Chuyển đến nội dung chính

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 18 (Đồng Nai)

(ĐC sưu tầm trên NET)



Bản đồ của Đồng Nai
Đồng Nai
Tỉnh của Việt Nam
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Wikipedia
Diện tích: 2.281 mi²
Dân số: 2,839 triệu (2014)

Những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Đồng Nai

Cách Sài Gòn không xa và chi phí đi lại, ăn ở thấp giúp các địa danh này 'ghi điểm' với giới trẻ.

Đảo Ó - Ðồng Trường




Từ TP.HCM, theo quốc lộ 1A hướng về Ðồng Nai, đến ngã ba Trị An thì rẽ trái, đi 8 km nữa đến trung tâm thị trấn Vĩnh An (huyện lỵ Vĩnh Cửu) rồi đến bến thuyền Ðồng Trường. Sau 30 phút ngồi thuyền rong chơi hồ Trị An, bạn sẽ đặt chân lên đảo Ó.





Đến đảo Ó, ngoài thả mình trong không gian xanh tươi của cây, của trăm hoa khoe sắc và những đợt gió lộng, bạn sẽ được hòa mình vào làn nước trong xanh mát mẻ hay tìm cảm giác mạnh trong trong máng trượt cao 15 m.






Ngoài ra, bạn còn có các trò vui chơi như đi ca nô, mô tô nước, phóng phi tiêu, đánh cờ… Hai món ngon bạn không nên bỏ qua khi đến đây là cá lăng nấu canh chua và cá lăng kho tộ (cá lăng được dánh bắt trong hồ). Nếu muốn nghỉ qua đêm, bạn có thể thuê những nhà nghỉ ẩn mình dưới rừng cây hoặc trên đồi thông.


Núi Chứa Chan




Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray, núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với chiều cao 800 m so với mặt nước biển, đây là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.






Núi Chứa Chan phát triển cả hai mảng du lịch là du lịch tâm linh: chùa Gia Lộc và cây đa hai thân một ngọn, cùng dịp lễ vào rằm tháng 7. Riêng với phượt thủ hay các du khách ưa mạo hiểm có thể trekking phám phá đỉnh núi, len lỏi giữa cây rừng, cắm trại qua đêm hay thả mình trong màn sương dày đặc trên đỉnh núi vào sáng sớm.



Thác Ba Zọt





Thác Ba Zọt thuộc Phú Hòa, Định Quán, Đồng Nai và nằm trong khu du lịch sinh thái Hoa Phượng. Đường đến thác khá dễ. Du khách cứ rong xe trên quốc lộ 20 hướng về Đà Lạt, đến khu vực tỉnh Định Quán, chịu khó nhìn bên tay trái, sẽ thấy con đường số 18 dẫn vào thác (10 km).




Được khai thác từ khá lâu cùng bức tranh tuyệt đẹp của một ngọn thác “không cao về chiều ngang nhưng hút hồn người bằng chiều rộng” thế nhưng đến nay, thác vẫn chỉ là điểm đến của các bạn trẻ khu vực lân cận.


Đến thác, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác, thưởng thức các món ăn từ cá lăng tươi ngon, du khách thường tự thưởng cho mình cảm giác lênh đênh trên thuyền, thả cần câu ở những mỏm đá gập ghềnh của thác, khám phá vườn đá tuyệt đẹp hay thả mình trên võng, ngủ một giấc dài trong tiếng đàn của thác.

Thác Mai




Từ địa phận của lâm trường Tân Phú, theo con đường mòn uốn lượn quanh co, vắng bóng người qua lại chừng 8 km (từ Quốc lộ 20 là 20 km), du khách sẽ đến khu du lịch rừng thác Mai (Định Quán - Đồng Nai). Gọi là thác Mai vì nếu đến vào mùa xuân, cả dòng thác như uốn lượn theo những cánh mai vàng.




Thác Mai không có những dòng chảy ào ạt từ trên cao mà uốn lượn mềm mại qua những vách đá thấp nên giống với chuỗi ghềnh hơn. Sau khi chinh phục những ghềnh đá, pose ảnh với những dáng thác khác nhau, ngâm mình trong làn nước mát lạnh thì bữa tiệc ngoài trời với những món ăn mang theo trên tảng đá bằng phẳng sẽ khiến cuộc vui thêm lý thú.


Ngoài thác, danh thắng này cũng mê hoặc du khách với Đá Bàn, nơi lưu dấu vết bàn tay người khổng lồ gắn liền với chuyện tình kể về dũng sĩ Knhút nghĩa hiệp của dân tộc Mạ và hồ suối khoáng nóng thiên nhiên.


Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài




Những cây xoài trĩu quả là lý do bạn nên đến khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian này.




Bên cạnh việc nhìn ngắm những cây xoài lúc lỉu trái, thưởng thức những trái xoài tươi dong hái trên cây, các món ngon dân dã, ngủ trưa trên chiếc võng treo giữa hai thân cây, hay trên tấm trải trên cỏ, bạn đừng quên tham gia các trò chơi cảm giác mạnh như cưỡi đà điểu, tham gia trượt cỏ, chèo thuyền Cadac, thuyền thúng... bạn cũng có thể tản bộ quan sát đời sống của các loại động vật hoang dã.




Du lịch vườn Long Khánh




Từ TP. HCM đi theo quốc lộ 1A khoảng chừng 80 km về hướng Đông Bắc, qua khỏi đèo Mẹ Bồng Con là tới vùng Long Khánh (Đồng Nai), vùng đất nổi tiếng về trái cây của tỉnh Đồng Nai.




Du lịch vườn ở Long Khánh hàng năm diễn ra nhộn nhịp nhất vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch. Đến đây vào thời điểm này, du khách tha hồ nhìn ngắm và thưởng thức những chùm chôm chôm chín đỏ, những chùm dâu màu vàng mơ, măng cụt tím thẫm ẩn hiện trong lá, mùi sầu riêng thoang thoảng trong gió.


Có hai phương án để “tận hưởng" vườn trái cây. Một là dịch vụ “bao bụng” (bao ăn đến no bụng) của nhà vườn. Hai là “bao cây”, mua nguyên cả cây, ăn không hết, nhà vườn sẽ hái mang về (có lợi khi đi nhóm đông).


Bên cạnh du lịch vườn, Long Khánh còn có những điểm tham quan hấp dẫn mà bạn có thể ghé thăm. Đó là khu văn hóa Suối Tre, mộ cổ Hàng Gòn, tượng đài chiến thắng Long Khánh...


Rừng quốc gia Nam Cát Tiên






Nam Cát Tiên là tên gọi một vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Ðồng Nai, toạ lạc ngay trên ranh giới của cả 3 tỉnh Ðồng Nai, Bình Phước và Lâm Ðồng. Còn khu rừng cấm Nam Cát Tiên cách TP. HCM 160 km, là phần chót và cao nhất của huyện Tân Phú (Ðồng Nai) có diện tích 36.000 ha.




Rừng cấm Nam Cát Tiên sở hữu tất cả vẻ đẹp đặc trưng của một khu rừng lớn với đồi, bãi ven sông, có các trảng rộng lớn bằng phẳng, các dòng chảy dốc, nhiều thác nước và hệ sinh thái động thực vật phong phú, đây là điểm đến thích hợp cho những du khách thích khám phá hay nghiên cứu.


Có khá nhiều phương án để khám phá rừng nhưng thông dụng nhất là trekking, cắm trại và ngắm thú đêm.



Đá Ba Chồng




Từ ngã ba Dầu Giây đi theo quốc lộ 20 hướng lên Đà Lạt độ chừng 40km, du khách sẽ gặp 3 hòn đá chênh vênh nằm chồng lên nhau. Ba hòn đá này có độ cao 36m so với mặt đất, hòn đá nằm trên cùng nằm chìa ra đường như “đe dọa” người đi đường.




Cạnh Đá Ba Chồng là Núi Đá, người dân còn gọi là núi Bạch Tượng vì có hình dáng giống như đôi voi đang phủ phục. Trên đỉnh núi là tượng Phật Thích Ca cao hơn 20m. Đối diện Núi Đá, Hòn Dĩa như một cái dĩa nằm trên tảng đá nhỏ cao hơn 43 m so với mặt đất. Người ta gom chung Núi Đá, Hòn Dĩa, Núi Ba Chồng và hàng trăm tảng đá lớn nhỏ khác nhau tại đây thành danh thắng núi Ba Chồng (ba hòn đá chồng lên nhau).


Do 3 hòn đá chồng lên nhau khá chênh vênh, không có cách nào chinh phục nên chỉ có một cách duy nhất để khám phá núi Ba Chồng là men theo đường mòn, rồi cầu thang nhỏ hẹp, chông chênh lên đỉnh Núi Đá, nơi có tượng Phật, thu vào tầm mắt vẻ đẹp của khu danh thắng hay nét trù phú của vùng đất này. Sau đó, trên đường xuống núi, ghé vào những phiến đá bằng phẳng, “mở tiệc” ngoài trời tận hưởng cảm giác nhìn mọi thứ từ trên cao.


Thác Giang Điền




Nằm trong địa phận xã Giang Điền, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, thác Giang Điền được xem là điểm dã ngoại sinh thái cuối tuần thú vị với các bạn trẻ TP. HCM và các vùng lân cận.




Để đến được thác Giang Điền, có thể xuất phát từ TP. HCM đến ngã ba Vũng Tàu, rẽ trái quốc lộ 51, đến ngã ba Thái Lan, rẽ trái chừng 15km là đến thác. Hoặc từ TP. HCM theo quốc lộ 1A chạy thẳng đến huyện Thống Nhất, đến chợ Trà Cổ, có ngã ba rẽ phải theo đường đất đỏ, qua cầu Giang Điền gặp ngã ba tiếp tục rẽ trái chừng 1 km là đến nơi.




Không tự nhiên hay hùng vĩ như những ngọn thác ở Tây Nguyên, thác Giang Điền “mời gọi” du khách với vẻ đẹp của ngọn thác hơn 80% nhân tạo với hàng loạt dòng chảy và những mỏm đá chơi vơi. Lịch trình thú vị nhất khám phá địa điểm này là ăn uống (mang theo), tắm thác, đi dạo và nghỉ ngơi.



Khu du lịch Bửu Long




Khu du lịch Bửu Long nằm ở phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 km, cách TP. HCM khoảng 30 km. Khu du lịch có diện tích 84 ha, gồm hồ Long Ẩn, hồ Long Vân, núi Bửu Long cao 34 m và núi Long Sơn cao 37m.




Trong hồ có rất nhiều núi đá vôi. Các núi đá này do tác động của mưa gió, xâm thực, nên bị gọt dũa, bào mòn tạo thành một cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, tựa như một vịnh Hạ Long giữa đồng bằng.




Trải nghiệm trọn vẹn ở khu du lịch này gồm thả bộ trên những con đường bê tông uốn lượn, bơi thuyền len lỏi giữa những vách đá vôi trong lòng hồ, chinh phục núi Bửu Long, thu vào tầm mắt toàn bộ khu danh thắng, tìm hiểu về truyền thuyết của khu danh thắng, chiêm bái chùa Bửu Phong trên đỉnh núi Bửu Long hay khám phá cụm Long Sơn Thạch Động (còn gọi là chùa Hang) trên núi Long Ẩn.

Bạn cũng đừng quên ghé thăm khu văn miếu Trấn Biên, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của vùng đất này.


Theo Infonet

Đưa hệ thống cáp treo du lịch đầu tiên ở Đồng Nai vào hoạt động

Cập nhật lúc 07:19, Chủ Nhật, 24/01/2016 (GMT+7)
(ĐN) - Hôm nay 24-1, UBND huyện Xuân Lộc chính thức khánh thành đưa vào sử dụng hệ thống cáp treo du lịch lên quần thể di tích lịch sử danh thắng núi Chứa Chan (thuộc địa phận xã Xuân Trường). Đây là tuyến cáp treo du lịch đầu tiên của Đồng Nai và là tuyến cáp treo du lịch thứ 3 ở khu vực Đông Nam bộ.
Cáp treo vận hành thủ lên núi
Cáp treo đang được vận hành thử lên núi Chứa Chan
Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc Hồ Văn Hà cho biết, tuyến cáp treo này được huyện kêu gọi đầu tư hoàn toàn bằng vốn của tư nhân, trị giá 300 tỷ đồng, do Công ty TNHH Toàn Xuân Hưng làm chủ đầu tư với thời gian thi công gần 1 năm.  Trong đó, thời gian thực hiện hệ thống cáp là 6 tháng do Công ty Dopperlmayr Seilbahehnen Gmbh (Cộng hòa Áo) thiết kế, sản xuất và lắp đặt.
Các cabin được tập kết về ga trên núi Chứa Chan
Các cabin được tập kết về ga trên núi Chứa Chan
Được biết, toàn bộ chiều dài của tuyến cáp là 1.265 mét, độ cao chênh lệch giữ hai nhà ga là 254,90 mét. Giai đoạn 1, cáp treo núi Chứa Chan được đầu tư 28 cabin (mỗi cabin chở tối đa 8 người lớn). Giai đoạn 2 dự kiến tăng lên 44 ca bin.
Nhà điều hành trung tâm hệ thống cáp treo
Nhà điều hành trung tâm hệ thống cáp treo
Toàn tuyến có 10 trụ, trụ cao nhất là gần 24 mét. Đường kính cáp vận chuyển là 45mm. Thời gian vận chuyển trung bình giữa 2 ga là gần 5 phút, công suất vận chuyển là 1.500 người/giờ.
Chuyên gia của Cộng hòa Áo chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống cáp treo du lịch Núi Chứa Chan cho người Việt Nam
Chuyên gia của Cộng hòa Áo chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống cáp treo du lịch Núi Chứa Chan cho người Việt Nam
Ngoài bộ phận truyền động chính bằng mô tơ điện, cáp treo núi Chứa Chan còn có bộ phận truyền động bằng thủy lực độc lập, cho phép vận hành hệ thống với công suất nhỏ hơn trong trường hợp khẩn cấp.
Hệ thống chuyển lực cho cáp treo nhà ga phía dưới chân Núi Chứa Chan
Hệ thống chuyển lực cho cáp treo nhà ga phía dưới chân Núi Chứa Chan
Hệ thống ca bin cáp có bộ phận kẹp mở tự động, có bố trí hệ thống con lăn ma sát ở phía đầu vào và đầu ra của 2 nhà ga. Các chức năng chính của hệ thống cáp treo như: tốc độ dây cáp, việc đóng và mở bộ phận kẹp cáp,... được vận hành và kiểm soát bởi các mạch điện tử, nhằm bảo đảm vận hành êm ái và an toàn, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về an toàn của Hiệp hội Vận chuyển cáp treo trên không thế giới
Nhân viên kỹ thuật điều khiển hệ thống vận chuyển cabin
Nhân viên kỹ thuật điều khiển hệ thống vận chuyển cabin
Cùng với hệ thống cáp treo lên núi Chứa Chan, chủ đầu tư còn xây dựng một khu nhà điều hành, hệ thống nhà hàng, các hồ sinh thái, đài phun nước…Công trình cáp treo du lịch Núi Chứa Chan sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 người dân, chủ yếu là lao động trẻ của huyện Xuân Lộc.
Các cột chui lực của cáp treo núi Chứa Chan
Các cột chui lực của cáp treo núi Chứa Chan
Theo Công ty TNHH Toàn Xuân Hưng, giá vé khai trương cho tuyến cáp treo khứ hồi là 160 ngàn đồng đối với người lớn, trẻ em là 90 ngàn đồng. Chiều lên là 90 ngàn đồng với người lớn và 50 ngàn đồng với trẻ em. Chiều xuống người lớn là 70 ngàn đồng, trẻ em là 40 ngàn đồng. Trẻ em cao 0,9 mét trở xuống được miễn phí.
Ga trên núi Chứa Chan
Ga trên núi Chứa Chan
Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc Hồ Văn Hà kỳ vọng, khi tuyến cáp treo du lịch đi vào hoạt động sẽ tạo ra cú hích mạnh, khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Núi Chứa Chan, đồng thời tạo ra nguồn thu đáng kể cho huyện. Đây chính là Công trình của huyện chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và mừng Xuân Bính Thân 2016.
Tin và ảnh: Công Nghĩa

Danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan - tỉnh Đồng Nai.

Núi Chứa Chan thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 1204/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2012.
Từ thành phố Biên Hòa, du khách đi theo Quốc lộ 1A (hướng Hà Nội) khoảng 70km đến ngã ba Ông Đồn, rẽ theo Tỉnh lộ 766 về hướng Đông Bắc khoảng 2 km, nhìn bên trái thấy bảng Khu Di tích lịch sử - Danh thắng núi Chứa Chan, rẽ vào đường nhựa khoảng 3,5 km là đến chân núi.
Núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh) với độ cao 837m so với mực nước biển, sườn dốc 30-35 độ, đôi chỗ là vách dựng đứng. Đây là một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi rực rỡ xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám; tháng mười núi mờ ảo trong sương mù cùng với những dải mây trắng lững lờ bay lượn, bao phủ ôm lấy núi.

Cổng vào khu Di tích lịch sử - Danh thắng Núi Chứa Chan
Cảnh quan thiên nhiên núi Chứa Chan đẹp và hấp dẫn với nhiều dòng suối quanh năm tươi mát ẩn mình dưới những rừng cây bạt ngàn, nước chảy không bao giờ cạn; ở lưng chừng núi có nhiều “giếng Tiên” cùng với những di tích do con người tạo nên như chùa Bửu Quang, chùa Lâm Sơn, chùa Linh Sơn, nhà nghỉ mát của toàn quyền Pháp, vườn trà của vua Bảo Đại… tạo thành một quần thể thắng cảnh độc đáo ở Đông Nam bộ. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng “Cây da ba gốc một ngọn”, Mật Khu Hầm Hinh và các bãi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xen lẫn nhau tạo thành những bức tường đá kỳ vĩ và những hang động được tạo thành bởi sự sắp xếp của các khối đá to lớn chạy ngầm trong lòng núi. Trong lòng các hang động có các khe suối nhỏ nước chảy quanh năm, từ xa xưa đã có nhiều vị thiền sư chọn làm nơi thiền định, đến nay vẫn còn dấu tích.
Núi Chứa Chan còn là nơi bảo tồn được các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ Thượng ngươn, Trung ngươn, Hạ ngươn, giỗ tổ Khai sơn thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham dự. Đặc biệt đây là nơi sinh sống lâu đời của dân tộc bản địa Chơro, còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, là thế mạnh cho việc phát triển du lịch thám hiểm thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa lịch sử…Ngoài ra, vùng núi này cũng chứa đựng nhiều giá trị sinh học đa dạng với nhiều loài đặc hữu của vùng Đông Nam bộ trong đó có nhiều loại thú quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Một góc cảnh quan hang động ở danh thắng Núi Chứa Chan
Nơi đây là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách đến với danh thắng Núi Chứa Chan là tìm về với sự tĩnh lặng, thưởng thức vẻ đẹp, sự trong lành của thiên nhiên, viếng chùa để lòng thanh thản, cầu mong cho sự bình an; để hiểu, tự hào và trân trọng thêm những giá trị truyền thống của nhân dân miền Đông nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. 
Huy Hoàng
huongvanhoa@yahoo.com

Du lịch Đồng Nai ngắm vẻ chông chênh của thắng cảnh Đá Ba Chồng


Những hòn đá khổng lồ chồng lên nhau như chực chờ đổ vẫn cứ vững vàng giữa một khu dân cư sầm uất ở Đồng Nai.

Du lịch Đồng Nai ngắm vẻ chông chênh của thắng cảnh Đá Ba Chồng

Nằm trên quốc lộ 20 hướng về Đà Lạt, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 50 km và cách TP HCM 110 km, thắng cảnh Đá Ba Chồng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai là quần thể đá gồm nhiều hòn xếp chồng lên nhau. Đặc biệt có hòn nằm cheo leo như muốn đổ xuống quốc lộ.
Nằm trên quốc lộ 20 hướng về Đà Lạt, cách ngã ba Dầu Giây khoảng 50 km và cách TP HCM 110 km, thắng cảnh Đá Ba Chồng, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai là quần thể đá gồm nhiều hòn xếp chồng lên nhau. Đặc biệt có hòn nằm cheo leo như muốn đổ xuống quốc lộ.
Độ cao của các hòn đá nằm chồng trung bình từ 36 đến 50 mét so với mặt đường, hòn đá dưới cùng lớn gấp hai hòn đá nằm trên, hòn trên cùng nằm chia ra phần nửa ngoài bên dưới chừng như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Hình thù kỳ lạ này đã làm ngạc nhiên biết bao khách tham quan dừng chân lại khu thắng cảnh.
Độ cao của các hòn đá nằm chồng trung bình từ 36 đến 50 mét so với mặt đường, hòn đá dưới cùng lớn gấp hai hòn đá nằm trên, hòn trên cùng nằm chia ra phần nửa ngoài bên dưới chừng như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Hình thù kỳ lạ này đã làm ngạc nhiên biết bao khách tham quan dừng chân lại khu thắng cảnh.
Điểm nhấn của quần thể Đá Ba Chồng là cụm núi hòn Dĩa có hình dạng rất độc đáo như chiếc đĩa. Cụm núi này với hình thù của hình chữ nhật không đều, một đầu to, một đầu nhỏ nhưng nằm trên một tảng đá nhỏ hơn rất nhiều, với độ cao hơn 43 mét so với mặt đất. Cụm núi có nhiều đá tảng công kênh vào nhau, lại thêm cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động đầy vẻ huyền bí, tựa như cây và đá tìm mọi cách để vươn lên tìm hơi thở sinh tồn.
Điểm nhấn của quần thể Đá Ba Chồng là cụm núi hòn Dĩa có hình dạng rất độc đáo như chiếc đĩa. Cụm núi này với hình thù của hình chữ nhật không đều, một đầu to, một đầu nhỏ nhưng nằm trên một tảng đá nhỏ hơn rất nhiều, với độ cao hơn 43 mét so với mặt đất. Cụm núi có nhiều đá tảng công kênh vào nhau, lại thêm cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động đầy vẻ huyền bí, tựa như cây và đá tìm mọi cách để vươn lên tìm hơi thở sinh tồn.
Những triền đá thoai thoải nằm trên khu dân cư có đến vài trăm nóc nhà không khiến cư dân nơi này lo sợ đá sẽ lăn đổ bởi theo họ, từ trăm năm nay, ngoài bị bom đạn của thời chiến tranh phá hủy thì địa phương này chưa có tai nạn nào từ việc đá đổ hay lăn đè.
Những triền đá thoai thoải nằm trên khu dân cư có đến vài trăm nóc nhà không khiến cư dân nơi này lo sợ đá sẽ lăn đổ bởi theo họ, từ trăm năm nay, ngoài bị bom đạn của thời chiến tranh phá hủy thì địa phương này chưa có tai nạn nào từ việc đá đổ hay lăn đè.

Click chọn ngay gói khuyến mãi mùa hè hấp dẫn từ iVIVU.com

Dân địa phương an lòng sinh sống, song Đá Ba Chồng vẫn không khỏi làm du khách lo sợ bởi sự gắn kết của những khối đá khá chông chênh hờ hững. Tại một số hòn, tình trạng nứt vỡ khiến nhiều du khách e ngại khi đi qua, tuy nhiên theo những du khách thích mạo hiểm thì đây lại chính là nét thú vị của thắng cảnh này.
Dân địa phương an lòng sinh sống, song Đá Ba Chồng vẫn không khỏi làm du khách lo sợ bởi sự gắn kết của những khối đá khá chông chênh hờ hững. Tại một số hòn, tình trạng nứt vỡ khiến nhiều du khách e ngại khi đi qua, tuy nhiên theo những du khách thích mạo hiểm thì đây lại chính là nét thú vị của thắng cảnh này.
Ngoài các hòn đá chồng lên nhau và hòn đá dĩa khổng lồ, thắng cảnh Đá Ba Chồng còn thu hút khách du lịch bởi núi Đá Voi. Nhìn từ xa, hai hòn đá khổng lồ có hình dạnh như hai chú voi đi cạnh nhau. Do núi hướng ra biển, chính quyền địa phương đã đồng ý cho xây tượng Phật khổng lồ để người dân có thể đến viếng. Đứng tại sảnh tượng Phật, du khách có thể đưa mắt nhìn sang tận Bình Thuận.
Ngoài các hòn đá chồng lên nhau và hòn đá dĩa khổng lồ, thắng cảnh Đá Ba Chồng còn thu hút khách du lịch bởi núi Đá Voi. Nhìn từ xa, hai hòn đá khổng lồ có hình dạnh như hai chú voi đi cạnh nhau. Do núi hướng ra biển, chính quyền địa phương đã đồng ý cho xây tượng Phật khổng lồ để người dân có thể đến viếng. Đứng tại sảnh tượng Phật, du khách có thể đưa mắt nhìn sang tận Bình Thuận.
Một hốc đá nổi tiếng tại quần thể Đá Ba Chồng từng là hang của hai con cọp trắng. Tương truyền hai vị chúa sơn lâm sống tại đây hiền từ không làm hại ai.
Một hốc đá nổi tiếng tại quần thể Đá Ba Chồng từng là hang của hai con cọp trắng. Tương truyền hai vị chúa sơn lâm sống tại đây hiền từ không làm hại ai.
Quần thể Đá Ba Chồng Định Quán còn là nơi lưu lại những dấu tích của cuộc sống người tiền sử. Tại đây, dưới các mái đá, ven các khe suối và cả các sườn dốc ven thung lũng đã phát hiện nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt của người xưa bằng đá, đồng, đất nung.
Quần thể Đá Ba Chồng Định Quán còn là nơi lưu lại những dấu tích của cuộc sống người tiền sử. Tại đây, dưới các mái đá, ven các khe suối và cả các sườn dốc ven thung lũng đã phát hiện nhiều công cụ sản xuất, sinh hoạt của người xưa bằng đá, đồng, đất nung.
Người xưa đã sống tại đây và để lại những kiến trúc gạch nung, những viên gạch cổ (phát hiện khảo cổ năm 1986) bổ sung cho danh mục các kiến trúc Óc Eo - Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ, khẳng định sự hiện diện một vương quốc cổ với giả thiết sự lan tỏa của nền văn hóa Óc Eo.
Người xưa đã sống tại đây và để lại những kiến trúc gạch nung, những viên gạch cổ (phát hiện khảo cổ năm 1986) bổ sung cho danh mục các kiến trúc Óc Eo – Phù Nam ở thềm cao nguyên Đông Nam Bộ, khẳng định sự hiện diện một vương quốc cổ với giả thiết sự lan tỏa của nền văn hóa Óc Eo.
Năm 1988, Đá Ba Chồng Định Quán được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Hoang vu không tôn tạo hoặc xây dựng các dịch vụ du lịch, tuy nhiên với nét kỳ bí của mình, Đá Ba Chồng vẫn thu hút khách du lịch.
Năm 1988, Đá Ba Chồng Định Quán được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Hoang vu không tôn tạo hoặc xây dựng các dịch vụ du lịch, tuy nhiên với nét kỳ bí của mình, Đá Ba Chồng vẫn thu hút khách du lịch.
Lạ mắt, cảnh đẹp, kỳ bí pha chút mạo hiểm là những gì khách du lịch cảm nhận được sau khi đến thăm Đá Ba Chồng.
Lạ mắt, cảnh đẹp, kỳ bí pha chút mạo hiểm là những gì khách du lịch cảm nhận được sau khi đến thăm Đá Ba Chồng.
Theo Ngoisao.net

Thành Cổ Biên Hòa: di tích lịch sử cần được giữ gìn, tôn tạo

Du khách đi Nha Trang khi gần đến trung tâm thành phố sẽ qua một nơi gọi là Ngã ba Thành, vì vậy khi dạo chơi ở thành phố Biên Hòa sẽ ngạc nhiên khi nghe nói: Tới Ngã ba Thành rồi!



Ồ, ở Biên Hòa cũng có Ngã ba Thành, nhưng đó là Thành Kèn (chứ không phải thành Diên Khánh ở Nha Trang). Gọi là ngã ba Thành vì nơi đó có một ngôi thành cổ, rất cổ - có thể coi là cổ nhất của Nam bộ.

Thành cổ Biên Hòa nằm ngay giữa thành phố Biên Hòa hiện đại. Bơ vơ. Điêu tàn.

Thành cổ nằm ở đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa. Nếu bạn không chú ý, bạn sẽ không thấy thành cổ mà chỉ thấy siêu thị, chợ, và những tòa nhà mới xây to đẹp, còn thành cổ thì nằm khiêm tốn, khuất sau cổng của... Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Đồng Nai. Vết tích còn lại là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong, bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Thành cổ ở đó, như một lão già sắp tàn hơi, nằm nghiền ngẫm sự đời qua bao thế kỷ, và nhìn đám hậu sinh đang xôn xao giữa chốn phồn hoa.



Thành cổ Biên Hòa được xây dựng từ năm nào? 

Theo thư tịch cổ, từ thế kỷ 14-15, thành do dân Lạp Man xây đắp bằng đất với tên gọi "Thành Cựu". Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại trên nền Thành Cựu, có mở rộng hơn, với tên gọi thành Biên Hòa. Theo tác giả Lương Văn Lựu viết trong Biên Hòa sử lược, thì "Thành được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (tức 1816) tại địa hạt thôn Bàn Lân (thôn Tân Lân) huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa cũng với tên gọi là "Thành Cựu" do dân Lạp Man xây đắp bằng đất. Chu vi thành dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng. Hào xung quanh rộng 4 trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và một kỳ đài (phía chánh điện). Mỗi cửa ngõ có bắc một cầu đá ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào". Thành được xây theo hình cánh cung, đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức 1837), Thành Cựu được xây dựng lại bằng đá ong và đổi tên thành Thành Biên Hòa.

Khi Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam bộ, Thành Biên Hòa trở thành nơi phòng ngự, phản công địch của quan quân nhà Nguyễn. Tháng 12-1861, Thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp. Trong thời gian chiếm đóng, quân đội Pháp tiến hành xây dựng lại, thu gọn chu vị thành còn 1/8 so với trước và gọi là thành "Xăng đá", phiên âm từ tiếng Pháp Soldat - nghĩa là "Thành Lính". Hào phía đông được lấp đất lại xây cất phố xá và một số doanh trại, biệt thự, nhà thương... trong nội thành cho sĩ quan cao cấp và quân đội Pháp ở. Buổi sáng lính thường sử dụng kèn báo thức, âm thanh vang cả một vùng nên dân địa phương còn gọi là Thành Kèn.

Những tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều cho biết, Thành Biên Hòa có một vị trí rất quan trọng trên nhiều mặt. Đây là ngôi thành cổ duy nhất ở Đồng Nai còn sót lại trên đất Nam bộ. Nơi đây đã ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khai phá đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn, cũng như giai đoạn chống Pháp và Mỹ sau này.

Phải công tâm mà nói rằng: thành Biên Hòa xưa với những dấu tích còn sót lại trong phạm vi nội ô thành phố Biên Hòa hôm nay là một điều may mắn cho vùng đất này. Bởi lẽ, trải qua 170 năm được tạo dựng (tính từ mốc nguyên khởi), bao biến cố của thời cuộc, xã hội đã làm thay đổi và mất đi nhiều di sản vật thể thì công trình cổ thành Biên Hòa vẫn còn những dấu tích khá rõ nét, hiện diện trong đời sống hiện tại. 

Trong diễn trình lịch sử của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai, cổ thành Biên Hòa là một dấu chứng gắn liền với những sự kiện quan trọng. Trong lý lịch di tích thành Biên Hòa của Nhà Bảo tàng Đồng Nai thực hiện, phần nội dung đã nêu khá đầy đủ những chi tiết này. Và có lẽ, chúng ta đồng thuận những trích dẫn, ghi chép hầu hết từ trong tư liệu của Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn hay Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.


 Tư liệu ghi chép về cổ thành Biên Hòa rất hiếm. Trong những đợt sưu tầm tư liệu phục vụ cho địa chí Đồng Nai vào những năm cuối thập niên 90, thế kỷ XX, tôi có đến một số thư viện tại Hà Nội (Thư viện Quốc gia, Viện Hán Nôm, Thư viện Quân đội, Viện Sử học Việt Nam) với mong muốn tìm những tư liệu Biên Hòa - Đồng Nai xưa nhưng tiếc rằng tư liệu thu thập không nhiều, không có tư liệu về thành cổ Biên Hòa. 

Theo một số tư liệu, chúng ta biết rằng, cổ thành Biên Hòa được bắt đầu xây dựng vào năm 1834. Tư liệu cho biết như sau: Tháng 6, năm 1834, xây đắp thành đất tỉnh Biên Hòa, 4 mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa. Đào hào rộng 2 trượng, sâu sáu thước. Quan Khâm sai Đoàn Văn Phú chịu trách nhiệm trong việc trù tính việc làm. Vua Minh Mạng đồng ý cho việc chọn lấy 1.000 dân trong hạt đứng ra xây đắp, số dân làm thành được hậu cấp cho tiền gạo.


 Và đến năm 1838, đợt xây dựng với quy mô lớn hơn về thành Biên Hòa được tiến hành. Tư liệu cho biết: Tháng Giêng năm 1838, xây đắp thành tỉnh Biên Hòa. Chu vi dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng 5 thước, hào đào rộng 3 trượng, cửa thành có 4 cửa. Vua Minh Mạng sai phát 4.000 binh dân làm việc và lại cho đây là công trình trọng đại nên phái Vệ úy Vệ tả bảo nhị là Nguyễn Văn Gia, Thự phó Vệ úy Tiền doanh Long Võ là Phan Văn Lăng, Vệ úy Tả thủy Gia Định là Lê Văn Tự, Vệ úy Bình Thuận là Tôn Thất Mậu trông coi việc thực hiện. 

Ngoài ra còn có một số tư liệu khác cũng nhắc đến thành Biên Hòa với một số chi tiết khác như: có dựng 1 kỳ đài, mỗi cửa ra vào đều có bắc cầu đá ngang qua hào để làm lối ra vào, hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước, tường thành dày trượng. Một số giả thuyết cho rằng, thành Biên Hòa được xây dựng trên dấu tích cũ của một thành trì của dân Lạp Man (Chân Lạp). Theo tác giả Lương Văn Lựu thì đời Gia Long vào năm 1816 thì thành Biên Hòa đã được xây. Trước tiên, thành Biên Hòa đắp bằng đất, sau này, xây bằng đá ong.

Cổ thành Biên Hòa là một công trình phòng thủ quân sự của triều Nguyễn ở vùng đất Biên Hòa. Hệ thống bố phòng ở Biên Hòa lúc bấy giờ còn có các trạm, lũy, tấn, đồn thủ tại các nơi xung yếu. (Cũng cần nói thêm: tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ gồm phủ Phước Long và 4 huyện: Phước Chánh, Phước An, Bình An, Long Thành. Đối chiếu với địa giới hiện nay thì nó bao gồm các tỉnh hiện nay như: Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và một phần đất của các quận, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận). Ngoài chức năng của một trung tâm các hoạt động nhiều mặt của xã hội đương thời, cổ thành Biên Hòa đóng góp rất quan trọng trong việc bố phòng, trấn an vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Thành Biên Hòa là điểm chỉ huy của các cuộc trấn áp đối với sự nổi dậy phá hoại của các tộc người miền núi không tuân phục triều Nguyễn, triều Nguyễn gọi chung là man sách.



 Trong diễn trình lịch sử kế tiếp, thành Biên Hòa có vị trí quan trọng của triều Nguyễn trong việc trấn áp các cuộc nổi dậy mà tiêu biểu là cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi ở Phiên An. Cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi vào năm 1833 và bị dập tắt hòan toàn vào năm 1835. Trong thời đoạn này, thành Biên Hòa nhiều lần đổi chủ. Lúc thì quân của Lê Văn Khôi chiếm lấy, sau đó quân của triều Nguyễn chiếm lại. 

Sự biến động này không chỉ làm đau đầu triều Nguyễn mà còn làm cho trăm dân của Biên Hòa lâm vào nạn chiến tranh. Chính từ sau ” sự kiện “ Lê Văn Khôi, 3 năm sau, vua Minh Mạng thấy việc xây thành Biên Hòa “ là công trình trọng đại”, chuẩn cho xây thành Biên Hòa và sai phái trách nhiệm cho nhiều vị tướng quân. Tầm quan trọng của thành Biên Hòa không chỉ bó hẹp trong tỉnh Biên Hòa mà còn của chung khu vực Đông Nam Bộ. Điều này thể hiện sự phân công của vua Minh Mạng đối với các vị quan ở Bình Thuận, Gia Định cùng được điều trông coi.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi xu thế chủ hòa của một số danh tướng đương thời nên đại quân được tăng cường đến, sung quân tại chỗ của Biên Hòa đã không ngăn được bước tiến của quân thù. Cả thành Biên Hòa rơi vào tay giặc và bắt đầu cho thời đọan lịch sử đau thương dười sự thống trị ngoại xâm từ Tây phương. Trong sự kiện này, thành Biên Hòa luôn luôn được đánh giá có một vị trí chiến lược quan trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của giai đọan lịch sử này, nhưng phải cần nhắc rằng, một địa thế quan trọng trong thời điểm lịch sử này là thành Biên Hòa đã không được sử dụng đúng với tầm của chính nó.


 Trong những giai đọan lịch sử về sau, thành Biên Hòa gắn với những sự kiện lịch sử đáng chú ý như trận đánh của nhóm hội kín Lâm Trung Trại vào ngày 14 tháng 2 năm 1916. Đại cuộc bất thành, một số nghĩa dõng của nhóm bị quân Pháp dùng nhiều phương cách bắt và tử hình. Tinh thần yêu nước và quật khởi xem nhẹ cái chết vì đại nghĩa dân tộc của những người lãnh đạo Lâm Trung Trại được người dân Biên Hòa ghi nhớ, tạc lòng. Những người lãnh đạo nhóm yêu nước bị Pháp tử hình được nhân dân địa phương thờ phụng tại chùa Bửu Hưng (người dân quen gọi là chùa Cô Hồn – một trong những di tích đã được tỉnh Đồng Nai xếp hạng). 

Khi thực dân Pháp tái chiếm Biên Hòa, lực lượng vũ trang yêu nước Biên Hòa phối hợp với một số đơn vị khác ở miền Đông Nam Bộ tấn công vào thị xã Biên Hòa vào đầu năm 1946. Trận đánh lịch sử này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân Biên Hòa nói riêng và Nam Bộ nói chung. Tinh thần trận đánh cỗ võ mạnh mẽ cho phong trào tham gia kháng chiến, bất hợp tác với giặc của nhiều tầng lớp nhân dân. Diễn biến trận đánh này chúngta có thể tìm hiểu chi tiết trong nhiều sách sử của Biên Hòa – Đồng Nai, trong lý lịch hồ sơ di tích này. Đây là trận tấn công đầu tiên của lực lượng cách mạng ở Nam Bộ vào một thị xã kể từ khi thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệtĐá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Rêu phong phủ mờRêu phong phủ mờ



Từ trong thành cổ nhìn ra ngoài - từ dĩ vãng nhìn ra hiện tạiTừ trong thành cổ nhìn ra ngoài - từ dĩ vãng nhìn ra hiện tại


Còn ở đây: Từ dĩ vãng nhìn dĩ vãngCòn ở đây: Từ dĩ vãng nhìn dĩ vãng

Cuộc sống mới từ chốn cổ xưaCuộc sống mới từ chốn cổ xưa

Rể cây ăn vào thành, như những ngôi đền Ăng-koRể cây ăn vào thành, như những ngôi đền Ăng-ko





 Ngoài các sự kiện tiêu biểu trên, chúng ta có thể lược nêu những sự kiện khác liên quan đến thành Biên Hòa trong các thời kỳ lịch sử về sau. Những sự kiện đó gắn liền với thể chế chính trị đương thời hoặc liên quan tới quá trình đấu tranh kháng chiến của phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh cách mạng. Bởi lẽ, trong thời kỳ từ 1945 – 1954 hay 1954 – 1975, chính quyền đương thời đã sử dụng và xây dựng thêm một số công trình trong phạm vi cổ thành Biên Hòa phục vụ các hoạt động, chủ yếu về an ninh, quân sự: doanh trại, nhà thương, nơi giam giữ, tra khảo, sở an ninh quân đội…Và sau ngày giải phóng (năm 1975), chính quyền cách mạng địa phương tiếp quản và cũng đã tạo nên những đổi thay trong phạm vi của cổ thành để ngành hậu cần công an hoạt động. 

Tôi mạo muội nói dông dài như thề để có cái nhìn về cổ thành này như thế nào cho thật khách quan. Qủa vậy, qua những tư liệu trên, chúng ta nhận thấy rõ những điểm này:
  • Về tên gọi, thành Biên Hòa có nhiều tên gọi theo cách dân gian như: thành Cựu, thành Kèn, thành Xăng đá. Tên gọi thành Kèn, thành Xăng Đá gắn với thời Pháp xâm lược, chiếm lấy thành làm nới tập trung quân lính. Thành Cựu tôi nghĩ là người dân Biên Hòa gọi từ khi vua Minh Mạng cho xây thành mới. Có hai vấn đề đặt ra tại đây: thành Cựu do người dân gọi để chỉ thành do Gia Long cho xây từ năm 1816 (?) hoặc cũng có thể để gọi thành bằng đất do Minh Mạng cho xây năm 1834. Như vậy, cái tên gọi thành Cựu chỉ xuất hiện trong hai mốc sau: năm 1834 hoặc năm 1838.
  • Thành Biên Hòa được xây dựng từ tháng 6 năm 1834. Ban đầu, thành được đắp đất với một quy mô vừa phải. Đến năm 1838 mới được xây bằng đá ong. Kiến trúc hiện tồn như tường thành và một số cấu kiện kiến trúc khác là của di tích cổ thành xây dựng cách đây 170 năm.
  • Trải qua nhiều biến cố, thành Biên Hòa có nhiều thay đổi. Âu đó cũng là số phận chung của vạn vật trong biến đổi dời thay của thời cuộc, xã hội con người. Tổng thể quy mô thành Biên Hòa nguyên khởi không còn được bảo vệ. Đợt thu hẹp đầu tiên là khi quân Pháp chiếm đóng năm 1861, chu vi thành Biên Hòa được thu hẹp chỉ còn 1/ 8. Những cấu kết kiến trúc xây dựng sau này trong phạm vi cổ thành dầu đã bị thu hẹp cũng là những dấu tích có giá trị trong diễn tiến lịch sử của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
  • Cùng với hệ thống bố phòng khác, thành Biên Hòa là một công trình kiến trúc quân sự trung tâm có vị thế chiến lược của vùng Đông Nam Bộ trong chính sách trị an của nhà Nguyễn ở phía Nam của Tổ quốc. Dấu tích cổ thành Biên Hòa ngày nay có giá trị phản ánh được một trong những chiều kích lịch sử trong diễn trình lịch sử của Biên Hòa – Đồng Nai. Ngày nay, trong các thành trì chung của nhà Nguyễn ở Nam Bộ, thành Biên Hòa có lẽ là duy nhất còn để lại những dấu tích cấu kết kiến trúc lớn, khá đặc sắc.
Chúng ta cũng đừng quên rằng cổ thành Biên Hòa được xây dựng là một đóng góp to lớn của các thế hệ tiền nhân tại Biên Hòa. Trong buổi đầu khởi xây dựng thành bằng đất (năm 1834/ 1.000 người) và xây bằng đá ong (năm 1838/ 4.000 dân) có tổng cộng 5.000 lượt người dân tại Biên Hòa tham gia xây dựng. Đó là thành quả lao động của người dân Biên Hòa – Đồng Nai xưa. Vật liệu xây dựng thành Biên Hòa năm 1838 là vật liệu tại chỗ của Biên Hòa. Loại đá ong với những tảng lớn (hiện nay còn lại một số cạnh tường thành) cho thấy chúng được khai thác, vận chuyển khá kỳ công mà người dân Biên Hòa đã thực hiện. Theo một tài liệu thống kê những năm đầu thế kỷ XX, thì Biên Hòa có hằng trăm chỗ khai thác loại đá ong này nhưng đặc biệt là các làng: Bình Đa, Nhựt Thanh, Tân An, Tân Bản, Bình Dương,, Long Điềm, Phước Tân, An Lợi, Bình Ý, Tân Mai, Vĩnh Cửu, Tân Phong, Bình Thành, Long Thuận, Phước Long, Phước Kiển. Nhân đây xin được nói thêm rằng, trước đây khi nhà Nguyễn tiến hành xây thành Bát Quái tại Gia Định có ba lớp bảo vệ thì lớp trong cùng được xây bằng loại đá ong Biên Hòa (cao 13 thước), chân tường dày 7 trượng 5 thước).






 Xin được nêu lên vấn đề quy đổi đơn vị tính mét theo hiện nay. Trong hồ sơ lý lịch di tích quy đổi ra như thế này: “ chu vi 338 trượng = 1.784,8 m, cao 8 thước 5 tấc = 3,91 m, dày 1 trượng = 4,6 m, hào rộng 4 trượng = 16,4 m, sâu 6 thước = 2,76 m” - dẫn theo cách tính trong Địa bạ triều Nguyễn của tác giả Nguyễn Đình Đầu. Trong Địa chí Đồng Nai (tập III, trang 180) khi đề cập thành Biên Hòa cho biết: “ chu vi 338 trượng (khoảng 1.350 m), tường cao 8 thước 5 tấc (khoảng 3,4 m), dày 1 trượng (4 m), hào rộng 4 trượng (16 m), sâu 6 thước (2,4 m)“. 

Chúng tôi xin tóm lược dẫn lại một cách tính mà tác giả là Nguyễn Đình Đầu nêu trong Địa chí Thành phố Hồ Chí Minh (Nxb Tp.HCM 1987). Qua nhiều tư liệu (Sách Quan chế của Paulus Của năm 1888, Tự điển Tabert năm 1838 – từ điển này sử dụng tư liệu của một từ điển do Bá Đa Lộc và Hồ Văn Nghị soạn từ trước năm 1790) đã phỏng đoán rằng thước dùng ở Gia Định là thước mộc, quy đổi 1 thước mộc dài 0m487. Nhưng loại thước này chỉ dùng cho đến năm 1805. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi đặt hiệu là Gia Long đã lấy thước cũ thời Lê để định chuẩn chung cho cả nước phải sử dụng, đó là “ quan mộc xích “, thước này dài 0m424.

Tôi thiết nghĩ rằng, thước này vẫn được dùng trong thời vua Minh Mạng. Thành Biên Hòa xây dựng trong thời Minh Mạng nên cách tính, ghi chép theo định chuẩn thước này. Như vậy, khi lấy chuẩn, 1 trượng bằng 4m24, 1 thước bằng 0m424, chúng ta sẽ lược đổi được những thông số về thành Biên Hòa như sau: chu vi 338 m (khoảng 1.433,12 m), tường cao 8 thước 5 tấc (khoảng 3, 604 m), dày 1 trượng (khoảng 4,24 m), hào rộng 4 trượng (khoảng 16,96 m), sâu 6 thước (khoảng 2,544 m). Ý kiến này chúng tôi nêu như một sự tham khảo và rất mong được sự giúp đỡ cho biết thêm của các nhà nghiên cứu.



Trên những cơ sở dữ liệu trên, tôi thiết nghĩ dấu tích kiến trúc cổ thành Biên Hòa hiện tồn trong nội ô Biên Hòa hiện nay (phường Quang Vinh) là một di tích lịch sử cần được bảo vệ, tôn tạo và phát huy trong đời sống hiện tại. Sự tồn tại của những dấu tích kiến trúc này là một điều may mắn và tự hào cho địa phương, các nhà quản lý, chuyên ngành trong công tác bảo vệ. Mọi sự so sánh đều khập khiểng nhưng nhân đây, tôi cũng muốn có đôi lời về sự kiện liên quan đến thành cổ Thăng Long trong một khía cạnh. Cổ thành Biên Hòa không có bề dày như hoàng thành của vùng kinh kỳ Thăng Long. Nhưng phải mất thời gian và công sức, phải khai quật từ lòng đất mới tìm thấy vết tích hoàng thành; trong khi ở Biên Hòa, dấu tích lộ thiên trên mặt đất. Diễn trình của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai chỉ hơn 300 năm có lẻ thì thành Biên Hòa tồn tại 170 năm. Các di tích vật thể loại hình thành trì thời Nguyễn ở Nam Bộ hầu như không còn để lại dấu tích kiến trúc như thành Biên Hòa. Vì vậy, khi bảo vệ di tích này, đây sẽ là một loại hành di tích độc đáo của cả Nam Bộ và có thể phát huy tác dụng hiệu quả cao giá trị của chúng trong các hoạt động liên quan. 

Nhưng chúng ta bảo vệ như thế nào ? Đó chính là câu hỏi không kém phần quan trọng. Theo tôi được biết, việc bảo vệ di tích này còn có những chỗ “ vướng nhau “ trong công tác quy hoạch đô thị. Khi xã hội phát triển bao giờ cũng có những vấn đề nảy sinh giữa công việc bảo vệ di sản và phát triển mà quan trọng là phát triển đô thị, khi nguồn đất là yếu tố cần thiết. Gía trị di sản là vô cùng quan trọng nhưng không phải vì thế mà nó cản trở cho sự phát triển; song cũng không phải vì phát triển bằng mọi giá mà chúng ta phá bỏ giá trị di sản. Những thiệt hại về kinh tế chúng ta có thể khắc phục được dù có mất nhiều thời gian nhưng giá trị di sản thi không thể. Vì vậy, qua một số tư liệu chúng tôi tham khảo, một số nơi khi tiến hành quy hoạch phát triển, công tác điều tra di sản thường được thực hiện trước. Đối với di tích thành cổ Biên Hòa, chúng tôi đề nghị giữ nguyên hiện trạng của di tích trong hồ sơ khoanh vùng bảo vệ. Như thế, có nghĩa một số chi tiết về quy hoạch đô thị liên quan đến di tích thành Biên Hòa cần được điều chỉnh. Hẳn mọi công dân của Biên Hòa sẽ rất vui sướng khi thấy thành phố Biên Hòa phát triển với những quy hoạch khoa học, hiện đại. Và người dân sẽ càng tự hào hơn nữa khi trong đô thị hiện đại ấy bảo lưu những giá trị di sản độc đáo của nơi mình đang sống. Một khoảng của chiều kích lịch sử gắn liền với công sức của tiền nhân, những sự kiện lịch sử được hiển hiện trong lòng một đô thị mới và giá trị di sản ấy được giữ gìn cho muôn đời sau dù cuộc sống, xã hội có phát triển đến mức nào. 

Di tích thành cổ Biên Hòa được bảo vệ sẽ làm phong phú thêm danh mục di tích của thành phố Biên Hòa và là một loại hình di tích độc đáo. Trong tương lai, chắc chắn thành phố Biên Hòa sẽ phát triển hơn hiện tại. Hiện nay, thành phố Biên Hòa đã là đô thị loại II trải qua 20 năm (1993 – 2013). Hoạt động văn hóa thành phố này chắc chắn sẽ phát triển theo hướng tích cực và tất yếu phù hợp với sự phát triển chung của địa phương. Vì vậy, di tích thành cổ Biên Hòa sẽ có cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát huy hơn. Tôi cũng mạo muội nêu lên ý này: Chúng ta có thể tôn tạo, sử dụng những cấu kết kiến trúc trong phạm vi di tích thành Biên Hòa thành Bảo tàng và hình thành một điểm sinh hoạt văn hóa của thành phố Biên Hòa. Bộ sưu tập súng thần công, đại bác hiện nay tại Bảo tàng Đồng Nai chuyển về đây trưng bày sẽ tăng thêm ý nghĩa, giá trị của chúng. Nội dung cấu kết trưng bày tại di tích sẽ rất phong phú khi thể hiện lịch sử vùng đất Biên Hòa và tôn vinh những danh tướng có công với xứ sở này. Đây cũng có thể được xem như một Võ miếu – vốn di tích là thành trì quân sự, trong khi chúng ta đã xây dựng một công trình vănhóa - Văn miếu.

                                                                             
Nguồn Tin:   Hee Trần
                  Ths Phan Đình Dũng
                 Ảnh: Phạm Hoài Nhân
 

Đồng Nai - Khu di tích lịch sử chiến khu Đ

Khu di tích lịch sử chiến khu Đ là điểm du lịch Đồng Nai
Một tour du lịch nối kết nhiều điểm đến của Đồng Nai gồm làng bưởi Tân Triều - di tích lịch sử chiến khu Đ - làng dân tộc Phú Lý đang được Sở Thương mại - du lịch xúc tiến xây dựng. Trong đó, di tích lịch sử Chiến khu Đ được xem là một điểm nhấn quan trọng cho toàn tuyến.
Khi bắt tay xây dựng tuyến du lịch này, Sở Thương mại - du lịch đã xác định đây sẽ là một tour du lịch về nguồn kết hợp với du lịch sinh thái, dã ngoại. Khu di tích lịch sử Chiến khu Đ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ mà còn mang trong mình tiềm năng rất lớn cho khai thác và phát triển du lịch. Hơn nữa, việc đưa Chiến khu Đ thành điểm du lịch quen thuộc cũng nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ và thu hút khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, qua đó hiểu rõ hơn về ý nghĩa lịch sử, tinh thần yêu nước và đấu tranh của quân và dân miền Đông Nam bộ.
Để di tích lịch sử Chiến khu Đ thành điểm đến du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đã dự kiến tổ chức một số hoạt động như: tái hiện lại cuộc sống của người chiến sĩ giải phóng năm xưa trong chiến khu  (du khách ngủ võng giữa rừng, thổi cơm bằng bếp Hoàng Cầm); thăm làng dân tộc của đồng bào Chơ Ro bản địa (du khách được ăn cơm lam, uống rượu cần và múa hát cùng đồng bào); tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu; các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian; tổ chức ăn nghỉ cho du khách, bán hàng lưu niệm đặc trưng (khăn rằn, nón tai bèo)... Việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá cho tour du lịch về nguồn với Chiến khu Đ lịch sử trong năm 2006 cũng đã được ngành du lịch dự thảo kế hoạch trình UBND tỉnh. Trước mắt, ngành sẽ lập một website với nhiều nội dung tuyên truyền, quảng bá; phối hợp cùng các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh thực hiện những chương trình giới thiệu về du lịch Chiến khu Đ... Công ty du lịch Đồng Nai chịu trách nhiệm khai thác tuyến du lịch này cũng như thiết kế các tour có nối với điểm di tích Chiến khu Đ.
Kế hoạch là vậy, nhưng để tuyến du lịch này đi vào hiện thực thì vẫn còn rất nhiều những khó khăn đối với ngành du lịch tỉnh lẫn Ban quản lý khu di tích lịch sử Chiến khu Đ. Các đoàn và khách tham quan tự do trước nay chỉ đến tìm hiểu di tích, được hướng dẫn, thuyết minh rồi...về, tất cả chỉ trong nửa ngày. Dù khách đã vất vả đường xa đến đây nhưng khu di tích vẫn chưa có hoạt động nào để  "giữ chân" du khách giống như Khu di tích địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Hiện tại, khu di tích gần như chưa có cơ sở phục vụ lưu trú, ăn nghỉ, vui chơi nào cho du khách. Hệ thống các biển định danh cho các loài cây thuộc Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu đến nay vẫn chưa làm. Vì vậy, nếu được đưa vào khai thác du lịch, khu di tích hiện mới chỉ có thể là một điểm dừng chân trong tour về Đồng Nai của du khách. Để Chiến khu Đ thành điểm du lịch về nguồn kết hợp du lịch sinh thái có sức giữ chân du khách ở lại vài ngày có lẽ còn phải chờ vào tiến độ quy hoạch và thực hiện quy hoạch của một dự án lớn hơn: dự án Trung tâm văn hóa - lịch sử Chiến khu Đ. Thế nhưng, việc từng bước đưa vào thêm một số sản phẩm du lịch để khu di tích vốn đã hấp dẫn khách du lịch lại càng hấp dẫn hơn vẫn là một việc làm hoàn toàn khả thi đối với ngành du lịch mà không phải nằm chờ vào quy hoạch.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ ngày 25 tháng 3 năm 1991.
Từ thành phố Biên Hòa theo hướng quốc lộ I qua cầu Rạch Cát, rẽ vào bên trái khoảng 200 mét là đến đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng, bên tả của nhánh sông Đồng Nai ôm trọn Cù lao phố (thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa).
di-tich-den-tho-nguyen-huu-canh-tai-dong-nai
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 457/QĐ ngày 25 tháng 3 năm 1991.
Từ thành phố Biên Hòa theo hướng quốc lộ I qua cầu Rạch Cát, rẽ vào bên trái khoảng 200 mét là đến đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng, bên tả của nhánh sông Đồng Nai ôm trọn Cù lao phố (thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa).
Ngôi đền được xây dựng năm nào, ngày nào chưa có tài liệu nào đề cập cụ thể. Sách gia định thành thông chi có ghi: “… Ở phía Nam Cù lao phố, thôn Bình Hoành, huyện Phước Chánh, thờ khai quốc công thần Tráng Hoàn hầu Nguyễn Hữu Cảnh .Đền trông ra sông Phước Giang, lấy đá ngầm làm làm thủy thành, dưới có cá chép lạ, lớn 6,7 thước, cứ đêm khuya tĩnh mịch, thường hướng vào đền, quãy nhảy dưới sông bơi lội ngược xuôi, như hình múa lạy. Sau qua trào Tây Sơn, hương tàn khói lạnh”.
Đến đời Trung Hưng, cấp 10 người từ phu, hàng năm cho tiền công tế vào mùa xuân, cầu đảo thường linh ứng; năm Tự Đức thứ 4, quan tỉnh tâu rằng đền lâu ngày mục nát, lại bị nước xói, phụng mệnh lấy cho 400 quan tiền giao dân sở tại mua vật liệu, dựng lại đền ở sau cách 10 trượng…”
Năm 1851, đền được xây lại cách vị trí cũ khoảng 400m. Hơn 100 năm sau đền được tu sửa bao nhiêu lần không rõ. Năm 1960 Ban quý tế đền đứng ra chủ trì việc trùng tu. Trước chánh điện mở thêm hành lang rộng 2 mét, các cột chính được đắp rồng, các cửa gỗ được thay bằng cửa sắt kéo, mái lợp ngói âm dương thay cho loại vảy cá trước đây. Kiến trúc hiện tồn của di tích thuộc vào niên đại này, lối kiến trúc tương đối hiện đại, các nét xưa còn lại ít, có chăng là nội thất trong các trang trí hoa văn, đồ thờ.
Ngôi đền được xây dựng theo dạng chữ điền (J) mặt tiền hướng ra sông Đồng Nai, phía Tây Nam. Chánh điện đền hình vuông, tường gạch trát đá rửa, bốn mái lợp ngói lá vảy cá, nền lát gạch tàu, phía trước mái đều gắn đôi rồng chầu pháp lam bằng gốm men xanh, đối xứng hai bên là cặp lân. Từ ngoài theo lối chính có 3 cửa. Hai cửa khắc chìm hàng chữ Hán với nội dung nói về đền thờ Bình Kính, công lao của Nguyễn Hữu Cảnh đối với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
Nội điện có ba hàng cột gõ lớn. Trên các cột đều treo liễn đối. Các hoành phi thể hiện dưới dạng đại tự chữ Hán, liễn đối được trang trí hoa văn sơn son thiếp vàng vẫn giữ tươi màu dù trải qua nhiều năm tháng. Dưới những hoành phi là những bao lam gỗ được chạm trổ các đề tài lưỡng long chầu nhật, hoa chim sơn kim nhũ óng ánh. Gian giữa chánh điện thờ thấn, hai bên thờ tả ban, hữu ban liệt vị. Một góc bên bàn thờ trong tủ kiếng còn lưu giữ bộ áo mão tương truyền là của đức ông Nguyễn Hữu Cảnh thửơ sinh thời. Trước bàn thờ thần là bàn thờ la liệt, bàn thờ hội đồng, xung quanh đắp nổi bộ tứ linh và ở trên có đôi hạc và lưỡng long, gian giữa bày hai hàng bát bửu bằng đồng. Dọc theo bờ tường hai bên có bồn bệ xi măng thờ các bậc tiền nhân, hậu hiền, thế hiền và thánh mẫu.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh là một trong số ít di tích ở Biên Hòa còn lưu giữ được sắc thần, trong đó ghi rõ họ tên, chức tước vinh hiển, thứ bậc thượng đẳng thần của vua ban phong cho Nguyễn Hữu Cảnh.
Hàng năm, tại đền, nhân dân địa phương tổ chức hai lần lễ tế (tính theo âm lịch) vào các ngày 16 tháng 5 và 11 tháng 11, cầu cho quốc thái dân an và tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở mang vùng đất phương nam của tổ quốc. Năm 1998, kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai (1698 – 1998) Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã xây dựng nhà bia trong khuôn viên di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Nhằm lưu truyền công đức của các bậc tiền nhân đã có công khai phá, bảo vệ, kiến tạo và xây dựng Đồng Nai với quá khứ hào hùng của ông cha, của truyền thống hào khí Đồng Nai.
Theo svhtt&dl – Đồng Nai

Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Nguyễn Tri Phương (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

Đền thờ Nguyễn Tri Phương tọa lạc bên hữu ngạn sông Đồng Nai, xưa thuộc thôn Mỹ Khánh, tỉnh Biên Hòa, nay là phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Di tích đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 1539-QĐ, ngày 27/12/1990.
Nguyên thủy, đình có tên là Mỹ Khánh thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh. Sau khi danh tướng Nguyễn Tri Phương mất, nhân dân Biên Hòa đã tạc tượng, thờ ông tại đình. Từ đó, đình Mỹ Khánh đổi tên là đền thờ Nguyễn Tri Phương.
Đền thờ Nguyễn Tri Phương là cơ sở tín ngưỡng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Biên Hòa - Đồng Nai được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Công (I). Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật truyền thống còn bảo lưu những nét tiêu biểu có tính chuẩn mực, kiểu thức của một ngôi đình làng Nam bộ với mái ngói âm dương, tường xây gạch thẻ tô vôi, cột kèo làm bằng gỗ quý. Nội thất bày trí trang nghiêm với các bàn hương án chạm lộng công phu; hoành phi, liễn đối cổ kính, nội dung ca ngợi công lao của Thần Thành hoàng và danh tướng Nguyễn Tri Phương. Đặc biệt trong đền thờ tượng Nguyễn Tri Phương làm bằng gỗ mít nài. Tương truyền rằng có một bô lão ở địa phương nằm mộng thấy ông hiện về áo bào lẫm liệt, vũ khí trong tay bèn chặt cây mít trước nhà tạc tượng như hình trong mộng. Ngoài ra, trên bàn hương án thờ Thần còn lưu giữ bộ áo mão vua ban cho Nguyễn Tri Phương khi đi kinh lược phương Nam.

Di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ Nguyễn Tri Phương
(TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
Nguyễn Tri Phương tự Hàm Trinh, hiệu Đường Xuyên, sinh ngày 09 tháng 09 năm 1800 (ngày 21 tháng 07 năm Canh Thân) trong một gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học ở tỉnh Thừa Thiên. Cha ông là Nguyễn Văn Đảng, mẹ là Nguyễn Thị Thê. Thuở thiếu thời, Nguyễn Tri Phương tỏ rõ là người thông minh có ý chí, hoài bão và đức độ hơn người. Mới tuổi 23, ông đã được tiến cử vào làm việc tại triều đình nhà Nguyễn. Qua ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Nguyễn Tri Phương luôn được tin dùng và giữ nhiều trọng trách như: Thượng thư Bộ Lại, Bộ Công, Bộ Binh, Hiếu điện Đại học sỹ - một chức hàm trong tứ trụ triều đình, đứng đầu hàng võ…
Trước quân thù, ông là một dũng tướng, trong lòng dân, ông là bậc hiền tài. Vì mệnh nước, Nguyễn Tri Phương đã đi khắp mọi miền đánh đuổi giặc ngoại xâm, lập nhiều công trạng, đến đâu ông cũng đều thu phục nhân tâm, mở mang kinh tế.
Tháng 02 năm 1861 sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương dẫn quân về lập tuyến phòng thủ ở Biên Hòa. Công việc đang gấp rút tiến hành thì triều đình có lệnh triệu hồi ông. Hơn 10 năm sau ở tuổi 73, trong một cuộc tử chiến với quân Pháp tại thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, bọn Pháp cho người đến điều trị vết thương hòng mua chuộc nhưng ông kiên quyết cự tuyệt rồi mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (nhằm ngày 01 tháng 11 năm Ất Dậu). 
Sống oai hùng, chết oanh liệt, người dân Biên Hòa - Đồng Nai đã tôn kính thờ ông với niềm tin sâu sắc rằng ông sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hàng năm, vào ngày 16 và 17 tháng 10 (âm lịch) tại đền diễn ra Lễ Kỳ yên theo phong tục thờ Thần của người Việt rất long trọng, được đông đảo nhân dân đến thành kính dâng hương.
Huy Hoàng
Đồng Nai: Chùa Gia Lào vừa được xếp hạng di tích lịch sử - danh thắng
Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào (huyện Xuân Lộc) là một địa danh nổi tiếng xưa nay không chỉ là phong cảnh hữu tình từ vẻ đẹp của núi đá hang động thiên nhiên kết hợp với bàn tay sáng tạo khéo léo của con người mà còn là một địa danh với nhiều chiến tích lịch sử đã đi vào ký ức của bao thế hệ cư dân như một biểu tượng của quê hương \"Miền Đông gian lao mà anh dũng\".
Ngày 17-6-2009, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 1687/QĐ-UBND xếp hạng núi Chứa Chan là di tích lịch sử - danh thắng đầu tiên nằm trên địa phận huyện Xuân Lộc. Và ngày 8-8 tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc sẽ long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử danh thắng.
* Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào: Dị tích lịch sử, danh thắng
Núi Chứa Chan cao khoảng 837m là một trong những ngọn núi hiếm hoi của miền Đông Nam bộ, một thắng cảnh hữu tình nằm gọn trên địa bàn huyện Xuân Lộc. Xung quanh núi có 4 suối nước trong mát quanh năm mang những cái tên rất quen thuộc của đồng bào dân tộc Châu Ro: Gia Ui, Gia Miên, Gia Liêu, Gia Lào.
Chùa Gia Lào trên núi Chứa Chan.
Từ ngã ba Ông Đồn theo tỉnh lộ 766 đi hướng Đông Bắc khoảng 3 cây số, du khách đến chân núi Chứa Chan. Từ đây, theo đường mòn và những bậc đá tam cấp đã định hình để lên núi viếng chùa. Trên lưng chừng núi ở độ cao khoảng 600m có một hang đá thiên tạo về hướng Đông Bắc có mái vòm uốn cong tạo dáng hình rồng như kiến trúc chùa cổ, xung quanh khu vực này từ xưa, giới tu hành, đạo hạnh đã đến dựng chùa, trong đó có chùa Gia Lào (tức là chùa Bửu Quang Tự). Trong phạm vi khu vực núi Chứa Chan còn có mật khu Hầm Hinh nổi tiếng là địa điểm đóng quân của Ban chỉ huy quận quân sự 10, sau đó là Huyện đội Xuân Lộc trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến cuối năm 1948. Hầm Hinh là một bãi đá tự nhiên gồm những viên đá granite xếp ken với nhau tạo thành một bức tường dày. Âm sâu bên trong là hang đá gồm những tảng đá lớn xếp chênh nhau tạo thành. Lòng hang sâu hun hút, khúc khuỷu với nhiều chỗ rộng hẹp, cao thấp khác nhau tạo thuận lợi cho việc thoát hiểm khi cần. Chính nhờ vị thế đó, Ban chỉ huy quận quân sự 10 (Xuân Lộc) đã chọn đóng quân và cũng từ địa điểm này các đồng chí: Đinh Quang Ân, Bùi Cát Vũ, Phạm Đình Công đã lập sở chỉ huy đánh giao thông đường sắt ở Trảng Táo, Gia Hinh, Bảo Chánh. Năm 1947, đồng chí Nguyễn Văn Tạo lúc này là chủ tịch quận bộ Việt Minh Xuân Lộc và đồng chí Huỳnh Công Tâm (Tư Ước), chỉ huy trưởng quận quân sự 10, kiêm chỉ huy trưởng ban bảo vệ căn cứ địa Gia Ray đã tạm mượn chùa Chánh Giác ở mật khu Hầm Hinh để chứa thóc gạo làm trạm tiếp tế lương thực cho bộ đội và cán bộ trong huyện. Cuối năm 1948, giặc Pháp tiến hành càn quét vùng quanh núi Chứa Chan, mật khu Hầm Hinh bị lộ, quân Pháp và Việt gian đốt chùa Chánh Giác, lúa gạo cháy suốt 6 ngày đêm còn ngút khói. Thời gian sau, thầy trò chùa Chánh Giác lại chạy lên chùa Bửu Quang tiếp tục tu hành, vận động bá tánh ủng hộ kháng chiến.
Tháng 5-1947, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư xứ ủy Nam bộ trên đường đi công tác từ Nam Trung bộ vào đến núi Chứa Chan. Đồng chí đã lưu lại căn cứ của huyện Xuân Lộc tại khu vực chùa Gia Lào một thời gian.
* Núi Chứa Chan - chùa Gia Lào: Điểm hẹn du lịch 
Từ chân núi lên chùa chừng 2km, đặc biệt là khi du khách leo hết dốc khoảng 300 bậc đá sẽ đến một đoạn đường bằng phẳng rợp bóng cây. Đến cây 1 ngọn 3 gốc gặp suối Tiên, du khách có thể hết sức thích thú khi vốc nước rửa mặt. Nguồn nước từ trong hang núi chảy ra, thật trong mát. Vượt dốc 3, du khách sẽ đến chùa, chùa được kiến tạo dựa vào hình thể thiên nhiên, chánh điện xây mái vòm uốn cong bên trên hang đá của hàm rồng. Tất cả tạo nên một quần thể những hang động thiên nhiên được bàn tay con người xây đắp thêm phần thẩm mỹ, tạo cho ngôi chùa một vẻ thâm nghiêm kỳ vĩ.
Vào ngày cuối tuần về Xuân Lộc, du khách có thể bơi thuyền trên hồ Gia Ui (thuộc xã Xuân Tâm) cách thị trấn Gia Ray khoảng 5km về phía Đông Bắc; rồi ghé qua khu vui chơi giải trí hồ Núi Le (toạ lạc tại khu 7, thị trấn Gia Ray) để thưởng thức các món ăn đặc sản của sông, hồ... ngắm cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình. Từ giã hồ Núi Le thơ mộng, du khách về lại núi Chứa Chan lên viếng chùa Gia Lào, dùng bữa cơm chay, đêm ngủ võng trong những chòi lá dựng cheo leo trên sườn núi để thưởng thức một đêm ngủ rừng đầy thú vị.
Sớm tinh sương vào chùa thắp hương cúng Phật, du khách còn thời gian thưởng thức vẻ đẹp của rừng núi, của bạt ngàn nương rẫy với những vườn cây ăn trái xanh tươi, như: mít, bơ, chôm chôm, chuối, sầu riêng, cam, quýt... Ở đây còn có hàng chục loài hoa kiểng bốn mùa trổ hoa ngát hương làm du khách ngất ngây có cảm giác như sống giữa bồng lai tiên cảnh.
Thêm một tin vui nữa là sau khi núi Chứa Chan được công nhận di tích lịch sử - danh thắng, huyện Xuân Lộc sẽ đầu tư hệ thống cáp treo phát triển du lịch ở khu vực này. Đến lúc đó chắc chắn khu di tích - danh thắng núi Chứa Chan sẽ là một điểm du lịch lý tưởng, một điểm hẹn hấp dẫn cho du khách. 
Nguyễn Ngọc Dũng
(Nguồn: Báo Đồng Nai)


Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Đón nhận bằng Di tích lịch sử núi Chúa Chan – chùa Gia Lào

TTDL

Sáng ngày 8/8/2009, huyện Xuân Lộc đã long trọng tổ chức buổi lễ đón nhận bằng di tích lịch sử danh thắng núi Chứa Chan- chùa Gia Lào.
Ngay từ sáng sớm, từng đoàn người đã tập trung trước khu trung tâm huyện để tiến vào Núi Chứa Chan – chùa Gia Lào, nơi được công nhận là khu di tích lịch sử danh thắng. Tại khu vực lễ, nhiều người dân rất háo hức chờ đón giờ phút mà theo họ đây có thể sẽ là bước ngoặc để núi Chứa Chan - chùa Gia Lào mang một diện mạo mới, có nhiểu điều kiện thuận lợi hơn để được đầu tư phát triển mở rộng, ngày càng thu hút đông đảo khách tham quan du lịch từ khắp các nơi tìm đến.

Huyền thoại về mộ ‘ông Vong’ ở Long Thành, Đồng Nai

(CAO) Dân gian vùng Long Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) truyền tụng rằng cái ụ gò mối lớn nằm trên một khoảng đất trống bằng phẵng cạnh con suối Cả mà nhân dân tôn kính gọi là: “Mộ ông Vong”.
    Đó chính là một ngôi mộ tập thể chôn Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh đã anh dũng hy sinh trong những ngày đầu chống trả sự xâm lược của Thực dân Pháp. Năm 1994, mộ “ông Vong” được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch ) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
    Những giai thoại được kể ở xóm ông Vong
    Bất cứ người dân Long Phước nào cũng thuộc lòng sự tích ly kỳ mộ “ông Vong”. Người lớn vẫn thường kể cho con cháu nghe sự kiện diển ra vào ngày 26-12-1861 được ghi vào chính sử và gắn liền với nhân vật lịch sử Nguyễn Đức Ứng (?- 1861).

    Cái ụ gò mối mà dân gian tôn kính gọi là mộ “ông Vong”
    Theo sử liệu thì vào ngày 17-12-1861, trước sự tấn công của quân Pháp vào thành Biên Hòa, đại quân của triều đình Nguyễn không chống cự nổi đành rút chạy. Chỉ sau một ngày khởi chiến, quân Pháp dễ dàng tiến vào chiếm thành Biên Hòa.
    Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng là một võ tướng của triều đình Huế, trước đó được vua Tự Đức phái vào miền Nam để ngăn chặn đường tiến công như vũ bão của quân Pháp. Ông theo đường lối chủ chiến không chủ hòa, nhất quyết không chịu khuất phục của quân xâm lược nên ông đã sát cánh cùng nhân dân chống giặc cứu nước.

    Tấm bia đá ghi bằng tiếng Pháp trên mộ “ông Vong” được cho rằng dựng từ năm 1936
    Sau khi chiếm Biên Hòa, quân Pháp theo sông Đồng Nai tiếp tục tiến đánh Long Thành, phủ Phước Tuy (Bà Rịa). Nguyễn Đức Ứng đã trực tiếp chỉ huy lực lượng phòng ngự ở Long Thành. Ông tiến hành thu nhận quân sĩ từ Biên Hòa chạy về và cùng với lực lượng đông đảo nghĩa quân địa phương lập tuyến phòng thủ, ngăn chặn bước tiến của quân Pháp từ hướng Biên Hòa xuống Bà Rịa.
    Khoảng 9 giờ ngày 26-12-1861, cánh quân do đại tá Pháp Dominique Diego chỉ huy tiến vào huyện lỵ Long Thành thì bị nghĩa quân do Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng chỉ huy bí mật phục kích.

    Bia tưởng niệm công đức Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh do huyện ủy Long Thành dựng vào năm 2010
    Nhưng do lực lượng, vũ khí và hỏa lực của đối phương quá mạnh nên quân ta vừa tham chiến liền bị tiêu hao sinh lực rất nhiều đành rút dần về phòng thủ tại căn cứ. Đến chiều, Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng cùng một số nghĩa binh bị trúng đạn, các nghĩa binh phải khiêng ông rút sâu vào căn cứ chữa trị.
    Do vết thương quá nặng, ngay trong đêm ngày 27-12-1861 (nhằm ngày 26-11 âm lịch), Nguyễn Đức Ứng đã trút hơi thở cùng với 27 nghĩa binh trong trận quyết tử cuối cùng với quân thù. Ông ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn của các nghĩa sĩ và nhân dân.

    Ngôi mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh hiện nay
    Sau khi Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh hy sinh, người dân đã bí mật tìm cách đưa thi hài ông và các nghĩa binh về an táng trong ngôi mộ chung trên gò đất cao ngay trong căn cứ. Bỗng vài ngày sau, tại đây đột nhiên ùn lên một ụ gò mồi rất lớn nên người dân cho rằng Lãnh binh hiển linh tạo cái gò mối nhằm che mắt quân thù.
    Người dân vẫn thường kể rằng, vào những đêm thanh vắng, gió mát họ nghe rõ trong cơn gió lớn lao xao tràn qua, là tiếng quân hò reo, tiếng ngựa hí và tiếng va chạm binh khí ở ngay mộ Nguyễn Đức Ứng. Người ta nói đó là đoàn quân của Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng đi đánh trận trở về tụ họp. Từ dạo đó, nhân dân suy tôn Nguyễn Đức Ứng là “Thần Tướng” và kính trọng gọi là “Đức Ông”.

    Sau khi trùng tu tôn tạo vào năm 2010, khu mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh toạ lạc trên khu đất tổng diện tích là 27.402 m2
    Lão nông Huỳnh Văn Giỏi (86 tuổi), nhà gần ngôi mộ cho chúng tôi biết thêm rằng ngày xưa khu đất nơi có ngôi mộ chỉ là một cánh rừng vắng vẻ, ít người qua lại. Dần dần quanh khu vực mộ có nhiều người đến sinh sống, lập nghiệp hình thành nên “xóm ông Vong”. Người dân dựng một ngôi miếu nhỏ, ngay phía sau ngôi mộ để lấy chỗ thờ cúng Đức Ông và các nghĩa binh chu đáo.
    Kiến trúc khác lạ và đặc biệt của mộ “ông Vong”
    Lăng mộ Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng và 27 nghĩa binh hiện tọa lạc trên Quốc lộ 51 thuộc ấp Đất Mới, xã Long Phước, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) được trùng tu tôn tạo bề thế nhất vào năm 2010.
    Điều đặc biệt dù là ngôi mộ của một vị võ tướng của triều Nguyễn nhưng kiến trúc mộ lại hoàn toàn không xây giống như lối truyền thống ở những ngôi mộ thường thấy. Trên phần mộ, có một tấm bia đá in dòng chữ bằng tiếng Pháp (mà không phải là chữ Hán): “ Ice ropose Nguyễn Đức Ứng. Lãnh binh de L Armeé Imperiale Tự Đức Décede le 26 Decembre 1861”.
    Theo tài liệu lưu trữ của Bảo tàng tỉnh Đồng Nai thì vào khoảng năm 1936, có một người phụ nữ từ Sài Gòn đến tìm mộ, bà nói giọng Huế mặc trang phục theo kiểu tầng lớp quý tộc và tự xưng là cháu của Nguyễn Đức Ứng.

    Ngày lễ giỗ chung được nhân dân và chính quyền địa phương tổ chức thường niên trong hai ngày 26 và 27 tháng 11 âm lịch. Người dân sắm lễ vật hương đăng, trà quả đem ra mộ dâng lên Đức Ông và các nghĩa binh hết sức long trọng
    Không rõ họ tên bà ta là gì chỉ biết rằng bà từ Sài Gòn đến nên người dân gọi là bà Năm Sài Gòn. Sau khi tìm được mộ, bà lập đàn cúng bái và thuê người xây dựng lại toàn bộ ngôi mộ hoàng tráng thay cho ngôi mộ đất.
    Bà Năm Sài Gòn đã cho xây mộ theo cấu tạo khối lập thể hình thang, dạng kim tự tháp cụt, chiều cao 1.4 m, chiều rộng 4 m, các cạnh hình thang lại có góc nghiên 25 độ, , dựng xung quanh trên mộ là 8 trụ búp sen cao 1 m. Mộ được xây bằng chất liệu bê tông, xi măng, cốt thép chắn chắn.
    Ngôi mộ được xây mới từ năm 1936 đã tồn tại nguyên bản đến tận hôm nay. Vài năm sau đó, người ta vẫn thấy bà Năm Sài Gòn trở lại cúng viếng vài lần nhưng qua nhiều biến cố của chiến tranh không thấy bà trở lại viếng mộ nữa.

    Khách du lịch đi từ hướng từ Bà Rịa Vũng Tàu về TP.HCM trên Quốc lộ 51 thường ghé khu di tích lịch sử mộ “ông Vong” để tham quan và chiêm bái
    Đến năm 1991 lại có một người xưng là con cháu cụ lãnh binh (không rõ họ tên) từ Huế vào tìm mộ và có gặp ông Ba Bạc, chủ nhân phần đất nơi có mộ Nguyễn Đức Ứng. Viếng mộ xong, ông ta xin phép trở ra Huế và hứa sẽ trở lại nên có để lại địa chỉ nhà của một người bà trên 90 tuổi là Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy số 08 Đinh Bộ Lĩnh, Thành phố Huế.
    Sau khi nhận được địa chỉ này thì Bảo tàng Đồng Nai đã gửi thư liên hệ nhưng bưu điện phúc đáp địa chỉ này không có người nhận. Có lẽ bà cụ xây mộ năm xưa đã qua đời. Và theo nhận định của một số người có thể bà Năm Sài Gòn năm xưa chính là bà Công Tằng Tôn Nữ Thị Hy?

    Tấm bia dựng bên Quốc lộ 51 để chỉ đường cho khách vào tham quan khu mộ
    Như vậy, qua nguồn thông tin thân nhân trên cũng như tấm bia đá ghi chữ bằng tiếng Pháp năm 1936 và họ là Công Tằng Tôn Nữ trong địa chỉ phần nào giúp cho các nhà nghiên cứu khẳng định rằng Nguyễn Đức Ứng là thành viên của gia tộc Nguyễn Đức. Tuy nhiên, trong danh mục các quan viên triều Nguyễn có rất nhiều vị mang họ Nguyễn Đức, nhưng lại không thấy tên danh tướng Nguyễn Đức Ứng (?).
    Điều này có gì uẩn khúc vẫn đang chờ các nhà nghiên cứu lịch sử làm sáng tỏ thân phận của một nhân vật lịch sử Nguyễn Đức Ứng “sinh vi tướng” ở đất Huế cố đô và đã “tử vi thần” ngay trên mảnh đất Đồng Nai.

    10 món đặc sản ngon nổi tiếng của Đồng Nai


    Những món đặc sản ở Đồng Nai rất phong phú như bưởi Tân Triều, mít Tố Nữ, nấm mối, cơm gà cá mặn… làm mê mẩn du khách gần xa khi có dịp đặt chân đến nơi đây.

    Quả thật thiên nhiên đã ưu đãi, nơi đây một khí hậu thuận hòa cho cây cối đơm hoa kết trái mà không phải âu lo bị lũ lụt, bão tố tàn phá như ở miền Trung, miền Bắc hoặc như ở mấy tỉnh đồng bằng sông nước miền Tây.

    1. ​Bưởi Tân Triều

    Làng bưởi Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Biên Hòa khoảng 6 km. Làng bưởi ngày nay vẫn giữ được nét thanh bình của làng quê yên ả với những vườn bưởi xanh xum xuê quả, vườn tiếp vườn, tới đầu làng đã nghe hương bưởi thơm thoang thoảng.
    mon-an-dac-san-dong-nai-9
    Cây bưởi Tân Triều sau bao năm thăng trầm đã lấy lại “tiếng thơm” của mình khi người dân Tân Triều mạnh dạn xóa vườn tạp để phục hồi lại cây bưởi vào những năm 1985 trở đi. Bưởi Tân Triều có nhiều loại, bưởi Thanh nước nhiều, trái rất sai, mỗi mùa một cây có thể cho từ bốn đến năm trăm trái.

    2. Dơi xào lăn

    Long Khánh là vùng có nhiều cây trái, hoa quả ngọt, quanh năm nên có rất nhiều loài dơi trú ngụ. Có nhiều loại dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…ta có thể giăng lưới bắt gơi ban đêm trong các vườn cây ăn trái trong mùa trái chính, hoặc ban ngày tìm đơi trong các hang động, cây da, hoặc trong trần nhà tối; bọn trẻ còn bắt dơi trong cát đọt chuối.
    mon-an-dac-san-dong-nai-8
    Bắt dơi cũng phái khéo léo, kẻo dơi cắn tay chảy máu chứ chẳng chơi. Trước khi làm thịt, dơi được cắt tiết; huyết dơi có tính hàn, uống rất mát, thường dùng pha với rượu uống, nghe nói rượu huyết dơi còn trị được bệnh hen suyễn, và hiếm muộn con. Thịt dơi rất ngọt và thơm, dơi càng hôi thì xào lăn ăn càng có vị đậm đà; thịt dơi còn có thể băm nhuyễn nấu cháo lại càng hấp dẫn. Trong bữa bữa cơm của người miền đông nam bộ có thêm mót thịt dơi xào lăn thì thật là tuyệt.

    3. Mít Tố Nữ

    Nói tới Mít thì Long Khánh vốn là đất của mít, xoài, đu đủ rất lâu đời. Ba loại trái này thì khắp nơi đều có không nhiều thì ít. Nhưng “Mít tố nữ” thì gần như độc chiếm ở đất Long Khánh. Mít Tố nữ, trái nhỏ hơn rất nhiều so với mít thường, có trái nặng chỉ vài lạng, to thì một, hai ký là nhiều. Do trái nhỏ, nên nhiều người mới vào miền Nam thoạt nhìn tưởng đó là mít non.
    mon-an-dac-san-dong-nai-7
    Múi và hương vị của mít Tố nữ cũng khác rất nhiều so với mít thường: xẻ một đường đọc để bổ đôi trái mít, lật cuống lên sẽ thấy múi tròn , nổi gân, kết như một chùm dâu chín vàng, thơm lựng, thơm ngạt ngào, thơm rất lâu, vỏ và cùi mít có khi ba ngày còn phảng phất ; khách ăn mít tố nữ vừa xong khó mà “che dấu” được người chung quanh bởi cái mùi rất đặc biệt này. Mấy chị em đi chợ nói rằng:”Ghiền món gì đi chợ “ăn vụng” đố ai biết, nhưng ăn sầu riêng, tố nữ thì không “giấu” vào đâu được bởi về tới nhà hãy còn nghe mùi thơm bất hủ của nó.” Không sai chút nào!

    4. Canh chua lá dang

    Long Khánh đất đỏ Bazan lá dang mọc rất nhiều, nó thuộc họ dây leo, thường mọc trong rừng cao su. Mẹ tôi cứ mỗi chiều đi cạo mủ về y như rằng thế nào trong giỏ cạo cũng có một vài bó lá dang để dành nấu canh; món canh lá dang là món khoái khẩu của anh em tụi tôi. Lá dang được lặt kỹ, rữa sạch, trước khi để ráo nhớ vò mạnh tay một tí cho lá hơi bị dập ra vị chua mới đáo để và hấp dẫn. Trên bếp đã chuẩn bị sẵn con gà luộc, nước luộc gà dùng để nấu canh lá dang thì trên cả tuyệt vời; chỉ cần sử dụng một ít thịt đầu, cổ cánh, chân và cả phao câu nững cho nồi canh thêm ngọt.
    mon-an-dac-san-dong-nai-6
    Sau khi nêm nếm vừa miệng ăn, nhớ bỏ thêm chút đường cát cho nó đậm đà, chua chua mà ngọt ngọt mới bắt mồi (món này dân nhậu khoái chí lấm đấy). Lá dang để ráo, nồi nước vừa sôi sùng sục bỏ lá dang vào, khuấy đều để cho lá ngã màu vàng, nêm lại một tí là được. Lúc này bộ lòng gà được phi hành mỡ xào lên, nêm nếm cho vừa; nhắc nồi canh xuống đổ chão lòng gà vào nồi canh nghe một tiếng xèo, béo ngậy, toả mùi thơm hấp dẫn giữa thịt gà lá dang, hành ngò, rau quế. Cả nhà quây quần bên mâm cơm có tô canh chua gà lá dang, mãi mê ăn quên cả no.

    5. Dế cơm chiên nước mắm

    Dế cơm tuy là loại côn trùng, sống tự nhiên dưới hang nhưng là món ăn dân dã xuất hiện từ rất lâu ở Long Khánh. Thường vào mùa mưa, bọn trẻ thường đi đào dế cơm về cung cấp cho thực khách, dế cơm cũng có thể câu bằng cách thả kiến nhọt xuống hang, lấp miệng hang lại khoảng vài phút dế cơm bị kiến nhọt cắn, nhảy thót lên miệng hang tha hồ mà bắt.
    mon-an-dac-san-dong-nai-5
    Dế cơm chỉ cần lặt sạch cánh, lặt 2 chân sau(để đùi lại, 2 đùi dế rất béo), móc ruột bỏ hết, xong nhét hột đậu phộng vào ruột, rồi ướp nước mắm, nêm cho vừa ăn. Mắc chão dầu cho xôi, để dế vào chiên cho vàng là được.
    Dế cơm chiên nước mắm ăn vừa dòn, vừa đậm đà hương vị nước mắm, vừa béo ngậy của dầu, béo thơm của đậu phộng mang đặc trưng món ăn dân dã miền Đông Nam bộ. Ngoài ra dế cơm còn được những bà nội trợ lăn bột chiên bơ để thêm một món đãi khách thì hết chỗ nói.

    6. Lẩu lá khổ qua rừng

    Khá phổ biến ở Long Khánh, đây là loại lá khổ qua rừng rất đắng nhưng có hậu ngọt ngào, đậm đà dân dã. Là loại lá rừng, chỉ mọc trong mùa mưa nhưng để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của thực khách nhiều hộ dân đã nhân được giống khổ qua rừng để trồng ở vườn nhà, đến nay thì lá khổ qua rừng có quan năm khi nào thực khách cần cũng đều có thể đáp ứng được.
    mon-an-dac-san-dong-nai-4
    Lẫu lá khổ qua rừng nếu được nấu bằng cá trào cững (giống cá lóc con) thì hợp khẩu vị hơn; nếu không thì nấu với sườn non, tôm khô cũng được. Lá khổ qua được lặt, rữa sạch để ráo trên dĩa, lẫu nước đang sôi chỉ cần nhúng một nắm lá vào lẩu vớt với ra ngay dùng liền, thì mới cảm được vị ngon đặc trưng của nó.

    7. Trái ươi rừng

    Trái ươi là đặc sản Đồng Nai từ nhiều năm nay đã đóng cửa. Người "làng rừng" vùng chiến khu Đ không còn mấy ai được vào lượm trái ươi rụng đầy dưới gốc cây khi ve sầu bắt đầu cất tiếng hát. Nhưng không phải năm nào cũng có, "mùa ươi" có khi hai, ba năm mới trúng một lần. Do vậy, trái ươi ngày càng đắt đỏ. Người viết đã một lần được theo chân các cán bộ kiểm lâm của Lâm trường Vĩnh An cho vào rừng để săn ươi. Nói là săn bởi vì trái ươi đã hiếm lắm rồi. Để hái trái còn tươi nguyên, các thợ săn phải leo lên cây mé nhánh.
    mon-an-dac-san-dong-nai-3
    Ươi là loại thân cây to, cao cả chục mét. Do vậy, để mé được nhánh, thợ săn leo trèo giỏi. Mỗi cây có thể cho từ 30- 50kg trái tươi. Trái ươi tươi đem về phơi vài nắng, khô lại còn bằng đầu ngón tay giữa của người lớn thì có thể cất vào nơi khô ráo hàng tháng có khi vài năm vẫn không bị hư.

    8. Gỏi cá Biên Hòa

    Đóng đô ven cù lao Phố với các quán san sát bờ sông Đồng Nai, gỏi cá Biên Hòa từ lâu đã trở thành món đặc sản của vùng đất này. Chỉ đơn giản là đĩa thịt cá, nồi nước lèo kèm mớ rau đủ loại, cộng với không gian đặc trưng của vùng đất cù lao đã trở thành điểm hẹn của những ai thích đi tìm những món ngon dân dã.
    mon-an-dac-san-dong-nai-2
    Món gỏi cá ngon ở điểm nguồn nguyên liệu dễ tìm, luôn trong trạng thái tươi sống. Con cá còn bơi quẫy tung tăng trong hồ được vớt ra, với thao tác nhanh gọn, chính xác, đầu bếp cầm con dao bén ngót lát một đường dọc theo xương sống từ đuôi đến mang, lộn ngược má thịt ra ngoài, dùng một dụng cụ nạo từng thớ thịt cá mỏng dài chừng hai đốt ngón tay. Miếng thịt cá trắng tươi, nổi rõ từng lằn gân máu đỏ, ngay lập tức được trộn với hỗn hợp những gia vị quen thuộc như riềng, hành, tỏi, sả, thính, bao phủ một lớp mỏng bọc ngoài miếng thịt cá. Vừa giữ cho miếng cá không đổi mùi tanh, và có độ khô cần thiết tạo cảm giác an tâm khi có một lớp đủ thứ gia vị màu vàng ươm bao bọc, nhìn thôi đã đủ thèm ứa nước miếng.

    9. Nấm mối Đồng Nai

    Vào đầu mùa mưa là thời điểm đang rộ nấm mối, về vùng Bình Sơn (huyện Long Thành) hay Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ) sẽ thấy rất nhiều người đi tìm nấm mối. Muốn hái được nấm mối ngon phải dùng đèn soi đi vào ban đêm vì thời tiết mát, dễ thu hoạch, còn ban ngày gặp ánh sáng nấm nở thành tán, hái dễ bị vụn nát, giá không cao.
    mon-an-dac-san-dong-nai-1
    Một tổ nấm mối thường có trọng lượng từ 1-4 kg, vào những ngày rộ, dân Long Thành, Long Khánh, Cẩm Mỹ… có khi thu được hàng tấn nấm. Một số thương lái chuyên mua nấm mối cho biết, năm nay nấm mối ít, chỉ bằng một nửa những năm trước. Trước đây, nấm mối mọc nhiều trong vườn cây lâu năm, nhưng gần đây nhiều cây trồng bị sâu bệnh khiến cho nông dân phải thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật, điều này đã ảnh hưởng đến môi trường đất nên nấm mọc ngày càng ít.

    10. Cơm gà cá mặn

    Ở các quán ăn vừa sang trọng vừa bình dân ở Đồng Nai đều có món cơm gà cá mặn. Cơm được nấu trong nồi đất, được trộn lẫn các gia vị như thịt gà, chà bông, cá mắm, nêm nếm sao cho vừa ăn.
    mon-an-dac-san-dong-nai
    Khi ăn, niêu cơm vẫn còn để trên bếp, lúc xới cơm hơi khói bay nghi ngút tỏa mùi thơm quyến rũ; cơm nấu càng cháy ăn càng ngon và đậm đà. Đãi khách bằng món cơm gà cá mặn vừa tiện, hấp dẫn lại ngon, thắt chặt thêm tình cảm thắm thiết giữ khách và chủ đặc biệt là sẽ nhớ Long Khánh với món cơm gà cá mặn.
    Thanh Xuân

    7 món đặc sản đậm đà dân dã của Đồng Nai

    Nằm sát TP HCM, Đồng Nai từ lâu đã trở thành điểm du lịch quen thuộc, một phần vì phong cảnh và một phần vì cả những món ngon nơi đây.
      Lẩu lá khổ qua rừng
      7-mon-dac-san-dam-da-dan-da-cua-dong-nai
      Khá phổ biến ở Long Khánh, đây là loại lá khổ qua rừng rất đắng nhưng có càng ăn lại càng thấy ngọt ngào, đậm đà dân dã. Là loại lá rừng, chỉ mọc trong mùa mưa nhưng để đáp ứng nhu cầu ẩm thực của thực khách nhiều hộ dân đã nhân được giống khổ qua rừng để trồng ở vườn nhà, đến nay thì lá khổ qua rừng có quanh năm khi nào thực khách cần cũng đều có thể đáp ứng được.
      Lẩu lá khổ qua rừng nếu được nấu bằng cá trào cững (giống cá lóc con) thì hợp khẩu vị hơn; nếu không thì nấu với sườn non, tôm khô cũng được. Lá khổ qua được nhặt, rửa sạch để ráo trên đĩa, nồi nước đang sôi chỉ cần nhúng một nắm lá vào lẩu vớt với ra ngay dùng liền, thì mới cảm được vị ngon đặc trưng. 
      Nấm mối
      7-mon-dac-san-dam-da-dan-da-cua-dong-nai-1
      Nấm mối chỉ mọc một lần trong năm, vào đầu mùa mưa khoảng dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch). Nấm mối mọc trong vườn rẫy, nhiều nhất là trong rừng lô cao su; những người sành nấm mối, chỉ nghe mưa là đoán ngay sẽ có nấm mối, sáng hôm sau đi tìm, y như rằng tha hồ mà nhổ. Nấm mối không nên rửa trước mà phải để khô, gọt cho sạch chân nấm cho hết đất, gọt xung quanh đỉnh nấm vì sợ ngộ độc. Sau khi gọt sạch nấm được ngâm nước muối rồi rửa sạch, để cho ráo nước là có thể đem xào nấu được, khi xào nên chọn mỡ heo để xào mới ngon.
      Nấm mối chỉ cần xào tỏi là tuyệt lắm rồi; nấm búp là nấm mới nhú khỏi mặt đất xào ăn còn hấp dẫn hơn nhiều. Nấm mối còn được dùng để nấu cháo, đổ bánh xèo đều ngon hết chỗ nói. Nấm mối ngon ngọt hơn cả thịt gà, có hương vị lạ và quyến rũ. Nấm mối còn được gói bằng lá nghệ, lá chuối, lá lốp đem nướng chấm muối tiêu chanh ngon tuyệt cú mèo. Mùi thơm của nấm mối có sức quyến rũ lạ thường người nào may mắn ăn được một lần sẽ nhớ mãi.
      Canh chua lá giang
      7-mon-dac-san-dam-da-dan-da-cua-dong-nai-2
      Long Khánh miền đông đất đỏ bazan lá giang mọc rất nhiều, nó thuộc họ dây leo, thường mọc trong rừng cao su. Lá giang được nhặt kỹ, rửa sạch, trước khi để ráo nhớ vò mạnh tay một tí cho lá hơi bị dập ra vị chua mới đáo để và hấp dẫn.
      Trên bếp đã chuẩn bị sẵn con gà luộc, nước luộc gà dùng để nấu canh lá giang thì trên cả tuyệt vời; chỉ cần sử dụng một ít thịt đầu, cổ cánh, chân và cả phao câu nững cho nồi canh thêm ngọt. Sau khi nêm nếm vừa miệng ăn, nhớ bỏ thêm chút đường cát cho nó đậm đà, chua chua mà ngọt ngọt mới bắt mồi (món này dân nhậu khoái chí lắm). Lá giang để ráo, nồi nước vừa sôi sùng sục bỏ lá vào, khuấy đều để cho lá ngả màu vàng, nêm lại một ít là được. Lúc này bộ lòng gà được phi hành mỡ xào lên, nêm nếm cho vừa; nhắc nồi canh xuống đổ lòng gà vào nồi canh nghe một tiếng xèo, béo ngậy, toả mùi thơm hấp dẫn giữa thịt gà lá giang, hành ngò, rau quế. Cả nhà quây quần bên mâm cơm có tô canh chua gà lá giang, mải mê ăn quên cả no.
      Cơm gà cá mặn
      7-mon-dac-san-dam-da-dan-da-cua-dong-nai-3
      Ở các quán ăn vừa sang trọng vừa bình dân như quán Bạn Tôi (Thích Quảng Đức nối dài), Hương Việt (Cách mạng tháng Tám, phường Xuân An), Thanh Mập (Nguyễn Văn Bé, phường Xuân Thanh), quán Tài Lộc (Thích Quảng Đức, phường Xuân An), xuất hiện món cơm gà cá mặn và đã trở thành món ăn phổ biến hấp dẫn như đặc trưng riêng của vùng đất Long Khánh.
      Cơm được nấu trong nồi đất, được trộn lẫn các gia vị như thịt gà, chà bông, cá mắm, nêm nếm sao cho vừa ăn. Khi ăn, niêu cơm vẫn còn để trên bếp, lúc xới cơm hơi khói bay nghi ngút tỏa mùi thơm quyến rũ; cơm nấu càng cháy ăn càng ngon và đậm đà. Đãi khách bằng món cơm gà cá mặn vừa tiện, hấp dẫn lại ngon, thắt chặt thêm tình cảm thắm thiết giữ khách và chủ.
      Dế cơm chiên nước mắm
      7-mon-dac-san-dam-da-dan-da-cua-dong-nai-4
      Dế cơm tuy là loại côn trùng, sống tự nhiên dưới hang nhưng là món ăn dân dã xuất hiện từ rất lâu ở Long Khánh. Thường vào mùa mưa, bọn trẻ thường đi đào dế cơm về cung cấp cho thực khách, dế cơm cũng có thể câu bằng cách thả kiến nhọt xuống hang, lấp miệng hang lại khoảng vài phút dế cơm bị kiến nhọt cắn, nhảy thót lên miệng hang tha hồ mà bắt.
      Dế cơm chỉ cần nhặt sạch cánh, nhặt 2 chân sau (để đùi lại, 2 đùi dế rất béo), móc ruột bỏ hết, xong nhét hột đậu phộng vào ruột, rồi ướp nước mắm, nêm cho vừa ăn. Mắc chão dầu cho xôi, để dế vào chiên cho vàng là được.
      Dế cơm chiên nước mắm ăn vừa dòn, vừa đậm đà hương vị nước mắm, vừa béo ngậy của dầu, béo thơm của đậu phộng mang đặc trưng món ăn dân dã miền Đông Nam bộ. Ngoài ra dế cơm còn được những bà nội trợ lăn bột chiên bơ để thêm một món đãi khách thì hết chỗ nói.
      Trái ươi
      7-mon-dac-san-dam-da-dan-da-cua-dong-nai-5
      Ươi là loại thân cây to, cao cả chục mét. Mỗi cây có thể cho từ 30 đến 50 kg trái tươi. Trái ươi tươi đem về phơi vài nắng, khô lại còn bằng đầu ngón tay giữa của người lớn thì có thể cất vào nơi khô ráo hàng tháng có khi vài năm vẫn không bị hư.
      Trái ươi có đặc điểm đụng vào nước, nhất là nước ấm thì mau nở ra. Sau khi bóc bỏ phần vỏ và hạt, thì trái ươi gần giống như mủ gòn. Nhiều người thường trộn ươi với hạt é, bỏ thêm ít đường vào làm nước giải khát. Già làng Năm Nổi cho biết, bà con đồng bào dân tộc Chơ-Ro ở Lý Lịch cũng như cán bộ, chiến sĩ ở Chiến khu Đ trước đây nhiều người biết, hạt ươi đem rang lên, xay ra hòa với nước uống trị nấc cụt và "tào tháo rượt" dứt cơn nhanh chóng.
      Trái ươi có khá nhiều ở rừng miền Đông mà tập trung nhất là ở rừng Cát Tiên và Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu ngày nay. Giá mỗi kg tại chợ Lý Lịch bình quân 10-15.000 đồng. Nhưng khi ra đến thị xã, thành phố, giá ươi lên đến 50-70.000 đồng/kg. Hiện nay, tại một số quán giải khát và các xe hàng đẩy rong trong TP Biên Hòa , TP HCM thì hạt ươi trở thành món đắt hàng. Chẳng những thế, hạt ươi còn được một số nhà buôn ở Chợ Lớn xuất khẩu sang Hong Kong, Đài Loan.
      Gỏi cá Biên Hòa
      7-mon-dac-san-dam-da-dan-da-cua-dong-nai-6
      Món gỏi cá ngon ở điểm nguồn nguyên liệu dễ tìm, luôn trong trạng thái tươi sống. Con cá còn bơi quẫy tung tăng trong hồ được vớt ra, với thao tác nhanh gọn, chính xác, đầu bếp cầm con dao bén xẻ một đường dọc theo xương sống từ đuôi đến mang, lộn ngược má thịt ra ngoài, dùng một dụng cụ nạo từng thớ thịt cá mỏng dài chừng hai đốt ngón tay. Miếng thịt cá trắng tươi, nổi rõ từng lằn gân máu đỏ, ngay lập tức được trộn với hỗn hợp những gia vị quen thuộc như riềng, hành, tỏi, sả, thính, bao phủ một lớp mỏng bọc ngoài miếng thịt cá. Vừa giữ cho miếng cá không đổi mùi tanh, và có độ khô cần thiết tạo cảm giác an tâm khi có một lớp đủ thứ gia vị màu vàng ươm bao bọc, nhìn thôi đã đủ thèm ứa nước miếng.
      Nhìn đĩa cá sống trộn gỏi, cái thèm mới đi được một nửa, thứ nâng món gỏi cá lên hàng thương hiệu đặc sản này lại nằm ở nồi nước sốt. Một bếp ga, một cái xoong nhỏ, trong đó là lưng lửng nước sốt sền sệt, nổi váng mỡ vàng ươm điểm rải rác hạt mè, được chế biến từ thịt cá, gan cá, mỡ cá, riềng, sả, hành tím để trên bếp sôi sủi bọt sùng sục, nhả khói thơm nức mũi. Với tay bẻ miếng bánh đa, quẹt một đường vào nồi nước sốt để nhấm nháp vị mặn mà, béo ngậy của gia vị, của thịt cá.
      Các quán gỏi thường nằm ngay mé sông, khung cảnh mát mẻ, hữu tình. Các quán ở đây kinh doanh theo mô hình gia đình, nhà ở ven sông, mở quán phục vụ khách nên rất gần gũi, dân dã. Đường vào quán, nếu tính từ vòng xoay Tam Hiệp, đi về trung tâm Biên Hòa, mất 2 km đến trụ sở phường Tân Mai, bên hông có con hẻm nhỏ, cứ thẳng đó đi mãi qua cây cầu, qua bãi tha ma, sẽ đến gỏi cá Biên Hòa nằm um tùm trong vườn cây lá. Với những quán gỏi cá ở cù lao Phố, đường đi rộng rãi, dễ tìm hơn, nếu không biết hướng chỉ cần hỏi ở đâu có gỏi cá Biên Hòa, những cư dân địa phương nhiệt tình chỉ điểm đến nơi đến chốn.
      Mimi tổng hợp
                                                  

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      TT&HĐ I - 9/d

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH