CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 63

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cảnh sát kể lại trải nghiệm cận tử: từ vô thần thành người tin vào Chúa



(Shutterstock*)
(Shutterstock*)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Trải nghiệm sau đây đã được Joseph G., một cảnh sát ở Miami, bang Florida, Mỹ chia sẻ trên trang web của Tổ chức Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử:
Tôi đến phòng cấp cứu bệnh viện do xuất hiện phản ứng phụ sau khi tiêm một mũi uốn ván. Khi ở trong phòng cấp cứu, tôi được tiêm hai liều penicillin. Tôi đã ngã xuống sàn sau mũi tiêm thứ hai.
Đột nhiên, tôi cảm thấy mình đang lơ lửng trên trần nhà, và chứng kiến sự hỗn loạn đang diễn ra trong phòng cấp cứu. Thân thể tôi co giật trên cáng. Căn phòng đầy người đang cố làm tôi tỉnh lại ; họ đập mạnh vào người tôi.
Người y tá đã tiêm thuốc cho tôi lúc đó đang ngồi trên sàn ở góc phòng, trong trạng thái tinh thần bị kích động. Tôi thấy họ sử dụng máy sốc tim để cố gắng làm tim đập trở lại, nhưng bất thành. Tôi nghĩ tôi đã nghe thấy ai đó nói rằng tôi đã chết.

Ảnh máy sốc tim từ Shutterstock
Đột nhiên, vị bác sỹ này chạy vào phòng, xô đẩy mọi người trên đường đi. Ông đang cầm cái ống tiêm to đùng với một cái kim dài và đâm sâu vào ngực tôi. Đó là điều cuối cùng tôi nhớ được.
Khoảng một tuần sau, đột nhiên tôi tỉnh lại. Tôi đang ở trong một căn phòng bệnh viện. Khi tôi tỉnh lại, một vị bác sĩ tiến vào căn phòng và tôi nhận ra ông ấy chính là người bác sĩ với cây kim tiêm. Những từ đầu tiên mà tôi nói với ông là, “Tôi nghĩ đây quả là điều tốt khi ông đến vì ông đã cứu sống được tôi.”
Ông ta hoàn toàn sững người! Ông hỏi cô y tá xem tôi đã nói chuyện với ai? Cô bảo ông ta, “Không ai cả, anh ta chỉ vừa tỉnh dậy khỏi trạng thái hôn mê.” Ông bảo cô y tá không cho ai được nói chuyện với tôi bao gồm cả cô cho tới khi ông quay lại.
Một nhóm đông bác sĩ đi cùng ông khi ông trở lại. Ông yêu cầu tôi lặp lại những điều tôi vừa nói và tôi đã làm vậy. Ông nói không có cách nào tôi có thể nhìn thấy ông vì tôi đã chết vào lúc đó. Ông yêu cầu tôi kể lại những điều gì khác mà tôi nhớ. Tôi kể cho họ tất cả những điều tôi nhớ được và miêu tả tất cả những điều tôi đã nhìn thấy.


Ảnh
bác sĩ từ Shutterstock
Họ đều rất sốc vì tôi đã ở trong trạng thái tử vong trong cả thời gian đó. Tôi nhớ lại sau đó ông đã bảo tôi rằng ông là một người vô Thần trước ca mổ. Nhưng bây giờ thì khác.
Câu chuyện này đã xuất hiện trên tờ báo Miami Herald trong một khoảng thời gian tương đối dài.
Từ đó tới nay, tôi không còn sợ chết nữa, thực ra tôi rất mong đợi nó. Tôi cảm thấy rằng Chúa đã từ chối tôi, bởi lẽ Chúa có một vài dự định cho tôi.
Kể từ ca đó, tôi đã có rất nhiều trải nghiệm mà sẽ có thể làm bất cứ ai đó phải chết, nhưng không phải tôi.
Lấy ví dụ, hiện nay tôi đang hồi phục từ vụ gãy cổ. Ba đốt sống trên cùng đã bị gãy và điều này thường dẫn đến hậu quả là bị liệt.
*Ảnh cái cáng và các bác sỹ từ Shutterstock
Biên dịch: Phastacook

Những ‘linh cảm’ của bạn khi mới gặp ai đó: Chúng từ đâu đến?



(Ảnh minh họa: flickr)
(Ảnh minh họa: flickr)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Chúng ta bị vây quanh bởi sóng điện từ và các dạng năng lượng khác mà không thể cảm nhận được. Ví dụ, chúng ta chỉ biết sóng Wi-Fi hiện hữu trong môi trường bởi vì thiết bị của chúng ta hiển thị kết nối, chứ không phải vì chúng ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan. 
Tiến sĩ tâm thần học Bernard Beitman cho biết, d ù không nhận ra, nhưng có lẽ chúng ta cảm nhận được một loại năng lượng liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc của con người. Ông cho biết, cơ thể chúng ta có những thụ thể để tiếp nhận loại năng lượng này. Ông xem xét các nghiên cứu về não bộ và năng lượng phát ra từ cơ thể sống, nhằm đưa ra giả thuyết về bản chất vật lý của “linh cảm” (vibes) này.
Tiến sĩ Beitman là giáo sư thỉnh giảng tại đại học Virginia và cựu trưởng khoa tâm thần học của đại học Missouri-Columbia. Ông cho biết, đôi khi ông cảm nhận được trạng thái tinh thần của bệnh nhân, chính xác hơn nhiều so với những quan sát chủ ý thông thường. Ông đã suy nghĩ về bản chất của những linh cảm này.
Đây là một trải nghiệm mà nhiều người có thể nhớ lại. Bạn đã từng có linh cảm về người nào đó bạn gặp lần đầu? Bề ngoài và cách xử sự của người này rất lịch thiệp, nhưng bạn lại có linh cảm không tốt, hoặc ngược lại.
Phải chăng trong hành động, cử chỉ của họ có điều gì đó mà bạn chỉ có thể cảm nhận ở mức độ tiềm thức. Hay người đó đang phát ra một loại năng lượng bạn có thể cảm nhận được, tương tự như khi mũi bạn nhận ra mùi trong không khí? Liệu có phải bạn “ngửi” được tính cách của một người?
Những bằng chứng trong tự nhiên hỗ trợ cho thuyết cảm nhận-linh cảm
Chim nhạn râu, một loài chim di trú. (Ảnh: Wiki)
Các nhà khoa học cho rằng, động vật và thực vật phát ra và cảm nhận được năng lượng mà chúng ta không thể làm được.
Cá mập có những cơ quan trên da giúp phát hiện sự thay đổi nhẹ của điện từ ở trong nước. Chim có thể cảm nhận được trường điện từ của Trái Đất nhờ đó giúp chúng định hướng. Thuyết điện từ để giải thích khả năng định hướng của chim chưa được xác nhận hoàn toàn ; những thuyết khác cho rằng những con chim di trú sử dụng khứu giác phức tạp để xác định mùi rất nhẹ của quê hương chúng.
Một nghiên cứu về sự phát ra những photon sinh học, hay còn gọi là hào quang (aura), đã chứng minh được rằng thực vật dường như phát ra và cảm nhận năng lượng từ nhau – và có thể chúng giao tiếp với nhau thông qua năng lượng này.
Hào quang: một loại năng lượng chúng ta phát ra?
aura-shutterstock-119122729-webonly.jpg“Hào quang” của cây (Ảnh: Mark D. Roberts, Wikimedia Commons)
Tiến sĩ Gary Schwartz và tiến sĩ Katherine Creath đã xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Thuốc Thay thế và Bổ sung (Alternative & Complementary Medicine) năm 2006 có tựa đề: Chụp ảnh “Hào quang” xung quanh và giữa những thực vật: Một ứng dụng mới của hình ảnh photon sinh học.
Tiến sĩ Schwartz nhận học vị tiến sĩ từ trường đại học Harvard, đã giảng dạy tâm thần học và tâm lý học tại đại học Yale, và hiện là giáo sư trường đại học Arizona. Tiến sĩ Creath là một giáo sư quang học tại trường đại học Arizona.
Schwartz và Creath viết: “Khi nghiên cứu hàng ngàn bức ảnh ghi lại được trong hai năm qua, chúng tôi bắt đầu quan sát thấy rằng cũng có những mô thức trong ‘vùng nhiễu’ xung quanh những bộ phận của cây. Dường như mô thức photon sinh học không chỉ mở rộng ra ngoài cây mà còn được tăng cường giữa những các cây khi chúng ở gần nhau. Phải chăng những mô hình này đại diện cho “hào quang” xung quanh những bộ phận của cây, và phải chăng những cái cây đang biểu lộ một dạng giao tiếp hay cộng hưởng nào đó?”.
Sau đó họ trả lời một cách khẳng định: “Dựa theo sự phức tạp của những mô thức photon sinh học được chụp giữa các bộ phận của cây, cho thấy có sự ‘cộng hưởng’ tiềm ẩn, hoặc chính là sự ‘giao tiếp’ giữa những cái cây, theo như thuyết photon sinh học hiện nay tiên đoán”.
Aura
“Hào quang” của cây (Ảnh: Mark D. Roberts, Wikimedia Commons)
Beitman khuyến khích nghiên cứu thêm về khả năng con người cũng có thể giao tiếp với nhau một cách tương tự thông qua năng lượng. Ông biết rằng cộng đồng khoa học có thể sẽ ngập ngừng khi tiến hành những nghiên cứu như vậy: “Trong thế giới hiện nay của chúng ta, người ta phải đo đo đạc được thì mới chấp nhận điều gì đó là ‘có thực’“. Mà có lẽ khó đo được loại năng lượng này.
Chúng ta có thể chủ ý khuếch đại loại cảm nhận này?
Quan sát bệnh nhân của mình, ông đã nhận thấy thái độ của họ đối với thuốc do ông kê, dường như ảnh hưởng tới việc những thụ thể trong não họ tiếp nhận các phân tử thuốc như thế nào.
Ông viết: “Cách suy nghĩ về thuốc của mỗi chúng ta dường như có ảnh hưởng đến hoạt động của các thụ thể. Có lẽ ý định và kì vọng của chúng ta cũng có thể nặn ra các thụ thể mới hoặc thay đổi độ nhạy cảm của những thụ thể đang có”.
Tara MacIsaac, Epoch Times
Đại Hải biên dịch

Phải chăng một số người có thể nhìn thấy những thứ vô hình? (P1)



(Ảnh: shutterstock)
(Ảnh: shutterstock)

Dị ứng với ma? Kỳ lạ nhưng có lẽ là thật.
Vũ trụ có đầy rẫy những bí ẩn đang thách thức những hiểu biết của chúng ta hiện nay. Trong chuyên mục “Khoa học siêu thường” Đại Kỷ Nguyên thu thập các câu chuyện về những hiện tượng lạ thường để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng nghĩ đến. Chúng có thật hay không? Bạn là người quyết định.
Câu chuyện của những người nhạy cảm khác thường
Emily là một nhà văn du ký [1], và cô tin rằng mình có một độ nhạy cảm đặc biệt với những địa điểm được cho là bị ma ám.Cô nói rằng trong cả cuộc đời mình cô đã sống “quá đồng cảm”. Chẳng hạn, nếu ai đó đang bị đau đầu mà bước vào phòng cô, thì Emily cũng có thể bị đau đầu lây, hay nếu ai đó đang bị đau lưng, lưng cô sẽ bắt đầu đau ngay khi cô nhìn vào mắt họ.
Emily thường bị hành hạ bởi chứng viêm đại tràng co thắt và hiện giờ còn mắc thêm chứng đau cơ xơ hóa. Khi cơn đau kinh niên bùng phát, thì độ nhạy cảm tinh thần của cô sẽ lên đến mức đỉnh điểm. Cô có thể cảm nhận được những nguồn năng lượng cảm xúc từ những ngôi nhà mà cô chưa từng đến.
Cô đã chứng kiến hiện tượng đài radio và những vật dụng khác di chuyển trước sự hiện diện của cô. Cô tin rằng mình từng tiếp xúc với các linh hồn. Emily tự hỏi mức độ nhạy cảm lâu năm của cô có liên hệ với những trải nghiệm kỳ dị này hay không?
Hank sở hữu một doanh nghiệp nhỏ. Khi lên 5 tuổi, anh đã gặp một tai nạn ô tô và bị chấn thương ở đầu. Từ thời điểm đó, anh nói, anh đã phát triển được khả năng cảm nhận cảm giác của người khác. Hank không hề nhận ra điều không bình thường này cho tới khi gặp một người anh cho là có khả năng thần giao cách cảm, và người này đã giúp anh rèn giũa khả năng của mình.
Ngày nay, Hank có một nhóm những người bạn như vậy, và rất nhiều người trong số họ nói rằng mỗi khi họ xuất hiện, thì đồng hồ đeo tay, máy tính, và các thiết bị khác sẽ gặp sự cố.
Sally đã li dị và có ba đứa con trưởng thành. Cô bị dị ứng từ bé, cũng giống như những người khác trong gia đình cô. Cô cho rằng bản thân mình khá nhạy cảm với điện vì người thủ thư nơi cô sống luôn muốn cô đứng tránh xa ra, bởi lẽ mỗi khi cô đến gần, các mục lục điện tử online sẽ gặp sự cố. Đôi lúc Sally cảm thấy sự hiện diện của ai đó mặc dù không có ai ở xung quanh, hay nghe thấy một giọng nói mà không có nguồn gốc rõ ràng. Những cảm nhận này đã xảy ra trong suốt cuộc đời cô, đặc biệt khi cô trải qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc hôn nhân của mình.
Edward là một bác sĩ, anh thích thể thao và có sức khỏe tốt, mặc dù trong vòng 15 năm qua anh mắc phải một triệu chứng gọi là tình trạng nhạy cảm đa hóa chất (multiple chemical sensitivity).
Hiện nay anh chỉ tiếp xúc với chất tẩy, sơn, thuốc trừ sâu, và nước hoa, đồng thời anh cũng vận hành một phóng khám cho những người đang phải trải qua tình trạng tương tự. Đôi lúc, Edward kể lại, anh cảm thấy sự hiện diện của một cái gì đó vô hình hoặc nhìn thấy một bóng hình. Một số bệnh nhân của anh cũng đã kể lại các trải nghiệm tương tự.
Bốn người kể trên là điển hình cho rất nhiều các trường hợp tương tự. Tôi đã phỏng vấn và trao đổi thư từ với những trường hợp như vậy trong một cuộc nghiên cứu về những cảm nhận dị thường vốn đã được tiến hành trong suốt 15 năm qua.
Những người được hỏi thường báo cáo một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: dị ứng, đau kinh niên, mệt mỏi kinh niên, đau nửa đầu, và khó ngủ. Họ cũng báo cáo có sự nhạy cảm cực đại trước ánh sáng, âm thanh, mùi hương, kết cấu—và cảm nhận.
Trong hầu hết các trường hợp, họ thường tỏ ra là những người thân thiện, biết mình biết người, và hòa đồng khá tốt với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nhận thức của họ lại luôn ẩn chứa những câu hỏi như: Chuyện gì đang diễn ra vậy? Những người này phải chăng bị hoang tưởng? hay có thiên hướng ảo tưởng? hay là bị ám ảnh bởi sức khỏe bản thân?
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã bắt đầu nghi ngờ rằng có lẽ “một ngành khoa học thần kinh về mức độ nhạy cảm,” khi kết hợp các nhân tố của tự nhiên (nature) và nuôi dưỡng (nurture), có thể lý giải được những nhận thức kỳ lạ này tốt hơn so với những cách trả lời mang tính tiêu chuẩn khác.
Hiển nhiên, rất nhiều người có khả năng đánh lừa bản thân một cách vô thức hoặc lừa dối người khác một cách ý thức. Nhưng cũng đáng để xem xét xem liệu một vài cá nhân có khả năng phản ứng trước các kích thích bên ngoài, cũng như một người mắc chứng đau nửa đầu có thể phản ứng trước ánh sáng, âm thanh, mùi vị, hay các thay đổi trong khí áp hay không. Theo cách hiểu này, cái mà chúng ta phân tách ra thành cảm giác “ngoại lai” có thể không nhất định là như vậy. Thay vào đó, nó có thể hình thành một cách nhận thức mà, trong khi khá lạ lẫm đối với hầu hết con người chúng ta, thì lại hoàn toàn tự nhiên đối với một số người, nếu xét đến cách thức vận hành đặc thù của não bộ, cơ thể, và cảm xúc của họ.

Chúng ta đều khác biệt

Chúng ta đều biết rằng một số người sở hữu các giác quan cực kỳ sắc bén. Những người có thể phát hiện ra một thành phần vi lượng trong một bữa ăn tổng hợp, hay có thể phản ứng dữ dội khi nhìn thấy một loại vải nào đó cứ như thể nó đang tấn công họ. Trong suốt cuộc đời, chúng ta phản ứng với các loại và mức độ cảm xúc khác nhau. Phụ nữ thường nhạy cảm hơn đàn ông, mặc dù độ nhạy cảm của họ sẽ dao động lên xuống trong các giai đoạn dậy thì, rụng trứng, mang thai, và mãn kinh.
Do ảnh hưởng của yếu tố di truyền, môi trường bản thân, hay chỉ đơn giản là tuổi tác, độ nhạy cảm của một người sẽ không bao giờ giữ nguyên ở một trạng thái cân bằng. Hãy thử nghĩ về việc bạn bị cận thị nặng hơn so với 10 năm về trước, hay những người mất đi thị lực có thể tăng cường khả năng nghe hoặc ngửi một cách sắc bén hơn.
Nếu bạn nhớ chương trình truyền hình M*A*S*H, bạn sẽ có thể hồi tưởng lại nhân vật Radar O’Reilly và cách anh có thể nghe tiếng máy bay trực thăng tiếp cận bệnh viện phẫu thuật trước tất cả những người khác. Một số người có thể làm được như vậy. Chúng ta đều biết về những người có phản ứng nhanh hơn những người khác—một đặc điểm thường xuất hiện vào thời thơ ấu.
Vào năm 2011, trang Psychology Today (Tâm lý học ngày nay) đã đăng một bài viết có tựa đề “Giác quan và độ nhạy cảm,” trong đó cung cấp tư liệu về cách thức những người cực kỳ nhạy cảm trải nghiệm thế giới, và điều này hơi có phần giống với câu chuyện cổ tích “Công chúa và hạt đậu.” Họ thường có thể nhận ra rất nhiều thứ nhanh hơn và đầy đủ hơn, bao gồm cả cảm xúc của riêng họ và của những người khác.
Thực tế của vấn đề là (như câu chuyện ở trang bìa tờ tạp chí New Scientist đã chỉ rõ), “Không có hai người nào có thể sống trong cùng một thế giới giác quan. … Khi một người nhìn nhận rằng hầu như tất cả mọi thứ chúng ta biết về bản thân và thế giới là dựa vào thông tin thu thập được qua các giác quan, thì thực tế là những sự khác biệt khách quan tồn tại giữa mọi người đã cho thấy rằng cái thực trạng ‘đồng nhất’ của chúng ta có thể bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với các đánh giá trước đây.”

Có lẽ chúng ta không nên vội bác bỏ những báo cáo lặp lại về hồn ma khi người báo cáo hiện tượng này thường là những người bị ảnh hưởng bởi các chứng dị ứng kéo dài, các cơn đau nửa đầu, hội chứng mệt mỏi kinh niên, chứng đau cơ xơ hóa, viêm đại tràng co thắt, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, hay cảm giác kèm.
Câu hỏi của tôi là: Liệu cái thực trạng đồng nhất đó có thiếu mất đi một nhân tố—một yếu tố cảm xúc ẩn nấp đâu đó—mà một số người cực kỳ nhạy cảm “sở hữu” chính vì do sự hòa hợp trong cảm xúc của chính họ? Có lẽ chúng ta không nên vội bác bỏ những báo cáo lặp lại về hồn ma khi người báo cáo hiện tượng này thường là những người bị ảnh hưởng bởi các chứng dị ứng kéo dài, các cơn đau nửa đầu, hội chứng mệt mỏi kinh niên, chứng đau cơ xơ hóa, viêm đại tràng co thắt, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, hay cảm giác kèm.
Cho dù có hiện đại hay khoa học như thế nào đi nữa, thì tất nhiên các câu chuyện ma đều xuất hiện xuyên suốt các độ tuổi và ở mọi xã hội. Một số thứ quá phổ biến, quá mang tính đặc trưng của con người, xứng đáng để không bị đè nén hoặc bác bỏ, mà thay vào đó phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Theo đánh giá của tôi, mối liên hệ của các báo cáo về ma và những người nhạy cảm với môi trường sẽ cho chúng ta một cách thức mới để bắt đầu quá trình giải mã bí ẩn này.
Michael Jawer đã nghiên cứu nền tảng thân-tâm của tính cách và sức khỏe trong 15 năm qua. Các bài viết và bài nghiên cứu của ông đã được đăng trên tạp chí Spirituality & Health (Sức khỏe & Tâm linh), Explore: The Journal of Science and Healing (Khám phá: Tạp chí Khoa học và Trị liệu), Noetic Now (Tạp chí Lý trí đương thời), và Science & Consciousness Review (trang web chuyên cung cấp tài liệu chuyên đề về sự nhận thức). Jawyer đã diễn thuyết trước Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và đã có bài phỏng vấn với nhiều sách báo khác nhau. Quyển sách mới nhất của ông, viết chung với Thạc sĩ, Tiến sĩ Marc Micozzi, là “Your Emotional Type (Trạng thái Cảm xúc của bạn).” Trang web của nó là www.youremotionaltype.com. Quyển sách trước đó của ông là “The Spiritual Anatomy of Emotion (Giải phẫu Tâm linh của Cảm xúc),” trang web của nó làwww.emotiongateway.com. Có thể liên hệ với Jawyer qua địa chỉ email sau mjawer@emotiongateway.com.
Bản gốc đăng trên tờ Psychology Today (Tâm lý học ngày nay).
Chú thích của người dịch:
[1] Văn du ký: Thể loại văn học trong đó tác giả viết bài về trải nghiệm của họ khi đi du lịch.

Có người cảm nhận được những thứ vô hình? (Phần 2)


(Shutterstock*; chỉnh sửa bởi Epoch Times)
Người phụ nữ chịu áp lực tâm linh
Những cuộc điều tra của tôi—được công bố vài năm về trước trên các tạp chí có uy tín—đã cung cấp các bằng chứng cho thấy so với các đối tượng phổ thông, những cá nhân có độ nhạy cảm cao thường hay kể lại rằng họ cảm thấy một sự hiện diện vô hình, nhìn thấy hoặc cảm thấy năng lượng xung quanh mọi người, hoặc cảm thấy những điều dị thường đang diễn ra. Đáng chú ý hơn, những người như vậy thường cho biết rằng người thân trong gia đình cũng có những nhạy cảm tương tự. Điều này đưa câu hỏi ‘do tự nhiên hay do nuôi dưỡng’ đến một bối cảnh hoàn toàn mới.
Tôi bước vào con đường này từ một hướng rất bất ngờ. Có một lần vì công việc nên tôi phải lãnh trách nhiệm phỏng vấn những người nào cư trú trong các tòa nhà mà cảm thấy bị ảnh hưởng bởi triệu chứng gọi là “say nhà cao tầng.” (Thông tin thu thập được từ những cuộc phỏng vấn này và từ những cuộc tiếp xúc với các giám đốc quản lý và kỹ sư xây dựng được đưa sang Cục Bảo vệ Môi Trường của Mỹ—EPA, để hỗ trợ phát triển các hướng dẫn chất lượng không khí trong nhà). Thay vì chê bai rằng những lời tường thuật đó dựa trên trí tưởng tượng thái quá hoặc là dấu hiệu của bệnh tâm thần, tôi đã nghi ngờ rằng ngưỡng cảm thụ của họ có thể thấp hơn nhiều so với mức bình thường. Rồi có những cá nhân tâm sự rằng họ cũng từng gặp những hiện tượng siêu hình và thế là mọi sự với tôi đã bắt đầu.
Kể từ lúc đó, tôi nghiên cứu sâu vào giả thuyết rằng những cảm nhận kì lạ đó có lẽ có chung một nền tảng về sinh học thần kinh—ít nhất là bắt nguồn từ trong cơ thể, ví dụ như từ não bộ.
Cuộc điều tra ban đầu do tôi thiết kế bao gồm 62 người tự xưng là “nhạy cảm” cùng với 50 cá nhân thuộc nhóm đối chiếu—tuyên bố rằng họ không có cảm nhận khác lạ nào. Trung bình, số người ở nhóm thứ nhất cho rằng họ đã từng có những cảm nhận siêu hình (tức là nhận thức được một điều gì đó mà không thể xác nhận được qua những hiểu biết thông thường) cao hơn gấp 3,5 lần. Có khả năng cao gấp 2,5 lần rằng những cá nhân “nhạy cảm” sẽ tiết lộ rằng người thân trong gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tương tự về vật chất, tinh thần, và tình cảm.
Nhìn chung, trong 54 yếu tố được hỏi qua cuộc điều tra chúng tôi thấy có 6 tố chất quan trọng hình thành nên tính cách của một người “nhạy cảm” như sau:
  • Là phụ nữ
  • Là người thuận cả hai tay
  • Tự nhận bản thân là người có trí tưởng tượng
  • Tự nhận bản thân là người hướng nội
  • Có ký ức về một (hoặc một chuỗi những) sự kiện gây tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu
  • Bị ảnh hưởng một cách khác thường bởi một hoặc nhiều yếu tố như: đèn, máy tính, và các dụng cụ điện khác.
Hai yếu tố khác—là con đầu lòng hoặc con duy nhất—nổi bật hơn ở những người tự nhận là nhạy cảm, nhưng không hoàn toàn rõ rệt.
Thú vị hơn, những người có cảm giác kèm (một hiện tượng mà người đó có cảm giác chồng chéo, ví dụ như nghe một màu sắc hay cảm nhận được mùi vị của một hình dạng) được ghi nhận chiếm khoảng 10% trong nhóm những người nhạy cảm nhưng không hề có ở nhóm đối chiếu. Vì cảm giác kèm đã được biết là có tính di truyền (giống như chứng đau nửa đầu), phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nhận thức bất thường có thể có nguồn gốc di truyền.
Cuộc điều tra cũng cho một kết quả bất ngờ khác khi 21 phần trăm nhóm người nhạy cảm cho biết họ thuận cả hai tay trong khi nhóm còn lại chỉ có duy nhất 1 người. Tuy nhiên, độ nhạy cảm cao có thể là hệ quả từ quá trình chăm sóc nuôi dưỡng hay được di truyền tự nhiên. Điều này được kết luận dựa theo kết quả từ sự truy vấn về một sự kiện gây tổn thương tâm lý ở thời thơ ấu. Số người trong nhóm nhạy cảm gấp ba lần so với số người trong nhóm đối chiếu (55 phần trăm so với 18 phần trăm) có câu trả lời quả quyết đối với vấn đề này.
Hơn nữa, 14 phần trăm những người nhạy cảm thuật lại rằng họ đã từng bị trúng sét hoặc bị giật điện, trong khi đó không ai trong nhóm đối chiếu từng gặp vấn đề này. Vì vậy, có lẽ điện cũng có vai trò nhất định tạo nên độ nhạy cảm cao.
Từ thời cổ đại, rất nhiều các dân tộc đã lưu ý đến những tác động chuyển đổi mạnh mẽ của sét. Bị sét đánh trúng là một cách để “trở thành” pháp sư, vì người ta tin rằng là người bị sét đánh trúng có thể giải phóng năng lượng chữa bệnh, cùng những khả năng phi thường khác. Chúng ta không nên thấy điều này là đáng cười bởi vì một trong những nhà tư tưởng y tế lỗi lạc nhất hiện nay, Tiến sỹ Oliver Sacks, đã viết về một người đàn ông bị sét đánh trúng, không những anh ta đã trải qua cảm giác cận kề cái chết, mà sau khi hồi phục, anh bắt đầu nghe thấy tiếng nhạc không ngừng trong đầu và không thể nào ‘tắt’ được. Lấy cảm hứng (và cũng là phân tâm) từ điều đó, anh đã chuyển tiếng nhạc này thành những tác phẩm dương cầm và biểu diễn trước công chúng.
Nếu âm nhạc được coi là một môn nghệ thuật chữa bệnh thì người đàn ông này đã đi theo hướng chữa bệnh. Có lẽ sự tương tác giữa điện năng với con người phức tạp hơn những gì chúng ta hiểu được hiện nay.
Michael-JawerMichael Jawer đã điều tra về vấn đề cơ sở tâm lý–cơ thể của tính cách và sức khỏe trong 15 năm. Các bài báo và tài liệu của ông được đăng trên Tâm lý và Sức khỏe (Spirituality & Health), Tìm hiểu: Tạp chí Khoa học và Chữa bệnh, Noetic Now, và Tạp chí Tổng hợp Khoa học và Nhận thức (Science & Consciousness Review). Jawer đã diễn thuyết trước Hội Tâm thần học của Mỹ (American Psychology Association) và đã được phỏng vấn bởi nhiều ấn phẩm. Quyển sách mới nhất của ông, được viết cùng với Thạc sỹ và Tiến sỹ Marc Micozzi, có tựa đề “Loại cảm xúc của bạn” (Your Emotional Type). Trang web của quyển sách này là www.youremotionaltype.com. Quyển sách trước đó của ông có tựa đề là “Sự giải phẫu tâm linh của cảm xúc” và tại trang web www.emotiongateway.com. Jawer có thể được liên lạc qua email: mjawer@emotiongateway.com.
Bài viết được đăng lần đầu tiên tại PsychologyToday.com.

Có người cảm nhận được những thứ vô hình? (Phần 3)



(Shutterstock*; được Epoch Times biên tập)
Khoa học thường bác bỏ những gì nó không hiểu hết được, cho đến khi công nghệ hoặc một bước đột phá nào đó làm mọi việc chuyển hướng. Ví dụ, trước khi máy chụp cộng hưởng từ (MRI) ra đời, nếu ai đó nói rằng họ có thể nếm được vị của một hình dạng hoặc nghe thấy những lời nói có màu sắc (những ví dụ về một tình trạng mà người ta có các giác quan bị chồng chéo, được gọi là cảm giác kèm), thì hiểu biết trước đây cho rằng đó là một ẩn dụ, tương tự như khi nói về một loại rượu thơm ngon thì họ lại nói “full-bodied” (đầy đủ thân thể) hoặc khi một người cảm thấy buồn thì họ lại nói “feel blue” (cảm thấy xanh). Nhưng không hề có ẩn dụ nào hết– vì máy quét thần kinh cho thấy não bộ của những người có “cảm giác kèm” có những phản ứng đặc biệt, tương ứng với giác quan chồng chéo mà họ đã thuật lại.
Hội chứng suy nhược mãn tính (CFS) đã trải qua một quá trình chuyển đổi tương tự, mặc dù xảy ra trong một quãng thời gian dài hơn. Trong thập niên 80 và 90 (của thế kỷ trước), người mắc CFS bị nhạo báng là “dịch cúm sớm thành đạt”. CFS đã từng được coi là một triệu chứng quá khích của phụ nữ da trắng thuộc tầng lớp thượng lưu (một trăm năm trước đây, Khoa học Y tế cũng đưa ra một quan điểm tương tự về triệu chứng này, khi xem căn bệnh này như chứng suy nhược thần kinh). Nhưng vào năm 2006, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh xác định rằng hội chứng  CFS không chỉ là một điều kiện thực tế về mặt sinh học, mà nó có khả năng liên quan đến một cơ sở di truyền. Các cá nhân mắc phải chứng này thường có khuynh hướng có một bộ những thay đổi đặc trưng trong 12 gen giúp các cơ thể phản ứng với căng thẳng. Ở khía cạnh nuôi dưỡng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một sự tương ứng giữa mức độ nghiêm trọng về hội chứng CFS của một người và các yếu tố gây căng thẳng được tích lũy trong suốt cuộc đời mà cô ấy/anh ấy phải đối mặt. Không những thế, một nghiên cứu riêng biệt đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng những trường hợp chấn sang tâm lý ở trẻ em, đặc biệt là do lạm dụng tình dục hoặc ngược đãi trẻ em – có tỷ lệ mắc hội chứng CFS tăng từ 4 đến 8 lần, xảy ra trong suốt đời sống sau này của họ. Và một nhà dịch tễ học người Thụy Điển cho thấy sự trầm cảm nặng – ngay cả khi nó đã diễn ra nhiều thập kỷ trước khi người ấy xuất hiện triệu chứng về CFS – có khả năng biểu hiện thành CFS tăng 64 phần trăm.
Rõ ràng những người có hội chứng CFS không phải là những người rối loạn giả bệnh hoặc là những người có bệnh hoang tưởng. Não và cơ thể của họ trở nên khác biệt đáng ngạc nhiên so với của những người khác trong việc xử lý những căng thẳng cực độ. Vậy phải chăng những trực giác về hồn ma cũng tuân theo nguyên lý tương tự?
Hãy xem xét những tiến bộ vượt bậc mà y học đã đạt được trong những năm gần đây, đang làm sáng tỏ nhiều tình trạng khác mà qua nghiên cứu tôi thấy có liên quan đến những trực giác bất thường: đau nửa đầu, hội chứng ruột kích thích, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD). Nếu nhìn kỹ vào những tình trạng này, thì càng có nhiều bằng chứng cho thấy cảm xúc mạnh mẽ có tác dụng không thể phủ nhận và ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể con người. Một ngành khoa học đang phát triển mạnh, có tên gọi là ngành miễn dịch tâm thần kinh (psychoneuroimmunology) đã ra đời với mục đích khảo sát sự tương tác giữa các hệ thống thần kinh, hệ nội tiết và hệ thống miễn dịch—lấy những động lực về cảm xúc làm đối tượng nghiên cứu trung tâm.
Tuy nhiên, vấn đề cảm xúc chỉ vừa mới được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trong nhiều thế kỷ, các cảm giác không thể được theo dõi hoặc đo lường, vì vậy chúng đã bị các nhà khoa học bỏ qua. Nhưng bây giờ tất cả điều đó đã thay đổi.
Điều này rất đúng: chúng ta không biết những gì chúng ta không biết. Trích dẫn câu nói của Bertrand Russell thì: chúng ta không nên “tin” hay “không tin”, nhưng hãy gạt sang một bên những thành kiến của bản thân và tìm hiểu về nó. Nhà vật lý John Wheeler khuyên: “Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nên tìm thấy những điều kỳ lạ nhất và sau đó khám phá nó”.
Đó là bởi vì thành quả cho những nỗ lực tìm hiểu ấy là rất lớn. Nhưng để giải mã những bí ẩn về tâm linh thì điều kiện tiên quyết là phải nghiêm túc đối với những gì mà người ta đã báo cáo. Do bản chất tự nhiên của con người, nên đó không phải là một điều dễ dàng: nếu chúng tôi không có một kinh nghiệm đặc biệt như vậy, chúng tôi sẽ không dễ gì mà tin. Như Nietzsche đã quan sát thấy (và ngày nay điều này có thể áp dụng cho những ai rất nhạy cảm): “Những ai đã xem khiêu vũ và cho nó là điên rồ thì đó chính là người không thể cảm thụ được âm nhạc”. Sẽ rất khó làm nghiên cứu nếu bạn cảm thấy “vũ điệu” của những người cực kỳ nhạy cảm là lạc nhịp hay kỳ dị.
Tuy nhiên, theo lời của James Alcock, một nhà tâm lý học tại Đại học York ở Canada, “Đây là sự nghiên cứu về những điều bất thường mà có thể thúc đẩy khoa học tiến về phía trước. Những kinh nghiệm kỳ lạ và đáng chú ý—mà người ta đã báo cáo biết bao nhiêu năm qua—đã tạo nên một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và hấp dẫn. Chúng ta chỉ có thể mở rộng kiến thức của nhân loại về hoạt động của con người và mở rộng lý thuyết về sự nhận thức khi có được sự hiểu biết về nguồn gốc của những kinh nghiệm như vậy”.
Đó là lý do tại sao những trực giác của người có sự nhạy cảm cao là rất có ý nghĩa. Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ chúng—về nhận thức tiềm thức, về cảm xúc, vai trò của tự nhiên và sự nuôi dưỡng, các mối quan hệ giữa người với người, và rất có thể là về tâm linh và vị trí của chúng ta trong sự sắp đặt lớn của mọi vật. Thời gian đã điểm. Như một người đã viết thư cho các biên tập viên của tạp chí Newsweek: “Tôi là người siêu linh … Đó không phải là điều mà tôi tìm kiếm. Tôi đã đè nén và từ chối nó… và tôi đã tranh luận không ngừng về nó, nhưng chỉ với bản thân mình… tôi đã bị thuyết phục rằng có một nhóm siêu linh thầm lặng đang hiện hữu trong văn hóa của chúng ta, bị nhạo báng và bối rối, họ thiếu những dữ liệu thí nghiệm có thể lặp lại được và đang chờ đợi để được quan tâm chú ý”.
Có lẽ những cá nhân như trường hợp nàynhững người đặc biệt nhạy cảmđã lưu giữ những cảm giác bị ma ám ở những nơi nhất định, một cách hoàn toàn tự nhiên và tự nhiên hơn nhiều so với phần còn lại chúng ta. Có lẽ toàn bộ vấn đề không nên được coi là thiểu số hay là sự thần bí nữa, mà nó nên được “đưa ra ánh sáng” bằng khoa học chân chính.
Michael-Jawer
Trong 15 năm qua, Michael Jawer đã và đang điều tra những dạng cơ bản về tâm lý – cơ thể thuộc về cá tính và sức khỏe. Các bài báo và các tài liệu của ông đã xuất hiện trên Tâm linh và Sức khỏe, Khám phá: Tạp chí Khoa học và Chữa bệnh, Noetic Now, và tạp chí Khoa học & Ý thức. Trước đây Jawer đã diễn thuyết tại Hiệp hội tâm lý Mỹ và được phỏng vấn bởi nhiều ấn phẩm. Cuốn sách mới nhất của ông, đã được viết với Marc Micozzi, MD, Ph.D là cuốn “Loại hình cảm xúc của bạn”. Website của cuốn sách làwww.youremotionaltype.com. Cuốn sách trước đó của ông có tựa đề “Giải phẫu tinh thần của cảm xúc”, trang web của là www.emotiongateway.com. Bạn có thể liên hệ với Jawer qua địa chỉ email:mjawer@emotiongateway.com.
Bản gốc được đăng bởi PsychologyToday.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH