KIẾP GIANG HỒ 120
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đau lòng những cái “chết chùm”
Trong thời gian trở lại đây, hàng loạt những vụ “mẹ giết con rồi tự sát”, “chồng giết vợ rồi tự tử” hay “thảm án cả gia đình” khiến người thân xót xa, cả xã hội bàng hoàng và chắc chắn sẽ còn ám ảnh, day dứt kéo dài.
Chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp các vụ việc nối tiếp nhau xảy ra ở các địa phương khiến dư luận xót thương và kèm theo cả sự phẫn nộ tột cùng. Bên cạnh đó, là những câu hỏi, băn khoăn được đặt ra và cần được lý giải.
Một vụ việc khiến nhiều người chưa khỏi bàng hoàng khi vào ngày 2/5, tại gia đình một người làm nghề bán thịt lợn ở khối 11 phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã xảy ra cháy lớn khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, 2 người con trai sau khi đi cấp cứu cũng tử vong tại bệnh viện.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do bắt nguồn từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống vợ chồng, người chồng đã đổ xăng đốt nhà, dẫn đến cái chết cho cả gia đình.
Theo đó, xuất phát từ mâu thuẫn với chồng, người vợ trẻ đã mua thuốc sâu mang về nhà để pha nước uống. Lúc này, tại nhà có thêm 2 đứa con nhỏ (4 tuổi và 6 tuổi). Trong lúc nghĩ quẩn, người mẹ đã rủ 2 đứa con nhỏ cùng quyên sinh. Tuy nhiên đứa con 4 tuổi không chịu uống, nên người mẹ đã dùng dao đâm tử vong tại chỗ, rồi cùng đứa lớn uống thuốc trừ sâu pha nước.
Theo kết luận của cơ quan điều tra cho thấy, những người gây ra “tội ác” trên, họ đều sống trong hoàn cảnh gia đình “có vấn đề”, sức khỏe tâm thần không ổn định, trong trạng thái kích động và bế tắc nên họ tìm đến cái chết. Tuy nhiên không chỉ tự tìm đến cái chết một mình, những người cha, người mẹ lại nhẫn tâm kéo theo những đứa con của mình chết cùng.
Tâm lý bất ổn, trạng thái bấn loạn trầm cảm
Theo các nhà tâm lý, tự tử là một chuỗi diễn biến tâm lý phức tạp. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn mà mỗi cá nhân phải đối mặt, từ chuyện kinh doanh, học hành, thi cử đến những chuyện tình cảm, gia đình… Những điều này tạo ra sự căng thẳng kéo dài khiến đầu óc mệt mỏi, quá tải với những suy nghĩ chán chường, làm xuất hiện ý nghĩ chết đi cho đỡ khổ.
Đó là biểu hiện của sự bất ổn tâm lý, dẫn đến cảm giác bất lực, tuyệt vọng ở thế giới hiện tại khiến người trong cuộc không thể tìm ra được giải pháp nào để giải quyết khó khăn của mình. Và khi hàng loạt khó khăn đến cùng lúc, khi cảm thấy đơn độc trong cuộc sống, người ta sẽ chọn cái chết như một cách giải thoát.
Trước đó, khi nói về vụ việc đau lòng mẹ giết con rồi tự sát, chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn đã cho rằng, nhiều phụ nữ bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng khi cuộc sống bí bách về kinh tế, con cái bệnh tật liên miên, bị chồng bạo hành, chồng có bồ, chồng đòi ly hôn…
Nhiều phụ nữ muốn chấm dứt cuộc sống để khỏi phải chịu nỗi đau khổ kéo dài. Có những phụ nữ cho rằng mình chết là hết khổ, nhưng con mình ở lại trên đời sẽ không có người chăm sóc, dạy dỗ và tâm lý “chết cha ăn cơm với cá, chết mẹ liếm lá ngoài đường” đã khiến nhiều người mẹ nảy sinh quyết định dại dột “mang con đi theo để đi đâu cũng có mẹ có con”.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có những người vợ chỉ vì ích kỷ, muốn người chồng phải hối hận với việc làm của mình. Thậm chí có người còn suy nghĩ triệt giống nòi của nhà chồng để chồng phải đau đớn. Vì thế để trả thù cho những gì chồng gây ra nỗi đau cho mình, nhiều bà mẹ đã khiến những đứa con phải chết tức tưởi.
Chia sẻ với PV Báo Công lý, nhà Tâm lý học, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng, tự tử thường là giải pháp tiêu cực nhất mà con người lựa chọn trong tình huống bế tắc. Cũng có một số người tự tử do những vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm kéo dài mà không được điều trị đúng cách. Nhưng mọi nguyên nhân đều có nguồn gốc xã hội.
Nguyên nhân tự tử thường bắt nguồn từ những bất đồng trong cuộc sống bế tắc, những mâu thuẫn nội tại không được tư vấn kịp thời, do khó khăn kinh tế hay bất mãn, cũng có những trường hợp bi quan, nghĩ quẩn vì mắc bệnh hiểm nghèo... Để lý giải về nguyên nhân vì đâu họ tìm đến cái chết thì khó có thể định lượng được.
Các chuyên gia cho biết, một điều đáng lưu ý trong các vụ tự tử nói chung và tự tử tập thể nói riêng, người ta thường quan tâm đến những nguyên nhân xã hội mà ít ai để ý các nạn nhân trước khi hành động dại dột thường có một thời gian diễn biến tâm lý bất ổn, rơi vào các trạng thái bấn loạn trầm cảm.
Theo thống kê, hầu hết các trường hợp tự tử đều do rối loạn tâm thần, trong đó 75% trầm cảm, 22% nghiện rượu, nghiện ma túy, cờ bạc, chỉ 3% còn lại do tâm thần phân liệt, động kinh. Một con số khác cho thấy khoảng 85% bệnh nhân ung thư hiện nay bị trầm cảm (trường hợp người mẹ ở Hải Dương tự đầu độc mình và 2 con vừa qua đang mắc ung thư cổ tử cung).
Không ít những vụ án xảy ra như là một hồi chuông cảnh tỉnh về một hiện tượng đáng lo lắng đang tồn tạo trong xã hội hiện nay, đó là sự suy thoái lương tâm, đạo đức của một số người. Khi không đạt được điều mà mình muốn thì sẽ dễ xuất hiện những hành vi tiêu cực.
Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể can thiệp và giải quyết những bế tắc về mặt tâm lý của con người và tìm kiếm những giải pháp hữu ích để những người này không chọn cách “đường cùng” là tự sát? Xã hội chúng ta đã không thể làm gì cho họ. Đó là điều đáng sợ nhất.
Con trai Hai Chi khai nhận chủ mưu sát hại Tài "gấu"
|
|||
Việt Báo (Theo_24h )
|
Tự tử kéo theo con cái: Sự ích kỷ của tình yêu thương
Vài
tháng trở lại đây, nhiều vụ việc đau lòng xảy ra trong các gia đình mà
nguyên nhân được xác định là do tự tử. Ngoài sự xót thương, phẫn nộ,
nhiều người đặt ra những băn khoăn cần được lý giải.
Đau lòng những cái “chết chùm”
Trong thời gian trở lại đây, hàng loạt những vụ “mẹ giết con rồi tự sát”, “chồng giết vợ rồi tự tử” hay “thảm án cả gia đình” khiến người thân xót xa, cả xã hội bàng hoàng và chắc chắn sẽ còn ám ảnh, day dứt kéo dài.
Chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp các vụ việc nối tiếp nhau xảy ra ở các địa phương khiến dư luận xót thương và kèm theo cả sự phẫn nộ tột cùng. Bên cạnh đó, là những câu hỏi, băn khoăn được đặt ra và cần được lý giải.
Một vụ việc khiến nhiều người chưa khỏi bàng hoàng khi vào ngày 2/5, tại gia đình một người làm nghề bán thịt lợn ở khối 11 phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã xảy ra cháy lớn khiến 2 vợ chồng tử vong tại chỗ, 2 người con trai sau khi đi cấp cứu cũng tử vong tại bệnh viện.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do bắt nguồn từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống vợ chồng, người chồng đã đổ xăng đốt nhà, dẫn đến cái chết cho cả gia đình.
Những cái chết mang theo “gia đình” đầy thương tâm xảy ra trong thời gian gần đây
Hay vụ việc mẹ ruột sát hại 2 con nhỏ rồi tự sát xảy ra ở Kim Anh, Kim Thành, Hải Dương vào chiều tối 19/4.Theo đó, xuất phát từ mâu thuẫn với chồng, người vợ trẻ đã mua thuốc sâu mang về nhà để pha nước uống. Lúc này, tại nhà có thêm 2 đứa con nhỏ (4 tuổi và 6 tuổi). Trong lúc nghĩ quẩn, người mẹ đã rủ 2 đứa con nhỏ cùng quyên sinh. Tuy nhiên đứa con 4 tuổi không chịu uống, nên người mẹ đã dùng dao đâm tử vong tại chỗ, rồi cùng đứa lớn uống thuốc trừ sâu pha nước.
Theo kết luận của cơ quan điều tra cho thấy, những người gây ra “tội ác” trên, họ đều sống trong hoàn cảnh gia đình “có vấn đề”, sức khỏe tâm thần không ổn định, trong trạng thái kích động và bế tắc nên họ tìm đến cái chết. Tuy nhiên không chỉ tự tìm đến cái chết một mình, những người cha, người mẹ lại nhẫn tâm kéo theo những đứa con của mình chết cùng.
>> Cha mẹ giết con rồi tự tử: Một phần thương, nghìn phần đáng trách Chỉ vì bế tắc, mâu thuẫn trong cuộc sống, nhiều cha mẹ đã nhẫn tâm kéo theo cả con nhỏ cùng chết với mình. Dư luận đồng cảm có, xót thương có và kèm theo cả sự phẫn nộ tột cùng. |
---|
Theo các nhà tâm lý, tự tử là một chuỗi diễn biến tâm lý phức tạp. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn mà mỗi cá nhân phải đối mặt, từ chuyện kinh doanh, học hành, thi cử đến những chuyện tình cảm, gia đình… Những điều này tạo ra sự căng thẳng kéo dài khiến đầu óc mệt mỏi, quá tải với những suy nghĩ chán chường, làm xuất hiện ý nghĩ chết đi cho đỡ khổ.
Đó là biểu hiện của sự bất ổn tâm lý, dẫn đến cảm giác bất lực, tuyệt vọng ở thế giới hiện tại khiến người trong cuộc không thể tìm ra được giải pháp nào để giải quyết khó khăn của mình. Và khi hàng loạt khó khăn đến cùng lúc, khi cảm thấy đơn độc trong cuộc sống, người ta sẽ chọn cái chết như một cách giải thoát.
Trước đó, khi nói về vụ việc đau lòng mẹ giết con rồi tự sát, chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn đã cho rằng, nhiều phụ nữ bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng khi cuộc sống bí bách về kinh tế, con cái bệnh tật liên miên, bị chồng bạo hành, chồng có bồ, chồng đòi ly hôn…
Nhiều phụ nữ muốn chấm dứt cuộc sống để khỏi phải chịu nỗi đau khổ kéo dài. Có những phụ nữ cho rằng mình chết là hết khổ, nhưng con mình ở lại trên đời sẽ không có người chăm sóc, dạy dỗ và tâm lý “chết cha ăn cơm với cá, chết mẹ liếm lá ngoài đường” đã khiến nhiều người mẹ nảy sinh quyết định dại dột “mang con đi theo để đi đâu cũng có mẹ có con”.
Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có những người vợ chỉ vì ích kỷ, muốn người chồng phải hối hận với việc làm của mình. Thậm chí có người còn suy nghĩ triệt giống nòi của nhà chồng để chồng phải đau đớn. Vì thế để trả thù cho những gì chồng gây ra nỗi đau cho mình, nhiều bà mẹ đã khiến những đứa con phải chết tức tưởi.
Chia sẻ với PV Báo Công lý, nhà Tâm lý học, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng, tự tử thường là giải pháp tiêu cực nhất mà con người lựa chọn trong tình huống bế tắc. Cũng có một số người tự tử do những vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm kéo dài mà không được điều trị đúng cách. Nhưng mọi nguyên nhân đều có nguồn gốc xã hội.
Nguyên nhân tự tử thường bắt nguồn từ những bất đồng trong cuộc sống bế tắc, những mâu thuẫn nội tại không được tư vấn kịp thời, do khó khăn kinh tế hay bất mãn, cũng có những trường hợp bi quan, nghĩ quẩn vì mắc bệnh hiểm nghèo... Để lý giải về nguyên nhân vì đâu họ tìm đến cái chết thì khó có thể định lượng được.
Các chuyên gia cho biết, một điều đáng lưu ý trong các vụ tự tử nói chung và tự tử tập thể nói riêng, người ta thường quan tâm đến những nguyên nhân xã hội mà ít ai để ý các nạn nhân trước khi hành động dại dột thường có một thời gian diễn biến tâm lý bất ổn, rơi vào các trạng thái bấn loạn trầm cảm.
Theo thống kê, hầu hết các trường hợp tự tử đều do rối loạn tâm thần, trong đó 75% trầm cảm, 22% nghiện rượu, nghiện ma túy, cờ bạc, chỉ 3% còn lại do tâm thần phân liệt, động kinh. Một con số khác cho thấy khoảng 85% bệnh nhân ung thư hiện nay bị trầm cảm (trường hợp người mẹ ở Hải Dương tự đầu độc mình và 2 con vừa qua đang mắc ung thư cổ tử cung).
Không ít những vụ án xảy ra như là một hồi chuông cảnh tỉnh về một hiện tượng đáng lo lắng đang tồn tạo trong xã hội hiện nay, đó là sự suy thoái lương tâm, đạo đức của một số người. Khi không đạt được điều mà mình muốn thì sẽ dễ xuất hiện những hành vi tiêu cực.
Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể can thiệp và giải quyết những bế tắc về mặt tâm lý của con người và tìm kiếm những giải pháp hữu ích để những người này không chọn cách “đường cùng” là tự sát? Xã hội chúng ta đã không thể làm gì cho họ. Đó là điều đáng sợ nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét