CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 48
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ảnh minh họa. Nguồn: N.S 07
10 Quân Đội Kiệt Xuất trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam
Liệu bạn đã biết đến sự tích gắn liền với việc ra đời ngõ Cấm Chỉ hay chưa?
Gabe |
Mang trên mình cái tên rất độc, Cấm Chỉ là 1 con đường ngắn, thông giữa phố Hàng Bông và Tống Duy Tân. Nhưng liệu các bạn đã biết vì sao người ta lại đặt cho nó cái tên này?
Để hiểu tường tận hơn sự tích này, chúng ta cần lật lại lịch sử 1
chút. Vào đầu thế kỷ 16 là thời điểm có phần rối ren của xã hội, lúc
này, vua Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung hãm hại, cướp đi ngôi báu.
Theo người xưa kể lại, trong thời gian bị giam lỏng, biết mình khó qua nổi đại nạn lâm đầu nên vua Lê Chiêu Tông đã để lại "giọt máu hoàng tộc" với 1 người phụ nữ dân gian. Sau này, bà hạ sinh 1 đứa bé và đặt tên là Chổm (tên thật là Lê Duy Ninh).
Do sống trong cảnh nghèo khổ từ nhỏ nên cậu bé thường phải làm lụng thêm cùng mẹ để trang trải cuộc sống. Nhưng lạ là, sau mỗi chiều đi làm về, Chổm thường ăn ở những gánh hàng nhỏ, nhưng cứ hàng nào có cậu ngồi thì khách đến đông, đồ bán chạy như tôm tươi, còn những chỗ khác thì ế chỏng chơ.
Chính
vì được coi là người mang may mắn nên Chổm thường được các bà chủ cho
ăn chịu, chỉ cần ghi nợ là được bởi chắc chắn kiểu gì hôm đó cũng đông
khách. Cứ như vậy, thành thói quen, cậu nợ ngày một nhiều nhưng cũng có
lời hứa sau này làm ăn phát đạt nhất định sẽ trả đủ.
Không bao lâu sau, trung thần của triều cũ là Nguyễn Kim tìm và đón được 2 mẹ con Chổm về và tôn làm vua. Trên đường trở về kinh thành, những bà chủ cửa hàng trước đây cho Chổm ăn nợ ghi sổ nhận ra, ùn ùn kéo đến chỉ chỏ đòi nợ, có cả những người không biết gì cũng hùa theo.
Mà Chổm ăn nợ nhiều, làm sao nhớ hết mặt bao nhiêu con người phía trước để mà trả, thế nên quyết định miễn thuế 1 năm cho nhân dân trong vùng, coi như đó là để xóa nợ xưa. Đồng thời cho viết 1 bảng ghi "Cấm Chỉ" đặt ở gần của Nam để cấm dân tình sau này thấy vua không được chỉ chỏ đòi nợ nữa.
Và cũng từ đó, đoạn đường ngắn năm nào được đặt tên thành Cấm Chỉ, nay nó nằm giữa phố hàng Bông và Tống Duy Tân.
Tuy nhiên, còn 1 cách lý giải khác về cái tên này. Theo đó, nó là lối vào Dương Mã Thành, tức là 1 bộ phận của của Đông Nam, thường cấm không cho người dân qua lại sau khi đã có trống, chiêng báo chiều tối.
Ngoài ra, nếu so trên bản đồ cũ, Cấm Chỉ nằm gần cửa Nam, trên con đường từ Hoàng Thành đi ra, vua và các đại thần thường đi lại có quân lính hộ tống nên khi có đoàn kiệu, võng xuất hiện, luôn cấm người dân qua lại nơi này.
Tạm kết:
Dù chỉ là 1 con phố nhỏ ở trung tâm Hà Nội, nhưng Cấm Chỉ lại có rất nhiều những sự tích khác nhau để lý giải về tên gọi của nó cũng như lịch sử hình thành. Ngày nay, nó là 1 trong những tuyến phố sầm uất với nhiều hàng quán ăn uống nhất thủ đô.
Theo người xưa kể lại, trong thời gian bị giam lỏng, biết mình khó qua nổi đại nạn lâm đầu nên vua Lê Chiêu Tông đã để lại "giọt máu hoàng tộc" với 1 người phụ nữ dân gian. Sau này, bà hạ sinh 1 đứa bé và đặt tên là Chổm (tên thật là Lê Duy Ninh).
Do sống trong cảnh nghèo khổ từ nhỏ nên cậu bé thường phải làm lụng thêm cùng mẹ để trang trải cuộc sống. Nhưng lạ là, sau mỗi chiều đi làm về, Chổm thường ăn ở những gánh hàng nhỏ, nhưng cứ hàng nào có cậu ngồi thì khách đến đông, đồ bán chạy như tôm tươi, còn những chỗ khác thì ế chỏng chơ.
Phố Tống Duy Tân và ngõ Cấm Chỉ thông với nhau.
Không bao lâu sau, trung thần của triều cũ là Nguyễn Kim tìm và đón được 2 mẹ con Chổm về và tôn làm vua. Trên đường trở về kinh thành, những bà chủ cửa hàng trước đây cho Chổm ăn nợ ghi sổ nhận ra, ùn ùn kéo đến chỉ chỏ đòi nợ, có cả những người không biết gì cũng hùa theo.
Mà Chổm ăn nợ nhiều, làm sao nhớ hết mặt bao nhiêu con người phía trước để mà trả, thế nên quyết định miễn thuế 1 năm cho nhân dân trong vùng, coi như đó là để xóa nợ xưa. Đồng thời cho viết 1 bảng ghi "Cấm Chỉ" đặt ở gần của Nam để cấm dân tình sau này thấy vua không được chỉ chỏ đòi nợ nữa.
Và cũng từ đó, đoạn đường ngắn năm nào được đặt tên thành Cấm Chỉ, nay nó nằm giữa phố hàng Bông và Tống Duy Tân.
Tuy nhiên, còn 1 cách lý giải khác về cái tên này. Theo đó, nó là lối vào Dương Mã Thành, tức là 1 bộ phận của của Đông Nam, thường cấm không cho người dân qua lại sau khi đã có trống, chiêng báo chiều tối.
Ngoài ra, nếu so trên bản đồ cũ, Cấm Chỉ nằm gần cửa Nam, trên con đường từ Hoàng Thành đi ra, vua và các đại thần thường đi lại có quân lính hộ tống nên khi có đoàn kiệu, võng xuất hiện, luôn cấm người dân qua lại nơi này.
Tạm kết:
Dù chỉ là 1 con phố nhỏ ở trung tâm Hà Nội, nhưng Cấm Chỉ lại có rất nhiều những sự tích khác nhau để lý giải về tên gọi của nó cũng như lịch sử hình thành. Ngày nay, nó là 1 trong những tuyến phố sầm uất với nhiều hàng quán ăn uống nhất thủ đô.
theo Trí Thức Trẻ
Câu chuyện vĩ đại nhất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn để lại cho hậu thế là gì?
Gabe |
Ai cũng biết về Trần Hưng Đạo, vị tướng lừng danh lịch sử toàn thế giới với 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông. Nhưng điều vĩ đại nhất trong con người ông là gì?
Mâu thuẫn hoàng tộc
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của Khâm minh Đại vương Trần Liễu. Chú ruột của Trần Quốc Tuấn chính là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Sinh ra đã mang dòng máu hoàng gia nhưng hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ của ông lại vô cùng phức tạp.
Thái sư khai quốc nhà Trần, Trần Thủ Độ vô cùng lo lắng khi vua Trần Thái Tông lên ngôi đã lâu mà chưa có con. Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép Trần Liễu phải "nhường" vợ lại cho em trai để có con nối dõi ngay trong lúc Thuận Thiên Công chúa đang mang thai. Như vậy khác gì Trần Liễu vừa mất vợ, vừa mất con?
Quá tức giận, Trần Liễu tập hợp quân chống lại nhưng không thành, nhưng vẫn được sống vì vua Thái Tông nhân thương anh, tha tội chết.
Nhưng cũng từ đó, Trần Liễu không nguôi hậm hực, không phục cho nên đi khắp nơi, tìm thầy giỏi, người tài dạy võ công, lễ giáo, văn chương cho con trai với mong muốn Trần Quốc Tuấn sau này sẽ thành người thập toàn thập mỹ, văn võ song toàn, có đủ phẩm chất để trả thù cho cha.
Sau này, khi Trần Liễu ốm bệnh, sắp gần đất xa trời có gọi Trần Quốc Tuần lại gần căn dặn: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì người cha này dưới suối vàng cũng không thể nhắm mắt".
"Thù cha" không trả - xứng là vĩ nhân
Lời trăn trối của cha trước lúc lâm chung, dĩ nhiên ông phải "Dạ", nhưng trong lòng Trần Quốc Tuấn không cho là chuyện nên làm.
Sinh ra đã được coi là bậc kỳ tài, văn võ song toàn, khôi ngô tuấn tú, thể chất hơn người, luôn bị người đời nghi kỵ khi được nhà vua tin dùng, nhưng Hưng Đạo Đại Vương vẫn luôn 1 mực giữ tấm lòng trung, sắt son không đổi.
Truyện kể rằng, có lần, ông cùng vua Trần Nhân Tông đi dạo, biết có kẻ nhòm ngó việc ông cầm gậy có bịt sắt đi cạnh. Thấy vậy, Trần Quốc Tuấn liền bẻ đôi cây gậy rồi bỏ đi.
Chỉ 1 hành động nhỏ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng chính điều này khiến cho những lời gièm pha tự động biến mất.
Tương truyền, Trần Quốc Tuấn từng mang lời trăn trối của cha mình để thử lòng các con trai ông cùng các tướng như Yết Kiêu, Dã Tượng. Khi đó, không ai tán đồng việc "trả thù" ngoại trừ 1 người con của ông tên Trần Quốc Tảng.
Đến người ngoài còn biết trung nghĩa trái phải, vậy mà con ruột lại có ý đố bất chính, Trần Quốc Tuấn tức giận vì ý định muốn tranh ngôi đoạt vị của Quốc Tảng, ông mắng là đồ vong ân bội nghĩa, rồi từ mặt đuổi đi, mãi mãi không cho trở về gia tộc!
Có lần khác, đứng trước trận chiến lớn với quân Nguyên Mông, chính Trần Quốc Tuấn chủ động xóa tan nghi ngại với Trần Quang Khải, con trai lớn của Trần Cảnh. Hai người vốn là đầu mối của 2 chi, dĩ nhiên thừa hưởng "mối thù" từ đời cha.
Chuyện kể rằng: Hưng Đạo Vương chủ động mời thái sư Trần Quang Khải đến trò chuyện, chơi cờ rồi sai người đun nước thơm. Sau đó, ông tự tay kỳ lưng, tắm cho thái sư.
Đường đường là Quốc Công Tiết Chế của nhà Trần, vị trí không hề kém cạnh nhưng vẫn chủ động làm những việc đó, đủ thấy Trần Quốc Tuấn vị tha thế nào, gạt thù nhà để chung tay lo nghiệp nước.
Lời bình
Phim Trung Quốc thường có câu: "Quân tử trả thù mười năm chưa muộn"! Xem ra, "quân tử" đó không phải là quân tử đích thực!
Chuyện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không coi "thù cha" là mối thù, chủ động gạt hiềm khích bằng tấm lòng vị tha và khiêm nhường để cứu dân cứu nước, cho thấy ông không chỉ là bậc "đại quân tử" mà còn là một vị phật sống vậy. Và đó mới là điều vĩ đại nhất của ông.
Còn bạn, bạn có cho là như vậy không?
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của Khâm minh Đại vương Trần Liễu. Chú ruột của Trần Quốc Tuấn chính là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Sinh ra đã mang dòng máu hoàng gia nhưng hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ của ông lại vô cùng phức tạp.
Thái sư khai quốc nhà Trần, Trần Thủ Độ vô cùng lo lắng khi vua Trần Thái Tông lên ngôi đã lâu mà chưa có con. Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép Trần Liễu phải "nhường" vợ lại cho em trai để có con nối dõi ngay trong lúc Thuận Thiên Công chúa đang mang thai. Như vậy khác gì Trần Liễu vừa mất vợ, vừa mất con?
Quá tức giận, Trần Liễu tập hợp quân chống lại nhưng không thành, nhưng vẫn được sống vì vua Thái Tông nhân thương anh, tha tội chết.
Nhưng cũng từ đó, Trần Liễu không nguôi hậm hực, không phục cho nên đi khắp nơi, tìm thầy giỏi, người tài dạy võ công, lễ giáo, văn chương cho con trai với mong muốn Trần Quốc Tuấn sau này sẽ thành người thập toàn thập mỹ, văn võ song toàn, có đủ phẩm chất để trả thù cho cha.
Sau này, khi Trần Liễu ốm bệnh, sắp gần đất xa trời có gọi Trần Quốc Tuần lại gần căn dặn: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì người cha này dưới suối vàng cũng không thể nhắm mắt".
Trận Bạch Đằng lịch sử
Lời trăn trối của cha trước lúc lâm chung, dĩ nhiên ông phải "Dạ", nhưng trong lòng Trần Quốc Tuấn không cho là chuyện nên làm.
Sinh ra đã được coi là bậc kỳ tài, văn võ song toàn, khôi ngô tuấn tú, thể chất hơn người, luôn bị người đời nghi kỵ khi được nhà vua tin dùng, nhưng Hưng Đạo Đại Vương vẫn luôn 1 mực giữ tấm lòng trung, sắt son không đổi.
Truyện kể rằng, có lần, ông cùng vua Trần Nhân Tông đi dạo, biết có kẻ nhòm ngó việc ông cầm gậy có bịt sắt đi cạnh. Thấy vậy, Trần Quốc Tuấn liền bẻ đôi cây gậy rồi bỏ đi.
Chỉ 1 hành động nhỏ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng chính điều này khiến cho những lời gièm pha tự động biến mất.
Tương truyền, Trần Quốc Tuấn từng mang lời trăn trối của cha mình để thử lòng các con trai ông cùng các tướng như Yết Kiêu, Dã Tượng. Khi đó, không ai tán đồng việc "trả thù" ngoại trừ 1 người con của ông tên Trần Quốc Tảng.
Đến người ngoài còn biết trung nghĩa trái phải, vậy mà con ruột lại có ý đố bất chính, Trần Quốc Tuấn tức giận vì ý định muốn tranh ngôi đoạt vị của Quốc Tảng, ông mắng là đồ vong ân bội nghĩa, rồi từ mặt đuổi đi, mãi mãi không cho trở về gia tộc!
Có lần khác, đứng trước trận chiến lớn với quân Nguyên Mông, chính Trần Quốc Tuấn chủ động xóa tan nghi ngại với Trần Quang Khải, con trai lớn của Trần Cảnh. Hai người vốn là đầu mối của 2 chi, dĩ nhiên thừa hưởng "mối thù" từ đời cha.
Chuyện kể rằng: Hưng Đạo Vương chủ động mời thái sư Trần Quang Khải đến trò chuyện, chơi cờ rồi sai người đun nước thơm. Sau đó, ông tự tay kỳ lưng, tắm cho thái sư.
Đường đường là Quốc Công Tiết Chế của nhà Trần, vị trí không hề kém cạnh nhưng vẫn chủ động làm những việc đó, đủ thấy Trần Quốc Tuấn vị tha thế nào, gạt thù nhà để chung tay lo nghiệp nước.
Lời bình
Phim Trung Quốc thường có câu: "Quân tử trả thù mười năm chưa muộn"! Xem ra, "quân tử" đó không phải là quân tử đích thực!
Chuyện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không coi "thù cha" là mối thù, chủ động gạt hiềm khích bằng tấm lòng vị tha và khiêm nhường để cứu dân cứu nước, cho thấy ông không chỉ là bậc "đại quân tử" mà còn là một vị phật sống vậy. Và đó mới là điều vĩ đại nhất của ông.
Còn bạn, bạn có cho là như vậy không?
theo Trí Thức Trẻ
Chuyện tình buồn nhưng đầy ý nghĩa của thủy tướng tài giỏi nhất lịch sử Việt Nam!
Gabe |
Yết Kiêu là 1 trong những tướng quân nổi danh nhất thời nhà Trần. Nhắc đến ông ai cũng biết về tài bơi lội kiệt xuất, nhưng mấy ai hiểu được chuyện tình buồn của Yết Kiêu!
Yết Kiêu
(1242-1301) tên thật là Phạm Hữu Thế. Ông sinh ra trong 1 gia đình
nghèo, cha mất từ sớm, ngay từ nhỏ đã phải lăn lộn đủ nghề, đặc biệt là
làm việc trên sông nước, mò cua bắt ốc đổi lấy cơm gạo để kiếm sống và
phụng dưỡng mẹ già.
Yết Kiêu được trời phú
sức khỏe hơn người, lặn dưới nước mà như đi trên cạn. Khi giặc Nguyên
Mông xâm lược nước ta, Yết Kiêu trở thành một tì tướng đắc lực của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Yết Kiêu nhiều lần lập công lớn, tương truyền có những đêm một mình ông đục thủng và làm đắm hơn 20 thuyền địch.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã nhìn ra tài năng hơn người của Yết Kiêu! Ảnh: Brand
Tài
giỏi hơn người lại khôi ngô tuấn tú, thế nên Yết Kiêu được nhiều nữ
nhân mến mộ, kể cả những bậc lá ngọc cành vàng, dòng dõi trâm anh thế
phiệt. Thế nhưng cả đời Yết Kiêu lại chỉ yêu 1 người con gái duy nhất!
Chuyện
kể rằng, khi xưa có 1 viên tướng vô cùng tài giỏi, về già ở ẩn bên
sông, ngày ngày làm bạn với con đò. Khi đất nước có họa xâm lăng, ông
quay lại trợ giúp Yết Kiêu trong các trận thủy chiến. Vị tướng già ấy có 1 người con gái tên Vân, tài sắc vẹn toàn, cả 2 cha con đều 1 lòng phò tà Yết Kiêu chống cường địch.
Trong
thời gian chống địch, Yết Kiêu và cô Vân quen biết nhau. Trước người
con gái xinh đẹp lại dũng cảm, Yết Kiêu đem lòng cảm mến. Nhưng đau xót
là khi bông hoa tình yêu đó mới chớm nở, họ mất nhau.
Trong
một trận đánh lớn, vì liều mình đỡ hộ người thương 1 mũi tên địch, Vân
đã không qua khỏi. Vân mất đi cũng mang theo trái tim Yết Kiêu đi theo
mãi. Dành chọn tình yêu cho người đã mất, Yết Kiêu quyết cả đời ở vậy,
không đến với 1 người con gái nào khác.
Yết Kiêu và chiến công đục thủng, đánh đắm hàng chục thuyền địch!
Một
trong những cô gái đem lòng yêu Yết Kiêu là quận chúa Đinh Lan. Cảm mến
trước tài năng cũng như nhân cách Đệ nhất Đô soái Thủy quân Đại Việt,
quận chúa Đinh Lan đã tâu với triều đình, xin được lấy ông làm chồng.
Thế
nhưng Yết Kiêu một mực từ chối, ông thà chết chứ không chịu đổi họ hay
làm đám cưới (theo tục lệ nhà Trần, chỉ người trong họ mới được lấy
nhau). Quá giận dữ, Đinh Lan còn tâu xin chém đầu Yết Kiêu, nhưng tất
nhiên nhà Trần không thể để mất 1 viên tướng phi phàm như vậy.
Người
thứ hai đem lòng nhưng không được Yết Kiêu đáp lại là An Tư công chúa.
Khác với Đinh Lan, nàng yêu Yết Kiêu nhưng chỉ dám để trong lòng. Vì
nghĩa lớn, An Tư chấp nhận kế sách gả cô sang nước Miên để báo tin tức
quan trọng về cho đất nước.
Trước khi sang, nàng chỉ xin
Hưng Đạo Vương cho phép gặp Yết Kiêu 1 lần duy nhất. Sau này, chính Yết
Kiêu lại là đầu mối nhận thông tin tình báo từ chỗ công chúa An Tư. Một
lần, do sơ hở mà ông bị quân địch bắt được. Rất may, nàng công chúa nặng tình kia đã nhanh trí, dùng kế giúp Yết Kiêu chạy thoát.
Nhưng
không chỉ có Đinh Lan và An Tư, trong 1 lần đi sứ Yết Kiêu còn khiến
trái tim công chúa Ngọc Hoa, con gài vua Nguyên, rung động. Vua Nguyên
biết vậy, có ý ép gả Ngọc Hoa cho Yết Kiêu, như vậy vừa làm vừa lòng con
gái lại vừa lấy được 1 viên tướng tài.
Tài giỏi là vậy nhưng cả đời Yết Kiêu không lấy vợ, quyết giữ chân tình với nàng Vân.
Tất
nhiên Yết Kiêu thừa tinh tế để nhận ra điều này, ông từ chối khéo và
xin về nước. Một lòng yêu tướng quân Đại Việt, công chúa Ngọc Hoa xin
cha sang nước Nam tìm người. Triều đình nước ta lúc đó thấy vậy, liền
đưa tin Yết Kiêu đã tạ thế, vì không muốn mất đi tướng giỏi.
Khi
Ngọc Hoa mới đến Móng Cái đã nghe tin dữ, liền lập đền thờ 7 ngày 7
đêm. Nàng nói: "Trên đời không nên chàng và thiếp, thiếp xin nguyện
xuống để gần chàng mãi mãi", rồi gieo mình xuống sông tự vẫn...
Lời bình
Ba
người đẹp đem lòng yêu, hai người là công chúa, một quận chúa, tất cả
đều không thể làm lay động trái tim Yết Kiêu! Quả là một trang nam tử
đầu đội trời chân đạp đất và chung tình hết mực.
Ở thời
phong kiến thì việc 5 thê 7 thiếp được xem là bình thường, nên tình yêu
của Yết Kiêu dành cho nàng Vân lại càng là sự lạ, hiếm hoi! Huống hồ,
người con gái ấy đã mất...
Nói theo ngôn ngữ giới trẻ bây giờ thì: Nếu Yết Kiêu không phải "Soái Ca" thì ai mới là "Soái ca" đây?!
Tài liệu tham khảo
- Wikipedia Việt Nam
- Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển 5
- Tham khảo từ Người Đưa Tin
theo Trí Thức Trẻ
Yết Kiêu: "Siêu kình ngư" có một không hai của nước Việt!
Gabe |
Trong lịch sử Việt Nam, có 1 vị tướng tài ba từng được vinh danh với khả năng bơi lặn "kinh người".
Vào tháng 10 năm 2012, một người đàn ông đến từ Đan Mạch
tên là Stig Severinsen đã làm nên lịch sử khi xác lập kỷ lục thế giới
mới với khả năng nhịn thở dưới nước suốt 22 phút!
Trước
đó không lâu, một "dị nhân" khác là Tom Sietas (một thợ lặn người Đức)
cũng được ghi nhận đã nín thở gần 22 phút trong 1 bể kính.
Tom Sietas trong quá trình lập kỷ lục.
Để
hình dung được khả năng đáng kinh ngạc này, phải hiểu, đối với người
bình thường tối đa chúng ta chỉ có thể nhịn thở trong 3-4 phút là cùng! Kể cả đối với những thợ lặn mò ngọc trai lão luyện ở Nhật Bản cũng không thể vượt qua ngưỡng 7 phút.
"Khủng
khiếp" là thế nhưng có vẻ họ chỉ đáng là "học trò" nếu đem so với một
"dị nhân lặn" vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam: Yết Kiêu.
Yết Kiêu là một danh tướng có thật trong lịch sử nước Việt, có khả năng bơi, lặn, thủy tính cao không ai sánh bằng. Ông giỏi đến nỗi được đích thân vua Trần ban tặng danh hiệu "Đệ nhất Đô soái Thủy quân".
Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), sinh ra trong 1 gia đình nghèo ở Hạ Bì, nay là huyện Gia Lộc, Hải Dương.
Theo
ghi chép trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi,
vào năm 16 tuổi, Yết Kiêu có duyên kỳ ngộ, gặp được trâu thần. Kể từ đó,
ông có được thân thể cường tráng, sức mạnh phi phàm, và đặc biệt bơi
lặn cực giỏi.
Yết Kiêu có thể bơi lội
dưới nước như đi trên cạn, lúc xuống biển đánh cá, ai cũng kinh ngạc. Có
lần ông lặn 1 mạch 7 ngày 7 đêm mới chịu ngoi lên!
Yết Kiêu và chiến tích đục thủng hàng chục thuyền lớn của quân địch!
Tất nhiên, chuyện lặn 7 ngày 7 đêm chỉ là cách nói hình tượng của truyện cổ tích. Nhưng thử nghĩ mà xem, dù cho dân gian có thổi phồng 100 lần khả năng thật của Yết Kiêu, thì đó cũng năng lực quá khủng khiếp.
Thử làm 1 phép tính nhé!
Nếu
nín thở 7 ngày 7 đêm (mỗi ngày 24 giờ, mỗi giờ 60 phút) được thổi phồng
100 lần, thì thực tế Yết Kiêu có thể nín thở trong khoảng:
[7 x 24 x 60] : 100 = 100,8 phút!
Quả là vô địch!
Tất nhiên, đó cũng chỉ là suy luận vui mà thôi. Còn thực tế sử chép thì Yết Kiêu đã đục thủng hơn 20 chiến thuyền của địch, góp phần quan trọng giúp quân ta phá thủy quân Nguyên Mông!
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét