CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 60
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nói cách khác, để tạo nên một chuỗi dây dích dài vô tận, các mắt xích phải có cùng một hình dạng, để sao cho việc nối kết chúng với nhau tuân thủ một quy luật xác định, chẳng hạn đầu mắt này đối với đuôi của mắt kia. Điều này tương tự như việc lát gạch trên nền nhà – một bài toán nổi tiếng mà Roger Penrose đã từng thảo luận. Không phải bất cứ hình gạch lát nào cũng cho phép lát rộng vô hạn. Chẳng hạn nếu viên gạch là một hình vuông, chữ nhật, tam giác đều,… sẽ cho phép lát rộng tùy ý, nhưng tứ giác lõm sẽ không cho phép điều đó (lát phải kín sàn, không được hở). Có nghĩa là nhà thiết kế biết rõ gạch lát phải có hình như thế nào mới tiện lợi cho việc lát sàn rộng tùy ý.
Tôi phỏng đoán rằng nhà thiết kế phân tử DNA cũng biết cách thiết kế phân tử cơ bản của nó như thế nào để chuỗi DNA có thể kéo dài vô tận. Một trong đặc trưng của thiết kế đó là tất cả các phân tử đều phải cùng một kiểu, cụ thể là đều thuận tay trái.
Các phân tử của vật chất không sống không cần tạo thành những chuỗi DNA dài vô tận nên không cần cùng một kiểu. Đó là lý do để vật chất sống và không sống khác hẳn nhau về thiết kế.
“Cây tiến hóa”, phỏng theo thuyết tiến hóa. Cho đến tận ngày nay khoa học vẫn hoàn toàn không biết đâu là nguồn gốc của sự sống, không biết tế bào “đầu tiên” từ đâu mà có. Hiện nay người ta đang tạm giả thuyết rằng sự sống ngẫu nhiên tự nảy sinh từ các chất hữu cơ đơn giản (hay là “bát súp nguyên thủy”). Nhưng đó hoàn toàn chỉ là giả thuyết. (Ảnh: Internet)
Cấu trúc của các cỗ máy ATP Synthase. Cỗ máy này bao gồm nhiều bộ phận phức tạp, sử dụng nhiên liệu điện là dòng ion dương H+. Loại siêu động cơ này có hiệu suất gần 100%, một con số mà có nằm mơ các kỹ sư cơ khí cũng không dám nghĩ đến. (Ảnh: Internet)
Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:
“Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy [của thuyết tiến hóa]… Nhiều năm nay tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc của sự sống không thể dẫn đến một kết quả hữu ích nào, bởi ngay cả một hệ thống sinh vật đơn giản nhất cũng đã quá phức tạp để có thể hiểu được bằng trình độ hóa học vô cùng sơ đẳng mà các nhà khoa học đã dùng khi cố lý giải điều không thể lý giải xảy ra cách đây hàng tỷ năm…”.
(“Cuộc đời của Ernst Chain: Penicillin và hơn thế nữa”, tác giả Ronald W. Clark, London, Weidenfeld & Nicolson, 1985, trang 147-148).
Tiến sỹ Antony Hewish đoạt giải Nobel Vật lý cho công trình khám phá ra các ẩn tinh. Ông từng nói:
“Đối với tôi thật vô lý khi cho rằng: Vũ trụ và sự hiện hữu của chúng ta chỉ là một sự ngẫu nhiên lớn, và sự sống tự nảy sinh do các quá trình vật lý ngẫu nhiên trong một môi trường chỉ ngẫu nhiên có các thuộc tính phù hợp…” (Hewish 2002a).
Tiến sỹ Arthur Holly Compton (1892–1962) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho công trình khám phá ra hiệu ứng Compton, nghĩa là sự thay đổi bước sóng của tia X khi chúng va chạm với electron. Việc khám phá ra hiệu ứng này vào năm 1922 đã xác nhận lưỡng tính sóng-hạt của bức xạ điện từ. Ông từng nói:
“…Lập luận cho rằng [sự sống] là do được Thiết Kế ra, mặc dù đã cũ xưa, nhưng chưa bao giờ bị bác bỏ một cách thỏa đáng cả. Trái lại, khi chúng ta học được nhiều hơn về thế giới chúng ta, xác suất việc nó ngẫu nhiên tự nảy sinh trở nên càng lúc càng xa vời, cho nên có rất ít nhà khoa học thực thụ đương thời nào muốn bảo vệ một quan điểm vô thần”. (Compton 1935, 73).
Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1923 cho công trình đo điện tích electron, từng nói:
“Điều đáng thương là rất nhiều nhà khoa học đang cố gắng chứng minh thuyết tiến hóa, điều không ngành khoa học nào có thể làm được”.
(Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel, diễn thuyết trước Hội Hóa học Hoa Kỳ)
Chúng ta sẽ trở lại với các nhà khoa học đạt giải Nobel ở các kỳ sau của loạt bài này để có một cái nhìn rõ hơn về niềm tin tiến hóa.
Sự thật về thuyết tiến hóa: Cha đẻ ngành vi sinh vật học là chướng ngại cực lớn đối với học thuyết Darwin
Mặc dù tên tuổi của Louis
Pasteur và Charles Darwin đã trở nên quá quen thuộc đối với tôi từ xa
xưa, nhưng mãi cho tới gần đây tôi mới giật mình nhận ra rằng hai nhân
vật nổi tiếng ở hai bên bờ biển Manches này mặc dù cùng thọ 73 tuổi,
cùng là những nhân vật trung tâm của thế kỷ 19 có ảnh hưởng sâu rộng đối
với tư tưởng nhân loại từ đó tới nay, nhưng hai người đi theo hai con
đường hoàn toàn trái ngược nhau như âm với dương. Nếu coi dương (+) là
tích cực (positive) và âm (–) là tiêu cực (negative) thì Pasteur là
dương và Darwin là âm.
Tuy
nhiên so sánh nói trên thực ra là khập khiễng, vì âm và dương tuy trái
ngược nhưng bổ sung cho nhau để tạo nên một thế giới hài hòa cân bằng –
dương không thể thiếu âm và âm cũng không thể thiếu dương, chúng cần
nhau để cùng tồn tại. Trong khi đó lý thuyết của Pasteur không thể dung
hòa với học thuyết Darwin được – các định luật cơ bản do Pasteur khám phá sẽ tự động loại bỏ thuyết tiến hóa của Darwin, như độc giả sẽ thấy trong bài này.
Đại ân nhân của loài người
Louis Pasteur (27/12/1822 – 28/9/1895) là nhà bác học kiệt xuất của nhân loại. Liệt
kê các khám phá của ông, ta sẽ có một danh sách gạch đầu dòng kín đặc
một trang giấy, toàn những khám phá vĩ đại, với tầm vóc của những nguyên
lý bao trùm lên khoa học và triết học, đồng thời có ý nghĩa thiết thực
đến mức có thể nói rằng tất cả chúng ta đều đã mắc nợ Pasteur rất nhiều.
Không
thể tưởng tượng nổi xã hội hiện đại sẽ ra sao nếu không có những hiểu
biết về vi trùng, về tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch,… Không có số
liệu thống kê trực tiếp để chỉ ra rằng những thành tựu khoa học của
Pasteur từ giữa thế kỷ 19 tới nay đã cứu sống bao nhiêu người, nhưng
không ai nghi ngờ rằng những thành tựu ấy là một trong những nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới sự tăng dân số ở mức nhảy vọt trong thế kỷ 20 cho tới
bây giờ, nâng tuổi thọ trung bình của con người từ 55 lên tới 70 như
hiện nay…
Trong
các bản danh sách những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, người ta
không bao giờ quên nhắc đến Louis Pasteur. Nhưng để lựa chọn ra người số
1, thì tiêu chí nên là gì?
Nhà khoa học vĩ đại nhất của mọi
thời đại phải là người có những công trình khoa học vĩ đại mang tầm vóc
của những nguyên lý phổ quát về vũ trụ, đồng thời những nguyên lý ấy
phải mang lại những ứng dụng thực tiễn vĩ đại, phục vụ trực tiếp lợi ích
của nhân loại, nâng cao đời sống của con người, cứu được nhiều mạng
sống, được mọi người yêu mến, tôn kính và biết ơn.
Với tiêu chí ấy, Louis Pasteur phải đứng đầu mọi danh sách!
- Định luật bất đối xứng của sự sống và Định luật sự sống chỉ nảy sinh từ sự sống là những nguyên lý phổ quát trong vũ trụ, chẳng khác gì Định luật vạn vật hấp dẫn hoặc Thuyết Tương đối tổng quát,…
- Lý thuyết vi trùng là lý thuyết mang lại những ứng dụng khổng lồ, tạo nên một cuộc cách mạng trong y học và đem lại những hiệu quả kinh tế và đời sống không sao kể hết.
Một nhân
vật vĩ đại như Pasteur hiển nhiên phải được tôn vinh ngay từ khi còn
đang sống. Cuối đời, ông sống trong những cơn mưa rào của các giải
thưởng và những tôn vinh rực rỡ ánh hào quang. Hồi đó chưa có Giải
Nobel. Nếu có, không biết ông sẽ đoạt giải bao nhiêu lần?
- Khám phá về tính bất đối xứng của sự sống có đáng Giải Nobel không? Nó chỉ ra ranh giới giữa thế giới sống và thế giới không sống đấy!
- Khám phá ra nguyên lý cơ bản rằng sự sống chỉ có thể nảy sinh từ sự sống có đáng Giải Nobel không? Nó chỉ ra một nguyên lý đụng chạm đến nguồn gốc của sự sống đấy!
- Lý thuyết về mầm bệnh với hàng loạt ứng dụng to lớn, cứu được hàng triệu người (tính đến nay phải hàng tỷ người) đáng bao nhiêu Giải Nobel y học?
- Có đáng tặng một Giải Nobel y khoa cho 2 người là Louis Pasteur và Joseph Lister vì tìm ra quy trình tẩy trùng trong phẫu thuật, giảm thiểu tới 80% bệnh nhận chết sau phẫu thuật không?
Pasteur
không nên đứng trong bất cứ một danh sách xếp hạng danh nhân khoa học
nào cả. Bởi lẽ, tầm vóc của ông thực sự đã vượt lên trên tất cả những
danh sách đó.
Louis
Pasteur mất ngày 28/9/1895 tại Marne Coquette (Pháp). Chính phủ Pháp đã
tổ chức quốc tang. Trên đường, khi linh cữu của ông đi qua, từng đám
đông người quỳ xuống bên đường chan hòa nước mắt. Để thành kính khắc ghi
công ơn ông, mọi người trên thế giới gọi ông là “Đại ân nhân của nhân loại”. Ngày 28/9/1995, toàn thế giới đã kỷ niệm 100 ngày mất của Louis Pasteur.
Định luật về tính bất đối xứng của sự sống
Ngoài
những thành tựu khổng lồ kể trên, Louis Pasteur còn để lại cho đời
nguyên tắc nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu mà nhờ đó vô số những
phát minh giúp ích cho toàn nhân loại đã ra đời. Nguyên tắc vàng đó là: Tự do sáng tạo nhất thiết phải đi đôi với thực nghiệm nghiêm ngặt.
Tất cả các phát minh của Louis Pasteur đều được nghiên cứu và trải qua
quá trình thực nghiệm kỹ lưỡng. Ông thậm chí thường tiến hành thực
nghiệm đến quên cả ăn ngủ. Tầm quan trọng của thực nghiệm thể hiện rõ
trong lời dạy của ông:
Ông luôn dạy các học trò của mình: “Đừng đưa ra điều gì mà các vị không thể chứng minh bằng thực nghiệm”.
Chính dựa trên nguyên tắc thực nghiệm nghiêm ngặt này, Louis Pasteur đã phát hiện ra 2 định luật phổ quát của Tự Nhiên, đó là định luật “Sự sống bất đối xứng” và định luật “Sự sống chỉ ra đời từ sự sống”.
Ngay từ
năm 1815, các nhà khoa học đã khám phá ra hiện tượng ánh sáng phân cực
bị quay khi cho đi qua một số dung dịch hợp chất hữu cơ. Đó là một hiện
tượng kỳ lạ, một câu hỏi thách đố, làm đau đầu giới khoa học đương thời.
Suốt hơn 30 năm nghiên cứu, giới khoa học vẫn hoàn toàn bó tay, không
thể hiểu nổi nguyên nhân của hiện tượng này là gì.
Một bài toán thậm chí còn lớn hơn đã bùng nổ, khi nhà hóa học người Đức Eilhard Mitscherlich cho công bố một công trình nghiên cứu về acid tartaric và acid paratartaric, nói rằng
hai hợp chất hữu cơ này có thành phần hóa học hoàn toàn giống nhau,
nhưng tác động đối với ánh sáng phân cực khác nhau: acid tartaric làm
quay ánh sáng nhưng acid paratartaric thi không!
Chú ý
rằng acid tartaric là một hợp chất hữu cơ tự nhiên, chiết xuất từ nho,
trong khi acid paratartaric là một phó phẩm (sản phẩm phụ) trong công
nghiệp sản xuất acid tartaric, hoặc có thể tổng hợp trong phòng thí
nghiệm.
Ngay từ
năm 1844, Pasteur đã có dịp đọc công trình của Mitscherlich, trong đó
khẳng định acid tartaric và paratartaric không những có thành phần hóa
học giống nhau, mà cấu trúc phân tử cũng giống nhau, khúc xạ như nhau,
trọng lượng riêng như nhau. Tóm lại, hai loại hợp chất hữu cơ này có
những đặc trưng vật lý và hóa học hoàn toàn như nhau, được xác định hoàn
toàn bởi những nguyên tử giống nhau và cấu trúc sắp xếp của các nguyên
tử trong phân tử cũng giống nhau. Nhưng Pasteur không tin điều đó. Trong
óc ông dấy lên câu hỏi: làm thế nào mà hai thứ vật chất hoàn
toàn giống nhau có thể ứng xử khác nhau đối với ánh sáng – acid tartaric
làm quay mặt phẳng ánh sáng trong khi acid paratartaric thì không?
Chính
nỗi băn khoăn đó đã đưa Louis Pasteur bước vào sự nghiệp nghiên cứu. Năm
1846, chàng sinh viên Louis Pasteur 24 tuổi, sau những thành tích học
tập xuất sắc, đã được bổ nhiệm làm trợ giảng môn hóa học cho nhà hóa học
Antoine Jérome Balard, giáo sư tại École Normale Supérieure ở Paris,
một trong những đại học danh tiếng nhất nước Pháp. Trong phòng thí
nghiệm của Balard tại đại học này, Pasteur bắt tay vào nghiên cứu tinh
thể acid tartaric và acid paratartaric như một đề tài cho luận án tiến sĩ hóa học.
Trực
giác thiên tài mách bảo ông rằng ắt phải có gì đó khác nhau giữa hai hợp
chất này, và nếu thành phần hóa học của chúng hoàn toàn như nhau thì
chỉ còn có khả năng chúng khác nhau về cấu trúc phân tử, mặc dù
Mitscherlich khẳng định cấu trúc phân tử của chúng cũng giống nhau. Trực
giác ấy hối thúc Pasteur lao vào nghiên cứu say mê đến nỗi quên hết mệt
mỏi. Ông kiên trì soi kính hiển vi vào từng tinh thể của hai hợp chất
đó. Cuối cùng, một sự thật chưa từng biết đã lộ ra: trong khi
các tinh thể của acid tartaric tự nhiên hoàn toàn giống nhau, thì tinh
thể của acid tartaric tổng hợp (acid paratartaric) bao gồm 2 loại, mặc
dù thoạt nhìn rất giống nhau, nhưng thực ra chúng khác nhau – tinh thể
loại này là ảnh gương của tinh thể loại kia, tương tự như bàn tay trái
là ảnh gương của bàn tay phải; hơn nữa, 2 loại tinh thể đó có số lượng
tương đương với nhau, tỷ lệ 50-50.
Trong
hai loại, có một loại giống y như tinh thể của acid tartaric, loại còn
lại không giống nhưng đối xứng gương với tinh thể acid tartaric. Tương
tự như hai bàn tay có một trái một phải, hai loại tinh thể của acid
paratartaric cũng có một trái một phải. Loại giống acid tartaric được
gọi là trái hoặc “thuận tay trái” (left-handed), loại còn lại là phải hoặc “thuận tay phải” (right-handed).
Nhiều
nhà khoa học khác cũng tiến hành những nghiên cứu tương tự, nhưng không
ai phát hiện ra sự khác biệt giữa hai loại tinh thể này. Tại sao vậy? Vì
họ không có cái trực giác như Pasteur – cái trực giác mách bảo Pasteur
rằng nhất định các tinh thể của hai loại acid đó phải có gì đó khác
nhau. Con người hơn nhau chính ở trực giác!
Nhưng
tại sao sự khác biệt về cấu trúc tinh thể lại làm cho acid paratartaric
không tác động tới ánh sáng? Phải trả lời được câu hỏi này mới giải
quyết xong bài toán thách đố.
Vì một
trong hai loại tinh thể giống hệt tinh thể của acid tartaric nên Pasteur
nghĩ ngay đến việc tách riêng hai loại tinh thể đó ra để kiểm tra phản
ứng của từng loại đối với ánh sáng. Với một chiếc kim và kính hiển vi,
ông kiên trì tách chúng thành hai đống riêng biệt, rồi cho ánh sáng phân
cực đi qua dung dịch của từng loại. Kết quả thật kỳ diệu: mỗi
loại tinh thể riêng biệt đều có tác động đối với ánh sáng phân cực,
nhưng theo hai chiều trái ngược nhau, đối xứng nhau – một loại làm ánh
sáng quay trái, một loại làm ánh sáng quay phải.
Vì số lượng hai loại tinh thể đó
trong acid paratartaric là tương đương nên tác động đối với ánh sáng của
chúng triệt tiêu lẫn nhau, và do đó acid paratartaric không tác động
đối với ánh sáng!
Pasteur đã trả lời được một thách đố vô cùng lớn của tự nhiên!
Năm
1848, với sự giới thiệu của giáo sư Balard, nhà khoa học trẻ 26 tuổi
Louis Pasteur đã chính thức công bố công trình của mình trước Viện Hàn
lâm Khoa học Pháp.
Như thế
đã quá đủ để nói lên tầm vóc trí tuệ của Pasteur. Nhưng ông không thỏa
mãn với kết quả của một bài toán cụ thể. Ông muốn đi xa hơn – đi tới tận
cùng bản chất của sự vật, khái quát hóa sự thật vừa khám phá thành một
quy luật phổ quát của tự nhiên. Đó là khát vọng biểu lộ tính cách của
một nhà tư tưởng, thay vì một nhà khoa học thuần túy.
Thật vậy, ông chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa acid tartaric và acid paratartaric:
- Phân tử acid tartaric là phân tử của sự sống (chiết xuất trực tiếp từ nho), và thuận tay trái, tức là bất đối xứng (chỉ thuận tay trái).
- Phân tử acid paratartaric là phân tử không sống (phó phẩm trong sản xuất công nghiệp hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm) là đối xứng (chứa hai loại phân tử đối xứng gương với nhau).
Pasteur đã khái quát hóa thành một định luật vô cùng quan trọng: hợp
chất hữu cơ chiết xuất từ sinh vật chỉ chứa một loại phân tử thuận tay
trái, tức là bất đối xứng, trong khi hợp chất hữu cơ tổng hợp, tức hợp
chất hữu cơ không sống chứa 2 loại phân tử đối xứng gương với nhau.
Từ đó Pasteur rút ra một kết luận vô cùng táo bạo:
- Tính chất thuận tay trái, tức là tính chất bất đối xứng, chính là đặc trưng của sự sống – sự sống là bất đối xứng và thuận tay trái!
- Ranh giới phân biệt sự sống với cái không sống chính là tính bất đối xứng!
- Ở đâu có sự sống, ở đó tồn tại những phân tử thuận tay trái, tức những phân tử bất đối xứng; ngược lại ở đâu tồn tại những phân tử thuận tay trái, tức những phân tử bất đối xứng, ở đó có sự sống.
Nhiều nhà lịch sử khoa học sau này nhận định đó là đóng góp sâu sắc nhất và độc đáo nhất của Pasteur cho khoa học, và là khám phá khoa học vĩ đại nhất của ông! Đây
là một trong những công trình khoa học có ý nghĩa nền tảng về tự nhiên,
sánh ngang với những định luật nền tảng khác như định luật vạn vật hấp
dẫn, định luật bảo toàn vật chất,…
Đó là Định luật đầu tiên của Pasteur – Định luật về tính bất đối xứng của sự sống, hoặc Định luật sự sống thuận tay trái.
Điều vô cùng kinh ngạc là cho đến nay
người ta không tìm thấy ở đâu sự sống thuận tay phải, mặc dù về lý
thuyết, xác suất để một phân tử thuận tay trái hoặc tay phải là như
nhau!
Đến nay,
khi độc giả đang đọc bài viết này, định luật về sự sống bất đối xứng
hoặc sự sống thuận tay trái đã chịu đựng sự thử thách qua 167 năm. Các
nhà khoa học khác đã ra sức kiểm nghiệm định luật này và phải thừa nhận
rằng nó tuyệt đối đúng. Họ không tìm được bất cứ một trường hợp nào trái
với định luật này.
Tại sao sự sống lại bất đối xứng? Tại
sao sự sống chỉ “thuận tay trái”, trong khi xác suất để thuận tay trái
hoặc tay phải là hoàn toàn như nhau?
Cho đến tận hôm nay vẫn không có ai trả lời được câu hỏi này – một thách đố vĩ đại đối với khoa học!
Cần nhấn
mạnh ngay rằng vấn đề bất đối xứng nói trên không chỉ có ý nghĩa triết
học như chúng ta vừa thấy, mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong đời
sống.
Thật
vậy, chúng ta vừa nói rằng đặc trưng của sự sống là những phân tử bất
đối xứng có khả năng tác động tới ánh sáng (làm quay mặt phẳng ánh sáng
phân cực). Vậy nếu một hợp chất hữu cơ biểu lộ khả năng tác động tới ánh
sáng thì đó chính là dấu hiệu có sự sống. Pasteur đã áp dụng nguyên lý
đó để tìm ra nguyên nhân lên men rượu, và từ đó xây dựng nên một lý
thuyết vĩ đại khác, đó là lý thuyết về mầm bệnh (theory of germ), hay còn gọi là lý thuyết về vi trùng.
Khoảng
giữa thế kỷ 19, ngành công nghiệp và thị trường rượu của Pháp lâm vào
khủng hoảng trầm trọng vì tình trạng rượu lên men, bị chua, đắng, mất
hương vị, gây nên thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể. Các nhà khoa học
đều cho rằng đó là quá trình biến đổi hóa học của rượu, và không ai tìm
ra cách cứu chữa. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi đích thân hoàng đế
Pháp đương thời là Napoléon III phải nhờ Pasteur cứu nguy.
Sau khi
tiến hành những thí nghiệm cẩn thận, Pasteur khám phá ra rằng dung dịch
rượu lên men chứa đựng những hợp chất có khả năng tác động tới ánh sáng,
tức là chứa đựng những phân tử bất đối xứng. Theo định luật về tính bất
đối xứng do chính ông tìm ra, Pasteur cho rằng rượu ắt phải chứa đựng
vi sinh vật. Đó là thời điểm đánh dấu sự ra đời của lý thuyết về vi trùng,
rằng trong không khí vốn sẵn có vi trùng, và vi trùng đó tiếp xúc với
rượu, gây ra sự lên men làm hỏng rượu. Một loạt thí nghiệm lập tức được
tiến hành để kiểm chứng giả thuyết của Pasteur. Kết quả xác nhận tiên đoán ấy hoàn toàn đúng.
Chưa
hết, Pasteur còn chỉ ra phương pháp bảo vệ rượu: chỉ cần đun nóng rượu
tới khoảng 55 – 60 độ, vi khuẩn bị tiêu diệt, nhưng rượu vẫn giữ nguyên
hương vị, rồi đóng chai hoặc đóng thùng đảm bảo kín, rượu sẽ giữ được
rất lâu không hỏng. Ngày nay chúng ta được uống rượu ngon, đó là nhờ
công ơn của Pasteur, trong đó định luật về tính bất đối xứng của sự sống
đóng vai trò nền tảng! Kết thúc cuộc khủng hoảng rượu, Pasteur có một
tuyên bố bất hủ: “Một chai rượu chứa đựng nhiều triết học hơn tất cả các sách vở trên thế giới!”.
Trong
những năm cuối đời, Pasteur thể hiện một nỗi hối tiếc vì đã bỏ dở những
nghiên cứu lý thuyết về tinh thể học, mà theo ông, có thể dẫn tới việc
khám phá ra một lực nền tảng bất đối xứng trong vũ trụ, từ đó sẽ vén lên
bức màn bí mật của sự sống. Ông nói: “Vũ trụ là bất đối xứng
và tôi bị thuyết phục rằng sự sống, như chúng ta đã biết, là kết quả
trực tiếp của tính bất đối xứng của vũ trụ hoặc hệ quả gián tiếp của nó.
Vũ trụ là bất đối xứng”.
Xem thế
đủ thấy khát vọng hiểu biết sự sống của Pasteur lớn đến nhường nào.
Dường như định luật về tính bất đối xứng của sự sống đối với ông vẫn
chưa đủ. Ông còn muốn biết sự sống hình thành từ đâu. Phải chăng sự sống
hình thành một cách ngẫu nhiên do sự kết hợp tình cờ của các nguyên tử
trong tự nhiên? Câu hỏi lớn đó dằn vặt ông, dẫn ông tới một khám phá vĩ
đại khác: định luật sự sống chỉ có thể ra đời từ sự sống!
Định luật hình thành sự sống của Louis Pasteur
Nguồn gốc sự sống vốn là một trong những câu hỏi triết học sâu xa nhất của nhân loại.
Ít nhất
ta có thể biết chắc chắn rằng ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, thậm chí có
thể trước đó rất lâu, từ dân thường cho tới các triết gia đều tin rằng
sự sống có thể nảy sinh từ các chất liệu không sống. Con người từng ngây
thơ tưởng tượng rằng các sinh vật nhỏ li ti như giòi, bọ, ruồi,… dường
như xuất hiện một cách thần kỳ từ hư không. Tưởng tượng này xuất phát từ
những quan sát thông thường: nhìn vào một góc nào đó, một xó xỉnh nào
đó, một chỗ ao tù nước đọng nào đó, một xác động vật đã chết và thối rữa
nào đó,… ban đầu chẳng hề thấy một sinh vật nào ở đó, nhưng chẳng bao
lâu sau bỗng thấy lúc nhúc giòi bọ xuất hiện. Rõ ràng là sinh vật xuất
hiện một cách “tự phát”! Nhiều người có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết
một nhà đại thông thái cổ Hy Lạp như Aristotle cũng đã từng cho rằng rệp
sinh ra từ những hạt sương rơi trên cây cối, bọ chét sinh ra từ những
vật thối rữa, chuột sinh ra từ rơm rạ,… Chúng ta có thể thấy buồn cười
trước những suy nghĩ ngây thơ đó, ấy là vì chúng ta đang sống ở thế kỷ
21.
Trong
thời đại ngày nay, câu chuyện hoang đường về sự ra đời của sự sống một
cách tự phát và ngẫu nhiên bị coi là ngu xuẩn, nhưng đừng quên rằng nó
đã từng là một ý nghĩ phổ biến trong một giai đoạn lịch sử kéo dài ít
nhất hơn 2.000 năm, kể từ thời Aristotle mãi cho đến giữa thế kỷ 19, tức
là tới thời đại của Pasteur. Đến lúc ấy người ta vẫn tin rằng vi sinh
vật nảy sinh từ vật chất không sống; một mặt, chúng có vẻ sinh sôi nảy
nở nhanh chóng ngay cả trong chất lỏng được chưng cất; mặt khác, có rất
nhiều biến thể, chúng có vẻ hầu như hỗn độn và không thể phân loại được.
Rốt cuộc, thật dễ dàng để tưởng tượng chúng xuất hiện mà không cần có
một tác động nào cả; có thể có một “lực sống” (vital force) nào đó đã
làm cho chúng hình thành. Mặc dù cũng có một số người phản đối, nhưng
những thí nghiệm trên cả hai phía trong cuộc tranh luận này đều mang lại
kết quả không rõ ràng.
Thiết
tưởng sẽ không thừa khi lưu ý rằng đến giữa thế kỷ 19, các khoa học khác
như toán học, vật lý học, thiên văn,… đều đã phát triển tới trình độ
rất cao. Vậy mà hiểu biết về sự sống còn ngây thơ như thế (!). Nói như
vậy để thấy rõ công lao khai sáng của Pasteur về bí mật của sự sống lớn
đến chừng nào.
Đúng vào
lúc cuộc tranh cãi về sự hình thành sự sống rơi vào tình trạng nhập
nhằng thì Pasteur quyết định nhập cuộc, bất chấp lời khuyên của các đồng
nghiệp rằng sẽ lãng phí thời gian; nhưng một lần nữa, niềm đam mê khám
phá và trực giác thiên tài đã dẫn ông tới một thí nghiệm vô cùng đơn
giản những rất tài tình, làm sáng tỏ sự thât. Ông đã công bố thí nghiệm
của mình với một tuyên bố đắc thắng: “Không bao giờ học
thuyết sinh vật hình thành tự phát có thể hồi phục lại được nữa từ cú
đòn chết người mà thí nghiệm đơn giản này đã giáng lên nó”.
Thí nghiệm đó đến nay vẫn được xem như một mô hình mẫu mực của phương pháp khoa học chính xác.
Trước hết, quan sát thực tế cho thấy một lọ kín tuyệt đối đựng nước dinh dưỡng (nước thịt đã luộc chín) sẽ không tạo ra sự sống. Nhưng nếu lọ mở, nước dinh dưỡng sẽ tiếp xúc với không khí, sinh vật sẽ hình thành.
Sinh vật
ấy từ đâu mà ra? Đối thủ của Pasteur nghĩ rằng đó là những sinh vật
hình thành một cách tự phát từ không khí – họ phỏng đoán rằng trong
không khí có chứa một thành phần tạo ra sự sống (vital ingredient).
Nhưng Pasteur bác bỏ quan điểm đó, ông cho rằng vi khuẩn bám trên bụi
lẫn trong không khí là nguồn gốc tạo ra các sinh vật trong bình, thay vì
bản thân không khí.
Để chứng
minh điều đó, ông phải tạo ra một môi trường mở đối với không khí,
nhưng ngăn chặn được vi khuẩn – không cho vi khuẩn bám trên bụi trong
không khí có thể xâm nhập được vào bên trong bình để tiếp xúc với nước
dinh dưỡng . Từ đó sẽ kiểm tra không khí trong bình có thể tạo ra sự
sống được hay không.
Ý tưởng đó dẫn ông đến thí nghiệm nổi tiếng – thí nghiệm với chiếc bình thủy tinh có cổ cong giống cổ con thiên nga.
Ông đổ
một chất nước dinh dưỡng vào một chiếc bình có cổ thiên nga – cổ vòi
cong hình chữ S nằm ngang để mở với không khí, tức là không khí bên
ngoài có thể lọt vào bên trong bình, nhưng vi khuẩn không vào được, vì
chúng bị kẹt lại cùng với bụi tại các đoạn uốn cong. Trước hết, ông đun
sôi nước dinh dưỡng trong bình để đảm bảo trong bình lúc đầu không hề có
sinh vật, rồi đợi một thời gian xem sinh vật có xuất hiện trong bình
hay không. Nếu có thì nước dinh dưỡng sẽ bị biến dạng, thay đổi mầu sắc.
Kết quả thật mỹ mãn: sau một thời gian chờ đợi đủ lâu, nước dinh dưỡng
không hề thay đổi mầu sắc, không hề có sinh vật mới xuất hiện trong
bình! Pasteur đã chỉ cho các nhà phê bình và những người hoài nghi rằng
trong trường hợp này, nước dinh dưỡng trong bình cổ cong vẫn vô trùng
(không có sự sống trong đó). Trong khi đó, bình thủy tinh bình thường,
tức là bình không có cổ thiên nga, xuất hiện rất nhiều vi sinh vật tụ
tập. Điều này chứng tỏ giả thiết tồn tại một thành phần tạo ra sự sống
trong không khí chỉ là một ảo tưởng!
Tuy
nhiên, một số kẻ ngoan cố vẫn chống đối. Họ cho rằng, nếu không khí bị
nhiễm vi khuẩn, nó sẽ tạo thành một lớp sương mù dày đặc (ý nói không
thể có vi khuẩn trong không khí). Pasteur đã đáp trả bằng một loạt thí
nghiệm trong các môi trường khác nhau, trong thành phố, trong nước, và
thậm chí lên tận núi cao Mont Blanc (nơi ông đã phải chịu đựng một đêm
lạnh trong một nhà trọ khốn khổ). Các bình trong thành phố trở nên u ám
với vi khuẩn, nhưng tất cả những bình trên núi cao là vô trùng. Ông kết
luận rằng các hạt bụi chứa vi khuẩn thay đổi theo độ cao và tùy theo mức
độ ô nhiễm môi trường, nhưng các thí nghiệm đều cho thấy rõ ràng là vi
khuẩn bám trên bụi trong không khí là nguồn gốc tạo ra sinh vật trong
bình, thay vì bản thân không khí. Ông công khai thách thức các đối thủ
của mình bằng cách tiến hành các thí nghiệm nghiêm ngặt loại trừ bụi
trong không khí, và đưa họ tới chỗ không thể chống đỡ được nữa.
Cuối
cùng Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã đánh giá các thí nghiệm của Pasteur
là “sự chính xác hoàn hảo nhất”, và đã đến lúc ngay cả những kẻ chỉ
trích ông cay đắng nhất và những người ủng hộ nhiệt thành nhất của
thuyết sinh vật hình thành tự phát cũng phải đồng ý với kết luận của
ông. Pasteur tuyên bố mạnh mẽ: “Không! Hôm nay không còn một trường hợp nào có thể xác nhận vi sinh vật nảy sinh từ một thế giới không có vi trùng.
Những người cố duy trì quan điểm này là nạn nhân của một ảo tưởng, nạn
nhân của những thí nghiệm cẩu thả, bị làm hỏng bởi những sai lầm mà họ
không thể nhận ra hoặc không thể tránh khỏi”.
Cho đến hôm nay, khi bạn đang đọc
những dòng này, định luật hình thành sự sống của Pasteur, rằng chỉ có sự
sống mới sinh ra sự sống, vẫn đứng vững như nó đã đứng vững từ năm
1862.
Ngày
nay, các tín đồ của học thuyết sinh vật hình thành tự phát đang quay trở
lại. Họ được gọi là nhà sinh học vũ trụ (astrobiologists) và tiến hóa
hóa học. Quan điểm của họ là hiện tượng sinh vật hình thành tự
phát không xảy ra một cách nhanh chóng, nhưng có thể diễn ra trong quá
trình kéo dài hàng triệu năm, không phải từ nước dinh dưỡng, mà từ nước
canh nguyên thủy (primordial-soup) –
một loại chất hữu cơ hình thành một cách tự nhiên, như một số axit
amin. Họ tin rằng, nếu có đủ thời gian và hoàn cảnh thích hợp, cuộc sống
phát sinh từ các phân tử đơn giản rồi phát triển thành mọi loài sinh
vật như ngày nay ta thấy, từ cá ngựa cho tới hươu cao cổ, khủng long,
hoa hồng, và con người. Nhưng rốt cuộc họ có tìm được bằng chứng thực
nghiệm nào không? Tuyệt đối không!
Câu
chuyện này làm tôi nhớ đến một kỷ niệm ngót 55 năm trước, khi thầy dạy
sinh vật của tôi hùng hồn giảng Thuyết Tiến hóa của Darwin, rằng sinh
vật đơn bào tiến hóa thành sinh vật đa bào dưới nước, rồi thành nòng
nọc, cá, ếch nhái, rồi lên bờ biến thành động vật bò sát, bò sát tiến
hóa theo hai nhánh, một nhánh bay lên trời thành chim, một nhánh dưới
đất thành động vật có vú, động vật có vú cao cấp nhất là khỉ, rồi khỉ
tiến hóa thành người,… Thầy cho biết, động vật đầu tiên đơn giản nhất là
con amip, vì nó chỉ có đúng một tế bào. Tôi giơ tay hỏi thầy: “Thưa thầy, vậy con amip từ đâu mà ra ạ?”.
Thay vì được thầy trả lời, tôi bị thầy mắng cho một trận. Tôi mang nỗi
ấm ức ấy mãi cho đến sau này, khi biết rằng câu hỏi của tôi thực ra là
câu hỏi thách đố các nhà Tiến hóa luận, những người si mê học thuyết
Darwin. Những người này chính là những đối thủ của Pasteur trong câu
chuyện vừa kể ở trên. Họ tin rằng sự sống nảy sinh tự phát, tức là hình
thành một cách ngẫu nhiên từ những thực thể không sống (non-living
things) – vào một ngày đẹp trời nào đó, dưới một tác nhân sấm sét nào đó
trong quá khứ hàng triệu, hàng tỷ năm trước, đã xảy ra một sự kết hợp
ngẫu nhiên các hạt cơ bản, các nguyên tử, các phân tử nào đó, theo một
cách nào đó để ngẫu nhiên sự sống ra đời. Hiện nay họ đang cố áp dụng
mọi kỹ thuật hiện đại để tái tạo ra cái ngày đẹp trời đó, nhưng thời
gian trôi qua hàng chục năm nay cho thấy cái ngày đẹp trời đó vẫn không
xảy ra. Có những lúc họ đã reo lên “Eureka, tìm thấy rồi”, nhưng khảo
sát kỹ lại thì vẫn chưa ổn, vẫn chưa thấy cái ngày đẹp trời đó đâu cả.
Từ xưa tới nay chỉ có một định luật đúng đắn về nguồn gốc sự sống và đã được cả thế giới khoa học công nhận. Đó là Định luật hình thành sự sống của ngài Louis Pasteur: “Sự sống phải sinh ra từ sự sống”.
Định luật sự sống bất đối xứng là vật cản rất lớn đối với thuyết tiến hóa
Định luật đầu tiên của Pasteur nói
rằng sự sống là bất đối xứng – phân tử của vật chất sống thuận tay trái.
Tại sao? Đó là một trong những câu hỏi vĩ đại nhất thách thức học
thuyết Darwin. Nếu không trả lời được câu hỏi này, thuyết tiến hóa sẽ
không giải thích được sự hình thành sự sống đầu tiên. Do đó nó không
đáng tin cậy.
Ngay cả
những người theo thuyết tiến hóa Darwin, vốn chẳng thích thú gì với bản
chất “trêu ngươi” của hiện tượng sự sống thuận tay trái, cũng phải thừa
nhận đây là một trong những định luật trụ cột của sự sống. Do đó họ phải
tìm mọi cách chống đỡ, vì định luật này dồn họ tới bước đường cùng
trong việc giải thích sự hình thành sự sống đầu tiên trong cây tiến hóa.
Nếu quả
thật có tiến hóa, thì thuyết tiến hóa phải chỉ rõ sinh vật đầu tiên là
cái gì, và nó từ đâu mà ra, tại sao nó thuận tay trái…
Theo
thuyết tiến hóa, sự sống đầu tiên hình thành một cách ngẫu nhiên do sự
kết hợp tình cờ của các nguyên tử, phân tử trong một điều kiện môi
trường đặc biệt nào đó cách đây một thời gian vô cùng xa xôi nào đó. Sự
tình cờ ấy xẩy ra như thế nào, trong điều kiện môi trường như thế nào,
vào thời điểm nào,… tất cả vẫn chỉ là những tưởng tượng, những giả
thuyết mù mờ. Một số người đã cố gắng tiến hành những thí nghiệm để tạo
ra sự sống đầu tiên, rồi tuyên bố rùm beng là họ đã thành công, gây chấn
động toàn cầu, để rồi lại trở về với im lặng, tiếp tục những nghiên cứu
bất tận. Đơn giản vì cái họ tìm thấy vẫn chưa phải sự sống. Điển hình
là thí nghiệm của Miller-Urey ở Đại học Chicago năm 1953 từng gây xôn
xao dư luận. Nếu nó đúng, chắc chắn đó là khởi đầu một cuộc cách mạng vĩ
đại. Nhưng rốt cục đã không có cuộc cách mạng nào cả. Còn quá xa để nó
dám tuyên bố là đã chế tạo ra sự sống đầu tiên, và đó là lý do để đến
nay không mấy ai còn để ý tới thí nghiệm này nữa, ngoài những người theo
đuổi giấc mộng Darwin.
Đến nay, việc giải thích vì sao sự
sống thuận tay trái vẫn hoàn toàn bế tắc, các nhà tiến hóa luận đành
giương ống kính lên bầu trời, hy vọng tìm kiếm được lời giải đáp từ vũ
trụ. Đó là lý do hình thành nên một tập hợp các nhà khoa học mang danh “nhà sinh học vũ trụ” (astrobiologists).
“Chúng tôi không có những chứng cớ trên trái đất, vậy chúng tôi tìm kiếm ở các thiên thạch”, nhà sinh học vũ trụ của NASA Daniel Glavin tuyên bố như thế. Và quả thật họ cũng tìm được một vài “sự kiện an ủi”. Đây:
Trong
một bài báo nhan đề “Why Life on Earth is Left-Handed” (Tại sao sự sống
trên Trái Đất thuận tay trái) trên trang mạng Space.com, Jeremy Hsu loan
báo một “tin mừng” cho các nhà khoa học tiến hóa: các nhà sinh học vũ
trụ (astrobiologists) ở NASA đã tìm thấy những thiên thạch có độ tuổi
4,5 tỷ năm trước rơi xuống trái đất có chứa phân tử acid amin thuận tay
trái. Điều này làm dấy lên niềm hy vọng chạy thoát khỏi nan đề “Tại sao
sự sống lại thuận tay trái?” vốn ám ảnh các nhà tiến hóa bấy lâu nay.
Họ lập luận đại ý rằng về nguyên tắc, phân tử acid amin có thể thuận tay trái hoặc thuận tay phải. Nhưng vì những lý do đặc biệt nào đó
trong vũ trụ nên phân tử thuận tay trái vượt trội hơn, và do đó thiên
thạch mang những phân tử thuận tay trái ấy đến trái đất, từ đó sự sống
sinh sôi nảy nở trên trái đất. Tuy nhiên, những lý do đặc biệt nào đó mà họ nói đều chỉ là phỏng đoán, giả thuyết, chứ không phải những chứng minh rõ ràng, thuyết phục. Việc
phỏng đoán và nêu giả thuyết quả thật là một truyền thống nổi bật của
học thuyết tiến hóa, kể từ ngày ra đời đến nay. Các nhà sinh học vũ trụ
theo thuyết tiến hóa quả thật là các đệ tử trung thành của Darwin, đặc
biệt về khả năng bịa đặt giả thuyết. Những cái gọi là “bằng chứng” họ
trưng ra chỉ chứng tỏ rằng họ bế tắc trong việc giải thích Định luật sự
sống thuận tay trái. Họ không tìm được lý do chính đáng trên trái đất,
và phải bịa ra những lý do từ vũ trụ. Chỉ có những kẻ nhẹ dạ cả tin mới
tin vào những thứ khoa học quanh co đó.
Phải nói
rõ hơn một chút. Thuyết tiến hóa không chấp nhận sự sáng tạo của đấng
Tạo Hóa hoặc của nhà thiết kế vĩ đại, nên họ đã phải nỗ lực hết mình để
tạo ra sự sống ban đầu từ thế giới không sống. Nhưng Định luật của Pasteur đã thách đố họ: muốn tạo ra sự sống, họ phải tạo ra những phân tử hữu cơ chỉ thuận tay trái. Nhưng họ KHÔNG THỂ làm được điều đó, vì họ không phải là… đấng Tạo Hóa!
Họ đã thất bại thảm hại! Bài báo “Life: It is All Left-Handed, and We Don’t Know Why”
(Sự sống: Tất cả đều thuận tay trái, và chúng ta không biết tại sao),
của Joshua Filmeron, ngày 16/06/2014, trên trang mạng from Quarks to
Quasars, đã thừa nhận sự thất bại đó:
“Về
lý thuyết, rất dễ dàng tạo ra acid amin thuận tay phải cũng như thuận
tay trái, nhưng khi nhìn vào sự sống trên Trái Đất, chúng ta thấy rõ xu
thế thuận tay trái. Vấn đề là TẠI SAO? Những thí nghiệm trong lĩnh vực
tạo ra sự sống từ thế giới phi sinh học (abiogenesis) đã mô phỏng những
điều kiện trên Trái Đất thủa sơ khai và đã tạo ra những acid amin thuận
tay phải và tay trái với số lượng ngang bằng nhau”
Có nghĩa là đã THẤT BẠI ! (chỉ khi nào toàn bộ acid amin được tạo ra đều thuận tay trái thì mới có dấu hiệu của sự sống!). Bài báo viết tiếp:
“Kết
quả đó là một trong những lý do chủ yếu ngăn cản các nhà khoa học (theo
thuyết tiến hóa) tuyên bố đã khám phá ra sự sống bắt đầu trên Trái Đất
như thế nào – tất cả vì acid amin được tạo ra trong thí nghiệm không
cùng loại và cùng thuận tay với acid amin mà chúng ta thấy ở mọi thứ
xung quanh“.
Độc giả
nào không thích đọc những bài báo tiếng Anh nói trên, có thể tìm được
thông tin tương tự trong một bài báo tiếng Việt, nhan đề “Nhà máy vũ trụ chế tạo các vật liệu cơ bản của sự sống” trên trang mạng Khoahoc.tv… Bạn hãy đọc kỹ bài báo này, và hãy suy ngẫm về bản tin với những chữ “có thể” thế này, “có thể” thế nọ.
Vâng,
những thông tin hoang tưởng giật gân kiểu như thế đã được loan báo trên
báo chí rất nhiều lần, nhưng rồi lại chìm vào trong quên lãng, bởi sự
thật cuối cùng là số không rỗng tuếch. Tất cả vẫn chỉ là “có
thể” và “có thể”, tức là những tưởng tượng, những giả thuyết, thay vì
một sự thật khoa học đã được chứng minh, kiểm chứng.
Những
người thiếu bản lĩnh dễ bị hù dọa bởi những giá trị “ảo” trong bản tin,
chẳng hạn: các nhà khoa học ở NASA, các nhà khoa học Anh, Mỹ,… Quả thật,
danh hiệu khoa học của những vị này làm người đời dễ lóa mắt, và cứ thế
tin những lời họ nói, vì đấy là “khoa học”. Nhưng tất cả những giá trị
“ảo” đó là vô giá trị, nếu không trưng ra được những bằng chứng thuyết
phục, hoặc những thí nghiệm chứng minh một cách cụ thể, rõ ràng.
Cách nói
phân tử sự sống đầu tiên đến từ vũ trụ thực chất là một cách chạy trốn,
một bước đường cùng của thuyết tiến hóa Darwin. Một khoa học chân chính
sẽ không phải khổ sở tìm cách chạy trốn sự thật như thế.
Vả lại, nếu
sự sống thuận tay trái hình thành từ trong vũ trụ, thì vấn đề cơ bản
vẫn chưa được trả lời – tại sao sự sống lại chỉ thuận tay trái?
Xác suất để một phân tử acid tartaric thuận tay trái hoặc tay phải là
hoàn toàn như nhau, vậy cớ gì acid tartaric tự nhiên lại chỉ thuận tay
trái, nếu đó không phải là sự lựa chọn của nhà thiết kế thông minh, tác
giả của sự sống đó?
Tóm lại, việc “đổ thừa” cho vũ trụ là nguồn gốc sự sống cũng không hề giải quyết được thách đố của câu hỏi tại sao sự sống thuận tay trái.
Xem ra các nhà sinh học tiến hóa ngoan cố hơn các nhà vật lý. Bởi vì đa
số các nhà vật lý thừa nhận lý thuyết big bang chứng tỏ Thượng Đế sáng
tạo ra thế giới. Để thấy rõ điều này, xin đọc bài “Nan đề Sáng thế” tại đây.
Kết
Theo thiển nghĩ của tôi, một trong các lý do để sự sống thuận tay trái là ở chỗ nếu tất cả các phân tử đều thuận tay trái thì sẽ tiện lợi cho việc móc nối các phân tử với nhau để tạo thành chuỗi DNA dài vô tận. Nếu lẫn lộn trái, phải thì sự móc nối sẽ không thể tạo thành chuỗi, giống như khi hai người bắt tay nhau, thường cùng bắt tay bằng bàn tay phải, hoặc cùng bàn tay trái, không thể một trái một phải.Nói cách khác, để tạo nên một chuỗi dây dích dài vô tận, các mắt xích phải có cùng một hình dạng, để sao cho việc nối kết chúng với nhau tuân thủ một quy luật xác định, chẳng hạn đầu mắt này đối với đuôi của mắt kia. Điều này tương tự như việc lát gạch trên nền nhà – một bài toán nổi tiếng mà Roger Penrose đã từng thảo luận. Không phải bất cứ hình gạch lát nào cũng cho phép lát rộng vô hạn. Chẳng hạn nếu viên gạch là một hình vuông, chữ nhật, tam giác đều,… sẽ cho phép lát rộng tùy ý, nhưng tứ giác lõm sẽ không cho phép điều đó (lát phải kín sàn, không được hở). Có nghĩa là nhà thiết kế biết rõ gạch lát phải có hình như thế nào mới tiện lợi cho việc lát sàn rộng tùy ý.
Tôi phỏng đoán rằng nhà thiết kế phân tử DNA cũng biết cách thiết kế phân tử cơ bản của nó như thế nào để chuỗi DNA có thể kéo dài vô tận. Một trong đặc trưng của thiết kế đó là tất cả các phân tử đều phải cùng một kiểu, cụ thể là đều thuận tay trái.
Các phân tử của vật chất không sống không cần tạo thành những chuỗi DNA dài vô tận nên không cần cùng một kiểu. Đó là lý do để vật chất sống và không sống khác hẳn nhau về thiết kế.
Nhưng làm thế nào để tất cả các phân tử sự sống đều thuận tay trái thì không ai biết.
Đó là ý tưởng thiết kế của Nhà Thiết Kế vĩ đại, đó là “ý của Thượng Đế”
như cách nói của Einstein, hoặc “ngôn ngữ của đấng Tạo Hóa” (The
Language of God) như cách nói của Francis Collins (một trong hai tác giả
chính của công trình khám phá ra Bản đồ gene người năm 2000).
Thiết kế
đó được lưu giữ trong thông tin của DNA và được truyền từ đời này sang
đời khác, mà đến nay khoa học vẫn chưa biết thông tin đó nằm ở đâu, do
gene nào quyết định. Nhưng dù có khám phá ra điều này thì kết quả đó
thay vì ủng hộ thuyết tiến hóa, nó lại càng phủ nhận thuyết tiến hóa, vì
nó sẽ chứng minh rằng ắt phải có Nhà Lập trình Vĩ đại đã viết những lệnh đó trong chương trình. Nhà Lập trình đó là Thượng Đế mà Pasteur, Einstein, Collins,… và hầu hết các nhà khoa học bậc nhất đều thừa nhận!
Thuyết
tiến hóa của Darwin mở đầu bằng những giả thuyết, phỏng đoán, tưởng
tượng, để rồi đến hôm nay vẫn đang tiếp tục bằng những giả thuyết mới,
tưởng tượng mới, phỏng đoán mới. Đã đến lúc thuyết tiến hóa hãy đưa ra
một thực nghiệm, đừng nêu giả thuyết mãi như thế nữa! Từ khi ông tổ tiến
hóa là Darwin công bố cuốn “Về nguồn gốc các loài” tới nay đã 157 năm
rồi, vẫn không có một bằng chứng thực nghiệm, một chứng cứ thuyết phục
nào cả. Đó là nguyên do vì sao nó mãi vẫn chỉ là một thuyết chứ không
phải là một định luật.
Tại sao thuyết tiến hóa Darwin (không có bằng chứng thực nghiệm vững vàng, không có khả năng tiên đoán) cùng với Định luật phát sinh sinh vật bịa đặt của Haeckel
(đã bị vạch trần từ hàng trăm năm trước) không ngừng được rao giảng
trong các trường học và các phương tiện truyền thông đại chúng khắp thế
giới? Trong khi đó 2 Định luật vĩ đại của ngài Louis Pasteur
(đã được khoa học thực nghiệm xác nhận 100% hàng trăm năm nay) không
bao giờ được nhắc đến trong sách giáo khoa phổ thông và trên các phương
tiện truyền thông. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Tác giả: Phạm Việt Hưng, viethungpham.com. Từng
giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu;
Toán luyện thi đại học. Hiện thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở
VN.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Hệ lụy của thuyết tiến hóa: Darwin đã dạy Hitler điều gì?
Trên tạp chí SIGNS of the Times ở Úc
Tháng 10/1996, Grenville Kent đã đặt một câu hỏi lớn: Darwin đã dạy
Hitler điều gì? Ông chất vấn tại sao chúng ta kết tội Hitler trong khi
chấp nhận Thuyết Tiến hóa của Darwin, trong đó Darwin nói: “Vào một giai
đoạn nào đó không xa lắm có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn
minh của loài người hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng
tộc man rợ trên khắp thế giới”. Vậy câu hỏi của Kent cần phải được nhắc
lại: Hitler đã học điều gì từ Darwin?
Xin nói ngay rằng câu nói “bất hủ” nói trên của Darwin nằm trong cuốn “The Descent of Man” (Nguồn gốc loài người) của ông, công bố năm 1871. [1]
Năm
1996, đọc câu này trong bài báo của Kent, tôi có chút do dự, nghi vấn –
không lẽ một nhà khoa học lớn như Darwin, được cả thế giới tôn sùng, lại
có thể có đầu óc phân biệt chủng tộc tệ hại đến như thế? Lúc ấy
internet còn kém phát triển, việc kiểm tra tận gốc câu nói của Darwin
khá mất thì giờ. Nhưng với internet ngày nay, việc đó trở nên quá dễ
dàng. Vâng, quả thật không còn gì để nghi ngờ rằng Darwin đã nói như
vậy.
Hơn nửa
thế kỷ trước đây tôi được nghe giảng về Thuyết Tiến hóa của Darwin ở nhà
trường. Thầy giáo giảng khá đầy đủ các khái niệm của học thuyết này,
nào là “chọn lọc tự nhiên”, nào là “đấu tranh sinh tồn”, thậm chí còn
nói “đấu tranh trong loài là ác liệt nhất”… nhưng KHÔNG BAO GIỜ thầy
nhắc đến những phát ngôn sặc mùi phân biệt chủng tộc của Darwin như
trên. Thú thật, nếu được nghe những phát ngôn ấy, tôi sẽ mất đi sự yêu
mến và kính trọng dành cho Darwin. Bởi từ nhỏ tôi đã có xu hướng ngưỡng
mộ Cái Đẹp, yêu sự công bằng, tán thưởng tinh thần bác ái, và do đó rất
ghét thói kỳ thị chủng tộc, phân biệt giai cấp,…
Có thể
ai đó sẽ nói: Ấy, sao lại vội chụp cho Darwin cái mũ “phân biệt chủng
tộc” như thế, ông chỉ là nhà khoa học nói lên sự thật khách quan trong
tự nhiên mà thôi; việc những kẻ phân biệt chủng tộc lợi dụng học thuyết
của ông là việc khác, Darwin không thể chịu trách nhiệm về việc lợi dụng
đó; không thể đánh đồng Darwin với những kẻ phân biệt chủng tộc được!
Thậm chí đã có người nói: Kết tội Darwin phải chịu trách nhiệm với chủ
nghĩa quốc xã cũng giống như kết tội Albert Einstein phải chịu trách
nhiệm với việc sản xuất bom nguyên tử!
Tôi xin
thưa ngay: Ai đó nói như thế chỉ chứng tỏ người ấy biết quá ít về Darwin
và học thuyết của ông, giống như tôi trước đây mà thôi. Hãy bình tĩnh
và TRUNG THỰC trước sự thật. Sự thật sẽ là câu trả lời tốt nhất.
Bây giờ
ngồi suy ngẫm lại, tôi ngờ rằng thầy giáo của tôi ngày xưa có lẽ cũng
không có điều kiện đọc Darwin trực tiếp, mà chỉ tiếp cận với Học thuyết
Darwin qua con đường gián tiếp. Con đường gián tiếp ấy không đủ để hiểu
Darwin, bởi vì các đệ tử của Darwin có lẽ đủ thông minh để nhận ra bản
chất phân biệt chủng tộc trong học thuyết của ông, và do đó đủ khôn
ngoan để che đậy và thanh lọc những “hạt sạn” đó trước khi truyền giảng
cho người đời.
Vì thế
tôi cũng e rằng phần lớn thầy cô giáo dạy sinh học tiến hóa ngày nay
cũng không có nhiều thông tin hơn thầy giáo của tôi – không đọc Darwin
trực tiếp. Điều này rất đáng thông cảm, vì sách của Darwin trong một
thời gian rất dài hầu như không có tại Việt Nam. Nguyên bản tiếng Anh
nếu có cũng rất hiếm. Bản dịch tiếng Việt thì mãi cho tới gần đây mới ra
mắt cuốn “Về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species). Trong khi
cuốn “Nguồn gốc loài người” đến nay vẫn chưa có.
Nhưng
không cần chờ đợi, chúng ta vẫn có thể biết rõ mọi sự thật, ấy là nhờ
internet! Thật vậy, sự bùng nổ internet đã và đang làm thay đổi tình
hình, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bằng chứng là gần đây
rất nhiều ý kiến của Darwin đã được công bố trên mạng, kèm theo những
phê bình, chỉ trích, lên án, thậm chí kết tội gay gắt. Chỉ cần gõ
“Darwin and Racism”, Google sẽ liệt kê ngay cho bạn hàng đống thông tin
bổ ích. Chân dung Darwin sẽ lộ rõ.
Chẳng hạn, bài báo “Evolutionary Racism” (Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo Thuyêt Tiến hóa) trên trang Conservapedia [2] viết:
Chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc theo Thuyết Tiến hóa là một thứ triết học phân
biệt chủng tộc dựa trên lý thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Nó cho
rằng loài người đã tiến hóa liên tục, và do đó một số chủng tộc sẽ tiến
hóa hơn những chủng tộc khác. Nó thay thế đạo đức Thiên Chúa giáo [hoặc
tín ngưỡng nói chung] bằng tư tưởng vô thần rằng “kẻ thích nghi tốt nhất
là kẻ sống sót” (trong cuộc đấu tranh sinh tồn). Một thí dụ điển hình
của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo Thuyết Tiến hóa là trường hợp anh
thanh niên da đen Ota Benga bị đóng cũi cùng với khỉ trong chuồng khỉ ở
Vườn thú Bronx. [3]
Thuyết
Tiến hóa thiết lập nên những lý lẽ khoa học cho chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc bằng cách mở rộng “chuỗi mắt xích tiến hóa vĩ đại của sinh
vật” tới loài người. Giống y như các loài động vật được sắp xếp theo một
trật tự phát triển theo thang bậc cao thấp, “các chủng loài trong loài
người” cũng được mô tả như những động vật phát triển ở bậc cao hơn hoặc
thấp hơn khi so sánh với nhau.
Do đó
các nhà tiến hóa học áp dụng quy luật “con vật thích nghi tốt nhất là
con vật sống sót” vào loài người. Vứt bỏ đạo đức tôn giáo và thay thế
bằng các luật tự nhiên, các nhà tiến hóa học nói rằng các chủng tộc
trong loài người cũng giống như các loài động vật đấu tranh sinh tồn,
trong đó kẻ mạnh sẽ thống trị và tiêu diệt kẻ yếu.
Bản
thân Darwin là một người phân biệt chủng tộc và là người có tư tưởng
chủng tộc thượng đẳng. Từ lý thuyết của mình, ông tiên đoán sự diệt
chủng hàng loạt như sau:
Vào một giai đoạn nào đó không xa
lắm có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người
hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng tộc man rợ trên khắp
thế giới. Đồng thời không nghi ngờ gì nữa những loài vượn có hình thù
giống người… sẽ bị hủy diệt. Do đó sự chênh lệch giữa con người với
những loài gần nó nhất sẽ lớn hơn, vì khi con người đạt tới trình độ văn
minh mà ta hy vọng thậm chí còn cao hơn chủng tộc Caucasian (hiện nay),
thì khoảng cách giữa người so với những giống khỉ bậc thấp như khỉ đầu
chó sẽ càng lớn, thay vì chỉ chênh lệch ở mức như hiện nay giữa người da
đen hoặc người thổ dân Úc so với loài vượn gorilla [Nguồn gốc các loài, Chương VI].
Tương tự như vậy, Darwin so sánh thổ dân với người Âu Châu và thổ dân với thú vật: Sự chênh lệch giữa người Âu Châu so với thổ dân Fuegian [ở cực nam Châu Mỹ] lớn hơn sự chênh lệch giữa thổ dân Fuegian so với súc vật.
Tư
tưởng phân biệt chủng tộc trong Thuyết Tiến hóa của Darwin có ảnh hưởng
rất lớn đến thế kỷ 20, cuối cùng dẫn tới sự ra đời của Thuyết ưu sinh
(Eugenics) ở Mỹ và Châu Âu. Thuyết này do một người anh em họ của Darwin
là Francis Galton nêu lên đầu tiên, với tham vọng cải thiện bộ gene của
con người bằng cách khuyến khích sự sinh đẻ của những người được coi là
có phẩm chất mong muốn, đồng thời cản trở sự sinh đẻ của những người bị
coi là có những phẩm chất không mong muốn.
Thuyết
Tiến hóa của Darwin cũng có ảnh hướng lớn đối với Adolf Hitler. Hitler
tuyên bố trong cuốn sách chủ yếu của ông ta, “Mein Kampf” (Cuộc đấu
tranh của tôi) như sau:
“Kẻ
mạnh hơn phải thống trị và không được pha trộn với kẻ yếu, vì như thế
là đánh mất sự vĩ đại của chính mình. Chỉ có những kẻ sinh ra yếu kém
mới có thể coi điều này là độc ác,
nhưng rốt cuộc thì anh ta vẫn chỉ là một kẻ yếu với năng lực hạn chế;
vì nếu quy luật này không thắng thế thì khó mà hình dung được một sự
phát triển cao hơn của các sinh vật sống có tổ chức”.
Ngày nay ai cũng thấy Hitler là “một gã điên rồ chống lại cả thế giới”.Nhưng tại sao “gã điên” ấy lại được dân chúng Đức những năm 1920-1940 nhiệt liệt ủng hộ?
Không có sự ủng hộ của dân chúng Đức trùng trùng điệp điệp những năm
1920-1940 thì làm sao Hitler có thể lên cầm quyền và tiến hành cuộc
chiến tranh thế giới? Xem lại những cuốn phim lịch sử giai đoạn này ta
thấy rất rõ sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng Đức đối với Hitler thời đó.
Vậy cái gì đã làm cho Hitler được ủng hộ mạnh mẽ như thế?
Câu trả
lời đã rõ: Người Đức thời đó, mặc dù rất thông minh, đã quá ngây thơ tin
tưởng vào Thuyết Tiến hóa, tin rằng đấu tranh sinh tồn là lẽ tự nhiên,
và kẻ sống sót là kẻ thích nghi tốt nhất! Nói cách khác, chẳng riêng dân
chúng Đức, một bộ phận lớn trong loài người cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 đã quá tin vào Thuyết Tiến hóa, cho rằng đó là một lý
thuyết khoa học phản ánh những chân lý khách quan, rằng con người xuất
thân từ động vật, vậy quy luật đấu tranh sinh tồn trong động vật phải
được áp dụng vào xã hội loài người!
Vào một giai đoạn nào đó không xa lắm có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng tộc man rợ trên khắp thế giới.
Charles Darwin
Cùng lúc
đó, những khám phá về ngôn ngữ học và lịch sử lại chứng tỏ rằng người
Âu Châu là hậu duệ của người Aryan, những người này di cư từ cao nguyên
I-ran sang Âu Châu rồi lai tạp với người Âu bản xứ thành các dân tộc Âu
Châu ngày nay. Theo truyền thống lịch sử, người Aryan được coi là những
người tài giỏi nhất, mạnh mẽ nhất, phú quý nhất. Thế là các nhà dân tộc
học Đức vội vơ lấy khái niệm Aryan, rồi gán ghép cho dân tộc Đức là
Aryan thuần chủng nhất, và do đó thông minh nhất, tài giỏi nhất. Theo
Thuyết Tiến hóa, người Aryan có quyền thống trị thế giới. Đó là cái đích
mà các nhà chính trị Đức theo chủ nghĩa quốc xã đầu thế kỷ 20 nhắm tới.
Người Đức đại đa số thời đó ngây thơ tin tưởng vào lý thuyết Aryan, và
đó là lý do để chủ nghĩa quốc xã Đức lên ngôi, tiến hành những cuộc tàn
sát chưa từng có trong lịch sử loài người.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin đọc bài “Lịch sử ít được biết đến về biểu tượng Swastika (卐)”. Xin trích đoạn:
Bước
vào thế kỷ 19, trong khi các nước như Anh, Pháp đã trở thành những đế
quốc lớn, hùng mạnh, thì Đức lúc đó vẫn bao gồm các tiểu vương quốc rời
rạc. Mãi đến năm 1871 mới thống nhất thành một quốc gia. Sự tụt hậu này
tạo cho giới trẻ Đức thời đó một cảm giác tủi hổ, bất mãn. Từ đó nước
Đức có xu thế muốn vươn lên, chứng tỏ cho thế giới thấy mình không những
không thua kém ai, mà còn vượt trội so với kẻ khác. Xu thế ấy là một
trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc Thế Chiến I. Nhưng thất bại thảm
hại của Đức trong cuộc thế chiến này lại càng đẩy thanh niên Đức lún sâu
vào tâm trạng tủi hổ và bất mãn sâu sắc hơn nữa. Đễ chống lại căn bệnh
tủi hổ này, những nhà lý luận có đầu óc chủng tộc đã cố gắng xới lên
những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo
chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ
lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế
giới.
Trong
bối cảnh ấy, Lịch sử người Aryan và Swastika cùng với Học thuyết
Đác-uyn-xã-hội đã trở thành “những nguyên liệu quý giá” để những nhà lý
thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến nên một chủ
thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thuỷ tổ
của người Đức, người Đức chính là hậu duệ thuần chủng nhất và tinh tuý
nhất của người Aryan, và do đó xứng đáng để lãnh đạo thế giới.
Một
trong những kẻ đi tiên phong trong học thuyết này là Alfred Rosenberg.
Rosenberg coi “chủng tộc Aryan là chủng tộc nằm ở bậc thang cao nhất
trong “hệ thống các bậc thang chủng tộc” (racial hierarchy), trong khi
“chung tộc Do Thái” nằm ở tầng dưới cùng và là một mối đe doạ đến “nền
văn minh thuần nhất Aryan của Đức”, do đó cần phải bị đào thải. Hơn thế
nữa, “chủng tộc Aryan” là chủng tộc duy nhất có khả năng sáng tạo nên
những nền văn hoá và văn minh đích thực, trong khi các chủng tộc khác
chỉ có khả năng giữ gìn hoặc phá hoại những nền văn hoá đó mà thôi.
Rosenberg sau này đã trở thành cánh tay phải của Hitler về tuyền truyền
và giáo dục tư tưởng quốc xã, đồng thời làm bộ trưởng quốc xã phụ trách
khu vực chiếm đóng ở Liên Xô, cuối cùng bị đồng minh bắt năm 1945, bị xử
tử hình tại toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg ngày 16-10-1946.
Từ
điển Lịch sử thế giới (Dictionary of World History) do Chambers của Anh
xuất bản năm 1994 viết: “Nước Đức đã ôm lấy cái khái niệm phi khoa học
về chủng tộc Đức như là bộ phận tinh tuý nhất trong chủng tộc Aryan,
trong số những người cùng nói thứ ngôn ngữ Ấn-Âu, và rằng họ có trách
nhiệm với tiến bộ của nhân loại (trang 60), … Chủ nghĩa quốc xã khẳng
định rằng thế giới được chia thành một hệ thống nhiều thang bậc chủng
tộc: Người Aryan, trong đó người Đức là đại diện thuần chủng nhất, là
chủng tộc thượng đẳng về văn hoá, trong khi người Do Thái là thấp kém
nhất. Điều đó cũng có nghĩa là người Do Thái sẽ bị người Aryan tiêu diệt
loại bỏ khỏi thế giới …(trang 661)”.
Xem thêm:
Đây, xin
độc giả xem cái gọi là hệ thống các bậc thang chủng tộc (racial
hierarchy) của chủ nghĩa quốc xã, để thấy rõ nó quái gở như thế nào, và
suy nghĩ xem tại sao những tư tưởng quái gở như thế từng được người Đức
những năm 1920-1940 tin theo (tài liệu dựa theo cuốn “Hitler Movement: A
Millenarian Revolution” của James Rhodes, do Hoover Institution Press
Stanford xuất bản năm 1980):
Ngày nay
ai cũng nhận thấy sự quái gở trong bảng xếp hạng trên, nhưng ít ai hiểu
tại sao một tư tưởng kỳ quái như thế từng được chấp nhận ở Đức.
Thực ra
tư tưởng phân biệt chủng tộc không chỉ có ở Đức, mà có ở khắp nơi trên
thế giới, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Đảng 3K ở Mỹ trong nửa đầu thế
kỷ 20 từng là nỗi sợ hãi đối với người da đen, những người da trắng đã
tàn sát và ngược đãi người thổ dân ở Úc trong thế kỷ 19, 20 cũng là
những người cùng lý tưởng với chủ nghĩa quốc xã hoặc 3K. Tất cả những
người này đều tự cho việc làm của họ là đúng, vì nó phù hợp với quy luật
đấu tranh sinh tồn mà Thuyết Tiến hóa của Darwin đã khẳng định.
Vậy Darwin phải chịu trách nhiệm đến đâu với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc? Xin trả lời câu hỏi này bằng 2 ý kiến sau đây:
■ Ý kiến trên trang mạng “The Evolution Delusion”:
Cơ sở
của Thuyết Tiến hóa là ở chỗ những động vật, cá, sâu bọ, con người mạnh
mẽ nhất hoặc thích nghi tốt nhất sẽ sống sót qua những tàn phá của thời
gian và môi trường và chúng sẽ TIẾN HÓA thông qua việc thích nghi hoặc
đột biến. Dựa vào đó Hitler xây dựng nên toàn bộ lý thuyết của hắn về
chủng tộc Aryan. Hắn tàn sát tất cả những người bị coi là thấp kém hơn
hoặc kém thích nghi hơn, bao gồm cả những người già yếu và bệnh tật,
ngoài những người gypsies và nhất là người Do Thái. Hitler muốn tạo ra
một chủng tộc “thuần chủng Aryan” và nhà khoa học người Anh là Charles
Darwin đã lát đường cho Hitler….
■ Ý kiến trên trang Conservapedia (đã dẫn):
Những luận văn của Darwin, vốn có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 19, đã cung cấp một luận cứ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Nhà tiến hóa học vững vàng của Đại học Harvard Stephen Jay Gould xác
nhận rằng “Luận cứ sinh học của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể đã
trở thành phổ biến từ trước năm 1859 (khi Darwin công bố cuốn Về Nguồn
gốc các loài), nhưng mức độ nghiêm trọng của nó tăng lên rất nhiều kể từ khi người ta chấp nhận Thuyết Tiến hóa”.
KẾT
Qua những gì Darwin đã nói và viết, có thể nhận định:
1/ Bản thân Thuyết Tiến hóa mang tính chất phân biệt chủng tộc, và do đó nó là kẻ lát đường cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hoặc tạo điều kiện cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc phát triển mạnh tới mức bùng nổ trong giai đoạn đầu thế kỷ 20.
Hitler
đã học được từ Darwin rất nhiều: chủ nghĩa quốc xã đơn giản là áp dụng
Thuyết Tiến hóa Darwin vào xã hội loài người. Học thuyết Darwin xã hội
là con đẻ trực tiếp của Thuyết Tiến hóa của Darwin.
2/ Thuyết Tiến hóa là học thuyết vô
thần và phi nhân bản, phi nhân văn và vô nhân đạo. Nếu chủ nghĩa nhân
đạo đề cao tính nhân bản và nhân đạo ở chỗ khuyên con người phải yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, kẻ mạnh phải thương kẻ yếu, kẻ mạnh nên nhường
và giúp đỡ kẻ yếu, thì Thuyết Tiến hóa nói điều hoàn toàn ngược lại:
kẻ mạnh hoặc kẻ thích nghi tốt nhất sẽ là kẻ có quyền sống sót trong
cuộc đấu tranh sinh tồn; và sự chiến thắng của kẻ mạnh là phù hợp với
quy luật của tự nhiên, đúng như Hitler đã tuyên bố trong Mein Kampf rằng
chỉ có kẻ yếu mới coi đó là sự độc ác. Nói cách khác, Thuyết Tiến hóa
của Darwin đã biện hộ cho những việc làm độc ác, diệt chủng của chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc.
3/ Việc coi chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn là động lực của tiến hóa là hoàn toàn sai về mặt khoa học. Độc giả có thể tham khảo loạt bài Sự thật về thuyết tiến hóa.
CHÚ THÍCH:
[1]
Trong bài báo “What Darwin taught Hitler?”, Grenville Kent cho biết câu
nói này của Darwin được dẫn từ cuốn “On the Origin of Species”. Vì thế
trong bài báo “Lịch sử ít được biết về Swastika” (đã đăng trên Khoa học
& Tổ quốc Tháng 03/2011) tôi cũng nhắc lại như Kent đã nói, vì lúc
đó tôi chưa có điều kiện kiểm tra lại nguồn gốc câu nói của Darwin. Nay
đã kiểm tra lại, tôi thấy có chút nhầm lẫn của Kent. Chính xác câu nói
đó được dẫn từ cuốn “The Descent of Man” của Darwin. Chú thích này được
coi như một đính chính cho Kent và cho cả bài báo về Swastika của bản
thân tôi.
[2]
Conservapedia là một Bách khoa Toàn thư có xu hướng bảo vệ các giá trị
đạo đức truyền thống, chẳng hạn đạo đức Thiên Chúa giáo. Ở Tây phương,
Thiên Chúa giáo tạo nên nền tảng của đạo đức trong hàng ngàn năm nay.
Nền tảng ấy đang bị hủy hoại bởi nhiều lý do, và do đó cần phải bảo vệ.
Đó là tinh thần của Conservapedia. Những người chống đối Thiên Chúa giáo
có thể dịch chữ Conserve theo nghĩa tiêu cực là “bảo thủ”. Điều quan
trọng là nội dung những vấn đề được nêu lên có đúng sự thật hay không:http://www.conservapedia.com/Evolutionary_racism
Tác giả: Phạm Việt Hưng, viethungpham.com. Từng
giảng dạy các môn Toán Kinh tế; Cơ học Lý thuyết; Sức bền Vật liệu;
Toán luyện thi đại học. Hiện thỉnh giảng Toán cao cấp tại một đại học ở
VN.
Sự thật về thuyết tiến hóa: Những cỗ máy nano siêu đẳng bên trong mỗi tế bào sinh vật
Trình độ khoa học hiện nay của
chúng ta ở thế kỷ 21 này đã cách xa một trời một vực so với trình độ
khoa học vào thời của Darwin trong thế kỷ 19. Thời đó Darwin nhìn các tế
bào qua ống kính hiển vi thô sơ và tưởng rằng tế bào đơn giản lắm, sự
sống đơn giản lắm. Ông không hề biết đến những bí mật của tế bào và thế
giới kỳ diệu bên trong mỗi tế bào sinh vật. Chính vì vậy Darwin mới nghĩ
rằng từ các chất hữu cơ (hay là “nước súp nguyên thủy”) sự
sống có thể tự nảy sinh, với sự xuất hiện của tế bào đơn giản đầu tiên,
rồi dần dần tiến hóa thành những sinh vật lớn hơn và phức tạp hơn.
“Cây tiến hóa”, phỏng theo thuyết tiến hóa. Cho đến tận ngày nay khoa học vẫn hoàn toàn không biết đâu là nguồn gốc của sự sống, không biết tế bào “đầu tiên” từ đâu mà có. Hiện nay người ta đang tạm giả thuyết rằng sự sống ngẫu nhiên tự nảy sinh từ các chất hữu cơ đơn giản (hay là “bát súp nguyên thủy”). Nhưng đó hoàn toàn chỉ là giả thuyết. (Ảnh: Internet)
Ai đã tạo ra thế giới kỳ diệu bên trong mỗi tế bào?
Ngày
nay, kính hiển vi điện tử hiện đại đã cho phép các nhà nghiên cứu hé
nhìn vào thế giới bí ẩn bên trong tế bào. Nhờ có kính hiển vi điện tử
chúng ta biết rằng Darwin đã sai, bởi vì hoàn toàn không có bất kỳ một
sinh vật nào đơn giản. Thậm chí ngay cả một tế bào vi khuẩn nhỏ bé nhất,
“sơ khai” nhất cũng đã vô cùng tinh vi và phức tạp một cách đáng kinh
ngạc.
Các tế
bào, trái với tưởng tượng của Darwin, thực chất là những nhà máy vĩ đại
nhưng lại có kích thước siêu nhỏ, trong đó có hằng hà sa số các motor,
máy phát điện, máy nghiền rác, cổng canh, hành lang vận chuyển, CPU,
ngân hàng dữ liệu…
Chiêm ngưỡng “thế giới” bên trong tế bào:
“Chúng ta vẫn luôn đánh giá thấp tế bào… Toàn bộ tế bào có thể được xem là một nhà máy chứa
một mạng lưới phức tạp các dây chuyền lắp ráp ăn khớp với nhau, mỗi dây
chuyền trong đó bao gồm một bộ các cỗ máy protein lớn… Tại sao chúng ta
lại gọi chúng là cỗ máy? Chính xác là vì, giống như các cỗ máy được con
người phát minh ra để đối phó hiệu quả với thế giới vĩ mô, những cỗ máy
protein này chứa các bộ phận động (moving part) hòa hợp nhịp nhàng với
nhau một cách cao độ”.
(Bruce Alberts, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, “Tế bào giống như một tập hợp các cỗ máy protein: Chuẩn bị cho các nhà sinh học phân tử thế hệ kế tiếp”, Tế bào, số 92, ngày 8/2/1998, trang 291)
Giả sử thuyết tiến hóa là đúng, thế thì
nó phải chỉ rõ được “tế bào đầu tiên” cùng với các cỗ máy tinh vi bên
trong tế bào từ đâu mà có? Lực lượng nào đã tạo ra chúng? Tuy nhiên
trong thực tế thuyết tiến hóa không chứng minh được gì. Những người ủng
hộ thuyết tiến hóa cũng phải thừa nhận họ không biết đâu là nguồn gốc
thực sự của sự sống.
“Quan
niệm phổ biến rằng các tế bào ban sơ là điểm bắt đầu của nguồn gốc các
loài là rất sai lầm. Những tế bào như vậy không hề sơ khai về mặt chức
năng. Về cơ bản chúng chứa các thiết bị sinh hóa học giống như các tế
bào ngày nay. Vậy thì, tế bào ban sơ đã xuất hiện bằng cách nào? Câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này là: chúng ta không biết!”
(Tiến sỹ David E. Green, Tiến sỹ Robert F. Goldberger, “Những hiểu biết ở cấp phân tử về tiến trình sống”, Academic Press, New York, 1967, trang 403)
“Người
ta phải công nhận rằng, trái ngược với quan niệm phổ biến hiện nay, một
kịch bản miêu tả sự sống trên Trái đất nảy sinh do ngẫu nhiên và các
nguyên nhân tự nhiên, sao cho có thể được chấp nhận dựa trên thực tế chứ
không phải niềm tin, thì vẫn chưa hề được viết ra”.
(Tiến sỹ Yockey, Hubert P., “Một tính toán về xác suất của việc sự sống ngẫu nhiên tự nảy sinh bằng cách sử dụng thuyết Thông tin”, Journal of Theoretical Biology, 1977, tập 67, trang 398)
Rốt cuộc
sự sống bắt nguồn từ đâu? Để tìm câu trả lời, hãy cùng xem xét một số
cỗ máy “sơ khai” trong số hàng ngàn loại máy móc đang hiện hữu và hoạt
động không ngừng nghỉ trong mỗi một tế bào của tất cả mọi sinh linh trên
Trái Đất, kể cả chúng ta. Quả thật, không một ai khi đã nhận ra vẻ đẹp,
sự tinh vi và phức tạp không thể tưởng tượng của thế giới bên trong tế
bào mà lại không giật mình sửng sốt trước sức mạnh vĩ đại của Tạo Hóa.
I. ATP Synthase – những “tuabin điện” siêu phàm
Bên trong mỗi tế bào nhân chuẩn có từ vài chục đến vài ngàn bào quan Mitochondrion. Bên trong mỗi Mitochondrion có hàng ngàn enzym ATP Synthase. Chính tại đây có một điều khiến người ta phải kinh ngạc: Enzym này vốn là một cấu trúc sinh học bên trong cơ thể sinh vật, do Tự Nhiên tạo ra, thế nhưng nó lại có cấu tạo rất giống với các động cơ điện của con người. ATP Synthase thực sự là các cỗ máy nano siêu việt, theo đúng nghĩa đen. Cỗ máy nano của Tạo Hóa dùng tuabin điện để biến động năng thành hóa năng với hiệu suất xấp xỉ 100%, vượt xa tất cả mọi máy móc của con người.
ATP Synthase – máy phát điện của tế bào:
Trong video là 2 ATP Synthase.
Tốc độ quay của động cơ trên thực tế vào khoảng 9.000 vòng/phút. Tốc độ
động cơ trong video đã được làm chậm lại để tiện quan sát. Chúng là các cỗ máy nano siêu đẳng, có hiệu suất lên đến gần 100%. Bên trong cơ thể bạn có hàng triệu tỷ siêu động cơ này đang xoay chuyển rất nhanh, không ngừng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Cấu trúc của các cỗ máy ATP Synthase. Cỗ máy này bao gồm nhiều bộ phận phức tạp, sử dụng nhiên liệu điện là dòng ion dương H+. Loại siêu động cơ này có hiệu suất gần 100%, một con số mà có nằm mơ các kỹ sư cơ khí cũng không dám nghĩ đến. (Ảnh: Internet)
Có thể
có người sẽ nghĩ “Ồ! Các hệ thống máy móc bên trong tế bào tinh vi và kỳ
diệu đến vậy sao?”, thế nhưng đây mới chỉ là những hiểu biết hiện nay
của nhân loại về tế bào mà thôi. Thực ra tế bào phức tạp đến nỗi mấy
trăm năm nay các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu chúng, nhưng những
gì họ có thể khám phá ra về chúng thì vẫn chỉ như giọt nước trong đại
dương, chẳng thấm vào đâu cả!
Ngoài mạng lưới các cỗ máy ATP Synthase, bên trong Mitochondrion còn có nhiều hệ thống máy móc khác:
Tại
sao các cấu trúc sinh học bên trong tế bào – tạo vật của Tự Nhiên, lại
hết sức giống với các máy móc cơ khí – tạo vật của con người? Chúng rất
giống nhau, có khác chăng là các cỗ máy nano của Tạo Hóa có hiệu suất
cao hơn rất nhiều so với các cỗ máy của con người mà thôi.
II. Động cơ roi bơi của vi khuẩn
Cách đây
không lâu, giới khoa học đã khám phá ra một sự kiện chấn động trong quá
trình nghiên cứu về vi khuẩn. Khám phá này đã khiến rất nhiều khoa học
gia phải xem xét lại thuyết tiến hoá, và có một cách nhìn khác về Tạo
Hóa.
Đó là
khi người ta phát hiện ra rằng các vi khuẩn di chuyển bằng những cái
đuôi có cấu trúc tinh vi, và những cái đuôi này gắn liền với một bộ cơ
khí phức tạp ngoài sức tưởng tượng. Đây quả thực là các động cơ điện
theo đúng nghĩa đen. Nhiều loại vi khuẩn có kiểu động cơ này, ví dụ vi
khuẩn E. Coli.
Roi bơi
của vi khuẩn là một động cơ quay đúng nghĩa, với 1 motor, 1 stator, 1
cái giá, 1 khớp chữ U, 1 bộ ly hợp, 1 bộ dẫn động, cùng một số bộ phận
khác. Có thể thấy động cơ roi bơi rất giống một động cơ quay của con
người, có đầy đủ các bộ phận với những chức năng như vậy.
Bên phải là ảnh chụp động cơ roi bơi của vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử. Bên trái là hình vẽ mô tả cấu trúc động cơ. Các bộ phận đều khá quen thuộc, như rotor, stator, trục động cơ, vv… Các kỹ sư cơ khí và các nhà sản xuất thừa nhận rằng động cơ này đã bỏ xa kỹ thuật hiện đại của con người vì nó không cần đến dây điện và có thể chạy ngay trong môi trường nước.
Bên phải là ảnh chụp động cơ roi bơi của vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử. Bên trái là hình vẽ mô tả cấu trúc động cơ. Các bộ phận đều khá quen thuộc, như rotor, stator, trục động cơ, vv… Các kỹ sư cơ khí và các nhà sản xuất thừa nhận rằng động cơ này đã bỏ xa kỹ thuật hiện đại của con người vì nó không cần đến dây điện và có thể chạy ngay trong môi trường nước.
Cỗ máy
nano siêu đẳng này có thể sẽ tạo tiền đề đưa kỹ nghệ xe ôtô và cơ khí
thế giới lên một tầm cao mới trong tương lai. Chúng ta đang đối diện với
một “bộ máy cơ khí chạy bằng điện tối tân” có kích cỡ nhỏ nhất thế
giới. 100.000 bộ máy như vậy có thể xếp vừa vặn bề ngang của một sợi
tóc.
Khi bơi, vi khuẩn không vẫy đuôi mà dùng một động cơ quay để tạo ra lực đẩy. Dưới đây là một số đặc điểm của chúng:
- Tự tạo ra đuôi và có khả năng tự sửa chữa
- Dùng nước làm mát động cơ
- Chạy bằng proton (dương điện tử)
- Có hộp số để sang số khi bơi tới hoặc bơi lùi
- Động cơ quay có tốc độ vô cùng nhanh, tới 100.000 vòng một phút
- Có bộ dẫn điện vào máy
- Có hệ thống khớp ly hợp để ‘thắng’ động cơ lại vào bất cứ lúc nào
- Có khả năng đảo chiều động cơ gần như ngay tức khắc
Các nhà chế tạo xe ôtô nói rằng đây là loại động cơ hoàn hảo nhất, hiệu quả nhất từng được biết, có hiệu suất gần 100%,
không gây phí phạm và ô nhiễm môi sinh (máy móc cơ khí hiện đại nhất
của chúng ta chỉ có hiệu suất khoảng 40%, phần còn lại thải ra thành
nhiệt, khói, CO2, dầu, cặn bã…). Họ cho rằng loại động cơ này của vi
khuẩn rất giống với xe điện ngày nay.
Động cơ roi bơi của vi khuẩn có hệ thống hộp số
tương tự như động cơ của con người (nhưng tiên tiến hơn nhiều), giúp
chúng tăng giảm tốc độ hoặc đảo chiều quay động cơ trong tích tắc, từ đó
tăng giảm tốc độ bơi và hướng bơi một cách hết sức cơ động.
Đây là
bộ sang số của động cơ roi bơi của vi khuẩn, giúp chúng khi đang bơi về
phía trước có thể sang số lùi ngay tức khắc. Người ta không hiểu làm
cách nào một vi sinh vật nhỏ như thế lại có khả năng đổi số một cách cấp
kỳ như vậy. Để xe ô tô lùi lại, chúng ta trước hết phải dừng động cơ
lại rồi mới sang số lùi, trong khi đó động cơ roi bơi có thể đảo chiều
tức khắc trong không tới 1/10 giây đồng hồ. Trình độ chênh lệch đôi bên
quả thật quá lớn.
Tuy vậy
khả năng đảo chiều động cơ chưa phải là khả năng độc đáo và gây sốc
nhiều nhất đối với giới nghiên cứu. Điều gây sửng sốt nhất là ngoài việc
tiến thoái cấp kỳ, động cơ roi bơi còn có cả một hệ thống ly hợp.
Nhờ hệ thống này nó có thể phanh lại, khiến trục quay dừng lại ngay tức
khắc. Tại trục quay, nếu động cơ roi bơi muốn ngưng quạt đuôi thì “nhả”
bộ răng cưa ra. Vòng tròn màu đỏ trong hình biểu thị trạng thái “đạp
thắng”.
Cần chú ý là chúng ta đang nói về cấu trúc sinh học bên trong một trong những tế bào nhỏ bé nhất (thuộc loại dạng sống “đơn giản” nhất và “nguyên thủy” nhất), chứ không phải đang nói về động cơ của xe ô tô hiện đại.
Roi bơi – Cỗ máy diệu kỳ của Tạo Hóa:
Chưa
hết, người ta khám phá ra rằng loại động cơ roi bơi của vi khuẩn
magnetobacteria MO-1 thậm chí còn độc đáo hơn. Động cơ này có tới 7 cái
đuôi. Trên tiết diện mặt cắt ngang của động cơ, người ta thấy có 7 động cơ con dẫn động 7 bánh răng chính và 24 bánh răng phụ.
Toàn bộ 31 bánh răng cộng lại thành 1 bộ đĩa răng cưa hình lục giác
đều. 7 răng cưa chính dẫn động 7 cái đuôi, được hệ thống 24 bánh răng
phụ quay ngược chiều hỗ trợ. Nhờ có 7 cái đuôi, con vi khuẩn này bơi
nhanh hơn các con khác gấp 10 lần. Nhưng làm thế nào 7 cái đuôi này quay
rất nhanh nhưng vẫn đồng bộ ăn khớp với nhau đến vậy, trong một cái bó
chật hẹp như vậy mà không hề bị lực ma sát hay lực va chạm làm hỏng?
Chưa ai trả lời được câu hỏi này.
Điều khiển cả hệ 7 động cơ của 7 đuôi là cả một vấn đề phức tạp, tuy nhiên vi khuẩn lại làm rất tốt. (Ảnh: Internet)
Làm sao
thuyết tiến hóa giải thích được sự xuất hiện của nguyên cả một hệ thống
máy móc cơ khí tinh vi như vậy bên trong một con vi khuẩn, thứ được xem
như sinh vật nguyên thủy nhất trên quả đất? Tế bào nhỏ bé như vậy, “đơn
giản” như vậy mà đã kỳ mỹ và tinh vi đến mức không tưởng, thậm chí vượt
rất xa các cỗ máy tinh vi nhất mà chúng ta có thể chế tạo.
Nhìn các cỗ máy nano này, ta không khỏi có cảm giác đấng Tạo Hóa đã tạo ra chúng là một trí tuệ có nét tương tự nhưng siêu việt hơn hẳn con người.
III. Hệ thống các cỗ máy sao chép DNA
Các cỗ máy phân tử làm nhiệm vụ sao chép DNA trong tế bào:
… Nhưng đó mới chỉ là 3 trong số hàng ngàn loại máy móc siêu việt khác nhau trong mỗi tế bào sinh vật mà thôi.
IV. Một vấn đề về xác suất
Chúng ta có thể thấy rõ: Không có bất kỳ một sinh vật sống nào đơn giản.
Chưa cần nhắc đến các sinh vật to lớn, thậm chí ngay cả các sinh vật bé
nhỏ nhất, “nguyên thủy” nhất như vi khuẩn cũng đều là các hệ thống vô
cùng phức tạp bao gồm hàng tỷ các thiết bị cơ khí và máy vi tính, hoạt
động cực kỳ nhịp nhàng đồng điệu với nhau trong một khối thống nhất.
Trong
vòng hơn 50 năm nghiên cứu khoa học gần đây, người ta đã khám phá ra
rằng sự sống, cho dù “nguyên thủy” tới đâu, cũng đều dựa trên các cơ sở
sau:
- Bao gồm một số lượng cực lớn thông tin phức tạp và xác lập, được mã hóa bằng ngôn ngữ sinh hóa học.
- Bao gồm một hệ thống lệnh và mã để xử lý thông tin giống như máy vi tính.
- Bao gồm các cỗ máy phân tử phức tạp không thể đơn giản hóa, và các hệ thống gồm nhiều cỗ máy phối hợp với nhau.
Ngôn ngữ lập trình, các thông tin
phức tạp và xác lập, mã chương trình, và các cỗ máy, máy vi tính… từ đâu
mà ra, nếu không phải là sản phẩm của một trí tuệ thông minh siêu phàm?
Chúng có thể tự nảy sinh ra cùng với cái tế bào “nguyên thủy” kia một
cách ngẫu nhiên được chăng, và xác suất của việc này là bao nhiêu? Hãy
xem câu trả lời của các nhà khoa học:
“Xác
suất để các dạng sống cao hơn có thể hình thành qua các quá trình tiến
hóa, cũng ngang với xác suất một cơn lốc quét qua một bãi phế liệu
và lắp ráp được một chiếc Boeing 747 từ đống phế liệu đó”.
“Xác
suất hình thành sự sống từ vật chất vô sinh là 1 chia cho một con số có
40.000 chữ số 0 đằng sau… Nó đủ lớn để chôn vùi Darwin lẫn toàn bộ
thuyết tiến hóa. Không có nước súp nguyên thủy nào cả, trên hành tinh
này hay bất cứ hành tinh nào khác, và nếu những sinh vật sống đầu tiên
không ngẫu nhiên nảy sinh, thì chúng phải là sản phẩm của một trí thông minh có mục đích”.
(Ngài
Fred Hoyle, tiến sỹ Toán học, Vật lý và Thiên văn học người Anh, trong
“Hoyle nói về thuyết tiến hóa”, Nature, tập 294, 12/11/1981, trang 105
và trang 148)
“Xác
suất sự sống tự nảy sinh một cách ngẫu nhiên có thể sánh với xác suất
một vụ nổ trong tiệm in [ngẫu nhiên] tạo ra một cuốn từ điển lớn”.
(Tiến
sĩ Edwin Conklin, giáo sư sinh học tại Đại học Princeton, Mỹ. Cliffe
Knechtle trích dẫn trong “Hãy cho tôi một câu trả lời”, 1986, trang 70)
“Trái
ngược với nhận thức phổ biến cho rằng chỉ thuyết Sáng Thế mới dựa trên
một căn cứ mang tính siêu nhiên, thuyết tiến hóa cũng y như vậy, vì xác
suất của việc sự sống tự hình thành một cách ngẫu nhiên là cực nhỏ, nhỏ
đến mức cần phải có một ‘điều kỳ diệu’ thì sự sống mới có thể tự nảy
sinh, tương đương với một lý luận thần học”.
(Tiến sĩ Chandra Wickramasinge, trích dẫn trong “Thuyết sáng tạo và thuyết tiến hóa”, John Ankerberg, trang 20)
“Xác
suất để hình thành dạng thức nhỏ nhất, đơn giản nhất của sinh vật sống
là 1 / 10^340.000.000. Con số này là 1 phần 10 mũ 340 triệu! Con số này
quả thật kinh khủng, vì chỉ có xấp xỉ 10^80 electron trong toàn bộ vũ
trụ mà thôi.”
(Giáo sư Harold Morowwitz, thuộc Đại học Yale, Mỹ, “Dòng chảy năng lượng trong sinh học”, trang 99)
“Chắc chắn là sự sống không thể ngẫu nhiên tự nảy sinh trong một bát súp nguyên thủy được”.
(Tiến
sĩ Arthur E. Wilder-Smith, nhà hóa học và trước từng là nhà tiến hóa,
trong “Khoa học tự nhiên không ủng hộ thuyết tiến hóa”, Santee,
California: Master Books, 1981, trang 9-89)
Sự sống
không tự nảy sinh và phát triển như thuyết tiến hóa nói, thế thì sự sống
từ đâu mà có? Đó là câu hỏi đúng đắn, rất thú vị nhưng cũng đầy bí ẩn…
(còn tiếp. Sự thật về thuyết tiến hóa: Cha đẻ ngành vi sinh vật Louis Pasteur là chướng ngại lớn cho học thuyết Darwin)
Bạch Vân tổng hợp
Sự thật về thuyết tiến hóa: Các bằng chứng giả và thí nghiệm thất bại trong sách giáo khoa
Trong sách giáo khoa sinh học
cấp trung học trở lên ở nhiều nước trên thế giới, người ta hay gặp một
số bằng chứng kinh điển của thuyết tiến hóa. Chúng ta sẽ cùng xem xét
lần lượt từng “bằng chứng kinh điển” này để hiểu tại sao rất nhiều nhà khoa học ưu tú kịch liệt phản đối thuyết tiến hóa,
và tại sao ở nhiều trường học trên thế giới người ta cấm dạy thuyết này
hoặc chỉ nói sơ qua như một trong số các lý thuyết có thể đúng về nguồn
gốc muôn loài.
“Ở
cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của
chương trình phổ thông. Trên thế giới, có nhiều bộ sách giáo khoa khác
nhau được biên soạn cho cùng một môn học… Tại Việt Nam, hiện tại chỉ tồn
tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một môn học.
Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập”.
(Định nghĩa sách giáo khoa, wikipedia)
Tóm lại, sách giáo khoa phải chứa đựng
một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác. Việc biên soạn sách bao giờ
cũng là một quá trình hết sức công phu, cẩn thận, và trong đại đa số
trường hợp thì các thông tin sai, kiến thức giả, và ngụy khoa học không
thể nào chen chân vào được. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ, và một
trong số đó là phần về Thuyết tiến hóa trong môn Sinh học.
1. Những con bướm trong rừng bạch dương
Những hình chụp ngụy tạo của Kettlewell được in trong rất nhiều sách giáo khoa sinh học trên thế giới…
Câu chuyện trong sách giáo khoa về loài bướm Biston betularia kể rằng:
- Người ta thả 500 con bướm đen vào rừng cây bạch dương trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây có màu trắng).
- Sau một thời gian người ta bắt lại những con bướm trong vùng rừng này và thấy hầu hết bướm bắt được là bướm trắng.
- Xem trong dạ dày của chim mà người ta bắt ở vùng này người ta thấy số bướm đen nhiều hơn hẳn số bướm trắng.
Sau đó thì:
- Người ta thả 500 con bướm trắng vào rừng cây bạch dương trong vùng bị ô nhiễm (thân cây có màu đen).
- Sau một thời gian người ta bắt lại những con bướm trong vùng rừng này và thấy hầu hết bướm bắt được là bướm đen.
- Xem trong dạ dày của chim mà người ta bắt ở vùng này người ta thấy số bướm trắng nhiều hơn hẳn số bướm đen.
Và từ đó các nhà tiến hóa lý giải là:
- Trong vùng không ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu trắng, bướm trắng đậu trên thân cây trắng nên chim khó phát hiện, còn bướm đen thì nổi bật trên thân cây trắng do đó dễ bị chim phát hiện và ăn thịt, nên quần thể chủ yếu là bướm trắng.
- Trong vùng ô nhiễm, thân cây bạch dương có màu đen, bướm đen đậu trên thân cây đen nên chim khó phát hiện, còn bướm trắng thì nổi bật trên thân cây đen do đó dễ bị chim phát hiện và ăn thịt, nên quần thể chủ yếu là bướm đen.
Rồi kết luận rằng đây là cách mà loài bướm này đã thích nghi với môi trường ô nhiễm trong những vùng công nghiệp của nước Anh.
Bernard Kettlewell
– tác giả của thí nghiệm này, đã không chỉ chụp được nhiều ảnh về những
con bướm đậu trên thân cây bạch dương. Ông ta và cộng sự thậm chí còn
quay được những thước phim vô cùng giá trị, vào ban ngày, cho thấy rõ
bướm trắng trên thân cây đen bị chim bắt được và ăn thịt như thế nào.
Quả là một bằng chứng hùng hồn đầy sức thuyết phục. Thế nhưng vấn đề ở đây là gì?
Đó là trên thực tế loài bướm này chỉ
hoạt động về đêm, và không bao giờ đậu trên thân cây bạch dương vào ban
ngày. Thậm chí thời đó người ta còn không biết ban ngày loài bướm này
nằm ở đâu. Hoàn toàn không có chuyện
những con bướm này đậu trên các thân cây dưới ánh sáng ban ngày để cho
Kettlewell có thể quay phim hay chụp ảnh.
Vậy
những hình ảnh và cuộn phim quý giá kia từ đâu ra? Câu trả lời rất đơn
giản: Tất cả là ngụy tạo! Cũng giống như nhiều vụ bê bối tiến hóa khác,
phải nhiều năm sau khi Kettlewell công bố tác phẩm của mình thì người ta
mới khám phá ra sự thật.
Theodore
Sargent giáo sư động vật học tại trường Đại học Massachusetts đã lặp
lại thí nghiệm của Kettlewell từ năm 1965 tới năm 1969, ông kết luận là không thể tái lập các kết quả thí nghiệm của Kettlewell được. Sargent cho biết trong sách giáo khoa “đầy rẫy những hình chụp ngụy tạo” của Kettlewell. [1][2]
Giáo sư Cyril Clarke của Hội hoàng gia Anh đã điều tra vụ việc này rất kỹ. Ông viết: “Nhưng
vấn đề là chúng ta không biết loài bướm này nằm ở đâu vào ban ngày…
Trong 25 năm nghiên cứu chúng ta chỉ tìm thấy mỗi 2 con bướm này trên
thân cây hoặc tường ở những cái bẫy mà chúng ta đặt (một con nằm trên
nền cùng màu với nó, một con thì nằm trên nền trái màu), ngoài ra chẳng
thấy đâu nữa cả”. [3]
Những
con bướm trong các hình chụp ngụy tạo của Kettlewell thực ra đều đã
chết, được ông ta gắn lên trên các thân cây theo kịch bản ông ta mong
muốn [4]. Còn những con bướm trong cảnh quay phim bị chim ăn thịt thì
đều được nuôi trong phòng thí nghiệm từ trước, bỏ vào tủ lạnh, rồi sau
đó mới được Kettlewell đặt lên thân cây. Những con bướm này bị cóng và
lờ đờ đến nỗi giáo sư Jerry Coyne thuộc trường Đại học Chicago cho biết “Kettlewell có lần đã phải sưởi ấm cho chúng trước khi dùng, bằng hơi nóng trên nắp capô xe hơi của ông ta”. Ông kết luận “Chúng ta phải loại bỏ những con bướm này như thể chúng là một ví dụ điển hình của chọn lọc tự nhiên…” [1]
Cũng tương tự như ở vụ những hình vẽ phôi giả của Haeckel,
khi người ta bắt đầu nghi ngờ Kettlewell ngụy tạo thí nghiệm, thì mọi
ghi chép hiện trường thí nghiệm của Kettlewell cũng không cánh mà bay,
đột nhiên biến mất [5]. Tuy nhiên cuốn sách của chính Kettlewell viết trước đó đã tự tố cáo ông ta. Kettlewell từng viết vào năm 1955 (10 năm trước khi bắt đầu bị nghi ngờ) rằng những con bướm đêm này “đã không được tự chọn nơi đậu… Tôi thừa nhận là, nếu để chúng tự chọn, thì nhiều con chọn vị trí đậu ở tít phần ngọn cây”. [8]
Kỳ quặc
thay, trong thực tế không chỉ có mỗi Kettlewell sử dụng bướm chết để
“làm thí nghiệm”, mà hóa ra nhiều nhà sinh học tiến hóa khác sau này
cũng đã làm y như thế trong khi lặp lại thí nghiệm của Kettlewell, ví dụ
như J.A. Bishop và L.M. Cook. [9]
Nhà khoa học Majerus đã chỉ trích mạnh mẽ việc gắn bướm chết lên cây để “làm thí nghiệm”, chỉ rõ rằng “trong
nhiều thí nghiệm những con bướm đêm đã được đặt lên những thân cây
thẳng đứng, trái ngược với thực tế là chúng hiếm khi chọn những bề mặt
như thế để mà đậu trong tự nhiên” [10]. Chọn lọc tự nhiên hóa ra chẳng hề tự nhiên chút nào.
Một đoạn phim ngụy tạo nữa của các nhà tiến hóa về loài bướm đêm này:
Ngày nay
giới khoa học hầu như đều đã biết về vụ lừa đảo này, tuy nhiên rất
nhiều người theo phái tiến hóa vẫn cố tìm cách phủ nhận việc những hình
ảnh và đoạn phim của Kettlewell là ngụy tạo. Nhiều nhà tiến hóa thậm chí
lại còn cho rằng có ngụy tạo hay không cũng không quan trọng (!) Thế là
cho đến nay đã 60 năm trôi qua, những con bướm đêm của Kettlewell vẫn
có mặt trong sách giáo khoa khắp thế giới, với tư cách là một thí nghiệm
kinh điển chứng minh cho thuyết tiến hóa.
Vụ những con bướm đêm này cũng tương tự như vụ lừa đảo của Haeckel:
bị phát hiện ngụy tạo từ rất nhiều năm trước, thế mà vẫn tiếp tục được
in trong sách giáo khoa, được dạy trong trường học như một chân lý bắt
buộc phải học, trên phạm vi toàn cầu. Nhưng gần như không một người dân
phổ thông nào hay biết rằng đó chính là những vụ lừa đảo. Thế có lạ
không?
2. Thí nghiệm của Miller và Urey
Thí
nghiệm thất bại của Miller và Urey vẫn nằm trong rất nhiều đầu sách
giáo khoa sinh học thế giới, kể cả tại Việt Nam. (Ảnh dưới: Sinh học lớp
12, ấn bản năm 2015, trang 137)
Bất cứ
ai đủ trưởng thành vào năm 1953 để có thể đọc hiểu tin tức đều nhớ rõ sự
kiện này đã gây chấn động như thế nào. Hai nhà khoa học Stanley Miller
và Harold Urey đã thành công trong việc tạo ra “các khối xây dựng” của
sự sống trong một cái bình cổ nhỏ. Mô phỏng thành phần khí quyển Trái
đất lúc ban sơ, rồi phóng điện xuyên qua nó, Miller và Urey đã tạo ra
các amino acid đơn giản. Do amino acid là “các khối xây dựng” của sự
sống, người ta đã nghĩ rằng việc các nhà khoa học có thể tự mình tạo ra
các sinh vật sống chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Vào lúc
ấy, đây có vẻ là một lời xác nhận tuyệt vời dành cho thuyết tiến hóa. Sự
sống chẳng phải là “điều kỳ diệu” nào hết. Bỏ mấy thứ khí thích hợp với
nhau, thêm điện vào, thế là sự sống sẽ phải xuất hiện thôi.
Tuy nhiên thực chất có nhiều vấn đề.
Thứ nhất:
Trong thí nghiệm của Miller-Urey, người ta chỉ thu được thành phẩm là
một vài trong tổng số 20 amino acid thuận tay trái cần thiết cho sự
sống. Chỉ khi nào thí nghiệm cho ra đủ 20 amino acid thuận tay trái đó
thì mới có thể được xem là thành công một phần.
Thứ hai:
Nồng độ các amino acid thuận tay trái thu được trong thí nghiệm trên
rất nhỏ. Trong khi đó, để có thể được xem là một môi trường thuận lợi
cho protein có thể ngẫu nhiên tự xuất hiện được, thì nồng độ các amino acid thuận tay trái phải cao.
Thứ ba: Các amino acid thu được sau thí nghiệm đều phải là amino acid thuận tay trái,
không nên có tạp lẫn amino acid thuận tay phải, bởi vì các amino acid
thuận tay phải sẽ cản trở quá trình hình thành các protein. Chỉ cần 1
amino acid thuận tay phải dính vào cấu trúc của một protein đang thành
hình thì quá trình ngay lập tức sẽ bị hủy bỏ, bởi vì phân tử đó đã không
còn là protein nữa. Nhưng trong thí nghiệm trên lượng amino acid thuận tay trái và thuận tay phải thu được ngang bằng nhau, nghĩa là gây trở ngại cực kỳ lớn cho việc tự nảy sinh các protein.
Thứ tư:
Các nhà khoa học chưa bao giờ có thể vượt quá các amino acid đơn giản
nhất trong các môi trường nguyên thủy giả lập của họ. Hơn 60 năm đã qua,
người ta vẫn không thể nào tạo ra được dù chỉ một protein từ môi trường nguyên thủy giả lập, đừng nói tới chuyện tạo ra được một sinh vật sống dù là đơn giản nhất. Từ xưa đến nay định luật “Sự sống chỉ ra đời từ sự sống”
(biogenesis) của ngài Louis Pasteur đã được chứng minh và kiểm chứng
bằng vô số thực nghiệm. Thuyết tiến hóa hóa học “Sự sống tự nảy sinh từ
vật chất không sống” thì ngược lại chỉ là giả thuyết, không hề có bằng
chứng thực nghiệm thuyết phục.
Thứ năm:
Kể từ những năm 1970, các nhà khoa học bắt đầu cho rằng khí quyển Trái
Đất nguyên sơ không giống như trước đây họ vẫn tưởng [11]. Ngày nay các
nhà Địa hóa học gần như đều nhất trí rằng khí quyển Trái đất ban sơ bao
gồm các loại khí do núi lửa thải ra chứ hoàn toàn không phải các loại
khí mà Miller và Urey đã dùng năm xưa [12]. Bỏ những khí núi lửa đó vào
trong thiết bị Miller-Urey, sản phẩm thu được từ thí nghiệm này không phải là amino acid – các “khối xây sự sống”, mà là Phoóc-môn và Xyanua – những kẻ thù của sự sống!
Nói cách
khác, thí nghiệm của Miller và Urey là một thất bại chứ hoàn toàn không
phải là một thành công vang dội như trước đây người ta vẫn tưởng.
Sản phẩm thu được từ thí nghiệm này hóa ra không phải là amino acid – các “khối xây sự sống”, mà là Phoóc-môn và Xyanua – những kẻ hủy diệt sự sống
Ngày nay
phần lớn các nhà nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống đã thừa nhận rằng
thí nghiệm Miller-Urey là không thích đáng, là một thất bại. Sách giáo
khoa trên thế giới xử lý sự kiện phiền toái này như thế nào? Một số đã
loại bỏ thí nghiệm Miller-Urey, còn một số lớn khác vẫn tiếp tục dùng
nó, như thể các nhà khoa học đã chứng minh được bước quan trọng đầu tiên
về nguồn gốc của sự sống rồi. Tuy nhiên, ngày nay bản thân các nhà
nghiên cứu đó đều thừa nhận họ không biết chắc được điều gì về nguồn gốc
của sự sống, và rằng tất cả chỉ là giả thuyết.
3. Những con ruồi giấm 4 cánh
Trong sách giáo khoa Sinh học lớp 12, ấn bản năm 2015, trang 134
có trình bày thí nghiệm trên ruồi giấm, với minh họa rằng đột biến có
thể tạo nên hình thái mới, ví dụ ruồi 4 cánh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng
những con ruồi bị đột biến thêm cánh nếu không chết ngay thì cũng chết
yểu, và đặc biệt là chúng đều mất khả năng bay. Đôi cánh mới không có cơ bắp, đôi cánh cũ thì trở nên vô dụng. Đó là chưa kể nhiều đặc điểm bất lợi và bệnh tật khác
Đây là
một thí nghiệm thất bại điển hình. Thí nghiệm này thay vì chứng minh
thuyết tiến hóa thì lại phủ định nó. Sau đây là những điều bổ ích mà
sách chưa nói đến:
Ruồi
giấm có thể đẻ 100 trứng mỗi ngày, 2000 trứng trong một đời. Mỗi năm
ruồi giấm trải qua khoảng 30 thế hệ. Bộ gien của ruồi giấm chỉ có 4 cặp
nhiễm sắc thể. Do có các đặc điểm thuận lợi này nên từ năm 1910 đến nay
ruồi giấm luôn là sinh vật được sử dụng nhiều nhất và quan trọng nhất
trong các thí nghiệm đột biến di truyền học.
Từ khi
loài ruồi giấm bắt đầu được sử dụng làm thí nghiệm tính đến nay đã 105
năm, tổng cộng trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới có hàng
triệu thế hệ ruồi giấm đã ra đời và trải qua vô số các thí nghiệm đột
biến tàn khốc. Môi trường thí nghiệm có đủ mức độ phóng xạ khác nhau, đủ
loại hóa chất, cùng với vô số các nhân tố gây đột biến khác mà con
người có thể nghĩ ra được. Đã có hơn 3000 dạng đột biến khác nhau được
ghi nhận trong quỹ gien của ruồi giấm. Những đột biến này gây ra đủ thứ
bệnh tật và khiếm khuyết cho ruồi giấm, như ruồi không có mắt, chân mọc
trên đầu, có thêm đôi cánh, không có cánh, cánh biến dạng, vv… Nếu để
các sinh vật tội nghiệp này trong môi trường tự nhiên, chúng ngay lập
tức bị tuyệt diệt, nhường chỗ cho những con ruồi giấm tự nhiên khỏe
mạnh. Nói cách khác chọn lọc tự nhiên luôn đóng vai trò tiêu diệt các cá
thể bị đột biến thay vì cho phép chúng tiến hóa thành loài mới.
Qua hàng
trăm năm thí nghiệm, các nhà khoa học đã đóng vai trò tác nhân chọn lọc
“đột biến có lợi” khiến tốc độ “tích lũy đột biến có lợi” được đẩy
nhanh lên gấp nhiều lần so với trạng thái tự nhiên. Cường độ thí nghiệm
rất cao, số lượng thế hệ ruồi rất lớn, số lượng đột biến đã tạo ra rất
nhiều… Kết quả là trong hơn một thế kỷ những gì ruồi giấm đã trải qua tương đương với hàng triệu năm tiến hóa trong tự nhiên
(nếu tiến hóa có thật). Thế nhưng kết quả chúng ta thu được là gì? Ruồi
giấm vẫn cứ là ruồi giấm, chẳng hề có bất kỳ loài sinh vật mới nào được
tạo ra cả.
Nhà tiến hóa nổi tiếng Pierre Grassé cũng phải công nhận:
“Ruồi giấm (Drosophila melanogaster) là loài côn trùng yêu thích của
các nhà di truyền học… Chúng có vẻ không hề thay đổi gì so với [chính
chúng ở] những thời kỳ xa xưa nhất”.[6]
Nhà nghiên cứu Norman Macbeth mô tả tâm trạng chán chường thất vọng của nhà tiến hóa Richard Goldschmidt: “Sau
khi quan sát đột biến ở ruồi giấm trong nhiều năm, Goldschmidt đã tuyệt
vọng. Ông ấy than khóc rằng sao những thay đổi ở ruồi giấm lại quá nhỏ
như thế, đến mức cho dù có cộng gộp cả ngàn đột biến tí teo đó vào trong
một con ruồi giấm duy nhất, thì nó cũng vẫn cứ là ruồi giấm chứ chẳng
phải là loài nào mới hết” [7].
Tóm lại,
đây là một thí nghiệm thất bại nữa của các nhà tiến hóa. Cho dù họ đã
có thể thay thế hàng chục triệu năm tiến hóa tự nhiên bằng một thế kỷ
tiến hóa nhân tạo, thì kết quả là ruồi giấm vẫn hoàn ruồi giấm, chẳng có
tiến hóa nào xảy ra trong thực tế…
Điều gì đang xảy ra vậy?
Trong
các sách giáo khoa Sinh học tiến hóa trên khắp thế giới có rất nhiều
bằng chứng ngụy tạo. Một số bằng chứng giả đã được loại bỏ sau rất nhiều
năm nằm trong sách, ví dụ như “Người Piltdown” (45 năm), “Người
Nebraska” (4 năm)… Tuy nhiên, nhiều bằng chứng ngụy tạo khác dù đã bị
lật tẩy từ hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm trước vẫn tiếp tục có
mặt trong nhiều đầu sách giáo khoa Sinh học trên toàn cầu. Ví dụ như: “Những hình vẽ phôi thai” và “Định luật phát sinh sinh vật” của Haeckel (150 năm),
“Những con bướm trong rừng bạch dương” của Kettlewell (60 năm), vv…
Ngoài ra, nhiều thí nghiệm thất bại vẫn luôn xuất hiện trong sách cứ như
thể đó là các thí nghiệm thành công.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao?
- Nếu thuyết tiến hóa đúng thì tại sao các nhà tiến hóa lại phải ngụy tạo bằng chứng giả?
- Hàng trăm năm nay, các nhà tiến hóa đã cố làm rất nhiều thực nghiệm nhằm chứng minh đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra loài mới, thế nhưng họ chỉ thu được kết quả hoàn toàn trái ngược. Vậy tại sao họ không công khai thừa nhận thất bại mà luôn làm như thể đó là các thực nghiệm thành công?
- Tại sao có rất ít người dân phổ thông hay biết về thực trạng đáng kinh ngạc này? Điều gì đang xảy ra vậy?
Bạch Vân (tổng hợp)
Sự thật về Thuyết tiến hóa: Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin
Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây,
các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật
lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc
phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, một sản phẩm của thế
kỷ 19 thời khoa học còn kém phát triển.
Tuy vậy, đó đây trên thế giới, nhiều
phương tiện truyền thông và sách giáo khoa vẫn không ngừng nói về thuyết
tiến hóa như thể đó là chân lý vĩnh hằng, là triết lý duy nhất có thể
giải thích được nguồn gốc của muôn loài. Một số người theo phái tiến hóa
thậm chí còn có những phát ngôn gây sốc như thế này trước đông đảo công
chúng:
“Thuyết tiến hóa là một thực tế mà không một nhà khoa học có giáo dục nào nghi ngờ”.
(Gary Huxley)
“Bạn không thể nào vừa có lý trí và được giáo dục tốt mà lại vừa không tin thuyết tiến hóa. Bằng chứng thuyết phục đến nỗi bất cứ ai không bị tâm thần và có giáo dục thì đều phải tin thuyết tiến hóa”.
(Richard Dawkins)
Nói cách
khác, trong mắt những người theo phái tiến hóa, ai không tin lý thuyết
của họ thì đều vô giáo dục hoặc bị tâm thần (!) Không hiểu họ dựa trên
cơ sở nào, có ẩn ý gì, đã suy nghĩ hay chưa mà lại tuyên bố như vậy. Bởi
vì trên thực tế, gần như tất cả các nhà khoa học tiên phong cha đẻ của
các ngành khoa học từ cổ chí kim, thì hoặc là không cần biết đến thuyết
tiến hóa hoặc là hoàn toàn không tin thuyết tiến hóa.
Trên thế
giới đương đại, số người không tin thuyết tiến hóa thậm chí còn nhiều
hơn số người tin (Ví dụ: Theo kết quả khảo sát vào năm 2014 tại Mỹ, có
42% dân số tin rằng sự sống là do đấng Tạo Hóa mà ra, chỉ có 19% tin
thuyết tiến hóa). Trong số những người phản đối thuyết tiến hóa có rất
nhiều nhà khoa học tiếng tăm lẫy lừng, nhiều người là chủ nhân của các
giải Nobel khoa học và nhiều giải thưởng khoa học cao quý khác.
Câu hỏi
đặt ra là tại sao những người phái tiến hóa lại phát ngôn thiếu suy nghĩ
như vậy? Họ bất chấp thực tế, bất chấp lịch sử khoa học, bất chấp sự
đánh giá của dư luận để tuyên truyền một điều sai sự thật như vậy để làm
gì, nếu không phải là vì lo sợ học thuyết con cưng của mình sắp sửa
không còn chỗ đứng trong thế giới khoa học? Phải chăng thuyết tiến hóa
yêu dấu của họ đang lâm vào bước đường cùng?
Thuyết
tiến hóa chỉ là một trong số nhiều thuyết cố gắng đưa ra một lời giải
thích nghe có lý về nguồn gốc của sự sống, nó không phải là triết lý duy
nhất hoặc là chân lý vĩnh hằng như những người phái tiến hóa tự xưng.
Hiện nay ngoài thuyết tiến hóa còn có nhiều thuyết khác về nguồn gốc sự
sống, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến thuyết Thiết kế thông minh.
Trước
kia khi các nhà tiến hóa chưa làm ra các tuyên bố mang đậm tính chủ quan
thậm chí ngông cuồng nêu trên, các nhà khoa học có lập trường phản đối
thuyết tiến hóa chưa quan tâm đúng mức đến việc bài trừ nó. Nhưng khi
những người phái tiến hóa ngày càng trở nên quá quắt, các nhà khoa học
chân chính buộc phải có phản ứng thích đáng. Công chúng có quyền được
biết sự thật.
Bản danh sách của Viện Discovery
Đứng trước bối cảnh như vậy, Viện Discovery đã cho xuất bản danh sách Bất đồng quan điểm khoa học đối với thuyết tiến hóa của Darwin.
Tính đến tháng 11/2015, danh sách này đã có khoảng 1.000 chữ ký của các
nhà khoa học đương thời, là thành viên thuộc các Viện Hàn lâm Khoa học
Quốc gia danh tiếng, chủ yếu từ Mỹ và Nga.
Những
người ký tên đều có trình độ tiến sỹ trở lên trong các ngành khoa học
như sinh học, vật lý, hóa học, toán học, y học, khoa học máy tính, và
các lĩnh vực liên quan khác. Rất nhiều người là giáo sư hay nghiên cứu
sinh tại các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu danh tiếng như Học
viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện Smithsonian, Đại học
Cambridge, Đại học California ở Los Angeles, Đại học California ở
Berkeley, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania, Đại học Ohio State,
Đại học Georgia, Đại học Washington, Đại học Harvard, Đại học Oxford…
Trang web dissentfromdarwin.org
của Viện Discovery, được thành lập bởi 2 cựu thành viên trường đại học
Havard là George Gilder và Bruce Chapman. (Ảnh chụp màn
hình/dissentfromdarwin.org)
Trong số
những người ký tên có rất nhiều người lừng danh trong giới khoa học, ví
dụ tiến sỹ Philip Skell – thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa
Kỳ; Lyle Jensen – thành viên Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Hoa Kỳ; Stanley
Salthe – nhà sinh học tiến hóa và là người viết sách giáo khoa; Richard
von Sternberg – nhà sinh học tiến hóa thuộc Viện Smithsonian và là nhà
nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia thuộc
Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ; Giuseppe Sermonti – Biên tập viên của
Rivista di Biologia/ Diễn đàn Sinh học – Tạp chí sinh học cổ nhất hiện
vẫn đang được xuất bản trên thế giới; Lev Beloussov – nhà phôi học thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga…
Tiến sỹ
John G. West thuộc Viện Discovery cho biết do số lượng các nhà khoa học
bất đồng ý kiến đang ngày một gia tăng, Viện Discovery đã quyết định mở
trang web dissentfromdarwin.org
để lưu trữ danh sách các nhà khoa học đã ký tên. Nếu bạn có bằng tiến
sỹ trong các lĩnh vực kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, sinh học, hóa
học, hay một trong số các ngành khoa học tự nhiên khác, và bạn không tin
thuyết tiến hóa, thì bạn có thể liên hệ với Viện Discovery Institute
qua email cscinfo@discovery.org.
Độc giả có thể tải về Bản danh sách các tiến sỹ khoa học công khai tuyên bố phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery ở đây.
Một bản danh sách khác của tiến sỹ Jerry Bergman
Tiến sỹ Jerry Bergman giảng dạy sinh
học, di truyền học, hóa học, hóa sinh học, nhân chủng học, địa chất học
và vi sinh học tại trường Đại học Northwest State College, Mỹ trong 25
năm, và cũng từng giảng dạy tại nhiều trường đại học khác. Ông có 7 bằng
cấp khoa học khác nhau từ cấp thạc sỹ trở lên, trong số đó có 2 bằng
tiến sỹ khoa học. Ông có hơn 800 tài liệu khoa học đã được xuất bản bằng
12 ngôn ngữ khác nhau, tác giả của 20 cuốn sách về khoa học và chuyên
khảo.
Tiến sỹ
Jerry Bergman đã tổng hợp được danh sách bao gồm hơn 3.000 nhà khoa học
bày tỏ sư hoài nghi với thuyết tiến hóa của Darwin, trong đó có 12 người
từng đoạt giải Nobel khoa học.
TS
Bergman cũng có một danh sách riêng tư khác, bao gồm khoảng 1.000 người
yêu cầu được giấu tên “vì lo sợ có thể bị trả đũa hoặc gây ảnh hưởng đến
sự nghiệp của mình”.
TS Bergman nói: “Theo ước tính của tôi, nếu tôi có thời gian và nguồn lực, tôi có thể dễ dàng hoàn thiện một danh sách với hơn 10.000 cái tên” (Xem “Những
người nghi ngờ Darwin: Danh sách tuyển chọn các nhà khoa học, các viện
sỹ hàn lâm, và các học giả nghi ngờ học thuyết Darwin”, ngày 24/8/2014)
Danh sách các khoa học gia phản đối thuyết tiến hóa (phần công khai) của tiến sỹ Jerry Bergman có thể được tải về tại đây.
Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc
Hiệp hội Nghiên cứu Sáng tạo Hàn Quốc
có hơn 1000 thành viên, trong đó có hơn 600 người là tiến sỹ khoa học.
Tất cả họ đều phản đối thuyết tiến hóa. Chủ tịch Hiệp hội là tiến sỹ Kim
Young Gil, từng là giáo sư của Viện khoa học và công nghệ cao cấp Hàn
Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology) trong 15 năm.
Ông từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu NASA-Lewis (Trung tâm Nghiên
cứu Glenn) ở Cleveland, Ohio, Mỹ. Năm 1995 ông đã thành lập Đại học Toàn
cầu Handong (Handong Global University), nhận được các giải thưởng xuất
sắc cho cải cách giáo dục từ Bộ Giáo dục Hàn Quốc trong giai đoạn ba
năm liên tiếp 1996-1998 như một trường đại học kiểu mẫu của thế kỷ 21…
Tất
nhiên, không chỉ có chừng đó các nhà khoa học đương thời phủ nhận thuyết
tiến hóa. Có rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới chưa biết đến các
bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa và phong trào bất đồng ý kiến
này. Chưa kể nhiều nhà khoa học khác dù phản đối thuyết tiến hóa kịch
liệt nhưng không hứng thú với việc ký tên vào các bản danh sách phản
đối.
Bản thân
tác giả bài viết này đã từng nói chuyện với 2 người bạn là tiến sỹ khoa
học về bản danh sách phản đối thuyết tiến hóa của Viện Discovery, và
tuy cả 2 đều phản đối thuyết tiến hóa nhưng họ cũng không có ý định ký
tên vì nhiều lý do khác nhau.
Ngoài ra theo thống kê chưa đầy đủ có hơn 50 nhà khoa học từng đạt
giải Nobel khác cũng phủ định thuyết tiến hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp.Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:
“Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy [của thuyết tiến hóa]… Nhiều năm nay tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc của sự sống không thể dẫn đến một kết quả hữu ích nào, bởi ngay cả một hệ thống sinh vật đơn giản nhất cũng đã quá phức tạp để có thể hiểu được bằng trình độ hóa học vô cùng sơ đẳng mà các nhà khoa học đã dùng khi cố lý giải điều không thể lý giải xảy ra cách đây hàng tỷ năm…”.
(“Cuộc đời của Ernst Chain: Penicillin và hơn thế nữa”, tác giả Ronald W. Clark, London, Weidenfeld & Nicolson, 1985, trang 147-148).
Tiến sỹ Antony Hewish đoạt giải Nobel Vật lý cho công trình khám phá ra các ẩn tinh. Ông từng nói:
“Đối với tôi thật vô lý khi cho rằng: Vũ trụ và sự hiện hữu của chúng ta chỉ là một sự ngẫu nhiên lớn, và sự sống tự nảy sinh do các quá trình vật lý ngẫu nhiên trong một môi trường chỉ ngẫu nhiên có các thuộc tính phù hợp…” (Hewish 2002a).
Tiến sỹ Arthur Holly Compton (1892–1962) đoạt giải Nobel Vật lý năm 1927 cho công trình khám phá ra hiệu ứng Compton, nghĩa là sự thay đổi bước sóng của tia X khi chúng va chạm với electron. Việc khám phá ra hiệu ứng này vào năm 1922 đã xác nhận lưỡng tính sóng-hạt của bức xạ điện từ. Ông từng nói:
“…Lập luận cho rằng [sự sống] là do được Thiết Kế ra, mặc dù đã cũ xưa, nhưng chưa bao giờ bị bác bỏ một cách thỏa đáng cả. Trái lại, khi chúng ta học được nhiều hơn về thế giới chúng ta, xác suất việc nó ngẫu nhiên tự nảy sinh trở nên càng lúc càng xa vời, cho nên có rất ít nhà khoa học thực thụ đương thời nào muốn bảo vệ một quan điểm vô thần”. (Compton 1935, 73).
Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 1923 cho công trình đo điện tích electron, từng nói:
“Điều đáng thương là rất nhiều nhà khoa học đang cố gắng chứng minh thuyết tiến hóa, điều không ngành khoa học nào có thể làm được”.
(Tiến sĩ Robert A. Milikan, nhà vật lý đoạt giải Nobel, diễn thuyết trước Hội Hóa học Hoa Kỳ)
Chúng ta sẽ trở lại với các nhà khoa học đạt giải Nobel ở các kỳ sau của loạt bài này để có một cái nhìn rõ hơn về niềm tin tiến hóa.
Những người khổng lồ trong khoa học đều có tín ngưỡng và đời sống tâm linh sâu sắc
Những
người phái tiến hóa khi bị chất vấn và đuối lý vì không thể trả lời câu
hỏi: “Nếu thuyết tiến hóa đúng tại sao các ông phải ngụy tạo nhiều bằng chứng như vậy?“,
thì họ luôn luôn sử dụng thủ đoạn ngụy biện bù nhìn rơm để hạ uy tín
của các nhà khoa học không thuộc phái này. Thay vì chứng minh thuyết
tiến hóa đúng hoặc chứng minh thuyết thiết kế thông minh sai thì họ quay
sang cáo buộc rằng nhà khoa học nào có tín ngưỡng, có Đạo thì đều thấp
kém và do đó không đáng tin. Rất nhiều công chúng tin vào lời ngụy biện
đó của họ, mà không hề biết đến một thực tế hoàn toàn tương phản:
Đại đa số các phát minh quan trọng bậc nhất trong lịch sử nhân loại đều có tác giả là các nhà khoa học hữu thần, có tín ngưỡng, tin vào thế giới tâm linh (không giới hạn trong Thiên Chúa giáo).
Các phát
minh quan trọng nhất thế giới từ nửa cuối thế kỷ 19 (cùng hoặc sau thời
Darwin) đến nay cũng hầu hết thuộc về họ. Ví dụ:
- Bóng đèn điện (Edison – tin vào đấng Tạo Hóa),
- Điện thoại (Alexander Graham Bell – tin đấng Tạo Hóa),
- Vắc xin (Louis Pasteur – Thiên Chúa giáo),
- Phẫu thuật tiệt trùng (Joseph Lister – Thiên Chúa giáo),
- Thuốc kháng sinh penicillin (Ernst Chain – Thiên Chúa giáo),
- Ô tô (Karl Benz – đạo Mormon),
- Động cơ diesel (Rudolf Christian Karl Diesel – Thiên Chúa giáo),
- Máy bay (anh em nhà Wright – Thiên Chúa giáo),
- Dây chuyền công nghiệp (Henry Ford – nhà thờ Tân giáo, và tin vào luật luân hồi tái sinh)…
Trong
các danh sách những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, sau khi tìm hiểu
lai lịch chủ nhân của các phát minh ấy người ta đều nhận ra rằng phần
lớn trong số họ đều là các nhà khoa học hữu thần.
Hơn thế
nữa, các nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đều là khoa học gia hữu
thần. Ví dụ: Archimedes, Leonardo De Vinci, Thomas Edison…
Còn đây là danh sách (không đầy đủ) các ông tổ của các ngành khoa học từ cổ chí kim. Tất cả đều là những người có tín ngưỡng tâm linh:
- Toán học: Pascal, Leibniz, Euler
- Vật lý: Newton, Faraday, Maxwell, Kelvin, Joule
- Hóa học: Boyle, Dalton, Ramsay
- Sinh học: Ray, Linnaeus, Mendel, Pasteur, Virchow, Agassiz
- Địa chất học: Steno, Woodward, Brewster, Buckland, Cuvier
- Thiên văn học: Copernicus, Galileo, Kepler, Herschel, Maunder
- Vật lý hiện đại: Max Planck
- Khoa học laser: Arthur Schawlow và Charles Townes
- Hàng không vũ trụ: Wernher Von Braun
- Truyền thông vô tuyến tầm xa: Guglielmo Marconi
- Phẫu thuật có khử trùng: Joseph Lister
- Điện tử học: Ambrose Fleming
- Năng lượng học: William Thompson (biệt danh: Lord Kelvin)
- Thuyết nguyên tử: John Dalton
- Vi trùng học: Louis Pasteur
- Số học: Isaac Newton
- Cơ học thiên thể: Johann Kepler
- Hóa học: Robert Boyle và Antoine Lavoisier
- Lâm sàng học: Herman Boerhaave
- Giải phẫu so sánh: Georges Cuvier
- Tin học: Charles Babbage
- Phân tích thứ nguyên: Lord Rayleigh
- Động lực học: Isaac Newton
- Điện động học: James Clerk Maxwell
- Điện từ học: Michael Faraday và Andre Marie Ampere
- Côn trùng học: Henri Fabre
- Lý thuyết trường: Michael Faraday
- Cơ học chất lỏng: George Stokes
- Thiên văn ngân hà: William Hershel
- Khí động học: Robert Boyle
- Di truyền học: Gregor Mendel
- Địa chất băng hà: Louis Agassiz
- Y học Phụ khoa: James Simpson
- Thủy lực học: Leonardo da Vinci
- Thủy văn học: Matthew Maury
- Thủy tĩnh học: Blaise Pascal
- Ngư học: Louis Agassiz
- Đồng vị hóa học: William Ramsay
- Phân tích mô hình: Lord Raleigh
- Lịch sử tự nhiên: John Ray
- Bệnh học thần kinh: John Abercrombie
- Hình học phi Ơclit: Bernard Riemann
- Hải dương học: Matthew Maury
- Khoáng vật quang học: David Brewster
- Cổ sinh vật học: John Woodard
- Bệnh lý học: Rudolph Virchow
- Vật lý thiên văn: Johann Kepler
- Sinh lý học: Albrecht von Haller
- Vật lý học Plasma: Michael Faraday
- Cơ học lượng tử: Max Planck
- Nhiệt động học Thuận nghịch: James Joule
- Nhiệt động học thống kê: James Clerk Maxwell
- Địa tầng học: Nicholas Steno
- Phân loại học: Carolus Linnaeus
- Nhiệt động học: Lord Kelvin
- Động học nhiệt (Thermokinetics): Humphry Davy
- Hóa thạch học động vật có xương sống: Georges Cuvier
Albert Einstein
cũng là nhà khoa học hữu thần, ông tin phải có một đấng Tạo Hóa hiện
hữu và đứng đằng sau mọi quy luật vật lý, nếu không vũ trụ sẽ hỗn loạn
và không thể tồn tại được. Vợ chồng nhà Curie thì đều tin vào thế giới
tâm linh, thậm chí còn nhiều lần tham gia vào các hoạt động tâm linh
huyền bí…
Có thể thấy rất rõ, những nhân vật phản đối thuyết tiến hóa hoặc đặt niềm tin vào đấng Tạo Hóa,
từ xưa tới nay không hề ít mà cũng không tầm thường chút nào. Trái lại
họ đều là những người khổng lồ của giới khoa học. Ấy vậy mà nhiều “nhà
tiến hóa” có thể phát ngôn rằng ai không đi theo niềm tin của họ đều là
đồ vô giáo dục hoặc là bị tâm thần! Rất ngược đời.
Chính Darwin cuối đời đã ân hận về thuyết tiến hóa, và tự xem mình là một người hữu thần
Một sự
thật hết sức bất ngờ khác mà có lẽ không một nhà tiến hóa nào muốn chấp
nhận, ấy là vào những năm cuối đời Darwin rất buồn rầu và ân hận. Darwin
nói ông không có ý định viết thuyết tiến hóa một cách vô thần, thừa
nhận rằng sự sống phải được tạo ra chứ không thể tự nảy sinh, và do đó
ông là một người hữu thần. Thậm chí ông còn đề xuất một số ý tưởng khá
tương đồng với các nhà khoa học theo phái thiết kế thông minh ngày nay.
“Tôi thường rùng mình ớn lạnh, tự hỏi rằng có lẽ nào mình đã hiến dâng bản thân cho một ảo tưởng [tiến hóa] chăng”.
(Charles Darwin, Cuộc sống và những lá thư, 1887, Quyển 2, trang 229)
“Một nguyên do khác
để có thể tin vào sự tồn tại của Thượng Đế, liên quan đến lý trí chứ
không phải cảm giác, gây ấn tượng đối với tôi hơn nhiều. Đó là vì vô
cùng khó khăn đến mức gần như không thể nào hiểu nổi, sao vũ trụ vĩ đại
và phi thường này, gồm cả nhân loại với khả năng nhìn sâu vào quá khứ
cũng như tương lai, mà lại có thể là kết quả của sự ngẫu nhiên hoặc sự
cần thiết mù quáng. Vì vậy khi ngẫm lại, tôi buộc phải
thấy rằng Khởi Nguyên Đầu Tiên phải là một trí tuệ thông minh, ở chừng
mực nào đó giống với trí tuệ nhân loại; và tôi xứng đáng được gọi là một
người hữu thần”.
(“Charles Darwin và T.H Huxley, các hồi ký”, do Gavin de Beer biên tập, London, Oxford University Press, 1974, trang 50 đến 54)
“Việc xem xét vấn đề này theo quan điểm thần học là một vấn đề luôn luôn làm tôi đau khổ. Tôi rất hoang mang. Tôi đã không có ý định viết [thuyết tiến hóa] một cách vô thần. Tôi
không thể nào hài lòng khi xem xét vũ trụ kỳ diệu này, đặc biệt là bản
chất của loài người, mà lại kết luận rằng tất cả mọi thứ là kết quả của
vũ lực tàn bạo. Tôi có ý xem tất cả mọi thứ là kết quả của các quy luật được Thiết Kế, với các tiểu tiết, dù là tốt hay xấu, là kết quả của cái mà chúng ta gọi là sự ngẫu nhiên”.
(Thư Darwin gửi cho Asa Gray, 22/5/1860)
Năm 1873 Darwin phát biểu: “Việc
không thể nào hiểu được chuyện vũ trụ vĩ đại kỳ diệu này và bản ngã có ý
thức của chúng ta đã nảy sinh một cách ngẫu nhiên, đối với tôi có lẽ là
lý lẽ chính cho thấy sự tồn tại của Thượng Đế”.
(Thư Darwin gửi cho N.D. Doedes, 2/4/1873)
Vào năm 1879, 3 năm trước khi qua đời, Darwin viết ông “chưa bao giờ là một người vô thần và phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế”.
(Thư Darwin gửi cho John Fordyce, 7/5/1879)
Thế đấy,
rốt cuộc thì chính cha đẻ thuyết tiến hóa còn nghi ngờ đứa con của
mình, thậm chí còn tự nhận ông cũng là người hữu thần. Darwin cuối cùng
thừa nhận đấng Tạo Hóa đã tạo ra muôn loài, và thuyết của ông chỉ là một
cách giải thích nghe có lý về việc Thượng Đế đã tạo ra sự sống như thế
nào. Ông thừa nhận trí tuệ nhân loại không đủ khả năng trả lời rốt ráo
câu hỏi về nguồn gốc sự sống. Vậy mà hàng trăm năm sau, các đệ tử của
ông tuyên bố ai không tin thuyết tiến hóa đều vô giáo dục hoặc bị tâm
thần. Thật là khôi hài.
Di sản buồn của Darwin
Những
người theo phái tiến hóa rốt cuộc đã đặt niềm tin và công sức của mình
nhầm chỗ, thế nhưng họ quyết không chịu buông nó ra, mà còn cố bồi đắp
lên nó hàng đống các giả thuyết, giả định, khái niệm, tưởng tượng và
niềm tin mới. Để rồi ngày hôm nay:
“…
[Thuyết tiến hóa] đã được chấp nhận mặc dù nó được xây dựng bằng cách
chồng các giả định đặc biệt lên trên các giả định đặc biệt, chồng các
giả thuyết đặc biệt lên trên các giả thuyết đặc biệt, và xé bỏ kết cấu
của khoa học bất cứ khi nào thuận tiện. Kết quả là một thứ hổ lốn chẳng
phải lịch sử mà cũng chẳng phải khoa học”.
(Tiến sĩ James Conant, nhà hóa học, cựu chủ tịch trường Đại học Harvard, được trích dẫn trong Origins Research, tập 5, Số 2, năm 1982, trang 2)
“Thuyết
tiến hóa là một câu chuyện cổ tích của những người trưởng thành. Lý
thuyết này không giúp gì cho sự tiến bộ của khoa học. Nó vô dụng”
(Giáo sư Tiến sĩ Louis Bounoure, Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Mỹ)
“Khi
những nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khác hỏi chúng ta hiện
nay đang tin tưởng cái gì về nguồn gốc các loài, chúng ta không có câu
trả lời rõ ràng. Niềm tin đã nhường chỗ cho sự hoài nghi. Cùng lúc đó,
cho dù nếu niềm tin của chúng ta về tiến hóa không lay chuyển thì chúng
ta cũng không có lời giải thích nào về nguồn gốc các loài mà có thể chấp
nhận được”.
(Tiến sĩ William Bateson, nhà di truyền học vĩ đại của trường Đại học Cambridge)
“Thuyết tiến hóa chỉ đơn thuần là một sản phẩm của trí tưởng tượng”.
(Tiến sĩ Ambrose Flemming, Chủ tịch Hội triết học Anh)
“Hiện
nay chúng ta đang gặp một cảnh tượng đáng kinh ngạc, đó là trong khi
rất nhiều nhà khoa học đã đồng tình rằng không có phần nào trong hệ
thống thuyết Darwin có ảnh hưởng lớn bất kỳ, và trên tổng thể, lý thuyết
này không chỉ không được chứng minh mà còn không thể xảy ra, thì những
kẻ ngu dốt và học thức nửa vời lại tin rằng nó được chấp nhận như một
thực tế căn bản”.
(Tiến sĩ Thomas Dwight, giáo sư nổi tiếng tại trường Đại học Harvard)
“Tôi
tin rằng một ngày nào đó câu chuyện thần thoại của Darwin sẽ được xếp
hạng là vụ lừa đảo vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Khi điều này xảy
ra, rất nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, “Làm sao chuyện này lại có thể
xảy ra được nhỉ?” “
(Tiến sĩ Sorren Luthrip, nhà phôi học người Thụy Điển)
Trong
thực tế, rất nhiều các nhà bác học và các nhà khoa học ưu tú đã vứt bỏ
thuyết tiến hóa từ lâu. Đối với họ, thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, là
một thứ ký sinh gây hại cho khoa học, một câu chuyện hoang đường trái
ngược với các bằng chứng thực tế, đầy rẫy bê bối và những điều dối trá,
làm băng hoại đạo đức xã hội, là gốc rễ của nạn phân biệt chủng tộc và
thuyết ưu sinh, là thứ đã tạo ra những tên độc tài khát máu nhất lịch
sử, là nguyên nhân của hai lần chiến tranh thế giới và những cuộc diệt
chủng quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại.
Đối với
họ, thuyết tiến hóa dựa trên tuyên truyền lừa dối chứ không dựa trên
khoa học chân chính, và là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng triết lý
kiểu Hitler: “Lời nói dối
phải tầm cỡ, làm cho nó trông thật đơn giản, lặp đi lặp lại nó thật
nhiều lần, rồi mọi người sẽ tin nó… Hãy để tôi kiểm soát sách giáo khoa,
tôi sẽ kiểm soát được đất nước [Đức]…”. Thế là suốt 150 năm lừa dối, đến tận bây giờ rất nhiều người vẫn tin vào những hình phôi thai giả và cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật” của Haeckel,
trong đó không ít người có học hàm học vị, thậm chí có những người đang
là giáo sư, tiến sĩ ngành sinh học, ở khắp nơi trên thế giới.
Thuyết
tiến hóa vẫn còn nhiều vụ lừa đảo khác không kém phần kỳ dị. Thậm chí
cho đến tận ngày nay hầu như vẫn không mấy ai hay biết về những điều dối
trá ấy, và thế là chúng được thể ngang nhiên tồn tại, không ở nơi nào
xa lạ mà chễm chệ ngay trong sách giáo khoa nhiều cấp học của nhiều quốc
gia trên toàn cầu…
Bạch Vân tổng hợp
(Còn tiếp – Sự thật về thuyết tiến hóa: Những bằng chứng giả và thí nghiệm thất bại trong sách giáo khoa)
Chú ý: Hệ thống phân loại
sinh vật (sự sống, vực, giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, phân loài)
hiện nay đang bị xây dựng thể theo “cây sự sống” của thuyết tiến hóa.
Bản thân thuyết tiến hóa đang cần được làm rõ, vì vậy trong loạt bài
không sử dụng nó mà sử dụng hệ thống quy ước khác. Theo hệ quy chiếu
này, tiến hóa nhỏ không phải là tiến hóa, và do đó khi nói “thuyết tiến
hóa” thì chỉ có nghĩa là “thuyết tiến hóa lớn”.
Sự thật về thuyết tiến hóa: Hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, vụ lừa đảo xuyên thế kỷ
Ernst Haeckel
là một nhà sinh học người Đức sống cùng thời với Darwin, và là tác giả
của nhiều thuật ngữ sinh học nổi tiếng. Trong phần lớn sự nghiệp của
mình, Haeckel giữ vị trí giáo sư ngành Giải phẫu so sánh tại trường Đại
học Jena, Đức. “Học thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là “Định luật phát sinh sinh vật”)
được xây dựng dựa trên các hình vẽ phôi của Haeckel có ý nghĩa rất quan
trọng đối với thuyết tiến hóa của Darwin. Haeckel là người đã giúp
Darwin và các tác phẩm của ông trở nên nổi tiếng trên khắp nước Đức.
Từ những hình vẽ phôi giả…
Năm 1868, Ernst Haeckel xuất bản cuốn Lịch sử sáng tạo tự nhiên
(Natürliche Schöpfungsgeschichte), trong đó tuyên bố rằng ông đã tiến
hành so sánh phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình do ông vẽ,
các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó, Haeckel
tuyên bố rằng các giống loài có một nguồn gốc (tổ tiên) chung.
Nhưng sự thực hoàn toàn khác hẳn. Ernst
Haeckel thực ra chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó
làm ra hình phôi người, phôi khỉ, và phôi chó. Ông đã thêm vào mỗi hình
một chút thay đổi. Nói cách khác, đây là một vụ lừa đảo.
Loạt hình trên là các hình vẽ của Haeckel, loạt hình dưới là ảnh chụp trên thực tế, ở giai đoạn phát triển sơ kỳ
của phôi cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ, và người. Tuy vụ lừa đảo này đã bị
phát hiện từ hơn trăm năm trước, nhưng hiện nay nó vẫn được trình bày
trong các sách giáo khoa ở nhiều cấp học tại nhiều nước trên toàn thế
giới. (Ảnh: harun yahya)
Những hình vẽ phôi giả của Haeckel:
Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng
thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Theo
Haeckel, phôi các loài động vật có xương sống khác nhau đều rất giống
nhau ở giai đoạn sơ kỳ và chỉ dần dần trở nên khác biệt khi lớn lên, vì
thế chúng phải có một nguồn gốc chung. Hình vẽ này có mặt hầu như trong
mọi cuốn sách giáo khoa sinh học từ cấp trung học đến cấp đại học ở rất
nhiều nước trên thế giới… (Ảnh: harun yahya)
…Còn đây là hình chụp các phôi trong thực tế:
Hàng thứ nhất là giai đoạn sơ kỳ, hàng thứ hai là giai đoạn giữa, hàng
thứ ba là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của phôi. Có
thể thấy các phôi thực sự vô cùng khác biệt, ở tất cả các giai đoạn phát
triển của chúng. Ảnh do nhà phôi học Richardson (một người theo trường phái tiến hóa) cung cấp. Nhấp chuột trái vào ảnh để phóng lớn. (Ảnh: harun yahya)
Trên thực tế, vụ bê bối này đã bị không
ít người phát giác, ngay cả trước khi Darwin viết cuốn “Nguồn gốc loài
người” (The Descent of Man), tức là trước năm 1871.
“Trò
lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến nỗi ông đã bị cáo
buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán có tội bởi tòa án trường Đại
học Jena.”
–
Hank Hanegraaff, trong “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa
không muốn bạn biết”, nhà xuất bản W Publishing Group, 2003, trang 70
Haeckel đã làm giả những hình vẽ đó để
ủng hộ thuyết tiến hóa của Darwin. Khi hành vi của ông bị phát giác, lý
do duy nhất Haeckel đưa ra để biện hộ cho bản thân là: những người theo
trường phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội giống ông.
“Sau
lời thú tội ‘giả mạo’ đáng hổ thẹn này, tôi tự thấy bản thân đáng bị
kết tội và tiêu hủy, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy bên
cạnh hàng trăm đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa, trong đó có
nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh vật học được kính
trọng nhất. Hầu hết các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án
và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một tội danh ‘giả mạo’ với
mức độ tương đương, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và không ít
thì nhiều đã bị làm giả, giản lược và ngụy tạo” (Theo
cuốn sách “Cái cổ của con hươu cao cổ: Chỗ sai của Darwin”, của Francis
Hitching, nhà xuất bản Ticknor and Fields, New York, năm 1982, trang
204)
Để giúp
lý thuyết của Darwin đứng vững, những người ủng hộ ông cần phải tuyên bố
các bản vẽ của Haeckel thực sự là “bằng chứng của sự tiến hóa”. Bài viết trên tạp chí khoa học Science tiếp
tục thảo luận về cách những lời thú tội của Haeckel đã được che đậy
ngay từ đầu thế kỷ 20, và làm thế nào các hình vẽ giả mạo này bắt đầu
được đưa vào trong các sách giáo khoa, như một “chân lý” khoa học.
“Lời
thú tội của Haeckel đã biến mất sau khi những hình vẽ của ông được sử
dụng trong một cuốn sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin”
và đã được phát hành rộng rãi trong tuyển tập các tư liệu sinh học bằng
tiếng Anh” (Elizabeth Pennisi, bài viết “Những cái phôi của Haeckel: Tái phát hiện trò gian lận” trên tạp chí Science, ngày 5/9/1997)
… Cho đến “Định luật phát sinh sinh vật” bịa đặt
Sau khi
biên bản ghi chép lời thú tội của Haeckel biến mất, Darwin và những nhà
sinh học ủng hộ ông vẫn tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như một
nguồn dẫn chứng tham khảo. Và chính vì vậy trong những năm sau đó
Haeckel đã tiếp tục ngụy tạo hàng loạt các hình ảnh minh họa so sánh
phôi.
Ông ta
vẽ sát cạnh nhau hình phôi của cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ và phôi người.
Các phôi đó được vẽ hết sức giống nhau và chỉ dần dần cho thấy sự khác
biệt trong các giai đoạn sau của quá trình phát triển. Đặc biệt, sự
tương đồng giữa phôi người và phôi cá quả là rất ấn tượng, đến mức người
ta có thể nhìn thấy cái “mang” trong hình vẽ phôi người, giống như ở
hình vẽ phôi cá. Từ đó, Haeckel đưa ra “thuyết về sự lặp lại hình thái” (còn gọi là “định luật phát sinh sinh vật”),
với nội dung cơ bản là: trong quá trình phát triển của phôi, tất cả các
giống loài đều lặp đi lặp lại “lịch sử tiến hóa”. Lấy ví dụ, ông ta nói
phôi thai con người trong tử cung của người mẹ, đầu tiên có khe mang
giống như cá, và trong những tuần tiếp theo sẽ giống như bò sát, rồi
giống thú, rồi cuối cùng mới “tiến hóa” thành người.
Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái
mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai người, trên thực tế
là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Phần phôi
thai trông giống “túi lòng đỏ trứng” là nơi sản xuất máu cho trẻ sơ
sinh. Cái “đuôi” trên thực tế là xương sống, và nó trông giống như một
cái đuôi chỉ vì nó được hình thành trước khi đôi chân xuất hiện.
Các
hình vẽ phôi giả của Haeckel vẫn được in trong rất nhiều đầu sách giáo
khoa nhiều cấp học trên thế giới, bao gồm cả ở Việt Nam. (Ảnh: Sinh học lớp 12, trang 105, ấn bản 2015)
Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt là Giám đốc Viện Giải phẫu học trường Đại học Göttingen, Đức. Ông từng đưa ra kết luận thẳng thắn:
“Cái gọi là định luật phát sinh sinh vật là sai. Không yếu tố ‘nhưng’ hoặc ‘nếu’ nào có thể giảm nhẹ bớt thực tế này”. Ông nói thêm rằng câu chuyện hoang đường về ‘giai đoạn có mang’ này “không hề đúng hay đúng ở một góc độ nào khác… Mà nó hoàn toàn sai”. (Tham khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, “Khởi nguồn của Sự sống nhân loại”, Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32).
Sinh học lớp 12 nâng cao, trang 131. Cái gọi là “định luật phát sinh sinh vật”
đã được chứng minh là sai từ những năm 1920 sau một cuộc điều tra học
thuật nghiêm túc. Người ta đã chính thức loại bỏ nội dung này kể từ thời
điểm đó. Tuy nhiên đến những năm 1950 nó vẫn còn xuất hiện trong nhiều
đầu sách giáo khoa trên khắp thế giới.
Quan điểm này của bác sỹ Erich
Blechschmidt đã được nhiều nhà phôi học chính thống thừa nhận. Một cuộc
tìm kiếm với từ khóa “khe mang” trên các kho dữ liệu liên quan đã cho ra
21 triệu kết quả, phân bổ trong 78 tài liệu. Không có tài liệu nào
trong đó nói rằng phôi người có “khe mang”. Tuyệt đại đa số các tài liệu
đều chỉ thảo luận về sự phát triển của mang, hay các cuộc nghiên cứu về
mang của các loài động vật sống ở biển.
Ngoài ra, giáo sư Blechschmidt đã viết
rằng tất cả các cơ quan và cấu trúc từng được nghiên cứu ở phôi người
hóa ra đều có chức năng nào đó trong một số giai đoạn phát triển nào đó
của phôi. Không hề tồn tại dù chỉ một cơ quan dạng chuyển tiếp, lại
giống, hoặc thoái hóa ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của phôi. (Tham
khảo: Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt, “Khởi đầu của Sự sống con
người”, Springer-Verlag, New York, 1977, trang 32 và Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt và giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser,
“Sinh động học và Sinh động lực học của sự dị biệt hóa ở người; Các
nguyên tắc và ứng dụng”, Charles C. Thomas, Springfield, 1978, trang
125).
Giáo sư bác sỹ Erich Blechschmidt. Ông là một chuyên gia nổi tiếng về phôi học, nổi tiếng thế giới với bộ sưu tập phôi mang tên mình
Giáo sư tiến sỹ Raymond F. Gasser là một nhà khoa học nổi bật người Mỹ. Ông là nhà sinh học tế bào đồng thời là chuyên gia về phôi học
“Cái
gọi là khe mang ở phôi người không có liên hệ gì đến mang, và phôi
người không hề trải qua một giai đoạn sinh trưởng giống cá hay bất kỳ
giai đoạn tiến hóa nào khác. Sự phát triển của phôi người cho thấy một
tiến trình vững chắc hướng về một cơ thể người hoàn chỉnh với đầy đủ
chức năng. Trong quá trình phát triển này phôi người sẽ không hấp thụ
khí oxy từ nước giống như cá thông qua mang (bởi vì phôi người đã được
cung cấp đầy đủ oxy thông qua dây rốn). Trên thực tế, những cái “khe
mang” đó thậm chí không phải là khe [mà là các nếp gấp]”. (Bác sỹ Tommy Mitchell và bác sỹ Elizabeth Mitchell)
Ngay cả các nhà khoa học thuộc phái tiến hóa cũng phải thừa nhận rằng Haeckel đã lừa đảo. Năm 1976, nhà phôi học, sinh học và giải phẫu học người Anh, tiến sỹ William
W. Ballard đã viết rằng “chỉ có nhờ các thủ đoạn ngữ nghĩa và cách chọn
lọc bằng chứng mang đầy tính chủ quan”, bằng cách “bẻ cong những thực
tế của tự nhiên”, thì người ta mới có thể lý luận rằng những giai đoạn
đầu tiên của các động vật có xương sống là “tương đồng hơn so với các cá
thể trưởng thành”.
Thực ra, giới khoa học đã biết Haeckel lừa đảo từ lâu, ngay cả những người theo phái tiến hóa cũng phải công nhận điều đó.
“Đây
là một trong những vụ lừa đảo khoa học tồi tệ nhất. Thật sửng sốt khi
phát hiện ra rằng một nhân vật từng được coi là một nhà khoa học vĩ đại
lại chủ động lừa đảo. Điều đó làm tôi cảm thấy bức xúc… Điều ông ta
[Haeckel] đã làm là lấy một cái phôi người rồi sao chép nó, giả vờ như
kỳ giông, lợn và tất cả những loài động vật khác đều trông giống nhau ở
cùng một giai đoạn sinh trưởng. Chúng không hề tương đồng… Những hình vẽ
đó là ngụy tạo’. (Nigel Hawkes, The Times (London), ngày 11/8/1997, trang 14)
Giáo sư nổi tiếng Keith S. Thomson bày tỏ sự vui mừng khi thấy vụ lừa đảo của Haeckel được phơi bày:
“Chắc chắn định luật phát sinh sinh vật
này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo
khoa sinh học vào thập niên 50. Nó đã là một chủ đề của một cuộc điều
tra học thuật nghiêm túc, [và kết quả là] nó đã bị tuyệt chủng” vào
những năm 20 của thế kỷ trước. (Keith
S. Thomson – giáo sư danh dự trường Đại học Oxford, “Khái lược về sự
phát triển và sự Tiến hóa”, tạp chí American Scientist, tập 76, tháng
5&6/1988, trang 273)
Thế nhưng có vẻ Thomson
đã quá lạc quan. Thực tế là, nhiều hình vẽ giả của Haeckel vẫn được
giảng dạy trong các trường học, và được người ta xem như một “chân lý
khoa học”…
Vụ lừa đảo xuyên thế kỷ: 150 năm
Vào
tháng 3/2000, một người theo trường phái tiến hóa kiêm nhà cổ sinh vật
học Stephen Jay Gould từ Đại học Harvard tuyên bố rằng từ lâu ông đã
biết đây là trò gian lận. TS Gould nói rằng đây là một thảm họa trong
khoa học khi các hình vẽ của Haeckel vẫn tiếp tục được sử dụng:
“Tôi
nghĩ chúng ta có quyền cảm thấy kinh ngạc và xấu hổ vì hành vi tái sử
dụng cái lý thuyết này một cách mất lý trí trong suốt cả thế kỷ, dẫn đến
tình trạng các hình vẽ đó vẫn tồn tại dai dẳng trong một số lượng lớn,
nếu không phải là đại đa số, các sách giáo khoa hiện đại”. (Stephen Jay Gould, “Thật tồi tệ!”, Natural History, tháng 3/2000, trang 42)
Giáo sư Gavin de Beer, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vương quốc Anh, đã miêu tả cảm nghĩ của mình như sau:
“Hiếm
khi có một sự quả quyết nào tương tự như cái ‘thuyết lặp lại hình thái’
của Haeckel: nông cạn, gọn gàng, hợp lý, được chấp nhận một cách rộng
rãi mà không bị kiểm chứng kỹ càng. Nó đã gây rất nhiều tác hại cho khoa
học”. (Hank Hanegraaff, “Điều mà những người theo trường phái tiến hóa không muốn bạn biết”. Nhà xuất bản W Publishing Group, năm 2003, trang 70)
Nhà sinh học phân tử thuộc Đại học California, tiến sỹ Jonathan Wells nhận xét:
Các
hình vẽ phôi của Haeckel dường như là bằng chứng mạnh mẽ cho lý thuyết
của Darwin, đến mức người ta có thể tìm thấy một phiên bản nào đó của
chúng trong hầu hết các sách giáo khoa hiện đại về chủ đề tiến hóa. Tuy
nhiên, các nhà sinh học đã biết việc Haeckel làm giả các hình vẽ của ông
ta trong hơn một thế kỷ; phôi của các loài động vật có xương sống chưa
từng giống như các hình vẽ của ông ta. Ngoài ra, cái giai đoạn Haeckel
gán nhãn là “đầu tiên” trên thực tế lại là giai đoạn phát triển giữa
chừng; có sự khác biệt to lớn giữa các phôi ngay từ trước cái giai đoạn
đó. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ biết được điều này khi đọc các
sách giáo khoa sinh học, nhưng cái ‘bằng chứng mạnh mẽ nhất của Darwin’
này chính là một ví dụ điển hình cho thấy các bằng chứng có thể bị xuyên
tạc để trở nên phù hợp với một lý thuyết như thế nào”. (Tiến sỹ Sinh học phân tử Jonathan Wells, “Những biểu tượng của thuyết tiến hóa”, Nhà xuất bản Regnery Publishing, trang 82, 83)
Tại sao
những hình vẽ giả mạo của Haeckel vẫn có thể tiếp tục lừa dối rất nhiều
người, dù đã được phơi bày ra công chúng từ gần 150 năm trước? Thế giới
khoa học đã xác nhận vụ bê bối của Haeckel, nhưng rất nhiều người vẫn
giữ thái độ im lặng một cách kỳ lạ, đặc biệt là những người theo phái
tiến hóa? Họ rủ nhau im lặng suốt 150 năm như vậy vì mục đích gì? Đây là
những câu hỏi khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Mặc dù “thuyết lặp lại hình thái”
của Haeckel đã chính thức bị loại bỏ khỏi các sách giáo khoa, nhưng một
lượng nhỏ các sách giáo khoa trên thế giới vẫn rao giảng nó. Các hình
vẽ phôi bịa đặt của Haeckel – vốn là nền tảng của học thuyết đó – thì
thậm chí vẫn tiếp tục được xuất bản đại trà.
“Phải
chăng những người theo phái tiến hóa đã và đang lợi dụng hệ thống giáo
dục toàn cầu để bảo vệ học thuyết con cưng của họ bằng mọi giá?” Người
ta buộc phải nghĩ như vậy sau khi chứng kiến nhiều vụ bê bối tiến hóa bị
phanh phui. Trường hợp của Haeckel chỉ là một trong số nhiều vụ lừa đảo
tương tự. Đứng trước thực tế này, tiến sỹ Pierre-Paul Grasse, nguyên chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp từng bình luận:
“Ngày
nay bổn phận của chúng ta là tiêu diệt sự hoang đường của thuyết tiến
hóa, vốn bị xem như là một hiện tượng đơn giản, đã được hiểu thấu, đã
được giải thích xong rồi… Sự lừa dối đôi lúc là vô tình, nhưng không
phải luôn như vậy, vì một số người, do khuynh hướng bè phái của bản
thân, đã chủ động phớt lờ thực tế và từ chối thừa nhận những thiếu sót
và sai lầm trong các quan điểm của họ”. – Tiến sĩ Pierre-Paul Grasse, “Sự tiến hóa của các sinh vật sống”, Academic Press, New York, 1977, trang 8
Ngày càng có nhiều tiến sỹ khoa học, các
nhà bác học, các viện sỹ viện hàn lâm khoa học và các nhà khoa học đạt
giải Nobel… không còn tin vào thuyết tiến hóa. Đây là điều tất yếu, bởi
tri thức khoa học của thế kỷ 21 đã phơi bày những sai lầm trong các quan
điểm khoa học sơ khai của thời Darwin thế kỷ 19.
“Ngày
càng có nhiều nhà khoa học đáng kính đang rời bỏ phái tiến hóa… hơn
nữa, trong đa số các trường hợp, những chuyên gia này từ bỏ thuyết tiến
hóa, không phải do niềm tin tôn giáo hay niềm tin vào kinh Thánh, mà dựa
trên các nền tảng khoa học nghiêm túc. Trong một số trường hợp, họ đã
từ bỏ phái tiến hóa trong tâm trạng đầy ân hận”. – TS Wolfgang Smith, nhà vật lý và toán học, trong “Teilhardism và Tôn giáo mới: Phân tích cẩn thận những lời dạy của Pierre Teilhard de Chardin”, Tan Books & Pub. Inc (Mỹ), 1988, trang 1
Bạch Vân tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét