BÍ ẨN LỊCH SỬ 129
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những sự biến mất kỳ lạ nhất trong lịch sử |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cập nhật lúc 07h31' ngày 10/10
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất, vô số loài sinh vật đã xuất hiện và rồi lại biến mất. Đôi khi nguyên nhân gây ra những sự tuyệt chủng đó vẫn còn là bí ẩn chưa được làm sáng tỏ, thách thức cả nền khoa học hiện đại.
Dưới đây là danh sách 7 loài đã biến mất một cách khó hiểu nhất.
1. Châu chấu núi Rocky
Thông thường, khi nói đến sự tuyệt
chủng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khủng long, chim dodo (còn gọi là
chim cu lười) hay các sinh vật to lớn khác. Trên thực tế, nhiều loài côn
trùng cũng không nằm ngoài nguy cơ đó, thậm chí còn có thể biến mất
hoàn toàn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Châu chấu núi Rocky (Melanoplus spretus)
là ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này. Thường bay theo đàn với số lượng
vô cùng lớn, chỉ trong vòng 4 năm (từ năm 1873 đến 1877), châu chấu núi
Rocky đã tàn phá hầu hết cây trồng trên khắp khu vực trung tây nước Mỹ,
gây thiệt hại hàng trăm triệu USD. Nhưng chưa đầy 30 năm sau, loài này
gần như đã tuyệt chủng trong sự ngỡ ngàng của con người. Và bởi vì không
ai dự kiến được một loài phổ biến như vậy lại tuyệt chủng nên có rất ít
mẫu vật được thu thập.
Lý do dẫn đến sự biến mất của chúng
hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Không ít ý kiến cho rằng chính sự phát
triển canh tác và những công trình thủy lợi đã làm phá vỡ chu kỳ đời
sống tự nhiên của chúng. Trong khi đó, một số nhà khoa học lại chỉ ra sự
thiếu hụt về biến thể di truyền có thể là gốc rễ vấn đề.
2. Cá mập Megalodon
Khoảng 28 triệu năm đến 1,5 triệu năm
trước, các đại dương trên Trái đất đều bị thống trị bởi một kẻ săn mồi
siêu hạng Megalodon. Loài cá mập khổng lồ này được coi là sinh vật có
xương sống hung tợn bậc nhất trong lịch sử với những chiếc răng nhọn dài
đến 18 cm. Cơ thể Megalodon có thể đạt tới chiều dài 18 mét, nặng hơn
100 tấn trong khi cá mập trắng vốn cũng là loài to lớn nhưng chỉ dài tối
đa 6 mét.
Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra cho sự biến mất kỳ lạ này. Các chuyên gia tin rằng megalodon đã
không thể thích ứng với sự suy giảm của mực nước biển cũng như nhiệt độ
đại dương xuất hiện vào thời kỳ băng hà cuối kỷ Pliocene, đầu kỷ
Pleistocene. Mặt khác, sự biến mất của những con cá voi khổng lồ - thức
ăn chủ yếu của Megalodon cũng được xem là 1 phần nguyên nhân.
3. Voi ma mút lông xoăn
Cách đây khoảng 250.000 năm, voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius)
phân bố trên phạm vi rộng lớn khắp Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Trong khi
phần lớn chúng đã bị tuyệt chủng vào khoảng 10.000 năm trước thì một
quần thể nhỏ vẫn còn sống sót trên đảo Wrangel, Bắc Băng Dương cho đến
tận năm 1700 TCN.
Quá trình săn bắn của con người từ lâu
vẫn được xem là nguyên nhân khiến voi ma mút lông xoăn tuyệt chủng. Số
khác thì đổ lỗi cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu với nền nhiệt độ băng
giá. Một nghiên cứu chi tiết đăng tải trên tạp chí Nature Communications
ngày 12/6/2012 vừa qua lại kết luận do cả 2.
4. Chuột túi mặt rộng
Sau khi người châu Âu đến định cư tại
Úc cách đây vài trăm năm, nhiều sinh vật trên đất nước này đã bị suy
giảm và dẫn tới tuyệt chủng do môi trường sống bị thu hẹp, do nạn săn
bắn phổ biến vào giữa những năm 1800, trong đó có chuột túi mặt rộng (Potorous platyops).
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu
thập những mẫu vật cuối cùng của Potorous platyops (một loài thú có túi
dài chưa đến 0,25 mét) vào khoảng năm 1875. Tuy không biết sau đó chúng
còn tồn tại được bao lâu nữa nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy việc bị mèo
hoang ăn thịt cũng là nguyên nhân không nhỏ góp phần vào sự biến mất
nhanh chóng đó.
5. Cóc Atelopus longirostris
Atelopus longirostris là một loài cóc mõm dài sống tại các khu rừng ẩm ướt ở miền Bắc Ecuador và đã không còn được nhìn thấy kể từ năm 1989.
Lý do tuyệt chủng của loài lưỡng cư này
hiện vẫn chưa được xác định, nhưng các chuyên gia tin rằng căn bệnh
chytridiomycosis do nấm Batrachochytrium dendrobatidis gây nên chắc chắn
là một phần nguyên nhân. Chỉ trong vòng 30 năm qua, bệnh
chytridiomycosis đã lây lan với tốc độ chóng mặt gây ra sự suy giảm hay
tuyệt chủng của nhiều loài động vật lưỡng cư với tỷ lệ chết lên tới 100%
nếu chẳng may mắc phải. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nhận định
A.longirostris biến mất có thể còn vì chúng phải đối mặt với sự biến đổi
khí hậu và mất môi trường sống.
6. Chim voi
Chim voi Aepyornis -
loài chim khổng lồ không biết bay sống ở Madagascar được xem là loài
chim lớn nhất trên thế giới. Chúng có chiều cao chót vót (tới 9m) và
nặng gần 454 kg trong khi những con đà điểu châu Phi đực khi trưởng
thành cũng chỉ cao 2,7 mét. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng đã hoàn
toàn bị tiêu diệt vào đầu thế kỷ 18.
Có hai giả thuyết chính giải thích sự
biến mất của chim voi, cả hai đều liên quan đến con người khi chính con
người là thủ phạm không chỉ phá hủy môi trường sống mà còn lấy đi của
chúng những quả trứng có khối lượng gấp 150 lần trứng gà. Ngoài ra,
nhiều ý kiến khác cũng cho rằng những căn bệnh từ loài gà nhà đã tàn phá
các quần thể chim voi.
7. Người Neanderthal
Từ lâu, nguyên nhân tuyệt chủng của người Neanderthal
- người anh em gần gũi với tổ tiên loài người - cách đây khoảng 30.000
năm là một trong những đề tài tranh luận sôi nổi nhất của ngành nhân
chủng học. Nhiều nhà khoa học ủng hộ ý kiến cho rằng một vụ phun trào
núi lửa lớn kết hợp với đợt lạnh khủng khiếp đã giết chết người
Neanderthal vốn là nhóm người khó thích ứng với những biến đổi của khí
hậu.
Tuy nhiên, sau đó, các chuyên gia lại
tìm được bằng chứng chứng minh thủ phạm thật sự có khả năng chính là con
người hiện đại (Homo sapien), trong đó giả thuyết có sức thuyết phục
nhất tính đến thời điểm hiện tại là quá trình giao phối giữa người
Neanderthal với người Homo sapien bằng cách nào đó đã dẫn đến sự biến
mất của họ.
Tham khảo: Livescience
|
Nhận xét
Đăng nhận xét