ÁN MẠNG ĐỦ KIỂU 2

(ĐC sưu tầm trên NET)






Bắt nghi can giết người hàng loạt: Lời thú tội lạnh gáy của kẻ sát nhân



    (ĐSPL) - Trong thời gian ngắn, liên tiếp 3 vụ giết người bí ẩn xảy ra tại TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ngãi nhưng chưa tìm được hung thủ. Chỉ đến khi cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bắt được nghi can gây ra vụ án mạng trên địa bàn, các vụ án trên mới được làm sáng tỏ. Điều đáng nói cả 4 vụ án trên đều do một kẻ thủ ác gây ra…
    Sau khi hung thủ bị bắt, nhóm PV báo Đời sống và Pháp luật có cuộc tiếp xúc với kẻ giết người hàng loạt chuyên nhắm vào người đồng tính.

    Bắt nghi can giết người hàng loạt: Lời thú tội lạnh gáy của kẻ sát nhân - Ảnh 1

    Nơi nghi can Điểm giết ông H. tại Quảng Ngãi để cướp tài sản.

    Những lời khai lạnh gáy, rùng rợn
    Chiều 20/12, nhóm PV báo Đời sống và Pháp luật nhận được thông tin từ cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cho biết cơ quan này đã bắt khẩn cấp đối tượng Trần Văn Điểm (27 tuổi, tên gọi khác là Quang, Hiếu, Thành, Ngọc, trú tại đội 1, thôn Quảng Xuyên, xã Tứ Xuyên, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) để điều tra về hành vi giết người và cướp tài sản.

    Bắt nghi can giết người hàng loạt: Lời thú tội lạnh gáy của kẻ sát nhân - Ảnh 2

    Đối tượng Điểm tại cơ quan CSĐT.

    Theo tìm hiểu của nhóm PV, rạng sáng 20/12, cơ quan CSĐT bắt khẩn cấp Điểm tại địa bàn khu phố 4 (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM). Ngay sau đó, Điểm được di lý về trụ sở cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phục vụ công tác điều tra. Đối tượng này được xác định là nghi can gây ra cái chết của ông Nguyễn Hoàng N. (39 tuổi, quê tỉnh Cà Mau, chủ cửa hàng thực phẩm bán đồ ăn chay Âu Lạc, phường Thắng Tam, TP.Vũng Tàu) vào tối 14/12. Ông N. là người đồng tính.
    Tại cơ quan CSĐT, Điểm khai nhận giết ông N. để cướp tài sản. Trong khi các điều tra viên lấy lời khai của Điểm về vụ giết ông N., họ bất ngờ nghe thêm những lời khai ngoài sức tưởng tượng của nghi can. Ngoài việc dùng dao giết hại dã man ông N., Điểm đã giết 3 người nữa.
    Tiếp xúc với nghi can Điểm tại cơ quan CSĐT, nhóm PV không khỏi “bối rối” trước vẻ lạnh lùng, tàn bạo của hắn.
    Nghi can giết người hàng loạt tỏ vẻ lạnh lùng, bất cần vì cho rằng “đã dám chơi thì dám chịu”. Hắn không hối hận vì những việc mình đã gây ra cho các nạn nhân và nỗi đau của gia đình họ. Trong tất cả các vụ án, Điểm đều lấy dao làm hung khí. Với mỗi nạn nhân, Điểm sử dụng một con dao khác nhau. Hung khí gây án, hắn vứt ở gần hiện trường các vụ án. Trong 4 nạn nhân của Điểm, 3 nạn nhân hắn giết với mục đích cướp tài sản, 1 nạn nhân, Điểm khai dùng dao đâm chết do mâu thuẫn dẫn đến xô xát.
    Điểm khai mỗi khi kẹt tiền tiêu xài, việc đầu tiên hắn nghĩ tới là đi... giết người để cướp tài sản. Cách tiếp cận nạn nhân của hắn cũng khá đơn giản. Vốn là người am hiểu tâm lý của người đồng tính (có thời gian, hắn làm “cò” môi giới bán dâm cho người đồng tính kiếm tiền “hoa hồng” – PV), Điểm lân la tìm người đồng tính để làm quen. Sau đó, lợi dụng các nạn nhân sơ hở, hắn dùng dao ra tay sát hại cướp tài sản.
    Khi PV hỏi, số tiền cướp được của các nạn nhân, Điểm đã dùng vào việc gì? ánh mắt sắc lẹm, Điểm “thật thà” cho biết hắn vốn nghiện cờ bạc, lô đề, số tiền cướp được Điểm “đầu tư” vào sự may rủi. Số tiền còn lại, hắn dùng để ăn uống và sử dụng chất gây nghiện và tiêu xài phung phí.
    Chưa bước qua tuổi 30 nhưng Điểm đã gây ra tội ác man rợ, tàn độc. Hắn đã giết 4 người ở khắp 3 miền của đất nước, với những vụ án chấn động chỉ trong vòng gần 4 tháng. Ngoài ông N., Điểm đã giết chết anh Trần Minh P. (ngụ TP.HCM), ông Phạm Văn C. (ngụ TP.Hải Phòng), ông Lê Minh H. (ngụ tỉnh Quảng Ngãi). Cuối cùng, Điểm đã phải tra tay vào còng khi ra tay sát hại chủ tiệm cơm chay Âu Lạc ở thành phố biển. Trong từng vụ án, Điểm tỏ ra ranh ma như một con cáo, trốn tránh lực lượng công an bằng nhiều “chiêu thức”.
    Khởi tố sát thủ giết người hàng loạt ở Tiền Giang
    Thay tên đổi họ trong quá trình gây tội ác
    Những lời khai rợn tóc gáy của nghi can khiến nhóm PV không khỏi kinh hoàng. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Điểm đã nhẫn tâm giết nhiều người với thủ đoạn tinh vi. Trong những vụ án khác nhau, Điểm đổi tên để tránh bị lộ. Người đầu tiên gã dùng dao giết chết là anh Trần Minh P. (ngụ tại TP.HCM). Lúc này Điểm lấy tên là Thanh.
    Ngày 10/8, anh P. cùng vợ đang phát cơm chay từ thiện tại vòng xoay Lê Quang Sung-Phạm Đình Hổ (quận 6, TP.HCM). Điểm vào lấy cơm nhưng tỏ thái độ côn đồ không chịu xếp hàng. Không những vậy, khi bị nhắc nhở, hắn dùng dao đâm anh P. tử vong trên đường đi cấp cứu. Lúc gây ra vụ việc này, Điểm lang thang quanh khu vực quận 6 và hành nghề tẩm quất, giác hơi dạo. Những lúc không có khách, không có tiền, Điểm xin đểu những người bán vé số trên đường, ăn cơm chay miễn phí...
    Anh P. là nạn nhân duy nhất Điểm giết không phải để cướp tài sản. Sau khi đâm nạn nhân, Điểm chạy về nhà một người thân tại quận Bình Tân để lẩn trốn. Tuy nhiên, người này biết chuyện kiên quyết đuổi Điểm đi. Hắn chỉ kịp thu xếp quần áo rồi trốn chạy. Khi biết tin nạn nhân mình đâm đã tử vong nhưng Điểm không hề sợ hãi, hắn ung dung bắt xe đi về Hải Phòng. Tại thành phố Cảng, Điểm “bắt sóng” ông C. là người đồng tính, hắn chủ động làm quen và hứa sẽ làm ông này “vui vẻ”.
    Tối 14 rạng sáng 15/9, Điểm dùng dao giết ông C.. Gây án xong, hắn lấy mền đắp lên người xấu số như thể đang nằm ngủ. Sau khi gây án, kẻ thủ ác lấy tiền, điện thoại di động và xe máy của nạn nhân rời khỏi hiện trường. Trong khi Công an Hải Phòng khẩn trương điều tra làm rõ cái chết của ông C., Điểm âm thầm bắt xe vào miền Trung với suy nghĩ “không còn gì để mất”. Khuya 21/8, Điểm có mặt tại ga Phú Tài (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Tại đây, hắn đã chủ động làm quen với anh Phan Thanh Ch. (32 tuổi, ngụ tại tỉnh Bình Định). Anh Ch. không hề biết rằng mình đang tiếp xúc với một kẻ giết người hàng loạt nguy hiểm.
    Điểm nói với anh Ch., là mình mất giấy tờ, nhờ anh Ch. giúp đỡ tìm việc làm và được anh này đồng ý. Ch. đưa Điểm về làm việc tại một đoàn biểu diễn lô tô. Tuy nhiên, sau một ngày, Điểm nghỉ việc. Anh Ch. giới thiệu Điểm với một người bạn của mình tên Ng. ở tỉnh Quảng Ngãi và nhờ người này giúp đỡ. Tại mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, Điểm tiếp tục giết người thứ ba. Vào ngày 24/9, ông H. tới nhà trọ thăm Ng. thì gặp Điểm (lúc này nghi can giới thiệu mình tên là Ngọc).
    Bằng con mắt từng trải, Điểm nhận thấy ông H. có nhiều tiền, đeo vàng sáng loáng. Hơn nữa, người đàn ông giàu có này là người đồng tính nên hắn tiếp cận với ý định giết người cướp tài sản. Sau chầu nhậu túy lúy, Điểm và ông H. tìm tới chỗ vắng để “tâm sự”. Lợi dụng sơ hở, nghi can dùng dao sát hại nạn nhân rồi lấy tiền, vàng và xe máy của nạn nhân bỏ trốn khỏi hiện trường. Ông H. được người dân phát hiện tử vong tại bến sông Trà Khúc (phường Chánh Nghĩa, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Biết nếu ở lại miền Trung sẽ bị bắt giữ, Điểm trốn ra TP.Vũng Tàu lánh nạn. Tuy nhiên, nơi thành phố biển, hắn tiếp tục gây tội ác và bị bắt.
    Khẩn trương làm rõ các tình tiết của vụ án
    Trao đổi với nhóm PV, Thượng tá Lê Thanh Tùng, Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: “Cơ quan CSĐT đang tiến hành lấy lời khai làm rõ tình tiết các vụ án mà Điểm đã gây ra. Các vụ án xảy ra ở các tỉnh, thành khác nhau nên cần phải có sự phối hợp với cơ quan CSĐT công an của các tỉnh, thành khác. Trong vụ việc ông N. bị sát hại, từ bộ đồ nghề giác hơi và chiếc xe đạp để lại hiện trường, bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan CSĐT đã lần ra dấu vết và bắt gọn nghi can gây án. Liên quan đến vụ án, Thiếu tướng Đỗ Minh Dân, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Việc tổ chức bắt giữ được đối tượng Điểm đã phá thêm được nhiều vụ án giết người khác. Trước chiến công này, chúng tôi sẽ có khen thưởng đột xuất cho PC45”.
    Ngỡ ngàng hay tin hung thủ là kẻ đấm bóp, giác hơi dạo
    Ngay khi biết tin cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt được Trần Văn Điểm, kẻ giết anh Nguyễn Hoàng N., PV đã tìm cách liên lạc với người thân của anh N. để tìm hiểu thêm thông tin. Anh N.H.K. (anh họ anh N.) cho biết thêm: “Hơn hai ngày nay, không chỉ người thân của anh N. mà hàng trăm người dân quanh TP.Vũng Tàu cũng bàn luận rất nhiều về đối tượng chiều nào cũng đi xe đạp gõ kẻng mời mọi người giác hơi, đấm bóp lại là kẻ gây ra hàng loạt vụ giết người. Nhiều người dân cho biết: Trước đó, chúng tôi từng thấy nhiều lần Điểm dạo xe đạp đánh giác hơi lượn đi lượn lại trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (gần tiệm cơm chay Âu Lạc) rồi nhìn ngó về hướng tiệm cơm, cứ tưởng hắn thích nhìn anh chủ tiệm cơm ai ngờ, hắn mai phục để chờ thời cơ hành động”.
    Gia đình hung thủ bàng hoàng, sửng sốt
    Chiều 20/12, PV tìm về thôn Quảng Xuyên (xã Tứ Xuyên, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), nơi gia đình hung thủ đang sinh sống. Đa số người dân Quảng Xuyên vẫn chưa biết tin về việc đối tượng Trần Văn Điểm (người địa phương) bị bắt vì gây ra 4 vụ án mạng nghiêm trọng. Đa số họ chỉ biết đối tượng Điểm liên quan đến vụ đâm chết anh Trần Minh P., người phát cơm chay từ thiện tại vòng xoay Lê Quang Sung - Phạm Đình Hổ (quận 6, TP.HCM).
    Trong căn nhà nhỏ nằm giữa xóm 2 thôn Quảng Xuyên, ông Trần Văn Đ. (61 tuổi) và bà Đinh Thị M. (55 tuổi) không giấu được nỗi buồn và những giọt nước mắt khi nhắc đến đứa con út. Ông Đ. cho biết, vợ chồng ông có 4 người con, Điểm là út, hai chị gái đang sống ở Tây Nguyên, anh trai Điểm đang làm lái xe chở than ở Quảng Ninh. Do học kém nên hết lớp 7, Điểm bỏ học, ở nhà phụ giúp những công việc vặt trong gia đình. Năm 2003, Điểm vào Tây Nguyên ở với chị gái. Năm 2004, Điểm theo bạn ra TP.HCM làm thuê cho một số công ty tư nhân. Từ năm 2004 đến năm 2008, Điểm ở trong TP.HCM nhưng không liên lạc gì với gia đình, tết cũng không về nhà.

    Bắt nghi can giết người hàng loạt: Lời thú tội lạnh gáy của kẻ sát nhân - Ảnh 3
    Bà M., mẹ đối tượng Điểm.
    Theo gia đình Điểm, trong khoảng thời gian này, Điểm có theo một người tên Bé bán băng đĩa dạo khu vực đầu cầu Sài Gòn. Đến cuối năm 2008, Điểm về quê và theo bạn đi làm gạch. Trong khoảng thời gian này, Điểm cũng hay trở lại TP.HCM nhưng chỉ được một vài tháng rồi lại trở ra. Năm 2010, ông Bé mất, Điểm có vào viếng rồi về Hải Dương.
    Sau đó, Điểm theo bạn đi làm công nhân cầu đường bên Trung Quốc từ năm 2012 đến tháng 11/2013 thì trở về do bị tai nạn lao động. Tuy nhiên, Điểm không về quê mà vào TP.HCM và sống lang thang với nghề đấm bóp, giác hơi.
    Chia sẻ với PV, gia đình Điểm cho biết, ngày 15/7 âm lịch, Điểm có gọi điện về nhà hỏi thăm. Sau đó qua một người thân trong TP.HCM, gia đình được biết Điểm vừa gây ra án mạng. Từ đó, gia đình không nhận được bất cứ thông tin nào của Điểm.
    Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Khải, Trưởng thôn Quảng Xuyên cho biết: “Điểm thường xuyên vắng mặt tại địa phương. Khi ở nhà cũng không chí thú làm ăn. Địa phương cũng chỉ nắm được Điểm có vướng vào vụ ẩu đả từ hồi tháng Tám. Hiện địa phương cũng chưa nắm được thông tin gì vì gia đình cũng không liên lạc được với đối tượng”.
    Vợ nạn nhân phát cơm từ thiện lên tiếng
    Rạng sáng 21/12, PV tìm gặp chị Hứa Thị Thanh T. (SN 1983, tạm trú quận 6), vợ của anh Trần Minh P., nạn nhân của Điểm. Chị T. nghẹn ngào nói: “Tôi cũng mới biết tin công an đã bắt được kẻ giết chồng tôi. Mấy tháng qua, ngày nào tôi cũng cầu mong cho công an bắt được thủ phạm. Chỉ có vậy linh hồn chồng tôi mới thanh thản được. Tôi căm hận hắn, hắn đã làm cho tôi mất chồng, con tôi mồ côi cha. Không hiểu sao hắn lại trốn được lâu như thế”.
    Bắt nghi can giết người hàng loạt: Lời thú tội lạnh gáy của kẻ sát nhân - Ảnh 4
    Chị T. buồn đau ôm con sau cái chết của chồng.
    Sự căm phẫn của cha mẹ già khi nghe tin hung thủ giết con mình bị bắt
    "Thằng H. nó chăm chỉ làm ăn có hiếu với cha với mẹ, chứ có gây thù gây oán gì mà hắn lại giết nó? Kẻ giết người máu lạnh như thế thì tử hình cũng chưa đền hết tội được", bà Võ Thị T. (mẹ anh Lê Minh H., ngụ KDC số 3, thôn Phước Xã, xã Đức Hóa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) nói trong nước mắt khi hay tin hung thủ giết con trai mình vừa bị bắt.
    NHÓM PV

    Top sát thủ máu lạnh ghê rợn nhất lịch sử

    (Kiến Thức) - Alexander Solonik, Christopher Dale Flannery... là những sát thủ máu lạnh ghê rợn nhất lịch sử.

    Alexander Solonik - sát thủ số 1 trong thế giới ngầm ở Nga
    Alexander Solonik được cho là sát thủ số 1 trong thế giới ngầm ở Nga. Y có khá nhiều biệt danh, trong đó nổi tiếng nhất là "Alexander vĩ đại". Solonik từng là cảnh sát và tay súng giỏi khi có khả năng bắn chuẩn xác bằng 2 tay. Tên tội phạm này thừa nhận giết nhiều trùm tội phạm Nga nhưng không bao giờ tiết lộ về người đã thuê y thực hiện các vụ ám sát. 
    Top sat thu mau lanh ghe ron nhat lich su
    Năm 1944, cảnh sát đã cố bắt giữ Solonik nhưng không thành công. Sau cùng, tên sát thủ số 1 trong thế giới ngầm ở Nga bị bắt với tội danh giết người và tàng trữ vũ khí bất hợp pháp. Y bị nhốt trong một phòng giam đặc biệt. Tuy nhiên, ngày 5/7/1995, Solonik đã tẩu thoát một cách ngoạn mục qua hàng rào an ninh dày đặc của nhà tù. 
    Mãi đến năm 1997, báo chí Hy Lạp đưa tin cảnh sát đã tìm thấy thi thể của Solonik chết do bị ngạt ở khu vực cách thủ đô Athens khoảng 20 km. Cho đến nay, cơ quan điều tra chưa tìm ra hung thủ đã kết liễu cuộc đời của tên tội phạm khét tiếng này.
    Christopher Dale Flannery
    Top sat thu mau lanh ghe ron nhat lich su-Hinh-2
    Sinh ra ở Melbourne, Australia, Christopher Flannery được biết đến là một sát thủ giết người theo yêu cầu. Y đã gây ra những tội ác kinh hoàng cùng với hai đồng phạm khác là George Freeman và Arthur Smith.
    Sát thủ Flannery có liên quan tới hơn 10 vụ giết người. Đến năm 1985, y biến mất không để lại dấu vết. Nhiều người suy đoán tên tội phạm khét tiếng này có thể đã bị trừ khử. Bởi lẽ, điều này thường xảy ra với những tên sát thủ.
    Richard "The Iceman" Kuklinski
    Top sat thu mau lanh ghe ron nhat lich su-Hinh-3
    Sinh ra là để trở thành sát thủ giết thuê khét tiếng, Richard "The Iceman" sinh trưởng trong gia đình bị lạm dụng từ hồi còn nhỏ. Chính môi trường sống này đã khiến Kuklinski trở thành kẻ giết người tàn bạo. 
    Y được cho là giết 250 người. Lần đầu tiên sát nhân máu lạnh Kuklinski gây án mạng khi 13 tuổi. Khi đó, y đã giết kẻ bắt nạt. Sau đó, Kuklinski làm việc cho nhiều gia đình mafia khét tiếng của Mỹ. Năm 1986, y bị bắt và chết trong tù năm 2006.
    Giovanni "The Pig" Brusca (Brusca "lợn)
    Top sat thu mau lanh ghe ron nhat lich su-Hinh-4
    Giovanni Brusca thừa nhận giết 200 người. Y là một trong những mafia khét tiếng ở đảo Sicily. Sở dĩ y có biệt danh như trên là do có thân hình mập mạp giống lợn. Hắn bắt đầu gây án từ khi còn trẻ sau đó gia nhập băng nhóm sát thủ của tay trùm Salvatore Riina. Y không chỉ giết người mà còn bắt cóc, tra tấn và làm bất cứ điều gì theo yêu cầu của "khách hàng". 
    Năm 1996, y bị bắt vì giết công tố viên Giovanni Falcone nổi tiếng trong ngành tư pháp Italy về chống các băng nhóm tội phạm và Mafia cũng như vợ và cộng sự của ông năm 1992. Y bị kết án tù chung thân và từng đưa ra lời khai về việc một thủ tướng có liên quan đến tổ chức mafia. Thông tin mà tên sát thủ khét tiếng đưa ra chưa xác định được độ chính xác nhưng nó đã gây chấn động dư luận.
    Tâm Anh (theo TRT)
     
    Những tên máu lạnh - kỳ 1
    Ba mẹ con bà Phụng tại hiện trường
    Trong những năm đầu sau ngày giải phóng, do nhiều lý do khác nhau, tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh miền Nam nói chung rộ lên nạn vượt biên trái phép, theo đó là bao đau thương, tang tóc. Chuyện xảy ra đã 29 năm nhưng lực lượng công an không thể nào quên bởi tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án với những tình tiết ly kỳ, bất ngờ.
    NHỮNG GIA ĐÌNH BỊ TÀN SÁT
    Thấy nhà bà Trần Thị Phụng (57 tuổi, ở số 295 Bến Chương Dương, quận 1) đóng cửa im ỉm suốt hai ngày qua, từ trưa 10-11-1979 lại có mùi nồng nặc bốc lên, người dân nơi đây vội chạy tới Công an phường trình báo, nghi ngờ chuyện chẳng lành xảy ra. Các chiến sĩ công an khẩn trương đến nhà bà Phụng kiểm tra, phát hiện vụ án mạng nghiêm trọng.
    Nhận được tin báo, Công an quận 1 cùng các phòng nghiệp vụ CATP gồm Cảnh sát hình sự, Kỹ thuật hình sự nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tổ chức truy xét. Cả nhà bà Phụng có ba người đều bị sát hại dã man: vợ chồng anh Nguyễn Văn Tâm (31 tuổi) - chị Phạm Thị Mỹ Dung (22 tuổi) nằm chết cạnh nhau dưới chân chiếc bàn ăn ở phòng ngoài, mâm cơm còn nguyên lạnh ngắt, đã tanh thiu; bà Phụng chết dưới nền nhà phòng trong, tất cả đều bị vật nhọn đâm và búa đập vào đầu. Lực lượng khám nghiệm vô cùng xót xa khi thấy chị Dung đang mang bầu sắp tới ngày sanh, mắt mở trừng trừng như oán thán kẻ sát nhân man rợ. Đồ đạc trong nhà bị lục soát, vứt lung tung. Một nữ chiến sĩ chợt bật khóc khi lượm được gói quần áo, tã lót chị Dung chuẩn bị cho em bé chào đời...

    Kết quả khám nghiệm, giải phẫu tử thi cho thấy các nạn nhân bị tấn công từ trưa 8-11, chưa kịp ăn cơm. Tính chất vụ án được xác định là giết người để cướp tài sản, đối tượng phải có nhiều tên. Bà Phụng là chủ trại cưa, khá giàu có nên có ai đó đã chỉ điểm cho bọn cướp ra tay, không loại trừ khả năng hung thủ quen biết với gia chủ. Một nhân chứng cung cấp: trưa 8-11 có hai anh thợ điện vào nhà bà Phụng. Qua xác minh, ngành điện lực cho biết cả ngày 8-11 không cử nhân viên sửa chữa hay kiểm tra đường điện khu vực nhà bà Phụng.

    Vụ án chưa tìm ra manh mối thì ngoài 20 giờ ngày 26-11-1979, người dân quanh cầu Thị Nghè nghe tiếng la “cướp... cướp” phát ra từ nhà ông Phạm Bá Cầu (47 tuổi) ở số 195 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh và âm thanh rợn người của ai đó rớt lầu. Mọi người cùng đổ xô đến, thấy em Phạm Thị Phương Chi (14 tuổi, con ông Cầu) nằm bất động dưới đất, đầu bị thương rất nặng nên vội đưa em đi Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Trên đường đi, Phương Chi thều thào:

    - Nhà bị cướp... trong... có... cậu...

    Đồ đạc bị lục soát vứt lung tung; Sợi dây và
    Cây kéo thu giữ tại hiện trường nhà ông Cầu

    Lực lượng công an lập tức có mặt, phát hiện cảnh tượng hãi hùng: năm người trong gia đình ông Cầu đều bị tàn sát: tại tầng trệt, ông và vợ là bà Lê Thị Duật (45 tuổi) nằm chết cạnh nhau ở phòng trong, ba người con thì xác em Phạm Bá Minh (11 tuổi) dưới ghế đi văng, bé Phạm Thị Phương Loan (7 tuổi) gục chết trong buồng tắm, cô Phạm Thị Tố Tâm (19 tuổi) bị đẩy xuống gầm giường trên lầu, hai tay bị trói vẫn nắm chặt mảnh giấy ghi dòng chữ viết vội “bị lường gạt hết rồi”. Năm nạn nhân thiệt mạng do bị siết cổ và đập đầu bằng búa. Các loại tủ trong nhà đều bị cạy phá, đồ đạc vứt khắp nơi. Các chiến sĩ công an thu giữ một sợi dây và một chiếc kéo được nghi là hung khí do bọn tội phạm bỏ lại...

    23 giờ, từ hiện trường trở về phòng làm việc, trung tá Trịnh Thanh Thiệp - Trưởng phòng CSHS - bốc điện thoại gọi tới Bệnh viện Chợ Rẫy hỏi thăm sức khỏe bé Phương Chi và đề nghị các bác sĩ phải cố gắng cứu lấy bé. Phương Chi vẫn hôn mê nên cán bộ chấp pháp không thể lấy sinh cung. Ngồi thừ một mình trong
    phòng, trung tá Thiệp trầm ngâm, đầu óc rối bời. Được điều động từ Bộ Công an về làm Trưởng phòng CSHS tại thành phố này mới hai năm tám tháng mà biết bao chuyện khủng khiếp đã xảy ra, tàn dư của chế độ cũ để lại thật nặng nề. Vụ án bắt cóc trẻ em, sát hại vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga vừa được khám phá, hồ sơ chưa kết thúc lại liên tiếp hai gia đình bị giết sạch. Trung tá Thiệp đang miên man suy nghĩ  tìm hướng đi cho kế hoạch phá án thì chuông điện thoại reo, đầu dây bên kia thông báo: bé Phương Chi vừa trút hơi thở cuối cùng! Trung tá lặng người, ngồi phịch xuống ghế, lòng quặn lại. Thế là cả nhà ông Cầu không còn ai. Tội nghiệp bé Chi, liều mạng nhảy từ lầu một xuống mong thoát khỏi bàn tay quỷ dữ mà vẫn phải chết tức tưởi! Trung tá thất vọng, nhân chứng cuối cùng có thể biết rõ nội vụ đã câm lặng, bí mật được khép lại. Đầu mối ban đầu của vụ án mong manh, chỉ vỏn vẹn nằm ở dòng chữ nguệch ngoạc trong tay cô Tố Tâm và tiếng nói đứt quãng lúc bé Phương Chi đi viện...

    Sáng 27-11, lực lượng công an vẫn tiếp tục khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết tội phạm và tiến hành ghi lời khai các nhân chứng. Người hiếu kỳ đứng vòng trong vòng ngoài, xì xầm bàn tán. Chợt một thanh niên chừng 30 tuổi rẽ đám đông xông vào nhà. Đang chỉ huy tổ công tác tại đây, Đội phó trọng án Phạm Văn Thịnh (nay là đại tá, nguyên Phó phòng CSHS, Trưởng phòng CSGT đường thủy, Trưởng công an quận 2, Trưởng phòng CSGT đường bộ Công an TP. Hồ Chí Minh) liền giữ anh ta lại. Anh thanh niên nói ngay:

    - Nghe tin gia đình anh chị tui gặp tai họa, tui tới xem cụ thể thế nào.

    - Anh là ai? - Đội phó Thịnh hỏi.

    - Tui là em họ bà Duật, cậu của sắp nhỏ - anh thanh niên đáp.

    Phạm Văn Thịnh giật mình, nghĩ tới câu nói như lời trăng trối của bé Phương Chi: “Nhà bị cướp, trong có... cậu...” nên mời anh ta ra trụ sở công an phường. Vừa nói vừa khóc, anh thanh niên cho biết tên là Lê Hữu Thọ, hộ khẩu ở số 110 Mai Thúc Loan, thành phố Huế, mới vào Sài Gòn mấy ngày nay, hôm qua có ghé thăm ông bà Cầu từ lúc 11 giờ nhưng ông bà đi vắng. Trong bữa cơm trưa, ngoài bốn đứa cháu còn có ba thanh niên, anh Thọ thấy lạ là họ chọn ngồi chỗ tối, cứ cắm cúi ăn mà chẳng nói năng gì. Khi ông bà Cầu về, anh Thọ đem thắc mắc ra hỏi. Do chỗ người nhà nên ông Cầu nói thật: họ ở một tổ chức vượt biên, tối nay sẽ đưa cháu Tố Tâm đi trước, chắc họ sợ bị lộ nên ngại tiếp xúc với người lạ. Anh Thọ ở chơi đến 4 giờ chiều thì về nhà người em ở phường 11 quận Phú Nhuận.

    “Tia sáng của vụ án đây rồi!”, Đội phó Thịnh mừng rỡ, vội đưa anh Thọ về gặp trung tá Trịnh Thanh Thiệp. Tuy nhiên nhân chứng chỉ cung cấp thêm thông tin ít ỏi: trong ba thanh niên thì một người mặc quần áo thanh niên xung phong, một người nghe cô Tố Tâm kêu tên “Nghĩa”...
    (Còn tiếp)
    Trọng Đạt
    Nguồn: Báo Công An TP Hồ Chí Minh
    Những tên máu lạnh (Kỳ 2)
    Cảnh sát hình sự họp án
    BI KỊCH “MIỀN ĐẤT HỨA”Chiều 27-11-1979, đại tá Cáp Xuân Diệm - Phó giám đốc Sở Công an TP. Hồ Chí Minh - chủ trì cuộc họp án với sự tham gia của Phòng CSHS, Công an quận 1, Công an quận Bình Thạnh. Chuông điện thoại đổ dồn từng hồi. Lãnh đạo Bộ Công an gọi tới, thường trực Thành ủy gọi sang hỏi han, cho ý kiến chỉ đạo, đốc thúc. Rõ ràng ở đâu cũng nóng lòng trước hai vụ tàn sát cả gia đình trong vòng chưa đầy 20 ngày. Gương mặt các sĩ quan chỉ huy lộ rõ vẻ đăm chiêu, bầu không khí cuộc họp như nén lại, căng thẳng.
    Trinh sát báo cáo kết quả điều tra ban đầu: Sau khi rời nhà ông bà Phạm Bá Cầu, Lê Hữu Thọ về nhà người em ở phường 11, quận Phú Nhuận và không đi đâu; cách đây khoảng một tháng vợ chồng ông Cầu có tới nhà bà Trần Thị Lan Hương trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đòi lại 25 cây vàng đã đóng để lo cho hai con đi nước ngoài, con vẫn ở nhà, vàng không lấy lại được nên ông bà Cầu rất gay gắt với bà Hương...

    Các chiến sĩ công an nhìn nhau, không ai bảo ai nhưng tất cả đều liên tưởng đến những chuyện đau lòng từ nạn vượt biên trái phép, bởi bao bi kịch đã xảy ra xung quanh viễn cảnh về “miền đất hứa”. Hơn ai hết, chính các anh đã phải xử lý nhiều trường hợp đối tượng nhận tiền vàng của các gia đình rồi bỏ trốn, hoặc sau khi đưa mọi người ra bãi tập kết thì tổ chức đồng bọn đánh cướp hay giả danh công an xuất hiện để mọi người tháo chạy, hợp lý hóa cho chuyến đi bất thành. Tàn độc hơn, những kẻ tổ chức vượt biên còn nhẫn tâm đưa mọi người ra khơi xa rồi ra tay bắn giết, cướp đoạt toàn bộ tài sản, vứt xác các nạn nhân xuống biển...

    Tờ giấy nhăn nheo trên tay cô Phạm Thị Tố Tâm được đưa ra cho mọi người phân tích. Nét chữ viết vội nguệch ngoạc, chứng tỏ chủ nhân của nó đang trong cơn hoảng loạn cùng cực, dòng chữ như nhắn gửi thông điệp “bị lường gạt vì vượt biên”! Tố Tâm và gia đình cô tiếp tục bị lừa gạt, hay những kẻ rắp tâm nẫng mất 25 lượng vàng trước đó đã thanh toán khi bị đòi gắt? Tất cả đều có thể xảy ra... Chắp nối lại các tình tiết, Ban chuyên án thống nhất nhận định: hai vụ tàn sát hai gia đình liên quan với nhau do có cùng phương thức, thủ đoạn hoạt động; đối tượng gồm nhiều tên thuộc thành phần lưu manh chuyên nghiệp, nhiều tiền án tiền sự, có kẻ quen biết với gia đình nạn nhân; tập trung điều tra khám phá vụ án nhà ông Cầu sẽ phăng ra vụ án nhà bà Phụng. Theo đó, phải khẩn trương xác minh các mối quan hệ xã hội của gia đình ông bà Cầu để lần ra những ai đã móc nối vượt biên, ai từng được gọi là “cậu”; rà soát các đối tượng nghi vấn tên “Nghĩa” theo mô tả của anh Thọ: khoảng 30 tuổi, cao, da ngăm đen; lực lượng CSHS phối hợp với Phòng Bảo vệ chính trị đồng loạt “sục” vào các tổ chức vượt biên để truy lùng hung thủ, ngăn chặn không cho chúng bỏ trốn ra nước ngoài...

    Trần Thị Lan Hương lập tức bị triệu tập. Bà ta hoảng sợ thực sự, rất lo bị nghi ngờ dính líu đến những cái chết bi thảm tại nhà ông Cầu nên mếu máo khai rõ sự thật: bà có nhận của gia đình ông Cầu 25 cây vàng nhưng kẻ chủ mưu, “nuốt” hầu hết số vàng ấy là bà Hồng ở quận Tân Bình! Đi sâu điều tra, các chiến sĩ an ninh phát hiện bà Hồng vốn là vợ một đại tá Tỉnh trưởng, từng quen với những cú áp phe lớn dưới chế độ cũ nên nhanh nhạy nắm bắt thời cuộc, nhảy vào lĩnh vực tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Lọc lõi, khôn ngoan, bà Hồng mua chuộc được vị thầy bói ở Thủ Đức để người này “đưa đường chỉ lối” cho những ai nuôi ảo vọng về một cuộc sống thiên đường nơi đất khách tìm đến đường dây của bà. Lan Hương đã dẫn Tố Tâm tới coi “thầy”, rồi chính Lan Hương lại môi giới cho cô gặp được “quý nhân phù trợ” là bà Hồng, tâm trạng cô gái mới lớn tràn trề hy vọng “hậu vận sẽ sáng sủa” như lời “thầy” phán. Nào ngờ, toàn phường lừa đảo...

    Lực lượng CA kiểm tra dấu vết trên thi thể nạn nhân
    Hàng loạt tổ chức vượt biên trái phép tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh có đường biển được lên danh sách, sàng lọc, vẫn không tìm ra manh mối vụ án. Tối 30-1-1980, lại xảy ra vụ án mạng liên quan đến vượt biên, chị Nguyễn Bá Minh Chung (28 tuổi) bị giết chết trên đường Trương Minh Ký, phường 11, quận 3, trong gấu áo nạn nhân có mảnh giấy ghi dòng chữ: “Nhờ anh Tuyết ở Thủ Khoa Huân, quận 1, giúp đỡ”. Về đối tượng Tuyết, họ tên đầy đủ là Vương Minh Tuyết, các chiến sĩ công an không lạ gì bởi gã là tay lừa đảo chuyên nghiệp, tội lỗi còn in đậm trong hồ sơ. Chị Chung cùng chồng là Bùi Đông Châu vừa bị bắt trong chuyến “xuất ngoại” không thành, chị được tha về trước, đang gom góp tiền bạc tính “đi” tiếp thì gặp bất hạnh!

    Căn nhà trên đường Thủ Khoa Huân là của mẹ Tuyết, nhà vợ gã ở Trần Hưng Đạo, quận 5, song tên ma cô ít xuất hiện tại những nơi này mà thường xuyên nay đây mai đó. Phải rất vất vả trinh sát mới túm được Tuyết tại nhà cô bồ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Tích cực đấu tranh, Tuyết khai y nằm trong một tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài, chính y móc nối cho vợ chồng anh Châu vượt biên nhưng không gây ra cái chết của chị Chung, mặc dù y cùng đồng bọn đã lừa gạt, cướp bóc, giết hại nhiều người, kể cả quẳng xác nạn nhân xuống biển. Có được lưng vốn kha khá từ cách kiếm tiền bất chính, tuy nhiên thấy tội ác đã dày, sớm muộn sẽ bị trừng trị nên Tuyết tìm cách bôn tẩu sang hải ngoại. Gã bàn với hai tên cùng cảnh ngộ là Lễ, Nghĩa đánh cướp tàu chở dầu của Nhà nước làm phương tiện vượt biên, đã móc nối được với một thủy thủ tàu VS1 tên Nguyễn Hòa làm nội ứng nhưng chẳng may sự việc bại lộ, Hòa bị bắt, Tuyết và đồng bọn phải chạy tứ tán.

    Nghe đến tên “Nghĩa”, cán bộ chấp pháp “chộp” ngay:

    - Tên Nghĩa tuổi tác, hình dáng ra sao? Hiện đang ở đâu?

    Ra vẻ hối hận, Tuyết thú nhận không rõ lai lịch cả hai tên Lễ - Nghĩa do quen biết nhau trong những lần ăn ngủ bụi đời tại chợ Cầu Muối; Nghĩa khoảng 25, 27 tuổi, da tái như mắc bệnh sốt rét, cao 1 mét 70, trước đây hình như ở Biên Hòa...

    Đặc điểm nhân dạng đã khớp, lại trong tổ chức vượt biên, đối tượng cần tìm theo chỉ đạo của Ban chuyên án dường như đã đến gần, nhưng biết làm sao để lần ra hắn ở mãi tận Biên Hòa? Tại TP. Hồ Chí Minh đã hơn 40 người tên Nghĩa được sàng lọc, lần lượt loại trừ! Xuân Canh Thân 1980 đang rộn rã bên thềm, lòng các chiến sĩ công an như lửa đốt...

    (Còn tiếp)
    Trọng Đạt
    Nguồn: Báo Công an TP Hồ Chí Minh
     
    Những tên máu lạnh (Kỳ 3)
    Lên đường làm nhiệm vụ
    GIAN NAN TRUY TÌM TÊN “NGHĨA”Ngay sau khi nhận được thông báo của Ban chuyên án, công an các quận huyện khẩn trương rà soát, lên danh sách 40 đối tượng mang tên “Nghĩa” theo yêu cầu: cao khoảng 1 mét 70, da ngăm đen, tuổi dưới 30, có nhiều tiền án tiền sự. Lực lượng trinh sát ngày đêm tỏa đi các nơi xác minh, sàng lọc 40 con người này, nhưng bóng dáng hung thủ vẫn biền biệt.
    Tổ công tác tại Huế - quê hương ông bà Phạm Bá Cầu - trở về báo cáo: ở Huế gia đình nạn nhân không còn ai thân thích ngoài vợ chồng Lê Hữu Thọ, em họ bà Duật như lời anh ta đã nói; ông Cầu có bà mẹ già ngoài 70 tuổi hiện đang ở Thủ Đức... Bà cụ lập tức được mời về 195 Xô Viết Nghệ Tĩnh trông coi căn nhà đã vắng bóng con cháu. Đội phó trọng án Phạm Văn Thịnh cùng hai trinh sát túc trực tại đây để chăm sóc bà cụ và tìm hiểu các mối quan hệ thân thiết của ông bà Cầu. Tuổi cao sức yếu, lại bị sốc nặng trước cơn tang tóc khủng khiếp, bà cụ gần như lú lẫn. Tuy nhiên khi nỗi đau đã nguôi ngoai, bà cụ cũng nhớ ra một số bạn bè của con trai, con dâu. Mỗi cái tên được nhắc tới, các chiến sĩ công an vội phóng đi tìm song vẫn không phát hiện đối tượng nghi vấn. Rồi một hôm vừa bỏm bẻm nhai trầu, bà cụ vừa rề rà kể:

    - À bà nhớ ra rồi, có “cái” chị Hồng bán thịt bò ở chợ Biên Hòa cũng hay ghé nhà này. Trước kia anh Cầu nhà tui với chồng chị ấy cùng đi lính cho Pháp, sau đó lại cùng chuyển vào Nam sinh sống nên hai gia đình thân nhau lắm...

    Nhắc đến hai tiếng “Biên Hòa”, Đội phó Thịnh nghĩ ngay tới lời khai của Vương Minh Tuyết về âm mưu cướp tàu chở dầu VS1 làm phương tiện vượt biên, đồng bọn Tuyết có tên Nghĩa nhà ở Biên Hòa! “Hai đầu mối liên quan với nhau về một địa danh, không biết bà Hồng này có anh em, con cháu nào tên Nghĩa không?”. Trong đầu người cán bộ chỉ huy trinh sát chợt lóe lên tia hy vọng, linh cảm cái “gút” của vụ án đã mở ra, Phạm Văn Thịnh cố gạn hỏi nhưng bà mẹ ông Cầu không rõ những người thân thiết của bà Hồng. Không nản chí, Đội phó Thịnh trình bày quan điểm, phương án tác chiến của mình và được trung tá, Trưởng phòng Trịnh Thanh Thiệp chấp thuận: đi Đồng Nai phối hợp với công an địa phương rà soát đối tượng hình sự tên Nghĩa, trước mắt tìm bằng được bà Hồng bán thịt bò ở chợ Biên Hòa.

    Sáng 12-2-1980, Phạm Văn Thịnh dẫn một tổ trinh sát lên đường. Hôm ấy đã là 26 tết, pháo nổ đì đùng khắp nơi, hoa mai, hoa đào khoe sắc trên các nẻo đường, người người nô nức đi sắm sanh, riêng các anh vẫn phải lần tìm những kẻ sát nhân man rợ. Chợ Biên Hòa đông nghẹt, thịt bò, thịt heo bày bán la liệt, các chiến sĩ công an phải vất vả chia nhau ra hỏi thăm nhưng không tìm được “bà Hồng bán thịt bò”. Bước chân trinh sát lang thang tới một quán phở giữa chợ. Nhìn tảng thịt bò treo lủng lẳng trong tủ kính, Đội phó Thịnh không bỏ lỡ cơ hội, bước vào và khấp khởi mừng thầm khi phát hiện có bà Hồng bán thịt bò tại đây từ ba năm trước, từng bỏ mối cho quán này, nhưng nhà bà ta chỗ nào, hiện ở đâu, làm gì thì chủ quán không rõ. Thịnh và trinh sát tiếp tục ghé các quán phở khác, rồi tới những tiệm bún bò song thông tin về bà Hồng vẫn không sáng sủa hơn.

    NÓ ĐÂY RỒI, NHƯNG...
    Buổi trưa, ai nấy đều đã mệt nhoài, Thịnh cùng đồng đội ra quán cơm ngoài cổng chợ dùng bữa. Nhìn thấy món bò kho, Thịnh lại tranh thủ dọ hỏi về người cần tìm. Suốt sáng đảo khắp chợ không có kết quả, lần này anh hỏi cho hết trách nhiệm, nào ngờ bà chủ tiệm cơm đon đả:

    - Bà Hồng tôi biết, hồi bà còn bán trong chợ tôi vẫn thường tới chỗ bà lấy thịt về nấu bò kho. Nhà bà ở phường Tân Tiến ấy...

    Các trinh sát mừng rơn trước tình tiết bất ngờ. Bữa cơm đạm bạc nhưng các anh ăn thật ngon miệng.

    Ba mươi phút sau tổ công tác có mặt tại Công an phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa. Đồng chí cảnh sát khu vực xác nhận trong địa bàn anh phụ trách có bà Hồng, tên thật là Nguyễn Thị Lý (49 tuổi), chồng là Đặng Trần Hồng (59 tuổi) nên người dân nơi đây quen gọi bà theo tên chồng; bà Hồng trước đây bán thịt bò ngoài chợ Biên Hòa nhưng đã nghỉ về làm rẫy từ mấy năm nay. Cuộc tiếp xúc với ông bà Hồng sau đó, các chiến sĩ công an xác định gia đình có mối quan hệ bạn bè sâu nặng với vợ chồng ông Cầu. Cầm cuốn sổ hộ khẩu do anh cảnh sát khu vực trao, Đội phó Thịnh giật mình khi nhìn thấy cái tên Đặng Trần Nghĩa bị gạch ngang bằng một nét đậm. Biết đã “có chuyện”, Thịnh nhẹ nhàng hỏi về “anh Nghĩa” thì ông Hồng thở dài, chép miệng:

    - Nó là thằng bất hiếu, là đứa phản phúc gieo bao nhiêu khổ tâm cho gia đình tôi. Thôi, tôi coi như không có nó!

    Các trinh sát nhìn nhau ngầm hiểu “nó đây rồi” và cảm thông với nỗi đau của đấng sinh thành trước đứa con hư hỏng...

    Đại tá Phạm Văn Thịnh - Đội phó trọng án năm xưa - kể chuyện truy tìm tên Nghĩa
    Tạm biệt gia đình ông Hồng, trở về làm việc với công an phường và Phòng CSHS Công an tỉnh, tổ truy xét của Đội phó Thịnh phác họa được chân dung tên tội phạm có một không hai: Đặng Trần Nghĩa, SN 1955 tại Nghĩa Bình (cũ), học hết lớp 12 thì đi lính ngụy, cấp bậc hạ sĩ 1, đóng quân tại Sóc Trăng cho tới ngày giải phóng. Tháng 11-1978 cùng đồng bọn phạm tội cướp tài sản, Nghĩa bị bắt giam 10 ngày thì trốn trại bằng cách lẻn theo số phạm nhân đi nhổ cỏ, làm vệ sinh dù không được phân công rồi lợi dụng sơ hở của quản giáo leo tường bỏ trốn (sau đó bị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xử vắng mặt, kêu án 20 năm tù giam). Ẩn náu tại TP. Hồ Chí Minh, Nghĩa lại ra tay cướp xe Vespa của người đi đường vào tháng 12-1978, bị Công an quận 1 bắt giữ. Tháng 2-1979 trong một lần đi ăn cơm tối, Nghĩa chôm được chiếc muỗng nhôm đem về phòng giam mài sắc cạnh thành con dao rồi tự rạch bụng mình, lôi cả đống ruột ra ngoài để được đưa đi cấp cứu ngay trong đêm. Sau khi được bác sĩ khâu lại vết thương, gã được đưa về phòng riêng và bị còng một tay vào thành giường bệnh, ngoài cửa có hai chiến sĩ trẻ ôm súng AK canh gác. Rạng sáng, gã cố nén đau tuốt được cánh tay ra khỏi còng, lặng lẽ tẩu thoát về căn nhà trên rẫy của gia đình. Rồi gã bị bắt lại trong lần lực lượng quân đội, công an phối hợp truy quét tàn binh ngụy còn lẩn trốn trong rừng. Thấy vết thương nơi bụng và bàn tay trái nhiễm trùng mà không đi bệnh viện chữa trị, nghi gã thuộc đối tượng này nên lực lượng truy quét giao ngay cho Phòng bảo vệ chính trị đấu tranh, khai thác. Tại đây gã khai tên giả là Nguyễn Kiều, dùng tay gỡ chỉ khâu vết thương móc ruột ra và lại trốn thoát từ Bệnh viện Biên Hòa! Từ đó Đặng Trần Nghĩa mất dạng, không ai biết gã ở đâu nữa.

    Siết chặt tay các trinh sát hoàn thành nhiệm vụ trở về, trung tá Trịnh Thanh Thiệp rất đỗi vui mừng, khẳng định tên Nghĩa liên quan trực tiếp đến vụ án. Sáng 28 tết, 20 trinh sát nhận lệnh lên đường đi “vui xuân” ở Đồng Nai, triển khai hai mũi chốt chặn trên rẫy và nhà bà Hồng ở phường Tân Tiến, đón lõng tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm...
    (Còn tiếp)
    Trọng Đạt
    Nguồn: Báo Công an TP Hồ Chí Minh
     
    Những tên máu lạnh (Kỳ 4)
    Đồng chí Trịnh Thanh Thiệp - khắc tinh của bọn tội phạm hình sự
    TÌNH TIẾT BẤT NGỜ: Suốt mấy ngày tết không thấy Đặng Trần Nghĩa mò về gia đình. Một tổ trinh sát kiên trì lần tìm đối tượng nghi vấn trong lực lượng thanh niên xung phong cũng không có kết quả. Tại buổi giao ban hình sự đầu xuân với chỉ huy công an các quận huyện, trung tá Trịnh Thanh Thiệp nhắc tới món nợ chưa trả và thông báo đã xác định đối tượng gây án tên Đặng Trần Nghĩa, SN 1955, ngụ Đồng Nai, da ngăm đen, có vết thương ở bụng đã thành sẹo...
    Đột nhiên đồng chí Ngụy Hiệp Bình - Phó trưởng CA quận 5 - đứng dậy bước lên bục đặt trước mặt Trịnh Thanh Thiệp một mảnh giấy. Trung tá liếc đọc và sững sờ khi thấy dòng chữ: “Tên tội phạm như anh mô tả đang nằm ở trại tạm giam CA quận 5”. Trịnh Thanh Thiệp lập tức cho cuộc họp giải lao và đi thẳng xuống chỗ Ngụy Hiệp Bình ngồi:

    - Anh hãy nói rõ hơn!

    - Báo cáo đồng chí Trưởng phòng, hắn đúng là Đặng Trần Nghĩa, nhà ở Biên Hòa, có vết sẹo ở bụng...

    Trung tá Thiệp chợt gắt:

    - Sao các anh không báo cáo ngay về trường hợp tên Nghĩa này?

    Ngụy Hiệp Bình điềm tĩnh trình bày:

    - Thưa anh, hắn bị bắt từ trước tết về tội cướp radio cassette trên đường An Dương Vương. Lúc đầu hắn khai tên Nguyễn Kiều và địa chỉ ma, sau tết mới có điều kiện xác minh làm rõ nên chưa kịp báo cáo. Trong trại giam có lần Nghĩa định tự tử bằng cách dùng mảnh chén vỡ rạch bụng nhưng được số can phạm chung phòng giật lấy vứt đi. Sau đó hắn lại mài mặt vào bờ tường làm vẹt một cánh mũi, anh em đưa đi cấp cứu thì hắn nhảy xuống đường chạy trốn, không may tông phải chiếc xe lam nên bị bắt lại.

    Trịnh Thanh Thiệp mỉm cười:

    - Không phải chán đời mà quyên sinh đâu, đó là mánh tự hành xác để được đi bệnh viện tìm cách bỏ trốn đấy. Thế hắn bị bắt cùng với ai?

    - Đồng bọn của hắn gồm hai tên Nguyễn Khắc Lễ và Trần Văn Đồng ạ! - Ngụy Hiệp Bình trả lời.

    Một lần nữa trung tá Trịnh Thanh Thiệp sững sờ. Anh lẩm bẩm: “Lễ - Nghĩa, hai tên cùng với Vương Minh Tuyết âm mưu cướp tàu VS1, lực lượng trinh sát đã tốn bao công sức kiếm tìm không ngờ chúng lại nằm ngay tại trại giam CA quận 5 từ trước tết”. Lộ rõ vẻ vui mừng, trung tá siết chặt tay đồng nghiệp:

    - Anh cho di lý ngay cả ba tên về đây cho tôi nhé!

    Kết thúc cuộc giao ban, Trịnh Thanh Thiệp phấn khởi thông báo việc đình nã đối tượng Đặng Trần Nghĩa. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, ba tên Lễ - Nghĩa - Đồng được chuyển giao cho Phòng CSHS. Vạch bụng Nghĩa ra xem, trung tá Thiệp yên tâm rồi nhìn thẳng vào mắt hắn:

    - Hôm 26-11-1979 anh tới thăm nhà ông Cầu kiểu gì mà gia đình họ bị giết sạch thế?

    Mắt Nghĩa chợt cụp xuống. Hai tên Lễ - Đồng cũng lấm lét nhìn nhau, mặt biến sắc. Linh cảm nghề nghiệp cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa, Trịnh Thanh Thiệp yêu cầu bộ phận pháp chế khẩn trương đấu tranh, khai thác đối tượng, riêng anh tranh thủ nghiên cứu hồ sơ để tìm đối sách.

    ĐẤU TRÍ
     
    Nguyễn Khắc Lễ còn có các tên khác là Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thanh Hùng, SN 1949 tại Vĩnh Phú (cũ), theo cha mẹ di cư vào Nam từ 1954. Năm 1968, Lễ đi lính dù, cấp bậc binh nhì. Tháng 5-1969 gã bị Tòa án quân sự ngụy vùng 3 chiến thuật xử 2 năm tù về tội cướp, đến tháng 12-1970 được trở lại đơn vị. Tháng 6-1971 Lễ lại bị chế độ cũ bắt về tội cướp có vũ trang, án phạt 5 năm, giam tại Chí Hòa sau đó bị đày ra Côn Đảo. Tháng 2-1976, được tha về địa phương (xã Trảng Bom, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) nhưng gã lại bỏ lên Sài Gòn sống lang thang và hoạt động phạm pháp. Trần Văn Đồng (SN 1958) tại Lâm Đồng, là công nhân công ty xe khách TPHCM, tá túc tại nhà chị ruột ở quận Tân Bình...

    Đọc những dòng nhân thân đối tượng, Trịnh Thanh Thiệp nhận định việc xét hỏi hai tên Nghĩa - Lễ không đơn giản. Quả nhiên suốt một tuần đấu tranh, chúng lỳ lợm không chịu khai báo mà chỉ nhận duy nhất vụ cướp radio cassette bị bắt quả tang. Tại trại giam Chí Hòa chúng luôn tìm cách bỏ trốn. Bằng biện pháp nghiệp vụ đặc biệt, các cán bộ chấp pháp xác định cả ba tên Đồng - Lễ - Nghĩa đã gây ra vụ án nhà ông Cầu, do chỗ thân tình nên Nghĩa không ra tay giết người; cướp được 1.600USD thì Lễ lấy 600USD, hai tên kia mỗi đứa 500USD nhưng sau đó Lễ sai Nghĩa đòi lại Đồng 200USD đưa cho Lễ... Anh Lê Hữu Thọ được mời nhận diện ba thanh niên ăn cơm trong gia đình ông Cầu trưa hôm xảy ra vụ án. Vừa trông thấy anh, tên Lễ đã vung chiếc còng trên tay đập mạnh vào trán làm máu trào xuống mặt nên không nhận diện được, riêng hai tên Nghĩa - Đồng anh Thọ xác nhận “có giống”. Trước những tên lưu manh chuyên nghiệp, xảo quyệt, trung tá Thiệp và Đội phó Thịnh nhiều lần trao đổi về chiến thuật hạ gục đối tượng. Hai anh suy nghĩ nhiều đến tâm lý tội phạm. Nguyễn Khắc Lễ có hai người vợ, cô đầu ở với nhau đã lâu nhưng chưa có con, cô sau đang mang thai, nếu được gặp người sắp sửa sinh cho đứa con nối dõi, hẳn gã sẽ rất vui mừng. Đặng Trần Nghĩa không trực tiếp ra tay gây tội ác nên có thể đột phá từ mắt xích này. Kế hoạch xét hỏi từng tên được xây dựng tỉ mỉ, trước mắt không đả động đến vụ án nhà bà Phụng...

    Lễ - Nghĩa cùng được dẫn ra phòng hỏi cung. Trịnh Thanh Thiệp phủ đầu:

    - Gây án ở quận 5 mà phải giam ở Chí Hòa, chắc các anh biết tội không chỉ là cướp chiếc cassette! Tại đây không có cơ hội vượt ngục đâu, hai anh có nghe ai đã trốn được từ khám Chí Hòa chưa? Đừng giở trò rạch bụng, vô ích vì ở đây có đủ điều kiện chữa trị chứ không cần phải tới bệnh viện.

    Dứt lời trung tá Thiệp ra lệnh đưa Lễ trở lại buồng giam, tiếp tục đấu trí với Nghĩa. Thấy hắn nhìn số phạm nhân đang nhổ cỏ, trồng rau bên ngoài bằng ánh mắt thèm thuồng, trung tá hiểu hắn rất muốn được đi lao động để tìm cách trốn trại, và như vậy nếu điểm đúng huyệt hắn sẽ khai báo, hy vọng được lơi lỏng trong giam giữ. Giọng Trịnh Thanh Thiệp ôn tồn:

    - Chúng tôi biết anh còn nghĩ đến mối thâm tình với gia đình ông Cầu nên né tránh việc giết người, đúng không? Nhưng có điều tôi thắc mắc là nghe nói luật giang hồ của các anh sòng phẳng lắm, sao có chuyện sau khi đã ăn chia xong anh lại bắt tên Đồng phải nhả ra 200USD như Lễ khai báo?

    - Không đúng! Nó...

    Nghĩa gân cổ cãi nhưng chợt nhận ra đã lỡ miệng nên dừng lại, buông tiếng chửi thề “mẹ kiếp” rồi nghiến răng trèo trẹo. Trung tá Thiệp hỏi dồn:

    - Vậy thực hư như thế nào? Anh hay Lễ lấy?

    Nghĩa thở dài, mắt vằn lên những tia máu:

    - Nó bảo tôi đòi lại của thằng Đồng 200USD để nó đủ tiền đóng suất vượt biên!

    Đốt cho Nghĩa điếu thuốc và đẩy xấp giấy sang phía gã, Trịnh Thanh Thiệp nhẹ nhàng:

    - Hãy khai cho chính xác! Sẽ có lúc anh được đối chất với Lễ...

    Đến đây thì Lễ - Đồng không thể ngoan cố được nữa. Biết cái giá phải trả, chúng khai tuốt tuột cả vụ án nhà bà Phụng. Các chiến sĩ công an rùng mình khi tội ác được tái hiện, những kẻ sát nhân xuống tay rất tàn độc...

    (Còn tiếp)
    Trọng Đạt
    Nguồn: Báo Công an TP Hồ Chí Minh
     
    Những tên máu lạnh (Kỳ 5)
    Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tâm chết tức tưởi bên mâm cơm mới dọn
    TỘI ÁC ĐẾN TỘT CÙNG: Sau khi bị bắt trở lại và trốn thoát được từ bệnh viện Biên Hòa, Đặng Trần Nghĩa mò về Sài Gòn cáp lại với Nguyễn Khắc Lễ theo kiểu “ngưu tầm ngưu”. Ôn lại chặng đường tội lỗi đã qua, hai tên bàn tính đến chuyện vượt biên nhằm tránh sự trừng phạt của chính quyền cách mạng. Chúng móc nối với tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài của Vương Minh Tuyết, đã mua chuộc được thủy thủ Nguyễn Hòa làm nội ứng nhưng âm mưu cướp tàu VS1 bị bại lộ.
    Vẫn nung nấu ý tưởng bôn tẩu sang hải ngoại, Lễ bàn với Nghĩa phải bằng mọi cách kiếm được 50 cây vàng mới đóng đủ cho hai suất ra đi. Nghĩa khoe có khẩu rulô loại 9 viên bắn đạn thể thao, hai gã ma cô quyết định sử dụng súng đi cướp. Những ngày chui nhủi tại khu vực chợ Bến Thành, Lễ tình cờ gặp lại gã bạn tù tên Đẩu, được tên này chỉ điểm nhà 295 Bến Chương Dương là xưởng cưa, rất giàu có, thường xuyên tiếp nhận lượng tiền lớn từ Định Quán chuyển về, trong nhà hiện đang tập kết hàng trăm lượng vàng cùng nhiều tiền mặt để chuẩn bị vượt biên. Được dẫn đi thị sát mục tiêu, Lễ thấy có bốn chiếc valy to trên nóc tủ ngoài phòng khách nên tin lời Đẩu nói. Quyết định chọn nơi đây đánh cướp, Lễ thấy cần phải có thêm người làm nhiệm vụ canh gác nên rủ bạn là lính chế độ cũ tên Quan Xiếu Cầu (tự Kim, SN 1949, ngụ Lê Thánh Tôn, quận 1) tham gia. Để có phương tiện đi lại, tối 6-11-1979 Lễ - Nghĩa đi bộ ra đường Hùng Vương, đến trước Bệnh viện Hồng Bàng thấy có đôi trai gái đang đứng nói chuyện bên chiếc Honda 67, Nghĩa liền rút súng uy hiếp bắn một phát vào vai anh thanh niên rồi hai tên cướp xe tẩu thoát.

    Theo kế hoạch đã bàn, 11 giờ ngày 8-11-1979, Kim đậu xe Honda 67 trước nhà 295 Bến Chương Dương để cảnh giới và sẵn sàng chở đồng bọn tháo chạy, Lễ - Nghĩa ăn mặc giả thợ điện, đeo túi đồ nghề, đi xe đạp tới kêu cửa. Chủ nhà là bà Trần Thị Phụng cùng anh con trai tên Nguyễn Văn Tâm ra mở. Nghĩa làm bộ lễ phép:

    - Xin gia đình cho chúng tôi được kiểm tra điện ạ!

    Đặng Trần Nghĩa lúc mới bị CAQ1 bắt, sau đó rạch bụng trốn thoát
    Hai “nhân viên ngành điện lực” được mời vào nhà. Tại phòng khách, vợ anh Tâm là chị Phạm Thị Mỹ Dung (mang bầu 9 tháng) đang sửa soạn bữa cơm trưa. Lễ hỏi biên lai tiền điện tháng trước, bà Phụng than dùng ít mà tiền điện tháng nào cũng cao. Lễ bảo “chắc đường dây cũ nên bị thất thoát” rồi giả vờ đi xem xét hệ thống điện trong nhà. Thấy không còn ai ngoài ba mẹ con bà Phụng, Lễ nháy mắt ra hiệu cho Nghĩa hành động. Nghĩa lập tức rút súng nhằm đầu anh Tâm siết cò rồi quay sang bắn một phát vào trán chị Dung. Cặp vợ chồng xấu số gục xuống dưới chân bàn ăn. Bà Phụng vụt chạy ra cửa la “cướp... cướp” nhưng bị Lễ giữ lại, kéo vào phòng trong cho Nghĩa tiếp tục hạ sát. Lễ dùng búa mang theo xóa đi dấu vết lỗ đạn. Hai tên khẩn trương lục soát, bới tung cả bốn chiếc valy, cạy hết các tủ mà không tìm ra tiền vàng. Lễ làu bàu chửi Đẩu là thằng ba xạo rồi kêu Nghĩa rút, không thèm lấy thứ gì. Nghĩa tiếc rẻ lượm lấy chiếc radio, hai đồng hồ đeo tay và một cái nón kết. Chiếc Honda 67 làm phương tiện gây án trong vụ này sau đó được Nghĩa đem bán với giá 600 đồng.

    Cay cú vì đã giết cả ba người mà không nên “cơm cháo” gì, Lễ - Nghĩa thống nhất phải làm tiếp phi vụ khác. Nghĩa nghĩ đến ông bà Phạm Bá Cầu ở 195 Xô Viết Nghệ Tĩnh, nơi thân thiết với gia đình gã. Theo vai vế thì Nghĩa gọi ông bà là bác, nhưng bà Duật (vợ ông Cầu) thường kêu gã là cậu nên mấy đứa nhỏ cũng xưng hô theo. Nghĩa biết nhà ông Cầu giàu có, luôn có ý định đưa các con đi vượt biên bằng cách “gửi” dần từng đứa để hạn chế rủi ro, không bị “dính chùm” lỡ có gặp nạn. Một cậu con trai đã sang được Mỹ, vừa rồi gia đình mới bị lừa mất 25 lượng vàng. Tên lưu manh nhẩm tính: nhà ông Cầu còn bốn người con, như thế trong nhà chắc phải tích trữ cả trăm cây vàng... Đem chuyện này kể lại với Lễ, gã bảo “phải tính ngay”; Nghĩa phân vân vì tình cảm bác - cháu thì Lễ phán “chẳng có gì bằng tiền, vàng bây giờ!” Nghĩa đồng ý nhưng không muốn trực tiếp nhúng tay vào máu thì Lễ và Trần Văn Đồng xin đảm nhiệm. Được Nghĩa dắt tới nhà, thấy gia đình ông Cầu khá giả thật và có ý định cho cô Tố Tâm vượt biên trước, Lễ bịa ra chuyện có tay trong giúp cướp tàu chở dầu của Nhà nước để vượt biển vào đêm 26-11-1979, Lễ - Nghĩa đi chuyến này và sẽ cho Tố Tâm theo cùng. Lâu nay vẫn coi Nghĩa như con cháu trong nhà nên ông bà Cầu tin tưởng đây là “đường dây bảo đảm”(!).

    10 giờ ngày 26-11, Đồng sử dụng xe Honda 90 chở Lễ - Nghĩa tới nhà ông Cầu thông báo buổi tối sẽ đưa Tố Tâm đi. Bữa cơm trưa còn có mặt của em họ bà Duật là anh Lê Hữu Thọ. 14 giờ, nhắm thời cơ chưa thuận lợi, Đồng - Lễ nói dối lên điểm tập kết ở Thủ Đức xem người nhà chúng đã tới chưa và kiếm xe về đón Tố Tâm. Hai tên đi lang thang để giết thời gian rồi quay lại lúc 19 giờ. Thấy anh Thọ đã ra về, Lễ vội giục:

    - Nghĩa và em Tâm đi đi, xe chờ ngoài kia rồi!

    Tố Tâm xách hành lý, cúi đầu từ biệt cha mẹ. Ông bà Cầu mếu máo dặn con nhớ bảo trọng. Bé Phạm Thị Phương Loan (7 tuổi) sà vào lòng Tố Tâm, cô ôm ghì lấy đứa em út mà không nói lên lời... Em Phạm Bá Minh (11 tuổi) đưa tiễn chị một đoạn đường. Như đã bàn định trước, Nghĩa dẫn Tố Tâm ra quán nước ngoài ngã tư Hàng Xanh chờ đợi.

    Ở nhà Lễ - Đồng nói lời chia tay vợ chồng ông Cầu và hứa sẽ hết lòng lo lắng cho em Tố Tâm. Ông Cầu cảm động mang bia ra mời. Lễ nốc liền mấy ly để lấy thêm can đảm rồi nói:

    - Hai bác vào nhà trong cháu xin thưa chuyện!

    Ông bà Cầu dắt nhau vào trước, Lễ đi sau mang theo chiếc túi đựng khẩu súng, chiếc búa và cuộn băng keo. Lễ dặn dò “hai bác nhớ đưa vàng cho mẹ Nghĩa” rồi bất ngờ rút súng bắn liền hai phát vào mặt ông Cầu khiến ông gục xuống. Bà Cầu hốt hoảng định la lên, bị Lễ chĩa súng khống chế, rít giọng:

    - Im mồm! Bà thấy tôi bắn bác trai rồi đó, nếu không muốn chung số phận hãy đưa ngay 50 lượng vàng để chúng tôi vượt biên!

    Bà Cầu lắp bắp:

    - Gia đình tôi... đâu... có vàng...

    - Thế tiền bạc để đâu? - Lễ gắt.

    Run rẩy, bà Cầu chỉ vào tủ. Lễ mở ra lấy được 1.300 đồng. Gã quạu lên:

    - Đâu có được! Bà phải đưa đây 50 cây.

    Bà Cầu rên rỉ:

    - Không có thật mà...

    (Còn tiếp)
    Trọng Đạt
    Nguồn: Báo Công an TP Hồ Chí Minh
    Những tên máu lạnh (kỳ cuối) - Qủa báo
    Đinh ninh người vợ là “tay hòm chìa khóa” nên Lễ cứ hỏi đi hỏi lại nơi cất giấu tiền vàng, nhưng bà Duật vẫn một mực kêu “không có”. Lễ nổ ngay một phát súng vào đầu bà. Gã lấy búa đập đè lên vết đạn của đôi vợ chồng xấu số rồi đẩy họ xuống gầm giường. Ở phòng ngoài, nghe tiếng súng nổ Đồng lập tức chẹt cổ bé Phương Loan kéo vào buồng tắm, dộng đầu lên bờ tường.
    Lúc trở ra thấy bé đang thút thít khóc, Lễ lạnh lùng rút búa... Xong, gã lệnh cho Đồng:

    - Ra đưa thằng nhóc về đây, nhớ dặn Nghĩa 15 phút sau mới đem con Tâm lại!

    Đồng phóng xe máy đi. Khi nghe “ba má kêu Minh về”, Tố Tâm ôm chặt cậu em trai bé bỏng như cố níu kéo khoảnh khắc biệt ly ngắn ngủi. Hai chị em đâu biết nanh vuốt của bầy quỷ dữ đang chực chờ, những kẻ giết người không gớm tay sắp hạ thủ từng người một. Chở Minh về tới nhà, Đồng vờ thân mật khoác vai em rồi đột ngột kẹp cổ và Lễ lại ra tay, hai tên giấu xác em dưới gầm ghế đi-văng. Ngoài ngã tư Hàng Xanh, Nghĩa liên tục coi đồng hồ tỏ vẻ sốt ruột. Giờ khai tử đã điểm, Nghĩa nói với Tố Tâm:

    - Chắc không có xe rước rồi, ta về lấy Honda đi cho chủ động.

    Không chút nghi ngờ, Tố Tâm lững thững cuốc bộ cùng Nghĩa về nhà. Vừa bước qua cửa, cô gái mới lớn bị hai tên ác thú chờ sẵn lao ra dùng dây siết cổ, nhét giẻ vào miệng, trói tay bằng băng keo và điệu lên lầu. Lễ giơ cao tay búa hỏi ngay:

    - Tiền vàng nhà cô để đâu?

    Tố Tâm bàng hoàng, hiểu chuyện gì đã xảy ra. Cô ú ớ, lắc đầu. Lễ chụp cây kéo gần đó gí vào cổ Tố Tâm dọa sẽ đâm chết và giết hết cả nhà cô. Tố Tâm sợ hãi gật đầu, đứng dậy chỉ chùm chìa khóa. Đồng mở tủ mò được cuốn sách trong có 1.600USD. Lễ giật lấy nhét vào túi, tiếp tục tra khảo:

    - Còn vàng, hột xoàn nữa?

    Không nói được, Tố Tâm nhìn quanh rồi vớ lấy mảnh giấy, cây bút nơi đầu giường. Hai tên đồ tể hí hửng chờ đợi sẽ được chỉ kho báu, nhưng khi nhìn thấy dòng chữ “Bị lường gạt hết rồi” thì Lễ điên tiết giáng liền ba búa. Đẩy cô gái bất hạnh xuống gầm giường, Lễ - Đồng chia nhau đi lục lọi, phá tủ, ngăn kéo bàn, cạy valy... vơ vét được 6 cà rá bằng vàng mỗi cái trọng lượng 2 chỉ, 1 cà rá cẩm thạch, 1 đôi bông tai, 1 đồng hồ Orient, 1 radio cassette, 1 máy chụp hình. Trong khoảng thời gian này, Nghĩa dưới tầng trệt vừa chơi đàn ghi-ta vừa làm nhiệm vụ cảnh giới.

    Ba tên cướp thất vọng. Đã năm mạng người mà “thành quả” thật èo uột. Nhưng không thể dừng tay được nữa, nhà này còn một người cần phải thủ tiêu nốt để bịt đầu mối. Ngoài 20 giờ, em Phạm Thị Phương Chi (14 tuổi) đi học nhạc về, vừa bước vào nhà đã bị Đồng bịt miệng, nắm tóc lôi ra chân cầu thang. Lễ chạy theo giơ búa dọa:

    - Tiền, vàng gia đình để đâu?

    Phương Chi lắc đầu. Đoán chắc cô bé này cũng chẳng biết gì hơn nên Đồng đè em xuống cho Lễ hạ sát nốt. Tin tưởng người cuối cùng trong gia đình đã lìa đời, ba tên cướp tiếc rẻ lấy thêm mớ quần áo, hai chiếc đàn ghi-ta và chiếc xe đạp của nhà ông Cầu tẩu thoát. Chúng đâu có biết lát sau em Phương Chi tỉnh dậy, len lén lết lên lầu, ra hành lang tri hô “cướp... cướp” rồi nhảy xuống mong thoát nạn. Đã bị hai nhát búa vào gáy, giờ lại thêm cú chấn thương, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hết lòng cứu chữa nhưng em không qua khỏi...

    Nghe đối tượng khai báo, trung tá Trịnh Thanh Thiệp và các chiến sĩ hình sự đều thấy xót xa. Giá như lúc tỉnh dậy, biết bọn cướp đã rút rồi thì bé Phương Chi  đâu phải nhảy lầu, thiệt mạng. Và như thế việc điều tra, khám phá vụ án đỡ tốn bao công sức. Băng cướp dã man chưa từng thấy, giết hại cả người già, con nít, phụ nữ sắp tới ngày sanh. Vào thời điểm chúng đang gây tội ác, nếu có ai vô tình ghé nhà nạn nhân chắc chắn sẽ cùng chung số phận!

    Lễ - Nghĩa - Đồng khai sử dụng hung khí gây án gồm cả súng và búa, trong khi biên bản khám nghiệm hiện trường của cả hai vụ án đều có chung kết luận: nạn nhân tử vong do bị tấn công bằng búa và vật nhọn! Khẩu rulô loại 9 viên bắn đạn thể thao của tên Nghĩa được thu hồi. Kết quả khai quật tử thi, bác sĩ pháp y phát hiện những mảnh đạn chì trong hộp sọ các nạn nhân. Vết thương do đạn thể thao gây nên rất nhỏ, kẻ thủ ác lại gian manh dùng búa xóa đi dấu tích, chưa hiểu hết thủ đoạn mới này nên cán bộ khám nghiệm có phần sơ hở. Vụ án để lại bài học đắt giá cho công tác nghiệp vụ.

    Hay tin Nghĩa - Lễ sa lưới, Quan Xiếu Cầu bỏ trốn khỏi nơi cư trú, đến ngày 25-4-1980 mới bị bắt. Cơ quan công an xác định ngoài hai vụ giết chết 9 người, Lễ và đồng bọn còn thực hiện 7 vụ đánh cướp, chiếm đoạt được 1 xe Vespa Sprint, 1 Honda 67, 6 radio cassette, 8 quần jeans và nhiều vụ không thành. Trong một lần cướp tài sản ở nhà dân trên đường Hùng Vương, quận 5, Nghĩa bắn trọng thương chủ nhà khi người này chống cự...

    Nguyễn Khắc Lễ - Đặng Trần Nghĩa - Trần Văn Đồng bị tử hình, thi hành án ngày 13-9-1980
    Ngày 23-6-1980. Tòa án nhân dân đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm đồng thời phúc thẩm, nhận định: ba tên Lễ - Nghĩa - Cầu là lính ngụy, đã có nợ máu với Cách mạng, trong chế độ mới không chịu phục thiện lại tiếp tục gây tội ác; Trần Văn Đồng là lơ xe buýt, ảnh hưởng sâu sắc của lối sống lưu manh, côn đồ bến xe, cấu kết với băng cướp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội... Căn cứ Sắc luật 03-SL/76, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Khắc Lễ - Đặng Trần Nghĩa - Trần Văn Đồng: tử hình, Quan Xiếu Cầu: 20 năm tù giam. Ngày 13-9-1980, Lễ - Nghĩa - Đồng phải ra pháp trường trả giá cho tội ác đã gây ra.

    Câu chuyện đến đây chưa phải đã hết. Thời gian còn bị giam giữ, mẹ và vợ cả Nguyễn Khắc Lễ lặn lội từ Trảng Bom về Chí Hòa thăm nuôi, riêng cô vợ hai là chị Hoàng Thị T. ở quận Phú Nhuận kiên quyết không chịu gặp mặt. Chị đang mang thai, cứ khóc ròng khi hay tin cô Phạm Thị Mỹ Dung chỉ mấy ngày nữa là sanh mà phải chết thảm dưới tay chồng chị. Mặc cảm tội lỗi, chị không muốn đứa con đang tượng hình trong cơ thể nghe tiếng nói của kẻ giết người. Rồi chị vượt cạn trong tủi buồn. Khi đứa con đã cứng cáp, chị quyết chí ôm con rời xứ sở, trốn chạy bản lý lịch đen đúa. Nhưng bất hạnh lại đổ lên đầu mẹ con chị, một tổ chức vượt biên đã ra tay hãm hại. Không biết đó có phải là quả báo do Nguyễn Khắc Lễ ăn ở ác đức?

    Trọng Đạt
    Nguồn: Báo Công an TP Hồ Chí Minh

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    TT&HĐ I - 9/d

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH