MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 323
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dân trí Là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam
vào năm 2000, ông Bill Clinton được cho là người có đóng góp quan trọng
vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ cả khi đương chức và
khi đã rời nhiệm sở. Kể từ năm 2000 đến nay, ông đã 5 lần thăm Việt
Nam.
Theo kế hoạch, cuối tháng 5 này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có
chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam sau gần 8 năm đảm nhiệm vai trò
người đứng đầu Nhà Trắng. Như vậy, ông Obama sẽ trở thành tổng thống thứ
3 liên tiếp tới Việt Nam sau người tiền nhiệm Bill Clinton và George W.
Bush. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam -
Mỹ sau những nỗ lực không ngừng nhằm bình thường hóa quan hệ hai bên kể
từ thời Tổng thống Bill Clinton.
Là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam vào năm 2000, ông Bill Clinton được cho là người có đóng góp quan trọng vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ cả khi đương chức và khi đã rời nhiệm sở. Nhân dịp này, hãy cùng nhìn lại những chuyến thăm Việt Nam của ông Bill Clinton.
Hàng chục cảnh sát tiếp cận hiện trường, phá cửa, phun nước;
vòi cứu hỏa được kéo dài và hút nước trực tiếp từ hồ Hoàn Kiếm để phục
vụ công tác chữa cháy. Sau 40 phút, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu
nạn cứu hộ Hà Nội mới dập tắt đám cháy.
Giấy tờ sở hữu nhà đất cho thấy một người có tên là Chu Điền Vũ (Tian Yu Zhou) sở hữu 99% khối bật động sản này, và là "sinh viên", theo nội dung tường thuật.
Phùng Thúy (Ciue Feng), một nữ doanh nhân, được ghi là người sở hữu 1% còn lại.
Hiện nghề nghiệp của hai người này vẫn chưa được kiểm chứng một cách độc lập.
Vancouver thường được xếp hạng cao trong bảng đánh giá các thành phố đáng sống nhất thế giới, nhưng mức giá nhà ở ngày càng trở nên đắt đỏ ở địa phương và tình trạng thiếu nhà cho thuê đang được coi là một cuộc "khủng hoảng", theo đánh giá của thị trưởng thành phố.
Người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc cũng đặt câu hỏi làm thế nào mà một sinh viên lại có thể mua nổi một dinh thự rộng 1.356 mét vuông ở vị trí nhìn ra biển tuyệt đẹp như vậy.
"Giá nhà ở Greater Vancouver đã biến động mạnh trong những năm qua, trong lúc British Columbia là tỉnh có mức lương trung bình thấp nhất và giá cả thì cao nhất Canada," người dùng Weibo lấy tên là The First One Who Leaves East for West (Người Đầu tiên bỏ Đông sang Tây), nói.
"Cho nên hầu hết người mua hẳn phải là người đến từ nước ngoài. Câu hỏi lúc này là tiền lấy từ đâu ra?"
Một số người đồn đoán rằng việc mua bán có thể là cách để giấu "tiền bẩn" ở bên ngoài Trung Quốc, giữa lúc nước này đang có hoạt động trấn áp tham nhũng. Không có bằng chứng nào cho thấy việc mua bán cũng như khoản tiền đằng sau là bất hợp pháp.
Nhiều công dân mạng chỉ ra rằng trong lúc khối bất động sản này có thể là một trong những tòa nhà đắt giá nhất thành phố, nhưng tính theo mét vuông thì vẫn rẻ hơn nhiều nhà sang trọng tại Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, nơi đang có bong bóng mà nhiều người e là sắp vỡ, khiến việc mua nó là hoạt động đầu tư hợp lý chứ không chỉ là khoản giá trên trời như người ta nghĩ.
Các nhà quan sát khác cũng chỉ ra rằng việc đồng nhân dân tệ mất giá so với đồng đôla Canada và sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc khiến cho việc mua nhà như thế sẽ giúp giữ tiền tốt hơn.
Giá bất động sản tại Vancouver trong những năm gần đây tăng vọt, mà người ta cho là một phần do dòng tiền ồ ạt đô vào từ nước ngoài, thường là từ Trung Quốc, nhât là ở khu vực phía tây thành phố.
Theo Thefishsite, lệnh cấm lần thứ 18
theo mùa này tiếp tục được phía Trung Quốc lấy lý do là phòng chống các
hoạt động đánh bắt hải sản trái phép và bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
Cụ thể, ông Zhao Xingwu, Cục trưởng Cục ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này sẽ phối hợp với các sở ngư nghiệp địa phương trong việc thực thi lệnh cấm.
Kể từ năm 1999, Trung Quốc tự đặt ra lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa tại nhiều khu vực ở Biển Đông.
Cụ thể chính quyền thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ của Việt Nam).
Lệnh cấm này bao gồm cả khu vực bãi cạn Scarborough (phía Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) nhưng không dính nhiều đến khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cho tới trưa nay, 16-5, khoảng 8.000 tàu cá, chiếm 32% tổng số tàu cá của tỉnh Hải Nam, đã quay về cảng, tuân thủ lệnh cấm.
Năm ngoái Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông và tuyên bố lệnh cấm này là vô giá trị.
D.KIM THOA
Hãng
CNN Turk và các phương tiện truyền thông khác ngày 16/5 đưa tin các lực
lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu đã tấn công
nhiều mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở thành phố
Aleppo của Syria, tiêu diệt 27 phần tử.
Tuy nhiên, các nguồn tin trên không cho biết thời điểm tiến hành các vụ tấn công này. Kênh truyền hình NTV nói là các vụ tấn công trên bao gồm cả không kích và nã pháo.
Gần đây có hàng loạt vụ không kích như vậy sau khi thị trấn biên giới Kilis của Thổ Nhĩ Kỳ, nằm ngay bên kia biên giới tính từ vùng lãnh thổ do IS kiểm soát ở Syria, thường hứng chịu các vụ nã rốckét trong những tuần qua.
Chiến dịch giành lại Mosul từ IS đạt nhiều tiến triển
Ngày 15/5, phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Amman (Jordan), đặc phái viên Mỹ Brett McGurk khẳng định chiến dịch tấn công do nước này dẫn đầu nhằm giành lại thành phố Mosul (Mô-xun) từ lực lượng "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã đạt nhiều tiến triển.
Theo đặc phái viên trên, IS gần đây đã liên tiếp tiến hành các vụ đánh bom liều chết do chúng đang "suy yếu từng ngày" tại Iraq, thể hiện qua việc mất dần các vùng chiếm đóng và luôn ở thế phòng ngự. Chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm cô lập và siết chặt vòng vây IS tại thành phố được coi là thành trì chủ chốt của chúng đã bắt đầu. Liên quân đã đạt nhiều tiến triển trong việc đánh bật các tay súng IS ra khỏi khu vực này và hầu như mỗi ngày đều tiến hành các đợt không kích.
Cũng theo ông McGurk, hiện IS chỉ kiểm soát 14% lãnh thổ Iraq, thay vì 40% như năm 2014. Ngoài ra, chúng gặp khó khăn trong việc chiêu mộ tân binh cũng như mất dần khả năng tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn như trước đây.
Những tuyên bố trên của đặc phái viên McGurk được đưa ra sau khi IS thừa nhận là thủ phạm một loạt vụ đánh bom liều chết nhằm vào một nhà máy khí đốt ở thị trấn Taji, phía Bắc thủ đô Baghdad vào sáng cùng ngày, làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 25 người bị thương.
IS đã chiếm nhiều khu vực ở miền Tây và miền Bắc Iraq từ năm 2014 và thường tấn công nhằm vào người Hồi giáo dòng Shi'ite mà tổ chức này coi là "dị giáo". Tháng 3 vừa qua, quân đội Iraq và lực lượng người Kurd, với sự hỗ trợ của liên quân chống IS, đã tiến hành đợt tấn công quy mô lớn vào tỉnh miền Bắc Nineveh, trong đó có Mosul kể từ khi thành phố này bị IS chiếm đóng hồi tháng 6/2014.
Thống kê của Liên hợp quốc cho biết riêng trong tháng 4 vừa qua, tại Iraq đã có 741 người thiệt mạng và 1.374 người bị thương trong các vụ bạo lực trên khắp cả nước.
“Chúng ta phải rất cẩn trọng. Khi có đầy đủ các cơ chế quản lý rõ
ràng, chúng ta mới huy động được lượng lớn vàng đang nằm trong dân để
đầu tư phát triển kinh tế”.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Cao Sĩ Kiêm đã nói
như vậy khi Dân Việt tiếp tục đề cập đến kiến nghị đáng chú ý của Hiệp
hội vàng Việt Nam tới Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Xây dựng đề án huy
động vàng trong dân và thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia.
Ông Kiêm nói: “Huy động vốn trong dân nhằm phát triển kinh tế đất nước là chủ trương chung của chúng ta. Huy động vàng rồi biến nó thành vốn phục vụ trở lại nền kinh tế là ý tưởng rất tốt. Nếu huy động vàng trong dân, Nhà nước - thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động. Với biến động của giá vàng lên - xuống hàng ngày, Nhà nước có các cơ chế, chính sách để bảo đảm được rủi ro cho vàng đã huy động của người dân cũng như rủi ro cho chính mình.
Theo ông Kiêm, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia, Nhà nước có quản lý được không?. “Đúng là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Nhà nước phải có năng lực quản lý thực sự với thị trường vàng mới có thể ra đời Sở giao dịch này, nhất là thông qua Sở giao dịch huy động vàng của dân. Sở giao dịch muốn huy động được vàng trong dân nhất thiết phải có sự chỉ đạo, điều hành, giám sát, quản lý và can thiệp chặt chẽ của Nhà nước để không tạo ra sự lũng đoạn trên thị trường vàng, tới giá vàng, làm ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ và nền kinh tế”, ông Kiêm nói.
Muốn thành lập Sở giao dịch vàng, Nhà nước phải xây dựng được các quy chế quản lý nó, đặc biệt phải có các chính sách ứng phó với các biến động, rủi ro phát sinh. “Chúng ta huy động vàng của dân chính là người dân gửi gắm tài sản của họ cho chúng ta. Chắc chắn, người dân phải thấy an toàn, có lợi họ mới đưa vàng cho Nhà nước vay thông qua mua trái phiếu, chứng chỉ vàng”-ông Kiêm Phân tích.
Do vậy, “huy động vàng của người dân rồi chúng ta phải có các cơ chế, chế tài đi kèm để quản lý từ đầu vào tới đầu ra. Ví dụ như vàng huy động sẽ được đầu tư vào đâu, như thế nào trong nền kinh tế đem lại hiệu quả. Những rủi ro người dân gặp phải khi dùng vàng mua trái phiếu, chứng chỉ vàng sẽ được xử lý, bảo hiểm ra sao?... Vàng là mặt hàng luôn có sự biến động đi kèm với hoạt động đầu cơ trên thị trường thế giới, nếu chúng ta không có khả năng ứng phó, xử lý các rủi ro tốt ở trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và tài sản là vàng của người dân”-ông Kiêm nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay, ông Kiêm cho biết, chúng ta đã ngừng huy động tiết kiệm vàng. Vàng chỉ đang được nhận giữ hộ. Vàng đó cũng chỉ được giữ chứ không được chuyển thành vốn đưa ra đầu tư vào nền kinh tế. Do đó, nếu được huy động tiết kiệm bằng vàng thì chúng ta có thể cho vay, đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Việc không sử dụng được nguồn vốn bằng vàng trong dân để đầu tư phát triển nền kinh tế là rất lãng phí, đặc biệt khi lượng vàng trong dân hiện lên tới 500 tấn, giá trị ước tính hàng chục tỷ USD (theo tính toán của Hiệp hội vàng Việt Nam).
Muốn biến khối vàng trong dân trở thành vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế, vấn đề còn lại là Nhà nước cần phải cho thấy khả năng của mình trong việc đứng ra huy động vàng của dân. Nhà nước có cân đối được vay-trả vàng cho người dân khi huy động không? Nếu Nhà nước không xử lý được rủi ro về biến động giá vàng thì khó có thể huy động vàng của dân.
“Kinh nghiệm huy động cho vay bằng vàng trong quá khứ đã cho thấy những tổn thất, rủi ro rất lớn. Chúng ta đã từng huy động cho vay bằng vàng. Giá vàng lúc huy động chỉ khoảng 24 triệu đồng/lượng nhưng sau đó, giá vàng vọt lên-có lúc tới gần 50 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp không thanh toán được cho dân số vàng đã huy động theo giá biến động. Người dân khăng khăng đòi vàng huy động của họ phải được tính theo giá chênh lệch này, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã không thể đáp ứng nổi”-ông Kiêm ví dụ.
Từ bài học này-ông Kiêm cho rằng, Nhà nước cần phải nghiên cứu kỹ khi muốn xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập ra Sở Giao dịch vàng quốc gia. “Chúng ta phải có cách xử lý với những tình huống tương tự như trong quá khứ; phải rất chú ý, cẩn trọng để tránh "vết xe đổ”. Bởi việc “không xử lý nổi” rất có thể tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường vàng, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chụp giật, thậm chí là lừa đảo trên thị trường vàng, rất nguy hiểm”-ông Kiêm nói.
AFP cho biết ông Duterte cũng thông báo rằng
Đại sứ Trung Quốc tại Manila sẽ là một trong ba phái viên nước ngoài đầu
tiên ông lên kế hoạch gặp mặt vào hôm nay, 16-5.
Tuy nhiên ông Duterte, người sẽ nhậm chức tổng thống vào 30-6, cho biết ông cũng có kế hoạch để tiếp tục giải quyết vấn đề lãnh thổ theo đa phương. Nếu không có gì thay đổi khi giải quyết theo hướng đa phương, ông Duterte cho rằng ông không còn lựa chọn nào khác và sẽ đàm phán song phương với Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trở nên tồi tệ suốt nhiệm kỳ 6 năm của tổng thống hiện tại là Benigno Aquino vì các mâu thuẫn về lãnh thổ tại biển Đông - một trong những tuyến đường hàng hải chiến lược của thế giới.
Cùng ngày, ông Duterte cũng đề xuất lại án tử hình và cấp cho lực lượng an ninh Philippines quyền "bắn để giết" nếu đang trong một cuộc chiến chống tội phạm.
"Những gì tôi sẽ làm là thúc đẩy quốc hội khôi phục lại việc thi hành án tử hình bằng cách treo cổ" - thị trưởng theo trường phái cứng rắn của thành phố Davao Duterte tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi đắc cử hôm 9-5.
Ông Duterte (71 tuổi) cũng tuyên bố sẽ cấp quyền cho lực lượng an ninh ra lệnh "bắn để giết" đối với tội phạm có tổ chức hoặc những người dùng bạo lực chống lại việc bắt giữ.
Ngoài ra ông Duterte cũng giới thiệu lệnh giới nghiêm về uống rượu bia lúc 2 giờ sáng tại nơi công cộng cũng như cấm trẻ em đi bộ trên đường phố một mình vào lúc khuya.
ANH THƯ
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ hai thiếu niên Ôn Thành Tân và Nguyễn
Hoàng Tuấn (cùng 17 tuổi) cướp giật ổ bánh mì dự kiến xét xử vào ngày
mai 17/5 sẽ phải tạm hoãn.
Nguyên nhân phiên tòa tạm hoãn được báo Tuổi trẻ lý giải, do Luật sư Đỗ Hải Bình - người bào chữa chỉ định cho bị cáo Nguyễn Hoàng Tuấn đã có đơn xin tạm hoãn phiên tòa bởi cho rằng vụ án còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và cần triệu tập thêm những người liên quan.
Cũng liên quan đến vụ án, báo Pháp luật TP.HCM cho hay, bị cáo Tân nói với Luật sư Lê Ngọc Phụng - bào chữa miễn phí cho bị cáo Tân là không hề biết trước việc cướp giật bánh.
Theo đó, vào trưa 18/10/2015, Tân nói đói bụng, Tuấn cũng kêu đói nên cả hai thống nhất đi kiếm gì đó để mua ăn. Đến tiệm tạp hóa, Tân ngồi trên xe, Tuấn đi vào mua. Lát sau Tuấn quay ra với một bịch bánh trên tay, leo lên xe bảo Tân chạy đi. Tân nghĩ Tuấn đã trả tiền rồi nên chạy đi thì nghe tri hô cướp và bị người dân bắt giữ lại.
Được biết, năm 2013, Tân từng đoạt HCB giải “Vovinam Việt Võ Đạo các nhóm tuổi” do Sở VH-TT&DL TP.HCM tổ chức tại quận 8, TP.HCM.
Theo cáo trạng được Pháp luật Plus dẫn lại, trưa 18/10/2015, Tân chạy xe máy chở Tuấn đi xin việc tại một quán nhậu ở quận Thủ Đức. Trên đường đi, 2 thanh niên đói bụng nên không có tiền nên nảy sinh ý định cướp đồ ăn.
Tân chạy xe vào một tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức), Tuấn mua một ổ bánh mì ngọt, đậu phộng rang muối, 2 bịch chuối sấy cùng 3 bịch me trộn đường.
Sau đó, Tuấn giật lấy số thức ăn này rồi lên xe, Tân nhấn ga bỏ chạy. Chủ quán truy hô và cùng người đi đường đuổi theo, bắt giữ Tân, Tuấn giao công an xử lý.
Sau đó, VKSND quận Thủ Đức nhận thấy hành vi của 2 thanh niên đã dùng thủ đoạn nguy hiểm nên truy tố họ tội "Cướp tài sản" theo Khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù.
V.Quang (T/h)
Thực tế đã chứng minh, phi cơ vận hành được trong khoảng 1 tuần với điều kiện phải tiếp nhiên liệu trên không. Lý do duy nhất khiến nó hạ cánh là vì động cơ cần bôi trơn.
Chiếc Không lực Một của Tổng thống Mỹ Barack Obama có giá thành khoảng 223 triệu USD này trang bị một lớp lá chắn bảo vệ chống phóng xạ cũng như xung điện từ, 67 ăng-ten và chảo vệ tinh cùng hàng loạt thiết bị công nghệ cao khác.
Đồng thời, cũng là chuyên cơ có chi phí vận hành đắt đỏ nhất, tiêu tốn 206.337 USD tiền thuế dân Mỹ cho mỗi giờ bay, theo thông tin do tổ chức phi lợi nhuận Judicial Watch thu thập được nhờ vào Luật Tự do Thông tin.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 8g sáng
cùng ngày, anh Nguyễn Đức Tịnh (26 tuổi) lái xe gắn máy biển số 50H1-...
chở theo Nguyễn Bá Tín (20 tuổi) cùng quê Bình Định đang chạy trên quốc
lộ 1A hướng ngã tư An Sương đi Suối Tiên.
Khi đến trước cổng Trường ĐH Nông Lâm, anh Tịnh cho xe rẽ trái, băng qua đường bất ngờ va chạm với xe container biển số 61C-1... do tài xế Thái Văn Thiết (28 tuổi, quê Hà Tĩnh ) điều khiển.
Hai anh em chết ngay sau vụ tai nạn. Tại hiện trường chiếc xe máy bị hư hỏng nặng, biến dạng hoàn toàn.
Được biết anh Tịnh và anh Tín là hai anh em con nhà chú bác, hiện đang làm công nhân tại một công trình trong khu vực.
Quan sát tại hiện trường, đây là một đoạn đường rộng, khoảng cách lòng đường hơn 20 mét. Khi đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh, tất cả các loại xe chạy thẳng và quẹo trái đều được di chuyển.
Vì vậy, xe gắn máy muốn quẹo trái qua đường gặp nhiều nguy hiểm vì rất nhiều xe ôtô chạy thẳng với tốc độ cao.
LÊ PHAN
(VTC
News) - Bố mẹ của "Thần đồng đánh trống" Trọng Nhân tiết lộ cậu bé kiếm
tiền tỷ trong hai năm chỉ nhờ tham gia vào các cuộc thi tìm kiếm tài
năng nhí.
Tham gia VTC Mobile Festival 2016, Trọng Nhân gây sức hút rất lớn tại gian hàng của kênh truyền hình thiếu nhi và gia đình, giao lưu cùng các game thủ Audition Mobile.
Đặc biệt, tân quán quân Vietnam’s Got Talent còn khiến nhà thi đấu quân khu 7 nóng hừng hực khi trình diễn các tác phẩm The Final Countdown, Nối vòng tay lớn... trên sân khấu bên cạnh các ca sỹ Tóc Tiên, Hari Won...
Nữ ca sĩ 48 tuổi nói cặp sinh đôi chính là sức mạnh của cô và tinh thần của Celine đã khiến người phỏng vấn cô bất ngờ. Marie-Claude Barrette của TVA nói: “Tôi đã dự kiến mình sẽ gặp một Celine yếu đuối nhưng thật bất ngờ, tôi đã gặp một người phụ nữ đầy mạnh mẽ. Tôi cảm thấy vinh dự khi mình là người thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên với Celine kể từ sau cái chết của chồng cô ấy”.
Trước đó, trong một chia sẻ vào tháng 2, Celine cũng từng nói rằng cô luôn thấy sự hiện diện của chồng: “Mỗi khi khép mắt lại, tôi đều cảm thấy René trên sân khấu với tôi - ở chỗ anh ấy đã ngồi, ở ban công, ở hậu trường sân khấu hay ở nhà với bọn trẻ. Anh ấy luôn ở trên sân khấu với tôi và không có gì thay đổi điều đó”.
“Tôi có thể không còn nghe thấy giọng nói của anh ấy” – Celine nói tiếp – “Nhưng tôi vẫn nói chuyện với chồng tôi và nghĩ về anh ấy mọi lúc. Tôi cảm thấy và tôi biết anh ấy nghe thấy những gì tôi nói – theo cách này hay cách khác”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại sân bay quốc tế Newark (New York, Mỹ) ngày 15-5. Ông sẽ thăm Việt Nam vào ngày 23-5. (Ảnh: NYT)
Trả lời phỏng vấn Lao Động trước chuyến thăm chính thức của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Liên bang Nga (16 – 18.5) và dự Hội nghị
Thượng đỉnh Nga – ASEAN tại Sochi (19 – 20.5), Đại sứ Nga tiết lộ, tuyên
bố Sochi sẽ đưa ra quan điểm thống nhất giữa Nga và ASEAN về an ninh
khu vực, kể cả về Biển Đông.
* Thưa đại sứ, chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc ra nước ngoài là tới Liên bang Nga. Ông chờ đợi gì về việc ban lãnh
đạo mới của Việt Nam đóng góp vào quan hệ hai nước?
- Chúng tôi đánh giá rất cao và coi trọng việc bầu ban lãnh đạo mới của Việt Nam. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev đã có điện mừng các nhà lãnh đạo mới đúng vào ngày họ được bầu. Chúng tôi hoan nghênh lãnh đạo mới của Việt Nam mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hai nước, mà ví dụ là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng mới của Việt Nam có chuyến thăm đầu tiên ra nước ngoài là Nga. Hai bên cũng đã chuẩn bị chuyến thăm chính thức đầu tiên của Bộ trưởng Công an, tiếp đó là Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và dự khai mạc những ngày văn hóa VN tại LB Nga. Tôi cũng rất coi trọng việc Chủ tịch Nước Trần Đại Quang sau khi được bầu đã tiếp đại sứ nước ngoài đầu tiên chính là tôi.
Tôi rất vui khi thấy mức độ tin cậy giữa hai bên rất cao. Nga là một trong những nước Việt Nam có quan hệ chiến lược toàn diện. Nhưng đồng thời tôi nghĩ rằng có điều chưa tương xứng, chính là lĩnh vực thương mại và đầu tư. Tôi hy vọng chuyến thăm chính thức của Thủ tướng sẽ đóng vai trò thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.
* Theo ông hai bên cần làm gì để thúc đẩy được thương mại song phương?
- Kết quả phát triển thương mại đầu tư 2015 có thể nói là tốt. Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác hàng đầu trong ASEAN của Nga. Theo tổng kết năm 2015 kim ngạch thương mại Nga với nhiều nước trên thế giới đã cho thấy xu hướng giảm vì khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên với Việt Nam tăng 4%, song khối lượng giao dịch thương mại gần 4 tỉ USD là không nhiều.
Kết quả quan trọng nhất của năm ngoái và năm nay là ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu. Hiện Nga, Kazakhstan đã phê chuẩn Hiệp định, Belarus sẽ phê chuẩn Hiệp định này trong thời gian sắp tới còn Armenia và Kirgizstan chủ định kết thúc việc phê chuẩn để Hiệp định có hiệu lực vào nửa cuối năm nay, mở ra thị trường lớn 180 triệu người tiêu dùng với Việt Nam, và với Nga là thị trường 90 triệu người Việt. Tôi hy vọng sau khi dỡ bỏ các rào cản về hải quan, kim ngạch thương mại hai nước có thể tăng lên 10 tỉ USD.
Nga cũng mong muốn bắt đầu từ năm nay phát triển các dự án lớn giữa hai nước, ví dụ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân bị chậm song Nga sẵn sàng xúc tiến việc thực hiện nó một cách mạnh mẽ.
Có 2 điều kiện thuận lợi: Chính phủ Nga cung cấp tín dụng nhà nước với điều kiện rất tốt cho Việt Nam. Về công nghệ năng lượng điện hạt nhân, trên thế giới chỉ có Nga có thể cung cấp công nghệ từ đầu đến cuối, đảm bảo hoàn toàn an ninh trong lĩnh vực này. Nhu cầu Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho các nước trên thế giới rất cao, hiện có 20 dự án Nga đang thực hiện trên khắp thế giới.
Hai bên cũng đã ký nghị định thư về lắp ráp xe ô tô trên lãnh thổ Việt Nam. Sẽ rất thú vị khi nhìn thấy xe ô tô Nga, kể cả xe tải và xe con trên đường phố Việt Nam, tạo ra chỗ làm việc mới cho công dân Việt Nam và chuyển giao công nghệ mới cho Việt Nam.
Còn nhiều lĩnh vực hai nước có thể phối hợp tăng cường và hy vọng trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên sẽ bàn bạc nhiều hơn nữa.
* Đại sứ có thể đưa ra bức tranh tổng thể về lĩnh vực hợp tác quân sự quốc phòng giữa hai nước?
- Hợp tác quốc phòng và kỹ thuật quân sự chính là biểu hiện sự tin cậy giữa hai bên. Đây là lĩnh vực hợp tác rộng lớn nhất. Năm 2015 Nga và Việt Nam đã kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao tuy nhiên sự hợp tác giữa hai nước ta trong lĩnh vực quân sự đã bắt đầu sớm hơn nhiều. Trong đó, việc đào tạo cán bộ cho quân đội và ngành quốc phòng Việt Nam là lĩnh vực ưu tiên. Có thể nói các sĩ quan hàng đầu Việt Nam trước đây đều học ở Liên Xô. Bây giờ chúng tôi cũng rất quan tâm đến đào tạo cán bộ. Khi tôi tiếp xúc với nhiều sĩ quan Việt Nam thì tôi không cần người phiên dịch vì họ nói tiếng Nga rất giỏi.
Chúng tôi cũng rất quan tâm đến tăng cường lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam. Ví dụ lực lượng tàu ngầm của hải quân Việt Nam hoàn toàn do Nga hỗ trợ thành lập. Năm nay Nga sẽ chuyển cho Việt Nam tàu ngầm thứ sáu, và dĩ nhiên chúng tôi đào tạo cả sĩ quan hải quân làm việc trên tàu ngầm.
Đội máy bay của Việt Nam phần lớn được hình thành từ các máy bay do Liên Xô và Liên bang Nga sản xuất. Bộ Quốc phòng Việt Nam, cũng như Bộ Quốc phòng nước khác rất quan tâm đến chiến dịch của Nga ở Syria, và quan tâm đến máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga ở Syria, gồm cả Su35, cũng như quan tâm việc mua các máy bay này. Đây là một đề tài đàm phán mà Nga sẵn sàng thảo luận.
Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp cho Việt Nam máy bay tiêm kích và máy bay ném bom và vũ khí cho hải quân. Chúng tôi quan tâm đến việc cùng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam một số thể loại thiết bị kỹ thuật quân sự như tàu tuần tiễu. Nếu hỏi Bộ Quốc phòng thì họ rất hài lòng về thiết bị của Nga và lĩnh vực hợp tác này với Nga.
Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sang Nga cuối tháng Tư, hai bên đã trao đổi tăng cường lĩnh vực này.
* Không gian văn hóa Nga ở Việt Nam đã không còn được sự ảnh hưởng mạnh mẽ như trước đây. Liệu Nga sẽ làm gì để khôi phục điều đó?
- Tôi không thể nói là tình hình đáng bi quan. Song tôi rất mong tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trong văn hóa và giáo dục. Hiện ở Nga có 7000 sinh viên Việt Nam học tập trong nhiều ngành khác nhau. Hàng năm chính phủ Nga cung cấp cho sinh viên Việt Nam 850 học bổng sang học tại Nga và năm 2017 muốn tăng lên 1000. Có thể nói đây là vốn đầu tư tốt nhất vào quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Những người này sau khi tốt nghiệp họ rất quan tâm và yêu quý nước Nga, biết cuộc sống hiện đại của Liên bang Nga và văn hóa, ngôn ngữ Nga.
Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam vừa qua, tôi mong muốn tăng cường quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực văn hóa. Tôi vừa từ Festival Huế trở về, một trong những đoàn dân ca nổi tiếng nhất của Nga đã tham dự Liên hoan này, khán giả Việt Nam đón nhận họ rất ấm áp cả ở Huế và Hà Nội. Tháng 6 tại LB Nga sẽ diễn ra ngày văn hóa Việt Nam tại Nga ở Moskva và Volgagrad.
Trên Facebook của Đại sứ quán mọi người có thể đọc các sự kiện về quan hệ song phương, nhiều tài liệu quan trọng về quan hệ hai nước bằng cả tiếng Nga, tiếng Việt và tiếng Anh.
* Nhiều người Việt Nam băn khoăn về tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Lavrov liên quan đến Biển Đông gần đây. Ông có thể giải thích rõ hơn về quan điểm của Nga?
- Một số báo ở Việt Nam đã đưa tin không đúng về quan điểm của Ngoại trưởng Lavrov.
Lập trường của Nga về Biển Đông không thay đổi: Thứ nhất, Nga mong muốn các nước liên quan đến tranh chấp tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực; tìm kiếm giải pháp về ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Tôi nhấn mạnh ông Lavrov muốn nói về tất cả các bên, không chỉ Việt Nam hay Philippines mà cả Trung Quốc. Một số tờ báo nói Nga ủng hộ lập trường 1 nước là không đúng. Nga không ủng hộ lập trường của riêng nước nào.
Thứ hai, Nga hoàn toàn ủng hộ và hỗ trợ các nước liên quan đàm phán dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông DOC 2002 và hướng dẫn thực hiện Tuyên bố năm 2011.
Đây là 2 bình luận đầu tiên và tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn không có vấn đề gì với hai bình luận này.
Và bình luận thứ ba của ông Lavrov rất quan trọng: Ngăn chặn sự can thiệp của bất kỳ một nước bên ngoài vào tranh chấp này và không quốc tế hóa tranh chấp, vì như vậy là phản tác dụng. Chúng tôi nói vậy vì đã có kinh nghiệm riêng về giải quyết biên giới. Chúng tôi đã đàm phán giải quyết biên giới với láng giềng trên cơ sở song phương, không có các nước thứ ba.
Tôi chưa hiểu các bạn Việt Nam băn khoăn lập trường của Nga về lĩnh vực nào. Nhưng để làm rõ hơn tôi muốn bổ sung:
Thứ nhất, Nga kêu gọi các bên tranh chấp, kể cả Trung Quốc, không sử dụng vũ lực để giải quyết.
Thứ hai, Nga mong muốn hai đối tác chiến lược chính của Nga là Trung Quốc và Việt Nam duy trì mối quan hệ thân thiện và ổn định.
Thứ ba, Nga quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, vì đây là nơi tàu của Nga đi lại, máy bay Nga bay, và hàng hóa của chúng tôi lưu chuyển.
Thứ tư, đụng độ quân sự và quân sự hóa khu vực sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích các công ty dầu khí của Nga làm việc trên thềm lục địa của Việt Nam, như Rosneft, Zarubeznev, Gazprom và liên doanh Vietsopetro hoạt động đã 35 năm qua.
Tôi hy vọng độc giả hiểu chúng tôi không ủng hộ bên nào trong tranh chấp này, và rất ủng hộ việc giải quyết vấn đề bằng đàm phán càng nhanh chóng càng tốt , vì tiền bạc của chúng tôi cũng phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề này.
Năm nay Nga và ASEAN kỷ niêm 20 năm đối thoại, nên chúng tôi rất mong muốn quan hệ Nga – ASEAN được nâng lên mức chiến lược, chúng tôi vô cùng quan tâm đến khu vực ASEAN ổn định và không có tranh chấp nào cả.
Chúng tôi rất quan tâm đến bảo đảm tự do hàng hải. Ví dụ hôm qua tôi tiếp một đại sứ nước ngoài nhận nhiệm kỳ ở Việt Nam. Ông ấy kể về việc chuyển khí hóa lỏng từ Sakhalin đến nước ông ấy trên Biển Đông. Vì thế chúng tôi rất quan tâm đến tự do hàng hải trên Biển Đông. Hơn nữa, Nga là thành viên của Công ước LHQ về Luật Biển nên lập trường của chúng tôi không bao giờ thay đổi. Nhưng còn một số nước luôn nói về tự do hàng hải trên Biển Đông nhưng chưa phê chuẩn công ước này.
* Trước Hội nghị thượng đỉnh Nga – ASEAN tại Sochi tuần tới, ông nhận xét thế nào về vai trò trung tâm của ASEAN đối với an ninh khu vực?
- Tôi toàn đồng ý vai trò trung tâm của ASEAN về an ninh và hoàn toàn ủng hộ vai trò này. Tại Sochi, 11 nguyên thủ gồm Tổng thống Putin và 10 lãnh đạo ASEAN sẽ thông qua tuyên bố về kết quả của hội nghị thượng đỉnh. Một trong những câu trong tuyên bố là ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực.
Nga và các nước ASEAN làm việc rất tích cực trên vấn đề này. Quan hệ Nga – ASEAN dựa trên việc Nga chấp thuận vai trò trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực. Ví dụ, cuối tháng Tư vừa qua, bộ trưởng quốc phòng Nga đã mời bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đến cuộc gặp không chính thức ở Moskva, cuộc gặp rất hiệu quả. Tôi biết là Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch rất hài lòng về kết quả cuộc gặp này.
Chúng tôi cũng quan tâm rất nhiều đến tham gia các cuộc gặp và hội nghị an ninh khu vực ASEAN, kể cả diễn tập quân sự. Đầu tháng Năm vừa qua tại Brunei đã diễn ra diễn tập trên biển và 3 tàu Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham gia cuộc diến tập này. Có rất nhiều phương hướng hợp tác Nga và ASEAN trong hợp tác an ninh khu vực. Tôi đề nghị chờ đến tuyên bố Sochi, vì trong tuyên bố này có nhiều câu liên quan đến an ninh khu vực, kể cả Biển Đông. Nga và ASEAN sẽ có lập trường thống nhất và được ghi trong tuyên bố.
* Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn đang diễn ra rất gay gắt. Theo ông điều đó có ảnh hưởng tới quan hệ Việt – Nga hay không?
- Chắc chắn sự cạnh tranh đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến quan hệ Nga và Việt Nam. Vì quan hệ giữa hai nước có từ lâu đời, tin cậy và ủng hộ lẫn nhau từ nhiều năm, một quan hệ rất đặc biệt và độc đáo. Và khi chúng ta phát triển quan hệ như vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích của hai nước chúng ta. Nhân dân hai nước không muốn nghe các nước khác dạy chúng ta phải làm gì. Cả lịch sử hai nước đều chứng kiến nhân dân hai nước tự lập, tự xây dựng và quyết định số phận của mình, lịch sử của mình. Nga và Việt Nam có mối quan hệ rất tốt đẹp và không gì có thể đe dọa một quan hệ như vậy.
* Trân trọng cảm ơn Đại sứ.
Trưa 16-5, tài xế Nguyễn Tấn Dũng (31 tuổi, ngụ Khánh Hòa) điều khiển
xe container mang BKS 79C-07059 kéo theo rơ-mooc mang BKS 79R-00471 lưu
thông trên đường ĐT 741 hướng từ ngã tư Sở Sao (TP Thủ Dầu Một) đi
huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).
Khi đến địa phận khu phố An Hòa (phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương) thì xảy ra va chạm với xe máy đi cùng chiều do ông Trương
Văn Thanh (49 tuổi, quê ở Kiên Giang) điều khiển chở theo ông Lâm Văn
Hạnh (34 tuổi, quê ở Trà Vinh).
Sau cú va chạm, 1 người văng ra ngoài tử vong, 1 người tử vong trong tình trạng bị kẹt cứng dưới bánh xe.
Nguyên nhân bước đầu được xác định, trước khi bị xe container cán chết, xe máy của ông Thanh chở ông hạnh đã va quệt với một xe ba gác chạy cùng chiều. Ông Hạnh và ông Thanh ngã xuống làn đường dành cho xe tải nên đã xảy ra tai nạn thương tâm nói trên.
Khoảng 15h ngày 16/5, các quận nội thành TP HCM như quận 11, 10, Tân
Bình, Phú Nhuận xảy ra mưa kèm theo sấm chớp liên tục. Cơn mưa lớn bất
ngờ khiến người dân đi trên đường ướt sũng.
Sau đó, các quận huyện ngoại thành giáp ranh Đồng Nai, Bình Dương trời cũng đổ mưa lớn. Trong cơn mưa sấm sét kéo dài khiến nhiều người dân lo lắng.
Theo người dân, đây là cơn mưa lớn nhất từ đầu mùa khô đến nay, góp phần giảm độ mặn trên sông, hạ nhiệt không khí nóng gay gắt cả tuần nay.
Tại đường Phạm Hùng (quận 8) cơn mưa bắt đầu từ 15h30 và ngày càng to
hơn. Nhiều người đi đường không mang theo áo mưa nên di chuyển vào các
nhà dân xung quanh để trú. Dù bị ướt sũng nhưng nhiều người tỏ ra thích
thú.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, từ ngày 17/5 đến hết tuần, khu vực Nam Bộ có mưa dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to. Theo đài này, có một rãnh áp thấp đang bị đẩy lùi về khu vực phía nam. Trong khi đó, các tầng khí quyển trên cao áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung Bộ. Khoảng ngày 16 - 17/5, áp cao cận nhiệt đới hạ trục về phía Nam, vắt qua Nam Bộ.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với áp cao cận nhiệt đới nên từ ngày 17/5 đến hết tuần Nam Bộ có mưa dông trên diện rải rác vào chiều tối và đêm, có nơi có mưa vừa, mưa to, đề phòng gió giật mạnh, lốc xoáy và sét đánh trong cơn dông. Ban ngày, thời tiết toàn khu vực đều nắng nóng với mức nhiệt dao động từ 26 - 35 độ C.
Quyết định xử phạt căn cứ vào điều 57, điều 68 luật xử lý vi phạm hành chính; nghị định số 131/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; nghị định số 158/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, quảng cáo; căn cứ biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực VH-TT số 00208/BB-VPHC do Thanh tra sở VH-TT TP.HCM lập hồi 10g15 ngày 5-5-2016.
Theo đó, quyết định xử phạt các hành vi mà Trấn Thành vi phạm gồm: ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật mà không có giấy phép (phạt tiền 17.500.000 đồng), làm tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (phạt tiền 7.500.000 đồng), xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (phạt tiền: 7.500.000 đồng). Tổng cộng số tiền Trấn Thành phải nộp phạt là 32.500.000 đồng.
Ngoài NS Trấn Thành, hai nghệ sĩ tham gia “Tô Ánh Nguyệt Remix” cũng bị xử phạt vi phạm hành chính. NSND Ngọc Giàu bị phạt 15.000.000 đồng (hành vi vi phạm: Ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật mà không có giấy phép); NS Anh Đức cũng bị phạt tiền 15.000.000 đồng với hành vi vi phạm tương tự. Ngoài ra, quyết định xử phạt còn buộc phải dỡ bỏ vở hài kịch Tô Ánh Nguyệt Remix trên tất cả các trang mạng thông tin điện tử.
Trong những ngày tác nghiệp tại quận Cam – miền Nam California – Mỹ, PV báo NLĐ đã gặp gỡ nhiều nghệ sĩ sân khấu,
hầu hết đều bày tỏ sự căm phẫn trước việc NSNS Ngọc Giàu, NS Trấn
Thành, Anh Đức diễn trích đoạn “Tô Ánh Nguyệt” mà đến nay dư luận vẫn
chưa nguôi ngoai. “Không thể chấp nhận chuyện Trấn Thành bôi bẩn vở cải
lương Tô Ánh Nguyệt. Muốn cách tân, châm biếm hóa những nhân vật trong
các vở tuồng hoặc trong dân gian, thì phải có mức độ. Không nên dùng
nguyên văn kịch bản văn học. Đem những kịch bản kinh điển ra để làm trò
thì có khác gì đem cái bàn thờ của nghề ra chọc cười. Không thể chấp
nhận được” – Danh hài Văn Chung đã nói.
Mặc dù đã nhiều lần lên tiếng xin lỗi và biện hộ cho rằng bản thân mình không cố ý “bôi bẩn” vở cải lương Tô Ánh Nguyệt, nhưng Trấn Thành vẫn không thể nhận được sự “tha thứ” từ công chúng và giới chuyên môn. NS Hương Huyền nói: “Điều khiến dư luận không thể chấp nhận là vở cải lương kinh điển của tác giả Trần Hữu Trang đã bị Trấn Thành nhào nặn bằng những lời thoại và hành động dung tục. Cái kiểu đốp chát chợ búa như: “Ai kêu tui đó. Mặt chó tôi đây”, “Minh lùn, Nguyệt cao ăn ở tào lao mới đẻ ra nó bị khùng”, “Anh đang cúi đầu vào âm đạo”… đã là một cái tát quá đau điếng đối với những tâm hồn nâng niu nghệ thuật cải lương”.
NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã lên tiếng, ông cho rằng, không thể chấp nhận việc Trấn Thành tự sáng chế lại vở cải lương kinh điển “Tô Ánh Nguyệt” mà cho đó là sự sáng tạo, quan trọng hơn đó là một sự bôi bác, làm biến tướng kịch bản văn học, và vi phạm bản quyền trắng trợn. Ông nhấn mạnh vở “Tô Ánh Nguyệt” được dàn dựng trên một kịch bản kinh điển của cải lương Việt Nam. Tác phẩm đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về lãnh vực Sân khấu chứ không phải một vở tầm thường.
Trên thực tế, vào dịp tết Nguyên Đán Bính thân 2016, ba nghệ
sĩ: Trấn Thành, Ngọc Giàu, Anh Đức đã sang Mỹ biểu diễn tiểu phẩm hài
chế biến từ kịch bản “Tô Ánh Nguyệt” của cố tác giả Trần Hữu Trang, được
đổi tên “Tô Ánh Nguyệt Remix” trên chương trình do Trung tâm Thúy Nga
Paris sán xuất. Sau đó, vở đưa lên mạng và gần đây khiến số đông khán
giả trong nước và nghệ sĩ sân khấu phẫn nộ vì “Tô Ánh Nguyệt Remix” chứa
nhiều lời lẽ và hành vi dung tục, bôi bẩn nghệ thuật cải lương và làm
xâu đi hình tượng của nhân vật Tô Ánh Nguyệt.
Vở cải lương Tô Ánh Nguyệt của NSND Trần Hữu Trang được xem là một trong những vở cải lương kinh điển, in đậm trong tâm trí những khán giả mộ điệu cải lương.
Ngày 1-5, NS Trấn Thành đã cùng một vài đồng nghiệp xuống xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang trao quà và tiền mong nhận lỗi cùng gia đình cố tác giả Trần Hữu Trang, tuy nhiên soạn giả Việt Thường – con trai của cố soạn giả Trần Hữu Trang đã từ chối không nhận tiền.
Dấu ấn cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton qua những chuyến thăm Việt Nam
Dân trí Là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam
vào năm 2000, ông Bill Clinton được cho là người có đóng góp quan trọng
vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ cả khi đương chức và
khi đã rời nhiệm sở. Kể từ năm 2000 đến nay, ông đã 5 lần thăm Việt
Nam.
>> Dư luận Mỹ quan tâm tới chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam
>> Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam từ ngày 23-25/5
>> Tổng thống Obama sẽ thảo luận kỹ vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam
Theo kế hoạch, cuối tháng 5 này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có
chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam sau gần 8 năm đảm nhiệm vai trò
người đứng đầu Nhà Trắng. Như vậy, ông Obama sẽ trở thành tổng thống thứ
3 liên tiếp tới Việt Nam sau người tiền nhiệm Bill Clinton và George W.
Bush. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam -
Mỹ sau những nỗ lực không ngừng nhằm bình thường hóa quan hệ hai bên kể
từ thời Tổng thống Bill Clinton.Là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam vào năm 2000, ông Bill Clinton được cho là người có đóng góp quan trọng vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ cả khi đương chức và khi đã rời nhiệm sở. Nhân dịp này, hãy cùng nhìn lại những chuyến thăm Việt Nam của ông Bill Clinton.
Tháng 11/2000, Tổng thống Mỹ
Bill Clinton có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ông cũng là tổng thống
Mỹ đầu tiên tới Việt Nam, 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Ông
Clinton đã dỡ bỏ cấm vận, tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước năm
1995 và ký Hiệp định thương mại song phương. (Ảnh: Reuters)
Trong chuyến công du lần đầu
tiên tới Việt Nam, ông Clinton đồng hành cùng Đệ nhất phu nhân là bà
Hillary Rodham Clinton - người sau này trở thành Ngoại trưởng Mỹ trong
chính quyền của Tổng thống Barack Obama. (Ảnh: AFP)
Ông Clinton đã có buổi giao
lưu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội và chuyến thăm tới một
trường tiểu học tại TP.HCM. Ông và gia đình đã có chuyến thăm tới vùng
nông thôn của Việt Nam để theo dõi các dự án tín dụng vi mô, cung cấp
các khoản vay nhỏ để giúp phụ nữ nông thôn thoát khỏi đói nghèo. (Ảnh:
AP)
Ông Clinton đã để lại những
ấn tượng đẹp ngay từ chuyến công du Việt Nam đầu tiên với những cử chỉ
thân thiện khi ông tươi cười và bắt tay với người dân. Trong ảnh, ông
Clinton bắt tay với các cậu bé Việt Nam từ ban công liền kề của 2 căn hộ
ở khu vực Văn miếu Quốc tử giám. (Ảnh: AP)
Ông trở lại Việt Nam lần thứ
hai vào tháng 12/2006 với tư cách chủ tịch Quỹ Bill Clinton. Chuyến
thăm chỉ kéo dài 2 ngày (5-6/12) và nằm trong khuôn khổ chương trình
thăm các nước châu Á nhằm tăng cường hợp tác với các nước theo chương
trình Sáng kiến Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (CHAI) của vị Chủ tịch Quỹ
Bill Clinton. Kể từ năm 2005, Quỹ Clinton do ông sáng lập đã trực tiếp
hỗ trợ hoàn thiện hệ thống chăm sóc điều trị HIV/AIDS và nâng cao năng
lực cho cán bộ y tế trong công tác chẩn đoán, chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS tại Việt Nam. (Ảnh: AP)
Vẫn với những cử chỉ thân
thiện, ông Clinton đã chủ động bắt tay từ người bán báo đến anh xe ôm
khi ông có 15 phút đi bộ ngẫu hứng dọc phố Tràng Tiền. (Ảnh: Getty)
Ngày 14/11/2010, ông có
chuyến thăm Việt Nam thứ ba nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ
Việt - Mỹ. Lần này, ông Clinton đến Việt Nam với mục đích tăng cường
quan hệ và hợp tác song phương Việt - Mỹ trên một số lĩnh vực, bao gồm
thương mại, y tế, biến đổi khí hậu và hợp tác an ninh. Ông đã bày tỏ ấn
tượng của bản thân về sự chuyển biến mạnh mẽ của Việt Nam. Mặt khác, ông
cũng chia sẻ quan tâm đến việc tác động của biến đổi khí hậu đến Việt
Nam, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Ông cam kết sẽ nỗ
lực để thúc đẩy quan hệ hai nước, trong đó Quỹ Bill Clinton tiếp tục hỗ
trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc chuyển
giao công nghệ phát triển các nguồn nặng lượng sạch. (Ảnh: AFP)
Mối lương duyên với Việt Nam
vẫn chưa dừng ở đó, ngày 18/7/2014, cựu tổng thống Bill Clinton tới
Việt Nam lần thứ 4 nhằm thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton do gia đình
Clinton sáng lập để giúp chăm sóc, điều trị cho người nhiễm vi rút HIV
trên thế giới.
Lần gần đây nhất trở lại
Việt Nam của ông Clinton là vào tháng 7/2015 nhân dịp tròn 20 năm bình
thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Tại Lễ Kỷ niệm chào mừng sự kiện bình thường
hóa quan hệ này, ông Clinton chia sẻ: “Việc ký quyết định bình thường
hóa quan hệ với Việt Nam là một trong những thành tựu quan trọng nhất
của tôi”. Ông cũng nhấn mạnh, Tổng thống Barack Obama hy vọng quan hệ
giữa hai nước có thể tiến xa hơn nữa với hiệp định TPP và các thỏa thuận
khác. (Ảnh: Nam Hằng)
Minh Phương
Tổng hợp
Cháy lớn trên phố Cầu Gỗ, người dân hoảng loạn
Lúc 12 giờ 20 phút hôm nay (16.5) đã xảy ra vụ cháy lớn tại ngôi nhà số 86 phố Cầu Gỗ, thuộc phường Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội), khiến nhiều người hoảng loạn.
Vào thời điểm trên, người dân sinh sống trên phố Cầu Gỗ phát hiện
cột khói đen bốc cao hàng chục mét từ căn nhà số 86. Lúc này, chủ nhà đi
vắng nên người dân xung quanh đã thông báo cho cơ quan chức năng.
Tiếp nhận thông tin, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và
Cứu nạn cứu hộ Hà Nội đã điều động 4 xe cứu hỏa đến hiện trường dập
lửa. Ngoài ra, Công an quận Hoàn Kiếm cũng có mặt hỗ trợ, bảo vệ hiện
trường. Tuyến phố Cầu Gỗ lập tức được phong tỏa phục vụ công tác chữa
cháy.
tin liên quan
Bình chữa cháy mini tiếp tục nổ tung tóe trong ô tô
Chiều 20.1, ông Đặng Tấn Hồng Việt, quản lý vận
hành tòa nhà FPT Tân Thuận, quận 7 (TP.HCM) xác nhận đã có một vụ nổ
bình chữa cháy mini trên ô tô 7 chỗ đỗ trong khuôn viên tòa nhà FPT.
Bước đầu Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Hà Nội xác
định, điểm bùng phát cháy là một kho hàng nằm trên tầng thượng ngôi nhà
số 86 phố Cầu Gỗ. Khu vực này tập trung nhiều nhà hàng ăn uống, dịch vụ
giải trí, nên nhiều người phải tháo chạy khi khói đen bao trùm.
Đến 13 giờ cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Thông tin từ
Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Hà Nội, vụ hỏa hoạn
không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, nhiều tài sản và một phần của
ngôi nhà bị thiêu rụi.
Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ hỏa hoạn trên vẫn đang
được Công an quận Hoàn Kiếm (Công an thành phố Hà Nội) cùng Cảnh sát
Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Hà Nội điều tra làm rõ.
Hà An - Minh Chiến
Chiến thuật cưa bạn gái 'có một không hai' của chàng bác sĩ Huế
'Lần nào gặp Thụy Anh, tôi cũng
nhìn liên tục, nhìn chằm chằm, cho cô ấy xấu hổ... Đến lúc không trốn
được thì phải nhìn tôi', Dũng kể lại.
"Người đàn ông tim có 4 ngăn, trong đó một ngăn dành cho người mình
yêu, 3 ngăn còn lại dành cho những việc khác. Ít khi người đàn ông xen
lẫn chuyện tình cảm vào 3 ngăn còn lại, nhưng trong thời gian này anh
làm bất cứ việc gì cũng đều nhớ đến em, đôi lúc rơi nước mắt vì thương
em. Anh yêu em nhiều lắm và anh nghĩ đã đến lúc anh cần có em bên cạnh",
đó là lời cầu hôn lãng mạn mà Quốc Dũng (29 tuổi) dành cho bạn gái Thụy
Anh vào cuối tháng 9/2015 sau 4 năm yêu nhau.
Nửa năm đã trôi qua, nhưng cô gái 26 tuổi vẫn nhớ như in từng câu nói
run run của bạn trai, nhớ lúc trái tim đập liên hồi, thổn thức khi nghe
Dũng nói: "Hãy làm vợ anh nhé!". Cái gật đầu của cô gái xứ Huế ngày hôm
ấy khiến chàng bác sĩ khoa Nội trở thành "người đàn ông hạnh phúc nhất
thế gian".
Quốc Dũng - Thụy Anh hạnh phúc bên nhau.
|
Quốc Dũng quen Thụy Anh khi đang là sinh viên năm cuối, ngành bác sĩ đa
khoa, Đại học Y Huế. Ngày đó, bác sĩ Vân, mẹ Thụy Anh, đi tuyển các bác
sĩ chuẩn bị ra trường cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế. Là lớp
trưởng nên Dũng giúp bác sĩ Vân tổ chức các buổi gặp gỡ với các bạn
trong lớp. Ngày 27/2 năm 2011, Dũng và một vài người bạn cùng lớp đến
nhà bác sĩ Vân chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam. Không hẹn trước nên
khi đến, Dũng không gặp được sếp, thay vào đó, anh gặp Thụy Anh khi cô
ra tiếp khách cho mẹ. Cảm nhận đầu tiên của Dũng về Thụy Anh là một cô
gái lễ phép, năng động và xinh đẹp.
Thế nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó. Sau khi ra trường vào tháng 7 cùng
năm, Dũng về công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài
công tác chuyên môn, Dũng được phân vào phòng Tổ chức cán bộ nên có
nhiều cơ hội được làm việc với bác sĩ Vân và tiếp xúc với Thụy Anh. Đó
cũng là thời điểm chàng bác sĩ khoa Tim mạch không thể "trị nổi" trái
tim mình.
"Để chiếm được tình cảm của Thụy Anh, tôi suy nghĩ dữ lắm. Lúc đầu tôi
rủ cô ấy đi học thêm lớp tiếng Anh giao tiếp do người nước ngoài dạy.
Rồi lại rủ đi chơi, làm việc này việc khác... cốt để có thời gian được ở
bên Thụy Anh. Khi thấy cô ấy bắt đầu có cảm tình với mình, tôi đổi
chiến thuật khác. Đó là lần nào gặp Thụy Anh, tôi cũng nhìn liên tục,
nhìn chằm chằm, nhìn cho cô ấy xấu hổ, trốn tránh... Một khi không trốn
tránh được thì phải đối diện với ánh mắt của tôi. Và chiến thuật đó quả
thực hiệu nghiệm. Thụy Anh đổ gục sau gần 2 tháng như vậy", Quốc Dũng
hài hước kể lại chiến thuật được lên kế hoạch rất bài bản.
Valentine đầu tiên ở bên nhau, Dũng đã mua một chú gấu bông to bằng cả
người bạn gái. Tình huống trớ trêu xảy ra khi Dũng không biết làm cách
nào để chở món quà to đùng về nhà cho cô. Anh lại ngượng ngùng xấu hổ vì
sợ đi đường có ai nhìn thấy sẽ chọc ghẹo. Ngay khi nghe bạn trai nói và
định gọi taxi, Thụy Anh cương quyết: "Anh không có gì phải ngại hết, em
sẽ đi xe máy cùng anh ôm con gấu về". Và thế là ngày hôm đó, chàng bác
sĩ mỉm cười lai "hai chú gấu" về nhà.
Yêu nhau được 5 tháng, tình yêu của Dũng và Thụy Anh gặp thử thách khi Dũng sang Hàn Quốc tu nghiệp.
|
Yêu nhau được 5 tháng, Dũng nhận học bổng đi tu nghiệp tại Hàn Quốc
chuyên ngành can thiệp Tim mạch một năm (3/2012- 3/2013). Đây là thử
thách đầu tiên trong chuyện tình yêu của hai người. Chàng bác sĩ gọi đó
là thời gian "tình cảm mới chỉ như hạt đậu nảy mầm, chưa kịp bám rễ sâu
đã gặp cơn đại hạn".
Trong khoảng thời gian xa cách, Dũng và Thụy Anh tìm cách liên lạc với
nhau mọi cách có thể bằng điện thoại, ứng dụng, mạng xã hội... Không
gian dường như ngắn lại nhưng bao nhiêu sóng gió xảy đến. Thụy Anh khi
đó đang là sinh viên năm cuối khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Huế, ra
trường lại tất bật xin việc làm. Trong khi Dũng ở Hàn Quốc suốt ngày
trong bệnh viện học tập, nghiên cứu, mệt mỏi và áp lực. Xa nhau khiến cả
hai không ít lần giận hờn, tranh cãi.
"Không có ai bên cạnh, đôi lúc tôi tưởng tình yêu 'mới mọc' này sẽ chết
khô. Nhưng tôi quyết định không để điều đó xảy ra, phải tìm cách về
nước một chuyến", Dũng tâm sự.
Nghĩ là làm, đến tháng 11/2012, sau 8 tháng xa cách, Dũng dồn đủ tiền
để mua vé máy bay khứ hồi về nước trong một tuần. Gặp lại người yêu tại
sân bay, cả hai vỡ òa trong hạnh phúc, mọi vướng mắc, giận hờn được giải
quyết hết.
"Đợt anh Dũng về, tôi mới vào làm nên không dám xin nghỉ, thời gian gặp
nhau rất ít. Anh ấy đã chạy đến chỗ làm của tôi và đứng từ xa nhìn tôi
làm việc. Mãi đến lúc anh chụp hình tôi đang làm việc và gửi qua tin
nhắn, tôi mới giật mình nhìn quanh tìm anh. Anh nhắn cho tôi là 'em cứ
làm việc đi, anh nhớ em, đến một lúc rồi anh về nhà, em làm việc xong
anh lại đến đón em", Thụy Anh nhớ lại quãng thời gian đầy kỷ niệm.
Sau chuyến trở về chóng vánh, Dũng quay lại Hàn Quốc trong tâm trạng
phấn khởi, Thụy Anh cũng bắt đầu ổn định công việc tại phòng Kế hoạch
Tổng hợp -Bệnh viện Đại học Y dược Huế và thi đậu thạc sĩ.
Mọi chuyện bắt đầu đi vào đúng quỹ đạo hạnh phúc. Dũng sau đó về nước,
miệt mài công tác và phấn đấu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa thiên Huế.
Hiện anh là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và phụ trách tạm thời khoa
Nội, Tim mạch - Lão khoa của bệnh viện.
Tình yêu của Quốc Dũng và Thụy Anh vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.
|
"Gần 5 năm yêu nhau, mỗi khi nghĩ đến Thụy Anh, cái đầu tiên tôi nhớ
không phải là cảm giác yêu, thương mà là sự bình yên. Với bản chất bảo
thủ, gia trưởng của con trai Huế, khi gặp khó khăn tôi không muốn chia
sẻ với bạn gái. Nhưng khi có những thử thách rất lớn trong công việc,
cuộc sống, tất cả những lần đó tôi nói với Thụy Anh, bằng cách này hay
cách khác, như một điều thần kỳ, cô ấy đều hóa giải được hết. Tôi nể
phục thật sự. Đôi khi đi công tác xa gặp sự cố, tức giận, khủng hoảng...
tôi chỉ muốn chạy về bên cô ấy, ngồi bên Thụy Anh để được vỗ về, động
viên", Dũng nói về vợ sắp cưới với tất cả tình yêu thương.
Chàng bác sĩ tâm sự tâm điều anh yêu nữa ở Thụy Anh đó là cô hiếm khi
ghen. Hai người tôn trọng và tin tưởng nhau tuyệt đối. Dũng cũng không
bao giờ xem điện thoại, tin nhắn, Facebook của bạn gái bởi anh quan niệm
"dù có sống chung với nhau nhưng ai cũng có cái riêng trong đó, điều
quan trọng là sự ý thức và tình cảm thật sự của mỗi người".
Với Thụy Anh, điều cô yêu ở bạn trai là sự chân thành, ý chí tiến thủ
và không ngừng cố gắng. Cô chia sẻ bố mẹ mình rất quý cậu con rể tương
lai. Mỗi lần Dũng đến nhà chơi, mẹ cô đều nấu những món ăn ngon tiếp
đãi. "Phải nịnh con rể để ít nữa còn thương con gái mẹ", mẹ Thụy Anh
thường trêu vui đôi bạn trẻ.
Sau gần 5 năm bên nhau, Quốc Dũng và Thụy Anh sẽ tổ chức đám cưới vào ngày 24/7 tới.
Tuệ Minh
Hơn 97% thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội
GD&TĐ - Chiều 15/5, dưới sự chủ trì
của Phó Giám đốc thường trực Nguyễn Kim Sơn, Đại học Quốc gia Hà
Nội tổ chức họp báo công bố kết quả sơ bộ kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1
năm 2016.
Tỷ lệ thí sinh dự thi gần tuyệt đối
Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực có tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 70.000, ĐHQG Hà Nội đã tổ chức 21 điểm thi trong đó 13 điểm thi tại Hà Nội, 2 điểm thi tại Thanh Hóa, 2 điểm thi tại Nghệ An, 4 điểm thi còn lại ở Đà Nẵng, Thái Nguyên, Nam Định và Hải Phòng.
Số cán bộ tổ chức và coi thi là 1.073 cán bộ; Số máy chủ: 42; Số máy tính thi là 6.224. Số phòng thi là 180; Số ca thi là 14.
Kết quả thống kê được ĐHQG Hà Nội công bố cho thấy, số lượng thí sinh dự thi Bài thi ngoại ngữ là 15.443 (chiếm tỷ lệ 97,4%). Trong số 5.311 thí sinh tham dự bài thi Đánh giá năng lực (chiếm tỷ lệ 97,1%). Có 75,3% đạt từ 40 điểm trở lên, 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm, 1 thí sinh đạt 79/80 điểm.
Thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm môn ngoại ngữ tiếng Anh là em Nguyễn Viết Vũ, (số báo danh 12893), học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn An – Hà Nội.
Năm nay, ngoài các trường, đơn vị thành viên thuộc ĐHQG Hà Nội sử dụng kết quả thi ĐGNL để xét tuyển, còn có thêm 8 trường đại học đăng ký sử dụng kết quà kỳ thi này để xét tuyển sinh là: Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường Đại học TNMT, Trường Đại học Nguyễn Trãi, Trường Đại học Thủ Đô, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM, Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng và Trường Đại học Hòa Bình.
Xã hội đánh giá cao về kỳ thi
Thông tin đến báo giới, Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết: Kết thúc đợt 1 kỳ thi ĐGNL năm 2016, hệ thống phần mềm dự thi đã hoạt động tốt. Trong 7 địa phương, không có cụm thi nào bị sự cố về điện, máy chủ. Cán bộ coi thi đã xử lý 7 thí sinh bị đình chỉ do mang điện thoại di động vào phòng thi, 13 thí sinh bị cảnh cáo do do cố ý không làm đúng theo quy trình làm bài..
Kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2016 diễn ra đúng kế hoạch, đúng quy chế, an toàn, minh bạch, nhẹ nhàng và đạt được yêu cầu đề ra. Tính ổn định của kỳ thi được khẳng định sau năm thứ 2 tiến hành. Việc tổ chức kỳ thi với một quy mô lớn, nhưng lại hết sức nhẹ nhàng với thí sinh và xã hội.
Chúng tôi đã nhận phần vất vả về mình thay cho xã hội, đã hỗ trợ tối đa cho thí sinh. Tỷ lệ thí sinh dự thi năm nay cao hơn, điều này chứng minh phương thức thi của chúng tôi ngày càng được xã hội tiếp nhận, ủng hộ - Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Để đáp ứng quy mô mở rộng, trong năm tới đây Kỳ thi sẽ được đẩy lên chuyên nghiệp và thường xuyên hơn. Trong một năm sẽ có nhiều đợt thi, việc đánh giá được tổ chức thường xuyên thì ĐHQG Hà Nội cũng cần một đội ngũ chuyên nghiệp hơn. Ngân hàng đề thi sẽ tiếp tục hoàn thiện với yêu cầu về chất lượng, gia tăng câu hỏi về hiểu biết thực tế và tính thích hợp, bỏ đi và thêm vào một tỷ lệ nhất định, gia tăng đề thi mẫu đa dạng hơn để thí sinh làm quen và chủ động.
Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cũng thông qua báo giới cảnh báo hiện một số trang mạng giả danh ĐHQG Hà Nội tổ chức ôn thi. Ông nhấn mạnh: Chỉ có một địa chỉ để thí sinh làm thử là Trung tâm khảo thí của Đại học Quốc gia, còn mọi hoạt động ôn thi, thi thử khác đều là giả mạo!.
Xét tuyển trực tuyến
Để biết kết quả làm bài chính thức, thí sinh có thể tra cứu điểm bài thi đánh giá năng lực trên website của Đại học Quốc gia Hà Nội, website của Trung tâm Khảo thí. Giấy chứng nhận kết quả sẽ được gửi cho thí sinh trước ngày 6/6 (đợt 1), trước ngày 30/8 (đợt 2).
Thí sinh được công nhận trúng tuyển cần phải tốt nghiệp THPT để đủ điều kiện nhập học. Giấy báo thí sinh đạt nguyỡng tuyển vào ĐHQGHN được gửi trực tiếp cho thí sinh trước ngày 25/7/2016 (đợt 1) và trước ngày 30/8/2016 (đợt 2).
Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết: ĐHQG Hà Nội thống nhất sử dụng chung phần mềm xét tuyển cho tất cả đơn vị đào tạo tham gia tuyển sinh đại học chính quy năm 2016. Phần mềm đảm bảo quản lý thống nhất công tác xét tuyển, lưu trữ thông tin thí sinh, hỗ trợ thí sinh đăng ký xét tuyển hoàn toàn trực tuyến và hỗ trợ cán bộ tuyển sinh thực hiện các quy trình xét tuyển nhanh, chính xác.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến (online) qua cổng thông tin điện tử “Đăng ký xét tuyển đại học chính quy năm 2016” của ĐHQG Hà Nội.
Thời gian đăng ký xét tuyển từ ngày 13/6 đến 16h30 ngày 24/6 (đợt 1), và từ ngày 16/8 đến 16h30 ngày 25/8 (đợt 2). Thí sinh làm thủ tục thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tiếp tại đơn vị đào tạo hoặc hủy đăng ký xét tuyển trực tuyến (không thực hiện hủy đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện).
Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực có tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 70.000, ĐHQG Hà Nội đã tổ chức 21 điểm thi trong đó 13 điểm thi tại Hà Nội, 2 điểm thi tại Thanh Hóa, 2 điểm thi tại Nghệ An, 4 điểm thi còn lại ở Đà Nẵng, Thái Nguyên, Nam Định và Hải Phòng.
Số cán bộ tổ chức và coi thi là 1.073 cán bộ; Số máy chủ: 42; Số máy tính thi là 6.224. Số phòng thi là 180; Số ca thi là 14.
Kết quả thống kê được ĐHQG Hà Nội công bố cho thấy, số lượng thí sinh dự thi Bài thi ngoại ngữ là 15.443 (chiếm tỷ lệ 97,4%). Trong số 5.311 thí sinh tham dự bài thi Đánh giá năng lực (chiếm tỷ lệ 97,1%). Có 75,3% đạt từ 40 điểm trở lên, 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm, 1 thí sinh đạt 79/80 điểm.
Thí sinh đạt điểm tuyệt đối 80/80 điểm môn ngoại ngữ tiếng Anh là em Nguyễn Viết Vũ, (số báo danh 12893), học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn An – Hà Nội.
Năm nay, ngoài các trường, đơn vị thành viên thuộc ĐHQG Hà Nội sử dụng kết quả thi ĐGNL để xét tuyển, còn có thêm 8 trường đại học đăng ký sử dụng kết quà kỳ thi này để xét tuyển sinh là: Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường Đại học TNMT, Trường Đại học Nguyễn Trãi, Trường Đại học Thủ Đô, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. HCM, Trường Đại học Đông Á Đà Nẵng và Trường Đại học Hòa Bình.
Xã hội đánh giá cao về kỳ thi
Thông tin đến báo giới, Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết: Kết thúc đợt 1 kỳ thi ĐGNL năm 2016, hệ thống phần mềm dự thi đã hoạt động tốt. Trong 7 địa phương, không có cụm thi nào bị sự cố về điện, máy chủ. Cán bộ coi thi đã xử lý 7 thí sinh bị đình chỉ do mang điện thoại di động vào phòng thi, 13 thí sinh bị cảnh cáo do do cố ý không làm đúng theo quy trình làm bài..
Kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2016 diễn ra đúng kế hoạch, đúng quy chế, an toàn, minh bạch, nhẹ nhàng và đạt được yêu cầu đề ra. Tính ổn định của kỳ thi được khẳng định sau năm thứ 2 tiến hành. Việc tổ chức kỳ thi với một quy mô lớn, nhưng lại hết sức nhẹ nhàng với thí sinh và xã hội.
Chúng tôi đã nhận phần vất vả về mình thay cho xã hội, đã hỗ trợ tối đa cho thí sinh. Tỷ lệ thí sinh dự thi năm nay cao hơn, điều này chứng minh phương thức thi của chúng tôi ngày càng được xã hội tiếp nhận, ủng hộ - Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Để đáp ứng quy mô mở rộng, trong năm tới đây Kỳ thi sẽ được đẩy lên chuyên nghiệp và thường xuyên hơn. Trong một năm sẽ có nhiều đợt thi, việc đánh giá được tổ chức thường xuyên thì ĐHQG Hà Nội cũng cần một đội ngũ chuyên nghiệp hơn. Ngân hàng đề thi sẽ tiếp tục hoàn thiện với yêu cầu về chất lượng, gia tăng câu hỏi về hiểu biết thực tế và tính thích hợp, bỏ đi và thêm vào một tỷ lệ nhất định, gia tăng đề thi mẫu đa dạng hơn để thí sinh làm quen và chủ động.
Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cũng thông qua báo giới cảnh báo hiện một số trang mạng giả danh ĐHQG Hà Nội tổ chức ôn thi. Ông nhấn mạnh: Chỉ có một địa chỉ để thí sinh làm thử là Trung tâm khảo thí của Đại học Quốc gia, còn mọi hoạt động ôn thi, thi thử khác đều là giả mạo!.
Xét tuyển trực tuyến
Để biết kết quả làm bài chính thức, thí sinh có thể tra cứu điểm bài thi đánh giá năng lực trên website của Đại học Quốc gia Hà Nội, website của Trung tâm Khảo thí. Giấy chứng nhận kết quả sẽ được gửi cho thí sinh trước ngày 6/6 (đợt 1), trước ngày 30/8 (đợt 2).
Thí sinh được công nhận trúng tuyển cần phải tốt nghiệp THPT để đủ điều kiện nhập học. Giấy báo thí sinh đạt nguyỡng tuyển vào ĐHQGHN được gửi trực tiếp cho thí sinh trước ngày 25/7/2016 (đợt 1) và trước ngày 30/8/2016 (đợt 2).
Phó Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết: ĐHQG Hà Nội thống nhất sử dụng chung phần mềm xét tuyển cho tất cả đơn vị đào tạo tham gia tuyển sinh đại học chính quy năm 2016. Phần mềm đảm bảo quản lý thống nhất công tác xét tuyển, lưu trữ thông tin thí sinh, hỗ trợ thí sinh đăng ký xét tuyển hoàn toàn trực tuyến và hỗ trợ cán bộ tuyển sinh thực hiện các quy trình xét tuyển nhanh, chính xác.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến (online) qua cổng thông tin điện tử “Đăng ký xét tuyển đại học chính quy năm 2016” của ĐHQG Hà Nội.
Thời gian đăng ký xét tuyển từ ngày 13/6 đến 16h30 ngày 24/6 (đợt 1), và từ ngày 16/8 đến 16h30 ngày 25/8 (đợt 2). Thí sinh làm thủ tục thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tiếp tại đơn vị đào tạo hoặc hủy đăng ký xét tuyển trực tuyến (không thực hiện hủy đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện).
Kết quả đợt 1
kỳ thi ĐGNL sẽ công bố kết quả thi trước 30/5/2016. Thí sinh sử dụng
CMND/CCCD để tra cứu kết quả thi của mình qua website của ĐHQG Hà Nội,
hoặc của Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội.Kết quả bài thi ĐGNL có giá
trị trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi. Kết quả thi ĐGNL ngoại ngữ
chỉ có giá trị trong năm dự thi để xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại
ngữ - ĐHQG Hà Nội hoặc các ngành đào tạo của các đơn vị trong ĐHQG Hà
Nội. Kết quả bài thi ĐGNL có giá trị để đăng ký xét tuyển vào các trường
đại ĐH, CĐ không thuộc ĐHQG Hà Nội có công bố sử dụng kết quả bài thi
ĐGNL, đã được ĐHQG Hà Nội đồng ý sử dụng để xét tuyển sinh.
Sinh viên TQ 'mua dinh thự triệu đô Canada'
Người dùng mạng xã
hội Trung Quốc đã phản ứng đầy ngờ vực trước các tường thuật nói một
sinh viên Trung Quốc đã mua dinh thự trị giá 31,1 triệu đôla Canada (24
triệu đôla Mỹ) tại Vancouver.
Bất động sản nằm bên bờ biển vùng
Port Grey có năm phòng ngủ, nằm trong khuôn viên rộng 0,7ha đất,
truyền thông địa phương nói.Giấy tờ sở hữu nhà đất cho thấy một người có tên là Chu Điền Vũ (Tian Yu Zhou) sở hữu 99% khối bật động sản này, và là "sinh viên", theo nội dung tường thuật.
Phùng Thúy (Ciue Feng), một nữ doanh nhân, được ghi là người sở hữu 1% còn lại.
Hiện nghề nghiệp của hai người này vẫn chưa được kiểm chứng một cách độc lập.
Vancouver thường được xếp hạng cao trong bảng đánh giá các thành phố đáng sống nhất thế giới, nhưng mức giá nhà ở ngày càng trở nên đắt đỏ ở địa phương và tình trạng thiếu nhà cho thuê đang được coi là một cuộc "khủng hoảng", theo đánh giá của thị trưởng thành phố.
'Tiền lấy từ đâu ra'?
Chính trị gia địa phương, David Eby, người chỉ trích chính sách nhà đất của Vancouver nói với tờ báo địa phương Province rằng thật "vô cùng lạ là một sinh viên lại có thể có khả năng mua một bất động sản xa hoa trị giá nhiều triệu đô la".Người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc cũng đặt câu hỏi làm thế nào mà một sinh viên lại có thể mua nổi một dinh thự rộng 1.356 mét vuông ở vị trí nhìn ra biển tuyệt đẹp như vậy.
"Giá nhà ở Greater Vancouver đã biến động mạnh trong những năm qua, trong lúc British Columbia là tỉnh có mức lương trung bình thấp nhất và giá cả thì cao nhất Canada," người dùng Weibo lấy tên là The First One Who Leaves East for West (Người Đầu tiên bỏ Đông sang Tây), nói.
"Cho nên hầu hết người mua hẳn phải là người đến từ nước ngoài. Câu hỏi lúc này là tiền lấy từ đâu ra?"
Một số người đồn đoán rằng việc mua bán có thể là cách để giấu "tiền bẩn" ở bên ngoài Trung Quốc, giữa lúc nước này đang có hoạt động trấn áp tham nhũng. Không có bằng chứng nào cho thấy việc mua bán cũng như khoản tiền đằng sau là bất hợp pháp.
Nhiều công dân mạng chỉ ra rằng trong lúc khối bất động sản này có thể là một trong những tòa nhà đắt giá nhất thành phố, nhưng tính theo mét vuông thì vẫn rẻ hơn nhiều nhà sang trọng tại Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, nơi đang có bong bóng mà nhiều người e là sắp vỡ, khiến việc mua nó là hoạt động đầu tư hợp lý chứ không chỉ là khoản giá trên trời như người ta nghĩ.
Các nhà quan sát khác cũng chỉ ra rằng việc đồng nhân dân tệ mất giá so với đồng đôla Canada và sự phát triển chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc khiến cho việc mua nhà như thế sẽ giúp giữ tiền tốt hơn.
Giá bất động sản tại Vancouver trong những năm gần đây tăng vọt, mà người ta cho là một phần do dòng tiền ồ ạt đô vào từ nước ngoài, thường là từ Trung Quốc, nhât là ở khu vực phía tây thành phố.
Trung Quốc lại đơn phương cấm đánh cá ở Biển Đông
TTO - Theo lệnh cấm do Trung
Quốc đơn phương áp đặt, kể từ 16-5 đến 1-8, không tàu nào được phép đánh
bắt cá tại nhiều khu vực ở Biển Đông.
Trung Quốc lại lấy cớ bảo vệ tài nguyên biển để đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vô lý ở Biển Đông - Ảnh: Xinhuanet |
Cụ thể, ông Zhao Xingwu, Cục trưởng Cục ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này sẽ phối hợp với các sở ngư nghiệp địa phương trong việc thực thi lệnh cấm.
Kể từ năm 1999, Trung Quốc tự đặt ra lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa tại nhiều khu vực ở Biển Đông.
Cụ thể chính quyền thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ của Việt Nam).
Lệnh cấm này bao gồm cả khu vực bãi cạn Scarborough (phía Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) nhưng không dính nhiều đến khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cho tới trưa nay, 16-5, khoảng 8.000 tàu cá, chiếm 32% tổng số tàu cá của tỉnh Hải Nam, đã quay về cảng, tuân thủ lệnh cấm.
Năm ngoái Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông và tuyên bố lệnh cấm này là vô giá trị.
Liên quân Mỹ tiêu diệt gần 30 tên IS ở Syria
Các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu đã tấn công nhiều mục tiêu IS ở thành phố Aleppo của Syria, tiêu diệt 27 phần tử.
Cảnh đổ nát sau các cuộc giao tranh tại thành phố Aleppo. Ảnh: AFP/TTXVN
|
Tuy nhiên, các nguồn tin trên không cho biết thời điểm tiến hành các vụ tấn công này. Kênh truyền hình NTV nói là các vụ tấn công trên bao gồm cả không kích và nã pháo.
Gần đây có hàng loạt vụ không kích như vậy sau khi thị trấn biên giới Kilis của Thổ Nhĩ Kỳ, nằm ngay bên kia biên giới tính từ vùng lãnh thổ do IS kiểm soát ở Syria, thường hứng chịu các vụ nã rốckét trong những tuần qua.
Chiến dịch giành lại Mosul từ IS đạt nhiều tiến triển
Ngày 15/5, phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Amman (Jordan), đặc phái viên Mỹ Brett McGurk khẳng định chiến dịch tấn công do nước này dẫn đầu nhằm giành lại thành phố Mosul (Mô-xun) từ lực lượng "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã đạt nhiều tiến triển.
Theo đặc phái viên trên, IS gần đây đã liên tiếp tiến hành các vụ đánh bom liều chết do chúng đang "suy yếu từng ngày" tại Iraq, thể hiện qua việc mất dần các vùng chiếm đóng và luôn ở thế phòng ngự. Chiến dịch tấn công quy mô lớn nhằm cô lập và siết chặt vòng vây IS tại thành phố được coi là thành trì chủ chốt của chúng đã bắt đầu. Liên quân đã đạt nhiều tiến triển trong việc đánh bật các tay súng IS ra khỏi khu vực này và hầu như mỗi ngày đều tiến hành các đợt không kích.
Cũng theo ông McGurk, hiện IS chỉ kiểm soát 14% lãnh thổ Iraq, thay vì 40% như năm 2014. Ngoài ra, chúng gặp khó khăn trong việc chiêu mộ tân binh cũng như mất dần khả năng tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn như trước đây.
Những tuyên bố trên của đặc phái viên McGurk được đưa ra sau khi IS thừa nhận là thủ phạm một loạt vụ đánh bom liều chết nhằm vào một nhà máy khí đốt ở thị trấn Taji, phía Bắc thủ đô Baghdad vào sáng cùng ngày, làm ít nhất 12 người thiệt mạng và 25 người bị thương.
IS đã chiếm nhiều khu vực ở miền Tây và miền Bắc Iraq từ năm 2014 và thường tấn công nhằm vào người Hồi giáo dòng Shi'ite mà tổ chức này coi là "dị giáo". Tháng 3 vừa qua, quân đội Iraq và lực lượng người Kurd, với sự hỗ trợ của liên quân chống IS, đã tiến hành đợt tấn công quy mô lớn vào tỉnh miền Bắc Nineveh, trong đó có Mosul kể từ khi thành phố này bị IS chiếm đóng hồi tháng 6/2014.
Thống kê của Liên hợp quốc cho biết riêng trong tháng 4 vừa qua, tại Iraq đã có 741 người thiệt mạng và 1.374 người bị thương trong các vụ bạo lực trên khắp cả nước.
Dập tắt nhanh vụ cháy gần tòa nhà “Hàm cá mập” giữa Thủ đô
Theo TTXVNCập nhật 14:54 ngày 16/05/2016
VTV.vn - Nhận được tin báo, lực lượng phòng cháy chữa cháy Hà Nội đã có mặt kịp thời, dập tắt vụ cháy tại căn nhà gần tòa nhà “Hàm cá mập” đối diện Hồ Hoàn Kiếm.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 12h20 hôm nay (16/5), ngôi nhà số
86 phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm đột nhiên phát hỏa; khói đen bốc cao nghi
ngút, vệt khói lan rộng chung quanh khu vực tòa nhà "Hàm cá mập" gần đó,
khiến người dân trong khu vực hốt hoảng.
Đám cháy nhanh chóng được xác định xuất phát từ tầng 4 (diện tích cơi nới) của ngôi nhà số 86 phố Cầu Gỗ. Nhận định có hỏa hoạn và nguy cơ đám cháy lan rộng, người dân trong khu vực đã thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy.
Theo Đại tá Trần Văn Vụ, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 1 (Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội), ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 đã điều động 4 xe chữa cháy, xe chở nước đến hiện trường, triển khai các phương án khoanh vùng, dập lửa, không để đám cháy lan rộng.
Lực lượng chức năng cũng tổ chức phân luồng giao thông ở phía đầu và
cuối phố Cầu Gỗ. Do chủ ngôi nhà xảy ra vụ cháy đi vắng, nhà khóa cửa
nên lực lượng chức năng phải phá cửa để vào phun nước dập lửa. Lực lượng
chức năng cũng dùng bơm tiếp nước từ Hồ Gươm bơm giảm áp để khống chế
ngọn lửa, chống cháy lan sang các ngôi nhà khác.
Vào lúc 12h55 cùng ngày, lực lượng PCCC đã khống chế, dập tắt đám cháy. Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Đám cháy nhanh chóng được xác định xuất phát từ tầng 4 (diện tích cơi nới) của ngôi nhà số 86 phố Cầu Gỗ. Nhận định có hỏa hoạn và nguy cơ đám cháy lan rộng, người dân trong khu vực đã thông báo cho lực lượng phòng cháy chữa cháy.
Theo Đại tá Trần Văn Vụ, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 1 (Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội), ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 đã điều động 4 xe chữa cháy, xe chở nước đến hiện trường, triển khai các phương án khoanh vùng, dập lửa, không để đám cháy lan rộng.
Lực lượng PCCC Hà Nội đã có mặt kịp thời dập tắt nhanh đám cháy. Ảnh VOV
Vào lúc 12h55 cùng ngày, lực lượng PCCC đã khống chế, dập tắt đám cháy. Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Nguyên Thống đốc NHNN: Cẩn trọng khi vay 500 tấn vàng của dân!
“Chúng ta phải rất cẩn trọng. Khi có đầy đủ các cơ chế quản lý rõ
ràng, chúng ta mới huy động được lượng lớn vàng đang nằm trong dân để
đầu tư phát triển kinh tế”.
>> Việt Nam cần nhập hơn 20 tấn vàng nguyên liệu mỗi năm
>> Vàng SJC giảm giá, thấp hơn thế giới 300.000 đồng/lượng
>> Loay hoay huy động vàng trong dân
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng
Việt Nam, lượng vàng trong dân hiện nay còn rất lớn, ước tính khoảng 500
tấn (ảnh chụp người dân chen nhau, xếp hàng vài giờ để mua vàng ngày
vía Thần Tài-ảnh minh họa)
Ông Kiêm nói: “Huy động vốn trong dân nhằm phát triển kinh tế đất nước là chủ trương chung của chúng ta. Huy động vàng rồi biến nó thành vốn phục vụ trở lại nền kinh tế là ý tưởng rất tốt. Nếu huy động vàng trong dân, Nhà nước - thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động. Với biến động của giá vàng lên - xuống hàng ngày, Nhà nước có các cơ chế, chính sách để bảo đảm được rủi ro cho vàng đã huy động của người dân cũng như rủi ro cho chính mình.
Theo ông Kiêm, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia, Nhà nước có quản lý được không?. “Đúng là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Nhà nước phải có năng lực quản lý thực sự với thị trường vàng mới có thể ra đời Sở giao dịch này, nhất là thông qua Sở giao dịch huy động vàng của dân. Sở giao dịch muốn huy động được vàng trong dân nhất thiết phải có sự chỉ đạo, điều hành, giám sát, quản lý và can thiệp chặt chẽ của Nhà nước để không tạo ra sự lũng đoạn trên thị trường vàng, tới giá vàng, làm ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ và nền kinh tế”, ông Kiêm nói.
Muốn thành lập Sở giao dịch vàng, Nhà nước phải xây dựng được các quy chế quản lý nó, đặc biệt phải có các chính sách ứng phó với các biến động, rủi ro phát sinh. “Chúng ta huy động vàng của dân chính là người dân gửi gắm tài sản của họ cho chúng ta. Chắc chắn, người dân phải thấy an toàn, có lợi họ mới đưa vàng cho Nhà nước vay thông qua mua trái phiếu, chứng chỉ vàng”-ông Kiêm Phân tích.
Do vậy, “huy động vàng của người dân rồi chúng ta phải có các cơ chế, chế tài đi kèm để quản lý từ đầu vào tới đầu ra. Ví dụ như vàng huy động sẽ được đầu tư vào đâu, như thế nào trong nền kinh tế đem lại hiệu quả. Những rủi ro người dân gặp phải khi dùng vàng mua trái phiếu, chứng chỉ vàng sẽ được xử lý, bảo hiểm ra sao?... Vàng là mặt hàng luôn có sự biến động đi kèm với hoạt động đầu cơ trên thị trường thế giới, nếu chúng ta không có khả năng ứng phó, xử lý các rủi ro tốt ở trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và tài sản là vàng của người dân”-ông Kiêm nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay, ông Kiêm cho biết, chúng ta đã ngừng huy động tiết kiệm vàng. Vàng chỉ đang được nhận giữ hộ. Vàng đó cũng chỉ được giữ chứ không được chuyển thành vốn đưa ra đầu tư vào nền kinh tế. Do đó, nếu được huy động tiết kiệm bằng vàng thì chúng ta có thể cho vay, đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Việc không sử dụng được nguồn vốn bằng vàng trong dân để đầu tư phát triển nền kinh tế là rất lãng phí, đặc biệt khi lượng vàng trong dân hiện lên tới 500 tấn, giá trị ước tính hàng chục tỷ USD (theo tính toán của Hiệp hội vàng Việt Nam).
Muốn biến khối vàng trong dân trở thành vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế, vấn đề còn lại là Nhà nước cần phải cho thấy khả năng của mình trong việc đứng ra huy động vàng của dân. Nhà nước có cân đối được vay-trả vàng cho người dân khi huy động không? Nếu Nhà nước không xử lý được rủi ro về biến động giá vàng thì khó có thể huy động vàng của dân.
“Kinh nghiệm huy động cho vay bằng vàng trong quá khứ đã cho thấy những tổn thất, rủi ro rất lớn. Chúng ta đã từng huy động cho vay bằng vàng. Giá vàng lúc huy động chỉ khoảng 24 triệu đồng/lượng nhưng sau đó, giá vàng vọt lên-có lúc tới gần 50 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp không thanh toán được cho dân số vàng đã huy động theo giá biến động. Người dân khăng khăng đòi vàng huy động của họ phải được tính theo giá chênh lệch này, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã không thể đáp ứng nổi”-ông Kiêm ví dụ.
Từ bài học này-ông Kiêm cho rằng, Nhà nước cần phải nghiên cứu kỹ khi muốn xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập ra Sở Giao dịch vàng quốc gia. “Chúng ta phải có cách xử lý với những tình huống tương tự như trong quá khứ; phải rất chú ý, cẩn trọng để tránh "vết xe đổ”. Bởi việc “không xử lý nổi” rất có thể tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường vàng, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chụp giật, thậm chí là lừa đảo trên thị trường vàng, rất nguy hiểm”-ông Kiêm nói.
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập
Sở giao dịch vàng quốc gia.
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết: Lượng vàng đang được giữ trong dân rất lớn, ước khoảng 500 tấn, có giá trị hàng chục tỷ USD. Nếu huy động được đây sẽ là nguồn lực rất lớn cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
“Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…” - ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nhấn mạnh.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, hiệp hội này đề xuất NHNN xem xét cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu. Ước tính nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu hằng năm cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ở Việt Nam hiện khoảng hơn 20 tấn/năm.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, trong thời gian trước mắt, để tránh việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tràn lan để làm vàng nhẫn hay bán nguyên liệu ra thị trường tự do, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước thì NHNN chỉ nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho những doanh nghiệp đã được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết: Lượng vàng đang được giữ trong dân rất lớn, ước khoảng 500 tấn, có giá trị hàng chục tỷ USD. Nếu huy động được đây sẽ là nguồn lực rất lớn cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
“Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…” - ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nhấn mạnh.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, hiệp hội này đề xuất NHNN xem xét cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu. Ước tính nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu hằng năm cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ở Việt Nam hiện khoảng hơn 20 tấn/năm.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, trong thời gian trước mắt, để tránh việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tràn lan để làm vàng nhẫn hay bán nguyên liệu ra thị trường tự do, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước thì NHNN chỉ nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho những doanh nghiệp đã được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo Bạch Dương
Dân Việt
Dân Việt
Ứng viên đắc cử tổng thống Philippines muốn hữu nghị với Trung Quốc
TTO - Tổng thống đắc cử
Philippines Rodrigo Duterte ngày 15-5 cho biết ông muốn có mối quan hệ
hữu nghị với Trung Quốc và khẳng định rằng ông sẽ mở lại các cuộc đàm
phán song phương trực tiếp về tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte phát biểu trong cuộc họp báo - Ảnh: AFP |
Tuy nhiên ông Duterte, người sẽ nhậm chức tổng thống vào 30-6, cho biết ông cũng có kế hoạch để tiếp tục giải quyết vấn đề lãnh thổ theo đa phương. Nếu không có gì thay đổi khi giải quyết theo hướng đa phương, ông Duterte cho rằng ông không còn lựa chọn nào khác và sẽ đàm phán song phương với Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trở nên tồi tệ suốt nhiệm kỳ 6 năm của tổng thống hiện tại là Benigno Aquino vì các mâu thuẫn về lãnh thổ tại biển Đông - một trong những tuyến đường hàng hải chiến lược của thế giới.
Cùng ngày, ông Duterte cũng đề xuất lại án tử hình và cấp cho lực lượng an ninh Philippines quyền "bắn để giết" nếu đang trong một cuộc chiến chống tội phạm.
"Những gì tôi sẽ làm là thúc đẩy quốc hội khôi phục lại việc thi hành án tử hình bằng cách treo cổ" - thị trưởng theo trường phái cứng rắn của thành phố Davao Duterte tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi đắc cử hôm 9-5.
Ông Duterte (71 tuổi) cũng tuyên bố sẽ cấp quyền cho lực lượng an ninh ra lệnh "bắn để giết" đối với tội phạm có tổ chức hoặc những người dùng bạo lực chống lại việc bắt giữ.
Ngoài ra ông Duterte cũng giới thiệu lệnh giới nghiêm về uống rượu bia lúc 2 giờ sáng tại nơi công cộng cũng như cấm trẻ em đi bộ trên đường phố một mình vào lúc khuya.
Vì sao phiên tòa xử hai thiếu niên giật ổ bánh mì bị hoãn?
TAND quận Thủ Đức sẽ tạm hoãn phiên tòa xét xử hai bị cáo do còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và cần triệu tập thêm những người liên quan.
Hai bị can Tân và Tuấn. (Ảnh Tiền phong)
|
Nguyên nhân phiên tòa tạm hoãn được báo Tuổi trẻ lý giải, do Luật sư Đỗ Hải Bình - người bào chữa chỉ định cho bị cáo Nguyễn Hoàng Tuấn đã có đơn xin tạm hoãn phiên tòa bởi cho rằng vụ án còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và cần triệu tập thêm những người liên quan.
Cũng liên quan đến vụ án, báo Pháp luật TP.HCM cho hay, bị cáo Tân nói với Luật sư Lê Ngọc Phụng - bào chữa miễn phí cho bị cáo Tân là không hề biết trước việc cướp giật bánh.
Theo đó, vào trưa 18/10/2015, Tân nói đói bụng, Tuấn cũng kêu đói nên cả hai thống nhất đi kiếm gì đó để mua ăn. Đến tiệm tạp hóa, Tân ngồi trên xe, Tuấn đi vào mua. Lát sau Tuấn quay ra với một bịch bánh trên tay, leo lên xe bảo Tân chạy đi. Tân nghĩ Tuấn đã trả tiền rồi nên chạy đi thì nghe tri hô cướp và bị người dân bắt giữ lại.
Được biết, năm 2013, Tân từng đoạt HCB giải “Vovinam Việt Võ Đạo các nhóm tuổi” do Sở VH-TT&DL TP.HCM tổ chức tại quận 8, TP.HCM.
Theo cáo trạng được Pháp luật Plus dẫn lại, trưa 18/10/2015, Tân chạy xe máy chở Tuấn đi xin việc tại một quán nhậu ở quận Thủ Đức. Trên đường đi, 2 thanh niên đói bụng nên không có tiền nên nảy sinh ý định cướp đồ ăn.
Tân chạy xe vào một tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức), Tuấn mua một ổ bánh mì ngọt, đậu phộng rang muối, 2 bịch chuối sấy cùng 3 bịch me trộn đường.
Sau đó, Tuấn giật lấy số thức ăn này rồi lên xe, Tân nhấn ga bỏ chạy. Chủ quán truy hô và cùng người đi đường đuổi theo, bắt giữ Tân, Tuấn giao công an xử lý.
Sau đó, VKSND quận Thủ Đức nhận thấy hành vi của 2 thanh niên đã dùng thủ đoạn nguy hiểm nên truy tố họ tội "Cướp tài sản" theo Khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù.
V.Quang (T/h)
Sức mạnh phi cơ "ngày tận thế" bảo vệ tổng thống Mỹ trước thảm họa
Thứ hai, 16/05/2016 | 16:01 GMT+7
Chuyên cơ "ngày tận thế" thường được gọi với định danh
E-4B hay "Trung tâm Điều hành An ninh Quốc gia Trên không". Được dành
riêng cho tổng thống Mỹ dùng cho các tình huống đặc biệt nguy hiểm, ví
như một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Chiếc máy bay được mệnh danh "Phòng bầu dục bay", được cho là có khả
năng chống chọi với cả một vụ nổ bom hạt nhân, nổ thiên thạch hay các
cuộc tấn công khủng bố, đồng thời có thể bay mà không cần tiếp nhiên
liệu trong nhiều ngày liền.Thực tế đã chứng minh, phi cơ vận hành được trong khoảng 1 tuần với điều kiện phải tiếp nhiên liệu trên không. Lý do duy nhất khiến nó hạ cánh là vì động cơ cần bôi trơn.
Chiếc Không lực Một của Tổng thống Mỹ Barack Obama có giá thành khoảng 223 triệu USD này trang bị một lớp lá chắn bảo vệ chống phóng xạ cũng như xung điện từ, 67 ăng-ten và chảo vệ tinh cùng hàng loạt thiết bị công nghệ cao khác.
Đồng thời, cũng là chuyên cơ có chi phí vận hành đắt đỏ nhất, tiêu tốn 206.337 USD tiền thuế dân Mỹ cho mỗi giờ bay, theo thông tin do tổ chức phi lợi nhuận Judicial Watch thu thập được nhờ vào Luật Tự do Thông tin.
Đức Hòa (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tinCuộc đấu “tay đôi” giữa bà Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump ngày càng hấp dẫn
Ban Thời sựCập nhật 17:12 ngày 16/05/2016
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (trái) và tỷ phú Donald Trump. (Ảnh: BBC)
VTV.vn - Cuộc đấu "tay đôi" giữa cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng đầu tháng 11 tới đang được cử tri Mỹ rất quan tâm.
Trong bối cảnh tiến trình
bầu chọn ứng cử viên Tổng thống của hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đang
dần ngã ngũ, cử tri Mỹ hiện dồn sự chú ý vào cuộc đấu "tay đôi" giữa cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng đầu tháng 11 tới.
Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận
cuối tuần qua tại Mỹ, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump ngày
càng thu hẹp khoảng cách với ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ
Hillary Clinton.
Cụ thể, kết quả thăm dò chung của One
America News cho thấy có 48% số người được hỏi trên phạm vi toàn quốc
nói rằng họ ủng hộ cựu Ngoại trưởng Hillary trở thành Tổng thống tiếp
theo của nước Mỹ, trong khi cũng có tới 46% số người được hỏi bày tỏ hy
vọng ông Trump sẽ là chủ nhân mới của Nhà Trắng.
Tỷ phú Trump hiện là ứng cử viên duy
nhất của Đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng sau khi hai đối thủ
là Thượng nghị sĩ bang Texas, Ted Cruz và Thống đốc bang Ohio, John
Kasich tuyên bố chấm dứt các nỗ lực tranh cử.
Bên phía Đảng Dân chủ, hiện cựu Ngoại
trưởng Hillary đang có tổng cộng 2.240 phiếu đại biểu, vượt xa con số
1.473 phiếu của đối thủ Bernie Sanders.
Qua đường, 2 anh em họ chết thảm dưới bánh xe container
TTO - Sáng 16-5, hai anh em họ
đang làm công nhân chở nhau trên xe gắn máy băng qua quốc lộ 1 ở P.Linh
Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM, thì xảy ra va chạm với một xe đầu kéo
container. Vụ việc khiến hai anh em chết tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn khiến hai công nhân chết thảm - Ảnh: Lê Phan |
Khi đến trước cổng Trường ĐH Nông Lâm, anh Tịnh cho xe rẽ trái, băng qua đường bất ngờ va chạm với xe container biển số 61C-1... do tài xế Thái Văn Thiết (28 tuổi, quê Hà Tĩnh ) điều khiển.
Hai anh em chết ngay sau vụ tai nạn. Tại hiện trường chiếc xe máy bị hư hỏng nặng, biến dạng hoàn toàn.
Được biết anh Tịnh và anh Tín là hai anh em con nhà chú bác, hiện đang làm công nhân tại một công trình trong khu vực.
Quan sát tại hiện trường, đây là một đoạn đường rộng, khoảng cách lòng đường hơn 20 mét. Khi đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh, tất cả các loại xe chạy thẳng và quẹo trái đều được di chuyển.
Vì vậy, xe gắn máy muốn quẹo trái qua đường gặp nhiều nguy hiểm vì rất nhiều xe ôtô chạy thẳng với tốc độ cao.
'Thần đồng đánh trống' Trọng Nhân kiếm tiền tỷ trong hai năm
Tham gia VTC Mobile Festival 2016, Trọng Nhân gây sức hút rất lớn tại gian hàng của kênh truyền hình thiếu nhi và gia đình, giao lưu cùng các game thủ Audition Mobile.
Đặc biệt, tân quán quân Vietnam’s Got Talent còn khiến nhà thi đấu quân khu 7 nóng hừng hực khi trình diễn các tác phẩm The Final Countdown, Nối vòng tay lớn... trên sân khấu bên cạnh các ca sỹ Tóc Tiên, Hari Won...
Trọng Nhân vẫn rất nhút nhát dù đã đăng quang hai cuộc thi tìm kiếm tài năng. |
Lần
thứ hai đăng quang tại một cuộc thi tài năng, nhưng Trọng Nhân vẫn rất
nhút nhát. Trước sự quan tâm của phóng viên và người hâm mộ, cậu bé chỉ
lễ phép dạ vâng khi được hỏi thăm.
Trái ngược với sự nhút nhát của một cậu bé đến từ tỉnh lẻ Lâm Đồng, chỉ cần bước lên sân khấu, ngồi bên cạnh dàn trống, Trọng Nhân dường như trở thành một con người khác hẳn.
“Thay vì trẻ con nhà hàng xóm đi đá banh, chơi điện tử thì thời gian đó cháu tập đánh trống. Ở nhà cháu chưa bao giờ dám bước chân ra khỏi cửa để chơ nhưng lên trống trước cả ngàn người thì lại coi như không” – mẹ của Trọng Nhân chia sẻ.
Trái ngược với sự nhút nhát của một cậu bé đến từ tỉnh lẻ Lâm Đồng, chỉ cần bước lên sân khấu, ngồi bên cạnh dàn trống, Trọng Nhân dường như trở thành một con người khác hẳn.
“Thay vì trẻ con nhà hàng xóm đi đá banh, chơi điện tử thì thời gian đó cháu tập đánh trống. Ở nhà cháu chưa bao giờ dám bước chân ra khỏi cửa để chơ nhưng lên trống trước cả ngàn người thì lại coi như không” – mẹ của Trọng Nhân chia sẻ.
"Thần đồng đánh trống" Trọng Nhân và phụ huynh. |
Theo
bố mẹ Trọng Nhân, cậu bé có khả năng cảm thụ âm nhạc từ rất sớm, mới
hơn 1 tuổi đã biết hát theo những bài piano của anh trai. Khi gia đình
chưa có điều kiện mua bộ trống, Trọng Nhân đã vẽ nhạc cụ mơ ước ra giấy
và gõ bằng trí tưởng tượng.
Mẹ của tân quán quân Vietnam’s Got Talent chia sẻ cậu bé bộc lộ tài năng đánh trống của mình vào khoảng 4 tuổi. Lúc trước gia đình Trọng Nhân ở quê (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, cách Đà Lạt khoảng 30 km) kinh doanh quán cà phê-bar.
Thỉnh thoảng bố mẹ của cậu bé lại nhờ anh chị em đến chơi nhạc. Có một hôm mọi người đánh xong tạm nghỉ chưa kịp dọn thì cậu bé mon men tới. Lúc đó Trọng Nhân còn ốm lắm, thuộc diện suy dinh dưỡng của trường mẫu giáo nhưng thấy trống là nhón lên đánh.
Vốn là người am hiểu về âm nhạc, bố Trọng Nhân nghe nhịp phách nên biết cậu con trai mê trống nên từ đó mở mạng cho bé tập.
Mẹ của tân quán quân Vietnam’s Got Talent chia sẻ cậu bé bộc lộ tài năng đánh trống của mình vào khoảng 4 tuổi. Lúc trước gia đình Trọng Nhân ở quê (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, cách Đà Lạt khoảng 30 km) kinh doanh quán cà phê-bar.
Thỉnh thoảng bố mẹ của cậu bé lại nhờ anh chị em đến chơi nhạc. Có một hôm mọi người đánh xong tạm nghỉ chưa kịp dọn thì cậu bé mon men tới. Lúc đó Trọng Nhân còn ốm lắm, thuộc diện suy dinh dưỡng của trường mẫu giáo nhưng thấy trống là nhón lên đánh.
Vốn là người am hiểu về âm nhạc, bố Trọng Nhân nghe nhịp phách nên biết cậu con trai mê trống nên từ đó mở mạng cho bé tập.
Trọng Nhân trong sự kiện VTC Mobile Festival 2016. |
Trước
khi trở thành tân quán quân Vietnam’s Got Talent, Trọng Nhân từng đoạt
giải quán quân cuộc thi Nhí tài năng 2014. Khi đó, anh trai của Trọng
Nhân đăng ký thi đại học, bố sẵn dịp đưa cả cậu bé út xuống TP.HCM đi
chơi.
Trước hôm đi, hai bố con vô tình xem trên tivi thấy tuyển sinh cho chương trình nên xin mẹ cho đi thi. Bố mẹ cậu bé chia sẻ “Chúng tôi cho con đi thi trước là để con dạn dĩ vì bé rất nhút nhát, sau đó để người khác biết đến con để phát triển tài năng cho cháu”.
Trong đêm chung kết Nhí tài năng 2014, Trọng Nhân là thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi. Cậu bé đã làm cho cả khán phòng ồ lên vì phấn khích khi đem đến cho khán giả một màn trình diễn đầy máu lửa với tài năng chơi trống và hát ca khúc “Đám cưới chuột”.
Trước hôm đi, hai bố con vô tình xem trên tivi thấy tuyển sinh cho chương trình nên xin mẹ cho đi thi. Bố mẹ cậu bé chia sẻ “Chúng tôi cho con đi thi trước là để con dạn dĩ vì bé rất nhút nhát, sau đó để người khác biết đến con để phát triển tài năng cho cháu”.
Trong đêm chung kết Nhí tài năng 2014, Trọng Nhân là thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi. Cậu bé đã làm cho cả khán phòng ồ lên vì phấn khích khi đem đến cho khán giả một màn trình diễn đầy máu lửa với tài năng chơi trống và hát ca khúc “Đám cưới chuột”.
Sau
khi chứng tỏ được tài năng nổi bật của mình tại cuộc thi Nhí Tài Năng
2014, Trọng Nhân được gặp ca sĩ Mỹ Linh. Chính nữ ca sĩ "tóc ngắn" đã đề
nghị gia đình cho Trọng Nhân ra Hà Nội học nhưng bố mẹ cậu bé thấy con
còn nhỏ nên không dám để con đi.
“Cháu đang ở thời điểm hình thành tính cách, cho đi sớm quá sau này không có cảm giác gia đình ấm áp, đối xử với người khác không có tình cảm tôi sợ lắm. Nếu nhà có điều kiện theo sát thì chúng tôi sẵn sàng, còn gửi cháu thì thôi” – mẹ Trọng Nhân thẳng thắn chia sẻ.
“Cháu đang ở thời điểm hình thành tính cách, cho đi sớm quá sau này không có cảm giác gia đình ấm áp, đối xử với người khác không có tình cảm tôi sợ lắm. Nếu nhà có điều kiện theo sát thì chúng tôi sẵn sàng, còn gửi cháu thì thôi” – mẹ Trọng Nhân thẳng thắn chia sẻ.
Tuy
không có điều kiện để ra Hà Nội học và phát triển tài năng, nhưng Trọng
Nhân vẫn được BTC cuộc thi Tài năng nhí quan tâm và tạo mọi cơ hội để
phát triển cho cậu bé.
Và chính nhạc sĩ Huy Tuấn đã giới thiệu Trọng Nhân tới với cuộc thi Vietnam’s Got Talent 2016, giúp cậu bé một lần nữa tỏa sáng khi mới chỉ 9 tuổi.
Hiện tại, cuộc thi Nhí Tài Năng 2016 đã khởi động với nhiều thay đổi hấp dẫn. Giám khảo của mùa thi thứ 3 là danh hài Xuân Bắc, diva Mỹ Linh và biên đạo múa Tuyết Minh.
Tổng giải thưởng chương trình lên tới 500 triệu. Chương trình sẽ chính thức casting từ 16 - 19/6 tại Time City, Hà Nội và từ 23 - 26/6 tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, 112 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM.
Và chính nhạc sĩ Huy Tuấn đã giới thiệu Trọng Nhân tới với cuộc thi Vietnam’s Got Talent 2016, giúp cậu bé một lần nữa tỏa sáng khi mới chỉ 9 tuổi.
Hiện tại, cuộc thi Nhí Tài Năng 2016 đã khởi động với nhiều thay đổi hấp dẫn. Giám khảo của mùa thi thứ 3 là danh hài Xuân Bắc, diva Mỹ Linh và biên đạo múa Tuyết Minh.
Tổng giải thưởng chương trình lên tới 500 triệu. Chương trình sẽ chính thức casting từ 16 - 19/6 tại Time City, Hà Nội và từ 23 - 26/6 tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, 112 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM.
Celine Dion vẫn nhìn thấy chồng quá cố mỗi ngày
A (Theo E.NEWS)Cập nhật 11:28 ngày 16/05/2016
(Ảnh: Today)
VTV.vn - Giọng ca vàng người Canada nói rằng cô vẫn nhìn thấy hình ảnh người chồng quá cố mỗi ngày – qua hình ảnh của các con trai.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Marie-Claude Barrette của TVA, Celine Dion cho biết cô đã cảm thấy thoải mái hơn sau cái chết của chồng, René Angélil – người đã qua đời vào tháng 1 vừa qua. Lý do như cô chia sẻ là vì cô vẫn thấy sự hiện diện của chồng mỗi ngày qua hình ảnh của các con trai – cặp sinh đôi 5 tuổi Nelson và Eddy.Nữ ca sĩ 48 tuổi nói cặp sinh đôi chính là sức mạnh của cô và tinh thần của Celine đã khiến người phỏng vấn cô bất ngờ. Marie-Claude Barrette của TVA nói: “Tôi đã dự kiến mình sẽ gặp một Celine yếu đuối nhưng thật bất ngờ, tôi đã gặp một người phụ nữ đầy mạnh mẽ. Tôi cảm thấy vinh dự khi mình là người thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên với Celine kể từ sau cái chết của chồng cô ấy”.
Trước đó, trong một chia sẻ vào tháng 2, Celine cũng từng nói rằng cô luôn thấy sự hiện diện của chồng: “Mỗi khi khép mắt lại, tôi đều cảm thấy René trên sân khấu với tôi - ở chỗ anh ấy đã ngồi, ở ban công, ở hậu trường sân khấu hay ở nhà với bọn trẻ. Anh ấy luôn ở trên sân khấu với tôi và không có gì thay đổi điều đó”.
“Tôi có thể không còn nghe thấy giọng nói của anh ấy” – Celine nói tiếp – “Nhưng tôi vẫn nói chuyện với chồng tôi và nghĩ về anh ấy mọi lúc. Tôi cảm thấy và tôi biết anh ấy nghe thấy những gì tôi nói – theo cách này hay cách khác”.
Tổng thống Obama thăm Việt Nam: Sẽ chỉ nói chuyện tương lai
(PLO)- New York
Times: Chuyến thăm Việt Nam không chỉ giúp
củng cố chính sách hướng đông của Mỹ mà còn thắt chặt quan hệ kinh tế và an
ninh với một quốc gia mà tầm quan trọng trong khu vực ngày càng tăng.
Đến Hà Nội ngày 23-5 tới đây, Tổng thống
Mỹ Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam kể từ khi
kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Với các cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ mang lại cho họ rất nhiều cảm xúc, báo New York Times (Mỹ) nhận định.
Ông Chuck Hagel năm nay 69 tuổi, cựu Bộ
trưởng Quốc phòng dưới thời ông Obama, từng có 12 tháng phục vụ tại
chiến trường Việt Nam. Chia sẻ với New York Times, ông Hagel dự
đoán chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama một lần nữa sẽ nhắc nhớ
lại giai đoạn chiến tranh thù địch giữa hai nước.
“Cuộc chiến vẫn ám ảnh chúng tôi. Một sự
lãng phí nhân mạng khủng khiếp và bài học kinh khủng mà chúng ta học
được vẫn treo lơ lửng trên đầu chúng ta".
Ông Hagel cho biết mỗi quyết định ông
ban hành với tư cách bộ trưởng quốc phòng, cũng như mỗi lời khuyên ông
cố vấn cho Tổng thống Obama đều tham khảo từ kinh nghiệm của ông tại
cuộc chiến Việt Nam.
Nghị sĩ Cộng hòa John McCain thừa nhận
chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama chắc chắn sẽ nhắc nhớ kỷ niệm
đau xót từ một bộ phận cựu binh Mỹ nhưng theo ông là cần thiết để kéo
gần thêm quan hệ hai nước.
Từng tham gia cuộc chiến Việt Nam, nghị
sĩ McCain đã có nhiều nỗ lực bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Mỹ, xem
đó là sứ mệnh đáng tự hào nhất cuộc đời ông. Ông cho biết sau cuộc
chiến ông sang Việt Nam thường đến nỗi “người dân trên đường phố Hà Nội
nhận ra tôi còn nhiều hơn người dân trên đường phố Phoenix”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại sân bay quốc tế Newark (New York, Mỹ) ngày 15-5. Ông sẽ thăm Việt Nam vào ngày 23-5. (Ảnh: NYT)
Thực tế vẫn có một bộ phận người Mỹ tin rằng Việt Nam hiện vẫn còn giam giữ lính Mỹ sống sót (?!), New York Times
cho biết. Ngay trong một cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 13-5 vừa rồi, một
số lãnh đạo của các nhóm cựu chiến binh vẫn khăng khăng yêu cầu Tổng
thống Obama phải đề cập vấn đề này khi thăm Việt Nam.
Tuy nhiên, theo New York Times,
Tổng thống Obama sẽ không chú trọng quá nhiều vào chủ đề quân nhân Mỹ
còn mất tích trong chiến tranh Việt Nam như Tổng thống Bill Clinton đã
từng khi ông thăm Việt Nam năm 2000.
Thái độ cụ thể của Tổng thống Obama tại
Việt Nam về cuộc chiến đã qua có thể sẽ chỉ là đề cập sự hợp tác hai
nước trong công tác làm sạch chất độc da cam - một trong những tồn tại
nghiêm trọng của cuộc chiến tại Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ không là một biểu
tượng hàn gắn vết thương tâm lý của các cựu binh trở về từ cuộc chiến
Việt Nam, dù họ có muốn đi chăng nữa, New York Times nhận định. Một lý do là vì ông trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam đã kết thúc.
Với Tổng thống Obama, chuyến thăm Việt
Nam không chỉ giúp củng cố chính sách hướng đông của Mỹ mà còn thắt chặt
quan hệ kinh tế và an ninh với một quốc gia mà tầm quan trọng trong khu
vực ngày càng tăng.
ĐĂNG KHOATên lửa ‘Gió Đông’ của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ?
16/05/2016 14:17 GMT+7
Đảo Guam của Mỹ đang nằm trong tầm uy hiếp của loại tên lửa, máy bay ném bom tối tân của Trung Quốc.
Thực tế này cho thấy, Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực để vô hiệu hóa khả năng Mỹ chi viện cho các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tờ
Defense News dẫn báo cáo "Trung Quốc mở rộng khả năng thực hiện không
kích tên lửa thông thường nhằm vào Guam" cho biết, từ góc độ của Trung
Quốc thì việc vô hiệu đảo Guam có ý nghĩa hoàn hảo.
Đảo Guam là nơi đồn trú hai căn cứ quân sự của Mỹ, gồm căn cứ Hải quân Apra và căn cứ Không quân Andersen, với 6.000 nhân sự. Đảo Guam hỗ trợ luân chuyển các máy bay ném bom B-1, B-2, B-52, máy bay F-15, F-16 và chiến cơ F-22. Các cơ sở kho tàng ở đây chứa tới 66 triệu gallon nhiên liệu cho không quân và 100.000 quả bom.
Theo
Jordan Wilson, tác giả báo cáo trên, nếu muốn ngăn sự can thiệp của
Washington, Bắc Kinh có thể khai hỏa các tên lửa đạn đạo tầm trung
(IRBM), các tên lửa hành trình tấn công trên bộ (LACM), các tên lửa đạn
đạo chống hạm (ASBM), cùng các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM). Khi
đó, đảo Guam ‘nguy to’.
Trong một kịch bản tấn công như vậy, mọi chú ý đều tập trung vào loại tên lửa mới của Trung Quốc là DF-26 IRBM. Tên lửa DF-26 IRBM (Đông Phong) xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015 tại Bắc Kinh, nhưng đã được biết tới từ năm 2014.
Loại tên lửa này độc nhất vô nhị ở chỗ, DF-26 có phiên bản chống hạm với đầu đạn thường, nhắm tấn công các tàu trên biển, chẳng hạn như tàu sân bay hoặc tàu khu trục, khiến các tàu sân bay quanh đảo Guam nằm trọn trong tầm bắn.
Tên
lửa này còn có biệt danh là ‘Sát thủ đảo Guam’ hoặc ‘Guam Express’, có
tầm bắn từ 3.000 - 4.000km khi mang đầu đạn hạt nhân, các loại đầu đạn
thông thường hoặc chống hạm.
Theo Wilson, thiết kế của tên lửa này rất đặc biệt, cho phép khả năng hoán đổi: phương tiện phóng có thể khớp với ‘hai loại đầu đạn hạt nhân, và một số loại đầu đạn thông thường vốn dùng các cơ chế hủy diệt khác nhau để tấn công các mục tiêu đặc thù’.
Theo trang Military –Today, tên lửa DF-26 dựa trên phiên bản cũ là DF-21, nhưng đã được cải tiến thêm về tầm bắn. Tên lửa này thuộc biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược quân đội Trung Quốc.
Nhiều
nguồn tin Trung Quốc tự tin khẳng định rằng, DF-26 lòa loại tên lửa tầm
trung tối tân nhất trên thế giới. Đáng chú ý, Nga và Mỹ không thể phát
triển lớp tên lửa này do các hạn chế trong Hiệp ước Lực lượng Tên lửa
Tầm trung, ký kết từ năm 1987.
Loại tên lửa duy nhất trên thế giới có thể đọ được DF-26 là Agni V của Ấn Độ. Các nguồn tin từ Trung Quốc cũng nói rằng, DF-26 siêu việt hơn Agni V.
DF-26 là tên lửa hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nguồn tin khác ước tính tầm bắn tối đa của tên lửa là hơn 5.000km. DF-26 có thể mang theo lượng chất nổ 1.200 - 1.800kg. Tên lửa này có vẻ như sử dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường sản xuất trong nước là BeiDou. Độ chính xác của tên lửa này được cho là dưới 100m, thậm chí là dưới 10m.
Đáp
lại mối đe dọa này từ Trung Quốc, Mỹ đã nâng cấp tàu khu trục lớp
Arleigh Burke để hiện đại hóa phần cứng và phần mềm hệ thống tên lửa
AEGIS. Hệ thống tên lửa này được thiết kế để hạ các tên lửa đạn đạo trên
không. Cùng với đó, hệ thống chống tên lửa đạn đạo THAAD (hệ thống đánh
chặn tầm cao giai đoạn cuối) cũng được Mỹ bố trí tại Guam.
Lê Thu
Thực tế này cho thấy, Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực để vô hiệu hóa khả năng Mỹ chi viện cho các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tên lửa DF-26 IRBM (Đông Phong) xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015, tại Bắc Kinh. |
Đảo Guam là nơi đồn trú hai căn cứ quân sự của Mỹ, gồm căn cứ Hải quân Apra và căn cứ Không quân Andersen, với 6.000 nhân sự. Đảo Guam hỗ trợ luân chuyển các máy bay ném bom B-1, B-2, B-52, máy bay F-15, F-16 và chiến cơ F-22. Các cơ sở kho tàng ở đây chứa tới 66 triệu gallon nhiên liệu cho không quân và 100.000 quả bom.
Tên lửa DF-26 IRBM. |
Trong một kịch bản tấn công như vậy, mọi chú ý đều tập trung vào loại tên lửa mới của Trung Quốc là DF-26 IRBM. Tên lửa DF-26 IRBM (Đông Phong) xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015 tại Bắc Kinh, nhưng đã được biết tới từ năm 2014.
Loại tên lửa này độc nhất vô nhị ở chỗ, DF-26 có phiên bản chống hạm với đầu đạn thường, nhắm tấn công các tàu trên biển, chẳng hạn như tàu sân bay hoặc tàu khu trục, khiến các tàu sân bay quanh đảo Guam nằm trọn trong tầm bắn.
Tên lửa DF-26 IRBM xuất hiện lần đầu trong một cuộc duyệt binh tháng 9/2015, tại Bắc Kinh. |
Theo Wilson, thiết kế của tên lửa này rất đặc biệt, cho phép khả năng hoán đổi: phương tiện phóng có thể khớp với ‘hai loại đầu đạn hạt nhân, và một số loại đầu đạn thông thường vốn dùng các cơ chế hủy diệt khác nhau để tấn công các mục tiêu đặc thù’.
Theo trang Military –Today, tên lửa DF-26 dựa trên phiên bản cũ là DF-21, nhưng đã được cải tiến thêm về tầm bắn. Tên lửa này thuộc biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược quân đội Trung Quốc.
Tầm bắn các tên lửa DF-21D, DF-16 và DF-26 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Stratfor. Chuyển ngữ: VietNamNet |
Loại tên lửa duy nhất trên thế giới có thể đọ được DF-26 là Agni V của Ấn Độ. Các nguồn tin từ Trung Quốc cũng nói rằng, DF-26 siêu việt hơn Agni V.
DF-26 là tên lửa hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nguồn tin khác ước tính tầm bắn tối đa của tên lửa là hơn 5.000km. DF-26 có thể mang theo lượng chất nổ 1.200 - 1.800kg. Tên lửa này có vẻ như sử dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường sản xuất trong nước là BeiDou. Độ chính xác của tên lửa này được cho là dưới 100m, thậm chí là dưới 10m.
Tên lửa DF-26 |
Lê Thu
Dàn vũ khí Nga khiến giới quân sự Mỹ dè chừng
Hệ thống phòng thủ tên
lửa S-500 của Nga tốt đến mức ngay cả những chiến đấu cơ tàng hình hiện
đại nhất trong kho vũ khí của Lầu Năm Góc cũng không thể chọc thủng.
Vũ khí Triều Tiên mạnh hơn, nguy hiểm hơn
Hình
ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên đang có những bước tiến trong
phát triển công nghệ tên lửa nói chung, và tên lửa đạn đạo phóng đi từ
tàu ngầm nói riêng.
TQ khoe vũ khí xịn trong video tuyển quân mới
Quân đội Trung Quốc vừa công bố một video nêu bật những vũ khí hiện đại nhất như chiến đấu cơ J-11, xe tăng 99A,
tên lửa đạn đạo DF-11 và tàu sân bay duy nhất.
Nga ủng hộ tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông
Trả lời phỏng vấn Lao Động trước chuyến thăm chính thức của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Liên bang Nga (16 – 18.5) và dự Hội nghị
Thượng đỉnh Nga – ASEAN tại Sochi (19 – 20.5), Đại sứ Nga tiết lộ, tuyên
bố Sochi sẽ đưa ra quan điểm thống nhất giữa Nga và ASEAN về an ninh
khu vực, kể cả về Biển Đông.
>> Việt Nam - LB Nga: Quan hệ “hết sức đặc biệt”
>> Triển vọng phát triển quan hệ Nga-Việt trong giai đoạn mới
Đại sứ Vnukov.
- Chúng tôi đánh giá rất cao và coi trọng việc bầu ban lãnh đạo mới của Việt Nam. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev đã có điện mừng các nhà lãnh đạo mới đúng vào ngày họ được bầu. Chúng tôi hoan nghênh lãnh đạo mới của Việt Nam mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hai nước, mà ví dụ là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng mới của Việt Nam có chuyến thăm đầu tiên ra nước ngoài là Nga. Hai bên cũng đã chuẩn bị chuyến thăm chính thức đầu tiên của Bộ trưởng Công an, tiếp đó là Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và dự khai mạc những ngày văn hóa VN tại LB Nga. Tôi cũng rất coi trọng việc Chủ tịch Nước Trần Đại Quang sau khi được bầu đã tiếp đại sứ nước ngoài đầu tiên chính là tôi.
Tôi rất vui khi thấy mức độ tin cậy giữa hai bên rất cao. Nga là một trong những nước Việt Nam có quan hệ chiến lược toàn diện. Nhưng đồng thời tôi nghĩ rằng có điều chưa tương xứng, chính là lĩnh vực thương mại và đầu tư. Tôi hy vọng chuyến thăm chính thức của Thủ tướng sẽ đóng vai trò thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.
* Theo ông hai bên cần làm gì để thúc đẩy được thương mại song phương?
- Kết quả phát triển thương mại đầu tư 2015 có thể nói là tốt. Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác hàng đầu trong ASEAN của Nga. Theo tổng kết năm 2015 kim ngạch thương mại Nga với nhiều nước trên thế giới đã cho thấy xu hướng giảm vì khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên với Việt Nam tăng 4%, song khối lượng giao dịch thương mại gần 4 tỉ USD là không nhiều.
Kết quả quan trọng nhất của năm ngoái và năm nay là ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu. Hiện Nga, Kazakhstan đã phê chuẩn Hiệp định, Belarus sẽ phê chuẩn Hiệp định này trong thời gian sắp tới còn Armenia và Kirgizstan chủ định kết thúc việc phê chuẩn để Hiệp định có hiệu lực vào nửa cuối năm nay, mở ra thị trường lớn 180 triệu người tiêu dùng với Việt Nam, và với Nga là thị trường 90 triệu người Việt. Tôi hy vọng sau khi dỡ bỏ các rào cản về hải quan, kim ngạch thương mại hai nước có thể tăng lên 10 tỉ USD.
Nga cũng mong muốn bắt đầu từ năm nay phát triển các dự án lớn giữa hai nước, ví dụ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân bị chậm song Nga sẵn sàng xúc tiến việc thực hiện nó một cách mạnh mẽ.
Có 2 điều kiện thuận lợi: Chính phủ Nga cung cấp tín dụng nhà nước với điều kiện rất tốt cho Việt Nam. Về công nghệ năng lượng điện hạt nhân, trên thế giới chỉ có Nga có thể cung cấp công nghệ từ đầu đến cuối, đảm bảo hoàn toàn an ninh trong lĩnh vực này. Nhu cầu Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho các nước trên thế giới rất cao, hiện có 20 dự án Nga đang thực hiện trên khắp thế giới.
Hai bên cũng đã ký nghị định thư về lắp ráp xe ô tô trên lãnh thổ Việt Nam. Sẽ rất thú vị khi nhìn thấy xe ô tô Nga, kể cả xe tải và xe con trên đường phố Việt Nam, tạo ra chỗ làm việc mới cho công dân Việt Nam và chuyển giao công nghệ mới cho Việt Nam.
Còn nhiều lĩnh vực hai nước có thể phối hợp tăng cường và hy vọng trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên sẽ bàn bạc nhiều hơn nữa.
* Đại sứ có thể đưa ra bức tranh tổng thể về lĩnh vực hợp tác quân sự quốc phòng giữa hai nước?
- Hợp tác quốc phòng và kỹ thuật quân sự chính là biểu hiện sự tin cậy giữa hai bên. Đây là lĩnh vực hợp tác rộng lớn nhất. Năm 2015 Nga và Việt Nam đã kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao tuy nhiên sự hợp tác giữa hai nước ta trong lĩnh vực quân sự đã bắt đầu sớm hơn nhiều. Trong đó, việc đào tạo cán bộ cho quân đội và ngành quốc phòng Việt Nam là lĩnh vực ưu tiên. Có thể nói các sĩ quan hàng đầu Việt Nam trước đây đều học ở Liên Xô. Bây giờ chúng tôi cũng rất quan tâm đến đào tạo cán bộ. Khi tôi tiếp xúc với nhiều sĩ quan Việt Nam thì tôi không cần người phiên dịch vì họ nói tiếng Nga rất giỏi.
Chúng tôi cũng rất quan tâm đến tăng cường lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam. Ví dụ lực lượng tàu ngầm của hải quân Việt Nam hoàn toàn do Nga hỗ trợ thành lập. Năm nay Nga sẽ chuyển cho Việt Nam tàu ngầm thứ sáu, và dĩ nhiên chúng tôi đào tạo cả sĩ quan hải quân làm việc trên tàu ngầm.
Đội máy bay của Việt Nam phần lớn được hình thành từ các máy bay do Liên Xô và Liên bang Nga sản xuất. Bộ Quốc phòng Việt Nam, cũng như Bộ Quốc phòng nước khác rất quan tâm đến chiến dịch của Nga ở Syria, và quan tâm đến máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Nga ở Syria, gồm cả Su35, cũng như quan tâm việc mua các máy bay này. Đây là một đề tài đàm phán mà Nga sẵn sàng thảo luận.
Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp cho Việt Nam máy bay tiêm kích và máy bay ném bom và vũ khí cho hải quân. Chúng tôi quan tâm đến việc cùng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam một số thể loại thiết bị kỹ thuật quân sự như tàu tuần tiễu. Nếu hỏi Bộ Quốc phòng thì họ rất hài lòng về thiết bị của Nga và lĩnh vực hợp tác này với Nga.
Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sang Nga cuối tháng Tư, hai bên đã trao đổi tăng cường lĩnh vực này.
* Không gian văn hóa Nga ở Việt Nam đã không còn được sự ảnh hưởng mạnh mẽ như trước đây. Liệu Nga sẽ làm gì để khôi phục điều đó?
- Tôi không thể nói là tình hình đáng bi quan. Song tôi rất mong tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trong văn hóa và giáo dục. Hiện ở Nga có 7000 sinh viên Việt Nam học tập trong nhiều ngành khác nhau. Hàng năm chính phủ Nga cung cấp cho sinh viên Việt Nam 850 học bổng sang học tại Nga và năm 2017 muốn tăng lên 1000. Có thể nói đây là vốn đầu tư tốt nhất vào quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Những người này sau khi tốt nghiệp họ rất quan tâm và yêu quý nước Nga, biết cuộc sống hiện đại của Liên bang Nga và văn hóa, ngôn ngữ Nga.
Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ của tôi ở Việt Nam vừa qua, tôi mong muốn tăng cường quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực văn hóa. Tôi vừa từ Festival Huế trở về, một trong những đoàn dân ca nổi tiếng nhất của Nga đã tham dự Liên hoan này, khán giả Việt Nam đón nhận họ rất ấm áp cả ở Huế và Hà Nội. Tháng 6 tại LB Nga sẽ diễn ra ngày văn hóa Việt Nam tại Nga ở Moskva và Volgagrad.
Trên Facebook của Đại sứ quán mọi người có thể đọc các sự kiện về quan hệ song phương, nhiều tài liệu quan trọng về quan hệ hai nước bằng cả tiếng Nga, tiếng Việt và tiếng Anh.
* Nhiều người Việt Nam băn khoăn về tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Lavrov liên quan đến Biển Đông gần đây. Ông có thể giải thích rõ hơn về quan điểm của Nga?
- Một số báo ở Việt Nam đã đưa tin không đúng về quan điểm của Ngoại trưởng Lavrov.
Lập trường của Nga về Biển Đông không thay đổi: Thứ nhất, Nga mong muốn các nước liên quan đến tranh chấp tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực; tìm kiếm giải pháp về ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Tôi nhấn mạnh ông Lavrov muốn nói về tất cả các bên, không chỉ Việt Nam hay Philippines mà cả Trung Quốc. Một số tờ báo nói Nga ủng hộ lập trường 1 nước là không đúng. Nga không ủng hộ lập trường của riêng nước nào.
Thứ hai, Nga hoàn toàn ủng hộ và hỗ trợ các nước liên quan đàm phán dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông DOC 2002 và hướng dẫn thực hiện Tuyên bố năm 2011.
Đây là 2 bình luận đầu tiên và tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn không có vấn đề gì với hai bình luận này.
Và bình luận thứ ba của ông Lavrov rất quan trọng: Ngăn chặn sự can thiệp của bất kỳ một nước bên ngoài vào tranh chấp này và không quốc tế hóa tranh chấp, vì như vậy là phản tác dụng. Chúng tôi nói vậy vì đã có kinh nghiệm riêng về giải quyết biên giới. Chúng tôi đã đàm phán giải quyết biên giới với láng giềng trên cơ sở song phương, không có các nước thứ ba.
Tôi chưa hiểu các bạn Việt Nam băn khoăn lập trường của Nga về lĩnh vực nào. Nhưng để làm rõ hơn tôi muốn bổ sung:
Thứ nhất, Nga kêu gọi các bên tranh chấp, kể cả Trung Quốc, không sử dụng vũ lực để giải quyết.
Thứ hai, Nga mong muốn hai đối tác chiến lược chính của Nga là Trung Quốc và Việt Nam duy trì mối quan hệ thân thiện và ổn định.
Thứ ba, Nga quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, vì đây là nơi tàu của Nga đi lại, máy bay Nga bay, và hàng hóa của chúng tôi lưu chuyển.
Thứ tư, đụng độ quân sự và quân sự hóa khu vực sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích các công ty dầu khí của Nga làm việc trên thềm lục địa của Việt Nam, như Rosneft, Zarubeznev, Gazprom và liên doanh Vietsopetro hoạt động đã 35 năm qua.
Tôi hy vọng độc giả hiểu chúng tôi không ủng hộ bên nào trong tranh chấp này, và rất ủng hộ việc giải quyết vấn đề bằng đàm phán càng nhanh chóng càng tốt , vì tiền bạc của chúng tôi cũng phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề này.
Năm nay Nga và ASEAN kỷ niêm 20 năm đối thoại, nên chúng tôi rất mong muốn quan hệ Nga – ASEAN được nâng lên mức chiến lược, chúng tôi vô cùng quan tâm đến khu vực ASEAN ổn định và không có tranh chấp nào cả.
Chúng tôi rất quan tâm đến bảo đảm tự do hàng hải. Ví dụ hôm qua tôi tiếp một đại sứ nước ngoài nhận nhiệm kỳ ở Việt Nam. Ông ấy kể về việc chuyển khí hóa lỏng từ Sakhalin đến nước ông ấy trên Biển Đông. Vì thế chúng tôi rất quan tâm đến tự do hàng hải trên Biển Đông. Hơn nữa, Nga là thành viên của Công ước LHQ về Luật Biển nên lập trường của chúng tôi không bao giờ thay đổi. Nhưng còn một số nước luôn nói về tự do hàng hải trên Biển Đông nhưng chưa phê chuẩn công ước này.
* Trước Hội nghị thượng đỉnh Nga – ASEAN tại Sochi tuần tới, ông nhận xét thế nào về vai trò trung tâm của ASEAN đối với an ninh khu vực?
- Tôi toàn đồng ý vai trò trung tâm của ASEAN về an ninh và hoàn toàn ủng hộ vai trò này. Tại Sochi, 11 nguyên thủ gồm Tổng thống Putin và 10 lãnh đạo ASEAN sẽ thông qua tuyên bố về kết quả của hội nghị thượng đỉnh. Một trong những câu trong tuyên bố là ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực.
Nga và các nước ASEAN làm việc rất tích cực trên vấn đề này. Quan hệ Nga – ASEAN dựa trên việc Nga chấp thuận vai trò trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực. Ví dụ, cuối tháng Tư vừa qua, bộ trưởng quốc phòng Nga đã mời bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN đến cuộc gặp không chính thức ở Moskva, cuộc gặp rất hiệu quả. Tôi biết là Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch rất hài lòng về kết quả cuộc gặp này.
Chúng tôi cũng quan tâm rất nhiều đến tham gia các cuộc gặp và hội nghị an ninh khu vực ASEAN, kể cả diễn tập quân sự. Đầu tháng Năm vừa qua tại Brunei đã diễn ra diễn tập trên biển và 3 tàu Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham gia cuộc diến tập này. Có rất nhiều phương hướng hợp tác Nga và ASEAN trong hợp tác an ninh khu vực. Tôi đề nghị chờ đến tuyên bố Sochi, vì trong tuyên bố này có nhiều câu liên quan đến an ninh khu vực, kể cả Biển Đông. Nga và ASEAN sẽ có lập trường thống nhất và được ghi trong tuyên bố.
* Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn đang diễn ra rất gay gắt. Theo ông điều đó có ảnh hưởng tới quan hệ Việt – Nga hay không?
- Chắc chắn sự cạnh tranh đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến quan hệ Nga và Việt Nam. Vì quan hệ giữa hai nước có từ lâu đời, tin cậy và ủng hộ lẫn nhau từ nhiều năm, một quan hệ rất đặc biệt và độc đáo. Và khi chúng ta phát triển quan hệ như vậy, chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích của hai nước chúng ta. Nhân dân hai nước không muốn nghe các nước khác dạy chúng ta phải làm gì. Cả lịch sử hai nước đều chứng kiến nhân dân hai nước tự lập, tự xây dựng và quyết định số phận của mình, lịch sử của mình. Nga và Việt Nam có mối quan hệ rất tốt đẹp và không gì có thể đe dọa một quan hệ như vậy.
* Trân trọng cảm ơn Đại sứ.
Theo Mỹ Hằng (thực hiện)
Lao Động
Thi thể người đàn ông kẹt cứng dưới bánh xe container
(NLĐO) - Một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra giữa xe container và xe máy, khiến 2 người ngồi trên xe máy chết tại chỗ
Hiện trường vụ tai nạn khiến hai người đàn ông tử vong.
Một thi thể nạn nhân ở hiện trường.
Chiếc xe container gây tai nạn với xe máy khiến 2 người tử vong.
Sau cú va chạm, 1 người văng ra ngoài tử vong, 1 người tử vong trong tình trạng bị kẹt cứng dưới bánh xe.
Nguyên nhân bước đầu được xác định, trước khi bị xe container cán chết, xe máy của ông Thanh chở ông hạnh đã va quệt với một xe ba gác chạy cùng chiều. Ông Hạnh và ông Thanh ngã xuống làn đường dành cho xe tải nên đã xảy ra tai nạn thương tâm nói trên.
N. Phú - Q. Chiến
Sấm chớp, mưa lớn trên diện rộng ở Sài Gòn
Một cơn mưa lớn kèm sấm chớp liên tục xảy ra khắp các quận ở TP HCM
khiến không khí oi bức do nắng nóng nhiều ngày qua hạ nhiệt. Nhiều người
tỏ ra rất vui mừng.
Sau đó, các quận huyện ngoại thành giáp ranh Đồng Nai, Bình Dương trời cũng đổ mưa lớn. Trong cơn mưa sấm sét kéo dài khiến nhiều người dân lo lắng.
Theo người dân, đây là cơn mưa lớn nhất từ đầu mùa khô đến nay, góp phần giảm độ mặn trên sông, hạ nhiệt không khí nóng gay gắt cả tuần nay.
Nhiều học sinh dầm mưa về nhà. Ảnh: Lê Quân |
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, từ ngày 17/5 đến hết tuần, khu vực Nam Bộ có mưa dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to. Theo đài này, có một rãnh áp thấp đang bị đẩy lùi về khu vực phía nam. Trong khi đó, các tầng khí quyển trên cao áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung Bộ. Khoảng ngày 16 - 17/5, áp cao cận nhiệt đới hạ trục về phía Nam, vắt qua Nam Bộ.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với áp cao cận nhiệt đới nên từ ngày 17/5 đến hết tuần Nam Bộ có mưa dông trên diện rải rác vào chiều tối và đêm, có nơi có mưa vừa, mưa to, đề phòng gió giật mạnh, lốc xoáy và sét đánh trong cơn dông. Ban ngày, thời tiết toàn khu vực đều nắng nóng với mức nhiệt dao động từ 26 - 35 độ C.
Nhà ga ngàn tỷ hoang vắng
Trong “cơn lốc” phát triển, nhiều công trình, dự án mang tầm quốc tế ào
ạt đổ vào tỉnh Quảng Ninh, không ít trong số đó không phát huy hiệu quả,
gây lãng phí nghiêm trọng.
Chỉ vì đầu tư thiếu đồng bộ, thiếu sự kết nối mà những “siêu dự án” này bị bỏ hoang, nằm dài chờ hồi sinh…
Ga Hạ Long nằm cạnh QL 18, thuộc phường Giếng Đáy, TP Hạ Long. Được khởi công từ 5/2005 và đưa vào sử dụng từ 10/2014, là tiểu dự án ga Hạ Long - ga Cái Lân - cầu vượt Bàn Cờ với tổng vốn đầu tư 1.510 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Nhà ga này được đánh giá đạt chuẩn quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dạng bề thế nhất nhì miền Bắc, nằm trong dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng số vốn lên đến 7.663 tỷ đồng, hứa hẹn là “cung đường vàng” kết nối các tỉnh vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Nhưng từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, nhà ga gần như không có hàng hóa và hành khách. Mỗi ngày, ga này chỉ đón và tiễn duy nhất một đoàn tàu 4 toa, cũ kỹ được nhập của Trung Quốc từ những năm 60.
“Khách khứa đâu ra, cùng lắm ông nào say quá không đi nổi xe thì họa may người ta mới lên tàu, còn không thì chỉ chở mấy cọng rau cho các bà chợ tạm thôi” – ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long nói.
Lý giải về điều này, ông Đại cho biết: Đường sắt ở đây chạy khổ 1,435m nên chỉ chạy lên được Yên Viên (Hà Nội) hoặc Kép (Bắc Giang). Muốn chuyên chở hàng hóa cũng khó vì toàn quốc đang sử dụng khổ ray 1,067m, phải mất thêm chi phí bốc xếp chuyển toa nên chẳng ai dại gì mà vận chuyển bằng đường sắt cả. “Còn khách khứa thì người ta chọn đường bộ cho tiện lợi, cực chẳng đã, người ta mới đi tàu”, ông Đại nói.
Quãng đường từ ga Hạ Long lên đến Yên Viên (Hà Nội) dài 165 km, nhưng phải đi qua gần 20 ga lớn nhỏ, mất hơn 7 giờ. Trong khi đó, cũng quãng đường ấy, đi ôtô chỉ mất hơn 3 giờ, chưa kể đến việc xuống ga còn phải đi taxi một quãng đường dài vào trung tâm thành phố.
“Mỗi chuyến tàu ở đây lỗ gần chục triệu đồng, chưa kể đến tiền lương cho anh em, rồi tiền điện, tiền nước... Cả đoàn tàu thế nhưng vận tải lượng khách không bằng xe 24 chỗ đâu. Ngành đường sắt hàng năm đang lỗ hàng trăm tỷ cho các tuyến tàu chợ” - ông Đại nói.
“Nhà tôi sát ga Yên Viên nhưng từ khi có tuyến đường sắt này, đây là lần thứ hai tôi đi tàu từ Yên Viên xuống đây. Lần đầu là đi cho biết vì hồi đấy còn là tàu chất lượng cao của Hàn Quốc, còn lần này đi vì không có việc gấp, chứ ngồi gần 8 tiếng ê ẩm hết cả người” - anh Quang, khách đi tàu cho biết.
Trước đó, nhà đầu tư Hàn Quốc Dongrim đã quyết định đầu tư đoàn tàu hỏa hạng sang Hạ Long Express trị giá triệu đô, nhưng vừa khai trương hơn một tháng đã vội khai tử vì không có khách.
Khu vực nhà ga vắng lặng cho dù được xem là đầu mối giao thông quan trọng. Toàn bộ nhà ga được xây mới khang trang và có rất nhiều phòng ban, nhưng tất cả đều cửa đóng then cài. Phía sân ga, cỏ mọc cao gần đầu người, những đường ray hoen gỉ.
Để vào được ga Cái Lân, phóng viên phải đi qua cầu vượt Bàn Cờ, điểm
giao nhau với QL18 và cũng là con đường huyết mạch của ga Cái Lân đi các
tỉnh. Nhìn vẻ bề ngoài, kiến trúc của công trình khá đồ sộ, với 2 lối
lên xuống và một cầu vượt ngang QL18. Nhưng khi lên cầu một đoạn mới
nhận thấy đây là một con đường hoang, không một bóng người qua lại, cỏ
dại mọc um tùm, đất đá lấp hết cả mặt đường, những đống rác to tướng che
hết cả lối đi.
Vòng qua những khối bê tông chắn giữa đường, đi thêm một đoạn mới đến ga Cái Lân. Không khỏi bất ngờ trước khung cảnh một nhà ga ảm đạm và trơ trọi. Bụi than từ phía công trường Ghềnh Táu bao phủ toàn bộ khu vực sân ga, tất cả các cánh cửa đều đóng im lìm và phủ đầy bụi. Khu vực ga khá rộng, có nhiều bãi trống dùng để tập kết hàng hóa, nhà kho đạt tiêu chuẩn bảo quản hàng hóa cùng nhiều khu nhà chức năng.
Sân ga có 9 đường ray chờ, tất cả đều trống không. Các khu nhà chức năng vắng lặng, không một bóng người. Đi vòng ra dãy phía sau nhà ga mới thấy một phòng mở cửa. “Sao chú biết đây mà vào? Cả năm nay chẳng có ai lui tới, ga này giờ như ga chết, không hàng hóa, không tàu bè chỉ có mấy anh em tôi ngồi chơi xơi nước ở đây thôi. Ăn chán lại ngủ, ngủ chán lại đi loanh quanh” - anh Hoàng, công nhân ga Cái Lân nói.
Ga Cái Lân hiện có gần 20 công nhân vẫn thay nhau trực. Khi mới đi vào hoạt động, nhà ga chỉ tiễn được gần 10 đoàn tàu hàng, rồi nằm im từ đó. Với quy mô đáp ứng 40% lượng hàng hóa cần vận tải của cảng Cái Lân nhưng từ khi luồng sông Cửa Lục không đáp ứng được tàu trên 3 vạn tấn, cảng càng ít tàu qua lại, ga Cái Lân cũng bị lãng quên. Cộng thêm sự bất tiện khi vận chuyển bằng đường sắt phải mất thêm chi phí chuyển hàng, các chủ hàng hầu như không đếm xỉa đến nhà ga này.
“Nhìn quy mô, khí thế vậy nhưng không hoạt động được, anh em chúng tôi cũng xót lắm chứ. Lãng phí bao nhiêu tiền của nhà nước, khi ngả tay nhận lương cũng áy náy, cắn rứt lắm. Chỉ mong sao toàn tuyến nhanh chóng được đồng bộ với khổ ray trên toàn quốc, rồi nâng cấp đoàn tàu để giảm thiểu thời gian chạy tàu lúc đấy may ra mới có khách” - Ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long nói về một viễn tưởng hồi sinh cho siêu dự án này.
Ga Hạ Long nằm cạnh QL 18, thuộc phường Giếng Đáy, TP Hạ Long. Được khởi công từ 5/2005 và đưa vào sử dụng từ 10/2014, là tiểu dự án ga Hạ Long - ga Cái Lân - cầu vượt Bàn Cờ với tổng vốn đầu tư 1.510 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Nhà ga này được đánh giá đạt chuẩn quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dạng bề thế nhất nhì miền Bắc, nằm trong dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân do Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng số vốn lên đến 7.663 tỷ đồng, hứa hẹn là “cung đường vàng” kết nối các tỉnh vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội.
Ga Hạ Long, ga đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng… |
“Không bằng xe 24 chỗ”
Ga Hạ Long với khổ ray 1,435 m và 1,067 m, có 6 đường ray chờ, với công suất đón tiễn đạt 12 chuyến/ngày. Là đầu nối quan trọng nhằm chuyên chở hàng hóa từ cảng Cái Lân đi các tỉnh và phục vụ hành khách mà chủ yếu là khách du lịch. Dự án được đánh giá là một cú hích cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là nâng cao chất lượng hệ thống giao thông, giảm tải cho QL 18 đang trong giai đoạn nâng cấp, đẩy nhanh đồng bộ hóa trong vận tải cho quá trình phát triển toàn diện của tỉnh Quảng Ninh.Nhưng từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, nhà ga gần như không có hàng hóa và hành khách. Mỗi ngày, ga này chỉ đón và tiễn duy nhất một đoàn tàu 4 toa, cũ kỹ được nhập của Trung Quốc từ những năm 60.
“Khách khứa đâu ra, cùng lắm ông nào say quá không đi nổi xe thì họa may người ta mới lên tàu, còn không thì chỉ chở mấy cọng rau cho các bà chợ tạm thôi” – ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long nói.
Lý giải về điều này, ông Đại cho biết: Đường sắt ở đây chạy khổ 1,435m nên chỉ chạy lên được Yên Viên (Hà Nội) hoặc Kép (Bắc Giang). Muốn chuyên chở hàng hóa cũng khó vì toàn quốc đang sử dụng khổ ray 1,067m, phải mất thêm chi phí bốc xếp chuyển toa nên chẳng ai dại gì mà vận chuyển bằng đường sắt cả. “Còn khách khứa thì người ta chọn đường bộ cho tiện lợi, cực chẳng đã, người ta mới đi tàu”, ông Đại nói.
Quãng đường từ ga Hạ Long lên đến Yên Viên (Hà Nội) dài 165 km, nhưng phải đi qua gần 20 ga lớn nhỏ, mất hơn 7 giờ. Trong khi đó, cũng quãng đường ấy, đi ôtô chỉ mất hơn 3 giờ, chưa kể đến việc xuống ga còn phải đi taxi một quãng đường dài vào trung tâm thành phố.
“Mỗi chuyến tàu ở đây lỗ gần chục triệu đồng, chưa kể đến tiền lương cho anh em, rồi tiền điện, tiền nước... Cả đoàn tàu thế nhưng vận tải lượng khách không bằng xe 24 chỗ đâu. Ngành đường sắt hàng năm đang lỗ hàng trăm tỷ cho các tuyến tàu chợ” - ông Đại nói.
“Nhà tôi sát ga Yên Viên nhưng từ khi có tuyến đường sắt này, đây là lần thứ hai tôi đi tàu từ Yên Viên xuống đây. Lần đầu là đi cho biết vì hồi đấy còn là tàu chất lượng cao của Hàn Quốc, còn lần này đi vì không có việc gấp, chứ ngồi gần 8 tiếng ê ẩm hết cả người” - anh Quang, khách đi tàu cho biết.
Trước đó, nhà đầu tư Hàn Quốc Dongrim đã quyết định đầu tư đoàn tàu hỏa hạng sang Hạ Long Express trị giá triệu đô, nhưng vừa khai trương hơn một tháng đã vội khai tử vì không có khách.
Khu vực nhà ga vắng lặng cho dù được xem là đầu mối giao thông quan trọng. Toàn bộ nhà ga được xây mới khang trang và có rất nhiều phòng ban, nhưng tất cả đều cửa đóng then cài. Phía sân ga, cỏ mọc cao gần đầu người, những đường ray hoen gỉ.
Ga “nằm chơi xơi nước”
Cách ga Hạ Long chừng 5 km là ga Cái Lân, điểm cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh. Đây được xem là nơi tập kết hàng hóa từ cảng Cái Lân để vận chuyển đi khắp cả nước bằng đường sắt, là điểm trọng yếu trong suốt tuyến đường. Cơ sở hạ tầng của nhà ga được đầu tư rất quy mô. Từ đường sá đến bến bãi đều được xây mới.Ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long “mỗi chuyến tàu, ngành đường sắt lỗ gần chục triệu” |
Vòng qua những khối bê tông chắn giữa đường, đi thêm một đoạn mới đến ga Cái Lân. Không khỏi bất ngờ trước khung cảnh một nhà ga ảm đạm và trơ trọi. Bụi than từ phía công trường Ghềnh Táu bao phủ toàn bộ khu vực sân ga, tất cả các cánh cửa đều đóng im lìm và phủ đầy bụi. Khu vực ga khá rộng, có nhiều bãi trống dùng để tập kết hàng hóa, nhà kho đạt tiêu chuẩn bảo quản hàng hóa cùng nhiều khu nhà chức năng.
Sân ga có 9 đường ray chờ, tất cả đều trống không. Các khu nhà chức năng vắng lặng, không một bóng người. Đi vòng ra dãy phía sau nhà ga mới thấy một phòng mở cửa. “Sao chú biết đây mà vào? Cả năm nay chẳng có ai lui tới, ga này giờ như ga chết, không hàng hóa, không tàu bè chỉ có mấy anh em tôi ngồi chơi xơi nước ở đây thôi. Ăn chán lại ngủ, ngủ chán lại đi loanh quanh” - anh Hoàng, công nhân ga Cái Lân nói.
Ga Cái Lân hiện có gần 20 công nhân vẫn thay nhau trực. Khi mới đi vào hoạt động, nhà ga chỉ tiễn được gần 10 đoàn tàu hàng, rồi nằm im từ đó. Với quy mô đáp ứng 40% lượng hàng hóa cần vận tải của cảng Cái Lân nhưng từ khi luồng sông Cửa Lục không đáp ứng được tàu trên 3 vạn tấn, cảng càng ít tàu qua lại, ga Cái Lân cũng bị lãng quên. Cộng thêm sự bất tiện khi vận chuyển bằng đường sắt phải mất thêm chi phí chuyển hàng, các chủ hàng hầu như không đếm xỉa đến nhà ga này.
“Nhìn quy mô, khí thế vậy nhưng không hoạt động được, anh em chúng tôi cũng xót lắm chứ. Lãng phí bao nhiêu tiền của nhà nước, khi ngả tay nhận lương cũng áy náy, cắn rứt lắm. Chỉ mong sao toàn tuyến nhanh chóng được đồng bộ với khổ ray trên toàn quốc, rồi nâng cấp đoàn tàu để giảm thiểu thời gian chạy tàu lúc đấy may ra mới có khách” - Ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long nói về một viễn tưởng hồi sinh cho siêu dự án này.
Theo Hoàng Dương/Tiền Phong
Ba nghệ sĩ diễn "Tô Ánh Nguyệt Remix" bị phạt 62,5 triệu đồng
Theo ông Tôn Thất Cần – Trưởng Phòng quản lý nghệ thuật Sở VHTT TPHCM đã cho biết, Thanh tra sở VH-TT TP.HCM vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông Huỳnh Trấn Thành (nghệ danh Trấn Thành) với số tiền phạt tổng cộng là 32.500.000 đồng; bà Phong Ngọc Giàu (NSND Ngọc Giàu) 15 triệu đồng và Tạ Anh Đức (NS Anh Đức) 15 triệu đồng vf đã tham gia tiểu phẩm hài bôi bẩn vở cải lương "Tô Ánh Nguyệt" với tên gọi "Tô Ánh Nguyệt Remix"
NS Trấn Thành, Anh Đức và NSND Ngọc Giàu trong tiểu phẩm "Tô Ánh Nguyệt Remix" tại Mỹ
Theo đó, quyết định xử phạt các hành vi mà Trấn Thành vi phạm gồm: ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật mà không có giấy phép (phạt tiền 17.500.000 đồng), làm tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả (phạt tiền 7.500.000 đồng), xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (phạt tiền: 7.500.000 đồng). Tổng cộng số tiền Trấn Thành phải nộp phạt là 32.500.000 đồng.
Ngoài NS Trấn Thành, hai nghệ sĩ tham gia “Tô Ánh Nguyệt Remix” cũng bị xử phạt vi phạm hành chính. NSND Ngọc Giàu bị phạt 15.000.000 đồng (hành vi vi phạm: Ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật mà không có giấy phép); NS Anh Đức cũng bị phạt tiền 15.000.000 đồng với hành vi vi phạm tương tự. Ngoài ra, quyết định xử phạt còn buộc phải dỡ bỏ vở hài kịch Tô Ánh Nguyệt Remix trên tất cả các trang mạng thông tin điện tử.
NS Trấn Thành cùng với NSƯT Thanh
Kim Huệ, họa sĩ Lê Văn Định đến thăm soạn giả Việt Thường - con trai
của cố tác giả Trần Hữu Trang ngày 1-5.
Mặc dù đã nhiều lần lên tiếng xin lỗi và biện hộ cho rằng bản thân mình không cố ý “bôi bẩn” vở cải lương Tô Ánh Nguyệt, nhưng Trấn Thành vẫn không thể nhận được sự “tha thứ” từ công chúng và giới chuyên môn. NS Hương Huyền nói: “Điều khiến dư luận không thể chấp nhận là vở cải lương kinh điển của tác giả Trần Hữu Trang đã bị Trấn Thành nhào nặn bằng những lời thoại và hành động dung tục. Cái kiểu đốp chát chợ búa như: “Ai kêu tui đó. Mặt chó tôi đây”, “Minh lùn, Nguyệt cao ăn ở tào lao mới đẻ ra nó bị khùng”, “Anh đang cúi đầu vào âm đạo”… đã là một cái tát quá đau điếng đối với những tâm hồn nâng niu nghệ thuật cải lương”.
NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã lên tiếng, ông cho rằng, không thể chấp nhận việc Trấn Thành tự sáng chế lại vở cải lương kinh điển “Tô Ánh Nguyệt” mà cho đó là sự sáng tạo, quan trọng hơn đó là một sự bôi bác, làm biến tướng kịch bản văn học, và vi phạm bản quyền trắng trợn. Ông nhấn mạnh vở “Tô Ánh Nguyệt” được dàn dựng trên một kịch bản kinh điển của cải lương Việt Nam. Tác phẩm đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về lãnh vực Sân khấu chứ không phải một vở tầm thường.
NS Trấn Thành
Vở cải lương Tô Ánh Nguyệt của NSND Trần Hữu Trang được xem là một trong những vở cải lương kinh điển, in đậm trong tâm trí những khán giả mộ điệu cải lương.
Ngày 1-5, NS Trấn Thành đã cùng một vài đồng nghiệp xuống xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang trao quà và tiền mong nhận lỗi cùng gia đình cố tác giả Trần Hữu Trang, tuy nhiên soạn giả Việt Thường – con trai của cố soạn giả Trần Hữu Trang đã từ chối không nhận tiền.
Tin ảnh: Thanh Hiệp
Trấn Thành nhập viện
Chiều 15/5, bức ảnh giám khảo Vietnam's Got Talent nằm trên giường bệnh
khiến fan hoang mang và lo lắng. Thực ra, anh chỉ thực hiện tiểu phẫu
nhỏ và sức khỏe hiện đã ổn định.
Bức ảnh Trấn Thành nằm viện với gương mặt mệt mỏi, xanh xao khiến
nhiều người lo lắng về sức khỏe của nam MC. Nhiều người còn nghi vấn anh
nhập viện vì làm việc quá sức, bị stress sau hàng loạt scandal vừa qua.
Tuy nhiên, liên lạc với quản lý của Trấn Thành, anh cho biết: "Sức khỏe Thành không gặp vấn đề gì. Bây giờ, cậu ấy đã bình thường, tuy nhiên bác sĩ yêu cầu Thành phải nằm viện 3 ngày".
Là MC, diễn viên đắt show bậc nhất hiện nay, việc phải nằm viện 3
ngày chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch công việc của anh. Quản
lý của danh hài khẳng định: "Việc tiểu phẫu này đã lên kế hoạch từ trước
nên Thành đã chủ động không nhận show trong 3 ngày, chứ không phải đột
xuất nên anh ấy không phải hủy show".
Còn bạn thân Trấn Thành, diễn viên Anh Đức tiết lộ: "Trấn Thành nhổ răng khôn thôi. Thành không muốn chuyện nhỏ này làm mọi người bàn tán, hoang mang. Hiện, Thành đã nằm phòng hồi sức, sức khỏe ổn định".
Thời gian qua giám khảo Vietnam's Got Talent gặp khá nhiều ồn ào đời tư. Sau khi gây sóng gió truyền thông vì những hình ảnh tình tứ với Hari Won ngay khi cô vừa chia tay Đinh Tiến Đạt, anh còn vướng chỉ trích của giới cải lương và khán giả khi cải biên vở cải lương kinh điển Tô Ánh Nguyệt trên sân khấu hài.
Tuy nhiên, liên lạc với quản lý của Trấn Thành, anh cho biết: "Sức khỏe Thành không gặp vấn đề gì. Bây giờ, cậu ấy đã bình thường, tuy nhiên bác sĩ yêu cầu Thành phải nằm viện 3 ngày".
Trấn Thành nhập viện. Ảnh: FB |
Còn bạn thân Trấn Thành, diễn viên Anh Đức tiết lộ: "Trấn Thành nhổ răng khôn thôi. Thành không muốn chuyện nhỏ này làm mọi người bàn tán, hoang mang. Hiện, Thành đã nằm phòng hồi sức, sức khỏe ổn định".
Thời gian qua giám khảo Vietnam's Got Talent gặp khá nhiều ồn ào đời tư. Sau khi gây sóng gió truyền thông vì những hình ảnh tình tứ với Hari Won ngay khi cô vừa chia tay Đinh Tiến Đạt, anh còn vướng chỉ trích của giới cải lương và khán giả khi cải biên vở cải lương kinh điển Tô Ánh Nguyệt trên sân khấu hài.
Nhận xét
Đăng nhận xét