MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 11 (Bình Thuận)





(ĐC sưu tầm trên NET)

Map of Bình Thuận

Bình Thuận
Tỉnh của Việt Nam
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Wikipedia
Diện tích: 3.086 mi²
Dân số: 1,201 triệu (1 thg 7, 2013)


Những địa danh không thể bỏ qua khi du lịch Phan Thiết


Rất nhiều người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần đến với thành phố du lịch Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Song không phải ai cũng thăm quan được hết tất cả địa danh nổi tiếng ở đây. iVIVU.com xin tổng kết lại những điểm du lịch Phan Thiết – Bình Thuận hấp dẫn nhất, trong đó nhiều nơi vẫn còn rất mới mẻ.

Phan Thiết, Bình Thuận còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn để bạn khám phá
Phan Thiết, Bình Thuận còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn để bạn khám phá

1. Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh tọa lạc tại số 39 đường Trưng Nhị, TP. Phan Thiết
Đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Ngôi trường Dục Thanh còn ghi dấu quãng thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn. Ngày nay trong khu trường Dục Thanh còn giữ lại được gần như nguyên vẹn những kỷ vật cách đây gần ngót thế kỷ.

2. Dinh Vạn Thủy Tú

Dinh Vạn Thủy Tú
Dinh Vạn Thủy Tú được xây dựng từ năm Nhâm Ngọ 1762
Trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP. Phan Thiết có một ngôi đền thờ thần Nam Hải – tức Cá Ông (cá voi). Bộ cốt cá Ông được lưu giữ tại dinh Vạn Thủy Tú dài 22m, nặng 65 tấn, được đánh giá là lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Hàng năm tại Dinh đều diễn ra các kỳ tế lễ được tổ chức trang trọng vào các ngày âm lịch: 20/2 (Tế Xuân); 20/4 (Cầu ngư); 20/6 (Chính mùa); 20/7 (Chèo dọc) và 23/8 (Mãn mùa). Trong quá trình diễn ra nghi lễ còn có các hoạt động như hát bội, diễn bã trạo, hội đua ghe…

3. Bãi Rạng

Bãi Rạng, Phan Thiết
Bãi Rạng là bãi tắm đẹp nhất ở Phan Thiết. Đừng bỏ qua khi đi du lịch Phan Thiết nhé!
Bãi Rạng hay biển Rạng là bãi tắm đẹp nhất của TP. Phan Thiết. Bãi Rạng cách trung tâm thành phố khoảng 15 km về phía Bắc, nằm dưới những rặng dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp. Mùa hè về, bãi Rạng chiều nào cũng tấp nập khách đến tắm biển và thưởng thức món cá chuồn xanh nướng ngọt lịm.
Mega Promotion - Vic Phan Thiet - Meal

4. Hòn Rơm

Hòn Rơm, Phan Thiết
Hòn Rơm với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn rất nguyên sơ
Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ nằm tại ấp Long Sơn, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, bạn có thể ngồi ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại. Ở Hòn Rơm, cụm bãi tắm có rất nhiều khu như: Hòn Rơm 1, Hòn Rơm 2, Thùy Trang…

5. Tháp Chàm Poshanư 

Tháp Chàm Poshanư
Tháp Poshanư nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hải, cách trung tâm Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc
Tháp Chàm Poshanư là một nhóm di tích còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa. Tháp có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Đây là một trong những cụm tháp Chàm cổ nhất còn tương đối nguyên vẹn. Gần khu tháp Chàm là địa danh lầu Ông Hoàng nổi tiếng, gắn liền với nhà thơ Hàn Mặc Tử và mối tình với người đẹp Mộng Cầm.

6. Hòn Ghềnh

Hòn Ghềnh, Phan Thiết
Từ hòn Ghềnh bạn nhìn thấy một bên là Mũi Né duỗi dài, một bên là Hòn Rơm, tạo thành vòng cung như đôi cánh tay ôm lấy biển.
Cách Mũi Né chưa đầy 1 km, Hòn Ghềnh hay Hòn Lao còn khá nguyên sơ. Để đến được Hòn Ghềnh, bạn có thể đi theo dịch vụ đưa đón khách từ khách sạn hoặc thuê ghe của ngư dân với giá khoảng 200.000VND/thuyền 10 người, bao gồm cả lượt đi và về. Sau chừng 10 phút lênh đênh trên biển bạn sẽ được đặt chân lên đảo. Ấn tượng đầu tiên là nước biển trong vắt, có thể nhìn thấy những tán san hô dưới đáy rất đẹp, những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau. Ngắm cảnh Hòn Lao, đi vào buổi chiều là đẹp nhất, bởi bạn sẽ thấy được ráng chiều và hoàng hôn phủ dần trên biển. Sáng sớm là thời gian thích hợp cho những tay câu nghiệp dư.

7. Đồi Cát ở Mũi Né

Đồi cát ở Mũi Né, Phan Thiết
Đồi cát còn có tên là đồi cát Bay, bởi hình dáng thay đổi liên tục theo từng ngày, từng giờ. Hầu hết các bạn từng đi du lịch Bình thuận đều có ảnh lưu niệm ở đây
Ở gần khu vực Hòn Rơm, một trong những thắng cảnh từng làm mê mẩn bước chân các thi nhân, họa sĩ và nhiếp ảnh gia… là đồi cát Mũi Né (thuộc khu phố 5, phường Mũi Né). Ngoài hình dáng đẹp, màu sắc của cát cũng là điểm thu hút khá nhiều du khách (có đến 18 màu sắc khác nhau). Nếu đi bằng xe máy, du khách gửi xe tại các quán nước đối diện khu vực đồi Cát (nhớ khóa xe và nhắc chủ quán lưu ý dùm). Lên đồi cát, bạn có thể thuê ván để chơi trượt cát, chỉ khoảng 5.000VND một tấm. Chơi xong có thể thưởng thức dừa ba nhát, bánh bột lọc Phan Thiết…

Xem thêm Khách sạn Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa giá ưu đãi chỉ có ở iVIVU.com

8. Đảo Hòn Bà

Đảo Hòn Bà, Phan Thiết
Đảo Hòn Bà có hình dáng như con rùa khổng lồ vươn mình trên biển
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển Lagi, huyện Hàm Tân gần 2 km về hướng Đông, cách Phan Thiết khoảng 70 km về hướng Đông Nam. Hòn Bà có hình dáng con Rùa khổng lồ đang ngẩng đầu vươn mình trên sóng biển. Trên đảo có đền thờ nữ Thần Thiên Ya Ana – vị thần thiêng liêng của Vương Quốc Chăm-pa cổ.

9. Hải đăng Kê Gà

Hải đăng Kê Gà, Bình Thuận
Hải đăng Kê Gà nay đã hơn 100 tuổi
Từ TP. Phan Thiết, bạn có thể đi xe bus tuyến số 6 (thời gian hoạt động: 5h30 – 18h00), chạy 30 km thì đến hải đăng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận). Nếu tự đi xe máy, bạn chạy theo quốc lộ 1 hướng đi Phan Thiết từ Sài Gòn, đến gần trạm thu phí Sông Phan (xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) sẽ gặp một ngã ba nhỏ. Rẽ phải theo hướng này, đi thẳng sẽ tới khu vực suối Nhum, bạn quẹo phải đi về mũi Kê Gà. Ngọn hải đăng Kê Gà hùng vĩ đững giữa những bãi biển hoang sơ, nước trong vắt trên đảo Khe Gà. Để ra thăm hải đăng Kê Gà, các bạn có thể liên hệ với resort để thuê tàu hoặc thuê thuyền thúng hoặc tàu của dân địa phương. Thông thường thuyền thúng, tàu của người dân địa phương không trang bị áo phao. Bạn có thể mang theo hoặc liên hệ với resort để thuê.
>> Xem thêm: Ảnh đẹp vịnh Đá Nhảy & mũi Kê Gà, Phan Thiết
 Mega Promotion - Vic Phan Thiet - Meal

10. Chùa núi Tà Cú

Tượng Phật núi Tà Cú
Núi Tà Cú có phong cảnh khá đẹp, cây cối xanh um, trọng tâm của khu du lịch là đỉnh núi Tà Cú.
Khu du lịch Núi Tà Cú nằm sát quốc lộ 1A, ở thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam), cách TP. Phan Thiết 30km về phía Nam. Nếu ưa mạo hiểm và có sức khỏe tốt, bạn có thể chinh phục đỉnh núi sau hơn 1000 bậc thang. Cách thứ 2 nhanh hơn, bạn có thể đi cáp treo để lên đỉnh núi sau 15 phút, giá 90.000VND/2 chiều. Trên đỉnh núi có 2 ngôi chùa nổi tiếng là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Long Đoàn, nổi tiếng nhất là bức tượng Đức Thích Ca nằm, dài 49 m. Đây là bức tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á. Kế đó, một số du khách tiếp tục hành trình khám phá hang núi với huyền thoại về người khai sáng đã tịnh độ ở đây, hang Tổ.

11. Biển và bãi đá Cổ Thạch

Biển và bãi đá Cổ Thạch, Bình Thuận
Biển và bãi đá Cổ Thạch cách TP. Phan Thiết khoảng 100km
Trải dài trên một phần bãi biển của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, là bãi đá 7 màu nằm trong khu du lịch Cổ Thạch. Đá có nhiều kích thước, hình dạng lớn nhỏ khác nhau. Bãi đá này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vieetbook) công nhận là “Bãi đá có hình dạng, màu sắc nhiều nhất Việt Nam”. Giữa trùng dương trùng điệp và vùng cát trắng mênh mông, sự xuất hiện của bãi đá như điểm hồng tâm đã kéo chân ngày càng nhiều du khách tìm đến thưởng lãm. Bãi đá Cổ Thạch là một địa điểm tham quan thú vị khi đi du lịch Phan Thiết hay du lịch Bình Thuận.

12. Chùa Hang

Cổ Thạch Tự, điểm tham quan Du lịch Bình Thuận
Có thể kết hợp tham quan Cổ Thạch Tự và bãi đá 7 màu khi đi du lịch Bình Thuận
Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch Tự, xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX , toạ lạc trong hang động trên đồi núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64 m, thuộc địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Chùa được xây dựng trong hang đá lớn do thiền sư Bảo Tạng lập vào khoảng giữa thế kỷ 19. Du khách có thể kết hợp tham quan ngôi chùa cổ kính này cùng với bãi đá 7 màu ở trên.

Chọn ngay Khách sạn Victoria Phan Thiết giá ưu đãi chỉ có tại iVIVU.com

Mega Promotion - Vic Phan Thiet - Meal

13. Gành Son

Gành Son, Bình Thuận
Ở Gành Son có những dãy núi hang động mang nhiều hình thù lạ mắt
Đến Cổ Thạch, rẽ phải qua khỏi làng cá Bình Thạnh men theo biển khoảng 5km, bạn hỏi thăm đường vào Ghềnh Son, thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong. Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên gành, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hoà lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hoà vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực… Gành Son quả là một tặng vật của thiên tạo chưa được nhiều người biết đến.

14. Cù Lao Câu

Cù Lao Câu, Phan Thiết
Du lịch Bình Thuận hấp dẫn với du lịch sinh thái biển ở Cù Lao Câu
Cù Lao Câu thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, hiện lên như một chiến hạm lớn, xung quanh bao bọc bởi hàng vạn khối đá với màu sắc và hình thù khác nhau. Đây là một đảo vắng, nằm cách bờ biển khoảng 9km, đi tàu từ đất liền ra hết khoảng 1 giờ 30 phút. Trên đảo có hàng ngàn khối đá với hình thù rất độc đáo, xen kẽ là những thảm cỏ xanh mượt. Nơi đây được qui hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển và là điểm du lịch sinh thái biển rất hấp dẫn.

15. Đảo Phú Qúy

Biển ở đảo Phú Quý, Bình Thuận
Biển đảo Phú Quý có nhiều hòn đảo nhỏ xung quanh khi đi du lịch Bình Thuận
Cách bờ biển Phan Thiết 100 km, trên đảo Phú Quý có những ngôi chùa khá lớn như chùa Linh Quang, chùa Cao Cát… được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đảo có một thảm thực vật rạn san hô rất đa dạng, phong phú cùng nhiều bãi tắm như: vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi Nhỏ Gành Hang, bãi dọc cái doi Mô Thầy, bãi vịnh Triều Dương. Nếu có dịp đi ra mấy hòn đảo nhỏ xung quanh đảo Phú Quý như Hòn Tranh, Hòn Ðen, Hòn Trứng, chắc hẳn bạn sẽ thấy biển Phan Thiết thực hấp dẫn biết bao

7 điểm phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở Bình Thuận

Nói đến Bình Thuận, sẽ nghĩ ngay đến những bãi biển xanh bên hàng dừa thẳng tắp cùng với những đồi cát mênh mông, nhiều bãi biển hoang sơ chưa có sự khai thác của con người, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hùng vĩ. ..

 1. Đồi cát - Mũi Né: Hay còn gọi là Đồi Cát Bay - một trong những bãi cát trải dài hàng cây số và lan rộng. Nằm trải dài 2 tỉnh từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né - nằm đối diện Suối Tiên và nhà hàng Hương Trà.
Cát ở đây có gần vài chục màu khác nhau. Đã từng làm say lòng các nghệ nhân tranh cát khi miệt mài tìm kiếm nguyên liệu để sáng tạo ra nhiều bức tranh bằng cát với nhiều màu sắc độc đáo.Việc tạo nên hàng trăm nghìn hình dáng của cát là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên. Đây là điểm tham quan thu hút khá nhiều du khách do hình dáng đẹp của cát và màu sắc của cát. Bạn sẽ có được những khoảnh khắc đẹp về đồi cát khi đến nơi đây.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
2. Thắng cảnh Hòn Bà: Hòn Bà là một thắng cảnh nổi tiếng từ xưa đến nay của tỉnh Bình Thuận. Với phong cảnh đẹp hoang sơ của đảo cùng với nền văn hóa Chăm tồn tại lâu đời ở đây sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm khá thú vị.
Đứng từ bờ biển Tân Bình phóng tầm nhìn ra biển Đông khoảng 2km, Hòn Bà như trơ vơ giữa biển nhưng không kém phần thách đố trước sóng biển, giông tố của đại dương mênh mông. Cả hòn đảo gần như phủ kín màu xanh của các loại cây cổ thụ có nhiều năm tuổi, khẳng định một sức sống mãnh liệt mà thiên nhiên đã ưu đãi và tạo nên một bức tranh thủy mặc quyến rũ, thơ mộng và đầy thách thức đối với con người.
Ngoài ra ở Hòn Bà vào đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một ngôi đền để thờ nữ Thần Thiên Y Ana vị Thần thiêng liêng của vương quốc Chămpa cổ. Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với nữ Thần. Mặt khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cỏ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng Nữ thần ở đây cũng là sự cầu mong cho Nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
3. Bãi đá Cổ Thạch: Thuộc huyện Tuy Phong (Bình Thuận) vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, dân dã. Nơi đây nổi tiếng với ngôi chùa Hang cổ có từ hơn 100 năm nay, bên cạnh những bãi đá bảy màu tuyệt đẹp...
Với chiều dài 1,5km cùng với lớp dày nhất trên 2m, theo ước tính của các nhà khoa học, trữ lượng của bãi đá Cổ Thạch lên đến 245.000 tấn. Điều kỳ lạ là bãi đá qui tụ hàng trăm ngàn viên sỏi có hình dáng, sắc màu quái lạ.
Không như những viên sỏi dẹp, tròn, có màu xám, xanh như thường thấy, sỏi Cổ Thạch phong phú cấu hình như vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi. Kỳ lạ hơn, mỗi viên sỏi đều có sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam…, lại có viên đỏ như máu, vàng như ánh mặt trời, xanh như màu xanh ngọc bích của nước biển. Không những thế, mỗi viên đều có đường vân, hoa văn do dòng chảy của ngàn năm bào thành.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
Không chỉ hấp dẫn du khách bằng bãi thạch ngọc, du khách đi theo hướng Tây Nam của bãi đá có dãy thạch đồ nhấp nhô, đen bóng trông từ xa như thành quách, cung điện của ngàn năm trước. Bao quanh khối thạch cung này là bãi cát vàng hoang sơ có tên Bãi Tiên. Theo truyền truyết, nơi này đã từng có nhiều nàng tiên sa thiên tắm múa, hát ca. Dưới chân thạch cung có một hang động ăn sâu vào núi, thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Hang.
Với những giá trị sinh thái, văn hóa và lịch sử mà cụm thắng tích (chùa Cổ Thạch, bãi đá Cổ Thạch) đã được Nhà nước xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
4. Bàu trắng: Thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Bàu Trắng hình thành từ lâu đời. Trong tiếng địa phương Bàu có nghĩa là “hồ”. Bàu Trắng gồm có 2 bàu là bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà diện tích 70 ha, nơi rộng nhất là 500m, độ sâu trung bình là 5m, nơi sâu nhất là 19m vào mùa mưa. Nằm giữa những triền cát trắng nên Bàu Bà còn được gọi với cái tên Bàu Sen bởi sen trong hồ vào mùa nở hoa phủ kín cả hồ. Hệ sinh vật ở Bàu Sen rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt.
Bàu Trắng còn hoang sơ và mộc mạc. Thế nhưng chính cái nét hoang sơ và mộc mạc ấy với những triền cát trắng, với tiếng sóng rì rào của biển như có ma lực thu hút những người mê cái đẹp về với nơi đây để tìm cảm hứng sáng tác nghệ thuật.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
5. Cù Lao Câu:
Đảo Cù Lao Câu hay còn gọi là Hòn Câu, cách đất liền chừng 7 hải lý và cách TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 110km về hướng Đông Bắc, có chiều dài trên 1.500m, nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất chỉ 7m, nổi lên giữa biển khơi như một “chiến hạm”.
Đảo có bãi biển tuyệt đẹp với làn nước màu ngọc bích trong veo, bãi cát trắng hoang sơ nằm bên hàng ngàn khối đá nhiều màu sắc có hình thù độc đáo, đẹp kỳ ảo.
 
vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
Do địa thế của từng khu nên nhiều cái tên độc đáo đã được dân đi biển đặt cho các bãi đá của hòn đảo nhỏ này, như hang Tình Yêu, khe Sung Sướng, bãi Tắm Tiên, bãi San Hô, bãi Cá Suốt... Ngoài ra điểm đặc biệt nhất của Hòn Câu là vùng nước xung quanh có sự hiện diện của các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình, đó là những rạn san hô và thảm cỏ biển, có giá trị lớn về đa dạng sinh học. Đây còn là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm. Suốt dọc đường, từ bãi biển Phước Thể, nơi tàu xuất phát ra đến đảo là vô vàn san hô. Nước trong veo, xanh ngắt để lộ bên dưới những rặng san hô sống đủ hình dáng, màu sắc. Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi, nên khu vực này được xem là nơi có ý nghĩa lớn trong việc duy trì và bổ sung đa dạng sinh học, nhờ vào khả năng thích ứng san hô với sự thay đổi khí hậu.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
6. Hải đăng Khe Gà: Ngọn hải đăng cổ xưa nhất ở Đông Nam Á - hải đăng Kê Gà với gần 200 bậc thang xoáy trôn ốc có tổng chiều cao đến đỉnh đèn là 35m.
Ngọn hải đăng cổ được người Pháp cho xây dựng từ năm 1897 và hoàn thiện năm 1899. Mọi vật liệu để xây hải đăng đều do người Pháp vận chuyển từ Pháp sang. Theo sử cũ, mũi Kê Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Kê Gà.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
Trong hơn 100 năm qua, sau khi Hải đăng Kê Gà được xây dựng, nó đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn đường biển ở khu vực này. Với tầm quét sáng là 22 hải lý (tương đương 40km), hải đăng Kê Gà trở thành “ánh lửa dẫn đường” cho mọi thuyền bè qua lại trong khu vực.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default
 
Từ trên đài quan sát của hải đăng nhìn xuống, không những được nhìn toàn cảnh mũi Kê Gà, mà du khách còn có thể nhìn ngắm toàn cảnh hòn Bà với vô số phiến đá xếp chồng lên nhau vô cùng ngoạn mục. Những phiến đá to, nhỏ, đủ loại kích thước, hình thù, sắp xếp một cách ngẫu nhiên dưới bàn tay của tạo hóa, vừa tạo nên sự hùng vĩ vừa như nâng đỡ cho ngọn hải đăng Kê Gà vươn xa ra mãi.
7. Bãi biển Hòn Rơm – Mũi Né: Nằm dưới chân núi cùng tên đẹp dịu dàng trầm lắng như mời gọi du khách tìm đến. Nước biển ở đây rất xanh soi bóng Hòn Rơm cùng những đồi cát vàng ống ả. Về Hòn Rơm để lắng nghe lời ru của biển bên dưới những rặng dừa, thao thức cả đêm cùng đốt lửa trại hay theo các ghe câu mực, câu cá trên biển để tận hưởng thú tiêu dao mà thiên nhiên nơi đây ưu ái ban tặng cho con người.
Tới khu du lịch Hòn Rơm có nhiều nơi để bạn chọn làm điểm dừng chân cùng bè bạn; nếu là người trẻ trung, thích không khí sôi động hãy chọn bãi trước; còn nếu là người ưa không gian bình lặng, yên ả thì chọn bãi sau. Thư giãn trên bãi cát hoặc ngâm mình trong nước biển, đùa giỡn cùng những con sóng biển, bạn sẽ thấy người thư thái hơn.
 
 vietnamnay.com 7-diem-phong-canh-thien-nhien-tuyet-dep-o-binh-thuan-default


Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống.

Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó.

Trường Dục ThanhNơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy học


Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành – một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm ba bộ phận với ba chức năng:

* Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động
* Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước
* Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ do các nhà chí sĩ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ Nguyễn Thông), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất sáng lập ở Phan Thiết, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Trường Dục ThanhBảng mô tả tóm tắt về ngôi trường

Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.

Xem thêm: Resort Mũi Né 

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).

Trường Dục ThanhNgôi trường gắn với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục… Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I – IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn.
  
Trường Dục ThanhHồ hoa súng tím trong khuôn viên trường


Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.

Trường Dục ThanhNgôi trường được nhân dân Phan Thiết gìn giữ cẩn thận

Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng Công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến sau này. Hiện di tích Trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước. 

“Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng” dấu son vàng lịch sử đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Bình Thuận

22/07/2015 09:50
Cách đây 55 năm, nhân dân Bình Thuận nói chung và nhân dân Tánh Linh nói riêng đã làm nên chiến công chói lòa ghi danh trang vàng lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của tỉnh nhà, mở ra bước ngoặc cho “Đại thắng mùa xuân năm 1975” của dân tộc, đó là “Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng” ngày 31/7/1960.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, quân và dân tỉnh Bình Thuận đã đánh rất nhiều trận lớn nhỏ (khoảng 9.053 trận), loại khỏi vòng chiến đấu 55.171 tên địch. Trong đó, có trận thắng quan trọng “Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng” vào tháng 7/1960. Đây là chiến công rực rỡ đầu tiên của quân dân Bình Thuận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Chiến thắng đã tạo nên một bước ngoặt lớn của phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang. Về quân sự, đây là lần đầu tiên trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ với lực lượng ít (28 đồng chí) trực tiếp chiến đấu đã tiêu diệt cả một chi khu quân lỵ, đánh thắng hơn 300 tên địch được trang bị vũ khí đầy đủ và phòng thủ kiên cố.
Sau chiến thắng này, tiếng súng diệt ác liên tiếp nổ ra khắp nơi, bọn tề ngụy hoang mang, dao động, những trận đánh giành thắng lợi giòn giã, quần chúng đứng lên giành quyền làm chủ ở khắp nơi, nhiều xã được giải phóng hoàn toàn.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, lịch sử huyện Tánh Linh đã ghi nhận 21 trận thắng tiêu biểu, trong đó có trận tập kích mật tiêu diệt Chi khu quận lỵ Hoài Đức, dinh điền Bắc Ruộng ngày 31/7/1960 (“Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng”). Do đó, đây không chỉ là trận thắng vẻ vang, niềm tự hào của dân tộc, của tỉnh Bình Thuận nói chung, mà nó còn là niềm tự hào nói riêng của người dân Tánh Linh.
Với ý nghĩa to lớn trong việc góp phần tạo nên mùa xuân đại thắng năm 1975, ngày 12/12/1994, “Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng” được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, và hiện nay đang được đầu tư xây dựng thành Khu di tích lịch sử cách mạng Hoài Đức - Bắc Ruộng tại xã Bắc Ruộng. Đây được xem là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đầu tiên và duy nhất của tỉnh Bình Thuận, và tháng 10/2014, UBND huyện Tánh Linh đã tổ chức lấy ý kiến các vị lão thành cách mạng và nhân dân địa phương về phác thảo nhóm tượng đài lịch sử Hoài Đức - Bắc ruộng để đưa vào xây dựng trong khu di tích nói trên.
Phác thảo nhóm tượng đài lịch sử Hoài Đức - Bắc Ruộng

Ngoài ra, để có thêm nhiều hiện vật phục vụ cho giáo dục truyền thống, UBND huyện Tánh Linh cũng đã phát động việc sưu tầm hiện vật trong chiến tranh, kêu gọi cán bộ và nhân dân ủng hộ cho khu di tích những hiện vật trong cuộc kháng chiến, những hiện vật của người thân có tham gia vào chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng để trưng bày tại phòng truyền thống của khu di tích. Đây được xem là những việc làm thiết thực và ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn công lao hiển hách của thế hệ đi trước, cũng như trân trọng, tiếp tục phát huy, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ sau.
Như vậy, “Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng” được xem là dấu son chói lọi trong trang sử vàng lịch sử đấu tranh của Bình Thuận, hướng đến kỷ niệm 55 năm ngày “Chiến thắng Hoài Đức - Bắc ruộng”(31/7/1960 - 31/7/2015) cũng là dịp để chúng ta ôn lại những thành tích đấu tranh của nhân dân huyện Tánh Linh, trong đó, “Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng” luôn được nhắc đến là chiến công rực rỡ đầu tiên làm nên thắng lợi kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân tỉnh Bình Thuận nói riêng./.
                                                                                            Phan Thị Thảo
  Khoa Nhà nước và pháp luật

 

Chùa Bà Đức Sanh - Di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng ở Bình Thuận

Nằm ở phường Đức Thắng thành phố Phan Thiết, chùa Bà Đức Sanh là nơi thờ các vị nữ thần phù trợ sinh đẻ của giới phụ nữ. Đây là loại hình tín ngưỡng thờ mẫu dân gian duy nhất ở Bình Thuận nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung.

Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Bà Đức Sanh gắn với quá trình di dân của những bộ phận cư dân vùng “Ngũ Quảng” vào Nam khẩn hoang tạo lập cuộc sống mới. Khi cuộc sống ổn định họ bắt đầu xây dựng các thiết chế văn hóa truyền thống để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng với ước mong cầu an bình, hạnh phúc và no ấm. Đặc biệt trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thiên chức duy trì nòi giống, mang thai, sinh nở và nuôi con khỏe mạnh luôn là ước vọng cháy bỏng. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, đối người phụ nữ việc sinh đẻ rất hệ trọng, nếu lấy chồng mà không sinh con để nối dõi tông đường là điều đau khổ, tủi nhục và cay đắng. Do đó chùa Bà Đức Sanh ra đời là nơi để giới phụ nữ gởi gắm niềm tin, hoàn thành ý nguyện và thực hiện thiên chức làm mẹ của mình.

Qua các nguồn tư liệu Hán Nôm còn lưu giữ tại chùa, thuở mới tạo lập dưới đời vua Thiệu Trị (1844) Đức Sanh Tự chỉ là một ngôi am nhỏ, đến năm Tự Đức thứ 6 (1853) chính thức xây dựng Đức Sanh Tự kiên cố và tồn tại đến ngày nay. Chùa Bà Đức Sanh thực ra là một ngôi đền thờ các vị nữ thần gắn liền với tín ngưỡng dân gian, phù hộ cho việc mang thai, sinh đẻ và nuôi con của giới phụ nữ. Trải qua thời gian thực tế, niềm tin vào sự linh hiển, luôn bảo bọc, phù hộ và đối với những người đến khấn cầu thai nhi được mẹ tròn con vuông nên mọi người tôn sùng gọi là Chùa Bà Đức Sanh.

Chùa Bà Đức Sanh là nét đẹp văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, một loại hình tín ngưỡng văn hóa dân gian độc đáo và hiếm thấy. Có thể nói đây là loại hình tín ngưỡng văn hóa tinh thần tiêu biểu nhất chỉ có ở Bình Thuận nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Chùa Bà Đức Sanh đã trải qua hơn 150 năm tồn tại và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo vào các năm Nhâm Dần (1902), Tân Hợi (1911), Giáp Tí (1924) và một số lần trùng tu nhỏ khác. Nằm ở trung tâm thành phố Phan Thiết với sự diễn biến gay gắt của quá trình đô thị hóa và sự xâm thực của thiên nhiên vùng biển nhưng chùa Bà Đức Sanh vẫn được giữ gìn và bảo lưu gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu khởi dựng.

Quần thể kiến trúc nghệ thuật chùa Bà Đức Sanh bao gồm: Chính Môn, Cổng Tam Quan, Tiền Sảnh, nhà Võ Ca, Chính Điện, nhà Nhóm, nhà Khói và Cổng Hậu. Những hạng mục công trình chính ở đây được bố trí theo dạng chữ Tam, trong kết cấu kiến trúc, các nghệ nhân ngày trước đã sử dụng lối kiến trúc dân gian tiêu biểu đó là “Trùng thiềm điệp ốc” để nối ráp, lắp ghép các hạng mục chính với nhau. Mỗi nóc có một chức năng, kiểu dáng riêng nhưng tất cả đều được bố trí rất hài hòa bổ trợ cho nhau tạo nên một quần thể kiến trúc bề thế và trang nghiêm.

Trong kết cấu kiến trúc nội thất, ông cha ta ngày trước đã sử dụng dạng kiến trúc dân gian tiêu biểu thường thấy ở các đình, chùa, lăng vạn ở Bình Thuận đó là “Tứ trụ”, gồm 4 cột chính ở trung tâm chịu lực và các cột phụ tỏa ra xung quanh để nối ráp với các vì kèo, trính, con đội… cùng nhau hợp lực nâng đỡ phần mái bên trên và liên kết giữ bộ khung chắc chắn không bị xê dịch. Với dạng kiến trúc này, tạo cho không gian nội thất thông thoáng, hài hòa phù hợp với chức năng thờ phụng.

Chùa Bà Đức Sanh còn bảo lưu nhiều di vật cổ có giá trị về điêu khắc nghệ thuật và lịch sử văn hóa. Đáng kể nhất về mặt điêu khắc nghệ thuật đó là các hương án, khám thờ, bao lam, thủ quyển bài trí bên trong nội thất. Bằng bàn tay tài hoa, khéo léo của mình các nghệ nhân xưa đã sử dụng các loại gỗ quý ở địa phương khắc chạm các hình tượng tứ linh như: Mai, lan, cúc, trúc, lân, long, quy, phụng; cảnh sơn thủy, chim muông, hoa quả, dây leo… bài trí rất sống động, hài hòa tạo nên những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật hoàn mỹ.

Với những giá trị kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử tiêu biểu như trên, chùa Bà Đức Sanh được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Tìm hiểu về đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

InEmail
Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu  hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo có diện tích 16.5 km² nằm ngoài khơi bờ biển Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam. Xung quanh đảo chính Phú Quý còn có các đảo khác như hòn Đá Cao hướng tây bắc, hòn Đỏ hướng đông bắc và hòn Tranhhòn Hải hướng tây nam. Quần đảo này nằm dưới sự quản lí của huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
Đã từ lâu đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho triều đình Huế, đảo được đổi tên từ tổng Hạ sang tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Phú Quý là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận.Tuy là một hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện được cho thấy đảo đã được khai phá tạo nên cuộc sống ở đảo từ rất sớm.
Trong quá trình khai thác đá quánh, nhân dân đã tìm thấy những mộ vò lớn. Trong mộ có chôn theo một số công cụ lao động như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Điều này phù hợp với những giai thoại được lưu truyền rằng trước khi có sự khai phá thiên nhiên của những con người từ lục địa, ở đây đã có một giống người "Thượng" sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven biển. Trải qua những biến thiên của lịch sử, Phú Quý là nơi hội tụ của nhiều luồng dân di cư từ lục địa ra với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó người Kinh đóng vai trò chủ thể.
Khi bắt đầu phát triển mạnh kỹ thuật đóng thuyền buồm với những chiếc thuyền ra được khơi xa thì cũng là lúc có nhiều người từ lục địa đặt chân lên đảo. Cùng với những phần mộ còn sót lại trên đảo, sự tích công chúa Bàng Tranh chứng tỏ người Chăm đã có mặt ở đảo này. Sự tích kể rằng: Bàng Tranh là một công chúa xinh đẹp vì chống lệnh vua cha, bị kết tội phản nghịch nên đã bị đày ra đảo này.
Bên cạnh đó, do không chịu nổi sự hà khắc của chế độ nông nô, bất mãn với triều đình phong kiến, nhiều người đã tìm đường ra đây lập kế sinh nhai. Người Kinh có mặt ở đảo cũng từ rất sớm. Lúc bấy giờ, vào một thời điểm mà triều đại phong kiến Việt Nam đang trượt nhanh trên con đường mục nát, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Ở các tỉnh miền Trung lúc bấy giờ, những người cùng khổ hoặc phải bán vợ đợ con hoặc phải phiêu dạt đi khắp nơi để kiếm sống. Và Phú Quý là một điểm đến an lành mà họ đã tình cờ bắt gặp. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh (1627 - 1672), rất nhiều ngư dân thuộc các tỉnh duyên hải miền trung, hoặc chạy giặc lánh nạn, hoặc đi tìm nguồn cá, thuyền của họ vượt sóng trùng dương đã gặp phải những trận cuồng phong khốc liệt và "xiêu" lên đảo.
alt
                                                  Đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Cùng với người Kinh, một số người Hoa cũng hoà nhập vào cộng đồng cư dân ở Phú Quý. Vàơ thế kỷ 17, một số quan lại nhà Minh sau khi chống nhà Thanh thất bại, đã phải trốn ra nước ngoài. Từng đoàn thuyền vượt biển tiến về phía nam, trong số đó có hàng chục thuyền đã quyết định dừng chân lập nghiệp ở Phú Quý. Người Hoa đến đây sống dựa vào các ngành nghề như dệt tơ lụa, buôn bán. Quá trình phát triển về sau, một số người do làm ăn trở nên giàu có đã lần lượt tìm vào các thành phố lớn ở đất liền, chỉ một số ít còn lại trên đảo.
Khi dân cư ngày một đông hơn thì các hình thức tổ chức xã hội cũng dần dần được hình thành. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765), chính quyền Đàng Trong đã tổ chức trên đảo thành từng hộ bạch bố đến đội bạch bố rồi dần dần trở thành ấp và làng. Tuy số dân lúc bấy giờ chưa đông đúc nhưng Phú Quý có đến 14 làng và 1 ấp. Mỗi làng được lập trên cơ sở một nhóm nhỏ ngư dân, đôi lúc chỉ có từ 10 đến 12 tránh đinh và thường mang những tên cũ của địa phương trước khi đến đây lập nghiệp: Thoại Hải, Thế Hanh, Thế An, Hội Thiên, Hội Hưng, Hương Lăng, Mỹ Xuyên, Phú Ninh, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Triều Dương, Hội An, Mỹ Khê và ấp Quý Thạnh. Từ niên hiệu Đồng Khánh - Nguyễn Cảnh Tông năm thứ 1 (1886), toàn đảo được tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp nhập ba làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hương Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9 làng: Long Hải, Phú Mỹ, An Hoà, Hải Châu, Thương Hải, Quý Thạnh, Triều Dương, Mỹ Khê và Hội An. Hiện nay, đảo được chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.
Phú Quý trong một thời gian dài đã sống trong điều kiện khép kín tự cung tự cấp với những hoạt động kinh tế như trồng trọt, đánh bắt hải sản, một số ngành nghề thủ công như dệt vải, đan võng, ép dầu... Trong đó, ngư nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
(Ban Biên tập website BPVN)



10 món ăn Bình Thuận vừa lạ vừa độc đáo


Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với biển Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và những khu resort san sát nhau. Du khách đến đây còn được thưởng thức những món ăn vừa lạ vừa độc đáo, và quan trọng hơn là rất ngon miệng.
Bánh canh chả cá
Điểm hấp dẫn của bánh canh chả cá ở Phan Thiết ngoài những miếng chả cá được chiên vàng hay hấp trắng tinh là những sợi bánh canh sợi nhỏ có màu trắng sữa. Nếu thưởng thức món ăn này tại Bình Thuận, bạn đừng quên thử cách kết hợp lạ giữa bánh mì và nước dùng của người dân nơi đây.
Bánh canh chả cá Bình Thuận
Địa chỉ tham khảo: Bánh canh Xíu, đường Kim Đồng, thời gian phục vụ: 14h – 22h; Quán Bánh canh trên đường Hải Thượng Lãn Ông, thời gian phục vụ: 16h – 19h.

Bánh căn
Được nướng chín bởi những chiếc khuôn làm từ gốm Bàu Trúc, bánh căn vừa mang hơi thở của vùng đất của nắng và gió biển, vừa mang hương vị biển thông qua phần nhân hải sản hấp dẫn. Cũng như bánh căn Phan Rang, bánh căn Phan Thiết quyến rũ du khách bởi hàng loạt loại nước chấm khác nhau.
Bánh căn Bình Thuận
Địa chỉ tham khảo: Bánh được bán tại các chợ hoặc trên nhiều con đường ở tỉnh Bình Thuận.
Lòng heo bánh hỏi Phú Long
Đến Bình Thuận, cụ thể là thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, bạn sẽ bất ngờ với sự kết hợp không giống ở đâu giữa bánh hỏi và lòng lợn. Để tạo thành món “ai ăn cũng nhớ” này, người đầu bếp phải rất kỳ công trong hàng loạt khâu chế biến bánh hỏi, cách luộc lòng đến tỷ lệ cân đối giữa các thành phần trong chén mắm me dọn kèm.
Bánh hỏi lòng heo Bình Thuận
Địa chỉ tham khảo: Xã Phú Long, cách Phan Thiết chừng 7 cây số có gần 20 tiệm ăn nằm dọc hai bên đường quốc lộ 1A; quán số 40 đường Trần Phú, Phan Thiết, Bình Thuận.
Gỏi cá
Gỏi cá Phan Thiết được chế biến từ những loài cá có sẵn như cá mai, cá suốt hay cá đục. Một đĩa gỏi cá ngon phải đạt đủ chuẩn chua, cay của ớt, của hành tây ngâm giấm, tươi ngon của cá, cả cái giòn của những sợi rong tuyết đi kèm.
Gỏi cá Bình Thuận
Địa chỉ tham khảo: Quán Việt Hải khúc bùng binh 19/4; các quán nhậu ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty; quán Cây Bàng ở Mũi Né.
Cá lồi xối mỡ
Có thể chế biến nhiều món ngon từ cá lồi như nấu canh chua, kho tỏi, tiêu hay ớt, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cá lồi xối mỡ. Ngoài điểm nhấn độ ngọt, tươi của cá, nước mắm me với vị béo của gan cá cũng mê hoặc thực khách không kém.
Cá lồi xối mỡ
Địa chỉ tham khảo: Quán Xuân Vàng, đường Võ Thị Sáu, Phan Thiết và các quán năm trên khu vực Mũi Tàu (Bờ Kè) sát cầu Trần Hưng Đạo, Phan Thiết.
Bánh quai vạc
Tại Bình Thuận, bánh quai vạc không chỉ được bày bán tại các chợ, các con đường lớn nhỏ mà bạn còn dễ dàng thưởng thức ở các bãi biển của vùng đất này như Mũi Né, Hòn Rơm…
Bánh quai vạc
Bánh quai vạc thu hút du khách ở lớp bột trong veo, dai mịn, com tôm lột đỏ au hấp dẫn. Song yếu tố khiến du khách muốn ăn lại lần nữa chính là chén nước mắm được pha chế từ loại mắm nổi danh của địa phương hay miếng chả cá hấp dai, mịn.
Răng mực nướng
Ở Bình Thuận, răng mực nướng là đặc sản địa phương cũng như món quà vặt quen thuộc của thanh thiếu niên. Điểm hấp dẫn của món ăn này không nằm ở tạo hình mà là ở vị dai, giòn nhấn nhá cùng bánh tráng nướng, tương ớt vui miệng.
Răng mực nướng
Địa chỉ tham khảo: Quán răng mực nướng gần Ga Phan Thiết, các quán răng mực nướng trên đường Nguyễn Tất Thành (hướng ra biển Đồi Dương).
Bánh tráng nướng mắm ruốc
Bánh tráng dùng cho món ăn này là bánh tráng gạo có rắc mè đen. Người bán sẽ lấy bánh tráng, trét lên một ít mắm ruốc, thêm trứng cút thái múi cau, nem, chả cá, hành hoa rồi nướng trên lửa than nhỏ. Khi bánh chín đến một độ nhất định, đầu bếp sẽ dùng một thanh tre nhỏ, cuộn từ từ thành một chiếc kèn nhỏ sao cho các nguyên liệu đều nằm gọn trong cái cuốn bé xinh ấy.
Bánh tráng nướng mắm ruốc
Địa chỉ tham khảo: Thưởng thức món này ở ngã tư Thủ Khoa Huân và Trần Hưng Đạo hay góc Trần Hưng Đạo và ngã 3 Tam Biên.
Bánh tráng chấm mắm ruốc
Bạn có thể lấy bánh tráng nướng chín, nhúng nước kết hợp cùng rau sống, thịt hay cá và mắm ruốc cho món cuốn chấm. Hoặc chấm miếng bánh tráng nướng giòn tan vào chén mắm ruốc cay nhẹ, thơm đậm. Với cả hai cách thưởng thức, vị thơm của món mắm và cái giòn tan, thơm lừng của bánh tráng nướng sẽ mang đến cho bạn hồi ức khá ngọt ngào.
Bánh tráng chấm mắm ruốc
Địa chỉ tham khảo: Món ăn này có bán ở các gánh hàng rong khắp Phan Thiết hay các chợ. Ngoài thưởng thức tại chỗ, bạn có thể mua mắm ruốc về làm quà.
Các món từ dông
Dông hay nhông là một trong những đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận. Có rất nhiều cách chế biến món dông song ngon nhất là dông nướng muối ớt. Loại bò sát này ghi điểm ở những thớ thịt trắng phau, vị săn chắc cùng vị ngọt, thơm lạ.
Dông nướng muối ớt

04 ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ĐƯỢC XÁC LẬP KỶ LỤC VIỆT NAM

15/05/2014 10:03:25
(binhthuan.gov.vn)  Nhờ yếu tố tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng) và con người, Bình Thuận có nhiều đặc sản nổi tiếng, có giá trị kinh tế cao, được nhiều người trong nước và du khách nước ngoài biết đến. Năm 2012, lần đầu tiên tỉnh Bình Thuận được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (nơi công nhận các kỷ lục của Việt Nam) và Trung tâm sách TOP Việt Nam công nhận 02 đặc sản nổi tiếng: Thanh long Bình Thuận (được công nhận là 01 trong 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất của Việt Nam) và Lẩu thả Bình Thuận (được công nhận là 01 trong 50 đặc sản món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam).

Nhằm tiếp tục góp phần tôn vinh những giá trị, quảng bá hình ảnh Bình Thuận thể hiện qua các món ăn ẩm thực, đặc sản từng vùng miền của tỉnh để giới thiệu đến mọi người dân, du khách trong nước và quốc tế, đồng thời góp phần phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại, thúc đẩy ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xúc tiến du lịch của tỉnh, ngày 08/5/2013, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh đề cử 11 đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận tham gia vào hành trình TOP Đặc sản Việt Nam lần thứ hai – năm 2013, gồm các đặc sản: Nước mắm Phan Thiết, Bánh xèo Phan Thiết, Bánh căn Phan Thiết, Bánh canh chả cá Phan Thiết, Cốm Phan Thiết, Mực một nắng Phan Thiết, Bánh tráng cuốn mắm ruốc Phan Thiết, Gỏi cá mai Phan Thiết, Bánh hỏi lòng heo Phú Long (Hàm Thuận Bắc), Các món ăn chế biến từ dông Bình Thuận, Gỏi ốc giác.

Năm 2013, nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng tham gia đề cử hàng trăm đặc sản tham gia Hành trình TOP đặc sản Việt Nam. Sau thời gian bầu chọn, tháng 12/2013 Ban tổ chức Hành trình TOP đặc sản Việt Nam (Tổ chức Kỷ lục Việt Nam) đã có thông báo công nhận Bình Thuận có 4 đặc sản được xác lập kỷ lục Việt Nam. Theo đó: Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam lần thứ nhất năm 2013 theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam có Mực một nắng Bình Thuận và nước mắm Phan Thiết được công nhận. Bánh canh chả cá Phan Thiết và bánh căn Phan Thiết được công nhận vào Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam lần thứ hai năm 2013 theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam.



Ngày 22/3/2014, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 4 xác lập kỷ lục Việt Nam: Mực một nắng Bình Thuận, nước mắm Phan Thiết, bánh canh chả cá Phan Thiết và bánh căn Phan Thiết cho UBND tỉnh Bình Thuận.

Để quảng bá rộng rãi thông tin, hình ảnh 4 đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận đã được xác lập kỷ lục Việt Nam đến mọi người dân, du khách trong nước và quốc tế; ngày 14/5/2014, tại Hội thảo kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao lại cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận 4 xác lập trên, đồng thời đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận có trách nhiệm quảng bá thông tin, hình ảnh của các đặc sản nổi tiếng được xác lập kỷ lục Việt Nam trong các năm qua nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế Bình Thuận ngày càng phát triển.

NQ.Thịnh

                                                                    

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH