MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 14 (Cần Thơ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trải nghiệm cuộc sống trên sông nước ở Chợ Nổi Cái Răng khi du lịch Cần Thơ
Thăm quan Vườn cây trái Miệt Vườn – Địa điểm tuyệt vời khi du lịch Cần Thơ
Thăm quan Vườn Cò Bằng Lăng – Trải nghiệm thiên nhiên khi du lịch Cần Thơ
Vãn cảnh chùa Nam Nhã – Địa điểm đẹp ở Cần Thơ
Khu di tích lịch sử Giàn Gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Việt Nam; là một di tích gắn với thời khai hoang mở cõi, và là một căn cứ của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Khu Giàn Gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh và sự tác động của môi trường nên hiện nay chỉ còn rộng khoảng 2.740 m² . Trong khu có một cây gừa
(Ficus microcarpa), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có tuổi đời hơn 150
năm, phát triển rất nhiều chi, cành, đan xen với nhau tạo thành giàn lớn
nên người dân trong vùng quen gọi "Giàn Gừa". Hiện cây gừa này có diện
tích tán hơn 2.700 m², chiều cao trung bình khoảng 12 m
Đến nay chưa ai biết rõ nguồn gốc của Giàn Gừa. Nhiều lão làng trên 70 tuổi khẳng định lúc họ còn nhỏ, giàn gừa đã che phủ cả một vùng rộng lớn. Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, từ xưa người dân nơi đây đã dựng lên miếu thờ bà Thượng Động Cố Hỉ (hay Hỷ), vị nữ thần được nhiều người tôn kính như một ân nhân của dân làng. Ngôi miếu ấy nay đã không còn. Ngôi miếu hiện nay được lập năm 1996.
Theo giai thoại từ xa xưa, có một gia đình họ Nguyễn đến vùng đất
Nhơn Nghĩa lập nghiệp. Trong quá trình khai khẩn, không may giàn gừa bốc
cháy khiến cảnh vật trở nên hoang tàn. Trong làng có nhiều người mắc
bệnh lạ không chữa khỏi. Có một vị đạo sĩ từ xa đến bốc thuốc cứu độ dân
làng. Ông cho biết giàn gừa này là vùng đất thiêng, nơi ngự của bà
Thượng Động Cố Hỉ; giàn gừa bị cháy rụi nên Bà nổi giận do không còn chỗ
đi về. Muốn an cư lạc nghiệp, người dân phải trồng lại hàng gừa và hằng
năm làm lễ giỗ cúng Bà.
Trải qua 6 thế hệ, con cháu họ Nguyễn vẫn sinh sống trên mảnh đất này và thay nhau giữ gìn, tôn tạo nơi thờ phụng. Hằng năm cứ đến ngày 28 tháng 2 âm lịch, bà con dòng họ Nguyễn và người dân gần xa long trọng dâng hương, làm lễ cúng Bà. Gần đây, chính quyền và nhân dân địa phương cũng vừa tạo lập đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và 12 cô gái đã hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc trong khuôn viên để tri ân, tưởng niệm..
Do địa hình hiểm yếu và hẻo lánh nên trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, Khu di tích lịch sử Giàn Gừa từng là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Khu ủy Khu Tây Nam Bộ, Tỉnh ủy Cần Thơ; là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu; là nơi huấn luyện, tập kết và chuyển quân. Đáng kể có:
1. Với những ai yêu thích khám phá những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử với nét kiến trúc đặc biệt thì Di tích Khám Lớn Cần Thơ là một điểm dừng chân lý thú.
Khám lớn Cần Thơ.
Khám lớn Cần Thơ đã tồn tại hàng trăm năm, là bằng chứng tội ác của thực
dân và đế quốc. Đây là nơi thực dân Pháp xây dựng lên để giam cầm những
người yêu nước và tù thường phạm lúc bấy giờ. Và đến thời đế quốc Mỹ,
Khám Lớn lại là nhà tù chính của thành phố khi đó.
Đến bây giờ, Khám Lớn là di tích lịch sử cấp quốc gia và là điểm tham quan du lịch phổ biến ở Cần Thơ. Khám Lớn nằm ở quận Ninh Kiều.
2. Điểm dừng chân tiếp theo là Chợ cổ Cần Thơ. Là một kiến trúc nằm trong tổng thể kiến trúc của Bến Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ được xây dựng cùng thời gian với 2 ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Đến nay Chợ cổ đã hơn trăm tuổi.
Chợ cổ về đêm.
Chợ cổ ngày nay là nơi bán các mặt hàng thủ công mĩ nghệ truyền thống, tặng phẩm, đồ lưu niệm.
3. Nhà cổ Bình Thủy được xây vào năm 1870, theo kiến trúc kiểu Pháp, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống Nam Bộ. Đây là tài sản riêng của gia đình họ Dương, nhưng với giá trị kiến trúc và lịch sử to lớn, nhà cổ Bình Thủy đã trở thành tài sản quốc gia vô giá của thành phố và quốc gia.
Nhà cổ Bình Thủy tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, Cần Thơ.
Nhà cổ Bình Thủy.
4. Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu)
có diện tích 4000m2 lớn nhất ở Cần Thơ. Đình được xây dựng từ năm 1844
với lối kiến trúc đa dạng. Nhìn từ ngoài vào ngôi chùa giống như chùa
Ông Bổn của người Hoa nhưng trước mặt lại giống kiểu nhà Pháp. Nhiều họa
tiết trang trí bên trong vẫn giữ nguyên được sắc thái và tinh thần của
các dân tộc Việt. Trong đó những bức chạm trổ, hoành phi, liễn là phần
đẹp nhất của ngôi Đình. Ngôi đình thờ cúng tất cả các anh hùng dân tộc
nổi tiếng của Việt Nam.
Đình Bình Thủy nằm dưới chân cầu Bình Thủy, đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy.
5. Chùa Long Quang Cổ Tự là một trong những ngôi chùa cổ từ thời Vua Minh Mạng năm 1825. Kiến trúc chùa giống như nhiều ngôi chùa khác ở Cần Thơ. Tuy nhiên bên trong chùa có hệ thống tượng Phật bằng gỗ được chạm trổ rất công phu, mang tính riêng và độc đáo.
Chùa nằm trong khu vực Bình Nhựt B, quận Bình Thủy.
Tham quan làng nghề ở Cần Thơ
1. Một trong những làng hoa lâu đời nhất ở Cần Thơ là làng hoa Thới Nhựt, có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết. Đến nay đã có hàng trăm hộ trồng hoa trong làng với nhiều giống hoa mới được nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Làng nghề đan lưới Thơm Rơm là nơi sản xuất những nông cụ phục vụ cho công việc đánh bắt cá mùa nước nổi của người dân. Mùa đan lưới bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch hàng năm.
Làng nằm kề cầu “Thơm Rơm” trên quốc lộ 91 nên người Miệt sông Hậu quen gọi là “Làng đan lưới Thơm Rơm”. Hầu hết người dân trong làng đều là người gốc Huế, lập nghiệp ở đây đã gần 30 năm.
3. Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng nổi tiếng ở Cần Thơ, đã có thâm niên 50 năm hoạt động. Ban đầu chỉ có vài hộ dân làm bánh Tết, sau đó, bánh ngon nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng, nên các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong 10 năm trở lại đây.
Bánh tráng Thuận Hưng có 4 loại: bánh dịu (bánh mặn), bánh xốp (bánh
lạt), bánh nem và bánh dừa. Tới đây, du khách còn sẽ được thức các loại
bánh đặc trưng của vùng miền, và còn được tận mắt chứng kiến quy trình
làm bánh.
4. Làng đan lọp Thới Long chuyên làm lọp, một phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ĐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm. Làng nghề có trên 300 hộ dân hoạt động nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.
Công việc đan lọp Thới Long phải thực hiện rất tỉ mỉ kĩ lưỡng, nên mỗi
sản phẩm đều rất tinh tế. Du khách đến đây sẽ được tận mắt chứng kiến
công việc thủ công này của người dân nơi đây.
5. Làng làm lò đất Bà Rui. Khi bạn đi theo kênh Dì Tho, hết đoạn làng đan lọp thì tới làng làm lò đất Bà Rui. Lò đất là công cụ dùng để nấu ăn ở vùng nông thôn và sử dụng củi khô để đun nấu. Lò được làm từ đất sét lấy ở sông Cái, trộn đất với trấu được làm hoàn toàn bằng tay.
Lễ hội ở Cần Thơ
Ở Cần Thơ có nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó nổi bật và khác biệt nhất là lễ hội chùa Ông và lễ hội Chol Chnam Thmay.
Lễ hội chùa Ông được tổ chức vào ngày rằm hàng tháng, chùa Ông đều có lễ cúng thần thánh; tuy nhiên ngày lễ lớn nhất trong năm là mồng 7/7 âm lịch gọi là lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất.
Chùa Ông tọa lạc ở phường Tân An, quận Ninh Kiều.
Ngoài ra còn có các ngày vía theo ngày âm lịch. Trong các lễ hội này, bà
con người Hoa và cả nhân dân trong vùng tụ họp rất đông để tỏ lòng
thành kính với các vị tổ tiên thần thánh, cầu mong cuộc sống yên lành,
sung túc, và thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian đậm
đà bản sắc dân tộc Hoa.
Còn lễ hội Chol Chnam Thmay của người dân Khmer tại Cần Thơ còn được gọi là ngày Tết năm mới hay Lễ chịu tuổi. Đây là một lễ hội truyền thống ở đây, là thời điểm người dân Khmer kết thúc một mùa thu hoạch nông nghiệp, hưởng thụ thành quả lao động trong suốt năm cũ, nghỉ ngơi, vui chơi và đón năm mới.
Cần Thơ – Miền đất nhiều đặc sản
Về đến Cần Thơ bạn sẽ bị cuốn hút ngay với những món đặc sản nơi đây từ cây trái cho đến những món ăn của vùng.
Trái cây Cần Thơ phải kể đến đầu tiên là cam mật Phong Điền với vị ngọt
thanh, có vỏ mỏng và mọng nước. Đây là đặc sản của miệt vườn Phong Điền.
Quả dâu Hạ Châu là đặc sản mà người ở huyện Phong Điền cũng rất đỗi tự hào. Đây là thứ quả chỉ được trồng duy nhất ở Cần Thơ, không đâu có được. Quả có vị ngọt thanh, thơm và bên ngoài trông giống như trái bòn bon.
Sầu riêng là loại quả phổ biến ở Cần Thơ với 2 loại: Sầu riêng cơm vàng, hạt lép và sầu riêng khổ qua xanh. Ai có thể ăn được loại quả có mùi thơm đậm đặc này có lẽ sẽ “chết mê chết mệt” với sầu riêng Cần Thơ.
Nem đòn Cái Răng.
Về ẩm thực ở Cần Thơ thì có rất nhiều món ăn mang đặc trưng của vùng,
khó có thể tìm thấy ở đâu khác. Trong đó một số món ngon đặc sắc phải kể
đến là Nem đòn Cái Răng, Bánh tét lá cẩm, Bánh xèo Cần Thơ, Nem nướng
Cần Thơ, Lẩu bần Phù sa, Lẩu mắm dạ lý, Vịt nấu chao Cần Thơ,…
Cùng với các loại bún Cần Thơ: búm mắm, bún bò Huế, bún nước Lèo Sóc Trăng, bún gỏi già, bún cà ri, bún cá Châu Đốc, các loại bún chay…
Gỏi xoài khô cá lóc
Các món món gỏi: gỏi xoài khô cá lóc, gỏi cóc khô cá lóc, gói ngó sen tôm thịt, gỏi bồn bồn tôm thịt, gỏi rau câu…
Món nướng: nướng ốc tiêu, cá lóc nướng trui, cá kèo nướng muối ớt, chuột quat lu, bò nướng lá lốt.
Và rất nhiều món lẩu khác nhau mà chỉ có đến Cần Thơ bạn mới biết và được thưởng thức.
Mộc Lan
Phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động ngành du lịch năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, ngày 16/2, ông Lê Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, cho biết năm 2016, ngành sẽ phối hợp tổ chức triển khai đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng," đưa chợ nổi Cái Răng thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng.
Cũng trong năm 2016, ngành du lịch thành phố Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ các quận, huyện xây dựng sản phẩm du lịch; chú trọng du lịch đường sông gắn với tham quan di tích lịch sử-văn hóa và du lịch sinh thái; bổ sung và nâng chất các dịch vụ để tạo điều kiện phát triển cho du lịch hội nghị hội thảo, triển lãm và du lịch nghỉ tại nhà dân.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố cụm phía Tây và cụm phía Đông; đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận và các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan.
Cần Thơ cũng mời gọi đầu tư xây dựng các công trình dự án du lịch với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, đặc biệt là mời gọi đầu tư sớm thực hiện các dự án khu du lịch tại các cồn dọc sông Hậu; đẩy mạnh tiến độ quy hoạch dự án đầu tư phát triển du lịch như khu du lịch Cồn Sơn, khu du lịch cồn Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng và khu du lịch sinh thái huyện Phong Điền.
Đặc biệt, thành phố Cần Thơ quan tâm xây dựng môi trường du lịch “an toàn-thân thiện-chất lượng” bằng cách thường xuyên tổ chức hướng dẫn, nhắc nhở và kiểm tra các khu, điểm vườn du lịch, đảm bảo cảnh quan môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; mời gọi đầu tư các phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện đại, thân thiện với môi trường.
Ngành du lịch Cần Thơ phối hợp với các cơ sở thủ công mỹ nghệ, cơ sở chế biến, sản xuất và giới thiệu sản phẩm quà tặng du lịch, tiếp tục phát huy thế mạnh ẩm thực Cần Thơ để phục vụ khách du lịch.
Năm 2016, thành phố Cần Thơ phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đón 1,7 triệu lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế đạt hơn 250.000 lượt, doanh thu 1.800 tỷ đồng./.
Cần Thơ
Thành phố ở Việt Nam
Cần
Thơ là thành phố lớn,hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu
Long, đồng thời là một Thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2004, nằm
bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Wikipedia
Diện tích: 537 mi²
Thời tiết: 31°C, Gió Đ với 14 km/h, 52% Độ ẩm
Dân số: 1,237 triệu (2014)
Giờ địa phương: Thứ Năm 12:01
Những địa điểm, thắng cảnh nên tới khi du lịch Cần Thơ
Cần Thơ
– Một thành phố lớn nhất khu vực Miền Tây Đồng Bằng Nam Bộ. Đây là điểm
dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá khu vực miền Tây sông
nước. Cần Thơ còn có tên gọi khác là Tây Đô – thủ đô của miền Tây. Dulich9 sẽ giới thiệu bạn 8 điểm đến vô cùng hút khách, đây là danh sách các địa điểm tham quan đẹp, thơ mộng cũng như những thắng cảnh, di tích bạn nên đến để chiêm ngưỡng và trải nghiệm khi tới Cần Thơ.
Những địa điểm, thắng cảnh nên tới khi du lịch Cần Thơ
Khi du lịch Cần Thơ,
du khách sẽ được thăm quan rất nhiều địa điểm hấp dẫn như Bến Ninh
Kiều, các vườn cây trĩu ngọt hoa quả tươi ngon. Và đặc biệt, du khách sẽ
được trải nghiệm đi trên ghe, xuồng, lênh đênh trên hệ thống sông ngòi
dày đặc. Ở đây sông là đường đi, sông là nơi họp chợ, vì vậy Cần Thơ
cũng mang trong mình nét văn hóa đặc trưng và riêng biệt. Sau nhiều lần
trải nghiệm Dulich9 đã tổng hợp lại những điểm bạn nên đến khi du lịch Cần Thơ sau đây:
Du lịch Cần Thơ – Ngắm bến Ninh Kiều
Ninh
Kiều, nằm ngay hữu ngạn sông Hậu Giang, tại ngã ba giao nhau của Sông
Hậu và Sông Cần Thơ. Đây cũng là nơi rất gần với trung tâm Thành Phố Cần
Thơ. Và là một trong những điểm mà du khách hay tìm đến nhất mỗi khi du lịch Cần Thơ.
Trên
bến Ninh Kiều luôn tấp nập thuyền bè qua lại, ngược xuôi dòng nước.
Trên những chiếc thuyền thô sơ, người ta chở rất nhiều nông sản, hải
sản, các sản vật đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long đi các nơi
khác. Ninh Kiều là nơi đáng tự hào của
những người Cần Thơ, mỗi khi nhắc đến. Ngay bên cạnh Ninh Kiều chính là
Cảng Cần Thơ, cảng này có khả năng tiếp nhận các tàu lớn với sức chứa
khoảng 5.000 tấn. Mạn trên của Ninh Kiều chính là Chợ Cần Thơ, một trung
tâm buôn bán lớn của khu vực miền Tây. Ở đây có rất nhiều loại hàng hóa
của khắp nơi trong nước, hoặc các nước lân cận được bày bán.
Đến
Ninh Kiều, các bạn sẽ được ngồi trên những nhà hàng nổi, được thưởng
thức các món đặc sản và ngắm sông Hậu Giang chảy hiền hòa. Với sự thân
thiện của người dân địa phương, nên Ninh Kiều trở thành một trong 8 điểm hút khách du Lịch Cần Thơ .
Trải nghiệm cuộc sống trên sông nước ở Chợ Nổi Cái Răng khi du lịch Cần Thơ
Cách 30 phút đi bằng CaNo từ bến Ninh Kiều, du khách sẽ lại được hòa mình vào sự nhộn nhịp của chợ nổi Cái Răng.
Đến đây du khách sẽ được cảm nhận hết những nét văn hóa đặc trưng, độc
đáo của vùng sông nước. Và chợ nổi như là một phần không thể thiếu trong
nét văn hóa miệt vườn của người miền Tây Nam Bộ.
Mạng
lưới sông ngòi dày đặc, các kênh rạch chẳng chịt nối tiếp nhau từ bao
đời nay hình thành nên nét văn hóa mà trộn lẫn với bất kỳ nơi nào. Trên
sông là nơi họp chợ, nơi buôn bán tất cả những mặt hàng gia dụng, nông
sản, hải sản. Và mặt sông cũng chính là nơi giải trí, bằng những câu đờn
ca tài tử. Đến đây du khách được cảm nhận cuộc sống lênh đênh nhưng đầy
lạc quan của người dân bản địa. Được thưởng thức những món ăn dân giã
độc đáo như: hủ tiếu, cháo cá Lóc, canh rau đắng, bánh tét…Với mức giá
vô cùng bình dân. Bên cạnh, du khách còn cảm nhận được sự thân thiện,
mộc mạc dễ gần của những người dân nơi đây. Được ngắm những cô gái với
màu da nâu và chiếc nón lá e ấp trong những buổi chiều.
Nếu
bạn du lịch Cần Thơ vào những ngày tháng Tư hoặc tháng Chạp thì sẽ có
cơ hội tham gia vào Lễ Thượng Điền và lễ Hạ Điền, đây là những lễ hội
lớn nhất ở miền Tây. Với những nét văn hóa độc đáo Chợ Nổi Cái Răng là một trong những điểm thăm quan thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Thăm quan Vườn cây trái Miệt Vườn – Địa điểm tuyệt vời khi du lịch Cần Thơ
Xuôi
theo các dòng sông, du khách sẽ được tham quan những vườn cây trái hai
bên. Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu
Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Đây là khu vườn rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm …
Đến
đây, du khách có thể đi dạo trong vườn, hít thở không khí trong lành
mát mẻ, tự tay hái quả để thưởng thức mà không lo về vấn đề an toàn thực
phẩm. Nếu quý khách muốn nghỉ đêm, thì ở đây cũng có những khu nhà nghỉ
nhỏ xinh nằm thấp thoáng dưới những bóng cây xanh rợp mát, với giá cả
bình dân.
Du khách cũng có thể ghé qua khu du lịch Ba Láng
ở cách Tp. Cần Thơ 9km (trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc Trăng, qua cầu
Cái Răng) rộng 4,2ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành
cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn
mini. Những miệt vườn ở đây cũng là điểm đến lý tưởng khi du lịch Cần Thơ làm phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long.
Thăm quan Vườn Cò Bằng Lăng – Trải nghiệm thiên nhiên khi du lịch Cần Thơ
Vườn
Cò Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Thành
Phố Cần Thơ. Để vào được Vườn Cò, du khách phải đi bằng thuyền. Nếu bạn
đi du lịch Cần Thơ vào mùa xuân thì sẽ được nhìn thấy hoa Bằng Lăng nở
rộ, tím ngắt hai bên bờ sông. Từ xa, du khách có thể thấy thấp thoáng
vườn cò rộng mênh mông. Vào đến đây, du khách sẽ được nhìn thấy một sân
chim rộng lớn, với nhiều loại cò , đủ các chủng loại khác nhau. Để
chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp ở đây, thì du khách có thể đến lúc sáng sớm để
được nhìn thấy những đàn cò tỏa ra đi kiếm ăn, và lúc 17h để lại được
nhìn thấy những đàn có nối đuôi nhau bay về.
Đã
có rất nhiều khách du lịch đến đây và có những cảm nhận sâu sắc về sự
rộng lớn của vườn cò. Vì vậy mà người ta lại giới thiệu cho những người
bạn, người thân về Vườn Cò đặc biệt này. Do vậy Vườn Cò Bằng Lăng cũng được coi là những điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Cần Thơ.
Du lịch Cần Thơ – Thăm nhà cổ Bình Thủy
Đây
là ngôi nhà cổ năm gian hai mái trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình
Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Nhà được xây dựng năm 1870 theo kiến
trúc kiểu Pháp, thuộc gia đình họ Dương. Đến nay là được gần 150 năm
nhưng kiến trúc vẫn còn khá nguyên vẹn.
Căn
nhà rộng 5 gian 2 chái, ngang 22m, sâu 16m, nằm trên lô đất có diện
tích 6.000m2. Trước sân có hòn non bộ, hoa kiểng. Bên phải là vườn lan,
góc bên trái có cây xương rồng Mexico Kim Lăng Trụ cao khoảng 8 mét có
độ tuổi khoảng 40. Sau nhà là vườn cây ăn trái. Sân rộng lót gạch tàu,
lối vào nhà xây bốn cầu thang hình cánh cung. Nhà rộng thênh thang với 6
hàng 24 chiếc cột gỗ lim đen bóng, đường kính khoảng 30 cm. Kết nối
giữa hệ thống cột, xà là những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức tinh
vi. Khi xây dựng, để chống mối mọt và giữ độ lạnh cho ngôi nhà, chủ
nhân đã cho rải đều bên dưới nền gạch một lớp muối hột dày hơn 10 cm.
Cùng với hệ thống cửa và cửa sổ thoáng đãng nên trời nắng chang chang mà
trong nhà rất mát mẻ.
Đây là một công trình kiến trúc có giá trị
dù đã trải qua hai cuộc chiến tranh nhất là sự xâm hại của thời gian,
phủ thờ họ Dương đã may mắn còn tồn tại tới ngày nay và được các thế hệ
nối tiếp, chăm sóc và giữ gìn cẩn thận. Và cũng là điểm đến của du khách khi du lịch Cần Thơ.
Vãn cảnh chùa Nam Nhã – Địa điểm đẹp ở Cần Thơ
Chùa
Nam Nhã không chỉ có giá trị về tín ngưỡng, mà nơi đây chính là nơi
nuôi dưỡng một ý chí kiến cường , chống lại ngoại xâm của các sĩ phu yêu
nước của phong trào Đông Du (1907 – 1940). Chùa do ông Nguyễn Giác
Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được
gọi là chùa Minh Sư.
Đối
diện chùa là đình Long Tuyền uy nghi. Trước mặt chùa là dòng sông Bình
Thủy in hai bên bờ những bóng cây đại thụ cổ kính. Phía đông là Cồn Sơn
được ví như trái châu của Long Tuyền. Và cồn Bình Thủy được ví như lưỡi
rồng, nằm giữa dòng sông Hậu cuộn chảy.
Bên
phía ngoài, là cổng chùa được xây bằng gạch cổ, trước cổng có khắc ba
chữ Hán ” Nam Nhã Đường”. Sân chùa được bao quanh bằng khu vườn lớn trải
dài ra tận bờ sông. Ở đây trồng rất nhiều các loại cây tùng, trắc và
các cây cổ thụ khác, thêm vào là những cây kiểng quý giá, được cắt uốn
công phu, gần 100 tuổi. Chùa Nam Nhã cũng là một trong điểm đến thú vị khi các bạn du lịch Cần Thơ.
Du lịch Cần Thơ – Chiêm ngưỡng các hiện vật ở Bảo tàng Cần Thơ.
Bảo
tàng Cần Thơ có quy mô rộng lớn, với diện tích gần 3.000m2. Tọa lạc
ngay số 1 Đại Lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều. Ở đây trưng
bày những hiện vật về đất nước, con người Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, qua từng thời kỳ. Cũng là nơi lưu giữ những hiện vật có giá
trị văn hóa của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình dựng nước
và giữ nước.
Bảo tàng Cần Thơ được
thành lập vào năm 1976, qua nhiều lần thay đổi đến năm 1992 chính thức
mang tên Bảo tàng Cần Thơ. Và đây cũng là điểm du lịch mà các bạn nên thăm quan khi hành trình du lịch Cần Thơ.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ban đêm ở Chợ Tây Đô khi tới Cần Thơ
Bạn
chỉ cần di chuyển 1km về phái tây Sông Hậu, sẽ được biết đến chợ đêm
Tây Đô, thuộc trong khu vực Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ. Đây cũng
chính là một trung tâm thương mại lớn của khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long. Ở đây các mặt hàng mang nét đặc trưng của miền sông nước như hoa
quả, trái cây, rau tươi, hoa…Và có một điều mà du khách sẽ ngạc nhiên,
đó chính là sự bài trí và sắp xếp khoa học trong chợ. Khiến cho chợ đêm
Tây Đô rất nhiều loại hàng hóa những không hề lộn xộn như những chợ
khác. Khi đi du lịch Cần Thơ, các bạn không nên bỏ qua điểm đến thú vị này nhé!
Cũng nằm trong khu vực Miền Tây các bạn có thể tham quan thêm các địa danh lân cận như: Khám Phá Du lịch Bến Tre
Trên đây là những điểm đến rất thu hút du khách, những địa điểm mà bạn nên ghé thăm khi đi du lịch Cần Thơ, mà dulich9
đã tổng hợp lại. Các bạn có thể để lại những ý kiến đóng góp hay những
câu hỏi thắc mắc ở phần bình luận bên dưới nhé! Chúc các bạn có một
chuyến du lịch lý thú!Khám Lớn Cần Thơ – Di tích lịch sử cấp quốc gia
Thứ bảy, 07/07/2012 | 00:32 GMT+7
Khám
Lớn Cần Thơ được thực dân Pháp xây dựng vào những năm 1878-1886 như một
công cụ cai trị của chính quyền thực dân thời bấy giờ. Tồn tại qua hơn
trăm năm, nơi đây chính là bằng chứng tội ác của thực dân và đế quốc
cũng như minh chứng hùng hồn cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt.
Nhằm nêu cao và giáo dục tinh thần yêu nước cho lớp con cháu noi theo,
ngày 28/6/1996 Bộ Văn Hoá - thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) ra quyết định công nhận di tích lịch sử Khám Lớn Cần Thơ là di
tích cấp quốc gia.
Soái
phủ Sài gòn lập tỉnh Cần Thơ ngày 23 tháng 02 năm 1876, các cơ quan đầu
não của Pháp đều đặt tại tỉnh lỵ Cần Thơ. Pháp tăng cường bộ máy cai
trị ra sức đàn áp bắt bớ giam cầm những người yêu nước và tù thường
phạm, mở rộng trại giam nên khám đường ở Cần Thơ có tên gọi mới là “Khám
lớn Cần Thơ”.
Đến thời Mỹ nguỵ đổi tên thành “Trung Tâm cải huấn”, sau ngày hòa bình nhân dân vẫn quen gọi là “Khám Lớn Cần Thơ”.
“Khám
Lớn Cần Thơ” hiện toạ lạc tại số 08 đường Ngô Gia Tự, phường Tân An,
Quận Ninh Kiều TP Cần Thơ, được xây dựng biệt lập ngăn cách với khu dân
cư và công sở bằng các lộ giới lớn có tường cao bao bọc, có cốt gác để
kiểm soát tù nhân. Nằm cạnh Dinh Tỉnh Trưởng, đối diện qua một con đường
lớn là Tòa Bố (Toà Hành Chính) cặp bên trái khám cũng có một con đường
rộng. Khám Lớn Cần Thơ được thực dân Pháp xây dựng vào những năm
1878-1886 (khoảng 10 năm sau khi thành lập tỉnh).
Trong
quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc, nhiều
cán bộ, chiến sĩ cộng sản và đồng bào yêu nước ở Cần Thơ và các tỉnh lân
cận bị bắt và giam cầm trong nhà tù nầy.
Đồng
chí Quản Trọng Hoàng Bí thư Tỉnh Ủy Cần Thơ bị bắt giam cuối năm 1939
dù bị tra tấn cực hình nhưng khí tiết người đảng viên Cộng sản không hề
bị lay chuyển, thừa lúc địch sơ hở đồng chí đã tìm cách vượt ngục, tiếp
tục hoạt động gầy dựng cơ sở Đảng và phong trào cách mạng ở Cần Thơ.
Nhiều
đồng chí lãnh đạo trong Tỉnh Ủy Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...
trong cuộc đấu tranh Nam kỳ khởi nghĩa cũng bị bắt giam và tra tấn dã
man tại đây. Đồng chí Lê Văn Nhung (Lý Hồng Thanh), Ngô Văn Khoẻ (Ngô
Hữu Hạnh) bị thực dân Pháp kết án tử hình, đem xử bắn cạnh Khám lớn.
Sau
khởi nghĩa Nam Kỳ ở Cần Thơ, cơ sở Đảng và tổ chức cách mạng vừa được
cũng cố thì địch tiếp tục khủng bố. Thời kỳ 1941 đến 26/8/1945 là thời
kỳ khó khăn thử thách của Đảng bộ và phong trào cách mạng ở Cần Thơ.
Sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 30/10/1945 giặc Pháp tái chiếm Cần
Thơ, nhân dân Cần Thơ tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ 1945-1954.
Khám lớn Cần Thơ lại tiếp tục giam cầm những người yêu nước, những cán
bộ cách mạng của ta.
Mỹ
nhảy vào xâm lược Miền Nam sau khi Pháp thất bại. Khám lớn đổi tên
thành “Trung Tâm cải huấn”, sự tàn ác nhân lên gấp bội. Khám lớn với 21
phòng giam tập thể cùng nhiều xà lim nhỏ, chung quanh che chắn bằng 3
bức tường cao 3,6m đến 5m, trên tường có cắm nhiều mảnh ve chai. Trên
mỗi góc tường đều có vọng gác cao 6m gắn đèn pha chiếu sáng với tầm quan
sát rộng. Địch cho xây dựng giữa hai dãy nhà giam là một sân rộng có
một nhà thờ và một nhà chùa dành cho tù nhân đi lễ. Đây là trò mị dân về
tự do tín ngưỡng nhưng thực chất là “địa ngục trần gian’’.
Để
khắc ghi tội ác kẻ thù, đồng thời là nơi giáo dục lòng căm thù cho nhân
dân ta, Ngày 28/6/1996 Bộ Văn Hoá - thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lich) ra quyết định công nhận di tích lịch sử Khám Lớn Cần
Thơ là di tích cấp quốc gia./.
Nguồn : Tin tức Du lịchKhu di tích lịch sử Giàn Gừa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử và giai thoạiSửa đổi
Đến nay chưa ai biết rõ nguồn gốc của Giàn Gừa. Nhiều lão làng trên 70 tuổi khẳng định lúc họ còn nhỏ, giàn gừa đã che phủ cả một vùng rộng lớn. Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, từ xưa người dân nơi đây đã dựng lên miếu thờ bà Thượng Động Cố Hỉ (hay Hỷ), vị nữ thần được nhiều người tôn kính như một ân nhân của dân làng. Ngôi miếu ấy nay đã không còn. Ngôi miếu hiện nay được lập năm 1996.
Trải qua 6 thế hệ, con cháu họ Nguyễn vẫn sinh sống trên mảnh đất này và thay nhau giữ gìn, tôn tạo nơi thờ phụng. Hằng năm cứ đến ngày 28 tháng 2 âm lịch, bà con dòng họ Nguyễn và người dân gần xa long trọng dâng hương, làm lễ cúng Bà. Gần đây, chính quyền và nhân dân địa phương cũng vừa tạo lập đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và 12 cô gái đã hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc trong khuôn viên để tri ân, tưởng niệm..
Trong thời chiếnSửa đổi
- - Năm 1961-1965, đây là nơi đào tạo huấn luyện đội biệt động nội thành.
- - Để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân (1968), lực lượng Thành đội Cần Thơ đã chọn Giàn Gừa là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược. Từ đây theo con rạch Bà Thợ, quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển vũ khí ra vàm Rạch Sung, vàm Bà Hiệp đến sông Cần Thơ để tấn công vào các cơ quan đầu não của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại thành phố Cần Thơ.
- - Năm 1975, đây là nơi tập kết của bộ đội từ rạch Bà Hiệp đến Xà No- Bà Hương để vượt sông qua lộ Vòng Cung, tiến về giải phóng Cần Thơ vào tháng 4 năm ấy .
Được công nhậnSửa đổi
Tháng 4 năm 2013, Khu di tích lịch sử Giàn Gừa đã được Chính quyền thành phố Cần Thơ công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Ngày 13 tháng 6 năm 2013,
cây gừa cổ thụ vừa kể đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt
Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Việc công nhận này, vừa mang ý
nghĩa bảo tồn gen cổ cho loại thực vật đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long, và vừa mang ý nghĩa lịch sử.
Cần Thơ - Di tích chùa Ông
Tọa
lạc trên đường Hai Bà Trưng, nhìn ra bến Ninh Kiều là Chùa Ông do người
Hoa thuộc hai Phủ Quảng Châu, Triệu Khánh (Quảng Đông - Trung Quốc) góp
công xây dựng vào những năm 1894 - 1896. Hầu hết vật liệu xây dựng quan
trọng liên quan đến diện mại kiến trúc đều đưa từ Quảng Đông sang.
107
năm trôi qua, Chùa Ông ở Cần Thơ vẫn trong tình trạng hoàn hảo từ hình
dáng bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Trong chùa, gian chánh điện thờ
Quan Công, bên phải thờ Thổ Địa, Thiên Hậu Thánh Mẫu; bên trái thờ Đổng
Vĩnh Trạng nguyên, Tài Bạch Tinh Quân (Thần Tài)... Hàng năm, cứ vào
ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông
đảo người Hoa ở địa phương tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan
Thánh Đế. Chùa Ông được đồng bào người Hoa, người Kinh thường xuyên đến
viếng.
Ngày
Tết là một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng, là những này lễ
hội lớn nhất trong năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày
này đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái,
nhang đèn... Họ sửa sang trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn mặc thật
đẹp đẽ cùng nhau đốt cho các vị thần những nén hương với tất cả sự trong
sạch và tinh khiết của thể xác và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những năm
Ban quản trị còn tổ chức sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống như múa
lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng
Triều.
Nhìn
về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng như một số chùa Hoa khác
ta thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có vẻ nổi bật hơn tôn
giáo.
Tất cả Chùa Ông do người Hoa cất ở Việt Nam
đều không biệt lập trong khuôn viên rộng lớn (dù người Hoa đủ khả năng
mua những sở đất lớn) mà luôn cất gần sát lộ, hài hòa với phố thị. Ngôi
chùa rực rỡ, vui tươi và gần gũi với mọi người, như một biểu tượng của
bình anh, may mắn, phát đạt. Chùa Ông ở Cần Thơ là một di tích lịch sử -
văn hóa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia
Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
Đắm mình trong thắng cảnh văn hóa tươi đẹp Cần Thơ
22 / 05/ 2013, 03:05:53
(Dulichvietnam)
Đến Cần Thơ bạn sẽ không thể bỏ qua những nét văn hóa đặc sắc nơi đây,
trong đó có nhiều di tích và thắng cảnh chùa chiền, làng nghề cùng với
ẩm thực đặc trưng rất tuyệt vời của miền sông nước.
1. Với những ai yêu thích khám phá những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử với nét kiến trúc đặc biệt thì Di tích Khám Lớn Cần Thơ là một điểm dừng chân lý thú.
Khám lớn Cần Thơ.
Đến bây giờ, Khám Lớn là di tích lịch sử cấp quốc gia và là điểm tham quan du lịch phổ biến ở Cần Thơ. Khám Lớn nằm ở quận Ninh Kiều.
2. Điểm dừng chân tiếp theo là Chợ cổ Cần Thơ. Là một kiến trúc nằm trong tổng thể kiến trúc của Bến Ninh Kiều, chợ cổ Cần Thơ được xây dựng cùng thời gian với 2 ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây. Đến nay Chợ cổ đã hơn trăm tuổi.
Chợ cổ về đêm.
3. Nhà cổ Bình Thủy được xây vào năm 1870, theo kiến trúc kiểu Pháp, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống Nam Bộ. Đây là tài sản riêng của gia đình họ Dương, nhưng với giá trị kiến trúc và lịch sử to lớn, nhà cổ Bình Thủy đã trở thành tài sản quốc gia vô giá của thành phố và quốc gia.
Nhà cổ Bình Thủy.
Đình Bình Thủy nằm dưới chân cầu Bình Thủy, đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy.
5. Chùa Long Quang Cổ Tự là một trong những ngôi chùa cổ từ thời Vua Minh Mạng năm 1825. Kiến trúc chùa giống như nhiều ngôi chùa khác ở Cần Thơ. Tuy nhiên bên trong chùa có hệ thống tượng Phật bằng gỗ được chạm trổ rất công phu, mang tính riêng và độc đáo.
Tham quan làng nghề ở Cần Thơ
1. Một trong những làng hoa lâu đời nhất ở Cần Thơ là làng hoa Thới Nhựt, có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết. Đến nay đã có hàng trăm hộ trồng hoa trong làng với nhiều giống hoa mới được nhập khẩu vào Việt Nam.
Làng hoa nằm ở quận Ninh Kiều, phường An Bình.
2. Làng nghề đan lưới Thơm Rơm là nơi sản xuất những nông cụ phục vụ cho công việc đánh bắt cá mùa nước nổi của người dân. Mùa đan lưới bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch hàng năm.
Làng nằm kề cầu “Thơm Rơm” trên quốc lộ 91 nên người Miệt sông Hậu quen gọi là “Làng đan lưới Thơm Rơm”. Hầu hết người dân trong làng đều là người gốc Huế, lập nghiệp ở đây đã gần 30 năm.
Làng nằm ở quận Thốt Nốt, phường Thuận Hưng.
3. Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng nổi tiếng ở Cần Thơ, đã có thâm niên 50 năm hoạt động. Ban đầu chỉ có vài hộ dân làm bánh Tết, sau đó, bánh ngon nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng, nên các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong 10 năm trở lại đây.
4. Làng đan lọp Thới Long chuyên làm lọp, một phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ ĐBSCL trong mùa nước nổi hàng năm. Làng nghề có trên 300 hộ dân hoạt động nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch hàng năm.
5. Làng làm lò đất Bà Rui. Khi bạn đi theo kênh Dì Tho, hết đoạn làng đan lọp thì tới làng làm lò đất Bà Rui. Lò đất là công cụ dùng để nấu ăn ở vùng nông thôn và sử dụng củi khô để đun nấu. Lò được làm từ đất sét lấy ở sông Cái, trộn đất với trấu được làm hoàn toàn bằng tay.
Làng làm lò đất Bà Rui nằm ở phường Thới Long, quận Ô Môn.
Lễ hội ở Cần Thơ
Ở Cần Thơ có nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó nổi bật và khác biệt nhất là lễ hội chùa Ông và lễ hội Chol Chnam Thmay.
Lễ hội chùa Ông được tổ chức vào ngày rằm hàng tháng, chùa Ông đều có lễ cúng thần thánh; tuy nhiên ngày lễ lớn nhất trong năm là mồng 7/7 âm lịch gọi là lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên đã khuất.
Chùa Ông tọa lạc ở phường Tân An, quận Ninh Kiều.
Còn lễ hội Chol Chnam Thmay của người dân Khmer tại Cần Thơ còn được gọi là ngày Tết năm mới hay Lễ chịu tuổi. Đây là một lễ hội truyền thống ở đây, là thời điểm người dân Khmer kết thúc một mùa thu hoạch nông nghiệp, hưởng thụ thành quả lao động trong suốt năm cũ, nghỉ ngơi, vui chơi và đón năm mới.
Cần Thơ – Miền đất nhiều đặc sản
Về đến Cần Thơ bạn sẽ bị cuốn hút ngay với những món đặc sản nơi đây từ cây trái cho đến những món ăn của vùng.
Quả dâu Hạ Châu là đặc sản mà người ở huyện Phong Điền cũng rất đỗi tự hào. Đây là thứ quả chỉ được trồng duy nhất ở Cần Thơ, không đâu có được. Quả có vị ngọt thanh, thơm và bên ngoài trông giống như trái bòn bon.
Sầu riêng là loại quả phổ biến ở Cần Thơ với 2 loại: Sầu riêng cơm vàng, hạt lép và sầu riêng khổ qua xanh. Ai có thể ăn được loại quả có mùi thơm đậm đặc này có lẽ sẽ “chết mê chết mệt” với sầu riêng Cần Thơ.
Nem đòn Cái Răng.
Cùng với các loại bún Cần Thơ: búm mắm, bún bò Huế, bún nước Lèo Sóc Trăng, bún gỏi già, bún cà ri, bún cá Châu Đốc, các loại bún chay…
Gỏi xoài khô cá lóc
Món nướng: nướng ốc tiêu, cá lóc nướng trui, cá kèo nướng muối ớt, chuột quat lu, bò nướng lá lốt.
Và rất nhiều món lẩu khác nhau mà chỉ có đến Cần Thơ bạn mới biết và được thưởng thức.
Đưa chợ nổi Cái Răng thành sản phẩm du lịch đặc thù của ĐBSCL
Phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động ngành du lịch năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, ngày 16/2, ông Lê Minh Sơn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, cho biết năm 2016, ngành sẽ phối hợp tổ chức triển khai đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng," đưa chợ nổi Cái Răng thành sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng.
Cũng trong năm 2016, ngành du lịch thành phố Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ các quận, huyện xây dựng sản phẩm du lịch; chú trọng du lịch đường sông gắn với tham quan di tích lịch sử-văn hóa và du lịch sinh thái; bổ sung và nâng chất các dịch vụ để tạo điều kiện phát triển cho du lịch hội nghị hội thảo, triển lãm và du lịch nghỉ tại nhà dân.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố cụm phía Tây và cụm phía Đông; đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận và các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan.
Cần Thơ cũng mời gọi đầu tư xây dựng các công trình dự án du lịch với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, đặc biệt là mời gọi đầu tư sớm thực hiện các dự án khu du lịch tại các cồn dọc sông Hậu; đẩy mạnh tiến độ quy hoạch dự án đầu tư phát triển du lịch như khu du lịch Cồn Sơn, khu du lịch cồn Tân Lộc, vườn cò Bằng Lăng và khu du lịch sinh thái huyện Phong Điền.
Đặc biệt, thành phố Cần Thơ quan tâm xây dựng môi trường du lịch “an toàn-thân thiện-chất lượng” bằng cách thường xuyên tổ chức hướng dẫn, nhắc nhở và kiểm tra các khu, điểm vườn du lịch, đảm bảo cảnh quan môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; mời gọi đầu tư các phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện đại, thân thiện với môi trường.
Ngành du lịch Cần Thơ phối hợp với các cơ sở thủ công mỹ nghệ, cơ sở chế biến, sản xuất và giới thiệu sản phẩm quà tặng du lịch, tiếp tục phát huy thế mạnh ẩm thực Cần Thơ để phục vụ khách du lịch.
Năm 2016, thành phố Cần Thơ phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đón 1,7 triệu lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế đạt hơn 250.000 lượt, doanh thu 1.800 tỷ đồng./.
Cần Thơ: Du lịch đường sông gắn với di tích văn hóa- lịch sử
10:55, 09/11/2015
Bình Thủy (TP. Cần Thơ) không chỉ nổi tiếng là vùng đất địa
linh nhân kiệt với nhiều di tích văn hóa- lịch sử mà còn có mạng lưới
sông rạch chằng chịt đan xen với những vườn cây trĩu quả, tạo nên cung
đường khám phá độc đáo. Để thưởng lãm hết vẻ đẹp này, du khách có thể
trải nghiệm du lịch đường sông gắn với các di tích văn hóa- lịch sử.
*Từ trải nghiệm văn hóa sông nước…
Từ rạch Mương Khai hay rạch Phó Thọ, rạch Lòng Ống, du khách di chuyển
bằng tàu để thưởng ngoạn khung cảnh sông nước hữu tình của Bình Thủy.
Hai bên bờ là những rặng cây xanh, những hàng hoa kiểng tạo nên bức
tranh miệt vườn sông nước đặc trưng và lôi cuốn. Vườn trái cây Ba Cống
(khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền) là điểm dừng chân không thể
thiếu. Vườn rộng 2,3 hécta, trồng đủ các loại cây ăn trái: thanh long,
chôm chôm, bưởi da xanh, măng cụt, xoài… Sau một vòng tham quan vườn, du
khách thưởng thức trái cây và cùng chủ vườn trò chuyện về chuyện trồng
cây, chuyện làm du lịch.
Du khách tham quan vườn cây trái ở cồn Sơn, Bình Thủy. |
Cách vườn trái cây Ba Cống vài trăm mét là làng đồ chơi dân gian (khu
vực Bình Thường B) đậm bản sắc văn hóa truyền thống với những gia đình
sinh sống bằng nghề chế tác những món đồ chơi cổ truyền với đủ sắc màu,
hình dáng của các con vật gần gũi trong tâm thức người Việt: rùa, gà,
heo, cá sấu, trâu, chuột.... Đến đây, được khám phá những công đoạn tỉ
mỉ, tinh xảo để tạo nên một sản phẩm, được thử tài làm thợ chế tác dân
gian với mức giá hợp lý và tạo ra sản phẩm độc nhất theo cách riêng của
mình. Anh Nguyễn Văn Truyền, một trong 10 hộ dân sống bằng nghề chế tạo
đồ chơi dân gian tại đây, cho biết: "Nhiều khách đến đây ban đầu còn e
ngại, nhưng chỉ sau 5-7 phút là có thể tự tay làm ra một món đồ chơi ý
nghĩa đem về làm kỷ niệm". Làng nghề này đã có hơn 20 năm, nhưng đón
khách du lịch thì chỉ hơn 2 tháng nay.
Nếu muốn tìm hiểu đời sống của cư dân vùng sông nước, du khách có thể
theo chân anh Nguyễn Ngọc Văn (tổ 8, khu vực Bình Thường B) dỡ đú (dụng
cụ bắt cá trên sông) dọc tuyến rạch Phó Thọ. Khách trực tiếp bắt cá, từ
cá trê, cá bống, cá linh… rồi chế biến thành những món ăn dân dã: canh
chua, cá chiên, cá kho... Ngồi bên bờ sông lộng gió, bốn bề cây xanh, du
khách thưởng thức bữa cơm nóng hổi đậm phong vị sông nước. Rạch Phó
Thọ- Bà Bộ (phường Long Hòa và Long Tuyền) nổi tiếng với những vườn hoa
đẹp tồn tại hơn 80 năm. Trước đây, du khách đến làng hoa chỉ ngắm, thì
nay được trải nghiệm trồng hoa tại nhà vườn của ông Huỳnh Thanh Cần (khu
vực Bình Phó B, phường Long Tuyền), với nhiều giống hoa mới, được trồng
bằng kỹ thuật công nghệ cao. Khách được hướng dẫn các công đoạn: chuẩn
bị đất, đan giỏ, chăm sóc hoa…. Cũng xuôi theo con rạch này, đến gần
đoạn rạch Lòng Ống, du khách sẽ đến cơ sở làm bánh gia truyền của ông Dư
Văn Sái, còn gọi thân mật là ông Tám Sái (khu vực Bình Thường B, phường
Long Tuyền). Tại đây khách trải nghiệm làm bánh dẻo, bánh Tất niên–
loại bánh đã thất truyền mấy chục năm nay, duy nhất nhà ông Tám Sái còn
giữ lấy nghề. Khách sẽ được hướng dẫn làm bánh và thưởng thức tại chỗ.
Du khách còn có thể theo cung đường dọc rạch Ngã Bát- Bờ Dầu ghé vườn
vú sữa tím của ông Nguyễn Văn Khương, gọi thân tình là Bảy Khương
(255/10, khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền); hay tham quan Hợp
tác xã nông nghiệp Long Tuyền- mô hình sản xuất rau quả sạch nổi tiếng
của TP Cần Thơ; hoặc làm chả giò rế ở nhà Út Châu, làm bánh hỏi tại nhà
ông Nguyễn Văn Thì (252/10, khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền),
làm nông dân, làm bánh ở Cồn Sơn…
*…đến khám phá không gian làng cổ- di tích văn hóa lịch sử
Trước đây, các tour đường sông của Bình Thủy chưa được phát huy vì lòng
sông cạn, tàu chỉ qua lại được một số đoạn. Gần đây, UBND TP Cần Thơ đã
triển khai các dự án nạo vét các rạch dọc tuyến Phó Thọ- Lòng Ống, khơi
thông nhiều dòng chảy, tạo thêm nhiều tuyến tham quan hấp dẫn, gắn với
các điểm di tích: nhà cổ Vườn Lan, đình Bình Thủy, chùa Nam Nhã….
Làm đồ chơi dân gian trẻ em tại nhà anh Nguyễn Văn Truyền. |
Từ rạch Ngã Bát, du khách có thể tham quan Khu di tích văn hóa lịch sử
Vườn Mận rồi rẽ nhánh sang rạch Bờ Dầu khám phá những vườn cây, làng
nghề làm bánh… Hấp dẫn hơn, du khách có thể đi dọc rạch Phó Thọ đến chợ
truyền thống Phó Thọ (khu vực Bình Phó A, P.Long Tuyền) hòa nhịp sống
bình dị của cư dân địa phương, rồi men theo các con rạch ông Đội- Phố-
Cam- Chanh đến Nhà cổ họ Dương (đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy),
còn gọi là nhà cổ Vườn Lan– một trong những di tích nổi tiếng của quận
Bình Thủy được xây dựng năm 1870, có kiến trúc kết hợp hài hòa Đông Tây.
Nhà cổ họ Dương còn hấp dẫn du khách với nhiều cổ vật được gìn giữ hơn
100 năm qua.
Không gian cổ kính của Bình Thủy còn gây ấn tượng bằng những công trình
cổ xưa khác. Điển hình là chợ Bình Thủy (đường Bùi Hữu Nghĩa, phường
Bình Thủy)- nơi mua bán sầm uất từ xưa gắn với lịch sử của làng cổ Long
Tuyền, dãy nhà cổ ở đầu chợ… Cách nhà cổ Vườn Lan vài trăm mét là đình
Bình Thủy, công trình tín ngưỡng- nghệ thuật gắn liền với quá trình hình
thành Bình Thủy. Nếu đến đây vào đúng dịp lễ Kỳ Yên Thượng điền (từ
ngày 12 đến 14- 4 âm lịch), Kỳ Yên Hạ điền (ngày 14, 15-12 âm lịch), du
khách sẽ cảm nhận trọn vẹn nét đẹp độc đáo của nền văn minh lúa nước của
Nam bộ. Đối diện đình, bên kia bờ sông là chùa Nam Nhã trầm mặc, cổ
kính.
Bà Lê Thị Bé Bảy, Phó Trưởng Phòng Văn hóa– Thông tin quận Bình Thủy,
cho biết: "Dựa trên những điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa… quận đã
tìm tòi xây dựng những sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng và phát huy
thế mạnh của miệt vườn và các di tích ở Bình Thủy, tạo nên tour- tuyến
phong phú để du khách có nhiều lựa chọn. Các tour đường sông này đều gắn
kết đủ các loại hình trải nghiệm: vườn sinh thái, làng nghề, ẩm thực và
tìm hiểu các di tích".
Bình Thủy đang trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích với
những tuyến đường sông độc đáo theo định hướng phát triển của ngành du
lịch thành phố. Hiện ngành du lịch thành phố đang làm Đề án "Phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù (đường sông)" để tạo thêm nhiều sản phẩm, hành
trình đủ sức thu hút du khách.
Theo Phòng Văn hóa – Thông tin quận Bình Thủy, trong 10 tháng đầu
năm 2015, Bình Thủy đón trên 149.000 lượt khách, trong đó có trên 71.000
lượt khách quốc tế, tăng 45% so với cùng kỳ.
Một số tuyến du lịch đường sông đang được quận Bình Thủy khai thác và kết nối với các hãng lữ hành:
- Bến Ninh Kiều- chợ Nổi Cái Răng- làng đồ chơi trẻ em- vườn trái cây Ba Cống.
- Bến Ninh Kiều- chợ nổi Cái Răng- vườn trái cây Ba Cống Ba Cống–trải nghiệm làm bánh Tất niên- làng đồ chơi trẻ em.
- Bến Ninh Kiều- chợ nổi Cái Răng- làng đồ chơi trẻ em- trải nghiệm
làm bánh Tất niên- học cách trồng hoa ở vườn hoa Bình Phó B.
- Bến Ninh Kiều- chợ nổi Cái Răng- trải nghiệm làm ngư dân- vườn Vú
Sữa Tím 7 Khương- làm bánh hỏi và thưởng thức gỏi cuốn bánh hỏi Sáu
Thì.
- Bến Ninh Kiều- chợ nổi Cái Răng- vườn trái cây Ba Cống- nhà cổ Bình Thủy- đình Bình Thủy- chùa Nam Nhã.
- Bến Ninh Kiều- cồn Sơn.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét