CA SĨ BẰNG KIỀU
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bằng Kiều, tên đầy đủ là Nguyễn Bằng Kiều, sinh ngày 13 tháng 07 năm 1973 tại Hà Nội, là một ca sĩ Việt Nam.
Bằng Kiều từng tham gia các ban nhạc Chìa khóa vàng, Hoa sữa, Quả dưa hấu và sau đó tách ra hát solo riêng. Năm 2002 anh định cư tại Mỹ và kết hôn với ca sĩ Trizzie Phương Trinh. Do những phát ngôn gây tranh cãi, cuối năm 2004, anh bị tước quyền công dân Việt Nam. Năm 2008, Bằng Kiều đã có chuyến quay trở về Việt Nam đầu tiên. Hiện nay Bằng Kiều là ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga.
Giọng ca của Bằng Kiều được xếp vào giọng nam cao (tenor), được đánh giá là trong và giàu tình cảm. Anh thuộc lớp ca sĩ cùng thời với Lam Trường, Minh Thuận, Phương Thanh, Mỹ Linh, Dương Chí Linh, Quang Linh.
Tháng 9 năm 2012, Bằng Kiều trở lại Việt Nam và được Cục biểu diễn nghệ thuật cấp phép thực hiện liveshow trong vòng 3 tháng từ tháng 10 tới tháng 12
Bằng Kiều cho biết mẹ anh hồi mang thai nằm mơ nhặt được anh ở cầu Xà Kiều nên đã đặt cho cái tên Bằng Kiều. Khoảng thời gian lúc bắt đầu đi hát, Bằng Kiều tâm sự rằng đã "khổ sở vì cái tên hơi quê", nhưng sau lại thích vì "thấy tên mình độc".
Bằng Kiều từng tham gia những chương trình biểu diễn âm nhạc lớn, bao gồm chương trình xuyên Việt "Dòng thời gian 2002", quy tụ những nhạc sĩ và ca sĩ lớn tại Việt Nam tham gia, bên cạnh đó là các chương trình Duyên Dáng Việt Nam, Làn Sóng Xanh, Nhịp cầu Âm nhạc,...
Tháng 5 năm 2001, Bằng Kiều có tham gia một vở kịch trên sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn xuất của anh được đánh giá là hay nhưng chưa có cơ hội nổi bật lên do kịch bản chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên anh đã gây được cảm tình với người xem và được báo Tuổi Trẻ đánh giá là "chàng trai đa tài". Tháng 9 cùng năm, Bằng Kiều tham gia trận đấu bóng đá giao hữu với các ngôi sao điện ảnh Hồng Kông cùng một số nghệ sĩ trong nước để ủng hộ cho một quỹ từ thiện cho người mù nghèo Việt Nam.
Sau khi album Chuyện lạ ra mắt, Bằng Kiều gần như biến mất trên các sân khấu trong nước do bận đi lại liên tục giữa Mỹ và Việt Nam để thu âm cho album thứ hai, theo hỗ trợ Trizzie Phương Trinh công việc kinh doanh và chuẩn bị cho đám cưới. Ngoài theo đuổi sự nghiệp ca hát, anh còn tham gia vai trò diễn viên kịch và hoạt động kinh doanh cùng Phương Trinh, bao gồm mở phòng trà và quán cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 năm 2002, ban tổ chức chương trình Duyên dáng Việt Nam có điện thoại mời anh tham gia, nhưng anh từ chối vì không về kịp do bận thực hiện một album.
Từ tháng 9 năm 2002, Bằng Kiều lập gia đình và sang Mỹ định cư. Sau đó anh xuất hiện trên sân khấu các đại nhạc hội tại California. Trong một thời gian, đã có vài cuộc phản đối từ một số người Việt hải ngoại vì nghi Bằng Kiều là người được đưa qua thực hiện công tác "văn hóa vận" của Đảng Cộng sản Việt Nam trên đất Mỹ. Trong một lần hát từ thiện giữa năm 2003, Bằng Kiều đã phát biểu xin được gia nhập cộng đồng hải ngoại để đem khả năng và lời ca tiếng hát phục vụ cộng đồng. Anh nhận được sự hoan nghênh đón nhận, nhiều nơi tại Mỹ và Canada liên tục ký hợp đồng trình diễn với anh. Ngoài ra anh còn biểu diễn tại một số nước khác như Úc, Philippines, Hà Lan, Đức, Tiệp Khắc.
Sau khi trở về Mỹ, anh đã có một số phát biểu gây tranh cãi để đính chính vụ việc trên, như: "Trong lần về nước gần đây, tôi đã từ chối tham gia một số chương trình lớn để chứng minh cho sự hướng tới mảnh đất tự do của mình... Mong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại hãy chấp nhận tôi như một thành viên mới". Phát biểu này được báo Công an Nhân dân đánh giá là "đầy sự phản phúc và tinh thần bợ đỡ". Cũng theo báo Công an Nhân dân được thuật lại, trong một lần biểu diễn, một ông bầu tên Việt D. được cho là "có nguồn gốc sĩ quan tâm lý chiến của chính quyền cũ Sài Gòn" đã chỉ đạo người cắm vào bó hoa để tặng Bằng Kiều vài ba lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ. Bằng Kiều vẫy hoa, thành ra vẫy cờ. Hình ảnh này được quay phim chụp ảnh và phóng đại cho những mục đích chính trị. Cũng theo đó, các bài hát mà anh thể hiện tại Paris by Night do ông bầu Việt D. đặt hàng được cho rằng đã "bày binh bố trận cả về câu chữ lăng-xê lẫn những ngón nghề chính trị" trong đó.
Từ tháng 2 năm 2004, Cục Nghệ thuật - Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông tin có kiến nghị tạm dừng các chương trình của Bằng Kiều. Ngày 22 tháng 11, Cục đã gửi công văn tới các đơn vị có liên quan trong nước, đề nghị không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục của ca sĩ Bằng Kiều và các bài hát do anh sáng tác. Theo công văn đó, Bằng Kiều chính thức bị tước bỏ quyền công dân và nghệ sĩ Việt Nam (nhưng không nói rõ quyết định của ai và quyền công dân đó gồm những gì). Lý do trích dẫn trong công văn là Bằng Kiều đã "tự ý rời bỏ Tổ quốc, phát biểu xuyên tạc chế độ dân quyền, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam". Quyết định này được xem như là một "biện pháp cảnh tỉnh các nghệ sĩ". Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng những phát biểu của Bằng Kiều tạo cơ hội "để những thế lực phản động, thù địch lợi dụng vu cáo, chống phá công cuộc xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa trong nước".
Ngoài ra, Bằng Kiều còn tham gia một số vở hài kịch trong Paris by Night.
Cuối tháng 2 năm 2008, sau hơn 4 năm ở Hoa Kỳ, Bằng Kiều cùng gia đình trở về thăm Việt Nam. Anh cho biết mình "rất vui", tuyên bố không tham gia biểu diễn và từ chối trả lời các phỏng vấn với lý do "không muốn và không biết nói gì vào lúc này". Trong lần về nước này, Bằng Kiều tham dự nhiều chương trình ca nhạc với tư cách khán giả tặng hoa cho đồng nghiệp. Anh có xuất hiện trên sân khấu liveshow của nhạc sĩ Phú Quang, sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, tặng hoa cho Ngọc Anh và Hà Trần. Xúc động vì tình cảm của khán giả với sự xuất hiện của anh, Bằng Kiều chia sẻ rằng "Hy vọng một dịp nào đó lại có thể hát cho mọi người trên sân khấu quê nhà". Nhân chuyến viếng thăm này, vấn đề quyền biểu diễn tại Việt Nam của Bằng Kiều được đưa ra bàn luận. Trong cuộc trả lời vào năm 2008 với một trang báo điện tử nhân dịp Bằng Kiều về nước, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, vẫn chưa có thông tin về việc Bằng Kiều có ý định biểu diễn tại Việt Nam hay không, tuy vậy, nếu anh muốn hát tại Việt Nam, thì sẽ phải làm đơn xin Cục, sau đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ xin ý kiến của Cục An ninh Văn hóa rồi mới đưa ra quyết định.
Tháng 3 năm 2010, Bằng Kiều bất ngờ về nước và xuất hiện trong buổi tiệc sinh nhật của ca sĩ Hồng Nhung. Tiếp đó, nhân chuyến lưu diễn tại Phnom Penh tháng 12 năm 2011, Bằng Kiều và gia đình về nước lần thứ ba. Anh có tổ chức một buổi họp fan thân mật mang tính riêng tư ở club Passion tại Hà Nội. Tuy nhiên có quá nhiều người tụ tập nên công an phường đề nghị tạm dừng buổi họp mặt vì lý do gây mất trật tự công cộng và yêu cầu giải tán xe đậu trên lề đường sau khi buổi họp mặt diễn ra chưa được 15 phút. Các fan được thông báo chuyển địa điểm gặp gỡ đến công viên Thống Nhất. Một lý do khác cho lần về nước này của Bằng Kiều là để tham dự đêm nhạc diễn ra ở tại Hà Nội kỷ niệm 47 năm đi hát của ca sĩ Thanh Tuyền.
Ngày 25 tháng 09 năm 2012, Bằng Kiều cùng nữ ca sĩ Khánh Ly được Cục Nghệ thuật Biểu diễn chính thức cấp phép biểu diễn tại Việt Nam với thời hạn đến hết tháng 12 cùng năm.
Bằng Kiều gặp nữ ca sĩ Việt kiều Mỹ Trizzie Phương Trinh lần đầu trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 9 diễn ra vào tháng 4 năm 2000. Anh từ bỏ thói quen thuốc lào mà anh thừa nhận có ảnh hưởng tới giọng hát từ khi quen cô (nhưng theo Phương Trinh tiết lộ, vào thời gian sau này, anh vẫn hút thuốc lào như một thói quen không thể bỏ ). Tháng 9 năm 2002, sau hơn một năm quen biết, Bằng Kiều kết hôn với Phương Trinh. Hôn lễ diễn ra tại Mỹ và Hà Nội, sau đó anh sang định cư tại Nam California. Con trai đầu lòng của anh có tên là Beckham Bằng Phương. Tính tới năm 2012 anh đã có 3 con trai.
Bằng Kiều cho biết anh và vợ Trizzie Phương Trinh quyết định sẽ không bao giờ song ca với nhau vì chất giọng và phong cách khác biệt.
Cuối tháng 5 năm 2013, có thông tin cho rằng Bằng Kiều chia tay Trizzie Phương Trinh. Hiện hai người đã chính thức ly dị.
Đến đầu năm 2014, có thông tin là Bằng Kiều có quan hệ với Dương Mỹ Linh
Trong liveshow “Đời ca sĩ”, ca sĩ Bằng Kiều cũng sẽ tiết lộ những “điểm yếu” của các nữ ca sĩ mà anh có dịp hợp tác.
Khi được hỏi về sự trở lại này, Bằng Kiều xúc động cho biết, anh sẽ lần đầu tiết lộ những góc khuất trong đời ca sĩ mà khán giả rất ít biết, nhằm hé lộ cuộc đời phía sau ánh hào quang rực rỡ trên sân khấu.
Đón chào sự trở về của Bằng Kiều trong liveshow đặc biệt này là dàn ca sĩ cực “khủng” như: Thanh Hà, Mỹ Tâm, Lệ Quyên, Lam Anh, Lê Hiếu…
Bằng Kiều chia sẻ, lúc này, anh thật sự hồi hộp pha lẫn phấn khích vì đã lâu lắm anh không được gặp khán giả TP.HCM.
- Làm liveshow Đời ca sĩ tổ chức ở TPHCM sắp tới, mỗi người nghệ sĩ lại dành một kho truyện đời mình để kể cho độc giả. Anh có thể tiết lộ một góc khuất trong sự nghiệp của anh mà không mấy người biết?
Dấu ấn đầu tiên của tôi với khán giả Sài Sòn có lẽ là ca khúc Trái tim không ngủ yên của cố nhạc sĩ Thanh Tùng, hát song ca với Mỹ Linh.
Nhưng ít ai biết rằng, tôi phải năn nỉ Mỹ Linh để được hát với cô ấy. Năm 1996, tôi được Mỹ Linh mời vào Sài Gòn để hát back ground (hát bè) cho cô ấy trong CD Chiều Xuân do nhạc sĩ Ngọc Châu hoà âm.
Vì ca khúc đó phần bè rất ít mà Mỹ Linh lại thấy hát một mình hơi bị đơn điệu nên tôi gợi ý song ca. Hát xong thấy ổn nên tôi và Mỹ Linh “làm 1 hơi” song ca luôn cả Giọt sương trên mí mắt, Nếu điều đó xảy ra…
Khi phát hành, tôi rất bất ngờ khi thấy khán giả yêu thích bài hát nhiều đến như vậy. Trái tim không ngủ yên cả năm trời liên tục nằm trong top 10 chương trình Làn sóng xanh do khán giả bình chọn. Với tôi , đó là bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp và đầy bất ngờ.
- 4 năm xa sân khấu Sài Gòn, anh có kỷ niệm nào nhớ nhất nơi đây?
Tôi vẫn thường xuyên về Việt Nam, làm nhiều chương trình ở Hà Nội và các tỉnh nhưng lần nào tôi cũng phải ghé Sài Gòn có khi chỉ một ngày để uống một ly cafe sữa đá và... xem kịch.
Đến cả đi diễn ở Singapore, trước khi về Mỹ, kiểu gì tôi cũng lại ghé Sài Gòn một ngày để... gặp cô ấy, người phụ nữ bây giờ của tôi (cười).
- Còn nhớ cái thời mà anh cùng những nghệ sĩ Việt khởi đầu cho thị trường âm nhạc Việt Nam, anh vẫn xuất hiện cùng Phương Thanh, Mỹ Linh, Thanh Lam, Hà Trần... còn Mỹ Tâm thì sao? Anh có hứng thú đặc biệt nào với Mỹ Tâm và cô ấy đóng vai trò gì trong liveshow sắp tới của anh?
Mỹ Tâm rất đặc biệt và cuốn hút, cô ấy luôn làm người khác bất ngờ. Nhưng Bằng Kiều sẽ làm cho cô ấy bất ngờ vì tôi sẽ tiết lộ những bí mật của cô ấy với khán giả trong đêm diễn tới đây (cười).
Những bí mật, góc khuất của Mỹ Tâm cũng như các ca sĩ khác được tiết lộ trong liveshow này chắc chắn sẽ làm cho mọi người "choáng". Tạm thời cho tôi được giữ bí mật đến khi chương trình diễn ra.
- Nếu song ca với Mỹ Tâm, anh muốn hát cùng cô ấy bài gì? Tại sao?
Bí mật nhé! Chính Mỹ Tâm cũng không biết tại sao Bằng Kiều thích hát với cô ấy.
Ký ức về "thủa hàn vi" thì nhiều vô kể nhưng tôi nhớ câu chuyện năm 1991, tôi và ban nhạc Chìa khoá vàng cùng anh Ngọc Châu đi dự liên hoan các ban nhạc toàn quốc bằng... tàu hoả.
Từ Hà Nội và Đà Nẵng mà chúng tôi phải đi tàu mất gần 3 ngày vì không đủ tiền đi tàu nhanh. Cả ban nhạc dành dụm mấy tháng trời mới đủ tiền trang trải cho 1 tuần vừa đi lại, ăn ở.
Nhưng lúc đó vui lắm vì chúng tôi vừa được chơi nhạc vừa được thi với các ban nhạc chuyên nghiệp đàn anh trong cả nước. Chúng tôi tập luyện kỹ càng, hăm hở lên thi và đc giải... trẻ nhất.
- Con đường tới thành công của anh không phải trải hoa hồng nhỉ. Với anh, quãng đường chông gai nhất là gì?
Tôi từ nhỏ đã thích sống giản dị, có lẽ vì thế nên tôi luôn hài lòng với gì mình có. Tôi đam mê âm nhạc nên cuộc sống của tôi chỉ cần được chơi nhạc, được hát là đủ.
Và tôi luôn cho rằng, mình là người may mắn, có nhiều vất vả nhưng quan trọng tôi được khán giả đón nhận và yêu thương nên tôi đều dễ dàng vượt qua.
Hiện tôi cũng không thấy mình có áp lực gì, chắc bởi lối sống giản dị mà tôi cảm thấy thế chăng vì tôi được biết, nhiều người bị áp lực về kinh tế, vật chất.
- Anh cảm nhận thế nào về sự cạnh tranh của thế hệ trẻ tới sự nghiệp của mình?
Trong âm nhạc và nghệ thuật, theo tôi cạnh tranh là một từ khá khiên cưỡng và trừu tượng. Giống như tình yêu, khi mình có được tình yêu của ai đó thì mặc định là mình đã ở trong lòng người ấy, trừ khi mình chối bỏ hay không chấp nhận tình cảm đó.
Tôi luôn trân trọng tình cảm của khán giả dành cho mình và luôn chăm chỉ trau dồi nghề nghiệp để đáp lại ân tình đó. Tôi học hỏi mỗi ngày, và chắc khán giả của tôi cảm nhận được điều đó nên có thể yêu thêm... ca sĩ khác nhưng không bỏ tôi (cười).
- Anh dự tính thế nào cho tương lai nếu giả sử có ngày nào đó, khi giọng hát của mình dần không còn được như thời đỉnh cao?
Thật tình tôi không dự tính xa xôi quá. Tôi hơi thiên về đời sống duy tâm. Trong nghề chúng tôi thường hay tin vào Tổ nghiệp, khi mình vẫn luôn khao khát cống hiến, trau dồi nghề nghiệp, giúp đỡ và tạo điều kiện cho bạn bè đồng nghiệp được tốt hơn... thì Tổ nghiệp luôn đãi mình.
- Theo dõi hình ảnh cuộc sống của anh, thấy anh có vẻ rất thích cuộc sống đơn giản, điền viên, thích thú những điều giản dị của thiên nhiên... nhìn như vậy, người ta dễ nghĩ đến tâm tư của mọt người... luống tuổi, đó là bản chất đời thường của anh sau cánh gà? Hay mới có sự thay đổi nơi anh?
Yêu và luôn sống với thiên nhiên từ nhỏ, đó là cuộc sống của Bằng Kiều. Hay là tại mình già....từ bé nhỉ?!
- Bên cạnh anh là người vợ vốn nổi tiếng sành điệu. Hình như anh cũng đã "cải hóa" được cô ấy yêu sự giản dị, điền viên giống mình?
Không phải tôi "cải hoá" mà bạn í cùng chung sở thích thì đúng hơn. Hay là ai yêu thiên nhiên và sự giản dị thì cũng yêu... Bằng Kiều nhỉ (cười lớn).
- Sau Đời ca sĩ, bao lâu nữa Bằng Kiều sẽ có một liveshow tại TP Hồ Chí Minh?
Sẽ rất sớm thôi, tôi sẽ sắp xếp thời gian để gặp khán giả TP HCM bằng một liveshow của riêng mình, để thoả lòng mong nhớ của tôi với nơi đã dành cho tôi thật nhiều kỷ niệm.
- Cảm ơn anh về những chia sẻ!
Bằng Kiều
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bằng Kiều | |
---|---|
Bằng Kiều
|
|
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | Nguyễn Bằng Kiều |
Sinh | 13 tháng 7, 1973 Hà Nội, Việt Nam |
Nghề nghiệp | Ca sĩ |
Thể loại | Nhạc trẻ, nhạc trữ tình |
Hợp tác với | Nhóm Quả Dưa Hấu |
Ca khúc tiêu biểu | Trái Tim Bên Lề, Trái Tim Không Ngủ Yên, Anh Sẽ Nhớ Mãi, Nơi Tình Yêu Bắt Đầu |
Website | www.bangkieu.com |
Bằng Kiều từng tham gia các ban nhạc Chìa khóa vàng, Hoa sữa, Quả dưa hấu và sau đó tách ra hát solo riêng. Năm 2002 anh định cư tại Mỹ và kết hôn với ca sĩ Trizzie Phương Trinh. Do những phát ngôn gây tranh cãi, cuối năm 2004, anh bị tước quyền công dân Việt Nam. Năm 2008, Bằng Kiều đã có chuyến quay trở về Việt Nam đầu tiên. Hiện nay Bằng Kiều là ca sĩ độc quyền của trung tâm Thúy Nga.
Giọng ca của Bằng Kiều được xếp vào giọng nam cao (tenor), được đánh giá là trong và giàu tình cảm. Anh thuộc lớp ca sĩ cùng thời với Lam Trường, Minh Thuận, Phương Thanh, Mỹ Linh, Dương Chí Linh, Quang Linh.
Tháng 9 năm 2012, Bằng Kiều trở lại Việt Nam và được Cục biểu diễn nghệ thuật cấp phép thực hiện liveshow trong vòng 3 tháng từ tháng 10 tới tháng 12
Gia đình
Bằng Kiều là con trai út của người vợ thứ ba trong một đại gia đình có truyền thống nghệ thuật, gồm một người cha và 3 bà mẹ với 16 anh chị ruột thịt. Mẹ Bằng Kiều là nghệ sĩ cải lương và chèo Lưu Nga, cha anh là bác sĩ Nguyễn Bằng Bùi nhưng ông cũng tham gia nghệ thuật rất hăng say. Gia đình dòng họ Nguyễn Bằng của anh sinh sống ở căn gác nhỏ phố phố Ngô Sĩ Liên tại Hà Nội. Anh sinh ra trong những ngày khó khăn, cha làm ở bệnh viện, mẹ bán phở và diễn chèo, đàn hát. Khi bộc lộ tài năng, anh được cả nhà dành tiền đầu tư cho học nhạc và đeo đuổi sự nghiệp. Bằng Kiều có hai người anh trai được tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.Bằng Kiều cho biết mẹ anh hồi mang thai nằm mơ nhặt được anh ở cầu Xà Kiều nên đã đặt cho cái tên Bằng Kiều. Khoảng thời gian lúc bắt đầu đi hát, Bằng Kiều tâm sự rằng đã "khổ sở vì cái tên hơi quê", nhưng sau lại thích vì "thấy tên mình độc".
Sự nghiệp
Khởi nghiệp: 1989 - 2000
Năm 1989 Bằng Kiều đỗ và theo học kèn Basson tại Nhạc Viện Hà Nội. Trong thời gian học tập tại đây, Bằng Kiều đã thành lập ban nhạc Chìa Khóa Vàng. Sau đó Bằng Kiều tham gia ban nhạc Hoa Sữa từ năm 1990 đến 1996. Năm 1998. Bằng Kiều cùng thành lập nhóm nhạc Quả Dưa Hấu với các thành viên khác gồm Anh Tú, Tuấn Hưng và Tường Văn. Sau khi nhóm Quả Dưa Hấu tan rã vào năm 2000, Bằng Kiều tiếp tục sự nghiệp ca sĩ đơn ca.Thành công trong nước
Bằng Kiều gặt hái nhiều thành công với sự nghiệp ca hát, anh được mời tham gia nhiều chương trình truyền hình trong nước và địa phương.Bằng Kiều từng tham gia những chương trình biểu diễn âm nhạc lớn, bao gồm chương trình xuyên Việt "Dòng thời gian 2002", quy tụ những nhạc sĩ và ca sĩ lớn tại Việt Nam tham gia, bên cạnh đó là các chương trình Duyên Dáng Việt Nam, Làn Sóng Xanh, Nhịp cầu Âm nhạc,...
Tháng 5 năm 2001, Bằng Kiều có tham gia một vở kịch trên sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn xuất của anh được đánh giá là hay nhưng chưa có cơ hội nổi bật lên do kịch bản chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên anh đã gây được cảm tình với người xem và được báo Tuổi Trẻ đánh giá là "chàng trai đa tài". Tháng 9 cùng năm, Bằng Kiều tham gia trận đấu bóng đá giao hữu với các ngôi sao điện ảnh Hồng Kông cùng một số nghệ sĩ trong nước để ủng hộ cho một quỹ từ thiện cho người mù nghèo Việt Nam.
Lưu diễn nước ngoài: 2001 - 2003
Từ cuối 2001, phong trào đưa ca sĩ nổi tiếng trong nước ra biểu diễn tại hải ngoại do Công ty Tổ chức biểu diễn Thành phố Hồ Chí Minh khơi nguồn phát triển và gặt hái nhiều thành công. Bằng Kiều cùng đoàn nghệ sĩ tên tuổi tại Việt Nam tham gia chuyến lưu diễn kéo dài một tháng ở Đông Âu theo lời mời của cộng đồng người Việt tại đây. Trước đó, anh đã tham gia biểu diễn tại một số tụ điểm ca nhạc ở Mỹ kết hợp mục đích muốn học hỏi những kiến thức về kỹ thuật phòng thu. Bằng Kiều cũng nhận lời mời biểu diễn tại Úc vào giữa năm 2002.Sau khi album Chuyện lạ ra mắt, Bằng Kiều gần như biến mất trên các sân khấu trong nước do bận đi lại liên tục giữa Mỹ và Việt Nam để thu âm cho album thứ hai, theo hỗ trợ Trizzie Phương Trinh công việc kinh doanh và chuẩn bị cho đám cưới. Ngoài theo đuổi sự nghiệp ca hát, anh còn tham gia vai trò diễn viên kịch và hoạt động kinh doanh cùng Phương Trinh, bao gồm mở phòng trà và quán cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 năm 2002, ban tổ chức chương trình Duyên dáng Việt Nam có điện thoại mời anh tham gia, nhưng anh từ chối vì không về kịp do bận thực hiện một album.
Từ tháng 9 năm 2002, Bằng Kiều lập gia đình và sang Mỹ định cư. Sau đó anh xuất hiện trên sân khấu các đại nhạc hội tại California. Trong một thời gian, đã có vài cuộc phản đối từ một số người Việt hải ngoại vì nghi Bằng Kiều là người được đưa qua thực hiện công tác "văn hóa vận" của Đảng Cộng sản Việt Nam trên đất Mỹ. Trong một lần hát từ thiện giữa năm 2003, Bằng Kiều đã phát biểu xin được gia nhập cộng đồng hải ngoại để đem khả năng và lời ca tiếng hát phục vụ cộng đồng. Anh nhận được sự hoan nghênh đón nhận, nhiều nơi tại Mỹ và Canada liên tục ký hợp đồng trình diễn với anh. Ngoài ra anh còn biểu diễn tại một số nước khác như Úc, Philippines, Hà Lan, Đức, Tiệp Khắc.
Sự cố: 2003 - 2004
Giữa tháng 11 năm 2003, Bằng Kiều về Hà Nội thăm mẹ. Ngày 25 tháng 11, trên trang web "Tin Tức Việt Nam" do Bộ Văn Hóa Thông tin đã đăng một bài phỏng vấn trong mục "Quốc tế Thị Trường và Tiêu dùng" mang tựa đề "Kiêu Bằng Kiều". Bài báo có những phát biểu được cho là đã gây bất bình và phẫn nộ cho giới cùng nghề và cộng đồng ở hải ngoại lẫn tại Việt Nam, bao gồm phát biểu rằng cát-xê của anh thuộc hàng cao nhất trong các ca sĩ nam ở Mỹ, rằng anh thuộc thế hệ ca sĩ "tích cực xua đuổi nhạc hải ngoại ra khỏi Việt Nam", chủ định không xuất hiện tại chương trình ca nhạc của các trung tâm ở hải ngoại, những đánh giá về thị hiếu và cách làm việc của sân khấu ca nhạc trong nước,... cùng những phát biểu được cho rằng có dụng ý khác. Ngày 27 tháng 12 năm 2003, trong một buổi hội thảo Hội đoàn, chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Sacramento đã đọc một bản tuyên cáo quyết định tẩy chay Bằng Kiều vì đã có các "hoạt động nội tuyến làm tuyên vận cho Cộng sản Việt Nam để chống phá cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại." Đối với sự việc này, Bằng Kiều đã lên tiếng phân tích những chi tiết gây tranh cãi trong bài báo và cho rằng "Bài báo mà phía Việt Nam đăng tải hoàn toàn bịa đặt và ác ý", rằng anh đã có phỏng vấn với kí giả nhưng chỉ bàn về những chuyện bình thường khác, không có những chuyện như trong bài tường thuật.Sau khi trở về Mỹ, anh đã có một số phát biểu gây tranh cãi để đính chính vụ việc trên, như: "Trong lần về nước gần đây, tôi đã từ chối tham gia một số chương trình lớn để chứng minh cho sự hướng tới mảnh đất tự do của mình... Mong cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại hãy chấp nhận tôi như một thành viên mới". Phát biểu này được báo Công an Nhân dân đánh giá là "đầy sự phản phúc và tinh thần bợ đỡ". Cũng theo báo Công an Nhân dân được thuật lại, trong một lần biểu diễn, một ông bầu tên Việt D. được cho là "có nguồn gốc sĩ quan tâm lý chiến của chính quyền cũ Sài Gòn" đã chỉ đạo người cắm vào bó hoa để tặng Bằng Kiều vài ba lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ. Bằng Kiều vẫy hoa, thành ra vẫy cờ. Hình ảnh này được quay phim chụp ảnh và phóng đại cho những mục đích chính trị. Cũng theo đó, các bài hát mà anh thể hiện tại Paris by Night do ông bầu Việt D. đặt hàng được cho rằng đã "bày binh bố trận cả về câu chữ lăng-xê lẫn những ngón nghề chính trị" trong đó.
Từ tháng 2 năm 2004, Cục Nghệ thuật - Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông tin có kiến nghị tạm dừng các chương trình của Bằng Kiều. Ngày 22 tháng 11, Cục đã gửi công văn tới các đơn vị có liên quan trong nước, đề nghị không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục của ca sĩ Bằng Kiều và các bài hát do anh sáng tác. Theo công văn đó, Bằng Kiều chính thức bị tước bỏ quyền công dân và nghệ sĩ Việt Nam (nhưng không nói rõ quyết định của ai và quyền công dân đó gồm những gì). Lý do trích dẫn trong công văn là Bằng Kiều đã "tự ý rời bỏ Tổ quốc, phát biểu xuyên tạc chế độ dân quyền, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam". Quyết định này được xem như là một "biện pháp cảnh tỉnh các nghệ sĩ". Báo Công An Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng những phát biểu của Bằng Kiều tạo cơ hội "để những thế lực phản động, thù địch lợi dụng vu cáo, chống phá công cuộc xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa trong nước".
Từ 2004 đến nay
Bằng Kiều hiện đang hợp tác với Trung tâm Thúy Nga và là một trong số các nam ca sĩ ăn khách vào bậc nhất hải ngoại, Anh thường xuyên xuất hiện trong loạt chương trình Paris By Night, với các dấu ấn tiêu biểu như: Lắng nghe mùa xuân về (Paris By Night 80), Em tới thăm anh đêm 30 (Paris By Night 85), Bản tình cuối (Paris By Night 86), Phút cuối (Paris By Night 88), Biển cạn (Paris By Night 98), Xin đừng quay lại (Paris By Night 99), Mùa thu cho em - mộng dưới hoa (Paris By Night 96), Em ơi Hà Nội Phố (Paris By Night 91), Xin lỗi anh (với Minh Tuyết - Paris By Night 100).Ngoài ra, Bằng Kiều còn tham gia một số vở hài kịch trong Paris by Night.
Cuối tháng 2 năm 2008, sau hơn 4 năm ở Hoa Kỳ, Bằng Kiều cùng gia đình trở về thăm Việt Nam. Anh cho biết mình "rất vui", tuyên bố không tham gia biểu diễn và từ chối trả lời các phỏng vấn với lý do "không muốn và không biết nói gì vào lúc này". Trong lần về nước này, Bằng Kiều tham dự nhiều chương trình ca nhạc với tư cách khán giả tặng hoa cho đồng nghiệp. Anh có xuất hiện trên sân khấu liveshow của nhạc sĩ Phú Quang, sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, tặng hoa cho Ngọc Anh và Hà Trần. Xúc động vì tình cảm của khán giả với sự xuất hiện của anh, Bằng Kiều chia sẻ rằng "Hy vọng một dịp nào đó lại có thể hát cho mọi người trên sân khấu quê nhà". Nhân chuyến viếng thăm này, vấn đề quyền biểu diễn tại Việt Nam của Bằng Kiều được đưa ra bàn luận. Trong cuộc trả lời vào năm 2008 với một trang báo điện tử nhân dịp Bằng Kiều về nước, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, vẫn chưa có thông tin về việc Bằng Kiều có ý định biểu diễn tại Việt Nam hay không, tuy vậy, nếu anh muốn hát tại Việt Nam, thì sẽ phải làm đơn xin Cục, sau đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ xin ý kiến của Cục An ninh Văn hóa rồi mới đưa ra quyết định.
Tháng 3 năm 2010, Bằng Kiều bất ngờ về nước và xuất hiện trong buổi tiệc sinh nhật của ca sĩ Hồng Nhung. Tiếp đó, nhân chuyến lưu diễn tại Phnom Penh tháng 12 năm 2011, Bằng Kiều và gia đình về nước lần thứ ba. Anh có tổ chức một buổi họp fan thân mật mang tính riêng tư ở club Passion tại Hà Nội. Tuy nhiên có quá nhiều người tụ tập nên công an phường đề nghị tạm dừng buổi họp mặt vì lý do gây mất trật tự công cộng và yêu cầu giải tán xe đậu trên lề đường sau khi buổi họp mặt diễn ra chưa được 15 phút. Các fan được thông báo chuyển địa điểm gặp gỡ đến công viên Thống Nhất. Một lý do khác cho lần về nước này của Bằng Kiều là để tham dự đêm nhạc diễn ra ở tại Hà Nội kỷ niệm 47 năm đi hát của ca sĩ Thanh Tuyền.
Ngày 25 tháng 09 năm 2012, Bằng Kiều cùng nữ ca sĩ Khánh Ly được Cục Nghệ thuật Biểu diễn chính thức cấp phép biểu diễn tại Việt Nam với thời hạn đến hết tháng 12 cùng năm.
Đời sống riêng tư
Bằng Kiều cho tới nay đã trải qua một số mối tình. Bằng Kiều từng có mối tình sâu đậm kéo dài tới 6 năm với ca sĩ Mỹ Linh. Cả hai thậm chí còn tính tới chuyện kết hôn. Nhưng chỉ vì những lần giận dỗi vụn vặt mà cặp đôi này đường ai nấy đi Sau Mỹ Linh, một nguồn tin cho biết Bằng Kiều có bạn gái là người mẫu Tăng Huệ Văn kém anh 6-7 tuổi. Anh chính là người đã động viên Huệ Văn theo đuổi đam mê ca hát.Bằng Kiều gặp nữ ca sĩ Việt kiều Mỹ Trizzie Phương Trinh lần đầu trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 9 diễn ra vào tháng 4 năm 2000. Anh từ bỏ thói quen thuốc lào mà anh thừa nhận có ảnh hưởng tới giọng hát từ khi quen cô (nhưng theo Phương Trinh tiết lộ, vào thời gian sau này, anh vẫn hút thuốc lào như một thói quen không thể bỏ ). Tháng 9 năm 2002, sau hơn một năm quen biết, Bằng Kiều kết hôn với Phương Trinh. Hôn lễ diễn ra tại Mỹ và Hà Nội, sau đó anh sang định cư tại Nam California. Con trai đầu lòng của anh có tên là Beckham Bằng Phương. Tính tới năm 2012 anh đã có 3 con trai.
Bằng Kiều cho biết anh và vợ Trizzie Phương Trinh quyết định sẽ không bao giờ song ca với nhau vì chất giọng và phong cách khác biệt.
Cuối tháng 5 năm 2013, có thông tin cho rằng Bằng Kiều chia tay Trizzie Phương Trinh. Hiện hai người đã chính thức ly dị.
Đến đầu năm 2014, có thông tin là Bằng Kiều có quan hệ với Dương Mỹ Linh
Phong cách âm nhạc
Năm 2002, Bằng Kiều cho biết phong cách sáng tác của anh chịu ảnh hưởng của nhạc sĩ Dương Thụ, những ca khúc anh viết đều trong sáng lãng mạn chứ không ủ ê, não nề. Phong cách âm nhạc của anh hợp với những ca khúc tình cảm sâu lắng. Về trang phục biểu diễn, trước đây, Bằng Kiều cho rằng giọng hát là quan trọng nhất nhưng sau đó anh đã chú trọng hơn đến yếu tố trang phục vì cho rằng "đó cũng là một cách biểu lộ sự tôn trọng khán giả".Các ban nhạc đã thành lập / tham gia
- Chìa Khóa Vàng (1989 -1990)
- Hoa Sữa (1990 - 1996)
- Quả Dưa Hấu (1998 - 2000)
Bằng Kiều bật mí 'bí mật' đời mình trong liveshow Đời ca sĩ
(PLO)- Vào ngày 4-6 tới đây, ca sĩ Bằng Kiều sẽ tái ngộ khán giả TP.HCM trong liveshow của mình có tên “Đời ca sĩ”.
Đón chào
sự trở về của Bằng Kiều trong liveshow đặc biệt này là dàn ca sĩ cực
“khủng”, họ cũng là những người anh chị, người bạn thân thiết của Bằng
Kiều trên sân khấu như: Ý Lan, Đức Huy, Thanh Hà, Mỹ Tâm, Lệ Quyên, Lam
Anh, Trần Quang Hiếu, Lê Hiếu…
Trong liveshow “Đời ca sĩ”, ca sĩ Bằng Kiều cũng sẽ tiết lộ những “điểm yếu” của các nữ ca sĩ mà anh có dịp hợp tác.
Đặc biệt,
trong chương trình Bằng Kiều và các nghệ sĩ sẽ thể hiện những ca khúc
hít gắn liền với tên tuổi của mình, đồng thời cùng nhau ôn cố tri tân,
kể cho nhau nghe, cho khán giả nghe những câu chuyện về cuộc đời người
nghệ sĩ. Anh sẽ lần đầu tiết lộ những góc khuất trong đời ca sĩ mà khán
giả rất ít biết, nhằm hé lộ cuộc đời phía sau ánh hào quang rực rỡ trên
sân khấu mà họ đã dày công xây dựng.
“Và sẽ là rất nhiều bí mật chứ không phải một bí mật…” - ca sĩ Bằng Kiều nói.
Trong lần
trở lại này, Bằng Kiều sẽ hát những hit gắn liền với tên tuổi “đời ca
sĩ” của mình để thỏa lòng mong nhớ với TP.HCM, trong đó không thể thiếu
được những ca khúc như “Nơi tình yêu bắt đầu” song ca với nữ ca sĩ Lam
Anh…
Bằng Kiều
cũng chia sẻ, anh cũng mong ước sau “Đời ca sĩ” anh có thể sớm sắp xếp
thời gian để gặp khán giả TP.HCM bằng một liveshow riêng, để thỏa lòng
mong nhớ của Bằng Kiều với nơi đã dành cho Bằng Kiều rất nhiều kỷ niệm.
V.THỊNHBằng Kiều: “Sẽ tiết lộ những góc khuất của đời ca sĩ”
Thứ Bảy, ngày 28/05/2016 15:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Bằng Kiều
"Những bí mật của Mỹ Tâm, Lệ Quyên cũng như các ca sĩ khác sẽ khiến mọi người "choáng".
Bằng Kiều giải oan tin đồn bị lực lượng 141 "hỏi thăm"
Người yêu hoa hậu tình tứ hôn Bằng Kiều
Ngắm vẻ gợi cảm 3 "người tình sân khấu" của Bằng Kiều
Người yêu hoa hậu tình tứ hôn Bằng Kiều
Ngắm vẻ gợi cảm 3 "người tình sân khấu" của Bằng Kiều
Bằng Kiều quyết định hé lộ những góc khuất của đời ca sĩ trong đêm nhạc của mình.
Sau 4 năm vắng bóng tại sân khấu TP.HCM kể từ 2011, mới đây, Bằng Kiều tham gia liveshow Đời ca sĩ tại đây vào ngày 4.6 tới.Khi được hỏi về sự trở lại này, Bằng Kiều xúc động cho biết, anh sẽ lần đầu tiết lộ những góc khuất trong đời ca sĩ mà khán giả rất ít biết, nhằm hé lộ cuộc đời phía sau ánh hào quang rực rỡ trên sân khấu.
Đón chào sự trở về của Bằng Kiều trong liveshow đặc biệt này là dàn ca sĩ cực “khủng” như: Thanh Hà, Mỹ Tâm, Lệ Quyên, Lam Anh, Lê Hiếu…
Bằng Kiều chia sẻ, lúc này, anh thật sự hồi hộp pha lẫn phấn khích vì đã lâu lắm anh không được gặp khán giả TP.HCM.
- Làm liveshow Đời ca sĩ tổ chức ở TPHCM sắp tới, mỗi người nghệ sĩ lại dành một kho truyện đời mình để kể cho độc giả. Anh có thể tiết lộ một góc khuất trong sự nghiệp của anh mà không mấy người biết?
Dấu ấn đầu tiên của tôi với khán giả Sài Sòn có lẽ là ca khúc Trái tim không ngủ yên của cố nhạc sĩ Thanh Tùng, hát song ca với Mỹ Linh.
Nhưng ít ai biết rằng, tôi phải năn nỉ Mỹ Linh để được hát với cô ấy. Năm 1996, tôi được Mỹ Linh mời vào Sài Gòn để hát back ground (hát bè) cho cô ấy trong CD Chiều Xuân do nhạc sĩ Ngọc Châu hoà âm.
Vì ca khúc đó phần bè rất ít mà Mỹ Linh lại thấy hát một mình hơi bị đơn điệu nên tôi gợi ý song ca. Hát xong thấy ổn nên tôi và Mỹ Linh “làm 1 hơi” song ca luôn cả Giọt sương trên mí mắt, Nếu điều đó xảy ra…
Khi phát hành, tôi rất bất ngờ khi thấy khán giả yêu thích bài hát nhiều đến như vậy. Trái tim không ngủ yên cả năm trời liên tục nằm trong top 10 chương trình Làn sóng xanh do khán giả bình chọn. Với tôi , đó là bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp và đầy bất ngờ.
- 4 năm xa sân khấu Sài Gòn, anh có kỷ niệm nào nhớ nhất nơi đây?
Tôi vẫn thường xuyên về Việt Nam, làm nhiều chương trình ở Hà Nội và các tỉnh nhưng lần nào tôi cũng phải ghé Sài Gòn có khi chỉ một ngày để uống một ly cafe sữa đá và... xem kịch.
Đến cả đi diễn ở Singapore, trước khi về Mỹ, kiểu gì tôi cũng lại ghé Sài Gòn một ngày để... gặp cô ấy, người phụ nữ bây giờ của tôi (cười).
- Còn nhớ cái thời mà anh cùng những nghệ sĩ Việt khởi đầu cho thị trường âm nhạc Việt Nam, anh vẫn xuất hiện cùng Phương Thanh, Mỹ Linh, Thanh Lam, Hà Trần... còn Mỹ Tâm thì sao? Anh có hứng thú đặc biệt nào với Mỹ Tâm và cô ấy đóng vai trò gì trong liveshow sắp tới của anh?
Mỹ Tâm rất đặc biệt và cuốn hút, cô ấy luôn làm người khác bất ngờ. Nhưng Bằng Kiều sẽ làm cho cô ấy bất ngờ vì tôi sẽ tiết lộ những bí mật của cô ấy với khán giả trong đêm diễn tới đây (cười).
Những bí mật, góc khuất của Mỹ Tâm cũng như các ca sĩ khác được tiết lộ trong liveshow này chắc chắn sẽ làm cho mọi người "choáng". Tạm thời cho tôi được giữ bí mật đến khi chương trình diễn ra.
- Nếu song ca với Mỹ Tâm, anh muốn hát cùng cô ấy bài gì? Tại sao?
Bí mật nhé! Chính Mỹ Tâm cũng không biết tại sao Bằng Kiều thích hát với cô ấy.
Bằng Kiều từng song ca và "tỏ tình" với Mỹ Tâm ngay trên sân khấu khiến khán giả thích thú.
-Thời còn là "ca sĩ nghèo", anh có những ký ức khó quên nào với bạn bè, gia đình? Anh trân quý nhất những gì khi ấy?Ký ức về "thủa hàn vi" thì nhiều vô kể nhưng tôi nhớ câu chuyện năm 1991, tôi và ban nhạc Chìa khoá vàng cùng anh Ngọc Châu đi dự liên hoan các ban nhạc toàn quốc bằng... tàu hoả.
Từ Hà Nội và Đà Nẵng mà chúng tôi phải đi tàu mất gần 3 ngày vì không đủ tiền đi tàu nhanh. Cả ban nhạc dành dụm mấy tháng trời mới đủ tiền trang trải cho 1 tuần vừa đi lại, ăn ở.
Nhưng lúc đó vui lắm vì chúng tôi vừa được chơi nhạc vừa được thi với các ban nhạc chuyên nghiệp đàn anh trong cả nước. Chúng tôi tập luyện kỹ càng, hăm hở lên thi và đc giải... trẻ nhất.
- Con đường tới thành công của anh không phải trải hoa hồng nhỉ. Với anh, quãng đường chông gai nhất là gì?
Tôi từ nhỏ đã thích sống giản dị, có lẽ vì thế nên tôi luôn hài lòng với gì mình có. Tôi đam mê âm nhạc nên cuộc sống của tôi chỉ cần được chơi nhạc, được hát là đủ.
Và tôi luôn cho rằng, mình là người may mắn, có nhiều vất vả nhưng quan trọng tôi được khán giả đón nhận và yêu thương nên tôi đều dễ dàng vượt qua.
Hiện tôi cũng không thấy mình có áp lực gì, chắc bởi lối sống giản dị mà tôi cảm thấy thế chăng vì tôi được biết, nhiều người bị áp lực về kinh tế, vật chất.
Trong âm nhạc và nghệ thuật, theo tôi cạnh tranh là một từ khá khiên cưỡng và trừu tượng. Giống như tình yêu, khi mình có được tình yêu của ai đó thì mặc định là mình đã ở trong lòng người ấy, trừ khi mình chối bỏ hay không chấp nhận tình cảm đó.
Tôi luôn trân trọng tình cảm của khán giả dành cho mình và luôn chăm chỉ trau dồi nghề nghiệp để đáp lại ân tình đó. Tôi học hỏi mỗi ngày, và chắc khán giả của tôi cảm nhận được điều đó nên có thể yêu thêm... ca sĩ khác nhưng không bỏ tôi (cười).
- Anh dự tính thế nào cho tương lai nếu giả sử có ngày nào đó, khi giọng hát của mình dần không còn được như thời đỉnh cao?
Thật tình tôi không dự tính xa xôi quá. Tôi hơi thiên về đời sống duy tâm. Trong nghề chúng tôi thường hay tin vào Tổ nghiệp, khi mình vẫn luôn khao khát cống hiến, trau dồi nghề nghiệp, giúp đỡ và tạo điều kiện cho bạn bè đồng nghiệp được tốt hơn... thì Tổ nghiệp luôn đãi mình.
- Theo dõi hình ảnh cuộc sống của anh, thấy anh có vẻ rất thích cuộc sống đơn giản, điền viên, thích thú những điều giản dị của thiên nhiên... nhìn như vậy, người ta dễ nghĩ đến tâm tư của mọt người... luống tuổi, đó là bản chất đời thường của anh sau cánh gà? Hay mới có sự thay đổi nơi anh?
Yêu và luôn sống với thiên nhiên từ nhỏ, đó là cuộc sống của Bằng Kiều. Hay là tại mình già....từ bé nhỉ?!
- Bên cạnh anh là người vợ vốn nổi tiếng sành điệu. Hình như anh cũng đã "cải hóa" được cô ấy yêu sự giản dị, điền viên giống mình?
Không phải tôi "cải hoá" mà bạn í cùng chung sở thích thì đúng hơn. Hay là ai yêu thiên nhiên và sự giản dị thì cũng yêu... Bằng Kiều nhỉ (cười lớn).
- Sau Đời ca sĩ, bao lâu nữa Bằng Kiều sẽ có một liveshow tại TP Hồ Chí Minh?
Sẽ rất sớm thôi, tôi sẽ sắp xếp thời gian để gặp khán giả TP HCM bằng một liveshow của riêng mình, để thoả lòng mong nhớ của tôi với nơi đã dành cho tôi thật nhiều kỷ niệm.
- Cảm ơn anh về những chia sẻ!
Tin tức giải trí Ca Nhạc hàng đầu Việt Nam Châu Á. Tin buồn Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời sau nhiều ngày chữa trị. Bí ẩn phía sau vụ việc Minh Béo bị bắt tại Mỹ không thể tin. Thế Giới Sao qua Facebook Hôm nay.
Theo Thúy An (Dân Việt)Ca sĩ Bằng Kiều: Đàn ông hạnh phúc nhất hay đau khổ cũng từ phụ nữ
Thứ Ba, 08/03/2016 06:35
(Thethaovanhoa.vn) - Giống như một lời hẹn, ca sĩ Bằng Kiều trở về Hà Nội trong mùa Xuân này với hai đêm nhạc tôn vinh phụ nữ Cơn mơ băng giá diễn ra vào 7-8/3 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội.
- Mới là một khái niệm hơi trừu tượng vì một nét nhạc mới cũng gọi là mới. Với tôi, vấn đề là cảm xúc và thời điểm. Mỗi thời điểm ca sĩ đều hát với một cảm xúc khác. Điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải cập nhật xu hướng âm nhạc để hòa quyện với cảm xúc của khán giả. Nó quan trọng hơn là cố tình làm điều gì đó khác lạ rồi gọi đó là mới. Nên làm cho đúng cảm xúc của khán giả trong từng thời điểm với tôi gọi là mới.
* Anh từng chia sẻ, sự không đổi thay của mình là vì anh rất biết khán giả muốn gì ở mình?
- Nói thật là tôi đã hát hết các loại nhạc rồi. Và hầu như nhạc nào, tôi cũng đều hát như người tiên phong, từ nhạc mới, nhạc trẻ, nhạc xưa, nhạc đỏ, nhạc thính phòng...
Tôi không làm gì khác ngoài âm nhạc, không chiêu trò, kỹ xảo nên trong mỗi chương trình, tôi chọn điểm nhấn từ bản phối, cách kết nối giữa bản nhạc tinh tế.
Và để khán giả không cảm thấy nhàm chán khi mình đã hát đến lần thứ 9 – 10, tôi chọn lựa là đem lại cảm xúc quen có, lạ có và khán giả cho tới bây giờ vẫn yêu mến và ủng hộ thì có thể gọi đây là sự trùng hợp đáng quý giữa tôi và công chúng của mình.
* Hát về một nửa thế giới. Vậy trong suy nghĩ của anh, phụ nữ là gì?
- Tôi không dám thay mặt phái mạnh mà chỉ có thể đại diện cho một số người đàn ông, để phát biểu rằng: phụ nữ là đời sống của người đàn ông. Người đàn ông thành công, hạnh phúc, đau khổ, thất bại, nguyên nhân hầu như là phụ nữ.
Khi người ta nói “đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ” thì với tôi, đằng sau sự thất bại cũng phải có bóng dáng họ.
* Nghe có vẻ như là một sự đổ lỗi ngầm về phụ nữ ấy nhỉ?
- Không đổ lỗi đâu mà đó là sự gắn bó, gắn liền giữa hai thế giới. Bởi từ khi sinh ra đến khi vào cuộc sống thì mối quan hệ này vẫn hiện hữu, từ quan hệ mẹ con, anh chị em trong gia đình. Người đàn ông dù có làm gì lớn lao đến đâu thì cũng không thể thiếu người phụ nữ nên họ chịu sự tác động từ phụ nữ là đương nhiên và rất nhiều là đằng khác.
Với tôi, hạnh phúc nhất hay đau khổ nhất cũng từ phụ nữ mà ra. Cái lỗi của người phụ nữ là làm cho người đàn ông quá hạnh phúc. Cho nên đến lúc đau khổ người ta mới cảm nhận lại được.
Nên ngay cả khi có tiền tài danh vọng nhưng không may mắn có được người phụ nữ đồng hành thì tôi vẫn thấy đau khổ. Ngược lại, khi tôi chưa thành công hay đã thành công, tôi vẫn hạnh phúc với những người phụ nữ trong cuộc đời mình.
Đó có thể là quan điểm chủ quan của tôi!
* Vậy theo anh, thế nào là một phụ nữ hạnh phúc?
- Mỗi người là một cá thể nên hạnh phúc của người này, đôi khi là đau khổ của người khác. Từ cảm nhận của riêng mình, tôi nghĩ phụ nữ hạnh phúc (hay cả đàn ông cũng vậy) là người luôn mở lòng với xung quanh. Bởi khi đó, họ sống không có sự so sánh cuộc sống của mình với người khác, ganh ghét, đố kị, làm cho mình thất vọng hay đau khổ,.
* Người phụ nữ trong cuộc sống hiện nay cần có những kỹ năng gì để bảo vệ gia đình trước sự phức tạp của xã hội, theo anh?
Quy mô quá nhỉ? Phạm trù này lớn quá, tôi nghĩ không thể nói vài câu mà xong được. Nhưng các cụ đã có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” nên nếu mỗi người trong gia đình quán triệt được vai trò của mình, thì việc bảo vệ gia đình sẽ có xác suất lớn hơn.
Chồng đi làm về có cơm ngon canh ngọt chắc cũng sẽ ngại đi đâu. Nhưng xã hội hiện nay đã bình đẳng nên tôi nghĩ người đàn ông cũng phải xây tổ ấm, người đàn bà cũng phải xây nhà. Mỗi người trong vai trò của mình nên cần có sự “du di”, nâng đỡ nhau cũng là bảo vệ nhau.
Tuy nhiên, một cách không kì thị nhưng theo cảm nhận của tôi, đặc trưng phụ nữ Việt Nam giữa miền Bắc và miền Nam hơi khác biệt. Những phụ nữ miền Bắc mà tôi biết hoặc chơi thân, họ là những người mà dù có là diva, bà hoàng ở xã hội thì khi về nhà, họ vẫn là những người phụ nữ “xắn quần lên đến háng” để chu toàn việc nhà. Đó là điều tôi thấy lợi thế.
* Chứ anh không cho là họ vất vả hơn?
- Tôi cho rằng đa phần là họ hạnh phúc về sự vất vả đó vì nhiều người không muốn ai chăm sóc chồng con mình ngoài tay mình. Trong khi phụ nữ miền Nam có vẻ hướng ngoại hơn. Một số người đã thành công ở ngoài xã hội thường có cách chăm sóc gia đình theo kiểu gián tiếp kiểu điều hành osin chẳng hạn.
* Vậy nếu được chọn, anh sẽ chọn “mẫu” nào?
- Tôi thích mẫu phụ nữ miền Bắc nhưng cuộc sống thực tế thì toàn gặp phụ nữ miền Nam. Có lẽ là số phận. Nhưng vì cảm xúc cá nhân là điều quyết định mình gắn bó với ai nên lúc nào tôi cũng hài lòng và hạnh phúc với người phụ nữ của mình!
* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
- Mới là một khái niệm hơi trừu tượng vì một nét nhạc mới cũng gọi là mới. Với tôi, vấn đề là cảm xúc và thời điểm. Mỗi thời điểm ca sĩ đều hát với một cảm xúc khác. Điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải cập nhật xu hướng âm nhạc để hòa quyện với cảm xúc của khán giả. Nó quan trọng hơn là cố tình làm điều gì đó khác lạ rồi gọi đó là mới. Nên làm cho đúng cảm xúc của khán giả trong từng thời điểm với tôi gọi là mới.
Ca sĩ Bằng Kiều trên sân khấu Hà Nội
- Nói thật là tôi đã hát hết các loại nhạc rồi. Và hầu như nhạc nào, tôi cũng đều hát như người tiên phong, từ nhạc mới, nhạc trẻ, nhạc xưa, nhạc đỏ, nhạc thính phòng...
Tôi không làm gì khác ngoài âm nhạc, không chiêu trò, kỹ xảo nên trong mỗi chương trình, tôi chọn điểm nhấn từ bản phối, cách kết nối giữa bản nhạc tinh tế.
Và để khán giả không cảm thấy nhàm chán khi mình đã hát đến lần thứ 9 – 10, tôi chọn lựa là đem lại cảm xúc quen có, lạ có và khán giả cho tới bây giờ vẫn yêu mến và ủng hộ thì có thể gọi đây là sự trùng hợp đáng quý giữa tôi và công chúng của mình.
* Hát về một nửa thế giới. Vậy trong suy nghĩ của anh, phụ nữ là gì?
- Tôi không dám thay mặt phái mạnh mà chỉ có thể đại diện cho một số người đàn ông, để phát biểu rằng: phụ nữ là đời sống của người đàn ông. Người đàn ông thành công, hạnh phúc, đau khổ, thất bại, nguyên nhân hầu như là phụ nữ.
Khi người ta nói “đằng sau thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ” thì với tôi, đằng sau sự thất bại cũng phải có bóng dáng họ.
* Nghe có vẻ như là một sự đổ lỗi ngầm về phụ nữ ấy nhỉ?
- Không đổ lỗi đâu mà đó là sự gắn bó, gắn liền giữa hai thế giới. Bởi từ khi sinh ra đến khi vào cuộc sống thì mối quan hệ này vẫn hiện hữu, từ quan hệ mẹ con, anh chị em trong gia đình. Người đàn ông dù có làm gì lớn lao đến đâu thì cũng không thể thiếu người phụ nữ nên họ chịu sự tác động từ phụ nữ là đương nhiên và rất nhiều là đằng khác.
Với tôi, hạnh phúc nhất hay đau khổ nhất cũng từ phụ nữ mà ra. Cái lỗi của người phụ nữ là làm cho người đàn ông quá hạnh phúc. Cho nên đến lúc đau khổ người ta mới cảm nhận lại được.
Nên ngay cả khi có tiền tài danh vọng nhưng không may mắn có được người phụ nữ đồng hành thì tôi vẫn thấy đau khổ. Ngược lại, khi tôi chưa thành công hay đã thành công, tôi vẫn hạnh phúc với những người phụ nữ trong cuộc đời mình.
Đó có thể là quan điểm chủ quan của tôi!
* Vậy theo anh, thế nào là một phụ nữ hạnh phúc?
- Mỗi người là một cá thể nên hạnh phúc của người này, đôi khi là đau khổ của người khác. Từ cảm nhận của riêng mình, tôi nghĩ phụ nữ hạnh phúc (hay cả đàn ông cũng vậy) là người luôn mở lòng với xung quanh. Bởi khi đó, họ sống không có sự so sánh cuộc sống của mình với người khác, ganh ghét, đố kị, làm cho mình thất vọng hay đau khổ,.
* Người phụ nữ trong cuộc sống hiện nay cần có những kỹ năng gì để bảo vệ gia đình trước sự phức tạp của xã hội, theo anh?
Quy mô quá nhỉ? Phạm trù này lớn quá, tôi nghĩ không thể nói vài câu mà xong được. Nhưng các cụ đã có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” nên nếu mỗi người trong gia đình quán triệt được vai trò của mình, thì việc bảo vệ gia đình sẽ có xác suất lớn hơn.
Chồng đi làm về có cơm ngon canh ngọt chắc cũng sẽ ngại đi đâu. Nhưng xã hội hiện nay đã bình đẳng nên tôi nghĩ người đàn ông cũng phải xây tổ ấm, người đàn bà cũng phải xây nhà. Mỗi người trong vai trò của mình nên cần có sự “du di”, nâng đỡ nhau cũng là bảo vệ nhau.
Tuy nhiên, một cách không kì thị nhưng theo cảm nhận của tôi, đặc trưng phụ nữ Việt Nam giữa miền Bắc và miền Nam hơi khác biệt. Những phụ nữ miền Bắc mà tôi biết hoặc chơi thân, họ là những người mà dù có là diva, bà hoàng ở xã hội thì khi về nhà, họ vẫn là những người phụ nữ “xắn quần lên đến háng” để chu toàn việc nhà. Đó là điều tôi thấy lợi thế.
* Chứ anh không cho là họ vất vả hơn?
- Tôi cho rằng đa phần là họ hạnh phúc về sự vất vả đó vì nhiều người không muốn ai chăm sóc chồng con mình ngoài tay mình. Trong khi phụ nữ miền Nam có vẻ hướng ngoại hơn. Một số người đã thành công ở ngoài xã hội thường có cách chăm sóc gia đình theo kiểu gián tiếp kiểu điều hành osin chẳng hạn.
* Vậy nếu được chọn, anh sẽ chọn “mẫu” nào?
- Tôi thích mẫu phụ nữ miền Bắc nhưng cuộc sống thực tế thì toàn gặp phụ nữ miền Nam. Có lẽ là số phận. Nhưng vì cảm xúc cá nhân là điều quyết định mình gắn bó với ai nên lúc nào tôi cũng hài lòng và hạnh phúc với người phụ nữ của mình!
* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
An Yên (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa
Ca sĩ Bằng Kiều: “Tôi học Hưng nhiều mà có thể Hưng không biết”
Chia sẻ về người em cùng bước lên hàng “tiền đạo” trong nhóm Quả Dưa
Hấu, Bằng Kiều thành thật: “Hưng đã đi rất xa so với điểm ban đầu”. “Anh
cả” cũng thừa nhận bản thân cần học hỏi nhiều, trong đó có cả học hỏi
ngay chính người anh em chung nhóm ngày xưa.
Chia sẻ về người em cùng bước lên hàng “tiền đạo” trong nhóm Quả Dưa Hấu, Bằng Kiều thành thật: “Hưng đã đi rất xa so với điểm ban đầu”. “Anh cả” cũng thừa nhận bản thân cần học hỏi nhiều, trong đó có cả học hỏi ngay chính người anh em chung nhóm ngày xưa.
Mắt Tuấn Hưng, lưng Bằng Kiều
“Sự tích quả dưa hấu” kể rằng, khi nhìn thấy một bầy chim đang rỉa một trái cây lạ dạt vào hoang đảo, Mai An Tiêm đã nghĩ: “Chim ăn được, ắt người cũng ăn được”.
Nhưng với hai cựu thành viên Quả Dưa Hấu, thì khác: Điều Bằng Kiều làm, Tuấn Hưng không làm được, và ngược lại.
Một
con mắt tinh nhạy luôn biết kiếm tìm những bản hit, để giữ tên mình lâu
lâu lại nóng, mà không cần phải có một chất giọng hơn người. Ngắm Tuấn
Hưng là phải ngắm từ phía trước: Sự sôi động, vẻ lôi cuốn, ánh mắt và
điệu cười “lẳng lơ chết người”, khả năng trình diễn đậm màu nam tính…
Nhưng
để nhận ra Bằng Kiều có khi chỉ cần nhìn từ phía sau: Một bờ lưng vững
chãi đủ để không cần phải sống bằng bản hit, hay đúng hơn, bài nào dù cũ
vào giọng anh cũng dễ trở thành bản hit, nhờ một chất giọng “mái” không
thể trộn lẫn vào đâu, không ai có thể bắt chước…
15 năm đã qua kể từ ngày Quả Dưa Hấu tan rã, kể cũng đã đủ cho bao nhiêu “vật đổi sao dời”.
Người khi xưa là anh cả, biết đâu đang chững lại? Kẻ lúc trước là em,
biết đâu còn có thể đi được xa hơn? Duy cái tình giữa hai người anh em
từng là “chiến hữu” thì vẫn còn đó, như dưa hấu – lẽ thường vốn đỏ lòng
đen hạt…
Đọc thêm:
- Ca sĩ Tuấn Hưng: “Tôi mong Bằng Kiều đọc được bài báo này”
- Hương Baby – “bà xã” của ca sĩ Tuấn Hưng: “Lo lắng thì chắc khó có ai lấy được anh Hưng”
- Nhạc sĩ Anh Tú (Tú Dưa): “Cả ba chúng tôi đều… đào hoa”
- Nhạc sĩ Tường Văn: “Bằng Kiều vẫn thế, còn Tuấn Hưng vẫn mới”
- Ca sĩ Tuấn Hưng: “Tôi mong Bằng Kiều đọc được bài báo này”
- Hương Baby – “bà xã” của ca sĩ Tuấn Hưng: “Lo lắng thì chắc khó có ai lấy được anh Hưng”
- Nhạc sĩ Anh Tú (Tú Dưa): “Cả ba chúng tôi đều… đào hoa”
- Nhạc sĩ Tường Văn: “Bằng Kiều vẫn thế, còn Tuấn Hưng vẫn mới”
Bài: Thư Quỳnh
“Cái ‘vẫn thế’ là đáng tự hào chứ!”
- Anh chuẩn bị có một show diễn ở Hà Nội, nhưng lần này khách mời hàng diva có vẻ đông hơn. Đã đến lúc Bằng Kiều cần nhiều người “yểm trợ” đến thế sao?
-
Thực ra kể từ năm 2012 trở về nước, lần nào show diễn của tôi cũng có
khách mời. Lần này, những người xuất hiện cũng đều là các giọng ca tôi
yêu thích, có người thì học cùng, có người đã từng làm việc ăn ý. Nhưng
khách mời thì sẽ chỉ giữ đúng vai khách mời thôi, tôi vẫn là người hát
chính.
- Khán phòng dành cho anh vẻ như cũng
đang dần nhỏ lại. Vì từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia về Cung Văn hóa Hữu
nghị Hà Nội là khác biệt lắm rồi!
- Hai
năm nay, dịp này tôi đều hát ở Cung, bởi đó cũng là đơn đặt hàng của nhà
tổ chức. Chương trình thiên về sự ấm cúng nên không gian này là phù
hợp. Mà về tinh thần, thì ở không gian đó, sự giao lưu cũng dễ hơn. Còn ở
Trung tâm Hội nghị Quốc gia, tôi vẫn sẽ làm show, và điều này các năm
qua cũng đã vẫn thế.
- Chứ không phải do anh cảm thấy sức nóng của cái tên Bằng Kiều đã dần hạ nhiệt ở thị trường trong nước?
-
Tôi thấy sự yêu mến của khán giả dành cho mình vẫn rất nồng nhiệt. Tôi
có một lượng khán giả trung thành và cố định qua năm tháng. Đối với
người hát, đó là hạnh phúc to lớn. Tất nhiên, sự ồn ào như thời gian đầu
trở về thì dần dần lắng lại. Nhưng khán giả của tôi, vốn họ không thích
sự ồn ào. Họ giống tôi.
- Vừa xuất hiện đã
được xếp ngay vào “hàng ghế VIP” với chất giọng khó trộn lẫn, Bằng Kiều
được kỳ vọng sẽ còn tiến xa hơn so với điểm xuất phát. Vậy nhưng, có vẻ
không đúng như kỳ vọng?
- Tôi luôn bằng
lòng với những gì mình đang có, vì tôi không đặt mục đích xa vời, lớn
lao trong cuộc sống. Với tôi, một nghệ sĩ, thì sự nghiêm túc với những
gì mình làm trong suốt thời gian dài chính là sự tôn trọng khán giả và
tôn trọng bản thân. Còn để đi đến hôm nay, tôi luôn có suy nghĩ trau dồi
kiến thức liên quan đến nghề nghiệp. Tôi học từ những thứ bắt gặp trong
đời thường, trong nghề nghiệp và học cả đàn em nữa. Tôi cho rằng mình
may mắn không phải là người bảo thủ trong công việc. Tôi rất “open”.
- Qua năm tháng, anh có thấy mình cũ đi không?
-
May mắn là hình như khán giả không thấy tôi cũ đi. Tôi cũng không thấy
mình cũ đi. Khi nghe lại những bài hát cũ, tôi thấy mình đã hát khác. Về
chuyên môn, tôi còn thấy mình hát tốt hơn ngày xưa, truyền cảm và sâu
hơn. Cái sâu đó có thể nhờ trải nghiệm đời sống mà thành.
- Nhạc sĩ Tường Văn (cựu thành viên Quả Dưa Hấu – PV) nói rằng, từ “hàng ghế VIP” đó, Bằng Kiều có quyền đi xa hơn thực tại…
-
Đó là một cái nhìn và mong muốn chân thành từ anh em, từ những người
thân của mình. Vì người thân bao giờ cũng kỳ vọng về mình nhiều hơn, đôi
khi vì yêu thương, đôi khi vì tôn trọng. Với tôi, sự kỳ vọng đó thật
đáng quý. Tôi vẫn sẽ lắng nghe những chia sẻ đó, nhưng tôi không phải là
người “đẽo cày giữa đường” nên ý kiến nếu đúng thì mình bổ sung, nếu phù hợp với mình thì mình cố gắng làm, còn không thì vẫn phải theo cách của mình.
- Nhưng nếu so sánh với người ra đi cùng thời điểm với anh là Thu Phương ,
thì chị ấy giờ đây gây cảm giác táo bạo hơn anh. Và Hà Trần nữa, dù ở
xa quê hương nửa vòng trái đất, vẫn ngày càng khẳng định vị trí người
dẫn đường trong làng nhạc Việt… Vậy sự sáng tạo của Bằng Kiều, nếu có,
nằm ở đâu?
- Tôi nghĩ quan điểm về sự sáng
tạo của mỗi người là khác nhau. Khi hát một bài hát cũ theo cách của
mình, đó là một sự sáng tạo. Khi bạn thổi được cái đương đại vào những
bài ca cũ, là một sự sáng tạo. Dẫu rằng, sự sáng tạo đó, mọi người không
dễ nhận ra như khi bạn tạo ra một sản phẩm mang tính tiên phong. Tôi
rất thích Hà Trần, rất trân trọng cách Hà đi, nhưng có thể quan niệm của
tôi hơi khác biệt, bởi đối với tôi, nghệ thuật phải có công chúng. Và
mỗi nghệ sĩ như chúng tôi có nhiệm vụ riêng trên con đường chung ấy. Dù
theo cách nào, tôi nghĩ tất cả đều đáng trân trọng và khuyến khích.
Nhiếp ảnh: Jundat
-
Cũng có thể hoàn cảnh của anh khác: Một ông bố ba con hậu ly hôn -
trách nhiệm đó không đơn giản với một người nhập cư ở Mỹ. Quan điểm nghệ
thuật của anh liệu có vì thế mà cũng cần thực tế và thực dụng hơn?
- Những đứa con có thể là một yếu tố, nhưng nó không phải là tất cả. Tôi không đổ tại những thứ đó trong công việc của mình.
- 10 năm ở Mỹ, sự thực dụng của người Mỹ đã dạy cho anh điều gì?
-
Tôi thay đổi nhiều về quan điểm nghệ thuật. Ở Việt Nam tôi đã nổi tiếng
và được yêu mến rồi, tôi lên sân khấu đơn giản chỉ cần hát là đủ. Sang
Mỹ, tôi học được rằng, khi một ca sĩ bước lên sân khấu, anh phải tạo ra
một không gian giải trí. Vì thế, nếu so với cách đây 20 năm thì những
màn trình diễn của tôi đã khác trước rất nhiều.
-
Nhưng người ta cho rằng, phía sau anh là cả một bộ máy, họ đã tạo sẵn
cho anh không gian ấy, anh chỉ việc bước vào. Nên ngay cả ở Mỹ, anh cũng
rất thong dong trong việc hát.
- Không,
nhà tổ chức đó, sân khấu Thúy Nga chỉ là một góc trên con đường nghệ
thuật của tôi. Nếu tôi không tạo ra thứ của riêng mình, thì tôi không đi
đến hôm nay được.
- Nếu cho rằng, sau gần 20 năm, Bằng Kiều “vẫn thế”, thì anh có buồn không?
-
Tại sao tôi phải buồn, cái “vẫn thế” đó là điều đáng tự hào chứ! Vì ít
nhất, với sự “vẫn thế” đó, tôi có sự bình yên và an tâm trong sự nghiệp,
bên cạnh một đời sống nhiều sóng gió.
“Hưng đã đi xa so với xuất phát ban đầu”
- So với những bạn nghề cùng trang lứa, anh nghĩ anh và Tuấn Hưng đã đi xa được bao nhiêu?
-
Tôi hơi duy tâm nên tôi tin mọi thứ đều có sự may mắn riêng, bởi có
nhiều người nỗ lực như chúng tôi mà vẫn không thành công. Nên tôi vui
khi thấy anh em trong Quả Dưa Hấu, mỗi người đều có vị trí riêng trên
con đường của mình.
Ở hàng “tiền đạo”, tôi và
Hưng đều biết khai thác sự may mắn đó. Trong quan sát của tôi, Hưng đã
đi rất xa so với xuất phát ban đầu, bằng một bước rất dài. Với tôi, Hưng
là một trong số ít các nam ca sĩ hàng đầu của Việt Nam hiện tại. Còn
trong dòng nhạc Hưng theo đuổi, ở thời điểm hiện tại, Hưng là số một.
- Giọng hát có phần hạn chế của Hưng lúc bắt đầu, đến nay đã khắc phục được bao nhiêu, theo anh?
-
Hưng đã khắc phục được rất nhiều. Thời mới bắt đầu, Hưng rất có sức hút
sân khấu, nhưng giọng Hưng thô hơn. Bây giờ giọng Hưng đã đẹp và truyền
cảm hơn nhiều. Nhưng ở góc độ chuyên môn, tôi vẫn khắt khe với các em,
trong đó có Hưng. Khi có dịp nói chuyện về chuyên môn, tôi vẫn góp ý
thẳng với Hưng về chuyện đó. Tôi luôn coi Hưng là một đứa em mình vẫn
cần phải có trách nhiệm.
- Còn Tuấn Hưng thì không ngần ngại thừa nhận: “Anh Kiều là người có đẳng cấp hơn tôi về giọng hát”…
-
Những mĩ từ đó người làm nghề dành cho nhau là điều đáng trân trọng.
Nhưng tôi nghĩ, khán giả chẳng quan tâm đến đẳng cấp hay không, họ chỉ
đơn giản thích hay không thích. Hưng dành cho tôi sự ưu ái đó, tôi hiểu
mình vẫn được Hưng tôn trọng như xưa. Nhưng có thể Hưng không biết, tôi
học từ nhiều người và học cả Hưng nữa. Bởi tôi tin, ai thành công đều có
giá trị riêng của họ, và điều đó không ai chối bỏ được.
- Nên bây giờ Hưng đang tìm đường vào Nhà hát Lớn. Anh có lời khuyên nào với “đàn em” của mình?
-
Tôi không có quan niệm phân biệt các dòng nhạc, càng không phân biệt về
không gian âm nhạc. Vì không gian là một thứ trừu tượng dành cho nghệ
thuật ca hát. Đối với tôi, chủ yếu vẫn là khán giả, khi khán giả yêu
thích thì Hưng hát ở đâu họ cũng sẽ ủng hộ và yêu mến Hưng thôi. Cũng
như tôi, tôi vẫn hát ở chợ, ở quảng trường, phòng trà. Mình không thể
nói chỗ đó là rẻ tiền, còn Nhà hát Lớn thì sang chảnh.
- Cùng là những chàng trai Hà Nội, anh thấy mình và Hưng có những điểm giống và khác gì?
-
Điều giống nhau rõ nhất có thể đó là cả hai chúng tôi đều là người tình
cảm. Nhưng khác nhau là, Hưng bộc trực nên bộc lộ nhiều hơn, còn tôi
thì ít thể hiện điều đó hơn. Sự bộc trực của Hưng dẫn Hưng đến với thứ
âm nhạc sôi nổi, còn tôi ngày càng trầm lại, nên tình ca – dù không chọn
trước, vẫn trở thành sở trường.
- Chứ không phải là các anh đều đào hoa như nhau?
- Cái đó thì để mọi người nhìn nhận, còn mình đâu dại gì tự nhận. Mà kể cả Hưng, Hưng cũng đâu có nhận!
- Những dấu vết đang được xóa dần sao?
- Tôi nghĩ sự đào hoa đó là do cuộc sống đưa đẩy, chứ là con người, ai chẳng mong mình có một cuộc sống êm đềm. Còn người đào hoa
thì bạn thấy đấy, đời sống thường trắc trở. Tôi thì không muốn trắc trở
nữa, tôi sợ rồi nên không dám nhận gì về mình cả. 40 tuổi rồi, tôi nhận
thấy con người ta cuối cùng đều cần sự êm đềm. Ai rồi cũng phấn đấu để
hạnh phúc mà thôi.
- Nên, ông bố ba con trai sẽ dạy cho con mình điều gì là quan trọng nhất?
-
Tất cả mọi thứ trong cuộc đời đều có cái hay, cái dở riêng. Khi từng
trải, bạn sẽ cảm nhận thấy đời sống rất thú vị, hiểu rằng trên đời không
có cái gì giống với cái gì. Khi bạn biết buồn, bạn mới hiểu rõ được giá
trị của niềm vui. Là một người cha, tôi mong các con có cuộc sống êm
đềm, nhưng nếu chỉ êm đềm thì bạn sẽ không cảm nhận được nhiều tầng lớp
sâu xa của đời sống, và không biết được, ngay cả mất mát cũng có vị ngọt
lành. Nên êm đềm chưa chắc đã là một điều hay với người đàn ông. Tốt
nhất là để các con tự lựa chọn.
- Anh có nghĩ vốn sống quan trọng nhất ở người đàn ông là… hiểu rõ đàn bà?
-
Không dám nói là hiểu đàn bà. Nhưng tôi cảm thấy, những người phụ nữ có
tâm hồn và thế giới quan rộng mở thì thường thích những người đàn ông
từng trải. Một người đàn ông có nhiều câu chuyện để nói, có nhiều cách
nhìn mới và không bao giờ “bí đề tài” hẳn là hấp dẫn hơn người đàn ông
thường xuyên im lặng. Nên phụ nữ cho dù mong bình yên vẫn thích sự từng
trải ở đàn ông. Vậy có phải chính họ tạo ra sự xung đột trong đời sống
hay không?!
- Ý là đàn ông đào hoa càng về già càng... "đáng sợ"?
- (Cười) Cũng không biết nói thế nào. Có thể đúng thế thì sao!
Thực hiện: Thục Khôi
Nhận xét
Đăng nhận xét