất lúa dự kiến chuyển sang trồng các loại cây như ngô, đậu tương, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, hoa, cây cảnh kết hợp nuôi trồng thủy sản khi đã thực hiện đều phải được ổn định trong quá trình nhiều năm, thậm chí có thể là mãi mãi. Việc nghiên cứu để đầu tư phải được xem xét chọn lọc cẩn thận, bởi không thể dễ dàng trở lại trồng lúa (như Nghị định 35 năm 2015). 
Việc hiện đại hóa nông nghiệp thì càng cần phải có những vùng, những khu, cánh đồng lớn màu mỡ... Vấn đề yêu cầu ruộng đồng phải ổn định, có kế hoạch cải tạo, thâm canh, sản xuất lâu dài. Không thể mãi tình trạng đất đai manh mún, xé lẻ, mạnh ai nấy làm. Từ ảnh hưởng của khí hậu, xâm ngập mặn, hạn hán, yêu cầu phải chuyển đổi đã đành.
Sẽ thật nguy hại khi nhiều bờ xôi, ruộng mật tiếp tục bị cắt xén để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế nhưng không hiệu quả, bỏ hoang... Như thực tế thời gian qua cho thấy, chưa nói đến việc nhiều diện tích lúa thu hồi cho các khu công nghiệp chậm tiến độ, bỏ hoang, mà ngay khi một nhà máy, khu chế xuất mọc lên ở đâu, nhất là trong một cánh đồng, thì không chỉ mất đi phần diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi, mà rồi từ việc hoạt động của nhà máy, khu chế xuất làm ô nhiễm, ảnh hưởng tới rất nhiều diện tích trồng cấy, từ sinh trưởng của cây trồng cho đến sản phẩm thu hoạch.
Việc chuyển đổi cây trồng khi trở lại trồng lúa đã khó, còn với các khu công nghiệp, sân gôn, đô thị được mọc lên từ đất lúa sẽ không bao giờ trả lại được hiện trạng cánh đồng màu mỡ trước kia.
Và rồi với việc biến đổi khí hậu, khoảng 3.220 ngàn ha đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên còn lại liệu sẽ còn giữ được? Trong số hàng trăm ngàn ha chuyển đổi liệu có được thực hiện nghiêm, hay lại sẽ biến tướng chuyển hóa thành đất ở, kinh doanh thay vì sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp như yêu cầu.
Nhìn xa hơn với yêu cầu lương thực, khi có thể với việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng, một số lớn diện tích đồng bằng sẽ không còn. Việc kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ, giữ gìn diện tích để sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa, lương thực vẫn phải luôn đặt ra.
Cũng như việc quy hoạch, sử dụng đất trồng lúa, người dân cũng quan tâm đến quy hoạch đất rừng, kế hoạch sử dụng đất rừng, đất khu công nghiệp, khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng, đất quốc phòng, an ninh...Việc chia, điều chỉnh “miếng bánh” đất đai như thế nào để hài hòa, đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững, lâu dài.
Chỉ nói đến đất rừng. Lâu nay tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra ở nhiều nơi. Không ít đất rừng đã biến thành đất rẫy, thành khu nghỉ dưỡng. Hiệu quả kinh tế trước mắt có thể có cho cá nhân, tổ chức nào đó, nhưng còn đó là sự phá vỡ quy hoạch, kế hoạch, gây ra những hệ lụy cho tương lai, cộng đồng. 
Mọi điều chỉnh, bổ sung nào cũng chỉ vì mục đích phát triển của đất nước, của cộng đồng người dân. Quy hoạch, kế hoạch đặt ra, nhưng còn đó là việc giữ nghiêm kỷ cương, giữ nghiêm việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Nếu việc thực hiện không nghiêm, thì nhân tai cùng với tác động của thiên tai sẽ lại sớm phá vỡ quy hoạch, với những hậu quả, hệ lụy mà đời sau khó hoặc không thể khắc phục, chỉ có thể trách đời trước mà thôi.    
Kiên Long
159518

Giết, giết nữa ...

Trên mạng Internet từ lâu đã loan truyền bài thơ “Giết, giết nữa…” của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có những đoạn, có những câu:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 

Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng đây là bài thơ “phi nhân đáng  hổ thẹn” vì cái ác, sự khát máu được đây cao tới tột đỉnh. Có lẽ trong thơ ca cách mạng xét trên quy mô toàn thế giới chẳng có nhà thơ cách mạng nào lại “đỏ” đến mức này.

Có đúng là của Tố Hữu?

