VÕ THUẬT TINH HOA 37
(ĐC sưutầm trên NET)
Thuật ném phi tiêu: Vũ khí lợi hại trong Võ thuật
Khám phá bí ẩn của phương thức chiến đấu Lý Tiểu Long
– Năm 2000 chính quyền Mỹ tuyên bố phát hành 1 loại vé để xem các bộ phim chiếu về những bộ phim mà Lý Tiểu Long đã từng tham gia sau đó những bộ phim như ” Điệp viên 007″… cũng đều chịu sự ảnh hưởng bởi anh ấy. Kế đó anh ấy được bình chọn là 1 trong 3 nhà nghệ nhân vinh dự của thế giới đồng thời cũng là người Hoa đầu tiên. Là 1 trong 100 nhân vật vĩ đại nhất toàn cầu cho đài truyền hình của Mỹ công bố năm 2000.
– Là 1 trong 200 hình tượng văn hoá lịch sử của thế giới.
Tin này do đài truyền hình Mỹ thực hiện vào tháng 7/2003
Tôi tin rằng linh hồn là trụ cột của thế xác, ngày qua đời cũng là ngày được giải thoát, nhưng tinh thần không bao giờ chết hy vọng chúa sẽ tiếp nhận linh hồn của anh .
Anh ấy mãi mãi là Huyền Thoại võ thuật chân chính….
Mỗi ngày một tuyệt kỹ: Cú đấm Straight
Mỗi ngày một tuyệt kỹ: push kick
Mỗi ngày một tuyệt kỹ: Slam
Thuật ném phi tiêu: Vũ khí lợi hại trong Võ thuật
Khó có thể nói đích xác
thời điểm xuất hiện của thuật ném phi tiêu ở Nhật Bản. Thời xa xưa, phụ
nữ nhật đã biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn
(Kaiken) và cây trâm cài tóc (Kazashi). Dao và trâm thường dài độ 8-9cm
và trong tầm gần, chúng có thể được ném đi như phi tiêu. Với kích thước
nhỏ bé dễ cất dấu, mũi bén nhọn thường tẩm thuốc độc, một cây trâm cài
tóc khi hữu sự trở nên vô cùng nguy hiểm.
1. Lịch sử của thuật ném tiêu
Khó có thể nói đích xác thời điểm xuất
hiện của thuật ném phi tiêu ở Nhật Bản. Thời xa xưa, phụ nữ Nhật đã biết
sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken) và cây
trâm cài tóc (Kazashi). Dao và trâm thường dài độ 8-9cm và trong tầm
gần, chúng có thể được ném đi như phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất
dấu, mũi bén nhọn thường tẩm thuốc độc, một cây trâm cài tóc khi hữu sự
trở nên vô cùng nguy hiểm.
Thuật ném phi tiêu Shuriken-Jutsu
(Shuriken: phi tiêu; Jutsu: nghệ thuật) bắt nguồn từ cách sử dụng những
mũi dao nhọn làm bằng sắt hay thép dài từ 7-22cm. Sau đó là sự phát
triển của đoản kiếm (Tanto) và cuối cùng lại trở về với phi tiêu. Có thể
đoản kiếm không được chuộng vì đắt tiền và không tiện để ném, không thể
mang theo người nhiều như phi tiêu. Hiện nay võ Nhật có 3 trường phái
sử dụng phi tiêu được biết đến nhiều nhất: Negishi-ryu, Shirai-ryu và
Chisin-ryu.
2. Các loại phi tiêu
Căn cứ vào hình dạng, chúng ta có khoảng
20 loại phi tiêu. Có loại nhọn 1 đầu, có loại nhọn cả 2 đầu; dài, ngắn,
dầy, mỏng… khác nhau. Dù mang hình dáng nào, phi tiêu cũng phải đáp ứng
được hai đòi hỏi tiên quyết:
– Gọn, nhỏ dễ mang theo người.
– Khi được ném ra, chúng phải khó thấy để né tránh.
Điều này giải thích tại sao khi sử dụng
phi tiêu, người ta thường để cho địch thủ đến gần. Khoảng cách càng
ngắn, tiêu ném càng chính xác, bất ngờ.
3. Cầm phi tiêu
Phi tiêu được nằm gọn trong lòng bàn tay
với 4 ngón duỗi thẳng, ngón cái giữ phi tiêu ở vị trí cố định. Đầu nhọn
có thể hướng ra phía đầu ngón tay hay quay về phía cổ tay.
Nếu nhắm vào mục tiêu ở gần, ta để cho
phần mũi nhọn ló ra khỏi các đầu ngón tay nhiều và ngược lại, ta cầm phi
tiêu với mũi nhọn thấp khi muốn ném xa.
4. Kỹ thuật ném phi tiêu
Trước hết, khi ném phải giữ cổ tay thật thẳng. Nếu bạn cong hay quặc cổ tay, mũi phi tiêu sẽ xoáy quá đà trên đường tới đích.
Kế đến là khoảng cách từ bạn đến đích.
Kỹ thuật ném thay đổi tùy theo khoảng cách xa hay gần. Phi tiêu khi được
ném ra sẽ xoay theo vòng tròn trước khi chạm đích. Bạn phải tính toán
được số vòng quay của phi tiêu tùy theo đích ném xa hay gần. Ở tầm ném
gần, phi tiêu chỉ xoay 1/2 vòng trước khi đến đích. Ở khoảng cách xa,
phi tiêu sẽ xoay 1 vòng hay nhiều vòng. Nếu ném gần, chú ý cách cầm phi
tiêu với mũi nhọn ra khỏi đầu ngón tay nhiều, bước chân bỏ tới rộng,
chồm người về phía trước khi ném, phi tiêu sẽ đi nhanh và mạnh hơn.
Khi ném xa, cầm phi tiêu thấp hơn so với khi ném gần, đứng thẳng người, nhắm kỹ trước khi ném.
Khi bắt đầu tập luyện, nên đứng gần đích
độ vài mét. Nếu bạn cầm phi tiêu mũi nhọn hướng ra phía đầu ngón tay,
khi ném nó sẽ bay thẳng tới đích, không xoay vòng. Sau đó bạn bước lui
xa thêm vài bước nữa. Cứ thế mà bạn tìm ra khoảng cách thích hợp cho phi
tiêu xoay đủ một vòng trước khi đến đích. Với một người tầm vóc trung
bình, khoảng cách đó nằm trong khoảng 4-5m. Tiếp tục đứng xa dần đích,
tìm khoảng cách thích hợp cho 1 vòng rưởi, 2 vòng và hơn nữa. Nếu bạn
thuận tay phải, đứng chân phải trước, khi ném chân trái bước lên. Nếu
phi tiêu chạm ngay đích với mũi nhọn hướng lên, bạn bước lui 1 hay 2
bước.
Nếu phi tiêu chạm đích với mũi quay
xuống, bạn bước lên 1 hay 2 bước. Nếu phi tiêu chạm đích với phần đuôi
không nhọn hoặc có lúc xoay mũi lên, có lúc xoay xuống, bạn nên chú ý
lại cổ tay, có thể bạn đã cong cổ tay khi ném. Mỗi khi tìm ra khoảng
cách thích hợp, đánh dấu điểm đứng hay đo khoảng cách đó. Dần dần bạn sẽ
quen ước lượng và chọn đúng khoảng cách thích hợp cho mỗi lần ném. Sự
chính xác sẽ hoàn thiện dần qua quá trình tập luyện kiên trì.
5. Chọn đích ném phi tiêu
Việc chọn đích thích hợp để tập ném khá
đơn giản. Bạn có thể chọn những miếng ván dầy 4-5cm, dài độ 1-1,2m, đóng
dính lại bằng 2 miếng gỗ chéo ở 2 mặt sau. Nên chọn loại gỗ thông vì
chúng có độ mềm thích hợp cho việc luyện tập. Gốc cây, bức tường gỗ của
căn nhà bỏ hoang… tất cả đều có thể biến thành đích ném, miễn là phi
tiêu cắm vào được. Nếu muốn, bạn có thể sơn những vòng đồng tâm trên gỗ
để tập.
6. An toàn trong luyện tập ném phi tiêu
Dù nhỏ bé nhưng phi tiêu làmột vũ khí
nguy hiểm nếu như bạn sử dụng bất cẩn. Trong lúc tập ném, phải hết sức
thận trọng, không để người xem đến gần đường ném và đích. Phi tiêu có
thể bị nẩy dội khi chạm đích, văng ra chung quanh. Đừng ném bừa bãi vào
của cải vật chất công cộng hay cá nhân, cất giữ ngoài tầm tay của trẻ
con.
7. Cách làm phi tiêu
Phi tiêu được làm bằng thép, chiều dài
14cm và 18cm là thích hợp nhất, nhọn một đầu. Phần nhọn khoảng 2,5cm
tính từ mũi. Bạn nên làm nhiều phi tiêu để dễ tập, đỡ mất thời gian phải
đi lại thu hồi các phi tiêu đã ném. Các võ sĩ đạo thường mang theo
người 5-6 phi tiêu một lúc.
Nguồn: Internet
Khám phá bí ẩn của phương thức chiến đấu Lý Tiểu Long
Nhiều người thắc mắc
không biết công phu của Lý Tiểu Long bắt nguồn từ đâu? Rõ ràng anh có ba
năm học Vĩnh Xuân Quyền với võ sư Diệp Vấn. Sau này anh có tập thêm
karate, quyền anh, quyền Thái, nhưng chừng ấy vẫn chưa thể gọi là đủ.
Chính những tố chất thông minh, hiếu
thắng, gan dạ, ý chí sắt đá, đam mê khổ luyện, dày dạn trận mạc… mới
tạo nên thần tượng Lý Tiểu Long trong võ thuật, với quan điểm chiến đấu
rất rõ ràng: vô chiêu, tức thời, trực tiếp, đơn giản, hiệu quả. Đòn thế
của anh không hề rườm rà, bao giờ cũng dứt khoát, rõ ràng và thuyết
phục. Anh đặt tên cho nghệ thuật chiến đấu ấy là Triệt quyền đạo. Không
lâu sau, Triệt quyền đạo trở thành môn phái mà chính anh là người sáng
lập.(Translate into english:many
people don’t understand where is the kung fu of bruce lee start?He had 3
years learn wing chun to Yip Man.Then he learn karate, boxing, thai
boxing, but that is’n enough.by his smart, and the intrepid, he have a
think:”no fight, direct, simple, efective, not cumbersome.And then, he
found “jeet kune do”)
Lý Tiểu Long đã tự biết tìm cho mình một
lối đi riêng trong sự nghiệp võ thuật và những bí kíp đó của anh sau
này đã trở thành cẩm nang gối đầu cho những môn sinh hậu thế. Tiểu Long
coi trọng 3 yếu tố được anh xem là điều cốt yếu nhất khi luyện võ.(Lee found his way)
-Thứ nhất, về tâm:(Mind): Trong một cuộc đấu, tâm quyết chí là
người thắng trận; khi gặp sóng gió, tâm luôn giữ bình thản. Lý có câu
nói nổi tiếng: “Dù bạn muốn làm gì đi nữa cũng đừng mất bình tĩnh. Giữ
tâm tịnh. Đánh giá hoàn cảnh thực sự bạn đang phải đối phó và tìm cách
chế ngự, không ảo giác và không tưởng tượng. Không làm việc gì quá độ.
Giữ xác và thần thoải mái để đối phó hung hiểm bên ngoài”.(Lee
said:”Always keep your brain is relax.Calm down in every
circumstances.Have to know the real circumstances, don’t image.Don’t do
anything too much”)
-Thứ hai, về cặp mắt:(The eyes):Trước
và trong khi tranh hùng mắt cần phải nhận định được càng nhiều biến
động càng tốt. Cẩn thận để ý đến cùi chỏ và đầu gối là điều cần thiết.
Và không lúc nào võ sinh chớp mắt hoặc quay đầu vì điều đó sẽ làm mất đi
võ khí lợi hại nhất là sự quan sát tình thế.(Always see the situation as much as possiple.Careful your knees, elbow.Don’t blink or rotate your head)
-Thứ ba, về yếu tố thăng bằng:(Balance): Điều này võ sinh cần luyện tập luôn luôn để có thể phát huy tối đa sự uyển chuyển và vững chắc của bộ pháp. Cũng có nghĩa là võ sinh phải khổ luyện để bộ cước không mất sức mạnh dưới áp lực khi lâm trận.(You must relax your leg to keep the balance when you fight or moving.And of course, you must have a strong leg)
-Thứ ba, về yếu tố thăng bằng:(Balance): Điều này võ sinh cần luyện tập luôn luôn để có thể phát huy tối đa sự uyển chuyển và vững chắc của bộ pháp. Cũng có nghĩa là võ sinh phải khổ luyện để bộ cước không mất sức mạnh dưới áp lực khi lâm trận.(You must relax your leg to keep the balance when you fight or moving.And of course, you must have a strong leg)
Bên cạnh những bí quyết cơ bản đó Lý
Tiểu Long còn có nhiều sáng kiến khác. Vào thập niên 50, môn sinh võ
thuật Trung Hoa rất tôn trọng truyền thống. Họ tin rằng tập tạ sẽ làm
chậm đi tốc độ của võ sĩ. Nhưng Lý tìm ra cách khắc phục điều đó. Lý bắt
đầu bằng cách tập tạ nặng và cử tạ chậm trước tiên, rồi Lý giảm độ nặng
của tạ nhưng tăng cường độ cử tạ. Lý tiếp tục làm vậy cho đến khi cường
độ cử tạ đến mức nhanh nhất và tốc độ của việc tập cũng nhanh theo. Với
phương cách này bắp thịt của Lý phát triển và tăng sức mạnh mà không bị
giảm tốc độ.
(do the heavily weightlifting slowly
first then you do it fastest you can with a light weightlifting.It will
help you to develop strength and still keep your speed.Because martial
artists think weightlifting will make you slower)
Có thể nói Vĩnh Xuân Quyền gắn liền với
tên tuổi của Lý Tiểu Long và một trong những khám phá quan trọng nhất
của Lý khi tập Vĩnh Xuân Quyền là Vĩnh Xuân Quyền dạy môn sinh sử dụng
từng cơ bắp hoặc từng nhóm cơ bắp trước, rồi kết hợp các nhóm cơ bắp tập
trung thành một thế thức để đạt được trình độ kỹ thuật và tốc độ cao
nhất. Lý hoàn toàn thành công trong việc này. Hai tay giơ một trước một
sau cao ngang vai, tư thế trông rất đơn giản nhưng lại rất tốt cho việc
rèn luyện vài cơ bắp quan trọng của tay. Cả hai tay đều giơ lên, cao
nhưng không dựa vào thân nên rất mau mệt, tuy nhiên thế võ này bắt buộc
bộ óc phải luôn kiểm soát hai tay. Do vậy, võ sinh sẽ có thể dùng cả hai
tay độc lập với nhau cùng lúc. Anh không đồng tình với việc tập đá bao
cát vì Lý hiểu rằng kết quả của việc tập sẽ làm bắp thịt chai cứng lên
và làm tốc độ chậm đi.
(Two arms hang about shoulder high
and the elbows don’t touch your body.It’s the stance of jeet kune do.It
will fatigue your arms.But it helps your brain control your arm work
separate.Punch or kick to the heavybag will make you slower)
Chính những tiềm năng
võ học vốn có trong con người cộng với lòng đam mê nghiên cứu sáng tạo
các phương thức mới trong luyện tập đã làm cho Lý Tiểu Long từ một cậu
bé ốm yếu trở thành một võ sư đại tài và chính những thế võ lừng danh đó
đã được anh đưa vào phim ảnh để làm nên một hình tượng Lý Tiểu Long bất
khả chiến bại…
Danh hiệu Lý Tiểu Long đạt được:
– Lý Tiểu Long là 1 trong 7 nhà võ thuật lớn của thế giới
– 1972-1973 Hội đồng võ thuật Thế giới đã bình Lý Tiểu Long là vua kung-fu.
– 1979 trò chơi tử vong được trình chiếu rộng rãi tại Los Angeles -Mỹ.
– 8/7 được chọn là ngày của Lý Tiểu Long anh ấy được xưng là ” Thánh của võ thuật “
– 1984 tờ báo triều Nhật của Nhật đã xưng anh ấy là nhân vật tiêu biểu của hiệp niên 70.
– 1986 người Đức xưng anh ấy là người châu Á hiểu biết rộng nhất về võ thuật.
– 1993 Hollywood-Mỹ hằng năm làm lễ tưởng niệm Lý Tiểu Long
– 11/1998 Hiệp hội võ thuật Trung Quốc đã trao giải thưởng Kim tượng võ thuật cho anh ấy.
– 1999 tạp chí Thành đạt của Mỹ bình chọn cho anh ấy là người hùng của thế kỉ 20 và cũng là người Hoa duy nhất được bình chọn.– Năm 2000 chính quyền Mỹ tuyên bố phát hành 1 loại vé để xem các bộ phim chiếu về những bộ phim mà Lý Tiểu Long đã từng tham gia sau đó những bộ phim như ” Điệp viên 007″… cũng đều chịu sự ảnh hưởng bởi anh ấy. Kế đó anh ấy được bình chọn là 1 trong 3 nhà nghệ nhân vinh dự của thế giới đồng thời cũng là người Hoa đầu tiên. Là 1 trong 100 nhân vật vĩ đại nhất toàn cầu cho đài truyền hình của Mỹ công bố năm 2000.
– Là 1 trong 200 hình tượng văn hoá lịch sử của thế giới.
Tin này do đài truyền hình Mỹ thực hiện vào tháng 7/2003
Bruce Lee 32 tuổi là 1 người vĩ đại, tràn đầy nhựa sống , anh ấy đã vì
chúng ta mở ra 2 lĩnh vực mới đồng thời cống hiến cho điện ảnh quốc tế
những kỹ xảo và tinh hoa võ thuật.
vì vậy thế giới này từ đó nhìn kungfu trung quốc bằng 1 ánh mắt khác
cũng nhờ có sự cống hiến của Bruce Lee mà kung fu TQ đả làm chấn động
thế giới, điện ảnh Trung Quốc cũng nhờ sự cống hiến của anh, mà trở nên
mới mẽ phát triển hơn.Tôi tin rằng linh hồn là trụ cột của thế xác, ngày qua đời cũng là ngày được giải thoát, nhưng tinh thần không bao giờ chết hy vọng chúa sẽ tiếp nhận linh hồn của anh .
Anh ấy mãi mãi là Huyền Thoại võ thuật chân chính….
Theo Khám phá võ thuật
Mỗi ngày một tuyệt kỹ: Cú đấm Straight
Straight là thuật ngữ khởi nguồn từ Boxing để chỉ cú đấm thẳng tay sau. Đây là một trong những cú đấm đơn giản nhất nhưng vẫn chứa đựng tốc độ và uy lực khủng khiếp.
Mỗi môn võ lại có một chút sai khác kỹ
thuật ở cú đấm thẳng bằng tay sau. Được “tin dùng” trên các võ đài đối
kháng hiện nay như Kickboxing, Muay Thái, MMA,… cú đấm Straight trong
Boxing đã chứng minh độ hiệu quả và tinh giản gần như hoàn hảo trên cả
hai khía cạnh chiến thuật – kỹ thuật. Ngày nay, có thể nói cú đấm thẳng
tay sau của rất nhiều môn võ như Muay Thái, Kickboxing, Tán thủ, thậm
chí là Võ cổ truyền Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ kỹ thuật cú
Straight (Boxing), khiến Straight trở thành thuật ngữ được công nhận
trên phạm vi quốc tế.
Xét theo thứ tự chiến thuật trong
Boxing, cú Straight (đôi khi được gọi là cú “Cross”) còn được người Việt
gọi với cái tên quen thuộc: “đấm số 2”. Đây là một trong những cú đấm quan trọng nhất trong các chiến thuật đòn tay.
Cú Straight tuy nhìn đơn giản nhưng sự
thực lại là một trong những cú đấm phức tạp nhất. Để có thể “bung” được
toàn bộ uy lực của cú đấm này, người thực hiện phải cảm nhận được cơ thể
và căn chỉnh từng chuyển động cấu thành nên đòn đấm. Từ từng chi tiết
như xoay gót, lưng, hông, vai, khuỷu tay và tốc độ cú đấm đều ảnh hưởng
rất lớn đến sức mạnh. Không chỉ sử dụng sức mạnh cơ bắp, cú Straight còn
truyền tải lực ly tâm từ động tác xoay người, thậm chí là lực do gần
như toàn bộ cơ thể người ra đòn lao về phía trước.
Thực hiện được tất cả những điều đó, bạn
chỉ mới có được một nửa sức mạnh của cú đấm Straight. Một nửa còn lại
nằm ở phần chiến thuật.
Tuy có tốc độ tương đối nhanh, thế nhưng
cú Straight lại mang nhược điểm là tương đối dễ lộ đòn và tầm với rất
ngắn. Để có thể đem lại hiệu quả tối ưu, cú Straight cần được gài nhử
đúng cách. Đó là lý do vì sao cú Straight thường được đưa vào các chuỗi
đòn chiến thuật như Jab – Straght – Hook hay Jab – Jab – Straight (chú
thích: Jab = đấm thẳng tay trước). Đó chính là cách để cú Straight có được tư thế ra đòn thoải mái và đúng thời điểm nhất, cũng như hạn chế việc lộ đòn.
Đơn giản, “gọn gàng”, cú đấm Straight
tuy là một trong những bài học đầu tiên của những tay “gà mờ” nhưng cũng
là vũ khí tử thần trong tay các võ sĩ chuyên nghiệp.
Chắc hẳn độc giả vẫn còn nhớ
câu nói của huyền thoại Lý Tiểu Long: “Không có tuyệt kỹ bí truyền, chỉ
có kỹ thuật căn bản được khổ luyện”, thì Straight chính là ví dụ tiêu
biểu cho điều đó. Đối với Straight, việc tập luyện đó không chỉ đơn
thuần là kỹ thuật cú đấm. Đó là cả một quá trình dài tập luyện phản xạ,
thói quen, và thậm chí là “linh cảm” ra đòn nữa.
Phạm Vũ
Mỗi ngày một tuyệt kỹ: push kick
Đòn push kick một trong những kỹ thuật phổ biến nhất, xuất hiện trong rất nhiều bộ môn võ thuật khác nhau.
Trước đây, đòn này được gọi với cái tên “front kick”
(đòn đá trước). Thế nhưng, song hành cùng sự phát triển và đồng nhất kỹ
– chiến thuật thi đấu võ thuật đối kháng hiện đại, cú front kick này
gần như chỉ còn được sử dụng để đạp/đầy đối thủ, dẫn đến hình thành cái
tên “push kick” (đạp trước – đòn đá đẩy về phía trước).
Push kick đã từng là nỗi ám ảnh
trên võ đài với sự nhanh gọn, chính xác và chống trả. Ngày nay, hầu hết
các võ sĩ đều đã quá quen với va chạm trong phương pháp tập luyện hiện
đại, cú push kick từ từ mất đi vai trò của một đòn gây sát thương chính.
Hiện nay, push kick phần nhiều
được sử dụng vì lý do chiến thuật: duy trì khoảng cách, chống áp sát,
quấy rối tinh thần thi đấu của đối thủ. Có thể nói những push kick chuẩn xác giống hệt nhưng gàu nước lạnh hắt thẳng vào đầu các võ sĩ đang nóng máu và muốn chơi dồn ép.
Muay Thái là một trong những bộ môn thành công nhất trong việc sử dụng cú push kick (tiếng Thái: “teep”). Chính cách dùng cú teep của người Thái đã khiến push kick trở thành nghệ thuật của việc kiểm soát khoảng cách trên sàn đấu, nhưng vẫn dễ dàng lấy máu đối thủ ngay khi có cơ hội “nã” cú push kick với một tầm đá cao hơn, trở thành những cú đạp thẳng vào mặt đối thủ. Kỹ thuật push kick của KickBoxing hay MMA ngày nay chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cú teep (push kick kiểu Thái Lan)
Push kick có tỉ lệ khả năng bị bắt chân tương đối thấp nếu như bạn thực hiện đúng kỹ thuật. Trong mỗi môn võ, kỹ thuật push kick có phần sai khác, nhưng tựu chung lại chỉ có một điểm khác biệt: sử dụng push kick để gây sát thương và sử dụng pusk kick để kiểm soát khoảng cách đối thủ.
Dù sao đi chăng nữa, với độ khó tương đối thấp đổi lại có thêm những lợi ích tuyệt vời đã kể trên, cú push kick
xứng đáng được xếp vào danh sách các đòn đầu tiên mà những võ sĩ mới
“vào nghề” nên tập kỹ lưỡng để đảm bảo “sống sót” trên võ đài.
Phạm Vũ
******
Mỗi ngày một tuyệt kỹ: Slam
Không cần phải đấm đá
trực tiếp, Slam vẫn là một trong những cú đòn gây đau đớn và khó chịu
bậc nhất trong số các môn võ thuật đối kháng cũng như các tình huống tự
vệ.
Slam là thuật ngữ chỉ những đòn có chủ ý
đập cơ thể của đối thủ xuống đất. Sau này, để tránh bị hiểu nhầm với
thuật ngữ Takedown (vật ngã), cú Slam được định nghĩa “nhấc đối thủ lên
khỏi mặt đất rồi nện người đối thủ ngược trở xuống để gây sát thương”.
Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, việc “gây sát thương” cũng chính là điểm khác
biệt lớn nhất giữa Slam và Takedown.
Cú Slam sử dụng tốc độ rơi, lực đè và
chính trọng lượng của đối thủ để gây sát thương. Có rất nhiều đòn Slam
khác nhau, tuỳ theo vị trí khởi đầu đòn vật và cách Slam đối thủ xuống
đất. Mỗi đòn Slam đó lại có tỉ lệ gây chấn thương khác nhau. Một số cú
Slam có thể khiến toàn bộ phần lưng của đối thủ đập xuống đất gây đau
nhức xương sườn, chấn động nội tạng, thậm chí ngừng thở vài giây do cơ
hoành bị đau thắt. Nhiều kiểu Slam khác khiến đối thủ chịu va chạm dọc
theo hai bên sườn; kiểu Slam này tuy ít “thốn” hơn những vẫn có thể
khiến đối thủ bị choáng vài giây, quá đủ để người thực hiện đòn Slam có
cơ hội thực hiện những đòn thế khác.
Những điều khiến cú Slam trở nên cực kỳ
nguy hiểm đó là khả năng tác động mạnh vào nội tạng, dễ khiến “nạn nhân”
đập gáy xuống đất hoặc gãy tay do chống đỡ cú rơi không đúng cách. Cũng
vì sự nguy hiểm đó mà một số bộ môn như Brazilian Jiujitsu, người ta
phải chia ra các hệ thống thi đấu cho phép Slam hoặc cấm đòn Slam để đảm
bảo an toàn cho những người mới tập.
Slam là một trong những đòn được đánh
giá cao khi sử dụng tự vệ, đặc biệt là các tình huống tự vệ 1 chọi 1.
Cũng như các kiểu takedown, Slam tạo lợi thế rất lớn khi có thể khống
chế đối thủ, đưa đối thủ xuống mặt đất – vị trí rất dễ bị tấn công mà
không chống trả được. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng cú Slam có thể
khiến đối thủ đập đầu xuống đất, và mặt đường thì không “êm ái” như thảm
tập. Nếu dùng cú Slam trên đường phố, hãy ý thức được những chấn thương
nghiêm trọng mà bạn có thể gây ra.
Phạm Vũ
Nhận xét
Đăng nhận xét