MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 21 (Gia Lai)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồ mang tên Tơ Nuêng - tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyển kể rằng: Làng Tơ Nuêng xưa to và đẹp lắm, dân bản sống yên vui hòa thuận, bổng một hôm núi lửa ập tới lấp làng Tơ Nuêng những người sống sót khóc thương làng minh và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về làng mà thành Hồ. Hồ giữ lại tên Tơ Nuêng, một kỷ niệm chung của bản làng,... ngày 16/11/1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng: Di tích danh thắng.
Thác thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối Ia Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.
Thác Công Chúa
Thác thuộc xã la Mơ Nông huyện Chư Pah, cách TP Pleiku 50km về phía Tây Bắc, đây là một thác nước tự nhiên tuy không cao, nhưng địa hình rất đẹp. Thác nước được dàn trải bởi nhiều tầng đá thấp theo chiều xuôi xuống, với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy không dữ dội mà êm đềm. Với vẻ đẹp lãng mạng của mình, thác Công Chúa đúng như tên gọi của nó như một nàng Công Chúa giữa chốn rừng xanh.
Thác Ya Ma - Yang Yung
Cách thị trấn Kông Chro 3km, cách TP Pleiku 120 km về phía Đông, đây là hai thác nước được tạo bởi khúc gấp của sông Ba đoạn ngang qua thị trấn Kông Chro. Thác Ya Ma (còn gọi là thác nhỏ) dòng chảy êm dịu, trên nền những bậc đá nối tiếp nhau, đi bộ dọc theo chiều dòng chảy của sông khoảng 3 km ta gặp một thác nước khác có cột nước cao hơn, như được nứt ra từ giữa dòng sông, tạo thành hai vách đá dựng đứng hai bên, đó là thác Yan Yung (còn gọi là thác lớn).
Thác la Nhí
Thác Ia Nhí thuộc xã Nhơn Hòa huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 70km về phía Nam, được tạo bởi suối la Lốp, tuy không có độ cao bằng thác Phú Cường, song bề mặt của thác rộng, dòng chảy không dữ dội mà êm dịu. Đây là điểm du lịch sinh thái dã ngoại hấp dẫn, Công ty Dịch vụ - Du lịch tỉnh đã chọn khu vực thác la Nhí để mở tour du lịch cưỡi voi dã ngoại trong rừng và nghỉ ngơi picnic tại thác.
Thác Lệ Kim
Thuộc địa bàn xã la Tô, là một thắng cảnh đẹp của huyện la Grai, cách trung tâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía tây, được tạo thành từ suối Ia Pech, chảy vào sông Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ, với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.
Công trình thủy điện Ia Ly được xây dựng trên sông Sê San, một con sông lớn Tây Nguyên. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình, với công suất 720MW và sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ Kwh.
Quá trình xây dựng và vận hành Nhà máy Thuỷ điện Ia Ly có ảnh hưởng lớn đối với đời sống KT - VH - XH... đối với Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, đã tạo cho hàng chục nghìn lao động của địa phương, góp phần nâng cao dân trí của đồng bào trong vùng.
Du khách có dịp đến vùng đất Gia Lai sẽ
không chỉ có cơ hội ngắm những cảnh đồi núi mênh mông bất tận, hay tìm
hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây mà còn có cơ hội
được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon lạ, hấp dẫn không nơi nào có
được.
Ai đã đến Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị
cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, từ thịt rừng thơm ngon đến các món
cây nhà lá vườn dân dã. Gia Lai, vùng đất đại ngàn hùng vĩ, cuốn hút du
khách khắp nơi không chỉ bởi không khí tuyệt vời sơn cước mà còn bởi văn
hóa ẩm thực khác lạ, đậm chất Tây Nguyên hoang dã.
1. Cơm nướng ống (cơm lam)
Cơm nướng ống là cách gọi ở miền núi phía
Bắc và sau này người Kinh áp dụng đối với đồng bào Tây Nguyên. Món này
còn được gọi là cơm lam, thường xuất hiện trong các bữa ăn ở vùng núi,
đặc biệt là Kon Tum, Gia Lai.
Cách làm món cơm này khá đơn giản, chỉ cần ống nứa (hoặc vầu, lồ ô) tươi có một đầu được bít lại, sau đó cho gạo nương đã được ngâm vào. Người dân tiếp tục đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng nút chặt lại, đặt lên bếp lửa cháy và chờ đến khi cơm chín. Người nướng phải khéo léo để cơm không sống hoặc bị nhão.
Cơm nướng ống khi chín sẽ được xếp ra gọn
gàng và thực khách nên dùng ngay khi còn ấm nóng. Bạn chỉ cần tước nứa
ra thành nhiều phần, bẻ khúc cơm và chấm với muối sả lá é ớt rừng, hoặc
dùng kèm với miếng thịt gà nướng sẽ càng làm tăng hương vị của món cơm.
Ngoài ra, thực khách cũng có thể ăn cơm nướng ống với muối đậu phộng
giã, thịt nướng các loại hoặc ăn không cũng có thể cảm được hương vị
riêng của của món này.
2. Phở Khô (phở hai tô)
Cũng tại Gia Lai, du khách còn có thể tìm
thử một món khác không kém phần đặc trưng, đó chính là phở khô. Món này
có tên gọi khác là phở hai tô, vì khi thưởng thức, thực khách sẽ được
phục vụ hai tô, gồm bánh phở và nước súp.
Bánh phở làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, săn và mịn, khi trụng nóng sợi phở sẽ mềm dai. Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, vón cục để khách dễ thêm tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt.
Tô phở khô nhất định không thể thiếu thịt heo bằm nhỏ, gà xé sợi và hành khô phi giòn. Còn tô nước lèo gồm nước ninh gà, thịt bò tái hoặc bò gân, bắp hay bò viên tùy khẩu vị mỗi người. Rau ăn kèm với phở khô là xà lách, húng quế, giá trụng.
Khi thưởng thức phở khô, bạn sẽ chủ động gia giảm nêm trộn theo khẩu vị. Gắp một đũa phở cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai ngọt của sợi phở, thơm đậm đà của tương, giòn của giá và ngọt thanh của nước lèo.
Du khách đến Gia Lai, có thể bắt gặp cơm nướng ống ở hầu hết bữa ăn cùng người dân địa phương. Còn đối với phở khô, bạn có thể ăn ở quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Giá một tô phở khoảng 25.000 đến 35.000 đồng.
3. Mật ong rừng Gia Lai
Thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai một
vùng đất màu mỡ mà bất kỳ loại cây nào nơi đây cũng xanh tốt xum xuê.
Mỗi mùa hoa cà phê hay mùa hoa cúc quỳ nở sẽ thu hút đàn ong tìm đến hút
mật.
Mật ong ở Gia Lai có vị ngọt thanh, màu vàng sậm, người ta thường dùng mật ong như một vị thuốc trong đông y. Màu vàng óng ánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao, có mùi thơm có màu vàng nhạt trông rất trong. Dùng một que tre sạch khuấy đều lên, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì bạn sẽ thấy màu đục hiện lên, còn mật ong chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.
4. Bún mắm cua
Đây là món ăn rất đặc biệt, ai chưa biết
ăn khi ngửi mùi sẽ có cảm giác lạ. Nhưng khi đã biết ăn rồi thì nó trở
thành món ăn không thể nào quên được. Để có một bát bún mắm cua ngon,
người làm cũng hết sức kỳ công mới chế biến ra được món ăn này.
Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm… Cua đồng là một thành phần quan trọng, chủ đạo của món ăn này nên người bán thường lựa chọn cua rất kỹ. Theo kinh nghiệm của người dân, vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt cua ngọt và chắc hơn mùa khô.
Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn… tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.
5. Măng chua rừng
Trong những miếng ngon của rừng, măng
chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã
dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến
độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay,
đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên
no…
Khoảng tháng 5 Âm lịch, mùa mưa bắt đầu cũng là lúc rừng le cho những búp măng non ngon ngọt. Măng sau khi hái về thái mỏng, phơi nắng hoặc sấy lò, làm thành món đặc sản không phải ở đâu cũng có được.
Trong tất cả các loại măng thì măng le được ưa chuộng nhất bởi đặc ruột, lại ngọt, bùi, không có vị đắng, lúc tươi thì vị mát lành, khi phơi khô lại có độ giòn dai. Và cũng chỉ có măng khô làm tại Gia Lai mới được nhiều thực khách ưa chuộng
6. Muối kiến vàng
Loại muối độc nhất vô nhị – món ngon Gia Lai,
làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai) có thể
khiến nhiều người lắc đầu nguầy nguậy khi nhìn. Nhưng nếu đã nếm qua
hương vị hoang sơ này một lần thôi, sẽ hiểu vì sao, lên Gia Lai, nhất
định mua muối kiến vàng về làm quà hoặc ăn dần.
Để làm món này, người dân phải đi tìm bắt kiến vàng, loài sống sâu trong rừng. Sau đó, đem rang sơ, rồi đem giã với ớt cay thật cay, cộng thêm vài loại lá rừng, muối hột, thế mà thành một thứ chấm thịt nướng tuyệt vời.
Vị mặn riêng của kiến cùng với axit trong bụng chúng chua chua như muối và chanh kết hợp cái cay ớt, hăng hăng của thân kiến và nhiều lá lạ, rất cuốn hút.
7. Cà phê Pleiku
Người dân Pleiku – đặc sản Gia Lai
– đã thành thói quen mỗi sáng với tách cà phê đậm đặc, vừa nóng vừa
thơm, vị đắng ở đầu lưỡi tan dần thành vị ngọt đắng, đó là cảm giác của
người phố núi. Hoa cà phê thơm ngào ngạt sẽ níu chân du khách khi đi
ngang qua những trang trại cà phê bạt ngàn ở Gia Lai.
Người Pleiku không đơn thuần coi cà phê là một thức uống mà cao hơn thế nó là một nhu cầu thưởng thức mỗi ngày. Và việc mời nhau đi uống cà phê là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Phố núi. Bạn tôi ở thủ đô Hà Nội, lúc nào gọi điện cũng tấm tắc: Cà phê nhà các cậu ngon thật. Người ấy làm kinh doanh đi khắp Bắc-Trung-Nam, “tín đồ” cà phê và chỉ cà phê, ngày mấy cữ cũng được. Vào Pleiku lần nào bạn cũng cùng tôi đi khắp các quán trong phố thưởng thức và so sánh, để khi về va ly hành lý bao giờ cũng thêm mấy cân cà phê các loại từ Thu Hà, Phiên Phương, Dinh Điền, Thanh Thủy…
8. Bún mắm nêm
Đây là món ăn dân dã của người dân phố
núi Pleiku. Thành phần món ăn đơn giản với bún và mắm cùng một ít rau
sống. Đơn giản là thế, nhưng với những người đã một lần thưởng thức món
ăn này sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà mà nó mang lại.
Sự pha trộn hương vị làm nên một món ăn đậm đà và ngon miệng.Mắm nêm là thành phần chính, quyết định sự ngon miệng của món ăn. Mắm nêm được làm từ cá cơm rửa sạch, ướp với muối theo một tỷ lệ nhất định, cho vào hũ đậy kín lại. Tùy theo thời tiết và nhiệt độ mà mắm có thể chín sau khoảng từ 7 đến 9 ngày. Khi đó mắm hơi sền sệt và có mùi thơm ngào ngạt mà mùi lạ đặc trưng. Khi ăn với bún, mắm được thêm vào nhiều gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường và dứa bằm nhỏ để làm dịu vị mặn và dậy mùi thơm rất ngon.
Một bát mắm đầy đủ với rau sống xếp dưới cùng, bên trên là bún tươi, rồi đến thịt luộc, chả, nem, ít dưa leo cùng chén mắm nêm và mang ra cho thực khách. Chan mắm nêm vào tô bún và trộn đều, trộn đến đâu, mùi mắm nêm thơm nức bốc lên, kích thích vị giác của bạn, tạo cảm giác muốn ăn ngay.
9. Bò một nắng
Bò một nắng cũng như những sản vật khác
của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ
miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên. Và cao
nguyên Sơn Hoà lại là đồng cỏ chuyên chăn nuôi bò nên món bò một nắng
gặp đúng “địa lợi, nhân hoà” để phát triển và quảng bá xuống Tuy Hoà.
Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá
ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi
rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị
xứ biển. Sự giao hoà miền núi và miền xuôi đó mà thành cái tên “bò một
nắng hai sương”.
Để làm món bò một nắng, người ta chọn thịt đùi hoặc thịt thăn. Thịt bò được lạng theo chiều dọc sớ, lớn cỡ bàn tay dày non một phân, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi nắng. Hôm nào trời quang, chỉ cần phơi một nắng là được; nếu nắng yếu hoặc trời mưa thì sấy bằng lò than. Sau khi phơi nắng hoặc sấy cứ một ký thịt còn khoảng 700 – 800g.
10. Lẩu lá rừng
Đến với Gia Lai đại ngàn, ngoài thắng
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm
nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà
thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ
sở thông qua món đặc sản của đồng bào Gia Lai đó là lẩu lá rừng.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác lạ.
Gia Lai
Tỉnh của Việt Nam
Gia
Lai nguồn gốc tên gọi bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một tộc người
bản địa có số dân đông nhất trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong
tiếng của người Eđê, Bana, Lào, Thái Lan và Campuchia để gọi vùng đất
này là Jarai, Charay,Ya-Ray có ... Wikipedia
Diện tích: 5.983 mi²
Dân số: 1,36 triệu (2013)
12 Danh lam thắng cảnh Gia Lai
Quản trị viên |
21 phút trước
| 16825 lượt xem
Trong
số những di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn,
hiện nay Gia Lai đã có 12 di tích và cụm di tích đã được Bộ Văn Hóa
Thông Tin cấp bằng công nhận. Số lượng di tích tuy không nhiều nhưng
phản ảnh khó rõ nét tiến trình lịch sử cũng như cảnh quan thiên nhiên
của địa phương, điền hình là những di tích về cách mạng kháng chiến như
làng kháng chiến Stơr - quê hương anh hùng Núp, chiến thắng Đăk Pơ, hoặc
các di tích văn hóa khác mà hiện nay đang được ngành du lịch khai thác
thu hút khá nhiều khách tham quan như di tích Biển Hồ.
Biển Hồ (Hồ Tơ Nuêng)
Biển Hồ (Hồ Tơ Nuêng)
Nằm cách trung tâm TP. Pleiku 6km về hướng Bắc. Biển Hồ trước đây
nguyên là một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm,
với diện tích khu vực 460 ha trong đó diện tích mặt nước khoảng 250 ha
và có độ sâu trung bình 15-18m. Dân trong vùng gọi Hồ là Biển và thế là
có tên Biển Hồ.
Hồ mang tên Tơ Nuêng - tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyển kể rằng: Làng Tơ Nuêng xưa to và đẹp lắm, dân bản sống yên vui hòa thuận, bổng một hôm núi lửa ập tới lấp làng Tơ Nuêng những người sống sót khóc thương làng minh và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về làng mà thành Hồ. Hồ giữ lại tên Tơ Nuêng, một kỷ niệm chung của bản làng,... ngày 16/11/1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng: Di tích danh thắng.
Biển Hồ ngoài tác dụng trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho dân cư
Tp. Pleiku, nó còn tạo ra một vùng sinh thái rộng lớn. Đặc biệt là các
di chỉ khảo cổ học được phát hiện tại Biển Hồ đã đem lại một bộ sưu tập
hiện vật phong phú, là bằng chứng chứng minh lịch sử lâu đời của mảnh
đất Gia Lai tươi đẹp và huyền bí...
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các chuyên gia địa lý, các nhà khảo cổ học thì nếu được đầu tư đúng mức Biển Hồ sẽ trở thành khu du lịch tổng hợp lý tưởng, bởi đây là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị của khu vực Bắc Tây Nguyên.
Di tích lịch sử - văn hoá Tây Sơn Thượng Đạo
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các chuyên gia địa lý, các nhà khảo cổ học thì nếu được đầu tư đúng mức Biển Hồ sẽ trở thành khu du lịch tổng hợp lý tưởng, bởi đây là một trong những tài nguyên du lịch có giá trị của khu vực Bắc Tây Nguyên.
Di tích lịch sử - văn hoá Tây Sơn Thượng Đạo
Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ
năm 1771. Vùng núi rừng An Khê của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của
cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo ở An Khê, đại quân
của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm
nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn
Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son
chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân
các dân tộc Gia Lai.
Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Bahnar, Jrai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Ngày 14-6-1991 quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ VH-TT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa, quần thể gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang trung - Nguyễn Huệ: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòa đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, kho tiền - nền nhà ông Nhạc.
Di tích lịch sử văn hoá nhà lao Pleiku
Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Bahnar, Jrai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Ngày 14-6-1991 quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ VH-TT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa, quần thể gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang trung - Nguyễn Huệ: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòa đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, kho tiền - nền nhà ông Nhạc.
Di tích lịch sử văn hoá nhà lao Pleiku
Di
tích ở trung tâm Tp Pleiku, cách Bưu điện tỉnh Gia Lai khoảng 300m về
phía Nam có thể đến Di tích bằng các loại phương tiện xe ôtô, môtô hoặc
đi bộ. Năm
1925, người Pháp cho xây cất Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm,
chủ yếu là người dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng
của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp
đã dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước.
Tháng 6-1948 chi bộ Nhà lao Pleiku được thành lập.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này, nhưng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại Nhà lao vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao,...
Ngày 15-3-1975, trước khí thế hừng hực sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17 giờ, tù chính trị tại nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku.
Ngày 12-12-1994, Bộ VH-TT đã ra Quyết định số 321/QĐ-BT công nhận Di tích lịch sử: Nhà lao Pleiku, thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku.
Di tích lịch sử văn hoá làng kháng chiến Stor
Cách thành phố Pleiku khoảng 70km về hướng Đông, làng Stơr (thuộc xã Nam, huyện Kbang) là nơi anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên, tại đây anh Núp đã phát động và lãnh đạo bà con dân làng đứng lên đánh Pháp, mô hình "làng kháng chiến" từ chiến trường Gia Lai ra đời. Làng Stơr và Anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của "Đất nước đứng lên" mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây Bán cầu.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này, nhưng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại Nhà lao vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao,...
Ngày 15-3-1975, trước khí thế hừng hực sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17 giờ, tù chính trị tại nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku.
Ngày 12-12-1994, Bộ VH-TT đã ra Quyết định số 321/QĐ-BT công nhận Di tích lịch sử: Nhà lao Pleiku, thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku.
Di tích lịch sử văn hoá làng kháng chiến Stor
Cách thành phố Pleiku khoảng 70km về hướng Đông, làng Stơr (thuộc xã Nam, huyện Kbang) là nơi anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên, tại đây anh Núp đã phát động và lãnh đạo bà con dân làng đứng lên đánh Pháp, mô hình "làng kháng chiến" từ chiến trường Gia Lai ra đời. Làng Stơr và Anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của "Đất nước đứng lên" mà tiếng vang còn vọng đến tận Tây Bán cầu.
Cách
thành phố Pleiku khoảng 70km về hướng Đông, làng Stơr (thuộc xã Nam,
huyện Kbang) là nơi anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên, tại đây anh
Núp đã phát động và lãnh đạo bà con dân làng đứng lên đánh Pháp, mô hình
"làng kháng chiến" từ chiến trường Gia Lai ra đời. Làng Stơr và Anh
hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của "Đất nước đứng lên" mà
tiếng vang còn vọng đến tận Tây Bán cầu.
Cuộc đời cách mạng của ông đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử, ông là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục.
Ngày 23-3-1993, làng Stơr đã được Bộ VH-TT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa: Làng Kháng chiến Stơr.
Thác Phú Cường
Cuộc đời cách mạng của ông đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử, ông là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục.
Ngày 23-3-1993, làng Stơr đã được Bộ VH-TT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa: Làng Kháng chiến Stơr.
Thác Phú Cường
Thác thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối Ia Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.
Thác Công Chúa
Thác thuộc xã la Mơ Nông huyện Chư Pah, cách TP Pleiku 50km về phía Tây Bắc, đây là một thác nước tự nhiên tuy không cao, nhưng địa hình rất đẹp. Thác nước được dàn trải bởi nhiều tầng đá thấp theo chiều xuôi xuống, với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy không dữ dội mà êm đềm. Với vẻ đẹp lãng mạng của mình, thác Công Chúa đúng như tên gọi của nó như một nàng Công Chúa giữa chốn rừng xanh.
Thác Ya Ma - Yang Yung
Cách thị trấn Kông Chro 3km, cách TP Pleiku 120 km về phía Đông, đây là hai thác nước được tạo bởi khúc gấp của sông Ba đoạn ngang qua thị trấn Kông Chro. Thác Ya Ma (còn gọi là thác nhỏ) dòng chảy êm dịu, trên nền những bậc đá nối tiếp nhau, đi bộ dọc theo chiều dòng chảy của sông khoảng 3 km ta gặp một thác nước khác có cột nước cao hơn, như được nứt ra từ giữa dòng sông, tạo thành hai vách đá dựng đứng hai bên, đó là thác Yan Yung (còn gọi là thác lớn).
Thác la Nhí
Thác Ia Nhí thuộc xã Nhơn Hòa huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 70km về phía Nam, được tạo bởi suối la Lốp, tuy không có độ cao bằng thác Phú Cường, song bề mặt của thác rộng, dòng chảy không dữ dội mà êm dịu. Đây là điểm du lịch sinh thái dã ngoại hấp dẫn, Công ty Dịch vụ - Du lịch tỉnh đã chọn khu vực thác la Nhí để mở tour du lịch cưỡi voi dã ngoại trong rừng và nghỉ ngơi picnic tại thác.
Thác Lệ Kim
Thuộc địa bàn xã la Tô, là một thắng cảnh đẹp của huyện la Grai, cách trung tâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía tây, được tạo thành từ suối Ia Pech, chảy vào sông Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ, với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.
Thác chín tầng
Thuộc
địa bàn xã Ia Sao, huyện Ia Grai, đây là dòng thác rất đặt biệt, cột
thác được phân cấp 9 tầng, dòng nước chảy mạnh, phong cảnh hai bên bờ
rất đẹp. Khách địa phương trong thành phố, đặc biệt là thanh niên thường
tổ chức picnic tại thác. Đây là một trong những điểm có nhiều lợi thế
cho đầu tư phát triển du lịch.
Thuỷ điện Ialy
Thuỷ điện Ialy
Công trình thủy điện Ia Ly được xây dựng trên sông Sê San, một con sông lớn Tây Nguyên. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình, với công suất 720MW và sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ Kwh.
Quá trình xây dựng và vận hành Nhà máy Thuỷ điện Ia Ly có ảnh hưởng lớn đối với đời sống KT - VH - XH... đối với Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, đã tạo cho hàng chục nghìn lao động của địa phương, góp phần nâng cao dân trí của đồng bào trong vùng.
Tổng công suất có thể khai thác của toàn bộ sông Sê San ước khoảng
1.500 MW, trong đó Ia Ly chiếm gần một nửa. Trên và dưới thủy điện Ia Ly
dự kiến xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện khác: Sê San 3, Sê San 4,
Plei Krông và Thượng Kon Tum. Sê San 3 và Sê San 4 là những nhà máy nằm
phía hạ lưu của thủy điện Ia Ly.
Thác Ia Ly nổi tiếng ngày xưa nay được thay bằng cảnh đẹp đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên, với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km2 và dung tích 1,03 tỉ m3 (ứng với mức nước dâng bình thường 515m). Nơi đây sẽ là một điểm du lịch tuyệt vời về cảnh quan và môi trường, đồng thời còn là nơi cung cấp các loài thủy sản nước ngọt cho Tây Nguyên.
Hồ Ayun hạ
Thác Ia Ly nổi tiếng ngày xưa nay được thay bằng cảnh đẹp đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên, với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km2 và dung tích 1,03 tỉ m3 (ứng với mức nước dâng bình thường 515m). Nơi đây sẽ là một điểm du lịch tuyệt vời về cảnh quan và môi trường, đồng thời còn là nơi cung cấp các loài thủy sản nước ngọt cho Tây Nguyên.
Hồ Ayun hạ
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn
lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun
Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai -
huyện Ayun Pa, cách Tp. Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ
thuộc địa phận xã HBông huyện Chư Sê.
Phát hiện chấn động ở Gia Lai: Di tích cổ nhất về sự xuất hiện của con người ở Việt Nam?
Thứ Hai, 11/04/2016 12:48
(Thethaovanhoa.vn) -
Ngày 11/4, Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học,
cho biết các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia
Lai, tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất
hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ giữa năm 2014, các nhà khảo cổ học Việt - Nga đã khai quật di tích Gò Đá và Rộc Tưng. Năm 2016, đoàn khai quật khảo sát một số di tích đã biết trước đây như Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn và Gò Đá, phát hiện mới di tích Rộc Nếp (xã Cửu An).
* Những phát hiện mới
Đợt khảo sát này đã phát hiện mới 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn, nâng số lượng bộ sưu tập hiện có thành 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ Đá cũ thế giới.
Đoàn khảo cổ khảo sát địa trạng phát hiện di chí khảo cổ Gò Đá, phường An Bình, thị xã An Khê. (Ảnh: báo Gia Lai)
Đáng
chú ý nhất là đã phát hiện 11 di tích Đá cũ sơ kỳ nằm xung quanh khu
vực Rộc Tưng, hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng
bồn địa xã Xuân An, thị xã An Khê.
Về tính chất của di tích, đây là các di tích cư trú và nơi chế tác công cụ đá của người nguyên thủy. Di tồn văn hóa duy nhất còn lại trong tầng văn hóa là công cụ đá do con người chế tác và sử dụng. Di tồn tự nhiên đáng chú ý và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định niên đại của các di tồn văn hóa ở đây là các mảnh tectit (thiên thạch) rơi từ ngoài hành tinh vào trái đất.
Hiện chưa tìm thấy di cốt người cũng như di tích động thực vật vì các di tích phân bố ở ngoài trời nên các vật chất hữu cơ qua quá trình lâu dài đã bị phân hủy.
Trên mặt bằng tầng văn hóa Rộc Tưng 1 có hiện tượng tập trung cao các mảnh đá quartz và các tảng cuội sông, trong đó có công cụ lao động và các mảnh tectit. Có khả năng đây là kiến trúc mặt bằng nơi cư trú của người nguyên thủy đã được tôn nền để chống lầy lội vào mùa mưa. Để kiểm định giả thiết này, cần mở rộng diện tích khai quật, thu thập thêm bằng chứng trong thời gian tới.
Các vật dụng đồ đá cũ được trưng bày tại Bảo tàng Quang Trung (thị xã An Khê, Gia Lai) - Ảnh: Tuoitre.vn
Về
kỹ nghệ công cụ đá, các công cụ đá được làm từ cuội sông/suối có độ mài
mòn kém, chất liệu đá quartz, quartzite hoặc trầm tích silic. Nhóm công
cụ ghè thô thường được chế tác đơn giản, ghè trực tiếp, kích thước lớn
chiếm một tỷ lệ khá lớn trong sưu tập.
Có một số công cụ mảnh tước thô (nạo, công cụ cắt khía) cùng với các hạch đá có sự tồn tại của kỹ thuật tách mảnh từ hạch đá lớn và sử dụng công cụ mảnh nhưng không thực sự phổ biến. Loại hình công cụ nổi bật là những mũi nhọn lớn hình khối tam diện, công cụ ghè hết một mặt.
Đáng chú ý nhất trong các sưu tập công cụ đá ở đây là các công cụ ghè hai mặt, đặc biệt là những chiếc rìu tay được gia công với trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao mang đặc trưng tiêu biểu của rìu tay giai đoạn tối cổ của nhân loại - kiểu rìu tay Acheulean của sơ kỳ thời đại Đá cũ trên thế giới.
* Xác định niên đại
Về niên đại, các chuyên gia nghiên cứu Việt - Nga dự đoán các di tích khảo cổ An Khê đều nằm trên thềm cổ nhất của sông Ba, có tuổi sơ kỳ Cánh tân, cách ngày nay trên dưới 1 triệu năm. Tectit Việt Nam nằm trong vùng trường Australia - Đông Dương, có tuổi từ 77 vạn đến 80 vạn năm.
Hiện hơn 20 mẫu tectit ở Việt Nam đã được phân tích niên đại, trong đó mẫu tectit ở thềm cổ sông Ba tại Cheo Reo, cùng thềm với vùng An Khê có tuổi 77 vạn năm. Như vậy, tuổi của các chế phẩm bằng đá do con người làm ra ở An Khê ít nhất phải tương đương hoặc cổ hơn thế.
Mặt khác, khi phân tích so sánh về mặt hình thái và kỹ thuật sưu tập công cụ đá ở An Khê với một số di tích sơ kỳ khác ở Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, những người tham gia khai quật/nghiên cứu cho rằng, các chế phẩm tìm thấy ở An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn. Tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê là tương đương với giai đoạn Người vượn đứng thẳng và là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới.
Các nhà khảo cổ thông báo kết quả khai quật ở An Khê
Một
số nhà khoa học kiến nghị thêm nhiều phương pháp để định tuổi tectit,
phân tích địa tầng cũng như tìm thêm bằng chứng khác để liên kết với
những phát hiện đã có, đang có, tạo những kết quả đáng tin cậy.
* Xứng đáng là "di tích cấp quốc gia đặc biệt"
Phát hiện này là bằng chứng khẳng định, thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam; là bước ngoặt trong nhận thức giai đoạn bình minh của lịch sử dân tộc.
Trong một thời gian dài, do không có tài liệu khảo cổ học soi rọi nên đã tồn tại quan điểm đối lập về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Theo đó, ở phương Tây sớm xuất hiện rìu tay, thể hiện cho sự tiến bộ, năng động của con người, còn phương Đông bảo lưu lâu dài công cụ cuội ghè đẽo thô sơ dạng chopper, thể hiện cho khu vực bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và hầu như không có đóng góp gì cho nhân loại.
Những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê không chỉ bác bỏ quan điểm sai trái này, mà còn bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới.
Trên thế giới, người tối cổ (người vượn) xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 - 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ - từ vượn thành người - đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ, trong đó có di tích Núi Đọ (Thanh Hóa). Trong ảnh: Công cụ và mảnh tước Núi Đọ
Công cuộc khai quật nghiên
cứu còn đang tiến hành nhưng những tư liệu thu được bước đầu có giá trị
quan trọng cho việc biên soạn lịch sử quốc gia, làm cơ sở cho việc
trưng bày tại các bảo tàng, hướng tới xây dựng vùng An Khê thành trung
tâm nghiên cứu lịch sử văn hóa nhân loại ở tầm quốc gia và quốc tế, góp
phần thiết thực vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở Tây
Nguyên nói chung và vùng đất An Khê nói riêng.
Đồng thời, Viện Khảo cổ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đặc cách cụm sơ kỳ thời đại đá cũ ở An Khê là di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Từ giữa năm 2014, các nhà khảo cổ học Việt - Nga đã khai quật di tích Gò Đá và Rộc Tưng. Năm 2016, đoàn khai quật khảo sát một số di tích đã biết trước đây như Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn và Gò Đá, phát hiện mới di tích Rộc Nếp (xã Cửu An).
* Những phát hiện mới
Đợt khảo sát này đã phát hiện mới 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn, nâng số lượng bộ sưu tập hiện có thành 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ Đá cũ thế giới.
Đoàn khảo cổ khảo sát địa trạng phát hiện di chí khảo cổ Gò Đá, phường An Bình, thị xã An Khê. (Ảnh: báo Gia Lai)
Về tính chất của di tích, đây là các di tích cư trú và nơi chế tác công cụ đá của người nguyên thủy. Di tồn văn hóa duy nhất còn lại trong tầng văn hóa là công cụ đá do con người chế tác và sử dụng. Di tồn tự nhiên đáng chú ý và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định niên đại của các di tồn văn hóa ở đây là các mảnh tectit (thiên thạch) rơi từ ngoài hành tinh vào trái đất.
Hiện chưa tìm thấy di cốt người cũng như di tích động thực vật vì các di tích phân bố ở ngoài trời nên các vật chất hữu cơ qua quá trình lâu dài đã bị phân hủy.
Trên mặt bằng tầng văn hóa Rộc Tưng 1 có hiện tượng tập trung cao các mảnh đá quartz và các tảng cuội sông, trong đó có công cụ lao động và các mảnh tectit. Có khả năng đây là kiến trúc mặt bằng nơi cư trú của người nguyên thủy đã được tôn nền để chống lầy lội vào mùa mưa. Để kiểm định giả thiết này, cần mở rộng diện tích khai quật, thu thập thêm bằng chứng trong thời gian tới.
Các vật dụng đồ đá cũ được trưng bày tại Bảo tàng Quang Trung (thị xã An Khê, Gia Lai) - Ảnh: Tuoitre.vn
Có một số công cụ mảnh tước thô (nạo, công cụ cắt khía) cùng với các hạch đá có sự tồn tại của kỹ thuật tách mảnh từ hạch đá lớn và sử dụng công cụ mảnh nhưng không thực sự phổ biến. Loại hình công cụ nổi bật là những mũi nhọn lớn hình khối tam diện, công cụ ghè hết một mặt.
Đáng chú ý nhất trong các sưu tập công cụ đá ở đây là các công cụ ghè hai mặt, đặc biệt là những chiếc rìu tay được gia công với trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao mang đặc trưng tiêu biểu của rìu tay giai đoạn tối cổ của nhân loại - kiểu rìu tay Acheulean của sơ kỳ thời đại Đá cũ trên thế giới.
* Xác định niên đại
Về niên đại, các chuyên gia nghiên cứu Việt - Nga dự đoán các di tích khảo cổ An Khê đều nằm trên thềm cổ nhất của sông Ba, có tuổi sơ kỳ Cánh tân, cách ngày nay trên dưới 1 triệu năm. Tectit Việt Nam nằm trong vùng trường Australia - Đông Dương, có tuổi từ 77 vạn đến 80 vạn năm.
Hiện hơn 20 mẫu tectit ở Việt Nam đã được phân tích niên đại, trong đó mẫu tectit ở thềm cổ sông Ba tại Cheo Reo, cùng thềm với vùng An Khê có tuổi 77 vạn năm. Như vậy, tuổi của các chế phẩm bằng đá do con người làm ra ở An Khê ít nhất phải tương đương hoặc cổ hơn thế.
Mặt khác, khi phân tích so sánh về mặt hình thái và kỹ thuật sưu tập công cụ đá ở An Khê với một số di tích sơ kỳ khác ở Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc, những người tham gia khai quật/nghiên cứu cho rằng, các chế phẩm tìm thấy ở An Khê còn có một số nét cổ xưa hơn. Tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê là tương đương với giai đoạn Người vượn đứng thẳng và là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới.
Các nhà khảo cổ thông báo kết quả khai quật ở An Khê
* Xứng đáng là "di tích cấp quốc gia đặc biệt"
Phát hiện này là bằng chứng khẳng định, thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam; là bước ngoặt trong nhận thức giai đoạn bình minh của lịch sử dân tộc.
Trong một thời gian dài, do không có tài liệu khảo cổ học soi rọi nên đã tồn tại quan điểm đối lập về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Theo đó, ở phương Tây sớm xuất hiện rìu tay, thể hiện cho sự tiến bộ, năng động của con người, còn phương Đông bảo lưu lâu dài công cụ cuội ghè đẽo thô sơ dạng chopper, thể hiện cho khu vực bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và hầu như không có đóng góp gì cho nhân loại.
Những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê không chỉ bác bỏ quan điểm sai trái này, mà còn bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới.
Trên thế giới, người tối cổ (người vượn) xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 - 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ - từ vượn thành người - đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ, trong đó có di tích Núi Đọ (Thanh Hóa). Trong ảnh: Công cụ và mảnh tước Núi Đọ
Đồng thời, Viện Khảo cổ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đặc cách cụm sơ kỳ thời đại đá cũ ở An Khê là di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Minh Nguyệt (TTXVN)
10 món đặc sản nổi tiếng của tỉnh Gia Lai
0
Du khách có dịp đến vùng đất Gia Lai sẽ
không chỉ có cơ hội ngắm những cảnh đồi núi mênh mông bất tận, hay tìm
hiểu những phong tục tập quán của người dân nơi đây mà còn có cơ hội
được thưởng thức những món ăn đặc sản ngon lạ, hấp dẫn không nơi nào có
được.
Ai đã đến Tây Nguyên nắng gió hẳn sẽ bị
cuốn hút bởi vô vàn đặc sản nơi đây, từ thịt rừng thơm ngon đến các món
cây nhà lá vườn dân dã. Gia Lai, vùng đất đại ngàn hùng vĩ, cuốn hút du
khách khắp nơi không chỉ bởi không khí tuyệt vời sơn cước mà còn bởi văn
hóa ẩm thực khác lạ, đậm chất Tây Nguyên hoang dã.
1. Cơm nướng ống (cơm lam)
Cơm nướng ống là cách gọi ở miền núi phía
Bắc và sau này người Kinh áp dụng đối với đồng bào Tây Nguyên. Món này
còn được gọi là cơm lam, thường xuất hiện trong các bữa ăn ở vùng núi,
đặc biệt là Kon Tum, Gia Lai.
Cách làm món cơm này khá đơn giản, chỉ cần ống nứa (hoặc vầu, lồ ô) tươi có một đầu được bít lại, sau đó cho gạo nương đã được ngâm vào. Người dân tiếp tục đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng nút chặt lại, đặt lên bếp lửa cháy và chờ đến khi cơm chín. Người nướng phải khéo léo để cơm không sống hoặc bị nhão.
2. Phở Khô (phở hai tô)
Cũng tại Gia Lai, du khách còn có thể tìm
thử một món khác không kém phần đặc trưng, đó chính là phở khô. Món này
có tên gọi khác là phở hai tô, vì khi thưởng thức, thực khách sẽ được
phục vụ hai tô, gồm bánh phở và nước súp.
Bánh phở làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, săn và mịn, khi trụng nóng sợi phở sẽ mềm dai. Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, vón cục để khách dễ thêm tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt.
Tô phở khô nhất định không thể thiếu thịt heo bằm nhỏ, gà xé sợi và hành khô phi giòn. Còn tô nước lèo gồm nước ninh gà, thịt bò tái hoặc bò gân, bắp hay bò viên tùy khẩu vị mỗi người. Rau ăn kèm với phở khô là xà lách, húng quế, giá trụng.
Khi thưởng thức phở khô, bạn sẽ chủ động gia giảm nêm trộn theo khẩu vị. Gắp một đũa phở cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai ngọt của sợi phở, thơm đậm đà của tương, giòn của giá và ngọt thanh của nước lèo.
Du khách đến Gia Lai, có thể bắt gặp cơm nướng ống ở hầu hết bữa ăn cùng người dân địa phương. Còn đối với phở khô, bạn có thể ăn ở quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Giá một tô phở khoảng 25.000 đến 35.000 đồng.
3. Mật ong rừng Gia Lai
Thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai một
vùng đất màu mỡ mà bất kỳ loại cây nào nơi đây cũng xanh tốt xum xuê.
Mỗi mùa hoa cà phê hay mùa hoa cúc quỳ nở sẽ thu hút đàn ong tìm đến hút
mật.
Mật ong ở Gia Lai có vị ngọt thanh, màu vàng sậm, người ta thường dùng mật ong như một vị thuốc trong đông y. Màu vàng óng ánh trong suốt đặc quánh, độ kết dính cao, có mùi thơm có màu vàng nhạt trông rất trong. Dùng một que tre sạch khuấy đều lên, nếu trong mật ong có trộn lẫn các chất khác thì bạn sẽ thấy màu đục hiện lên, còn mật ong chính hiệu thì không có hiện tượng ấy.
4. Bún mắm cua
Đây là món ăn rất đặc biệt, ai chưa biết
ăn khi ngửi mùi sẽ có cảm giác lạ. Nhưng khi đã biết ăn rồi thì nó trở
thành món ăn không thể nào quên được. Để có một bát bún mắm cua ngon,
người làm cũng hết sức kỳ công mới chế biến ra được món ăn này.
Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm… Cua đồng là một thành phần quan trọng, chủ đạo của món ăn này nên người bán thường lựa chọn cua rất kỹ. Theo kinh nghiệm của người dân, vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt cua ngọt và chắc hơn mùa khô.
Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn… tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.
5. Măng chua rừng
Trong những miếng ngon của rừng, măng
chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã
dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến
độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay,
đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên
no…
Khoảng tháng 5 Âm lịch, mùa mưa bắt đầu cũng là lúc rừng le cho những búp măng non ngon ngọt. Măng sau khi hái về thái mỏng, phơi nắng hoặc sấy lò, làm thành món đặc sản không phải ở đâu cũng có được.
Trong tất cả các loại măng thì măng le được ưa chuộng nhất bởi đặc ruột, lại ngọt, bùi, không có vị đắng, lúc tươi thì vị mát lành, khi phơi khô lại có độ giòn dai. Và cũng chỉ có măng khô làm tại Gia Lai mới được nhiều thực khách ưa chuộng
6. Muối kiến vàng
Loại muối độc nhất vô nhị – món ngon Gia Lai,
làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai) có thể
khiến nhiều người lắc đầu nguầy nguậy khi nhìn. Nhưng nếu đã nếm qua
hương vị hoang sơ này một lần thôi, sẽ hiểu vì sao, lên Gia Lai, nhất
định mua muối kiến vàng về làm quà hoặc ăn dần.
Để làm món này, người dân phải đi tìm bắt kiến vàng, loài sống sâu trong rừng. Sau đó, đem rang sơ, rồi đem giã với ớt cay thật cay, cộng thêm vài loại lá rừng, muối hột, thế mà thành một thứ chấm thịt nướng tuyệt vời.
Vị mặn riêng của kiến cùng với axit trong bụng chúng chua chua như muối và chanh kết hợp cái cay ớt, hăng hăng của thân kiến và nhiều lá lạ, rất cuốn hút.
7. Cà phê Pleiku
Người dân Pleiku – đặc sản Gia Lai
– đã thành thói quen mỗi sáng với tách cà phê đậm đặc, vừa nóng vừa
thơm, vị đắng ở đầu lưỡi tan dần thành vị ngọt đắng, đó là cảm giác của
người phố núi. Hoa cà phê thơm ngào ngạt sẽ níu chân du khách khi đi
ngang qua những trang trại cà phê bạt ngàn ở Gia Lai.
Người Pleiku không đơn thuần coi cà phê là một thức uống mà cao hơn thế nó là một nhu cầu thưởng thức mỗi ngày. Và việc mời nhau đi uống cà phê là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Phố núi. Bạn tôi ở thủ đô Hà Nội, lúc nào gọi điện cũng tấm tắc: Cà phê nhà các cậu ngon thật. Người ấy làm kinh doanh đi khắp Bắc-Trung-Nam, “tín đồ” cà phê và chỉ cà phê, ngày mấy cữ cũng được. Vào Pleiku lần nào bạn cũng cùng tôi đi khắp các quán trong phố thưởng thức và so sánh, để khi về va ly hành lý bao giờ cũng thêm mấy cân cà phê các loại từ Thu Hà, Phiên Phương, Dinh Điền, Thanh Thủy…
8. Bún mắm nêm
Đây là món ăn dân dã của người dân phố
núi Pleiku. Thành phần món ăn đơn giản với bún và mắm cùng một ít rau
sống. Đơn giản là thế, nhưng với những người đã một lần thưởng thức món
ăn này sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà mà nó mang lại.
Sự pha trộn hương vị làm nên một món ăn đậm đà và ngon miệng.Mắm nêm là thành phần chính, quyết định sự ngon miệng của món ăn. Mắm nêm được làm từ cá cơm rửa sạch, ướp với muối theo một tỷ lệ nhất định, cho vào hũ đậy kín lại. Tùy theo thời tiết và nhiệt độ mà mắm có thể chín sau khoảng từ 7 đến 9 ngày. Khi đó mắm hơi sền sệt và có mùi thơm ngào ngạt mà mùi lạ đặc trưng. Khi ăn với bún, mắm được thêm vào nhiều gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường và dứa bằm nhỏ để làm dịu vị mặn và dậy mùi thơm rất ngon.
Một bát mắm đầy đủ với rau sống xếp dưới cùng, bên trên là bún tươi, rồi đến thịt luộc, chả, nem, ít dưa leo cùng chén mắm nêm và mang ra cho thực khách. Chan mắm nêm vào tô bún và trộn đều, trộn đến đâu, mùi mắm nêm thơm nức bốc lên, kích thích vị giác của bạn, tạo cảm giác muốn ăn ngay.
9. Bò một nắng
Bò một nắng cũng như những sản vật khác
của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ
miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên. Và cao
nguyên Sơn Hoà lại là đồng cỏ chuyên chăn nuôi bò nên món bò một nắng
gặp đúng “địa lợi, nhân hoà” để phát triển và quảng bá xuống Tuy Hoà.
Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá
ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi
rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị
xứ biển. Sự giao hoà miền núi và miền xuôi đó mà thành cái tên “bò một
nắng hai sương”.
Để làm món bò một nắng, người ta chọn thịt đùi hoặc thịt thăn. Thịt bò được lạng theo chiều dọc sớ, lớn cỡ bàn tay dày non một phân, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi nắng. Hôm nào trời quang, chỉ cần phơi một nắng là được; nếu nắng yếu hoặc trời mưa thì sấy bằng lò than. Sau khi phơi nắng hoặc sấy cứ một ký thịt còn khoảng 700 – 800g.
10. Lẩu lá rừng
Đến với Gia Lai đại ngàn, ngoài thắng
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm
nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà
thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ
sở thông qua món đặc sản của đồng bào Gia Lai đó là lẩu lá rừng.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác lạ.
Thanh Xuân
Nhận xét
Đăng nhận xét