GIAI THOẠI THIỀN 20

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Giai thoại Thiền: TÁNH TÌNH

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Một Thiền sinh đến phàn nàn với Bankei:
“Bạch thầy, con có một tánh xấu bất trị, làm sao con sửa chữa được?”

Bankei đáp: “Con có cái gì lạ lắm à? Hay đưa thầy xem nào.”

Thiền sinh nói: “Ngay bây giờ con không tỏ cho thầy được.”

Bankei hỏi: “Vậy khi nào con có thể tỏ cho thầy biết được?”

Thiền sinh đáp: “Nó xuất hiện bất ngờ lắm”. Bankei kết luận:

“Rồi, nó không phải là bản tánh chân thật của con. Nếu nó là bản tánh của con, con có thể tỏ cho thầy được bất cứ lúc nào. Khi mới sinh, con không có nó, và cha mẹ con cũng không cho con. Hãy nghĩ kỹ coi.”
Giai thoại Thiền: CÁI TÂM ĐÁ

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Hogen, một Thiền sư Trung Hoa, sống trong một ngôi đền nhỏ ở vùng quê. Một hôm, bốn nhà sư du hành xuất hiện và xin phép nhóm lửa trong sân Hogen để sưởi ấm.

Trong khi bốn nhà sư chất lửa, Hogen nghe họ cãi cọ với nhau về chủ thể và khách thể. Hogen nhập bọn với họ và hỏi:

“Có một hòn đá lớn. Các anh xem nó ở ngoài hay ở trong tâm các anh?”

Một nhà sư đáp:

“Theo quan điểm của Phật giáo mọi vật thể đều là đối thể hóa của tâm. Vì thế tôi nói rằng hòn đá ở trong tâm tôi”.

Hogen quan sát:

“Chắc cái đầu anh phải cảm thấy nặng lắm, nếu anh mang một hòn đá giống như thế trong tâm anh.”
Giai thoại Thiền: KHÔNG VƯỚNG BỤI TRẦN

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Zengetsu, một Đại sư Trung Hoa sống vào đời Đường, đã viết những lời dưới đây để khuyên đệ tử:

“Sống trong cõi trần mà không để vướng bụi trần là đường đi của một người học Thiền chân thật.

Khi thấy hành vi tốt của kẻ khác, con hãy tự khuyến khích mình noi theo. Khi nghe việc lầm lỗi của kẻ khác, con hãy tự khuyên mình chớ đua tranh.

Dù cho một mình trong phòng tối, con hãy làm như con đang đối diện với một người khách quý.

Hãy biểu lộ tình cảm của con, nhưng đừng để đi quá bổn tánh chân thật của mình.

Một người có thể có vẻ như một người ngu mà không phải là ngu. Có thể người đó giữ gìn sự khôn ngoan của mình một cách cẩn thận.

Những đức hạnh là thành quả của sự tự giữ giới luật và đừng để chúng rơi khỏi bầu trời của chúng như mưa hay tuyết.

Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để những người chung quanh con khám phá ra con trước khi tự con cho họ biết.

Một tấm lòng cao quý không bao giờ tự buộc mình tiến tới trước. Những lời của nó quý như châu ngọc, ít khi nó bộc lộ và có một giá trị lớn.

Đối với một người học Thiền chân thật, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian qua đi nhưng người học không bao giờ lùi lại phía sau. Vinh cũng như nhục không bao giờ làm nó động tâm.

Hãy tự trách con, đừng bao giờ trách kẻ khác. Đừng bao giờ tranh cãi đúng sai.

Một vài điều, mặc dù đúng, bị coi là sai trong nhiều thế hệ. Bởi vì giá trị chân chính có thể được nhận ra sau nhiều thế kỷ, không cần thèm khát sự đánh giá nhất thời.

Hãy sống với nguyên nhân và hãy bỏ lại những thành quả cho đại luật vũ trụ vận hành. Hãy vượt qua mỗi ngày trong sự chiêm ngưỡng thanh bình.”
Giai thoại Thiền: KHÔNG VƯỚNG BỤI TRẦN

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Zengetsu, một Đại sư Trung Hoa sống vào đời Đường, đã viết những lời dưới đây để khuyên đệ tử:

“Sống trong cõi trần mà không để vướng bụi trần là đường đi của một người học Thiền chân thật.

Khi thấy hành vi tốt của kẻ khác, con hãy tự khuyến khích mình noi theo. Khi nghe việc lầm lỗi của kẻ khác, con hãy tự khuyên mình chớ đua tranh.

Dù cho một mình trong phòng tối, con hãy làm như con đang đối diện với một người khách quý.

Hãy biểu lộ tình cảm của con, nhưng đừng để đi quá bổn tánh chân thật của mình.

Một người có thể có vẻ như một người ngu mà không phải là ngu. Có thể người đó giữ gìn sự khôn ngoan của mình một cách cẩn thận.

Những đức hạnh là thành quả của sự tự giữ giới luật và đừng để chúng rơi khỏi bầu trời của chúng như mưa hay tuyết.

Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để những người chung quanh con khám phá ra con trước khi tự con cho họ biết.

Một tấm lòng cao quý không bao giờ tự buộc mình tiến tới trước. Những lời của nó quý như châu ngọc, ít khi nó bộc lộ và có một giá trị lớn.

Đối với một người học Thiền chân thật, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian qua đi nhưng người học không bao giờ lùi lại phía sau. Vinh cũng như nhục không bao giờ làm nó động tâm.

Hãy tự trách con, đừng bao giờ trách kẻ khác. Đừng bao giờ tranh cãi đúng sai.

Một vài điều, mặc dù đúng, bị coi là sai trong nhiều thế hệ. Bởi vì giá trị chân chính có thể được nhận ra sau nhiều thế kỷ, không cần thèm khát sự đánh giá nhất thời.

Hãy sống với nguyên nhân và hãy bỏ lại những thành quả cho đại luật vũ trụ vận hành. Hãy vượt qua mỗi ngày trong sự chiêm ngưỡng thanh bình.”
Giai thoại Thiền: ĐỐT HƯƠNG

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Có một người đàn bà ở Nagasaki tên là Kame – một trong ít người làm hương để đốt ở Nhật. Một khối hương là một tác phẩm nghệ thuật và chỉ được dùng trong phòng trà hay trước bàn thờ của gia đình.

Kame, mà cha bà trước kia cũng là một nghệ sĩ như thế, thích uống rượu. Kame cũng hút thuốc và kết giao với đàn ông nhiều nhất trong thời. Bất kỳ lúc nào Kame làm được ít tiền bà cũng thết tiệc mời những nghệ sĩ, những thi sĩ, những thợ mộc, những người làm công, những người đàn ông có nghề nghiệp hoặc không có nghề nghiệp. Giữa cuộc tụ tập, Kame phát biểu những dự định của bà.

Trong sáng tạo nghệ thuật, Kame tiến hành rất chậm, nhưng khi tác phẩm của bà hoàn thành thì nó luôn luôn là kiệt tác. Những khối hương của Kame được tàng trữ trong những ngôi nhà của những người đàn bà không bao giờ uống rượu, hút thuốc hay kết giao tự do với đàn ông.

Một lần Thị trưởng của Nagasaki yêu cầu Kame tổ chức một cuộc đốt hương cho ông. Kame trì hoãn công việc đến gần nửa năm trời. Lúc đó, ông Thị trưởng được thăng chức và thuyên chuyển đến một thành phố xa khác, đến viếng bà. Ông thúc giục Kame bắt đầu việc đốt hương của ông.

Cuối cùng, được cảm hứng, Kame làm một khối hương. Sau khi hoàn thành, Kame đặt khối hương lên trên chiếc bàn. Kame chăm chú nhìn ngắm nó thật lâu. Kame uống rượu và hút thuốc trước khối hương như trước người bạn thân trong đời. Suốt ngày Kame quan sát khối hương.

Ngắm chán, lấy một chiếc búa lên, Kame đập nát khối hương. Kame đã nhìn thấy nó không phải là tác phẩm hoàn hảo như Kame đòi hỏi.

Giai thoại Thiền: HÃY NGỦ ĐI

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Gasan ngồi bên giường Tekisui suốt ba ngày trước khi Tekisui từ trần. Tekisui đã chọn sẵn Gasan làm kẻ truyền thừa.

Một ngôi đền vừa cháy cách đó không lâu và Gasan đang bận rộn việc xây lại ngôi đền. Tekisui hỏi Gasan:

“Con sẽ làm gì khi ngôi đền xây lại xong?”

Gasan đáp:

“Để khi thầy khỏi bệnh, chúng con muốn thầy nói chuyện ở đó.”

Tekisui hỏi:

“Nếu thầy không sống đến khi đó.”

Gasan đáp: “Rồi chúng con sẽ tìm một người khác.”

Tekisui tiếp: “Nếu con không tìm được ai khác?”

Gasan lớn tiếng đáp:

“Đừng có hỏi ngu như thế. Hãy ngủ đi!”
Giai thoại Thiền: KHÔNG CÓ GÌ HIỆN HỮU

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Yamaoka Tesshu lúc còn nhỏ đi học Thiền, viếng hết thầy này đến thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokoku.

Muốn tỏ sự sở đắc của mình, Yamaoka nói:

“Tâm, Phật, loài hữu tình, rốt ráo chẳng có. Bổn tánh chân thật của mọi hiện tượng là cái không. Không có cái có, không có huyền ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không có gì để thọ nhận.”

Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói gì. Thình lình đập Yamaoka một điếu tre, làm chàng thanh niên này phát khùng. Dokuon hỏi:

“Nếu không có gì có, thế thì cái giận của anh từ đâu đến?”
Giai thoại Thiền: HÃY NGỦ ĐI

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Gasan ngồi bên giường Tekisui suốt ba ngày trước khi Tekisui từ trần. Tekisui đã chọn sẵn Gasan làm kẻ truyền thừa.

Một ngôi đền vừa cháy cách đó không lâu và Gasan đang bận rộn việc xây lại ngôi đền. Tekisui hỏi Gasan:

“Con sẽ làm gì khi ngôi đền xây lại xong?”

Gasan đáp:

“Để khi thầy khỏi bệnh, chúng con muốn thầy nói chuyện ở đó.”

Tekisui hỏi:

“Nếu thầy không sống đến khi đó.”

Gasan đáp: “Rồi chúng con sẽ tìm một người khác.”

Tekisui tiếp: “Nếu con không tìm được ai khác?”

Gasan lớn tiếng đáp:

“Đừng có hỏi ngu như thế. Hãy ngủ đi!”
ảm thấy buồn vì ông thầy già của họ làm việc cực nhọc, không chịu nghỉ ngơi theo lời khuyên của họ. Vì thế họ giấu hết dụng cụ làm việc của Hyakujo.

Ngày hôm đó, Hyakujo không ăn. Ngày hôm sau Hyakujo không ăn, ngày hôm sau nữa cũng vậy. Các đệ tử đoán:

“Vì tụi mình dấu đồ làm việc của thầy chứ gì? Tốt hơn là nên đem trả lại chỗ cũ cho thầy.”

Ngày họ làm việc, ông thầy già của họ cũng làm và ăn lại như trước. Buổi chiều, Hyakujo dạy họ: “Không làm, không ăn.”
Giai thoại Thiền: TRI ÂM

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Xưa ở Trung Hoa có hai người bạn (*). Một người chơi đàn tỳ bà rất điêu luyện và một người nghe đàn rất sành điệu.

Khi người chơi đàn hay có ý diễn tả về núi cao, người kia bảo: “Tôi thấy núi trước mặt chúng ta.”

Khi người chơi đàn có ý diễn tả về nước, người kia kêu lên: “Đây là dòng nước đang chảy!”

Nhưng chẳng bao lâu người nghe đàn ngã bệnh chết. Người chơi đàn cắt đứt dây đàn và không bao giờ chơi nữa. Vì thế từ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.

(*) Truyện kể về Bá Nha – Tử Kỳ (xem truyện “Đông Châu liệt quốc”.
Giai thoại Thiền: THỜI ĐỂ CHẾT

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Thiền sư Ikkyu từ lúc bé đã rất thông minh. Thầy của Ikkyu có một cái tách trà xưa rất quý và hiếm có. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ tách trà, lòng rất xao xuyến. Nghe tiếng chân thầy đến gần, Ikkyu nhanh nhẹn đấu những mảnh vỡ ra đằng sau. Khi thầy đến, Ikkyu hỏi: “Thưa thầy, tại sao người ta phải chết?”

Ông thầy già cắt nghĩa:

“Đó là lẽ tự nhiên. Mọi vật đều phải chết vì đã sống lâu rồi.”

Ikkyu đưa cái tách vỡ ra nói:

“Thế đã đến lúc cái tách của thầy phải chết.”
Giai thoại Thiền: ÔNG PHẬT SỐNG VÀ NGƯỜI ĐÓNG THÙNG GỖ

Thiền sư Muju
Trích “Góp nhặt cát đá”

Các Thiền sư thường hướng dẫn từng người một trong một phòng riêng biệt. Không ai được vào lúc thầy và trò cùng ở trong phòng.

Mokurai, Thiền sư của đền Kennin ở Kyoto, thường thích nói chuyện với những người buôn bán và những người làm báo cũng như các đệ tử của ông. Có một người đóng thùng gỗ hầu như thất học. Anh ta thường hỏi những câu điên điên, uống trà rồi bỏ đi.

Một hôm, trong khi anh ta có mặt ở đấy, Mokurai muốn dạy riêng một đệ tử, vì thế ông yêu cầu anh ta chờ ở một phòng khác.

Anh ta phản đối:

“Tôi biết ông là một ông Phật sống. Cả những ông Phật đá trong đền này cũng không bao giờ từ chối một đám đông người tụ họp trước mặt các ổng. Tại sao tôi lại bị đuổi đi?”

Mokurai phải ra ngoài xem các đệ tử của mình.
 














Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH