BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 130 (Cao Văn Viên)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cao Văn Viên - Viên Tướng VNCH Kỳ Lạ Nhất SG Với Lời Thú Nhận Muộn Màng Trước Lúc Lâm Chung
Đại Tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH Cao Văn Viên:

Thố lộ những gì trong quyển hồi ký?
nguồn: http://www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhintuphiabenkia.33006.qdnd
Nam Hải
03 tháng 8, 2008

hình của http://www.voanews.comCao Văn Viên là một trong năm đại tướng của quân đội VNCH (Sài Gòn), giữ chức Tổng tham mưu trưởng lâu nhất-từ 1965 đến 1975. Ngày Sài Gòn sụp đổ, Cao Văn Viên di tản sang sống ở Mỹ, mới qua đời ngày 22-1-2008. Trong hồi ký để lại, Cao Văn Viên nói về thất bại của Mỹ ở Việt Nam, của chế độ Sài Gòn, là do chính sách của Mỹ-Thiệu.
Cao Văn Viên viết: “Xin đừng xem những lời của tôi là lịch sử. Mỗi người giải thích sự thật theo lối riêng… Định kiến làm cho lịch sử sai lệch. Tôi chỉ tâm tình với lòng thành…”. Tuy nhiên, “tâm tình với lòng thành”-những lời tâm sự của viên đại tướng quân đội Sài Gòn từng giữ trọng trách Tổng tham mưu trưởng lâu nhất đã thú nhận quân đội Sài Gòn là quân đội tay sai của Mỹ.
Cao Văn Viên-Tổng tham mưu trưởng, cùng với Trần Thiện Khiêm-Thủ tướng, rất được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tin dùng, vì “hai người này là người của Mỹ”-như Thiệu nói. Dĩ nhiên, Cao Văn Viên cũng như Trần Thiện Khiêm, trải kinh nghiệm hiểu rằng muốn sống yên trên địa vị cao sang của mình thì phải chiều theo ý của Mỹ và Thiệu, luôn làm theo đường lối của Mỹ.
Nhưng có lần Cao Văn Viên cũng phải ngán ngẩm buột miệng sổ toẹt về tính chất “tầm gửi” của quân đội Sài Gòn vào Mỹ. Khi phái đoàn nghị sĩ và dân biểu đến gặp Tổng tham mưu trưởng hỏi về chiến lược quân sự của Bộ tổng tham mưu, Cao Văn Viên nói thẳng: “Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh (!). Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi !”.
Đối với Nguyễn Văn Thiệu là Tổng thống-Tổng tư lệnh quân đội, Cao Văn Viên so sánh với Ngô Đình Diệm: “Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm duy trì chế độ như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống Cộng… Còn Nguyễn Văn Thiệu thì theo đường lối “độc tài trong dân chủ”, vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong thì chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp, bàn tay sắt trong đôi găng nhung… Nguyễn Văn Thiệu “đa nghi Tào Tháo” và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối phương như ông ta đã làm tại quốc hội. Ông ta chủ trương “làm chính trị phải lỳ”. Những năm tại chức, Nguyễn Văn Thiệu luôn bị ám ảnh bởi cái chết của Ngô Đình Diệm…”.
Cao Văn Viên đổ lỗi thất bại của quân đội Sài Gòn cho Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội-Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “… Trước khi cuộc đàm phán tại Paris tiến đến giai đoạn kết thúc, tình hình quân sự ngày càng thêm căng thẳng. Tổng thống Thiệu với tư cách Tổng tư lệnh quân đội đã tập trung hết quyền bính trong tay, cho đặt một hệ thống máy truyền tin tại Dinh Độc Lập để liên lạc thẳng với các quân khu, quân đoàn, điều động các đơn vị, bổ nhiệm tư lệnh vùng và ra lệnh trực tiếp hành quân… Bộ Tổng tham mưu lần hồi bị dồn vào vai trò tuân lệnh và thị chứng. Bộ quốc phòng chỉ còn là hộp thư giữa Tổng thống và Bộ tổng tham mưu…”.
Hồi ký của Trần Văn Đôn nói về Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên có đoạn: “Nguyễn Văn Thiệu sợ nguy cơ mất hậu thuẫn khi thay Viên, cứ để Viên trấn trị, bày quân bố trận khắp 4 vùng chiến thuật như cũ mà đỡ lo hơn. Đến năm 1975, dù các sư đoàn lá chắn đã bị đánh vỡ và chọc thủng vào giai đoạn hấp hối của chế độ cũng mặc… bởi ông là con người của sự “thực thi mệnh lệnh” và “trung thành” với Tổng tư lệnh của mình”.
Với hàm đại tướng, ghế Tổng tham mưu trưởng được cả Mỹ-Thiệu tin cậy, Cao Văn Viên vẫn không có sáng kiến gì trong việc điều binh khiển tướng mà vẫn giữ đúng nội dung “chỉ thị” của Mỹ-Thiệu. Khi theo lệnh của Thiệu, Viên xin Bộ trưởng quốc phòng Mỹ J.Xle-xin-gơ (James Rodney Schlesinger), tướng Tham mưu trưởng C.A-bram (Creighton W. Abrams), tướng phụ tá quân sự Bộ quốc phòng J.Uých-cam tăng quân viện cho quân đội Sài Gòn, nhưng bị từ chối thẳng thừng vì quyết định của Quốc hội Mỹ là “không viện trợ vũ khí nữa”. Chính quyết định đó báo trước ngày tàn của quân đội Sài Gòn, mà theo Ha-ry Thớc, đông đến 1,3 triệu người, với hàng nghìn máy bay “thường nằm dưới đất nhiều hơn là tung cánh trên trời”… Cao Văn Viên ngán ngẩm: “Tôi đã làm đơn xin từ chức. Ông Thiệu yêu cầu tôi nán lại, đợi người thay thế, nhưng ông không quyết định…”.
Mùa xuân 1975, Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên vẫn giữ đúng nội dung “chỉ thị” của Tổng tư lệnh quân đội Nguyễn Văn Thiệu về rút lui chiến thuật và dẫn đến thua trắng ở miền Nam, như Viên nói là “tất yếu” vì “trách nhiệm về chiến tranh ở đây là của Mỹ, trách nhiệm chiến đấu ở đây là người Mỹ, chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta (quân đội Sài Gòn) chỉ theo họ mà thôi!”.
Ngày 28-4-1975, Cao Văn Viên đã “cao chạy xa bay” sang Băng Cốc, Thái Lan (Bangkok) rồi sang Mỹ tá túc ở bang Vir-gi-ni-a sống cho đến tuổi 87, để lại cuốn hồi ký với những lời thú nhận thất bại trong cuộc chiến ở Việt Nam, tuy muộn màng nhưng cũng có thể có những bài học để tham khảo.
Nam Hải
(theo website qdnd.vn)
 
Những lời trăn trối sau cùng của Đại tướng VNCH Cao Văn Viên

Tướng Cao Văn Viên: Tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất Sài Gòn (41)

Cao Van Vien
Ông Cao Văn Viên - vị đại tướng tổng tham mưu nhiều lần xin từ chức nhưng không được tổng thống Thiệu chấp thuận
Năm 1971, choáng váng bởi tổn thất nặng sau chiến dịch Lam Sơn 719, ông Thiệu nhờ Trần Văn Đôn nói với đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, hãy quét tầm nhìn chiến lược đến các quân khu, chịu khó tiếp xúc với các tư lệnh vùng để tăng cường quân lực, chứ đừng ở mãi trong văn phòng riêng như ông Viên vẫn làm. 
Tại sao ông Thiệu không trực tiếp nói với Cao Văn Viên mà phải nhờ Trần Văn Đôn? Bởi Thiệu có nói nhưng đại tướng Viên vẫn không nhúc nhích, cứ ngồi một chỗ để chỉ huy ngót một triệu quân qua…điện đàm là chính. Ông Đôn gặp Cao Văn Viên hỏi lý do. Ông Viên bảo:
“Tôi đã xin từ chức mấy lần mà ông Thiệu không chấp thuận nên tôi cứ ở văn phòng làm việc mà thôi!
Trong khi đất nước có chiến tranh, nhất là năm 1972 chiến trường sôi động, mà ông Tổng tham mưu trưởng chỉ “ngồi văn phòng làm việc miễn cưỡng” làm sao các sĩ quan binh lính ngoài mặt trận khỏi dị nghị được? Ông Đôn viết trong hồi ký như thế và thêm:
Tôi hỏi ông Thiệu:
-        Nếu tổng thống không bằng lòng…thì sao không đổi người khác để làm việc hữu hiệu hơn?
-        Hai người này (kể thêm Trần Thiện Khiêm, thủ tướng) là người của Mỹ chọn, nếu tôi đổi hai người này thì Mỹ sẽ phản đối, tôi sẽ gặp nhiều khó khăn. Cái khó khăn của tôi âu cũng nghĩ chỉ là (chỉ) đối đầu với Cộng sản. Thật ra trở ngại và khó khăn cho tôi là Mỹ. Ví dụ như việc bổ nhiệm người trong nội các, người nào Mỹ không phản đối thì được, còn phản đối thì khó mà làm việc”.
Rõ vậy! Ngay Cao Văn Viên có lần ngán ngẩm buột miệng sổ toẹt về tính chất “tầm gửi” của đội quân Sài Gòn vào Mỹ khi phái đoàn nghị sĩ và dân biểu đến gặp để hỏi “về chiến lược quân sự của Bộ Tổng tham mưu”:
-        Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh (!). Trách nhiệm chiến đấu ở đây là người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi!
Câu trả lời quá rõ. Xin miễn bàn.
Cứ như thế, ông Viên tà tà đến bàn giấy làm việc hệt cung cách công chức. Vềnhà, theo người thân kể lại, ông quẳng những ưu tư ven đường, dường như không nghĩ tới tấm bản đồ hành quân, hoặc cục diện chiến trường, mà suy tưởng đến những chuyện đâu đâu ngoài cõi thực. Nhưng oái ăm, chính một phần vì thái độ đó mà đại sứ Mỹ... yên tâm! Trần Văn Đôn kể:

“Mỗi khi Mỹ đề nghị điều gì khó khăn, nếu về hành chính thì Tổng thống Thiệu giao cho Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, còn về quân sự thì giao cho Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên. Dĩ nhiên hai ông này sẽ làm theo đường lối của Mỹ. Hai ông này không hẳn thích Mỹ nhưng trải qua kinh nghim của những người đi trước họ hiểu rằng muốn sống yên trên địa vị cao sang của mình thì phải chiều theo ý của Mỹ. Vì vậy mà Mỹ thích hai ông đó nắm trọn lực lượng quân sự và chính trị trong nước. Đó cũng là cách hay nhất để nắm luôn Tổng thống Thiệu bởi vì nếu cần thì... hai người đó sẽ đảo chính dễ dàng!”
Thiệu hẳn nhiên dùng nhiều biện pháp đề phòng những người quanh mình. Ông đặt máy truyền tin trong phòng làm việc để khi cần liên lạc nói chuyện thẳng với tư lệnh 4 vùng chiến thuật, hoặc trực tiếp điều động các sư đoàn cứu viện. Cẩn thận hơn, ông Thiệu đặt Phòng hành quân sát phòng mình và giao sĩ quan trực đảm nhiệm theo dõi, ghi chép hướng di chuyển của các đơn vị lớn thuộc các binh chủng. 
Vào mỗi sáng, ngoài việc nắm tình hình qua báo cáo, ông còn nghe ngóng động tĩnh tại các quân khu bằng hệ thống truyền tin riêng không nhất thiết phải qua trung gian của Bộ Tổng tham mưu. Hệ thống đó cũng cho phép Thiệu gọi đến tận các địa phương để trực tiếp ra lệnh cho các tỉnh trưởng, thị trưởng trong trường hợp cấp bách. Dẫu hết sức cảnh giác, đảo mắt quan sát các tướng tá thân cận, nhưng Thiệu lại không mặn mà lắm với ý kiến của cố vấn Hoàng Đức Nhã khi Nhã thúc hãy thay gấp hai ông Trần Thiện Khiêm và Cao Văn Viên.
Vì theo Thiệu, đó là hai viên tướng ăn cánh “lâu đời” với ông ta, không dễ gì trở mặt phản phé được. Nếu họ không làm việc tốt so với trọng trách đã giao thì ít ra họ cũng án ngữ giùm ông hai cánh cổng quyền lực của chế độ mà nhiều đối thủ dòm ngó. Huống gì ông Thiệu rất mực tin tưởng vào “lòng trung thành” của Cao Văn Viên vốn từng biểu lộ trong phút lâm chung của Ngô triều.
Theo hồi ký Đỗ Mậu, đêm xảy ra đảo chính Diệm 1.11.1963: “tại văn phòng của tướng Khiêm, nơi được chọn làm bộ ch huy, tướng Dương Văn Minh, hỏi từng người “ai theo cách mạng” (phe đảo chính) và ai còn theo ông Diệm”? Tất cả đều hoan h trả lời: “Theo cách mạng!” trừ đại tá Cao Văn Viên, tư lệnh quân nhảy dù, trả lời:
- Tôi là một quân nhân kỷ luật. Tôi không làm chính trị, tôi chỉ biết tuân lệnh Tổng thng Diệm”.
Thời còn cấp bậctrung úy vào năm 1953, Đỗ Mậu cùng Cao Vãn Viên và Nguyễn Văn Thiệu gặp nhau tại Hưng Yên. Ông Mậu cho biết: “Chúng tôi coi nhau như bạn thân. Cao Văn Viên là người ít nói trong lúc Thiệu và tôi hay thảo luận chính trị, thời thế”. Năm 1958, Ngô Đình Diệm đưa Cao Văn Viên về dinh Độc Lập giữ chức Tham mưu trưởng biệt bộ. 
Khi Nguyễn Chánh Thi đem lữ đoàn nhảy dù tấn công dinh Độc Lập mưu đảo chính Diệm nhưng thất bại phải chạy qua Campuchia tỵ nạn; ông Diệm giao Cao Văn Viên chỉ huy lữ đoàn nhảy dù thay ông Thi - đồng thời thăng cấp cho ông Viên lên đại tá. Trong lúc ông Viên gắng giữ trách nhiệm ở phạm vi đượcgiao thì vợ ông lại là một “phu nhân” hiếu động cộng tác đắc lực với bà Nhu trong “phong trào phụ nữ liên đới”. 
Người đương thời cho là dưới trào ông Diệm có ba “bà tướng”. Bà Thái Quang Hoàng dám đấu khẩu với bà Ngô Đình Nhu về vụ đảo chính hụt của quân nhảy dù. Bà Nguyễn Văn Là “thiện xạ số hai” sau “thiện xạ số một” Ngô Đình Lệ Thủy (con bà cố vấn Nhu) xuất hiện đêm đêm trên màn ảnh xi-nê để thi nhau tác xạ vào... bong bóng, hoặc bò qua các lỗ châu mai giả định tại “chiến trường Thị Nghè”! Bà Cao Văn Viên thích nổi tiếng tương tự. Trở lại chuyện mấy ông chồng, hồi ký Trần Văn Đôn kể hai tướng Trần Thiện Khiêm và Cao
Văn Viên “là đôi bạn thân nhau” nhưng lúc lật đổ chế độ Diệm lại tỏ ra lập trường khác nhau:

“Ngày đo chính 1.11.1963, thiếu tướng Khiêm sốt sắng tham gia còn đại tá Viên thì trung thành với ông Diệm nên buộc lòng chúng tôi phải giữ lại chung với các sĩ quan cấp tá như Chỉ huy trưởng lực lượng đặc biệt, Chỉ huy trưởng lữ đoàn phòng vệ Phủ tổng thống... Lúc đó từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn III (bao gồm Sài Gòn), ông Đính (trung tướng Tôn Thất Đính) điện thoại cho tôi ngỏ ý muốn nói chuyện với đại tá Cao Văn Viên... Tôi cho người đưa ông Viên đến... Ông Viên phân trần (qua điện thoại với Tôn Thất Đính):

-                    Anh phải hiểu cho tôi, tôi không thể làm việc này được. Tôi không thể theo ủy ban để đảo chính ông cụ được!

Rồi ông Viên trao trả máy cho tôi nói chuyện với ông Đính. Ông Đính nói:
-                    Nó không chịu theo tụi mình, nhưng anh giữ nó bên cạnh đừng nhốt nó tội nghiệp!

Tôi để Viên ngồi trong văn phòng tôi, từ lúc tôi điều động lính đảo chính cho đến 8 giờ 
sáng ngày 2.11.1963, mọi việc xong xuôi tôi cho Viên về nhà".
Theo tài liệu khác, ban đầu phía đảo chính định khử Viên, nhưng tướng Đính cứu ông, bảo Viên “là người vô hại” nên thôi. Sau Viên được giao chỉ huy sư đoàn dù Sài Gòn. Năm 1975, với cấp bậc đại tướng, Tổng tham mưu trưởng, ông vẫn không nảy sáng kiến mới lạ gì hơn trong việc điều quân khiển tướng mà giữ đúng nội dung “những chỉ thị” của Thiệu về rút lui chiến thuật và dần đến thua trắng miền Nam. 
Ngày 28.4.1975, sau khi sắp xếp nội vụ Tổng tham mưu, giao tướng Đồng Văn Khuyên xử lý thường vụ, ông Viên mặc thường phục với áo sơ-mi, quần jean, đáp máy bay sang Bangkok - Thái Lan, với sự hỗ trợ của cơ quan lo việc tản cư của Mỹ DAO. 
Tại đó, ông lấy vé hàng không dân sự bay thẳng tới Washington như một du khách. Hồi chế độ Sài Gòn sắp “tàn cuộc hoa này”, nghe nói đại tướng Viên thực tế đã tự về vườn, thường tĩnh tâm trong am nhỏ. 
Ở đó ông không ngẫm nghĩ ngày đêm để “chắp tay sau lưng mà vẫn quyết định sự thắng bại ngoài nghìn dặm” theo luật làm tướng ghi trong binh pháp. Mà để trốn khỏi rối rắm và gánh nặng chức trách của người đứng đầu đội quân đông ngót một triệu người! Thời cuộc vẫn để ông ngồi ở vị trí liên quan tới sự sống chết của cả triệu sinh linh một cách hững hờ và miễn cưỡng! 
Ở khía cạnh này, tướng Cao Văn Viên là một tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất của quân đội Sài Gòn “năm xưa”.
1TG

Nguyễn Tuấn Anh @ 12:35 07/01/2015 



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH