CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 174
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông mất trong một buổi chiều tháng 10 năm 1995 ở tuổi đã rất cao, 80
tuổi. Những năm cuối đời thật là kinh khủng: ông bị hành hạ không chỉ
bởi tuổi già buồn tẻ đang giết dần giết mòn ông, cái tuổi già tuy có
được tô điểm chút ít nhờ có người vợ mới còn trẻ, mà còn bị sự ồn ào
xung quanh tên tuổi ông giày vò, làm khổ.
Thật là ngược đời nhưng càng đi xa hơn và nhanh hơn khỏi những năm 30
đầy sóng gió thì mối quan tâm ở nước Anh già nua và tốt bụng đối với
những việc làm của tình báo Xôviết thời đó càng cháy bỏng, nhất là đối
với “Bộ năm Cambridge”.
John Caircross: Người thứ năm
John Cairncross
|
Vào năm 1951, khi mà ông nhận lời với phản gián, bỏ
việc nhà nước, gạt nước Anh già nua yêu dấu sang một bên và ra đi, ông
những tưởng đã đoạn tuyệt được với quá khứ và nó không bao giờ trở lại
nữa.
Nhưng không phải thế! Ban đầu, Peter Wright, trợ lý
chỉ huy phản gián Anh (MI-5, tức Secrete Service/SS) nhắc đi nhắc lại
tên ông, sau đó đã trắng trợn vi phạm mọi nguyên tắc nghề nghiệp và đã
xuất bản những cuốn sách động trời vào cuối những năm 80.
Thực ra, bà Thatcher đã cấm những sách này ở Anh, cho
mở một phiên toà ầm ĩ và kẻ vi phạm luật im lặng đã phải sống nốt những
ngày tàn của mình ở nước Australia xa xôi, nhưng điều đó có ích lợi gì?
Một lần nữa, các phóng viên lại lao bổ đến ông, lại
vẫn đưa ra mỗi một câu hỏi ấy: ông có phải thành viên thứ năm của "Bộ
năm Cambridge" lừng danh không? Ai là người đã tuyển mộ ông: Philby hay
Blunt? Hay là chính người Nga? Mẹ kiếp, làm gì có "người thứ năm"! Chỉ
mỗi một trường tổng hợp Cambridge đã sản sinh ra không dưới một tá điệp
viên Nga, chứ chưa cần nói tới trường Oxford, đúng là lịch sử đang im
lặng về điều đó. Và ơn Chúa.
Sau Peter Wright, vụ của ông lại bị khuấy động ban
đầu là bởi người bạn Blunt, còn sau đó vào đầu những năm 90 là bởi tên
Gordievski đào thoát sang phương Tây - tên này đã không bỏ phí thời gian
ở Moskva, tìm cách bảo đảm cho mình một tương lai khấm khá, đã đào bới
các tư liệu lưu trữ và sau đó ghi tất cả ra giấy.
Và một lần nữa vòng quay ngựa gỗ lại quay đi: ai là
người thứ năm? Các phóng viên bay đến Provence tới tấp như ruồi, một tên
súc sinh đã phục kích ông, lao vọt ra từ trong một xó với máy quay
camera trên tay và hỏi thẳng: ông có phải là người thứ năm không? Tất
nhiên là ông nói rằng tất cả điều đó là lời nói bậy, là sự bịa đặt ác ý,
là sự vu khống. Ông đứng như thế ở trong khuôn hình, gầy guộc với gương
mặt tức giận và buồn bã, cứ đúng và nói: tôi không có gì bình luận,
chẳng có gì hết, tôi chẳng làm việc cho người Nga!
Trong những trường hợp như thế, người ta thường kiện
ra toà vì tội vu khống, nhưng liệu ông có thể làm điều đó không khi mà
phản gián Anh biết rằng, ông là một trong những điệp viên Xôviết hiệu
quả nhất?! Là người thứ năm cũng được nếu đám công chúng ngu ngốc muốn
thế, cái đám người đang nuốt tất cả những gì báo chí nhét vào mõm họ.
Lại còn những hồi ký của các nhân viên KGB (Uỷ ban An
ninh quốc gia Liên Xô, cơ quan tình báo chủ chốt của Liên Xô trước đây,
bị giải tán ngày 11 tháng 10 năm 1991) cũ tuôn ra như nấm độc với cái
trò công khai ngu xuẩn của Gorbachev nữa và một lần nữa tên ông lại xuất
hiện, mặc dù không có những chi tiết thừa...
Bản thân ông cũng bắt tay vào viết hồi ký, song việc
viết lách tiến triển chậm chạp, ông nghĩ về cái chết, về nước Pháp, nơi
ông sống dã nhiều năm, bỗng bắt đầu run sợ, ông nhớ lại rằng những chiến
hữu trong "Bộ năm" là Donald Maclean và Guy Burgess đã lệnh cho ông
phải đem hài cốt của họ từ Moskva tới vùng Albion khắc nghiệt. Nếu còn
sống, họ sẽ bị bắt ngay lập tức và tống vào xà lim cho đến mạt đời, còn
hài cốt... kiểu tr thù nhằm vào hài cốt chỉ có ở nước Nga ngu xuẩn này
thôi.
Từ lý tưởng đến làm tình báo
Từ lý tưởng đến làm tình báo
Phía trước là cả tương lai sự nghiệp khoa học sáng
chói, là chiếc áo choàng và chiếc mũ vuông đen của giáo sư, là sự thừa
nhận của những độc gi và sinh viên mến mộ.
Có lẽ ông cũng đã muốn như thế nhưng trái tim
Scoltland đã không cho phép. Tại Glasgow, nơi ông đã lớn lên đầy rẫy
cảnh nghèo đói không thể tưởng tượng được với London trong những năm đó,
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã giáng mạnh vào nước Anh, quan hệ
xã hội trong nước trở nên căng thẳng, ở Đức chủ nghĩa phát xít ngóc đầu
dậy lăm le chuẩn bị thôn tính cả châu Âu. Những lý tưởng cộng sản đã
ngấm sâu vào con tim của chàng trai trẻ, những lý tưởng ấy xâm chiếm ông
và thậm chí ông đã gia nhập đảng cộng sản. Tưởng chừng không ai, ngoài
những người cộng sản và nhà nước vô sản vĩ đại đầu tiên trên thế giới,
mặc dù còn bí hiểm, mới có thể chấm dứt sự bất công xã hội trong nước và
chặt đầu những kẻ đại diện cho "trật tự thế giới mới".
Người giảng khoá học văn học Pháp ở Cambridge cho
Cairncross chính là Anthony Blunt, chính là Blunt ấy, người là một trong
những điệp viên của "Bộ năm", người đã phục vụ trong phản gián Anh và
trong các phòng/ban trọng yếu của cơ quan này và cuối cùng đã trở thành
người quản lý các bảo tàng hoàng gia và một trí thức được sủng ái trong
hoàng cung của Nữ hoàng cao quý.
"Về công việc của mình từ năm 1937 cho đến đầu chiến
tranh, có thể nói rằng, tôi hầu như chẳng làm gì - Blunt viết như vậy
trong một báo cáo tin gửi về Moskva vào năm 1943. - Tôi chỉ mới bắt đầu
làm việc và cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng: tạo cảm tưởng
rằng tôi không chia xẻ những quan điểm thiên tả., mặt khác cố gắng duy
trì quan hệ chặt chẽ với những sinh viên thân tả mà trong số đó có thể
có những tài năng mà chúng ta quan tâm. Như các anh đã biết, tôi đã
tuyển được các đồng chí sau: M.S. và L.L. Tôi cũng được yêu cầu thiết
lập quan hệ với C. (Cairncross) và tôi đã làm điều này cho B.
(Burgess)".
Vậy mà ông nói là chẳng làm gì! Cầu trời cho mỗi tình báo viên có thể làm được "cái chẳng làm gì" ấy!
Không ai trong "Bộ năm" coi mình là điệp viên Xôviết,
tất cả họ đều xem mình là những người cộng sản và những người của Quốc
tế Cộng sản, họ không mặn mà lắm với hoạt động bí mật (đâu có phải là
gián điệp!) và công khai trao đổi thông tin về việc ai và làm việc gì
cho tình báo Liên Xô, có vẻ như một phòng của Quốc tế Cộng sản.Blunt đã
chuyển Cairncross sang liên hệ với thành viên khác của "Bộ năm" là Guy
Burgess để tiếp tục tìm hiểu, xây dựng; sau đó đến một tình báo viên bất
hợp pháp Xôviết là Arnold Deutsch, cán bộ tình báo về nhân sự nhập cuộc
và Arnol Deutsch đã tuyển Cairncross và đặt bí danh cho anh là Moliere.
Tiện thể cũng nói thêm là trong bảng thành tích của
vị tiến sĩ Czech gốc Do Thái thông minh và trầm lặng Deutsch, người đã
bị bọn SS sát hại vào năm 1942, có rất nhiều hồ sơ tuyển mộ cực kỳ quý
giá (chỉ riêng ở Anh là khoảng 20 hồ sơ), điều mà gộp tất cả các vị
tướng tình báo Liên Xô cũng không tài nào làm được. Thế chúng ta biết gì
về người anh hùng ấy? Chỉ có một tấm biển lưu niệm tại ngôi nhà ở
Viena, nơi ông đã sống, trên tấm biển đó có ghi công lao của ông trong
cuộc kháng chiến chống bọn quốc xã và giải phóng nước Áo.
Trong vụ tuyển mộ Cairncross, đảng viên cộng sản
Klougman cũng đã đóng một vai trò không nhỏ - trong những năm đó, tất cả
các đảng cộng sản đều coi việc làm việc cho tình báo Xôviết là nghĩa vụ
vô sản của mình.
Trong hang cọp
Trong hang cọp
Theo nguyên tắc hoạt động bí mật, vào năm 1936, khi
đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Cambridge, Cairncross đã cắt đứt liên hệ
với đảng cộng sản, bắt đầu tăng cường thể hiện những quan điểm ái quốc
của mình và đã hoàn thành xuất sắc các môn thi nói tại Foreign Office
(Bộ Ngoại giao Anh) và giành điểm cao hơn tất cả. Như vậy, tình báo
Xôviết đã có thêm một điệp viên nữa trong Bộ Ngoại giao Anh.
Thực ra thì Cairncross không có cơ hội củng cố tại
một vị trí, tới năm 1938, anh đã phải chuyển vị trí công tác qua các
phòng Mỹ, phòng phương Tây và phòng trung ương của Bộ Ngoại giao Anh. Về
tính chất, khác với các điệp viên khác của "Bộ năm", anh không phải là
người quảng giao, rất chật vật trong việc mở quan hệ, Sir John Calwill,
bí thư riêng của Churchill, đã đúng khi cho rằng Cairncross là người
"rất thông minh, mặc dù đôi khi còn là kẻ buồn tẻ khó hiểu". Thế mà "kẻ
buồn tẻ" ấy lại rất giỏi trong việc lấy từ những két sắt và chuyển cho
các sĩ quan hoạt động của tình báo Liên Xô những tài liệu bí mật nhất,
ông thậm chí còn có điểm yếu là hay lấy nhiều tài liệu nên gây ra nhiều
điều bất tiện cho công tác giao thông.
Năm 1938, theo sáng kiến của Trung ương (Cách gọi
riêng chỉ trung ương điều hành một cơ quan tình báo. Nói một cách chính
xác hơn là bộ phận ra các chỉ thị và nhận báo cáo của các nhân viên tình
báo), Cairncross chuyển sang Bộ Tài chính Anh, nơi mà tình báo Xôviết
chưa "vươn tới" được, đồng thời là nơi lưu giữ nhiều bí mật không kém gì
Foreign Office.
Tiện đây, cũng xin lưu ý rằng, từ năm 1938 đến cuối
năm 1940, "Bộ năm" huyền thoại, trong đó có Cairncross, và nhiều điệp
viên khác đã bị mất liên lạc với Trung ương vì các sĩ quan tình báo chỉ
huy họ đã bị triệu hồi về Moskva và nhiều người trong số đó đã bị xử
bắn.
Năm 1940, Cairncross trở thành thư ký riêng của một
thành viên nội các là Huân tước Hankey, người được quyền tất cả những
tài liệu bí mật nhất của nội các và các bộ chủ chốt. Cairncross vẫn
không khắc phục được "nhược điểm" của mình và như người ta thường nói,
ông vẫn "khuân đến hàng tấn tài liệu"!
Hankey cũng chỉ đạo một uỷ ban tư vấn khoa học gồm
những nhà khoa học nổi tiếng của Anh và điều phối các dự án khoa học
liên quan đến quân sự; tin tức tình báo khoa học-kỹ thuật được lấy ra
chính từ đây. Điều đáng chú ý là khi chính phủ thời chiến của Churchill
hạn chế luồng công điện ngoại giao đến văn phòng Hankey, Hankey và
Cairncross đã khiếu nại với Bộ Ngoại giao và thế là biện pháp hạn chế
được dỡ bỏ.
Thông tin lấy trực tiếp từ chính phủ thời chiến của
Anh có sử dụng cả những bức điện mã hoá của Đức mà Anh chặn thu được đã
cho thấy rõ Hitler chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô. Nhưng Stalin đã
không tin vào những lời cảnh báo của kẻ thù độc ác nhất của chính quyền
Xôviết là Churchill, lý trí mù quáng đã không nghe theo những báo cáo
tin từ các điệp viên của ông. Đối với những báo cáo như vậy, Stalin
thường viết nhận xét: "Khiêu khích của Anh. Kiểm tra lại!" Việc Hess
(Rudolf Hess (1894-1987), nhân vật số hai trong đảng quốc xã của Hitler,
trở thành nhân vật số ba của Đế chế thứ ba (Reich), tức nước Đức phát
xít, ngay sau Hitler và Goering, vào năm 1939. Chạy sang Anh năm 1941,
bị giam cho đến khi Toà án Nuremberg năm 1945-1946 kết án tù chung thân
và tự sát năm 1987 trong nhà tù Spandau, Tây Berlin) bí mật bay sang Anh
với ý đồ rõ ràng là định ký hiệp ước hoà bình riêng rẽ với nước Anh
(cho đến nay, người Anh vẫn chưa công bố tất cả những tư liệu liên quan
đến vụ việc này) càng làm cho Stalin thêm nghi ngờ.
Cairncross làm việc với Huân tước Hankey cho đến tận
khi vị bộ trưởng này về hưu vào tháng 3 năm 1942, tình báo Xôviết rất
hài lòng với hoạt động của Cairncross.
Ngay trong đầu não bộ máy nhà nước Anh
Cần lưu ý rằng, trong thời gian chiến tranh, do ách
chiếm đóng của Đức đối với nhiều nước, do sự đổ vỡ của các trạm tình báo
và việc tăng cường truy tìm các điện đài bí mật bằng radar, vấn đề liên
lạc với điệp viên đã trở thành vấn đề ưu tiên số một. Do đó, London với
lưới điệp viên Xôviết mạnh và đường liên lạc tin cậy qua sứ quán đã trở
thành một nguồn cung cấp tin quan trọng, trong đó có cả thông tin về dự
án bom nguyên tử. Số phận đã mỉm cười với Cairncross vì anh đã lọt được
vào ngay vào đầu não của bộ máy nhà nước - Cục Cơ yếu Anh quốc, nằm ở
vùng Bletchley Park và nổi danh về tài "bẻ khoá" mật mã những nước khác.
Mặc dù Cairncross chỉ làm việc tại đó có 1 năm với công việc phân tích
các bản mật mã chặn thu được của Không quân Đức (Luftwaffe), nhưng sự có
mặt của anh lại trùng với cuộc tiến công của Hồng quân.
Chính anh cũng xem thời kỳ đó là giờ phút sáng chói
định mệnh của mình. Anh lấy tài liệu từ Bletchley Park để đem về London
vào những ngày nghỉ trên chiếc xe ôtô cũ mua bằng tiền của trung tâm
điệp báo Liên Xô.
Ngay trước trận đánh ở vòng cung Kursk, Cairncross đã
báo tin về bố trí của 17 sân bay Đức để không quân Liên Xô bất ngờ oanh
tạc các sân bay này. 500 máy bay Đức đã bị diệt, không thể tính được số
chiến sĩ Hồng quân có lẽ đã được cứu mạng nhờ người Scotland dũng cảm
này.
Lập dị và ngang ngạnh
Lập dị và ngang ngạnh
Anh khá khó tính, anh không thể dừng lại ở đâu được
lâu. Đúng là những lần "thuyên chuyển" của anh diễn ra rất dễ dàng, cứ
như là có các tình báo viên Liên Xô đang làm việc ở phòng nhân sự: sau
thời gian phục vụ tại Cục Cơ yếu, anh vào làm việc cho tình báo Anh -
Cục Tình báo Anh SIS, và anh làm việc ở đây cho đến khi chiến tranh kết
thúc.Xếp của anh, David Footman đã thấy ở người thuộc cấp của mình một
con người "lập dị và ngang ngạnh", và ông ta đã đúng phần nào:
Cairncross không trụ được lâu trong ngành tình báo và trở về Bộ Tài
chính, nơi anh đã công tác ở các phòng ban có liên quan với Bộ Quốc
phòng Anh. Cairncross nắm được tất cả những bí mật trong việc thành lập
và cung cấp tài chính của khối NATO - Bộ Tài chính Anh nuôi sống toàn bộ
những huyết mạch của đất nước mà - vì thế tình báo Liên Xô không thấy
nuối tiếc về việc Cairncross rời khỏi SIS, hơn nữa tại đó Kim Philby
đang hoạt động rất hiệu quả.
Sự tẻ nhạt với tính cách nặng nề không đem lại sự
thành đạt lớn về đường công danh, nhưng được cái cứ tháng một lần, anh
cung cấp cho trung tâm điệp báo những tài liệu mật. Cũng xin bổ sung là
vào năm 1945, khi người ta báo cáo thành tích, nhất là trong thời kỳ
chiến tranh, của Cairncross cho Stalin, lãnh tụ Xôviết đã quyết định cấp
cho anh khoản tiền hàng năm 1000 bảng Anh - theo thời giá hiện nay là
gần 30.000-40.000 đô la Mỹ, đó hoàn toàn chẳng phải là quá nhiều đối với
một điệp viên tầm cỡ như thế, hơn nữa, tình báo Liên Xô không phải là
cơ quan quen vung vãi tiền bạc.
Nhưng Cairncross đã từ chối nhận tiền. Nói chung thì
cả "Bộ năm Cambridge" đều cực kỳ nguyên tắc đối với sự hỗ trợ vật chất,
họ làm việc vì Lý tưởng, họ chỉ lấy tiền để chi cho công tác nghiệp vụ.
Trong hồ sơ của Moliere luôn có ý cho rằng, anh đã
bất mãn với việc làm cho tình báo Xôviết, cho rằng, anh đã làm được ít.
Lương tâm của anh bị cắn rứt vì dường như đóng góp của anh cho chủ nghĩa
cộng sản là quá ít ỏi. Nói lên điều đó chính là con người đã dũng cảm
và vô tư không vụ lợi trao cho chúng ta vô số những thông tin quý giá
nhất! Đó chính là điều ngạc nhiên cho những ai coi sức mạnh đồng tiền là
trên hết!
Sấm giữa trời quang
Sấm giữa trời quang
Chuyện không may xảy ra rất bất ngờ, họ cũng đã phỏng
đoán là sẽ có việc truy tìm "những con chuột chũi" ở Anh nhưng tất cả
đã bắt đầu thật đột ngột.Tất cả các quốc gia kể cả hiện nay cũng đều
muốn khám phá mật mã của nước khác. Vào cuối chiến tranh, một số sổ mật
mã của Hồng quân mà người Phần Lan bắt được lọt vào tay các nước đồng
minh và họ đã nghiên cứu chúng để giải mã các bức mật điện của Liên Xô.
Nhân đây cũng xin bổ sung những tin tức chung chung, không chỉ rõ họ tên
về các điệp viên Liên Xô do các điệp viên phương Tây và bọn đào ngũ
cung cấp.
Vào cuối chiến tranh, các cơ quan cơ yếu của Liên Xô
đã phải làm việc với tải rất lớn và các nhân viên cơ yếu đã không luôn
luôn tuân thủ những quy định chung về cơ yếu. Có một số trường hợp,
người ta đã dùng cùng một trang sổ mã để mã - đó là điều hoàn toàn không
được phép.
Như vậy, các cơ quan đặc vụ phương Tây đã có được
khoá để giải mã các bức điện của Bộ Dân uỷ Nội vụ Liên Xô (NKVD) (tất
nhiên là tất cả các bức điện này đều được ghi từ làn sóng điện vào băng
từ) và họ đã bắt đầu công việc ngay sau chiến tranh với chiến dịch mang
tên Venona. Tuy nhiên trong các bức điện, họ chỉ đụng phải những tên
lóng nên không thể biết được lý lịch và tình hình của các điệp viên.
Tình báo phương Tây đã phải mất nhiều năm để giải mã và hệ thống hoá tất
cả những tài liệu thu được và cố khoanh vùng những người có quyền tiếp
cận đến thông tin và tài liệu mật.
Bại lộ
Bại lộ
Mãi đến năm 1951, người ta mới lần ra được một thành
viên của "Bộ năm Cambridge" là quan chức ngoại giao cấp cao Donald
Maclean. Thật may mắn là Kim Philby đã nắm chắc được tình hình và cảnh
báo cho Trung ương và các đồng đội của mình. Maclean và Burgess đã cấp
tốc chạy khỏi Anh sang Liên Xô. Anthony Blunt đã lao ngay đến căn hộ
chất đầy giấy tờ của Burgess để cố lấy đi tất cả những gì có thể làm lộ
anh và các điệp viên còn lại.Khốn nỗi Blunt đã chẳng thể tìm ra trong
đống tài liệu hổ lốn mà anh chàng Burgess vốn chẳng bao giờ cẩn thận thu
thập những bản ghi các cuộc nói chuyện ở Whitehall do chính tay
Cairncross ghi từ trước chiến tranh, và phản gián Anh đã tìm thấy những
tài liệu này.Việc theo dõi ngoài gắt gao đối với Cairncross chẳng đem
lại kết quả gì, mặc dù, theo kết luận của phản gián, ông có đi liên lạc
bí mật, nhưng không bắt quả tang được ông gặp gỡ với tình báo Liên Xô.
Trên thực tế, theo hồ sơ của KGB, việc liên lạc vẫn thực hiện được khi
thoát khỏi sự giám sát của nguời Anh. Bởi vậy, Trung ương luôn nắm rõ
được mọi diễn biến tình hình.
Các cuộc thẩm vấn nặng nề bắt đầu, nhưng ông đã chọn
giải pháp đối phó đúng đắn: khẳng định ông không phải là gián điệp Liên
Xô, quả thật có đưa cho Burgess các tờ ghi chép, nhưng làm sao ông biết
được anh ta có liên hệ với người Nga? Cairncross đã bị đuổi việc mà
không được nhận một khoản lương hưu nào, ông sang Mỹ, sau đó tới Roma và
ở đó ông làm cho Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc. Sức khoẻ của ông
không được tốt, ông có những rối loạn thị giác và thính giác.
Cuộc săn tìm vẫn tiếp tục
Cuộc săn tìm vẫn tiếp tục
Cuộc chạy trốn của Maclean và Burgess, sự bại lộ trên
thực tế của Philby, Blunt và Cairncross đã nhấn tình báo Anh xuống bùn
đen. Người Mỹ đã tỏ ra e ngại khi làm việc với cơ quan tình báo lẫy lừng
này vì họ cho rằng ở đó có nhung nhúc các "con chuột chũi". Tuy vậy,
các cơ quan tình báo đã không có đủ tài liệu để chuyển vụ việc sang toà
án, hơn nữa họ cũng không quan tâm đến việc công khai rửa sạch bộ mặt
của mình. Những người Anh sáng suốt đã quyết định không thổi phồng vụ
việc, nhưng vẫn tiếp tục tích cực tìm kiếm các chứng cứ không chỉ về "bộ
năm" mà cả về những quan chức Anh đáng ngờ khác, kể cả xếp của chính cơ
quan phản gián Anh - Sir Roger Hollis.
Năm 1963, sau khi một tên phản bội của KGB chạy sang
phương Tây, Philby đã lẳng lặng sang Liên Xô mà không hề thú nhận gì cả.
Thế là kể cả những người đã ngờ vực Philby hoạt động cho tình báo đối
phương cũng hiểu rằng, sự kiện này đã gây nên những giông tố trong các
cơ quan tình báo: chẳng lẽ không phải là quá láo xược khi mà tất cả
những con chim đó, sau khi đã gây ra những hành động tội ác chưa từng có
ở nước Anh lại yên ổn chuồn mất ngay trước mũi?
Quỷ tha ma bắt, nếu họ mà còn chẳng đưa được ra toà thì còn có thể lôi được ai nữa!
Trong sự o ép của người Anh
Trong sự o ép của người Anh
Năm 1964, phản gián Anh đã sờ đến gáy Anthony Blunt
và hứa không mở bất kỳ một cuộc điều tra nào nếu như ông thú nhận và
khai ra tên những điệp viên Liên Xô mà ông biết. Blunt đã khai tên
Cairncross và King, người đã qua đời. Nhờ vậy, Blunt vẫn giữ được chức
vụ cao của mình trong triều đình Hoàng gia Anh.Nhân viên phản gián lừng
danh của Anh Arthur Martin đã cấp tốc bay sang Roma và ông cũng hứa bảo
đảm quyền bất khả xâm phạm nếu Cairncross thú tội. Cairncross không phủ
nhận vai trò của mình, nhưng lại nhấn mạnh rằng, ông làm tất cả là vì lý
tưởng chung chống phát xít trong thời gian chiến tranh.
Với Blunt và Cairncross, phản gián Anh hiểu rằng, các
cuộc thẩm vấn này chỉ nhằm một mục đích quan trọng hơn là tìm ra những
"chuột chũi" còn chưa bị lộ trong bộ máy nhà nước Anh. Người ta đề nghị
Cairncross gặp gỡ với đảng viên cộng sản cao tuổi Klougman, người từng
là một trong những người tuyển mộ Cairncross và là người đóng vai trò
quan trọng nhất trong việc thiết lập lưới tình báo Xôviết tại Anh. Phản
gián Anh muốn thông qua Cairncross để tiếp cận với Klougman và moi từ
ông này những cái tên mới, nhưng Klougman đã từ chối cuộc gặp với các
nhân viên tình báo Anh.
Hồi kết
Hồi kết
Sau đó, những dấu vết của một điệp viên đắt giá dần
bị xoá nhoà, báo chí không còn viết về ông nữa, các cơ quan tình báo
thấy không còn lý do để tiếp tục thẩm vấn, ông không liên hệ với KGB từ
năm 1951, Cairncross lặng lẽ làm việc cho hoạt động của Liên Hiệp Quốc
và lấy làm mừng vì không tổn hại gì sau tất cả những rắc rối này.
Tính ông hay bẳn gắt, kín đáo, sở thích là đọc, ông
chẳng mấy quan tâm đến người khác.Tuổi già đã đến với ông từ thời còn ở
Provence, cũng chính ở đó ông bị bọn báo chí đáng nguyền rủa hành hạ,
ông chuyển tới miền Tây Anh để vĩnh biệt cuộc đời.
Ông nghĩ gì trong những năm cuối đời? Ông có tiếc
nuối quá khứ không? Ông có vui mừng với cuộc cải tổ ở Liên Xô không? Hay
là, trái lại, ông hy vọng một lúc nào đó sẽ có chủ nghĩa cộng sản tràn
trề hạnh phúc, cái mà ông đã cống hiến những năm tháng tươi đẹp nhất đời
mình? Ông có oán trách không khi tất cả xa lánh, bỏ rơi ông? Hay là ông
sống an phận thủ thường với người vợ trẻ, nốc thứ rượu Whisky quê
hương, nhổ toẹt vào tất cả những trò gián điệp; bởi vì cuộc sống là một
cái mà khi vào tuổi hơn 70 người ta cảm nhận nó sâu sắc hơn khi còn trẻ.
Chúng ta đã không bao giờ biết được về điều đó nữa.
Sự thật về Huân tước Victor Rothschild
Victor Rothschild ở tuổi 23 và 63
|
Người nổi tiếng nhất - Kim Philby (Harold Adrian Kim
Philby (1912-1988), sĩ quan cao cấp của cơ quan tình báo Anh Secret
Intelligence Service (SIS), tức MI-6; kiêm tình báo viên của Liên Xô),
người mà chút nữa đã trở thành người đứng đầu cơ quan tình báo Anh, một
con người dũng cảm và gan dạ, người đã giữ được thăng bằng trên lưỡi dao
cạo gần 10 năm sau những cuộc thẩm vấn và những lời buộc tội làm gián
điệp, và chỉ đến năm 1963, ông mới trốn chạy sang Liên Xô do sự phản bội
của một nhân viên KGB chạy sang phương Tây. Philby bị buộc tội đã báo
động nguy hiểm cho các bạn mình - đó là điệp viên Liên Xô, nhân viên Bộ
Ngoại giao Anh và nhân viên của SIS Guy Francis de Moncy Burgess
(1911-1963) và Vụ trưởng Vụ Mỹ, Bộ Ngoại giao Anh Donald Maclean để họ
chạy trốn sang Liên Xô vào năm 1951. Cả hai người này đều là những người
thấm nhuần tinh thần quốc tế vô sản, đã cung cấp cho tình báo Liên Xô
những tài liệu cực kỳ giá trị, cả hai đã mạo hiểm mạng sống và hoàn toàn
không giống với những mẫu hình đơn giản của các nhân viên tình báo
Xôviết.
Anh chàng điển trai Maclean, nhà phân tích và nhà
khoa học, rất hay ngượng ngùng, nhưng khi uống say lại trở thành một con
người cuồng nhiệt dữ dội. Một ví dụ điển hình là vụ ở Cairô khi Maclean
khoe khoang tại một bữa liên hoan tại nhà một nhà ngoại giao đồng
nghiệp là anh ta đang làm việc cho tình báo Liên Xô. Những người có mặt
đều cho rằng, anh ta đã uống say bí tỉ, nhưng trên thực tế đó là một sự
suy sụp thần kinh cộng thêm tác động của rượu. Vị tiến sĩ khoa học khiêm
tốn Maclean, người đã làm việc ở Moskva tại trường Đại học Kinh tế thế
giới và quan hệ quốc tế dưới một cái tên khác, tác giả của những bài báo
và sách, đã hoàn toàn là một con người khác, không chấp nhận chủ nghĩa
xã hội Xôviết và có tâm trạng chán ghét KGB, cuối cùng cùng đã đem xuống
mồ những ngờ vực và những đau khổ, dằn vặt của mình, còn hài cốt của
mình thì ông yêu cầu đưa về Anh - điều này cũng nói lên cái gì đó.
Guy Burgess làm việc cả cho Bộ Ngoại giao Anh và cả
cho tình báo Anh, là con người cực kỳ quyến rũ, cực kỳ trí tuệ, có quan
hệ tuyệt vời trong các cơ quan nhà nước Anh, tâm hồn bình dị và chan
hoà, một kẻ nát rượu và tiêu xài hoang phí, đồng thời còn là một người
đồng tính, điều mà ông chẳng hề giấu giếm.
Sau khi chạy sang Moskva, Burgess không thể tìm lại
được mình, ông sa vào rượu chè, lòng buồn nhớ da diết nước Anh, ông hay
gặp gỡ những người Anh đến Liên Xô khiến cho KGB cũng phải kinh hãi, ông
khao khát được trở về Anh. Ông mất năm 53 tuổi với thể trạng của một
người hoàn toàn bệnh hoạn.
Tất nhiên, người ta có thể cười cợt về phẩm chất đạo
đức của những con người này và thậm chí có thể khẳng định, giống như
nhiều người Anh, rằng chính những thói hư tật xấu ấy đã buộc họ phải
giúp đỡ những người cộng sản, nhưng không thể không thừa nhận rằng, họ
đã sống thật anh hùng, họ đã chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít không
phải bằng lời nói mà bằng việc làm và tin tưởng thành kính vào tương lai
chủ nghĩa cộng sản.
Thành viên thứ tư của nhóm “Bộ năm” từng là một nhân
viên phản gián giàu kinh nghiệm, là người sau chiến tranh đã gìn giữ
những bức tranh ở Điện Buckingham, Điện Windsors và các cung điện khác,
là người được tặng thưởng nhiều huân chương, cố vấn của Hoàng gia, nhà
nghiên cứu nghệ thuật có uy tín quốc tế, một nhà nhà duy mỹ tinh tế,
giáo sư Blunt. Blunt đã bị một trong những người Mỹ được ông tuyển phản
bội, và năm 1964, ông buộc phải thú tội làm việc cho tình báo Liên Xô
với các cơ quan tình báo Anh. Nhưng người Anh đã quyết định không chọc
thối lên để ngửi và nhờ vậy ông đã sống bình yên đến năm 1979, khi thông
tin đã bị rò rỉ đến tai giới báo chí. Ông bị tước danh vị quý tộc, bằng
tiến sĩ khoa học danh sự, tất cả các bạn bè cũ đã quay lưng lại với
ông. Năm 1983, Blunt qua đời.
***
Vậy ai là người thứ năm? Câu hỏi này đã day dứt nước
Anh cho đến tận ngày nay. Và người ta cho rằng, đó là John Cairncross,
người đã được tuyển khi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Cambridge và
từng làm việc ở Foreign Office, Bộ Tài chính, văn phòng thủ tướng Anh,
trong cơ quan tình báo, cơ quan cơ yếu Anh. Khả năng làm tình báo hiển
nhiên là vô cùng lớn. Không lâu sau khi Maclean và Burgess bị bại lộ,
ông chấm dứt liên hệ với tình báo Liên Xô, ông cũng đã hối hận và được
tha thứ giống như Blunt. Tên ông bị báo chí Anh bêu riếu rất lâu, nhưng
không phiên toà nào được mở, còn từ đó Cairncross sang sống ở Pháp và
gạt sang một bên tất cả mọi sự đua tranh. Nhưng liệu ông có phải là
“người thứ năm”?
Cách đây không lâu, Peter Wright, trợ lý chỉ huy
phản gián Anh, người viết cuốn hồi ký bị cấm ở Anh và đã buộc phải di cư
sang Australia, đã chết. Trong cuốn sách của mình, ông ta đã khẳng định
và chứng minh rằng, “người thứ năm” chính là chỉ huy phản gián Anh
Roger Hollis, - Chính phủ Anh kịch liệt bác bỏ sự ám chỉ này và chỉ
trích nhân viên phản gián hồi hưu này. Wright còn buộc tội cả cựu thủ
tướng, đảng viên Công đảng Harold Wilson làm gián điệp cho Liên Xô.
Và đây, lại có “người thứ năm” mới: Nataniel Victor
Rothschild, hay gọi ngắn gọn là Victor Rothschild, người đã chết năm
1990 ở tuổi 80 và nổi tiếng ở Anh với tước vị Huân tước Rothschild và
chính là người đứng đầu của triều đại dòng họ chủ nhà băng vốn đã đi vào
lịch sử không chỉ nhờ những thành tích tài chính của mình, sự bảo trợ
cho nghệ thuật, mà còn nhờ những khoản công trái khổng lồ cho cuộc chiến
tranh chống Napoléon và vụ mua kênh đào Suez cho chính phủ Benjamin
Disraeli.
Chà, một con chim quá bự! Và người Anh lo lắng điên
đầu không chỉ vì bản thân sự kiện gián điệp mà còn cả vì lai lịch của
tất cả những người liên quan đều thuộc tầng lớp cầm quyền ưu tú, thuộc
về tinh hoa của xã hội Anh. Thế thì họ còn thiếu cái gì nữa, họ đâu có
như ông cha cố Ba Lan nghèo khó Dzerzhinsky (Feliks Edmundovich
Dzerzhinsky (1877-1926) - Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban VChK, cơ quan
tiền thân của KGB) hay con trai ông đánh giày Dzhugashvili (Iosif
Vissarionovich Dzhugashvili (tức Stalin) (1879-1953), lãnh tụ Đảng Cộng
sản và Nhà nước Liên Xô). Tất cả họ đều có xuất thân tuyệt hảo, được đào
tạo tốt tại những trường chuyên tuyệt vời nhất, sau đó ở Cambridge,
tiền không thiếu, tất cả đều có đường công danh và thành công sáng lạn
trong xã hội. Họ còn cần gì nữa? Vậy mà bỗng họ lại vi phạm luật pháp
Anh, gắn bó số phận của mình với tình báo của Stalin khát máu, trở thành
những con “chuột trũi” đi phá huỷ những nền tảng của chính nhà nước Anh
đã nuôi dưỡng dạy dỗ họ!
Đại học Tổng hợp Cambridge, ngôi trường mà chàng
trai 20 tuổi Victor Rothschild vào học năm 1930, nổi danh trên thế giới
không chỉ với những nhà khoa học lỗi lạc nhất mà cả sự tự do tư tưởng ở
mức đáng kinh ngạc. Các tư tưởng cộng sản được truyền bá rộng rãi đến
khó tin và đã trở thành đặc biệt lôi cuốn đối với Victor khi mà Hitler
đã lên nắm quyền ở nước Đức. Rothschild đã bí mật gia nhập đảng cộng
sản. Tại Cambridge, anh có quan hệ gần gũi với Blunt, Philby, Burgess,
cũng như với Pietr Kapitsa, người làm việc tại phòng thí nghiệm
Roserfort. Cần phải nói rằng, khi đó Victor không hề muốn trực tiếp làm
công việc ngân hàng; anh đầu tư vào làm ăn 260 triệu bảng Anh mà anh
được thừa kế từ người cha, còn bản thân thì cống hiến cho hoạt động khoa
học.
Tháng 8 năm 1934, anh nhận được vé mời dự buổi hoà
nhạc. Vài ngày sau, một mẩu giấy nhỏ của Kim Phliby đã đến tay anh:
“Victor thân mến, lời mời mới đây có đến được tay anh không?” Rothschild
hiểu rằng có ai đó muốn gặp mình, mà lại là theo giới thiệu của Philby.
Vài giây trước khi buổi hoà nhạc bắt đầu, một người đàn ông cao, mắt
sâu vào ngồi ghế bên Rothschild. Trong giờ giải lao, họ trò chuyện về âm
nhạc, người đàn ông lạ tự giới thiệu là Otto, thực tế anh là Malley,
người gốc Hungary, cán bộ của Phòng Nước ngoài thuộc OGPU (Tổng cục
Chính trị đặc biệt - một tên gọi cũ của KGB), là một trong những cán bộ
tuyển chọn xuất sắc nhất của tình báo Xôviết, sau này bị xử bắn trong
thời Yezhovshchina (thuật ngữ chỉ thời kỳ Yezhov tiến hành thanh trừng
trong nội bộ NKVD và Hồng quân Liên Xô cuối những năm 1940. Nikolai
Ivanovich Yezhov (1895-1940), Bộ trưởng Dân uỷ Nội vụ Nga NKVD năm
1936-1938, bị bắt năm 1939 và bị hành hình năm 1940). Malley đã gây được
ấn tượng tốt với Rothschild, họ tiếp tục làm quen với nhau, không lâu
sau Victor đã được thu hút cộng tác với động cơ là đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít và giúp đỡ Liên bang Xôviết, đất nước duy nhất có khả
năng đánh bại Hitler. Malley chỉ đạo cho Rothschild cắt đứt quan hệ với
đảng cộng sản và không được để lộ công khai các quan điểm của mình. Năm
1937, Victor được kế nhiệm vị trí của người chú đã mất trong Thượng viện
Anh và trở thành Huân tước Rothschild. Phạm vi các mối quan tâm học
thuật của anh rất rộng, anh được coi là một trong những nhà khoa học
uyên bác nhất Anh quốc, hiểu rõ chân tơ kẽ tóc các vấn đề vật lý hạt
nhân. Công việc tại Thượng viện Anh và quan hệ bạn bè với Thủ tướng
Winston Churchill đã tạo cơ hội thuận lợi cho anh làm tình báo chính
trị.
Rothschild có quan hệ chặt chẽ với phong trào Sionism
và hiến tiền cho việc cứu trợ các nạn dân Do Thái. Trong một thời gian,
anh làm việc tại phòng thí nghiệm tuyệt mật ở Porton-Down nơi phát
triển vũ khí hoá học; khi Thế chiến II mở màn, anh vào làm việc cho phản
gián Anh tại phòng tình báo thưng mại, và năm 1940, anh chỉ huy phòng
về đấu tranh chống phá hoại ngầm. Do tính chất công việc, anh thường
xuyên có những cuộc gặp gỡ ở Bộ Ngoại giao Anh.
Rothschild đã trở thành chuyên viên số một về các
thiết bị nổ của Đức mà bọn phát xít nguỵ trang rất khôn khéo và anh đã
không chỉ một lần suýt mất mạng khi vô hiệu hoá chúng. Và một lần nữa,
anh lại được gần gũi Winston Churchill: anh chịu trách nhiệm kiểm tra đồ
ăn chuẩn bị cho Thủ tướng Anh bởi vì có tin người Đức định đầu độc ông.
Với cương vị của mình, ngay trong thời gian trước năm 1943, anh đã được
phép tiếp cận tới tất cả các bí mật khoa học kỹ thuật của nước Anh.
Giáo sư Oliphant, người nghiên cứu về máy magnetron
cần cho radar tại Đại học Tổng hợp Burmingham, khẳng định rằng, vào năm
1942, Rothschild đã tới phòng thí nghiệm để kho sát và còn là để thó vào
túi một máy magnetron đường kính 3 inch đem đi khỏi Burmingham. Khi đó,
Oliphant đã bỏ ra khỏi phòng mấy phút. Một ngày sau, Rothschild đã gửi
tr lại thiết bị này qua một phái viên đặc biệt, kèm theo lá thư:
“Oliphant thân mến, có lẽ anh phải tăng cường các biện pháp an ninh. Tôi
rất hài lòng về cuộc gặp của chúng ta. Thực sự vui mừng, Rothschild của
anh”. Trong thời gian chuyến kho sát tới phòng thí nghiệm của Đại học
Hoàng gia London, Victor đã lấy được đầy đủ thông tin về các phương pháp
chế xuất Plutoni. Các nhà nghiên cứu Anh khẳng định rằng, toàn bộ thông
tin đó đã được Rothschild “lùa” về Moskva thông qua bạn mình là Blunt.
Còn một sự kiện quan trọng mà người ta gán cho
Rothschild nữa. Trong thời gian chiến tranh, vị thủ tướng của chính phủ
Ba La lưu vong - tướng Sikorsky, người kịch liệt phản đối Stalin về sự
kiện Katyn (Một địa danh ở Liên Xô, nơi diễn ra một sự kiện bi thảm,
trong đó Liên Xô bị kết tội sát hại hàng ngàn sĩ quan, binh lính và
thường dân Ba Lan tại trại tập trung ở Katyn năm 1940, thời Thế chiến
II), trú ngụ tại London. Chẳng bao lâu sau, Sikorsky đã tử nạn trong một
tai nạn hàng không. Rothschild chính là người đứng đầu uỷ ban điều tra
đặc biệt vụ tai nạn này. Cuộc điều tra bị trì hoãn và dư luận cũng không
chờ đợi được bản báo cáo chính thức. Liệu có phải Rothschild làm theo
lệnh của Stalin? Câu hỏi này cho đến nay vẫn day dứt tâm can người Anh.
Khi Paris được giải phóng vào tháng 8 năm 1944,
Rothschild bố trí đơn vị chống phá hoại ngầm trong ngôi nhà tiêng, nhưng
không lâu sau đã cho chuyển sang địa điểm khác vì sợ làm nổ nhà khi xử
lý chất nổ.
Thỉnh thoảng, Blunt, Burgess và Philby có dừng chân
tại biệt thự này - điều này một lần nữa chứng tỏ rằng, những con người
này không hẳn đã coi mình là các điệp viên đang hoạt động bí mật mà là
những đồng chí trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và họ dựa
vào Liên Xô như vào một lực lượng chủ yếu trong cuộc chiến chống Hitler.
Tại Paris, Rothschild được giao nhiệm vụ hỏi cung các
tù binh Đức, kể cả Otto Skorzeni, tên chỉ huy của đơn vị commando đã
giải thoát và đưa trùm phát xít Mussolini ra khỏi Italia.
Sau chiến tranh, được tặng một số phần thưởng của Anh
và Mỹ, Rothschild rời khỏi ngành phản gián và lại một lần nữa lao vào
những tìm tòi, nghiên cứu khoa học tại Cambridge, trở thành chủ tịch
công ty hàng không Anh BOAC và một số công ty khác, cũng như tiếp tục
làm việc tại Thượng viện Anh. Anh đã sử dụng nh hưởng chính trị của
mình, những quan hệ bí mật với những người theo chủ nghĩa Sionism (về
công khai, anh không ủng hộ hoạt động của họ) để thành lập nhà nước
Israel. Thời gian đó, Bộ Ngoại giao Anh giữ lập trường thân Arập, chống
lại cuộc vận động thân Israel ở Mỹ và chống lại các kế hoạch của Stalin,
người ng theo khuynh hướng ủng hộ thành lập nhà nước Israel.
Sau khi Maclean và Burgess chạy sang Liên Xô vào năm
1951, Rothschild dần dần chấm dứt quan hệ với tình báo Liên Xô vì lo bị
lộ. Người ta biết khá rõ quan hệ gắn bó của anh với Burgess và Blunt,
các nhà báo không ít lần bóng gió đề cập đến ông khi truy tìm “người thứ
năm”, nhưng anh đã doạ đưa ra toà tất cả những kẻ nào định lợi dụng chủ
đề này mà không có những chứng cớ vững chắc. Hơn nữa, anh không một lần
phải ra toà mặc dù lý do cho việc đó cũng đã có.
Trong bộ máy nhà nước Anh, Huân tước Rothschild tiếp
tục được tín nhiệm. Ban đầu, anh là chuyên gia tư vấn và sau đó là thành
viên ban lãnh đạo tập đoàn dầu khí độc quyền Shell và chủ tịch của công
ty con Shell Chemicals.
Năm 1970, Huân tước Rothschild đã nhận lời mời bất
ngờ của Thủ tướng Edward của chính phủ Bảo thủ mới để giữ cương vị đứng
đầu “bộ phận đầu não” trong văn phòng trung ương đảng Bảo thủ và điều
này đã gây ra phản ứng tiêu cực ở những bạn hữu trong Công đảng của
mình. Trong số các nhiệm vụ của “bộ phận đầu não” có việc xem xét lại
chiến lược và cân bằng toàn bộ đường lối chính sách của Anh, trong đó có
cả hoạt động của các cơ quan đặc vụ.
Năm 1975, sau khi Công đảng lên nắm quyền, Rothschild
rời khỏi chức vụ của mình và thay thế người họ hàng đã mất trên cương
vị chủ tịch Ngân hàng Rothschild. Chẳng bao lâu sau, Công đảng đề nghị
ông đứng đầu Uỷ ban về kiểm soát đánh bạc (ở Anh, lĩnh vực này bị kiểm
soát).
Các nhà nghiên cứu Anh cho rằng, sau khi Maclean,
Burgess, Philby chạy trốn và nhất là sau khi Blunt bị bại lộ, Rothschild
đã dùng mọi nỗ lực để “rũ bỏ” quá khứ của mình và ngăn chặn mọi mưu
toan quy kết ông là gián điệp Liên Xô.
Ông là người có trí thông minh và lòng dũng cảm siêu
phàm, sự giàu có đã cho phép ông sưu tầm những bức tranh và bản thảo cổ,
ông viết sách về chăm bón đất, biên soạn một ký sự chi tiết về gia
đình, xuất bản một cuốn sách, trong đó ông phân loại tất cả các động vật
hiện còn đang sống, thậm chí cả tiểu luận “Những suy tưởng của cái
chổi”. Gần như cho đến những năm 1980, con người này vẫn là một trong
những nhân vật chủ chốt trong cơ cấu chính quyền Anh...
Nhưng ông có phải là gián điệp của Liên Xô và là “người thứ năm” không?
“Ông có thể nói gì về việc Rothschild làm cho KGB?” -
tôi đặt câu hỏi cho người lãnh đạo Trung tâm quan hệ với công chúng của
Cục Tình báo đối ngoại Nga SVR Iuri Kobaladze.
“Thiết nghĩ, xét về mức độ cởi mở, tình báo của chúng
ta đang giữ vị trí số một trên thế giới, tuy vậy tôi không bình luận về
những lời đồn đại kiểu như vậy đang lan truyền ở nước ngoài. Chúng tôi
chỉ tiết lộ thông tin về những điệp viên đã bị lộ, và tất nhiên là cũng
chỉ trong khuôn khổ nhất định. Nhân đây cũng phải nói rằng, không một cơ
quan tình báo phương Tây nào làm điều này”.
Tôi chú mục nhìn vào đôi mắt xanh của ngài Kobaladze. Trong đó chỉ là sự trống trải băng giá.
Nhận xét
Đăng nhận xét