Tố Hữu có “Cô gái sông Hương, bài ca mở đường, Trần Thị Lý, Bầm ơi, Bà má Hậu Giang…” tràn đầy tinh thần con người. Ông nhỏ lệ với cô ca kỹ bán mình kiếm tiền trên dòng sông Hương“Thuyền em rách nát còn lành được không”; bầm gan với mẹ già nua tuổi tác phải xuống đồng cây lúa trong giá lạnh buốt tim để có thóc gạo nuôi quân đánh giặc: “Bầm ra ruộng cấy Bầm run”;hoặc rên xiết cảm nhận nỗi đau bị tra tấn của Trần Thị Lý như chính mình bị tra tấn: “Điện giật, dui đâm, dao cắt, lửa nung”…Không có một lương năng lương thiện thì khó có thể viết được những bài thơ, câu thơ chan chứa tình sẻ chia giữa người với người như vậy. Một người có tấm lòng như vậy, sao lại có thể viết ra những câu thơ mà sự khát máu đã đạt tới đỉnh như vậy? Thật khó tin. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng nghi ngờ sự chuẩn xác này.

Không tin. Nhưng bài thơ vẫn còn đó, chỉ vào Google gõ vài chữ“giết, giết nữa”, chỉ trong mươi giây là nó hiện hình ra cùng tác giả rành rành là nhà thơ Tố Hữu.

Bạn bè Tố Hữu, anh em nhà Tố Hữu, Đồng chí nhà Tố Hữu đâu rồi, sao không ai lên một tiếng, dù chỉ hai chữ “đình chính”. Trong trường hợp này “không lên tiếng” có nghĩa là ghi nhận bài thơ này do chính Tố Hữu làm ra.

Con người không phải là thánh nhân, mà thánh nhân “nói 10 điều có điều không dùng được, tiều phu nói 10 điều cũng có điều dùng được – Khổng Tử”, phải chăng đây là điều mà Tố Hữu “nói ra” nhưng không dùng được? Nhưng là không dùng được với ai? Hãy xem bài thơ ấy ra đời trong hoàn cảnh nào:

- 586.000 nạn nhân trong cải cách ruộng đất.

Trong đợt cải cách ruộng đất đẫm máu diễn ra trong các năm 1955-1956 ở miềm Bắc có 586.000 nạn nhân của cải cách ruộng đất.

Gần đây người ta lại đưa ra con số nạn nhân “chính xác nhất” là 172.008 người, trong đó có 123.266 người (71,66%) được chính thức xác nhận là oan. Con số này ghi trong một tài liệu được biên soạn rất công phu, in ấn rất thẩm mỹ nhưng có lẽ ít ai đọc: Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản. Có lẽ vì rất ít người đọc nên con số rất quan trọng này chưa được ai nhắc lạị. Tuy nhiên con số này cũng còn mang tính mù mờ.

Trước hết, con số 172.008 này là những người bị giết hay là những người bị đem xét xử? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là những người bị giết vì ít nhất ba lý do:

1. Tài liệu nói rằng, đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ được qui định trước là 5,68% (trang 85, tập II), một con số tùy tiện nhưng lại có dáng dấp như kết quả của một tính toán rất chính xác. Tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, vì tài liệu nói các xã cố “truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang 86, Tập II). Nếu như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 người.

2. Không có, hay chỉ có rất ít người bị xử án tù, vì ngay sau năm 1956 đợt cải cách ruộng đất đã bị coi là một sai lầm. Cũng không thấy tài liệu nào nói đến trường hợp những người bị đem xét xử được trắng án hay bị xử tử cả. Như vậy, phải hiểu rằng đã có khoảng 586.000 người bị xét xử, trong đó 172.008 người bị giết, những người khác đã bị hành hạ và sau đó được tha trong chính sách sửa sai.

Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau: Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%); Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%); Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%); Phú nông: 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%); Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.

Ông Trường Chinh từ chức tổng bí thư đảng nhưng vẫn ở lại bộ chính trị, làm chủ tịch quốc hội, sau đó làm chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, lúc chết được quốc táng. Ông Lê Văn Lương, mất chức trong bộ chính trị và ban bí thư đảng, nhưng sau đó được trở lại bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy Hà Nội. Hồ Viết Thắng từ chức khỏi ban chấp hành trung ương đảng. Hoàng Quốc Việt, một cấp lãnh đạo chủ chốt của đợt cải cách ruộng đất, được chuyển qua làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc.

Tố Hữu, trưởng ban tuyên truyền trung ương, người được cho là tác giả của câu thơ:

 “Giết, giết nữa bàn tay không chút nghỉ,

Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”.

tiếp tục lên, tới chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, tức Phó Thủ tướng thứ nhất nước Việt Nam thống nhất. Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản năm 2000) như sau:

 ”Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị qui oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động”, nhưng không nói gì đến những người “không bị qui oan”.

Các cán bộ tôm tép của các đội cải cách ruộng đất dĩ nhiên là không hề gì.

Phải chăng nhà thơ đã bị phong trào cách mạng thôi thúc mà viết ra hoặc ông sợ cái lòng thương người như thương cô gái sông Hương sẽ bị quy là “lòng tốt tiểu tư sản” mà vội vàng “giết giết nữa…” làm cái vung che đậy để khỏi bị liên lụy? Hẳn nhận xét này cũng mang tính nghi nghờ rất nhiều.

Người sưu tầm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH