Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MÂT ĐỜI THƯỜNG 331
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Mưa cường độ lớn sẽ tiếp tục đêm nay ở Bắc bộ
Thùy Dung
Thứ Tư, 25/5/2016, 20:39 (GMT+7)
Xe bị chết máy do ngập úng - Ảnh: Hậu Phan
(TBKTSG Online) - Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nên từ chiều ngày 24-5
đến sáng này 25-5, các tỉnh Bắc bộ, trong đó có Hà Nội đã xảy ra mưa rào
lớn, dồn dập trên diện rộng. Theo dự báo, mưa sẽ còn tiếp tục diễn ra
trong đêm nay và sáng mai (26-5) ở các tỉnh Bắc bộ, có nơi mưa to đến
rất to và dông.
Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai
là cấp 1. Trong đó, khu vực Hà Nội đêm nay và sáng mai (26-5) có mưa,
mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông.
Nguy cơ lũ quét trên các sông suối nhỏ và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy
ra ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt tại một số tỉnh Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 1.
Ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc
gia, cho hay đây là đợt mưa tiểu mãn thường xảy ra ở các tỉnh miền Bắc
vào đầu mùa mưa. So sánh với đợt mưa kỷ lục vào tháng 10-2008 thì đợt
mưa này chưa bằng. Cụ thể, đêm 31-10-2008, lượng mưa đo được tại Hà Nội
là 347mm, trong khi đêm qua (24-5) tại Hà Nội đo được là 221mm.
Theo Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội, đêm qua và sáng
nay, mưa xảy ra trên diện rộng, tập trung tại khu vực phía Tây, khiến
nước sông Nhuệ tại trạm bơm Đồng Bông 1 dâng cao. Do lượng mưa lớn đột
biến vượt quá khả năng của hệ thống, cùng với ảnh hưởng của các công
trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công nên xảy ra úng ngập tại các tuyến
đường Trần Bình, Phan Văn Trường, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, ngã ba
Dương Đình Nghệ – Nam Trung Yên, Hoa Bằng, Đội Cấn.
Chiều nay vẫn diễn ra cảnh ngập úng cục bộ, một nhánh của sông Nhuệ nước ngập tới mép đường - Ảnh: Thùy Dung
Mưa lớn không chỉ gây ách tắc, người dân đi lại khó khăn, thiệt hại về
phương tiện giao thông do chết máy ô tô và xe máy, mà còn gây thiệt hại
lớn đối với sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tiền Lệ (Hoài Đức), cho hay
trận mưa kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ liên tục đã khiến cho hơn 15 héc ta
rau của HTX bị ngập úng, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Không
những vậy, việc cung ứng rau cho các cửa hàng, siêu thị và chợ dân sinh
cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong vài ngày tới.
Theo khảo sát tại các chợ dân sinh, hiện tại giá rau vẫn chưa thay đổi
do người dân thu hoạch vội ruộng rau. Nhưng theo ông Hòa, vài ngày tới,
giá rau sẽ tăng do nắng lên, rau sẽ hỏng hết, giá sẽ tăng cao.
Trong khi đó tại Yên Bái, do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua đã
làm 1 người chết, 206 nhà bị ngập; ngập một số tuyến đường, ngầm tràn,
sạt ta luy một số tuyến đường với khối lượng đất đá khoảng 450m3 gây ách
tắc giao thông; ngập trên 83 héc ta lúa, hoa màu, tràn 11 ao cá.
Ông Võ Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho hay lượng mưa
đêm qua và rạng sáng nay vượt quá năng lực thoát nước Hà Nội. Ngay kể
cả khi dự án thoát nước giai đoạn 2 hoàn thành cũng chỉ có khả năng
thoát được 310mm trong vòng 2 ngày ở lưu vực sông Tô Lịch.
Trận mưa lớn khiến toàn bộ Hà Nội xuất hiện 35 điểm úng ngập. Đến trưa
ngày 25-5, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn một số điểm ngập úng, tập trung ở
lưu vực sông Nhuệ như Hà Đông và tả Nhuệ. Nguyên nhân là khu vực này
chưa được đầu tư, cải tạo hệ thống thoát nước một cách đồng bộ.
“Nếu trời tiếp tục mưa lớn, chúng tôi sẽ đưa ra biện pháp phân lưu đảm
bảo thoát nước nội thành. Hiện nay, vẫn đang mở đập Thanh Liệt để phục
vụ thoát nước cho khu vực Hà Đông và tả Nhuệ”, ông Võ Nguyên Phong nói. Đọc thêm: Thời tiết cực đoan sẽ ngày càng khó dự báo
Lo đổ nợ từ chương trình nông thôn mới!
Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích nên huy động quá sức
dân, nợ đọng không thể thanh toán để lại hậu quả lớn và ảnh hưởng đến
chủ trương xây dựng nông thôn mới
Ngày 25-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến đối
với báo cáo kết quả giám sát bước đầu về Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn tái cơ cấu ngành nông
nghiệp. Chạy theo hình thức
Trình bày báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu,
Trưởng đoàn giám sát, cho biết tính đến tháng 3-2016, có 1.761 xã
(19,7%) đạt tiêu chí nông thôn mới; có 1.223 xã (13,7%) đạt từ 15-18
tiêu chí, 3.155 xã (37,5%) đạt từ 10-14 tiêu chí, 2.123 xã (25,4%) đạt
từ 5-9 tiêu chí và chỉ còn 326 xã (3,9%) dưới 5 tiêu chí.
Đáng chú ý, trong 5 năm, cả nước đã huy động khoảng 851.380 tỉ đồng
để thực hiện chương trình này. Trong đó, ngân sách nhà nước bao gồm các
chương trình, dự án khác là 266.785 tỉ đồng (31,34%), vốn tín dụng là
434.950 tỉ đồng (51%), huy động từ doanh nghiệp 42.198 tỉ đồng (4,9%),
người dân đóng góp 107.447 tỉ đồng (12,62%).
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 25-5
Ông Nguyễn Văn Giàu nhận định: “Một số địa phương có biểu hiện chạy
theo thành tích nên huy động quá sức dân, không có khả năng thanh toán
nợ đọng xây dựng cơ bản, để lại hậu quả lớn và ảnh hưởng đến chủ trương
xây dựng nông thôn mới”. Theo báo cáo của Chính phủ, số nợ đọng của
35/41 tỉnh, thành đến nay khoảng 8.600 tỉ đồng.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết lo nhất là các địa
phương lại chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bán đất nông nghiệp để trả
nợ. “Không khéo được cái này thì mất cái kia. Trung Quốc xây dựng nông
thôn mới là tập trung cho sản xuất, còn ở ta thì lại tập trung chủ yếu
xây nhà, xây đường to và nhân dân không đồng tình với việc đó” - ông
Phúc thẳng thắn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị đoàn giám sát nghiên cứu lý do
tại sao hợp tác xã kiểu cũ không thể chuyển sang mô hình hợp tác xã kiểu
mới được, có phải vì nợ đọng, mặc dù đã mấy lần được xử lý nhưng vẫn
còn tồn tại. “Đề nghị QH ban hành nghị quyết cho phép Chính phủ nghiên
cứu xóa số nợ đọng này. Chúng tôi chưa thống kê cụ thể nhưng số nợ nhỏ
thôi, song về pháp lý nếu không giải thể được thì thành yếu kém” - Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ nói. Làm gì để phát triển?
Trăn trở với vấn đề trên, ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường - đề nghị phải đánh giá chương trình nông
thôn mới đã nâng cao được đời sống nông dân chưa hay chỉ là hình thức;
các công trình có bị lãng phí không? Ông Dũng nêu ví dụ nhiều doanh
nghiệp trong nước đầu tư sản xuất nông nghiệp ra nước ngoài (Mỹ, New
Zealand, Nga, Úc, Lào…) rất hiệu quả và đặt vấn đề phải chăng do cơ chế
chính sách trong nước chưa hiệu quả?
Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cho rằng đáng ngại nhất là mới có 19,7% xã
đạt nông thôn mới trong khi mục tiêu mà QH đề ra là 50% vào năm 2020.
Thậm chí đến nay, vẫn còn 9 địa phương chưa ban hành đề án, kế hoạch tái
cơ cấu trên địa bàn là Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa
Thiên - Huế, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng mục tiêu lớn là nâng cao
đời sống tinh thần, vật chất của nông dân. “Phải chỉ rõ địa chỉ, con
người cụ thể chứ cứ nêu chung chung kiểu “có nơi, có địa phương, có bộ -
ngành...” thì chẳng ai sợ giám sát tối cao của QH cả”- bà Nga thẳng
thắn.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng trong giám sát cần quan tâm
đến các vấn đề tồn tại của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cũng như mục
tiêu cần đánh giá phải thực chất hơn. “Những xã đã được công nhận nông
thôn mới thì sắp tới cần làm gì để phát triển, chứ một vài năm lại trở
về nông thôn cũ là không được” - bà Ngân quan ngại.
Cùng ngày, UBTVQH đã họp riêng để nghe Hội đồng Bầu cử quốc gia báo
cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu QH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021.
800 triệu đồng cho một bài báo khoa học
Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về báo cáo
kết quả giám sát bước đầu chuyên đề Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp
luật về phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN) nhằm thúc đẩy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển giai
đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế
tạo.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn
báo cáo giám sát nêu rõ tổng số bài báo, công trình khoa học được công
bố quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 gấp 2,2 lần so với
giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt, số lượng đề tài nghiên cứu sử dụng ngân
sách nhà nước tăng 15%-20%/năm…
Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Quốc Khánh cho
biết số bài báo, công trình khoa học được công bố quốc tế sử dụng ngân
sách nhà nước thời gian qua tăng. Nguồn tăng đáng kể là qua Quỹ Phát
triển KH-CN quốc gia, khoảng 30%/năm. Quỹ Phát triển KH-CN quốc gia hỗ
trợ cho nghiên cứu cơ bản môn toán, lý, hóa... “Loại đề tài này Việt Nam
rất mạnh, số lượng bài báo, công trình khoa học công bố tăng lên rất
nhiều. Hằng năm, quỹ được cấp 300 tỉ đồng để hỗ trợ nghiên cứu cơ bản
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trung bình, chi phí nghiên cứu để
có một bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín là 800
triệu đồng” - ông Khánh nói.
Image copyrightReutersImage caption
Ông Nguyễn Xuân Phúc đã lên đường đi Nhật Bản dự hội nghị G7
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam không tìm cách tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông.
Phát
biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được đưa ra hai ngày sau khi Tổng
thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, cho phép
quân đội Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại và hợp tác gần gũi hơn với
quân đội Mỹ.
"Việt Nam không tăng cường quân sự nhưng Việt Nam
cần phải bảo vệ chủ quyền, trước tiên là bằng các giải pháp hòa bình,
ngoại giao và thậm chí là pháp lý,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
“Việt
Nam là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và luôn giải quyết các vấn đề
của quốc tế cũng như khu vực dựa theo luật pháp quốc tế trên tinh thần
không dùng vũ lực và không dùng sức mạnh để đe dọa nước khác.”
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc không hề nhắc đến Trung Quốc trong suốt cuộc
phỏng vấn và không rõ ý của người đứng đầu chính phủ Việt Nam là gì khi
đề cập đến từ “pháp lý” như là một biện pháp để Việt Nam bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ.
Nhậm chức từ tháng trước và là một trong ba vị trí
lãnh đạo quyền lực nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang đối diện với
nhiệm vụ khó khăn là vừa duy trì mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc,
vừa phải chịu áp lực của người dân đòi chính phủ Việt Nam phải có thái
độ với sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở biển Đông.
“Không có xung đột”
Việc
dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, dấu ấn cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt
Nam, theo các chuyên gia, có thể sẽ giúp Việt Nam theo đuổi việc hiện
đại hóa quân đội để gia tăng khả năng bảo vệ bờ biển đồng thời tạo nên
những ràng buộc chặt chẽ hơn về an ninh.
Vậy nhưng, Thủ tướng Phúc
cho biết ưu tiên lúc này là các nước thuộc khối Asean và những đối tác
như Nhật Bản có thể làm giảm căng thẳng một cách hòa bình và không dùng
vũ lực để đe dọa.
“Tôi xin nhắc lại một lần nữa là không có xung
đột”- Thủ tướng Phúc nói. “Việt Nam không chủ trương quân sự hóa mà
chúng tôi có những giải pháp để hợp tác với các nước khác nhằm duy trì
hòa bình, tự do hàng hải, tự do hàng không và tự do giao thương”.
Thủ
tướng cũng ca ngợi sự thành công của chuyến thăm Việt Nam trong ba ngày
của Tổng thống Obama và cho biết lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đón chào
người đứng đầu chính phủ Mỹ bằng tình hữu nghị.
“Tổng thống Mỹ nói sự đón chào của nhân dân Việt Nam đã chạm đến trái tim khiến ông ấy cảm động và cám ơn,” Thủ tướng Phúc nói.
Khi
được hỏi liệu hệ thống chính trị và những tư tưởng bảo thủ có ảnh hưởng
đến những mục tiêu về kinh tế hay không, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói
Việt Nam theo đuổi tự do thương mại cho thấy chủ nghĩa cộng sản không
phải là rào cản.
“Đất nước chúng tôi được lãnh đạo bởi đảng Cộng
Sản, nhưng Việt Nam là một quốc gia theo kinh tế thị trường,” Thủ tướng
Phúc nói.
“Chúng ta không thể cho rằng Việt Nam là một quốc gia
bảo thủ. Kinh tế thị trường đi liền với sự năng động, không thể bảo thủ
được.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhậm chức từ tháng trước, nói
ưu tiên hàng đầu của Việt Nam lúc này là kiểm soát nợ công và giữ ở mức
dưới 65% so với GDP, đồng thời duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức
6.7 % đến 7% trong vòng 5 năm tới
Ngày 25-5, Phòng CSGT (PC67) Công an TP Hà Nội cho
biết đã lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
tài xế xe tải “ngông nghênh” chạy ngược chiều tại đường trên cao vành
đai III.
ảnh minh họa
Qua tiến hành xác minh và làm rõ,
PC67 đã mời người điều khiển phương tiện nói trên lên trụ sở Phòng CSGT
làm việc. Tại đây, danh tính tài xế được xác định là anh Nguyễn Văn Hùng
(38 tuổi, trú tại Nghĩa Khánh, Nghĩa Đàn, Nghệ An).
Sau khi làm rõ hành vi vi phạm của tài xế này, PC67 Hà Nội đã lâp
biên bản, ra quyết định xử phạt 1 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX
một tháng về hành vi điều khiển xe đi ngược chiều đường một chiều, quy
định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013.
Trước đó, ngày 12-5, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn
clip dài khoảng một phút, ghi lại từ camera hành trình cảnh một chiếc xe
tải ngang nhiên đi ngược chiều trước dòng xe đông đúc đang lưu thông.
Sự việc xảy ra khoảng 12 giờ trưa 12 -5, tại tuyến đường trên cao Vành đai III, đoạn Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Vào thời điểm trên, chiếc xe tải biển số 19C-024.69 đang lưu thông
theo hướng Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng thì bất ngờ quay đầu đi ngược
chiều. Mặc cho dòng xe đang nối đuôi nhau từ đường trên cao để xuống
đường bên dưới, tài xế xe tải vẫn bất chấp nguy hiểm, điều khiển xe tới
khu vực cầu cạn rồi “bò” ngược chiều lên đường trên cao. Chiếc xe tải "ngông nghênh" chạy ngược chiều tại đường trên cao
Theo một số người chứng kiến vụ việc, tài xế xe tải dù gặp nhiều xe
máy đi ngược lại nhưng quyết không nhường đường. Nhiều xe máy dừng lại
chờ ô tô đánh lái cuối cùng phải tự tránh đường.
“Nhiều người đã hô hoán, cản trở lái xe không được đi ngược chiều
nhưng người này vẫn nhất quyết đi lên” - một người chứng kiến cho hay.
Ngay khi đăng tải, clip trên đã nhận được hàng trăm lượt chia sẻ và
bình luận. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự bức xúc và lên án hành động coi
thường pháp luật cũng như tính mạng người khác của tài xế xe tải.
Hai nhóm thiếu niên ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) hẹn
nhau ở công viên để giải quyết mâu thuẫn rồi xảy ra hỗn chiến, một thiếu
nữ bị đâm tử vong tại chỗ.
ảnh minh họa
Chiều 25-5, Công an tỉnh Khánh Hòa đã đưa Đoàn Thị Phi Ph. (tự Ben,
15 tuổi) cùng chín người khác đều ngụ TP Nha Trang (Khánh Hòa) đến trụ
sở công an đã để điều tra về hành vi giết người.
Thông tin ban đầu cho biết tối 24-5, nhóm của Đoàn Thị Phi Ph., Trần
Thị Ngọc Th. (16 tuổi) hẹn gặp nhóm P.T.H.Nh. (17 tuổi, ngụ TP Nha
Trang) tại một công viên ở TP Nha Trang để giải quyết mâu thuẫn giữa hai
nhóm. Sau khi cãi vã, hai nhóm lao vào ẩu đả nhau. Trong lúc hỗn chiến,
Phụng lấy dao bấm thủ sẵn trong người tấn công Nh. khiến nạn nhân tử
vong tại chỗ.
Sau khi gây án, nhóm của Ph. chạy xe đạp điện đến lẩn trốn tại một
nhà nghỉ ở xã Vĩnh Phương (TP Nha Trang), cách hiện trường gần 3 km.
Bước đầu, Ph. khai nhận đã đâm Nh. do bị đánh chứ giữa hai người không
có mâu thuẫn.
Ông chủ tiệm vàng Phi Đoan cho biết với việc công
an tìm ra nghi phạm trộm 400 cây vàng, ông vừa có thể lấy lại được tài
sản, lại vừa chứng minh được mình không hề bịa đặt thông tin.
ảnh minh họa
Chiều 25-5, ngay sau khi Công an TP
Hà Nội thông báo chính thức thông tin về kết quả điều tra vụ trộm 400
cây vàng tại Hà Đông (Hà Nội), chúng tôi đã gặp ông Vũ Đức Phi (56 tuổi,
trú tại nhà 77 phố Bế Văn Đàn, phường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội),
chủ tiệm vàng Phi Đoan.
Vừa nghe chúng tôi đặt vấn đề về vụ trộm vàng, ông Phi cùng vợ mình
không giấu được sự hạnh phúc, cười tươi: “Vui lắm chú ạ, không thể diễn
tả nổi cảm xúc này. Ngay khi cơ quan công an bắt được nghi phạm, họ đã
thông báo cho gia đình, mấy đêm liền không thể ngủ nổi. Không ngờ có thể
sớm tìm ra tài sản đã bị mất của mình như vậy”.
Ông Phi chia sẻ sau khi xảy ra vụ trộm, mặc dù gia đình rất choáng
váng và xót của nhưng không hề “bù lu bù loa”, không kêu gào gì nhiều.
Mọi người trong gia đình đều tự động viên nhau, tin tưởng ở cơ quan công
an sẽ sớm tìm ra thủ phạm, đồng thời ổn định tinh thần để tiếp tục vận
hành tiệm vàng.
“Mình mất không lẽ hét toáng lên với hàng xóm, sẽ chẳng ai giúp được
mình. Hơn thế tên trộm nghe vậy hắn sẽ không nằm yên, làm sao công an có
thể điều tra và truy bắt” - ông chủ tiệm vàng nói.
Cũng theo ông Phi, ông có được cơ quan công an mời lên gặp nghi phạm
một vài lần, tuy nhiên đối tượng này không phải người quen của gia đình.
Rất có thể đây là một trong những khách hàng từng mua bán tại cửa hàng.
Quá trình điều tra, ông Phi đã được các lãnh đạo TP Hà Nội cũng như
Bộ Công an mời lên, động viên cố gắng vượt qua biến cố và tin tưởng ở
lực lượng chức năng. Đây cũng là một điểm tựa để ông cùng gia đình có
thể bình tĩnh đối mặt với mất mát này.
“Sau khi được thông báo về kết quả điều tra, tôi và gia đình vô cùng
vui mừng nhưng cũng không hề khoe khoang với mọi người xung quanh. Hiện
tại tôi luôn có cảm giác sung sướng mà không thể diễn tả nổi” - ông Phi
mừng rỡ.
Chia sẻ thêm về vụ việc, ông chủ tiệm vàng cho biết ngoài tìm lại
được tài sản, ông cũng đã mất đi được tiếng xấu, chứng minh lời nói của
mình là sự thực chứ không phải bịa đặt. Bởi trước đó, ngay sau khi ông trình báo về việc bị mất vàng, không ít ý kiến cho rằng ông bịa chuyện để trốn nợ, PR cho cửa hàng,...
Trước những lời đàm tiếu này, ông chỉ biết im lặng, chờ kết quả điều
tra của công an để làm rõ tất cả. Ông không hề quan trọng việc lên mặt
báo hoặc phát biểu để thanh minh cho những tin đồn này. Nghi phạm Vũ Duy Kiên
“Vừa mất của, vừa phải chịu tiếng xấu, nỗi đau này mấy ai hiểu được.
Nhưng tôi vẫn chấp nhận và im lặng. Đến hiện tại, nhìn vào kết quả điều
tra, những người từng đàm tiếu về tôi sẽ phải tự thấy xấu hổ, tự thấy
cái sai của họ” - ông Phi nói. Nội dung vụ việc:
Sáng 7-1-2016, ông Vũ Đức Phi đã tới trụ sở công an trình báo về việc
bị trộm một số lượng tài sản cực lớn. Theo đó, số vàng bị mất cắp lên
tới 400 cây vàng 9999, 80 cây vàng Tây với tổng giá trị khoảng 15 tỉ
đồng, ngoài ra còn mất thêm 1 tỉ đồng tiền mặt.
Ngay sau khi nhận được trình báo, Công an quận Hà Đông đã lập tức cắt
cử đơn vị nghiệp vụ xuống hiện trường xác minh, điều tra làm rõ; đồng
thời báo cáo lãnh đạo Công an TP Hà Nội.
Sau bốn tháng điều tra, Công an TP Hà Nội đã xác định được nghi phạm là Vũ Duy Kiên.
Quá trình điều tra làm rõ, do nợ nần nên Kiên đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản, mục tiêu là tiệm vàng Phi Đoan.
Để thực hiện hành vi trên, Kiên lên mạng học cách mở khóa ô tô và
nung chảy vàng. Đến ngày 7-1, Kiên thực hiện phi vụ trộm chiếc xe chở
vàng của gia đình ông Phi.
Sau khi trộm được vàng, Kiên dùng máy để nung toàn bộ số vàng được 9
kg rồi chia nhỏ thành nhiều phần, mang cất giấu tại một miếu hoang.
Có tiền, Kiên “vung tay” mua một căn hộ chung cư tại khu đô thị Hồ
Gươm Plaza, dùng 1,2 tỉ đồng mua một chiếc ô tô Mazda CX5, mua 10.000
USD, gửi 3,8 tỉ đồng vào hai sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng và ăn
tiêu.
Với biểu hiện giàu có bất thường này, Kiên nhanh chóng lọt vào “tầm
ngắm” của các trinh sát và sa lưới sau đó. Tại thời điểm kiểm tra căn
chung cư, công an thu giữ của Kiên một xe ôtô Mazda CX5 màu xám, 10.000
USD, hơn 4 tỉ đồng tiền mặt và một cần điện tử dùng để cân vàng.
Chiều 25-5, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã tuyên y án
sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của ông Lê Đa Ni En (con trai đại gia Lê
Ân) về việc yêu cầu tòa hủy quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của UBND quận Tân Bình.
ảnh minh họa
HĐXX nhận định, sau khi ông Lê Ân
cùng bà Lan ly hôn, UBND quận Tân Bình cấp giấy chứng nhận cho bà Lan
khi chưa có một bản án có hiệu lực nào quyết định giao toàn bộ căn nhà
cho bà Lan. Vì vậy khi ông Lê Ân khiếu nại, Ủy ban Thanh tra xác minh
lại cho thấy căn nhà đang là tài sản chung tranh chấp sau ly hôn nên có
quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận cấp cho bà Lan là đúng.
Như Pháp Luật TP.HCM từng thông tin, theo ông Lê Ân, căn nhà
408 Cách Mạng Tháng Tám ông mua năm 1970 bằng giấy tay, có đăng ký kê
khai với diện tích sử dụng 96 m². Năm 1988 (sau khi đã ly hôn với bà Lê Ngọc Lanđược bốn năm), ông mua tiếp căn nhà kề lưng nhà cũ với diện tích 140 m².
Việc mua bán này có sự xác nhận của UBND phường 5 (quận Tân Bình)
nhưng trong lúc ông đi tù thì UBND quận lại cấp giấy chứng nhận cho vợ
cũ của ông là bà Lan với diện tích gộp chung của cả hai căn nhà. Đến năm
2009 giấy chứng nhận được cập nhập chuyển quyền chủ sở hữu mới cho ông
Lê Đa Ni En (con trai chung của hai người).
Ông Lê Ân khiếu nại, tháng 2-2013, UBND quận Tân Bình đã ra quyết
định thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bà Lan
đối với căn nhà trên.
Không đồng tình về việc UBND quận Tân Bình ra quyết định thu hồi, ông
Lê Đa Ni En khởi kiện ủy ban ra TAND quận Tân Bình yêu cầu tòa hủy
quyết định trên.
Ông Lê Ân được đưa vào vụ án với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Xử sơ thẩm, TAND quận Tân Bình cho rằng việc thu hồi, hủy bỏ giấy
chứng nhận của UBND quận Tân Bình là đúng nên bác đơn khởi kiện của ông
Lê Đa Ni En.
Không đồng tình, con trai ông Lê Ân kháng cáo.
Ngày 25-5, theo tin từ Công an TP Vũng Tàu, cơ
quan này đã có văn bản kết luận xác minh vụ “200.000 đồng cho một lần
sạc pin điện thoại tại KDL Biển Đông” do một du khách đưa lên gây xôn
xao cộng đồng mạng ngày 19-2.
Du khách xin lỗi vì đăng sai vụ 'sạc điện thoại mất 200.000 đồng'
Trước đó, vào tháng 2-2016, một du
khách đã đăng clip lên trên mạng xã hội Facebook với nội dung trên. Vụ
việc được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều với những bình luận không tốt
cho rằng KDL Biển Đông “chặt chém” du khách.
Ngay sau đó, UBND TP Vũng Tàu đã đề nghị công an xác minh các bên
liên quan để có cơ sở xử lý, không để ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch
Vũng Tàu trong mắt du khách.
Theo Công an TP Vũng Tàu, cơ quan này đã mời du khách trong vụ việc
(ngụ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đến làm việc. Qua làm việc,
du khách cho hay tại thời điểm đó do hiểu lầm, không hiểu rõ nội dung
trao đổi với tổ dịch vụ KDL biển Đông.
Cụ thể người của tổ dịch vụ giải thích rằng “200.000 đồng là phí đấu
nối đường dây điện tại KDL và phí sử dụng điện trong ngày của khách sau
khi được nhân viên KDL xác nhận đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng”
chứ không phải “200.000 đồng là phí cho một lần sạc pin điện thoại”. Vì
hiểu chưa rõ nên du khách đã quay clip lại và đăng tải clip trên trang
cá nhân của mình.
Công an đã mời du khách cùng làm việc có sự tham dự
của lãnh đạo KDL biển Đông. Tại đây, du khách đã thấy việc đăng clip là
sai và xin lỗi lãnh đạo, nhân viên tổ dịch vụ của KDL biển Đông. Du
khách cũng có cam kết sẽ thông tin lại với báo chí để đính chính thông
tin và cam kết trong thời gian tới sẽ hạn chế việc đăng tải clip gây ảnh
hưởng đến tổ chức, cá nhân khác.
Đại diện Tổ dịch vụ KDL biển Đông cũng đã nhận một phần lỗi vì chưa
có mặt kịp thời khi khách cần hỗ trợ. KDL biển Đông không yêu cầu hình
thức xử lý nào với du khách và mong muốn thông tin trên sẽ được đăng tải
lại chính xác.
Như nhiều báo chí thông tin, tối 19-2, trên mạng xã
hội Facebook của một du khách đăng tải một clip ghi lại cảnh tranh cãi
giữa một nữ du khách và một số người được cho là nhân viên của KDL biển
Đông, TP Vũng Tàu.
Sáng 25-5, ông Trần Tuấn Việt - TGĐ Công ty CP Du lịch Vũng Tàu, Chủ
tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết: Sau sự việc, công
ty đã chỉ đạo đến từng đơn vị thành viên, trong đó có KDL biển Đông tăng
cường nhắc nhở nhân viên các bộ phận phải có cách ứng xử phù hợp với du
khách trong từng trường hợp. Phải giải thích để du khách khi đến KDL
nắm rõ các quy định, giá cả dịch vụ, tránh để xảy ra các trường hợp
tương tự gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch chung của TP Vũng
Tàu.
Xôn xao chuyện 800 triệu đồng cho một bài báo công bố quốc tế
Dân trí Tại phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội diễn ra sáng ngày 25/5/2016, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Trần Quốc Khánh cho biết: “Hàng năm Quỹ phát triển KH-CN Quốc gia được
cấp 300 tỉ đồng để hỗ trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội. Trung bình một bài được công bố trên tạp chí uy tín là
800 triệu đồng”
Tại phiên họp thứ 48 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng ngày 25/5/2016, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã trình bày báo cáo kết quả
giám sát bước đầu chuyên đề Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về
phát triển KH&CN nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai
đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú
trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo.
Quang cảnh Phiên họp 48 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Đánh giá việc thực hiện chiến lược phát
triển KH&CN, Báo cáo do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát trình bày cho biết, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 phê
duyệt Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010 và Quyết
định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển
KH&CN giai đoạn 2011-2020.
Qua 10 năm tổ chức triển khai thực hiện,
một số chỉ tiêu quan trọng đề ra trong Chiến lược đã đạt được, như sau:
Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đóng
góp ngày càng nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2011-2013
với tỷ trọng đóng góp theo các năm lần lượt là 11,7%; 19,1% và 28,7%;
tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị cơ bản đạt mục tiêu chiến lược đề ra,
đạt 10,68%/năm.
Tổng số bài báo, công trình khoa học
được công bố quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 gấp 2,2 lần
so với giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng bình quân là 19,5%/năm, đạt mục
tiêu của Chiến lược.
Số lượng công bố quốc tế từ các đề tài
nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước tăng 15-20%/năm. Giai đoạn
2011-2015, số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tăng 62% so
với giai đoạn 2006-2010,…
Trước những con số được nêu ra trong báo
cáo về bài báo, công trình khoa học được công bố quốc tế, bà Lê Thị Nga
– Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đặt vấn đề: “Thời gian gần đây
dư luận xôn xao về đào tạo tiến sĩ của Viện Hàn lâm có dùng tiền ngân
sách để công bố quốc tế và tăng bình quân 19,5%/năm. Đề nghị Bộ KH-CN
cho kiểm tra lại và Viện Hàn lâm KH-CN trong thời gian giám sát công bố
bao nhiêu và chi bao nhiêu tiền cho việc công bố đề tài nghiên cứu ra
quốc tế?”
Giải trình về vấn đề này Thứ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh cho biết: Số liệu công bố quốc tế,
trong thời gian vừa qua, số đăng ký công bố tăng, nguồn tăng đáng kể là
qua Quỹ phát triển KH-CN Quốc gia, hàng năm tăng 30%. Quỹ phát triển
KH-CN Quốc gia cơ bản phải hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản: Toán, Lý,
Hoá,...
“Loại đề tài này Việt Nam rất mạnh, công
bố tăng lên rất nhiều. Hàng năm quỹ được cấp 300 tỉ đồng để hỗ trợ
nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trung bình
một bài được công bố trên tạp chí uy tín là 800 triệu đồng. Còn số chi
của Viện Hàn lâm như thế nào sẽ công bố sau”- ông Khánh nói.
Thông tin Thứ trưởng Khánh tiết lộ làm
khiến cho nhiều người xôn xao cho rằng chi phí một bài báo khoa học được
đăng trên tạp chí quốc tế là khoảng 800 triệu. Trong khi đó các nhà
khoa học khẳng định họ chưa bao giờ nhận được mức chi phí như vậy, ở đây
chắc chắn có sự nhầm lẫn.
Trao đổi với Dân trí chiều 25/5,
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chia sẻ: “Đối với công việc ở cơ quan tôi
thường hay gọi đề tài nghiên cứu là bài nên có thể dẫn đến sự hiểu nhầm ở
đây. Với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa
học tự nhiên, Quỹ phát triển KH&CN quốc gia tài trợ khoảng 800 triệu
đồng/đề tài nghiên cứu, yêu cầu sản phẩm đầu ra bắt buộc là các công bố
quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc Danh mục tạp chí ISI”
Cũng theo Thứ trưởng Khánh, chương trình
tài trợ nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên triển khai
từ năm 2009, trong đó bao gồm 8 lĩnh vực: Toán học, Khoa học Thông tin
và Máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và Môi trường, Khoa học
Sự sống – Sinh học Nông nghiệp, Y sinh và Cơ học. Các đề tài nghiên cứu
cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên được Quỹ tài trợ hàng năm khoảng
hơn 200 đề tài nghiên cứu, chiếm 80% số lượng đề tài, chương trình được
Quỹ tài trợ và khoảng 60% tổng kinh phí tài trợ của Quỹ.
Kinh phí trung bình Quỹ tài trợ cho các
đề tài, các chương trình này là 750-800 triệu đồng/1 đề tài, chương
trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Ngoài sản phẩm nghiên cứu chính,
các đề tài, các chương trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN do Quỹ tài
trợ bắt buộc phải có tối thiểu 2 công bố quốc tế đăng trên các tạp chí
thuộc Danh mục tạp chí ISI do Thompson Reuter xếp hạng (không kể các
công bố trong và ngoài nước khác trên các tạp chí không thuộc Danh mục
tạp chí ISI).
“Theo số liệu thống kê về kết quả nghiệm
thu năm 2015, số lượng các bài báo thuộc Danh mục tạp chí ISI được công
nhận là kết quả của đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do
Quỹ tài trợ đạt 2,9 bài báo/đề tài” – Thứ trưởng Khánh nói.
Nguyễn Hùng
Nga thả nữ phi công Ukraine, đổi lấy 2 người Nga
Nữ phi công người Ukraine, Nayida Savchenko đã đáp máy bay xuống Kiev
Hai công dân Nga Evgeny Erofeev và
Aleksandr Aleksandrov đang trên đường về Moscow, trong lúc nữ phi công
người Ukraine đã về đến Kiev, theo Reuters ngày 25.5.
Bà Nadiya Savchenko, cựu phi công Ukraine đã trở về sau thời gian bị
giam giữ tại Nga hôm 25.5. Đây là một phần trong thỏa thuận trao đổi,
qua đó Ukraine cũng thả hai người Nga Evgeny Erofeev và Aleksandr
Aleksandrov.
Việc bàn giao bà Savchenko, người được xem như anh hùng ở Ukraine,
theo yêu cầu từ chính phủ các nước phương Tây được xem như động thái sẽ
làm giảm căng thẳng giữa Nga và
phương Tây ngay một tuần trước khi Liên minh châu Âu (EU) quyết định
nên hay không nên gia hạn trừng phạt lên Nga, theo Reuters.
Ukraine cáo buộc phía Nga bắt giữ em gái của nữ phi
công Nadezhda Savchenko ngay trên xe ngoại giao và tịch thu hộ chiếu
của cô tại biên giới hai nước.
Không hề có công bố chính thức nào trong cuộc trao đổi lần này, nhưng
hai nguồn tin được cho thân cận với cuộc dàn xếp kể trên đã khẳng định
với Reuters về vụ việc. Trong khi đó Tổng thống Ukraine, ông Petro
Poroshenko cũng sẽ đưa ra tuyên bố chính thức trong ngày 25.5.
Đài Russia Today (Nga) cũng dẫn tin từ hãng Interfax nói rằng ông
Poroshenko đã bay tới Nga để đưa bà Savchenko về. Trước đó Savchenko bị
kết án tù 22 năm vì cáo buộc gọi pháo binh bắn làm chết hai nhà báo Nga.
Trong khi đó hai người Nga bị bắt tại Ukraine từng nói với Reuters
vào năm 2015 rằng họ là những nhân viên đặc nhiệm của Nga hoạt động bí
mật tại miền đông Ukraine. Mặc dù vậy Điện Kremlin luôn phủ nhận việc họ
gửi quân tới miền đông Ukraine, khu vực xảy ra tranh chấp giữa quân ly khai và quân đội chính phủ.
Cuộc xung đột tại Luhansk và Donetsk cùng với việc bán đảo Crimea sáp
nhập vào Nga đã góp phần tạo ra căng thẳng giữa Moscow và Kiev.
Nhật Đăng
Nữ tỉ phú Việt và tham vọng 'biến' VietJet thành 'Emirates châu Á'
Hãng tin CNBC vừa có bài viết về bà
Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO VietJet - hãng bay gây chú ý sau quyết định
chi hơn 11 tỉ USD mua 100 chiếc Boeing 737 Max 200 giữa chuyến công du
Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
CEO Nguyễn Thị Phương Thảo là người phụ nữ nhỏ nhắn, hay mỉm cười
khi trả lời câu hỏi bằng giọng nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bề ngoài dịu dàng
không giấu được tính cách thông minh và quyết đoán của bà, hãng tin CNBC
viết.
Là người sáng lập kiêm giám đốc điều hành VietJet, bà xây dựng hãng
hàng không giá rẻ tư nhân nhanh đến mức chỉ chưa đầy 5 năm từ khi thành
lập, số lượng hành khách chọn bay VietJet sắp vượt qua lượng hành khách
của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).
Chia sẻ với hãng tin nước ngoài, bà cho biết mình là một người ham
nghiên cứu: "Khi con trai đầu lòng của tôi được vài tháng tuổi, tôi bắt
đầu nghiên cứu về các hãng hàng không giá rẻ. Sau đó tôi dành 10 năm để
nghiên cứu về hàng không, gặp gỡ các CEO quản lý mảng hàng không giá rẻ
như Jetstar, Air Asia và Southwest Airlines”.
Khi đó, ngành công nghiệp hàng không là lĩnh vực khá mới mẻ với bà,
người đã tích lũy tài sản từ bất động sản. Bí quyết thành công của CEO
VietJet là nghiên cứu và thời gian.
Đi lên từ "hãng hàng không bikini"
Hãng tin Bloomberg gọi VietJet là "hãng hàng không bikini" Ảnh Bloomberg
Bà Thảo cũng không sợ việc thu hút sự chú ý và gây tranh cãi. Năm
2012, cái tên VietJet là chủ đề nóng trong nước vì để dàn tiếp viên hàng
không mặc áo tắm hai mảnh. Những chuyến bay với các tiếp viên mặc
bikini hiện không còn hoạt động song CEO 45 tuổi cho biết: “Nếu một hình
ảnh đẹp giúp khách hàng của chúng tôi cảm thấy hạnh phúc, chúng tôi sẽ
luôn cố gắng làm”.
Trước nhiều ý kiến chỉ trích vụ việc chỉ là chiêu trò quảng cáo
nhằm vào phụ nữ, bà cho hay: “Trên thế giới có rất nhiều cuộc thi sắc
đẹp mà các thí sinh mặc bikini để dự thi. Bikini thể hiện nhiều đặc điểm
đẹp. Thông điệp mà chúng tôi gửi đi là ở VietJet, chúng tôi làm điều
này vì lợi ích của sắc đẹp và sự hạnh phúc”.
IPO hãng bay chưa đầy 5 tuổi
Hiện VietJet có 34 tuyến bay nội địa và 16 tuyến bay quốc tế, gồm
các chuyến đến Singapore, Thái Lan và Myanmar. Với kế hoạch mở rộng đầy
tham vọng, VietJet muốn lên sàn chứng khoán trong năm nay.
Bà Thảo chưa bàn về số tiền mà VietJet sẽ có trong chào bán cổ
phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hay tiết lộ về tỷ lệ phần trăm doanh
nghiệp sẽ đem lên sàn, song chia sẻ rằng kế hoạch của bà là mở rộng ra
thị trường quốc tế ở Bắc Á và Đông Bắc Á, tới những điểm đến mới cách
Việt Nam 6 giờ bay. Cụ thể, các tuyến bay được đề cập bao gồm tuyến bay
đến Trung Quốc, Nga, Nhật Bản (Tokyo, Nagoya và Fukuoka).
Hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng mua 100 máy
bay Boeing 737 MAX 200 trong hôm nay 23.5, giữa lúc Tổng thống Mỹ
Barack Obama thăm Việt Nam.
Chuyên gia Brendan Sobie thuộc Centre for Asia Pacific Aviation
nhận định: “Họ rất tham vọng. Tính đến nay, họ mới tập trung vào thị
trường trong nước. Thị trường trong nước là loại quả dễ hái nhất, mọc ở
cành thấp nhất. Bây giờ họ tiến đến điểm hoàn thành giai đoạn đầu tiên.
Nếu muốn đuổi kịp tốc độ tăng trưởng, họ phải mở rộng ra quốc tế và đó
là thách thức lớn hơn. Họ có phần khác khó hơn trong chuyện làm ăn cần
phải giải quyết”.
Đợt IPO sẽ giúp VietJet thực hiện kế hoạch tăng đội bay năm 2016,
từ 36 chiếc máy bay A320 và A321 lên đến 45 chiếc. Hãng cũng muốn thêm
vào hai đường bay nội địa và 18 tuyến bay quốc tế.
Xây dựng VietJet thành “Emirates châu Á”
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong những nữ tỉ phú đầu tiên của Việt Nam Ảnh Bloomberg
CEO VietJet chia sẻ bà ngưỡng mộ hoạt động kinh doanh của hãng bay
Dubai Emirates Airlines và đặt mục tiêu biến doanh nghiệp của mình thành
“Emirates châu Á”.
“Họ có tầm nhìn toàn cầu. Emirates là hãng hàng không của một quốc gia nhỏ bé muốn chinh phục thế giới”, CEO VietJet nói.
Bà Thảo thừa nhận rằng chinh phục thế giới đồng nghĩa với việc phải
di chuyển khỏi mô hình hãng bay giá rẻ, song vẫn tin rằng mình sẽ thành
công mà không cần thay đổi nền tảng khách hàng cốt lõi và nhạy cảm
trước giá cả: “Chúng tôi có thể xây dựng mảng dịch vụ chi phí tiết kiệm
và cao cấp. VietJet tự tin vào chất lượng dịch vụ của mình không hề thua
kém các hãng bay khác trên thế giới”.
CEO VietJet lấy các bữa ăn trên máy bay làm ví dụ cho tính hiệu quả
chi phí: một bữa ăn nóng trên chặng bay TP.HCM - Singapore của VietJet
là 3 USD trong khi các hãng khác có thể tính 10 USD. “Đó là lý do tại
sao chúng tôi không xem mình là một hãng hàng không giá rẻ thông thường.
Chúng tôi xem mình là một hãng hàng không lai hay hãng hàng không thế
hệ mới”, bà kết luận.
Trong chuyến đi lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến VN, đã có những ký kết thương mại, hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Thu Thảo
Tổng thống Obama: "Tình cảm của nhân dân VN lay động trái tim tôi"
Tổng thống Obama đã đặt tay lên trái
tim mình và nói: “Tôi thực sự xúc động. Tình cảm của nhân dân Việt Nam
đã lay động trái tim tôi”.
Kết thúc chuyến
thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack
Obama (từ ngày 23-25/5), chiều tối 25/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao Hà Kim Ngọc trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm. Sau đây là
nội dung cuộc phỏng vấn:
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc
* Phóng viên:Thứ trưởng có thể đánh giá về những kết quả nổi bật nhất trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama?
* Thứ trưởng Hà Kim Ngọc:
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Barack Obama cùng Đoàn
đại biểu cấp cao Chính phủ Hoa Kỳ đã kết thúc thành công với 6 kết quả
nổi bật: Thứ nhất, về chính trị-ngoại giao, hai bên đã ra Tuyên bố chung
nhất trí tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện theo hướng thực chất,
hiệu quả, bền vững vì lợi ích hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển trong khu vực và thế giới.
Tuyên bố chung đã
tái khẳng định cam kết của hai bên trong việc tuân thủ Hiến chương Liên
hợp quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước; Tổng thống Obama khẳng
định dù chính quyền mới là của Đảng nào, chính sách với Việt Nam sẽ được
tiếp tục.
Thứ hai, về kinh
tế: Kết quả đáng chú ý nhất là hai bên nhất trí cao lấy hợp tác phát
triển làm trọng tâm của quan hệ hai nước trong thời gian tới. Theo đó
hai nước sẽ tập trung hợp tác nhiều hơn vào lĩnh vực thương mại, đầu tư,
khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chống biến đổi khí hậu. Chủ
trương này được minh chứng bằng những thỏa thuận kinh tế lớn với trị
giá lên tới 16,3 tỷ USD mà hai bên đạt được nhân chuyến thăm trong lĩnh
vực hàng không và điện gió.
Tổng thống khẳng
định quyết tâm thúc đẩy Quốc hội thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương trong năm 2016; đồng thời cam kết hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật
để triển khai có hiệu quả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương; tiếp
tục mở cả thị trường Hoa Kỳ cho hàng hóa Việt Nam; xem xét thuận lợi
việc nhập xoài, vú sữa.
Thứ ba, về quốc
phòng-an ninh, Tổng thống Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận
vũ khí sát thương với Việt Nam. Như vậy, tàn dư cuối cùng của chiến
tranh Lạnh đã được bãi bỏ. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã ký Thư thỏa thuận
về hỗ trợ trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp.
Hai bên cũng nhất
trí gia tăng hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển, cứu hộ, cứu nạn, ưu
tiên cao hơn cho hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh. Tổng thống
Obama cam kết Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Việt Nam để xử lý chất độc dioxin
tại Sân bay Biên Hòa sau khi hai bên đã thành công trong dự án tương tự ở
Sân bay Đà Nẵng; cũng như trong vấn đề rà phá bom mìn.
Thứ tư, hai bên
cũng đạt được một số thỏa thuận hợp tác về giáo dục - đào tạo, trong đó
có việc: Thành lập Đại học Fulbright Việt Nam với mục tiêu xây dựng
trường đại học chất lượng cao và đạt chuẩn quốc tế; Thỏa thuận khung về
việc Việt Nam cho phép các tình nguyện viên Hoa Kỳ vào dạy tiếng Anh ở
thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Chương trình
Hòa Bình; Gia tăng trao đổi sinh viên hai nước. Tổng thống Obama mong
muốn có nhiều sinh viên Hoa Kỳ đến Việt Nam.
Thứ năm, hai bên
cũng thống nhất được một số nội dung quan trọng trong lĩnh vực khoa học -
công nghệ và y tế, ký kết bản thỏa thuận liên quan triển khai thủ tục
hành chính trong khuôn khổ Hiệp định về sử dụng hòa bình năng lượng hạt
nhân (Hiệp định 123) và một số thỏa thuận khác liên quan đến các dự án
dầu khí, điện mặt trời và điện gió. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác
trong việc ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa từ đại
dịch. Hoa Kỳ cũng cam kết ủng hộ Việt Nam tăng cường năng lực về y tế
biển đảo.
Thứ sáu, hai bên
nhất trí tăng cường phối hợp giải quyết các thách thức chung ở khu vực
và toàn cầu, bao gồm các vấn đề liên quan Biển Đông, biển đổi khí hậu,
phát triển bền vững, chống buôn bán động vật hoang dã, chống phổ biến vũ
khí hủy diệt hàng loạt và giữ gìn hòa bình.
Về Biển Đông, hai
bên khẳng định vào lập trường đã nêu trong tuyên bố Sunnylands của Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ tháng 2/2016. Hai bên đã ra Công bố chung về
Đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực chống buôn bán động vật hoang dã
và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cam kết tích cực phối hợp và
hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác APEC vào năm 2017.
Những bước phát
triển tích cực trong quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ đạt được
chỉ 10 tháng sau chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, là kết quả của những nỗ lực to lớn của hai phía và chủ trương
đúng đắn của Việt Nam về việc “Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt,
phát huy tương đồng, hướng tới tương lai” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã nói với Tổng thống Obama trong cuộc Hội đàm tại Nhà trắng vào
tháng 7/2015.
VOV.VN - Trong 3 ngày thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Obama đã có lịch trình dày đặc hoạt động ở Hà Nội và TPHCM.
* Phóng viên:Trong
chuyến thăm, được biết hai nước có một số thỏa thuận về tăng cường quan
hệ giáo dục-đào tạo, trong đó Việt Nam đã cấp giấy phép cho Đại học
Fulbirght và cho phép tình nguyện viên Hoa Kỳ vào dạy tiếng Anh ở Việt
Nam theo Chương trình Hòa Bình. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung và ý
nghĩa của Hiệp định này?
* Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: Chương
trình Hòa Bình, viết tắt là PC, là một Chương trình lớn của Chính phủ
Hoa Kỳ, được Quốc hội cấp ngân sách để thực hiện việc cử tình nguyện
viên tới các nước trên thế giới với một chương trình phong phú, trong đó
có dạy tiếng Anh. Hiện có 141 quốc gia trên thế giới tiếp nhận chương
trình này, trong đó ở khu vực có Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar…
Đối
với Việt Nam, từ năm 2005, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ
tướng Chính phủ Phan Văn Khải, phía Hoa Kỳ đã đề nghị Chính phủ ta cho
phép tình nguyện viên vào Việt Nam. Trải qua một thời gian dài trao đổi,
thương lượng, đến nay hai nước ký Hiệp định khung cho phép các tình
nguyện viên của PC vào dạy tiếng Anh ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh.
Hiệp định khung
quy định rõ các tình nguyện viên phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, không
có bất cứ hoạt động nào xâm hại an ninh Việt Nam và chịu sự quản lý của
cơ quan hữu quan Việt Nam. Để triển khai, hai bên cần tiếp tục đàm phán
để đạt thỏa thuận thực thi với các nội dung cụ thể. Ví dụ số lượng tình
nguyện viên, chương trình giảng dạy, ở cơ sở nào…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Obama. Ảnh: Vũ Duy
* Phóng viên:Thứ
trưởng cho biết nội dung chính của Ý định thư về Sáng kiến lưu trữ
thiết bị y tế và nhân đạo mà hai bên đã ký kết trong chuyến thăm?
* Thứ trưởng Hà Kim Ngọc:
Cái tên đã nói rõ nội dung của Ý định thư rồi. Theo đó, hai bên sẽ tiếp
tục trao đổi về một địa điểm lưu trữ các trang thiết bị y tế, giường,
lều bạt, thuốc men, dụng cụ cứu hộ phục vụ các hoạt động hỗ trợ nhân đạo
và cứu trợ thảm họa thiên tai, dịch bệnh… Tuyệt nhiên đây không phải là
căn cứ hay có sự hiện diện của nhân viên Hoa Kỳ.
* Phóng viên:Trong
chuyến thăm vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh
cấm bán vũ khí tới Việt Nam. Thứ trưởng đánh giá thế nào về việc này
của Hoa Kỳ?
* Thứ trưởng Hà Kim Ngọc:
Việc Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận này là một bước tiến quan
trọng trong quan hệ như Obama nói trong cuộc gặp Lãnh đạo cấp cao Việt
Nam là sự phát triển tự nhiên trong hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ. Quyết định
này cho thấy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã được bình thường hóa với đúng
nghĩa của nó, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai bên,
trong đó có hợp tác quốc phòng, góp phần xây dựng lòng tin giữa hai
nước.
Đối với Việt Nam,
quyết định này sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, trang thiết bị
quân sự. Tôi muốn nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là hòa
hiếu, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình,
ngoại giao và pháp lý. Mục đích của nước ta tăng cường năng lực quốc
phòng là để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Phòng vệ là quyền chính đáng của các quốc gia được lập pháp quốc tế quy
định rõ.
* Phóng viên:Được
biết Thứ trưởng là người trực tiếp tham gia vào việc đón Đoàn Tổng
thống Obama, Thứ trưởng có thể chia sẻ cảm nghĩ về chuyến thăm?
* Thứ trưởng Hà Kim Ngọc:
Đến giờ phút này, có thể nói chuyến thăm đã thành công. Thành công với
khách và thành công với chúng ta, nước chủ nhà. Các hoạt động nhìn chung
diễn ra suôn sẻ; kết quả đạt được khá thực chất; mặc dù hai bên vẫn còn
những khác biệt.
Tổng thống Obama
và Đoàn cấp cao Hoa Kỳ tới Việt Nam với ấn tượng rất tốt đẹp về nội
dung, chương trình làm việc, đặc biệt là các cuộc gặp và trao đổi rất
hiệu quả với tư tưởng tôn trọng lẫn nhau với các đồng chí lãnh đạo cấp
cao Việt Nam, sự đón tiếp trọng thị mà phía Việt Nam dành cho Đoàn, cũng
như sự mến khách của nhân dân Việt Nam. Tổng thống Obama đã đặt tay lên
trái tim mình và nói: “Tôi thực sự xúc động. Tình cảm của nhân dân Việt
Nam đã lay động trái tim tôi”.
VOV.VN - Tổng thống Obama đã lên chuyên cơ bay sang Nhật Bản, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 23-25/5.
Đối với quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ, đây là cột mốc mới trên con đường hai nước, thực hiện
Tuyên bố tầm nhìn chung tháng 7/2015 trong chuyến thăm lịch sử Hoa Kỳ
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đối với phía Hoa Kỳ, chuyến thăm thể
hiện bước tiến dài trong tư duy của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với Việt Nam
kể từ chuyến thăm Việt Nam năm 2006 của Tổng thống Bush đó là: Tôn
trọng thể chế chính trị của Việt Nam; Tôn trọng lãnh đạo Việt Nam. Tổng
thống Obama mong muốn và đã gặp cả 4 lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Tôn
trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa được
UNESCO tôn vinh qua việc Tổng thống Obama thăm Nhà sàn Bác Hồ.
Sự chủ động của
Việt Nam trong triển khai chính sách với các nước lớn, các đối tác quan
trọng, trong đó có Hoa Kỳ. Trong vài năm qua, các đồng chí lãnh đạo cấp
cao ta đều đã thăm Hoa Kỳ và tiếp xúc với lãnh đạo Hoa Kỳ tại các diễn
đàn đa phương, khu vực, tạo xung lực mạnh mẽ cho quan hệ.
Chỉ 10 tháng sau
khi Tổng Bí thư thăm Hoa Kỳ, hầu hết các lĩnh vực đều có tiến triển. Đại
sứ Ted Osius nói với tôi khi chuyên cơ sắp hạ cánh tại sân bay Nội Bài
đêm 22/5: “Chuyến thăm Hoa Kỳ rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã khiến Tổng thống Obama quyết định có chuyến thăm này”.
* Phóng viên:Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.
Theo TTXVN
“Chạy theo thành tích nên huy động quá sức dân“
VOV.VN - Báo cáo giám sát của UBTVQH
cho rằng, trong xây dựng nông thôn mới, một số địa phương có biểu hiện
chạy theo thành tích nên huy động quá sức dân.
Sáng
25/5, tại phiên họp thứ 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý
kiến về báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề Việc thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn
2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Báo
cáo do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày nêu rõ: Đến
ngày 31.12.2015, cả nước có 1.526 xã chiếm 17,1% tổng số xã đạt tiêu chí
nông thôn mới và đến tháng 3.2016, có 1.761 xã chiếm 19,7% đạt tiêu chí
nông thôn mới.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu
Về
nguồn vốn thực hiện Chương trình, trong 5 năm, cả nước đã huy động
khoảng 851.380 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước bao gồm các chương
trình, dự án khác là 266.785 tỷ đồng chiếm 31,34%, vốn tín dụng là
434.950 tỷ đồng chiếm 51%, huy động từ doanh nghiệp là 42.198 tỷ đồng
chiếm 4,9%, người dân đóng góp là 107.447 tỷ đồng chiếm 12,62%.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện còn những tồn tại. Đó
là ngân sách Nhà nước và nguồn lực xã hội huy động cho Chương trình còn
thấp nhiều so với thực tế. Một số địa phương có biểu hiện chạy theo
thành tích nên huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản không có
khả năng thanh toán để lại hậu quả lớn và ảnh hưởng đến chủ trương xây
dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
“Kết
quả xây dựng nông thôn mới không đồng đều. Số xã đạt tiêu chí nông thôn
mới ở Đông Nam Bộ là 46,4%, Đồng bằng Sông Hồng là 42,8%, miền núi phía
Bắc chỉ đạt khoảng 8,2%, Tây Nguyên đạt 13,2%, Đồng bằng sông Cửu Long
đạt 16,7%” – ông Nguyễn Văn Giàu cho biết.
Phát
biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, chủ
trương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hết sức đúng đắn và cần đi sâu
hơn trong vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mở rộng mô hình hợp tác
xã kiểu mới trong nông nghiệp.
Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị đoàn giám sát nghiên cứu lí do
tại sao hợp tác xã kiểu cũ không thể chuyển sang mô hình hợp tác xã kiểu
mới được, có phải vì do nợ đọng cũ tồn đọng mãi, mặc dù đã mấy lần được
xử lý nhưng vẫn còn tồn tại.
“Đề
nghị Quốc hội ban hành nghị quyết cho phép Chính phủ nghiên cứu xóa số
nợ đọng này. Chúng tôi chưa thống kê cụ thể nhưng số nợ nhỏ thôi, song
về pháp lý nếu không giải thể được thì thành yếu kém” – Phó Thủ tướng
nói.
Đi
thẳng vào một số vấn đề cần tập trung phân tích để thực hiện chủ trương
này được tốt hơn trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công
nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng, vừa rồi có một
phong trào khá lớn là các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam lại đầu tư
ra nước ngoài.
“Doanh
nghiệp, nhà đầu tư báo cáo lại là quá trình đầu tư rất hiệu quả, đầu tư
sang nhiều nước như Mỹ, Australia, Nga, Lào. Như đầu tư sang Nga hay Mỹ
sau 5-6 năm đã thu hồi vốn. Do đó, trong báo cáo này cũng cần phân tích
lại chính sách của ta và bạn có gì khác nhau để tính tác động chính
sách” – ông Phan Xuân Dũng nói.
Bày
tỏ quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn lao động ở nông thôn, Trưởng ban
Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Đức Hiền nói: “Ví như chất lượng lao động
của ngư dân chẳng hạn, làm sao ngư dân phải được đào tạo từ trung cấp,
cao đẳng rồi đại học, đặc biệt là đào tạo về nghề cá, nếu không thì
không đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn và phát triển nghề biển”.
Phát
biểu kết thúc nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề
nghị đoàn giám sát tiếp thu các ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đặc biệt là chuẩn bị tốt một nghị
quyết về vấn đề này, trong đó chỉ rõ những giải pháp khắc phục những tồn
tại, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo để trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội cho ý kiến vào tháng 9 tới, sau đó sẽ trình Quốc hội khóa XIV
vào kỳ họp thứ 2 để tiến hành giám sát tối cao./.
Ngọc Thành/VOV.VN
Fulbright: Khai phóng, trọng dụng nhân tài
Fulbright là trường ĐH phi lợi nhuận đầu tiên, đào tạo theo hình thức
khai phóng. Sinh viên tài năng sẽ được tiếp cận những chương trình đào
tạo chất lượng cao, chi phí hợp lý
“Một khoản đầu tư thông minh mà chúng ta có thể làm
cho thế hệ tương lai không gì khác ngoài giáo dục và hôm nay, chúng ta
đang cùng chung tay góp sức”. Đó là phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry tại buổi lễ đón nhận quyết định thành lập Trường ĐH Fulbright
(FUV) từ UBND TP HCM ngày 25-5 nhân dịp Tổng thống Barack Obama sang
thăm Việt Nam. Đạt kiểm định chất lượng Mỹ
Cách nay không lâu, ngày 16-5, FUV chính thức nhận quyết định thành
lập của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định 819 do Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam ký. Quyết định thành lập cho phép FUV được tuyển sinh học viên cao
học khóa đầu tiên vào cuối năm nay, đồng thời triển khai công tác chuẩn
bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao TP HCM tại quận 9.
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại lễ trao quyết định thành lập FUV
Bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng FUV, cho biết FUV là ĐH tư thục phi lợi
nhuận đầu tiên của Việt Nam. FUV là trường ĐH duy nhất được thiết kế
theo mô hình giáo dục “khai phóng” với mong muốn đào tạo những thế hệ
sinh viên có tư duy phản biện, đóng góp cho sự phát triển của đất nước
trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, nghệ thuật và dịch vụ công.
“Chúng tôi đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy
nhằm mang lại cho sinh viên trải nghiệm giáo dục, giúp trang bị kỹ năng
gặt hái thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi” -
bà Thủy nhấn mạnh.
Dù FUV cấp bằng Việt Nam nhưng phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của
các tổ chức kiểm định Mỹ. Câu hỏi đặt ra là FUV có gì ưu việt so với các
trường ĐH nước ngoài khác?
Lấy ví dụ là RMIT, bà Đàm Bích Thủy cho rằng căn bản đây là trường ĐH
nước ngoài ở Việt Nam, còn FUV là trường ĐH Việt Nam, hoạt động tại
Việt Nam với sự ủng hộ cũng như những tiêu chuẩn chất lượng của ĐH đẳng
cấp nước ngoài - trong trường hợp này cụ thể là các mô hình ĐH Mỹ.
Phương thức đào tạo kiểu Mỹ cho phép người học được chọn thứ mà vào
thời điểm đó họ thích nhưng sau này dù thay đổi thì vẫn có cơ hội. Những
sinh viên tốt nghiệp có thể làm công việc đa dạng, cơ hội nghề nghiệp
luôn mở rộng, không bị ràng buộc bởi ngành học và đó là điều FUV muốn
thực hiện.
Theo bà Đàm Bích Thủy, mô hình giáo dục khai phóng tạo điều kiện cho
sinh viên có từ 18 đến 24 tháng đầu tiên tiếp xúc nhiều môn học khác
nhau trong chương trình bậc ĐH. Khi đó, những đam mê nghệ thuật sẽ được
nuôi dưỡng, khuyến khích bên cạnh những môn mà sinh viên chưa biết liệu
mình có thích hay không vì chưa có cơ hội tiếp xúc. Đề cao sự minh bạch và trách nhiệm giải trình
FUV được thành lập dựa trên những nguyên tắc quản trị thiết yếu: minh
bạch và trách nhiệm giải trình, trọng dụng nhân tài, tự chủ, tôn trọng
lẫn nhau, tự do nghiên cứu. Trong quá trình xin cấp phép, nhà trường cố
gắng cùng thảo luận để đi đến thống nhất với các cơ quan quản lý nhà
nước ngay từ đầu, không bỏ qua bất cứ nguyên tắc nào vì xây dựng một
trường ĐH là công việc có tầm nhìn trăm năm, phục vụ nhiều thế hệ.
FUV được tài trợ bởi Quỹ Tín thác Sáng kiến ĐH Việt Nam (TUIV), tổ
chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Boston - Mỹ. TUIV chịu trách nhiệm huy
động những nguồn lực từ các nhà tài trợ Mỹ và Việt Nam, quản lý nguồn
vốn tài trợ của chính phủ Mỹ cũng như giám sát hoạt động của FUV thông
qua đại diện trong hội đồng trường. Quỹ này cũng là đơn vị huy động vốn
đầu tư dự án FUV. Tài chính được huy động từ 3 nguồn: tài trợ ổn định
hằng năm của chính phủ Mỹ; tiền thiện nguyện, tài trợ của các tổ chức,
cá nhân tại nước Mỹ; nguồn tài trợ của doanh nghiệp, cá nhân tại Việt
Nam.
Nói về chiến lược duy trì nguồn tài trợ, bà Đàm Bích Thủy nhấn mạnh
điều quan trọng không phải bao nhiêu tiền mà là cơ chế tốt. Cơ chế tốt
sẽ tự khắc nhận hỗ trợ từ những nguồn đáng tin cậy.
Với số vốn đăng ký ban đầu là 70 triệu USD, FUV nhận được cam kết tài
trợ khoảng 60 triệu USD bằng tiền và các hình thức khác. FUV cần nhiều
tiền hơn để có thể hiện thực hóa tham vọng của trường. “Chúng tôi ước
tính sẽ cần huy động 150 triệu USD trong 5 năm đầu tiên” - bà Đàm Bích
Thủy cho biết.
Chú trọng học giả, nhà khoa học người Việt
Về nhân lực, FUV sẽ xây dựng đội ngũ
giảng viên quốc tế và đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà
khoa học người Việt được đào tạo từ nước ngoài. Trường sẽ sử dụng đòn
bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để giảm chi phí tối
đa và cho phép giảng viên có thể giảng dạy, hướng dẫn sinh viên ở vùng
sâu, vùng xa. Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội xin việc thành công cao vì
ngoài ngoại ngữ, họ còn có kỹ năng lãnh đạo tốt, giỏi kỹ năng cứng như
tính toán, tranh luận, làm việc nhóm...
Ca sĩ 48 tuổi kể ông René Angélil đã cố đứng dậy trong đêm nhưng bị ngã xuống sàn rồi qua đời.
Celine Dion và chồng.
Hôm 24/5, Celine Dion tâm sự trên tờ tuần san Paris Match
về những giây phút cuối cùng ở bên René Angélil - người chồng cô gắn bó
21 năm. Ca sĩ 48 tuổi kể tối 13/1, cô vẫn đi biểu diễn và René Angélil
qua đời vào ban đêm, sau khi bị ngã xuống giường bệnh tại nhà.
Celine Dion kể rằng tối ngày 13/1, cô trở về nhà sau khi biểu diễn ở
Caesars Palace (Las Vegas) thì thấy chồng đang ngủ. "Thường sau show
diễn, khi anh ấy uống đợt thuốc cuối ngày, tôi dành tặng một nụ hôn và
chờ anh ngủ say. Tối đó, tôi đã không đánh thức anh ấy dậy. Tôi đáng ra
nên qua phòng điều trị của anh ấy và nói: ’Em yêu anh. Em đang ở đây’",
cô nói.
Sáng hôm sau, một y tá phát hiện Rene Angelil ngã trên sàn và đã
ngừng thở. "Chắc hẳn anh ấy đã muốn đứng lên làm gì đó nhưng bị ngã
xuống sàn. Tôi quỳ xuống và hôn anh ấy. Đó là điều lạnh giá nhất tôi
từng trải qua trong đời. Tôi nói với anh: ’Hứa với em, đừng lo lắng gì.
Em ổn và các con cũng vậy. Anh đã chịu đủ đau đớn, hãy yên nghỉ", Celine
Dion nói về khoảnh khắc cô đã trải qua.
Các bác sĩ sau đó xác nhận René Angélil không bị gãy xương hay máu tụ
do cú ngã. Nhờ thế, Celine Dion nói cô thấy an tâm vì nghĩ chồng không
phải chịu đau đớn. Celine Dion nói cô trở thành nơi trú ẩn an toàn cho
hai con trai sau cú sốc lớn trong đời: "Tôi đứng trên sân khấu, một
tháng sau khi anh ấy qua đời. Tôi muốn bọn trẻ thấy chúng có thể dựa vào
tôi".
Celine Dion muốn thể hiện mình mạnh mẽ khi cùng con trai tham dự Lễ trao giải Billboard hôm 22/5.
Rene Angelil - người quản lý, người thầy dẫn dắt sự nghiệp cho Celine
Dion - ba lần chiến đấu với căn bệnh ung thư và buộc Celine Dion phải
tạm dừng sự nghiệp, về nhà chăm lo cho chồng. Năm 1999, Rene Angelil
được chẩn đoán ung thư vòm họng. Tháng 12/2013, các bác sĩ cắt bỏ khối u
nhưng căn bệnh ung thư quay trở lại vào năm 2014.
René Angelil qua đời vào ngày 14/1 ở tuổi 73 vì ung thư vòm họng.
Tang lễ của ông được tổ chức vào ngày 22/1 ở nhà thờ Notre-Dame ở
Montreal, Canada - nơi vợ chồng Celine Dion từng tổ chức đám cưới năm
1994.
Con trai ông Nguyễn Bá
Thanh trúng cử đại biểu HĐND Đà Nẵng
25/05/2016, 07:35 (GMT+7)
Chiều 24/5, Ủy ban Bầu cử thành phố Đà Nẵng công bố chính thức có 49
người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân TP.nhiệm kỳ 2016 - 2021. Những
đại biểu đạt số phiếu cao nhất là Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Thơ, Bí
thư Thành uỷ Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành đoàn Nguyễn Bá Cảnh...
TIN BÀI LIÊN QUAN
Chuyện về ông Nguyễn Bá Thanh: Luôn lo nghĩ cho người nghèo
Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh: Thời 3 năm làm chủ nhiệm HTX
Người dân được vào viếng ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh mất, Đà Nẵng hủy bắn pháo hoa đêm giao thừa
Người dân Đà Nẵng thương tiếc ông Nguyễn Bá Thanh qua đời
Chia sẻ
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Tin bài khác
Toàn cảnh cuộc giải cứu thành công cá voi 10 tấn mắc cạn tại Nghệ An
Icon ImageIcon Video
Đang làm đồng, một nông dân bị sét đánh tử vong
Nhộn nhịp bắt cá trên phố Mễ Trì sau mưa Icon Image
Công ty thoát nước Hà Nội nói gì khi giao thông tê liệt vì nước mưa
'không lối thoát'?
Cty CP Giống cây trồng Nha Hố trao học bổng cho học sinh xuất sắc
Xem thêm
http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html
http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html
Cử tri Đà Nẵng đã bầu chọn ra 49 đại biểu Hội đồng nhân dân TP nhiệm kỳ
2016-2021
Kết quả bầu cử đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016 - 2021, người được bầu đạt
số phiếu cao nhất là ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng với
88,52% số phiếu. Tiếp đến là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đạt
84,03% số phiếu; ông Võ Công Trí - Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đạt
69,15%; ông Nguyễn Bá Cảnh - Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng đạt 81,52% số
phiếu.
Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Trần Thọ, HĐND thành
phố nhiệm kỳ 2016-2021 ấn định bầu 50 đại biểu nhưng kết quả chỉ chọn
được 49 đại biểu, thiếu 1 đại biểu ở đơn vị bầu cử số 4. Tuy nhiên, theo
khoản 2, Điều 79 Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, đơn vị bầu cử
này đã bầu đủ 2/3 số đại biểu trúng cử nên sẽ không tổ chức bầu thêm
Ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ, Thư ký Ủy ban Bầu cử TP Đà Nẵng
cho biết, trong ngày 22/5, có 695.972 cử tri trên tổng số 697.355 cử tri
toàn thành phố thực hiện việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIV và HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021, đạt tỷ lệ 99,8%.
Chủ tịch HĐND thành phố Trần Thọ đã có chỉ đạo Thư ký Uỷ ban Bầu cử
thành phố hoàn thành việc báo cáo kết quả bầu cử và gửi đến các cơ quan
chức năng theo đúng quy định, đặc biệt là lưu giữ phiếu bầu cử nghiêm
túc, đúng luật định.
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Khánh Hiền
(dantri.com.vn)... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/con-trai-ong-nguyen-ba-thanh-trung-cu-dai-bieu-hdnd-da-nang-post165224.html | NongNghiep.vn
Con trai ông Nguyễn Bá
Thanh trúng cử đại biểu HĐND Đà Nẵng
25/05/2016, 07:35 (GMT+7)
Chiều 24/5, Ủy ban Bầu cử thành phố Đà Nẵng công bố chính thức có 49
người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân TP.nhiệm kỳ 2016 - 2021. Những
đại biểu đạt số phiếu cao nhất là Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Thơ, Bí
thư Thành uỷ Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành đoàn Nguyễn Bá Cảnh...
TIN BÀI LIÊN QUAN
Chuyện về ông Nguyễn Bá Thanh: Luôn lo nghĩ cho người nghèo
Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh: Thời 3 năm làm chủ nhiệm HTX
Người dân được vào viếng ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh mất, Đà Nẵng hủy bắn pháo hoa đêm giao thừa
Người dân Đà Nẵng thương tiếc ông Nguyễn Bá Thanh qua đời
Chia sẻ
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Tin bài khác
Toàn cảnh cuộc giải cứu thành công cá voi 10 tấn mắc cạn tại Nghệ An
Icon ImageIcon Video
Đang làm đồng, một nông dân bị sét đánh tử vong
Nhộn nhịp bắt cá trên phố Mễ Trì sau mưa Icon Image
Công ty thoát nước Hà Nội nói gì khi giao thông tê liệt vì nước mưa
'không lối thoát'?
Cty CP Giống cây trồng Nha Hố trao học bổng cho học sinh xuất sắc
Xem thêm
http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html
http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html
Cử tri Đà Nẵng đã bầu chọn ra 49 đại biểu Hội đồng nhân dân TP nhiệm kỳ
2016-2021
Kết quả bầu cử đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016 - 2021, người được bầu đạt
số phiếu cao nhất là ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng với
88,52% số phiếu. Tiếp đến là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đạt
84,03% số phiếu; ông Võ Công Trí - Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đạt
69,15%; ông Nguyễn Bá Cảnh - Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng đạt 81,52% số
phiếu.
Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Trần Thọ, HĐND thành
phố nhiệm kỳ 2016-2021 ấn định bầu 50 đại biểu nhưng kết quả chỉ chọn
được 49 đại biểu, thiếu 1 đại biểu ở đơn vị bầu cử số 4. Tuy nhiên, theo
khoản 2, Điều 79 Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, đơn vị bầu cử
này đã bầu đủ 2/3 số đại biểu trúng cử nên sẽ không tổ chức bầu thêm
Ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ, Thư ký Ủy ban Bầu cử TP Đà Nẵng
cho biết, trong ngày 22/5, có 695.972 cử tri trên tổng số 697.355 cử tri
toàn thành phố thực hiện việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIV và HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021, đạt tỷ lệ 99,8%.
Chủ tịch HĐND thành phố Trần Thọ đã có chỉ đạo Thư ký Uỷ ban Bầu cử
thành phố hoàn thành việc báo cáo kết quả bầu cử và gửi đến các cơ quan
chức năng theo đúng quy định, đặc biệt là lưu giữ phiếu bầu cử nghiêm
túc, đúng luật định.
Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme
Khánh Hiền
(dantri.com.vn)... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/con-trai-ong-nguyen-ba-thanh-trung-cu-dai-bieu-hdnd-da-nang-post165224.html | NongNghiep.vn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chia sẻ với báo giới trước chuyến thăm Nhật Bản,
Thủ tướng khẳng định Việt Nam muốn làm người bạn chân thành, tin cậy và
là đối tác hàng đầu bằng một chiến lược và quan hệ sâu rộng với đất
nước mặt trời mọc.
Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe, đoàn Chính phủ Việt Nam sẽ thăm Nhật từ ngày 26 - 28.5 và
tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, đồng thời sẽ có cuộc hội đàm
song phương với Thủ tướng Abe.
Trao đổi với một số cơ quan truyền thông
của Nhật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: "Đây là chuyến thăm Nhật
Bản đầu tiên của tôi trên cương vị Thủ tướng Chính phủ. Tôi rất vui
mừng khi chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh “Quan hệ đối tác chiến lược
sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” giữa 2 nước Việt Nam - Nhật
Bản tiếp tục phát triển rất tốt đẹp".
Sáng 22.5 Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc và phu nhân đã cùng cử tri bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội
lần thứ 14 và HĐND các cấp ở huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng.
Tại hội nghị G7
mở rộng năm nay, Thủ tướng cho biết, Việt Nam mong các nước tham dự sẽ
có tiếng nói và hành động thiết thực đóng góp tích cực vào củng cố môi
trường hòa bình, ổn định và giải quyết các vấn đề chung của toàn cầu và
khu vực, nhất là các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi
khí hậu, chống khủng bố, an ninh lương thực... Đánh giá về mối quan hệ
với Nhật Bản, Thủ tướng khẳng định kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại
giao cách đây 43 năm, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước tiến
dài, phát triển vượt bậc, toàn diện và sâu sắc. Không chỉ là đối tác
chiến lược sâu rộng, Việt Nam và Nhật Bản còn là bạn bè tin cậy, văn hóa
tương đồng, lợi ích tương hợp và kinh tế tương hỗ, cùng đóng góp tích
cực vào củng cố hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. "Có thể
nói, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở trong giai đoạn phát triển tốt
đẹp nhất từ trước tới nay", Thủ tướng nhấn mạnh.
Xây dựng Chính phủ liêm chính
Trong tương lai, Thủ tướng khẳng định
đường lối, chính sách đối ngoại nhất quán với Nhật Bản là tiếp tục tăng
cường hợp tác, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì
lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp thiết thực vào củng cố hòa bình,
hữu nghị và hợp tác trong khu vực.
Theo đó, Việt Nam mong muốn Nhật Bản
tích cực hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo Chiến lược
công nghiệp hóa. Thứ hai, thúc đẩy liên kết kinh tế thông qua tăng cường
hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư để đạt mục tiêu đến năm 2020
tăng gấp đôi kim ngạch thương mại.
Thứ ba, Thủ tướng cho biết Việt Nam mong
muốn Nhật Bản duy trì ODA ở mức cao, nhất là trong các lĩnh vực xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, phòng chống thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu... Ngoài ra, Việt Nam mong muốn tăng cường
hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và khoa học kỹ thuật; lĩnh
vực ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu...
Thời gian tới, tuy phải đối mặt với
không ít khó khăn, thách thức, nhưng theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ tiếp
tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng. Chính phủ, Thủ tướng thống nhất hành động với quyết
tâm cao nhất, kiên quyết đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh
đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành; xây dựng Chính phủ liêm chính,
kiến tạo và phát triển, gắn bó và phục vụ nhân dân; tập trung hoàn
thiện thể chế, chính sách, bảo đảm công bằng, minh bạch; tăng cường
phòng chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp.
Kim ngạch thương mại 28 tỉ USD
Nhật Bản là đối tác kinh tế
hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt trên
28 tỉ USD. Hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam, trong đó có sự hiện diện của hầu hết các tập đoàn
hàng đầu Nhật Bản, với trên 3.000 dự án và tổng vốn đăng ký 39 tỉ USD.
Hai nước đang cùng triển khai nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng, năng lượng của Việt Nam. Hợp tác giáo dục, khoa học công
nghệ, văn hóa và giao lưu nhân dân cũng hết sức sôi động. Năm 2015, gần
700 nghìn lượt người Nhật Bản đã đến thăm Việt Nam và gần 200 nghìn
người Việt Nam đến Nhật Bản.
Anh Vũ
Xem những hình ảnh này mới thấy Tổng thống Obama yêu thương 2 cô con gái đến nhường nào
Chắc hẳn sau khi xem xong chùm ảnh dưới đây, người ta đều sẽ cảm nhận
được tình yêu thương vô bờ bến mà người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ
dành cho 2 cô "công chúa" của mình.
Trong chuyến công du tới Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm chùa Ngọc Hoàng ở quận 1, TP HCM vào chiều ngày 24/5. Tại đây, ông đã được một nhà sư gợi ý cầu nguyện để sinh con trai. Tuy nhiên, người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ đã nhanh chóng từ chối với lý do: "Tôi thích con gái".
Gia đình hạnh phúc với 2 cô con gái của ông Obama là niềm ao ước của biết bao người.
Ông chủ Nhà Trắng có 2 cô con gái là Malia và Sasha Obama. Trước nay, ông không chỉ nổi tiếng là một người đàn ông yêu vợ mà còn được biết đến là một người cha hết mực yêu thương con cái.
Tổng
thống Mỹ không bao giờ ngại ngần bày tỏ tình yêu vô bờ bến dành cho các
con. Năm 2009, ông đã khiến cả thế giới rung động khi công bố bức thư
gửi các con, trong đó, ông thể hiện niềm tự hào về 2 cô con gái của
mình, đồng thời bày tỏ mong muốn các con được sống trong một thế giới
không có giới hạn mơ ước. Obama cũng từng chia sẻ có thể ông sẽ khóc nếu
lên phát biểu tại lễ tốt nghiệp trung học của con gái lớn Malia.
Cho
dù mỗi ngày đều bận trăm công nghìn việc, nhưng vợ chồng ông Obama luôn
cố gắng dành thật nhiều thời gian ở bên chăm sóc, động viên 2 cô "công
chúa" nhỏ. Từ trong từng ánh mắt, từng cử chỉ của người đàn ông đầy
quyền lực ấy, người ta đều có thể nhìn ra tình yêu vĩ đại mà một người
cha dành cho các con của mình.
Cô con gái đầu lòng Malia được bố hết mực chiều chuộng ngay từ khi còn bé xíu.
Những khoảnh khắc đong đầy yêu thương của 3 bố con ông Obama.
Mỗi
lần trở về bên gia đình, việc đầu tiên của người đàn ông quyền lực nhất
nước Mỹ chính là ôm chầm lấy 2 nàng "công chúa" của mình.
Tổng thống Mỹ luôn mong muốn được đích thân đưa các con đi học.
Cho dù bận trăm công nghìn việc, ông Obama vẫn luôn cố gắng dành thật nhiều thời gian ở bên các con.
Gia đình Obama rất thích các hoạt động ngoài trời.
Vợ chồng Tổng thống Mỹ thường xuyên đưa các con đi xem những trận đấu thể thao hấp dẫn.
2 cô con gái rất thích được bố đưa đi mua sách... vào dịp cuối tuần.
Trong
mắt người khác, Obama là một người đầy uy quyền, thế nhưng đối với 2
chị em Malia và Sasha, ông chỉ là một người cha luôn hết lòng vì gia
đình.
Ông bà Obama không mấy khi vắng mặt trong những ngày trọng đại của các con mình.
Tổng thống Mỹ không bao giờ ngại ngần bày tỏ tình yêu vô bờ bến dành cho các con.
Malia và Sasha luôn tươi cười rạng rỡ mỗi khi ở cạnh bố.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của Đệ nhất phu nhân nước Mỹ có lẽ là được nhìn thấy chồng và các con mình quây quần bên nhau.
Tổng thống Mỹ tỏ ra vô cùng tự hào về 2 nàng "công chúa" của mình.
Sau tất cả, người đàn ông quyền lực ấy lại trở về bên gia đình và chỉ đơn giản là bố của 2 cô con gái đáng yêu mà thôi.
Hàng giả, hàng nhái chủ yếu được sản xuất ở nước ngoài rồi chuyển vào Việt Nam tiêu thụ, chiếm khoảng 60%-70%
Đó là phát biểu của ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả
và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), tại hội thảo chống hàng giả, bảo
vệ quyền SHTT và vai trò của doanh nghiệp (DN) do Báo Công Thương phối
hợp với Cục QLTT tổ chức ở Hà Nội ngày 25-5. Phát hiện 7, chỉ khởi tố 1 vụ
Nói về tính nghiêm trọng của nạn hàng giả, hàng nhái và vi phạm quyền
SHTT hiện nay, ông Lê Thế Bảo cho biết: “Trong 1 phút, nếu chỉ ra ngành
hàng nào không có hàng giả thì không thể được nhưng nếu chỉ ra ngành
hàng nào bị làm giả thì có thể tính nhẩm được 30 ngành hàng. Về nông
thôn các tỉnh như Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang..., nếu bỏ hết hàng hóa
vi phạm bán ở các chợ biên giới, thử hỏi còn được bao nhiêu hàng thật?”.
Theo ông Bảo, hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất ở
nước ngoài rồi chuyển vào Việt Nam tiêu thụ, chiếm khoảng 60%-70%. Còn ở
trong nước chủ yếu là thuốc bột, thuốc tiêm, thuốc thú y, phân bón NPK,
mỹ phẩm, các loại thực phẩm tiêu dùng kém chất lượng và nhiều loại hàng
hóa có độc tố khác.
Ông Bảo cho rằng một trong những nguyên nhân của vấn nạn hàng giả,
hàng nhái là do các quy định pháp luật chồng chéo, chưa rõ ràng, muốn
vận dụng thế nào cũng được. Ví dụ, bột ngũ cốc thuộc sự quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng nếu hiểu theo nghĩa là tinh
bột lại thuộc sự quản lý của Bộ Công Thương nên khi có hàng hóa vi phạm
thì không biết xử lý thế nào.
Lực lượng QLTT TP HCM kiểm tra một lô hàng gian lận thương mạiẢnh: NGỌC ÁNH
Đại tá Hoàng Văn Trực, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm
về kinh tế (Bộ Công an), cũng cho rằng tội phạm hàng giả, hàng nhái đang
len lỏi trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, ai cũng thấy, cũng
bức xúc, các biện pháp có đủ nhưng hiệu quả thực thi chưa cao, chưa
triệt để. Trung bình, cứ phát hiện 7 vụ thì chỉ có 1 vụ được khởi tố,
còn lại phải chuyển các cơ quan xử lý hành chính. Khó xử lý hình sự đối
với loại tội phạm này là do có quá nhiều văn bản hướng dẫn giẫm lên
nhau, trong khi định nghĩa thế nào là hàng giả lại không có. Trong nhiều
vụ việc, cơ quan điều tra mất rất nhiều tiền để giám định hàng hóa
nhưng cơ quan giám định chỉ trả lời chung chung, không đủ căn cứ để khởi
tố. Chưa ra quân, đối tượng đã biết
Theo đại tá Hoàng Văn Trực, thiếu tin tưởng lẫn nhau đang khiến sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, không đẩy lùi
được loại tội phạm này. “Ngay cả giữa các phòng trong cùng cơ quan công
an với nhau cũng có hiện tượng rò rỉ thông tin, chỉ 5 phút sau khi họp
xong, đối tượng đã biết. Mình chưa kịp triển khai quân, đối tượng đã tẩu
tán tang vật rồi” - ông Trực nêu.
Về phía các DN cũng chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức
năng vì lo ngại thông tin sản phẩm của mình bị làm giả lan ra sẽ ảnh
hưởng đến doanh số bán hàng. Khi được đề nghị phối hợp làm rõ thông tin
về hàng giả, hàng nhái, nhiều DN chỉ trả lời “có nghe nói nhưng không
biết rõ” hoặc “bây giờ mới nghe nói”.
Ông Lê Thế Bảo cho biết số lãnh đạo DN hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ
chống hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền SHTT chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Một lý do khác khiến DN chưa tin tưởng vào các cơ quan chức năng là do
có hiện tượng tiêu cực trong chính đội ngũ thực thi. “Để công tác chống
hàng giả, hàng nhái có hiệu quả, phải chống cho được hiện tượng tiêu
cực, tạo lòng tin đối với DN thì cuộc đấu tranh này mới thành công” -
ông Bảo nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, trong khi chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ là phải tập trung đánh vào các đầu nậu thì phần lớn
các lực lượng chức năng mới chỉ tiếp xúc với những người làm thuê, từ
biên giới đến nơi tiêu thụ và đây chưa phải những đối tượng chính của
nạn hàng giả, hàng nhái. “Cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành
trung ương, đặc biệt là vai trò của địa phương trong việc kiểm tra, kiểm
soát thị trường bởi đây sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả chống buôn
lậu và hàng giả” - ông Hải đề xuất.
Năm 2015, xử phạt trên 68 tỉ đồng
Theo Cục QLTT, năm 2015, lực lượng này
đã kiểm tra 38.059 vụ, phát hiện 25.123 vụ vi phạm về hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền SHTT, xử phạt hành chính trên
68 tỉ đồng.
Phần lớn mặt hàng bị làm giả, làm nhái
tập trung trong các nhóm thực phẩm, thực phẩm chức năng, tiêu dùng, điện
tử, điện máy, phương tiện giao thông, phân bón, xăng dầu, dược phẩm, mỹ
phẩm...
Tô Hà
Vé trận Việt Nam – Syria có mệnh giá từ 50.000 đồng
23:08 25/05/2016
1
Từ 9h thứ bảy (28/5), BTC trận giao hữu Việt Nam – Syria bắt đầu bán vé
phục vụ người hâm mộ. Giá vé thấp nhất 50.000 và cao nhất 150.000 đồng.
Khán giả đến sân Mỹ Đình còn có thể chọn mua vé với các mệnh giá
khác: 80.000 và 120.000 đồng/vé. Như thường lệ, vé được phát hành tại 3
điểm bán: SVĐ quốc gia Mỹ Đình, SVĐ Hàng Đẫy và 59 Hoàng Cầu (Đống Đa,
Hà Nội).
ĐT Việt Nam thi đấu với ĐT Syria lúc 18h 31/5 tại SVĐQG Mỹ Đình. Ảnh: Quốc Bảo
Thời gian bán vé được chia thành 2 khung giờ: sáng từ 9 giờ đến 12 giờ, chiều từ 14 giờ đến 18 giờ.
Bên cạnh đó, BTC còn bán vé theo đường công văn. Các đơn vị, cá nhân
đã đăng ký mua vé theo đường công văn sẽ được trả vé trong ngày 28/5 tại
trụ sở LĐBĐVN.
Trận giao hữu quốc tế giữa ĐT Việt Nam và ĐT Syria diễn ra vào lúc 18
giờ ngày 31/5/2016 tại SVĐ quốc gia Mỹ Đình. Sau trận đấu này, ĐT Việt
Nam tiếp tục tập luyện chuẩn bị cho giải đấu quốc tế tổ chức tại Myanmar
từ ngày 3 đến 6/6/2016.
Đây là đợt tập trung nhằm chuẩn bị cho AFF Cup diễn ra vào cuối năm tại
Myanmar và Philippines. HLV Nguyễn Hữu Thắng muốn tận dụng những trận
đấu này để hoàm thiện bộ khung.
Quốc Bảo
Tổng thống Obama đề nghị Suboi đọc rap bằng tiếng Việt
14:24 25/05/2016
Sáng 25/5, tổng thống Mỹ Barrak Obama có ngày làm việc thứ 3 trong
chuyến công du Việt Nam. Theo đó, ông dành thời gian gặp gỡ và nói
chuyện với các thành viên Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALL). Rapper Suboi là một trong hàng trăm bạn trẻ may mắn có cơ hội tham
gia buổi giao lưu này. Không dừng lại ở đó, nữ rapper Việt còn vinh dự
được đặt câu hỏi cho Obama trong những phút cuối cùng. Nghe Suboi giới thiệu về công việc của mình là một rapper, tổng thống
Mỹ lập tức đề nghị được nghe cô thể hiện một đoạn rap. Khi Suboi hỏi ý
ông muốn nghe cô trình diễn tiếng Anh hay tiếng Việt. Vị tổng thống mỹ
lập tức trả lời: "Dĩ nhiên là tiếng Việt rồi". Sau đó, ông bày tỏ sự
thích thú và nhờ Suboi dịch lại ý nghĩa phần trình diễn ngắn của mình.
Suboi nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Obama sau màn trình diễn ngẫu hứng. Ảnh: Chụp màn hình
Đoạn rap của Suboi có nội dung: “Tình hình một mình nhà lầu chình ình
giàu sang như vua chúa. Giật mình thật tình thật ra đen đúa. Mà đời vậy
hay. It’s been a crazy day. Khi mà ta nhắm hai đôi mắt, xuôi mái chèo,
chơi với mây”.
Theo chia sẻ của nữ nghệ sĩ trẻ, phần rap của cô có nội dung kể về những
người không giàu sang, có nhiều của cải vật chất nhưng cuộc sống rất
vui vẻ. Ngay lập tức, Obama dành lời tán thưởng màn trình diễn đầy ngẫu
hứng này.
Trước đó, Suboi dành câu hỏi cho Obama rằng: "ông vừa nói quá nhiều tới
những vấn đề xã hội, vậy ông có thể chia sẻ về tầm quan trọng của việc
quảng bá văn hóa nghệ thuật đối với một quốc gia?". Trước câu hỏi này, ông Obama cho biết nghệ thuật là một trong những
cách để con người có thể hiểu được nhau và chia sẻ các ý tưởng cùng
nhau.
Ông nói: “Cũng giống như tôi nghe hát bằng tiếng Việt. Dù không hiểu
nhưng cảm nhận sự kết nối và cảm thấy gần gũi với các bạn hơn".
Hôm qua, Suboi háo hức khoe tấm vé vào nghe Obama giao lưu trên Instagram
.
Ông Obama cho biết ở Mỹ, có nhiều cách để người dân bày tỏ qua nghệ
thuật. Nhiều rapper có nguồn gốc từ tầng lớn người da đen nghèo. Nhiều
người cũng định kiến loại hình nghệ thuật này vì nội dung được mặc định
không tốt. Ngày nay, nhờ việc chính phủ Mỹ ủng hộ các nghệ sĩ tự do thể
hiện nên cộng đồng rapper cũng như nền văn hóa hip hop ngày càng lớn
mạnh và phát triển trên toàn thế giới.
Suboi tên thật là Hàng Lâm Trang Anh. Cô là nữ nghệ sĩ trẻ đầu tiên có
được thành công trong lĩnh vực hip hop Việt, từng được báo Mỹ ưu ái đặt
biệt danh "Nữ hoàng nhạc hip-hop Việt Nam. Cô có hơn 1 triệu fan trên
Facebook và hàng chục nghìn lượt xem trên trang YouTube, tham gia chiến
dịch quảng cáo của các hãng lớn.
Nhắc đến Suboi, cô còn được nhắc đến là nghệ sĩ Việt đầu tiên được mời
đến SXSW và Coachella - 2 trong số những lễ hội âm nhạc lớn ở Mỹ. Đầu
năm nay, Suboi quyết định lấn sân sang phim ảnh khi tham gia bộ phim Siêu trộm của đạo diễn Hàm Trần. Sắp tới, cô ấp ủ kế hoạch hợp tác với các producer Mỹ để thực hiện các sản phẩm âm nhạc.
Ngoài phần giao lưu thân mật với Suboi, trong buổi giao lưu này, Obama
còn khiến mọi người bất ngờ xen lẫn thích thú vì nhắc đến Sơn Tùng M-TP
khi đề cập thói quen giải trí của giới trẻ Việt. Trước đó, 2 câu hát
trong ca khúc Đường đến đỉnh vinh quang của Bức Tường được ông dùng để diễn tả sự quyết tâm đi đến thành công của mỗi người.
YSEALI là tên viết tắt của chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông
Nam Á hướng tới các thủ lĩnh trẻ trong độ tuổi 18-35 đến từ Brunei,
Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Lào, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam. Tổ chức này được chính Tổng thống Obama thành lập năm 2013 nhằm tăng
cường năng lực lãnh đạo và kết nối trong ASEAN, giúp các bạn trẻ gắn kết
và có năng lực hơn trước các thách thức khu vực và toàn cầu.
Phương Giang
Văn phòng Google tại Paris bị điều tra đột xuất bởi cảnh sát thuế
Chính phủ Pháp tin rằng Google đang nợ khoảng 1.6 tỷ Euro tiền thuế truy thu
Xe cảnh sát đậu trước cửa văn phòng Google tại Paris
Các công tố viên Pháp đã đẩy mạnh cuộc điều tra
của các nước châu Âu đổi với gã khổng lồ công nghệ đến từ Mỹ với một
cuộc điều tra đột xuất tại
văn phòng Google ở Paris. Cuộc điều tra đột xuất này có sự góp mặt của
25 chuyên gia phân tích dữ liệu và là một phần của cuộc điều tra sơ bộ
về các vấn đề về thuế được bắt đầu từ tháng Sáu năm
ngoái. Động thái này được đưa ra nhằm giúp các nhà chức trách châu Âu
có thể ngăn chặn việc các công ty đa quốc gia sử dụng việc chia nhỏ lợi
nhuận tới nhiều nước tới các khu vực có thuế thấp hơn.
Pháp là nước dẫn đầu trong cuộc điều tra với những lần điều tra đột
xuất trước đó với Google và Microsoft. Chính phủ Italy cũng đã truy thu
được 318 triệu Euro tiền thuế từ Apple vào cuối năm ngoái
và họ cũng đang để mắt tới Google.
Theo một nguồn
tin không chính thức, Google có lẽ nợ chính phủ Pháp khoảng 1.6 tỷ Euro
tiền thuế truy thu. Công ty này đặt trụ sở chính ở
Dublin và chuyển các khoản lợi nhuận sang Ireland, vì vậy vào năm 2014
Google chỉ phải chi trả cho nước Pháp 5 triệu Euro tiền thuế doanh nghiệp
so với doanh thu 225.4 triệu Euro. Google đã sử dụng
công thức tránh thuế “Double Irish” để chuyển dòng tiền về Ireland
tiếp đó là tới Bermuda, nhằm giảm phần lớn số tiền thuế phải nộp lại.
Trong một tuyên bố, văn phòng công tố viên tài chính của Pháp cho biết: "Cuộc điều tra nhằm xác minh liệu Google Ireland Ltd có một cơ sở
thường trú tại Pháp và nếu có, việc họ không khai báo
các bộ phận của mình hoạt động ở Pháp, họ đã không thực hiện đúng nghĩa
vụ tài chính của mình, bao gồm cả thuế doanh nghiệp và thuế giá trị gia
tăng". Còn về phía Google, họ cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện đúng theo quy định và luật thuế ở Pháp, cũng như tại tất cả các nước mà chúng tôi có hoạt động kinh doanh. Còn hiện tại
chúng tôi vẫn đang hợp tác đầy đủ với các cơ quan chức năng ở Paris để trả lời câu hỏi của họ, như mọi khi.”
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét