TÌNH YÊU CUỘC SỐNG 1
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngẫu hứng âm nhạc của nghệ sĩ đường phố Sài thành
(Du lịch) - Điều này tạo nên nét thú vị cho văn hoá nghệ thuật đường phố Sài Thành.
Giữa những ngày cuối năm ai cũng
tất bật với bộn bề công việc thì vẫn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nghệ
sĩ đường phố trẻ tuổi tại ghế đá công viên ngồi ôm đàn, ca hát thong
dong. Điều này tạo nên nét thú vị cho văn hoá nghệ thuật đường phố Sài
Thành.
“Bận
rộn” là cụm từ quen thuộc trong từ điển của nhiều bạn trẻ hiện đại, thế
nhưng điều này không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người. Vẫn có rất
nhiều tâm hồn nghệ sĩ không bị chi phối bởi nhịp sống hối hả, vẫn ngồi
hát ca bềnh bồng.
Không
ồn ào tạo nên trào lưu, nhưng hình ảnh giản dị này từ lâu đã trở thành
nét độc đáo của văn hoá nghệ thuật đường phố, in đậm trong lòng du khách
mỗi lần có dịp đi ngang qua và thưởng thức.
Nguồn cảm hứng nghệ thuật của các bạn trẻ không thể
vắng mặt ly cà phê sữa đá kề bên. Chính vì vậy mà không hề quá khoa
trương khi nhận định rằng ly cà phê sữa đá chính là nét đặc trưng của
Sài Gòn, là “nghi thức” mở đầu tất cả những câu chuyện kể thường ngày
của bất kỳ ai.
Vinacafé - thương hiệu cà phê của
người Việt với lịch sử hơn 45 năm - luôn theo đuổi sứ mệnh tôn vinh và
phát huy văn hóa cà phê Việt Nam “nguyên bản – đậm chất Việt”.
Lần
đầu tiên Vinacafé CHẤT Sài Gòn Cà Phê Sữa Đá giới thiệu công nghệ đột
phá, mô phỏng pha phin ở nhiệt độ chuẩn 90 độ C, chắt lọc ra 100% nước
cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất, để mang đến cho người yêu
cà phê môt ly cà phê hoà tan uống liền nhưng vẫn đậm ngon đúng chất
giống như pha phin, khác với công nghệ hòa tan thông thường chiết xuất ở
nhiệt độ cao 150 độ và sử dụng nước cốt đầu pha với các loại nước cốt
sau.
Ngoài
Sài Gòn Cà Phê Sữa Đá, cũng đã giới thiệu đến các bạn trẻ Hà Nội dòng
sản phẩm Hà Nội Cà Phê Nâu mang đậm phong vị Hà Thành.
Tường ViAnh công nhân làm nghệ sĩ đường phố Sài Gòn
Đêm, khi những tiếng cụng ly vang lên trên bàn nhậu đường bờ kè Hoàng
Sa, quận 1 thì khiêm tốn một góc vỉa hè, tiếng guitar và harmonica dìu
dặt, chốc chốc xen lẫn tiếng violon réo rắt những bài tình ca bất hủ của
Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Văn Cao...
Chủ nhân của âm thanh ấy - người nam vừa chơi đàn vừa thổi harmonica, người nữ phụ họa bằng violon nhịp nhàng với nhau.
“Đẹp
quá! Lẽ ra họ đáng được đứng trên sân khấu, biểu diễn cho những người
biết thưởng thức” - một người ngồi trên bàn nhậu thốt lên sau một hồi
chăm chú theo dõi màn trình diễn đường phố. Hình ảnh đẹp này được đưa
lên trang cá nhân của một Facebooker và lan truyền trên mạng. Rất đông
bày tỏ tiếc nuối nếu có video clip quay họ biểu diễn nữa thì tuyệt.
Anh Minh và cô học trò thả hồn vào những giai điệu. Ảnh: H.LAN
Người
chơi đàn là anh Nguyễn Hòa Minh, ở một con hẻm đường Lý Chính Thắng,
phường 8, quận 3. Cô gái biểu diễn cùng anh là học trò, theo anh học
nhạc và biểu diễn khoảng một năm nay. Ngoài chơi guitar và harmonica,
anh còn chơi được cả organ, piano, violon và dạy nhạc. Ít người biết
rằng bàn tay đánh đàn của người nghệ sĩ này từng làm công việc bốc xếp,
khuân vác ở một xí nghiệp may hơn 15 năm trời.
Khi
còn là công nhân, nhiều lần đắm chìm với tiếng đàn piano, violon ở quán
cà phê và xem nghệ sĩ violon người Singapore Vanessa Mae biểu diễn trên
tivi, tình yêu âm nhạc trong anh lớn dần. Trong một lần thấy người dì
vứt cây đàn violon cũ của ông ngoại vào sọt rác, anh lượm lại và đem
sửa, bắt đầu mày mò tự học và thi vào khoa Âm nhạc ở Trường CĐ Sư phạm.
Khi đã đánh đàn được rồi, anh nhận biểu diễn ở các tiệc cưới, liên hoan.
Hơn
một năm trước, thấy ở nước ngoài nghệ sĩ biểu diễn trên đường phố cũng
hay hay nên anh thử bắt chước. Mới đầu biểu diễn anh cũng ngại lắm vì sợ
không ai thưởng thức. Vậy mà khi anh cất lên tiếng đàn, nhiều vị khách
chăm chú dõi theo…
Dần dà, trên đường
phố xuất hiện ngày càng nhiều màn biểu diễn khác nên màn trình diễn của
anh không còn lạ nữa. Phải đổi mới và luyện đánh sao cho hay hơn, ngọt
hơn là nhiệm vụ thôi thúc anh mỗi ngày. Anh quan niệm một khi đã biểu
diễn thì phải cống hiến hết mình cho khách. Vỉa hè là một sân khấu thực
thụ vì những người thưởng lãm ở khoảng cách rất gần với mình, không thể
qua loa làm lấy được. Khách vỗ tay tán thưởng khi thấy anh vừa đạp xe
đạp một bánh vừa đánh đàn, có khi nằm ngửa trên thanh sắt nhọn nhưng
không biết được rằng đằng sau đó là cả một sự khổ luyện.
Mới
đây, khi một tờ báo tổ chức cho nghệ sĩ đường phố thi tài, thầy trò anh
cũng đã đăng ký tham gia. Có lẽ khi biểu diễn trên đường phố cho khách
mua vui, hai thầy trò tìm được niềm hứng khởi cho chính mình nên mỗi
giai điệu họ cất lên đã chạm vào sâu thẳm trái tim người nghe. Mời bạn
đọc xem clip biểu diễn trên www.plo.vn.
HOÀNG LAN
Donald Gould – Người nghệ sĩ piano đường phố
Bạn đã biết đến người đàn ông nổi tiếng trong video này chưa. Star Music http://starmusic.edu.vn chia sẻ cùng các bạn bản hit nổi tiếng “Come Sail Away” đã được vang lên qua những phím đàn của người đàn ông này. Một người qua đường đã ghi phần biểu diễn của người đàn ông vô gia cư lại và đăng lên Youtube. Chỉ trong vòng một ngày video đã nhận được hơn 2 triệu lượt xem
Bản nhạc được ngân lên từ ngón đàn của “nghệ sĩ” đường phố đã khiến
những người qua đường không kìm được mà dừng bước lắng nghe và ghi hình
lại. Một vài người tốt bụng còn đặt vào mũ của người đàn ông vô gia cư
những đồng tiền lẻ. Bản hit nổi tiếng “Come Sail Away” đã được vang lên
qua những phím đàn của người đàn ông này. Một người qua đường đã ghi
phần biểu diễn của người đàn ông vô gia cư lại và đăng lên Youtube. Chỉ
trong vòng một ngày video đã nhận được hơn 2 triệu lượt xem.
Ẩn dưới bề ngoài lôi thôi, nhếch nhác của người đàn ông vô gia cư này
là một tài năng có thể khiến người khác kinh ngạc. Donald Gould, 51
tuổi, hàng ngày ông chơi đàn trước cửa hàng bán nhạc cụ để hy vọng kiếm
được một chút tiền thưởng của người qua đường, chứ không nghĩ rằng việc
làm của mình được nổi tiếng trên mạng xã hội.
Gould say sưa chơi piano trên vỉa hè
Cuộc sống của người đàn ông bắt đầu trượt dốc kể từ khi vợ công qua đời
năm 1998. Gould đã tìm đến ma túy để quên đi sự mất mát lớn đó, và cũng
vì vậy mà ông đã bị tước quyền nuôi con. Đứa con 3 tuổi của ông đã được
đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, còn ông trở thành một người vô gia
cư. Ông từng là một cựu lính hải quân và đã theo học nhạc từ khi còn là
một đứa trẻ, Gould đã say mê âm nhạc, nhưng vì không có tiền trả học phí
ông đã phải bỏ dở việc học.
Gould mê đàn từ nhỏ và cho đến bây giờ tài năng và tình yêu với piano dường như vẫn không "hao mòn" đi chút nào
Việc bỗng dưng nổi tiếng trên mạng xã hội khiến Gould rất bối rối. Tuy
nhiên viêc này có rất nhiều điểm tích cực: ví dụ như trên mạng Internet
đã tạo một trang dưới cái tên “ GoFundMe” cho người nghệ sĩ đường phố
này. Điều này có thể giúp ông tìm được đứa con trai 18 tuổi của mình ,
ngoài ra, sau khi xem video Gould chơi piano lan truyền trên mạng, một
quán bar đã để nghị người đàn ông này đến biểu diễn ở quán bar của họ.
Hi vọng cuộc sống của ông sẽ lật sang trang mới, có nhiều niềm hạnh phúc
hơn.
TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT STAR MUSIC HÀ ĐÔNG
Những chuyện chưa kể về người nghệ sỹ đường phố
16:54, Ngày 25 tháng 03 năm 2016
Chuyện ít kể về nghệ sỹ đường phố
Nghệ thuật đường phố là một trong số ít loại hình nghệ thuật rộng cửa cho tất cả mọi người. Chỉ với một bình sơn và một bức tường, bạn có thể có tác phẩm của chính mình, nghệ thuật đường phố cũng không đặt nặng hình thức mà chú trọng nhiều hơn đến thông điệp. Mặc dù có rất nhiều lợi thế về sự phổ biến nhưng nghệ thuật đường phố luôn phải trả giá khá đắt đó là sự tồn tại tạm thời. Nghệ sĩ đường phố là những người hiểu rõ điều này hơn ai hết, đường phố nào, bức tường nào cũng là vật liệu tạm bợ, mọi thứ xảy ra xung quanh đều có thể chạm đến tác phẩm và khiến nó hư hỏng hoặc biết mất bất cứ lúc nào.
Robert Banks, nghệ sĩ đường phố nổi tiếng với nghệ danh Banksy từng
phải bất lực đứng nhìn người khác bán đấu giá đứa con tinh thần của mình
với một số tiền lên đến hàng triệu đô-la, đó là một sự đánh cắp mà đến
chính nạn nhân cũng không biết mình có quyền ngăn cản hay không. Cái giá
của một nghệ sĩ đường phố không hề rẻ khi phải chấp nhận rằng đứa con
của mình là tạm bợ và bản thân không đủ sức bảo vệ nếu có chuyện gì đó
xảy ra. Tuy nhiên, nghệ thuật đường phố sẽ không còn là nghệ thuật đường
phố nếu được trưng bày trong gallery hay bảo bọc trong bảo tàng, dường
như sự mong manh tạm bợ nơi khai sinh ra chúng càng khiến chúng trở nên
thú vị.
Nếu nghệ thuật đường phố có một người cha, hẳn ông ấy sẽ rất giàu nhưng hiếm khi được nghe lời cảm ơn. Ban đầu, loại hình nghệ thuật này là một sự phiền phức cho rất nhiều người. Nhưng với sức mạnh về sự phổ quát, người ta nhanh chóng dùng nghệ thuật đường phố vào nhiều mục đích, thương mại, nghệ thuật, và nhiều mục đích cá nhân khác… Sự lớn mạnh của nghệ thuật đường phố là quá hiển nhiên nhưng người ta vẫn đang tranh cãi, so sánh tích cực tiêu cực hơn là cám ơn thứ nghệ thuật bình dân và những con người đã tạo ra nó.
Cuộc xâm lăng của nghệ thuật đường phố đã đi xa hơn đường phố, vào
đến thời trang… Sẽ không khó để bắt gặp nhiều trang phục có in tác phẩm
của các nghệ sĩ đường phố nổi tiếng như Jean-Michel Basquiat, Banksy,
Cost, or Revs… Công chúng đã và sẽ tiếp tục yêu mến loại hình nghệ thuật
này, cũng nhưng các sản phẩm thời trang có liên quan.
Để trở nên nổi tiếng với street art từng là chuyện “hên xui” vì trước khi có các phương tiện truyền thông hiện đại, để kết nối với một nghệ sĩ mới chỉ có thể nhờ đến duyên trời. Ngày nay, hầu như mọi nghệ sĩ đường phố đều có kênh mạng xã hội riêng và dễ dàng kết nối hơn. Nhờ vào mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại, nghệ thuật đường phố đang và sẽ trở thành gã khổng lồ của nghệ thuật và thương mại.
Danh chính ngôn thuận
Mặc kệ những tranh cãi về người hùng hay kẻ phá hoại, nghệ thuật
đường phố đã đường đường chính chính bước chân vào những sự kiện nghệ
thuật lớn nhất thế giới như POW! WOW! (Honolulu, Tawian, Austin), Art
Basel (Miami, Basel, Hong Kong), Bushwick Open Studios (New York)… Không
chỉ xuất hiện như một section chính trong các triển lãm nghệ thuật lớn,
nghệ thuật đường phố còn là một phần không thể thiếu trong các sự kiện
này.
Chúng ta dường như đang nói quá nhiều đến giá trị, tranh cãi quá nhiều về 2 mặt của hình thức nghệ thuật này mà quên cảm ơn loại hình nghệ thuật bình dị này, nhờ nó, chúng ta có thêm một ngôn ngữ, một thanh sắc.
- See more at:
https://www.lofficiel.vn/the-gioi-van-hoa/nhung-chuyen-chua-ke-ve-nguoi-nghe-sy-duong-pho-19835.html#sthash.RHr6YFZU.dpufNghệ thuật đường phố là một trong số ít loại hình nghệ thuật rộng cửa cho tất cả mọi người. Chỉ với một bình sơn và một bức tường, bạn có thể có tác phẩm của chính mình, nghệ thuật đường phố cũng không đặt nặng hình thức mà chú trọng nhiều hơn đến thông điệp. Mặc dù có rất nhiều lợi thế về sự phổ biến nhưng nghệ thuật đường phố luôn phải trả giá khá đắt đó là sự tồn tại tạm thời. Nghệ sĩ đường phố là những người hiểu rõ điều này hơn ai hết, đường phố nào, bức tường nào cũng là vật liệu tạm bợ, mọi thứ xảy ra xung quanh đều có thể chạm đến tác phẩm và khiến nó hư hỏng hoặc biết mất bất cứ lúc nào.
Nếu nghệ thuật đường phố có một người cha, hẳn ông ấy sẽ rất giàu nhưng hiếm khi được nghe lời cảm ơn. Ban đầu, loại hình nghệ thuật này là một sự phiền phức cho rất nhiều người. Nhưng với sức mạnh về sự phổ quát, người ta nhanh chóng dùng nghệ thuật đường phố vào nhiều mục đích, thương mại, nghệ thuật, và nhiều mục đích cá nhân khác… Sự lớn mạnh của nghệ thuật đường phố là quá hiển nhiên nhưng người ta vẫn đang tranh cãi, so sánh tích cực tiêu cực hơn là cám ơn thứ nghệ thuật bình dân và những con người đã tạo ra nó.
Để trở nên nổi tiếng với street art từng là chuyện “hên xui” vì trước khi có các phương tiện truyền thông hiện đại, để kết nối với một nghệ sĩ mới chỉ có thể nhờ đến duyên trời. Ngày nay, hầu như mọi nghệ sĩ đường phố đều có kênh mạng xã hội riêng và dễ dàng kết nối hơn. Nhờ vào mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại, nghệ thuật đường phố đang và sẽ trở thành gã khổng lồ của nghệ thuật và thương mại.
Danh chính ngôn thuận
Chúng ta dường như đang nói quá nhiều đến giá trị, tranh cãi quá nhiều về 2 mặt của hình thức nghệ thuật này mà quên cảm ơn loại hình nghệ thuật bình dị này, nhờ nó, chúng ta có thêm một ngôn ngữ, một thanh sắc.
Nhận xét
Đăng nhận xét