HIỆN THỰC KỲ ẢO 129
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo phunutoday.vn
Theo nguoiduatin.vn
Có 18 đời vua Hùng, vậy 10/3 là giỗ vị vua nào?
Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp
hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa
chắc đã có người biết.
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn… sau này và có thể có 1 hoặc… vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.
Vậy đến ngày này thì ta giỗ ai – bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?
Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương.
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng.
Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.
Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Tượng Vua Hùng trong đền tưởng niệm các Vua Hùng trong công viên Tao Đàn. (Ảnh: baolaodong).
Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm.
cả các vị vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào. Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân – thu chứ không định rõ ngày nào.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ.
Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Nguồn: Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn, ĐH Lạc Hồng
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn… sau này và có thể có 1 hoặc… vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.
Vậy đến ngày này thì ta giỗ ai – bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?
Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương.
Giỗ tổ Hùng Vương: nhưng cụ thể là giỗ ai?
Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng.
Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.
Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Tượng Vua Hùng trong đền tưởng niệm các Vua Hùng trong công viên Tao Đàn. (Ảnh: baolaodong).
Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm.
cả các vị vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào. Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân – thu chứ không định rõ ngày nào.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ.
Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Nguồn: Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn, ĐH Lạc Hồng
Những đồ vật không ngờ hút vận hạn tiểu nhân làm tiêu tan tài lộc
Một số vật dụng xung quanh bạn, nếu không bài trí và sử dụng hợp lý có thể mang tới điều xui xéo, kém may mắn.
Dao kéo
Theo quan điểm phong thủy, đầu sắc nhọn của dao kéo mang sát khí khá
nặng. Khi không sử dụng đến, tránh để để chúng ở nơi dễ thấy như bàn
trà, bàn ở phòng khách, bàn ăn…
Để dao kéo lộ thiên, không những gây ra tỷ lệ sát thương lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ, mà còn thu hút vận tiểu nhân, có người tới quấy phá, khiến cuộc sống bị đảo lộn. Cách tốt nhất là bạn nên cất vào ngăn kéo, treo trên giá bếp mỗi khi sử dụng xong dao hay kéo.
Con giáp kỵ bản mệnh
Trên bàn làm việc, bạn không nên bày vật phẩm là hình con giáp kỵ với bản mệnh ví dụ như người tuổi chuột không nên bày vật phẩm có hình còn dê trên bàn, hay người tuổi trâu không nên bày hình con ngựa trên bàn làm việc.
Trên thực tế, rất nhiều người có sở thích đeo đồ trang sức, hoặc dùng các vật phẩm có hình con giáp để trang trí trong nhà.
Nếu những vật phẩm này là những con giáp kỵ với con giáp của bản mệnh thì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến vận quý nhân mang tài lộc đến cho gia đình.
Búp bê đồ chơi
Chính bởi hình thái của búp bê trông giống như “tiểu nhân” (ý chỉ
hình dáng bé nhỏ, mô phỏng theo con người), nên cũng có thể sản sinh ra
sát khí, đặc biệt là những con búp bê có mặt mày dữ tợn.
Theo quan điểm phong thủy, để búp bê ở giá sách, văn phòng làm việc, phòng ngủ… đều có thể hút vận tiểu nhân, khiến bạn không lục đục tình cảm thì cũng gặp khó khăn trong công việc.
Thông thường, nơi thích hợp nhất để đặt loại đồ vật hút vận tiểu nhân này chính là một góc khuất trong phòng trẻ nhỏ, bởi đó là đồ chơi của con trẻ.
Đồ vật hư hỏng chính là kẻ thù “xua đuổi” quý nhân
Về phong thủy và mệnh lý, bàn làm việc là một cửa sổ mời gọi quý nhân, theo nguyên tắc, “cửa” phải ngay ngắn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu đặt những vật dụng hư hỏng, khiếm khuyết trên bàn làm việc sẽ gây cản trở quý nhân quan tâm và gần gũi.
Hoa giả
Hoa giả vốn không có sức sống nên tốt nhất bạn không nên bày nó trên
bàn làm việc của mình. Hoa giả không những không thể làm vượng vận
thế của bạn được, mà còn ảnh hưởng phiến diện đến bạn, dễ
chiêu nạp những phiền phức không đáng có.
Thùng rác dưới bàn làm việc làm ô nhiễm quý nhân
Xét về phong thủy, hai bên bàn làm việc là vị trí của Thanh Long, tức vị trí quý nhân, nếu đề thùng rác vào đấy chẳng khác nào làm ô nhiễm quý nhân, là lỗi phong thủy xua đuổi quý nhân không nhiều người biết. Một điều quan trọng nhất để đảm bảo cho bạn có một nơi làm việc dễ chịu, một tinh thần sảng khoái thì bàn làm việc lúc nào cũng phải sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Việc này sẽ tạo nên sự thông thoáng không gian làm việc, giúp sinh khí luân chuyển, tránh đi những dòng khí u ám ngưng trệ quanh bàn làm việc.
Lưu ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Ảnh minh họa |
Để dao kéo lộ thiên, không những gây ra tỷ lệ sát thương lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ, mà còn thu hút vận tiểu nhân, có người tới quấy phá, khiến cuộc sống bị đảo lộn. Cách tốt nhất là bạn nên cất vào ngăn kéo, treo trên giá bếp mỗi khi sử dụng xong dao hay kéo.
Con giáp kỵ bản mệnh
Trên bàn làm việc, bạn không nên bày vật phẩm là hình con giáp kỵ với bản mệnh ví dụ như người tuổi chuột không nên bày vật phẩm có hình còn dê trên bàn, hay người tuổi trâu không nên bày hình con ngựa trên bàn làm việc.
Trên thực tế, rất nhiều người có sở thích đeo đồ trang sức, hoặc dùng các vật phẩm có hình con giáp để trang trí trong nhà.
Nếu những vật phẩm này là những con giáp kỵ với con giáp của bản mệnh thì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến vận quý nhân mang tài lộc đến cho gia đình.
Búp bê đồ chơi
Ảnh minh họa |
Theo quan điểm phong thủy, để búp bê ở giá sách, văn phòng làm việc, phòng ngủ… đều có thể hút vận tiểu nhân, khiến bạn không lục đục tình cảm thì cũng gặp khó khăn trong công việc.
Thông thường, nơi thích hợp nhất để đặt loại đồ vật hút vận tiểu nhân này chính là một góc khuất trong phòng trẻ nhỏ, bởi đó là đồ chơi của con trẻ.
Đồ vật hư hỏng chính là kẻ thù “xua đuổi” quý nhân
Về phong thủy và mệnh lý, bàn làm việc là một cửa sổ mời gọi quý nhân, theo nguyên tắc, “cửa” phải ngay ngắn gọn gàng, sạch sẽ. Nếu đặt những vật dụng hư hỏng, khiếm khuyết trên bàn làm việc sẽ gây cản trở quý nhân quan tâm và gần gũi.
Hoa giả
Ảnh minh họa |
Thùng rác dưới bàn làm việc làm ô nhiễm quý nhân
Xét về phong thủy, hai bên bàn làm việc là vị trí của Thanh Long, tức vị trí quý nhân, nếu đề thùng rác vào đấy chẳng khác nào làm ô nhiễm quý nhân, là lỗi phong thủy xua đuổi quý nhân không nhiều người biết. Một điều quan trọng nhất để đảm bảo cho bạn có một nơi làm việc dễ chịu, một tinh thần sảng khoái thì bàn làm việc lúc nào cũng phải sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Việc này sẽ tạo nên sự thông thoáng không gian làm việc, giúp sinh khí luân chuyển, tránh đi những dòng khí u ám ngưng trệ quanh bàn làm việc.
Lưu ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Theo phunutoday.vn
Những chuyện ly kỳ của gia đình 3 đời đêm đêm hì hục đào, bốc mộ
Đêm khuya thanh vắng, hai bố con ông Nguyễn Văn Đ. vẫn đang hì hục đào bới những ngôi mộ để tìm những mảnh xương của người đã mất đang nằm lẫn ở đâu đó dưới lớp bùn kia.
Gia đình 3 đời làm nghề đào mộ
Đêm khuya thanh vắng, hai bố con ông Nguyễn Văn Đ. vẫn đang hì hục đào bới những ngôi mộ để tìm những mảnh xương của người đã mất đang nằm lẫn ở đâu đó dưới lớp bùn kia. Hương khói bốc lên nghi ngút cùng với những tiếng khóc nấc, tiếng rên rỉ của người thân càng khiến không khí của nghĩ trang trở lên cô tịch, u ám.
Trước đó, PV báo điện tử Người Đưa Tin được nghe kể về ông như một đồ tể có nghề “gia truyền” đào mộ từ mấy chục năm nay.
Ông Đ. (SN 1958) vốn là người địa phương (một xã ven Tp Phủ Lý – Hà
Nam). Từ đời bố ông Đ. đã lấy nghề này làm miếng cơm manh áo. Để tiện
cho công việc của mình, gia đình ông được cấp vài chục mét vuông xây nhà
ngay cạnh khuôn viên nghĩa trang.
Ông Đ. kể: “Ngày xưa các cụ nghèo lắm, nhà cửa không có phải đi tha hương cầu thực khắp mọi nơi. Ông bố mình ngày xưa cũng chăm chỉ làm thuê cho người ta nhưng cũng chẳng có cái mà ăn.
Khoảng những năm 50 – 55 gì đó, ông bố mình về quê thấy trong làng cần nhân công đi bốc mộ cho người dân nên ông cũng xắn tay áo làm thử. Lúc đó, trong làng cũng có vài người làm. Nhưng càng về sau, những cụ cao niên hay bốc mộ thì mất, giới trẻ hơn thì lại sợ nên chỉ một thời gian ngắn sau chỉ còn lại bố mình trụ lại được với nghề”.
Ngày xưa ở những vùng nông thôn miền bắc, cái nghề bốc mộ – đào mộ thường do thường do con cháu trong nhà hoặc những người trong làng, trong xã giúp nhau mà làm. Họ trả công cho nhau bằng bữa cơm hay nắm gạo,…. Nhưng ngày này, cái nghề đào mộ – bốc mả này càng “kén” người làm. Nên dần dần hình thành cái nghề tạm gọi là dịch vụ bốc mộ thuê.
Bản thân ông Đ., ngày xưa cũng chẳng được ăn học đến nơi đến chốn. 16 tuổi, ông đã phải cầm quốc, cầm xẻng cùng bố đi bốc mộ cho nhà người ta hằng đêm. Lúc ở xã này, lúc ở huyện khác,… cuộc sống của ông bấp bênh như đúng những gì ông tâm sự: “Cái nghề này tạm gọi là đủ ăn. Tiền công hầu như họ cho bao nhiều thì lấy bấy nhiêu, chứ chẳng mấy khi kì kèo giá cả”.
Nhớ lại khoảnh khắc đầu tiên động vào xương người chết, ông Đ. khẽ rùng mình kể lại: “Ngày đấy thì ông bố và ông chú mình làm chính. Còn mình thì chỉ đứng trên bờ xem rồi mang xương lên cho người khác rửa. Lúc đầu thì thấy sợ, sau thì thấy bình thường”.
Đến đời con ông, là anh Nguyễn Văn H. (SN 1980) chẳng ăn học đến nơi đến chốn, cũng chẳng có nghề nghiệp ổn định nên ông Đ. truyền nghề luôn. Coi như đó là cái “duyên” mà 3 đời nhà ông Đ. nhờ nó mà sinh tồn.
Anh H. ngẫm nghĩ một chút rồi bắt đầu câu chuyện của mình: “Thôi thì cái duyên nhưng mình chắc chắn rằng đến đời con mình là chấm dứt”. Anh H. khẳng định chắc nịch. Ba đời nhà anh đã “mang tiếng” rồi nên anh không muốn các con anh tiếp tục lấy cái nghề đạo mộ để làm.
Nghề đào mộ – bốc mộ đã nuôi sống 3 đời nhà ông Đ., nhưng nó đem lại không ít phiền toái đến những thế hệ sau này.
Đơn cử, anh H. kể rằng, các con mình đi học hay bị các bạn trêu: “Mấy lần đứa con gái mình khóc lóc về kể với bố là mấy đứa trong lớp trêu bố mẹ mày làm nghề bốc mộ hoặc đại loại là những câu miệt thị, khinh bỉ”, anh H. đau lòng kể lại.
Không chỉ có vậy, nghề bốc mộ cũng khiến anh H. gặp khó khăn trong việc yêu và tìm vợ. Ngày xưa, anh H. trải qua một vài mối tình nhưng rồi chẳng đi đến đâu vì con gái ai nhìn vào cái “nghề” của anh cũng bỏ của chạy lấy người.
Có người thì ưng nhưng bố mẹ lại không ưng. Đến năm 30 tuổi, cái tuổi mà ở các vùng nông thôn gọi là “ế”, anh mới lập gia đình do mai mối. Tuy nhiên, cuộc sống của vợ chồng anh khá hạnh phúc, khi cả hai vợ chồng cùng làm nghề này.
Anh thì hì hục cuốc từng mảng đất, mò từng mảnh xương. Chị nhà thì ở trên rửa tỉ mỉ những mảnh xương của người chết rồi cẩn thận cho vào tiểu. Cuộc sống của anh chị hàng đêm vẫn diễn ra như thế.
Những câu chuyện ly kỳ về nghề đào mộ
Làm công việc này, nhiều khi ông Đ. không tránh khỏi những câu chuyện ly kì mà khoa học khó có thể giải thích được. Sẽ có những câu chuyện mà ông Đ. kể lại, nhiều người sẽ cho rằng những điều đó là hoang tưởng, không có thật. Nhưng bản thân ông lại khẳng định rằng: “chuyện tâm linh khó nói lắm”.
“Có những chuyện mình không thể giải thích được đâu. Ví dụ như có một lần mình nhớ rõ ràng 3 năm trước, chính tay mình chôn một cụ ông ở đây. Nhưng khi bốc mộ thì đào mãi, đào mãi không thấy không thấy đâu. Chỉ khi đứa cháu đích tôn của ông cụ ra thắp hương khấn vái thì đùng 1 phát tìm thấy chỗ cụ nằm”, ông Đ. thuật lại.
“Hoặc có một gia đình 5 năm mới bốc mộ. Gia đình đó đi chiêm bái tư phương để hỏi xem cụ đã ‘sạch’ chưa. Nhưng khi bốc lên cụ vẫn còn nguyên, mới chỉ tiêu mỗi mấy đốt ngón tay. Ai nhìn vào cũng tưởng cụ đang ngủ vậy.
Mà ngày trước cụ mất là do tuổi già, không uống thuốc hay bị bệnh gì
cả. Ngay cả miếng đất an táng cụ cũng rất bình thường. Ấy thế mà để 5
năm rồi, mà cụ không ‘tiêu’”- Ông Đ. khẽ kể lại.
Ông Đ. Cho rằng: “Nghề bốc mộ là nghề rất linh thiêng. Nhiều khi làm không khéo vô tình động mả thì con cháu sẽ bị ảnh hưởng không ít”.
Tiếp lời ông Đ. “Ví dụ như gia đình tôi nói trên, vì không xem ngày giờ cẩn thận để cụ phải táng 2 lần nên gia đình nhà đó cứ ôm đau liên miên, có người còn khuynh gia bại sản chỉ trong1 thời gian ngắn. Vì vậy, những người làm việc đào mộ, đào mả như chúng tôi phải rất cẩn thận tỉ mẩn để vừa giúp người, vừa giúp mình”.
Tuy nhiên, càng ngày càng có ít người đi theo phương thức táng truyền thống là chôn 3 năm rồi bốc mộ. Thay vào đó, nhiều gia đình đã và đang chuyển sang phương thức hỏa táng hay táng 1 lần vừa để tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ môi trường. Vì vậy, những người làm nghề bốc mộ như ông Đ. hay anh H. Càng ngày càng có ít đất để mưu sinh.
Rít một điếu thuốc, anh H. Tâm sự: “Cái nghề này chắc chỉ tồn tại được một một thời gian nữa thôi. Đến ngày đó, mình lại chọn nghề khác”, anh H. thở dài.
Đêm khuya thanh vắng, hai bố con ông Nguyễn Văn Đ. vẫn đang hì hục đào bới những ngôi mộ để tìm những mảnh xương của người đã mất đang nằm lẫn ở đâu đó dưới lớp bùn kia. Hương khói bốc lên nghi ngút cùng với những tiếng khóc nấc, tiếng rên rỉ của người thân càng khiến không khí của nghĩ trang trở lên cô tịch, u ám.
Trước đó, PV báo điện tử Người Đưa Tin được nghe kể về ông như một đồ tể có nghề “gia truyền” đào mộ từ mấy chục năm nay.
Nhà anh H. đã 3 đời làm nghề bốc mộ
|
Ông Đ. kể: “Ngày xưa các cụ nghèo lắm, nhà cửa không có phải đi tha hương cầu thực khắp mọi nơi. Ông bố mình ngày xưa cũng chăm chỉ làm thuê cho người ta nhưng cũng chẳng có cái mà ăn.
Khoảng những năm 50 – 55 gì đó, ông bố mình về quê thấy trong làng cần nhân công đi bốc mộ cho người dân nên ông cũng xắn tay áo làm thử. Lúc đó, trong làng cũng có vài người làm. Nhưng càng về sau, những cụ cao niên hay bốc mộ thì mất, giới trẻ hơn thì lại sợ nên chỉ một thời gian ngắn sau chỉ còn lại bố mình trụ lại được với nghề”.
Ngày xưa ở những vùng nông thôn miền bắc, cái nghề bốc mộ – đào mộ thường do thường do con cháu trong nhà hoặc những người trong làng, trong xã giúp nhau mà làm. Họ trả công cho nhau bằng bữa cơm hay nắm gạo,…. Nhưng ngày này, cái nghề đào mộ – bốc mả này càng “kén” người làm. Nên dần dần hình thành cái nghề tạm gọi là dịch vụ bốc mộ thuê.
Bản thân ông Đ., ngày xưa cũng chẳng được ăn học đến nơi đến chốn. 16 tuổi, ông đã phải cầm quốc, cầm xẻng cùng bố đi bốc mộ cho nhà người ta hằng đêm. Lúc ở xã này, lúc ở huyện khác,… cuộc sống của ông bấp bênh như đúng những gì ông tâm sự: “Cái nghề này tạm gọi là đủ ăn. Tiền công hầu như họ cho bao nhiều thì lấy bấy nhiêu, chứ chẳng mấy khi kì kèo giá cả”.
Nhớ lại khoảnh khắc đầu tiên động vào xương người chết, ông Đ. khẽ rùng mình kể lại: “Ngày đấy thì ông bố và ông chú mình làm chính. Còn mình thì chỉ đứng trên bờ xem rồi mang xương lên cho người khác rửa. Lúc đầu thì thấy sợ, sau thì thấy bình thường”.
Đến đời con ông, là anh Nguyễn Văn H. (SN 1980) chẳng ăn học đến nơi đến chốn, cũng chẳng có nghề nghiệp ổn định nên ông Đ. truyền nghề luôn. Coi như đó là cái “duyên” mà 3 đời nhà ông Đ. nhờ nó mà sinh tồn.
Anh H. ngẫm nghĩ một chút rồi bắt đầu câu chuyện của mình: “Thôi thì cái duyên nhưng mình chắc chắn rằng đến đời con mình là chấm dứt”. Anh H. khẳng định chắc nịch. Ba đời nhà anh đã “mang tiếng” rồi nên anh không muốn các con anh tiếp tục lấy cái nghề đạo mộ để làm.
Nghề đào mộ – bốc mộ đã nuôi sống 3 đời nhà ông Đ., nhưng nó đem lại không ít phiền toái đến những thế hệ sau này.
Đơn cử, anh H. kể rằng, các con mình đi học hay bị các bạn trêu: “Mấy lần đứa con gái mình khóc lóc về kể với bố là mấy đứa trong lớp trêu bố mẹ mày làm nghề bốc mộ hoặc đại loại là những câu miệt thị, khinh bỉ”, anh H. đau lòng kể lại.
Không chỉ có vậy, nghề bốc mộ cũng khiến anh H. gặp khó khăn trong việc yêu và tìm vợ. Ngày xưa, anh H. trải qua một vài mối tình nhưng rồi chẳng đi đến đâu vì con gái ai nhìn vào cái “nghề” của anh cũng bỏ của chạy lấy người.
Có người thì ưng nhưng bố mẹ lại không ưng. Đến năm 30 tuổi, cái tuổi mà ở các vùng nông thôn gọi là “ế”, anh mới lập gia đình do mai mối. Tuy nhiên, cuộc sống của vợ chồng anh khá hạnh phúc, khi cả hai vợ chồng cùng làm nghề này.
Anh thì hì hục cuốc từng mảng đất, mò từng mảnh xương. Chị nhà thì ở trên rửa tỉ mỉ những mảnh xương của người chết rồi cẩn thận cho vào tiểu. Cuộc sống của anh chị hàng đêm vẫn diễn ra như thế.
Những câu chuyện ly kỳ về nghề đào mộ
Làm công việc này, nhiều khi ông Đ. không tránh khỏi những câu chuyện ly kì mà khoa học khó có thể giải thích được. Sẽ có những câu chuyện mà ông Đ. kể lại, nhiều người sẽ cho rằng những điều đó là hoang tưởng, không có thật. Nhưng bản thân ông lại khẳng định rằng: “chuyện tâm linh khó nói lắm”.
“Có những chuyện mình không thể giải thích được đâu. Ví dụ như có một lần mình nhớ rõ ràng 3 năm trước, chính tay mình chôn một cụ ông ở đây. Nhưng khi bốc mộ thì đào mãi, đào mãi không thấy không thấy đâu. Chỉ khi đứa cháu đích tôn của ông cụ ra thắp hương khấn vái thì đùng 1 phát tìm thấy chỗ cụ nằm”, ông Đ. thuật lại.
“Hoặc có một gia đình 5 năm mới bốc mộ. Gia đình đó đi chiêm bái tư phương để hỏi xem cụ đã ‘sạch’ chưa. Nhưng khi bốc lên cụ vẫn còn nguyên, mới chỉ tiêu mỗi mấy đốt ngón tay. Ai nhìn vào cũng tưởng cụ đang ngủ vậy.
Ảnh minh họa.
|
Ông Đ. Cho rằng: “Nghề bốc mộ là nghề rất linh thiêng. Nhiều khi làm không khéo vô tình động mả thì con cháu sẽ bị ảnh hưởng không ít”.
Tiếp lời ông Đ. “Ví dụ như gia đình tôi nói trên, vì không xem ngày giờ cẩn thận để cụ phải táng 2 lần nên gia đình nhà đó cứ ôm đau liên miên, có người còn khuynh gia bại sản chỉ trong1 thời gian ngắn. Vì vậy, những người làm việc đào mộ, đào mả như chúng tôi phải rất cẩn thận tỉ mẩn để vừa giúp người, vừa giúp mình”.
Tuy nhiên, càng ngày càng có ít người đi theo phương thức táng truyền thống là chôn 3 năm rồi bốc mộ. Thay vào đó, nhiều gia đình đã và đang chuyển sang phương thức hỏa táng hay táng 1 lần vừa để tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ môi trường. Vì vậy, những người làm nghề bốc mộ như ông Đ. hay anh H. Càng ngày càng có ít đất để mưu sinh.
Rít một điếu thuốc, anh H. Tâm sự: “Cái nghề này chắc chỉ tồn tại được một một thời gian nữa thôi. Đến ngày đó, mình lại chọn nghề khác”, anh H. thở dài.
Theo nguoiduatin.vn
Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ
Có một câu chuyện rất hay phía sau nhiều bức tranh, bức điêu khắc trên thế giới về một ông già đang ngậm bầu sữa cô gái trẻ.
Ở bảo tàng nghệ thuật Lourve có một bức điêu khắc của Jean Goujon
khiến những người lần đầu đi qua đều phải đỏ mặt xấu hổ khi nhìn vào. Đó
là bức tượng một cô gái trẻ đang vạch bầu ngực cho gã đàn ông già nua
bú.
Không chỉ ở Lourve mà còn nhiều bảo tàng khác trên thế giới có những tấm điêu khắc, tranh vẽ về hai nhân vật này.
Bức điêu khắc và nhiều tác phẩm tranh ấy mang một cái tên chung:
Cimon and Pero, và nó mang mộtcâu chuyện đậm tính nhân văn khiến người
ta phải khóc, chứ không phải che mắt ngoảnh đi.
Pero là con gái của Cimon. Hành động tưởng như ghê tởm ấy chính là tình cảm của cô con gái dành cho người cha đang chết dần chết mòn của mình.
Nếu không hiểu câu chuyện phía sau, hẳn nhiều người sẽ lên tiếng chế nhạo, cuời chê phía bảo tàng.
Thật, làm sao có thể đặt một bức tượng, bức tranh vẽ cảnh tượng nhục dục ghê tởm ấy ngay trong khuôn viên bảo tàng nghệ thuật, vốn được biết dành cho sự tinh tế cao sang.
Tới ngày hôm nay, bức “Cimon and Pero” lại một lần nữa khuấy động mạng xã hội, từ Facebook đến Tumblr khắp nơi chia sẻ lại bức tranh của danh hoạ Rubens cùng câu chuyện cảm động về tình cha con ấy.
Câu chuyện mà tác giả kể đúng ở phần chi tiết cốt lõi: Pero đang sử
dụng bầu ngực của mình để cứu sống người cha đang phải chịu án tử trong
tù của mình. Tuy nhiên, thực tế, nguyên tác lại khác hơn một chút.
Nguyên gốc câu chuyện có tên Roman Charity, được ghi lại trong cuốn
IV bộ Nine Books of Memorable Acts and Sayings of the Ancient Romans ( 9
cuốn sách về hành động và câu nói đáng nhớ của người La Mã cổ đại) của
nhà lịch sử học Valerius Maximus viết vào những năm 30 Kỷ Công Nguyên.
Hầu hết những câu chuyện trong sách đều dựa trên các khía cạnh cuộc sống đời thường của người Hi Lạp cổ. Roman Charity là chuyện về lòng hiếu thảo.
Bởi vậy, chi tiết nói Cimon là chiến binh anh hùng của Puerto Rico là không chính xác.
Ở truyện gốc, không có Cimon và Pero, chỉ có một người đàn bà bị Pháp quan kết án tử phải ngồi tù.
Nhưng vì quản giáo thương tình đã không bóp cổ chết ngay, chỉ để mụ phải dần dần chết đói sau chấn song, đồng thời cho phép con gái vào thăm mụ, chỉ cấm không được tiếp tế đồ ăn.
Nhiều ngày trôi qua, quản giáo ngạc nhiên vì mụ vẫn còn sống, chỉ hơi mệt mỏi tiều tuỵ mà thôi. Thế là vị quản giáo bí mật theo dõi những lần thăm mẹ của cô con gái kia có gì khuất tất hay không.
Rồi ông phát hiện ra trong cuộc thăm viếng, cô con gái vạch bầu ngực của mình ra để mẹ bú sữa để bà không chết đói trong tù.
Chuyện đến tai Pháp quan không lâu sau đó, nhưng vì cảm động với sự hiếu thảo của cô con gái dành cho mẹ, vị Pháp quan đã trình báo lên Bồi thẩm đoàn và quyết định thả tự do cho người đàn bà về với con gái.
Vốn đã là truyện thì thường có dị bản, mà “Cimon and Pero” chính là dị bản của câu chuyện người mẹ bú sữa con gái trong tù bên trên.
Cimon có vai trò thay thế bà lão, còn Pero, vẫn mang nhiệm vụ cô con gái hiếu thuận tìm mọi cách nuôi bố mẹ trong tù.
Cimon bị kết tội tử hình phải ngồi tù và đang bị bỏ đói trước khi
hành hình. Pero không muốn cha phải chịu khổ đau đã lén lút để cha bú
sữa trong những lần thăm cha.
Cuối cùng vụ việc bị phát hiện, nhưng vì sự đẹp đẽ phía sau hành động ấy, Cimon đã được trả tự do cùng con gái hiếu thảo của mình.
Câu chuyện về lòng hiếu thuận La Mã đã trở thành cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nghệ sỹ ở thế kỷ 17, 18. Bức điêu khắc của Jean Goujon là một trong số đó.
Ngoài ra, còn có bức tranh sơn dầu của danh hoạ Peter Paul Rubens.
Tạm gác câu chuyện nguyên tác, dị bản sang một bên, chúng ta bàn về “hiệu ứng bức tranh” trước đã. Bạn có thấy, con người đã để óc phán xét hoạt động quá dễ dàng?
Thay vì tìm hiểu ngọn ngành, chúng ta rất nhanh có thể chê bôi, bình luận biêu riếu một sự việc, con người nào đó chỉ bằng những nhận định ban đầu.
Dân gian có câu “đừng trông mặt mà bắt hình dong” cũng là để nói về điều này.
Giống như câu chuyện về tấm bìa sách ngược trên sóng truyền hình VTV trước đây từng gây sóng gió, người dân đã quá nhanh chóng kết luận và chỉ trích đài truyền hình dàn dựng, biên tập không kỹ càng, mà quên mất một điều nhỏ thôi nhưng không kém phần quan trọng: các em vùng cao nghèo lắm, sách các em học chưa chắc đã là của các em.
Những cuốn sách ấy có thể là sách cũ, sách thừa từ miền xuôi chở lên
nuôi kiến thức miền ngược. Đã là sách cũ, chẳng thể tránh được sờn rách
cũ hỏng.
Hiệu ứng đám đông là kẻ thù của tri thức. Người đồn một, một đồn mười, câu chuyện bị chia năm xẻ bảy, mỗi mảnh lại bị vun đắp chắp vá ngượng nghịu vụng về.
Nếu chỉ cứ xét qua cái bản thể xấu xí ấy, chắc hẳn cái cốt lõi chẳng bao giờ có thể được khai quật. Ngọc thì vẫn sáng, chỉ là ở bên trong cục đất sét mà người đời chẳng thèm nhào nặn.
Không chỉ ở Lourve mà còn nhiều bảo tàng khác trên thế giới có những tấm điêu khắc, tranh vẽ về hai nhân vật này.
Tấm điêu khắc trong bảo tàng Lourve, Pháp.
Pero là con gái của Cimon. Hành động tưởng như ghê tởm ấy chính là tình cảm của cô con gái dành cho người cha đang chết dần chết mòn của mình.
Nếu không hiểu câu chuyện phía sau, hẳn nhiều người sẽ lên tiếng chế nhạo, cuời chê phía bảo tàng.
Thật, làm sao có thể đặt một bức tượng, bức tranh vẽ cảnh tượng nhục dục ghê tởm ấy ngay trong khuôn viên bảo tàng nghệ thuật, vốn được biết dành cho sự tinh tế cao sang.
Tới ngày hôm nay, bức “Cimon and Pero” lại một lần nữa khuấy động mạng xã hội, từ Facebook đến Tumblr khắp nơi chia sẻ lại bức tranh của danh hoạ Rubens cùng câu chuyện cảm động về tình cha con ấy.
Bức “Cimon and Pero” của danh hoạ Rubens vẽ năm 1640.
Hầu hết những câu chuyện trong sách đều dựa trên các khía cạnh cuộc sống đời thường của người Hi Lạp cổ. Roman Charity là chuyện về lòng hiếu thảo.
Bởi vậy, chi tiết nói Cimon là chiến binh anh hùng của Puerto Rico là không chính xác.
Ở truyện gốc, không có Cimon và Pero, chỉ có một người đàn bà bị Pháp quan kết án tử phải ngồi tù.
Nhưng vì quản giáo thương tình đã không bóp cổ chết ngay, chỉ để mụ phải dần dần chết đói sau chấn song, đồng thời cho phép con gái vào thăm mụ, chỉ cấm không được tiếp tế đồ ăn.
Nhiều ngày trôi qua, quản giáo ngạc nhiên vì mụ vẫn còn sống, chỉ hơi mệt mỏi tiều tuỵ mà thôi. Thế là vị quản giáo bí mật theo dõi những lần thăm mẹ của cô con gái kia có gì khuất tất hay không.
Rồi ông phát hiện ra trong cuộc thăm viếng, cô con gái vạch bầu ngực của mình ra để mẹ bú sữa để bà không chết đói trong tù.
Chuyện đến tai Pháp quan không lâu sau đó, nhưng vì cảm động với sự hiếu thảo của cô con gái dành cho mẹ, vị Pháp quan đã trình báo lên Bồi thẩm đoàn và quyết định thả tự do cho người đàn bà về với con gái.
Vốn đã là truyện thì thường có dị bản, mà “Cimon and Pero” chính là dị bản của câu chuyện người mẹ bú sữa con gái trong tù bên trên.
Cimon có vai trò thay thế bà lão, còn Pero, vẫn mang nhiệm vụ cô con gái hiếu thuận tìm mọi cách nuôi bố mẹ trong tù.
Tác phẩm cùng đề tài khác của hoạ sĩ Peter Paul Reubens.
Cuối cùng vụ việc bị phát hiện, nhưng vì sự đẹp đẽ phía sau hành động ấy, Cimon đã được trả tự do cùng con gái hiếu thảo của mình.
Câu chuyện về lòng hiếu thuận La Mã đã trở thành cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nghệ sỹ ở thế kỷ 17, 18. Bức điêu khắc của Jean Goujon là một trong số đó.
Ngoài ra, còn có bức tranh sơn dầu của danh hoạ Peter Paul Rubens.
Tạm gác câu chuyện nguyên tác, dị bản sang một bên, chúng ta bàn về “hiệu ứng bức tranh” trước đã. Bạn có thấy, con người đã để óc phán xét hoạt động quá dễ dàng?
Thay vì tìm hiểu ngọn ngành, chúng ta rất nhanh có thể chê bôi, bình luận biêu riếu một sự việc, con người nào đó chỉ bằng những nhận định ban đầu.
Dân gian có câu “đừng trông mặt mà bắt hình dong” cũng là để nói về điều này.
Giống như câu chuyện về tấm bìa sách ngược trên sóng truyền hình VTV trước đây từng gây sóng gió, người dân đã quá nhanh chóng kết luận và chỉ trích đài truyền hình dàn dựng, biên tập không kỹ càng, mà quên mất một điều nhỏ thôi nhưng không kém phần quan trọng: các em vùng cao nghèo lắm, sách các em học chưa chắc đã là của các em.
Vụ đọc sách ngược của trẻ em miền cao.
Hiệu ứng đám đông là kẻ thù của tri thức. Người đồn một, một đồn mười, câu chuyện bị chia năm xẻ bảy, mỗi mảnh lại bị vun đắp chắp vá ngượng nghịu vụng về.
Nếu chỉ cứ xét qua cái bản thể xấu xí ấy, chắc hẳn cái cốt lõi chẳng bao giờ có thể được khai quật. Ngọc thì vẫn sáng, chỉ là ở bên trong cục đất sét mà người đời chẳng thèm nhào nặn.
theo Kenh14/TTVN
Nhận xét
Đăng nhận xét