VÕ THUẬT TINH HOA 36

(ĐC sưutầm trên NET)
 
                                     

Giai thoại về người có cú đá chết voi

Trong làng võ Việt đến giờ vẫn còn nhắc nhiều giai thoại liên quan đến hai anh em Tư Vá và Tư Côi, những tên tuổi nổi danh của môn phái Thăng Long Võ Đạo. Chuyện rằng hai ông luyện được Kungfu tuyệt kỷ nên có sức mạnh phi thường có thể đấm chết ngựa, đá chết voi.
Khổ luyện thành tài
Theo Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo Văn Thắng, anh em Tư Vá và Tư Côi không chỉ luyện được Kungfu siêu hạng, họ còn là tấm gương về khổ luyện thành tài của bản môn. Tư Côi sở hữu cú đá có kình lực rất mạnh có thể giết chết voi, trong khi cụ Tư Vá có cú đấm uy lực trong chốc lát khiến một con ngựa khỏe mạnh lăn ra chết. Câu nói “ba cú đấm của Tư Vá ngang bằng một cú đá của Tư Côi” là sự ghi nhớ về sức mạnh từ cú đấm và cú đá của hai huyền thoại võ lâm này.
vo-thuat-
Chưởng môn Văn Thắng vận công trước khi biểu diễn nhất dương chỉ
Chưởng môn Văn Thắng tự hào cho biếtå: Sở dĩ Tư Vá và Tư Côi được truyền tụng là những người có được sức mạnh phi thường bởi hai ông đã luyện thành công hai bí kíp độc đáo do chính cụ Cử Tốn truyền dạy. Võ sư Văn Thắng khẳng định, Thôi sơn quyền và Thiết cước chính là hai bí kíp giúp cho Tư Vá và Tư Côi có sức mạnh phi thường.
Theo võ sư Thắng, Thôi sơn quyền là bí kíp dùng để luyện đòn tay. Nếu ai luyện được thành công bí kíp này chắc chắn sẽ có một đôi tay cứng như thép, sức mạnh có thể đấm xuyên tường. Thậm chí đạt đến ngưỡng giới cao nhất có thể dùng một ngón tay đục thủng tường mà trong giới võ lâm gọi là nhất dương chỉ. Trong khi Thôi sơn quyền có thiên hướng về đòn tay thì Thiết cước lại thiên hướng luyện đòn chân. Đạt đến ngưỡng giới cao nhất của bí kíp này người luyện có một đôi chân cứng như thép cùng những cú ra đòn trời giáng, có thể đá gãy cột nhà.. Luyện Thiết cước cũng như Thôi sơn quyền rất khó khăn và rất kén người.
Cũng theo vị Chưởng môn Thăng Long Võ Đạo, một người trước khi bước vào luyện hai bí kíp tuyệt kỷ bắt buộc phải có một nền kiến thức võ học vững chắc và nội công tương đối uyên thâm. Cùng với đó phải là người có đạo đức tốt và một sự trung thành tuyệt đối với môn phái. Để luyện thành công Thôi sơn quyền, Thiết cước, phải hết sức vất vả, kiên trì trong nhiều năm trời. Thành công phụ thuộc vào tố chất của từng người nhưng đạt thành công ở độ tuổi đôi mươi như cụ Tư Vá và cụ Tư Côi là trường hợp hiếm có. Bởi lẽ, luyện thành công hai bí kíp này đồng nghĩa người đó sở hữu một nội công uyên thâm và thân pháp xuất quỷ nhập thần. Câu chuyện về hai người anh hùng luyện tập Kungfu khiến chúng tôi phải giật mình thán phục.
Xem Thăng Long Võ Đạo biểu diễn nội công thâm hậu:
Chưởng môn Văn Thắng cho biết, cụ Tư Vá luyện tập bằng cách dùng tay không đấm thẳng vào tường hoặc vào thân cây. Có khi cụ đấm thẳng vào các bảng hiệu bằng sắt ven đường của Pháp. Nhiều người dân Hà Nội thời bấy giờ sáng ra nhìn thấy bảng hiệu bị méo mó, cong, gãy, không hiểu được lý do tại sao, nhưng những người đồng đạo với cụ Tư Vá thì biết chắc chắn đêm qua Tư Vá đã luyện Thôi sơn quyền tại đây.
Cụ Tư Côi luyện Thiết cước bằng cách đá liên hoàn cước trực diện vào thân cây. Nơi ông luyện Thiết Cước dễ dàng nhận ra bởi đám cây đó sẽ mất đi lớp vỏ bên ngoài. Khi đạt đến trình độ cao, cụ Tư Côi cũng học theo cách của cụ Tư Vá là dùng những cột sắt, cột đèn của Pháp làm dụng cụ luyện tập. Nhiều cột sắt cùng các biển hiệu ven đường đột nhiên bị cong, cụp, đổ hẳn xuống, không rõ lý do. Bọn Pháp lúc đó không thể ngờ được rằng nó đã bị những đòn đá của cụ Tư Côi hạ gục.03
Khi đạt đến trình độ thượng thừa, một điều chắc chắn có thể khẳng định việc đấm chết ngựa, đá chết voi nằm trong tầm tay của hai tên tuổi lừng danh này. Giai thoại về Tư Vá đấm chết ngựa và Tư Côi đá chết voi của giới võ lâm không có gì là không tưởng. Khi so sánh tài năng của võ sĩ Mùi Đen với Tư Vá, Tư Côi, Chưởng môn Văn Thắng cho biết, “võ sĩ Mùi Đen đánh hổ nổi danh trong làng võ Việt do sở hữu được toàn diện lối đánh tổng hợp giữa đòn tay và đòn chân. Nhưng để nhắc đến sức công phá của riêng đòn tay hoặc riêng đòn chân trong môn phái Thăng Long Võ Đạo phải nhắc đến tên tuổi của hai vị Tư Vá, Tư Côi”.
Giữ lôi đài cho võ Việt
Trong câu chuyện liên quan đến tài năng võ thuật siêu hạng của hai ông, Chưởng môn Văn Thắng đã kể cho chúng tôi nghe về những lần đả lôi đài của hai võ sĩ tên tuổi này.
Chưởng môn Thắng khẳng định, hai ông chính là người giữ lôi đài cho Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Trong hồi ức về một thời sôi động của võ đài Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, tên tuổi của hai võ sĩ lừng danh này được truyền tụng như là những người đem lại vinh quang cho võ Việt. Ông Thắng cho biết, chính sách cấm dạy võ và học võ của người Pháp thời kỳ đầu khi bắt tay vào cai trị nước ta coi như đã thất bại. Bởi bản thân chính quyền thực dân không thể kiểm soát được các lò võ bí mật của những võ tướng Việt Nam lập ra trước đây. Để thay đổi chính sách này, chúng tiến hành cho lập những võ đài tự do để các võ sư và võ sĩ tên tuổi của chúng ta lao vào con đường thể thao mang tính chất ăn thua mà quên nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Giới võ học Việt Nam lúc đó cũng có những phản ứng tích cực. Những võ sĩ được đào tạo cơ bản sẵn sàng đăng đàn để khuếch trương thanh thế, tạo vỏ bọc, bên trong họ âm thầm chống đối bằng cách phá hoại những lợi ích của Pháp.
Những cuộc chiến lôi đài của thời kỳ trước cách mạng diễn ra rất gay cấn. Nhận biết được tài năng của những võ sĩ Việt Nam bọn thực dân đã mời đến nước ta những tên tuổi lừng danh đến từ Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Indonexia, Pháp mà đặc biệt là những tên tuổi đến từ Ấn Độ. Vì vậy, để chiến đấu với những võ sĩ này chỉ có những võ sĩ bậc thầy của Việt Nam như cụ Tư Vá, Tư Côi mới có thể sánh ngang đẳng cấp.
Theo võ sư Văn Thắng, cụ Tư Côi, và cụ Tư Vá là hai võ sĩ bậc nhất thời bấy giờ, những người giữ lôi đài cho võ Việt trong một thời gian rất dài. Trong giới võ lâm Việt Nam còn nhắc tới trận đấu của cụ Tư Côi với một võ sĩ người Ấn. Đây là một võ sĩ được đích thân chính quyền thực dân Pháp mời sang. Mục đích để làm nhụt chí, hạ thấp hình ảnh của võ Việt. Suốt hai tháng trời, tại nhà đấu xảo Hà Nội, (nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô) nhiều võ sĩ của ta thượng đài đều bị võ sĩ đến từ Ấn Độ đánh hạ. Điểm mạnh của võ sĩ này là có sức chịu đòn kinh người, đấm vào người không khác gì đấm vào đá. Bọn thực dân Pháp hả hê, vì đã mời được một cao thủ có thể trị được một lớp võ sĩ người Việt cứng đầu.20080518ThangLong084-1
Bản thân bọn thực dân không ngờ rằng, trong mọi cuộc đấu có sự tham gia của võ sĩ Ấn Độ đều được những cao thủ võ Việt thời bấy giờ như Cử Tốn, Ba Các, Hàn Bái cử người theo dõi sát sao. Sau khi bàn bạc kỹ lối đánh của võ sĩ này, mọi người phát hiện ra điểm yếu duy nhất có thể đánh hạ đối phương là tấn công từ trên cao xuống. Không ai khác, Tư Côi là người được nhận nhiệm vụ thăng đài tỉ thí. Cuộc chiến giữa hai người giằng co, cả hai cao thủ luôn tìm cách nhập nội để khóa chặt đòn thế của đối thủ. Quần hùng ở dưới cổ vũ sôi động, tạo thanh thế cho Tư Côi. Trong một thoáng sơ sẩy, Tư Côi giả vờ quay lưng lại phía sau đối thủ sau đó nhanh chóng xoay người đá chẻ từ trên xuống. Bất ngờ vì lối đánh lạ, võ sĩ Ấn Độ dính ngay một đòn “đá chết voi” chính diện vào đầu. Quá bất ngờ, võ sĩ Ấn Độ ngã ngay xuống sàn, không thể đứng lên được nữa. Bọn Pháp ngồi ở dưới thẹn tím cả mặt, tức tối bỏ về. Cũng từ đó không còn một võ sĩ Ấn Độ nào dám bén mảng đến Bắc Kỳ thách đấu nữa…
Xem thêm trận thách đấu “lệch kèo” giữa hai võ sĩ Muay Thái Việt Nam:
Cướp xe lương của Pháp để chia cho người nghèo
Theo võ sư Văn Thắng, đấu đài cũng chỉ đơn thuần là hoạt động thể thao nhằm khẳng định hình ảnh của võ Việt và tư chất của người Việt trước bọn thực dân và các nước khác. Nhưng bên trong các cụ luôn âm thầm tổ chức những hoạt động nhằm phá hoại chính quyền thực dân. Mỗi khi nắm bắt được kế hoạch vận tải lương thảo của Pháp, cụ Tư Côi, cụ Tư Vá cùng nhiều anh em đồng môn lên kế hoạch thực hiện các phi vụ cướp xe lương để phân phát cho người nghèo. Hành tung bí ẩn của những cao thủ võ lâm khiến bọn Pháp tức tối nhưng đành phải bó tay. Chính những hành động nghĩa hiệp của hai anh em Tư Vá và Tư Côi đã khiến giới võ lâm xưng tụng và đi vào huyền thoại.
Theo: nguoiduatin

Chuyện kể về ám khí trong giới võ lâm

“Chỉ một nhành cây khô, chiếc đũa và nhỏ hơn là que tăm cũng trở thành thứ ám khí lợi hại để một cao thủ hạ gục kẻ địch.”. Liệu đó là sự hư cấu của truyện tiểu thuyết hay sự thật? Ám khí trong võ học luôn mang đến những điều tò mò, kì bí…

21052015-chuyen-ke-ve-am-khi-trong-gioi-vo-lam1
Giờ xem những bộ phim kiếm hiệp chắc hẳn chúng ta không khỏi thắc mắc khi thấy nhân vật trong phim dùng chiếc quạt gấp làm vũ khí, thậm chí có thể từ nan quạt, dưới nội lực thâm hậu của cao thủ có thể phóng ra những mũi ám khí kim loại bé xíu hạ sát đối thủ. Chuyện tưởng hư cấu nhưng lại có thật ngoài đời.
Tuyệt chiêu ám khí là môn kungfu nổi tiếng nhất trong môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông Không Động, tuyệt chiêu này chỉ được trưởng môn truyền lại cho một số ít học trò của mình, đó phải là những con người vừa có tài lại vừa có đức.
Đầu tiên là phóng tiêu. Chỉ là những chiếc đũa được chế từ những cây thép nhỏ, vát nhọn một đầu, sức đàn hồi lớn, khi tập, người sư phụ sẽ dựng cho môn đồ một hình nhân bằng rơm rồi bắt đứng cách chừng 7 – 10 m, phóng đũa sắt tới. Khi cần phóng tiêu, tuỳ khoảng cách xa, gần mà người sử dụng chỉ cần giữ cố định một đầu, vít cong đầu còn lại, dựa vào lực đàn hồi mà bật tiêu đi. Điều quan trọng nhất khi dùng ám khí đó là độ chính xác. Chính thế, người sử dụng phải luyện tập không ngừng.
Cao thủ hơn là phóng đũa sắt trúng vào quả trứng đã rút hết ruột treo lên để gió đẩy đưa tứ phía. Người tung ám khí nắm đũa dắt bên hông, tả xung hữu đột chỉ nghe tiếng gió rít lên rất khẽ thì những chiếc đũa nhọn hoắt đã cắm phập vào những quả trứng.
Biến thể của tiêu đũa là tăm. Những chiếc tăm cật tre già, vót nhọn một đầu, trừ phần cật tre, với người bình thường thì chỉ dùng để vệ sinh răng, nhưng chúng cũng là một ám khí vô cùng lợi hại. Chỉ bằng động tác búng ngón tay, trong vòng 3 – 5 thước, chiếc tăm nhọn có thể khiến đối phương mù mắt.
Một loại ám khí nữa là thuật thổi tiêu. Nếu là người có nội công thâm hậu thì đường tiêu phóng ra sẽ vừa xa, lại vừa vô cùng chuẩn xác. Ống tiêu làm từ trúc, từ gỗ, thậm chí từ thanh sắt rỗng ruột. Loại ám khí này tàn khốc và nguy hiểm ở chỗ mũi tiêu được làm từ những cây kim mà mọi người vẫn dùng để khâu vá hàng ngày. Đầu mũi kim đánh ngạnh, khi găm vào người đối phương chỉ tạo cảm giác hơi buốt. Tuy nhiên, sự nguy hiểm là ở chỗ, khi đối phương rút tiêu ra, phần mũi tiêu sẽ gãy và nằm lại trong ra thịt.
Theo Huyền Công Đạo, loại ám khí vô cùng lợi hại này có thể gây sát thương ở khoảng cách tới 50m. Chính thế, khi lãng du sơn thủy, có người dùng nó để… bắn chim, thậm chí, cá dưới sông cũng có thể dùng loại ám khí này đều đều đánh bắt.
Một loại ám khí khác mà nhiều người vẫn thấy trong phim chuyện chưởng của Trung Quốc, ấy là cát. Chế loại ám khí này cũng đặc biệt công phu. Ban đầu là phải chọn tìm cát hạt mịn, sau đó lọc qua nước để gạt bỏ rác bẩn và đất. Phơi khô rồi cho vào rang lẫn với muối, bột ớt, bột tiêu… Hỗn hợp ấy khi quyện vào nhau sẽ vo thành những viên nhỏ xíu, tựa như hạt vừng. Người dùng ám khí thường bỏ chúng vào những lọ nhỏ cất trong tay nải phòng khi cần.Tao ngộ chiến, bị vây hãm bởi đông đối thủ, chỉ cần nhanh tay hất một lọ hỗn hợp ấy ra thì đảm bảo rằng không kẻ nào còn nhìn thấy nổi ánh sáng mặt trời. Khi đó, nếu cảm thấy cần phải đánh thì đánh, không cần thiết thì chỉ việc… đủng đỉnh bỏ đi.
Ở Việt Nam, lão võ sư Trần Công chính là người đưa ám khí trở thành một môn võ của người Việt, và ông cũng là một bậc đại cao thủ về bộ môn ám khí. Chuyện kể rằng một lần gặp đám cướp đóng trại ở chùa Thầy đang mò tới một làng ngoại thành của Hà Nội hòng cướp giật. Khi đám cướp hùng hổ xông vào một ngôi nhà, lập tức cánh tay võ sư Công vung lên, chỉ thấy một tên cướp kêu ối thảm thiết rồi gập người ôm lấy đầu gối đang bị một cây đũa sắt xuyên vào. Say máu, tên đầu lĩnh lao vào kẻ dám hạ nhục đàn em của hắn, rồi đến lượt hắn cũng chỉ cảm thấy một vệt lạnh sượt qua má và điểm đến cuối của mũi ám khí là vành tai.
Võ sư Trần Công với bộ ám khí của mình
Võ sư Trần Công với bộ ám khí của mình
Bộ môn ám khí, phóng dao găm đến giờ vẫn được bộ đội biên phòng, bộ đội đặc công của ta sử dụng
Bộ môn ám khí, phóng dao găm đến giờ vẫn được bộ đội biên phòng, bộ đội đặc công của ta sử dụng
Sau này, võ sư Trần Công cũng trực tiếp huấn luyện cho quân đội nhân ta sử dụng các loại ám khí là dao găm, phi tiêu… trong chiến đấu và dành được nhiều thành tích.
Ngày nay, khi nền võ học cổ truyền phát triển, những bức màn bí mật về các loại ám khí của người Việt mới dần dần được hé mở. Đây thực sự là một môn võ hết sức kỳ bí và tinh diệu, đòi hỏi sự bền bỉ khổ luyện và tính kiên trì cao.
 Ngoài việc rèn luyện sức khỏe bản thân thì trong võ công của người Việt, bộ môn ám khí đã được sử dụng vào các trận chiến vệ quốc khiến kẻ địch nhiều phen khiếp đảm. Điều đó chứng tỏ rằng trước bất kì kẻ thù hùng mạnh nào thì nước Việt Nam dẫu bé nhỏ cũng không hề chịu khuất phục.
Khám phá võ thuật

Những thanh bảo kiếm đắt giá nhất trên thế giới

Có nhiều lý do khiến cho những thanh kiếm này ngày nay có thể được đấu giá với số tiền khổng lồ: “tuổi đời” sánh ngang với các triều đại phong kiến, là báu vật của các hoàng đế hay những vị tướng tài trong lịch sử, mang những câu chuyện kì bí chưa bao giờ được tiết lộ….

30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su1
Kamakura Katana, thanh kiếm huyền thoại của các samurai Nhật Bản, ra đời trong thế kỷ 13, được bán đấu giá năm 1992 với số tiền 418.000 USD. Nó thuộc bộ sưu tập 1.100 thanh kiếm Nhật của nhà sưu tập Walter Ames Compton. Trong một ngày, ông Compton đã thu về 8 triệu USD từ việc bán những thanh kiếm cổ.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su2
Năm 2002, người ta rao bán thanh kiếm của Đô đốc Lord Nelson người Pháp. Thanh kiếm được phát hiện cùng rất nhiều giấy tờ, tài liệu, huân chương và vũ khí của Đô đốc Nelson trong kho chứa tại gia đình một người bạn thân của ông. Tuy nhiên, hậu duệ của gia đình này hoàn toàn không biết về kho tàng trong gần hai thế kỷ. Thanh kiếm được bán với giá 541.720 USD.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su3
Talwar Blade là thanh kiếm của Hoàng đế Shah Jahan, ông hoàng thứ 5 của đế chế Mogul trong thế kỷ 17. Trong phiên đấu giá năm 2007, một nhà sưu tập đã trả 717.800 USD để sở hữu báu vật này.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su4
Một trong những vũ khí được vua Càn Long, Trung Quốc sử dụng để đi săn đã được bán với giá 1,24 triệu USD năm 2009. Nó được chế tác từ sừng linh dương. Cán kiếm có khoang chứa bí ẩn để hoàng đế có thể cất một đôi đũa và que tăm.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su5
Thanh kiếm của Ulysses S. Grant, một nhân vật quan trọng trong lịch sử nước Mỹ, được bán với giá 1,6 triệu USD năm 2007. Nó là thứ vũ khí quyến rũ với 26 viên kim cương được đính thành các chữ cái U.S.G ở phần chuôi kiếm.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su6
“Viên ngọc phương Đông” là con dao tuyệt đẹp được chế tác năm 1966 bởi chàng thanh niên Buster Warenski. 50 năm sau, Warenski trở thành ông chủ của một trong những tập đoàn chế tạo dao lớn nhất thế giới. “Viên ngọc phương Đông” được làm theo yêu cầu của một khách hàng Nhật Bản với 153 viên ngọc lục bảo, 9 viên kim cương và rất nhiều vàng. Warenski chế tác con dao trong 10 năm. Nó có giá 2,1 triệu USD.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su7
Một trong những vũ khí phòng thân khác của ông hoàng Ấn Độ Shah Jahan được bán với giá 3,3 triệu USD trong phiên đấu giá năm 2008. Trước khi được bán tại London, con dao thuộc sở hữu của nhà sưu tập người Bỉ Jacques Desenfans.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su8
Thanh gươm của đế chế Nasrid, từng nắm quyền ở vùng đất là Tây Ban Nha ngày nay, được bán với giá 6 triệu USD trong phiên đấu giá năm 2010. Thiết kế của nó được người Tây Ban Nha sử dụng trong thế kỷ 15 và 16. Đế chế Nasrid sụp đổ năm 1492.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su9
Thanh kiếm quý của Hoàng đế Napoleon Bonaparte được bán đấu giá năm 2007 với số tiền thu về đạt 6,5 triệu USD. Nó là một trong những vật báu gia truyền của gia đình Bonaparte và được Pháp coi là báu vật quốc gia.
30052015-nhung-thanh-kiem-dat-gia-nhat-trong-lich-su10
Thanh bảo kiếm dưới thời vua Càn Long được bán với giá 7,7 triệu USD năm 2008. Giá trị thanh kiếm tăng hơn 1,7 triệu USD so với phiên đấu giá năm 2006. Nó được dát vàng, bạc, được chạm khắc tinh tế. Người ta chế tạo khoảng 90 thanh kiếm để làm báu vật quốc gia dưới thời Càn Long nhưng giá trị của chúng tùy thuộc vào thẩm mỹ và vai trò trong lịch sử.
Theo Zing

Trường kiếm Zweihaender – vũ khí lạnh lớn nhất trong lịch sử

Thanh kiếm Zweihaender có thể là loại kiếm lớn nhất trong lịch sử, nổi tiếng được các binh lính Thụy Sĩ và Đức sử dụng.

14062015-tim-hieu-zweizender-thanh-kiem-lon-nhat-trong-lich-su1
Các loại kiếm Zweihaender
Zweihaender là kiếm hai tay, có thể dài tới 1,8 m và nặng từ 1,4 đến 6,4 kg. Tuy nhiên, các thanh kiếm lớn nhất thường chỉ dùng cho các nghi lễ. Trong trận chiến, binh sĩ thường sử dụng kiếm để chống lại các vũ khí loại giáo, thương.
14062015-tim-hieu-zweizender-thanh-kiem-lon-nhat-trong-lich-su2
Cán kiếm của Zweihaender được thiết kế để sử dụng cả 2 tay
14062015-tim-hieu-zweizender-thanh-kiem-lon-nhat-trong-lich-su3
Binh lính Landsnechts
Những người sử dụng loại vũ khí này thường được ban nhiều bổng lộc. Đội quân Landsnechts nổi tiếng được kính trọng đến mức luật pháp cho phép họ mặc các trang phục màu sắc rực rỡ, tạo nên danh tiếng của đội quân. Trong vài trường hợp, quy định còn cấm sử dụng kiếm trong các trận đánh. Tuy rất phổ biến, Zweihaender dần bị thay thế bởi các loại giáo dễ sử dụng hơn.
Theo Kynangsinhton

Thanh bảo kiếm bí ẩn trong truyền thuyết châu Âu


Một thanh bảo kiếm có chiều dài gần 2 m và nặng hơn 3 kg luôn sát cánh cùng hiệp sĩ nổi tiếng người Scotland trong những cuộc chiến Trung cổ đẫm máu.
Hiệp sĩ William Wallace sống trong khoảng năm 1272 – 1305. Ông là người lãnh đạo các chiến binh chống lại nước Anh để giành độc lập cho Scotland.
Với họ, trong cuộc chiến giáp lá cà, kiếm là vật bất ly thân và vũ khí chính. Trong suốt quá trình đấu tranh, Wallace sử dụng thanh kiếm dài đến 1,68 m, trong đó lưỡi kiếm dài 1,32 m nặng 2,7 kg, chinh chiến trên khắp các chiến trường.

Người anh hùng William Wallace của Scotland.
Năm 1305, Wallace bị Vua Edward I của Anh bắt và xử tử với tội phản quốc. Tuy nhiên, hình ảnh về người hiệp sĩ với thanh kiếm khổng lồ còn mãi trong lòng người dân Scotland. Ngày nay, ông được xem như một anh hùng dân tộc yêu nước và thanh kiếm của ông trở thành một trong những bảo kiếm nổi tiếng nhất thế giới.

Thanh gươm Wallace ở bảo tàng.
Trong cuộc đời mình, người kiếm sĩ tài năng đã hạ gục không ít kẻ thù bằng thanh kiếm khổng lồ. Những cuộc chiến của ông bắt đầu sau khi mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc Scotland tạo thời cơ cho quân đội Anh tấn công năm 1296. Trong thời gian đó, quân đội Anh đã giao chiến với các chiến binh do Wallace lãnh đạo và khiến nhiều người dân lâm vào cảnh loạn lạc, chết chóc. Các sử gia đã dự đoán rằng, việc Wallace lãnh đạo các binh sĩ Scotland còn có một nguyên nhân sâu xa khác. Đó là cái chết của Marion Braidfute, người vợ mà ông hết mực yêu thương. Để trả thù cho bạn đời, Wallace đã tìm và giết chết William Heselright, người đứng đầu lực lượng quân đội ở thị trấn Lanark (Anh), kẻ được cho là thủ phạm giết Marion.

Gươm báu Wallace trong bảo tàng.
Kể từ đó, cuộc đời Wallace chìm trong những trận đánh, chiến trường và kiếm. Ông cùng những người anh em chiến đấu để đẩy người Anh ra khỏi vùng đất quê hương đồng thời ra lời kêu gọi người Scotland đứng lên ủng hộ cuộc cách mạng. Đồng hành với Wallace trong suốt những năm chinh chiến là thanh kiếm ngoại cỡ. Hiện nay thanh kiếm được trưng bày tại đài tưởng niệm Wallace ở Stirling, Scotland. Đây được cho là vũ khí mà Wallace sử dụng trong 2 cuộc chiến vĩ đại nhất đời mình là trận Cầu Stirling năm 1297 và trận Falkirk năm 1298. Sau cái chết của người hiệp sĩ, thanh kiếm bị lưu lạc qua nhiều chủ nhân khác nhau. Trước khi trở về Scotland với Vua James IV 200 năm sau ngày Wallace bị hành quyết, thanh kiếm được cho là thuộc quyền sở hữu của một thống đốc nước Anh.

Phần tiếp giáp chuôi và lưỡi của thanh gươm Wallace.
Truyền thuyết kể rằng, hiệp sĩ William Wallace đã sử dụng da người làm vỏ kiếm, chuôi kiếm và dây đai dùng để đeo vào áo giáp. Tuy nhiên, các bằng chứng lịch sử cho thấy, Vua James IV sau khi nhận được thanh kiếm vào năm 1505 đã chi tiền để làm lại phần chuôi, thêm vào một số phụ kiện để trang trí. Từ đó đến năm 1888, thanh kiếm được lưu giữ trong lâu đài Dumbarton, trước khi được chuyển đến đài tưởng niệm Wallace. Về đài tưởng niệm Wallace, nó ra đời sau khi một nhóm người nổi tiếng của Scotland đấu tranh đòi xây dựng công trình tôn vinh người anh hùng dân tộc tại Stirling. Đây là nơi Wallace đã chặn đứng quân Anh trong trận Cầu Stirling năm 1297. Gần đây, thanh kiếm đã 2 lần được đưa ra khỏi biên giới Scotland khi đến triển lãm ở New York vào năm 2005, 700 năm kể từ ngày Wallace bị xử tử tại London. Hội đồng Stirling đã cho phép thanh kiếm rời khỏi nơi trưng bày ở đài tưởng niệm Wallace, đóng gói và bảo vệ nghiêm ngặt để lên đường sang Mỹ. Colin O’Brien, người đứng đầu hội đồng thành phố đồng thời là người bảo vệ thanh kiếm trong chuyến đi nói: “Đây là thời khắc lịch sử, khi mà thanh bảo kiếm của Scotland lần đầu tiên vượt đại dương kể từ khi ra đời”. Trong khi đó Mike Cantlay, người của công ty du lịch VisitScotland nói: “Tôi dám chắc rằng sự xuất hiện của bảo kiếm Wallace ở New York sẽ đem về lợi ích rất lớn cho ngành du lịch ở Stirling”. Các nhà chức trách địa phương đang hy vọng cùng với những bộ phim cổ trang nói về Wallace, sự xuất hiện của thanh kiếm trên đất Mỹ sẽ giúp Stirling mở rộng được ngành du lịch, đón thêm nhiều du khách trong tương lai.
Theo VTC News

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH