CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 110
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phát hiện lăng mộ thất lạc của triết gia Hy Lạp vĩ đại Aristotle
Các nhà khảo cổ học Hy Lạp đã
có một tuyên bố đáng kinh ngạc vào hôm thứ 5 (26/5) vừa qua tại Hội thảo
Quốc tế ‘Aristotle 2400 năm’ – họ đã phát hiện được lăng mộ thất lạc
của ông.
Theo sau một cuộc khai quật kéo dài 20
năm tại thành phố cổ Stagira của người Macedonia, các nhà nghiên cứu
hiện đã đi đến kết luận rằng lăng mộ quan trọng này thuộc về vị triết
gia nổi tiếng người Hy Lạp, người được sinh ra trong cùng thành phố vào
năm 384 TCN.
Nhà khảo
cổ học Kostas Sismanidis cho biết rằng, dựa trên lối kiến trúc và vị
trí của lăng mộ, cũng như các bằng chứng xác minh khác, ông hiện đã có
thể kết luận với một “độ chắc chắn gần như tuyệt đối” rằng lăng mộ có
niên đại 2.400 năm tuổi này thuộc về Aristotle. Các thư tịch lịch sử
cũng chỉ ra rằng tro cốt của Aristotle đã được chuyển đến Stagira, nơi
ông chào đời.
“Lăng mộ mái vòm tạo hình gò đất có một sàn đá cẩm thạch có niên đại từ thời kỳ Hy Lạp hóa”, tờ Greek Reporter
cho biết. “Nó nằm ở trung tâm của Stagira, gần Agora, với các góc nhìn
360 độ. Khía cạnh phổ thông của lăng mộ chỉ được thể hiện qua địa điểm
của nó, tuy nhiên các nhà khảo cổ cũng đã đề cập đến một công trình được
xây một cách vội vàng và sau đó được hoàn thiện phần chóp bằng các chất
liệu có chất lượng. Có một bệ thờ bên ngoài lăng mộ và một cái sàn hình
vuông. Phần đỉnh của mái vòm cách mặt đất 10 m và có một cái sàn hình
vuông bao xung quanh một cái tháp Byzantine. Một bức tường hình bán
nguyệt cao 2m. Một con đường dẫn đến lối vào lăng mộ cho những ai muốn
bày tỏ lòng thành kính của họ. Các phát hiện khác bao gồm các mảnh gốm
từ xưởng gốm hoàng gia và 50 đồng xu từ thời Alexander Đại đế”.
Trang The Guardian
cho biết tàn tích của khu phức hợp cổ đại này đã được khai quật lần đầu
vào năm 1996 khi chúng tình cờ được phát hiện trong quá trình thi công
sơ một dự án bảo tàng nghệ thuật hiện đại, và các cuộc khai quật ở đây
đã được tiếp tục kể từ đó.
Natalia Klimczak, một tác giả trên Ancient Origins, đã chia sẻ sơ lược về thân thế vị triết gia nổi tiếng này như sau:
“Aristotle
sinh ra vào năm 384 TCN tại thành phố Stagira, Chalkidice, ở vùng ngoại
biên phía bắc của Hy Lạp cổ đại. Cha ông là Nicomachus, một bác sĩ, và
mẹ ông là Phaestia, một người có lẽ cũng hành nghề y (tuy rằng các chi
tiết không được biết rõ). Ngoài Aristotle, họ còn có một người con trai
tên là Arimnestus và một người con gái tên là Arimneste. Cha mẹ của
Aristotle đã qua đời khi ông còn rất trẻ, nhưng ông đã được một người
giám hộ chăm sóc. Proxenus xứ Atarneus đã chịu trách nhiệm dạy dỗ
Aristotle trong một vài năm trước khi gửi ông đến Athens để nhập học tại
Học viện Plato.
Khi
Aristotle lên 8, ông đã nhập học tại Học viện Plato ở Athens và ở đó cho
tới khi lên 17. Khi ông rời nơi này vào năm 347 TCN, ông đã trở nên cực
kỳ nổi tiếng tại thủ đô Pella và là một người thuộc tầng lớp quý tộc.
Lúc ban
đầu, Aristotle đã xây dựng quan điểm của bản thân xoay quanh học thuyết
Plato, nhưng sau cái chết của Plato, ông đã đắm mình vào các nghiên cứu
thực nghiệm và chuyển từ học thuyết Plato sang chủ nghĩa duy nghiệm.
Aristotle
tin vào các khái niệm và rằng kiến thức rốt cục đã được dựa trên nhận
thức (hoặc trải nghiệm). Những quan điểm của ông về các ngành khoa học
tự nhiên đã thiết lập nên nền tảng cho rất nhiều triết lý của ông. Các
tác phẩm của Aristotle bao hàm nhiều môn học, bao gồm: sinh học, động
vật học, siêu hình học, tâm lý học, vật lý, lô-gích học, đạo đức học, mỹ
học, thơ văn, nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, thuật hùng biện, ngôn ngữ
học, và khoa học chính trị. Các kết quả phân tích của ông đã tạo ra một
cái nhìn về các ngành khoa học tự nhiên vốn đã định hình mạnh mẽ kho
tàng kiến thức uyên thâm thời Trung Cổ, với tầm ảnh hưởng kéo dài đến
tận thời kỳ Phục Hưng.
Triết
gia Plato (Trái) và triết gia Aristotle (Phải), một góc chi tiết của
tác phẩm Trường học Athens, một bức tranh tường của danh họa Raphael.
Aristotle làm điệu bộ hướng xuống phía dưới, thể hiện niềm tin của ông
về vốn kiến thức thu thập được thông qua các quan sát thực nghiệm và
kinh nghiệm, trong tay cầm cuốn sách Nicomachean Ethics (Ðạo đức học
viết tặng Nicomachea), trong khi Plato chỉ tay lên trời, thể hiện niềm
tin của ông về thuyết về ý niệm, trong khi cầm cuốn sách Timaeus. (Ảnh: Wikipedia)
Ngoài
ra, các môn học này đã không được thay thế một cách hệ thống cho tới
Thời kỳ Khai sáng cùng sự xuất hiện của các lý thuyết như cơ học cổ
điển. Rất nhiều các quan sát trong ngành động vật học của Aristotle, ví
như khả năng tái sinh của xúc tu bạch tuộc, thậm chí đã không được công
nhận hoặc bác bỏ cho tới thế kỷ 19. Một số những công trình của ông cũng
bao hàm nghiên cứu chính quy sớm nhất được biết đến về phạm trù logic,
mà vào thế kỷ 19 đã trở thành nền tảng cho lĩnh vực logic chính quy hiện
đại”.
Socrates trả lời câu hỏi của Plato: Tiết kiệm tiền để làm gì?
Tiền không chỉ mang đến cuộc sống
hưởng thụ cho con người! Triết học gia Socrates sẽ cho bạn biết mục đích
của tiết kiệm tiền để làm gì.
Thầy và
trò Plato đã có cuộc trao đổi rất sôi nổi, ở trong một khu vườn đầy hoa
và cây có tên gọi là Akkad Holmes, nằm ở ngay rìa ngoài phía tây bắc của
thành Athens cổ đại.
Đây là
khu vực rất thích hợp cho mọi người, đến đây để nghỉ ngơi thư giãn và
nói chuyện cùng nhau. Sau đó, Plato nói rằng nơi này nên xây một trường
học, dạy học cho sinh viên. Ở phía tây mở ra trường đại học đầu tiên
Akkad Holmes, sau này là trường Academy. Nhưng rất nhiều người đã không
biết, vị giáo viên trẻ Socrates và Plato trong cuộc đối thoại này đa có
trao đổi rất sôi nổi về một vấn đề.
Nhà triết học gia Socrates rất tiết kiệm tiền
Plato
được sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Athens, nhưng cha của thầy
Socrates lại là một thợ điêu khắc, hoàn cảnh gia đình thuộc tầng lớp
trung lưu, cuộc sống sinh hoạt khá đơn giản.
Có một lần, Plato hỏi thầy Socrates: “Thưa
thầy! Thầy nhận được nhiều học trò, khoản học phí thu được không nhỏ,
tại sao thầy luôn luôn tiết kiệm tiền, lần nào cũng đem tiền cất đi mà
không bỏ ra chi tiêu?
Tiền
tài, sinh không mang theo đến, chết không mang theo đi, cất đi, thầy
cũng không mang được xuống âm phủ. Tại sao không chi dùng để hưởng thụ
cuộc sống nhân sinh đời này?”
Vốn rất giỏi phản biện, thầy Socrates trả lời: “Plato này, tại sao trò lại hỏi thầy không có hưởng thụ hoàn cảnh sống sinh hoạt ở đời người?”
“Bởi
vì tất cả tiền mà thầy kiếm được đều đưa cho mẹ cầm. Mẹ của thầy toàn
cất tiền vào gầm giường và để thầy ăn cháo lúa mạch, trái sung cùng trái
nho, uống nước lá đun và mặc quần áo bằng vải thô. Nếu như không phải
thầy trí tuệ hơn người, học trò nghĩ toàn bộ thành Athens cũng không có
ai coi trọng thầy“. Plato giải thích rất hùng hồn nhằm khiến thầy Socrates cảm thấy ái ngại.
Nhưng Socrates cuối cùng lại cười nói: “Cảm
ơn sự quan tâm của trò, nhưng thầy cảm thấy rất hạnh phúc với cuộc sống
như vậy. Bởi vì, tiết kiệm tiền đem lại cho thầy niềm vui. Niềm vui này
không giống với đi giết trâu bò hay nướng thịt dê, thậm chí còn vui hơn
cả thưởng thức ly rượu nho“.
“Điều này thực sự vượt quá nhận thức của trò rồi!“
Plato sờ đầu rồi hỏi tiếp: “Uống nước lọc làm sao có thể cảm thụ được niềm vui giống như thưởng thức nước cam nguyên chất và rượu ngon được ạ?”.
“Bởi vì thầy tiết kiệm tiền là để dùng thực hiện lý tưởng lớn!”. Nói xong, Socrates nhìn về một bãi cỏ ở đằng xa, mỉm cười rồi tiếp tục: “Plato,
nếu như thầy muốn trồng cây ở nơi này, và ngăn không cho nước lũ cuốn
cây đi, càng không để cây chết do ngập úng, trò thử nghĩ, nên xử lý thế
nào?”
“Rất đơn giản ạ! Trồng nhiều loại cây, như vậy khi chết nó vẫn còn xót lại một vài cây.” Plato thở dài nói.
“Nếu chỉ có cơ hội trồng cây một lần, hơn nữa lại chỉ được trồng 1 gốc cây. Làm sao để nó sinh trưởng và phát triển?”. Socrates lại hỏi tiếp.
“Như vậy ạ…” Plato trầm tư suy nghĩ một lát, sau đó làm vẻ tự tin nói: “Trò
sẽ gieo ở đây một cây giống, mỗi ngày đều đặn đến tưới tiêu cho nó,
đồng thời đào một con mương thông đến hồ tưới ở thấp hơn vị trí của cây,
nên khả năng bị ngập lụt sẽ ít, điều này chắc chắn rằng cây không chết
khô mà cũng không bị ngập lụt“.
Socrates lại nói tiếp: “Nếu như mỗi ngày trò tưới cây và nhìn cây trưởng thành, liệu có thể không thấy niềm vui sao?”
Gunung Padang: ‘Kim tự tháp 23.000 năm’ thách thức nền lịch sử chính thống
Di tích Gunung Padang là bằng
chứng tối hậu cho thấy một nền văn minh cực kỳ tiên tiến, chưa từng được
biết đến trước đây đã từng tồn tại trong khu vực, và phần lớn lịch sử
cổ đại và ‘gây nhiều tranh cãi’ này đang bị chất vấn và thách thức theo
mọi cách có thể, bởi các nhà nghiên cứu chủ lưu.
Có vô số
các di chỉ cự thạch cổ đại (cấu tạo từ các tảng đá lớn) trên khắp thế
giới đã mang đến sự bối rối và sửng sốt cho các nhà nghiên cứu trên toàn
cầu. Tất cả các di tích cổ đại này là những dấu hiệu cho thấy Trái Đất
có thể đã từng là nơi trú ngụ của các nền văn minh cổ đại tiên tiến, và
dường như các nhà nghiên cứu chủ lưu đã không ghi nhận một cách đúng mức
những thành tựu của cổ nhân.
Di chỉ
khảo cổ này đã được báo cáo lần đầu vào năm 1914 trong kết quả một
nghiên cứu cho văn phòng thuộc địa của Hà Lan (tại Indonesia – nơi di
tích này tọa lạc). 33 năm sau đó, một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm
Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc đã xác định được niên đại
tương đối của di chỉ này, làm dấy lên nhiều câu hỏi trong giới khảo cổ
học. Tuy nhiên, theo những người dân địa phương, di chỉ này đã được biết
đến trong hàng thiên niên kỷ.
Không ai
biết được tầm quan trọng của di tích cổ đại này cho đến khi xuất hiện
những kết quả chấn động từ những nghiên cứu gần đây.
Tuy các
học giả chủ lưu cho rằng Göbekli Tepe là một di tích thách thức các
phương pháp khảo cổ truyền thống của giới khảo cổ chủ lưu, nhưng có
nhiều người tin rằng di tích Guning Padang có thể làm được như vậy và
thậm chí còn hơn thế. Khi các nhà khảo cổ tiến hành các xét nghiệm tại
di tích Göbekli Tepe, họ phát hiện ra rằng di tích cổ đại này đã có niên
đại từ tận khoảng 10.000 TCN, tức sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công
trình nhân tạo nào trên Trái Đất. Hiện nay, người ta nhìn nhận rằng
Göbekli Tepe là di chỉ cự thạch lâu đời nhất được biết đến trên Trái
Đất… Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi với sự xuất hiện của di tích Gunung
Padang.
Theo các
nghiên cứu, Gunung Padang là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á. Đây
thực chất là một trong số ít các kim tự tháp được phát hiện trong khu
vực, và có thể được chứng minh là một trong những di tích cổ đại quan
trọng nhất từng được phát hiện trên thế giới. Các nhà nghiên cứu suy
đoán rằng công trình này có vô số căn phòng và căn hầm bên dưới nền đất
đắp cao mọc um tùm cây, các dãy tường và khu vực liền kề được phủ kín
bên dưới thảm thực vật dày đặc vốn đã phát triển trên di tích này trong
hàng thế kỷ.
Kết quả
phân tích các mẫu lõi khoan tại di tích này đã tiết lộ các mốc niên đại
đáng kinh ngạc; các nhà nghiên cứu càng khoan sâu xuống bên dưới bao
nhiêu thì bí ẩn này càng trở nên bí ẩn bấy nhiêu. Di tích này từng được
xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến
10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm. Điều
này cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất
trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất
theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta.
“Các
phân tích phóng xạ thành phần nguyên tố carbon trong một số mẫu xi măng
trong lõi khoan được thu thập tại độ sâu 5-15 m, vốn được tiến hành vào
năm 2012 tại Phòng thí nghiệm uy tín BETALAB tại Miami, Mỹ, đã cho thấy
niên đại của nó trong khoảng từ 13.000 đến 23.000 năm trước”. (Nguồn)
Tuy
nhiên, giống với tất cả các di tích ngoạn mục khác với những mốc niên
đại thậm chí còn sửng sốt hơn từng thách thức nền lịch sử chính thống,
niên đại của Gunung Padang cũng bị chỉ trích và chất vấn nặng nề bởi rất
nhiều nhà nghiên cứu. ‘Hẳn phải có sai sót [ở đâu đó]’; đây là kết luận
đầu tiên được các nhà nghiên cứu đưa ra khi họ nhận được kết quả từ các
kỹ thuật định tuổi.
Di tích này không thể có niên đại lên đến hơn 20.000 năm tuổi, điều này chỉ đơn giản là không thể, phải vậy không? [1] Tuy
nhiên, trước sự ngạc nhiên của cả những người hoài nghi và các nhà
nghiên cứu, cho đến nay chưa ai có thể tìm ra bất kỳ sai sót nào trong
quy trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, hay trong các kỹ
thuật xác định niên đại bằng phóng xạ được dùng để cho ra những kết quả
‘chưa từng có tiền lệ’ như vậy.
Đây là
lý do tại sao các nhà nghiên cứu chủ lưu đang ôm giữ một quan điểm
‘trung lập’ đối với niên đại của Gunung Padang, và khi có bất kỳ ai hỏi
về niên đại của di chỉ cự thạch này, thì họ sẽ trả lời là “lớn hơn 5.000
năm tuổi …”, một câu trả lời không nói lên nhiều điều.
Tuy
nhiên, nếu niên đại của di tích này là chưa đủ thú vị, thì các nhà
nghiên cứu còn phát hiện ra những chi tiết cực kỳ thú vị khác về Gunung
Padang. Lấy ví dụ, trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di
tích này, các nhà khoa học đã nhận thấy phần lớn công trình ‘bị vùi lấp’
trên thực tế đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành
phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại
hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng khác cho thấy
những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình
thi công công trình này.
Một
trong những giả thuyết thú vị nhất về các di tích cổ đại là của tác giả
nổi tiếng Graham Hancock, người từng gợi ý rằng di chỉ cự thạch cổ đại
này trên thực tế có thể chứa đựng những bằng chứng về thành phố thất lạc
Atlantis.
Trong
một bài viết được đăng trên tạp chí Dấu tích thời đại (Signs of the
Times), ông Hancock đã đề cập đến trải nghiệm của ông trong chuyến thăm
di tích Gunung Padang cùng với TS. Danny Natawidjaja, một nhà địa chất
kỳ cựu từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Địa chất tại Viện Khoa học
Indonesia.
Video chuyến thăm di chỉ của Graham Hancock:
Natawidjaja tin tưởng chắc chắn rằng, di tích Gunung Padang, không còn
nghi ngờ gì nữa, phải có niên đại lên đến ít nhất 22.000 năm tuổi: “Bằng
chứng địa vật lý là rất rõ ràng”, TS. Natawidjaja nói. “Gunung Padang
không chỉ là một quả đồi tự nhiên mà còn là một kim tự tháp nhân tạo và
công trình này có nguồn gốc trở về trước giai đoạn cuối của Kỷ Băng hà
cuối cùng. Do khối lượng công việc ở đây khá đồ sộ, thậm chí ở những
tầng sâu nhất, và đã minh chứng cho những kỹ năng xây dựng công phu được
sử dụng như để xây dựng các kim tự tháp Ai Cập hay những công trình cự
thạch lớn nhất ở châu Âu, nên tôi chỉ có thể kết luận rằng chúng ta đang
chứng kiến di sản của một nền văn minh khá tiên tiến bị thất lạc”. (Nguồn)
Nghiên
cứu của ông Hancock gợi ý rằng nền văn minh bí ấn đã bị thất lạc này
trên thực tế có thể chính là nền văn minh đã được triết gia lừng danh
Plato đề cập đến trong hai cuộc đối thoại giữa các triết gia Hy Lạp;
Timaeus và Critias.
Hai nền
văn minh này không chỉ có nét tương đồng về khoảng thời gian tồn tại, mà
còn có vô số các chi tiết khác có thể gợi lên nhiều câu hỏi chưa có lời
giải về những bí ẩn xoay quanh chúng.
Nếu các
phương pháp xác định niên đại được sử dụng tại Gunung Padang là chính
xác, thì nó cho thấy di tích cổ đại này đã được dựng lên trong giai đoạn
cao trào của kỷ băng hà cuối cùng. Trong giai đoạn này, trên phương
diện địa vật lý, khu vực này là rất khác biệt so với cảnh tượng quan sát
được ngày nay. Trên thực tế, phần lớn khu vực Indonesia và Đông Nam Á
là khá khác biệt. Mực nước biển là thấp hơn đáng kể trong giai đoạn này,
cho thấy những hòn đảo ngày nay, trên thực tế rất có thể từng là một bộ
phận của một lục địa rộng lớn trong quá khứ.
Video khám phá di tích Gunung Padang:
Natawidjaja gợi ý rằng di
tích Gunung Padang là bằng chứng tối hậu cho thấy một nền văn minh cực
kỳ tiên tiến, chưa từng được biết đến trước đây đã từng tồn tại trong
khu vực, và phần lớn lịch sử cổ đại và ‘gây nhiều tranh cãi’ này đang bị chất vấn và thách thức theo mọi cách có thể, bởi những nhà nghiên cứu chủ lưu vốn không thể dung nạp di tích, nền văn minh và vốn hiểu biết tinh vi này vào các hồ sơ lịch sử của họ.
Chú thích của người dịch:
[1]
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện
không thể quá 10.000 năm. Và trước đó, con người, theo thuyết này, mới
chỉ là những người nguyên thủy, ăn lông ở lỗ, dựa vào hái lượm và săn
bắt để sinh tồn. Do đó, việc tồn tại một di tích cổ đại (dấu hiệu của
nền văn minh) có niên đại lên đến hơn 10.000 tuổi, sẽ là một luận cứ
chống lại học thuyết này.
Plato chen ngang nói: “Trò chợt nghĩ, đây hẳn là liên quan đến món ăn tinh thần”.
“Trò nói đúng, Plato ạ! Đúng là liên quan đến niềm vui thưởng thức món ăn tinh thần”.
Socrates lại tiếp lời: “Mỗi
ngày thầy bảo với mẹ của mình tiết kiệm một ít tiền để trong gầm
giường, thì chính là như thầy đang trồng một cái cây, những số tiền tiết
kiệm mối ngày là phần tưới tiêu của cái cây đó”.
“Thưa thầy! Trên giường có một thân cây, tại sao trò không thấy cái cây đó ạ?” Plato càng thêm hồ đồ nói.
“Kiếp nhân sinh lý tưởng, tựa như một thân cây, trò phải dụng tâm xem mới thấy”. Socrates lại tiếp tục nói: “Thầy
hy vọng, trên bãi cỏ kia sẽ trồng rất nhiều cây. Sau đó, xây cất một
trường học, như thế thì trường học sẽ che ấm cho rất nhiều người, lại
còn giúp nhiều người dưới tán cây mà thảo luận về những chân lý”.
Tiền không phải sử dụng để cá nhân hưởng thụ, mà dùng để hoàn thành mộng tưởng.
Plato chợt bừng tỉnh như đang ngộ ra điều vô cùng to lớn:
“Thì ra… Đó là lý do mà thầy tiết kiệm tiền? Thầy không dùng tiền chi
cho hưởng thụ kiếp nhân sinh, là vì muốn đầu tư để hoàn thành mộng tưởng
của cuộc đời“.
“Đúng vậy, nếu kiếp này trò chỉ có thể trồng một cái cây, trò phải tưới tiêu nó mỗi ngày, vì nó mà tích lũy tài nguyên”.
Socrates lại thảo luận tiếp: “Nếu
như có nhiều tiền, thầy sẽ làm một con kênh tưới tiêu dẫn thẳng đến hồ
nước, lại có càng nhiều nước tưới cho cây, đây chính là lý của sự hưởng
thụ niềm vui“.
“Dạ!
Trò đã hiểu! Tiết kiệm tiền là để hoàn thành các mục tiêu đời người.
Trong quá trình làm cho các mục tiêu trở thành hiện thực chính là quá
trình hưởng thụ niềm vui, chứ không phải vui vì tiết kiệm tiền”. Plato đã ngắt lời và trình bày.
Tận hưởng niềm vui hôm nay thì ngày sau chẳng còn gì.
“Đúng
vậy! Nếu như một công tử nhà giàu của thành Athens, mỗi ngày đều dùng
tiền để mua những thứ mình thích để hưởng thụ niềm vui hôm nay. Lại
không vì lý tưởng của ngày mai mà chuẩn bị, thì một ngày nào đó khi
người đó rời khỏi thế gian, sẽ là một kiếp sống chỉ để tồn tại, chứ
không xây cho hậu nhân thứ gì tốt đẹp!“. Rất nhiều năm sau đó, Plato đã nói những lời này.
Plato đã đi khắp thiên hạ, vẫn nhớ về những lời mà thầy đã dạy bảo:
“Nếu như tiền của trò càng có nhiều, thì hồ nước của trò càng lớn hơn.
Đừng để tiền tiêu pha phung phí, người càng tài giỏi thì càng làm được
việc lớn!”
Những
lời mà thầy giáo khi còn sống đã nói…, luôn in sâu trong trí nhớ của
Plato, cuối cùng ông đã viết ra cuốn “Hy vọng của quốc gia”.
Theo Cmoney
San San biên dịch
San San biên dịch
Câu chuyện có thật đằng sau bài hát “9 đôi giày”
Có một bài hát cứ day dứt mãi
trong lòng tôi… Ngay từ khi những giai điệu đầu tiên vang lên, tôi đã
cảm nhận một điều gì đó rất đặc biệt, một điều gì đó thôi thúc tôi tìm
hiểu câu chuyện thật sự đằng sau lời ca ấy.
“Vượt
qua từng ngọn núi, băng qua từng con suối… Đôi chân đầy thương tích,
chịu đói chịu khát trong cái lạnh thấu xương… Từng tòa thành hiện ra,
từng ngôi làng xa xăm… màn đêm buông xuống, trên trời ngôi sao sáng,
ngôi sao sáng…”
Đây là
câu chuyện có thật diễn ra vào ngày 5/10/2001 tại quảng trường Thiên An
Môn ở thành phố Bắc Kinh. Đây cũng là thời điểm mà cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động
đã lan rộng khắp quốc gia này. Hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công
vô tội, những người thiện lương tin vào nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”,
đã bị đánh đập và bắt giam vô cớ.
Vì vậy, không ít người, vì muốn lên tiếng nói rõ sự thật cho Chính phủ,
rằng “Pháp Luân Công” không phải tà giáo, và rằng “Chân – Thiện – Nhẫn”
là tốt, đã không quản ngại xa xôi lên Bắc Kinh thỉnh nguyện cho bộ môn
tu luyện an hòa này.
Có một cụ già rất nghèo, nghèo đến nỗi
cụ không thể trả nổi tiền taxi hay tiền xe khách mỗi khi cụ đi đâu.
Chính vì thế, khi cụ già này quyết định lên thủ đô Bắc Kinh để thỉnh
nguyện chính phủ chấm dứt cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, cụ đã phải
đi bộ một đoạn đường rất dài.
Trung Quốc rất rộng lớn. Nếu ai muốn đi
đâu và không thể mua nổi vé xe khách, thì họ đành phải đi bộ. Từ ngôi
làng nhỏ nơi cụ già đang sinh sống đến thủ đô Bắc Kinh là một đoạn đường
rất dài. Ngày qua ngày, cụ vẫn không nản lòng, vừa đi bộ vừa nghĩ thầm
rằng Sư phụ Lý Hồng Chí là tuyệt vời như thế nào, các bài giảng đã giúp
cụ trở thành một người tốt hơn như thế nào, và là quan trọng như thế nào
khi cụ chia sẻ những bài giảng này với những người cùng quê. Ngày này
qua ngày khác, cụ vẫn kiên nhẫn bước, không hề nản lòng và trong tâm
luôn luôn tràn đầy “Chân Thiện Nhẫn”.
Cuối cùng cụ đã đến được thủ đô Bắc
Kinh, nơi có trụ sở các cơ quan đầu não của chính phủ. Cụ bước nhẹ nhàng
đến một khu vực công cộng trên quảng trường Thiên An Môn, nơi cụ sẽ
dõng dạc nói lên nguyện vọng của mình là mọi người dân nên được tự do tu
luyện Pháp Luân Ðại Pháp.
Trong lúc đó, trên quảng trường có rất
nhiều người, khách du lịch có, người dân địa phương có, và có cả cảnh
sát đang đi tuần rất cẩn mật. Với tấm lòng tràn đầy “Chân Thiện Nhẫn”,
cụ bình thản ngồi xuống, bắt chéo chân theo thế kiết già, để cho mọi
người thấy được nét tuyệt vời của những bài tập Pháp Luân Công. Ngay lập
tức, hai nhân viên cảnh sát chạy tới la lớn, ngăn cản không cho cụ tập
Pháp Luân Công nữa và yêu cầu cụ về đồn cảnh sát cùng với họ.
Rất bình tĩnh, cụ nói: “Ðược, tôi sẽ đi theo các anh, nhưng hãy để tôi nói điều này đã”.
Cụ mở miệng bao và rất cẩn thận lấy ra một đôi giày đã mòn đến tận gót,
đặt xuống đất; rồi lấy một đôi khác, cũng mòn đến tận gót, đặt xuống
bên cạnh đôi trước.
Cụ tiếp tục như vậy cho đến khi cụ đặt cả 9 đôi giày đã mòn đến tận gót bên cạnh nhau trên nền đất. “Các anh thấy gì không?” rồi cụ nói tiếp “Ðể
đến thủ đô trình bày với chính phủ một việc, như đã được ghi rõ trong
Hiến pháp, để xin chính phủ xem lại cái luật rất bất công cho người dân,
tôi đã đi từ một nơi rất xa để đến đây, xa đến nỗi tôi phải đeo mòn tận
gót 9 đôi giày này”.
Tất cả những người cảnh sát đều ngỡ ngàng. Rồi có một viên cảnh sát nói nhỏ nhẹ: “Chúng tôi đã hiểu cụ nói gì rồi. Xin mời cụ đi đi, chúng tôi không bắt cụ đâu.”
Và cụ già yên lặng, từ từ rời khỏi quảng trường…
Không
chỉ có cảnh sát mà cả những người chứng kiến sự việc ấy cũng không khỏi
xúc động trong lòng. Tác giả của bài hát “9 đôi giày” cũng may mắn có
mặt trên quảng trường khi đó. Sau khi trở về, ông đã viết nên bài ca có
sức lay động lòng người. Và đây là bản nhạc “9 đôi giày”, chúng ta hãy cùng nghe và cảm nhận:
Lời bài hát:
“Vượt qua từng ngọn núi, băng qua từng con suối, nghìn núi vạn suối chân bước qua.
Đôi chân đầy thương tích, chịu đói chịu khát, trong cái lạnh thấu xương, lạnh thấu xương…
Từng tòa thành hiện ra, từng ngôi làng xa xăm, những thôn xóm nhỏ chẳng bận tâm.
Xuyên qua những cánh rừng theo những con đường nhỏ, màn đêm buông xuống, trên trời ngôi sao sáng, ngôi sao sáng…
Đến Thiên An Môn, trong tâm mang một niệm “Pháp Luân Đại Pháp là chính pháp!”
Giơ cao biểu ngữ mà hô lớn, không ngại quyền cước của cảnh sát.
Từng đôi dày được lấy ra, đi suốt hai tháng trời, tới tìm cầu công lý.
Nhìn chín đôi giày mài tận gót mài tận gót mà cảnh sát không thốt lên lời.
Đến Bắc Kinh chỉ mang một niệm, Đại
Pháp của vũ trụ không thể bị bôi nhọ, hộ Pháp trợ Sư tới Bắc Kinh, lên
đường tới chân trời xa, tới chân trời xa…”
San San, Hồng Liên biên tập
Nhận xét
Đăng nhận xét