TRÀ DƯ TỬU HẬU 11
Chuyện 14: THỰC TẾ
Từ ngày bác A nói về triết học Mác, tôi không còn tin "sái cổ" vào triết học ấy nữa mà tin vào triết học duy tồn của bác A hơn. Theo như bác A giải thích thì trong thế giới sinh vật có hai lối sống là du cư và định cư. khi sự sống lần đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất thì "lựa chọn tất nhiên" về lối sống phải là định cư (do thức ăn tự nhiên "tại chỗ" dồi dào, do chưa tiến hóa...). Đây có thể là một yếu tố quan trọng để chứng minh rằng, sự sống chỉ có thể sinh ra trong môi trường nước (trong đại dương!). Du cư là lối sống chẳng đặng đừng, khi sinh vật "ở một chỗ" không còn cái "ăn", phải tiến hóa để biết di chuyển mới kiếm "ăn" được. Phải cho rằng, lối sống định cư ưu việt hơn lối sống du cư vì với lối sống du cư, sinh vật cần nhiều thức ăn để sống hơn (cần nhiều năng lượng hơn!), cho nên lối sống định cư luôn được ưu tiên lựa chọn một khi có cơ hội (bán định cư). Khi loài người phát hiện ra cây lúa nước (lúa mì, ngô...) là loại cây thực phẩm sinh sản lạm phát (tăng trưởng lạm-giảm phát số lượng phải chắc chắn phải là một quy luật phổ biến của thế giới sinh vật!), có thể tích lũy lâu dài làm lương thực để sống, thì họ cũng chọn lối sống định cư, lấy trồng trọt-chăn nuôi thay cho săn bắt-hái lượm, làm phương thức sống chủ yếu. Xã hội loài người, lao động-sản xuất, tình cảm yêu- ghét sâu sắc của con người, bóc lột, chiến tranh-đấu tranh và...mọi chuyện của loài người xuất phát từ đó. Có thể nói, lịch sử xã hội loài người (do bị ảnh hưởng bởi quy luật tăng trưởng lạm phát) là lịch sử của các thời kỳ thịnh vượng-suy tàn kế tiếp nhau. Sự trải qua các thời kỳ đó và do tác động của nguyên lý "cố gắng tồn tại" đã nâng cao mức độ sâu sắc trong cảm xúc tình cảm của con người có tư duy, khiến họ phát hiện ra một phương thức kiếm ăn mới đầy cực đoan, đó là chiến tranh, là huy động lực lượng săn bắt vốn có của xã hội mình đi cướp đoạt, nô dịch, bóc lột thành quả lao động của xã hội người khác để sống còn, hơn nữa, để phè phỡn, sung sướng. Phải nói, chiến tranh thuở đầu tiên là sử dụng bạo lực (lực lượng lao động kiếm sống kết hợp với công cụ lao động đã biến tướng thành vũ khí) đi tranh giành, khuất phục, cướp bóc xã hội người khác để kiếm sống, và do tác động của nguyên lý "cố gắng tốn tại", ai cũng mong sống còn cả, nên chiến tranh đồng nghĩa với giết chóc đồng loại, hay nói cách khác, chiến tranh là nuôi dưỡng sự sống bằng triệt hạ sự sống đồng loại! Có thể thấy, chiến tranh và giết chóc lẫn nhau trong đồng loại là hiện tượng phổ biến gần như tất yếu và có tính đặc thù của xã hội loài người, chỉ ở loài người mới có. Có chiến tranh thì rồi phải có đấu tranh (hay còn gọi là kháng chiến!). Nếu chiến tranh là giết chóc, cướp đoạt, nô dịch và bóc lột, thì đấu tranh nhằm chống lại các đều ấy (cũng buộc phải giết chóc!). Vậy thì đấu tranh thuở đầu tiên là một thể tương phản của chiến tranh, người ta dùng từ "phi nghĩa" và "chính nghĩa" để phân biệt chúng, nếu gọi chiến tranh là phi nghĩa thì đấu tranh là chính nghĩa, nếu chiến tranh là đi cướp danh lợi, thì đấu tranh là đi đòi quyền lợi, nếu mục đích duy nhất của chiến tranh là để bóc lột, thì mục đích duy nhất của đấu tranh là để chống bóc lột. Trong suốt chiếu dài của lịch sử xã hội loài người, trong suốt quá trình vận động chuyển hóa qua các hình thái KTXH, đã có biết bao cuộc đấu tranh cách mạng chống bóc lột xảy ra, nhưng chưa có cuộc đấu tranh nào xóa bỏ được triệt để sự bóc lột, chưa có cuộc đấu tranh nào xây dựng được một xã hội triệt để không còn bóc lột, kể cả cách mạng vô sản. Điều đó cho thấy rằng, đến nay loài người vẫn chưa nhận thức chính xác được nguyên nhân chính gây ra sự bóc lột. Triết học Mác cũng chỉ nêu ra gần đúng khi cho rằng tầng lớp tư sản là nguyên nhân gây ra bóc lột. Ông A cho rằng (mà tôi thấy cũng đúng!), trong điều kiện bình thường của xã hội tư bản, mọi thứ, kể cả sức lao động, đều được mua bán sòng phẳng với giá thỏa thuận, cạnh tranh, , thì làm sao mà tầng lớp tư sản bóc lột, hoặc bóc lột thái quá được? Muốn bóc lột được, thì kẻ đi bóc lột phải có bạo lực (ngầm hoặc công khai), hoặc người bị bóc lột phải trong điều kiện bị ép buộc vào tình thế chẳng đặng đừng nào đó (chẳng hạn: bị kiệt quệ nguồn sống)! Vì vậy ông A mới đi đến kết luận: ở thời đại nào cũng vậy thôi, khi một tầng lớp nào đó trong xã hội chiếm đoạt nhà nước và lũng đoạn được nhà nước (kể cả tầng lớp vô sản!), sẽ trở thành giai cấp thống trị (dưới chế độ cộng sản, đó chính là giai cấp "tư sản đỏ"!) đi bóc lột giai cấp bị trị (tầng lớp nhân dân lao động: công, nông, binh, trí). Do đó, cũng theo ông A, cuộc đấu tranh chống bóc lột chân chính nhất của loài người là cuộc đấu tranh lật đổ nhà nước cũ với hiến pháp dung túng quyền lực thống trị của nó, xây dựng mội nhà nước mới không dung túng bóc lột gọi là nhà nước nhân dân với mục đích duy nhất là vì hạnh phúc mọi người, có một hiến pháp thực chất là tất cả "của dân, do dân và vì dân" (cũng có thể gọi là nhà nước công sản chứ không phải là nhà nước vô sản như hiện nay quan niệm! "Vô sản" và "nhân dân" là hai khái niệm gần nhau nhưng khác nhau!).
Đó là những điều tôi đã tiếp thu được của ông A kể từ ngày ông ấy nói về sự đúng-sai của triết học Mác-Lê. Lúc đầu còn ngờ ngợ, nhưng đến bây giờ thì tôi đã tin. Rõ ràng, triết học Mác là kết quả có được từ sự kế thừa của triết học cổ điển Đức còn hàm chứa nhiều sai lầm, từ những nhận thức về thế giới tự nhiên còn nhiều hạn chế của thời đại, trong mâu thuẫn gay gắt giữa người bị bóc lột và kẻ đi bóc lột của thời kỳ tiền tư bản. Cũng rõ ràng, ngay từ đầu, triết học Mác đã tạo dựng được một hệ thống lý luận về cách mạng vô sản deo rắc được niềm tin "sắt đá", gần như tuyệt đối kiểu "đức tin tín ngưỡng" (tương tự như đức tin thiên chúa vào cõi thiên đàng, hay đức tin đạo phật vào niết bàn vậy!), cho đông đảo quần chúng cần lao. Theo sự đánh giá của tôi thì ông A thật tinh tường, đã thấy được điểm yếu chí tử mà ít người thấy được của triết học Mác-lê. Xét về mặt nhân đạo, học thuyết Mác-lê đã "vẽ ra" được một xã hội tuyệt đẹp cho con người như tôn giáo phủ dụ dân chúng. Nhưng xét về mặt thực tiễn thì nó chỉ là lý tưởng. Nguyên nhân sâu xa là Mác và Lênin đã "bỏ rơi" sự tác động của tình cảm con người, "vội"coi con người cách mạng như những robot chuẩn mực trong quá trình xây dựng CNCS trong thực tiễn. Hiện nay "định hướng XHCN" (không tự giác) phải chăng là như các nước Bắc Âu mà nước tiến gần đến xã hội XHCN nhất chính là Đan Mạch!? Và tôi đã hiểu vì sao mà trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, có những nhà cộng sản lại trung thành một cách "ù lì" với CNCS như thế và hăng say "sắt máu" đến thế! Nhà văn Nga L.Tôi-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường (và chỉ là "ngọn đèn chỉ đường"!.-NV). Không có lí tưởng thì ko có phương hướng kiên định. mà ko có phương hướng thì ko có cuộc sống.". Còn ông A thì nói: "Lý tưởng là ước mơ tiên cảnh của con người trên trần thế. Dù có thể chỉ đạt được một phần hoặc không bao giờ đạt tới tiên cảnh ấy, thì người có lý tưởng và hàng động hướng về lý tưởng sẽ có một tâm hồn ngày càng cao quí, lạc quan hơn, làm cho đời đẹp hơn, xã hội tốt hơn! Vậy thì tại sao phải chối bỏ lý tưởng, không theo định hướng XHCN?". Cuối cùng, xin đọc lại bài báo hay này:
"Tổng thống Putin đánh giá về sự giải thể của Liên Xô 11:00 15/01/2007
Trong bài viết này chúng tôi nêu những ý kiến phân tích, đánh
giá về lịch sử Liên Xô và sự giải thể Liên Xô của Tổng thống Putin. Sự
đúng đắn của ông đã được thể hiện bằng cái nhìn cụ thể và tất cả những
gì ông đã làm để đem lại vị thế "cường quốc" cho nước Nga.
Nhà nước trong quá khứ: Công lao và những tiêu cực
Tiếp đó, trong bài phát biểu vào ngày 30/12/1999 với tiêu đề: “Nước Nga buổi giao thời thiên niên kỷ” Tổng thống Putin đã đánh giá rằng: “Trong thế kỷ sắp trôi qua này, nước Nga đã có 3/4 thời gian sống với những mục tiêu và lý tưởng cộng sản. Nếu có ai đó phủ nhận thành quả của chủ nghĩa Cộng sản thì quả là sai lầm nghiêm trọng... Nếu chúng ta không nhận thức chính xác về vị trí của người dân và xã hội thì chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt, lúc này sai lầm sẽ càng trầm trọng hơn”.
Tổng thống Putin còn tiếp tục chỉ ra một sự thật mà lịch sử nước Nga cũng như lịch sử Liên Xô (cũ) rất ít đề cập đó là hiện tượng tiêu cực. Đây là hiện thực tồn tại rất lâu. Chỉ có mạnh dạn rũ bỏ nó, nước Nga mới có thể tiến lên.
Tháng 7/2001, trong buổi họp báo tại Moskva, các nhà báo của tờ Đoàn Thanh niên Cộng sản (Komsomon) và báo Chân lý đã đề cập tới một số vấn đề nhạy cảm của nước Nga như vấn đề sự đổ vỡ của Nhà nước Liên Xô, có nhà báo đã hỏi: “Ngài đánh giá thế nào về sự đổ vỡ của Liên Xô?”. Tổng thống Putin chỉ dẫn một câu nói rất nổi tiếng: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc”.
Chỉ với cách trả lời như vậy đã đủ cho chúng ta thấy cách nhìn nhận vấn đề của ông Putin không giống như sự vui mừng của những người cánh hữu tại Nga, nhưng ông cũng không đồng tình với quan điểm lấy nguyên mẫu của một nhà nước bao cấp kiểu “Xôviết”.
Khi đánh giá tổng kết về sự giải thể của Liên Xô, Tổng thống Putin đã khẳng định rất rõ ràng vào tháng 2/2004 rằng: “Liên Xô tan rã là bi kịch lớn của toàn dân tộc”, đất nước sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề như ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị....
Putin đã nhìn nhận vấn đề này hết sức cụ thể như sau: “Trước tiên cần phải thừa nhận việc Liên Xô tan rã là thảm họa lớn nhất trong thế kỷ XX, nó là bi kịch của tất cả những người dân Nga. Công trình vĩ đại được xây bằng máu trong bao năm phút chốc sụp đổ, lòng tin của nhiều người không còn như xưa nữa, rất nhiều cơ quan xí nghiệp cũng giải thể hoặc sẽ được cải cách.
Hiện sự toàn vẹn lãnh thổ luôn phải chịu những nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố. Hơn thế nữa, các tập đoàn kinh tế chỉ biết lo cái lợi cho mình, không biết tới cái lợi cho toàn cục, đẩy nhiều người tới cảnh nghèo khó. Cần phải biết rằng, tất cả những thứ đó đều được sinh ra từ bi kịch trượt dốc về kinh tế, khủng hoảng tài chính”.
Một lần nữa đề cập tới vấn đề giải thể, khi trả lời trực tiếp trên Đài Truyền hình Đức vào ngày 25/4/2005, Tổng thống Putin đã nói một cách hình tượng rằng: “Khi chúng tôi té nước, đến đứa trẻ cũng bị té ngã”.
Nhìn nhận đúng đắn lịch sử - khôi phục vị thế “cường quốc”
Tháng 3/2003, sau khi trúng cử, Tổng thống Putin đã thực hiện chiến lược “cường quốc”, trong đó bao gồm hàng loạt sách lược quan trọng về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế... nhằm đẩy mạnh cải cách hơn nữa, “phục hưng” vai trò cường quốc của nước Nga.
Trong khi thực hiện các mục tiêu, ông thường xuyên gặp phải một vấn đề là làm thế nào với những tiêu chí quan trọng, những sự kiện trọng đại, những nhân vật quan trọng từ thời kỳ Liên Xô, quả là bài toán quá khó, Tổng thống Putin khi phải đưa ra các quyết định quan trọng, vừa phải khẳng định sức mạnh của nước Nga, lại vừa phải khẳng định truyền thống và quá khứ hào hùng của Liên bang Xôviết.
Sử dụng quốc kỳ và quốc ca của Liên Xô
Ngày 7/5/2000, trong buổi lễ nhậm chức, khi một vị tướng tới chào, báo cáo Tổng thống Putin: “Báo cáo đồng chí Tổng thống, đội nghi lễ đã sẵn sàng, mời duyệt đội danh dự”. Lúc đó, vị tướng đã không sử dụng từ “Ngài”, mà đã dùng một từ đã ăn vào máu của những người Cộng sản - "Đồng chí”.
Ngay lúc đó Tổng thống rất thản nhiên duyệt đội danh dự, sau đó ông đứng trước hàng quân, nói: “Thưa các đồng chí....”. Hành động này của ông đã khiến các binh sĩ và những người có mặt tại buổi lễ vô cùng xúc động và phấn chấn.
Việc Duma quốc gia Nga thông qua đề nghị của Tổng thống Putin lấy Quốc ca của Liên Xô (cũ) làm Quốc ca Nga. Và Hồng kỳ của Liên Xô làm cờ cho quân đội Nga cũng gặp rất nhiều phản đối quyết liệt, đặc biệt là từ cựu Tổng thống B.Eltsine và lực lượng cánh tả.
Chính ông B.Eltsine đã từng phát biểu rằng: Bản quốc ca cũ là đại diện cho một thời quan liêu trì trệ, lớp trẻ ở Nga chắc chắn sẽ không thích, Tổng thống Putin không nên chọn.
Trong bài trả lời B.Eltsine, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh, khúc ca được lấy là Quốc ca Liên Xô là tinh hoa của nhân dân Xôviết, thể hiện khí khái hào hùng, làm phấn chấn lòng người, phủ nhận nó là sai lầm, phủ định điều đó tức là phủ nhận cội nguồn lịch sử, gốc rễ của dân tộc.
Đánh giá về Stalin
Ngày 15/1/2002, trong bài trả lời phỏng vấn các nhà báo Ba Lan, Tổng thống Putin đã nói: “Stalin độc quyền trong nhiều công việc. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ, dưới sự lãnh đạo của Stalin, nhân dân Liên Xô đã giành được những thắng lợi vô cùng vĩ đại trong cuộc chiến tranh vệ quốc, những thắng lợi vĩ đại ấy không thể tách rời tên tuổi của Stalin, ai quên điều đó quả là ngu xuẩn”.
Ngày 23/7/2004, chính Tổng thống Putin đã ký quyết định đổi tên thành phố ghi trên bia các liệt sĩ vô danh tại Moskva từ Volgagrad thành Stalingrad.
Việc làm trên càng có ý nghĩa hơn khi vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng phát xít, các chiến sĩ bảo vệ thành phố Stalingrad đã được trả về với đúng tên gọi và vị trí của họ trong lịch sử hào hùng của nước Nga.
Liên Xô là một nhân tố ổn định của thế giới
Tháng 2/2004, khi nước Nga tổ chức cuộc diễn tập chiến lược với sự tham gia của nhiều quân binh chủng. Trên vị trí Tổng chỉ huy cuộc diễn tập, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó có đoạn: “Trong thời kỳ Liên Xô, sự tồn tại của Liên Xô cùng với sức mạnh hạt nhân của mình chính là một nhân tố để ổn định sức mạnh trên toàn thế giới”.
Điều này đã cho thấy, Tổng thống Putin vô cùng tự hào và đánh giá chính xác sức mạnh quân sự vĩ đại của Liên Xô, vai trò ý nghĩa lịch sử của Liên Xô với thế giới. Quan điểm này của Tổng thống Putin khác xa với luận điệu của phương Tây luôn cho rằng Liên Xô cố tình chạy đua vũ trang ảnh hưởng tới hòa bình của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Xô chính là một yếu tố tích cực trong công cuộc giải trừ quân bị và kiến tạo nền hòa bình cho thế giới, chống lại chủ nghĩa cường quyền, bá quyền.
Chủ trương bảo vệ di hài Lênin
Ở nước Nga hiện nay, vẫn còn một bộ phận người muốn di dời thi hài Lênin khỏi Quảng trường Đỏ, đưa về an táng tại quê Lênin. Thế nhưng, Tổng thống Putin vẫn kiên trì lập trường giữ nguyên hiện trạng.
Về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, Tổng thống Putin cho rằng: “Đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng với những gì mà người Liên Xô đã mất mát ở chiến trường châu Âu tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối”; “Nếu chúng tôi không rút đi, đã có nhiều vấn đề không xảy ra”
Nguyễn Hoà (theo Prada)".
Và những bài này nữa:
"Người Bắc Âu sống rất tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc
Người Bắc Âu có thể nói là những người “biết sống” nhất trên thế giới này. Họ sống tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc – chính là những điều mà con người hiện đại mong muốn hướng tới.
Nếu
để ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không có
nhiều nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ
kỹ và ăn những món ăn đơn giản.
Sau 7 giờ tối, gần như trên đường
đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng
không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích thần kinh con người.
Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?
Người Bắc Âu thường nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển có câu châm ngôn: “Tiền
là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử
dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống
của bạn”
Giữa 2 vế: cuộc sống
đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng, so với cuộc sống
có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn, người Bắc Âu lựa chọn cái vế thứ
hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” chứ không phải là “vật chất”.
“Nhanh
một chút” rồi lại “nhanh một chút!”, sống như vậy, bạn có nghĩ rằng
linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn
cách sống “chậm một chút!” nhưng bạn có thể tìm được hạnh phúc thực sự
từ đây.
Đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình, thư thái
Môi
trường thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành
điều tất nhiên ở đây: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết
phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải
có quá nhiều.
Cuộc sống đơn giản của
người Bắc Âu rất dễ để nhận ra, ví dụ trong cách ăn mặc, bất luận giá
cả như thế nào cũng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc
áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu
phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng
không mất đi vẻ cuốn hút.
Trang phục truyền thống Bắc Âu (Ảnh: Laila Durán)
Ngoài
ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều
sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử
dụng. Điều này là rất bình thường ở đây, có vẻ như nó cũng trở thành một
thói quen lâu đời.
Nếu một anh
chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất
chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn
đầu tiên của họ. Một cốc cà phê Cappuccino nồng nàn trong không gian
tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.
Những
con đường ở các quốc gia Bắc Âu thường hẹp hơn đường ở nước Đức, phần
lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.
Người
dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất
nhiều người họ đều là đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ
không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.
“Giờ cao điểm” ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống chất lượng hơn
Công
việc của họ khá nhẹ nhàng, thời gian rảnh đủ để làm thêm một công việc
khác. Nhưng họ lại không làm như thế mà là lựa chọn tới quán cà phê
thưởng thức cùng bạn bè hoặc ngồi đọc sách.
Môt quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Nhưng
mà bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé!
Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể
chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu, cho nên công việc đối với họ mà nói cũng không phải là một loại “đau khổ, giày vò”.
Vì đề cao hiệu suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Chỉ cần nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới bạn sẽ thấy rõ điều này thôi!
Người
Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi hưởng
thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Yêu gia đình – vui chơi cùng con cái
Trong
cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia
đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng,
trượt tuyết, cưỡi ngựa…
Người Bắc Âu
rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ
những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho
vợ con.
(Nguồn: investindk.com)
Điều
đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người giành thời gian
cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở
lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời
gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.
Ví
dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho
rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các
con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là
thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm,
nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời
gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.
Một người đàn ông tên là Fredrik nói: “Nếu
như một ngày, tôi không nhìn thấy những đứa con của tôi, không kể cho
chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được
bất cứ điều gì!”
Họ cho rằng,
khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm
lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy đây chính là
một loại thành tựu, một loại hạnh phúc.
Đối
với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền
tảng giúp người đàn ông tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan
trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ.
Theo daikynguyenvn.com"
Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới
Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới
Nguồn: “The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.
Biên dịch: Bùi Xuân Bách
Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.
Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.
Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc.
Họ đã tránh được cả hai: bệnh xơ cứng kinh tế của các nước Nam Âu và sự bất bình đẳng cùng cực của nước Mỹ, đến nỗi các nhà lý thuyết về phát triển đã phải gọi sự hiện đại hóa thành công là “noi gương Đan Mạch”. Một khu vực có thời vốn đồng nghĩa với đồ gỗ tự lắp[ii] và ban nhạc Abba, trong thời gian qua đã trở thành một vùng đất văn hóa, cái nôi của loạt phim bộ The Killing, tiệm ăn nổi tiếng số 1 thế giới Noma[iii] và trò chơi điện tử Những con chim giận dữ (“Angry Birds”).
Như bản tường trình đặc biệt của chúng tôi tuần này giải thích, thành quả này có được một phần là nhờ may mắn về thời gian: các nước Bắc Âu đã giải quyết tốt những cuộc khủng hoảng nợ của họ trong những năm 1990. Nhưng lý do thứ hai, tại sao mô hình Bắc Âu lại ngày càng được ưa chuộng, thì còn lý thú hơn. Đối với các chính khách trên toàn thế giới – đặc biệt là ở những nước phương Tây công nợ ngập cổ – các nước Bắc Âu đã cho họ một sơ đồ làm thế nào để cải cách khu vực công, giúp cho nhà nước có hiệu quả hơn nhiều và đáp ứng được những thách thức mà họ phải đối mặt.
Từ “Cô bé Pippi tất dài” tới trường học tư
Ý tưởng về một chính phủ Bắc Âu tinh giản sẽ là một cú sốc với cả những người Pháp tả khuynh thường mơ tới một bán đảo Scandinavia xã hội chủ nghĩa lẫn những người Mỹ bảo thủ đang sợ Barack Obama ngả theo chiều hướng “Thụy Điển hóa”. Họ đều lỗi thời cả rồi. Trong những thập niên 1970 và 1980, Bắc Âu quả thật là những nước “đánh thuế-và-chi tiêu”. Chi tiêu công của Thụy Điển lên tới 67% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 1993. Astrid Lindgren, người sáng tạo ra loạt truyện trẻ em Cô bé Pippi tất dài, đã bị buộc phải đóng thuế cao hơn 100% thu nhập của bà. Song chính sách “đánh thuế-và-chi tiêu” không mang lại kết quả mong muốn: Thụy Điển đang là nước giàu có thứ tư thế giới vào năm 1970 đã rớt xuống hàng thứ 14 vào năm 1993.
Từ đó Bắc Âu đã thay đổi lộ trình – chủ yếu là nghiêng sang hữu. Tại Thụy Điển, phần chi tiêu của chính phủ trong GDP đã bớt đi khoảng 18 điểm phần trăm, hiện thấp hơn của nước Pháp, và chẳng bao lâu nữa sẽ thấp hơn nước Anh. Thuế cũng đã cắt giảm: thuế suất doanh nghiệp là 22%, thấp hơn của Mỹ rất nhiều. Các nước Bắc Âu tập trung vào việc quân bình ngân sách. Trong khi Obama và Quốc hội Hoa kỳ còn đang run rẩy với việc cải cách phúc lợi an sinh xã hội, Thụy Điển đã cải tạo hệ thống hưu bổng của họ. Thâm hụt ngân sách của họ chỉ chiếm 0,3%GDP, nước Mỹ là 7%.
Về những dịch vụ công cộng, các nước Bắc Âu đều thực dụng như nhau. Chừng nào những dịch vụ công hoạt động tốt, người ta không cần đếm xỉa tới việc ai cung cấp chúng. Đan Mạch và Na Uy cho phép các hãng tư điều hành bệnh viện công. Thụy Điển có một hệ thống phổ quát về “phiếu Giáo dục”[iv], với những trường tư-kiểu kinh doanh[v] phải cạnh tranh với trường công. Đan Mạch cũng có “phiếu Giáo dục” – nhưng là loại phiếu mà người dân có thể đóng thêm tiền để hưởng dịch vụ tốt hơn. Nếu phải chọn thì Milton Friedman[vi] sẽ thấy Stockholm thân thuộc với mình hơn Washington, DC.
Tất cả các chính khách phương Tây đều đề cao sự minh bạch và công nghệ. Bắc Âu có thể làm đúng như vậy, lại có bằng chứng rõ ràng hơn cả. Thành tựu của tất cả các trường học và bệnh viện đều được lượng định. Chính phủ bị bắt buộc làm việc công khai giữa thanh thiên bạch nhật: Thụy Điển cho phép tất cả mọi người có quyền xem hồ sơ của chính phủ. Các chính khách bị bêu diếu, nếu họ nhảy khỏi yên xe đạp và chui vào xe limousine công. Quê hương của mạng điện thoại internet Skype và hãng cung cấp nhạc số Spotify cũng đang dẫn đầu trong việc giao dịch bằng điện tử của chính phủ: bạn có thể trả thuế qua dịch vụ tin nhắn ngắn SMS.
Chuyện này nghe giống như “Đường lối Thatcher” được tăng cường và bổ sung, nhưng Bắc Âu còn dành cho những người tả phái hăng say một điều khác nữa. Đó là họ đã chứng minh rằng, có thể kết hợp chủ nghĩa tư bản cạnh tranh với một guồng máy nhà nước lớn: họ sử dụng 30% lực lượng lao động của họ trong khu vực công, so sánh với mức trung bình 15% của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Họ là những người chủ trương “mậu dịch tự do” kiên cường, đã cưỡng lại sự cám dỗ muốn can thiệp, thậm chí vào việc bảo hộ những công ty biểu tượng của mình: Thụy Điển để mặc cho công ty ô tô Saab phá sản, và Volvo thì nay do công ty Trung Quốc Geely làm chủ. Song họ cũng tập trung chú ý vào dài hạn – biểu hiện rõ ràng nhất là Quỹ đầu tư Nhà nước 600 tỷ đôla của Na Uy – họ tìm nhiều cách để hạn chế những hiệu ứng khắc nghiệt của chủ nghĩa tư bản. Chẳng hạn Đan Mạch có một hệ thống bảo đảm công ăn việc làm linh hoạt khiến cho giới chủ dễ dàng giãn thợ khi cần, nhưng nhà nước thì trợ cấp và huấn nghệ cho những người thất nghiệp, và Phần Lan đang tổ chức những mạng lưới vốn mạo hiểm.
Phần không ngon của “Bàn tiệc Thụy Điển”
Mô hình mới của các nước Bắc Âu không phải là hoàn hảo. Tỷ lệ chi tiêu công như một thành phần của GDP tại các nước đó vẫn còn cao hơn tờ báo này mong muốn, hoặc quả thật là cao hơn mức có thể duy trì. Mức thuế của họ vẫn khiến cho nhiều nhà kinh doanh chạy ra nước ngoài: Luân Đôn đầy ắp những thanh niên Thụy Điển thông minh. Có quá nhiều người – đặc biệt là di dân – sống nhờ vào trợ cấp. Những áp lực khiến chính phủ của họ phải cắt giảm chi tiêu, chẳng hạn như sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh hơn, sẽ buộc họ phải thay đổi nhiều hơn nữa. [Chi tiêu của] các nước Bắc Âu đã phình to ra so với Singapore và họ cũng chưa tập trung chú ý đủ vào việc thẩm định tình hình tài chính của người xin hưởng phúc lợi.
Dầu sao chăng nữa, ngày càng thêm nhiều quốc gia cần phải nhìn vào các nước Bắc Âu. Các nước Tây phương sẽ đụng trần giới hạn của một chính phủ quá lớn, như Thụy Điển đã bị. Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel lo lắng rằng Liên minh Châu Âu chỉ có 7% dân số thế giới nhưng chi tiêu xã hội chiếm tới một nửa thì các nước Bắc Âu là một phần của câu trả lời. Họ cũng chỉ ra rằng, các nước trong Liên minh Châu Âu có thể đạt được những thành công thực sự về kinh tế. Và trong khi cũng đang cố gắng chuyển dần thành các quốc gia có phúc lợi xã hội cao, các nước Châu Á cũng sẽ nhìn vào tấm gương các nước Bắc Âu: Na Uy đang là một tâm điểm chú ý của người Trung Quốc.
Bài học chủ chốt rút ra từ các nước Bắc Âu không phải là bài học về tư tưởng mà về thực tiễn. Nhà nước được ưa chuộng không phải vì nó lớn mà vì nó hoạt động tốt. Một người Thụy Điển sẵn sàng đóng thuế hơn một người California, vì được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí và những trường học thực sự tốt. Người Bắc Âu đã thực hiện được những cải cách sâu rộng bất chấp sự cản trở của các nghiệp đoàn và giới vận động hành lang cho kinh doanh. Bằng chứng sờ sờ ra đó. Có thể đưa cơ cấu thị trường vào các nước thiên về phúc lợi để nó hoạt động hiệu quả hơn. Có thể đặt những chương trình cải cách phúc lợi an sinh xã hội trên nền tảng vững chắc, để tránh cho các thế hệ tương lai khỏi phải đi ăn xin. Song cần phải có quyết tâm nhổ tận rễ bệnh tham nhũng và những quyền lợi được phong (lợi ích nhóm). Và cần phải sẵn sàng bỏ rơi những giáo điều đã cũ mòn của phái tả hoặc hữu và hãy chịu khó tìm kiếm những ý tưởng hay trên toàn bộ bình diện chính trị. Thế giới sẽ còn nghiên cứu mô hình Bắc Âu trong nhiều năm sắp tới.
Nguồn: Bản tiếng Việt 2013 © Bùi Xuân Bách & pro&contra
[i] “Đường lối Thatcher” là tên gọi thông dụng để chỉ chung những
đường lối, chính sách xã hội và kinh tế mà bà Margaret Thatcher ,Thủ
tướng Anh từ 1975 đến 1990, đã thi hành. Cụ thể hơn, đó là đẩy mạnh việc
chống lạm phát, đề cao một nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệu quả, và thị
trường tự do, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền tệ, tư
hữu hóa và kiềm chế phong trào nghiệp đoàn.
[ii] Ngụ ý sản phẩm của Ikea
[iii] Tiệm ăn Noma ở Copenhagen được tạp chí Restaurant Magazinebình
chọn là tiệm ăn số 1 thế giới liên tục trong ba năm 2010, 2011, 2012.
Năm nay, 2013, nó nhường vị trí này cho tiệm El Celler de Can Roca, Tây
Ban Nha.
[iv] Phiếu Giáo dục: Ở một số nước, nếu con anh học trường tư, chính
phủ sẽ cấp một giấy chứng nhận để nộp cho trường, trong đó bảo đảm sẽ
thanh khoản một số tiền tương đương với chi phí đào tạo một học sinh tại
trường công. Chẳng hạn, ở Mỹ (tùy theo thành phố có chế độ này hay
không), nếu đào tạo một học sinh trung học ở trường công hết $5000 một
năm, thì thành phố sẽ thanh toán số tiền như vậy cho trường tư, nơi con
anh theo học.
[v] Trường tư-kiểu kinh doanh: (tiếng Anh: private for-profit
schools) đối lập với trường tư-bất vụ lợi (private non-profit schools).
[vi] Milton Friedman (1912-2006): Nhà kinh tế học người Mỹ được Giải
Nobel Kinh tế năm 1976. Ông là học giả hàng đầu của trường phái kinh tế
Chicago (khoa kinh tế ở Đại học Chicago), và cổ xúy thị trường tự do,
giảm bớt vai trò can thiệp của chính phủ.
Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới
Nguồn: “The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.
Biên dịch: Bùi Xuân Bách
Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.
Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.
Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc.
Họ đã tránh được cả hai: bệnh xơ cứng kinh tế của các nước Nam Âu và sự bất bình đẳng cùng cực của nước Mỹ, đến nỗi các nhà lý thuyết về phát triển đã phải gọi sự hiện đại hóa thành công là “noi gương Đan Mạch”. Một khu vực có thời vốn đồng nghĩa với đồ gỗ tự lắp[ii] và ban nhạc Abba, trong thời gian qua đã trở thành một vùng đất văn hóa, cái nôi của loạt phim bộ The Killing, tiệm ăn nổi tiếng số 1 thế giới Noma[iii] và trò chơi điện tử Những con chim giận dữ (“Angry Birds”).
Như bản tường trình đặc biệt của chúng tôi tuần này giải thích, thành quả này có được một phần là nhờ may mắn về thời gian: các nước Bắc Âu đã giải quyết tốt những cuộc khủng hoảng nợ của họ trong những năm 1990. Nhưng lý do thứ hai, tại sao mô hình Bắc Âu lại ngày càng được ưa chuộng, thì còn lý thú hơn. Đối với các chính khách trên toàn thế giới – đặc biệt là ở những nước phương Tây công nợ ngập cổ – các nước Bắc Âu đã cho họ một sơ đồ làm thế nào để cải cách khu vực công, giúp cho nhà nước có hiệu quả hơn nhiều và đáp ứng được những thách thức mà họ phải đối mặt.
Từ “Cô bé Pippi tất dài” tới trường học tư
Ý tưởng về một chính phủ Bắc Âu tinh giản sẽ là một cú sốc với cả những người Pháp tả khuynh thường mơ tới một bán đảo Scandinavia xã hội chủ nghĩa lẫn những người Mỹ bảo thủ đang sợ Barack Obama ngả theo chiều hướng “Thụy Điển hóa”. Họ đều lỗi thời cả rồi. Trong những thập niên 1970 và 1980, Bắc Âu quả thật là những nước “đánh thuế-và-chi tiêu”. Chi tiêu công của Thụy Điển lên tới 67% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 1993. Astrid Lindgren, người sáng tạo ra loạt truyện trẻ em Cô bé Pippi tất dài, đã bị buộc phải đóng thuế cao hơn 100% thu nhập của bà. Song chính sách “đánh thuế-và-chi tiêu” không mang lại kết quả mong muốn: Thụy Điển đang là nước giàu có thứ tư thế giới vào năm 1970 đã rớt xuống hàng thứ 14 vào năm 1993.
Từ đó Bắc Âu đã thay đổi lộ trình – chủ yếu là nghiêng sang hữu. Tại Thụy Điển, phần chi tiêu của chính phủ trong GDP đã bớt đi khoảng 18 điểm phần trăm, hiện thấp hơn của nước Pháp, và chẳng bao lâu nữa sẽ thấp hơn nước Anh. Thuế cũng đã cắt giảm: thuế suất doanh nghiệp là 22%, thấp hơn của Mỹ rất nhiều. Các nước Bắc Âu tập trung vào việc quân bình ngân sách. Trong khi Obama và Quốc hội Hoa kỳ còn đang run rẩy với việc cải cách phúc lợi an sinh xã hội, Thụy Điển đã cải tạo hệ thống hưu bổng của họ. Thâm hụt ngân sách của họ chỉ chiếm 0,3%GDP, nước Mỹ là 7%.
Về những dịch vụ công cộng, các nước Bắc Âu đều thực dụng như nhau. Chừng nào những dịch vụ công hoạt động tốt, người ta không cần đếm xỉa tới việc ai cung cấp chúng. Đan Mạch và Na Uy cho phép các hãng tư điều hành bệnh viện công. Thụy Điển có một hệ thống phổ quát về “phiếu Giáo dục”[iv], với những trường tư-kiểu kinh doanh[v] phải cạnh tranh với trường công. Đan Mạch cũng có “phiếu Giáo dục” – nhưng là loại phiếu mà người dân có thể đóng thêm tiền để hưởng dịch vụ tốt hơn. Nếu phải chọn thì Milton Friedman[vi] sẽ thấy Stockholm thân thuộc với mình hơn Washington, DC.
Tất cả các chính khách phương Tây đều đề cao sự minh bạch và công nghệ. Bắc Âu có thể làm đúng như vậy, lại có bằng chứng rõ ràng hơn cả. Thành tựu của tất cả các trường học và bệnh viện đều được lượng định. Chính phủ bị bắt buộc làm việc công khai giữa thanh thiên bạch nhật: Thụy Điển cho phép tất cả mọi người có quyền xem hồ sơ của chính phủ. Các chính khách bị bêu diếu, nếu họ nhảy khỏi yên xe đạp và chui vào xe limousine công. Quê hương của mạng điện thoại internet Skype và hãng cung cấp nhạc số Spotify cũng đang dẫn đầu trong việc giao dịch bằng điện tử của chính phủ: bạn có thể trả thuế qua dịch vụ tin nhắn ngắn SMS.
Chuyện này nghe giống như “Đường lối Thatcher” được tăng cường và bổ sung, nhưng Bắc Âu còn dành cho những người tả phái hăng say một điều khác nữa. Đó là họ đã chứng minh rằng, có thể kết hợp chủ nghĩa tư bản cạnh tranh với một guồng máy nhà nước lớn: họ sử dụng 30% lực lượng lao động của họ trong khu vực công, so sánh với mức trung bình 15% của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Họ là những người chủ trương “mậu dịch tự do” kiên cường, đã cưỡng lại sự cám dỗ muốn can thiệp, thậm chí vào việc bảo hộ những công ty biểu tượng của mình: Thụy Điển để mặc cho công ty ô tô Saab phá sản, và Volvo thì nay do công ty Trung Quốc Geely làm chủ. Song họ cũng tập trung chú ý vào dài hạn – biểu hiện rõ ràng nhất là Quỹ đầu tư Nhà nước 600 tỷ đôla của Na Uy – họ tìm nhiều cách để hạn chế những hiệu ứng khắc nghiệt của chủ nghĩa tư bản. Chẳng hạn Đan Mạch có một hệ thống bảo đảm công ăn việc làm linh hoạt khiến cho giới chủ dễ dàng giãn thợ khi cần, nhưng nhà nước thì trợ cấp và huấn nghệ cho những người thất nghiệp, và Phần Lan đang tổ chức những mạng lưới vốn mạo hiểm.
Phần không ngon của “Bàn tiệc Thụy Điển”
Mô hình mới của các nước Bắc Âu không phải là hoàn hảo. Tỷ lệ chi tiêu công như một thành phần của GDP tại các nước đó vẫn còn cao hơn tờ báo này mong muốn, hoặc quả thật là cao hơn mức có thể duy trì. Mức thuế của họ vẫn khiến cho nhiều nhà kinh doanh chạy ra nước ngoài: Luân Đôn đầy ắp những thanh niên Thụy Điển thông minh. Có quá nhiều người – đặc biệt là di dân – sống nhờ vào trợ cấp. Những áp lực khiến chính phủ của họ phải cắt giảm chi tiêu, chẳng hạn như sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh hơn, sẽ buộc họ phải thay đổi nhiều hơn nữa. [Chi tiêu của] các nước Bắc Âu đã phình to ra so với Singapore và họ cũng chưa tập trung chú ý đủ vào việc thẩm định tình hình tài chính của người xin hưởng phúc lợi.
Dầu sao chăng nữa, ngày càng thêm nhiều quốc gia cần phải nhìn vào các nước Bắc Âu. Các nước Tây phương sẽ đụng trần giới hạn của một chính phủ quá lớn, như Thụy Điển đã bị. Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel lo lắng rằng Liên minh Châu Âu chỉ có 7% dân số thế giới nhưng chi tiêu xã hội chiếm tới một nửa thì các nước Bắc Âu là một phần của câu trả lời. Họ cũng chỉ ra rằng, các nước trong Liên minh Châu Âu có thể đạt được những thành công thực sự về kinh tế. Và trong khi cũng đang cố gắng chuyển dần thành các quốc gia có phúc lợi xã hội cao, các nước Châu Á cũng sẽ nhìn vào tấm gương các nước Bắc Âu: Na Uy đang là một tâm điểm chú ý của người Trung Quốc.
Bài học chủ chốt rút ra từ các nước Bắc Âu không phải là bài học về tư tưởng mà về thực tiễn. Nhà nước được ưa chuộng không phải vì nó lớn mà vì nó hoạt động tốt. Một người Thụy Điển sẵn sàng đóng thuế hơn một người California, vì được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí và những trường học thực sự tốt. Người Bắc Âu đã thực hiện được những cải cách sâu rộng bất chấp sự cản trở của các nghiệp đoàn và giới vận động hành lang cho kinh doanh. Bằng chứng sờ sờ ra đó. Có thể đưa cơ cấu thị trường vào các nước thiên về phúc lợi để nó hoạt động hiệu quả hơn. Có thể đặt những chương trình cải cách phúc lợi an sinh xã hội trên nền tảng vững chắc, để tránh cho các thế hệ tương lai khỏi phải đi ăn xin. Song cần phải có quyết tâm nhổ tận rễ bệnh tham nhũng và những quyền lợi được phong (lợi ích nhóm). Và cần phải sẵn sàng bỏ rơi những giáo điều đã cũ mòn của phái tả hoặc hữu và hãy chịu khó tìm kiếm những ý tưởng hay trên toàn bộ bình diện chính trị. Thế giới sẽ còn nghiên cứu mô hình Bắc Âu trong nhiều năm sắp tới.
Nguồn: Bản tiếng Việt 2013 © Bùi Xuân Bách & pro&contra
[i] “Đường lối Thatcher” là tên gọi thông dụng để chỉ chung những
đường lối, chính sách xã hội và kinh tế mà bà Margaret Thatcher ,Thủ
tướng Anh từ 1975 đến 1990, đã thi hành. Cụ thể hơn, đó là đẩy mạnh việc
chống lạm phát, đề cao một nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệu quả, và thị
trường tự do, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền tệ, tư
hữu hóa và kiềm chế phong trào nghiệp đoàn.
[ii] Ngụ ý sản phẩm của Ikea
[iii] Tiệm ăn Noma ở Copenhagen được tạp chí Restaurant Magazinebình
chọn là tiệm ăn số 1 thế giới liên tục trong ba năm 2010, 2011, 2012.
Năm nay, 2013, nó nhường vị trí này cho tiệm El Celler de Can Roca, Tây
Ban Nha.
[iv] Phiếu Giáo dục: Ở một số nước, nếu con anh học trường tư, chính
phủ sẽ cấp một giấy chứng nhận để nộp cho trường, trong đó bảo đảm sẽ
thanh khoản một số tiền tương đương với chi phí đào tạo một học sinh tại
trường công. Chẳng hạn, ở Mỹ (tùy theo thành phố có chế độ này hay
không), nếu đào tạo một học sinh trung học ở trường công hết $5000 một
năm, thì thành phố sẽ thanh toán số tiền như vậy cho trường tư, nơi con
anh theo học.
[v] Trường tư-kiểu kinh doanh: (tiếng Anh: private for-profit
schools) đối lập với trường tư-bất vụ lợi (private non-profit schools).
[vi] Milton Friedman (1912-2006): Nhà kinh tế học người Mỹ được Giải
Nobel Kinh tế năm 1976. Ông là học giả hàng đầu của trường phái kinh tế
Chicago (khoa kinh tế ở Đại học Chicago), và cổ xúy thị trường tự do,
giảm bớt vai trò can thiệp của chính phủ.
Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới
Nguồn: “The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.
Biên dịch: Bùi Xuân Bách
Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.
Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.
Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc.
Họ đã tránh được cả hai: bệnh xơ cứng kinh tế của các nước Nam Âu và sự bất bình đẳng cùng cực của nước Mỹ, đến nỗi các nhà lý thuyết về phát triển đã phải gọi sự hiện đại hóa thành công là “noi gương Đan Mạch”. Một khu vực có thời vốn đồng nghĩa với đồ gỗ tự lắp[ii] và ban nhạc Abba, trong thời gian qua đã trở thành một vùng đất văn hóa, cái nôi của loạt phim bộ The Killing, tiệm ăn nổi tiếng số 1 thế giới Noma[iii] và trò chơi điện tử Những con chim giận dữ (“Angry Birds”).
Như bản tường trình đặc biệt của chúng tôi tuần này giải thích, thành quả này có được một phần là nhờ may mắn về thời gian: các nước Bắc Âu đã giải quyết tốt những cuộc khủng hoảng nợ của họ trong những năm 1990. Nhưng lý do thứ hai, tại sao mô hình Bắc Âu lại ngày càng được ưa chuộng, thì còn lý thú hơn. Đối với các chính khách trên toàn thế giới – đặc biệt là ở những nước phương Tây công nợ ngập cổ – các nước Bắc Âu đã cho họ một sơ đồ làm thế nào để cải cách khu vực công, giúp cho nhà nước có hiệu quả hơn nhiều và đáp ứng được những thách thức mà họ phải đối mặt.
Từ “Cô bé Pippi tất dài” tới trường học tư
Ý tưởng về một chính phủ Bắc Âu tinh giản sẽ là một cú sốc với cả những người Pháp tả khuynh thường mơ tới một bán đảo Scandinavia xã hội chủ nghĩa lẫn những người Mỹ bảo thủ đang sợ Barack Obama ngả theo chiều hướng “Thụy Điển hóa”. Họ đều lỗi thời cả rồi. Trong những thập niên 1970 và 1980, Bắc Âu quả thật là những nước “đánh thuế-và-chi tiêu”. Chi tiêu công của Thụy Điển lên tới 67% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 1993. Astrid Lindgren, người sáng tạo ra loạt truyện trẻ em Cô bé Pippi tất dài, đã bị buộc phải đóng thuế cao hơn 100% thu nhập của bà. Song chính sách “đánh thuế-và-chi tiêu” không mang lại kết quả mong muốn: Thụy Điển đang là nước giàu có thứ tư thế giới vào năm 1970 đã rớt xuống hàng thứ 14 vào năm 1993.
Từ đó Bắc Âu đã thay đổi lộ trình – chủ yếu là nghiêng sang hữu. Tại Thụy Điển, phần chi tiêu của chính phủ trong GDP đã bớt đi khoảng 18 điểm phần trăm, hiện thấp hơn của nước Pháp, và chẳng bao lâu nữa sẽ thấp hơn nước Anh. Thuế cũng đã cắt giảm: thuế suất doanh nghiệp là 22%, thấp hơn của Mỹ rất nhiều. Các nước Bắc Âu tập trung vào việc quân bình ngân sách. Trong khi Obama và Quốc hội Hoa kỳ còn đang run rẩy với việc cải cách phúc lợi an sinh xã hội, Thụy Điển đã cải tạo hệ thống hưu bổng của họ. Thâm hụt ngân sách của họ chỉ chiếm 0,3%GDP, nước Mỹ là 7%.
Về những dịch vụ công cộng, các nước Bắc Âu đều thực dụng như nhau. Chừng nào những dịch vụ công hoạt động tốt, người ta không cần đếm xỉa tới việc ai cung cấp chúng. Đan Mạch và Na Uy cho phép các hãng tư điều hành bệnh viện công. Thụy Điển có một hệ thống phổ quát về “phiếu Giáo dục”[iv], với những trường tư-kiểu kinh doanh[v] phải cạnh tranh với trường công. Đan Mạch cũng có “phiếu Giáo dục” – nhưng là loại phiếu mà người dân có thể đóng thêm tiền để hưởng dịch vụ tốt hơn. Nếu phải chọn thì Milton Friedman[vi] sẽ thấy Stockholm thân thuộc với mình hơn Washington, DC.
Tất cả các chính khách phương Tây đều đề cao sự minh bạch và công nghệ. Bắc Âu có thể làm đúng như vậy, lại có bằng chứng rõ ràng hơn cả. Thành tựu của tất cả các trường học và bệnh viện đều được lượng định. Chính phủ bị bắt buộc làm việc công khai giữa thanh thiên bạch nhật: Thụy Điển cho phép tất cả mọi người có quyền xem hồ sơ của chính phủ. Các chính khách bị bêu diếu, nếu họ nhảy khỏi yên xe đạp và chui vào xe limousine công. Quê hương của mạng điện thoại internet Skype và hãng cung cấp nhạc số Spotify cũng đang dẫn đầu trong việc giao dịch bằng điện tử của chính phủ: bạn có thể trả thuế qua dịch vụ tin nhắn ngắn SMS.
Chuyện này nghe giống như “Đường lối Thatcher” được tăng cường và bổ sung, nhưng Bắc Âu còn dành cho những người tả phái hăng say một điều khác nữa. Đó là họ đã chứng minh rằng, có thể kết hợp chủ nghĩa tư bản cạnh tranh với một guồng máy nhà nước lớn: họ sử dụng 30% lực lượng lao động của họ trong khu vực công, so sánh với mức trung bình 15% của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Họ là những người chủ trương “mậu dịch tự do” kiên cường, đã cưỡng lại sự cám dỗ muốn can thiệp, thậm chí vào việc bảo hộ những công ty biểu tượng của mình: Thụy Điển để mặc cho công ty ô tô Saab phá sản, và Volvo thì nay do công ty Trung Quốc Geely làm chủ. Song họ cũng tập trung chú ý vào dài hạn – biểu hiện rõ ràng nhất là Quỹ đầu tư Nhà nước 600 tỷ đôla của Na Uy – họ tìm nhiều cách để hạn chế những hiệu ứng khắc nghiệt của chủ nghĩa tư bản. Chẳng hạn Đan Mạch có một hệ thống bảo đảm công ăn việc làm linh hoạt khiến cho giới chủ dễ dàng giãn thợ khi cần, nhưng nhà nước thì trợ cấp và huấn nghệ cho những người thất nghiệp, và Phần Lan đang tổ chức những mạng lưới vốn mạo hiểm.
Phần không ngon của “Bàn tiệc Thụy Điển”
Mô hình mới của các nước Bắc Âu không phải là hoàn hảo. Tỷ lệ chi tiêu công như một thành phần của GDP tại các nước đó vẫn còn cao hơn tờ báo này mong muốn, hoặc quả thật là cao hơn mức có thể duy trì. Mức thuế của họ vẫn khiến cho nhiều nhà kinh doanh chạy ra nước ngoài: Luân Đôn đầy ắp những thanh niên Thụy Điển thông minh. Có quá nhiều người – đặc biệt là di dân – sống nhờ vào trợ cấp. Những áp lực khiến chính phủ của họ phải cắt giảm chi tiêu, chẳng hạn như sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh hơn, sẽ buộc họ phải thay đổi nhiều hơn nữa. [Chi tiêu của] các nước Bắc Âu đã phình to ra so với Singapore và họ cũng chưa tập trung chú ý đủ vào việc thẩm định tình hình tài chính của người xin hưởng phúc lợi.
Dầu sao chăng nữa, ngày càng thêm nhiều quốc gia cần phải nhìn vào các nước Bắc Âu. Các nước Tây phương sẽ đụng trần giới hạn của một chính phủ quá lớn, như Thụy Điển đã bị. Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel lo lắng rằng Liên minh Châu Âu chỉ có 7% dân số thế giới nhưng chi tiêu xã hội chiếm tới một nửa thì các nước Bắc Âu là một phần của câu trả lời. Họ cũng chỉ ra rằng, các nước trong Liên minh Châu Âu có thể đạt được những thành công thực sự về kinh tế. Và trong khi cũng đang cố gắng chuyển dần thành các quốc gia có phúc lợi xã hội cao, các nước Châu Á cũng sẽ nhìn vào tấm gương các nước Bắc Âu: Na Uy đang là một tâm điểm chú ý của người Trung Quốc.
Bài học chủ chốt rút ra từ các nước Bắc Âu không phải là bài học về tư tưởng mà về thực tiễn. Nhà nước được ưa chuộng không phải vì nó lớn mà vì nó hoạt động tốt. Một người Thụy Điển sẵn sàng đóng thuế hơn một người California, vì được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí và những trường học thực sự tốt. Người Bắc Âu đã thực hiện được những cải cách sâu rộng bất chấp sự cản trở của các nghiệp đoàn và giới vận động hành lang cho kinh doanh. Bằng chứng sờ sờ ra đó. Có thể đưa cơ cấu thị trường vào các nước thiên về phúc lợi để nó hoạt động hiệu quả hơn. Có thể đặt những chương trình cải cách phúc lợi an sinh xã hội trên nền tảng vững chắc, để tránh cho các thế hệ tương lai khỏi phải đi ăn xin. Song cần phải có quyết tâm nhổ tận rễ bệnh tham nhũng và những quyền lợi được phong (lợi ích nhóm). Và cần phải sẵn sàng bỏ rơi những giáo điều đã cũ mòn của phái tả hoặc hữu và hãy chịu khó tìm kiếm những ý tưởng hay trên toàn bộ bình diện chính trị. Thế giới sẽ còn nghiên cứu mô hình Bắc Âu trong nhiều năm sắp tới.
Nguồn: Bản tiếng Việt 2013 © Bùi Xuân Bách & pro&contra
[i] “Đường lối Thatcher” là tên gọi thông dụng để chỉ chung những
đường lối, chính sách xã hội và kinh tế mà bà Margaret Thatcher ,Thủ
tướng Anh từ 1975 đến 1990, đã thi hành. Cụ thể hơn, đó là đẩy mạnh việc
chống lạm phát, đề cao một nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệu quả, và thị
trường tự do, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền tệ, tư
hữu hóa và kiềm chế phong trào nghiệp đoàn.
[ii] Ngụ ý sản phẩm của Ikea
[iii] Tiệm ăn Noma ở Copenhagen được tạp chí Restaurant Magazinebình
chọn là tiệm ăn số 1 thế giới liên tục trong ba năm 2010, 2011, 2012.
Năm nay, 2013, nó nhường vị trí này cho tiệm El Celler de Can Roca, Tây
Ban Nha.
[iv] Phiếu Giáo dục: Ở một số nước, nếu con anh học trường tư, chính
phủ sẽ cấp một giấy chứng nhận để nộp cho trường, trong đó bảo đảm sẽ
thanh khoản một số tiền tương đương với chi phí đào tạo một học sinh tại
trường công. Chẳng hạn, ở Mỹ (tùy theo thành phố có chế độ này hay
không), nếu đào tạo một học sinh trung học ở trường công hết $5000 một
năm, thì thành phố sẽ thanh toán số tiền như vậy cho trường tư, nơi con
anh theo học.
[v] Trường tư-kiểu kinh doanh: (tiếng Anh: private for-profit
schools) đối lập với trường tư-bất vụ lợi (private non-profit schools).
[vi] Milton Friedman (1912-2006): Nhà kinh tế học người Mỹ được Giải
Nobel Kinh tế năm 1976. Ông là học giả hàng đầu của trường phái kinh tế
Chicago (khoa kinh tế ở Đại học Chicago), và cổ xúy thị trường tự do,
giảm bớt vai trò can thiệp của chính phủ.
Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới
"Vì sao Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới?
TTO - Sinh viên đi học được trợ
cấp hàng tháng lên đến 7 năm. Nhiều người tin chắc rằng nếu họ mất việc
hoặc bị ốm, nhà nước sẽ hỗ trợ họ.
Với hệ thống an sinh xã hội lý tưởng, Đan Mạch được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - Ảnh: Getty Images |
Việt Nam xếp thứ 96 trong danh sách này.
Là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia, Đan Mạch có 5,6 triệu dân, được xếp hạng nhất thế giới về bình đẳng thu nhập. Nước này cũng được cho là có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.
Theo Al Jazeera, tại Đan Mạch, 43% vị trí công việc hàng đầu trong lĩnh vực công hiện do phụ nữ nắm giữ.
Một vài người phàn nàn thuế cao, nhưng bù lại họ được hưởng nhiều lợi ích từ hệ thống y tế - nơi tất cả mọi người đều được miễn phí khi đến khám tại các bác sĩ đa khoa và các bệnh viện.
Tiền thuế cũng được chi mạnh cho các trường tiểu học, trung học và đại học, và sinh viên được trợ cấp hàng tháng lên đến 7 năm. Nhiều người tin chắc rằng nếu họ mất việc hoặc bị ốm, nhà nước sẽ hỗ trợ họ...
Đối với người đi làm, thời gian làm việc bình thường là 37 giờ/tuần, được nghỉ 5 tuần/năm. Với phụ nữ mang thai, không chỉ được miễn phí mọi thứ liên quan đến y tế từ khi có thai cho đến lúc sinh, họ còn được nghỉ 56 tuần trước và sau khi sinh, chồng họ cũng được nghỉ để chăm con nếu muốn...
Quốc gia này cũng đặc biệt an ninh. Các bà mẹ có thể để xe đẩy chở con bên ngoài tiệm cà phê mà không lo con bị ẵm đi mất, và người dân ở nông thôn có thể đi khỏi nhà mà không cần khóa cửa...
Một góc thủ đô Copenhagen, Đan Mạch - Ảnh: GuoJunjun |
Tượng Nàng tiên cá, lấy cảm hứng từ chuyện cổ Andersen, ở bến cảng Copenhagen, Đan Mạch - Ảnh: Getty |
Công chúa Đan Mạch Mary cùng chồng Frederik (phải) tại một sự kiện - Ảnh: Getty |
Người dân vẫy cờ Đan Mạch mừng sinh nhật lần thứ 75 của Nữ hoàng Margrethe hồi tháng 4-2015 - Ảnh: Reuters |
Lâu đài Frederiksborg ở Hillerod, Đan Mạch - Ảnh: Shutterstock.com |
Với hệ thống an sinh xã hội lý tưởng, Đan Mạch được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - Ảnh: AFP: Getty Đan Mạch là nước hạnh phúc nhất thế giới, Việt Nam xếp thứ 96 |
MINH ANH ".
Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới
Nguồn: “The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.
Biên dịch: Bùi Xuân Bách
Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.
Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.
Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc.
Họ đã tránh được cả hai: bệnh xơ cứng kinh tế của các nước Nam Âu và sự bất bình đẳng cùng cực của nước Mỹ, đến nỗi các nhà lý thuyết về phát triển đã phải gọi sự hiện đại hóa thành công là “noi gương Đan Mạch”. Một khu vực có thời vốn đồng nghĩa với đồ gỗ tự lắp[ii] và ban nhạc Abba, trong thời gian qua đã trở thành một vùng đất văn hóa, cái nôi của loạt phim bộ The Killing, tiệm ăn nổi tiếng số 1 thế giới Noma[iii] và trò chơi điện tử Những con chim giận dữ (“Angry Birds”).
Như bản tường trình đặc biệt của chúng tôi tuần này giải thích, thành quả này có được một phần là nhờ may mắn về thời gian: các nước Bắc Âu đã giải quyết tốt những cuộc khủng hoảng nợ của họ trong những năm 1990. Nhưng lý do thứ hai, tại sao mô hình Bắc Âu lại ngày càng được ưa chuộng, thì còn lý thú hơn. Đối với các chính khách trên toàn thế giới – đặc biệt là ở những nước phương Tây công nợ ngập cổ – các nước Bắc Âu đã cho họ một sơ đồ làm thế nào để cải cách khu vực công, giúp cho nhà nước có hiệu quả hơn nhiều và đáp ứng được những thách thức mà họ phải đối mặt.
Từ “Cô bé Pippi tất dài” tới trường học tư
Ý tưởng về một chính phủ Bắc Âu tinh giản sẽ là một cú sốc với cả những người Pháp tả khuynh thường mơ tới một bán đảo Scandinavia xã hội chủ nghĩa lẫn những người Mỹ bảo thủ đang sợ Barack Obama ngả theo chiều hướng “Thụy Điển hóa”. Họ đều lỗi thời cả rồi. Trong những thập niên 1970 và 1980, Bắc Âu quả thật là những nước “đánh thuế-và-chi tiêu”. Chi tiêu công của Thụy Điển lên tới 67% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 1993. Astrid Lindgren, người sáng tạo ra loạt truyện trẻ em Cô bé Pippi tất dài, đã bị buộc phải đóng thuế cao hơn 100% thu nhập của bà. Song chính sách “đánh thuế-và-chi tiêu” không mang lại kết quả mong muốn: Thụy Điển đang là nước giàu có thứ tư thế giới vào năm 1970 đã rớt xuống hàng thứ 14 vào năm 1993.
Từ đó Bắc Âu đã thay đổi lộ trình – chủ yếu là nghiêng sang hữu. Tại Thụy Điển, phần chi tiêu của chính phủ trong GDP đã bớt đi khoảng 18 điểm phần trăm, hiện thấp hơn của nước Pháp, và chẳng bao lâu nữa sẽ thấp hơn nước Anh. Thuế cũng đã cắt giảm: thuế suất doanh nghiệp là 22%, thấp hơn của Mỹ rất nhiều. Các nước Bắc Âu tập trung vào việc quân bình ngân sách. Trong khi Obama và Quốc hội Hoa kỳ còn đang run rẩy với việc cải cách phúc lợi an sinh xã hội, Thụy Điển đã cải tạo hệ thống hưu bổng của họ. Thâm hụt ngân sách của họ chỉ chiếm 0,3%GDP, nước Mỹ là 7%.
Về những dịch vụ công cộng, các nước Bắc Âu đều thực dụng như nhau. Chừng nào những dịch vụ công hoạt động tốt, người ta không cần đếm xỉa tới việc ai cung cấp chúng. Đan Mạch và Na Uy cho phép các hãng tư điều hành bệnh viện công. Thụy Điển có một hệ thống phổ quát về “phiếu Giáo dục”[iv], với những trường tư-kiểu kinh doanh[v] phải cạnh tranh với trường công. Đan Mạch cũng có “phiếu Giáo dục” – nhưng là loại phiếu mà người dân có thể đóng thêm tiền để hưởng dịch vụ tốt hơn. Nếu phải chọn thì Milton Friedman[vi] sẽ thấy Stockholm thân thuộc với mình hơn Washington, DC.
Tất cả các chính khách phương Tây đều đề cao sự minh bạch và công nghệ. Bắc Âu có thể làm đúng như vậy, lại có bằng chứng rõ ràng hơn cả. Thành tựu của tất cả các trường học và bệnh viện đều được lượng định. Chính phủ bị bắt buộc làm việc công khai giữa thanh thiên bạch nhật: Thụy Điển cho phép tất cả mọi người có quyền xem hồ sơ của chính phủ. Các chính khách bị bêu diếu, nếu họ nhảy khỏi yên xe đạp và chui vào xe limousine công. Quê hương của mạng điện thoại internet Skype và hãng cung cấp nhạc số Spotify cũng đang dẫn đầu trong việc giao dịch bằng điện tử của chính phủ: bạn có thể trả thuế qua dịch vụ tin nhắn ngắn SMS.
Chuyện này nghe giống như “Đường lối Thatcher” được tăng cường và bổ sung, nhưng Bắc Âu còn dành cho những người tả phái hăng say một điều khác nữa. Đó là họ đã chứng minh rằng, có thể kết hợp chủ nghĩa tư bản cạnh tranh với một guồng máy nhà nước lớn: họ sử dụng 30% lực lượng lao động của họ trong khu vực công, so sánh với mức trung bình 15% của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Họ là những người chủ trương “mậu dịch tự do” kiên cường, đã cưỡng lại sự cám dỗ muốn can thiệp, thậm chí vào việc bảo hộ những công ty biểu tượng của mình: Thụy Điển để mặc cho công ty ô tô Saab phá sản, và Volvo thì nay do công ty Trung Quốc Geely làm chủ. Song họ cũng tập trung chú ý vào dài hạn – biểu hiện rõ ràng nhất là Quỹ đầu tư Nhà nước 600 tỷ đôla của Na Uy – họ tìm nhiều cách để hạn chế những hiệu ứng khắc nghiệt của chủ nghĩa tư bản. Chẳng hạn Đan Mạch có một hệ thống bảo đảm công ăn việc làm linh hoạt khiến cho giới chủ dễ dàng giãn thợ khi cần, nhưng nhà nước thì trợ cấp và huấn nghệ cho những người thất nghiệp, và Phần Lan đang tổ chức những mạng lưới vốn mạo hiểm.
Phần không ngon của “Bàn tiệc Thụy Điển”
Mô hình mới của các nước Bắc Âu không phải là hoàn hảo. Tỷ lệ chi tiêu công như một thành phần của GDP tại các nước đó vẫn còn cao hơn tờ báo này mong muốn, hoặc quả thật là cao hơn mức có thể duy trì. Mức thuế của họ vẫn khiến cho nhiều nhà kinh doanh chạy ra nước ngoài: Luân Đôn đầy ắp những thanh niên Thụy Điển thông minh. Có quá nhiều người – đặc biệt là di dân – sống nhờ vào trợ cấp. Những áp lực khiến chính phủ của họ phải cắt giảm chi tiêu, chẳng hạn như sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh hơn, sẽ buộc họ phải thay đổi nhiều hơn nữa. [Chi tiêu của] các nước Bắc Âu đã phình to ra so với Singapore và họ cũng chưa tập trung chú ý đủ vào việc thẩm định tình hình tài chính của người xin hưởng phúc lợi.
Dầu sao chăng nữa, ngày càng thêm nhiều quốc gia cần phải nhìn vào các nước Bắc Âu. Các nước Tây phương sẽ đụng trần giới hạn của một chính phủ quá lớn, như Thụy Điển đã bị. Khi Thủ tướng Đức Angela Merkel lo lắng rằng Liên minh Châu Âu chỉ có 7% dân số thế giới nhưng chi tiêu xã hội chiếm tới một nửa thì các nước Bắc Âu là một phần của câu trả lời. Họ cũng chỉ ra rằng, các nước trong Liên minh Châu Âu có thể đạt được những thành công thực sự về kinh tế. Và trong khi cũng đang cố gắng chuyển dần thành các quốc gia có phúc lợi xã hội cao, các nước Châu Á cũng sẽ nhìn vào tấm gương các nước Bắc Âu: Na Uy đang là một tâm điểm chú ý của người Trung Quốc.
Bài học chủ chốt rút ra từ các nước Bắc Âu không phải là bài học về tư tưởng mà về thực tiễn. Nhà nước được ưa chuộng không phải vì nó lớn mà vì nó hoạt động tốt. Một người Thụy Điển sẵn sàng đóng thuế hơn một người California, vì được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí và những trường học thực sự tốt. Người Bắc Âu đã thực hiện được những cải cách sâu rộng bất chấp sự cản trở của các nghiệp đoàn và giới vận động hành lang cho kinh doanh. Bằng chứng sờ sờ ra đó. Có thể đưa cơ cấu thị trường vào các nước thiên về phúc lợi để nó hoạt động hiệu quả hơn. Có thể đặt những chương trình cải cách phúc lợi an sinh xã hội trên nền tảng vững chắc, để tránh cho các thế hệ tương lai khỏi phải đi ăn xin. Song cần phải có quyết tâm nhổ tận rễ bệnh tham nhũng và những quyền lợi được phong (lợi ích nhóm). Và cần phải sẵn sàng bỏ rơi những giáo điều đã cũ mòn của phái tả hoặc hữu và hãy chịu khó tìm kiếm những ý tưởng hay trên toàn bộ bình diện chính trị. Thế giới sẽ còn nghiên cứu mô hình Bắc Âu trong nhiều năm sắp tới.
Nguồn: Bản tiếng Việt 2013 © Bùi Xuân Bách & pro&contra
[i] “Đường lối Thatcher” là tên gọi thông dụng để chỉ chung những
đường lối, chính sách xã hội và kinh tế mà bà Margaret Thatcher ,Thủ
tướng Anh từ 1975 đến 1990, đã thi hành. Cụ thể hơn, đó là đẩy mạnh việc
chống lạm phát, đề cao một nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệu quả, và thị
trường tự do, thông qua việc kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền tệ, tư
hữu hóa và kiềm chế phong trào nghiệp đoàn.
[ii] Ngụ ý sản phẩm của Ikea
[iii] Tiệm ăn Noma ở Copenhagen được tạp chí Restaurant Magazinebình
chọn là tiệm ăn số 1 thế giới liên tục trong ba năm 2010, 2011, 2012.
Năm nay, 2013, nó nhường vị trí này cho tiệm El Celler de Can Roca, Tây
Ban Nha.
[iv] Phiếu Giáo dục: Ở một số nước, nếu con anh học trường tư, chính
phủ sẽ cấp một giấy chứng nhận để nộp cho trường, trong đó bảo đảm sẽ
thanh khoản một số tiền tương đương với chi phí đào tạo một học sinh tại
trường công. Chẳng hạn, ở Mỹ (tùy theo thành phố có chế độ này hay
không), nếu đào tạo một học sinh trung học ở trường công hết $5000 một
năm, thì thành phố sẽ thanh toán số tiền như vậy cho trường tư, nơi con
anh theo học.
[v] Trường tư-kiểu kinh doanh: (tiếng Anh: private for-profit
schools) đối lập với trường tư-bất vụ lợi (private non-profit schools).
[vi] Milton Friedman (1912-2006): Nhà kinh tế học người Mỹ được Giải
Nobel Kinh tế năm 1976. Ông là học giả hàng đầu của trường phái kinh tế
Chicago (khoa kinh tế ở Đại học Chicago), và cổ xúy thị trường tự do,
giảm bớt vai trò can thiệp của chính phủ.
"Sự thật nghiệt ngã về “thiên đường” Bắc Âu
Cả thế giới đã nhầm? Hay nói cách khác là chúng ta
đã bị lừa khi “tin sái cổ” vào một xã hội giàu có, hạnh phúc như một
thiên đường của các nước thuộc khu vực Scandinavi hay còn gọi là Bắc Âu.
Một quán cafe đường phố ở Phần Lan. (Ảnh minh họa) |
Dường như để “khiêu khích” hay chọc tức các nước Bắc Âu, bài báo của The Guardian mở đầu bằng đoạn: Ở Đan Mạch, các chương trình truyền hình toàn là rác rưởi, đàn ông Phần Lan là những kẻ chỉ biết say sưa và Thụy Điển là thể là một mô hình dân chủ để các nước khác cần phải học tập.
Tiếp theo đó, bài báo đã vạch ra những “vùng đất tối” của từng quốc gia Bắc Âu. Đối với Đan Mạch, tờ báo chỉ ra nhiều vấn đề mà nước này đang gặp phải. Theo thống kê của tổ chức OECD người Đan Mạch làm việc ít giờ hơn mỗi năm so với hầu hết các phần còn lại của thế giới, đồng thời năng suất cũng rất...vớ vẩn. Để có tiền chi tiêu và duy trì cuộc sống, hơn một nửa trong số các hộ gia đình Đan Mạch thừa nhận họ đang phải đi vay nợ, kể cả vay từ các tổ chức tín dụng đen với lãi suất cắt cổ. Chính vì thế, mà theo thống kê, nợ các hộ gia đình người Đan Mạch đang thuộc hàng cao nhất thế giới, với mức gấp 4 lần người Ý, vượt xa ngưỡng mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phải cảnh báo.
Người Đan Mạch hiện đang phải đóng nhiều thuế nhất trong khi mức tiền lương trung bình của họ chỉ cao thứ 6 thế giới. Trong một số cuộc khảo sát gần đây, Đan Mạch được xếp là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, nhưng có một thực tế là người dân nước này tiêu thụ thuốc chống trầm cảm nhiều thứ hai thế giới, sau Iceland.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát gần một trại tị nạn ở Copenhagen (Đan Mạch) hồi năm 2008 |
Chưa hết, nền kinh tế Đan Mạch cũng đang lao dốc. Theo báo chí của chính nước này, thì trong 10 năm qua, số người sống dưới ngưỡng nghèo khổ đã tăng gấp đôi. Bên cạnh đó là nạn nhập cư ào ạt, tình trạng an ninh không đảm báo, và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang dâng cao.
Đến với Phần Lan, The Guardian cho hay, nước này hiện xếp thứ ba thế giới về sở hữu vũ khí cá nhân (sau Mỹ và Yemen). Theo thống kê, nạn giết người ở Phần Lan nhiều nhất các nước Tây Âu, cao gấp 2 lần nước Anh. Tỷ lệ người tự tử nước này cũng dẫn đầu các nước trong vùng Scandinavi. Đó là chưa kể nạn rượu chè be bét, tình trạng mất an ninh nghiêm trọng. Rượu bây giờ là nguyên nhân tử vong hàng đầu cho nam giới Phần Lan. Các trường đại học Phần Lan cũng mất dần sức hút so với trước kia bởi tình trạng mất an ninh này. Đáng chú ý nhất là vào năm 2008, một nam sinh đã sát hại đến 10 người bạn của mình.
Về phần Na Uy, tờ báo chú ý đến nạn bài ngoại đang rất trầm trọng. Làn sóng bài Hồi Giáo cũng luôn âm ĩ trong xã hội. Về kinh tế, nước này giàu có chủ yếu dựa vào dầu hỏa. Thế nhưng, mặt trái của nền kinh tế dầu hỏa đó là nạn tham nhũng.
Đối với Thụy Điển, tờ The Guardian cho rằng, người Thụy Điển sống quá vị thân vị kỉ, chỉ biết có mình. Åke Daun, nhà dân tộc học nổi tiếng nhất của Thụy Điển đã từng thừa nhận trong cuốn sách mới nhất của mình rằng: "Người Thụy Điển không "mạnh mẽ" như công dân của một số người khác".
Một chiếc xe hơi bị đốt cháy trong cuộc bạo loạn ở Stockholm hồi năm 2013 |
Chưa hết, nước này tuy xưng là trung lập, nhưng lại là một cường quốc xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Tác giả bài báo trên The Guardian cho rằng Thụy Điển sẽ tiếp tục phát triển kinh tế mạnh nhờ vào thương hiệu đặc trưng của “chủ nghĩa độc tài hiện”, trong đó chính phủ nước này ngày càng có thiên hướng kiềm chế các quyền tự do , ngăn chặn sự bất đồng chính kiến và cắt đứt liên kết giữa vợ và chồng, con cái và cha mẹ, người già và trẻ em của họ.
Nhận xét
Đăng nhận xét