MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 15 (Đà Nẵng)
(ĐC sưu tầm trên NET)
![Map of Đà Nẵng Việt Nam Map of Đà Nẵng Việt Nam](https://www.google.com/maps/vt/data=RfCSdfNZ0LFPrHSm0ublXdzhdrDFhtmHhN1u-gM,5M9l5jwyTV-Ifw1iUna0cHB8Sqw9rUu-mKCbOOvlSLtbBtRhiwJrrAB01rmuyhm_ZUI2C8X0DrqWhP8v3g9Yc7KZd_zU6SB5NOEo8mJsm-kgRSOkP5QCyFTU101ULQ3XUUw3etV6XEnHUyfW0RLkK-nVz9Nv_TPVkfcECpnNcus5P5pHui7Ek_C-jYodiVfI4C4e8uF4YZju51M)
Vào khoảng 0 giờ 30 hàng ngày, phần giữa của cầu sông Hàn quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, vào khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ. Hóng mát bên sông Hàn và chờ đợi khoảnh khắc cầu quay là thú vui của nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch, mang lại cho họ những cảm xúc phấn khích, bồi hồi khó tả. Đến nỗi nhiều người cho rằng, “không xem cầu Sông Hàn quay nghĩa là chưa đến Đà Nẵng”.
Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm. Như vậy là địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của nó chắc phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến vùng đất này. Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước”. Phải thừa nhận rằng tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương ngũ hành.
Những dấu tích còn lưu lại cho biết rằng trước khi người Việt đến đây, người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu trên các hòn núi này. Người Việt đến mang theo đạo Phật, lập thêm chùa chiền, am, thất làm tôn thêm tính chất uy nghiêm của một thắng cảnh mà không bài trừ nhau.
Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao 106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất.
Cả vùng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch và đang triển khai xây dựng thành Khu Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn. Trong tương lai ngắn bạn sẽ chứng nơi đây hoàn toàn khác hẳn, đẹp hơn và là điểm thu hút khách du lịch nhiều hơn.
![Vịnh Đà Nẵng](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_u7i2BWDWH0HO0MTKny_YlFvkt-8uqG21tHltUePFWSjbNeCJCwa3H6c7QwWOmqbL3fCv-TvZpc17pL0MelqVQ1oMyTZlV4wbpWGa33I1_kSjla-9gUNOgB4LF0rkI0Rr1UwtMiLvK4=s0-d)
Đà Nẵng
Thành phố ở Việt Nam
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997,nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Wikipedia
Diện tích: 485 mi²
Thời tiết: 26°C, Gió Đ với 10 km/h, 65% Độ ẩm
10 địa danh không nên bỏ qua khi đến Đà Nẵng
1. Cầu sông Hàn
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, do nhân dân thành phố đóng góp phần lớn tiền xây dựng. Cầu được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà. Mỗi buổi tối, cầu sông Hàn đẹp lung linh nổi bật giữa thành phố Đà Nẵng trẻ trung.Vào khoảng 0 giờ 30 hàng ngày, phần giữa của cầu sông Hàn quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, vào khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ. Hóng mát bên sông Hàn và chờ đợi khoảnh khắc cầu quay là thú vui của nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch, mang lại cho họ những cảm xúc phấn khích, bồi hồi khó tả. Đến nỗi nhiều người cho rằng, “không xem cầu Sông Hàn quay nghĩa là chưa đến Đà Nẵng”.
2. Bán đảo Sơn Trà
Sơn Trà là tên một bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc. Đến Sơn Trà, du khách được “lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng…3. Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Với độ cao gần 500m so với mực nước biển, đèo Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam. Từ đỉnh đèo Hải Vân, những phong cảnh ấn tượng về dải vờ biển tuyệt đẹp của tổ quốc hiện ra. Đó là làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ, thành phố Đà Nẵng hiện đại bên bờ sông Hàn, đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ, dải cát trắng phau của bãi biển Non Nước, những tảng đá chênh vênh của Ngũ Hành Sơn… Hiện nay dù đã có hầm đường bộ Hải Vân, nhiều du khách vẫn cất công vượt đường đèo trắc trở với núi cao, vực sâu để được tận mắt ngắm nhìn những cảnh đẹp như tranh vẽ ấy.4. Ngũ Hành Sơn
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7km, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, kề bên khu du lịch Non Nước, Ngũ Hành Sơn là năm ngọn núi đá (Kim sơn, Mộc sơn, Thủy sơn, Hỏa sơn và Thổ sơn) trông giống như những hòn non bộ nổi lên giữa một cồn cát đá mênh mông, quanh năm sóng vỗ dưới chân. Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường đến ngọn núi lớn Thủy Sơn, chùa Tam Thai, các hang động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt… Dưới chân Ngũ Hành Sơn có làng đá mỹ nghệ Non Nước với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng đá được bàn tay các nghệ nhân địa phương cần cù tạc nên.5. Làng đá mỹ nghệ Non Nước
Làng được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khai phá. Sang thế kỷ 19 thì cả làng đều sinh sống bằng nghề này. Ở Non Nước, sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch khá phong phú như: tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muông thú, vòng đá đeo tay trơn láng đầy mầu sắc chạm trổ tinh xảo, công phu… Đến Ngũ Hành Sơn, du khách có thể tận mắt chứng kiến người nghệ nhân chế tác những tác phẩm đẹp từ đá thiên nhiên, sau đó thoải mái chọn lựa những đồ lưu niệm bằng đá dành tặng người thân.6. Núi Bà Nà
Núi Bà Nà thuộc nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Ở Bà Nà, với độ cao 1489m so với mực nước biển, du khách sẽ được cảm nhận 4 mùa riêng biệt trong 1 ngày: Sáng – xuân, trưa- hạ, chiều – thu, tối – đông và luôn khô ráo vì ít khi bị mưa. Vượt qua đoạn cáp treo dài và dốc kỷ lục, từ trên đỉnh núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh đến tận chân trời… Đến đây, bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: chùa Linh Ứng với bức tượng Đức Bổn Sư cao 27m, Suối Mơ nước trong vắt, mùa hè có ngọn thác Tóc Tiên…7. Bãi Biển Phạm Văn Đồng
Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, tại công viên biển Đông, đây là một bãi tắm công cộng được xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng là địa điểm thu hút cư dân địa phương và khách du lịch khắp nơi. Bãi tắm ở đây có diện tích 7.726m2, có các công trình phụ trợ như một đài phun nước, 6 hồ chứa nước ngọt, 26 dãy vòi sen, 24 phòng thay quần áo bằng composit. Bãi tắm có thể phục vụ từ 3.500 đến 4.000 lượt người đến tắm biển mỗi ngày.
Tham khảo những Khách sạn Gần Biển, giá chỉ từ 417.000 VND
8. Rạn Nam Ô
Cách trung tâm làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng - nằm giữa Đà Nẵng và đèo Hải Vân) khoảng 2km về hướng Đông Nam có một dải đá ngầm, ngư dân trong vùng gọi là rạn Nam Ô. Rạn Nam Ô có nhiều rong tảo nên là nơi trú ngụ của nhiều loài cá và hải sản quý. Theo kinh nghiệm của dân địa phương, nên đến tham quan rạn Nam Ô nên đến vào lúc lúc thủy triều xuống vì lúc ấy bờ biển lộ ra bãi cát, bãi đá rất đẹp. Sau khi tham quan rạn Nam Ô, du khách có thể dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.9. Làng chiếu Cẩm Nê
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. Ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu. Hiện nay, một đôi chiếu kích thước 1,6m x 2m có giá 500.000VND.10. Làng cổ Túy Loan
Làng cổ Túy Loan nằm về hướng Tây Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng 15km, bên Quốc lộ 14 B. Theo những dấu tích còn sót lại, làng cổ Túy Loan đã có trên 500 tuổi, nổi bật là ngôi đình cổ đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Dịp hội đình Túy Loan diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng, bạn sẽ được tham dự cuộc đua ghe thuyền đặc sắc của trai làng rồi tham gia những trò chơi dân gian như đẩy gậy, thi cờ tướng, cờ người, nghe hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp… Đến làng cổ Túy Loan, du khách không nên bỏ lỡ dịp được nếm thử món đặc sản bánh tráng và Mỳ Quảng nức tiếng xa gầnnhư câu ca rằng: “Tuý Loan trăm thứ đều ngon/Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ!”.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng “địa linh” của xứ Quảng xưa nay. Ngũ Hành Sơn là một địa danh du lịch được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.
Một nhà thơ đã viết về Ngũ Hành Sơn “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết” (dịch). Thực ra tên gọi Non Nước đã có từ lâu đời, đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”. Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”.
Một phong cảnh của núi Ngủ Hành Sơn
Một nhà thơ đã viết về Ngũ Hành Sơn “Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết” (dịch). Thực ra tên gọi Non Nước đã có từ lâu đời, đã đi vào ca dao như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của dân chúng: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa”. Trong Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp có ghi địa danh “Non Nước Sơn”.
Ngọn Thủy Sơn
Thang máy đưa khách lên ngọn thủy sơn
Cũng như trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo, tự Đạo Phủ, quê Nghệ An, soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành đều có ghi “Non Nước Sơn tam đỉnh” bằng chữ Nôm. Như vậy là địa danh núi Non Nước đã xuất hiện trên văn bản hơn 5 thế kỷ, còn sự ra đời của nó chắc phải kể từ khi những lưu dân Việt đặt chân đến vùng đất này. Trong khi đó, tên Ngũ Hành Sơn được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806) như sau: “Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước”. Phải thừa nhận rằng tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương ngũ hành.
Người Pháp sau này, cuối thế kỷ XIX, thì lại dựa vào chất liệu của núi
đá để đặt tên cho thắng cảnh là “Les montagnes de marbre” (Những ngọn
núi đá cẩm thạch).
Động Huyền Không - Núi Ngủ Hành Sơn
Những dấu tích còn lưu lại cho biết rằng trước khi người Việt đến đây, người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu trên các hòn núi này. Người Việt đến mang theo đạo Phật, lập thêm chùa chiền, am, thất làm tôn thêm tính chất uy nghiêm của một thắng cảnh mà không bài trừ nhau.
Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao 106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất.
Về hang động có: Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Lăng Hư, Vân Thông, Thiên Long, Bàn Cờ, Tàng Chân, Chiêm Thành và Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài. Về chùa có: Tam Thai, Tam Tôn, Linh Ứng…
Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét là đến bãi biển non nước cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn cảnh núi non, trời biển bao la.
Điều thú vị ở đây mà các điểm du lịch khác khó có thể có được là sau những giờ leo trèo, lên xuống hàng trăm bậc cấp để thăm thú các hang động và chùa chiền, du khách chỉ cần bước ra mấy trăm mét là đến bãi biển non nước cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng êm như mời gọi chào đón đến với làn nước mặn, thư giãn gân cốt, đồng thời ngắm nhìn cảnh núi non, trời biển bao la.
Du khách thích thú chụp ảnh từ núi Ngủ Hành Sơn
Cả vùng Ngũ Hành Sơn được quy hoạch và đang triển khai xây dựng thành Khu Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn. Trong tương lai ngắn bạn sẽ chứng nơi đây hoàn toàn khác hẳn, đẹp hơn và là điểm thu hút khách du lịch nhiều hơn.
Các khách sạn gần danh thắng Ngũ Hành Sơn
Sandybeach resortThắng cảnh đèo Hải Vân – vịnh Đà Nẵng
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo dài nhất và có mức độ hiểm trở nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam.
![Thắng cảnh đẹp Hải Vân](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_tUZZtkQPdp4twW-YDma8Yvvo3ynrKtHWc0j_PJmfv_U0AGI1UU5Zi04LhNbJXjeufB--VxWgOAQ-kknSc2lzRE-WWfGDaGU9AraUVuJhNx6MBeLklXvHUYoIojqZIcSZu5Nw=s0-d)
Thắng cảnh đẹp Hải Vân
Với độ cao 496 m so
với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân, đỉnh cao nhất của đèo và được
xây từ thời Minh Mạng, được chính nhà vua cho treo biển “Thiên hạ đệ
nhất hùng quan”. Đến đây, có một khoảng bãi đất rất rộng để dừng xe nghỉ
chân, và tại đây có thể ngắm biển và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của cả con
đèo.
Hiên nay, hơn 6 km
đường hầm đã được xây dựng thay thế cho gần 25 kem đường đèo nguy hiểm,
hiểm trở đã tạo sự thuận lợi cho việc đi lại cũng như giảm tai nạn giao
thông, đồng thời đã thu hút du khách đến với tuyến du lịch hấp dẫn nhất
miền Trung nối Lăng Cô thơ mộng với Nam Ô xinh đẹp chỉ trong vòng chưa
đến 14 phút. Đây cũng là đường hầm xuyên núi dài nhất Đông Nam Á được
khánh thành vào tháng 6-2005.
– Cách Đà Nẵng 25km về Phía Bắc và mất khoảng 35 – 40 phút nếu đi bằng ô tô, xe máy.
– Lộ trình: Trung tâm
Đà Nẵng – Quốc lộ 1A về phía Bắc – chân đèo Hải Vân hoặc từ trung tâm
Thành phố – đường biển Nguyễn Tất Thành – quốc lộ 1A – chân đèo.
Bạn có thể xem thêm thông tin mùa thích hợp nhất đi du lịch Đà Nẵng
Vịnh Đà Nẵng
Tới Tour Đà Nẵng, bạn sẽ được ngắm vẻ đẹp Vịnh Đà Nẵng một
trong những vịnh biển hình cánh cung đẹp nổi tiếng, nơi có các bãi tắm
Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình trải dài theo vòng cung của vịnh nối liên
hoàn trên tuyến đường biển Liên Chiểu -Thuận Phước dài gần 14km. Vịnh
được che chắn bởi sườn núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà nên rất kín gió,
thích hợp cho các trò chơi giải trí trên biển như dù bay, lướt ván, môtô
nước… Du khách đến đây còn được thưởng thức đặc sản hải sản tươi ngon
được cung cấp từ ngư dân của làng chài ven đó, đặc biệt là món gỏi cá
Nam Ô tuyệt vời của vùng biển này.
Nhận xét
Đăng nhận xét