MUÔN MÂT ĐỜI THƯỜNG 330
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sau khi rời chùa Ngọc Hoàng, ông Obama đến khu Dreamplex (đường
Nguyễn Trung Ngạn, quận 1), Tổng thống Obama tham quan 2 sản phẩm là máy
cắt laser K-Laser Cutter và công nghệ tương tác ảo Silicon Straits
Augmented Realty. Tại đây ông tỏ ra rất thân thiện và thoải mái trao đổi
cùng các sinh viên.
Giám đốc điều hành Dreamplex - không gian làm việc chung cho các start up trên đường Nguyễn Trung Ngạn, quận 1, Nguyễn Trung Tín, chia sẻ cho đến trưa ngày 24-5 mọi công tác chuẩn bị trong khu vực tòa nhà đã hoàn tất để chào đón ông Obama cho buổi trò chuyện.
Giao lưu gần 100 đại diện startup Việt
Sau buổi trao đổi khá thoải mái với các sinh viên. Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục có cuộc giao lưu với gần 100 đại diện startup Việt tại tầng 14 của Dreamplex.
Ông Obama sẽ trực tiếp trao đổi với 3 lãnh đạo doanh nghiệp trẻ tiêu biểu là Đỗ Thị Thúy Hằng, Phó giám đốc phát triển kinh doanh và đối ngoại tại Seedcom; Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Quản lý tại Adayroi.com và Phạm Khoa, Giám đốc Pháp lý và Hoạt động doanh nghiệp, Microsoft.
Như mọi lần, ông Obama bắt đầu với câu "Xin chào" thân thiện bằng tiếng Việt trong tràn vỗ tay giòn của các doanh nhân trẻ. Bắt đầu cuộc giao lưu, ông Obama chia sẻ rằng ông đã có khoảng thời gian tuyệt vời tại TP HCM. "Những gì đã diễn ra tại Việt Nam thật tuyệt vời". Điều khiến ông ấn tượng nhất về Sài Gòn là việc "đi xe máy dễ hơn là ôtô".
Ông Obama cho biết "Chúng ta cần phải tiến lên với TPP để đưa các nền
kinh tế chúng ta lại gần nhau, mở rộng các thị trường, không chỉ cho
các công ty lớn mà cả các công ty vừa và nhỏ". Chúng tôi sẽ hỗ trợ các
bạn và chính các bạn mới định hình cho tương lai của Việt Nam.
Khi được hỏi sự khác biệt lớn nhất so với Mỹ, về đầu tư và chiến lược để các công ty khởi nghiệp là gì? Các bạn có thể giúp được các startup như thế nào?
Ông Khoa Phạm tự tin chia sẻ Việt Nam là nơi xây dựng khởi nghiệp tốt nhất, vì có nhiều người trẻ tuổi, hạ tầng di động phát triển khá tốt. Tuy nhiên, nền tảng pháp lý cần hoàn thiện, hiện đại hơn để hỗ trợ sự phát triển hơn nữa.
Về phía Microsoft hãng này đang có kế hoạch tăng cường năng lực công nghệ thông tin của VN. Sự tập trung của chúng tôi sẽ là các công ty vừa và nhỏ để phát triển đất nước. Chúng tôi muốn tăng cường năng lực để giúp VN chuyển từ nền kinh tế lao động sang nền kinh tế tri thức. Ngày càng có nhiều hơn chương trình cộng đồng khởi nghiệp để mọi người hợp tác cùng nhau.
Khi được Tổng thống Obama hỏi về vốn của các công ty khởi nghiệp, Bà Uyên Vy chia sẻ: Ở VN lúc khởi nghiệp rất khó. Các quỹ mạo hiểm không dễ chi tiền. Họ chỉ muốn đầu tư vào các công ty lớn. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có các quỹ mạo hiểm từ Mỹ đến đầu tư vào VN.
Đồng ý với Uyên Vy, bà Thúy Hằng cho rằng ở Việt Nam nền tảng hậu cần còn yếu, các công ty khởi nghiệp còn nhiều việc phải làm. bà Hằng cho rằng công nghệ sẽ hỗ trợ nông dân làm việc hiệu quả hơn, qua đó bán được hàng với giá cao hơn.
Kết thúc cuộc trao đổi đầy thú vị. Tổng thống Obama xuống bắt tay thân mật các doanh nhân trẻ có mặt ở Dreamplex.
Theo dõi livestream trên Facebook về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Obama ở Dreamplex
Tổng thống Mỹ về khách sạn
Sau khi rời khu Dreamplex, Tổng thống Obama đã về khách sạn InterContinental (đường Hai Bà Trưng, quận 1). Hiện 2 tuyến đường Lê Duẩn và Lê Thánh Tôn đã bị phong tỏa.
Vào khoảng 17 giờ 30, khu vực trước khách sạn InterContinental (đường Hai Bà Trưng, quận 1) rất đông đúc, với sự có mặt của cả lực lượng an ninh lẫn người dân. Đây là nơi Tổng thống Obama lưu lại tại TP HCM.
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2589 ngày 17/12/2015 về mức
lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ (USD) của tổ chức, cá
nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 06/2014 của NHNN ngày 17/ 3/2014.
Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là 0%/năm; Mức lãi suất
áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0%/năm. Quy định này nhằm tiếp
tục thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện chủ trương chống đô
la hóa của Chính phủ, chuyển từ quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ
sang quan hệ mua - bán bằng ngoại tệ.
Kể từ khi quy định này được áp dụng đã gây nhiều phản ứng trong xã hội, đặc biệt là dư luận đặt vấn đề vì sao chỉ áp dụng lãi suất huy động 0% với đồng USD mà không áp dụng với các ngoại tệ khác. Theo lý giải của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, chủ trương đó cũng đúng ở chỗ phần lớn những giao dịch liên quan đến ngoại tệ ở nước ta đều là bằng USD, tiền đồng VN cũng thường dựa vào tỉ giá USD, còn giao dịch đối với các tiền đồng khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tuần từ 4-6/5/2016, lãi suất huy động bằng USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Lãi suất cho vay USD tương đối ổn định phổ biến ở mức 2,8-6,2%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-5,2%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,3-6,2%/năm.
Chính vì thế, theo ông Hiếu, “ở Việt Nam, đồng USD có một tầm quan trọng vì chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế. Việc giảm lãi suất về 0% là khống chế hoạt động đầu cơ liên quan đến USD. Đồng USD ảnh hưởng rất mạnh đến dòng chuyển động tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam. Có lẽ vì thế mà NHNN chỉ điều chỉnh lãi suất của đồng USD như vậy mà không áp dụng với các đồng ngoại tệ khác”.
Mới đây, ngày 6/5, NHNN lại ra thông điệp cấm tất cả ngân hàng, chi nhánh, tổ chức nước ngoài vi phạm quy định vượt trần tiền gửi USD ở mức 0%. Tuy nhiên, một vấn đề dư luận vẫn thắc mắc là trong khi các ngân hàng nhận gửi vào USD với lãi suất 0% theo quy định, nhưng khi cho vay lại lấy lãi lên tới 2,5-3%. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu giải thích: “Đó là điều dễ hiểu, vì cho vay ra thì phải có chi phí vốn và tỉ lệ lợi nhuận, nếu các ngân hàng mà chi phí vốn = 0 thì họ vẫn phải có tỉ lệ lợi nhuận trên chi phí vốn = 0 đó, ít nhất là có lời 3% để bù trừ.
Giải thích rõ hơn về sự bù trừ này, ông Hiếu cho biết: Theo quy định, các ngân hàng phải dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng Trung ương . Như vậy, với tiền đồng dự trữ khoảng 3%, với ngoại tệ có thể cao hơn. Trong trường hợp với 3% áp dụng cho dự trữ tiền đồng, nghĩa là một ngân hàng huy động được 100 đồng thì không thể sử dụng cả 100 đồng, mà chỉ sử dụng được 97 đồng. Còn 3 đồng phải giữ trong tài khoản của họ với Ngân hàng Trung ương, đây là dự trữ bắt buộc.
Bên cạnh dự trữ bắt buộc, các ngân hàng cho vay phải có dự phòng nợ xấu, rủi ro, trong đó đối với những món nợ thông thường (chưa quá hạn, chưa phải là nợ xấu) thì tỉ lệ là 0,7% trên số nợ có trên sổ sách. Ngoài ra, ngân hàng còn phải dự phòng về thanh khoản, những chi phí hoạt động. Cuối cùng ngân hàng cũng phải dự trù một tỉ lệ lợi nhuận nào đó cho cổ đông. Nghĩa là ngân hàng ít nhất phải có lợi nhuận ròng là 3% trên chi phí vốn. Thành ra các ngân hàng cho vay ra vẫn phải có tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu để có lãi, vì nếu chi phí vốn = 0, mà cho vay = 0 thì ngân hàng lỗ.
Bình luận về cách quản lý lãi suất ngoại hối như hiện nay của NHNN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: “Đó là tác động tích cực, vì các ngân hàng làm ăn phải có lãi, nếu không có lãi sẽ sập tiệm. Nếu hệ thống ngân hàng sập tiệm, phá sản thì cả một nền kinh tế phá sản. Thành ra, bắt buộc phải để ngân hàng có lãi để duy trì hoạt động, và tất nhiên lãi này phải hợp lý. Cho nên, khi huy động USD lãi = 0% nhưng cho vay ra có thể tính lãi 3-4%, giữ chênh lệch đó là tỷ lệ lợi nhuận cần có để ngân hàng duy trì sự sống của mình”./.
Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân, để khắc phục tình hình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh ven biển chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai thực hiện nội dung: nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức, khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu huỷ theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi. Đồng thời, yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các tỉnh thống kê, báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, chủ động bố trí kinh phí địa phương để xử lý, áp dụng các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định. Các cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi đối tượng nuôi thuỷ sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất lợi của môi trường.
Người nuôi tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân; chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nước kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản ven biển.
Mất 10 năm bàn… chủ trương!
Ông Tự cho rằng một lý do quan trọng khiến các ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu. Chẳng hạn như việc xây nhà máy lọc dầu. “Lúc đầu chúng ta định đặt ở Vũng Tàu. Nhưng bàn mãi chủ trương, tới 10 năm sau mới quyết định đầu tư, chuyển về Dung Quất. Trong khi đó, công nghệ lọc hóa dầu của thế giới trong 10 năm ấy đã có những bước tiến vượt bậc. 10 năm ấy khiến nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ việc lọc dầu đã bị bỏ lỡ” - ông Tự tiếc nuối.
Hơn nữa, với tình hình biến động rất nhanh của công nghệ trên thế giới, ông Tự chỉ ra rằng các nước có xu hướng bán công nghệ cũ với giá rẻ và chiết khấu hoa hồng cao cho nước nhập khẩu. “Mỗi lần nhập công nghệ cũ, VN sẽ tụt hậu so với thế giới từ 15 đến 20 năm” - ông Tự nhận định.
Ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu.
Lấy một ví dụ khác là ngành cơ khí, luyện thép, ông Tự nhận xét VN cứ loay hoay trong việc tìm đường hướng phát triển. Ông nói: “Trước đây khi chúng ta phải giải quyết những nhà máy cơ khí, luyện thép không hiệu quả thì thế giới đã chuyển sang ngành công nghệ cao từ lâu rồi”.
Từng chủ trì cuộc tổng kết 30 năm phát triển kinh tế VN, Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên đúc kết những ngành công nghiệp cốt lõi cho công nghiệp nói chung là chế biến, chế tạo trong 30 năm chỉ tăng được 1,6%. “Trong thời đại công nghệ cao mà tỉ lệ tăng trưởng chế biến, chế tạo chỉ tăng 1,6% thì công nghiệp VN đứng im hay thụt lùi? Tại sao công nghiệp xây dựng lại tăng tới 16%? Tại sao công nghiệp VN vẫn yếu?” - ông Thiên tự hỏi và trả lời: “Là bởi vì VN chỉ thích phát triển công nghiệp xây dựng, khai khoáng và gia công. Còn lĩnh vực cốt lõi cho tương lai là chế biến, chế tạo thì rất yếu”.
Vì những lẽ đó, ông Thiên cho rằng VN chỉ cần đuổi theo Thái Lan bây giờ cũng đã… mệt rồi, phải mất mấy chục năm nữa mới kịp. Đáng tiếc là cách thức VN đuổi theo Thái Lan cũng chưa được định hình.
Không có tỉ phú công nghiệp
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen, tổng kết: “Các tỉ phú của VN hầu hết là các đại gia bất động sản và chứng khoán chứ không phải nhà công nghiệp. Hơn nữa, không ít đại gia hiện nay đang làm giàu bằng mọi giá, trong khi lẽ ra phải tạo ra giá trị sau đó mới đến lợi nhuận”.
Nói thêm về điều này, ông Thiên lý giải: “Các tập đoàn nhà nước không đi vào những ngành công nghiệp, công nghệ mà chủ yếu vẫn là khai thác tài nguyên. Trong khi tài nguyên thì “ăn” sắp hết, lao động giá rẻ cũng chẳng còn mấy”.
Ông Lương Văn Tự thì nhìn nhận đặc điểm của VN là vốn ít, cho vay trung và dài hạn không nhiều. Không chỉ vậy, trong khi thế giới khi vay trung và dài hạn lãi suất thấp nhưng VN thì lại toàn ngược với thế giới, lãi suất trung và dài hạn rất cao.
“Chúng ta cứ trách các nhà công nghiệp không đầu tư dài hạn nhưng nếu vay nóng mà đầu tư dài hạn thì chắc chắn sẽ lỗ. Đây là những điều VN phải xem xét để giải quyết vấn đề vốn, công nghệ, nghiên cứu”.
Ông Tự dẫn chứng, để Nokia trở thành thương hiệu điện thoại di động hàng đầu thế giới, trong 20 năm họ phải dành 25% lợi nhuận cho nghiên cứu. Thế nhưng họ ngừng đầu tư thì Samsung lại thay thế. Năm 1972, Samsung sang VN mua than, còn hiện nay Samsung đầu tư nhà máy điện thoại di động hàng đầu thế giới tại VN.
“Chân phải đang teo”
Để công nghiệp VN phát triển, nhiều đại biểu nhấn mạnh cần phải xem lại cấu trúc doanh nghiệp (DN) VN, nhất là phải xem trọng khu vực kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là nền tảng.
“Ngay cả Luật Đầu tư cũng cần được rà soát để các DN trong và ngoài nước được đối xử công bằng, bình đẳng. Đồng thời, các nhà công nghiệp cần phải liên kết, liên minh để tạo ra chuỗi giá trị cao. Ví dụ liên kết vận tải kém như hiện nay sẽ làm chi phí logistic chiếm tới 20% GDP, làm sao cạnh tranh được!”.
Ông Thiên rất quyết liệt đề xuất phải xem lại cấu trúc DN: “Cấu trúc DN thì cần phải có cả DN nội địa và đầu tư nước ngoài. Trong DN nội địa thì phải lấy công ty tư nhân làm nền tảng. Trong công nghiệp thì tư nhân là quyết định, các tập đoàn tư nhân là trụ cột. Các DN nhà nước dù rất quan trọng nhưng không nhất thiết phải là trụ cột”.
Một cách ví von, ông Lê Phước Vũ nói: “Bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần đầu tư nước ngoài. Song phải xác định nền kinh tế như một cơ thể, công ty trong nước là chân phải, công ty nước ngoài là chân trái. Hai chân đi đều mới bền vững, trong khi chân phải vẫn còn bị teo”.
Ông Vũ chia sẻ rằng các nhà công nghiệp, cũng như cộng đồng DN VN hiện nay cần một sự khích lệ từ Chính phủ, đồng thời cần một cơ chế hành chính thông thoáng, tránh nhũng nhiễu, chủ quan từ những cán bộ công vụ làm khó kinh doanh. “Điều này chỉ có thể có được khi chính phủ trở thành chính phủ phục vụ” - ông Vũ nói.
Việc kiểm tra, xử phạt được triển khai thường xuyên, tập trung trong 6 tháng cao điểm, từ tháng 5 đến 9-2016 tại các bãi biển công cộng trên địa bàn 2 quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và triển khai thí điểm từ tháng 7 đến 9-2016 tại bãi biển Xuân Hà (quận Thanh Khê) và Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).
Các mức xử phạt được áp dụng cụ thể gồm: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000- 100.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu dịch vụ hoặc nơi công cộng. Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định; phạt từ 200.000- 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 300.000- 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước trong khu vực đô thị, phạt tiền từ 400.000- 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Trường hợp cá nhân vi phạm không nộp tiền phạt tại chỗ, tổ xử phạt tiến hành tịch thu giấy tờ có liên quan như CMND, giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ tùy thân khác… và yêu cầu cá nhân vi phạm nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định.
Trong buồng tạm giam của Dư còn có ba bị can khác, gồm Vũ Văn Bình (17 tuổi), Nguyễn Nam Trường (17 tuổi) và Lê Đức Anh (17 tuổi).
Khoảng 8 giờ 30 ngày 4/10/2015, các bị can ăn sáng tại buồng giam. Theo phân công, Dư phải rửa bát nhưng vì Dư rửa bẩn nên bị Bình gọi đến tát hai cái vào má. Bình đứng dậy, đi sang bên phải rồi tiếp tục dùng gót chân đá liên tiếp ba cái vào đầu và trán Dư theo hướng từ trên xuống.
Sau đó, Bình đi ra phía cửa còn Dư vào nhà vệ sinh. Khoảng 5 phút sau, Dư đứng dậy thì bị trượt chân ngã xuống sàn nhà. Thấy vậy, ba bị can còn lại chạy đến đỡ, dìu đi một đoạn thì Dư bị nôn ra thức ăn và nước rồi khụy đầu gối xuống sàn.
Ngay sau đó, Dư được đưa đến bệnh viện Đa khoa Hà Đông rồi tiếp tục được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai. Khoảng 18 giờ ngày 10/10, Đỗ Đăng Dư tử vong.
Trong sáng nay, nhận thấy một số tình tiết mới trong vụ án chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung.
Chiều ngày 24/5, Công an TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, liên quan
đến vụ “cố ý gây thương tích” ra tại bến xe Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh, vào sáng ngày 15/5, cơ quan CSĐT công an thành phố đã khởi
tố vụ án, bắt khẩn cấp 3 đối tượng gồm Nguyễn Xuân Nam (SN 1995), Nguyễn
Xuân Linh (1988) và Nguyễn Mạnh Hưng (SN 1995), cùng trú tại TP Cẩm
Phả.
Trước đó vào ngày 23/5, một clip lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt ghi lại một nhóm người mang theo hung khí hung hăng chửi bới, đe dọa, ném gạch đá làm náo loạn cả khu vực bến xe Cửa Ông.
Một nhóm côn đồ truy sát một thanh niên. Khi thanh niên này trượt chân ngã, cả nhóm lao vào dùng dao, tuýp sắt mang theo đâm chém liên tục, mặc cho người này kêu la, van xin. Sau đó cả nhóm thản nhiên lên xe, bỏ mặc nạn nhân nằm lại hiện trường với nhiều thương tích.
Nạn nhân sau đó được xác định là anh anh Nguyễn Văn Thành (chủ nhà xe Đức Lộc chạy chuyên tuyến Nam Định-Móng Cái). Bị nhóm côn đồ truy sát, anh Thành đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan điều tra.
Theo trình bày của anh Thành, vào khoảng 8h sáng ngày 15/5, trong khi anh Thành cùng lái xe, phụ xe ăn sáng tại khu vực cổng bến xe Cửa Ông thì thấy hai anh em Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Xuân Nam cùng với hai thanh niên khác từ trên chiếc xe 4 chỗ bước xuống, tay mang theo dao, tuýp sắt… tiến về phía anh Thành.
Thấy các đối tượng hung hăng, anh Thành biết là có chuyện nên nhanh chân đứng dậy bỏ chạy. Lập tức Linh và Nam hô nhau truy đuổi, vừa đuổi vừa phóng dao về phía anh Thành. Lúc này, lái xe và phụ xe của Thành cũng bị hai người còn lại trong nhóm tấn công nên chạy vội lên xe đóng cửa cố thủ.
Riêng anh Thành mặc dù chạy vào một ngôi nhà trong bến xe để ẩn nấp nhưng bị hai anh em Nam và Linh tấn công từ cửa sau nên buộc phải chạy ra ngoài. Tuy nhiên khi chạy qua khu vực các cửa hàng rửa xe, anh Thành trượt ngã nên bị cả nhóm lao vào đâm chém xối xả.
Sau khi ra tay, cả nhóm côn đồ thản nhiên lên xe bỏ đi, không quên
buông lời đe dọa nạn nhân cùng lái xe và phụ xe. Anh Thành sau đó được
người dân và anh em lái xe đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Thông tin từ bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh, anh Thành nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương hở, có vết dài 20cm, nhiều chỗ bầm tím. Hiện nạn nhân đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Chiều 24/5, trao đổi với phóng viên Dân trí, anh Thành cho biết, đây không phải lần đầu anh và các lái xe, phụ xe thuộc nhà xe Đức Lộc bị nhóm côn đồ này hành hung, truy sát...
Khoảng 1 năm trước, chính anh em Linh và Nam cùng đám đàn em đã tổ chức chặn xe, hành hung lái xe ngay tại khu vực huyện An Dương, TP. Hải Phòng.
Tiếp tục đầu năm 2016, xe nhà anh lại bị nhóm người này chặn lại, lái xe lại bị đánh đập. Nguyên nhân đoàn xe của gia đình bị đeo bám, theo anh Thành, là do anh không chịu mua dầu của anh em Linh Nam nên chúng tổ chức dằn mặt.
Một điều tra viên thuộc công an TP. Cẩm Phả cho biết, hành vi của nhóm người trên rất côn đồ hung hãn và manh động, hành hung nạn nhân ngay giữa ban ngày, nhất là tại bến xe, khu vực đông người.
Ngay sau khi gây án, cả nhóm Linh, Nam đã bỏ trốn khỏi địa phương. Tuy nhiên ngay trong ngày 16/5 (một ngày sau khi xảy ra vụ án), các trinh sát đã bắt được anh em Linh và Nam. Sáng nay (24/5), công an bắt thêm Hưng và đang tiếp tục truy bắt đối tượng còn lại trong vụ án.
Dân trí Sáng nay (24/5), Việt Nam và Mỹ đã ký kết Hiệp
định khung về việc Việt Nam cho phép một số tình nguyện viên Hoa Kỳ dạy
tiếng Anh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ “Chương
trình Hòa bình” (Peace Corp).
Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama từ ngày 23-25/5.
Sáng nay tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Bộ trưởng Ngoại giao hai nước bày tỏ vui mừng trước kết quả tốt đẹp của các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng như việc hai bên ký kết được nhiều thỏa thuận có ý nghĩa, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác chống biến đổi khí hậu và giải quyết hậu quả chiến tranh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị hai bên
tích cực phối hợp để triển khai hiệu quả kết quả của các cuộc gặp giữa
Lãnh đạo cấp cao hai nước và các thỏa thuận đạt được. Ngoại trưởng Kerry
bày tỏ vui mừng trước thành công của chuyến thăm Việt Nam của Tổng
thống Obama, coi đây là một minh chứng cho những bước tiến dài trong
quan hệ hai nước trong hơn 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng bày tỏ cảm ơn Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành và
địa phương của Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với phía Hoa Kỳ trong quá
trình chuẩn bị và triển khai chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kerry cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có việc củng cố và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, thúc đẩy vai trò của các đối tác, góp phần tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển của khu vực.
Trước cuộc Hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã chứng kiến lễ ký Ý định thư về
Sáng kiến lưu trữ vật tư y tế và hợp tác nhân đạo nhằm phục vụ hợp tác
nhân đạo giữa hai nước trong tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích, cứu hộ,
cứu nạn và ứng phó với thảm họa thiên nhiên, Thư thỏa thuận về hỗ trợ
thực thi pháp luật và tư pháp hình sự và Hiệp định khung về việc Việt
Nam cho phép một số tình nguyện viên Hoa Kỳ dạy tiếng Anh tại Thành phố
Hà Nội và Hồ Chí Minh trong khuôn khổ “Chương trình Hòa bình”.
Thời gian qua, nhiều chủ tiệm vàng ở các huyện Núi Thành, Tiên Phước,
Bắc Trà My… bị một số đối tượng mang vàng giả đến bán trót lọt.
Khoảng 8h ngày 9/4, một người phụ nữ điều khiển xe mô tô không rõ BKS đến tiệm vàng V.K.L. của gia đình ông V.V.V. (thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước) bán một sợi dây chuyền vàng 1 lượng.
Sau khi thử thấy không có gì đáng ngờ nên chủ tiệm mua sợi dây chuyền này với giá 31,3 triệu đồng. Đến ngày 21/4, chủ tiệm dùng hóa chất để kiểm tra sợi dây chuyền này thì phát hiện dây chuyền bằng bạc, được mạ vàng bên ngoài.
Cũng trong ngày 9/4, tiệm vàng của gia đình bà V.T.H. (thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước) cũng có một đối tượng nữ mang 1 lượng vàng giả đến bán với giá 30 triệu đồng. Đến ngày 12/4, chủ tiệm mang sợi dây chuyền này đến tiệm vàng N.T. (TP Tam Kỳ) bán với giá 31,9 triệu đồng.
Qua kiểm tra bằng mắt thường, chủ tiệm vàng N.T. cho rằng sợi dây chuyền này xuất thân từ tiệm vàng của mình nên mua vào. Đến ngày 21/4, chủ tiệm vàng N.T. sử dụng hóa chất kiểm tra mới phát hiện sợi dây chuyền này là bạc mạ vàng.
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, từ ngày 9/4-11/5, 2 đối tượng Diễm và Tuấn cùng với Phan Văn Hoàn (SN 1985, ngụ thôn 3, xã Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai) thực hiện trót lọt 8 vụ lừa đảo bán vàng giả với số tiền chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Sau khi thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo, đến ngày 11/5, các đối tượng này tiếp tục đến tiệm vàng N.Tr. (xã Tam Hải, huyện Núi Thành) để bán vàng giả. Sau khi nhận vàng từ đối tượng Đặng Xuân Hoa Diễm, chủ tiệm vàng tiến hành thử thì phát hiện vàng giả và báo ngay công an bắt giữ các đối tượng này.
Theo điều tra, đối tượng Hoàn có 2 tiền án, đối tượng Tuấn có 1 tiền án. Các đối tượng trên đều không có nghề nghiệp, đi lang thang khắp nơi để lừa đảo.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra, làm rõ.
Tổng thống Obama gặp gỡ giới doanh nghiệp
(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Obama vừa có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp trẻ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở Dreamplex, ngôi nhà chung cho các startup ở TP HCM.
Giám đốc điều hành Dreamplex - không gian làm việc chung cho các start up trên đường Nguyễn Trung Ngạn, quận 1, Nguyễn Trung Tín, chia sẻ cho đến trưa ngày 24-5 mọi công tác chuẩn bị trong khu vực tòa nhà đã hoàn tất để chào đón ông Obama cho buổi trò chuyện.
Trước khi trao đổi với giới doanh nghiệp,
Tổng thống Mỹ tham quan khu Dreamplex và tiếp xúc với các nhân viên tại
đây. Ảnh: REUTERS
Ảnh: REUTERS
Sau buổi trao đổi khá thoải mái với các sinh viên. Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục có cuộc giao lưu với gần 100 đại diện startup Việt tại tầng 14 của Dreamplex.
Ông Obama sẽ trực tiếp trao đổi với 3 lãnh đạo doanh nghiệp trẻ tiêu biểu là Đỗ Thị Thúy Hằng, Phó giám đốc phát triển kinh doanh và đối ngoại tại Seedcom; Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Quản lý tại Adayroi.com và Phạm Khoa, Giám đốc Pháp lý và Hoạt động doanh nghiệp, Microsoft.
Như mọi lần, ông Obama bắt đầu với câu "Xin chào" thân thiện bằng tiếng Việt trong tràn vỗ tay giòn của các doanh nhân trẻ. Bắt đầu cuộc giao lưu, ông Obama chia sẻ rằng ông đã có khoảng thời gian tuyệt vời tại TP HCM. "Những gì đã diễn ra tại Việt Nam thật tuyệt vời". Điều khiến ông ấn tượng nhất về Sài Gòn là việc "đi xe máy dễ hơn là ôtô".
Ảnh cắt từ clip kênh YouTube của Nhà Trắng
Khi được hỏi sự khác biệt lớn nhất so với Mỹ, về đầu tư và chiến lược để các công ty khởi nghiệp là gì? Các bạn có thể giúp được các startup như thế nào?
Ông Khoa Phạm tự tin chia sẻ Việt Nam là nơi xây dựng khởi nghiệp tốt nhất, vì có nhiều người trẻ tuổi, hạ tầng di động phát triển khá tốt. Tuy nhiên, nền tảng pháp lý cần hoàn thiện, hiện đại hơn để hỗ trợ sự phát triển hơn nữa.
Về phía Microsoft hãng này đang có kế hoạch tăng cường năng lực công nghệ thông tin của VN. Sự tập trung của chúng tôi sẽ là các công ty vừa và nhỏ để phát triển đất nước. Chúng tôi muốn tăng cường năng lực để giúp VN chuyển từ nền kinh tế lao động sang nền kinh tế tri thức. Ngày càng có nhiều hơn chương trình cộng đồng khởi nghiệp để mọi người hợp tác cùng nhau.
Khi được Tổng thống Obama hỏi về vốn của các công ty khởi nghiệp, Bà Uyên Vy chia sẻ: Ở VN lúc khởi nghiệp rất khó. Các quỹ mạo hiểm không dễ chi tiền. Họ chỉ muốn đầu tư vào các công ty lớn. Chúng tôi hy vọng sau này sẽ có các quỹ mạo hiểm từ Mỹ đến đầu tư vào VN.
Đồng ý với Uyên Vy, bà Thúy Hằng cho rằng ở Việt Nam nền tảng hậu cần còn yếu, các công ty khởi nghiệp còn nhiều việc phải làm. bà Hằng cho rằng công nghệ sẽ hỗ trợ nông dân làm việc hiệu quả hơn, qua đó bán được hàng với giá cao hơn.
Kết thúc cuộc trao đổi đầy thú vị. Tổng thống Obama xuống bắt tay thân mật các doanh nhân trẻ có mặt ở Dreamplex.
Theo dõi livestream trên Facebook về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Obama ở Dreamplex
Tổng thống Mỹ về khách sạn
Sau khi rời khu Dreamplex, Tổng thống Obama đã về khách sạn InterContinental (đường Hai Bà Trưng, quận 1). Hiện 2 tuyến đường Lê Duẩn và Lê Thánh Tôn đã bị phong tỏa.
Đoàn xe tổng thống đi trên đường Nguyễn Du tối 24-5. Ảnh: Sỹ Đông
Ảnh: Sỹ Đông
Người dân đang đợi bên ngoài khách sạn. Ảnh: Lê Phong
An ninh thắt chặt
Trong lúc Tổng thống Obama gặp gỡ các doanh nghiệp tại Dreamplex, phố
đi bộ Nguyễn Huệ đang được lực lượng cảnh sát cơ động tuần tra.
Ảnh: Lê Phong
Vào khoảng 17 giờ 30, khu vực trước khách sạn InterContinental (đường Hai Bà Trưng, quận 1) rất đông đúc, với sự có mặt của cả lực lượng an ninh lẫn người dân. Đây là nơi Tổng thống Obama lưu lại tại TP HCM.
An ninh tại khách sạn InterContinental được thắt chặt. Ảnh: Sỹ Đông
Ảnh: Sỹ Đông
Người dân đứng chờ trên đường Nguyễn Du. Ảnh: Sỹ Đông
Nhóm PV
Huy động USD lãi 0%, cho vay lãi 3% vì ngân hàng cần phải... sống?
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ngân hàng huy động USD lãi 0%, cho vay lãi tới 3% là bình thường vì đó là lợi nhuận cần có để ngân hàng duy trì sự sống.
- "Không có áp lực vượt trần lãi suất huy động USD bằng mọi giá"
- Những chuyển động ngầm quanh chuyện hạ lãi suất tiền gửi USD
TS Nguyễn Trí Hiếu (Ảnh: Việt Dũng/Tuổi trẻ)
Kể từ khi quy định này được áp dụng đã gây nhiều phản ứng trong xã hội, đặc biệt là dư luận đặt vấn đề vì sao chỉ áp dụng lãi suất huy động 0% với đồng USD mà không áp dụng với các ngoại tệ khác. Theo lý giải của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, chủ trương đó cũng đúng ở chỗ phần lớn những giao dịch liên quan đến ngoại tệ ở nước ta đều là bằng USD, tiền đồng VN cũng thường dựa vào tỉ giá USD, còn giao dịch đối với các tiền đồng khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tuần từ 4-6/5/2016, lãi suất huy động bằng USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Lãi suất cho vay USD tương đối ổn định phổ biến ở mức 2,8-6,2%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8-5,2%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,3-6,2%/năm.
Chính vì thế, theo ông Hiếu, “ở Việt Nam, đồng USD có một tầm quan trọng vì chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế. Việc giảm lãi suất về 0% là khống chế hoạt động đầu cơ liên quan đến USD. Đồng USD ảnh hưởng rất mạnh đến dòng chuyển động tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam. Có lẽ vì thế mà NHNN chỉ điều chỉnh lãi suất của đồng USD như vậy mà không áp dụng với các đồng ngoại tệ khác”.
Mới đây, ngày 6/5, NHNN lại ra thông điệp cấm tất cả ngân hàng, chi nhánh, tổ chức nước ngoài vi phạm quy định vượt trần tiền gửi USD ở mức 0%. Tuy nhiên, một vấn đề dư luận vẫn thắc mắc là trong khi các ngân hàng nhận gửi vào USD với lãi suất 0% theo quy định, nhưng khi cho vay lại lấy lãi lên tới 2,5-3%. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu giải thích: “Đó là điều dễ hiểu, vì cho vay ra thì phải có chi phí vốn và tỉ lệ lợi nhuận, nếu các ngân hàng mà chi phí vốn = 0 thì họ vẫn phải có tỉ lệ lợi nhuận trên chi phí vốn = 0 đó, ít nhất là có lời 3% để bù trừ.
Giải thích rõ hơn về sự bù trừ này, ông Hiếu cho biết: Theo quy định, các ngân hàng phải dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng Trung ương . Như vậy, với tiền đồng dự trữ khoảng 3%, với ngoại tệ có thể cao hơn. Trong trường hợp với 3% áp dụng cho dự trữ tiền đồng, nghĩa là một ngân hàng huy động được 100 đồng thì không thể sử dụng cả 100 đồng, mà chỉ sử dụng được 97 đồng. Còn 3 đồng phải giữ trong tài khoản của họ với Ngân hàng Trung ương, đây là dự trữ bắt buộc.
Bên cạnh dự trữ bắt buộc, các ngân hàng cho vay phải có dự phòng nợ xấu, rủi ro, trong đó đối với những món nợ thông thường (chưa quá hạn, chưa phải là nợ xấu) thì tỉ lệ là 0,7% trên số nợ có trên sổ sách. Ngoài ra, ngân hàng còn phải dự phòng về thanh khoản, những chi phí hoạt động. Cuối cùng ngân hàng cũng phải dự trù một tỉ lệ lợi nhuận nào đó cho cổ đông. Nghĩa là ngân hàng ít nhất phải có lợi nhuận ròng là 3% trên chi phí vốn. Thành ra các ngân hàng cho vay ra vẫn phải có tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu để có lãi, vì nếu chi phí vốn = 0, mà cho vay = 0 thì ngân hàng lỗ.
Bình luận về cách quản lý lãi suất ngoại hối như hiện nay của NHNN, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đánh giá: “Đó là tác động tích cực, vì các ngân hàng làm ăn phải có lãi, nếu không có lãi sẽ sập tiệm. Nếu hệ thống ngân hàng sập tiệm, phá sản thì cả một nền kinh tế phá sản. Thành ra, bắt buộc phải để ngân hàng có lãi để duy trì hoạt động, và tất nhiên lãi này phải hợp lý. Cho nên, khi huy động USD lãi = 0% nhưng cho vay ra có thể tính lãi 3-4%, giữ chênh lệch đó là tỷ lệ lợi nhuận cần có để ngân hàng duy trì sự sống của mình”./.
VOV
Obama: "Bạn nghèo không có nghĩa là bạn không thể trở thành doanh nhân"
Trước khi giao lưu với nhóm bạn trẻ startup ở TP HCM, Tổng thống Mỹ Obama tham quan không gian tại Dreamplex. Ông chia sẻ đã cảm nhận được sức mạnh của tinh thần doanh nhân của các bạn trẻ TP HCM và Việt Nam.
17h10 ngày 24/5, Tổng thống Obama có mặt ở Dreamplex. Trước khi giao lưu với cộng đồng startup
Việt, ông tham quan không gian tại đây và xem 2 sản phẩm là máy cắt
laser K-Laser Cutter và công nghệ tương tác ảo Silicon Straits Augmented
Realty.
Tổng thống đương nhiệm Mỹ tỏ ra khá bất ngờ khi chứng kiến những ý tưởng sáng tạo ngay tại đây. Nó biểu lộ sức mạnh của tinh thần doanh nhân, cũng là sự tăng trưởng tại TP HCM và Việt Nam.
"Rất nhiều người muốn đóng góp cho cộng đồng, tạo ra công ăn việc làm. Tinh thần doanh nhân còn là nhiên liệu của tăng trưởng kinh tế. Nó đem lại cho người trẻ cơ hội để đưa năng lượng của mình và những điều lớn lao", Obama chia sẻ.
Tổng thống cũng cho rằng, ở bất cứ đâu, Mỹ hay Việt Nam, làm doanh nhân không hề dễ dàng gì. Rất khó để có kỹ năng để xây dựng doanh nghiệp, đặc biệt là phái nữ.
"Bạn nghèo không có nghĩa là bạn không thể trở thành doanh nhân. Dù bạn có thể trông không giống doanh nhân nhưng vẫn có thể sáng tạo và lập doanh nghiệp.", tổng thống Obama nói.
Sau khi tham quan không gian tại Dreamplex, Tổng thống Mỹ đã có bài phát biểu ngắn trước hàng trăm các bạn trẻ tại đây.
Tổng thống Obama chia sẻ việc Peace corp sẽ đến Việt Nam để dạy tiếng Anh - ngôn ngữ được sử dụng toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có các chương trình khác sẽ giúp người trẻ Việt Nam phát huy ý tưởng.
Ông cho biết, chúng ta cần phải tiến lên với TPP để đưa các nền kinh tế chúng ta lại gần nhau, mở rộng các thị trường, không chỉ cho các công ty lớn mà cả các công ty vừa và nhỏ. "Thông điệp của tôi là nước Mỹ tin tưởng vào các bạn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn. Chính các bạn ở đây mới định hình cho tương lai của Việt Nam. Tôi mong muốn được lắng nghe từ các bạn", ông nói.
Tổng thống đương nhiệm Mỹ tỏ ra khá bất ngờ khi chứng kiến những ý tưởng sáng tạo ngay tại đây. Nó biểu lộ sức mạnh của tinh thần doanh nhân, cũng là sự tăng trưởng tại TP HCM và Việt Nam.
"Rất nhiều người muốn đóng góp cho cộng đồng, tạo ra công ăn việc làm. Tinh thần doanh nhân còn là nhiên liệu của tăng trưởng kinh tế. Nó đem lại cho người trẻ cơ hội để đưa năng lượng của mình và những điều lớn lao", Obama chia sẻ.
Tổng thống cũng cho rằng, ở bất cứ đâu, Mỹ hay Việt Nam, làm doanh nhân không hề dễ dàng gì. Rất khó để có kỹ năng để xây dựng doanh nghiệp, đặc biệt là phái nữ.
"Bạn nghèo không có nghĩa là bạn không thể trở thành doanh nhân. Dù bạn có thể trông không giống doanh nhân nhưng vẫn có thể sáng tạo và lập doanh nghiệp.", tổng thống Obama nói.
Sau khi tham quan không gian tại Dreamplex, Tổng thống Mỹ đã có bài phát biểu ngắn trước hàng trăm các bạn trẻ tại đây.
Tổng thống Obama chia sẻ việc Peace corp sẽ đến Việt Nam để dạy tiếng Anh - ngôn ngữ được sử dụng toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có các chương trình khác sẽ giúp người trẻ Việt Nam phát huy ý tưởng.
Ông cho biết, chúng ta cần phải tiến lên với TPP để đưa các nền kinh tế chúng ta lại gần nhau, mở rộng các thị trường, không chỉ cho các công ty lớn mà cả các công ty vừa và nhỏ. "Thông điệp của tôi là nước Mỹ tin tưởng vào các bạn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn. Chính các bạn ở đây mới định hình cho tương lai của Việt Nam. Tôi mong muốn được lắng nghe từ các bạn", ông nói.
Trí thức trẻ/CafeBiz
Từ khóa
Xử lý hiện tượng cá chết bất thường tại ven biển Bắc Trung Bộ
Người dân đang rất lo lắng khi những ngày gần
đây cá chết bất thường không rõ nguyên nhân trôi dạt vào vùng biển Quảng
Trị. Ảnh: Trần Tĩnh - TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa chỉ đạo Tổng cục Thuỷ sản lấy mẫu giám sát tìm nguyên nhân vụ cá chết bất thường tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Trước tình hình cá nuôi lồng bè và cá tự nhiên tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chết bất thường từ ngày 6/4/2016 đến nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa chỉ đạo Tổng cục Thuỷ sản và các đơn vị thuộc Bộ lập đoàn công tác cùng địa phương lấy mẫu giám sát tìm nguyên nhân và tác nhân xảy ra tình trạng trên.Trong khi chờ kết quả xác định nguyên nhân, để khắc phục tình hình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh ven biển chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai thực hiện nội dung: nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức, khẩn trương tổ chức thu gom cá chết và tiêu huỷ theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác trên biển và cá nuôi. Đồng thời, yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các tỉnh thống kê, báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, chủ động bố trí kinh phí địa phương để xử lý, áp dụng các chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định. Các cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi đối tượng nuôi thuỷ sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất lợi của môi trường.
Người nuôi tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân; chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nước kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao, đầm nuôi trồng thuỷ sản ven biển.
Báo tin tức
Bắt nhóm côn đồ truy sát, chém chủ xe khách giữa ban ngày
(ĐSPL)
– Một người đàn ông bị nhóm người khoảng 4-5 người cầm theo hung khí:
tuýp sắt, mã tấu, tuýp sắt, dao quắm… truy đuổi chém gục tại chỗ.
Ngày
23/5, trên mạng xã hội xuất hiện clip hơn 3 phút kèm lời mô tả: “Một
người bị bảo kê xe khách tuyến Nam Định - Quảng Ninh chém gục tại chỗ.
Địa điểm xảy ra vụ việc tại bến xe Cửa Ông, tỉnh Quảng Ninh”.
Đại
diện Công an TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị này đã bắt
được 3 đối tượng trong vụ án “cố ý gây thương tích” xảy ra tại bến xe
Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ngày 15/5 vừa qua.
Danh
tính 3 đối tượng bị bắt gồm Nguyễn Xuân Nam (21 tuổi), Nguyễn Xuân Linh
(28 tuổi) và Nguyễn Mạnh Hưng (21 tuổi), cùng trú TP Cẩm Phả. Đơn vị vẫn đang tiếp tục truy bắt những đối tượng còn lại trong vụ ẩu đả trên.
Clip quay lại cảnh truy sát của nhóm côn đồ:
Trước
đó, theo clip chia sẻ, một nhóm thanh niên xăm trổ khoảng 4-5 người cầm
mã tấu, tuýp sắt và dao quắm… truy sát một người đàn ông, là chủ xe
giường nằm chạy tuyến Hải Hậu – Móng Cái, khiến người này gục tại chỗ.
Điều đặc biệt sự việc này được thực hiện ngay giữa ban ngày, trước sự
chứng kiến của nhiều người nhưng không ai dám đứng ra ngăn cản.
Sau
khi đoạn clip được đăng tải, phóng viên liên hệ xác minh và được biết
vụ ẩu đả trên xảy ra giữa nhà xe Đức Lộc chạy tuyến Hải Hậu – Móng Cái
và một số thanh niên xăm trổ tại bến xe Cửa Ông.
Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
MINH PHÚC
Vì sao Việt Nam không có tỉ phú công nghiệp?
Dây chuyền sản xuất cơ khí chính xác của Công ty Nidec Tosok tại Khu Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Hữu Luận
Ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu.
Công nghệ mía đường, xi măng lò đứng nhập của Trung Quốc là một ví dụ khiến Việt Nam phải trả giá đắt.” Đó là nhận định của nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Lương Văn Tự tại diễn đàn “Sản xuất và Công nghiệp Việt Nam (VN) 2016”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN phối hợp Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT… tổ chức ngày 21-4.Mất 10 năm bàn… chủ trương!
Ông Tự cho rằng một lý do quan trọng khiến các ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu. Chẳng hạn như việc xây nhà máy lọc dầu. “Lúc đầu chúng ta định đặt ở Vũng Tàu. Nhưng bàn mãi chủ trương, tới 10 năm sau mới quyết định đầu tư, chuyển về Dung Quất. Trong khi đó, công nghệ lọc hóa dầu của thế giới trong 10 năm ấy đã có những bước tiến vượt bậc. 10 năm ấy khiến nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ việc lọc dầu đã bị bỏ lỡ” - ông Tự tiếc nuối.
Hơn nữa, với tình hình biến động rất nhanh của công nghệ trên thế giới, ông Tự chỉ ra rằng các nước có xu hướng bán công nghệ cũ với giá rẻ và chiết khấu hoa hồng cao cho nước nhập khẩu. “Mỗi lần nhập công nghệ cũ, VN sẽ tụt hậu so với thế giới từ 15 đến 20 năm” - ông Tự nhận định.
Ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu.
Lấy một ví dụ khác là ngành cơ khí, luyện thép, ông Tự nhận xét VN cứ loay hoay trong việc tìm đường hướng phát triển. Ông nói: “Trước đây khi chúng ta phải giải quyết những nhà máy cơ khí, luyện thép không hiệu quả thì thế giới đã chuyển sang ngành công nghệ cao từ lâu rồi”.
Từng chủ trì cuộc tổng kết 30 năm phát triển kinh tế VN, Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên đúc kết những ngành công nghiệp cốt lõi cho công nghiệp nói chung là chế biến, chế tạo trong 30 năm chỉ tăng được 1,6%. “Trong thời đại công nghệ cao mà tỉ lệ tăng trưởng chế biến, chế tạo chỉ tăng 1,6% thì công nghiệp VN đứng im hay thụt lùi? Tại sao công nghiệp xây dựng lại tăng tới 16%? Tại sao công nghiệp VN vẫn yếu?” - ông Thiên tự hỏi và trả lời: “Là bởi vì VN chỉ thích phát triển công nghiệp xây dựng, khai khoáng và gia công. Còn lĩnh vực cốt lõi cho tương lai là chế biến, chế tạo thì rất yếu”.
Vì những lẽ đó, ông Thiên cho rằng VN chỉ cần đuổi theo Thái Lan bây giờ cũng đã… mệt rồi, phải mất mấy chục năm nữa mới kịp. Đáng tiếc là cách thức VN đuổi theo Thái Lan cũng chưa được định hình.
Không có tỉ phú công nghiệp
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen, tổng kết: “Các tỉ phú của VN hầu hết là các đại gia bất động sản và chứng khoán chứ không phải nhà công nghiệp. Hơn nữa, không ít đại gia hiện nay đang làm giàu bằng mọi giá, trong khi lẽ ra phải tạo ra giá trị sau đó mới đến lợi nhuận”.
Nói thêm về điều này, ông Thiên lý giải: “Các tập đoàn nhà nước không đi vào những ngành công nghiệp, công nghệ mà chủ yếu vẫn là khai thác tài nguyên. Trong khi tài nguyên thì “ăn” sắp hết, lao động giá rẻ cũng chẳng còn mấy”.
Ông Lương Văn Tự thì nhìn nhận đặc điểm của VN là vốn ít, cho vay trung và dài hạn không nhiều. Không chỉ vậy, trong khi thế giới khi vay trung và dài hạn lãi suất thấp nhưng VN thì lại toàn ngược với thế giới, lãi suất trung và dài hạn rất cao.
“Chúng ta cứ trách các nhà công nghiệp không đầu tư dài hạn nhưng nếu vay nóng mà đầu tư dài hạn thì chắc chắn sẽ lỗ. Đây là những điều VN phải xem xét để giải quyết vấn đề vốn, công nghệ, nghiên cứu”.
Ông Tự dẫn chứng, để Nokia trở thành thương hiệu điện thoại di động hàng đầu thế giới, trong 20 năm họ phải dành 25% lợi nhuận cho nghiên cứu. Thế nhưng họ ngừng đầu tư thì Samsung lại thay thế. Năm 1972, Samsung sang VN mua than, còn hiện nay Samsung đầu tư nhà máy điện thoại di động hàng đầu thế giới tại VN.
“Chân phải đang teo”
Để công nghiệp VN phát triển, nhiều đại biểu nhấn mạnh cần phải xem lại cấu trúc doanh nghiệp (DN) VN, nhất là phải xem trọng khu vực kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là nền tảng.
“Ngay cả Luật Đầu tư cũng cần được rà soát để các DN trong và ngoài nước được đối xử công bằng, bình đẳng. Đồng thời, các nhà công nghiệp cần phải liên kết, liên minh để tạo ra chuỗi giá trị cao. Ví dụ liên kết vận tải kém như hiện nay sẽ làm chi phí logistic chiếm tới 20% GDP, làm sao cạnh tranh được!”.
Ông Thiên rất quyết liệt đề xuất phải xem lại cấu trúc DN: “Cấu trúc DN thì cần phải có cả DN nội địa và đầu tư nước ngoài. Trong DN nội địa thì phải lấy công ty tư nhân làm nền tảng. Trong công nghiệp thì tư nhân là quyết định, các tập đoàn tư nhân là trụ cột. Các DN nhà nước dù rất quan trọng nhưng không nhất thiết phải là trụ cột”.
Một cách ví von, ông Lê Phước Vũ nói: “Bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần đầu tư nước ngoài. Song phải xác định nền kinh tế như một cơ thể, công ty trong nước là chân phải, công ty nước ngoài là chân trái. Hai chân đi đều mới bền vững, trong khi chân phải vẫn còn bị teo”.
Ông Vũ chia sẻ rằng các nhà công nghiệp, cũng như cộng đồng DN VN hiện nay cần một sự khích lệ từ Chính phủ, đồng thời cần một cơ chế hành chính thông thoáng, tránh nhũng nhiễu, chủ quan từ những cán bộ công vụ làm khó kinh doanh. “Điều này chỉ có thể có được khi chính phủ trở thành chính phủ phục vụ” - ông Vũ nói.
Đến cái ốc vít cũng chưa làm được
Còn nhớ tháng 9-2014, trong buổi Samsung công bố các điều kiện để các DN VN trở thành nhà cung ứng linh kiện cho tập đoàn này, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các DN đầu tư nước ngoài, đã có phát ngôn đáng chú ý: “Trong 93 nhà cung cấp cho Samsung, VN chỉ có bảy DN, chủ yếu cung ứng được các sản phẩm bao bì, còn cái ốc hay con vít chưa làm được. Trong khi Thái Lan tập trung mạnh vào công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, Malaysia tập trung vào điện, điện tử”.
Muốn trở thành nước công nghiệp phát triển, VN cần phải có thời gian, không thể muốn là được. Bởi VN là nước nông nghiệp, tư tưởng tiểu nông, làng xã vẫn tồn tại trong cách nghĩ, cách làm.
Còn nhớ tháng 9-2014, trong buổi Samsung công bố các điều kiện để các DN VN trở thành nhà cung ứng linh kiện cho tập đoàn này, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các DN đầu tư nước ngoài, đã có phát ngôn đáng chú ý: “Trong 93 nhà cung cấp cho Samsung, VN chỉ có bảy DN, chủ yếu cung ứng được các sản phẩm bao bì, còn cái ốc hay con vít chưa làm được. Trong khi Thái Lan tập trung mạnh vào công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, Malaysia tập trung vào điện, điện tử”.
Muốn trở thành nước công nghiệp phát triển, VN cần phải có thời gian, không thể muốn là được. Bởi VN là nước nông nghiệp, tư tưởng tiểu nông, làng xã vẫn tồn tại trong cách nghĩ, cách làm.
Ông LƯƠNG VĂN TỰ,
nguyên Thứ trưởng Bộ Thương Mại (cũ)
Pháp luật TPHCM
Đà Nẵng: “Tiểu đường” bị phạt đến 300.000 đồng
Thứ Tư, ngày 25/05/2016 00:05 AM (GMT+7)
Cá nhân, tổ chức có hành vi xả rác, “tè bậy” ở các khu vực công cộng
tại TP Đà Nẵng sẽ bị xử phạt từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng.
Người dân, du khách ở Đà Nẵng xả rác, tè bậy sẽ bị xử phạt
Ngày 24-5, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho biết UBND TP vừa ban hành
kế hoạch kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp xả
rác, đại tiện, tiểu tiện không đúng nơi quy định.Việc kiểm tra, xử phạt được triển khai thường xuyên, tập trung trong 6 tháng cao điểm, từ tháng 5 đến 9-2016 tại các bãi biển công cộng trên địa bàn 2 quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và triển khai thí điểm từ tháng 7 đến 9-2016 tại bãi biển Xuân Hà (quận Thanh Khê) và Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).
Các mức xử phạt được áp dụng cụ thể gồm: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000- 100.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu dịch vụ hoặc nơi công cộng. Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định; phạt từ 200.000- 300.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 300.000- 400.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước trong khu vực đô thị, phạt tiền từ 400.000- 500.000 đồng đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Trường hợp cá nhân vi phạm không nộp tiền phạt tại chỗ, tổ xử phạt tiến hành tịch thu giấy tờ có liên quan như CMND, giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ tùy thân khác… và yêu cầu cá nhân vi phạm nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định.
Háo hức với Hình ảnh Video Tổng thống Obama đến TPHCM Việt Nam - Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin tức thế giới hôm nay. Tin tức 24h trong ngày Nóng Nhất cập nhật liên tục .
Theo Tr.Thường (Người lao động)Ba nữ sinh rủ nhau tắm hồ bị đuối nước
Ba học sinh ở Đắk Nông rủ nhau đến nhà bạn cùng lớp chơi rồi ra tắm hồ. Do nước sâu, cả ba đã đuối nước, tử vong.
Sáng 24/5, Công an xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp xác nhận, địa phương vừa xảy ra trường hợp 3 học sinh bị đuối nước.
Nạn nhân được xác định là Trần Thị Xuân Thảo (12 tuổi, trú tại thôn 6 xã Đắk Ru), Đỗ Cao Kỳ Duyên (12 tuổi) và Trần Thị Mỹ Năng (15 tuổi), cùng trú tại xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Tất cả 3 em đều là học sinh một trường cấp hai trên địa bàn xã Đắk Ru.
Trước đó, khoảng 15h30 ngày 23/5, Duyên, Năng cùng Huỳnh Thị Trúc rủ nhau đến nhà Thảo gần hồ Đắk Ru nằm giữa thôn Tân Tiến và Tân Phú chơi.
Do trời nóng, 4 học sinh rủ nhau ra hồ Đắk Ru tắm. Tại đây, Duyên, Năng, Thảo xuống tắm còn Trúc ngồi trên bờ. Do đập nước sâu nên cả 3 học sinh bị đuối sức dẫn đến tử vong.
Thấy bạn bị đuối nước, Trúc ở trên bờ chạy gọi người dân xung quanh đến cứu nhưng không kịp.
Nhận tin báo, UBND huyện Đắk R’lấp đã chỉ đạo lực lượng cứu hộ phối hợp với nhân dân tiến hành tìm kiếm và đưa thi thể 3 nạn nhân lên bờ, bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng.
Đồng thời UBND huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 3 triệu đồng cho mỗi gia đình có người bị nạn.
Theo UBND huyện Đắk R’lấp, tính từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 3 vụ đuối nước làm 8 người tử vong.
Nạn nhân được xác định là Trần Thị Xuân Thảo (12 tuổi, trú tại thôn 6 xã Đắk Ru), Đỗ Cao Kỳ Duyên (12 tuổi) và Trần Thị Mỹ Năng (15 tuổi), cùng trú tại xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Tất cả 3 em đều là học sinh một trường cấp hai trên địa bàn xã Đắk Ru.
Trước đó, khoảng 15h30 ngày 23/5, Duyên, Năng cùng Huỳnh Thị Trúc rủ nhau đến nhà Thảo gần hồ Đắk Ru nằm giữa thôn Tân Tiến và Tân Phú chơi.
Do trời nóng, 4 học sinh rủ nhau ra hồ Đắk Ru tắm. Tại đây, Duyên, Năng, Thảo xuống tắm còn Trúc ngồi trên bờ. Do đập nước sâu nên cả 3 học sinh bị đuối sức dẫn đến tử vong.
Thấy bạn bị đuối nước, Trúc ở trên bờ chạy gọi người dân xung quanh đến cứu nhưng không kịp.
Nhận tin báo, UBND huyện Đắk R’lấp đã chỉ đạo lực lượng cứu hộ phối hợp với nhân dân tiến hành tìm kiếm và đưa thi thể 3 nạn nhân lên bờ, bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng.
Đồng thời UBND huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 3 triệu đồng cho mỗi gia đình có người bị nạn.
Theo UBND huyện Đắk R’lấp, tính từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 3 vụ đuối nước làm 8 người tử vong.
Tổng thống Mỹ đến TP.HCM trong sự chào đón nồng nhiệt
TPO - Chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ Barack Obama hạ
cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM lúc 15h55. Sau đó, đoàn xe đã
đưa người đứng đầu nước Mỹ di chuyển về trung tâm thành phố trong sự
chào đón nồng nhiệt của người dân Sài Gòn.
Lúc 16h15, đoàn xe Tổng thống Mỹ rời sân bay, tiến về đường Trường Sơn.
Đoàn xe Tổng thống Mỹ đi qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tiến về trung tâm Sài Gòn.
Người dân hai bên đường reo hò chào đón đoàn xe Tổng thống Mỹ.
Ổ mại dâm núp bóng quán cà phê
Bán cà phê ế ẩm, Lan xây thêm một số phòng trọ ở phía sau quán rồi biến thành... ổ mại dâm.
Chiều 24.5, Phòng cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết
qua thời gian dài theo dõi, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 23.5, lực lượng
công an bất ngờ ập vào quán cà phê Ngọc Hà, đường 23/8, khóm Trà Kha,
P.8 (TP.Bạc Liêu) do Trần Thị Ngọc Lan (44 tuổi, ngụ P.7, TP.Bạc Liêu)
làm chủ.
Qua kiểm tra, công an bắt quả tang một cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm.
Khai nhận ban đầu với công an, Lan cho biết do bán cà phê ế ẩm, nên Lan
xây dựng một số phòng trọ ở phía sau quán, rồi tuyển chọn một số nhân
viên trẻ đẹp tổ chức bán dâm cho những khách có nhu cầu khi đến uống cà phê tại quán.
tin liên quan
Mại dâm trong quán cà phê, chủ quán kiêm luôn môi giới bán dâm
Các tiếp viên khai nhận, mỗi khi khách đến uống cà
phê có nhu cầu mua dâm thì Tiến, Liễu đứng ra môi giới, điều động tiếp
viên bán dâm cho khách với giá 400.000 đồng/lần.
Lan khai, mỗi lần nhân viên bán dâm cho khách với giá 360.000 đồng,
Lan thu của nhân viên 60.000 đồng tiền thuê phòng trọ, phần còn lại
nhân viên được hưởng. Ngoài ra, khách mua dâm phải trả thêm tiền một chai nước ngọt cho nhân viên nữ ngồi với khách là 20.000 đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, công an còn phát hiện trong quán cà phê Ngọc Hà có 9 nhân viên nữ đang chờ tới lượt bán đâm cho khách.
Được biết, quán cà phê trá hình trên hoạt động khoảng hơn một năm
thì bị lực lượng công an triệt phá. Hiện vụ việc đang được công an tiếp
tục điều tra, làm rõ.
Trần Thanh Phong
4 hàng bún chả lâu đời ở Hà Nội
Ngoài bún chả Đắc Kim nổi tiếng gắn liền tên tuổi
với phố Hàng Mành, du khách đến Hà Nội còn có thể thưởng thức món ăn này
ở các quán khác với bí quyết gia truyền trên dưới 20 năm trong nghề.
Là món ăn nổi tiếng và có truyền thống lâu đời ở Hà Thành, nhiều người
đi xa hay thậm chí du khách khi tới thủ đô cũng khó lòng quên hương vị
thơm ngon của bún chả. Món ăn này có thể dùng vào bất cứ thời điểm nào
trong năm và bạn cũng dễ tìm thấy quán bún chả ở khắp đường phố, ngóc
ngách Hà Nội. Dù vậy, chỉ một vài hàng trong số này có lịch sử lâu đời
và duy trì bí quyết chế biến qua nhiều thế hệ.
1. Bún chả Đắc Kim
Không gian quán hạn hẹp là điểm trừ ở Bún chả Đắc Kim trên phố Hàng Mành. Ảnh: The world tastes good
Nằm ngay đầu phố Hàng Mành, bún chả Đắc Kim lâu nay trở thành địa chỉ quen thuộc của các du khách ngoại quốc khi tới thủ đô thưởng thức ẩm thực Hà Thành. Với diện tích khá nhỏ, vào giờ cao điểm, thực khách phải lên các tầng trên hoặc được kê bàn, ghế ngồi ngay vỉa hè.
Tên gọi Đắc Kim xuất phát từ những người chủ đầu tiên của quán vào năm 1965. Đến nay, người tiếp quản là các thế hệ sau trong gia đình. Điểm đặc nổi bật ở đây là sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, thịt lợn phải là ba chỉ hoặc nách, sau khi băm nhỏ bằng dao sẽ tẩm ướp gia vị, hành tỏi và nước mắm ngon rồi mới nướng trên than.
Mỗi suất bún chả ở Đắc Kim được chuẩn bị khá đầy đặn, nhiều thịt và dao động 50.000 - 60.000 đồng. Bất chấp những lời phàn nàn về sự thiếu thốn không gian ngồi hay giá cả có phần đắt đỏ, quán vẫn luôn tấp nập khách và trở thành một trong những biểu tượng ẩm thực Hà Thành.
2. Bún chả Duy Diễm
Với 20 năm kinh nghiệm, những miếng chả băm ở Bún chả Duy Diễm khiến thực khách khó lòng cưỡng lại cơn thèm. Ảnh: Nick M.
Lái xe qua con phố sầm uất Ngọc Khánh, bạn thường bị lôi cuốn bởi mùi quạt chả thơm lừng phả ra từ các quán ăn dọc đường. Ngay đối diện với cổng sau của Triển lãm Giảng Võ là hàng loạt quán bún chả nằm san sát nhau. Tuy vậy, trong số này, chỉ riêng Bún chả Duy Diễm là địa chỉ lâu đời với 20 năm kinh nghiệm, vị ngon hoàn toàn riêng biệt so với những hàng còn lại.
Bất cứ ai là tín đồ của bún chả cũng dễ bị say lòng với quán bởi sự ngọt ngào thấm trong từng miếng thịt. Mỗi suất ở Duy Diễm có giá 40.000 đồng với những miếng chả băm thon dài, dày dặn. Còn thịt miếng lại thơm phức mùi hành, nướng cháy cạnh, độ dày vừa phải.
Không gian quán rộng rãi, chia làm nhiều bàn nhỏ và thậm chí đủ chỗ cho cả nhóm 10 người. Ngoài mặt tiền, Bún chả Duy Diễm còn nguyên một căn phòng trong ngõ để phục vụ khách. Điểm trừ ở quán là rau sống ăn kèm rửa chưa thật sự kỹ nhưng bù lại, chất lượng bún chả rất ngon và thái độ nhân viên phục vụ khá nhiệt tình.
3. Bún chả Sinh Từ
Một địa chỉ nữa hầu như những người hoài cổ nào ở Hà Nội cũng nằm lòng là Bún chả Sinh Từ, phố Nguyễn Khuyến. Chữ “Sinh Từ” được lấy từ tên gốc của con phố này trong thế kỷ trước. Ra đời từ những năm 70, ngày nay, quán vẫn nức tiếng vì độ ngon cũng như giá cả phải chăng, chỉ 35.000 đồng một suất.
Không tiết lộ bí quyết pha chế nước dùng, chủ quán chỉ chia sẻ điều quan trọng tạo nên hương vị riêng ở Bún chả Sinh Từ nằm ở khâu chọn thịt. Ngay từ khi con lợn mới được pha, chủ quán đã phải chọn ngay những miếng ưng ý và tẩm ướp theo bí quyết riêng, khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
Ngày nay, thương hiệu Bún chả Sinh Từ cũng gặp không ít khó khăn khi bị nhiều đơn vị khác lấy lại tên này. Khách đến ăn phải khéo chú ý mới nhận ra bởi ngay bên quán cũng có tiệm bún chả khác cùng tên.
4. Bún chả Hương Liên
Nước dùng ở Bún chả Hương Liên có độ ngọt vừa phải, nhẹ nhàng, thiên nhiều vị chua từ giấm. Ảnh: diadiemanuong.com
Với những người sống quanh khu phố Thi Sách – Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm, hầu như ai cũng lớn lên cùng hương vị bún chả Hương Liên. Với quá trình tồn tại 20 năm, chả nơi đây nổi tiếng mềm, ngọt ngào và đậm đà, thơm mùi hành.
Khác với những quán trên, nước chấm ở Bún chả Hương Liên có độ ngọt vừa phải, nghiêng một chút về vị chua từ giấm. Điểm cộng của quán là sự sạch sẽ, thoáng mát, không gian rộng nếu thực khách đi theo nhóm đông người. Mỗi suất bún chả có giá 40.000 đồng, dùng khăn ướt có thể bị tính phí 2.000 đồng một chiếc.
Quán hầu như chỉ bán từ cuối buổi sáng và khá đông khách vào giờ ăn trưa. Chủ quán Bún chả Hương Liên là các thế hệ tiếp theo trong gia đình.
1. Bún chả Đắc Kim
Không gian quán hạn hẹp là điểm trừ ở Bún chả Đắc Kim trên phố Hàng Mành. Ảnh: The world tastes good
Nằm ngay đầu phố Hàng Mành, bún chả Đắc Kim lâu nay trở thành địa chỉ quen thuộc của các du khách ngoại quốc khi tới thủ đô thưởng thức ẩm thực Hà Thành. Với diện tích khá nhỏ, vào giờ cao điểm, thực khách phải lên các tầng trên hoặc được kê bàn, ghế ngồi ngay vỉa hè.
Tên gọi Đắc Kim xuất phát từ những người chủ đầu tiên của quán vào năm 1965. Đến nay, người tiếp quản là các thế hệ sau trong gia đình. Điểm đặc nổi bật ở đây là sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, thịt lợn phải là ba chỉ hoặc nách, sau khi băm nhỏ bằng dao sẽ tẩm ướp gia vị, hành tỏi và nước mắm ngon rồi mới nướng trên than.
Mỗi suất bún chả ở Đắc Kim được chuẩn bị khá đầy đặn, nhiều thịt và dao động 50.000 - 60.000 đồng. Bất chấp những lời phàn nàn về sự thiếu thốn không gian ngồi hay giá cả có phần đắt đỏ, quán vẫn luôn tấp nập khách và trở thành một trong những biểu tượng ẩm thực Hà Thành.
2. Bún chả Duy Diễm
Với 20 năm kinh nghiệm, những miếng chả băm ở Bún chả Duy Diễm khiến thực khách khó lòng cưỡng lại cơn thèm. Ảnh: Nick M.
Lái xe qua con phố sầm uất Ngọc Khánh, bạn thường bị lôi cuốn bởi mùi quạt chả thơm lừng phả ra từ các quán ăn dọc đường. Ngay đối diện với cổng sau của Triển lãm Giảng Võ là hàng loạt quán bún chả nằm san sát nhau. Tuy vậy, trong số này, chỉ riêng Bún chả Duy Diễm là địa chỉ lâu đời với 20 năm kinh nghiệm, vị ngon hoàn toàn riêng biệt so với những hàng còn lại.
Bất cứ ai là tín đồ của bún chả cũng dễ bị say lòng với quán bởi sự ngọt ngào thấm trong từng miếng thịt. Mỗi suất ở Duy Diễm có giá 40.000 đồng với những miếng chả băm thon dài, dày dặn. Còn thịt miếng lại thơm phức mùi hành, nướng cháy cạnh, độ dày vừa phải.
Không gian quán rộng rãi, chia làm nhiều bàn nhỏ và thậm chí đủ chỗ cho cả nhóm 10 người. Ngoài mặt tiền, Bún chả Duy Diễm còn nguyên một căn phòng trong ngõ để phục vụ khách. Điểm trừ ở quán là rau sống ăn kèm rửa chưa thật sự kỹ nhưng bù lại, chất lượng bún chả rất ngon và thái độ nhân viên phục vụ khá nhiệt tình.
3. Bún chả Sinh Từ
Một địa chỉ nữa hầu như những người hoài cổ nào ở Hà Nội cũng nằm lòng là Bún chả Sinh Từ, phố Nguyễn Khuyến. Chữ “Sinh Từ” được lấy từ tên gốc của con phố này trong thế kỷ trước. Ra đời từ những năm 70, ngày nay, quán vẫn nức tiếng vì độ ngon cũng như giá cả phải chăng, chỉ 35.000 đồng một suất.
Không tiết lộ bí quyết pha chế nước dùng, chủ quán chỉ chia sẻ điều quan trọng tạo nên hương vị riêng ở Bún chả Sinh Từ nằm ở khâu chọn thịt. Ngay từ khi con lợn mới được pha, chủ quán đã phải chọn ngay những miếng ưng ý và tẩm ướp theo bí quyết riêng, khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
Ngày nay, thương hiệu Bún chả Sinh Từ cũng gặp không ít khó khăn khi bị nhiều đơn vị khác lấy lại tên này. Khách đến ăn phải khéo chú ý mới nhận ra bởi ngay bên quán cũng có tiệm bún chả khác cùng tên.
4. Bún chả Hương Liên
Nước dùng ở Bún chả Hương Liên có độ ngọt vừa phải, nhẹ nhàng, thiên nhiều vị chua từ giấm. Ảnh: diadiemanuong.com
Với những người sống quanh khu phố Thi Sách – Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm, hầu như ai cũng lớn lên cùng hương vị bún chả Hương Liên. Với quá trình tồn tại 20 năm, chả nơi đây nổi tiếng mềm, ngọt ngào và đậm đà, thơm mùi hành.
Khác với những quán trên, nước chấm ở Bún chả Hương Liên có độ ngọt vừa phải, nghiêng một chút về vị chua từ giấm. Điểm cộng của quán là sự sạch sẽ, thoáng mát, không gian rộng nếu thực khách đi theo nhóm đông người. Mỗi suất bún chả có giá 40.000 đồng, dùng khăn ướt có thể bị tính phí 2.000 đồng một chiếc.
Quán hầu như chỉ bán từ cuối buổi sáng và khá đông khách vào giờ ăn trưa. Chủ quán Bún chả Hương Liên là các thế hệ tiếp theo trong gia đình.
Trần Hằng
Theo Vnexpress
Xét xử vụ án đánh chết người vì rửa bát bẩn
TPO - Sáng 24/5, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ
thẩm đối với bị cáo Vũ Văn Bình (17 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) về tội cố
ý gây thương tích.
Bị cáo Vũ Văn Bình tại phiên toà.
Theo cáo trạng, Đỗ Đăng Dư (17 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội)
là nghi can trong một vụ trộm cắp tài sản, bị bắt tạm giam tại buồng
giam C15 - Khu C (dành cho người chưa thành niên), Trại tạm giam số 3,
Công an TP Hà Nội. Trong buồng tạm giam của Dư còn có ba bị can khác, gồm Vũ Văn Bình (17 tuổi), Nguyễn Nam Trường (17 tuổi) và Lê Đức Anh (17 tuổi).
Khoảng 8 giờ 30 ngày 4/10/2015, các bị can ăn sáng tại buồng giam. Theo phân công, Dư phải rửa bát nhưng vì Dư rửa bẩn nên bị Bình gọi đến tát hai cái vào má. Bình đứng dậy, đi sang bên phải rồi tiếp tục dùng gót chân đá liên tiếp ba cái vào đầu và trán Dư theo hướng từ trên xuống.
Sau đó, Bình đi ra phía cửa còn Dư vào nhà vệ sinh. Khoảng 5 phút sau, Dư đứng dậy thì bị trượt chân ngã xuống sàn nhà. Thấy vậy, ba bị can còn lại chạy đến đỡ, dìu đi một đoạn thì Dư bị nôn ra thức ăn và nước rồi khụy đầu gối xuống sàn.
Ngay sau đó, Dư được đưa đến bệnh viện Đa khoa Hà Đông rồi tiếp tục được chuyển lên bệnh viện Bạch Mai. Khoảng 18 giờ ngày 10/10, Đỗ Đăng Dư tử vong.
Trong sáng nay, nhận thấy một số tình tiết mới trong vụ án chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung.
Bắt khẩn cấp 3 côn đồ truy sát chủ xe khách không mua xăng dầu theo... chỉ định
Dân trí Ngay giữa ban ngày phố phường tấp nập người qua lại, một nhóm côn đồ ngang nhiên dùng dao, kiếm, tuýp sắt truy sát rồi thi nhau đâm, chém cho đến khi nạn nhân gục xuống mới chịu dừng tay.
Nạn nhân bị các đối tượng côn đồn ngang nhiên truy sát giữa nơi phố phường đông người.
Trước đó vào ngày 23/5, một clip lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt ghi lại một nhóm người mang theo hung khí hung hăng chửi bới, đe dọa, ném gạch đá làm náo loạn cả khu vực bến xe Cửa Ông.
Một nhóm côn đồ truy sát một thanh niên. Khi thanh niên này trượt chân ngã, cả nhóm lao vào dùng dao, tuýp sắt mang theo đâm chém liên tục, mặc cho người này kêu la, van xin. Sau đó cả nhóm thản nhiên lên xe, bỏ mặc nạn nhân nằm lại hiện trường với nhiều thương tích.
Nạn nhân sau đó được xác định là anh anh Nguyễn Văn Thành (chủ nhà xe Đức Lộc chạy chuyên tuyến Nam Định-Móng Cái). Bị nhóm côn đồ truy sát, anh Thành đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan điều tra.
Theo trình bày của anh Thành, vào khoảng 8h sáng ngày 15/5, trong khi anh Thành cùng lái xe, phụ xe ăn sáng tại khu vực cổng bến xe Cửa Ông thì thấy hai anh em Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Xuân Nam cùng với hai thanh niên khác từ trên chiếc xe 4 chỗ bước xuống, tay mang theo dao, tuýp sắt… tiến về phía anh Thành.
Thấy các đối tượng hung hăng, anh Thành biết là có chuyện nên nhanh chân đứng dậy bỏ chạy. Lập tức Linh và Nam hô nhau truy đuổi, vừa đuổi vừa phóng dao về phía anh Thành. Lúc này, lái xe và phụ xe của Thành cũng bị hai người còn lại trong nhóm tấn công nên chạy vội lên xe đóng cửa cố thủ.
Riêng anh Thành mặc dù chạy vào một ngôi nhà trong bến xe để ẩn nấp nhưng bị hai anh em Nam và Linh tấn công từ cửa sau nên buộc phải chạy ra ngoài. Tuy nhiên khi chạy qua khu vực các cửa hàng rửa xe, anh Thành trượt ngã nên bị cả nhóm lao vào đâm chém xối xả.
Nạn nhân bị các đối tượng côn đồ chém với vết thường dài chừng 20cm.
Thông tin từ bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh, anh Thành nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương hở, có vết dài 20cm, nhiều chỗ bầm tím. Hiện nạn nhân đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Chiều 24/5, trao đổi với phóng viên Dân trí, anh Thành cho biết, đây không phải lần đầu anh và các lái xe, phụ xe thuộc nhà xe Đức Lộc bị nhóm côn đồ này hành hung, truy sát...
Khoảng 1 năm trước, chính anh em Linh và Nam cùng đám đàn em đã tổ chức chặn xe, hành hung lái xe ngay tại khu vực huyện An Dương, TP. Hải Phòng.
Tiếp tục đầu năm 2016, xe nhà anh lại bị nhóm người này chặn lại, lái xe lại bị đánh đập. Nguyên nhân đoàn xe của gia đình bị đeo bám, theo anh Thành, là do anh không chịu mua dầu của anh em Linh Nam nên chúng tổ chức dằn mặt.
Một điều tra viên thuộc công an TP. Cẩm Phả cho biết, hành vi của nhóm người trên rất côn đồ hung hãn và manh động, hành hung nạn nhân ngay giữa ban ngày, nhất là tại bến xe, khu vực đông người.
Ngay sau khi gây án, cả nhóm Linh, Nam đã bỏ trốn khỏi địa phương. Tuy nhiên ngay trong ngày 16/5 (một ngày sau khi xảy ra vụ án), các trinh sát đã bắt được anh em Linh và Nam. Sáng nay (24/5), công an bắt thêm Hưng và đang tiếp tục truy bắt đối tượng còn lại trong vụ án.
Phạm Hải Sâm
Tình nguyện viên Mỹ sẽ đến Việt Nam dạy tiếng Anh
Dân trí Sáng nay (24/5), Việt Nam và Mỹ đã ký kết Hiệp
định khung về việc Việt Nam cho phép một số tình nguyện viên Hoa Kỳ dạy
tiếng Anh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ “Chương
trình Hòa bình” (Peace Corp).
>> Tổng thống Obama: Việt Nam có thể sở hữu các vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh
>> Mỹ sẽ cung cấp 18 tàu tuần tra cho Việt Nam
Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama từ ngày 23-25/5.Sáng nay tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Bộ trưởng Ngoại giao hai nước bày tỏ vui mừng trước kết quả tốt đẹp của các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng như việc hai bên ký kết được nhiều thỏa thuận có ý nghĩa, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác chống biến đổi khí hậu và giải quyết hậu quả chiến tranh.
Lễ ký kết thỏa thuận về Chương trình Hoà bình Peace Corps tại Hà Nội sáng nay
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kerry cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có việc củng cố và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, thúc đẩy vai trò của các đối tác, góp phần tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển của khu vực.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry chụp ảnh lưu niệm trước buổi hội đàm
Nam Hằng
Hơn 16.500 quan chức Trung Quốc bị trừng phạt
Cập nhật: 24/05/2016 10:38
(Thanh tra)- Ngày 22/5, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã kỷ luật hơn 4.300 quan chức trong tháng 4 vì vi phạm kỷ luật.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 12 tại Bắc Kinh ngày 5/3/2015. Ảnh: GettyImages
Đây tiếp tục là động thái mạnh mẽ nằm trong chiến dịch trấn áp nạn tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Tân Hoa Xã đưa tin, trong một thông báo đăng tải trên trang web của CPC, CCDI cho biết 4 tháng đầu năm, cơ quan này đã điều tra 11.903 vụ việc, 16.545 quan chức đã bị trừng phạt vì vi phạm kỷ luật.
Riêng tháng 4, có 4.309 quan chức đã bị trừng phạt vì vi phạm các quy định về tiết kiệm trong tổng số 3.115 vụ việc được điều tra. Tháng 4, CCDI đã tiến hành thanh tra đối với 31 khu vực, 139 cơ quan Trung ương và Nhà nước, 106 doanh nghiệp Nhà nước và 15 tổ chức tài chính Nhà nước.
Năm 2015, CPC đã trừng phạt 300.000 quan chức trong bối cảnh cuộc đàn áp tham nhũng. 200.000 đảng viên đã được "đưa ra ánh sáng của sự trừng phạt", trong khi 82.000 trường hợp đã "nhận được sự trùng phạt nặng nề". Tuy nhiên, số lượng các quan chức bị trừng phạt trong năm 2015 vì tham nhũng vẫn là tương đối nhỏ trong tổng số 88 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đưa tin, trong một thông báo đăng tải trên trang web của CPC, CCDI cho biết 4 tháng đầu năm, cơ quan này đã điều tra 11.903 vụ việc, 16.545 quan chức đã bị trừng phạt vì vi phạm kỷ luật.
Riêng tháng 4, có 4.309 quan chức đã bị trừng phạt vì vi phạm các quy định về tiết kiệm trong tổng số 3.115 vụ việc được điều tra. Tháng 4, CCDI đã tiến hành thanh tra đối với 31 khu vực, 139 cơ quan Trung ương và Nhà nước, 106 doanh nghiệp Nhà nước và 15 tổ chức tài chính Nhà nước.
Năm 2015, CPC đã trừng phạt 300.000 quan chức trong bối cảnh cuộc đàn áp tham nhũng. 200.000 đảng viên đã được "đưa ra ánh sáng của sự trừng phạt", trong khi 82.000 trường hợp đã "nhận được sự trùng phạt nặng nề". Tuy nhiên, số lượng các quan chức bị trừng phạt trong năm 2015 vì tham nhũng vẫn là tương đối nhỏ trong tổng số 88 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngọc Anh
Taliban 'dọn đường' cho một cuộc chuyển giao quyền lực
Một
người đàn ông đọc tin về cái chết của thủ lĩnh Taliban Mullah Akhtar
Mansour tại một sạp báo ở Peshawar, Pakistan, ngày 23 tháng 5 năm 2016.
24.05.2016
Trong khi tổ chức Taliban ở Afghanistan vẫn chưa chính thức xác
nhận hoặc bác bỏ tin về cái chết của thủ lãnh của họ là Mullah Mansoor
trong một cuộc tấn công của máy bay không người lái của Mỹ, các thủ lãnh
của nhóm nổi dậy này dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao
quyền lực.
Trong một thông báo bằng tiếng Pashto công bố trên các phương tiện truyền thông thân Taliban, một thành viên cao cấp của nhóm gọi là Rahbari Shura, hoặc hội đồng lãnh đạo, kêu gọi các chiến binh Taliban “hãy đừng chú ý tới và đừng vội vã đưa ra những kết luận” về số phận của ông Mansoor, tiếp theo sau những bản tin “tự tạo”.
Trong thông báo này, một thành viên của hội đồng không nêu tên nêu bật điều mà ông nói là “những hy sinh to tát” của Taliban và nói thêm rằng phong trào này sẽ không để cho kẻ thù chia rẽ và làm suy yếu phong trào Taliban.
Ông này khẳng định: “Vương quốc Hồi giáo (tức là Taliban) sẽ lấy sức mạnh từ những sự hy sinh của các cấp lãnh đạo của mình. Tất cả các thành viên và các lãnh đạo khác trong phong trào đều có cùng một suy nghĩ và có khả năng lãnh đạo, bất chấp điều gì sẽ xảy ra.”
Một giới chức Taliban khác được dẫn lời trong một thông báo khác, nói rằng phong trào Taliban sẽ không “suy yếu và khuất phục” ngay cả trong trường hợp tin về cái chết của lãnh tụ có đúng đi chăng nữa.”
Nhóm Taliban, theo lời ông này, không lệ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào, và có khả năng nhanh chóng đưa người vào các vị trí lãnh đạo để trống.
Ông này khẳng định rằng cái chết của ông Mansoor, nếu là sự thực, chỉ tăng cường thêm hàng ngũ của Taliban và tạo ra thêm những thách thức an ninh cho Hoa Kỳ và chế độ ở Kabul.
Trong khi đó có tin nói rằng các thành viên thuộc hội đồng lãnh đạo Taliban đã mở một cuộc họp tại một địa điểm không được tiết lộ để bầu lãnh đạo mới, và dự kiến một loan báo sẽ được đưa ra nội trong vài ngày tới. Nhưng cho tới nay Taliban vẫn tránh bình luận công khai về số phận của Mansoor.
Hai người đứng phó cho ông ta, là Sirajuddin Haqqani và Maulvi Haibatullah cùng với Mullah Yaqoob, người con trai cả của Mullah Omar, người sáng lập phong trào Taliban, được tin là nằm trong số những nhân vật có triển vọng được chọn lên thay thế ông Mansoor.
Trong một thông báo bằng tiếng Pashto công bố trên các phương tiện truyền thông thân Taliban, một thành viên cao cấp của nhóm gọi là Rahbari Shura, hoặc hội đồng lãnh đạo, kêu gọi các chiến binh Taliban “hãy đừng chú ý tới và đừng vội vã đưa ra những kết luận” về số phận của ông Mansoor, tiếp theo sau những bản tin “tự tạo”.
Trong thông báo này, một thành viên của hội đồng không nêu tên nêu bật điều mà ông nói là “những hy sinh to tát” của Taliban và nói thêm rằng phong trào này sẽ không để cho kẻ thù chia rẽ và làm suy yếu phong trào Taliban.
Ông này khẳng định: “Vương quốc Hồi giáo (tức là Taliban) sẽ lấy sức mạnh từ những sự hy sinh của các cấp lãnh đạo của mình. Tất cả các thành viên và các lãnh đạo khác trong phong trào đều có cùng một suy nghĩ và có khả năng lãnh đạo, bất chấp điều gì sẽ xảy ra.”
Một giới chức Taliban khác được dẫn lời trong một thông báo khác, nói rằng phong trào Taliban sẽ không “suy yếu và khuất phục” ngay cả trong trường hợp tin về cái chết của lãnh tụ có đúng đi chăng nữa.”
Nhóm Taliban, theo lời ông này, không lệ thuộc vào bất cứ một cá nhân nào, và có khả năng nhanh chóng đưa người vào các vị trí lãnh đạo để trống.
Ông này khẳng định rằng cái chết của ông Mansoor, nếu là sự thực, chỉ tăng cường thêm hàng ngũ của Taliban và tạo ra thêm những thách thức an ninh cho Hoa Kỳ và chế độ ở Kabul.
Một
bức ảnh cho thấy hộ chiếu và thẻ căn cước Pakistan được cho là của
Mullah Akhtar Mansoor. Mansoor đã bị giết chết hôm thứ Bảy tuần trước
trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ gần
khu vực biên giới Pakistan-Afghanistan.
Phát biểu tại thành phố Kandahar ở miền Nam Afghanistan giáp ranh với
Pakistan, Tư lệnh các lực lượng NATO ở Afghanistan, Đại tướng Mỹ John
Nicholson hôm nay lặp lại rằng ông Mansoor đã cản trở các nỗ lực hoà
bình và hoà giải. Tướng Nicholson nói: “Cách đây 2 ngày, chúng tôi đã hạ
sát Mullah Mansour bởi vì ông ta cản trở con đường dẫn tới hoà bình.”Trong khi đó có tin nói rằng các thành viên thuộc hội đồng lãnh đạo Taliban đã mở một cuộc họp tại một địa điểm không được tiết lộ để bầu lãnh đạo mới, và dự kiến một loan báo sẽ được đưa ra nội trong vài ngày tới. Nhưng cho tới nay Taliban vẫn tránh bình luận công khai về số phận của Mansoor.
Hai người đứng phó cho ông ta, là Sirajuddin Haqqani và Maulvi Haibatullah cùng với Mullah Yaqoob, người con trai cả của Mullah Omar, người sáng lập phong trào Taliban, được tin là nằm trong số những nhân vật có triển vọng được chọn lên thay thế ông Mansoor.
Chuyên gia Việt nói gì về việc Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ
Ngoại giao), nhấn mạnh như vậy trước việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm mua bán vũ
khí sát thương đối với Việt Nam.
Ông đánh giá thế nào về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương với Việt Nam?
- TS Trần Việt Thái (ảnh trên): Đây là
một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc quan hệ 2 nước thực sự trở lại
bình thường; đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác mới, nhiều lựa chọn
cho Việt Nam và Mỹ trong thúc đẩy quan hệ song phương cũng như cho những
đóng góp tích cực và chủ động đối với hòa bình, ổn định ở khu vực và
trên thế giới. Sự kiện này cũng tạo ra một dấu ấn cá nhân cho ông Obama
trước khi kết thúc nhiệm kỳ; một dấu ấn đáng kể trong quan hệ Việt - Mỹ
mà người ta sẽ nhắc đến ông nhiều với tư cách người đã góp phần đưa quan hệ Việt - Mỹ
phát triển ngày càng toàn diện và có lợi cho cả hai phía, có lợi cho
khu vực. Điều này cũng tạo tiền đề, cơ sở để củng cố nền tảng cho quan
hệ Việt - Mỹ, góp phần xây dựng lòng tin giữa 2 nhà nước, 2 dân tộc.
Theo ông, hướng hợp tác quốc phòng giữa 2 nước trong thời gian tới khi lệnh cấm được dỡ bỏ hoàn toàn là gì?
- Việc có mua vũ khí hay không và mua
vũ khí nào là quyết định của Bộ Quốc phòng cũng như lãnh đạo Đảng, nhà
nước. Tuy nhiên, hiện nay, có thể thấy Mỹ đang giúp Việt Nam nâng cao
năng lực nhận thức trên biển, nhận thức được những gì đang diễn ra trên
biển rất quan trọng. Bên cạnh đó, Mỹ là đối tác tích cực giúp Việt Nam
xây dựng năng lực thực thi pháp luật trên biển. Do vậy, không nhất thiết
phải là những vũ khí sát thương mà là những trang thiết bị cứu hộ, cứu
nạn, tăng cường an ninh, an toàn hàng hải, hỗ trợ kiểm ngư…
Nhưng cũng phải hiểu, Mỹ không phải là
nước duy nhất giúp Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam có hợp tác với Mỹ hay
với các nước khác trong vấn đề này cũng là phục vụ cho mục đích bảo đảm
an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực và giúp duy trì
hòa bình, ổn định ở khu vực, chứ không nhằm mục đích chống lại một bên
nào khác.
Liệu việc mua vũ khí từ Mỹ có góp phần đa dạng hóa hệ thống vũ khí của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tốt hơn?
- Hiện tại, khoảng 90% vũ khí và các
phương tiện quốc phòng của Việt Nam có xuất xứ từ Nga. Trong quá trình
đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam cũng bắt đầu chuyển đổi sang sử
dụng các nguồn khác như của Israel và một số nước phương Tây nhưng số
lượng chưa nhiều.
Trước mắt, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí
sát thương chưa thể ngay một lúc thay thế được hệ thống vũ khí vì thích
nghi sử dụng vũ khí của Mỹ phải có quá trình, huấn luyện đào tạo, yếu
tố con người… Do vậy, về ngắn hạn, việc này chỉ mang tính tượng trưng;
còn về trung và dài hạn, nó mở ra những không gian, những sự lựa chọn
mới cho Việt Nam tốt hơn.
Tôi cũng xin nhấn mạnh chính sách quốc
phòng và đối ngoại của Việt Nam hoàn toàn mang tính chất tự vệ. Dân tộc
Việt Nam trải qua quá nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh nên thấu
hiểu và không muốn chiến tranh, cho dù có mua vũ khí của ai cũng chỉ
nhằm mục đích tự vệ.
Báo chí nước ngoài: Bước đi lịch sử!
Báo chí quốc tế ngày 23/5 đồng loạt
thông tin về quyết định chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát
thương cho Việt Nam mà Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố trong cuộc họp
báo cùng ngày với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Báo The Washington Post (Mỹ) và
Guardian (Anh) cùng gọi đây là bước đi lịch sử, qua đó nêu bật mối quan
hệ song phương ngày càng nồng ấm giữa Mỹ và Việt Nam.
Theo New York Times, dỡ bỏ cấm vận vũ
khí chính là điểm nhấn quan trọng nhất giữa 2 nước và đáng chú ý là nó
được công bố ngay trong ngày đầu tiên của chuyến công du đầu tiên tới
Việt Nam của Tổng thống Obama.
Tập đoàn truyền thông McClatchy nhận
định quyết định của người quyền lực nhất nước Mỹ đánh dấu bước ngoặt ấn
tượng sau hơn 4 thập kỷ 2 nước kết thúc chiến tranh.
Còn theo đài CNN, Tổng thống Obama đã
quyết bảo vệ quyết định dỡ bỏ cấm bán vũ khí cho Việt Nam bất chấp những
ý kiến trái chiều đòi hỏi Việt Nam đáp ứng thêm một số điều kiện.
Reuters cho rằng dỡ bở lệnh cấm của Mỹ
sẽ giúp tăng cường sức ép chiến lược lên Trung Quốc trong khi cải thiện
thêm quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về
quân sự Việt Nam của Học viện Quốc phòng Úc, Mỹ, cũng đưa ra bình luận:
“Sự “mở cửa” của Mỹ giúp Việt Nam có đòn bẩy trong các thương vụ vũ khí
trong tương lai với những nhà cung cấp truyền thống”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 23/5 nói Bắc Kinh hy vọng việc dỡ bỏ
lệnh cấm sẽ mang lại lợi ích cho hòa bình và phát triển trong khu vực.
“Chúng tôi vui khi thấy Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ hợp tác bình
thường” - bà Hoa nhấn mạnh.
Dù vậy, ông McClatchy cho rằng bất cứ
quyết định bán vũ khí nào của Mỹ cho Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi
sự tức giận của Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh từng gọi quyết định dỡ bỏ
một phần lệnh cấm vận vũ khí của ông Obama cho Việt Nam vào năm 2014 là
can thiệp vào sự cân bằng sức mạnh của khu vực
Nhà báo thông tin “hai mặt” là không ổn!
Cập nhật: 24/05/2016 10:11
(Thanh tra)- Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra quan điểm như vậy tại buổi họp báo triển khai học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và góp ý kiến xây dựng quy định đạo đức người làm báo Việt Nam chiều 23/5.
“Nhà
báo viết, chiến đấu, bảo vệ một cái gì đó phải chính trực, không thể
lúc thế này, lúc thế kia được”, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường
trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh. Ảnh: Thảo Nguyên
Trả lời về việc một số cơ quan
báo chí quy định nội bộ về phát ngôn của nhà báo trên mạng xã hội, ông
Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết:
Thực tế có một số nhà báo khi viết bài thì quan điểm thế này, lên mạng
xã hội lại đưa ra quan điểm khác, thậm chí trái ngược. “Một người có hai
loại ý kiến về một vấn đề nào đấy là không ổn! Về mặt lương tâm không
thể hai mặt, không thể hai con người được. Nhà báo viết, chiến đấu, bảo
vệ một cái gì đó phải chính trực, không thể lúc thế này, lúc thế kia
được”, ông Lợi nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo
Việt Nam cho rằng, các cơ quan báo chí quy định về việc nhà báo tham gia
mạng xã hội thì phải phù hợp với luật, kể cả quy định mang tính nội bộ,
không được vi phạm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận của công
dân.
Luật Báo chí 2016 đã tạo nền tảng cơ sở
pháp lý rất quan trọng. Ông Lợi nhấn mạnh, đây là luật của chính chúng
ta, là “lẽ sống” của người làm báo nên phải nắm để tránh những sai sót
trong quá trình tác nghiệp, đòi hỏi phải học tập, quán triệt để nắm vững
điều luật.
Còn, đạo đức người làm báo Việt Nam là
vấn đề cốt lõi, sống còn của người làm báo. Sau 11 năm thực hiện, nhiều
nội dung Quy định Đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam không còn
phù hợp với hoạt động báo cáo và Luật Báo chí 2016 nói riêng, luật pháp
hiện hành nói chung, vì vậy cần có sự điều chỉnh, bổ sung.
Ông Hồ Quang Lợi lưu ý, những người làm
báo phải giữ được đạo đức nghề nghiệp. Bảo đảm thông tin cho nhân dân là
cần thiết nhưng cần phải hướng tới những giá trị nhân văn. Những ai vi
phạm đạo đức nghề nghiệp thì không được cấp Thẻ Nhà báo và đã cấp Thẻ
nhưng vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì sẽ bị tước Thẻ.
Việc học tập, quán triệt Luật Báo chí
2016 và góp ý kiến xây dựng Quy định Đạo đức người làm báo Việt Nam là
đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Hội nhằm phát huy vai trò,
trách nhiệm của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam trong việc triển khai thực
hiện Hiến pháp năm 2016 và Luât Báo chí 2016, đặc biệt đề cao vai trò,
trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo Việt Nam. Đây
cũng là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí sách
mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016).
Đợi sinh hoạt này gồm 2 nội dung quan
trọng là: Tổ chức cho người làm báo, hội viên học tập, quán triệt sâu
sắc Luật Báo chí 2016, những điểm mới, điểm nhấn so với Luật Báo chí
1999; phát động các cơ quan báo chí, hội viên nhà báo các cấp, các ngành
và các tầng lớp nhân dân góp ý kiến tham gia sửa đổi, xây dựng Quy định
Đạo đức người làm báo Việt Nam phù hợp với Luật Báo chí 2016 và luật
pháp hiện hành.
Thời gian tổ chức triển khai quán triệt
Luật Báo chí 2016 và lấy ý kiến tham gia sửa đổi Quy định Đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo Việt Nam diễn ra trong 5 tháng, bắt đầu từ
tháng 5 đến hết tháng 9/2016.
Thảo Nguyên
Bắt 2 đối tượng lừa bán vàng giả
Dân trí Với thủ đoạn dùng vàng giả đi bán, các đối tượng đã thực hiện trót lọt gần 10 vụ lừa đảo với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Ngày 24/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa bắt khẩn cấp 2 đối tượng bán vàng giả gồm: Đặng Xuân Hoa Diễm (SN 1985, trú xã Tân Sơn, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) và Phạm Ngọc Tuấn (SN 1994, trú huyện Chư Sê, Gia Lai).
Đối tượng Diễm và Tuấn tại cơ quan công an
Khoảng 8h ngày 9/4, một người phụ nữ điều khiển xe mô tô không rõ BKS đến tiệm vàng V.K.L. của gia đình ông V.V.V. (thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước) bán một sợi dây chuyền vàng 1 lượng.
Sau khi thử thấy không có gì đáng ngờ nên chủ tiệm mua sợi dây chuyền này với giá 31,3 triệu đồng. Đến ngày 21/4, chủ tiệm dùng hóa chất để kiểm tra sợi dây chuyền này thì phát hiện dây chuyền bằng bạc, được mạ vàng bên ngoài.
Cũng trong ngày 9/4, tiệm vàng của gia đình bà V.T.H. (thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước) cũng có một đối tượng nữ mang 1 lượng vàng giả đến bán với giá 30 triệu đồng. Đến ngày 12/4, chủ tiệm mang sợi dây chuyền này đến tiệm vàng N.T. (TP Tam Kỳ) bán với giá 31,9 triệu đồng.
Qua kiểm tra bằng mắt thường, chủ tiệm vàng N.T. cho rằng sợi dây chuyền này xuất thân từ tiệm vàng của mình nên mua vào. Đến ngày 21/4, chủ tiệm vàng N.T. sử dụng hóa chất kiểm tra mới phát hiện sợi dây chuyền này là bạc mạ vàng.
Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, từ ngày 9/4-11/5, 2 đối tượng Diễm và Tuấn cùng với Phan Văn Hoàn (SN 1985, ngụ thôn 3, xã Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai) thực hiện trót lọt 8 vụ lừa đảo bán vàng giả với số tiền chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Sau khi thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo, đến ngày 11/5, các đối tượng này tiếp tục đến tiệm vàng N.Tr. (xã Tam Hải, huyện Núi Thành) để bán vàng giả. Sau khi nhận vàng từ đối tượng Đặng Xuân Hoa Diễm, chủ tiệm vàng tiến hành thử thì phát hiện vàng giả và báo ngay công an bắt giữ các đối tượng này.
Theo điều tra, đối tượng Hoàn có 2 tiền án, đối tượng Tuấn có 1 tiền án. Các đối tượng trên đều không có nghề nghiệp, đi lang thang khắp nơi để lừa đảo.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra, làm rõ.
Công Bính
Dùng tiền ảo đi mua ma túy
Để không bị lực lượng chức năng phát hiện việc bán ma túy, Dũng và người
nghiện không giao dịch bằng tiền mặt mà quy đổi thành tiền ảo.
Sáng 24/5, TAND TP Đà Nẵng xét xử phúc thẩm và tuyên y án Liêu Đức
Dũng (29 tuổi, trú phường Vĩnh Trung, Đà Nẵng) 9 năm tù, Nguyễn Hiền (21
tuổi, trú phường Thạch Thang, Đà Nẵng) 7 năm 6 tháng tù về tội Mua bán
trái phép ma túy. Với tội Tàng trữ trái phép ma túy, Nguyễn Hữu Nghĩa
(31 tuổi, trú phường Hòa Minh, Đà Nẵng) lĩnh 4 năm tù.
Theo cáo trạng, tối 25/6/2015, Dũng trao 0,11 gram ma túy cho Hiền để đưa đến một tiệm Internet trên đường Dũng Sĩ Thanh Khê (quận Thanh Khê) bán cho Nguyễn Văn Sinh (29 tuổi, trú huyện Krông Bông, Đắc Lắc) thì bị Công an quận Thanh Khê bắt quả tang.
Đáng chú ý, số ma túy này được bán với giá 700.000 đồng nhưng bọn
chúng không giao dịch bằng tiền mặt mà quy đổi thành 700 Vcoin - tiền ảo
để chơi trò chơi trên mạng.
Khám xét tại căn hộ chung cư Hòa Minh của Dũng, cơ quan công an phát hiện Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Thị Hằng (30 tuổi, bạn gái Nghĩa, trú phường Hòa Minh) và Võ Ngọc Bân (42 tuổi, trú phường Chính Gián, Đà Nẵng) đang phê ma túy. Tang vật mà nhà chức trách thu giữ là 0,18 gram heroin, 5 kim tiêm do Nghĩa mang đến cho cả nhóm cùng chích.
Dũng khai, trong tháng 6/2015 bị cáo mua ma túy của Rôn (chưa rõ lai lịch) và 3 lần bán cho Sinh. Trong cả 3 lần đó Sinh đều thanh toán bằng cách nạp Vcoin vào tài khoản tham gia trò chơi của Dũng với mệnh giá 1 Vcoin bằng 1.000 đồng.
Đây được xem là thủ đoạn mới của các bị cáo nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Tại phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX cho rằng hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng cho xã hội, lại nhiều lần phạm tội nên không chấp nhận kháng cáo.
Theo cáo trạng, tối 25/6/2015, Dũng trao 0,11 gram ma túy cho Hiền để đưa đến một tiệm Internet trên đường Dũng Sĩ Thanh Khê (quận Thanh Khê) bán cho Nguyễn Văn Sinh (29 tuổi, trú huyện Krông Bông, Đắc Lắc) thì bị Công an quận Thanh Khê bắt quả tang.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Khám xét tại căn hộ chung cư Hòa Minh của Dũng, cơ quan công an phát hiện Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Thị Hằng (30 tuổi, bạn gái Nghĩa, trú phường Hòa Minh) và Võ Ngọc Bân (42 tuổi, trú phường Chính Gián, Đà Nẵng) đang phê ma túy. Tang vật mà nhà chức trách thu giữ là 0,18 gram heroin, 5 kim tiêm do Nghĩa mang đến cho cả nhóm cùng chích.
Dũng khai, trong tháng 6/2015 bị cáo mua ma túy của Rôn (chưa rõ lai lịch) và 3 lần bán cho Sinh. Trong cả 3 lần đó Sinh đều thanh toán bằng cách nạp Vcoin vào tài khoản tham gia trò chơi của Dũng với mệnh giá 1 Vcoin bằng 1.000 đồng.
Đây được xem là thủ đoạn mới của các bị cáo nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Tại phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX cho rằng hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng cho xã hội, lại nhiều lần phạm tội nên không chấp nhận kháng cáo.
Nhận xét
Đăng nhận xét