CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 64

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phát hành báo cáo tổng kết sau 40 năm nghiên cứu lĩnh vực trực giác con người


(Ảnh: LZF/iStock)
(Ảnh: LZF/iStock)

Trong tháng 3 vừa qua, Trung tâm Trực giác Ứng dụng (Center for Applied Intuition – CAI) vừa tuyên bố phát hành một báo cáo đầy đủ về kết quả sau bốn thập kỷ nghiên cứu về lĩnh vực trực giác con người và tiềm năng ứng dụng nó trên thực tế.
Người đứng đầu CAI là TS William H. Kautz, người có kinh nghiệm trong một loạt các lĩnh vực khoa học và làm việc cho Viện Nghiên cứu Quốc tế Stanford (Stanford Research Institute (SRI) International) trong 34 năm. TS Kautz đã bắt đầu xác định những người có trực giác bén nhạy, dù rằng ông nói rằng năng lực trực giác tồn tại trong mỗi người chúng ta.

tien si william kautz
Tiến sĩ William Kautz. (Ảnh: TS William Kautz)

Ông và nhóm nghiên cứu của mình đã phát triển được một phương pháp truy vấn có thể giúp thu thập các câu trả lời rõ ràng từ trực giác về các đối tượng họ thường không quen thuộc. Họ đã được yêu cầu giải quyết các vấn đề trong khoa học, kinh doanh, và các vụ việc cá nhân.
Lấy ví dụ, điều gì gây nên chứng rối loạn lưỡng cực?
Vào đầu những năm 1980, các nhà tâm lý học biết rằng đây là một vấn đề phổ biến, nhưng họ thiếu dữ liệu để xác định các hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng nhất.
TS Kautz và bác sĩ, TS Paul Grof, đã phỏng vấn sáu người có trực giác nhạy bén và không phải là chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần học hay y học. Những câu trả lời của họ có một số điểm chung. Ba mươi năm sau đợt truy vấn này, TS Kautz và TS Grof đã xem lại những câu trả lời đó dưới ánh sáng của các khám phá sau này.

Những người có trực giác nhạy bén đã có được một số những phán đoán chính xác đến kinh ngạc vốn đã được xác nhận bởi … [các kết quả] nghiên cứu tâm thần về các chứng rối loạn lưỡng cực.

— TS William Kautz & TS Paul Grof
Họ đã viết như sau: “Những người có trực giác nhạy bén đã có được một số những phán đoán chính xác đến kinh ngạc vốn đã được xác nhận bởi các cuộc điều tra trong lĩnh vực nghiên cứu tâm thần học dòng chính về các chứng rối loạn lưỡng cực. Kết quả này cho thấy các phương pháp ứng dụng trực giác có thể đóng một vai trò thậm chí còn quan trọng hơn trong các nghiên cứu y học trong tương lai”.
Xem thêm:
Một số câu trả lời mang tính chung chung hơn, ví như gợi ý cho rằng cần xác định các kiểu phụ của chứng rối loạn (một thứ các nhà tâm lý học trên thực tế đã hướng sự tập trung nhiều hơn trong những năm qua). Một số gợi ý khá cụ thể: “Những người có trực giác nhạy bén đã xác định chính xác nhiễm sắc thể 6 và 13 liên quan đến kiểu phụ của chứng bệnh tương ứng với các loại thuốc an thần khác nhau”, TS Kautz và TS Grof đã viết.
Tương tự, vào những năm 1970 TS Kautz đã hỏi những người có trực giác nhạy bén (những người không phải các khoa học) cung cấp một số ý tưởng về cách thức dự báo động đất. Họ gợi ý tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo trong thượng tầng khí quyển và tầng điện ly. Điều này khác xa so với những gì các nhà địa chấn học có thể đề xuất vào thời đó.
Tuy vậy các nhà nghiên cứu trong những thập kỷ tiếp theo thật sự đã tìm kiếm các dấu hiệu ở đó, và nghiên cứu theo chiều hướng này vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay.

trực giác
(Ảnh: Shutter_M/iStock)

Tuy một số câu trả lời có thể được xác nhận, nhưng số còn lại không thể được đối chứng với các dữ liệu thực tế. Chúng cung cấp các gợi ý thú vị cho một số trường hợp tiềm năng hiện vẫn chưa được khám phá. Một số phiên làm việc đã được cấu trúc thành các buổi tư vấn riêng nhằm giải quyết các vấn đề cá nhân.
Trang web của CAI cho biết: “Chúng [chỉ] cung cấp … một vài khả năng xác thực nhưng lại thu được một mức độ hài lòng cao của cá nhân và khách hàng, có lẽ đã có hiệu quả nhất đối với con người, và chắc chắn đã đem lại nhiều sự hài lòng nhất … đối với chúng tôi ở CAI”.

Vậy trực giác chính xác là cái gì?

Trang web CAI trích dẫn câu nói sau trong cuốn sách “Đối thoại với Chúa” của tác giả Neale Donald Walsch: “Một tuyên bố trực giác là thứ bạn biết là đúng ngay cả trước khi bạn biết tại sao nó đúng hoặc nó đúng như thế nào”.
Trực giác không chỉ là “một trò giật gân tâm lý đơn thuần”, CAI nói. Các cảm xúc có thể là một phương tiện truyền tải của nó, nhưng họ không định nghĩa nó cụ thể là như thế nào.
“Thay vào đó, trực giác là một dạng năng lực tâm trí thâm sâu hơn làm nền tảng cho và hiện thực hóa một loạt các hành vi, bình thường lẫn dị thường, trong đó các thông tin mới xuất hiện trong tâm trí dù không có nguyên nhân rõ ràng”.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

7 câu chuyện về trực giác đã cứu được mạng người trong ngành y tế


(Ảnh: Matt Cardy/Getty)
(Ảnh: Matt Cardy/Getty)
Trực giác y học là một khái niệm khá phổ biến trong cộng đồng y bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe – nó xảy ra khi họ “cảm thấy” một loại linh tính hay một hiểu biết cảm tính về cơn bệnh, ngay cả khi không có những triệu chứng cụ thể trên cơ thể bệnh nhân.  
Hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong những trường hợp cấp cứu và trong các ca nguy hiểm đến tính mạng. Trong một số trường hợp, linh cảm cũng có thể dẫn đến việc phát hiện các phương pháp điều trị y học mới.
Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn 7 trường hợp linh cảm có thật trong lịch sử hiện đại:
1. Một giải pháp kỳ lạ, đúng lúc
Câu chuyện sau đây được chia sẻ trên trang web của Trung tâm Tâm linh và Điều trị trực thuộc trường Đại học Minnesota: “Chứng kiến tình cảnh bệnh nhân mất máu ào ạt trên bàn mổ, bác sĩ chuyên khoa tim mạch, TS Mini Guernari, đã dành hàng tiếng đồng hồ để thử đủ mọi cách cầm máu cho bệnh nhân.
Sau đó, “đột nhiên tôi nghĩ tới một thứ tôi chưa từng sử dụng trước đây và cũng chưa bao giờ nghĩ tới : Gelfoam.” Câu trả lời mang tính trực giác này đã khiến cô chớp mắt liên hồi và tự hỏi không biết bản thân có đang gặp ảo giác hay không khi nhận thấy máu đã ngừng chảy. Gelfoam đã cứu sống bệnh nhân của cô”.

Gelfoam là gelatin vô trùng, thể xốp, một chất hút nước có thể cầm máu. (Ảnh: Hiệp hội X-quang châu Âu)
Gelfoam là gelatin vô trùng, thể xốp, một chất hút nước có thể cầm máu. (Ảnh: Hiệp hội X-quang châu Âu)
2. Một mối liên hệ bất ngờ

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

Câu chuyện sau đây được chia sẻ trong một bài trên trang web của Quỹ Nghiên cứu Bệnh viện Nhi Seattle (Seattle Children’s Hospital Research Foundation): TS Daniel Rubbens là một bác sĩ gây mê. Ông muốn tìm kiếm câu trả lời cho ẩn đố xoay quanh Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death Syndrome-SIDS).
Ông lắng nghe trực giác của mình và cố gắng phân tích mối liên hệ giữa những vấn đề về tai trong và hội chứng SIDS. Ông đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia khác nhau có dữ liệu thống kê về trẻ. Ông đã phát hiện ra rằng tình trạng suy giảm thính lực tai phải thường xuất hiện ở những đứa trẻ mắc SIDS, vốn có tỷ lệ thấp hơn trong những đứa trẻ tử vong không phải do SIDS.
3. Mọi thứ dường như ổn thỏa, nhưng may thay, cô y tá đó đã nghe theo trực giác của mình
Một y tá đã kể lại câu chuyện về trực giác của mình, được trích dẫn trong một luận văn cao học có tiêu đề “Quan sát mọi thứ, lắng nghe điều không được đề cập: một nghiên cứu hiện tượng luận về trực giác trong thực tập điều dưỡng”, của Lisa A. Ruth-Sahd, tại trường Đại học bang Pennsylvania, Mỹ.

(Ảnh: Thinkstock)
(Ảnh: Thinkstock)

“Một người đàn ông 44 tuổi đã đến bệnh viện sau khi bị tai nạn xe máy, ông đã bị văng ra khỏi chiếc xe của mình và đâm vào lan can bên đường rồi trượt trên mặt đất khoảng 12m. Vụ tai nạn xảy ra do ông cố gắng tránh đâm phải một chiếc xe hơi đột ngột dừng lại ở phía trước. Tôi đã rất kinh ngạc vì ông không đội mũ bảo hiểm vào lúc tai nạn xảy ra, nhưng vẫn khá tỉnh táo và có thể xác định phương hướng xung quanh trên đường đến khoa cấp cứu, và cũng có thể nhớ lại diễn biến vụ tai nạn. Khi đến nơi, ông vẫn có các dấu hiệu sinh tồn [1] ổn định.
“Mặc dù có kết quả khám bình thường, nhưng tôi vẫn cảm thấy lo sợ và không thoải mái nhưng không thể hiểu tại sao. Trước đây, tôi đã từng chăm sóc rất nhiều bệnh nhân bị chấn thương còn nghiêm trọng hơn người đàn ông này, nhưng vì lý do nào đó, tôi vẫn cảm thấy trường hợp này khá khác biệt. Tôi cứ liên tục nghĩ về kết quả khám của mình và tự hỏi tại sao tôi vẫn cảm thấy có điều gì đó không ổn.
“Tôi nhìn các đồng nghiệp xung quanh; nhưng có vẻ không ai quan tâm, vì nỗ lực hồi sức cấp cứu vẫn đang được tiến hành bình thường như đối với các bệnh nhân khác. Mặc dù tôi vừa khám cho ông ta 10 phút trước đó và kết quả khá tốt, nhưng tôi cảm thấy mình cần quay lại và tiến hành kiểm tra toàn diện lần hai.
“Tôi lắng nghe những cảm nhận nội tâm rằng có điều gì đó không ổn với người bệnh nhân này. Lần này tôi nhận thấy nhịp tim của ông nhanh hơn lúc trước và thấy xuất hiện một vết bầm tím ở phía ngực trước. Tôi nhìn sang màn hình hiển thị tâm đồ và nhận thấy đường điện tâm đồ (EKG) đã trở nên thẳng băng (tim không đập).

Đường điện tâm đồ. (Ảnh: amazonaws)
Đường điện tâm đồ. (Ảnh: amazonaws)

“Dựa trên tất cả các triệu chứng này, ngay lập tức tôi thông báo cho bác sĩ phẫu thuật chấn thương cũng như các bác sĩ trong phòng cấp cứu, rồi tất cả chúng tôi nhanh chóng chuẩn bị tiến hành chọc màng ngoài tim, một biện pháp cần thiết để giảm bớt áp lực đang hình thành xung quanh tim bệnh nhân. Vụ tai nạn đã làm vỡ một mạch máu, dẫn đến hiện tượng chèn ép màng ngoài tim thứ phát do chảy máu.”
4. Hỏi thăm bệnh nhân đem lại giá trị y học bất ngờ

(Ảnh: Thinkstock)
(Ảnh: Thinkstock)

Câu chuyện này cũng được trích từ trang web của trường Đại học Minnesota: “‘Tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại bảo người bệnh nhân đó kể về công việc của anh ta chi tiết hơn’, Bác sĩ Iver A. Juster nói. Khi bệnh nhân của ông – một quản lý ở thung lũng Silicon Valley miêu tả về mối quan hệ không hòa hợp với sếp, BS Juster đã nhận thấy những nét biểu cảm trên khuôn mặt anh trông giống hệt như lúc anh ta kể về vấn đề đau dạ dày.
BS Juster thuyết phục bệnh nhân rằng cảm xúc có thể gây nên những triệu chứng thể chất và đề xuất một liệu trình kép – điều chỉnh cảm xúc và điều trị các triệu chứng thể chất. Bệnh nhân và bác sĩ đều hài lòng với kết quả điều trị”.
5. Kiểm tra định kỳ vẫn bình thường, nhưng có điều gì đó không ổn
Câu chuyện này được chia sẻ trên trang web của trường Đại học Minnesota: “Bác sỹ chuyên khoa tâm lý Richard Friedman cảm thấy khá bất ngờ về bản thân vào một ngày có lịch hẹn khám bệnh định kỳ với một bệnh nhân đang gặp các vấn đề về tài chính. Cảm thấy biểu hiện của người bệnh nhân tên Mark của ông có gì đó không ổn, BS Friedman ‘đã làm một việc dựa trên trực giác thuần túy mà tôi không thật sự hiểu được vào lúc đó. Khi Mark còn đang ngồi trong văn phòng của tôi, tôi gọi cho bác sĩ nội khoa của anh và đặt lịch hẹn gặp ông ta vài giờ sau đó’.
BS Fried cảm thấy bối rối với chính linh cảm của bản thân mình. Ông thường hay tiếp xúc với những người mắc chứng lo âu và bệnh nhân của ông không có tiền sử bệnh tật trước đó. Ông cũng lo lắng về cảm nhận của người bác sĩ nội khoa đồng nghiệp – liệu ông ta có cười mình không? Khi hai người gặp mặt, bác sĩ nội khoa của Mark không có lý do để cười. Mark không hề bị mắc chứng lo âu, mà anh có vấn đề với phổi. Biện pháp điều trị được tiến hành ngay lập tức và tình trạng của Mark đã được cải thiện”.
6. Không đau ngực, nhưng bác sĩ vẫn chẩn đoán đúng về hai lá phổi
Câu chuyện sau đây được đăng trên tạp chí y học Oregon Nurse số ra tháng 9/2013: Một bệnh nhân nữ mới được phẫu thuật gần đây được chuyển đến phòng cấp cứu để bù nước. Cô đã bị ngất vào sáng sớm hôm đó và đã được bác sĩ kiểm tra. Nhịp tim của cô ở mức 133 nhịp/phút khi mới đến viện. Sau khi được truyền tĩnh mạch, nhịp tim của cô đã ổn định ở mức 108 nhịp/phút.
Với các kết quả thí nghiệm và thể chất bình thường, bác sĩ đang cân nhắc cho bệnh nhân xuất viện. Tuy nhiên, một bác sĩ lâm sàng khác cùng tham gia lại cho rằng có thể nhịp tim cao như vậy là dấu hiệu tiềm tàng của huyết khối (cục máu đông) trong phổi, mặc dù bệnh nhân không có biểu hiện đau tức ngực.
Bác sĩ lâm sàng đó tiếp tục theo dõi những dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và cuối cùng nhận thấy mức độ bão hòa khí ôxy trong máu bắt đầu giảm. Bác sĩ này thảo luận những dấu hiệu đáng lo ngại với một bác sĩ khác, người sau đó đã quyết định tiến hành xét nghiệm thêm. Các xét nghiệm cho thấy những cục máu đông có ở cả hai lá phổi, từ đó xác nhận linh cảm ban đầu của bác sĩ lâm sàng thứ hai là đúng.
7. Chứng viêm màng não của bé gái được chẩn đoán dựa trên linh cảm

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

BS Trisha Greenhalgh, Giáo sư về Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Bệnh viện Royal Free và tại trường Đại học Y ở London, Anh, đã chia sẻ câu chuyện sau đây trên bài báo của bà có tựa đề “Trực giác và Bằng chứng – bạn đồng hành khó khăn?” (Intuition and Evidence—Uneasy Bedfellows?), được đăng tải trên tạp chí The British Journal of General Practice vào năm 2002:
Vào một ngày nọ, một bác sĩ ở Cardiff, Wales đã nhận được cuộc gọi từ một người mẹ đang lo lắng vì đứa con gái 3 tuổi của cô bị tiêu chảy và cư xử khác thường. Bác sĩ đó biết khá rõ về gia đình này và ông rất quan tâm đến nỗi đã hủy bỏ cuộc phẫu thuật vào buổi sáng để ngay lập tức ghé thăm gia đình đó. Dựa trên linh cảm của mình, ông đã chẩn đoán chính xác và điều trị thành công một trường hợp viêm màng não do vi khuẩn cầu não gây ra chỉ dựa trên hai triệu chứng không rõ ràng được miêu tả qua điện thoại.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức hiện tại của nhân loại. Chuyên mục “Khoa học huyền bí” của thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm các câu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Chú thích của người dịch:
[1] Dấu hiệu sinh tồn: Dấu hiệu sinh tồn là những con số được đo bằng các thiết bị, kỹ thuật khác nhau nhẩm đánh giá những chức năng cơ bản của cơ thể sống. Dấu hiệu sinh tổn là thứ không thể thiếu trong bệnh án và khi tiến hành trình bày bất vấn đề gì về bệnh nhân.
Có 4 dấu hiệu sinh tồn truyền thống sau: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
Tác giả: Henry Jom, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Đọc bản gốc ở đây.
Ngọc Mai biên dịch

Khám phá khoa học: bao nhiêu phần là do may hơn khôn? tình cờ? hay trực giác?


(Hình minh họa: Sharonscribbles/iStock/Thinkstock)
(Hình minh họa: Sharonscribbles/iStock/Thinkstock)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Rất nhiều các phát minh khoa học xuyên suốt trong lịch sử đều in dấu những nhà khoa học thông minh và quá trình lao động miệt mài. Nhưng rất nhiều trong số đó cũng là nhờ vào không ít sự may mắn, sự tình cờ, hay trực giác, hoặc cái gì đó trong nội hàm có lẽ ít mang tính “khoa học” và “logic” hơn. 
Lấy một ví dụ: Vào thứ hai, ngày 17/11/2014, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Stanford và Google đã cùng tuyên bố một cách độc lập rằng họ đã phát triển được mạng thần kinh nhân tạo có khả năng nhận diện các bức ảnh phức hợp sử dụng machine learning (học máy) và pattern recognition (nhận dạng mẫu).
Jordan Pearson thuộc tạp chí Motherboard đã điều tra và phát hiện được rằng chỉ cho tới gần đây hai đội ngũ nghiên cứu này mới biết về công trình của nhau.

“Đây quả là một sự trùng hợp không tưởng khi các thành quả nghiên cứu này lại được công bố quá sát nhau như vậy”

– Jordan Pearson, nhà báo
“Nhưng trên nhiều phương diện thì điều này là khả thi”, Pearson viết. Ông nói rằng công nghệ hiện nay đang có nhu cầu và nghiêng về hướng phát triển này, và những thành quả đạt được trong lĩnh vực mạng thần kinh sẽ dễ dẫn tới việc phát triển loại công nghệ này trong thời gian không xa.
Liệu rằng sự xuất hiện độc lập và đồng thời của các ý tưởng thông thường có thể được lý giải theo cách này hay không? Alexander Graham Bell và Elisha Gray đồng thời phát minh ra điện thoại vào năm 1876. Vào năm 1773 và 1774, Carl Sheele và Joseph Priestly đều độc lập phát hiện ra nhân tố hóa học là Oxy. Vào khoảng thời gian từ 1915 đến 1918, Mary Pattison và Christine Frederick đều đang nghiên cứu cách thức áp dụng kỹ thuật cơ khí để cải thiện hiệu quả trong việc nội trợ.
Alexander Graham Bell và Elisha Gray đồng thời phát minh ra điện thoại vào năm 1876.

Alexander Graham Bell (trái) và Elisha Gray (phải) (Wikimedia Commons)
Vào giai đoạn năm 500 TCN, các nhà tư tưởng, triết gia và lãnh tụ tôn giáo cùng xuất hiện. Đức Phật, Socrates, Lão Tử và những vị khác, đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn minh nhân loại dù tồn tại sự cách trở to lớn về mặt địa lý giữa họ – giữa Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc. Có lẽ thời gian đã chín muồi.
“Các ý tưởng, giống như những hạt giống, cần phải có một mảnh đất màu mỡ để sinh thành và phát triển”, Tiến sĩ Bernard Beitman nói. Ông là một nhà tâm lý học được đào tạo ở trường Đại học Yale, người được mệnh danh là cha đẻ của các nghiên cứu về sự trùng hợp. Ông đã trích dẫn một bài viết năm 1922 của William F. Ogburn và Dorothy Thomas, trong đó phân tích 148 phát minh khoa học chủ chốt được thực hiện đồng thời bởi hai hoặc nhiều người hơn nữa.

(Ảnh minh họa: Adreus K./iStock/Thinkstock)

“Các ý tưởng, cũng như những hạt giống, cần phải có một mảnh đất màu mỡ để sinh thành và phát triển”

– Tiến sĩ Bernard Beitman
Đối với TS. Beitman, những nhà khoa học này đang tiếp cận đến một dạng tiềm ý thức tập thể. Họ “được hướng đến phần phát triển mở rộng“ của đám mây thông tin kết nối tất cả chúng ta.
“Đây có phải là những phát minh đồng thời hay/hoặc sự lan tỏa một ý tưởng tốt?” ông đặt câu hỏi. “Bất kể nó xảy ra như thế nào, tâm trí tập thể đã sẵn sàng chấp nhận ý tưởng này”, TS. Beitman nhận định về các thông điệp triết học hoặc tâm linh phổ biến được lan truyền vào khoảng năm 500 TCN.
Các ví dụ khác về sự trùng hợp và trực giác
Mặc dù các nhà khoa học thường cảm thấy tự hào vì họ làm theo một tiến trình công việc rất logic, nhưng đôi lúc trực giác lại có thể tạo nên sự thúc đẩy mang tính quyết định.
Ví dụ sau đây về một bác sĩ nghiên cứu lĩnh vực trực giác đã được kể lại trên trang web của Trung tâm Tâm linh và Điều trị thuộc trường Đại học Minnesota: “Chứng kiến bệnh nhân của bà chảy máu cấp tính trên bàn mổ, chuyên gia tim mạch TS. Mimi Guernari đã dành hàng giờ thử đủ mọi cách mà bà biết để cầm máu. Sau đó, ‘tự dưng tôi nghĩ về một thứ tôi chưa từng sử dụng trước đây: bọt gelatin’. Câu trả lời theo trực giác này đã làm bà phải chớp mắt và tự hỏi bản thân có bị ảo giác hay không khi bà nhìn thấy máu ngừng chảy. Nó đã cứu mạng bệnh nhân của bà”.
Penicillin, một chất kháng sinh làm nên cuộc cách mạng lớn trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của vi khuẩn, đã được phát hiện sau nhiều năm, nhờ vào rất nhiều các tình huống tình cờ và ngẫu nhiên.

Mặc dù các nhà khoa học thường cảm thấy tự hào vì họ làm theo một tiến trình công việc rất logic, nhưng đôi lúc trực giác có thể tạo nên một sự thúc đẩy mang tính quyết định.

Nhà vi khuẩn học người Scotland Alexander Fleming đã bị cảm lạnh vào tháng 11/1921. Một giọt nước mũi của ông đã rơi vào một đĩa cấy ghép vi khuẩn. Ông nhận thấy giọt nước mũi đó đang tiêu diệt vi khuẩn, để lại dấu vết của một “vòng ức chế” xung quanh nó. Lysozyme là thành phần trong nước mũi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nhưng lysozyme không thể được sản xuất hàng loạt như một chất kháng sinh.
Khoảng một thập kỷ sau, ông đến Bệnh viện St. Mary để tiến hành nghiên cứu. Điều kiện trong phòng thí nghiệm ở đó khá tệ – có những vết nứt trên trần nhà và các cơn gió lùa nên không thể tạo ra môi trường thí nghiệm tối ưu.
Sau đó ông đi nghỉ mát và để lại những chiếc đĩa petri (đĩa cạn có nắp dùng để cấy vi khuẩn) trên bồn rửa. Sau đó khi quay về, thì thay vì chỉ đơn giản rửa sạch chúng như rất nhiều các nhà khoa học khác, ông lại kiểm tra chiếc đĩa trước và phát hiện thấy một đốm vi khuẩn chết giống với lần trước. Vòng ức chế này xuất hiện xung quanh một số loại nấm bị rơi trên mặt đĩa – những bào tử này đã “luồn qua” các vết nứt từ một thí nghiệm ở tầng dưới.
Những bào tử này có mặt vào đúng thời điểm và trong một khoảng thời gian khi nhiệt độ là vừa đủ. Nếu vi khuẩn trên đĩa đã ở một giai đoạn khác trong quá trình phát triển, loại nấm này sẽ không thể có tác dụng như vậy.
Fleming nhận ra rằng loại nấm mốc này có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng mãi cho đến năm 1940 khi một nhóm các nhà khoa học khác tiến hành các thử nghiệm trên chuột trong đó có sử dụng nấm mốc (penicilin), thì họ mới nhận ra rằng nấm mốc có khả năng tồn tại trong cơ thể động vật có vú và có tiềm năng chữa các chứng nhiễm khuẩn ở người. Họ không có chủ ý nghiên cứu tác dụng này của nấm, đây chỉ là một khám phá mang tính ngẫu nhiên.
Tóm lại, Flemming đã nhìn thấy vòng ức chế vi khuẩn trong đĩa cấy vi khuẩn sau sự kiện chảy nước mũi, và chính cảm thụ này đã giúp các sự kiện trùng hợp sau đó cho ra những kết quả hữu ích. Điều này có liên quan đến một trong những lý do TS. Beitman muốn đẩy mạnh các nghiên cứu về hiện tượng trùng hợp, vì việc nhận thức và sự cảm thụ có thể giúp mọi người nhận biết được các sự kiện trùng hợp hữu ích, ông nói.
Nếu phòng thí nghiệm có một điều kiện tốt hơn, các bào tử sẽ không bao giờ có thể tiếp cận bồn rửa của Fleming. Nếu Fleming không tiết kiệm như vậy, khi quyết định khám nghiệm nấm mốc trước khi rửa chúng đi, ông sẽ không phát hiện được vòng ức chế. Nếu nấm mốc không hạ cánh vào đúng thời điểm đó, Fleming sẽ không tìm ra khám phá đó (hoặc ít nhất không phải lúc đó, có lẽ nó sẽ xảy ra theo cách nào khác tại một ngày nào đó sau này).
Rất nhiều sự trùng hợp, đi kèm một chút khả năng quan sát đã cho ra các khám phá giúp cứu sống hàng triệu người.
Biên dịch: Quý Khải; Biên tập: Phan A

Khoa học chứng minh thiền định có thể sản sinh năng lượng siêu thường


(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người tập thiền khi đạt đến trình độ cao sẽ có thể phát ra năng lượng vượt mức thông thường từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.
Chúng ta hãy cùng xem xét một số nghiên cứu dưới đây.
1. Sóng Gamma vượt ngưỡng
Nghiên cứu năm 2004 của nhà khoa học thần kinh, Giáo sư Richard Davidson về năng lượng phát ra bởi những nhà sư Tây Tạng trong trạng thái thiền định đã được ghi chép trong hồ sơ của trường Đại học Stanford.
Davidson đã làm thí nghiệm với những nhà sư có trình độ cao thâm nhất của Đại Lai Lạt Ma, mỗi người đều đã có quá trình tập thiền từ 15 đến 40 năm. Ông đo lường sóng gamma phát ra từ bộ não của họ với điện não đồ và phương pháp quét não. Một nhóm gồm 10 học sinh chưa từng có kinh nghiệm tập thiền trước đó cũng đã được kiểm nghiệm sau một tuần rèn luyện.
Sóng Gamma được cho là “một trong những sóng điện não có tần suất cao nhất và quan trọng nhất”. Để sản sinh các sóng gamma, hàng nghìn tế bào thần kinh cần phải hoạt động đồng bộ tại một mức vận tốc cực lớn.
GS Davidson phát hiện thấy một số nhà sư có hoạt động sóng gamma mạnh mẽ hơn và có cường độ cao hơn bất kỳ trường hợp nào được ghi nhận trong lịch sử. Chuyển động của các sóng cũng có trật tự hơn rất nhiều so với các tình nguyện viên thí nghiệm vốn chưa có kinh nghiệm thiền tập.
Nó cũng cho thấy thiền tập có thể dẫn đến sự tái phân bổ chất xám trong não bộ và ngăn chặn thất thoát chất xám. Chất xám suy giảm sẽ tác động lên rất nhiều chức năng thần kinh, như khả năng kiểm soát cảm xúc, sự bốc đồng, các ý nghĩ, và sự vận động. Lý do là vì bộ phận nhân đuôi, vốn kiểm soát các chức năng này, nằm bên trong chất xám.

Tượng Thiên Đàn Đại Phật ở Hồng Kông. (Ảnh: Shutterstock)
2. Khí công sư phát ra sóng hạ âm gấp 100-1000 lần mức trung bình
Năm 1998, Giáo sư Lỗ Diễm Phương và hàng chục nhà khoa học người Mỹ đã tiến hành thí nghiệm với các khí công sư ở Trung Quốc.
Khí công là một môn tu luyện cổ xưa bao gồm việc trau dồi năng lượng, không chỉ bằng cách thực hành các bài tập, mà còn bởi việc cải thiện bản chất của tâm trí, vì thân thể và tâm trí được cho là đồng nhất. Người ta biết rằng khí công có các hiệu quả chữa bệnh.
Trong nghiên cứu, Giáo sư Lỗ Diễm Phương đã phát hiện thấy các khí công sư có thể phát ra những đợt sóng hạ âm mạnh mẽ, mạnh hơn các cá nhân trung bình từ 100 đến 1000 lần.
Chỉ sau vài tuần luyện tập, những người mới bắt đầu thiền tập đã có thể phát ra năng lượng hạ âm nhiều gấp 5 lần so với trước khi luyện tập.
Một nghiên cứu tương tự tại Cao đẳng Trung Y Bắc Kinh, được công bố vào năm 1988, cho thấy khí mà các khí công sư phát ra có thể được đo đạc một phần, đo thấy các sóng hạ âm với cường độ mạnh gấp 100 lần một người trung bình. Cả hai nghiên cứu này đã được trích dẫn chi tiết bởi Viện Sức khỏe Trung Quốc.
3. Các nhà sư phát nhiệt ở nơi mà người khác có thể chết cóng
Một thí nghiệm được tiến hành với các nhà sư Tây Tạng ở miền bắc Ấn Độ đã được miêu tả trong một bài viết trên Báo Gazette của trường Đại học Harvard vào năm 2002.
Những nhà sư, trong bộ trang phục mỏng, ngồi trong một căn phòng có mức nhiệt độ được hạ xuống còn 4oC. Họ tiến nhập vào trạng thái thiền định sâu. Các tấm vải sũng nước lạnh được choàng lên hai vai họ.
Trong điều kiện như vậy, một người bình thường sẽ run rẩy mất kiểm soát và tình trạng suy giảm nhiệt độ sẽ có thể dẫn đến tử vong, bài báo giải thích.
Tuy nhiên, những vị sư này vẫn duy trì trạng thái ấm và đã làm khô các mảnh vải với cơ thể của họ. Một khi các tấm vải được làm khô, người ta sẽ choàng thêm nhiều tấm vải lạnh, ướt nữa lên người họ. Mỗi nhà sư đã làm khô ba tấm vải trong thời gian vài giờ đồng hồ.
Herbert Benson, người đã nghiên cứu các kỹ thuật thiền tập trong 20 năm, trao đổi với báo: “Các nhà sư Phật giáo nhận thấy cái thực tại chúng ta đang sống không phải là tối hậu. Có các thực tại khác vốn không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của chúng ta, bởi thế giới thường nhật này. Các nhà sư Phật giáo tin rằng trạng thái tâm trí này có thể đạt được bằng cách làm điều tốt cho người khác và thiền định”.
Họ nói rằng luồng nhiệt phát xuất từ cơ thể của họ chỉ là một sản phẩm phụ của việc thiền định.
Rất nhiều các thí nghiệm như vậy đã được tiến hành với những người tập thiền và người ta phát hiện rằng một số người có khả năng phát ra một lượng lớn các loại năng lượng đa dạng có thể đo đạc được. Họ cũng có thể kiểm soát quá trình trao đổi chất và các quá trình khác của cơ thể.

Một người tập Pháp Luân Đại Pháp đang thiền định. (Ảnh: Jeff Nenarella/Epoch Times)
4. Hiệu quả trị bệnh đáng kinh ngạc
Rất nhiều người tập Pháp Luân Đại Pháp, cũng được gọi là Pháp Luân Công, đã được báo cáo khỏi nhiều chứng bệnh kinh niên bất trị. Pháp Luân Đại Pháp là một môn khí công tu luyện cả thân thể lẫn tâm trí. Ba nguyên lý chính yếu của nó là Chân-Thiện-Nhẫn.
Nhà viết bài y học Lara C. Pullen đã phỏng vấn một số người tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2000 cho một bài viết được đăng trên CBS Health Watch.
Ông Dương Sâm, lúc đó 39 tuổi, sống tại Chicago đã bị chẩn đoán mắc chứng viêm gan mãn tính. Ông nói với với cô Pullen: “Một bác sĩ nói thẳng với tôi như sau, ‘Không có cách để thật sự chữa chứng bệnh này của anh. Anh sẽ phải sống với nó trong suốt phần đời còn lại”.
Sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp một thời gian, anh đã trải qua một cuộc xét nghiệm vật lý và toàn bộ 32 xét nghiệm đều cho ra kết quả bình thường, bao gồm những xét nghiệm liên quan đến chứng bệnh.
“Ngay từ đầu, biến hóa thân thể tôi đã cực kỳ lớn, cảm giác toàn thân nhẹ nhàng, bước trên đường như bay theo gió vậy”, ông nói.
Theo những người tập Pháp Luân Đại Pháp giải thích, môn tập này không có mục đích trị bệnh, mà đây chỉ là kết quả tự nhiên của việc cải thiện tâm trí và thực hành các bài tập để tăng cường năng lượng trong cơ thể.
Zhi Ping Kolouch, một người tập Pháp Luân Đại Pháp 43 tuổi, nói với cô Pullen rằng: “Nếu một người cảm thấy đau buồn trong tâm, họ sẽ bị ốm”.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả:  Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH